Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam

Trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể nói vấn đề công ăn việc làm đang là vấn đề hết sức cấp bách. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy mà vẫn phải chịu tình trạng thất nghiệp. Bởi lẽ con số cần việc làm quá lớn mà số lượng lao động cần tuyển dụng của các Công ty lại quá nhỏ. Ngay đến một công ty có quy mô lớn như Công ty Xăng dầu Hàng không (VINAPCO) mà tổng số cán bộ công nhân viên năm 2005 mới lên tới 1530 người – một con số khá khiêm tốn. Chính vì vậy, trong những năm tới, Công ty quy định sẽ tuyển thêm một lượng lớn lao động để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao quy mô kinh doanh của mình. Tại Công ty Xăg dầu Hàng không Việt Nam, chỉ tiêu về tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng thường sử dụng và được tính như sau: Chỉ tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động năm = Số người có việc làm năm/Tổng số người ở độ tuổi lao động năm x 100%.

doc66 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập trên 3 lãnh thổ: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, với sản phẩm chính là dầu JET.A1 Ngay từ khi mới thành lập (1993) đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không Việt Nam, các sân bay Việt Nam tấp nập đón nhiều máy bay hiẹn đại của các nước trên thế giới. Việc giao lưu bằng đường Hàng không đã tạo cho ngành Hàng không Việt Nam một bước khởi sắc mới. Đó là tiền đề và thời gian cho sự phát triển của Công ty Xăng dầu Hàng không. Với số vốn 20 tỷ đồng nhà nước giao cho khi mới thành lập, Công ty đã mạnh dạn vay thêm vốn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để đầu tư đổi mới trang thiết bị đặc chủng với tổng trị giá hơn 30 tỷ đồng. Sau 13 năm hoạt động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Công ty không ngừng được nâng lên, hiệu quả sản xuất kinh doanh rất khả quan, sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, các năm trước kí chỉ có rất nhiều bạn hàng, đến đầu năm 2003 có tới 35 bạn hàng ký hợp đồng mua nhiên liệu dài hạn. Sau đây là kết quả kinh doanh một số năm gần đây. Biểu số 04: Kết quả tiêu thụ JET.A1 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: 1.000tấn Số lượng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH % KH TH % KH TH % Tổng số 120 145 121 150 174.2 116 183 211.5 115 Nội địa 90 105.7 117 100 119.2 119 135 157 116 Quốc tế 20 26.8 134 36 46.3 128 45 42.4 94 Khác 10 12.5 125 14 8.7 62 3 12 4 Năm 2003 tổng sản lượng JET.A1 bán 145 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 21%, chủ yếu là bán cho khách hàng nội địa, khách hàng quốc tế chỉ có 26.8nghìn tấn (hay 26.8/145 x 100% = 18.5%). Năm 2004 bán được 174.2 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 16%, trong đó bán cho khách hàng quốc tế 46.3nghìn tấn hay 26.5%. Năm 2005 bán được 211.5 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 15%, trong đó bán cho khách hàng quốc tế 42.4 nghìn tấn hay 20%. Nhìn bảng kết quả tiêu thụ dầu JET.A1 trong 3 năm qua của Công ty Xăng dầu Hàng không ta thấy sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản lượng JET.A1 hàng năm không ngừng tăng lên chủ yếu là bán hàng cho khách hàng trong nước. Còn sản lượng JET.A1 bán cho khách hàng quốc tế không ổn định, năm 2005 sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2004 là 3.9 nghìn tấn, chỉ hoàn thành 94% kế hoạch đề ra. Cụ thể ở các khu vực như sau: Biểu số 05: Bảng thống kê sản lượng bán dầu JET.A1 tại các khu vực từ năm 2003-2005. Đơn vị tính: kg STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số 145.342.760 174.208.322 199.379.100 2 Nội Bài 45.355.789 55.186.458 61.719.245 3 Tân Sơn Nhất 87.660.418 106.946.231 122.589 4 Đà Nẵng 12.326.553 12.075.633 15.070.628 5 Tổng số tăng trưởng 20% 14.4% 6 Nội Bài tăng trưởng 21.6% 11.8% 7 Tân Sơn Nhất tăng trưởng 22.5% 14.6% 8 Đà Nẵng tăng trưởng -2% 24.8% Qua biểu trên cho ta thấy tổng sản lượng nhiên liệu JET.A1 bán ra qua các năm 2003, 2004, 2005, năm trước cao hơn năm sau. Trong đó sản lượng được tiêu thụ pìân lớn ở sân bay Tân Sân Nhất, sau đó là sân bay Nội Bài và cuối cùng là Đà Nẵng. nhìn chung sản lượng bán ra ở các sân bay qua các năm đều tăng (tốc độ tăng trưởng >0), duy nhất sản lượng bán ra tại sân bay Đà Nẵng năm 2004 ít hơn năm 2003 là 250.920kg (với tốc độ tăng trưởng là 2%) Biếu số 06: Bảng thống kê doanh thu bán dầu JET.A1 từ năm 2003-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số 941.492 1.122.318 1.265.298 2 Nội địa 653.202 783.549 978.317 3 Quốc tế 245.718 282.238 358.754 4 Khác 42.572 56.531 71.227 5 Tổng số tăng trưởng 19,2% 25,5% 6 Nội địa tăng trưởng 19,9% 24,9% 7 Quốc tế tăng trưởng 14,9% 27,1% 8 Khác tăng trưởng 32,8% 26% Qua bảng trên cho ta thấy: Tổng doanh thu bán dầu JET.A1 qua 3 năm không ngừng tăng lên (tốc độ tăng trưởng qua các năm đều dương). Trong đó doanh thu bán cho khách hàng nội địa, năm trước cao hơn năm sau. Nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2005 giảm so với năm 2004 là: 16,9%. Tỷ lệ cơ cấu doanh thu bán Jet.A1 cho các hãng hàng không nội địa qua 3 năm trung bình là 71% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. Doanh thu bán nhiên liệu cho khách hàng quốc tế năm 2004 có tốc độ tăng trưởng là 92.3% (doanh thu tăng so với năm 2003 la 117.985 triệu đồng), còn doanh thu năm 2005 có tốc độ tăng trưởng là -5.5% (doanh thu giảm so với năm 2004 là 13.480 triệu đồng). Tỷ lệ cơ cấu doanh thu trung bình bán cho khách hàng Quốc tế trong 3 năm là 22,3% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. Doanh thu bán cho khu vực khác có doanh thu trung bình trong 3 năm khoảng 7,3% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. 2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không. 2.2.1. Phân tích lợi nhuận và mức doanh lợi. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp. - Chỉ tiêu doanh thu/1đồng chi phí. Doanh thu/1 đồng Doanh thu tiệu thụ sản phẩm trong kỳ chi p hí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên chi phí kinh doanh của mình. Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng quá lãng phí chi phí kinh doanh mà không thu về được lượng doanh thu tương ứng. Riêng với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, chỉ tiêu doanh thu/1 đồng chi phí được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 07: Doanh thu/ đồng chi phí Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu trong kỳ 1.546.180.153.282 1.571.351.546.480 2.156.411.438.734 Tổng chi phí 88.558.905.394 88.620.968.123 93.685.402.208 Doanh thu/1 đồng chi phí 17,46 17,73 23,02 Như vậy, trong năm 2003, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu lại được 17,46 đồng doanh thu, năm 2004 là 17,73 đồng và sang năm 2005 con số này lên tới 23,12 đồng. Có thế nói, hoạt đọng kinh doanh của Công ty rất hiệu quả vì đã tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa, trực tiếp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm của mình và cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Doanh lợi theo chi phí: Lợi nhuận và chi phí là hai nhân tố có mối liên hệ trực tiếp với nhau, hay nói cách khác lợi nhuận của một doanh nghiệp chính là kết quả đầu ra. Doanh lợi theo chi phí = Tổng lợi nhuạn trong kỳ/Tổng chi phí. Cụ thể tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam: Bảng 08: Doanh lợi theo chi phí. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu trong kỳ 1.526.625.018.238 1.570.245.320.908 2.155.022.174.047 Tổng chi phí 88.558.905.394 88.620.968.123 93.685.402.208 Doanh thu/1 đồng chi phí 17,24 17,72 23 Nhận xét: Như vậy, năm 2003, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cứ tiêu phí một đồng chi phí thì sẽ thu lại được 17,24 đồng lợi nhuận. Năm 2004, cung với một đồng chi phí bỏ ra, lợi nhuận Công ty thu lại được là 17,72 đồng. Sang năm 2005, hiệu quả kinh doanh của Công ty được nâng cao nên lợi nhuận mà Công ry đạt được tăng mạnh với tỷ lệ 1 đồng chi phí = 23 đồng lợi nhuận. Đây là kết quả rất khả quan, là động lực giúp Công ty phát triển và tăng trưởng mạnh trong những năm tới. - Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn: Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kết quả càng lớn càng chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại. Nó được tính theo công thức sau: Doanh lợi theo vốn = Tổng lợi nhuận trong kỳ/Tổng vốn Bảng 09: Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ trong kỳ 1.526.625.018.238 1.570.320.908 2.155.022.174.047 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 482.316.216.747 557.825.584.195 569.777.013.967 Sức sản xuất của vốn lưu động 3,17 2,81 3,78 Số liệu bảng trên biểu thị kết quả thu được từ 1 đồng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Cụ thể, năm 2003 từ 1 đồng vốn, Công ty thu được 3,17 đồng lợi nhuận. Năm 2004 là 2,81 đồng, giảm hiệu quả hơn so với năm 2003. Năm 2005, Công ty thu về 3,78 đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn kinh doanh ban đầu. Con số này chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty trong tương lai còn tiến triển hơn nhiều. - Chỉ tiêu doanh thu/đồng vốn sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu dồng doanh thu. Kết quả tính được càng lớn thì càng tốt cho doanh nghiệp, cụ thể: Doanh thu/đồng vốn sản xuất = Tổng doanh thu trong kỳ/Tổng vốn bỏ vào trong quá trình sản xuất. Tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, việc kinh doanh chủ yếu là nhập 100% nhiên liệu cung từ nước ngoài về rồi bán cho khách hàng trong nước và quốc tế chứ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên chỉ tiêu này không được sử dụng phổ biến. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là giá trị ứng trước về tài sản lưu động và tài sản không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong các doanh nghiệp thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thường được xác định bằng các chỉ tiêu cơ bản sau: *Sức sản xuất của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ trong thời kỳ với lượng vốn lưu động bình quân trong kỳ, thể hiện qua công thức: Lợi nhuận Mvld = Vld Trong đó: M:Sức sản xuất của vốn lưu động TR:Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ V: Vốn lưu động bình quân trong kỳ Cụ thể tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Bảng 10: Sức sản xuất của vốn lưu động Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ trong kỳ 1.546.180.153.282 1.571.351.546.480 2.156.411.438.374 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 412.133.932.542 504.144.257.433 519.714.896.186 Sức sản xuất của vốn lao động 3,75 3,12 4,15 Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một Công ty hoạt động kinh doanh với quy mô lớn. Hàng năm, Công ty xuất khẩu một lượng lớn Xăng dầu từ nước ngoài, chính vì vậy mà lượng vốn lưu động này thì con số doanh thu thu được trong kỳ đó phải rất lớn. Số liệu bảng trên cho ta thấy trung bình cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì hàng năm Công ty sẽ thu về khoảng 3.672 đồng doanh thu. Con số này chưa đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận mà Công ty đặt ra trong kế hoạch của mình. Trong những năm tới, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam dự định sẽ sử dụng có hiệu quả hơn nữa đồng vốn lưu động của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, trong những năm tới (2006 – 2008) Công ty phải đẩy mạnh việc khai thác, tìm kiếm thị trường và nguồn nhiên liệu Xăng dầu mới sao cho chất lượng nhiên liệu vừa cao mà giá thành tại thị trường đó phải hợp lý. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Phản ánh mặt chất lượng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nó cho ta biết được một dòng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và nó được tính bằng công thức sau: Lợi nhuận Hvld = LVĐ bình quân Trong đó: Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay sức sinh lời của vốn lưu động. Với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 11: Sức sinh lời của vốn lưu động. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ trong kỳ 1.526.625.018.238 1.570.245.320.908 2.155.022.174.047 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 412.133.932.542 504.144.257.433 519.714.896.186 Sức sản xuất của vốn lao động 3,70 3,12 4,42 Theo bảng số liệu trên, ta có thể nhận xét: Trong 3 năm (2003 – 20005) thì năm 2004 là năm Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam sử dụng đồng vốn một cách kém hiệu quả nhất. Nguyên nhân chính là do doanh thu tiêu thụ mặt hàng kinh doanh của Công ty năm này không cao mặc dù vốn lưu động đã tăng hơn nhiều hơn so với năm 2003 (tăng 92.010.324.891VNĐ). Chính vì vậy, năm 2005Công ty đã khắc phục được tình trạng này bằng cách đẩy mạnh hoạt động Marketing của hãng như không ngừng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Công ty và kết quả là sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động đã tăng lên một cách rõ rệt (tăng 0.4424 đồng so với năm 2003 và tăng 1.0319 đồng so với năm 2004). * Chỉ tiêu số ngày luân chuyển bình quân/vòng quay. Số vòng quay (sức sản xuất kinh doanh) của vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu phản ánh gián tiếp hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nó được tính theo công thức sau: TR SVvlđ = VLĐ Trong đó: SVvlđ:: Số vòng quay của vốn lưu động. TR: Doanh thu đạt được trong kỳ. VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định, một đồng vốn luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo được beo nhiêu đồng vốn doanh thu. Nó có thể được dùng đê so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ. 