Đề tài Phân tích công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội - Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá

Phân tích việc thực hiện công tác của từng cán bộ trong phòng và phân tích các yêu cầu của công việc mà cán bô phụ trách để có phương pháp đào tạo hợp lý. Các hình thức đào tạo có thể là: - Đào tạo ngắn hạn như cho họ đi học các lớp tập huấn, các buổi thảo luận hoặc có thể gửi đi học các lớp học ngắn hạn. - Đào tạo dài hạn thì nên gửi đi các trường Đại học, cao đẳng. Trong các loại hình đào toạ trên thì việc đào tạo phải phù hợp với chuyên môn đang cần đào tạo nhằm phục vụ cho công tác của các cán bộ được tốt hơn. * Công tác tuyển dụng . Để có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ chuyên môn thì việc tuyển chọn của phòng cần được quan tâm đúng mức. Phải xây dựng các tiêu chuẩn để chọn như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tuổi đời.việc xây dựng này cần phải dựa vào các yêu cầu của công việc. Cần phải đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về công tác thi tuyển, hợp đồng thử việc.đối với các cán bộ được tuyển

doc49 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội - Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo vệ hoà bình của đất nước ta Sầm Sơn đống góp nhiều sức người, sức của cho cách mạng. Đến nay điểm lại có trên 540 liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc, gần 300 thương binh, trên 110 bệnh binh và hàng ngàn người có công trong kháng chiến đã được Nhà nước khen thưởng huân, huy chương các loại. Do bị ảnh hưởng của chiến tranh để lại hậu quả nặng nề cho con người Sầm Sơn, đó là 1650 gia đình có nạn nhân chiến tranh, trong đó không ít người nhiễm chất độc hoá học của Mỹ Các vấn đề xã hội khác cũng đáng được quan tâm, hiện nay có gần 300 đối tượng già cả cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ mồ côi ( trong đó có gần 200 đối tượng đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo QĐ 167/ TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành). Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đang từng bước được quan tâm chăm sóc vầ giúp đơ có hiệu quả, hiện nay gần 40 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang được hưởng trợ cấp từ quỹ Bảo vệ và chăm sóc trẻ em hỗ trợ. Tình trạng các vấn đề xã hội trên địa bàn đang là vấn đề nhức nhối của thị xã, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, tệ nạn cờ bạc và tội phạm ...nhìn chung các tệ nạn xã hội đó đã và đang được ngăn chặn và đẩy lùi. 2-/ Đặc điểm chung của phòng. Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội được thành lập từ năm 1980 cùng với sự thành lập của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho uỷ và chính quyền về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường. Trực tiếp phụ trách công tác thương binh liệt sỹ và người có công trên địa bàn hiện nay phòng chịu quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hoá đồng thời chịu sự quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, phòng tổ chức chỉ đạo theo ngành dọc các ban chính sách xã, phường. Trong cơ cấu tổ chức cuả phòng, hiện nay phòng có 6 cán bộ phụ trách các mảng công việc khác nhau. Các lĩnh vực mà phòng phụ trách chủ yếu là: -Công tác tổ chức. -Công tác về lao động . -Công tác thực hiện chính sách người có công. -Các vấn đề xã hội: + Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. + Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. + Công tác về chế độ bảo trợ xã hội. - Các cán bộ trong phòng hiện nay đang phải kiêm nhiệm nhiều công việc, vì vậy, chất lượng chuyên môn của công việc không cao, một số công việc còn không được liên tục, kịp thời chẳng như công tác về lao động. Trong công tác này chỉ hoạt động theo thời điểm không được hoạt động theo thời kỳ, do đó thiếu về số liệu và sự quản lý chỉ mang tính ước lượng, thiếu tính thực tế.Trong thực tế công tác lao động lúc nào cần số liệu thì sang phòng thống kê xin số liệu. II-/ Phân tích công tác tổ chức của phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội-Thị xã Sầm Sơn-Thanh Hoá. 1-/ Cơ cấu cán bộ của phòng. STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Trình độ Chuyên môn 1 Trịnh Minh Chính 1950 Trưởng phòng Đại học Quản trị kinh doanh 2 Nguyễn Đăng Can 1957 P. Trưởng phòng Đại học Quản trị kinh doanh 3 Đặng Minh Nhâm 1956 Chuyên viên Đại học Quản lý xã hội 4 Lê Ngọc Tố 1957 Chuyên viên Đại học Quản lý xã hội 5 Nguyễn Thái Hoà 1972 Kế toán Đại học Kế toán 6 Nguyễn Mạnh Hùng 1976 Chuyên viên Trung cấp Kế toán bảo trợ xã hội Trưởng phòng P.Trưởng phòng Cán bộ tổ chức và lao động Cán bộ PCTNXH và công tác trẻ em Cán bộ chính sách ưu đãi người có công Cán bộ kế toán và bảo trợ xã hội Sơ đồ - Cơ cấu cán bộ của phòng Sơ đồ - Cơ cấu bộ máy hoạt động của Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội. 2-/ Phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng. Phòng Tổ chức Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động nghiệp vụ. Biên chế năm trong tổng biên chế của uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, bố trí số lượng cán bộ từ 3-5 người để giúp uỷ ban nhân dân quản lý các mặt công tác lao động (theo luật lao động), công tác xoá đói giảm nghèo, đối tượng có công với cách mạng, đối tượng xã hội theo quy định bảo trợ xã hội.Thực hiện chinh sách đối với các đối tượng trên theo quy định của Nhà nước và công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đồng thời thực hiện công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong toàn bộ thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền ở cấp cơ sở xã, phường, ngoài ra thực hiện công tác tổ chức Nhà nước khác trên địa bàn.Theo quyết định số 210 TC/ UBTH ngày 11/ 7/ 1996 của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá). Việc thành lập phòng Lao động Thương binh và Xã hội và phòng Tôr chức chính quyền ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh trên cơ sở tách từ phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội. Việc thành lập phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội -Thị xã Sầm Sơn-Thanh Hoá được thành lập từ năm 1980 và đến năm 1985 tách thành 2 phòng nhưng đến năm 1989 lại hợp thành 1 phòng. Đến năm 1996 Chủ tịch tỉnh đã quyết định tách ra thành 2 phòng và đưa đến cho uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn và thị xã đã đưa về phòng để triển khai thực hiện, nhưng do điều kiện kinh tế của địa bàn hẹp, dân số ít nên đối tượng quản lý của phòng ít, vì vậy việc tách phòng không được thực hiện đúng với quyết định trên.Việc