Trên cơ sở vận dụng một số phương pháp thống kê, luận văn đã phân tích thực trang dự trữ hàng hoá của Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội. Luận văn đã bước đầu đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế về dự trữ hàng hoá của Công ty và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng dự trữ hàng hoá của công ty trong những năm tới.
Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên các vấn đề được phân tích trong luận văn có thể chưa có tính khái quát cao và không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Thống kê và các cán bộ tại công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội để em tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
80 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốc có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, đề nghị cơ quan chủ quản quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các phó giám đốc, kế toán trưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện điều lệ của công ty.
Ba phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Quyền hạn và trách nhiệm của phó giám đốc là phụ trách các lĩnh vực công tác theo phân công, đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Dảng và Nhà nước, của ngành cũng như mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của công ty; có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, chuẩn bị các văn bản báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai, sau đó báo cáo kết quả tại hội nghị giao ban.
- Một phó giám đốc: phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu
- Một phó giám đốc: phụ trách tổ chức
- Một phó giám đốc: phụ trách mạng lưới kiêm chủ tịch công đoàn.
Một kế toán trưởng: do Giám đốc công ty trực tiếp lựa chọn và đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
Các phòng ban:
Phòng kế toán tài vụ:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện đúng pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước và điều lệ tài chính kế toán hiện hành; tham mưu giúp công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính đạt hiệu quả, đúng pháp luật.
- Nhiệm vụ: Tập hợp, theo dõi, ghi chép và xử lý các số liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cuối kỳ lập quyết toán cho công ty.
Phòng tổ chức hành chính
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, sắp xếp và quản lý cán bộ, phụ trách các công việc hành chính như bảo vệ, văn thư, quan tâm tới các chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ: quản lý số cán bộ công nhân viên, vị trí làm việc của từng người, quyền hạn và trách nhiệm của họ đối với công ty; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc thực hiện các văn bản, nghị định của Nhà nước về quản lý cán bộ, xây dựng nội quy công ty, tổ chức công tác bảo vệ an ninh trật tự nơi làm việc, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện kinh doanh, mở rộng thị trường mặt hàng kinh doanh.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh cho toàn công ty, thực hiện công tác thống kê báo cáo, dự báo thăm dò thị trường, lập các phương án tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường, mặt hàng; hướng dẫn các đơn vị thành viên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng kỳ và giám sát việc thực hiện của họ, ngoài ra còn trực tiếp kinh doanh, tổ chức nguồn hàng bán buôn và giao hàng cho các đơn vị bán.
Phòng nghiên cứu xây dựng cơ bản:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng cơ bản của toàn công ty.
- Nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát tình hình thực tế, đề ra các phương hướng, biện pháp về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trình giám đốc phê duyệt sau đó triển khai thực hiện; lập tính toán và dự báo khối lượng đầu tư trong kỳ kế hoạch tới.
Ngoài ra công ty còn có 6 đơn vị kinh doanh thương mại, 1 tổng kho, 2 cửa hàng liên doanh liên kết và 1 xí nghiệp may trực thuộc công ty.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, Công ty TMDV Thời trang Hà Nội có các đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu sau:
- Tổ chức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng với mặt hàng kinh doanh chính là vải sợi và quần áo may sẵn.
- Thực hiện gia công liên kết với các xí nghiệp may mặc để tạo nguồn kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Công ty chủ yếu cung cấp hàng may mặc trong nước, cung cấp mặt hàng mỹ nghệ truyền thống cho thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới.
5. Kết quả kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời gian qua.
Trong nền kinh tế, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là thực hiện tái sản xuất của cải, vật chất góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội bằng nguồn lực sẵn có. Do vậy các nhà quản trị của công ty TMDV Thời trang Hà Nội luôn nỗ lực nghiên cứu để đề ra các biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm không ngừng gia tăng nội lực và tìm kiếm lợi nhuận. Có thể khái quát các nguồn lực chủ yếu của công ty như sau:
5.1 Vốn kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thời kỳ 2001 -2004 như sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: 1000đ
Cơ cấu nguồn vốn
2001
2002
2003
2004
Vốn kinh doanh
7.642.626
7.831.379
15.584.140
17.464.140
Vốn do ngân sách Nhà nước cấp
7.096.827
7.311.567
15.064.328
16.944.328
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Nhìn vào biểu cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy vì là một doanh nghiệp Nhà nước nên công ty có nguồn vốn chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp (chiếm tỷ trọng trên 90%).
5.2 Lao động.
Do đặc thù là ngành công nghiệp nhẹ nên đòi hỏi đội ngũ công nhân sản xuất phải nhiệt tình làm việc, khéo léo, có khả năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm nên công ty thu hút phần đông lao động là nữ (trên 400 người). Số lượng lao động nam không nhiều, chủ yếu nắm giữ những vị trí như công nhân kỹ thuật hoặc những công việc đòi hỏi sức khoẻ như lái xe, bảo vệ...
