Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng

Môi trường kinh doanh luôn tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho những đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn và thách thức. Cùng với triển vọng ngành và đặc biệt đất nước đang trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp ngành dệt may có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế, qua đó có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và gia tăng thị phần. Để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tạo vị thế cạnh tranh cho mình. Việc phân tích và đánh giá lại quá trình hoạt động kinh doanh qua mỗi kỳ kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mỗi đơn vị kinh doanh nhằm xác định cái doanh nghiệp đã thực hiện. Từ đó doanh nghiệp sẽ phát huy hơn nữa những gì doanh nghiệp đã thực hiện hiệu quả, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể cải thiện những hoạt động chưa tốt để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho công ty. Quá trình phân tích tổng quát về hoạt động của công ty mà cốt lõi là tập trung vào những con số tài chính trong các báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2006-2008 đã cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả và ngày càng tăng cao. Cụ thể là công ty luôn tạo ra được lợi nhuận ngày càng tăng cao thể hiện qua những chỉ số về lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn do một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý như về khả năng thanh toán do chính sách kiểm soát nợ của công ty chưa chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó một số tỷ số hoạt động của công ty vẫn còn tương đối thấp, khó khăn về quy mô cũng như công tác nghiên cứu phát triển của công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó đã làm cho công ty chưa thể phát huy hết khả năng sinh lợi của mình

pdf75 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới, tăng hiệu quả hoạt động của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 46 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng 4.3. Phân tích tình hình hoạt động của công ty 4.3.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào Nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm đều được cung cấp từ khách hàng đặt gia công cùng với mẫu mã hàng hoá. Sau khi ký kết hợp đồng gia công, công ty sẽ nhận vải nguyên liệu và phụ liệu từ đối tác để tiến hành sản xuất tạo thành phẩm và giao lại cho đối tác. Tuy nhiên cũng có một số phụ liệu đối tác không cung cấp, công ty sẽ tự mua và tính vào chi phí gia công của công ty. Về số lượng nguyên vật liệu công ty nhận từ đối tác thì được xác định theo định mức. Giữa công ty và khách hàng đặt gia công sẽ thỏa thuận định mức nguyên vật liệu cho lô hàng đặt gia công. Trên cơ sở đó khách hàng đặt gia công sẽ giao hàng với số lượng thực tế cao hơn 2% so với định mức. Đây là phần tiêu hao nguyên vật liệu cho công ty và đó cũng chính là phần doanh thu tiết kiệm của công ty nếu hàng hoá được sản xuất theo đúng định mức. Điều đó cho thấy công ty luôn có nguồn nguyên liệu ổn định sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất mà không phải chịu sức ép từ nhà cung cấp. Bên cạnh đó thì công ty cũng không gặp phải khó khăn trước sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường hiện nay. 4.3.2. Sản lượng sản xuất Bảng 4.10. Sản lượng sản xuất của công ty từ 2006-2008 Đơn vị tính: Sản Phẩm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) A-Gia công 755.420 1.097.364 1.562.542 341.944 45,27 465.178 42,39 1. Áo sơ mi 347.846 0 0 -347.846 -100,00 0 2. Áo polo 146.064 0 0 -146.064 -100,00 0 3. Quần 0 597.163 1.155.266 597.163 558.103 93,46 4. Áo jacket 74.165 434.327 347.111 360.162 485,62 -87.216 -20,08 5, Khác 187.345 65.874 60.165 -121.471 -64,84 -5.709 -8,67 B-Quần áo tự doanh 0 0 0 0 0 Tổng 755.420 1.097.364 1.562.542 341.944 45,27 465.178 42,39 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty là áo sơmi, áo polo, quần, áo jacket. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác như đồ bảo hộ lao động, quần áo thể thao theo mẫu mã thiết kế được cung cấp từ khách hàng theo hợp đồng gia công. Đối với loại quần áo tự doanh, trong 3 năm qua công ty tạm thời ngừng hoạt động do không đủ nguồn lực phân bổ cho hoạt động này. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng sản xuất của công ty tăng mạnh hằng năm. Cụ thể năm 2006, công ty chỉ gia công sản xuất 755.420 sản phẩm nhưng đến năm 2007 đạt 1.097.364 sản phẩm với tỷ lệ tăng 45,27%. Đến năm 2008, sản lượng sản xuất đạt 1.562.542 sản phẩm tăng 465.177 sản phẩm với tỷ lệ tăng 42,47%. Sản lượng sản SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 47 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng xuất của công ty tăng mạnh qua các năm, do cơ cấu sản phẩm sản xuất có sự thay đổi xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi theo thời kỳ. Bảng 4.11. Sản lượng tiêu thụ của công ty từ 2006-2008 Đơn vị tính: Sản phẩm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Áo sơ mi 322.466 0 0 -322.466 -100,00 0 2. Áo polo 221.050 0 0 -221.050 -100,00 0 3. Quần 0 555.222 1.114.357 555.222 559.135 100,70 4. Áojacket 56.000 443.758 346.833 387.758 692,43 -96.925 -21,84 5. Khác 168.894 58.551 59.813 -110.343 -65,33 1.262 2,16 Tổng 768.410 1.057.531 1.521.003 289.121 37,63 463.472 43,83 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Năm 2006, nhu cầu tiêu dùng tập trung phần lớn vào các sản phẩm áo sơmi và áo polo. Do đó hầu hết những đơn hàng lớn của công ty đều tập trung vào những mặt hàng này. Đây là những sản phẩm cần có tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi công nhân mất nhiều thời gian cho mỗi công đoạn sản xuất. Bên cạnh đó quá trình sản xuất dòng sản phẩm này chỉ được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề vững nhằm hạn chế thành phẩm không đạt chất lượng. Do đó số lượng chuyền may thực hiện may dòng sản phẩm này không nhiều và công ty không thể hoạt động hết công suất. Do đó năng suất lao động không cao và sản lượng sản xuất thấp. Đến năm 2007, nhu cầu về sản phẩm quần và áo jacket tăng mạnh, từ đó công ty đã ký kết được những hợp đồng gia công sản phẩm quần và áo jacket với số lượng lớn. Trong năm 2007, công ty không nhận những hợp đồng gia công áo sơmi và áo polo nên chỉ tập trung vào sản xuất quần và áo jacket theo hợp đồng gia công số lượng lớn. Với dòng sản phẩm này, thời gian của mỗi chuyền hoàn thành sản phẩm ngắn hơn so với áo sơmi