ghép phòng là hợp lý trong công tác tổ chức cán bộ, tuy nhiên cũng có hạn chế đó là các cán bộ trong phòng phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến từng công việc không được thực hiện liên tục, đầy đủ, kịp thời và chất lượng chuyên sâu của công việc không được cao. Theo sự phân tích yêu cầu của công việc thì phòng đang còn thiếu cán bộ do vậy theo chúng tôi cần phải tuyển thêm 1 cán bộ. *Phân tích chức năng và nhiệm vụ của phòng Theo thông tư liên tịch số 22/1997/TT-LĐTBXH_TCCP ngày 29/12/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ thì quyền hạn và nhiệm vụ của phòng như sau: +Nhiệm vụ và quyền hạn . -Xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, hàng năm, hàng tháng, hàng quý về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công theo hướng dẫn của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn tổ chức triển khai thực hiện chương trình kế hoạch đã duyệt. -Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công để trình lên cấp thẩm quyền quyết định. -Lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, thống kê tổng hợp, điều chỉnh chế độ được hưởng của các đối tượng người có công, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, hướng dẫn việc lập danh sách người có công ở các xã, phường. -Tổ chức thực hiện việc chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi, toàn bộ các khoản kinh phí cho lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, thanh toán, quyết toán theo quy định cuả chế độ tài chính hiện hành. -Trả lời giải quyết các đơn thư khiếu lại của tập thể, cá nhân về chinh sách chế độ thương binh liệt sỹ và người có công theo thẩm quyền. -Lập danh sách mộ liệt sỹ và sơ đồ mộ chí ở nghĩa trangliệt sỹ, hướng dẫn viễc xây dưng tu bổ, nâng cấp mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài, bia ghi tên liệt sỹ, hướng dẫn quản lý, giữ gìncác công trình ghi công này ở cấp huyện, thực hiện báo tin và tổ chức viéng thăm mộ liệt và nghĩa trang liệt sỹ theo sự hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. -Phối hợp các cơ quan liên quan trong huyện thực hiện khảo sát, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ. -Giúp uỷ ban nhân dân thị xã phối hợp với các nhành đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, thi đua xây dựng các mô hình các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình và người có công trên địa bàn. -Thực hiện sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã, phường theo sự hướng dẫn của Sở lao động -Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã. -Tổ chức biên chế: Số lượng biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc phòng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nhìn chung chức năng và nhiệm vụ trên là phù hợp với điều kiện của thị xã tuy nhiên chức năng nhiệm vụ trên chỉ mang tính chất chung chung, không cụ thể chi tiết do vậy các hoạt động thiếu tính chủ động, kịp thời không đáp ứng với yêu cầu của công việc. -Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng trên thực tế chỉ đúng với chức năng nhiệm vụ ở tầm vĩ mô, đúng với những khoản mục yêu cầu. Do vậy việc thực hiện đạt kết quả không cao, còn nhiều sự bất cập không hợp lý, trong quá trình công tác việc báo cáo thường kỳ lên cấp trên chỉ mang tính thời điểm không mang tính thời kỳ, không liên tục, không đầy đủ. - Trong công tác tổ chức phòng đã tham mưu, đề xuất với uỷ ban nhân dân thị xã về sự bố trí, sắp xếp tổ chức cán bộ, công chức, viên chức trong thị xã, nhưng trong công tác tổ chức trong phòng đã thực hiện không đúng, không hợp lý, đối với yêu cầu của công việc và sự phù hợp với số lượng cán bộ trong phòng, trong công tác tổ chức lịch công tác của các cán bộ trong toàn bộ thị xã, phòng tham mưu với uỷ ban nhân dân thị xã trong việc tổ chức các hội nghị lịch làm việc của cán bộ trong thị xã là hợp lý, đúng với yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước của uỷ ban nhân dân thị xã và các phòng ban trực thuộc thị xã, nguyên nhân là công tác tổ chức của phòng do Ban tổ chức chính quyền tỉnh quyết định, dẫn đến tình trạng thiếu tính chủ động trong công tác. Đối với công tác lao động, cán bộ chuyên trách trong công tác này không thực hiện những yêu cầu của công việc tình hình lao động tại thị xã Sầm Sơn là rất quan trọng, lực lượng lao động luôn luôn biến động, chất lượng lao động còn thấp tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, do vậy công tác lao động là rất cần thiết cần có sự quản lý chặt chẽ. Đặc biệt trong công tác đào tạo người lao động, xem xét và bố trí công việc cho người lao động nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Trên thực tế công tác lao động trong phòng không được chú trọng, việc quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ không liên tục, đầy đủ, thiếu về số liệu và thông tin về người lao động gần như không có tác động đến người lao động. Nguyên nhân của sự không hợp lý trên là do cán bộ phụ trách công tác lao động không được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ về lao động đồng thời lại còn kiêm cả công tác tổ chức của phòng nên việc phụ trách 2 mảng công việc trên dẫn đến sự thiếu chú ý, thiếu quan tâm trong công việc, không có đội chuyên sâu về công tác lao động. Công tác chính sách với người có công. Nhìn chung đã quản lý tốt các đối tượng chính sách. Lập và lưu trữ danh sách những người có công, hướng dẫn và giải quyết các hồ sơ thủ tục cho các đối tượng chính sách. Thực hiện các công tác chi trả, trợ cấp đúng với quy định, đúng với chế độ. Tuy nhiên trong công tác này vẫn còn nhiều trường hợp bị khấp khểnh thiếu đồng bộ. 3-/ Phân tích các mối quan hệ. 3.1 Mối quan hệ với cấp tỉnh. * Về lĩnh vực tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ. Quan hệ trực tiếp với ban tổ chức chính quyền tình Thanh Hoá. Báo cáo về công tác tổ chức các ngành chức năng bộ máy chính quyền thị xã, bộ máy chính quyền cấp cơ sở xã, phường. Báo cáo về tổng biên chế công chức Nhà nước, hành chính sự nghiệp và tổng nhân sự trong bộ máy chính quyền thị xã. Báo cáo về công tác tổ chức của mỗi khoá hội đồng nhân dân. Báo cáo một số hoạt động khác trong công tác tổ chức. * Quan hệ về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội. Dưới sự chỉ đạo của Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hoá về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Xét duyệt các hồ sơ đối tượng chính sách ưu đãi người có công (theo pháp lệnh ưu đãi người có công) đồng thời đề nghị với Sở ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng chính sách (theo sự