Đề tài Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa nghề đã phá thế "độc canh" của nhiều tập đoàn, tổng công ty, góp phần tạo đủ việc làm thường xuyên cho hơn 880 nghìn lao động, với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với năm 2006. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị tài sản của 70 tập đoàn kinh tế đạt hơn 803 nghìn tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Vốn chủ sở hữu là 323 nghìn tỉ đồng, tăng 13%; tổng doanh thu đạt 498 nghìn tỉ đồng, tăng 23%; tổng lợi nhuận 62 nghìn tỉ đồng, tăng 13,5%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19%; nộp ngân sách nhà nước gần 110 nghìn tỉ đồng. Số vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là gần 117.000 tỉ đồng. Có 28/70 tổng công ty có những hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm với giá trị hơn 23.300 tỉ đồng.

doc20 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở Đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất yếu với hầu hết các nước. Tính khách quan và phổ biến của nó bắt đầu từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình độ phát triển kinh tế-kỹ thuật giữa nước này với nước khác, dẫn đến yêu cầu sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực của mỗi quốc gia.Đặc biệt trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại xu hướng mở rộng quan hệ KT ĐN càng trở nên sôi động. Cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 07/11/2006.Cũng từ thời điểm đó đến nay Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ nhanh hơn;mức độ lớn hơn.Hiện nay Nhà nước ta đã và đang có những chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. 2.Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về kinh tế đối ngoại. -Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. -Đề xuất quan điểm,phương hướng,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1.1/. Khái niệm và vai trò của kinh tế đối ngoại: 1.1.1/Khái niệm: KTĐN của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lạihoawcj với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Mặc dù KTĐN và kinh tế quốc tế là 2 khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau.KT ĐN là quan hệ kinh tế mà chr thể của nó là một quốc gia với bên ngoài-với nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa 2 hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế. 1.1.2/Vai trò: KTĐN có vai trò sau: -Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước với thi trường thế giới và khu vực. -Hoạt động KT ĐN góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các Chính Phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (OPA); thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta. - Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; đưa nước ta từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại. - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dântheo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tất nhiên ngững vai trò to lớn của KTĐN chỉ đạt được khi hoạt động KT ĐN vượt qua được những thách thức (mặt trái) của toàn cầu hóa và giữ đúng định hướng XHCN. 1.2/. Những cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại: Quan hệ kinh tế quốc tế đã xuất hiện rất sớm. Tuy nhiên trước đây quan hệ KT ĐN không thể phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng như ngày nay, bởi vì những điều kiện cần thiết cho mở rộng quan hệ KTQT như các phương tiện giao thong vận tải, thông tin liên lạc chưa phát triển. Trái lại, thời đại ngày nay, quan hệ KTQT phát triển rất mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế đó. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó,dù là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những thời cơ và những thách thức mới; quốc gia nào nắm bắt được thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. Trong bối cảnh đó, mở rộng quan hệ KTQT trở thành tất yếu đối với mọi quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp nhất của toàn cầu hóa kinh tế là sự phát triển hết sức nhanh chóng và có những bước đột phá của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Cuộc CMKH&CN hiện đại là nguyên nhân trực tiếp của toàn cầu hóa kinh tế vì: Một là : CMKH & CN hiện đại đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của LLSX làm cho nó vượt khỏi khuôn khổ các quốc gia, đòi hỏi phải mở rộng không gian kinh tế mới có khả năng sử dụng có hiệu quả. Hai là : Nó tạo ra các phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, làm cho việc đi lại, giao lưu tro nên nhanh chóng, dễ dàng. Ba là : Nó làm xuất hiện những lợi thế mới cho nhiều quốc gia, bởi vì mỗi quốc gia có ưu thế khác nhau về các lĩnh vực :KH, CN, tạo ra được những sản phẩm có thế mạnh riêng. Bốn là : CMKH&CN hiện đại làm xuất hiện nhiều vấn đề có tính toàn cầu (môi trường, bệnh tật, tội phạm quốc tế ) Những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế mới có khả năng giải quyết có hiệu quả. *Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện rõ nét nhất ở chỗ: -Sự phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng phát triển cả về bề