Số lượng và chất lượng lao động toàn công ty được tập hợp qua bảng sau:
Bảng 2 : Tình hình biến động cơ cấu và trình độ lao động
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
*Về số lượng:
- Tổng số lao động bình quân
- Số cán bộ quản lý
- CNV và mậu dịch viên
501
87
414
501
87
414
501
87
414
720
87
633
824
87
737
*Về chất lượng:
- Trình độ ĐH – CĐ
- Trung cấp dạy nghề
40
461
40
461
40
461
40
680
40
784
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TMDV Thời trang Hà Nội, 2005
5.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước nên là một quốc gia ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, hệ thống pháp luật tác động đến quyền lợi của doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Đó là một môi trường vĩ mô tác động trực tiếp tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên mặt trái của kinh tế thị trường là xuất hiện của nhiều khó khăn mà công ty hiện đang phải đối mặt: có nhiều mặt hàng nhập từ Trung Quốc với hình thức đẹp, mẫu mã phong phú và đặc biệt là giá rẻ, cạnh tranh với hàng sản xuất trên dây chuyền lạc hậu của công ty, chất lượng chưa tốt mà giá cả lại cao nên nhiều phố chuyên doanh vải sợi, các nhà may tư nhân, trung tâm mốt... đã tạo sức ép đối với công ty. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã có nhiều quyết sách đúng đắn trong đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh như: chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh triển khai tìm hiểu và kinh doanh xe máy, kinh doanh hàng may mặc cao cấp nên đã tạo ra doanh số trên 20% của toàn công ty. Trung tâm Thương mại Dịch vụ Thời trang Tràng Tiền đã áp dụng những biện pháp phối hợp và phân công giữa hai khâu thương mại và sản xuất nên thu được kết quả cao. Cửa hàng Thương mại Dịch vụ Thời trang Hàng Đào đã biết khai thác các thế mạnh tham gia vào nhiều hội trợ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố này đã góp phần làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên đáng kể qua các năm cụ thể như sau:
Bảng 3 : Kết quả sản xuất kinh doanh cuả công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 2000-2005
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh thu
62.724.940
82.477.925
94.445.466
123.402.786
159.582.451
Nộp ngân sách Nhà nước
1.022.426
1.081.645
1.423.927
1.598.878
1.539.553
Lợi nhuận trước thuế
435.490
550.205
601.497
241.424
1.002.276
Thu nhập bình quân
408.5
800
1.068
1.200
1.350
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm với con số tương đối lớn. Không những thế mà chỉ tiêu nộp ngân sách cũng tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty chấp hành và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, đã nâng mức thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể qua các năm đặc biệt là năm 2002 tăng 33,5%, (về số tuơng đối) hay tăng 268 nghìn đồng (với số tuyệt đối). Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh và phát triển của công ty, sẵn sàng chuẩn bị để hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005.
1. Hướng phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005.
Nhiệm vụ của thống kê dự trữ hàng hoá là tìm ra quy luật về xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa tổng mức dự trữ, mức đảm bảo dự trữ và tốc độ chu chuyển hàng hoá với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng và vai trò của các nhân tố đó. Xác định mức độ biến động của tổng mức dự trữ, mức đảm bảo dự trữ và chi phí dự trữ. Tuy nhiên, tuỳ vào nguồn số liệu thu thập được có thể tiến hành phân tích các chỉ tiêu thông kê dự trữ hàng hoá theo hướng như sau:
Phân tích quy mô và biến động quy mô dự trữ hàng hoá thông qua chỉ tiêu tổng mức dự trữ.
- Xác định mức độ biến động của tổng mức dự trữ hàng hoá qua thời gian bằng phương pháp chỉ số và phương pháp dãy số thời gian.
- Tìm xu hướng biến động của tổng mức dự trữ hàng hoá bằng hàm xu thế bằng phương pháp hồi quy tương quan theo thời gian.
1.2 Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu dự trữ hàng hoá theo các tiêu thức khác nhau.
- Nghiên cứu cơ cấu dự trữ hàng hoá theo loại hàng, nhóm hàng và ngành hàng.
- Nghiên cứu cơ cấu dự trữ hàng hoá theo vị trí để hàng.
1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức dự trữ thông qua phương pháp chỉ số.
- Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của hàng hoá (t) và mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó (m) đến tổng mức dự trữ hàng hoá
- Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân () và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó ( ) đến tổng mức dự trữ hàng hoá.
1.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ.
- Phân tích biến động mức đảm bảo dự trữ qua thời gian bằng phương pháp dãy số thời gian.
1.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá.
- Phân tích biến động số lần chu chuyển hàng hoá bằng phương pháp dãy số thời gian.
- Phân tích biến động thời gian chu chuyển hàng hoá thông qua phương pháp dãy số thời gian.
1.6 Phân tích chi phí dự trữ.
- Phân tích biến động của chi phí dự trữ hàng hoá qua thời gian bằng phương pháp dãy số thời gian.
2. Phân tích dự trữ hàng hoá ở công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
2.1 Phân tích tổng mức dự trữ hàng hoá.
2.1.1 Phân tích biến động tổng mức dự trữ hàng hoá.
Bảng 4 : Phân tích biến động tổng mức dự trữ cuối năm của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội
thời kỳ 1998 – 2005
Chỉ tiêu
Năm
Tổng mức dự trữ cuối năm (1000đ)
Biến động
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối (1000đ)
Tốc độ phát triển (lần)
Tốc độ tăng (giảm)
(lần)
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1998
5 356 637
_
_
_
_
_
_
_
1999
6 017 246
660 609
660 609
1,1233
1,1233
0,1233
0,1233
53 566,37
2000
4 151 965
-1 865 281
-1 204 672
0,6900
0,7751
-0,31
-0,2249
60 172,46
2001
4 273 845
121 880
-1 082 792
1,0294
0,7911
0,0294
-0,2089
41 519,65
2002
5 387 570
1 113 725
30 933
1,2585
1,0058
0,2585
0,0058
42 738,45
2003
7 646 202
2 258 632
2 289 565
1,4192
1,4274
0,4192
0,4274
53 875,70
2004
10 797 817
3 151 615
5 441 180
1,4122
2,0158
0,4122
1,0158
76 462,02
2005
7 130 810
-3 667 007
1 774 173
0,6604
1,3312
-0,3396
0,3312
107 978,17
TB
6344 261,5
253 453,29
_
1,0847
_
0,0847
_
_
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Qua bảng 4, ta có thể thấy tổng mức dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội qua các năm từ 1998 đến 2005 có sự tăng giảm không đều nhau. Năm 2001 và 2002 tổng mức dự trữ của công ty ở mức thấp nhất trong kỳ (trên 4tỷ đồng). Từ năm 2003 đến năm 2005, tổng mức dự trữ luôn đạt mức tương đối cao, đặc biệt là năm 2004 với trên 10 tỷ đồng. Lượng tăng bình quân qua các năm là 253 453,29 nghìn đồng/năm và tốc độ tăng bình quân là 8,47%.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng bắt đầu từ năm 2003 tổng mức dự trữ của công ty tăng nhiều so với các năm trước. Nguyên nhân là do năm 2003, được sự chỉ đạo của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội đã mở rộng sản xuất, công ty đã cho xây dựng một nhà máy may tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Nhà máy đi vào sản xuất đã làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá của công ty lên đáng kể. Chính vì vậy, khối lượng hàng hoá dự trữ năm 2004 tăng đột biến so với các năm khác. Năm 2005, do công ty đã đi vào ổn định sản xuất, do đó lượng hàng hoá dự trữ đã giảm 33,96% hay giảm 3,667 tỷ đồng so với năm 2004.