1.546.180.153.232 SVvld2003 = TR2003/VLĐ2003 = = 3.7516 412.133.932.542 1.571.351.546.480 SVvld 2004 = TR2004/VLĐ2004 = = 3.1168 504.144.257.433 2.156.411.438.734 SVvld 2005 = TR2005/VLĐ2005 = = 4.1492 519.714.896.186 Như vậy, từ khái niệm về số vòng quay của vốn lưu động, ta rút ra được: Số ngày luân chuyển bình quân/ Vòng quay = 365ngày/ Vòng quay VLĐ Nhận xét: Có thể nói, số ngày luân chuyển bình quân/Vòng quay chính là Số ngày luân chuyển bình quân/Vòng quay năm 2003 = 365ngày/3.7516 = 97.291(ngày) Số ngày luân chuyển bình quân/Vòng quay năm 2004 = 365ngày/3.1168 = 117.10(ngày) Số ngày luân chuyển bình quân/Vòng quay năm 2005 = 365ngày/4.1492 = 87.968(ngày) Năm 2005, Công ty đã tận dụng được một cách tối ưu đồng vốn của mình, thể hiện ở số ngày luân chuyển của một vòng quay khá ngắn (87.968ngày) * Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Được tính bằng công thức sau: VLĐ bình quân trong kỳ Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = Doanh thu tiêu thụ - Thuế Cụ thể tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Bảng 12: Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 VLĐ bình quân trong kỳ 412.133.932.542 504.144.257.433 519.714.896.186 Doanh thu tiêu thụ 1.546.180.153.282 1.571.351.546.480 2.156.411.438.734 Thuế 700.379.782.107 787.190.347.423 354.454.609.681 Doanh thu tiêu thụ – Thuế 845.800.371.175 784.161.199.057 1.801.956.829.053 Hệ số đảm nhận của VLĐ 0,49 0,64 0,29 2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động bình quân trong kỳ theo sản phẩm Năng suất lao động là yếu tố cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động biểu hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng yếu tố lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và được tính theo công thức: Khối lượng sản xuất trong kỳ = (1) Số lượng lao động bình quân + Công tác trong kỳ Năng suất lao động bình quân trong kỳ theo doanh thu hay Tổng doanh thu = (2) Tổng lao động trong kỳ Cụ thể: Với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam thì việc kinh doanh chủ yếu là nhập nguyên liệu từ nước ngoài rồi cung cấp cho các đại lý, các chi nhánh xăng dầu trong cả nước. Vì vậy, không thể sử dụng công thức (1) để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động vì Công ty không trực tiếp sản xuất ra mặt hàng xăng dầu. Bảng 13: Doanh thu, lao động và năng suất lao động bình quân trong kỳ. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng doanh thu 1.571.351.546.480 1.546.180.153.282 2.156.411.438.734 Tổng lao động trong kỳ 1030 1473 1333 NSLĐ bình quân trong kỳ tính theo doanh thu 1.525.584.025 1.409.162.309 1.617.713.007 Dựa trên số liệu bảng biểu trên ta thấy năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu của Công ty năm sau có xu hướng cao hơn năm trước, hay nói cách khác, giá trị lao động mà một người tạo tra trong một năm có xu hướng ngày càng cao (năm 2005 tăng 92.128.987 so với năm 2003 và tăng 208.250.698 so với năm). Điều này chứng tỏ Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã sử dụng đúng nguồn lực lao động của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, năng suất lao động còn phản ánh lượng lao động hao phí để tạo ra một đợ vị sản phẩm hoặc lượngk lao dộng trong một đơn vị sản phẩm. Tổng số lao động gián tiếp bình quân Tỷ lệ lao dộng gián tiếp = (3) Tổng số cán bộ công nhân viên bình quân Công thức này được biểu hiện tại doanh nghiệp Xăng dầu Hàng không Việt Nam như sau: Tỷ lệ lao động gián tiếp (từ năm 2003 đến năm 2005) = 100/1086 x 100% = 9,2% Tỷ lệ này đã chững tỏ được trình độ quản lý xuất sắc của doanh nghiệp. Bởi lẽ một doanh nghiệp có trình độ quản lý tiên tiến thì tỷ lệ lao động gián tiếp sẽ ~10%. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất/một đồng chi phí lương. Kết quả sản xuất Doanh thu tiệu thụ sản phẩm trong kỳ = Đồng lương Tổng chi phí lương Công thức trên cho ta thấy cứ một đồng doanh thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm thì phải trả bao nhiêu đồng cho lực lượng lao động làm ra sản phẩm đó. Con số tính được càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mức lương của người lao động ổn định và tương đối cao cụ thể: Bảng 14: Tổng chi phí lương từ năm 2003-2005. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ 1.546.180.153.282 1.571.351.546.480 2.156.411.438.734 Tổng chi phí lương 24.250.000.000 24.271.000.000 26.115.738.598 Kết quả sản xuất/1 đồng chi phí lương 63,67 64,74 82,57 Như vậy, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã thực hiện việc kinh doanh một cách có hiệu quả, năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Cụ thể, năm 2003 tỷ lệ kết quả sản xuất/đồng chi phí lương là 63,67 thì năm 2004 lên tới 65,74 và tăng 29,5 so với năm 2003. Điều này chứng tỏ các biện pháp, kế hoạch Công ty đưa ra nhằm chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu đã có kết quả, vì vậy doanh thu những năm gần đây tăng lên rõ rệt, đồng thời nâng cao được mức sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là điều đáng mừng và cũng là bàn đạp thúc đẩy Công ty tiến nhanh hơn trên con đường kinh doanh của mình. - Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân/1 người lao động Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp thực hiện việc hoạt động kinh doanh của mình với những mục tiêu nhất định đó là lợi nhuận. Chính vì mục tiêu này nên các doanh nghiệp đều cố gắng hết mức doanh lợi có thể đạt được. Với mỗi người lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì thu nhập của họ càng lớn và họ càng giá sức nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động , các nhà doanh nghiệp