Áp dụng phương thức kinh doanh tạo thuận lợi cho khách hàng như: vận chuyển sản phẩm đến tận nơi tiêu thụ, bán hàng trả chậm hợp lý, khuyến khích mua với số lượng lớn được giảm giá
- Tăng cường quảng bá thương hiệu qua thiết kế catalogue để giới thiệu sản phẩm, tham gia các chương trình thương mại: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Vietbuild, hội chợ thương mại Việt – Cam, Việt – Thái Kết hợp công ty chủ quản cùng các xí nghiệp chi nhánh khác thực hiện các hội chợ xây dựng, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở, xí nghiệp, cơ quan hay các công trình công cộng nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm tiếp cận khách hàng.
- Cần phải nghiên cứu nắm vững tình hình tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh trên địa bàn hoạt động, tích cực khai thác thêm nhiều thị trường mới, phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín.
61 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà máy xi măng An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thụ là then chốt vì để tồn tại và phát triển, nhà máy phải bán được hàng hóa:”Chỉ bán cái khách hàng cần, không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương kinh doanh trên, Nhà máy xi măng An Giang đã không ngừng tìm kiếm
những thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới để qua đó tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận
3.2.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận:
Các năm qua, nhà máy đã phấn đấu đạt lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Xét cụ thể qua bảng sau:
Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003: ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Kế
hoạch
Thực hiện
% thực hiện
Kế
hoạch
Thực hiện
%
thực hiện
Kế
hoạch
Thực hiện
% thực hiện
Tổng DT
75.500.000
74.585.703
98.8%
96.000.000
105.778.751
110.2%
128.282.000
133.382.334
104.0%
Tổng CP
67.616.000
66.715.353
98.7%
84.750.000
96.365.843
113.7%
115.385.000
120.615.483
104.5%
LNTT
7.884.000
7.870.350
99.8%
11.250.000
9.412.908
83.7%
12.897.000
12.766.851
99%
(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy:
- Năm 2001, doanh thu và lợi nhuận đạt được có thấp hơn so với kế hoạch
đề ra nhưng không nhiều, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu đều xấp xỉ
100%. Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận không đạt kế hoạch là do lượng xi măng An Giang tiêu thụ ít trong khi lượng gia công xi măng tăng mạnh hơn so với kế hoạch trong khi giá gia công luôn thấp hơn giá bán xi măng.
Tuy nhiên với những chỉ tiêu định sẵn, nhà máy đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng gia công, đồng thời chủ động nắm bắt thời cơ, thực hiện thêm loại hình sản xuất kinh doanh nữa là cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2001 là 2.954.900 nghìn đồng. Với loại hình kinh doanh này đã góp phần đáng kể vào thu nhập của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, trong năm 2001, nhà máy đã hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận.
- Năm 2002, lợi nhuận không đạt được kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu đạt 110,2% kế hoạch. Nguyên nhân là do trong năm này, nhà máy xây dựng và hoàn thành hai dây chuyền công nghệ thiết bị mới đưa vào sản xuất đồng thời đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhờ vậy khối lượng sản xuất và tiêu thụ đều gia tăng, đồng thời những chi phí phát sinh cũng rất cao. Doanh thu tăng hơn kế hoạch 10,2% trong khi chi phí tăng cao đến 13,7%, vì vậy lợi nhuận chỉ đạt 83,7% kế hoạch.
- Năm 2003, so với kế hoạch đề ra doanh thu đạt 104%, chi phí tăng lên
104,5%, lợi nhuận chỉ đạt 99%. So với năm 2002, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của doanh thu có giảm hơn, trong khi tỷ lệ chi phí thực hiện lại thấp hơn nên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tăng lên chỉ kém kế hoạch 1%. Điều này chứng tỏ, bên cạnh việc nổ lực trong khâu sản xuất và tiêu thụ, nhà máy đã giảm những khoản chi phí không cần thiết, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và các chi phí sản xuất kinh doanh Nhìn chung, mức doanh thu đạt được kế hoạch đề ra nhưng chi phí vượt so với dự tính, điều này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy.
3.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm 2001, 2002,
2003:
Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của nhà máy qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận và so sánh tỷ trọng giữa chúng với doanh thu.
Bảng 12 sau đây cho chúng ta thấy:
Bảng 12: Tình hình lợi nhuận thực tế năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Tỷ
trọng
Năm 2002
Tỷ
trọng
Năm 2003
Tỷ
trọng
1
Tổng DT
74.311.882
100%
105.510.599
100%
133.382.281
100%
2
GVHB
60.502.714
81,4%
87.415.653
82,9%
109.267.952
81,9%
3
LN gộp
13.809.168
18,6%
18.094.946
17,1%
24.114.329
18,1%
4
DT - HĐTC
3.765
0,0%
0
0,0%
0
0,0%
5
CP - HĐTC
550.602
0,74%
731.510
0,69%
1.328.274
1,0%
6
CPBH
2.325.432
3,1%
3.979.855
3,8%
4.817.237
3,6%
7
CPQL
3.304.369
4,4%
4.238.825
4,0%
5.202.020
3,9%
8
LN - HĐKD
7.632.530
10,3%
9.144.756
8,7%
12.766.798
9,6%
9
LN - BT
237.820
0,3%
268.152
0,3%
53
0,0%
10
LNTT
7.870.350
10,6%
9.412.908
8,9%
12.766.851
9,6%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Ghi chú: Tỷ trọng của các chỉ tiêu là so với doanh thu thuần
Ta biết rằng tỷ trọng % giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong bảng trên cũng chính là tỷ suất lợi nhuận – doanh thu tiêu thụ. Từ chỉ
tiêu này cho chúng ta thấy lợi tức năm 2001 là cao nhất, và thấp nhất vào năm
2002 do những chi phí phát sinh trong năm này rất lớn. Tỷ trọng của chi phí bán hàng những năm sau cao hơn năm 2001, nhưng tỷ trọng chi phí quản lý lại giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng giảm những chi phí không hợp lý nhất là trong khâu quản lý, bên cạnh đó tăng chi phí bán hàng nhằm đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm. Với những nổ lực trên, nhà máy tăng được lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Để đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế, ta có:
Bảng 13: Tổng hợp doanh thu - chi phí - lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng DT
74.585.703
105.778.751
133.382.334
31.193.048
41,8%
27.603.583
26,1%
Tổng CP
66.715.352
96.365.843
120.615.483
29.650.491
44,4%
24.249.640
25,2%
LN trước thuế
7.870.350
9.412.908
12.766.851
1.542.557
19,6%
3.353.943
35,6%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua các năm đều có lãi, mức lãi năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể so với năm 2001, tổng doanh thu của nhà máy tăng 31.193.048 nghìn đồng, tương ứng tăng 41,8%. Trong khi đó chi phí tăng với tỷ lệ 44,4% tức là tăng 29.650.491 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 19,6% cụ thể là tăng 1.542.557 nghìn đồng.