2.1.2 Tìm quy luật về xu thế của tổng mức dự trữ ở công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi phân tích thống kê là tìm quy luật xu thế của hiện tượng. Khi tìm ra được quy luật về xu thế của hiện tượng giúp ta dự báo được mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
Bảng 5: Tổng mức dự trữ hàng hoá cuối năm của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Đơn vị: 1000đ
Năm
Tổng mức dự trữ
hàng hoá cuối năm ()
1998
5 356 637
1999
6 017 246
2000
4 151 965
2001
4 273 845
2002
5 387 570
2003
7 646 202
2004
10 797 817
2005
7 130 810
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Với số liệu trên phương pháp thích hợp nhất để tìm quy luật xu thế là phương pháp hồi quy xu thế. Để tìm quy luật xu thế theo phương pháp này, trước tiên ta biểu diễn số liệu tổng mức dự trữ hàng hoá theo thời gian trên đồ thị:
Hình 2 : Đồ thị biểu diễn biến động của tổng mức dự trữ hàng hoá
theo thời gian
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Sử dụng phần mếm SPSS chạy các mô hình, ta có thể biểu diễn tổng mức dự trữ theo thời gian. Ta có bảng kết quả về các chỉ tiêu để lựa chọn mô hình như sau:
Chỉ tiêu
Mô hình Linear
Mô hình Quadratic
Mô hình Inverse
Mô hình Cubic
1. SE
1 806 031
1 847 308
2 189 932
1 674 591
2. Sig (2-sided)
0.0866
0.1888
0.3719
0.1877
Mô hình hàm bậc 3 cho sai số chuẩn (SE) nhỏ nhất. Do vậy ta lựa chọn mô hình hàm bậc 3 để biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố của tổng mức dự trữ hàng hoá.
Thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ta thu được phương trình hồi quy như sau:
Dt = 10 521 403 – 5 638 094t + 1 461 420t2 – 99 203t3
2.2 Phân tích cơ cấu dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005.
2.2.1 Cơ cấu dự trữ hàng hoá theo loại hàng.
Bảng 6 : Cơ cấu dự trữ hàng hoá theo loại hàng của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Năm
cuối năm
(1000đ)
Quần áo may sẵn
trong nước
Hàng vải sợi
Quần áo may sẵn nhập về
Hàng gửi đi bán
Giá trị
(1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000đ)
Tỷ trọng
(%)
1998
5 356 637
287 968
5,38
57 182
1,07
4 781 166
89,26
23 757
0,44
1999
6 017 246
336 934
5,60
63 200
1,05
5 426 285
90,18
22 913
0,38
2000
4 151 965
392 500
9,45
98 689
2,38
3 518 009
84,97
13 837
0,33
2001
4 273 845
470 123
11,00
37 728
0,88
3 760 746
87,99
13 657
0,32
2002
5 387 570
351 413
6,52
70 286
1,30
4 962 317
92,11
11 225
0,21
2003
7 646 202
1 194 978
15,63
50 276
0,66
6 349 546
83,04
12 647
0,16
2004
10 797 817
3 667 007
33,96
162 772
1,51
6 346 255
58,77
102 994
0,95
2005
7 130 810
1 378 257
19,33
40 146
0,56
5 988 342
83,98
14 235
0,20
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Qua bảng 6, ta có thể thấy trong cơ cấu hàng hoá dự trữ ở công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thì quần áo may sẵn nhập về chưa bán hết còn tồn lại trong kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%). Trong khi đó, lượng quần áo may sẵn được sản xuất tại công ty lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Đặc biệt trong năm 2004, lượng hàng dự trữ này tăng đột biến với 33,96% tổng mức hàng hoá dự trữ của toàn công ty là do năm 2003 công ty xây dựng nhà máy may Yên Mỹ ( Hưng Yên) nên đã bắt đầu tự sản xuất. Năm này, do nhà máy mới được đi vào sản xuất, lượng hàng bán ra còn hạn chế nên lượng dự trữ đã tăng nhiều so với các năm cùng thời kỳ. Mặt hàng vải sợi được công ty sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dự trữ hàng hoá của công ty. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là hàng gửi đi bán ở các doanh nghiệp khác.
2.2.2 Cơ cấu dự trữ hàng hoá theo vị trí để hàng.
Bảng 7 : Cơ cấu dự trữ hàng hoá theo vị trí để hàng của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Năm
(1000đ)
Trung tâm TM Tràng Tiền
Cửa hàng TM Hàng Đào
Trung tâm TM Hàng Gai
Xí nghiệp may Yên Mỹ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
1998
5 356 637
2 150 600
40,15
1 820 625
33,99
1 385 142
25,86
_
_
1999
6 017 246
2 420 240
40,22
2 150 356
35,74
1 446 650
24,04
_
_
2000
4 151 965
1 521 564
36,65
1 498 200
36,08
1 132 201
27,27
_
_
2001
4 273 845
1 586 500
37,12
1 405 130
32,88
1 282 215
30,00
_
_
2002
5 387 570
2 250 200
41,77
1 732 170
32,15
1 405 200
26,08
_
_
2003
7 646 202
2 056 242
26,89
1 689 350
22,09
1 217 305
15,92
2 683 305
35,09
2004
10 797 817
2 006 515
18,58
1 710 250
15,84
1 250 602
11,58
5 830 450
54,00
2005
7 130 810
1 985 630
27,85
1 505 320
21,11
1 176 520
16,50
2 463 340
34,55
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Qua bảng tính toán cho thấy hàng hoá dự trữ của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội được phân theo các trung tâm và cửa hàng khác nhau. Trung tâm thương mại Tràng Tiền là nơi bán hàng có quy mô lớn nhất của công ty, chính vì vậy lượng hàng hoá tập trung ở đây luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và lượng hàng dự trữ ở đây cũng khá lớn so với các cửa hàng và trung tâm khác. Các cửa hàng Hàng Đào và Hàng Gai có mức dự trữ thấp hơn. Từ năm 2003, nhà máy Yên Mỹ được xây dựng và trong 3 năm 2003, 2004, 2005 đã chiếm tỷ lệ dự trữ tương đối lớn, đặc biệt là năm 2004 với tỷ lệ lên đến 54% tổng mức dự trữ của toàn công ty.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổng mức dự trữ hàng hoá.