cũng thường dùng các chỉ tiêu lợi nhuận bình quân/1 người lao động. Chỉ tiêu này cho thấy mức lợi nhuận bình quân mà một người lao động có thể đạt được là bao nhiêu? Tỷ lệ này càng lớn cũng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệt quả và ngược lại. Cụ thể tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Bảng 15: Lợi nhuận bình quân/lao động từ năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận 1.526.625.018.238 1.570.245.320.908 2.155.022.174.047 Tổng lương bình quân trong kỳ 1030 1097 1133 Lợi nhuận bình quân/1 lao động 1.482.160.211 1.431.399.563 1.902.049.579 Năm 2003, lợi nhuận bình quân trên 1 lao động của Công ty là: 1.482.160.211VNĐ thì đến năm 2004 do số lượngh lao động của Công ty lên 67 người nên lợi nhuận của một lao động trong Công ty giảm xuống còn 1.431.399.563VNĐ (giảm 50.760.648VNĐ). Xong sang năm 2005, Công ty chú trọng tới việc quản lý, đào tạo lực lượng cán bộ công nhân viên nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty nên lợi nhuận trong năm này đã tăng lên một cách rõ rệt. Như vậy, có thể nói Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và mức lợi nhuận bình quân mà một người lao động có thể đạt được trong năm là hợp lý. 2.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội * Nhóm chỉ tiêu về mặt kinh tế – xã hội - Chỉ tiêu về tăng thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngấn sách Nhà nước, là công cụ để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Là nguồn vốnchủ sở hữu để nhà nước đầu tư vào các côgn trình cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống ... cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp nhà nước mở rộng quy mô. Khi một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận sẽ tăng thu Ngân sách Nhà nước (thuế nộp năm sau cao hơn năm trước). Trong những năm qua, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước với số tiền là: Năm 2004: Công ty nộp 787.190.347.423VNĐ tiền thuế, tăng hơn so với năm 2003 số tiền là: 86.810.565.316VNĐ. Năm 2005, số thuế Công ty nộp cho Ngân sách Nhà nước là: 354.454.609.681VNĐ giảm khoảng 49% so với năm 2003 và 54% so với năm 2004 Nộp thuế có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân sách nhà nước nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Khi các doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ cũng có nghĩa là tạo điều kiện phát triển cho chính mình. Vì Ngân sách nhà nước đã dùng một lượng vốn rất lớn để đầu tư, phát triển các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách nghiêm túc và đầy đủ. Ngoài ra, chỉ tiêu về tăng thu ngân sách nhà nước cũng được Công ty áp dụng cụ thể như sau: Tăng thu ngân sách nhà nước = Thuế nộp năm nay - Thuế nộp năm trước/Thuế nộp năm trước x 100% - Chỉ tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể nói vấn đề công ăn việc làm đang là vấn đề hết sức cấp bách. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy mà vẫn phải chịu tình trạng thất nghiệp. Bởi lẽ con số cần việc làm quá lớn mà số lượng lao động cần tuyển dụng của các Công ty lại quá nhỏ. Ngay đến một công ty có quy mô lớn như Công ty Xăng dầu Hàng không (VINAPCO) mà tổng số cán bộ công nhân viên năm 2005 mới lên tới 1530 người – một con số khá khiêm tốn. Chính vì vậy, trong những năm tới, Công ty quy định sẽ tuyển thêm một lượng lớn lao động để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao quy mô kinh doanh của mình. Tại Công ty Xăg dầu Hàng không Việt Nam, chỉ tiêu về tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng thường sử dụng và được tính như sau: Chỉ tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động năm = Số người có việc làm năm/Tổng số người ở độ tuổi lao động năm x 100%. - Chỉ tiêu về nâng cao mức sống cho người lao động. Đối với mỗi người lao động khi tham gia vào quá trình kinh doanh thì mục đích của họ là mong muốn có được thu nhập cao, nâng cao mức sống của mình sao cho phù hợp với sực phát triển đi lên của xã hội. Vì vậy, mà họ đã làm việc hết mình. Mỗi một người dân no ấm sẽ góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của xã hội. Hiểu được sâu sắc vấn đề này, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã rất chú trọng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động trong Côgn ty. Ngoài mức lương phải trả hàng tháng, Công ty còn có chế độ khen thưởng cho những cán bộ, công nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc, phê bình và khuyến khích, động viên nhwngx người làm chưa tốt nhiệm vụ của mình. Hàng tháng, Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan, chiêu đãi nhỏ hoặc thăm quan, picnic nhằm tạo sự gắn bó, thân mật. Đối với những cán bộ đến tuổi về hưu, Công ty cũng có mức lương hưu trí nhất định, đồng thời còn dành cho họ một số đãi ngộ cụ thể như: Vấn đề việc làm (khi Công ty có chế độ xét tuyển thêm cán bộ công nhân viên mới thì ưu tiên xem xét trước những trường hợp là con cái của cán bộ cũ của Công ty), hoặc đãi ngộ về việc bảo vệ luận án (dành cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu nhưng muốn nghiên cứu luận án ở nhà thì Công ty sẽ trợ cấp và công nhận những thành quả công trình nghiên cứu của họ)....còn với những cán bộ, nhân viên mới, Công ty luôn đào tạo, bồi dưỡng để họ có thể hoà nhập nhanh với quy trình kinh doanh của Công ty. Chính vì những chính sách, biện pháp phù hợp trên mà cán bộ, công nhân viên của Công ty luôn tận tuỵ, hết lòng với công việc. Điều đó đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như giúp Công ty chiếm phần lớn thị trường trong một thời gian dài và có thể trong tương lai. 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.3.1.Về thành tích đạt được. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã và đang đạt được những bước tiến và thành tích đáng kể. Qua 3 năm hoạt động (2003 –2005) các chỉ tiêu kinh tế của Công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Về doanh thu, nếu sau năm 2003 Công ty đạt được: 1.546.180.153.282VNĐ thì năm 2005 đã lên tới 2.156.411.438.734VMĐ. Có được kết quả này là do sản lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng không, dầu JET.A1 mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty đã tăng lên một cách rõ rệt. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu của Công ty tăng nên dẫn tới lợi nhuận cũng tăng theo. Năm 2003, lợi nhuận mà Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đạt được là 1.526.625.018.238VNĐ. Năm 2004, Công ty đạt được 1.570.245.320.908VNĐ lợi nhuận cao hơn năm 2005 là 43.620.302.670VNĐ. Đén năm 2005 nhờ hoạt độnh kinh doanh có hiệu quả mà lợi nhuận của Công ty lên tới 2.155.022.174.047VNĐ, tăng 58.476.853.139VNĐ so với năm 2004 hay tăng 3,72%. Chính vì vậy mà Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Năm 2003 Công ty nộp vào Ngân sách nhà nước là 700.379.782.107VNĐ. Năm 2004 nộp 787.190.347.423VNĐ, tăng 86.810.565.316VNĐ tăng 1.014.766.481.630VNĐ so với năm 2004 hay tăng 12,9%. Những con số trên là sự khẳng định chắc chắn cho việc kinh doanh có hiệu quả của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Chất lượng nhiên liệu và chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng là một thành tựu đáng kể của Công ty. Để đạt được kết quả này, Công ty đã phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng nhiên liệu nhập khẩu từ nước ngoài đến xuất bán cho các khách hàng tại các sân bay. Đồng thời, Công ty cũng phải tổ chức bảo quản chu đáo, cẩn thận tại các kho cảng kế hợp với vieẹc sử dụng các phương tiện vận tải tra nạp hiện đại. 2.3.2. Những tồn tại. Sự cố gắng nỗ lực của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam trong hoạt động kinh doanh là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn một số tồn tại sau: Lợi nhuận đạt được còn nhỏ so với quy mô của Công ty. Thị phần của Công ty ở thị trường Quốc tế còn nhỏ bé. Thiếu quyền chủ động trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong kinh doanh. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại: Trong những năm vừa qua, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn quan tâm tới việc đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện nay vẫn chưa đử hiện đại đối với sự phát truển của ngành hàng không. Việc đổi mới trang thiết bị phụ thuộc vào nguồn vốn của Công ty, trong khi đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp còn ít. Điều này còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đổi mới trăng thiết bị của Công ty. Do không có khả năng đầu nguồn, Công ty phải thuê củ Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) nên chi phí của Công ty tăng lên. Do đó giá bán của Côgn ty đã cao hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới. Thuê kho cảng của PETROLIMEX nên Công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu quyền chủ động trong kinh doanh. Việc đảm bảo nhập và xuất nhiên liệu là rất quan trọng nhưng nhiều khi đã đến ngày nhập cảng mà Công ty vẫn chưa thuê được kho chứa nên phải chịu nộp phạt vì tàu trả hàng chậm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chi phí của Công ty. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam tạm thời là Công ty độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu Hàng không. Vì vậy, việc quảng cáo và bán hàng của Công ty chưa được Công ty coi là vấn đề quan trọng, hoạt động tiếp thị còn bị coi nhẹ. Trên đây là những tồn tại mà Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải quan tâm, phải giải quyết trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Xăng dầu Hàng không. 3.1.1 Mục tiêu phát triển. Cũng như các doanh nghiệp khác, để hoạt động kinh doanh của mình có kết quả và mang lại hiệu quả hơn, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng đã đề ra các mục tiêu của Công ty trong một vài năm tới và cụ thể là: Với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay đều có 1 mục tiêu chung, đó là lợi nhuận. Đây là cái đích, là tất yếu kết quả của quá trình kinh doanh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Đặc biẹt là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam thì mục tiêu này càng quan trọng hơn nữa bởi lẽ Công ty đã nhận thức được ưu thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, Công ty dự định sẽ đưa ra những phương hưỡng, biện pháp, những chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh số bán hàng, tăng năng suất lao động, đồng thời đẩy mạnh hoạt động khai thác, nghiên cứu thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới... Nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của Công ty lên so với các kỳ trước đây và cụ thể là: + Phải đạt tỷ lệ xuất khẩu ra nước ngoài đạt 80%. + Phải đạt kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước 10%. + Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 10 – 20%. + Đảm bảo kinh doanh có lãi, thu lợi nhuận về cho đất nước. + Nộp ngân sách nhà nước theo luật định. + Đảm bảo và tăng trưởng vốn. + Đảm bảo mức thu nhập cho người lao động ổn định, đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. + Tìm ra nhiều thị trường trong nước cũng như nước ngoài trong việc xuất nhập khẩu mặt hàng Xăng dầu. + Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty một cách tối đa nhất. + Tận dụng một cách có hiệu quả cá yếu tố nguồn lực đầu vào, giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí kinh doanh. 3.1.2. Phương hướng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Trong thế kỷ 21 nền kinh tế Thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ cõ những dấu hiệu chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân toàn cầu ngày một tăng lên, điều này sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch nước ngoài gia tăng. Đồng thời với sự phát triển của thương mại Quốc tế, làm mở rộng các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau bất kể những hạn chế về không gian và thời gian. Những nhân tố này tác động tích cực góp phần thúc đẩy phát triển ngành Giao thông vận tải và ngành Hàng không dân dụng. Trước những biến đổi theo chiều hướng tích cực của ngành Hàng không dân dụng, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam – một trong những Công ty được độc quyền kinh doanh các loại Xăng dầu, các dung dịch đặc chủng... trên thị trường Việt Nam - đã nhận thức được điều này. Trong những năm qua, Công ty luôn tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng... đồng thời luôn kiểm tra chặt chẽ, đánh giá những kết quả hoạt động kinh doanh của mình qua các năm để rút ra các bài học kinh nghiệm cho những năm sau. Công ty dự định xây dựng cho mình những chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn, có cái nhìn tổng thể lâu dài. Dựa vào các kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, phân tích, đánh giá, dự đoán những biến đổi trong những năm tới, Công ty đã đề ra một loạt những định hướng cho các năm tới như