MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2
I. Khái niệm về giá thành 2
II.Phân loại giá thành
2.1. Theo thời điểm xác định giá thành: 2
2.2. Theo nội dung cơ cấu giá thành: 3
2.3. Theo số lượng đối tượng tính giá thành: 3
III/ Các phương pháp tính giá thành: 4
3.1. Phương pháp tính giá thành kế hoạch: 4
3.2. Phương pháp tính giá thành thực tế: 4
IV/ Phân tích giá thành sản phẩm: 4
4.1. Lựa chọn phương pháp phân tích: 4
4.1.1. Phương pháp so sánh (giản đơn): 4
4.1.2. Phương pháp loại trừ: 5
4.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn:
4.1.2.2 Phương pháp số chênh lệch:
4.1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối:
4.2. Nội dung phân tích 7
4.3. Phân tích giá thành sản phẩm 7
4.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 7
4.3.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng giá thành 7
4.3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của những sản phẩm có thể so sánh 8
4.3.4. Phân tích chỉ tiêu CP trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá 9
4.3.5. Phân tích một số khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 10
PHẦN 2 15
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY BỘT MÌ VIỆT Ý 15
A – TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BỘT MÌ VIỆT Ý 15
I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 15
1.1. Quá trình hình thành của nhà máy 15
1.2. Quá trình phát triển của nhà máy 15
1.3. Tổ chức sản xuất của nhà máy 16
1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy 16
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất 16
1.4.Cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy 18
B. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 19
I/ Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 19
II. Phân tích tình hình tốc độ tăng trưởng:
II/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được 21
III/ Phân tích chi phí cho 1000 đồng sản phẩm 24
IV/ Phân tích giá thành theo các khoản mục 26
1/ Phân tích giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25
2/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 34
3/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất chung 35
PHẦN 3 36
CÁC BIỆN PHÁP HẠ THẤP GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY BỘT MÌ VIỆT Ý 38
I/ Những ưu điểm và hạn chế của nhà máy bột mỳ Việt Ý.
1. Ưu điểm
2. Hạn chế:
II/ Giải pháp
1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Giảm chi phí hao hụt hàng hóa
3. Tăng năng suất lao động
4. Khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị
5. Giảm lãng phí trong sản xuất
6. Tiết kiệm chi phí SXC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế.
[2] TS. Phạm Văn Dược, Ðặng Kim Cương. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
[3] PGS. TS. Phạm Thị Gái. 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.
[4] Trường Ðại học Tài chính- Kế toán- Hà nội. 2000. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà nội.
[5] TS. Phạm Văn Dược; Ðặng Kim Cương. 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
Để sản xuất có hiệu quả, tất cả các doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trường trước khi ra quyết định sản xuất một cái gì đó? Số lượng bao nhiêu? Bán giá bao nhiêu?
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt thêm vào đó phải tự lo liệu các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Quả thật để thích ứng với nền kinh tế thị trường thật là không đơn giản với các chủ doanh nghiệp. Làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để bù đắp chi phí và có lãi, đó là điều mà các nhà doanh nghiệp phải quan tâm. Chi phí luôn là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động trong các doanh nghiệp. Việc tính toán đúng các chi phí bỏ ra sẽ thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là quyết định yếu tố đầu vào và xử lý các yếu tố đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường nước ta đang trên đà đổi mới, nhiều doanh nghiệp đang vươn lên không ngừng đổi mới và phát triển nhờ có chính sách hợp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Việc tính toán các chi phí và biết khai thác khả năng sẵn có của mình để giảm chi phí đến mức thấp nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tồn tại lâu dài.
Để thu lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu, định mức, các biện pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm sẽ tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó việc không ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp.
Nhận thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc giảm chi phí và hạ thấp giá thành đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập, nhóm chúng tôi đã đi sâu thu thập số liệu và tiến hành phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại Nhà máy Bột mì Việt Ý. Trong quá trình thực hiện vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót.
Mong nhận được ý kiến từ bạn đọc.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích giá thành sản xuất sản phẩm tại Nhà máy Bột mì Việt Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng sản phẩm cần sản xuất Q
ΔC(Q) = Σ Qk. ak (t – 1)
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu
ΔC(k/c) = Σ(Q1 – Qk .t) ak
- Ảnh hưởng của nhân tố biến phí
ΔC(a) = Σ Q1 . (a1 - a1)
- Ảnh hưởng của nhân tố định phí
ΔC(b) = (b1 - bk )
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔC = ΔC(Q) + ΔC(kc) + ΔC(a) +ΔC(b)
{ Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế
+ Đối tượng phân tích: ΔC = C1 - Ckd
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng của nhân tố biến phí
ΔC(a) = Σ Q1 . (a1 - a1)
- Ảnh hưởng của nhân tố định phí
ΔC(b) = (b1 - bk )
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔC = ΔC(a) +ΔC(b)
c.2/ Chi phí không phân thành biến phí và định phí
+ Chỉ tiêu phân tích: C = V+C+N+L+K+D+T
Trong đó:
V: là chi phí nguyên vật liệu
C: là chi phí công cụ dụng cụ
N: chi phí nhân công
L: là khoản trích theo lương
K: là chi phí khấu hao tài sản cố định
D: chi phí dịch vụ mua ngoài
T: chi phi khác bằng tiền
{ Theo quan điểm 1: Không cố định Q ở kì thực tế
+ Đối tượng phân tích : ΔC = C1 - Ck
Áp dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nguyên vật liệu
ΔC(V) = V(1) – V(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí công cụ dụng cụ
ΔC(C) = C(1) – C(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công
ΔC(N) = N(1) – N(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố khoản trích theo lương
ΔC(L) = L(1) – L(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khấu hao
ΔC(L) = K(1) – K(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí dịch vụ mua ngoài
ΔC(D) = D(1) – D(k)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác bằng tiền
ΔC(T) = T(1) – T(k)
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔC = ΔC(V) + ΔC(C) + ΔC(N) + ΔC(L) + ΔC(D) + ΔC(T)
{ Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế
+ Đối tượng phân tích
ΔCd = C1 - Ckd
Với: Ckd = Ck .Q1 /Qk
Áp dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nguyên vật liệu: ΔC(V) = V(1) – V(k)d
Với ( Vkd = V(k) . Q1 /Qk )
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí công cụ dụng cụ: ΔC(C) = C(1) – C(k)d
Với (C(k)d = Ck . Q1 /Qk )
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công: ΔC(N) = N(1) – N(k)d
Với (N(k)d = Nk . Q1 /Qk )
- Ảnh hưởng của nhân tố khoản trích theo lương: ΔC(L) = L(1) – L(k)d
Với (L(k)d = L(k) . Q1 /Qk )