uỷ quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh) Tất cả mọi hồ sơ thủ tục phòng đều phải tiếp nhận, hướng dẫn và duyệt hồ sơ sau đó báo cáo lên Sở lao động - thương binh và xã hội. Đây là mối quan hệ theo ngành dọc, phòng chịu sự chỉ đạo hướng dẫn từ cấp tỉnh, sự thực hiện theo quyền hạn và chức năng của mình. Quan hệ của phòng với cấp tỉnh là quan hệ thuộc về chuyên môn và sự chỉ đạo của ngành, thông qua các công văn quyết định và sự thông tin ngược của phòng lên cấp tỉnh là các báo cáo thường kỳ của phòng. Các báo cáo này mang tính chuyên môn nghiệp vụ mà các cán bộ trong phòng chuyên trách. Trong mối quan hệ trên, nói chung đều thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Sự chỉ đạo của cấp tỉnh nhiều khi mang tính hành chính không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của phòng và của thị xã Sầm Sơn, điều này được thể hiện thông qua việc các cơ quan quyết định của tỉnh không phù hợp với điều kiện của thị xã. Các báo cáo thường kỳ của phòng, các cán bộ trong phòng nhiều khi không được đầy đủ liên tục, một số báo cáo mang tính hình thức thiếu thực tế. Trong quá trình hoạt động của phòng do sự chỉ đạo, chi phối của lãnh đạo cấp trên nên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính chủ động trong công tác, nhiều công việc làm theo sự yêu cầu của lãnh đạo cấp trên... do đó thiếu tính thực tiễn của công việc. 3.2 Mối quan hệ với cấp uỷ và chính quyền thị xã Sầm Sơn. UBND tỉnh Thanh Hoá Sở LĐ TB&XH UBND thị xã Sầm Sơn Phòng TCTB&XH UBND xã, phường Ban chính sách xã, phường sơ đồ mối quan hệ công tác chủ yếu của phòng * Quan hệ với cấp uỷ. Tham mưu cho cấp uỷ về chủ trương đường lối trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. Phối hợp với ban chức năng của thị xã để thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan. * Quan hệ với chính quyền (uỷ ban nhân dân thị xã). Trực tiếp tham mưu, đề xuất và thực hiện những nhiệm vụ chính trị thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ trên toàn thị xã (những cơ quan, đơn vị trực thuộc thị xã) trong lĩnh vực chuyên môn về công tác lao động thương binh và xã hội, các vấn đề xã hội khác có liên quan. Trực tiếp và chủ động trong công tác chuyên môn đồng thời báo cáo với uỷ ban nhân dân thị xã để ra những quyết định về quản lý Nhà nước. * Quan hệ với các ban ngành chức năng của thị xã. Đó là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, việc đề xuất những phương án, những chủ trương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. Mối quan hệ trên thuộc lĩnh vực tổ chức, nhiệm vụ chính trị và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã và cấp uỷ trong quyền hạn và chức năng phụ trách đồng thời là sự điều hành trong công tác tổ chức, sự tác động qua lại trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ với các phòng ban trực thuộc thị xã cùng thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan như công tác phòng chống tệ nạn xã hội, hội người mù, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Trong quan hệ này phòng là cơ quan chuyên môn của cấp uỷ và cấp chính quyền thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất và trực tiếp giúp cấp uỷ và cấp chính quyền trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Trong quá trình hoạt động phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và cấp chính quyền thông qua các công văn quyết định. Các báo cáo thường kỳ về công tác của phòng trong phạm vi hoạt động đầy đủ và đúng với quy định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhừng hạn chế: Sự chỉ đạo của cấp uỷ và cấp chính quyền nhiều khi bất cập, chồng chéo với sự chỉ đạo của cấp tỉnh và vẫn còn mang tính hành chính cao, không thực tiễn và sát với công việc phụ trách. Các báo cáo thường kỳ của phòng nhiều khi thiếu tính thực tế, thiếu số liệu và không đượe liên tục. * Mối quan hệ với các cơ sở xã, phường. Thường xuyên chỉ đạo các hoạt động và nắm bắt thực trạng về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ ở xã, phường để báo cáo với cấp uỷ và chính quyền uỷ ban nhân dân thị xã. Kịp thời ra những quyết đinh quản lý phù hợp, ra những chủ trương đường lối đúng đắn trong công tác tổ chức, quản lý Nhà nước của cấp uỷ và chính quyền. Mối quan hệ với các cơ sở xã phường là sự chỉ đạo về chuyên môn là chính và là sự quản lý chính quyền cơ sở, tổ chức và xây dựng chính quyền xã phường. Trong quan hệ này phòng chỉ đạo hướng dẫn các cán bộ trong ban chính sách xã phường về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phổ biến và hướng dẫn các chính sách quy định cấp trên. Tuy nhiên, trong quan hệ này vẫn còn những tồn tại hạn chế như là sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng xuống cấp cơ sở xã phường nhiều khi không thực tế, không phù hợp với điều kiện của từng xã phường đồng thời các báo cáo của cấp xã phường không đúng với thực tế, không đúng với chế độ quy định của Nhà nước. III-/ Phân tích tình hình hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội 1-/ Phân tích tình hình hoạt động. * Về công tác tổ chức. Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền uỷ ban nhân dân thị xã về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Chỉ đạo một sô công tác khác trong lĩnh vực tổ chức đối với các tổ chức xã hội, các hợp tác xã và các doanh nghiệp trực thuộc thị xã. Trong tình hình hiện nay công tác tổ chức của phòng thực hiện theo sự phân cấp đều do ban tổ chức chính quyền tỉnh quyết định. Chức năng của phòng cấp thị xã chỉ là tham mưu đề xuất. Vì vậy có những lúc bất cập thiêu tính chủ động và thiếu sự kịp thời thậm chí có trường hợp làm theo sự chỉ đạo sự yêu cầu của cấp trên.. * Về công tác lao động thương binh xã hội. Về công tác lao động. Theo dõi các công việc thuộc công tác lao động trên địa bàn của thị xã. Theo dõi và thẩm định các dự án nhỏ, các dự án giải quyết việc làm cho người lao động. Phối hợp cùng các cơ quan có liên quan, tổ chức dạy nghề cho người lao động. Thực tế công tác lao động trong phòng không được quan tâm, cán bộ chuyên trách của phòng về công tác lao động không liên tục. Hiện tại vẫn không có cán bộ chuyên trách về công tác lao động mà một số cán bộ khác kiêm nhiệm từng phần việc. Do vậy công tác tham mưu về lĩnh vực lao động của phòng thường xuyên bị gián đoạn, nắm số liệu về công tác lao động không đầy đủ không kịp thời, thông tin về người lao động cũng không chính xác đầy đủ và kịp thời. * Về lĩnh vực chính sách ưu đãi với người có công. Giải quyết chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ trên địa bàn. Giải quyết chế độ với người hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp và chiến tranh biên giới bảo vệ hoà bình cho tổ quốc, các anh hùng người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng và người hoạt động cách mạng bị tù đày. Chi trả trợ cấp cho tất cả các đối tượng nêu trên và các đối tượng chính sách xã hội. Nhìn chung công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công thực hiện tốt. Phòng đã quản lý tốt các đối tượng chính sách, thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng chính sách xã hội đúng quy định, đúng chế độ. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này vẫn còn vấn đề tồn tại là trong thời gian trước đây(từ tháng 7 năm 1999 trở về trước) việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do ngành tài chính tỉnh Thanh Hoá cấp phát. Vì vậy có những lúc bị khấp khểnh, không đồng bộ làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý các đối tượng chính sách của ngành lao động thương binh xã hội. * Các vấn đề xã hội. Phòng phối hợp và tham mưu cùng với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền và giáo dục các đối tượng tệ nạn xã hội, xử lý và ngăn chặn các đối tượng này. Phòng thực hiện chức năng tham mưu về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Lập và lưu giữ danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xét duyệt và kiểm tra các hồ sơ thủ tục để trình lên cấp trên quyết định. Phòng xem xét và giải quyết chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng như người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa hoặc có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện việc kiểm tra xét duyệt và chi trả cho các đối tượng này. Đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội, do tính chất của công việc là tham mưu nhưng nhìn chung kết quả của công tác này cũng đã ngày càng được đẩy mạnh, các tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi và bị ngăn chặn. Trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em phòng đã áp dụng đúng các quy định của Nhà nước, đã giải quyết hỗ trợ một phần trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội vẫn còn bị hạn chế. Trong công tác giải quyết chế độ bảo trợ xã hội phòng cũng đã thường xuyên quan tâm vận dụng giải quyết được một phần lớn đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên. 2-/ Phân tích tình hình hoạt động của các cán bộ trong phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá. 2.1 Trưởng phòng. Là người phụ trách chung hoạt động của phòng đồng thời làm công tác tổ chức và một số mặt của công tác lao động thương binh xã hội, chỉ đạo hướng dẫn phân công cho các cán bộ trong phòng. Đồng thời là người trực tiếp tham mưu đề xuất với cấp uỷ và cấp chính quyền trong công tác tổ chức lao động thương binh và xã hội. Trưởng phòng thực hiện chức năng tổ chức quản lý chung cả phòng Với nhiệm vụ và chức năng của mình, trưởng phòng đã tổ chức và chỉ đạo sự hoạt động của các cán bộ trong phòng, làm công tác chung của toàn bộ phòng. Trực tiếp tổ chức các buổi họp giao ban vào các sáng thứ hai hàng tuần, đánh giá và nhận xét các hoạt động của phòng và các hoạt động của từng cán bộ trong phòng và đưa ra những ý kiến đóng góp đối với các cán bộ trong phòng, đề ra những kế hoạch công tác của phòng trong tuần đồng thời trưởng phòng trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, cùng với các cán bộ trong phòng tham mưu và đề xuất với cấp uỷ và cấp chính quyền trong công tác tổ chức cán bộ và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã phường. Trưởng phòng là người kiểm tra xem xét và ký các hồ sơ của các đối tượng quản lý của phòng trong quyền hạn của mình. Nói chung trưởng phòng đã làm đúng với quyền hạn và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức vẫn còn những hạn chế như việc tổ chức cán bộ phụ trách các công việc chưa phù hợp, cán bộ phụ trách lao động chưa đúng với trình độ chuyên môn lại còn kiêm làm công tác tổ chức mặt khác cán bộ lao động chưa được qua đào tạo về lao động do đó công tác về lao động không có chất lượng chuyên sâu cao, trong công tác tổ chức chính quyền trưởng phòng vẫn còn thiếu tính chủ động trong công việc. Mặc dù hiện nay trong phòng đang thiếu cán bộ nhưng trưởng phòng đã không đề nghị với lãnh đạo cấp trên điều chỉnh thêm cán bộ về công tác tại phòng. 2.2 Phó trưởng phòng. Là người giúp việc cho trưởng phòng và được phân công phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội, xét duyệt cho các đối tượng thương binh bệnh binh gia đình liệt sỹ và người có công. Xét duyệt chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách trên đồng thời trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ về giải quyết chế độ chính sách thương binh liệt sỹ và người có công. Phó phòng chuyên trách một mảng công việc rất lớn là công tác lao động thương binh và xã hội, nhưng chủ yếu chuyên sâu về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Phó trưởng phòng đã kiểm tra xét duyệt cho các đối tượng chính sách đúng với quy định, chế độ của Nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế quá trình công tác vẫn còn hạn chế đặc biệt trong công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách vẫn bị khấp khểnh không đồng bộ, nhiều trường hợp chi trả cho các đối tượng vẫn còn sai sót, nhầm lẫn. 2.3 Cán bộ tổ chức Là người tham mưu cho trưởng phòng trong lĩnh vực tổ chức và là người trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn trong lĩnh vực đó. Cán bộ tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ trong toàn thị xã, xây dựng chính quyền xã phường theo luật tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân. Đồng thời phụ trách một mặt của công tác lao động như đăng ký hợp đồng lao động, theo dõi các dự án giải quyết việc làm, thống kê và quản lý nguồn lao động trong thị xã, phối hợp cùng các cơ quan liên quan quản lý quỹ giải quyết việc làm. Đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức dạy nghề cho người lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nói chung trong công tác tổ chức cán bộ, cán bộ tổ chức đã thực hiện đúng quyền hạn và chức năng của mình. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn bị hạn chế, gián đoạn. Trong năm 1999 cán bộ tổ chức đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan quản lý và triên khai nhiều dự án giải quyết việc làm, thu hút được nhiều lao động trong thị xã đồng thời tổ chức một số lớp dạy nghề cho người lao động. Từ năm 1996 đến nay cán bộ tổ chức được phòng cử đi học đại học tại chức về quản lý xã hội, do vậy các công tác mà cán bộ chuyên trách không được liên tục đầy đủ đồng thời cán bộ tổ chức còn kiêm cả công tác lao động do vậy công việc phụ trách không có chất lượng chuyên sâu cao. Đặc biệt là trong công tác lao động việc quản lý chỉ mang tính thời điểm không mang tính thời kỳ (lúc nào cần số liệu báo cáo thì lại sang phòng thống kế hoặc các phòng ban khác để lấy số liệu ) Vì vậy số liệu thông tin về người lao động không đầy đủ. Do đặc điểm nguồn lao động thị xã Sàm Sơn rất biến động và mang tính thời vụ cao vì vậy việc quản lý nguồn lao động cần được chú ý quan tâm hơn, bởi nguồn lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Từ việc phân tích trên cho thấy cán bộ tổ chức đã không thực hiện đúng với nhiệm vụ và chức năng của mình đối với công tác lao động gây ảnh hưởng đến sự lộn xộn của nguồn lao động trong thị xá (do không có sự quản lý chặt chẽ về nguồn lao động) 2.4 Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội. Là người chuyên trách theo dõi, tham mưu cho trưởng phòng về công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Thị xã Sầm Sơn là một thị xã dụ lịch ven biển, do vậy rất nhiều du khách đến tắm biển và nghỉ mát đồng thời kéo theo các tệ nạn xã hội điều này dẫn đến tệ nạn xã hội của thị xã gia tăng. Đặc biệt trong những tháng hè tình hình tệ nạn xã hội rất nhiều như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm tệ nạn cờ bạc và trôm cắp....Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn ngừa và xử lý kịp thời những tệ nạn xã hội mang lại cho thị xã một sự trong sạch của một thị xã du lịch. Trong năm 1998 công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được cấp trên giao cho phòng quản lý và cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội kiêm cả công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em dồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đó. Nhìn chung cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội đã thực hiện đúng chức năng của mình. 2.5 Cán bộ chính sách ưu đãi người có công. Là cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chính sách ưu đãi người có công. Làm thủ tục tiếp nhận đơn, hồ sơ xem xét rồi chuyển lên cho phó phòng duyệt ứng với các đối tượng. Trực tiếp giải quyết những công tác sự vụ thường xuyên như tiếp nhận đơn, chứng nhận học sinh là con đối tượng chính sách. Đồng thời làm công tác kế toán giúp việc cho Hội người mù. Do sự chỉ đạo và hướng dẫn của lãnh đạo phòng cán bộ chính sách ưu đãi người có công đã thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình. 2.6 Cán bộ kế toán Là cán bộ trực tiếp chi trả, trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng chính sách, làm thủ tục cấp phát và thanh quyết toán theo sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng ngoài ra cán bộ kế toán còn phụ trách công tác bảo trợ xã hội nắm tình hình và giải quyết các chế độ cho các đối tượng xã hội như già cả, cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi, những đối tượng là nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh. Cán bộ kế toán trong phòng, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, giải quyết các nghiệp vụ chuyên môn đúng với quy định của Nhà nước. 3-/ Kết quả thực hiện công tác lao động thương binh và xã hội của phòng. 3.1 Về công tác lao động Như trên đã nêu hiện nay ở thị xã Sầm Sơn đang tồn tại nhiều ngành nghề như: dịch du lịch nghỉ mát, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, nông nghiệp, lâm nghiệp đan xen các ngành khác như vận tải, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp...Trong đó ngành dịch vụ du lịch và đánh bắt thuỷ hải sản là 2 ngành kinh tế mũi nhọn thu hút được nhiều lao động. Đặc biệt ngành khai thác thuỷ sản đang phát triển mạnh đưới các hình thức hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp, hộ gia đình, phần lớn đã thu hút được nhiều lao động là nam giới. Trong năm qua đã có một số dự án đánh bắt xa bờ đã và đang thực thi bước đầu có hiệu quả (Tổng số 32 dự án). Với tổng số vốn đầu tư là 32.830.000.000đ. Ngoài ra hiện có trên 60 dự án nhỏ giải quyết việc làm (theo nghị quyết 120/ HĐBT) với tổng số vốn được hỗ trợ là 1.547.000.000 đồng thu hút được trên 1020 lao động, có 14 dự án đã quá hạn thu hồi vốn (trong đó 8 dự án đã có trả nhưng chưa hết vốn, 4 dự án do rủi ro thiên tai, 2 dự án có khả năng trả nhưng chây ỳ, dây dưa). Mặc dù vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn đang là vấn đề nan giải, yêu cầu có sự quan tâm đồng bộ của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội. Năm 1998 1999 Ghi chú Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Tổng dân số 53.018 53.676 Trong đó: - Nam 26.613 49,58% - Nữ 27.063 50,42% Lao động trong độ tuổi 25.691 47% - LĐ có khả năng lao động 24.601 45% - LĐ không có khả năng LĐ 1.090 02% Lao động có việc làm 15.402 63% Lao động không có việc làm 9.199 37% Lao động thất nghiệp 1.764 07% Một bộ phận lao động thuộc 2 phường Trường Sơn và Bắc Sơn chỉ đảm bảo có việc làm trong 3 tháng hè tham gia hoạt động du lịch dịch vụ nghỉ mát. Đây thuộc loại lao động thời vụ, số thời gian còn lại trong nhưng không có việc làm, hoặc có một số công nhân tham gia đi làm thuê nghề xây dựng, giao thông cho các chủ thầu... 3.2 Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công Công tác thương binh, liệt sỹvà người có công được thực hiện đầy đủ và kịp thời, đúng chế độ. Đặc biệt có một số trường hợp tỉnh cấp chế độ cho các đối tượng bị thiếu hoặc thừa, thì cũng đã được phòng kịp thời xem xét và đề nghị điều chỉnh lại đúng chế độ (cụ thể 2 trường hợp thương binh bị tỉnh cấp thiếu, 1 trường hợp lại cấp thừa). Chế độ điều dưỡng đối với thương binh nặng và người có công khác cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ. Ngoài ra các chế độ ưu đãi đối với học sinh là con của đối tượng chính sách cũng được thực hiện đầy đủ( bao gồm chế độ ưu đãi một lần cho học sinh con thương binh có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lênvà con liệt sỹ thuộc khối giáo dục), chứng nhận cho tất cả học sinh con thương binh, bệnh binh,liệt sỹ tuộc tất cả các khối giáo dục và đào tạo để được hưởng ưu tiên trong quá trình học tập (theo quy định tại điều 64, 65, 66 Nghị định 28 - CP của Chính Phủ. Trong năm 1999 đã xét duyệt và hướng dẫn làm thủ tục đề nghị giám định lại thuơng tật do vết thương tái phát cho hơn 20 đối tượng và đã được tỉnh cho đi giám định trên 10 đối tượng (một số trường hợp bị thưong tật có tỷ lệ thương tật dưới 20% được làm thủ tục khám lại thương tật). Về chế độ đối với gia đình liệt sỹ, ngoài việc thực