và áo polo. Do đó sản lượng sản xuất tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2008, nhu cầu tiêu thụ dòng sản phẩm quần lại tăng rất lớn với 1.114.357 sản phẩm, tăng 559.135 sản phẩm với tỷ lệ gia tăng 100,7% so với năm 2007. Đồng thời nhu cầu về áo jacket giảm xuống 21,84% chỉ còn 346.833 sản phẩm. Sản phẩm quần là mặt hàng khá đơn giản và ít tốn thời gian sản xuất do không trãi qua nhiều công đoạn so với sản xuất áo. Do đó sản lượng sản xuất của công ty có thể tăng với số lượng lớn so với sản xuất áo. Từ đó, công ty đã tranh thủ tận dụng cơ hội ký kết các hợp đồng gia công với số lượng lớn, tăng năng suất công ty lên đến 1.562.543 sản phẩm trong năm, tăng 42,4% và tập trung vào sản phẩm quần chiếm tỷ trọng gần 74% tổng sản lượng sản xuất của công ty. Nhìn chung 3 năm qua, tình hình sản xuất của công ty phát triển tốt theo hướng tăng nhanh về sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về cơ cấu sản phẩm. Với thế mạnh về gia công sản xuất sản phẩm quần đúng tiêu chuẩn của khách hàng thể hiện qua số lượng đơn hàng đặt gia công ngày càng nhiều. Công ty nên tiếp tục phát huy thế mạnh SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 48 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng của mình, đầu tư gia tăng công suất để tranh thủ những đơn hàng lớn trong và ngoài nước, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do không đáp ứng kịp thời các đơn hàng. 4.3.3. Hoạt động marketing và thị trường tiêu thụ của công ty Công ty Việt Hồng là một đơn vị kinh doanh với lĩnh vực hoạt động là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. Tuy nhiên công ty còn hạn chế trong hoạt động sản xuất tự doanh mà chỉ tập trung vào hoạt động gia công thông qua công ty may Việt Tiến là một thành viên góp vốn của công ty đóng vai trò trung gian. Hầu hết các hợp đồng gia công hàng hóa của công ty đều được nhận từ công ty may Việt Tiến. Sau khi giao kết về số lượng và mẫu mã hàng hóa, Việt Tiến sẽ giao nguyên phụ liệu cho công ty và sản phẩm hoàn thành sẽ được giao lại cho Việt Tiến để tiêu thụ. Việt Hồng hiện là công ty liên kết của Việt Tiến và các hoạt động đều thông qua Việt Tiến, do đó đối với hoạt động tiêu thụ nội địa thì thị trường chính của công ty là Thành phố Hồ Chí Minh với khách hàng chính là công ty may Việt Tiến. Do đó gần như công ty không quan tâm đến thực hiện hoạt động Marketing trên thị trường. Bên cạnh đó trong nước công ty cũng còn một số khách hàng nhỏ ngoài Việt Tiến nhưng chỉ giới hạn trong khu vực tỉnh Bến Tre. Đó là những đơn vị gia công nhỏ lẻ tại nhà nhận hàng từ công ty về gia công và giao lại cho công ty. Những khách hàng này trực tiếp đến công ty do vị trí địa lý không quá xa, họ biết đến công ty từ những thông tin về công ty trên website của Việt Tiến và một website tiềm kiếm khác. Riêng đối với hoạt động xuất khẩu thì công ty trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng nhưng với số lượng không nhiều, thị trường chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Họ biết đến công ty cũng thông qua công ty Việt Tiến nhưng muốn ký kết trực tiếp để hoạt động lâu dài. Tuy nhiên công ty đã sớm thu hẹp hoạt động xuất khẩu vì năng lực sản xuất có hạn. Nhìn chung hoạt động marketing của công ty đã không được thực hiện đúng mức, công ty chưa có sự quan tâm đến hoạt động quảng bá thương hiệu của mình. Điều đó đã làm cho hoạt động của công ty chưa thật sự hiệu quả, làm cho thị trường tiêu thụ của công ty chậm mở rộng và phát triển. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động công ty. 4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2008 Qua phân tích về tình hình hoạt động của công ty, cụ thể là những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cùng với tình hình tài chính của công ty đã cho thấy với quy mô hoạt động không quá lớn nhưng công ty đã và đang phát huy cao những mặt tích cực của mình. Chẳng hạn về chất lượng sản phẩm và uy tín khách hàng, bên cạnh đó công ty cũng đã ngày càng phát triển quy mô hoạt động của mình, từng bước nâng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong 3 năm qua công ty hoạt động có hiệu quả và ngày càng nâng cao hơn nữa thể hiện qua những chỉ số hoạt động của công ty luôn được tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên hiện tại công ty đã khai thác được nguồn tài chính từ các công ty thành viên của Việt Tiến với nhiều sự ưu đãi. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc sản xuất. Xét về kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy nổi bậc nhất là các số liệu về lợi nhuận của công ty. Mặc dù có sự gia tăng rất lớn về mặt chi phí hoạt động nhưng nguyên nhân là do sản xuất của công ty ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy nhưng chi phí hoạt động hiện tại cũng còn quá cao và công ty vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt chi phí hoạt động, nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên xét về nhóm tỷ số doanh lợi thì ta thấy công ty đã hoạt động hiệu quả khi tỷ số doanh lợi ngày càng tăng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 49 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng nhanh và liên tục qua các năm. Điều đó đã tạo động lực cho sự chuyển biến của công ty trong tương lai. Qua 3 năm hoạt động công ty luôn thu lợi nhuận cao nhưng xét về những khía cạnh hoạt động khác của khả năng tài chính thì công ty đã hoạt động không hiệu quả. Xét về khả năng thanh toán nợ đến hạn cho thấy công ty đã gặp khó khăn rất lớn về khả năng thanh toán do công ty đã không hiệu quả trong việc sử dụng vốn, công ty đã dùng nợ ngắn hạn để đầu tư cho dự án dài hạn. Điều đó gây cho công ty sự nguy hiểm khi chủ nợ không tin tưởng vào hoạt động của công ty. Trước tình hình nợ ngắn hạn của công ty đang tăng quá nhanh đã làm cho tỷ số nợ của công ty trong tình trạng kém khả năng thanh toán, phần lớn tài sản của công ty đều được tài trợ từ nợ ngắn hạn, do đó khả năng chủ nợ thu hồi nợ từ công ty là khá cao. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, công ty đã chưa khai thác thật hiệu quả tài sản vốn có mà công ty đã đầu tư để đem lại doanh thu cho công ty. Cụ thể là công ty đã không kiểm soát chặt chẽ những khoản phải thu của khách hàng, công ty đã kéo dài kỳ thu tiền làm cho tình hình nợ khó đòi ngày càng tăng, vốn bị chiếm dụng trong thời gian dài, giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhìn chung 3 năm qua tình hình hoạt động của công ty là khá tốt và ổn định nhưng công ty còn phụ thuộc khá lớn vào công ty Việt Tiến, chưa có sự độc lập về hoạt động tự doanh. Do đó công ty không thể phát huy hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Trong điều kiện nhu cầu sử dụng hàng may mặc ngày càng gia tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát huy hơn nữa hoạt động của mình, khai thác thêm nhiều thị trường tiềm năng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty. 4.5. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty 4.5.1. Điểm mạnh của công ty Với thế mạnh hiện có của công ty là gia công sản xuất đa dạng sản phẩm mà chủ yếu là hàng thể thao và jacket đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nhu cầu này luôn tăng cao đặc biệt là thị trường Mỹ thường có những đơn hàng với số lượng lớn. Việt Hồng đã có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, từ đó tạo được uy tín với khách hàng và giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Hiện có nhiều khách hàng đã đồng ý hỗ trợ miễn phí về công nghệ, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho công ty. Trở thành công ty liên kết với Việt Tiến là một cơ hội thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã tạo lập mối quan hệ rộng rãi trong hoạt động, hiện công ty đã được ưu đãi về huy động vốn từ các công ty thành viên của Việt Tiến. Do đó khả năng huy động vốn của công ty là tương đối thuận lợi. Tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty chủ yếu là được cung cấp từ khách hàng đặt gia công hoặc từ một số đơn vị trong nước theo những hợp đồng nội, do đó công ty ít chịu ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí đầu vào hiện nay. Bên cạnh đó công ty cũng có ưu thế hơn do mối quan hệ hợp tác lâu dài nên có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía đối tác về nguồn nguyên liệu cho hoạt động của công ty trong những trường hợp cần thiết. Công ty hiện vẫn còn nguồn lực nhàn rỗi từ mặt bằng còn trống và nguồn lao động dự bị đang được tuyển dụng và đào tạo khá đông. Cùng với điều kiện tự nhiên khu vực thích hợp cho phát triển ngành may mặc hiện nay. Lĩnh vực sản xuất là ngành may mặc nên không có nhiều chất thảy độc hại gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn sản xuất dưới 70 dB. Lượng bụi phát sinh trong khâu may SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 50 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng và cắt không nhiều và là loại có kích cỡ lớn (0,3mm – 1mm) nên không bay xa, dễ dàng được xử lý bằng máy hút bụi công nghiệp. Do đó không ảnh hưởng đến đời sống của dân cư khu vực, hoạt động kinh doanh cũng được thuận lợi hơn. Công ty đã quản lý tốt hàng tồn kho, làm tăng vòng quay vốn do không có hiện tượng tồn đọng hàng hóa không tiêu thụ được, công ty thu hồi được vốn nhanh chóng. Với chính sách bán hàng thanh toán chậm của công ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, gia tăng số lượng đơn hàng làm tăng doanh số hàng bán ra liên tục với tỷ lệ cao. Do đó doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ cao. Ban lãnh đạo công ty hoạt động lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Đội ngũ nhân viên có trình độ, hiểu biết sâu về công việc nên công việc quản lý và hoạt động có nhiều thuận lợi hơn. 4.5.2. Điểm yếu của công ty Do quy mô hoạt động còn hạn chế nên công ty đã thụ động trong việc tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu và chỉ tập trung vào thị trường nội địa, ngoài ra công ty còn phụ thuộc rất lớn vào công ty may Việt Tiến về cả đầu vào lẫn đầu ra của quy trình sản xuất. Hoạt động quảng bá thương hiệu và tiếp thị vẫn còn quá mới mẽ đối với công ty nên công ty chưa có sự đầu tư. Do đó chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu và chưa tạo được vị thế trên thị trường nội địa. Sai lầm trong việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã làm nợ ngắn hạn tăng đáng kể và khả năng thanh toán bị giảm sút, mất lòng tin đối với chủ nợ. Bên cạnh đó thì với nguồn vốn vay càng cao, công ty sẽ càng khó khăn khi chí phí lãi suất cũng tăng cao. Công ty quản lý chi phí chưa hiệu quả nên chi phí hoạt động còn quá cao làm giảm khả năng sinh lợi cho công ty. Mặc dù công ty đã có chính sách tăng lương cho người lao động nhưng hiện tại tiền lương của người lao động vẫn chưa cao, bình quân khoảng 1.000.000 đồng/tháng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của người lao động. Do đó công ty có thể gặp khó khăn trước sự cạnh tranh về nguồn lao động từ các công ty có mức lương cao hơn. Công ty còn chậm trong việc đầu tư chiều sâu về thiết bị và công nghệ, do đó chưa khai thác hết công suất hoạt động làm cho năng suất lao động chưa cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu. Công ty còn yếu kém trong khâu thiết kế mẫu mã nên thời gian qua công ty chỉ tập trung vào hoạt động gia công mà chưa có sự đầu tư vào hoạt động tự doanh. Do đó hiệu quả hoạt động chưa cao vì còn phụ thuộc quá nhiều vào đối tác. Chưa có bộ phận Marketing về nghiên cứu và phát triển thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng cũng như phát triển hệ thống phân phối độc lập cho công ty. Giúp công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác cho hoạt động kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 51 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5.1.Phân tích SWOT 5.1.1. Phân tích cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may 5.1.1.1. Cơ hội đối với ngành dệt may Với mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. May mặc là ngành được nhà nước, địa phương ưu tiên phát triển nhờ góp phần giải quyết vấn đề lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo bộ công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 7,5 tỷ USD trong năm 2007 và 8-9 tỷ USD trong năm 2008 hoặc chậm nhất là năm 2009. Sự mở cửa của thị trường Mỹ, nguồn khách hàng tăng đột biến vượt quá khả năng sản xuất của các công ty dệt may Việt Nam. Mặc dù chính phủ Mỹ đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Nhưng hiện đã có nhiều nhà nhập khẩu Mỹ quay trở lại đặt hàng với công ty Việt Nam khi áp lực về cơ chế giám sát hàng dệt may đã giảm bớt từ sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những đơn hàng được đặt từ đối tác Mỹ đa phần là những đơn hàng với số lượng lớn. Điều kiện hạ tầng thuận lợi, điện trung thế có sẵn chỉ cần bổ sung nâng công suất trạm là có khả năng phục vụ sản xuất tốt. Thông tin liên lạc và các dịch vụ phát triển thuận tiện. Thị xã cầu Rạch Miễu hoàn thành giao thông thuận lợi, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km nên việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tương đối dễ dàng. Khoa học công nghệ phát triển, máy móc ngày càng hiện đại, thiết bị công nghệ ngành may tương đối đơn giản, có tính năng rõ ràng nên việc đầu tư vào tiếp thu công nghệ hiện đại không quá khó khăn. Khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh cùng với thu nhập người dân ngày càng tăng cao thì tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam cũng càng được khẳng định. Hơn nữa hàng loạt các tập đoàn nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển liên tục của ngành trong những năm tiếp theo. 5.1.1.2. Thách thức đối với ngành may Mặc dù thị trường Mỹ khá tiềm năng với số lượng hàng hóa rất lớn nhưng thời gian đặt hàng thường rất ngắn. Do đó để đáp ứng nhu cầu cần phải có một năng lực sản xuất lớn và tập trung mới có thể đảm bảo. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, công ty có mức thu nhập khá và ổn định sẽ là nơi thu hút lao động từ ngành may. Nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lúng túng, chưa xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nên hoạt động chưa hiệu quả. Trong mấy năm qua, hàng dệt may Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trên thị trường châu Âu và Hoa Kỳ do những thị trường này đã áp dụng chế độ tự vệ đối với SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 52 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng hàng nhập từ Trung Quốc-một đối thủ cạnh tranh lớn của dệt may Việt Nam. Tuy nhiên hiện ngành dệt may Trung Quốc đang đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp chất lượng và hàng Trung Quốc sẽ được xóa bỏ hạn ngạch trong năm 2009. Điều đó gây khó khăn cho dệt may Việt Nam khi sắp phải đón nhận một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn rất nhiều. Hiện tại xu hướng hướng đến tăng cường phát triển sản xuất hàng FOB (mua đức bán đoạn), giảm tỷ lệ hàng gia công đang phát triển. Nhưng với hình thức sản xuất này thì mẫu mã, nguyên phụ liệu đều do phía khách hàng chỉ định và nguồn tài chính là do công ty tự bỏ ra, do đó lợi nhuận trên đồng vốn không cao do chi phí quá cao. Xu hướng này chỉ mới được thực hiện ở một số doanh nghiệp lớn trong khi Việt Nam đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 5.1.2. Ma trận SWOT của công ty SWOT O-Cơ hội O1. Nhu cầu về hàng may mặc tăng cao. O2. Ngành dệt may là ngành được chính phủ quan tâm và ưu tiên phát triển. O3. Thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng và đang mở cửa cho hàng dệt may Việt Nam. O4. Điều kiện hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển ngành may. O5. Công nghệ phát triển hiện đại, công suất hoạt động càng được tăng cao. T-Đe dọa T1. Tính cạnh tranh trong ngành dệt may cao về mẫu mã, chất lượng, T2. Hàng dệt may Việt Nam phải tiếp tục cạnh tranh gay gắt với đối thủ là Trung Quốc ở thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ. T3. Hàng FOB đang được khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều nhưng phần lớn chỉ tập trung vào những công ty lớn. S-Điểm mạnh S1. Chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu S2. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm hoạt động, tạo uy tín tốt với khách hàng S3. Nguồn nguyên phụ liệu ổn định S4. Quản lý tốt hàng tồn kho S5. Khả năng huy động vốn khá cao Chiến lược S-O: Đây là nhóm chiến lược sử dụng điểm mạnh của công ty để tận dụng cơ hội bên ngoài. S1,S2,S3,S5+O1,O4,O5: Tận dụng thế mạnh về chất lượng, nguồn nguyên liệu và uy tín, đổi mới công nghệ để tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu trên thị trường hiện tại => Thâm nhập thị trường. S1,S2,S3,S4,S5+O2,O3,O5: Phát triển thị trường xuất khẩu trước tiên là hướng vào thị trường Mỹ => Phát triển thị trường Chiến lược S-T: Đây là nhóm chiến lược sử dụng điểm mạnh để hạn chế những đe dọa bên ngoài. S1,S2+T1: Tận dụng uy tín kinh doanh và chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng cũ, đồng thời tăng cường sản xuất để thu hút khách hàng mới trên thị trường hiện tại => Thâm nhập thị trường W-Điểm yếu W1. Quy mô sản xuất còn hạn chế nên hoạt động xuất Chiến lược W-O: Nhóm chiến lược cải thiện điểm yếu để tận dụng cơ hội. Chiến lược W-T: Nhóm chiến lược cải thiện điểm yếu để hạn chế những đe dọa SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 53 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng khẩu chưa hiệu quả. W2. Khoản phải thu tăng cao, thu hồi vốn chậm W3. Sử dụng vốn sai mục đích, nợ ngắn hạn tăng cao, khả năng thanh toán chưa tốt. W4. Chi phí hoạt động cao, lương nhân công thấp, giảm tính cạnh tranh. W5. Chậm đầu tư đổi mới thiết bị máy móc. Yếu kém trong khâu thiết kế nên chủ yếu là gia công. W6. Chưa đầu tư cho hoạt động Marketing để phát triển thị trường. W1,W2,W3,W4,W5,W6+O1,O 2,O3,O5: Trước những cơ hội phát triển ngành may của công ty trong và ngoài nước, công ty cần cải thiện điểm yếu để phát triển sản xuất, hướng đến thị trường xuất khẩu => Phát triển thị trường. W5,W6+O1,O5: Cải thiện điểm yếu để phát triển hoạt động tự doanh, sản xuất thêm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mang thương hiệu công ty => Phát triển sản phẩm. W1,W2,W3,W4,W5,W6+T1,T 2: Công ty còn gặp quá nhiều yếu kém trong hoạt động kinh doanh, do đó công ty chỉ nên tiếp tục tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện tại để giảm bớt sự cạnh tranh => Thâm nhập thị trường. W5,W6+T1,T3: Khắc phục những điểm yếu về công nghệ, thiết kế, marketing để phát triển sản xuất đa dạng mẫu mã, sản xuất thử nghiệm hàng FOB tiêu thụ => Phát triển sản phẩm Hình 5.1. Mô hình ma trận Swot của công ty 5.1.3. Chiến lược đề xuất 5.1.3.1. Nhóm chiến lược S-O ’ Thâm nhập thị trường: Hiện tại công ty đang hoạt động hiệu quả trên thị trường nội địa mà chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh. Với thế mạnh có kinh nghiệm trong sản xuất hàng may mặc chủ yếu là sản phẩm thể thao có chất lượng đáp ứng yêu cầu, công ty đã tạo được uy tín tốt với khách hàng và có nguồn nguyên phụ liệu ổn định. Từ những thế mạnh hiện có của mình, công ty có thể tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài về điều kiện sản xuất thuận lợi, công nghệ hiện đại để nâng cao hơn nữa công suất sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Thâm nhập sâu hơn vào thị trường mà công ty đã hoạt động hiệu quả thời gian qua, phát triển hệ thống phân phối rộng rãi trên khu vực. ’ Phát triển thị trường: Sử dụng những điểm mạnh của công ty trong quá trình sản xuất, với mục tiêu phát triển ra thị trường xuất khẩu. Công ty sẽ tận dụng những cơ hội về sự phát triển công nghệ hiện đại và sự quan tâm của chính phủ đối với ngành dệt may-lĩnh vực hoạt động chính của công ty như về vốn hoặc những chính sách hỗ trợ cho việc xuất khẩu để mở rộng sản xuất. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công ty cần hướng tới hoạt động xuất khẩu, đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ-một thị trường tiềm năng cho sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng cũng có không ít sự cạnh tranh. 5.1.3.2. Nhóm chiến lược S-T ’ Thâm nhập thị trường: Hiện nay sự cạnh tranh trong ngành dệt may rất cao chủ yếu là về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, là một đơn vị chuyên gia công sản xuất, do đó mẫu mã thiết kế chủ yếu là nhận từ khách hàng, do đó công ty phải sử dụng thế mạnh của mình về chất lượng và uy tín với khách hàng để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, duy trì hiệu quả hoạt động bằng cách giữ chân những khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm, thu hút khách hàng mới trên thị trường hiện tại để đứng vững trên thị trường. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 54 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng 5.1.3.3. Nhóm chiến lược W-O ’ Phát triển thị trường: Để tận dụng cơ hội về nhu cầu hàng may mặc tăng cao và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam trên thị trường nước ngoài, công ty phải cải thiện những điểm yếu của mình mà chủ yếu là về quy mô hoạt động. Để mở rộng quy mô hoạt động gia tăng công suất phục vụ cho thị trường xuất khẩu, công ty phải giải quyết tình trạng gia tăng khoản phải thu và khả năng thanh toán để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thuận lợi trong việc huy động vốn. Công ty phải tận dụng sự phát triển công nghệ để đổi mới thiết bị máy móc, giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, phát triển hoạt động marketing để nghiên cứu thị trường, hướng đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. ’ Phát triển sản phẩm: Để nâng cao hiệu quả hoạt động công ty không thể chỉ tập trung vào hoạt động gia công vì lợi nhuận không cao, nhu cầu hàng may mặc đang tăng cao, công ty phải tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ thiết kế mẫu mã cho nhân viên, tăng cường hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu, thiết kế và sản xuất sản phẩm thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng mang thương hiệu của công ty để phát triển hơn nữa hình ảnh công ty trên thị trường. 5.1.3.4. Nhóm chiến lược W-T ’ Thâm nhập thị trường: Trong môi trường cạnh tranh cao cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, công ty còn quá yếu kém trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất về chi phí, sử dụng vốn, quản lý nợ hay công nghệ máy móc, Công ty cần phải nhanh chóng khắc phục những điểm yếu của mình để giảm bớt các đe dọa từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đồng thời công ty vẫn có thể tiếp tục gia tăng sản xuất và tiêu thụ trên thị trường hiện tại, thâm nhập sâu hơn vào thị trường này thay vì hướng vào thị trường mới không có sự an toàn. ’ Phát triển sản phẩm: Cải thiện những điểm yếu để giảm bớt mối đe dọa là cần thiết đối với công ty hiện nay. Công ty phải khắc phục những yếu kém về công nghệ, thiết kế và hoạt động marketing để đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất tự doanh với những mặt hàng mới có chất lượng mang thương hiệu công ty, có thể đầu tư sản xuất hàng FOB thử nghiệm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mở rộng hơn nữa cơ cấu sản phẩm của công ty. Để đạt được điều đó công ty cũng cần phải mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất hiện tại. 5.2. Xác định mục tiêu công ty giai đoạn 2009-2011 5.2.1. Căn cứ xác định mục tiêu Qua phân tích cơ hội và thách thức từ môi trường đối với ngành may hiện nay ta thấy ngành dệt may đang được quan tâm rất lớn. Công ty hiện đang hoạt động trong ngành do đó cơ hội phát triển là rất cao. Tuy nhiên với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta là khuyến khích sản xuất để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới. Hiện công ty đang hoạt động khá tốt nhưng chỉ tập trung vào thị trường trong nước với hoạt động chủ yếu là gia công hàng may mặc. Với kinh nghiệm hoạt động trong thời gian qua công ty đã quản lý ngày càng tốt hơn các yếu tố sản xuất như chất lượng sản phẩm, hàng tồn kho, nguyên phụ liệu,tạo được nhiều uy tín với khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. Cùng với nguồn lực nhàn rỗi mà công ty đang sỡ hữu tạo điều kiện cho công ty phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 55 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng trong tương lai. Giúp công ty thành công hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc không chỉ trong thị trường nội địa mà có khả năng tiến tới hoạt động xuất khẩu. 5.2.2. Mục tiêu của công ty đến năm 2011 Tăng năng lực sản xuất để hướng đến thị trường xuất khẩu mà trước hết là sẽ đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ. Nâng cao công tác đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ công nhân viên về thiết kế hướng đến hoạt động sản xuất tự doanh và thử nghiệm ở thị trường trong nước. Đầu tư vào hoạt động Marketing để mở rộng thị trường, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để phục vụ cho hoạt động tự doanh hiệu quả hơn. Tận dụng nguồn vốn dài hạn để giảm sự gia tăng nợ ngắn hạn, tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích đất còn trống của công ty, nâng cấp thiết bị cho các chuyền may hiện hữu, mở rộng thêm 6 chuyền may nhằm giải quyết thêm việc làm cho khoảng hơn 300 lao động trong tỉnh. 5.3. Các giải pháp thực hiện Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2006-2008, tác giả đã đề xuất ra một số chiến lược thuộc bốn nhóm chiến lược qua phân tích ma trận Swot. Tuy nhiên để lựa chọn chiến lược khả thi ưu tiên thực hiện cần có sự phân tích sâu hơn về các yếu tố môi trường và đánh giá chi tiết. Do đó thông qua các chiến lược đề xuất, tác giả chưa có sự lựa chọn chiến lược phù hợp mà chỉ đưa ra một số giải pháp chung đối với tình hình của công ty thông qua phân tích tổng quát và xem xét mục tiêu mà công ty đề ra. 5.3.1. Giải pháp về quản trị tài chính ’ Giảm chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động của công