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khấu hao: ΔC(L) = K(1) – K(k)d
Với (K(k)d = K(k) . Q1 /Qk)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí dịch vụ mua ngoài: ΔC(D) = D(1) – D(k)d
Với (D(k)d = D(k) . Q1 /Qk)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác bằng tiền: ΔC(T) = T(1) – T(k)d
Với (T(k)d = T(k) . Q1 /Qk)
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔC = ΔC(V) + ΔC(C) + ΔC(N) + ΔC(L) + ΔC(D) + ΔC(T)
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY BỘT MÌ VIỆT Ý
A – TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BỘT MÌ VIỆT Ý
I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
1.1. Quá trình hình thành của nhà máy
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ bột mì trong nước nói chung và khu vực Miền Trung Tây Nguyên là rất lớn. Căn cứ vào thông báo của Thủ Tướng Chính Phủ giữa các bộ ngành về quy hoạch xây dựng ba cụm bột mì Bắc – Trung – Nam, ngày 31/12/1998 được sự ủy quyền của công ty lương thực Miền Nam, công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm phối hợp với UBND TP Đà Nẵng nguyên cứu xây dựng nhà máy lúa mì ở Đà Nẵng. (Trước đây công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm là một đơn vị trực thuộc của công ty lương thực Miền Nam). Trên cơ sở đó nhà máy bột mì Việt Ý ra đời:
Tên gọi chính thức: Nhà máy bột mì Việt Ý
Tên giao dịch: Viet Y Flour Mill
Địa chỉ: 51 Yết Kiêu – Thọ Quang – Sơn Trà – TP Đà Nẵng
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 078393 – Ngày 25 tháng 8 năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp
Tổng sổ vốn đầu tư: 72.000.000.000 đồng
Sự ra đời của nhà máy đã góp phần tạo việc làm cho nhiều người cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển mà trước đây công ty lương thực Miền Nam phải vận chuyển ra
1.2. Quá trình phát triển của nhà máy
Nhà máy được khởi công xây dựng vào quý IV năm 1999, hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2001. Nhà máy hoạt động với mục đích chế biến ra sản phẩm và nghiên cứu những sản phẩm mới đưa ra thị trường. Sau một quá trình đi vào hoạt động, nhà máy đã năm bắt được công tác quản lý và quy trình sản xuất, cũng như có được những kinh nghiệm trong quản lý và hoạt động sản xuất của mình.Tuy mới ra đời nhưng sản phẩm của nhà máy có được chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. Điều đó được thể hiện là nhà máy đã đứng vững được trong gần 10 năm qua và đang trên đường phát triển. Năm 2002, với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, nhà máy đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng và có được vị trí trên thị trường. Công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm đã chủ động chuyển giao công tác kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhà máy phụ trách, từ đó phòng kế hoạch kinh doanh được hình thành và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Vào ngày 01/04/2005 công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần và lấy tên là: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm – FOODINCO.
Ngày 28/9/2007, Công ty cổ phần lương thực và thực phẩm (FOODINCO) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Tại đai hội, 100% cổ đông đã chính thức thông qua tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 vã đổi tên Công ty cổ phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm thành Tổng công ty Cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO theo văn bản số 951/KHDT – ĐKKD của Sở kế hoạch Đầu tư TP Đà Nẵng.
1.3. Tổ chức sản xuất của nhà máy
1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy
Nhà máy bột mì Việt Ý được xây dựng theo nhu cầu tiêu dung lúa mì trong nước nói chung và khu vực Miền trung Tây nguyên nói riêng. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy hiện nay là các loại bột mì như: Bột mì Non Nước, Bột mì Hải Vân, Bột mì Tiên Sa, bột mì Tháp Chàm Đỏ…cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, người mua lẽ. Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ là cám như Cám trắng, Cám đỏ…phục vụ cho chăn nuôi. Nguyên liệu là lúa mì được nhập từ các nước như lúa mì Canada, lúa mì Trung Quốc, lúa mì Úc…
Do đặc tính của bột mì là dễ hư, dễ mốc nên nhà máy không sản xuất hàng loạt mà chỉ sản xuất một số lượng nhất định để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Nếu như khách hàng đặt hàng với số lượng lớn thì nhà máy sẽ tiến hành sản xuất thêm.
Ngoài ra, nhà máy có một nhà ăn cho thuê và một phân xưởng cho thuê, đem lại cho nhà máy một khoản doanh thu hàng năm. Việc cho thuê làm nhà ăn như vậy là rất phù hợp, thuận tiện cho nhân viên muốn ở lại ăn uống và ở lại qua trưa.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Sản phẩm chính của nhà máy là bột mỳ. Nguyên liệu chủ yếu là lúa mỳ được đưa vào băng tải, làm sạch loại bỏ tạp chất sau đó làm sạch lần tiếp theo và đưa vào si lô chứa gia ẩm lần 1 và gia ẩm lần 2, sau đó đưa vào si lô ủ ẩm lần tiếp theo qua máy nghiền và đến sàng trung tâm, cho ra 2 si lô, 1 si lô chứa bột, 1 si lô chứa cám. Quy trình này được chạy gần như 24/24 giờ theo 3 ca làm việc trong một ngày. Ca 1 từ 6 giờ sáng đén khoảng 2 giờ chiều; ca 2 từ 2 giờ chiều đến khoảng 10 giờ đêm; ca 3 từ khoảng 10 giờ đêm cho đến khoảng 6 giờ sáng ngày hôm sau. Công nhân sản xuất được chia theo từng tổ và làm việc theo ca và cứ 3 ngày sẽ đổi ca một lần.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
Nguyên liệu
Si lô ủ ẩm
Băng tải
Làm sạch lần 1
Loại bỏ tạp chất
Làm sạch lần 2
Si lô chứa
Gia ẩm lần 1
Gia ẩm lần 2
Máy nghiền
Sàng trung tâm
Si lô chứa cám
Đóng bao phụ phẩm
Đóng bao thành phẩm
Si lô chứa bột
1.4.Cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy
Theo sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy theo kiểu quan hệ trực tuyến chức năng .
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trưởng ca 3
Trưởng ca 2
Trưởng ca 1
PXSX
P.KT-CN
P. KT-TC
P. TC-HC
P. KH-KD
Chú thích:
P. TC-KT : Phòng kế toán tài chính
P. KH-KD : Phòng kế hoạch kinh doanh
P. TC-HC : Phòng tổ chức hành chính
P. KT-CN : Phòng kỹ thuật công nghệ
PXSX : Phân xưởng sản xuất
- : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
B. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I/ Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Sản phẩm
Q1(tấn)
Zk(1000đ)
Z1(1000đ)
Bột Non Nước(A)
15.185,25
3.331,50
3.302,30
Bột Tiên Sa(B)
3.487,45
2.570,85
2.571,40
Bột Tháp Chàm Đỏ(C)
4.955,24
2.950,75
3.120,10
Bột Hải Vân(D)
9.424,36
3.102,30
3.020,50
Bột Sông Hàn(E)
513,62
3.095,85
3.005,60
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Sản phẩm
Q1Zk
Q1Z1
z
Z
T
(%)
A
50.589.643,72
50.146.234,57
-29.20
-443.409,16
99,12
B
8.965.710,84
8.967.628,93
0.56
1.918,10
100,02
C
14.621.674,43
15.460.844,33
169.35
839.169,90
105,74
D
29.237.192,03
28.466.279,38
-81.81
-770.912,65
97,36
E
1.590.090,48
1.543.736,28
-90.25
-46.354,21
97,08
Tổng
105.004.311,50
104.584.723,49
-419.588,02
99,60
Nhận xét :
Qua bảng số liệu và nội dung phân tích ta thấy :
Tổng giá thành sản phẩm thực tế thấp hơn so với kế hoạch là 419.588,02 tương ứng với tỉ lệ giảm là 0,4% hay ở thực tế đạt 99,6% so với gía thành kế hoạch. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch đề ra về giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do :
* Sản phẩm A:
Giá thành ở thực tế thấp hơn so với kế hoạch là 29,20, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 15.185,25 tấn làm cho giá thành sản phẩm này giảm hơn so với kế hoạch là 443.409,16.