hiện chế độ thường xuyên đã hướng dẫn làm thủ tục và thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ cho 63 trường hợp. Để đáp ứng nhu cầu của thân nhân đi thăm viếng mộ liệt sỹ ở các tỉnh ngoài, phòng đã hướng dẫn và giới thiệu cho gần 10 hộ gia đình có nhu cầu đi thăm viếng và đã được giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nước. Trong năm 1999 đã thụ lý hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sỹ co 4 trường hợp. Trong đó có 2 trường hợp thuộc diện tồn đọng chiến tranh đã được Chính Phủ cấp bằng tổ quốc ghi công. 2 trường hợp còn lại là thương binh chết do vết thương tái phát. Ngoài ra có 2 trường hợp khác cũng do tồn đọng chiến tranh đã được công nhận là liệt sỹ, đó là trường hợp mất tích, 1 trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận từ huyện Quảng Xương. Thực hiện công tác rà soát và quản lý hồ sơ đối tượng, trong năm 1999 còn phát hiện một số trường hợp là thân nhân liệt sỹ đã chết và ngành tài chính đã cắt trợ cấp, nhưng không được thể hiện trên hồ sơ gây khó khăn cho quá trình giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ. Ngoài ra trong công tác nghiệp vụ thường xuyên còn hướng dẫn hồ sơ thủ tục giải quyết cho trường hợp vợ liệt sỹ đến tuổi được hưởng trợ cấp, và một số trường hợp vợ liệt sỹ đã tái giá nhưng đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. 3.3 Các vấn đề xã hội. * Công tác bảo trợ xã hội Thực hiện quyết định 167/ TTg của Thủ tướng Chính Phủ, các đối tượng già cả cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật...được hưởng chế độ cứu trợ xã hội mức tương đương 12 kg gạo cho một đối tượng/ tháng (hiện tại ở Tỉnh Thanh hoá đang thực hiện trợ cấp là 30.000 đồng/ người/ tháng). Khoảng này cấp bằng nguồn ngân sách địa phương. ở thị xã Sầm sơn, số lượng đối tượng này cũng ít, theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh, Sầm Sơn có 200 định suất. Thực tế số đối tượng có nhu cầu được cứu trợ là cao hơn. Trong năm 1999 đã thực hiện việc điều tra khảo sát nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học của Mỹ. Tổng số có 58 đối tượng được xác định đúng theo quy định. * Công tác xoá đói giảm nghèo. Thực hiện chủ chương của Bân chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Thanh Hoá, phòng đã tham mưu cho ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo của thị xã chỉ đạo tốt các cơ sở xã phườnghoàn thành công tác điều tra hộ đói nghèo dder đánh giá thực trạng hộ đói nghèo của thịok xã. Kết quả là có 1.810 hộ thuộc diện đói nghèo chiếm tỷ lệ 15,8% ( trong đó hộ đói chiếm 3,8%, hộ nghèo chiếm 12%). Để thực hiện tốt chủ trương xoá đói giảm nghèo, thị xã Sầm Sơn có nnhững biện pháp thiết thực như: Kiểm ta thẩm định tính khả thi của các dự án nhỏ giải quyết việc làm nhằm thu hút được nhiều lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của thị xã đã có biện pháp tích cực trong tạo điều kiện giúp đỡ những hộ nghèo đói dược vay vốn phát triển sản xuất nâng cao đời sống.Trong đó ngân hàng nông nghiệp Sầm Sơn là đơn vị rất năng động trong việc giải quyết cho các hộ nghèo được vay vốn. Cho đến nay, mỗi xã phường đã được giải quyết vay vốn từ 700-800 triệu đồng(Tổng số tiền đã cho vay toàn thị xã là trên 3 tỷ đồng, với tổng số gần 3000 lượt hộ dược vay). Nhìn chung việc sử dụng vốn vay của nhân dân đều có hiệu quả tốt tạo ra sự chuyển biến mới trong việc phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân cũng được nâng lên rõ rệt. Một số tổ chức hội quần chúng cũng đã tích cực giúp đỡ và hướng dẫn nhân dân trong cách làm ăn, trong việc sử dụng đồng vốn vay đạt hiệu quả. Thường xuyên nắm tình hình đời sống nhân dân để kịp thời có biện pháp hỗ trợ những hộ gặp khó khăn và cứu trợ những hộ đói gay gắt trong dịp tết nguyên đán, dịp giáp hạt v.v... Trong công tác xoá đói giảm nghèo năm 1999 đã đạt được hiệu quả rõ rệt, đã được cấp uỷ đánh giá là giảm khoảng 350 hộ đói nghèo (đạt tỷ lệ 3%), giảm tỷ lệ hộ đói nghèo còn 12,8%. * Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Trong năm 1999 dưới sự chỉ đạo của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh và ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn thị xã, phòng đã phối hợp các ban ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, tiêm chích ma tuý, tội phạm, mại dâm... kết quả các tệ nạn đó được ngăn chặn và đẩy lùi. * Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong năm 1999 đã thực hiện một số đợt điều tra khảo sát tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trong đó có đợt điều tra theo điểm chỉ đạo của tỉnh là xã Quảng Cư - kết quả có 19 hộ có trẻ em thuộc diện đặc biệt). Hiện tại đã có 40 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ cấp hàng tháng theo QĐ 167/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoản cảnh đặc biệt cũng đang ngày càng quan tâm hơn. Phần thứ 3 Các giải pháp và ý kiến đóng góp đối với công tác tổ chức và hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. I-/ ý nghĩa của việc phân tích công tác tổ chức và hoạt động. Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội vừa là cơ quan tham mưu cho uỷ ban nhân dân thị xã về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng cán bộ công viên chức của thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường và tổ chức cán bộ Nhà nước khác trên địa bàn vừa là cơ quan chuyên môn trong công tác lao động thương binh và xã hội. Vì vậy, yêu cầu phải được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao. Để đạt được điều đó cần có những biện pháp phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế nhằm đảm bảo tốt các chức năng tham mưu, quản lý và phục vụ. Bảo đảm một bộ máy chuyên tinh, gọn nhẹ nhưng đảm bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả. Cần có một cơ cấu cán bộ đầy đủ, phù hợp thích ứng với từng nhiệm vụ và chức năng cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo, không hợp lý. Để đạt được tốt các yêu cầu trên cần có phương pháp đánh giá, nhận xét đúng đắn về công tác tổ chức và hoạt động của bộ máy. Đánh giá theo tính chính xác, khách quan về năng lực của từng cán bộ trong phòng và xác định rõ yêu cầu của từng công việc nhằm bố trí, sắp xếp cán bộ vào từng công việc cho phù hợp. Cần đào tạo bồi dưỡng cán bộ đúng với chuyên môn phụ trách mạnh dạn đề nghị với cấp trên về công tác tuyển dụng cán bộ về công tác tại phòng, sao cho đầy đủ cán bộ đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ. II-/ Các giải pháp. Qua quá trình tìm hiểu tại phòng và phân tích tình hình chung, công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội cán bộ thị xã Sầm Sơn, chúng ta nhận thấy được những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động. Dưới đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của phòng. 