sau: + Chú trọng tới các công tác mở rộng thị trường Quốc tế, nâng cao thị phần Quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông qua việc giảm nhập tái xuất, vì các bạn hàng Quốc tế là nguồn đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty trong những năm qua, chủ yếu là những hãng Hàng không Quốc tế có chuyến bay tới Việt Nam. + Kiểm soát chặ chẽ, triệt để để tiết kiệm các chi phí sản xuất kinh doanh. áp dụng cơ chế khoán phí, định mức các khoản chi phí đối với các đơn vị trực thuộc. Sử dụgn có hiệu quả hơn chi phí kinh doanh và phấn đấu cắt giảm một số khoản chi tiêu không cần thiết khác, góp phần tăng lợi nhuận, tích luỹ vốn để tái sản xuất kinh doanh mở rộng. + Đầu tư triệt để vào việc xây dựng các kho cảng đầu nguồn, đầu tư vào việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải tra nạp nhiên liệu, các kho bể. Đầu tư xây dựng và đưa kho cảng Liên Chiểu vào hoạt động, nhằm giảm bớt chi phí trong công tác vận chuyển, bảo quản, bơm rót, tra nạp nhiên liệu. + Tích cực trong công tác thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước và ngoài nước. Tìm các đối tác có địa điểm thích hợp để xây dựng các cửa hàng để mở rộng thị trường kinh doanh nhiên liệu ngoài Hàng không, mở rộng các mạng lưới, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và tranh thủ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. 3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Nhận thức được tầm quan trọng về sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền Xăng dầu Việt Nam nói riêng, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Xã hội. Trong thời gian tới, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, kinh doanh có hiệu quả, ngày càng phát triển. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém tồn tại nhằm quản lý tốt và đẩy mạnh tiêu thụ xăng dầu, nâng cao hiệu quả vận tải. Sản lượng tiêu thụ tăng kết hợp với giảm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận cũng có nghĩa làm tăng hiệu quả kinh doanh. Để làm được việc đó, Công ty cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau: 3.2.1. Biện pháp tăng khả năng bán hàng với các hoạt động quảng cáo chào hàng. Trong cơ chế thị trường, bất kỳ Công ty, doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hoạt động quảng cáo dưới hình thức này hay hình thức khác để giới thiệu về mình, về sản phẩm để kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo là hoạt động quan trọng và cần thiết trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước đây, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam chưa quan tâm đến hoạt động này do chưa nhìn thấy được tầm quan trọng của quảng cáo. Khi nhận thức được quảng cáo là một đòi hỏi khách quan, Công ty đã và đang ngày càng đẩy mạnh và phát huy vai trò của Quảng cáo, đồng thời tăng cường nguồn vốn kinh phí cho hoạt động này. Hiện nay, có rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đặc điểm của Công ty và đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam chọn hai hình thức quảng cáo: - Quảng cáo bằng panô ngoài trời. - Quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không. * Quảng cáo ngoài trời: Đây là hình thức quảng cáo có nhiều ưu điểm mà nhiều Công ty đang thực hiện. Hình thức quảng cáo này gây sự chú ý cao, đa số những người qua lại đều có thể trông thấy và tìm hiểu những thông tin trên tấm panô này. Hình thức quảng cáo ngoài trời này phù hợp với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, vì nó có khả năng tập trung sự chú ý, tạo thêm sự hiểu biết về Công ty. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng với Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội để họ xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo ở các địa điểm phù hợp. Các tấm biển này có kích thước như sau: chiều rộng 5m, chiều dài 9m. Chi phí để xây dựng cho biển quảng cáo này là 1triệu đồng/m2. Với mức giá này Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội sẽ đảm nhận công việc toàn bộ bao gồm cả việc xin giấy phép, thuê đất tại địa phương đến việc lắp đặt, trang trí. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ thỏa thuận với Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội về nội dung và hình thức trang trí của tấm biển. Nội dung của tấm biển phải cung cấp đầy đủ những thông tin về hình ảnh của Công ty và chủng loại, chất lượng sản phẩm của Công ty. Nội dung quảng cáo cần đầy đủ, ngắn gọn, dễ nhớ, thông tin quảng cáo cần tiêu biểu. Nội dung quảng cáo của biển sẽ được viết bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Anh, để đảm bảo cho khách hàng trong nước và Quốc tế có thể hiểu được. Như vậy, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả cho Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội một số tiền là: 5m x 9m x 1.000.000đ/m = 45.000.000đ Số tiền sẽ được thanh toán khi công trình được nghiệm thu. Biển quảng cáo này tồn tại trong một năm, nếu muốn quảng cáo tiếp, sang năm sau Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục ký hợp đồng với Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội. Hình thức quảng cáo này có rất nhiều ưu điểm như: Gây sự chú ý cao, thời gian quảng cáo dài, chi phí thấp và ít cạnh tranh. Nếu biển quảng cáo của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có những đặc trưng riêng, độc đáo, chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và kích thích tiêu thụ. * Quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không: Quảng cáo trên tạp chí, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành là hình thức quảng cáo có nhiều ưu điểm vì các Công ty có khả năng lựa chọn địa bàn và công chúng cao hơn. Ngoài ra, quảng cáo trên tạp chí có thời gian tồn tại lâu, nhiều người đọc và tiện lợi cho việc liên lạc khi cần thiết. Do vậy, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ quảng cáo trên trang bìa tạp chí thông tin Hàng không. Tạp chí thông tin Hàng không là tạp chí chuyên ngành của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, phát hành mỗi tháng một số. Vì đây là tạp chí chuyên ngành nên các hãng Hàng không Việt Nam, hành khách đều được phát sách báo, trong đó có tạp chí thông tin Hàng không. Vì thế, các hành khác đến và đi khỏi Việt Nam đều có thể biết dược về Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam qua tạp chí này. Hơn nữa chi phí quảng cáo sẽ không cao vì các Công ty trực thuộc ngành Hàng không khi quảng cáo trên