* Sản phẩm B:
Giá thành ở thực tế cao hơn so với kế hoạch là 0,56, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 3.487,45 tấn làm cho giá thành sản phảm này giảm so với kế hoạch là 1.918,10.
* Sản phẩm C:
Giá thành ở thực tế cao hơn so với kế hoạch là 169,35, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 4.955,24 tấn làm cho giá thành sản phảm này giảm so với kế hoạch là 839.169,90
* Sản phẩm D:
Giá thành ở thực tế thấp hơn so vơi kế hoạch là 81,81, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 9.424,36 tấn làm cho giá thành sản phảm này giảm so với kế hoạch là 770.912,65
* Sản phẩm E:
Giá thành ở thực tế thấp hơn so với kế hoạch là 90,25, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 513,62 tấn làm cho giá thành sản phảm này giảm so với kế hoạch là 46.354,21.
II/ Phân tích tốc độ tăng trưởng giá thành sản phẩm
Sản phẩm
Q0(tấn)
Z0(1000đ)
Z1(1000đ)
A
14,910.25
3,350.65
3.302,30
B
3,207.40
2,546.20
2.571,40
C
4,727.55
2,974.10
3.120,10
D
9,120.10
3,014.35
3.020,50
E
380.12
3,042.50
3.005,60
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
SP
Q1Z0
Q1Z1
T%
z
Z
A
50.880.441,16
50.146.234,56
98,50
-48,35
-734.206,60
B
8.879.745,19
8.967.628,93
100,98
25,2
87.883,74
C
14.737.379,28
15.460.844,32
104,91
146
723.465,04
D
28.408.319,57
28.466.279,38
100,20
6,15
57.959,81
E
1.562.688,85
1.543.736,27
98,79
-36.9
-18.952,58
TỔNG
104.468.574,05
104.584.723,47
100,11
92,1
116.149,42
Nhận xét
Qua bảng số liệu và nội dung phân tích ta thấy :
Tổng giá thành sản phẩm kỳ này cao hơn so với kỳ trước là 116.149,42 tương ứng với tỉ lệ tăng là 0,11% hay ở kỳ này đạt 100,11% so với gía thành kỳ trước. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng kỳ này cao hơn kỳ trước. Nguyên nhân là do :
* Sản phẩm A:
Giá thành ở kỳ này thấp hơn so với kỳ trước là 48,35 , trong kì doanh nghiệp sản xuất được 15.185,25 tấn làm cho giá thành sản phẩm kỳ này giảm hơn so với kỳ trước là 734.206,60
* Sản phẩm B:
Giá thành ở kỳ này cao hơn so với kỳ trước là 25,2, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 3.487,45 tấn làm cho giá thành sản phẩm này tăng so với kỳ trước là 87.883,74.
* Sản phẩm C:
Giá thành ở kỳ này cao hơn so với kỳ trước là 146, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 4.955,24 tấn làm cho giá thành sản phẩm này tăng so với kỳ trước là 723.465,04
* Sản phẩm D:
Giá thành ở kỳ này cao hơn so với kỳ trước là 6,15, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 9.424,36 tấn làm cho giá thành sản phẩm này tăng so với kỳ trước là 57.959,81.
* Sản phẩm E:
Giá thành ở kỳ này thấp hơn so với kỳ trước là 36,9, trong kì doanh nghiệp sản xuất được 513,62 tấn làm cho giá thành sản phẩm này giảm so với kỳ trước là 18.952,58.
Tóm lại, doanh nghiệp không hoàn thành về tốc độ tăng trưởng giá thành sản phẩm do 3 sản phẩm B, C, D có giá thành cao hơn so với kỳ trước. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục kịp thời (xem phần sau).
III/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được
SP
Qk
Q1
Z0
Zk
Z1
A
15,335.40
15,185.25
3,350.65
3,331.50
3,302.30
B
3,296.30
3,487.45
2,546.20
2,570.85
2,571.40
C
4,602.15
4,955.24
2,974.10
2,950.75
3,120.10
D
9,023.30
9,424.36
3,014.35
3,102.30
3,020.50
E
425.40
513.62
3,042.50
3,095.85
3,005.60
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẠ THẤP GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC
SP
QKZ0
QKZK
Q1Z0
Q1ZK
Q1Z1
A
51.383.558,01
51.089.885,10
50.880.441,16
50.589.643,72
50.146.234,56
B
8.393.039,06
8.474.292,86
8.879.745,19
8.965.710,83
8.967.628,93
C
13.687.254,32
13.579.794,11
14.737.379,28
14.621.674,43
15.460.844,32
D
27.199.384,36
27.992.983,59
28.408.319,57
29.237.192,03
28.466.279,38
E
1.294.279,50
1.316.974,59
1.562.688,85
1.590.090,48
1.543.736,27
TỔNG
101.957.515,24
102.453.930,25
104.468.574,05
105.004.311,49
104.584.723,47
SP
MK
M1
TK
T1
A
293.672,91
734.206,6
0,57
-1,44
B
81.253,79
87.883,74
0,97
0,99
C
107.460,2
723.465,04
0,79
4,91
D
793.599,24
57.959,81
2,92
0,2
E
22.695,09
18.952,58
1,75
-1,21
TỔNG
496.415,01
116.149,42
0,49
0,11
+Chỉ tiêu phân tích:
Mức độ hạ giá thành:
+ Mức độ hạ giá thành kế hoạch:
Mk = QkZk – QkZ0 = 496.415,01
+ Mức độ hạ giá thành thực tế:
M1 = Q1Z1 – Q1Z0 = 116.149,42
- Tỷ lệ hạ giá thành:
+ Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch:
QkZk – QkZ0 Mk
Tk = ––––––––––––––– *100% = ––––––– *100% = 0,49%
QkZ0 QkZ0
+ Tỷ lệ hạ giá thành thực tế:
Q1Z1 – Q1Z0 M1
T1 = ––––––––––––––– *100% = ––––––– *100% = 0,11%
Q1Z0 Q1Z0
+Xác định đối tượng phân tích:
ΔM = M1 – Mk = 116.149,42 – 496.415,01 = – 380.265,59
ΔT = T1 – Tk = 0,11% – 0,49% = –0,38%
+ Ảnh hưởng của các nhân tố (Q, kết cấu, giá thành)
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất (Q) :
(Qk à Q’=Qk*t)
Q1Z0
t = –––––––– *100% = 102,46%
QkZ0
Q thay đổi ảnh hưởng đến M:
ΔM(Q) = MQ – MK = MK*(t–1) = 496.415,01*(1,0246 – 1) = 12.211,81
Q thay đổi ảnh hưởng đến T :
ΔT(Q) = TQ – TK = 0
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu : (QK*t à Q1)
Khi kết cấu thay đổi ảnh hưởng đến M :
ΔM(k/c) = M(k/c)– MQ = (Q1ZK – Q1Z0) – MK*t
= 105.004.311,49 –104.468.574,05 – 496.415,01*1,0246
= 535.737,44 – 508.626,82
= 27.110,62
Khi kết cấu thay đổi ảnh hưởng đến T :
M(k/c) 535.737,44
ΔT(k/c)= T(k/c) – T(Q) = –––––––– – Tk = –––––––––– – 0,49%
Q1Z0 104.468.574,05
= 0,51% – 0,49% = 0,02%
- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành(Z)
ΔM(Z) = M1 – M(k/c) = 116.149,42 – 535.737,44 = – 419.588,02
ΔT(Z) = T1 – T(k/c) = 0,11% – 0,51% = – 0,4%
+Tổng hợp các nhân tố :
ΔM = ΔM(Q) + ΔM(k/c) + ΔM(Z)
= 12.211,81 + 27.110,62 – 419.588,02 = – 380.265,59
ΔT = ΔT(Q) + ΔT(k/c+ ΔT(Z) = 0 + 0,02% – 0,4% = – 0,38%
Nhận xét
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét :
Doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành. Trong kế hoạch chi phí sản xuất dự kiến cao hơn so với năm trước là 496.415,01 tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,49% nhưng thực tế chi phí đã thấp hơn so với kỳ trước là 116.149,42 tương ứng với tỷ lệ tăng 0,11%. Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch và hạ thấp giá thành sản phẩm do ở kỳ thực tế, chi phí sản xuất thấp hơn so với kỳ kế hoạch đề ra là 380.265,59 tương ứng với tỷ lệ giảm 0,38%.