1-/ Hoàn thiện cơ cấu cán bộ của phòng. Để có một bộ máy hoạt động có hiệu quả thì yêu cầu phải có một cơ cấu cán bộ hợp lý, phải đảm bảo đội ngũ cán bộ thích hợp có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ được giao. Để đạt được điều đó cần phải đánh giá, xem xét chính xác chức năng và nhiệm vụ của phòng từ đó xác định được yêu cầu của công việc và xác định được số lượng cán bộ trong phòng đủ đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của phòng và qua việc phân tích chức năng nhiệm vụ của phòng, xác định được yêu cầu của công việc tìh phòng cần phải thêm 01 cán bộ làm công tác cán bộ lao động, như vậy cơ cấu cán bộ trong phòng gồm có: - 01 Trưởng phòng. - 01 Phó trưởng phòng. - 01 Chuyên viên về công tác lao động. - 01 Chuyên viên về công tác tổ chức. - 01 Chuyên viên về công tác phòng chống tệ nạn xã hội và kiêm làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. - 01 Kế toán kiêm làm công tác bảo trợ xã hội. - 01 Chuyên viên về công tác ưu đãi người có công trong kháng chiến kiêm làm kế toán giúp hội người mù và làm thủ quỹ. 2-/ Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động, thực hiện tốt công tác tổ chức lao động trong đơn vị thì sẽ đưa đơn vị đến thành công, hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao. Mục đích của công tác tổ chức là kết hợp giữa yêu cầu của công việc với số luợng và chất lượng của cán bộ nhằm đảm bảo tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị. Điều mà chúng ta dễ nhận thấy dù con người có trình độ chuyên môn cao đến đâu nếu không được tổ chức lao động hợp lý, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường của người lao động đều không đạt hiệu quả cao. Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban thị xã Sầm Sơn, là cơ quan rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công viên chức, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường, và trực tiếp làm công tác thương binh xã hội. Phòng là cơ quan tham mưu cho uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn. Trong chức năng và nhiệm vụ của phòng chúng ta thấy rằng mọi công tác của phòng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cán bộ của phòng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao có kỷ luật lao động, có sự nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Trong thời gian qua vấn đề bố trí, sắp xếp , sử dụng cán bộ trong phòng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hợp lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng cán bộ trong phòng phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của phòng. Do vậy biện pháp để sử dụng lao động có hiệu quả của phòng là cần thiết, nhằm tạo động lực cho các cán bộ trong phòng tích cực đóng góp sức lao động cho cơ quan. Trong sự đổi mới mở cửa của đất nước, việc sắp xếp lại cán bộ ở hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp đều có tình trạng thiếu và thừa cán bộ, thiếu là thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu của công việc...,;thừa là thừa những cán bộ không có trình độ chuyên môn. Vì vậy đòi hỏi phòng phải đảm bảo việc đánh giá, nhận xét chất lượng công tác của các cán bộ trong phòng chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 2.1 Sắp xếp và bố trí cán bộ hợp lý. Để tiến hành công việc này đạt hiệu quả, cần phải: Đánh giá lại chất lượng của các cán bộ trong phòng về các mặt: như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, sức khoẻ, tuổi đời, giới tính... Tổ chức phân tích đánh giá và nhận xét từng công việc mà các cán bộ chuyên trách về mức độ phức tạp và về số lượng công việc. Từ đó xem xét các công việc mà các cán bộ chuyên trách có phù hợp hay không ? Việc đánh giá giữa công việc và cán bộ mà phù hợp thì giữ nguyên, nếu không phù hợp tìh bố trí cán bộ phụ trách công việc khác phù hợp hơn hoặc đào tạo cho các cán bộ về chuyên môn và nghiệp vụ mà họ phụ trách sao cho phù hợp với yêu cầu công việc. Qua việc đánh giá phân tích đó cũng xác định được số lượng cán bộ đủ để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vu của phòng. 2.2 Quản lý cán bộ trong phòng. Cán bộ lãnh đạo của phong phải thực hiện nhiệm vụ quản lý các cán bộ trong phòng. Tổ chức và đôn đốc các cán bộ trong quá trình công tác, trong công tác tổ chức quản lý này cần được thực hiện trong các buổi họp giao ban thường kỳ. Qua đó xây dựng những kế hoạch, chương trình công tác cho các cán bộ trong phòng, xây dựng các quy định làm việc nghiêm túc, nhằm nâng cao hiệu quả công tác của các cán bộ trong phòng. 2.3 Công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ. * Công tác đào tạo. Cần đánh giá, xem xét các cán bộ trong phòng về điều kiện hoàn cảnh gia đình, tuổi đời, giới tính, công việc mà họ chuyên trách để có những phương pháp đào tạo hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Phân tích việc thực hiện công tác của từng cán bộ trong phòng và phân tích các yêu cầu của công việc mà cán bô phụ trách để có phương pháp đào tạo hợp lý. Các hình thức đào tạo có thể là: - Đào tạo ngắn hạn như cho họ đi học các lớp tập huấn, các buổi thảo luận hoặc có thể gửi đi học các lớp học ngắn hạn. - Đào tạo dài hạn thì nên gửi đi các trường Đại học, cao đẳng. Trong các loại hình đào toạ trên thì việc đào tạo phải phù hợp với chuyên môn đang cần đào tạo nhằm phục vụ cho công tác của các cán bộ được tốt hơn. * Công tác tuyển dụng . Để có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ chuyên môn thì việc tuyển chọn của phòng cần được quan tâm đúng mức. Phải xây dựng các tiêu chuẩn để chọn như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tuổi đời....việc xây dựng này cần phải dựa vào các yêu cầu của công việc. Cần phải đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về công tác thi tuyển, hợp đồng thử việc...