Năm 2003, so với năm 2002 doanh thu tiếp tục tăng lên 26,1% tương ứng tăng 27.603.583 nghìn đồng, tổng chi phí tăng 25,2% tức là 24.249.640 nghìn đồng, do đó lợi nhuận cũng tăng hơn 3.353.943 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 35,6%. Như vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận mỗi năm tăng lên là do nhà máy tăng được doanh số đồng thời tổng chi phí - xét về tỷ lệ - đã giảm xuống. Nói cách khác, giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm đã giảm hơn nhiều, chính yếu tố này đã làm cho lợi nhuận tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối.
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
3.2.2.1. Tác động của doanh thu:
Doanh thu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận, có tác động cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hay giảm theo. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta
thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về
lợi nhuận, chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Ñoøn baåy hoaït ñoäng =
Soá dö ñaûm phí (SDĐP)
(ĐBHĐ) Lôïi nhuaän (LN)
Để tính số dư đảm phí ta phải phân tổng chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tuy nhiên, để xác định chính xác mức độ hoạt động của nhà máy, phải loại doanh thu và chi phí bất thường khỏi tổng doanh thu và tổng chi phí. Sau
đó, thực hiện theo công thức trên ta được bảng sau:
Bảng 14: Bảng tính đòn bẩy hoạt động của nhà máy 3 năm 2001, 2002, 2003
ĐVT: 1000 đồng
Năm
Chi phí
Doanh thu
(DT)
Số dư đảm phí
(SDĐP)
Lợi nhuận
(LN)
Đòn bẩy hoạt động
(ĐBHĐ)
Bất biến
(F)
Khả biến
(V)
Tổng CP
2001
4.118.834
62.564.283
66.683.117
74.315.647
11.751.364
7.632.530
1,540
2002
5.815.395
90.550.448
96.365.843
105.510.599
14.960.151
9.144.756
1,636
2003
8.157.104
112.458.379
120.615.483
133.382.281
20.923.902
12.766.798
1,639
Nguồn: Bảng chi phi và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Ghi chú: SDĐP = DT - V
Năm 2001, đòn bẩy hoạt động của nhà máy là 1,54 nghĩa là khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng lên 15,4%. Năm 2002, đòn bẩy hoạt động tăng lên
1,636, năm 2003 là 1,639, đòn bẩy hoạt động tăng là do nhà máy tăng sử dụng tài sản cố định, tăng chi phí bất biến, làm số dư đảm phí tăng.
Đòn bẩy hoạt động cao là một biểu hiện tốt, tuy nhiên, khi đòn bẩy hoạt động cao hơn nhà máy phải chịu rủi ro nhiều hơn vì lợi nhuận sẽ nhạy cảm hơn đối với doanh thu. Nói cách khác, khi thuận lợi, doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ phát triển rất nhanh và ngược lại khi doanh thu giảm lợi nhuận sẽ giảm nhanh đôi khi nhà máy bị lỗ hoặc phá sản.
3.2.2.2. Tác động của chi phí:
Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợi nhuận khi phát sinh tăng và ngược lại, Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh làm giảm chất lượng, đảm bảo được khả cạnh tranh của sản phẩm.
Từ bảng 13, ta thực hiện phương pháp so sánh qua các năm, được bảng:
Bảng 15: Bảng so sánh chênh lệch DT - CP - LN qua 3 năm
ĐVT: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1
Tổng DT
31.198.717
42%
27.871.682
26,4%
2
GVHB
26.912.939
44,5%
21.852.299
25%
3
LN gộp
4.285.778
31%
6.019.383
33,3%
4
DT - HĐTC
-3.765
-100%
0
0%
5
CP - HĐTC
180.908
32,9%
596.764
81,6%
6
CPBH
1.654.423
71,1%
837.382
21%
7
CPQL
934.456
28,3%
963.195
22,7%
8
LN - HĐKD
1.512.226
19,8%
3.622.042
39,6%
9
LN - Bất thường
30.331
12,8%
-268.098
-99,98%
10
LN trước thuế
1.542.557
19,6%
3.353.944
35,6%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Năm 2002, so với năm 2001, giá vốn hàng bán tăng 26.912.939 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 44,5%, chi phí bán hàng tăng lên 1.654.423 nghìn đồng với tỷ lệ 71,1%, chi phí quản lý tăng 934.456 nghìn đồng tương ứng 28,3%. Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm là lãi vay, tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải là một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho nhà máy. Về tỷ trọng, chi phí bán hàng tăng lên do nhà máy tăng cường khuyến mãi, quảng cáo nhằm thúc đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lượng sản xuất tăng trong kỳ.
Năm 2003, giá vốn hàng bán tăng 25%, tỷ lệ tăng của giá vốn giảm so với năm 2002 chứng tỏ nhà máy đã nổ lực trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, có thể nói đây là một thành công của nhà máy trong điều kiện giá nguyên vật liệu đang gia tăng. Chi phí bán hàng tăng 21%, chi phí quản lý tăng
22,7%, như vậy, các khoản chi phí đều tăng với tốc độ thấp hơn trước do nhà máy đang thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý. Trong năm này phát sinh thêm lãi vay nên chi phí hoạt động tài chính tăng cao làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế.
Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu - chi phí không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả của quá trình này và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận, mà còn phục vụ cho các quyết định quản trị trong điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Ngoài doanh thu và chi phí, lợi nhuận còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân
tố khác như giá bán, kết cấu các mặt hàng, chủng loại kinh doanh.Để có cái nhìn chung về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta lập bảng tổng hợp sau:
Bảng 16: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
năm 2002/2001
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Các nhân tố làm tăng
Các nhân tố làm giảm
Tổng
Do tăng
Do giảm
Do tăng
Do giảm
DT thuần
31.198.717
GVHB
26.912.939
DT - HĐTC
3.765
CP - HĐTC
180.908
CPBH
1.654.423
CHQL
934.456
LN bất thường
30.331
Thuế TNDN
352.838
Tổng cộng
31.229.048
30.035.564
3765
1.189.719
hợp
Tiến hành như bảng trên cho năm 2003 so với năm 2002, ta được bảng tổng hợp sau:
Bảng 17: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
2003/2002
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Các nhân tố làm tăng
Các nhân tố làm giảm
Tổng hợp
Do tăng
Do giảm
Do tăng
Do giảm
DT thuần
27.871.682
GVHB
21.852.299
CP - HĐTC
596.764
CPBH
837.382
CHQL
963.195
LN bất thường
268.098
Thuế TNDN
817.360
Tổng cộng
27.871.682
25.067.000
268.098
2.536.584
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002,2003
Trong thời gian qua, nhà máy ổn định giá bán trong khi giá nguyên vật liệu tăng, chấp nhận lợi nhuận đạt được thấp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy, doanh số tăng đảm bảo lợi nhuận cũng tăng hơn. Trong hai năm 2002, 2003 việc tiêu thụ sản phẩm xi măng An Giang được đẩy mạnh chứng tỏ nhà máy đang chú trọng phát triển mặt hàng này vì lợi nhuận cao hơn gia công xi măng. Chính nhờ những biện pháp thích hợp trong sản xuất và tiêu thụ, nhà máy đã đạt được kết quả khả quan: lợi nhuận luôn hoàn thành kế hoạch được giao, đồng thời mức lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
3.2.3. Phân tích tác động của đòn cân nợ và đòn cân định phí lên lợi nhuận:
Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính hoặc rủi ro kinh doanh. Các rủi ro này phần nào tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào các công thức tính độ nghiêng đòn cân nợ, đòn cân định phí, và đòn cân tổng hợp ta lập bảng sau:
Bảng 18 : Độ lớn các đòn cân nợ, đòn cân định phí, đòn cân tổng hợp của nhà máy qua
3 năm (2001, 2002, 2003)
ĐVT: 1000 đồng
Nă
m
Doanh thu
(DT)
Tổng
biến phí
(CPKB)
Tổng
định phí
(CPBB)
Lãi vay
Đòn cân nợ
(DFL)
Đòn cân
định phí
(DOL)
Đòn cân tổng hợp (DCL)
Tỷ lệ tăng DCL
Q.P
Q.V
F
R
200
74.315.647
62.596.519
4.118.834
550.602
1,078
1,542
1,662
200
105.510.599
90.550.448
5.815.395
731.510
1,087
1,636
1,778
1,07
200
133.382.281
112.458.379
8.157.104
1.328.274
1,116
1,639
1,829
1,03
Nguồn: Bảng chi phi và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Từ bảng tính trên, xét thấy:
- Do nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhu cầu sử dụng nợ của nhà máy tăng lên. Do vậy mà mỗi năm chi phí lãi vay mỗi tăng, từ đó độ nghiêng đòn cân nợ năm sau tăng hơn năm trước.
- Độ nghiêng đòn cân định phí tăng lên mỗi năm nhưng không nhiều, chứng tỏ nhà máy đang đầu tư lớn vào tài sản cố định, đồng thời thực hiện tiết kiệm hợp lý những khoản định phí. Điều này thể hiện rõ hơn qua độ lớn đòn cân tổng hợp. Năm 2002 đòn cân tổng hợp tăng hơn năm 2001 với tỷ lệ 1,07, tỷ lệ này giảm còn 1,03 vào năm 2003. Khi tăng nợ vay và định phí nhà máy phải chịu nhiều rủi ro hơn, tuy vậy tỷ lệ tăng đòn cân tổng hợp giảm hơn những năm trước thể hiện những nổ lực của nhà máy trong việc quản lý nợ và chi phí nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Phân tích điểm hòa vốn:
Trong quyết định kinh doanh, mỗi khối lượng sản xuất ra cần phân tích thành hai phần: một phần để bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu vào; phần còn lại mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết rằng: phải sản xuất ra một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu để khi bán ra với mức giá trên thị trường có thể bù đắp được toàn bộ chi phí đầu vào. Đó chính
là sản lượng tại điểm hòa vốn. Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng
không.
Điểm hòa vốn của nhà máy được thể hiện trên hai chỉ tiêu: doanh thu và thời gian hòa vốn, ngoài ra còn phải tính mức doanh thu an toàn, mức doanh thu này cao thì nhà máy ít gặp rủi ro trong kinh doanh.