Nguyên nhân là do :
- Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất, do tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản xuất đạt 102,46% và Mk là số dương nên khi sản lượng thay đổi đã làm cho tổng giá thành tăng 12.211,81. Khi sản lượng sản phẩm thay đổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ giá thành.
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu, khi kết cấu sản phẩm thay đổi đã làm cho tổng giá thành tăng 27.110,62 tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,02%
- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm, do z thay đổi đã làm cho tổng giá thành giảm 419.588,02 tương ứng với tỷ lệ giảm 0,4%.
Cụ thể :
+ Đối với sản phẩm A cứ 1 sản phẩm A giá thành thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 29,2. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 15.185,25kg sản phẩm A nên đã làm cho giá thành sản xuất sản phẩm A giảm 443.409,3.
+ Đối với sản phẩm B, cứ sản xuất 1 sản phẩm B giá thành thực tế tăng so với kế hoạch là 0,55. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 3.487,45kg sản phẩm B nên đã làm cho giá thành sản xuất sản phẩm B tăng 1.918,098.
+ Đối với sản phẩm C cứ 1 sản phẩm C giá thành thực tế tăng 169,35. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 4.955,24 kg sản phẩm C nên đã làm cho tổng giá thành tăng 839.169,894.
+ Đối với sản phẩm D cứ sản xuất 1 sản phẩm D, giá thành thực tế giảm so với kế hoạch là 81,8. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 9.424,36 kg sản phẩm D nên đã làm cho giá thành thực tế giảm 770.912,648.
+ Đối với sản phẩm E, cứ sản xuất 1 sản phẩm sản phẩm D giá thành thực tế giảm so với kế hoạch là 90,25, trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 513,62kg sản phẩm E nên đã làm cho giá thành thực tế giảm 46.354,205.
IV/ Phân tích chi phí cho 1000 đồng sản phẩm
SP
Qk
Q1
Zk
Z1
Pk
P1
A
15,335.40
15,185.25
3,331.50
3,302.30
10,500.00
11,000.00
B
3,296.30
3,487.45
2,570.85
2,571.40
8,800.00
8,500.00
C
4,602.15
4,955.24
2,950.75
3,120.10
9,600.00
9,300.00
D
9,023.30
9,424.36
3,102.30
3,020.50
9,800.00
9,500.00
E
425.40
513.62
3,095.85
3,005.60
10,000.00
10,000.00
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHO 1000 ĐỒNG SẢN PHẨM
SP
QkZk
QkPk
Q1Zk
Q1Pk
A
51.089.885,10
161.021.700
50.589.643,72
159.445.072,50
B
8.474.292,86
29.007.440
8.965.710,83
30.689.560
C
13.579.794,11
44.180.640
14.621.674,43
47.570.304
D
27.992.983,59
88.428.340
29.237.192,03
92.358.728
E
1.316.974,59
4.254.000
1.590.090,48
5.136.200
TỔNG
102.453.930,25
326.892.120
105.004.311,49
335.199.864,50
SP
Q1Z1
Q1P1
Fk
F1
A
50.146.234,56
167.037.695
317,29
300,21
B
8.967.628,93
29.643.325
292,14
302,52
C
15.460.844,32
46.083.732
307,37
335,49
D
28.466.279,38
89.531.420
316,56
317,95
E
1.543.736,27
5.136.200
309,59
300,56
TỔNG
104.584.723,47
337.432.372
313,42
309,94
+Chỉ tiêu phân tích
+ Đối tượng phân tích
+ Các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng của nhân tố số lượng Q (Qk ->Qkt)
∆FQ= FQ- Fk= Fk- Fk = 0
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu
∆Fk/c= Fk/c- FQ= =
= 313,26 – 313,42 = - 0,16
- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị z
∆Fz = Fz – Fk/c =
= 312,01- 313,26 = - 1,25
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán P
∆FP = F1 – Fz = 309,94 – 312,01 = - 2,07
+ Tổng hợp:
∆F = FQ + Fk/c + Fz + FP = - 3,48
Nhận xét
Dựa vào bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét như sau: Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch chi phí cho 1000 đ giá trị sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này là:
Trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của toàn doanh nghiệp là 313,42. Nhưng thực tế chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của toàn doanh nghiệp chỉ còn 309,94. Như vậy doanh nghiệp không những đã hoàn thành kế hoạch mà còn giảm được một khoản chi phí so với kế hoạch là 3,48.
Cụ thể là:
+ Đối với sản phẩm A trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm là 317,29 còn ở thực tế là 300,21, như vậy so với kế hoạch thì doanh nghiệp đã giảm được 17,08.
+ Đối với sản phẩm B trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm là 292,14 còn ở thực tế là 302,52; như vậy so với kế hoạch thì chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng lên 10,38.
+ Đối với sản phẩm C trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm là 307,37 còn ở thực tế là 335,49; như vậy so với kế hoạch thì chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng lên 28,12.
+ Đối với sản phẩm D trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm là 316,56 còn ở thực tế là 317,95; như vậy so với kế hoạch thì chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng lên 1,39.
+ Đối với sản phẩm E trong kế hoạch chi phí cho 1000 đồng sản phẩm là 309,59 còn ở thực tế là 300,56; như vậy so với kế hoạch thì chi phí cho 1000 đồng sản phẩm của doanh nghiệp đã giảm 1,39
Nguyên nhân là do :
- Ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất: Khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi không ảnh hưởng đến chi phí trên 1000 đồng sản phẩm.
- Ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm: Kết cấu thay đổi làm cho chi phí trên 1000 đồng sản phẩm giảm 0,16.
- Ảnh hưởng của giá thành đơn vị: Giá thành sản phẩm thay đổi làm cho chi phí trên 1000 đồng sản phẩm giảm 1,25.