Bảng 8 : Thời gian chu chuyển hàng hoá (t), mức lưu chuyển hàng hoá thực tế bình quân 1 ngày (m) của các đơn vị năm 2004-2005
Các đơn vị
t (ngày)
m (1000đ)
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2005
TT TM Tràng Tiền
13
11
152 440
184 036
CH TM Hàng Đào
12
9
142 428
159 979
TT TM Hàng Gai
11
9
115 398
128 511
Xí nghiệp Yên Mỹ
216
80
26945
30 789
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Với số liệu trên đây ta sẽ tiến hành phân tích biến động của tổng mức dự trữ do ảnh hưởng của các nhân tố: thời gian chu chuyến hàng hoá cá biệt (t), mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày (m).
Bảng 9 : Bảng tính toán các chỉ tiêu phân tích mô hình
nghiên cứu biến động của tổng mức dự trữ năm 2004-2005
Cửa hàng
t ( ngày)
m (1000 đ)
2004
(0)
2005
(1)
Lượng tăng hoặc giảm
(ngày)
Tốc độ tăng hoặc giảm (lần)
2004
(0)
2005
(1)
Lượng tăng hoặc giảm (1000đ)
Tốc độ tăng hoặc giảm (lần)
TT TM Tràng Tiền
13
11
- 2
- 0,154
152 440
184 036
31 596
0,207
CH TM Hàng Đào
12
9
- 3
- 0,25
142 428
159 979
17 551
0,123
TT TM Hàng Gai
11
9
- 2
- 0,182
115 398
128 511
13 113
0,114
Xí nghiệp Yên Mỹ
216
80
- 136
-0,63
26945
30 789
3 844
0,143
Tổng
437 211
503 315
66 104
0, 587
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
2.3.1 Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của hàng hoá (t) và mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó (m) đến tổng mức dự trữ hàng hoá.
Mô hình phân tích:
Thay số:
Số tương đối: 0,6571 = 0,5724 1,148 (lần)
(-34,29%) (-42,76 %) (14,8%)
Số tuyệt đối: - 3 696 428 = - 5 292 335 + 1 595 907 (nghìn đồng)
Kết quả tính toán cho thấy tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội năm 2005 giảm 34,29% so với năm 2004 hay giảm 3, 696 428 tỷ đồng là do:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt giảm làm cho tổng mức dự trữ bình quân giảm đi 42,76% tương ứng với 5, 292 335 tỷ đồng.
- Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày tăng do các cửa hàng và trung tâm thương mại này của công ty đều có quy mô lớn nên đã làm cho tổng mức dự trữ hàng hoá tăng 14,8 % hay tăng 1, 595 907 tỷ đồng.
2.3.2 Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân () và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó ( ) đến tổng mức dự trữ hàng hoá.
Mô hình phân tích:
Thay số:
Số tương đối: 0,9867 = 0,8571 1,1512 (lần)
(-1, 33%) (-14,29%) (15,12%)
Số tuyệt đối: - 121 761 = - 1 509 945 + 1 388 184 (nghìn đồng)
Kết quả tính toán cho thấy tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội năm 2005 giảm 1,33% so với năm 2004 hay giảm 0, 121 761tỷ đồng là do:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân giảm làm cho tổng mức dự trữ bình quân giảm đi 14,29% tương ứng với 1,509 945 tỷ đồng.
- Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày tăng do các cửa hàng và trung tâm thương mại này của công ty đều có quy mô lớn nên đã làm cho tổng mức dự trữ hàng hoá tăng 15,12% hay tăng 1,388 184 tỷ đồng.
2.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ.
Bảng 10 : Bảng tính mức đảm bảo dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Năm
Mức dự trữ ( D)
(1000đ)
Mức lưu chuyển
hàng hoá BQ
1 ngày kế hoạch (mk) (1000đ)
Mức đảm bảo dự trữ
B (ngày)
1998
5 356 637
116 850
45
1999
6 017 246
140 163
43
2000
4 151 965
171 849
24
2001
4 273 845
225 967
19
2002
5 387 570
258 755
21
2003
7 646 202
338 090
23
2004
10 797 817
437 212
25
2005
7 130 810
503 317
14
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Từ số liệu của bảng 10, ta tiến hành phân tích biến động mức đảm bảo dự trữ hàng hoá của công ty thông qua phương pháp dãy số thời gian.
Bảng 11 : Biến động mức đảm bảo dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Chỉ tiêu
Năm
Mức đảm bảo dự trữ (ngày)
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (1000đ)
Tốc độ phát triển
(lần)
Tốc độ tăng (giảm)
(lần)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1998
45
_
_
_
_
_
_
1999
43
- 2
- 2
0,956
0,956
- 0,044
- 0,044
2000
24
- 19
- 21
0,558
0,533
- 0,442
- 0,467
2001
19
- 5
- 26
0,792
0,422
- 0,208
- 0,578
2002
21
2
- 24
1,105
0,467
0,015
- 0,533
2003
23
2
- 22
1,095
0,511
0,095
- 0,489
2004
25
2
- 20
1,087
0,556
0,087
- 0,444
2005
14
- 9
- 31
0,560
0,311
- 0,440
- 0,689
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Kết quả tính toán cho thấy:
Mức đảm bảo dự trữ của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005 giảm dần, nhưng lượng giảm qua các năm không đều nhau. Năm 2000, mức đảm bảo dự trữ đã giảm 44,2 % so với năm 1999, hay giảm 19 ngày. Từ năm 2000 đến 2004, mức đảm bảo dự trữ hàng hoá của công ty dao động khá nhỏ, ở mức từ 19 đến 25 ngày. Năm 2005, mức đảm bảo dự trữ giảm 44 %, hay giảm đi 9 ngày so với năm 2004, chỉ còn 14 ngày.