Từ bảng 18, áp dụng các phương pháp tính toán được bảng sau:
Bảng 19: Giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn ĐVT: 1000đồng
Năm
Bất biến
(F)
Khả biến
(V)
DTTH
DTHV
DTAT
TGHV
(Tháng)
2001
4.118.834
62.564.283
74.315.647
26.047.514
48.268.133
4,21
2002
5.815.395
90.550.448
105.510.599
41.014.680
64.495.919
4,66
2003
8.157.104
112.458.379
133.382.281
51.998.577
81.383.704
4,68
Thực hiện so sánh giá trị các chỉ tiêu này qua các năm ta được bảng:
Bảng 20 : Bảng so sánh giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn
Chỉ tiêu
ĐVT
Chênh lệch 2002/2001
Chênh lệch 2003/2002
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
DTHV
1000 đồng
14.967.167
57,46%
10.983.897
17,03%
DTAT
1000 đồng
16.227.785
33,62%
16.887.785
26,18%
TGHV
Tháng
0,46
10,91%
0,01
0,29%
Nguồn: bảng 19_ Giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn
Theo quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng của nhà máy, các khoản định phí tăng cao hơn do đó làm doanh thu hoà vốn, thời gian hoà vốn, cũng tăng lên. Qua bảng so sánh, ta thấy tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu doanh thu hoà vốn, thời gian hoà vốn năm 2003 so với 2002 thấp hơn năm 2002 so với năm 2001. Từ đó có thể khẳng định điểm hoà vốn của nhà máy dịch chuyển đi lên mỗi năm, nhưng đó không phải là xu hướng xấu vì hoàn toàn phù hợp với quy mô kinh doanh của nhà máy thể hiện qua tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu hoà vốn đang giảm dần khi nhà máy đưa các dây chuyền công nghệ vào sản xuất ổn định.
Xét riêng doanh thu an toàn, vì chỉ tiêu này càng cao nhà máy càng ít rủi ro. Qua bảng so sánh tỷ lệ tăng doanh thu an toàn giảm nghĩa là năm 2003, nhà máy chịu rủi ro cao hơn. Nguyên nhân là do tác động của đòn cân nợ và đòn cân định phí tăng hơn vào năm này (đã phân tích ở phần trên).
3.2.5. Đánh giá các tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh nhà máy xi măng An Giang. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu sự tác động của chất lượng công tác mà còn ảnh hưởng bởi quy mô kinh doanh của nhà máy. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của nhà máy, phải sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Thực hiện các công thức tính tỷ suất lợi nhuận, ta được bảng:
Bảng 21: Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận (LN)
7.870.350
9.412.908
12.766.851
Doanh thu (DT)
74.311.882
105.510.599
133.382.281
Giá vốn hàng bán
60.502.714
87.415.653
109.267.952
Tổng tài sản (TTS)
25.510.701
49.985.544
50.920.963
Chi phí bán hàng (CPBH)
2.325.432
3.979.855
4.817.237
Tỷ suất LN / DT
10,59%
8,92%
9,57%
Tỷ suất LN / GVHB
13,01%
10,77%
11,68%
Tỷ suất LN / TTS
30,85%
18,83%
25,07%
Tỷ suất LN/CPBH
338,5
236,5
265
3.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (LN/DT):
Qua bảng 21, ta thấy tỷ suất LN/DT của năm 2002 giảm hơn năm 2001, đến năm 2003 tuy có tăng hơn năm 2002 nhưng vẫn thấp so với năm 2001. Những biến động này là do sự tăng giảm về doanh thu và lợi nhuận gây ra.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Ví dụ cụ thể vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/DT, ta tiến hành các bước sau:
- Xác định đối tượng cần phân tích: LN/DT năm sau – LN/DT năm trước
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Nhân tố lợi nhuận :
+ Nhân tố DT :
LN năm sau – LN năm trước
DT năm trước
LN năm sau
DT năm sau – DT năm trước
- Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng lên tỷ suất LN/DT cũng chính là hiệu của tỷ suất LN/DT năm sau và tỷ suất LN/DT năm trước
- Từ các bước trên, ta lập bảng sau:
Bảng 22 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất LN / DT
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
1. LN
2,1%
3,2%
2. DT
-3,7%
-2,5%
Tổng cộng
-1,7%
0,7%
Nguồn: Bảng 21 _ Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003
(Ghi chú: Các bảng 20, 21, 22, 23 đều thực hiện phương pháp như trên)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy năm 2002, tỷ suất này giảm về số tuyệt đối là
1,7% so với năm 2001 mặc dù có sự tăng lên của lợi nhuận làm cho tỷ suất tăng lên 2,4%, nhưng sự tăng mạnh của doanh thu làm giảm tỷ suất này 3,7%. Năm
2003, cùng với lợi nhuận tăng lên 35,6% làm tăng tăng tỷ suất LN/DT 3,18%, thì doanh thu cũng tăng 26,4% làm giảm tỷ suất này 2,53%. Kết quả là tỷ suất tăng
0,65% so với năm trước.
3.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận – giá vốn hàng bán (LN/GVHB)
Qua bảng 21 cho thấy, chỉ tiêu này tăng lên sau mỗi năm. Năm 2001, tỷ suất LN/GVHB là 13%, nghĩa là trong 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về 13 đồng lợi nhuận, năm 2002 đem lại 10,7 đồng, năm 2003 là 11,7 đồng. Sự biến động của chỉ tiêu này là do những nguyên sau:
Bảng 23: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất LN/GVHB
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
1. LN
2,55%
3,8%
2. GVHB
-4,79%
-2,9%
Tổng cộng
-2,24%
0,9%
Nguồn: Bảng 21_Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002,
Chỉ tiêu này năm 2002 giảm hơn năm 2001 là 2,3% chủ yếu là do lợi nhuận tăng làm tỷ suất này tăng lên 2,5%. Nhưng đồng thời giá vốn cũng tăng lên làm cho tỷ suất LN /GVHB giảm đi 4,8%. Chỉ tiêu này năm 2003 có sự tăng nhẹ, lợi nhuận tăng làm tỷ suất tăng 3,8%, nhưng giá vốn cũng tăng nên làm giảm tỷ suất này 2,9%, do đó mà tỷ suất tăng lên 0,9%, Tình hình này cho thấy những chi phí
sản xuất kinh doanh năm 2002 do đầu tư vào tài sản cố định đã tăng lên đáng kể, mang lại lợi nhuận không nhiều, sang năm 2003, nhà máy đã tiết kiệm phần nào chi phí nên tỷ suất này bắt đầu tăng, đây là một chuyển biến tốt cần phát huy hơn
nữa.