Cụ thể:
+ Đối với sản phẩm A cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá thành sản phẩm A ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 29,2.
+ Đối với sản phẩm B cứ sản xuất một sản phẩm thì làm giá thành sản phẩm ở B thực tế tăng so với kế hoạch là 0,55.
+ Đối với sản phẩm C cứ sản xuất một sản phẩm thì làm giá thành sản phẩm C ở thực tế tăng so với kế hoạch là 169,35.
+ Đối với sản phẩm D cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá thành sản phẩm D ở thực tế giảm so với kế hoạch là 81,8.
+ Đối với sản phẩm E cứ sản xuất một sản phẩm thì làm giá thành sản phẩm E ở thực tế giảm so với kế hoạch là 90,25.
-Ảnh hưởng của đơn giá bán sản phẩm: Do đơn giá bán thay đổi làm cho chi phí trên 1000 đồng sản phẩm giảm 2,07.
Cụ thể:
+ Đối với sản phẩm A cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá bán sản phẩm A ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 500.
+ Đối với sản phẩm B cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá bán sản phẩm B ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 300.
+ Đối với sản phẩm C cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá bán sản phẩm C ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 300.
+ Đối với sản phẩm D cứ sản xuất một sản phẩm thì làm cho giá bán sản phẩm D ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 300.
+ Đối với sản phẩm E khi sản xuất một sản phẩm thì giá bán sản phẩm E không thay đổi so với kế hoạch.
V/ Phân tích giá thành theo các khoản mục
1/ Phân tích giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sản phẩm A
Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 2.219.730 và ở kỳ thực tế là 2.474.265. Ta có bảng số liệu về định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua nguyên vật liệu:
Tên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)
KH
TT
KH
TT
X
1,5
1,7
3.278,1
3.100,2
{Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )
+ Chỉ tiêu phân tích :
Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd
Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 2.219.730 x (33.565,92/32.682,55)
= 2.219.730 x 1,03 = 2.286.321,9
Suy ra : Ckd = 33.565,92 x 1,5 x 3.278,1 - 2.308.519,2
=165.048.663,5 - 2.286.321,9
= 162.762.341,6
C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = 33.565,92 x 1,7 x 3.100,2 - 2.474.265
= 176.903.810,8 - 2.474.265 = 174.429.545,8
+ Đối tượng phân tích:
ΔCd = C1 - Ckd = 174.429.545,8 - 162.762.341,6
= 11.667.204,2
+ Nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)
ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ) .pk = 33.565,92 x ( 1,7 – 1,5) x 3.278,1
= 22.006.488,5
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)
ΔC(p) = Σ Q1 . m1 .(p1 – pk) = 33.565,92 x 1,7 x (3.100,2 – 3.278,1)
= -10.151.341,2
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)
ΔC(F) = - (F1 –Fkd) = -(2.474.265 - 2.286.321,9)
= - 187.943,1
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCd = 22.006.488,5 - 10.151.341,2 – 187.943,1
= 11.667.204,2
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích, ta có nhận xét sau:
Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm A là 162.762.341,6 nhưng thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu lại lên tới 174.429.545,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng lên một giá trị tương ứng là 11.667.204,2 Nguyên nhân cụ thể do:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 1,5 trong khi thực tế là 1,7 tăng 0,2 so với kế hoạch đề ra, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 22.006.488,5
+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng giảm 177,9 nghìn đồng, tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 10.151.341,2
+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 2.286.321,9 nhưng thực tế đạt 2.474.265 làm cho chi phí giảm 187.943,1
Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do định mức tiêu hao tăng so với kế hoạch đề ra, vì vậy cần phải xem xét để có biện pháp khắc phục kịp thời ( biện pháp sẽ đưa ra ở phần sau).
Sản phẩm B
Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 4.383.897 và ở kỳ thực tế là 4.450.173. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:
Tên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)
KH
TT
KH
TT
X
1,8
1,9
3.278,1
3.100,2
Y
1,6
1,5
2.763,6
2.843,4
{Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )
+ Chỉ tiêu phân tích :
Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fkd
Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 4.383.897 x (33.565,92/32.682,55)
= 4.383.897 x 1,03 = 4.515.413,91
Suy ra : Ckd = [(33.565,92 x 1,8 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,6 x 2.763,6)]- 4.515.413,91
= 346.478.838,7 – 4.515.413,91
= 341.963.424,7
C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1
= (33.565,92 x 1,9 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,5 x 2.843,4)
– 4.450.173
= 340.878.092,2 – 4.450.173
= 336.427.856,2
+ Đối tượng phân tích:
ΔCd = C1 - Ckd = 336.427.856,2 - 341.963.424,7
= -5.535.568,5
+ Nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)
ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ) .pk
= 33.565,92 x ( 1,9 – 1,8) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,5 – 1,6) x 2.763,6
= 1.726.966,58
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)
ΔC(p) = Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)
= 33.565,92 x 1,9 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,5 x (2.843,4– 2.763,6)
= -7.327.776
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)
ΔC(F) = - (F1 –Fkd) = -(4.450.173 - 4.515.413,91 )
= 65.240,91
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCd = 1.726.966,58 - 7.327.776 + 65.240,91
= -5.535.568,5
Nhận xét:
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:
Doanh nghiệp hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm B là 341.963.424,7 còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 336.427.856,2. Điều này làm cho tổng chi phí giảm đi một giá trị tương ứng là 5.535.568,5
Nguyên nhân cụ thể do:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,8 trong khi thực tế là 1,9 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Y trong kế hoạch là 1,6, thực tế là 1,5 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 1.726.966,58
+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 còn ở kỳ thực tế là 2.843,4, tăng 79,8 so với kế hoạch tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 7.327.776
+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.515.413,91 nhưng thực tế đạt 4.450.173 làm cho chi phí tăng một lượng là 65.240,91
Tóm lại, Doanh nghiệp hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.
Sản phẩm C
Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 1.780.821 và ở kỳ thực tế là 1.909.461. Ta có bảng số liệu về định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua nguyên vật liệu:
Tên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)
KH
TT
KH
TT
X
1,6
1,7
3.278,1
3.100,2
{Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )
+ Chỉ tiêu phân tích :
Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd
Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 1.780.821 x (33.565,92/32.682,55)
= 1.780.821 x 1,03 = 1.834.245,6
Suy ra : Ckd = 33.565,92 x 1,6 x 3.278,1 – 1.834.245,6
=176.051.907,8 - 1.834.245,6
= 174.217.662,2
C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1 = 33.565,92 x 1,7 x 3.100,2 – 1.909.461
= 176.903.810,8 – 1.909.461= 174.994.349,8
+ Đối tượng phân tích:
ΔCd = C1 - Ckd = 174.994.349,8 - 174.217.662,2
= 776.687,6
+ Nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)
ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ) .pk = 33.565,92 x ( 1,7 – 1,6) x 3.278,1
= 11.003.244,2
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)
ΔC(p) = Σ Q1 . m1 .(p1 – pk) = 33.565,92 x 1,7 x (3.100,2 – 3.278,1)
= -10.151.341,2
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)
ΔC(F) = - (F1 –Fkd) = -(1.909.461 - 1.834.245,6)
= - 75.215,4
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCd = 11.003.244,2 -10.151.341,2 - 75.215,4
= 776.687,6
Nhận xét:
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:
Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm C là 1.834.245,6 nhưng thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu lại lên tới 174.994.349,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng lên một giá trị tương ứng là 776.687,6. Nguyên nhân cụ thể do:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 1,6 trong khi thực tế là 1,7 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 11.003.244,2
+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch là 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng giảm 177,9 nghìn đồng, tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 10.151.341,2
+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 1.834.245,6 nhưng thực tế đạt 1.909.461 làm cho chi phí giảm 75.215,4.
Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do định mức tiêu hao tăng so với kế hoạch đề ra, vì vậy cần phải xem xét để có biện pháp khắc phục kịp thời ( biện pháp sẽ đưa ra ở phần sau).
Sản phẩm D
Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 3.911.854 và ở kỳ thực tế là 4.010.366. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:
Tên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)
KH
TT
KH
TT
X
1,4
1,5
3.278,1
3.100,2
Y
1,7
1,6
2.763,6
2.843,4
Z
1,5
1,6
3.140,2
3.201,2
{Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )
+ Chỉ tiêu phân tích :
Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd
Với: Fkd = Fk . Q1/Qk = 3.911.854 x (33.565,92/32.682,55)
= 3.911.854 x 1,03 = 4.029.209,6
Suy ra : Ckd = (33.565,92 x 1,4 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,7 x 2.763,6) +(33.565,92 x 1,5 x 3.140,2) – 4.029.209,6
= 469.847.692,3 – 4.029.209,6
= 465.818.482,7
C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1
= (33.565,92 x 1,5 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,6 x 2.843,4) + (33.565,92 x 1,6 x 3201,2) – 4.010.366
= 480.719.693,8 – 4.010.366
= 476.709.327,8
+ Đối tượng phân tích:
ΔCd = C1 - Ckd = 476.709.327,8 - 465.818.482,7
= 10.890.845,1
+ Nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)
ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ) .pk
= 33.565,92 x ( 1,5 – 1,4) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,6 – 1,7) x 2.763,6 + 33.565,92 x (1,6 – 1,5) x 3.140,2
= 12.267.336,8
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)
ΔC(p) = Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)
= 33.565,92 x 1,5 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,6 x (2.843,4 – 2.763,6) + 33.565,92 x 1,6 x (3.201,2 – 3.140,2)
= -1.395.335,3
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)
ΔC(F) = - (F1 –Fkd) = -(4.010.366 - 4.029.209,6 )
= 18.843,6
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCd = 12.267.336,8 -1.395.335,3 +18.843,6
= 10.890.845,1
Nhận xét:
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích, ta thấy:
Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm D là 4.029.209,6còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 476.709.327,8. Điều này làm cho tổng chi phí tăng đi một giá trị tương ứng là 10.890.845,1.Nguyên nhân cụ thể do:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,4 trong khi thực tế là 1,5 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Y trong kế hoạch là 1,7, thực tế là 1,6 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Z ở kỳ kế hoạch là 1,5 ở kỳ thực tế là 1,6 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 12.267.336,8
+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 nghìn đồng còn ở kỳ thực tế là 2.843,4 nghìn đồng, tăng 79,8 nghìn đồng so với kế hoạch, nguyên vật liệu Z đơn giá mua kỳ kế hoạch là 3.140,2 nghìn đồng trong khi thực tế là 3.201,2 nghìn đồng, tăng 61 nghìn đồng tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 1.395.335,3
+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.029.209,6 nhưng thực tế chỉ đạt 4.010.366 làm cho chi phí tăng một lượng là 18.843,6
Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do đơn giá mua của 2 nguyên vật liệu Y và Z tăng so với kế hoạch, còn giá trị phế liệu thu hồi lại giảm so với kế hoạch. Vì vậy Dn cần có biện pháp khắc phục.
Sản phẩm E
Theo kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 32.682,55 tấn và thực tế doanh nghiệp sản xuất 33.565,92 tấn. Giá trị phế liệu thu hồi ở kỳ kế hoạch là 3.950.940 và ở kỳ thực tế là 4.022.280. Ta có bảng số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá mua bình quân nguyên vật liệu:
Tên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Đơn giá mua bình quân một kg nguyên vật liệu (1.000đ)
KH
TT
KH
TT
X
1,5
1,6
3.278,1
3.100,2
Y
1,7
1,6
2.763,6
2.843,4
Z
1,8
1,9
3.140,2
3.201,2
{ Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế (Q1 )
+ Chỉ tiêu phân tích :
Ckd = ΣQ1 .mki . pki - Fk (Q1/Qk) = ΣQ1 .mki . pki - Fkd
Với: Fkd = Fk . Q1/Qk
= 3.950.940 x (33.565,92/32.682,55)
= 3.950.940 x 1,03 = 4.069.468,2
Suy ra : Ckd = (33.565,92 x 1,5 x 3.278,1) + (33.565,92 x 1,7 x 2.763,6) +(33.565,92 x 1,8 x 3.140,2) – 4.069.468,2
= 512.472.047,2 – 4.069.468,2
= 508.402.579
C1 = ΣQ1 . m1i . p1i - F1
= (33.565,92 x 1,6 x 3.100,2)+(33.565,92 x 1,6 x 2.843,4) + (33.565,92 x 1,9 x 3201,2) – 4.022.280
= 523.361.167,3 – 4.022.280
= 519.338.887,3
+ Đối tượng phân tích:
ΔCd = C1 - Ckd = 519.338.887,3 - 508.402.579
= 10.936.308,3
+ Nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao (m)
ΔC(m) = Σ Q1 . (m1 – mk ) .pk
= 33.565,92 x ( 1,6 – 1,5) x 3.278,1 + 33.565,92 x (1,6 – 1,7) x 2.763,6 + 33.565,92 x (1,9 – 1,8) x 3.140,2
= 12.267.336,8
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua nguyên vật liệu(p)
ΔC(p) = Σ Q1 . m1 .(p1 – pk)
= 33.565,92 x 1,6 x (3.100,2 – 3.278,1) + 33.565,92 x 1,6 x (2.843,4 – 2.763,6) + 33.565,92 x 1,9 x (3.201,2 – 3.140,2)
= -1.378.216,7
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị phế liệu thu hồi (F)
ΔC(F) = - (F1 –Fkd) = -(4.022.280 - 4.069.468,2)
= 47.188,2
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCd = 12.267.336,8 -1.378.216,7 + 47.188,2
= 10.936.308,3
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích, ta có nhận xét sau:
Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí nguyên vật liệu vì: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong kế hoạch đặt ra cho sản phẩm E là 508.402.579 còn trong thực tế tổng chi phí nguyên vật liệu là 519.338.887,3. Điều này làm cho tổng chi phí tăng đi một giá trị tương ứng là 10.936.308,3.Nguyên nhân cụ thể do:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X là 1,5 trong khi thực tế là 1,6 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Y trong kế hoạch là 1,7, thực tế là 1,6 giảm 0,1 so với kế hoạch đề ra, nguyên vật liệu Z ở kỳ kế hoạch là 1,8 ở kỳ thực tế là 1,9 tăng 0,1 so với kế hoạch đề ra. Đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng một lượng tương ứng là 12.267.336,8
+ Đơn giá mua nguyên vật liệu kỳ kế hoạch của nguyên vật liệu X 3.278,1 nghìn đồng trong khi đó kỳ thực tế là 3.100,2 nghìn đồng, giảm 177,9 nghìn đồng, còn nguyên vật liệu Y kỳ kế hoạch là 2.763,6 nghìn đồng còn ở kỳ thực tế là 2.843,4 nghìn đồng, tăng 79,8 nghìn đồng so với kế hoạch nguyên vật liệu Z đơn giá mua kỳ kế hoạch là 3.140,2 nghìn đồng trong khi thực tế là 3.201,2 nghìn đồng, tăng 61 nghìn đồng tương ứng làm chi chi phí giảm một lượng là 1.378.216,7
+ Gía trị phế liệu thu hồi đặt ra ở kỳ kế hoạch cần đạt được là 4.069.468,2 nhưng thực tế chỉ đạt 4.022.280 làm cho chi phí tăng một lượng là 47.188,2.