2.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá.
2.5.1 Phân tích biến động số lần chu chuyển hàng hoá ( l ) của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005.
Bảng 12: Tính số lần chu chuyển hàng hoá () của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Năm
Doanh thu
1998
42 650 207
5 673 117
8
1999
51 159 592
5 686 942
9
2000
62 724 940
5 084 606
12
2001
82 477 925
4 212 905
20
2002
94 445 466
4 830 708
20
2003
123 402 786
6 516 886
19
2004
159 582 451
9 222 010
17
2005
183 710 669
8 964 314
20
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Từ số liệu của bảng 12, ta phân tích biến động số lần chu chuyển hàng hoá của công ty giai đoạn 1998-2005 như sau:
Bảng 13 : Biến động số lần chu chuyển hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Chỉ tiêu
Năm
Số lần chu chuyển hàng hoá (lần)
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (1000đ)
Tốc độ phát triển
(lần)
Tốc độ tăng (giảm)
(lần)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1998
8
-
-
-
-
-
-
1999
9
1
1
1,125
1,125
0,125
0,125
2000
12
3
4
1,333
1,500
0,133
0,500
2001
20
8
12
1,667
2,500
0,667
1,500
2002
20
0
12
1,000
2,500
0
1,500
2003
19
-1
11
0,950
2,375
-0,050
1,375
2004
17
-2
9
0,895
2,125
-0,105
1,125
2005
20
3
12
1,176
2,500
0,176
1,500
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Số lần chu chuyển hàng hoá là đại lượng tỷ lệ thuận với tốc độ chu chuyển hàng hoá. Số lần (vòng) chu chuyển hàng hoá càng lớn chứng tỏ thời gian hàng hoá nằm lại trong khâu dự trữ càng ngắn. Qua bảng 10, có thể thấy rằng số lần chu chuyển hàng hoá của công ty có xu hướng tăng dần trong thời kỳ 1998-2005. Các năm 2001, 2002 và 2003 có số lần chu chuyển hàng hoá gần bằng nhau (19 và 20 ngày), tăng so với năm 2000 là 66,7%. Từ năm 2003 đến 2005, số lần chu chuyển hàng hoá của công ty luôn ổn định ở mức từ 17 đến 20 ngày. Có được điều này là do từ năm 2001 công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất, mở rộng quy mô các cửa hàng kinh doanh làm tăng doanh số hàng hoá bán ra. Trong thời gian tới công ty tiếp tục mở thêm 1 cửa hàng và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh thời trang cũng như tìm kiếm thêm một số mặt hàng thế mạnh khác.
2.5.2 Phân tích biến động thời gian chu chuyển hàng hoá ( t ) của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội giai đoạn 1998-2005.
Bảng 14 : Bảng tính thời gian chu chuyển hàng hoá ( t ) của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Năm
m
t
1998
5 673 117
116 850
49
1999
5 686 942
140 163
41
2000
5 084 606
171 849
30
2001
4 212 905
225 967
19
2002
4 830 708
258 755
19
2003
6 516 886
338 090
19
2004
9 222 010
437 212
21
2005
8 964 314
503 317
18
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Từ bảng 14, ta có thể phân tích được biến động thời gian chu chuyển hàng hoá của công ty thời kỳ 1998-2005 như sau:
Bảng 15 : Biến động thời gian chu chuyển hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Chỉ tiêu
Năm
Thời gian chu chuyển hàng hoá (ngày)
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (1000đ)
Tốc độ phát triển
(lần)
Tốc độ tăng (giảm)
(lần)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1998
49
-
-
-
-
-
-
1999
41
-8
-8
0,837
0,837
-0,163
-0,163
2000
30
-9
-19
0,732
0,612
-0,268
-0,388
2001
19
-11
-30
0,633
0,388
-0,367
-0,612
2002
19
0
-30
1
0,388
0
-0,612
2003
19
0
-30
1
0,388
0
-0,612
2004
21
2
-28
1,105
0,429
0,105
-0,571
2005
18
-3
-31
0,857
0,367
-0,143
-0,633
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Thời gian chu chuyển (lưu thông) hàng hoá là 1 trong 2 yếu tố của tốc độ chu chuyển hàng hoá, nó tỷ lệ nghịch với số lần chu chuyển hàng hoá. Thời gian lưu thông hàng hoá của công ty TMDV Thời trang Hà Nội giảm dần từ năm 1998 đến năm 2005. Trong 3 năm từ 2001 đến 2003, thời gian chu chuyển hàng hoá đều bằng nhau và bằng 19 ngày. Năm 2005, thời gian lưu thông hàng hoá là 18 ngày, giảm 8,57% so với năm 2004. Thời gian lưu thông hàng hoá giảm chứng tỏ thời gian cần thiết để bán hết một khối lượng hàng dự trữ giảm, do đó làm tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá của công ty.
2.6 Phân tích sự biến động chi phí dự trữ của công ty bằng phương pháp dãy số thời gian.
Bảng 16 : Biến động chi phí dự trữ của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005
Chỉ tiêu
Năm
Chi phí dự trữ (1000đ)
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (1000đ)
Tốc độ phát triển
(lần)
Tốc độ tăng (giảm)
(lần)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1998
26 783
_
_
_
_
_
_
1999
30 086
3 303
3 303
1,123
1,123
0,123
0,123
2000
20 760
- 9 326
- 6 023
0,69
0,775
- 0,31
- 0,225
2001
21 369
609
- 5 414
1,029
0,800
0,029
- 0,2
2002
26 938
5 569
155
1,261
1,006
0,261
O,006
2003
38 231
11 293
11 448
1,419
1,427
0,419
0,427
2004
53 989
15 758
27 206
1,412
2,016
0,412
1,016
2005
35 654
- 18 335
8 871
0,66
1,331
- 0,34
0,331
TB
28 984
1108
_
0,95
_
_
_
Nguồn: Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Kết quả tính toán cho thấy, chi phí dự trữ hàng hoá của công ty thời kỳ 1998-2005 luôn biến động tuỳ theo quy mô dự trữ trong năm đó. Trong thời kỳ này, chi phí bảo quản hàng hoá tồn kho của công ty cao nhất vào các năm 2003 và 2004. Trong 2 năm này, lượng hàng hoá dự trữ đã tăng đột biến khiến chi phí bảo quản cũng tăng theo. Năm 2003, chi phí dự trữ hàng hoá tăng 41,9% so với năm 2004, tương ứng với tăng 11,293 triệu đồng. Con số này của năm 2004 là 41,2% hay tăng 15,578 triệu đồng. Đến năm 2005, chi phí dự trữ lại giảm đi 34% so với năm 2004 hay giảm 18,335 triệu đồng. Chi phí dự trữ của công ty bao gồm chi phí giữ gìn, bảo quản hàng hoá ( chi phí này tỷ lệ thuận với tổng lượng dự trữ) và chi phí do việc thiệt hại trong công tác bảo quản, quản lý hàng hoá tồn kho.