3.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận – tổng tài sản (LN/TTS)
Năm 2001, tỷ suất này là 30,8%, tức là trong 100 đồng tài sản tạo ra 30,8
đồng lợi nhuận, năm 2002 chỉ còn mang lại 18,8 đồng lợi nhuận, và năm 2003 là
25,1 đồng lợi nhuận. Xét những yếu tố làm thay đổi tỷ suất này thông qua bảng sau:
Bảng 24: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất LN /TTS
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
1. LN
6,05%
6,71%
2. TTS
-18,07%
-0,47%
Tổng cộng
-12,02%
6,24%
Nguồn: Bảng 21_Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003
So với năm 2001, năm 2002 tổng tài sản của nhà máy tăng gần gấp đôi, chính vì vậy làm cho tỷ suất này giảm 18,1%, sự gia tăng trong lợi nhuận làm tỷ suất này tăng lên 6,1%. Do đó, tỷ suất LN/TTS giảm đến 12%, và điều này chủ yếu là do việc đầu tư thêm tài sản của nhà máy. Năm 2003, tài sản tăng ít nên tỷ suất chỉ giảm 0,5%, đồng thời vì lợi nhuận tăng lên nên tỷ suất này tăng 6,7%. Tổng hợp lại, tỷ suất LN/TTS tăng hơn năm trước 6,24%.
3.2.4.5. Tỷ suất lợi nhuận – chi phí bán hàng (LN/CPBH)
Sự biến động của chỉ tiêu này qua ba năm diễn ra như sau: năm 2001, cứ
100 đồng chi phì bán hàng bỏ ra sẽ góp phần tạo nên 338,5 đồng lợi nhuận, năm
2002 giảm còn 236,5 đồng lợi nhuận và năm 2003 tăng lên 265 đồng lợi nhuận.
Bảng 25: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất LN/CPBH
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2002/2001
Chênh lệch
2003/2002
1. LN
-4,84%
-11,11%
2. CPBH
17,58%
6,56%
Tổng cộng
12,73%
-4,55%
Nguồn: Bảng một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003
Thông qua bảng tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/CPBH, ta nhận thấy, năm 2002 do tăng cường quảng cáo, tiếp thị nên chi phí bán hàng tăng mạnh làm giảm tỷ suất đi 168,3%, lợi nhuận có tăng nhưng chỉ làm tăng tỷ suất lên 66,3%, tổng hợp hai nhân tố khiến tỷ suất LN/CPBH giảm 120%. Năm 2003, lợi nhuận tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng chi phí bán hàng làm cho tỷ suất này tăng hơn năm 2002 là 28,5%.
Tóm lại, các tỷ suất lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm 2001, và tăng hơn vào năm 2003. Điều này chứng tỏ nhà máy đã quản lý tốt các khoản chi phí và sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa của nhà máy trong các kỳ kinh doanh sau.
3.2.5. Đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận của nhà máy:
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp. Trong quá trình phân phối lợi nhuận, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý, phù hợp quy định của nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 26: Tình hình phân phối lợi nhuận của nhà máy
3 năm 2001, 2002, 2003
ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận chịu thuế
7.870.350
9.412.908
12.766.851
Thuế TNDN
2.247.091
2.599.929
3.417.289
Thu sử dụng vốn
33.170
258.055
333.476
Lợi nhuận để lại
5.590.089
6.554.924
9.016.086
*Trích lập các quỹ:
_ Quỹ ĐTPT
4.024.864
4.850.644
6.910.105
_Quỹ DPTC
559.009
655.492
901.609
_Quỹ TCMVL
279.504
327.746
32.281
_ Quỹ KTPL
726.712
721.042
1.172.091
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
+ Nhận xét, đánh giá hình phân phối lợi nhuận của nhà máy:
Tỷ lệ trích lập các quỹ của doanh nghiệp năm 2001, 2002 phù hợp với quy
định của Thông tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính ngày 5/11/1996. Riêng năm 2003,
về việc trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm có sự thay đổi theo thông tư
82/2003/TT-BTC ngày 18/4/2003 như sau: mức trích lập Quỹ dự phòng từ 1% -
3% (nhà máy áp dụng tỷ lệ 2%) trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng tiền bảo hiển xã hội của doanh nghiệp.
Trường hợp số dư các quỹ đều đạt mức không chế thì số lợi nhuận còn lại
được chuyển vào quỹ đầu tư phát triển.
Trong năm 2002 nhà máy trích 2 tháng lương bình quân do tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm này thấp hơn năm 2001, năm 2003 tỷ suất này lớn hơn năm 2002, nên nhà máy được trích 3 tháng lương bình quân. Cụ thế là:
Bảng 27: Tỷ suất lợi nhuận/Vốn Nhà nước ĐVT: 1000đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Vốn Nhà nước
9.904.793
18.590.395
22.313.646
Lợi nhuận
7.870.350
9.412.907
12.766.851
Tỷ suất LN - Vốn Nhà nước
79,5%
50,6%
57,2%
Nguồn: Bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Như vậy, Nhà máy xi măng An Giang đã chấp hành tốt theo quy định của Bộ Tài Chính về việc trích lập các quỹ. Đây cũng là một điiểm tích cực thúc đẩy cán bộ công nhân viên nhà máy yên tâm công tác, nâng cao năng suất lao động nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
Ì Nh tình hình Doanh thu – Lợi nhuận của Nhà máy xi măng An Giang qua 3 năm 2001, 2002, 2003 là rất khả quan. Ban Giám Đốc nhà máy và tập thể cán bộ công nhân viên có mối đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch hàng năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 giúp tăng uy tín chất lượng sản phẩm của nhà máy trên thị trường, người tiêu dùng bắt đầu tín nhiệm cao, tiêu thụ xi măng khá.