Tóm lại, Doanh nghiệp không hoàn thành chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp do đơn giá mua của 2 nguyên vật liệu Y và Z tăng so với kế hoạch, còn giá trị phế liệu thu hồi lại giảm so với kế hoạch.
2/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Phân xưởng
Hk
H1
Pk
P1
I
2
2,2
35.000
36.000
II
3
3,3
30.000
28.500
III
3
3,2
38.000
38.500
{ Quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế
+ Chỉ tiêu phân tích: Ci =Σ Qi x hi x pi
= ∑Q1*hk*pk
= (33.567,92*2*35.000)+(33.567,92*3*30.000)+( 33.567,92*3*38.000)
= 9.197.610.080
C1 = ∑Q1*h1*p1
=(33,567,92*2,2*36.000)+(33.567,92*3,3*28.500)+(33.567,92*3,2*38.500)
= 9.951.209.884
+ Đối tượng phân tích
∆Cd = C1 - = 9.951.209.884 – 9.197.610.080 = 753.599.804
+Các nhân tố ảnh hưởng
- Ảnh hưởng của nhân tố định mức giờ công lao động
∆C(h) = ∑Q1*h1*pk - ∑Q1*hk*pk = ∑Q1(h1- hk)*pk
=33.567,92*(2,2-2)*35.000+33.567,92*(3,3-3)*30.000+33.567,92*(3,2-3)*38000
= 234.975.440 + 302.111.280 + 255.116.192 = 792.202.912
- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán
∆C(p) = ∑Q1*h1*p1 - ∑Q1*h1*pk = ∑Q1*h1(p1- pk)
=[33.567,92*2,2*(36.000-35.000)]
+[33.567,92*3.3*(28.500-30.000)]
+[33567.92*3.2*(38.500-38.000)]
=38.603.108
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆C = ∆C(h) + ∆C(p) = 792.202.912 -38.603.108 = 753.599.804
3/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất chung
{Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế
+ Công thức phải tính : C = V+ C + N + L + K + D + T
+ Đối tượng phân tích :
Q1 /Qk =33.565,92/ 32.682,55 = 1,03
C1 = 27.811.647.500
Ckd = Ck .Q1 /Qk= 27,793,110,770.00 * 1.03 = 28.626.904.093,1
+ Đối tượng phân tích :
ΔCd= 27.811.647.500 – 28.626.904.093,1
= - 815.256.593,1
Áp dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nguyên vật liệu
ΔC(V) = V(1) – V(k)d ( Vkd = V(k) . Q1 /Qk )
= 26.185.412.000 - 25.985.452.100*1,03
= - 579.603.663
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí công cụ dụng cụ
ΔC(C) = C(1) – C(k)d (C(k)d = Ck . Q1 /Qk )
= 20.214.000 - 22.145.560 *1,03
= - 2.595.926,8
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công
ΔC(N) = N(1) – N(k)d (N(k)d = Nk . Q1 /Qk )
= 250.412.000 - 230.125.000 *1,03
= 13.383.250
Ảnh hưởng của nhân tố khoản trích theo lương
ΔC(L) = L(1) – L(k)d (L(k)d = L(k) . Q1 /Qk )
= 35.425.500 - 32.458.400 *1,03
= 1.993.348
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khấu hao
ΔC(L) = K(1) – K(k)d (K(k)d = K(k) . Q1 /Qk)
= 704.548.500 - 720.131.000 * 1,03
= - 37,186,430
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí dịch vụ mua ngoài
ΔC(D) = D(1) – D(k)d (D(k)d = D(k) . Q1 /Qk)
= 600.210.500 - 790.653.500 *1,03
= - 214.162.605
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác bằng tiền
ΔC(T) = T(1) – T(k)d (T(k)d = T(k) . Q1 /Qk)
= 15.425.000 - 12.145.210 *1,03
= 2.915.433,7
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔC = ΔC(V) + ΔC(C) + ΔC(N) + ΔC(L) + ΔC(D) + ΔC(T)
=-579.603.663-2.595.926,8+13.383.250+1.993.348-37.186.430- 214.162.605 +2.915.433,7
= - 815.256.593,1
Nhận xét
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét :
Doanh nghiệp không những hoàn thành kế hoạch mà còn giảm được chi phí sản xuất chung 815.256.593,1 đồng. Chi phí sản xuất chung dự kiến trong năm điều chỉnh theo Q1 là 28.626.904.093,1 và thực tế chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp trong năm là 27.811.647.500. Có được điều này là do :
+ Ảnh hưởng của V ( Chi phí nguyên vật liệu ) : Kế hoạch điều chỉnh theo Q1 là 26.765.015.663 đồng. Nhưng thực tế chi phí nguyên vật liệu trong năm chỉ là 26.185.412.000 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh là 579.603.663 đồng.
+ Ảnh hưởng của D ( Chi phí dịch vụ mua ngoài ) : Kế hoạch điều chỉnh theo Q1 là 814.373.105 đồng. Nhưng thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm chỉ là 600.210.500 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh là 214.162.605 đồng.
Chính 2 nhân tố V và D ảnh hưởng nhiều nhất giúp doanh nghiệp giảm được 815.256.593,1 đồng chi phí sản xuất chung trong năm. Các nhân tố còn lại biến động không nhiều, nhìn chung sát với kế hoạch điều chỉnh đề ra.
Chi phí nguyên vật liệu V giảm mạnh so với kế hoạch là do doanh nghiệp chủ yếu nhập Lúa Úc, Lúa Canada và Lúa Mỹ. Trong năm mặc dù sản phẩm sản xuất tăng từ 32.682,55 tấn lên 32.682,55 tấn đã làm cho nguyên vật liệu X ( Lúa Úc ) nhập vào tăng một lượng tương ứng. Lúa Úc theo kế hoạch là 3,278.10 nghìn đ/tấn nhưng thực tế chỉ là 3,100.20 nghìn đ/tấn. Vì vậy đã làm giảm chi phí nguyên vật liệu cộng với giá nhập của Y và Z không tăng giảm nhiều cho nên chi phí sản xuất chung trong năm giảm so với kế hoạch.
PHẦN 3
CÁC BIỆN PHÁP HẠ THẤP GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY BỘT MÌ VIỆT Ý
I/ Những ưu điểm và hạn chế của nhà máy bột mỳ Việt Ý.