III. Đánh giá chung về tình hình dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
1. Những mặt đã làm được.
Công tác dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội trong những năm qua đã được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo sự hợp lý về cả quy mô và cơ cấu hàng. Công ty có một tổng kho lớn tại phố Minh Khai và đây là nơi hàng hoá được dự trữ và bảo quản nhiều nhất. Ngoài ra, tại các cửa hàng và trung tâm thương mại lớn của công ty cũng luôn có một lượng hàng hoá dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi hết hàng. Tuy nhiên, vào những dịp lễ Tết lượng hàng bán ra thường rất nhiều và hàng nhập về không kịp nên đôi khi xảy ra tình trạng thiếu hàng để bán.
Hiện nay công ty đang sử dụng 2 phương pháp thống kê dự trữ đó là phương pháp cân đối và phương pháp kiểm kê. Theo phương pháp cân đối, dự trữ sẽ được xác định qua cân đối khối lượng và giá trị hàng hoá bán ra hàng tháng. Bảng cân đối dự trữ cung cấp những thông tin như: khối lượng, giá trị hàng hoá các loại vào thời điểm cuối tháng, thời điểm nhập. Ngoài ra, mỗi năm công ty còn tiến hành kiểm kê 2 lần vào thời điểm giữa năm và cuối năm để báo cáo cho lãnh đạo công ty và Tổng công ty. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu của cấp trên, nhân viên thống kê sẽ tiến hành kiểm kê vào một thời điểm bất kỳ nào đó nhằm thu được các thông tin chính xác và kịp thời hơn.
2. Những mặt hạn chế.
Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác dự trữ của công ty vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Công tác dự trữ mới chỉ được xét trên một số chỉ tiêu cơ bản, chưa xây dựng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu về dự trữ hàng hoá để tiến hành tính toán một cách sâu sắc.
- Chưa có một chiến lược dự trữ tốt, chưa đảm bảo được lượng hàng hoá bán ra kịp thời trong các dịp lễ, Tết hay giao mùa, khi nhu cầu về thời trang và quần áo tăng vọt.
IV. Định hướng phát triển của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội trong thời gian tới.
Với hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Thương mại Dịch vụ Dịch vụ Thời trang Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với các mục tiêu sau:
- Xây dựng công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội trở thành một trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với các trang thiết bị hiện đại. Mục tiêu công ty phấn đấu đến năm 2005 doanh thu của công ty đạt gấp 6 lần năm 1995, tức là khoảng 180 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu khoảng 300 tỷ đồng.
- Phát triển ngành nghề kinh doanh, chú trọng phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời tiếp tục mở rộng kinh doanh nội địa.
- Đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn. Để có nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, công ty sẽ tổ chức nghiên cứu thiết kê mẫu mã cho cả thị trường trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Như vậy với phương hướng đặt ra và mục tiêu phấn đấu công ty đã tìm cho mình hướng đi trong tương lai.
V. Một số kiến nghị và giải pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Những phân tích về tình hình dự trữ hàng hoá của Công ty trên đây đã cho thấy công tác dự trữ ở Công ty vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Để góp phần cải thiện công tác dự trữ hàng hoá của công ty trong thời gian tới, cần phải có một số giải pháp hiệu quả. Qua một thời gian thực tập tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác dự trữ hàng hoá như sau:
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ công việc kinh doanh nào, bởi hiểu biết về thị trường là chìa khoá của thành công. Một doanh nghiệp không thể khai phá hết tiềm năng của mình, cũng như không thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu như không nắm bắt được thị trường.
Nghiên cứu thị trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lưu chuyển hàng hoá và dự trữ hàng hoá của công ty. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, công ty cần phải xác định đúng thị trường mà công ty tập trung nghiên cứu. Việc xác định thị trường này có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho công ty lựa chọn đúng thời cơ hấp dẫn, phù hợp với điểm mạnh, tránh được những điểm yếu. Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường đối với công ty là:
- Xác định được quy mô thị trường: điều này sẽ giúp cho công ty hiểu được tiềm năng của thị trường.
- Đánh giá quy mô thị trường bằng các đơn vị khác nhau như: số lượng người mua, khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tổng số bán thực tế, tỷ lệ thị trường mà công ty có thể đáp ứng và thoả mãn.
- Thấy được xu thể biến động của thị trường. Từ đó có hướng chuẩn bị các phương án, biện pháp kịp thời.
Để tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, công ty cần phải thực hiện một cách tốt nhất các bước từ thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định kinh doanh của mình.
2. Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại
Hoàn thiện công nghệ quảng cáo, công ty cần tiến hành các việc sau:
- Vận hành tối ưu kênh quảng cáo: hiện nay công ty vẫn còn tiến hành phương pháp xuất khẩu gia công mà đối với những mặt hàng sản xuất theo việc quảng cáo chỉ là hình thức bởi từ nguyên phụ liệu đến mẫu mã đều do bên bạn thiết kế. Bởi vật nếu công ty có một đội ngũ nhân viên thị trường tốt sẽ có thể tổ chức tốt được kênh quảng cáo phù hợp.