Tuy nhiên, hiện nay nhà máy chưa phát huy hết công suất hoạt động trong khi nhu cầu xi măng cho xây dựng khá cao. Nhà máy vẫn chưa làm thay đổi được thói quen sử dụng những sản phẩm xi măng đã có từ lâu như xi măng Hà Tiên II, xi măng Sao Mai (Holcim) của người tiêu dùng. Công tác tiêu thụ chưa được chú trọng đúng mức, nhà máy vẫn chưa có bộ phận marketing riêng biệt. Việc quảng cáo sản phẩm chưa được thực hiện rộng rãiBên cạnh đó những khó khăn khác như: giá cả nguyên liệu tăng cao, cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ, tình hình ngập
lũ ảnh hưởng đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển luôn là thách thức đối với nhà
máy
Như vậy với xu hướng phát triển tích cực thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cho thấy khả năng mở rộng quy mô tái sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất cao. Mặt khác, trên cơ sở phân tích doanh thu và lợi nhuận giúp nhà máy phát hiện ra một số hạn chế còn vướng mắc, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế trên, hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG IV:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU LÀM TĂNG DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, nhà máy xi măng An Giang đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể Cán bộ công nhân viên nhà máy đã phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, nhà máy cũng thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần đóng góp ngân sách tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2001, 2002,
2003 đã cho thấy: với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của nhà máy ngày càng có cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của đất nước.
Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy xi măng An Giang:
4.1. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU:
Quá trình nhà máy xi măng An Giang có được doanh thu bán hàng là quá trình xuất giao hàng cho người mua, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, theo em nhà máy cần chú trọng những vấn đề sau:
4.1.1. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm:
Sản xuất sản phẩm trước tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Qua phân tích tình hình doanh thu lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003 sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy đạt khoảng 82,5% công suất thiết kế của hệ thống dây chuyền công nghệ mới.
Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa cao, các công trình xây dựng nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được thực hiện, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Do đó, cùng với các vật liệu xây dựng khác, nhu cầu xi măng là rất lớn. Nhà máy cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó phối hợp với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ.
4.1.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định:
Nhà máy sản xuất chủ yếu hai loại xi măng: xi măng Hoa Mai An Giang và xi măng Sư Tử phù hợp với TCVN 6260:1997. Xi măng Pooclăng hỗn hợp theo yêu cầu kỹ thuật Việt Nam (mác PC 30). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật, nhà máy cần tiến hành kiểm tra thử mẫu từ nguyên vật liệu đến thành phẩm.
+ Nguyên vật liệu chính là Clinker, chất lượng Clinker phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của Mỹ (ASTM) hoặc của Anh (BC-12-78).
+ Thành phẩm đảm bảo TCVN 6260 : 1997.
Trong quá trình sản xuất, nhà máy cần luôn luôn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng để nhà máy có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Bên cạnh chất lượng xi măng, nhà máy cũng nên chú trọng đến chất luợng bao bì. Bao bì phải có chất lượng tốt, bền, đẹp, mẫu mã ấn tượng. Từ đó, sẽ góp phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
4.1.3. Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm:
Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm nhà máy mới có doanh thu và lợi nhuận. Nhưng hiện nay, công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Nhà máy chưa có đội ngũ Marketing riêng biệt nên chưa nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường.
Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đề ra, duy trì các quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với sự cần thiết hiện nay và đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà máy muốn vươn đến mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, thì việc thành lập bộ phận Marketing là điều cần phải làm. Nhà máy tuyển chọn một bộ phận Marketing cụ thể để thu thập thông tin về thị trường chính xác, nhanh chóng, từ đó xúc tiến khâu sản xuất cũng như đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ tạo điều kiện tăng doanh thu.
Như vậy, mục tiêu của việc đẩy mạnh khâu tiêu thụ là phương thức kinh doanh linh hoạt, mở thêm nhiều thị trường nhằm phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng sao cho kinh doanh có hiệu quả và người tiêu dùng có lợi.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN:
Ngoài doanh thu, lợi nhuận còn chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố khác như: chi phí, tình hình dự trữ, vốn sử dụng Do đó để tăng lợi nhuận cần chú trọng đến rất nhiều vấn đề:
4.2.1. Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ nhà máy thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối luợng:
+ Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm ở 12 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay trong khu vực có khoảng 10 nhà máy xi măng, mà quy mô nhất có thể kể đến là nhà máy xi măng Hà Tiên I, II, nhà máy xi măng Sao Mai, nhà máy xi măng Sadico Cần Thơ Mặc dù vậy nhu cầu xi măng cho xây dựng đang tăng mà đặc biệt là trong nội tỉnh cho nên với lợi thế giá cả hợp lí, nhà máy cần mở rộng hệ thống đại lý phân phối xi măng cho nhu cầu trong khu vực và trong tỉnh.
+ Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển, bốc vác và đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh
hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, bên cạnh việc khoán xe tải, nhà máy cần tăng cường kiểm tra đôn đốc vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển và kí hợp đồng vận chuyển đối với vận chuyển thuê bao sao cho phù hợp kế hoạch tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý.
- Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.
+ Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp nhà máy không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho nhà máy cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được nhà máy còn có thể bị lỗ. Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất sao cho có hiệu quả, không mua quá nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa lũ vì nhu cầu xây dựng sẽ giảm lại, vận chuyển và bảo quản xi măng cũng khó khăn hơn. Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của nhà máy.
Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ.
Về thành phẩm: xi măng xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ tăng số vòng quay kho.
+ Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu
tiêu thụ bất thường của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì không có lợi cho nhà máy.
4.2.2. Quản lý tốt chi phí:
4.2.2.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao:
Nguyên vật liệu được sử dụng chính là clinker. Nguồn clinker dược nhà máy mua từ nhà máy xi măng Hà Tiên II, hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, giá nguyên vật liệu nhập khẩu rất đắt và hiện nay giá clinker đang gia tăng. Do đó, phải tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu giảm bớt hao phí trong sản xuất. Các biện pháp cần thiết là xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực nhằm hạn chế mức tiêu hao.