đối với các cán bộ được tuyển 3-/ Giải pháp đối với công tác tổ chức và hoạt động của phòng. * Công tác tổ chức. Hiện nay công tác tổ chức của phòng vẫn còn tồn tại những vấn đề như sự chồng chéo, trưởng phòng là người trực tiếp ngoài ra còn có một chuyên viên thực hiện công tác tổ chức vì vậy công tác tổ chức cần giao cho một cán bộ phụ trách. Cán bộ tổ chức cần thực hiện tổ chức sự chỉ đạo theo ngành dọc và ngành ngang, Cần tích cực tìm hiểu chuyên sâu về công tác tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức. Trong công tác tổ chức cán bộ của toàn bộ thị xã Sầm Sơn. Cán bộ làm công tác tổ chức cần phải căn cứ vào yêu cầu công việc quản lý Nhà nước của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn và các phòng ban trực thuộc uỷ ban nhân dân mà xây dựng lịch công tác, lịch tổ chức các hội nghị, các buổi họp của cán bộ trong thị xã. Đối với công tác tổ chức và xây dựng chính quyền cấp xã phường, cần căn cứ vào điều kiện của từng xã phường mà tham mưu với cấp trên trong việc tổ chức bộ máy chính quyền và từ đó báo cáo về số lượng công viên chức của toàn bộ thị xã lên ban tổ chức chính quyền tình Thanh Hoá. Công tác tổ chức cán bộ trong phòng cần bố trí sẵp xếp các cán bộ chuyên trách các công việc đúng với trình độ chuyên môn của họ. * Công tác lao động. Do tình hình thực tế của phòng, công tác lao động không có người trực tiếpđi chuyên sâu nghiên cứu nên công tác lao động không được quan tâm, thực hiện không đầy đủ vì vậy công tác lao động còn tồn tại một số vấn đề sau: Phòng cần đề xuất với cấp trên điều chỉnh một cán bộ có trình độ chuyên môn trong công tác lao động về công tác tại phòng (đào tạo lại cán bộ lao động nếu cán bộ đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc). Đối với cán bộ lao động phải thường xuyên tích cực tránh tình trạng bị gián đoạn, không liên tục trong chuyên trách của mình để dẫn đến sự thiếu thông tin, thiếu sự quản lý của phòng đối với người lao động ...Để đạt được hiệu quả trong công tác lao động cán bộ lao động cần thực hiện một số việc sau: Đánh giá, xem xét và xác định một cách chính xác về nguồn lao động của thị xã thông qua việc điều tra chọn mẫu hoặc điều tra toàn bộ. Trong công tác điều tra phải xây dựng các bảng biểu sao cho hợp lý để có đầy đủ thông tin về người lao động. Từ đó có kế hoạch tổ chức bố trí sắp xếp việc cho người lao động hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động. Lập và quản lý danh sách, hồ sơ của toàn bộ người lao động trong thị xã nhằm theo dõi và quản lý người lao động được tốt hơn. * Công tác chính sách người có công Cần phải lập và lưu trữ danh sách người có công đầy đủ và chính xác để tiện trong công tác quản lý các đối tượng trên. Thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng chính sách đúng quy định, đúng chế độ, cần kiểm tra xem xét chính xác các hồ sơ, giấy tờ trước khi trình lên cấp trên xét duyệt và quyết định. Hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục cho các đối tượng chính sách đúng với quy định của Nhà nước. * Các vấn đề xã hội. Cần phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi các đối tượng tệ nạn xã hội. Nghiên cứu xem xét các nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội để có phương pháp tác đông hợp lý nhằm ngăn ngừa các tệ nạn xã hội. Đồng thời có những biện pháp ngiêm khắc để xử lý và giáo dục các đối tượng tệ nạn xã hội. Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội phải biết dựa vào sức dân, nhờ nhân dân thì công tác mới có hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội cho người dân thị xã đặc biệt là đối với học sinh và thanh niên. Trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em cần phải nghiên cứu, xét duyệt các điều kiện hoàn cảnh của các em để trình lên cấp trên nhằm giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chế độ. * Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Hướng dẫn các cơ sở xã, phường về các tiêu chuẩn của việc xét duyệt cho các đối tượng nhằm thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội của thị xã III-/ Một số kiến nghị đối với công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội. * Đối với cán bộ lãnh đạo phòng: Lãnh đoạ phòng phải là người đề ra và chỉ đạo tiến hành các công tác tổ chức và hoạt động của phòng. Thực hiện chức năng tổ chức đôn đốc, kiểm tra công tác của các cán bộ đồng thời phải có trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện, cần có những quyết định dứt khoát trong công việc. Phải tạo ra sự tihện cảm, đồng tình của các cán bộ trong phòng, thu hút và khuyến khích cán bộ hăng hái thực hiện công việc mà họ đảm nhận, đây là yếu tố hết sức quan trọng và có ý nghĩa đến công tác tổ chức và hoạt động của phòng có đạt kết quả hay không ? Phải xây dựng kế hoạch công tác của phòng và của từng cán bộ trong phòng. Trong quá trinh thực hiện, phải biết bám sát vào các kế hoạch và mục đích đề ra, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý. Phối hợp và thực hiện tốt theo sự chỉ đạo của cấp trên và áp dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thị xã nhằm đạt được hiệu quả cao. Phải tổ chức chỉ đạo các cán bộ trong phòng thực hiện công việc mà họ đảm nhận. Phải có báo cao thường ký của các cán bộ trong phòng, thực hiện công tác phải đạt hiệu quả đồng thời kết quả đó phải phù hơp với yêu cầu đề ra của công việc. * Đối với các cán bộ chuyên viên trong phòng. Phải có thái độ công tác nghiêm túc, có lỷ luật lao động cao có tách nhiệm cao trong công việc. Phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ mà mình được giao tránh tình trạng công việc bị gián đoạn không thực hiện liên tục. Kết luận Phân tích công tác tổ chức và hoạt động là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Trên cơ sở phân tích đánh giá, để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động của phòng nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng tốt hơn. Sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến trong công tác tổ chức và hoạt động của phòng. Đây là một vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác. Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề tôi đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu để hoàn thiện chuyên đề nhưng do thời gian thực tập cũng như kiến thức có hạn nê chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Lao động và Dân số và các cán bộ trong Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1-/ Giáo trình tổ chức lao động khoa học - Tập I, II - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội. 2-/ Giáo trình kinh tế lao động - Tập I - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội. 3-/ Quyết định số 210 TC/ UBTH, số 1350 TC/ UBTH của Chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hoá và Thông tư liên tịch số 22/ 1997/ TT - LĐTBXH - TCCP của Bộ Lao động thương binh xã hội và Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ. 4-/ Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội và kế hoạch năm 2000 5-/ Các báo cáo thường kỳ về công tác của phòng. 6-/ Báo Lao động và xã hội năm 1999, 2000. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0223.doc
Tài liệu liên quan