1. Ưu điểm
+ Nhà máy bột mỳ Việt Ý hoạt động dưới sự lãnh đạo của công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng, sự tồn tại và phát triển của nhà máy là một điều khích lệ và đáng tự hào. Trong quá trình hoạt động, nhà máy đã không ngừng nâng cao, củng cố, cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để được khách hàng chấp nhận. Để đạt được kết quả đó nhà máy đã cố gắng hết sức để sản xuất kinh doanh đúng đắn, từng bước vươn lên khẳng định mình trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm của mình dễ dàng tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
+ Chi phí sản xuất là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc chi phí bỏ ra nhiều hay ít. Vì vậy nhà máy đã cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách nâng cao trình độ quản lý, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
2. Hạn chế:
+ Hiện nay nhà máy vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ cho nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau nên hay xảy ra thất thoát.
+ Nguyên vật liệu nhập vào nhà máy ngày càng tăng và biến động theo thời vụ nên dẫn đến giá thành đơn vị không ổn định, đó là một bất lợi của nhà máy trong việc tiêu thụ hàng hóa.
+ Kế hoạch sản xuất và giá thành sản phẩm đều do phòng kinh doanh lập nên chưa sát với thực tế.
+ Với đặc điểm hàng tồn kho là hàng lương thực thực phẩm nên khó khăn chung mà nhà máy không tránh khỏi là thời tiết nóng ẩm của miền trung chính vì vậy mà không thuận lợi trong việc bảo quản hàng hóa.
II/ Giải pháp
1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp doanh nghiệp cần tập trung giải quyết hai vấn đề:
* Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng các biện pháp sau đây:
- Tổ chức tốt khâu cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tránh thất thoát, tiêu hao nguyên vật liệu trên đường vận chuyển.
- Bố trí các kho hợp lý, thuận tiện cho việc nhập kho, bảo quản, thu hồi và kiểm kê nguyên vật liệu.
- Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, bảo quản tiết kiệm.
- Tổ chức tốt khâu vận chuyển nguyên vật liệu trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tổ chức việc thu hồi và tận dụng triệt để phế liệu, phế phẩm.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân viên của doanh nghiệp.
- Xây dựng chế độ khen thưởng do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hợp lý.
- Cải tiến máy móc thiết bị và áp dụng kỹ thuật và công nghệ chế tạo tiên tiến để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Xây dựng các thủ tục và qui định cho các công tác cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu.
* Giảm đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp bằng các biện pháp:
- Đàm phán, tạo mối quan hệ tốt để giảm giá mua nguyên vật liệu.
- Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu với giá thấp.
- Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói nguyên vật liệu.
- Bảo quản nguyên vật liệu tốt, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu.
- Giảm các chi phí khác về giao dịch trước khi mua, các chi phí kiểm nghiệm trước khi mua.
- Tận thu phần giá trị nguyên vật liệu bị hư hỏng.
- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế có giá trị thấp hơn khi cần thiết.
2. Giảm chi phí hao hụt hàng hóa
Hao hụt hàng hóa có liên quan tới nhiều khâu, nhiều yếu tố. Nhà máy vừa bán buôn vừa bán lẻ cho nhiều khách hàng với nhu cầu về từng loại như bột mỳ Non nước, bột mỳ Tiên Sa…, số lượng tương đối ít nên dễ xảy ra thất thoát.
Để hạn chế thất thoát hàng hóa thì trước hết cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng và chất lượng của hàng nhập kho. Hàng trong kho cần được bố trí hợp lý, các chủng loại, các mặt hàng khác nhau phải để ở những nơi khác nhau. Cần phải tách riêng kho thành phẩm để dễ quản lý và xuất kho. Mỗi khâu, mỗi bộ phận cần phải giao trách nhiệm cho một người cụ thể, đảm bảo mọi sự thất thoát hàng hóa đều phải có người chịu trách nhiệm. Để việc bảo quản lưu trữ hàng hóa đươc tốt nhà máy cần tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công tác kho.
3. Tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động làm giảm chi phí tiền lương công nhân sản xuất và các khoản chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Tổ chức quá trình sản xuất khoa học nhằm tăng khối lượng sản phẩm với cùng số lượng công nhân.
- Đầu tư công nghệ mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng sản xuất trên một đơn vị thời gian.
- Có chính sách đào tạo huấn luyện cho công nhân viên để nâng cao trình độ và tay nghề của công nhân viên.
- Chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.
- Chú trọng đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp, phát triển tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc theo nhóm trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ tốt giữa cấp lãnh đạo và công nhân viên và có cơ chế để khuyến khích sự sáng tạo, tăng năng suất của công nhân viên.
4. Khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị của doanh nghiệp thường không được sử dụng hết
công suất, điều này làm tăng chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, nếu có biện pháp khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị sẽ giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. Các biện pháp nâng cao mức độ khai thác công suất máy móc thiết bị gồm:
- Hoạch định công suất máy móc thiết bị phù hợp sản lượng bán hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Tăng sản lượng bán hàng để tăng sản lượng sản xuất, từ đó nâng cao mức độ khai thác công suất máy móc thiết bị.
- Giảm các máy móc thiết bị dư thừa trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng định mức sử dụng máy móc thiết bị, có chế độ bảo quản sửa
chữa, xây dựng lịch trình kiểm tra, sửa chữa và cải tiến máy móc thiết bị để nâng cao công suất máy móc thiết bị.
5. Giảm lãng phí trong sản xuất
Trong sản xuất doanh nghiệp thường gặp hai biến cố là sản phẩm bị hư hỏng và ngưng sản xuất làm tăng giá thành. Vì vậy, nếu giảm được các biến cố này sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm.
* Các biện pháp để giảm số sản phẩm hư hỏng gồm:
- Xây dựng tỷ lệ các sản phẩm hư hỏng ở mỗi thời kỳ, có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng.
- Xây dựng quy trình và thủ tục sản xuất sản phẩm, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc của quy trình và thủ tục.
- Nâng cao tay nghề của công nhân viên, áp dụng phương pháp kỹ thuật sản xuất mới và cải tiến máy móc thiết bị.
- Áp dụng cơ chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ tại các công đoạn sản xuất, có hình thức khen thưởng và kỷ luật để giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng.
* Các biện pháp để giảm thời gian ngưng sản xuất:
- Có biện pháp ổn định tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu đầu vào.
- Xây dựng lịch trình theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị và sửa chữa máy móc thiết bị, để giảm hư hỏng bất thường làm ngưng sản xuất.
6. Tiết kiệm chi phí SXC
Chi phí sản xuất chung có trong thành phần của phân xưởng. Vì vậy, việc tiết kiệm các khoản chi phí này giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. Để giảm các khoản chi phí này doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng các định mức cho chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc sử dụng các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Hoàn thiện phương pháp làm việc để nâng cao năng suất lao động của nhân viên quản lý, bán hàng,...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế.
[2] TS. Phạm Văn Dược, Ðặng Kim Cương. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
[3] PGS. TS. Phạm Thị Gái. 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.
[4] Trường Ðại học Tài chính- Kế toán- Hà nội. 2000. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà nội.
[5] TS. Phạm Văn Dược; Ðặng Kim Cương. 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_gia_thanh_0918.doc