Để sản xuất xi măng, nguyên liệu chính gồm clinker, thạch cao, đá puzơlan. Hỗn hợp nguyên liệu này được nghiền chung trong máy nghiền bi tạo thành xi măng. Xi măng thành phẩm được chứa trong silô và đóng bao với trọng lượng ± 50 Kg. Nhà máy cần cải tiến kỹ thuật sản xuất sao cho giảm bớt lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, tận dụng phế liệu. Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ bảo quản, kiểm tra sửa chữa thường xuyên, tổ chức sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất.
- Một vấn đề quan trọng hơn cả là xây dựng ý thức của người lao động, thường xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của công. Qua đó, nhà máy sẽ giảm được những khoản tiêu hao bất hợp lý.
4.2.2.2. Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng:
Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà nhà máy phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch
Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho nhà máy. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay không?
Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.
4.2.6. Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận:
- Về phía nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên, cần nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện chế độ phân phối kết quả thu nhập của doanh nghiệp, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích: người lao động, nhà máy và Nhà nước.
- Trong thực tế hiện nay, việc kích thích vật chất thông qua quan hệ phân chia cho nguời lao động còn chưa thỏa đáng, chưa gắn được thu nhập của họ vào hiệu quả kinh doanh. Điều này dễ dẫn đến cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, công nhân sản xuất có tay nghề cao chạy sang những đơn vị khác có điều kiện kích thích vật chất tốt hơn.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH:
4.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhà máy. Trước hết, phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh. Cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sau đó phải xác định được các điểm hòa vốn ngắn hạn, điểm hòa vốn dài hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng giai đoạn kinh doanh. Có như vậy mới xác định được chính xác sản lượng và doanh thu cho lãi, thời gian cho lãi, mức lãi và các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến lãi.
4.3.2. Tận dụng công suất máy móc thiết bị:
Hiện nay, nhà máy chưa sử dụng hết công suất thiết kế của dây chuyền công nghệ là 400.000 tấn/năm. Nhà máy đang hoạt động ở mức 82,5% công suất thiết kế. Nhà máy cần mở rộng thêm hoạt động gia công xi măng cho các nhà máy xi măng khác như nhà máy xi măng Hà Tiên II, nhà máy xi măng Sidaco Cần Thơ để tận dụng hết công suất thiết kế.
Bên cạnh tăng gia công xi măng, nhà máy cần liên hệ, tạo thêm nhiều hợp đồng sản xuất xi măng mới, hướng tới xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Thực hiện tốt khâu mở rộng mạng lưới phân phối, tăng thêm thị trường tiêu thụ mới, tạo đầu ra hấp dẫn, từ đó không chỉ hoạt động hết công suất thiết kế mà còn có khả năng mở rộng quy mô hơn nữa.
4.3.3. Tăng cường chất lượng quản lý: duy trì thực hiện ISO 9001 :
2000.
Hiện nay, cạnh tranh về giá trên thị trường đã chuyển sang cạnh tranh về
chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định hành động tiêu dùng của khách
hàng, đảm bảo cho uy tín của doanh nghiệp và do đó chất lượng là “vũ khí lợi hại” trong cạnh tranh. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến những tiêu chuẩn, những chuẩn mực qui định về chất lượng và xem đó là thước đo hữu hiệu nhất. Vì vậy, việc nhà máy xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001: 2000 do hai cơ quan QUACERT và QMS chứng nhận là một thắng lợi lớn, giúp sản phẩm của nhà máy tạo được uy tín trên thị trường. Trong những năm tiếp theo, nhà máy cần duy trì và đảm bảo thực hiện theo hệ thống chất lượng này.
4.3.4. Quản lý các khoản phải thu: thu hồi tiền hàng kịp thời.
Nhà máy có mạng lưới kinh doanh rộng lớn khắp đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều đại lý nên chủ yếu là bán gối đầu. Do đó nhà máy phải đôn đốc khách hàng thanh toán đúng qui định tránh nợ nần dây dưa, chồng chất làm ảnh huởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng đúng hạn nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa, nhà máy nên qui định những điều khoản:
+ Chiết khấu thanh toán để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ vào giá trị hàng hóa cho người mua hàng do việc người mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán) hoặc vì một lý do ưu đãi nào khác.
+ Nếu thanh toán quá thời hạn sẽ bị phạt (tỷ lệ phạt tùy theo hợp đồng qui
định).
Ngoài ra, hiện nay nhà máy còn bán xi măng cho các công trình trong tỉnh,
nên nhà máy cần tổ chức tiến hành thu hồi nợ đối với các đơn vị thi công công trình còn nợ.
- Nhà máy cần quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng, để tránh tình trạng khách hàng không có khả năng thanh toán.
- Để quản lý tốt các khoản phải thu, nhà máy phải nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đối với khách hàng luôn thanh toán nhanh, đúng hay trước thời hạn, bên cạnh các khoản giảm giá, chiết khấu thanh toán cần khuyến khích thêm chẳng hạn bằng hình thức tặng quà, nên dứt khoát không giao hàng cho những khách hàng chậm thanh toán, nợ kéo dài.
4.4. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:
4.4.1. Tổ chức lao động khoa học gắn với thi đua khen thưởng hợp lý:
máy.
* Đây là nhân tố chi phối rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhà
- Bố trí sử dụng lao động hợp lý là những quyết định quan trọng ảnh hưởng
đến sản xuất và chất lượng sản xuất. Bên cạnh nâng cao công suất máy móc thiết bị cần thiết phải nâng cao năng suất lao động.
- Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí từ lãnh đạo Đảng, Ban Giám Đốc đến các đoàn thể Cán bộ công nhân viên có quyết tâm cao, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt giữa người quản lý và người lao động
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả Cán bộ công nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý, lý luận chính trị đặc biệt là những cán bộ trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà máy trước mắt và kế thừa. Lựa chọn đúng người, bố trí đúng chỗ, sẽ đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất.
- Mặt khác điều kiện lao động phải luôn được chú trọng, đảm bảo an toàn lao động, môi trường lao động phải thông thoáng, thoải mái tạo hiệu quả tâm lý khi làm việc.