tạp chí thông tin Hàng không sẽ được giảm giá. Chi phí quảng cáo là 4.000.000đ/1số, hợp đồng quảng cáo sẽ được ký trong vòng 1 năm tức 12 số báo. Vậy số tiền mà Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả trong vòng 1 năm là: 12số x 4.000.000đ = 48.000.000đ. Trên dây là hai hình thức quảng cáo hợp nhất đối với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, chi phí cho quảng cáo không quá cai, đồng thờì hai hình thức này có thể bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế của từng hình thức nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo. Quảng cáo là hình thức quan trọng trong hoạt động maketing. Nếu công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam thực hiện tốt các công tác này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng trong và ngoài nước hiểu biết thêm về Công ty, từ đó sẽ đặt quan hệ mua bán với Công ty. Quảng cáo là biện pháp góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, Công ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1 bằng xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng là hình thức hoạt động phong phú, được tiến hành trong phạm vi không gian và thời gian nhất định để thu hút sự chú ý và lôi cuốn của khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam, các Công ty, Doanh nghiệp rất quan tâm và đầu tư khá lớn cho các biện pháp xúc tiến bán hàng. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng đã thực hiện một số kỹ thuật cơ bản nhưng chưa được đầu tư đáng kể và chỉ mang tính ước lệ. Do đó, Công ty cần quan tâm tích đáng cho hoạt động này. Công ty có thể dùng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng như sau: -Tham gia hội chợ, triển lãm kinh tế, kỹ thuật trong nước và quốc tế. -Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thao, triển lãm chuyên ngành về Xăng dầu. -Mở các gian hàng giới thiệu sản phẩm. -Tài trợ một số chương trình văn hoá văn nghệ, thể thao... -Tặng quà, vật kỷ niệm có mang biểu tượng của Công ty. Các biện pháp trên chủ yếu là gây sự chú ý, lôi kéo khách hàng và giới kinh doanh quan tâm đến sản phẩm của Công ty. Từ đó, Công ty có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh, hình thành đội ngũ bạn hàng. Mặt khác, qua các hoạt động trưng bày, triển lãm giúp cho Công ty đánh giá được mức độ chấp nhận và uy tín của mình trên thị trường. 3.2.2. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Sản phẩm truyền thống của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là dầu JET.A1, trong khi đó Công ty có thể đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh bằng các sản phẩm khác như: Xăng, dầu Diesel và các loại dầu mỡ phục vụ cho giao thông đường bộ và đường thuỷ. Do vậy Công ty cần phát triển mạng lưới, các đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm để phát triển rộng hơn hoạt động kinh doanh như hiện nay của Công ty. Hiện nay Công ty đang có 2 chi nhánh bán lẻ ở hai miền Bắc và Nam, do vậy Công ty cần phát triển thêm các chi nhánh khác như nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng không miền Trung. Thị phần của Công ty về Xăng dầu ngoài ngành Hàng không vẫn còn nhỏ bé, nên Công ty cần có những biện pháp để thâm nhập và mở rộng thị trường như: tiến hành liên kết với các tổ chức hoặc cá nhân có đất đai và điều kiện kinh doanh Xăng dầu để mở các địa điểm kinh doanh. Công ty góp vốn xây dựng, cung cấp nguồn hàng kinh doanh, đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và lợi nhuận sẽ được chia theo sự thỏa thuận của hai bên. 3.2.3. Biện pháp giảm chi phí xây dựng. Giá thành và giá bán sản phẩm luôn gắn liền với nhau, hạ giá thành sản phẩm cũng có nghĩa là hạ giá bán và ngược lại. Hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt nam chưa có kho cảng đầu nguồn để chứa nhiên liệu bơm từ tàu biển lên. Khi nhiên liệu được nhập về, Công ty phải gửi vào các kho cảng đầu nguồn của Tổng Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (PETROLIMEX). Chi phí phải trả cho PETROLIMEX về khoản thuê kho cảng này không nhỏ. Do đó giá thành nhiên liệu JET.A1 của Công ty tương đối cao. Để giảm bớt khoản chi phí này nhằm giảm giá thành nhiên liệu, Công ty nên đầu tư xây dựng một số kho cảng đầu nguồn. Khi đầu tư xây dựng vào bất kỳ dự án nào, các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đó, xem xét chi phí và lợi nhuận mà dự án đó đem lại rồi mới quyết định đầu tư. Khi xây dựng kho cảng đầu nguồn, Công ty sẽ phải đầu tư rất lớn, trong khi đó vốn tự có và vốn ngân sách còn ít. Để có được nguồn vốn đầu tư Công ty phải Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hàng năm Công ty sẽ phải trả một khoản lãi vay nhất định, điều này sẽ làm tăng chi phí. Như vậy, khi đầu tư kho cảng đầu nguồn, trước mắt sẽ làm tăng chi phí nhưng lại có nhiều lợi ích về lâu dài. Vì nếu xây dựng kho cảng đầu nguồn, Công ty Xăng dầu sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn vướng mắc sau: - Phá được thế độc quyền kho cảng của tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Hiện nay ở nước ta duy nhất có tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là có kho cảng đầu nguồn. - Công ty đảm bảo được quyền tự chủ trong kinh doanh. - Chất lượng nhiên liệu được nâng cao, vì Công ty có đường ống dẫn riêng, có bể chứa riêng, đúng chủng loại, Công ty trực tiếp quản lý và bảo quản. - Khắc phục được tình trạng thiệt hại về kinh tế do để chậm tàu bị phạt tiền. - Giảm được các phí tổn thuê kho, hao hụt trong bơm rót, trong bảo quản, góp phần giảm giá thành sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh với các hãng nhiên liệu Hàng không khác. - Công ty có thể nhập được những chuyến dầu có trọng tải lớn hơn làm cho giá thành sản phẩm thấp hơn. Như vậy, việc đầu tư kho cảng đầu nguồn đem lại khá nhiều lợi ích cho Công ty. Từ nay đến năm 2007 Công ty nên đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn tại khu vực kho cảng nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn xây dựng tại khu vực này vì sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 ở sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là rất lớn. Tuy vậy, vốn đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn này rất lớn nên phải tính toán tài chính một cách tỉ mỷ để đầu tư có hiệu quả. Hiện nay, hàng tháng Công ty Xăng dầu Hàng không Việt nam phải gửi ở kho cảng đầu nguồn của PETROLIMEX tại cảng nhà Bè trung bình khoảng 25.000tấn/tháng. Chi phí thuê kho phải trả cho PETROLIMEX là 2,3USD/tấn/tháng. Vậy mỗi tháng Công ty phảu trả cho PETROLIMEX là: 25.000 x 26.000 = 650.000.000VNĐ. Mỗi năm Công ty phải trả là: 650.000.000 x 12 = 7.800.000.000VNĐ. Giả sử Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam vay vốn trung hạn của Ngân hàng để đầu tư xây dựng tại cảng nhà Bè một kho cảng đầu nguông với dung lượng chứa tối đa 30.000tấn nhiên liệu. Dung lượng chứa tối đa của kho cảng được thiết kế dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế tại khu vực để đảm bảo tránh lãng phí, không sử dụng hết công suất, chi phí đầu tư quá lớn. Vốn đầu tư xây dựng kho cảng này dự kiến khoảng 54tỷ VNĐ. Thời gian thu hồi vốn trong vòng 15 năm tỷ lệ khấu hao là: 6.7%/năm. Lãi suất tiền vay Ngân hàng là 16.2%/năm hay 1.35%/tháng. Công ty trả vốn và lãi đều hàng năm. Bảng 16: Phương án vay vốn Ngân hàng. Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Vốn vay đầu năm Trả vốn cuối năm Trả lãi cuối năm Trả vốn+lãi cuối năm 1 54 3.6 8.748 12.348 2 50.4 3.6 8.165 11.765 3 46.8 3.6 7.582 11.182 4 43.2 3.6 6.998 10.598 5 39.6 3.6 6.415 10.015 6 36 3.6 5.832 9.432 7 32.4 3.6 5.248 8.848 8 28.8 3.6 4.665 8.265 9 25.2 3.6 4.082 7.682 10 21.6 3.6 3.499 7.099 11 18 3.6 2.916 6.516 12 14.4 3.6 2.333 5.933 13 10.8 3.6 2.749 5.349 14 7.2 3.6 1.166 4.766 15 3.6 3.6 0.583 4.183 Cộng 432 54 70.981 123.981 Như vậy, sau 15 năm Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng là 123.981 tỷ VNĐ. Trong khi đó, nếu có kho cảng đầu nguồn tại cảng nhà Bè, ngoài các yếu tố thuận lợi kể trên thì về mặt kinh tế, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt nam sẽ không phải trả số tiền cho PETROLIMEX trong 15 năm như sau: (25.000tấn + 17%) x 15năm x 26.000đ x 12 tháng = 136.9tỷ VNĐ. Trong đó: 25.000tấn: lượng nhiên liệu trung bình mỗi tháng gửi PETROLIMEX. 17%: Tốc độ tăng trưởng nhiên liệu trung bình hàng năm. 26.000đ: Tiền thuê kho phải trả cho PETROLIMEX 1tấn/tháng. Vậy trong 15 năm số tiền Công ty tiết kiệm được là: 136.9 – 123.981 = 12.919tỷVNĐ. Mỗi năm Công ty tiết kiệm dược: 12.919tỷ VNĐ : 15 năm = 861.266.000VNĐ. Mỗi tháng Công ty sẽ tiết kiệm được: 861.266.000 : 12 tháng = 71.772.000VNĐ. Như vậy sau 15 năm, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã hoàn trả được vốn và tiết kiệm được 12.919tỷ VNĐ. Sau 15 năm khai thác, giá trị còn lại của kho cảng ước tính còn 20% giá trị ban đầu, tương đương với 10.8tỷ đồng, xây dựng kho cảng đầu nguồn tại cảng nhà Bè sẽ giúp cho Công ty giảm chi phí lưu thông, góp phần giảm giá thành nhiên liệu JET.A1. KẾT LUẬN Xăng dầu là nguồn nhiên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và ngành Hàng không nói riêng. Chính vì thế những Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh Xăng dầu, chuyên phục vụ những hãng Hàng không lớn đã và đang giữ một vị trí chiến lược trong nền kinh tế. Sau 13 năm hoạt động, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan, vừa mang lợi nhuận cho Công ty, vừa góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Trong những năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã không ngừng tìm tòi những đường lối, định hướng mới cho con đường kinh doanh của mình đồng thời nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động, luôn tìm cách giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1. Thành công cho những cố gắng nỗ lực của Công ty chính là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng đối với Công ty trong suốt những năm qua. Đây chính là một bước tiến lớn đối với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam nói riêng và toàn ngành Xăng dầu nói chung. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh tới mức tối đa nhằm thu được nhiều thành tựu cũng như chiếm lĩnh ưu thế về thị phần Xăng dầu, công việc trước mắt và cấp bách là Công ty phải thực hiện các giải pháp đã đề ra. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng phải tiến hành ngay việc tổ chức thành lập phòng Marketing bằng cách tổ chức lại hệ thống cán bộ công nhân viên trực thuộc Công ry như điều bớt một số cán bộ ở một số phòng sang phòng Marketing như: phòng hành chính, kế toán... làm được như vậy Công ty sẽ vừa không phải tuyển thêm cán bộ mới, lại vừa tận dụng được nguồn lao động sẵn có, tạo cho họ một cơ hội, thách thức, thành công mới. Trên đây là những biện pháp thiết thực có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Vì thời gian và trình độ có hạn nên đề tài này còn nhiều thiếu sót, em kính mong thầy giáo GS-TS Hoàng Đức Thân bổ sung và đóng góp ý kiến để đề tài này của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. 3 1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh. 3 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 5 1.1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. 13 1.2. Đặc điểm của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 14 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty 16 1.2.3. Các yếu tố, nguồn lực của Công ty. 20 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 24 1.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: 24 1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh: 26 1.3.3. Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp: 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 33 2.1. Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 33 2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không trong những năm qua 33 2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không. 36 2.2.1. Phân tích lợi nhuận và mức doanh lợi. 36 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 39 2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động. 43 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty. 49 2.3.1.Về thành tích đạt được. 49 2.3.2. Những tồn tại. 50 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại: 50 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG 51 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Xăng dầu Hàng không. 51 3.1.1 Mục tiêu phát triển. 52 3.1.2. Phương hướng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 52 3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không 53 3.2.1. Biện pháp tăng khả năng bán hàng với các hoạt động quảng cáo chào hàng. 53 3.2.2. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 56 3.2.3. Biện pháp giảm chi phí xây dựng. 57 KẾT LUẬN 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0047.doc
Tài liệu liên quan