ty hiện tại vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, đối với giá vốn hàng bán thì chủ yếu được cấu thành từ chi phí lương cho người lao động, do nguyên phụ liệu của công ty được cung cấp từ khách hàng gia công, đây là khoản mục chi phí gần như không thể cắt giảm được. Do đó công ty chỉ có thể cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý xuống bằng cách tiết kiệm đến mức có thể những chi phí như vận chuyển, chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, Ngoài ra công ty cũng có thể hạn chế đến mức tối thiểu các phế phẩm, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Điều đó cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt động của công ty trong dài hạn. ’ Nâng cao khả năng thanh toán: Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, công ty cần phải tạo được sự tin tưởng của đối tác, trong đó chủ nợ là những đối tác rất quan trọng đối với hoạt động của công ty. Công ty phải xem xét quá trình sử dụng vốn của mình, huy động những nguồn vốn dài hạn hoặc những nguồn có thể để giải quyết tình trạng kém khả năng thanh toán đối với những khoản nợ ngắn hạn, tạo niềm tin cho chủ nợ, gia tăng khả năng thanh toán cho công ty. ’ Quản trị tài sản cố định: Tài sản là bộ phận quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, tài sản cố định chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất có đặc điểm bị hao mòn trong quá trình sản xuất và nguy cơ bị lạc hậu trong thời đại công nghệ phát triển hiện đại, khi đó công suất hoạt động cũng sẽ bị giảm dần theo. Để hạn chế tình trạng này, công ty phải tăng cường đầu tư vào trang thiết bị của dây chuyền sản xuất, tăng cường đội ngũ kỹ sư, thực hiện tốt công tác bảo trì máy móc, giải quyết kịp thời hư hỏng. Bên cạnh đó cần xem xét tuổi thọ của những trang thiết bị sản xuất để kịp thời thanh lý và bổ sung ngay những máy móc hiện đại, đảm bảo hoạt động của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 56 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng ’ Quản trị khoản phải thu: khoản phải thu là một nhân tố gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Việc khoản phải thu tăng nhanh sẽ làm cho công ty không thể thu hồi vốn để bổ sung phát triển hoạt động kinh doanh, công ty có thể dùng những khoản thu này đầu tư mang về lợi nhuận cho công ty. Công ty cần đưa ra những hạn mức nhất định đối với khoản phải thu của khách hàng nhằm thu hồi vốn hoạt động cho công ty. Cụ thể tùy theo sản phẩm, số lượng giao dịch hay uy tín của khách hàng mà công ty sẽ đưa ra hạn mức về giá trị, thời gian thanh toán chậm để ổn định nguồn thu. Tuy nhiên biện pháp này có khả năng sẽ làm khách hàng không hài lòng và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với công ty. Công ty cũng có thể thu hút khách hàng bằng một số chính sách ưu đãi hay giảm giá cho những khách hàng thanh toán nhanh để khuyến khích khách hàng. 5.3.2. Giải pháp về Marketing 5.3.2.1. Sản phẩm Công ty đã từng gia công rất nhiều loại sản phẩm từ áo sơmi, áo polo, áo jacket, quần thể thao,và một số loại trang phục bảo hộ khác. Tuy nhiên tất cả các sản phẩm đều chỉ được sản xuất tại công ty nhưng người tiêu dùng không hề biết về công ty vì công ty chỉ là một đơn vị gia công. Do đó vấn đề đặt ra là công ty nên xây dựng cho mình một thương hiệu sản phẩm của chính công ty. Thương hiệu là tài sản quý báo, là yếu tố gắn liền với hoạt động của công ty. Nó thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường. Do đó công ty cần phải đầu tư vào hoạt động tự doanh bằng cách đầu tư thiết kế và sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Việt Hồng để đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, để hướng đến thị trường xuất khẩu, công ty cần phải nâng dần sản phẩm FOB, tập trung vào những mặt hàng cao cấp và hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm. Để đạt được điều đó, công ty phải tăng cường kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời công ty phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào đối tác. 5.3.2.2. Giá sản phẩm Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng để cạnh tranh đối với những cơ sở gia công. Hiện tại giá gia công của công ty chưa mang tính cạnh tranh cao do chi phí hoạt động còn khá cao, do để đạt được lợi nhuận mong muốn công ty đã định giá dựa vào giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động cùng với giá thị trường nên giá gia công còn khá cao. Khi công ty thực hiện hiệu quả công tác quản lý chi phí và nợ thì công ty sẽ thuận lợi hơn trong công tác định giá thấp, cạnh tranh với các đơn vị gia công hàng may mặc khác trên thị trường. 5.3.2.3. Phân phối sản phẩm Hiện hoạt động phân phối của công ty đều được thực hiện thông qua tổng công ty may Việt Tiến. Do đó công ty hoàn toàn bị động trong khâu phân phối cũng như tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ mới. Công ty không thể thực hiện chiến lược nào để thu hút khách hàng và sự tác động của công ty đến khách hàng cũng bị hạn chế. Do đó việc thiết lập kênh phân phối độc lập để tạo thế chủ động trong quản lý quan hệ với khách hàng là cần thiết đối với công ty hiện nay. Công ty tiến hành xây dựng hệ thống kênh phân phối cho riêng mình thông qua đại lý phân phối, phòng giao dịch với khách hàng hay cửa hàng bán sản phẩm. Với tình hình thực tế và khả năng tài chính SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 57 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng cũng như chưa có kinh nghiệm trong hoạt động phân phối nên việc xây dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Công ty có thể bắt đầu từ mối quan hệ với các khách hàng hiện tại của công ty và có thể thực hiện phân phối thông qua sự giúp đỡ về kênh phân phối hiện tại của họ. Thông qua việc xây dựng kênh phân phối, công ty có thể phần nào nhận biết được biến động của thị trường. Từ đó có biện pháp kịp thời để phản ứng trước sự biến động đó và phát triển hoạt động tự doanh của công ty thuận lợi hơn. 5.3.2.4. Quảng cáo, xúc tiến bán hàng Hiện nay phương tiện quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất là internet và báo đài. Đây là những kênh quảng cáo dễ tiếp cận nhưng kết quả quảng cáo nhanh chóng và hiệu quả cao, chi phí quảng cáo không quá lớn so với những hoạt động hội thảo, hội chợ hay triễn lãm, Do đó đây là hình thức quảng cáo có thể được thực hiện khá tốt và dễ dàng ở các công ty. Bên cạnh đó hình thức mua bán giao dịch qua các website không còn xa lạ đối với hoạt động kinh doanh hiện nay. Do đó công ty có thể hướng đến hoạt động theo phương thức này để tạo sự nhận biết về thương hiệu cho khách hàng. 5.3.3. Giải pháp về nhân sự Nguồn nhân sự là nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất đối với công ty, gắn liền với hoạt động của công ty. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là một động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của công ty, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và tăng suất sinh lợi cho công ty. Quy mô công ty ngày càng mở rộng thì đội ngũ lao động cũng phải tăng theo cho phù hợp. Hiện tại số lượng lao động ở công ty đã đạt hơn 1000 người, với số lượng lao động như trên công ty cần có sự phân công và quản lý chặt chẽ để ổn định tình hình hoạt động. Công ty hiện chưa có một bộ phận nhân sự chuyên phụ trách về quản trị nguồn nhân sự cho công ty. Do đó công ty nên có chiến lược thành lập phòng nhân sự để hỗ trợ ban quản lý trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề vững chắc phục vụ sản xuất. Bộ phận nhân sự sẽ đảm nhận những nhiệm vụ như sau: - Lập kế hoạch tuyển dụng hoặc lựa chọn nhân sự đúng yêu cầu sản xuất. Thực hiện đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động. - Tìm hiểu nhu cầu công nhân viên, những phản ứng của họ đối với chính sách công ty, những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực để có biện pháp xử lý kịp thời. Động viên, khuyến khích về tinh thần, tạo động lực cho công nhân viên làm việc hết mình vì công ty. Giúp công ty hoạt động hết công suất hiện có để tăng năng suất lao động. - Bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo môi trường an toàn cho họ an tâm làm việc. Giảm sự cạnh tranh về nguồn lao động giữa các công ty hiện nay. - Công ty cần thực hiện chính sách tăng lương cho người lao động trong giai đoạn hiện nay để ổn định tinh thần làm việc, tạo điều kiện vật chất nâng cao đời sống cho người lao động, hạn chế tình trạng bù lương do công suất hoạt động thấp và tình trạng công nhân nghỉ việc. - Tăng cường công tác đào tạo trình độ cho nhân viên về marketing và thiết kế để phục vụ cho hoạt động tự doanh và quảng bá thương hiệu công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 58 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Môi trường kinh doanh luôn tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho những đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn và thách thức. Cùng với triển vọng ngành và đặc biệt đất nước đang trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp ngành dệt may có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế, qua đó có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và gia tăng thị phần. Để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tạo vị thế cạnh tranh cho mình. Việc phân tích và đánh giá lại quá trình hoạt động kinh doanh qua mỗi kỳ kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mỗi đơn vị kinh doanh nhằm xác định cái doanh nghiệp đã thực hiện. Từ đó doanh nghiệp sẽ phát huy hơn nữa những gì doanh nghiệp đã thực hiện hiệu quả, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể cải thiện những hoạt động chưa tốt để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho công ty. Quá trình phân tích tổng quát về hoạt động của công ty mà cốt lõi là tập trung vào những con số tài chính trong các báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2006-2008 đã cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả và ngày càng tăng cao. Cụ thể là công ty luôn tạo ra được lợi nhuận ngày càng tăng cao thể hiện qua những chỉ số về lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn do một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý như về khả năng thanh toán do chính sách kiểm soát nợ của công ty chưa chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó một số tỷ số hoạt động của công ty vẫn còn tương đối thấp, khó khăn về quy mô cũng như công tác nghiên cứu phát triển của công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó đã làm cho công ty chưa thể phát huy hết khả năng sinh lợi của mình. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động có khả năng thu về lợi nhuận cao. Đây là xu hướng phát triển kinh tế hiện nay của nước ta và cũng là tất yếu trong quá trình hội nhập. Công ty hiện đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng phát triển rất cao, nhưng công ty chưa phát triển được hoạt động xuất khẩu. Đây là một yếu kém mà công ty cần phải có biện pháp cải thiện trước mắt để phát triển lâu dài. Kết hợp những điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá trình phân tích, đánh giá cùng với một số cơ hội và thách thức nổi bậc từ môi trường bên ngoài. Ma trận SWOT đã được xây dựng nhằm đề xuất một số chiến lược cho công ty lựa chọn và thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động trong tương lai. Cùng với những giải pháp chung cho một vài vấn đề công ty cần quan tâm để tham khảo và hỗ trợ cho quá trình thực thi chiến lược công ty. Giúp công ty cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại, phát huy hơn nữa trong tương lai nhằm mục tiêu phát triển vững chắc trên thị trường. 6.2. Kiến nghị 6.2.1. Đối với cơ quan nhà nước Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Hỗ trợ về vốn, công nghệ cho công ty tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao hơn nữa thế mạnh ngành dệt may của tỉnh trong khu vực. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, hướng dẫn các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án, tạo nguồn cung ứng những yếu tố cần thiết cho hoạt động của các đơn vị kinh doanh hàng may mặc. Quy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 59 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhanh 60 hoạch phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu tạo thế chủ động cho các đơn vị dệt may trong nước đối với nguồn nguyên liệu đầu vào. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ và một số thị trường tiềm năng. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dệt may Việt nam dễ dàng tiếp cận thị trường. Ưu đãi về thuế suất, hạn ngạch cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, phát triển hoạt động xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các tổ chức dệt may quốc tế. 6.2.2. Đối với công ty Xây dựng chính sách giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Tăng cường quảng cáo thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty. Thị trường nội địa là thị trường tiềm năng, dễ thâm nhập và thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên công ty cũng cần quan tâm nhiều hơn đến thị trường xuất khẩu, đây là thị trường có mức sinh lợi cao hơn và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai với đối tượng khách hàng đa dạng và rộng lớn. Cần đầu tư cho nghiên cứu phát triển để tìm hiểu thị trường, thu thập thông tin hỗ trợ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, hướng đến những thị trường hấp dẫn hơn. Để lựa chọn chiến lược thực hiện công ty cần có sự phân tích sâu hơn những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để đưa ra chiến lược hợp lý và hiệu quả. Công ty không chỉ dựa vào những thông tin, số liệu quá khứ mà phải xem xét đến thực tại và có sự so sánh với đối thủ, với ngành, xem xét những xu hướng dự báo trong tương lai để xác định vị thế hiện tại của mình. Có kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ cho phát triển hoạt động tự doanh. Bồi dưỡng, đào tạo nhân viên về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để có đủ khả năng hoạt động, quản lý trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay nhằm phát triển bền vững trên thị trường. Trong đó cần phải quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương nhằm phục vụ cho mục tiêu hướng đến xuất khẩu của công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Sản. 2001 Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp. Hà nội: NXB Thống Kê 2. Lê Phương Dung. 2008. Tài liệu giảng dạy kỹ thuật Nghiệp vụ ngoại thương. Trường Đại Học An Giang. Khoa Kinh tế - QTKD 3. Trần Ngọc Thơ. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Trường Đại học Kinh Tế TP HCM. Khoa Tài chính doanh nghiệp. 4. Trần Thủy Tiên. 2004. Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty Afiex. Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài chính. Khoa Kinh tế-QTKD. Trường Đại học An Giang. 5. Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng (2006). Báo cáo tổng kết năm 2006. 6. Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng (2007). Báo cáo tổng kết năm 2007. 7. Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng (2008). Báo cáo tổng kết năm 2008. 8. Lê Thanh Phong. 2006. Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) giai đoạn 2003-2005. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh doanh nông nghiệp. Khoa Kinh tế-QTKD. Trường Đại học An Giang. 9. Các website tham khảo trên Internet - (không ngày tháng). Sản phẩm phân tích tóm tắt Công ty cổ phần dệt may Thành Công-TC.TEX [trực tuyến]. Phòng phân tích-đầu tư. Đọc từ: TCM.doc - Kim Chung, (không ngày tháng). Xây dựng “barem” đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp [trực tuyến]. Việt Báo. Đọc từ: Default.aspx - Thủ tướng chính phủ. 2006. Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. (30/03/2007). Ban hành kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Phụ lục BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: Nghìn đồng KHOẢN MỤC Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.091.373 5.927.836 11.199.534 I. Tiền và các khoản hđ tiền 4.368.848 1.700.017 1.272.306 Tiền mặt 4.368.848 10.874 113.457 Tiền gửi ngân hàng 1.689.143 1.158.849 Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5.000 1. Đầu tư ngắn hạn 5.000 2. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1.200.238 3.170.614 8.927.052 1. Phải thu khách hàng 2.076.658 2.342.197 7.452.250 2. Phải thu khác 104.163 1.809.000 2.455.385 3. Dự phòng khoản phải thu khó đòi -980.583 -980.583 -980.583 IV. Hàng tồn kho 408.287 519.097 978.673 1. Hàng tồn kho 449.775 561.141 984.428 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -41.488 -42.044 -5.755 V. Tài sản ngắn hạn khác 114.000 533.108 21.503 1. Phí trả trước ngắn hạn 41.250 18.203 2. Thuế GTGT khấu trừ 478.841 3. Tài sản ngắn hạn khác 114.000 4. Tạm ứng 13.017 3.300 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7.651.587 16.481.131 23.655.082 I. Khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 7.651.587 13.521.131 21.330.122 1. TSCĐ hữu hình 6.696.168 12.076.831 20.414.332 Nguyên giá 14.759.304 21.549.848 33.463.033 Giá trị hao mòn luỹ kế -8.063.135 -9.473.017 13.048.702 2. TSCĐ vô hình 879.778 874.450 915.790 Nguyên gía 880.000 880.000 934.740 Giá trị hao mòn luỹ kế -222 -5.550 -18.250 3. Chi phí xây dựng cơ bản 75.641 569.850 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.960.000 2.324.960 Đầu tư vào công ty liên kết kinh doanh 2.960.000 2.324.960 IV. Chi phí trả trước dài hạn TỔNG TÀI SẢN 13.742.960 22.408.967 34.854.616 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 2.924.300 12.442.328 21.784.487 I. Nợ ngắn hạn 2.924.300 11.628.068 20.970.227 1. Vay ngắn hạn 97.500 5.872.000 2. Phải trả người bán 1.290.804 1.946.643 3.463.232 3. Người mua trả trước 5.000.200 5.000.100 4. Thuế và khoản phải nộp Nhà nước 202.895 273.790 603.430 5. Trả công nhân viên 1.243.947 2.315.801 2.868.524 6. Chi phí phải trả 27.000 21.000 100.286 7. Phải trả, phải nộp khác 62.154 2.070.634 3.062.655 II. Nợ dài hạn 0 814.260 814.260 1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 814.260 814.260 2. Vay dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.818.660 9.966.630 13.070.140 I. Vốn chủ sở hữu 10.818.265 9.966.235 12.711.726 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 12.896.082 10.776.171 9.996.865 2. Quỹ đầu tư phát triển 365.153 3. Quỹ dự phòng tài chính 182.577 4. Lợi nhuận chưa phân phối -2.077.817 -809.936 2.167.121 5. Chênh lệch tỷ giá II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 395 395 358.414 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 395 395 358.414 TỔNG NGUỒN VỐN 13.742.960 22.408.967 34.854.616 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Nghìn đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 14.141.224 20.287.288 32.109.105 Giá vốn hàng bán 10.774.105 13.532.591 21.137.156 Lãi gộp 3.367.119 6.754.697 10.971.949 Doanh thu HĐTC 27.958 398.091 7.011.590 Chi phí tài chính 99.439 26.478 646.889 Lãi vay 95.872 972 183.058 Chi phí bán hàng 275.163 207.784 892.270 Chi phí QLDN 3.267.391 5.380.617 5.660.168 Lợi nhuận từ HĐKD -124.301 2.278.749 4.476.781 Thu nhập khác 526.248 89.723 131.336 Chi phí khác 90.043 431.801 18.158 Lợi nhuận khác 436.205 -342.078 113.178 Lợi nhuận trước thuế 189.299 1.267.880 4.589.956 Thuế TNDN 0 0 128.224 Lợi nhuận sau thuế 189.299 1.267.880 4.461.732

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1089.pdf
Tài liệu liên quan