- Thực hiện chính sách khen thưởng – kỷ luật hợp lý, tổ chức những chương trình sinh hoạt đoàn thể nhân những ngày lễ, những dịp kỉ niệm để cán bộ công nhân viên nhà máy được vui chơi, nghỉ ngơi và thát chặt thêm tình đoàn kết nội bộ.
- Đề ra những chỉ tiêu thi đua phù hợp nhằm khuyến khích phong trào thi
đua làm việc trong toàn nhà máy sôi động hơn, hiệu quả hơn.
- Sử dụng lao động hợp lý, có chính sách nhân sự thỏa đáng sẽ giúp nhà máy có điều kiện khai thác triệt để nguồn nội lực, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Có thể nói với nguồn nhân lực dồi dào, kỹ năng làm việc cao, năng lực tốt, đoàn kết thống nhất thì không chỉ tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận nhà máy còn có thể đạt được những thành tựu cao hơn nữa trong tương lai.
4.4.2. Marketing hướng về khách hàng.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Quan niệm hướng về khách hàng là hết sức đúng đắn trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Muốn kinh doanh có hiệu quả cao, nhà máy xi măng An Giang phải tìm phương thức hiệu quả nhất để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
Quảng cáo có ảnh hưởng rất tốt cho nhà máy, giúp sản phẩm của nhà máy có nhiều người biết đến. xi măng An Giang so với các loại xi măng được biết đến từ lâu như xi măng Hà Tiên, xi măng Sao Mai (Holcim)là tương đối còn mới mẻ, chưa được người tiêu dùng biết nhiều. Để có thể chen chân cùng các sản phẩm có truyền thống khác, nhà máy phải phá vỡ được thói quen tiêu dùng cũ của khách hàng, tạo một ấn tượng tốt về sản phẩm của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng công tác tiếp thị, quảng cáo. Sau đây là một số chiến lược tiếp thị cụ thể:
- Quan tâm và giữ chân khách hàng quen thuộc bằng chính sách ưu đãi và uy tín sản phẩm. Thường xuyên thăm dò khách hàng thông qua việc hàng quý gửi khách hàng phiếu góp ý, sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và giải quyết những khiếu nại hay những yêu cầu hợp lý của khách hàng. Theo dõi để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót trong giao, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua chất lượng sản phẩm vì đây là yếu tố quyết định uy tín của nhà máy.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ yếu tập trung vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vì theo quy hoạch phát triển đô thị các tỉnh này trong tương lai thì nhu cầu xi măng sẽ còn tăng cao.
- Thâm nhập thị trường mới thu hút thêm khách hàng bằng cách tăng cường quảng cáo trên báo đài. Thực hiện quảng cáo, xây dựng thương hiệu trên mạng internet – một phương tiện thông tin đang được rất nhiều người sử dụng. Đối với thị trường Campuchia đây là thị trường tiềm năng lại là nước láng giềng gần tỉnh nhà, khâu vận chuyển tương đối thuận lợi. Bước đầu có thể thực hiện thâm nhập từ từ thông qua các đại lý bán lẻ, khi có thị phần tiến hành xuất trực tiếp, sau đó có thể mở chi nhánh hoặc xây dựng thêm nhà máy thứ hai tuỳ theo nhu cầu thị trường
- Chào hàng giới thiệu sản phẩm đến các đại lý. Đại lý là mạng lưới phân phối chủ yếu của nhà máy mang lại hiệu quả cao. Thông qua bán hàng đại lý nhà máy có cơ hội quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Do đó phát triển thêm nhiều đại lý, nhằm thiết lập một hệ thống đại lý rộng rãi là mục tiêu cần đạt được hiện nay
- Áp dụng phương thức kinh doanh tạo thuận lợi cho khách hàng như: vận chuyển sản phẩm đến tận nơi tiêu thụ, bán hàng trả chậm hợp lý, khuyến khích mua với số lượng lớn được giảm giá
- Tăng cường quảng bá thương hiệu qua thiết kế catalogue để giới thiệu sản phẩm, tham gia các chương trình thương mại: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Vietbuild, hội chợ thương mại Việt – Cam, Việt – Thái Kết hợp công ty chủ quản cùng các xí nghiệp chi nhánh khác thực hiện các hội chợ xây dựng, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở, xí nghiệp, cơ quan hay các công trình công cộngnhằm tạo điều kiện cho sản phẩm tiếp cận khách hàng.
- Cần phải nghiên cứu nắm vững tình hình tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh trên địa bàn hoạt động, tích cực khai thác thêm nhiều thị trường mới, phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín.
PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN:
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Trình bày những lý luận chung nhất về doanh thu, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng. Đây chính là cơ sở lý luận cho những phân tích ở chương 3 và các giải pháp ở chương 4.
- Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng An Giang, trình bày khái quát cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, tình hình nhân sự, những thuận lợi, khó khăn và một số thành quả của nhà máy.
- Đi sâu vào phân tích doanh thu, lợi nhuận, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của nhà máy
- Trên cơ sở đánh giá tích cực, mặt tồn tại của nhà máy, đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
Quá trình thực tập và thực hiện đề tài đã giúp em hệ thống, liên kết những kiến thức đã học ở trường với thực tiễn, tạo cho em cách nhìn toàn diện hơn về phân tích kinh tế và vấn đề tài chính của một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. KIẾN NGHỊ:
Để những giải pháp nêu ở chương 4 thành công trên thực tế, đòi hỏi sự điều hành của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu và đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy. Do đó, em xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm chi phí đầu vào.
- Nhà máy phải đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm, quan tâm không chỉ
chất lượng xi măng mà cả bao bì, nhãn hiệu.
- Đề cao uy tín nhà máy với khách hàng lẫn nhà cung ứng, đây là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường.
- Thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận hoàn thiện trên cơ sở vừa đảm bảo quy định của Bộ Tài chính vừa giải quyết được mối quan hệ giữa người lao động, nhà máy và Nhà nước. Tiến hành phân phối thỏa đáng, gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả kinh doanh của nhà máy.
- Thiết lập đội ngũ Marketing chuyên biệt, nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8527.doc