rộng và bề sâu, bao quat nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh. -Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng tăng. -Hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và giá cả quốc tế. Tóm lại: Thời đại ngày nay toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là xu thế khách quan và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng xoáy của nó. Toàn cầu hóa kinh tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho mỗi quốc gia. Vì vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN trở thành tất yếu khách quan và là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản ở nước ta. Nó được nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà Nước : “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020. 1.3/. Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại: 1.3.1/Ngoại thương (thương mại quốc tế): Là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua suất nhập khẩu. Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn : góp phần làm tăng sức mạnh tổng hợp, tăng tích lũy của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả thế so sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nội dung của ngoại thơng bao gồm: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động KTĐN ở các nước nói chung và nước ta nói riêng. 1.3.2/Hợp tác Khoa học Kỹ thuật: Được thực hiện dưới nhiều hình thức như: trao đổi những tài liệu – kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu, hợp tác đào tạo cán bộ và công nhân. Những nước lạc hậu về kỹ thuật thì việc tham gia hợp tác kỹ thuật với nước ngoài là vô cùng quan trọng.Đó là điều kiện thiết yếu để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. 1.3.3/ Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm: -Nhận gia công -Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài. -Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa. 1.3.4/Đầu tư quốc tế: Nó là quá trình trong đó 2 hay nhiều bên cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi. Có 2 loại đầu tư quốc tế: + đầu tư trực tiếp (FDI) + đầu tư gián tiếp 1.3.5/Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế: Là một bộ phận quan trọng của KTĐN. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu: +Du lịch quốc tế +Vận tải quốc tế +Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ +Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác: dịch vụ thu bảo hiểm, ăn uống, tư vấn, bưu điện, CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Sự phát triển KTĐN nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch. 2.1/ Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%. Năm 2007, hoạt động xuất của nước ta đã đạt được một số kết quả khả quan thể hiện trên các mặt: Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra. Trong đó: Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,3 tỷ USD, chiếm 56,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 18,6% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp trong nước tăng 23,1% so với năm 2006. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu, khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. 10 mặt hàng và nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí. Trong đó, ngoài 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. * Kế hoạch xuất khẩu năm 2008 Xuất khẩu năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản đạt 10,65 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8,2%; nhóm khoáng sản đạt 9,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 3,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 28 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 30,8%; nhóm hàng hoá khác đạt 10,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 39,5%. Về thị trường xuất khẩu, các thị trường chủ lực của ta trong năm 2008 sẽ vẫn là thị trường châu á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi. Các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế mặc dù xu hướng chung là thương mại dịch vụ tăng mạnh. 2.2/Hoạt động đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ : Sau gần 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài , Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư đăng ký 51 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện khoảng 28 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, lên tới trên 15.000 tỉ đồng, trong đó chỉ tính riêng lĩnh vực chứng khoán là 1.061 tỉ đồng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa nghề đã phá thế "độc canh" của nhiều tập đoàn, tổng công ty, góp phần tạo đủ việc làm thường xuyên cho hơn 880 nghìn lao động, với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với năm 2006. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị tài sản của 70 tập đoàn kinh tế đạt hơn 803 nghìn tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Vốn chủ sở hữu là 323 nghìn tỉ đồng, tăng 13%; tổng doanh thu đạt 498 nghìn tỉ đồng, tăng 23%; tổng lợi nhuận 62 nghìn tỉ đồng, tăng 13,5%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19%; nộp ngân sách nhà nước gần 110 nghìn tỉ đồng. Số vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là gần 117.000 tỉ đồng. Có 28/70 tổng công ty có những hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm với giá trị hơn 23.300 tỉ đồng. *Xếp hạng các nước theo lượng FDI thu hút được: Hạng   Quốc gia/Lãnh thổ   FDI   1 Hoa Kỳ 1.818.000.000.000 2 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1.135.000.000.000 3 Hồng Kông 769.100.000.000 4 Đức 763.900.000.000 5 Trung Quốc 699.500.000.000 6 Pháp 697.400.000.000 7 Bỉ 633.500.000.000 8 Hà Lan 450.900.000.000 9 Tây Ban Nha 439.400.000.000 10 Canađa 398.400.000.000 11 Ý 294.800.000.000 12 Úc 246.200.000.000 13 Mexico 236.200.000.000 14 Thụy Sĩ 232.500.000.000 15 Brasil 214.300.000.000 16 Thụy Điển 199.600.000.000 17 Singapore 189.700.000.000 18 Ireland 179.000.000.000 19 Đan Mạch 138.400.000.000 20 Hàn Quốc 118.000.000.000 21 Ba Lan 104.200.000.000 22 Hungary 96.610.000.000 23 Nga 90.720.000.000 24 Nhật Bản 88.620.000.000 25 Bồ Đào Nha 85.520.000.000 26 Thổ Nhĩ Kỳ 84.530.000.000 27 Chile 84.070.000.000 28 Malaysia 77.700.000.000 29 Cộng hòa Séc 77.460.000.000 30 Nam Phi 77.350.000.000 31 Thái Lan 69.060.000.000 32 Ấn Độ 67.720.000.000 33 Áo 66.320.000.000 34 Phần Lan 64.180.000.000 35 New Zealand 63.120.000.000 36 Argentina 60.040.000.000 37 Na Uy 56.700.000.000 38 Israel 47.390.000.000 39 Venezuela 45.400.000.000 40 Colombia 45.010.000.000 40 Đài Loan 44.880.000.000 42 UAE 42.580.000.000 43 Hy Lạp 41.320.000.000 44 Romania 40.690.000.000 45 Ai Cập 37.660.000.000 46 Nigeria 31.660.000.000 47 Kazakhstan 29.820.000.000 48 Việt Nam 26.270.000.000 49 Maroc 23.500.000.000 50 Indonesia 21.910.000.000 51 Tunisia 21.220.000.000 52 Ukraina 21.190.000.000 53 Bulgaria 20.860.000.000 54 Peru 19.360.000.000 55 Slovakia 19.080.000.000 56 Croatia 18.330.000.000 57 Angola 17.600.000.000 58 Philippines 16.370.000.000 59 Estonia 16.320.000.000 60 Ecuador 14.670.000.000 61 Pakistan 14.670.000.000 62 Algérie 14.370.000.000 63 Azerbaijan 12.580.000.000 64 Bahrain 11.550.000.000 65 Cuba 11.240.000.000 66 Litva 10.940.000.000 67 Cộng hoà Dominicana 10.670.000.000 68 Qatar 10.630.000.000 69 Jordan 8.154.000.000 70 Slovenia 7.459.000.000 71 Costa Rica 6.897.000.000 72 Latvia 6.418.000.000 73 El Salvador 4.377.000.000 74 Iran 4.345.000.000 Biểu đồ thể hiện lượng vốn đầu tư trực tiếp: Biểu đồ kim ngạch tăng trưởng của Việt Nam so với một số nước CHƯƠNG III MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KTĐN 3.1/Mục tiêu: Đối với nước ta, việc mở rộng quan hệ KTĐN phải nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. Trong thời gian trước mắt việc mở rộng quan hệ KTĐN nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Mục tiêu đó phải được quán triệt đối với mọi ngành, cấp trong hoạt động KTĐN đồng thời cũng phải được quán triệt trong mọi lĩnh của KTĐN. 3.2/ Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả KTĐN, phát triển kinh tế đối ngoại: Đảng ta có phương hướng cơ bản nhằm phát triển KTĐN trong thời kỳ quá độ là: ‘‘Thực hiện đường lối , chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới ”. - Đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ kinh tế với quốc gia mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi. -KTĐN là một trong các công cụ kinh tế đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội đề ra cho từng giai đoạn lịch sử cụ thể và phục vụ đắc lực mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Thực hiện CNH,HĐH theo định hướng XHCN. -Chủ động tạo những điều kiện để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, phát huy ý trí tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. 3.3/Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN 3.3.1/Nguyên tắc bình đẳng Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng làm nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước. Và được thể hiện ở việc đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị của các bên 3.3.2/Nguyên tắc cùng có lợi Là nguyên tắc cơ bản để mở rộng và thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau 3.3.3/Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia 3.3.4/Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và củng cố định hướng XHCN đã chọn. 3.4/Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà Nước Việt Nam diễn ra cùng một lúc trên 4 mặt. + Tạo dựng, củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Ra sức tranh thủ nhửng điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế. + Nâng cao vị thế nước nhà trên trường quốc tế + Chủ động tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 3.5/ Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả KTĐN: +Bảo đảm sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế - xã hội : đây là nhân tố cơ bản có tính quyết định đối với hoạt động KTĐN, đặc biệt là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài +Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức KTĐN : đây là giải pháp quan trọng nhằm phát triển đa dạng, có hiệu quả KTĐN +Mở rộng các hình thức KTĐN và sử dụng linh hoạt , phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt là sử dụng chính sách thích hợp đối với mỗi hình thức KTĐN. +Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật : Kết cấu hạ tầng KT – XH có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, KTĐN nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang hình thành và từng bước phát triển, kết cấu hạ tầng KT – XH đóng vai trò quan trọng và yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Trong đó đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuậtmaf trước hết là hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải. + Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với KTĐN : Vai trò quan trọng về quản lý kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định. Chỉ có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước mới có thể đảm bảo được mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong KTĐN và có như vậy hoạt động KTĐN mới mang lại hiệu quả. + Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ KTĐN: + Tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại : Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại cần những nguồn nhân lực gì? Đó là các nhà chuyên đàm phán kinh tế trên các diễn đàn song và đa phương để mở cửa thị trường; những nhà nghiên cứu đánh giá tình hình thế giới, tìm kiếm thông tin, hoạch định chính sách, tìm hiểu thị trường, môi giới, quảng bá đầu tư; những nhà quản lý kinh doanh đối ngoại; những công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề... Đội ngũ những người làm các công tác trên của nước ta hiện rất mỏng và yếu Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại, cần có những biện pháp sau: - Cần tuyển chọn và cử các cán bộ đi học các lớp ngắn hạn ở nước ngoài chuyên về các quan hệ kinh tế quốc tế và kỹ thuật đàm phán quốc tế; xây dựng một bộ phận công tác ổn định chuyên lo việc đàm phán mở cửa thị trường, xử lý các rắc rối trong quan hệ quốc tế. - Tăng cường đầu tư cho các trường đại học đào tạo các chuyên ngành quốc tế, cho các viện nghiên cứu quốc tế, cho các bộ phận nghiên cứu tìm hiểu thị trường, cho các trường dạy những nghề phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại... - Cho phép các công ty nước ngoài mở các trường dạy nghề ở Việt Nam - Cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, trong đó có những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực đã về hưu ở nước họ nhưng lại muốn và có thể làm việc ở nước ta. - Cần phổ cập tiếng Anh như là một quốc ngữ thứ hai. - Cho phép rộng rãi hơn các trường nước ngoài có chọn lọc được mở các chi nhánh đào tạo tại Việt Nam. + Sửa đổi và ban hành các luật pháp cần cho kinh tế đối ngoại và phù hợp với các thông lệ quốc tế mà ta sẽ cam kết : Điểm đáng chú ý là hệ thống luật pháp của ta hiện vẫn chưa khớp với các cam kết quốc tế mà ta đã ký, có một khoảng cách xa với những thông lệ quốc tế hiện nay. Đáng lẽ ra ta phải căn cứ vào những nguyên tắc của WTO và các thông lệ quốc tế mà ta sẽ phải theo để đặt ra chương trình nghiên cứu, sửa đổi và xây dựng thể chế và luật pháp, thì ta lại chỉ xác định chương trình sửa đổi luật pháp và thể chế theo các cam kết đã ký. Hậu quả sẽ là khi ta nghiên cứu sửa đổi luật pháp theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chưa xong thì ta lại phải sửa lại chính những luật pháp đó theo những cam kết với WTO. Công tác làm luật, sửa luật của ta hiện rất chậm, đặc biệt là các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật. Các công ty xuyên quốc gia, vốn hoạt động trong các môi trường luật pháp đầy đủ, rất ngại đầu tư kinh doanh vào những nơi thiếu luật pháp, hoặc luật pháp chưa đủ rõ ràng như nước ta. +Cơ cấu nhập khẩu phải phù hợp với định hướng xuất khẩu và sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế đất nước : Cơ cấu nhập khẩu của mỗi nước khác nhau có thể khác nhau tùy theo trình độ phát triển và các điều kiện lịch sử kinh tế, văn hóa, tự nhiên khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, cơ cấu này phải phù hợp với cơ cấu xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước. Nghĩa là nó phải nhập những thứ để có thể sản xuất, gia công và xuất khẩu có hiệu quả và do vậy đương nhiên là có thể đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu. Trên đây là các giải pháp, mỗi giải pháp có vị trí khác nhau, để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. KẾT LUẬN Kinh tế đối ngoại nước ta hiện đã bước sang một giai đoạn mới - chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời, những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, việc nước ta lựa chọn con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một lựa chọn đúng đắn và thích hợp. Việt Nam tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, rộng mở, chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,độc lập và phát triển”. Nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại trong thời gian tới là tiếp tục tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước , xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam sẽ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7409.doc
Tài liệu liên quan