- Đa dạng hoá phương tiện quảng cáo: đánh giá doanh thu lợi nhuận; số lượng đơn đặt hàng; nhu cầu và phản ứng của khách hàng sau mỗi chiến dịch quảng cáo.
- Tham gia vào các hội chợ quốc tế. Hội chợ là nới doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Hiệu quả của việc tham gia vào các hội chợ được đánh giá qua hiệu lực của việc trưng bày hàng hoá, qua việc sử dụng nhân tố con người cũng như sử dụng các chiến lược đàm phán ký kết. Do vậy, ngay từ khâu chuẩn bị, công ty cần phải xác định mục tiêu của việc tham gia, chuẩn bị hàng hoá và các nội dung tham gia như thế nào, ai sẽ là người đại diện cho công ty để thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Sau mỗi hội chợ, ngoài việc đánh giá các kết quả thu được phải có các đánh giá cụ thể và so sánh với các cuộc hội thảo trước và dự đoán xem với kết quả như vậy công ty có nên tham gia nữa hay không và tham gia ở mức độ nào, quy mô như thế nào là phù hợp.
- Hoàn thiện việc sử dụng đàm phán thương thảo, thương mại quốc tế: để đàm phán đi đến sự thoả thuận mua bán thì quan trọng nhất là lựa chọn được người tham gia đàm phán và có chiến thuật trong quá trình thương thảo.
3. Cần xây dựng một chiến lược dự trữ.
Trong thời gian qua, hoạt động dự trữ đảm bảo nguồn hàng để bán của Công ty thực hiện chưa tốt, hàng hoá dự trữ lúc thừa, lúc thiếu đã gây tác động xấu đối với quá trình lưu chuyển hàng hoá. Trong thời gian tới, công ty phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh rất lớn khi mà hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần dần gỡ bỏ, do Việt Nam thực hiện lộ trình CEPT/AFTA thì xây dựng một chiến lược dự trữ là quan trọng hơn bao giờ hết.
Để xây dựng chiến lược, trước hết công ty phải xác định: mặt hàng cần dự trữ, số lượng hàng hoá dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm là bao nhiêu, thời gian dự trữ trong bao lâu, phải bố trí khối lượng dự trữ trong những kho và đơn vị nào của công ty. Sau xác định các vấn đề trên sẽ tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng năm qua các bước:
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động dự trữ của công ty trong thời gian qua bao gồm:
Doanh số mua vào đầu năm: tỷ trọng các nguồn mua sản xuất trong nước, nhập khẩu.
Doanh số bán trong năm, tỷ trọng bán phân chia theo các hình thức vận động: bán hàng, bán qua kho hàng, theo đối tác án: cho các đơn vị sản xuất, cho các doanh nghiệp khác và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Các loại thuế phải nộp trong năm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập...
Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm: lãi, lỗ.
Các chi phí do thiếu dự trữ: những chi phí và tổn thất do không có hoặc thiếu dự trữ.
Chi tiêu giảm chi phí: Giảm chi phí bảo quản, chi phí mua hàng vận chuyển, bốc dỡ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ của Công ty trong thời gian qua. Chỉ ra ảnh hưởng đến dự trữ một cách cụ thể về khối lượng, thời gian và giá trị hàng hoá dự trữ.
- Trên cơ sở tính toán các loại hàng cấu thành dự trữ để quyết định chiến lược dự trữ của công ty.
Chiến lược dự trữ của công ty được cụ thể bằng các kế hoạch, phương án dự trữ trong thời kỳ kế hoạch phải gắn liền với các kế hoạch về mua, bán hàng hoá.
Sau khi xây dựng chiến lược dự trữ, giám đốc công ty cần phân công cho các phòng và các đơn vị của công ty tổ chức mua sắm hàng hoá, tổ chức hệ thống kho, thiết bị bảo quản giữ gìn hàng hoá. Đồng thời cần phải tổ chức tốt công tác thống kê báo cáo để theo dõi sự biến động của đại lượng dự trữ. Trên cơ sở đó xác định các phương pháp đặt hàng thích hợp, số lượng thời gian bổ sung duy trì dự trữ và có thể điều động dự trữ giữa các đơn vị thành viên của công ty, đảm bảo thực hiện việc lưu chuyển hàng hoá đạt hiệu quả cao.
4. Cần tổ chức một phòng thống kê hoạt động độc lập.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thống kê đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nó là công cụ hữu hiệu giúp người quản lý có thể đưa ra được các chiến lược lâu dài và đúng đắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay, nhìn chung vai trò của thống kê tại công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là không đáng kể. Công tác thống kê còn rất sơ sài, hệ thống chỉ tiêu kinh tế cung cấp cho lãnh đạo công ty còn nghèo nàn và lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty. Công tác thống kê hiện nay ở công ty không được quan tâm một cách đúng mức. Các số liệu liên quan đến thống kê được tập hợp tại phòng kế toán của công ty và được xử lý rất thô sơ. Điều này cũng ít đã nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty nên thành lập một phòng thống kê hoạt động độc lập, tách ra khỏi phòng kế toán như hiện nay. Như chúng ta đã thấy, số lượng và các chủng loại hàng hoá công ty đang kinh doanh rất phong phú, số liệu phát sinh nhiều nên việc áp dụng các tính toán thống kê mang tính thủ công sẽ khiến cho công tác thống kê gặp rất nhiều khó khăn và dễ phát sinh sai sót. Để đứng vững trên thị trường, theo kịp những thay đổi nhanh chóng của thị trường, công ty nên áp dụng những thành tựu khoa học vào công tác quản lý, trong đó có việc ứng dụng phần mềm thống kê SPSS. Việc sử dụng phần mềm thống kê này sẽ làm cho công tác thống kê được đơn giản hơn, có thể xử lý được những số liệu lớn và phức tạp. Đặc biệt nó giúp người quản lý có thể dự đoán được những biến động của thị trường và có những sách lược hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đang có môi trường kinh doanh thuận lợi, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh. Để có thể đứng vững, vượt qua sự lựa chọn khắt khe của thị trường, khẳng định vai trò và vị trí của mình thì các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến kinh doanh; trong đó đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá là điều kiện sống còn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề ngày một ngày hai mà phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện cả về mặt chính sách, chế độ cũng như khảo sát thực tế, vận dụng trong các đơn vị và đồi hỏi sự tham gia, phối hợp của nhiều cấp, ngành.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ, mặc dù đã gặp những khó khăn nhất định về tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức công tác thống kê trong doanh nghiệp khi bước sang cơ chế mới nhưng với bề dày hoạt động của mình, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cho đến nay, công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công tác thống kê của công ty đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục nhằm tổ chức hợp lý hơn nữa, thích ứng với nhu cầu quản lý trong cơ chế mới.
Luận văn đã phân tích một cách khái quát về dự trữ hàng hoả của doanh nghiệp; phân loại dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Luận văn cho rằng dự trữ hàng hoá là một yêu cầu cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại trong quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Dựa trên phương pháp phân tích thống kê dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, luận văn đã trình bày một số nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá và các phương pháp phân tích thống kê về dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp.
Trên cơ sở vận dụng một số phương pháp thống kê, luận văn đã phân tích thực trang dự trữ hàng hoá của Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội. Luận văn đã bước đầu đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế về dự trữ hàng hoá của Công ty và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng dự trữ hàng hoá của công ty trong những năm tới.
Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên các vấn đề được phân tích trong luận văn có thể chưa có tính khái quát cao và không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Thống kê và các cán bộ tại công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội để em tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Thống kê - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các cán bộ công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội. Sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự hỗ trợ tích cực của Công ty đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Bùi Huy Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả về mặt chuyên môn và khích lệ về tinh thần để em có thể hoàn thành được luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thống kê thương mại
Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thiệp – PGS.TS Phan Công Nghĩa
NXB Thống kê – 1999
2. Giáo trình lý thuyết thống kê
Chủ biên PGS.TS Tô Phi Phượng
NXB Giáo dục
3. Giáo trình kinh tế thương mại
Chủ biên PGS.TS Đặng Đình Đào
NXB Thống kê
4. Giáo trình thương mại doanh nghiệp
Chủ biên PGS. TS Đặng Đình Đào
NXB Thống kê
5. Giáo trình kế toán tài chính
Chủ biên Nguyễn Văn Công
NXB Thống kê
6. Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê
Chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Phác - Trần Phương
NXB Thống kê
7. Báo cáo tài chính của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998 – 2005.
8. Website của công ty TMDV Thời trang Hà Nội tại địa chỉ:
www. hafasco.vn
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................ 1
Lời mở đầu................................................................................................. 2
Chương I : Tổng quan về dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp............. 5
I. Khái niệm dự trữ và dự trữ hàng hoá................................................... 5
1. Khái niệm dự trữ............................................................................... 6
2. Khái niệm dự trữ hàng hoá................................................................ 7
II. Phân loại dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại............. 7
1. Xét theo công dụng của các tư liệu vật chất...................................... 8
2. Xét theo đặc điểm và quá trình chu chuyển hàng hoá....................... 8
3. Xét theo mục đích và cấp độ quản lý dự trữ...................................... 9
III. Sự cần thiết của dự trữ hàng hoá đối với hoạt động
lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp.................................................. 10
Chương II : Những vấn đề chung về phân tích thống kê
dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp ......................................................... 14
I. Lựa chọn chỉ tiêu thống kê dự trữ của doanh nghiệp.......................... 14
1. Khái niệm chỉ tiêu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê
và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê................................................. 14
2. Sự cần thiết phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê
dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại................................... 15
3. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá.................... 16
4. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá...................................... 17
4.1 Chỉ tiêu về quy mô dự trữ hàng hoá................................................. 17
4.2 Chỉ tiêu về cơ cấu dự trữ hàng hoá....................................................18
4.3 Mức đảm bảo dự trữ.......................................................................... 19
4.4 Tốc độ chu chuyển hàng hoá............................................................ 20
4.5 Chi phí dự trữ................................................................................... 21
II. Lựa chọn phương pháp thống kê dự trữ hàng hoá............................. 22
1. Sự cần thiết phải lựa chọn các phương pháp
phân tích thống kê................................................................................. 22
2. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê............... 23
3. Các phương pháp phân tích............................................ .................. 24
3.1 Phương pháp bảng và đồ thị thống kê............................................. 24
3.2 Phương pháp hồi quy tương quan................................................... 25
3.3 Phương pháp dãy số thời gian......................................................... 27
3.4 Phương pháp chỉ số......................................................................... 32
Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại
Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005...................................... 37
I. Tổng quan về công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang
Hà Nội................................................................................................... 37
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TMDV
Thời trang Hà Nội.................................................................................. 39
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TMDV Thời trang
Hà Nội.................................................................................................... 39
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty................................................... 40
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TMDV
Thời trang Hà Nội.................................................................................. 44
5. Kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua.................................. 45
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích
thực trạng dự trữ của công ty TMDVTT HN thời kỳ 1997-2005............ 48
1. Hướng phân tích................................................................................ 48
2. Phân tích dự trữ hàng hoá ở công ty TMDV
Thời trang Hà Nội.................................................................................. 50
2.1 Phân tích tổng mức dự trữ hàng hoá............................................... 50
2.2 Phân tích cơ cấu dự trữ hàng hoá.................................................... 55
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức dự trữ hàng hoá.... 57
2.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ......................................................... 60
2.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá............................................. 62
2.6 Phân tích chi phí dự trữ hàng hoá..................................................... 66
III. Đánh giá chung tình hình dự trữ của công ty TMDV TT HN.......... 67
1. Những mặt được................................................................................ 67
2. Những mặt hạn chế............................................................................ 68
IV. Định hướng phát triển của công ty thời gian tới................................ 68
V. Một số kiến nghị và giải pháp để quản lý và
sử dụng có hiệu quả dự trữ hàng hoá của Công ty................................... 69
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường...................................... 69
2. Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại....................................... 70
3. Cần xây dựng một chiến lược dự trữ................................................. 71
4. Cần tổ chức một phòng thống kê hoạt động độc lập......................... 73
Kết luận...................................................................................................... 75
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8437.doc