Phân tích kinh tế - xã hội là việc so sánh một cách có hệ thống giữa lợi ích và chi phí đứng trên quan điểm lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một dự án đầu tư sẽ được chấp nhận khi nó phải đảm bảo lợi ích của cả chủ đầu tư và của cả nền kinh tế quốc dân. Nói chung dự án phải đảm bảo cả hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Đối với dự án đầu tư năng lượng do đặc điểm liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác và sinh hoạt dân dụng nên hiệu quả kinh tế xã hội phải được quan tâm nhiều hơn.
84 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh tế - Tài chính và quản lý dự án đầu tư TBA 110 KV khu công nghiệp Châu Khê và các nhánh rẽ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp.
Đơn giá xây dựng cơ bản lắp đặt trạm biến áp, ban hành kèm theo quyết định số 66/ 1999/ QĐ- BCN năm 1999 của Bộ Công nghiệp.
Định mức dự toán sửa chữa đường dây và trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số 366 ĐVN/HĐQT ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện Lực Việt Nam.
Chi phí vận chuyển hàng hóa lấy theo quyết định QĐ89/2000/QD – BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban vật giá chính phủ
Chi phí thiết kế lấy theo “ Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng” ban hành theo QĐ số 12/2001 QĐ – BXD ngày 20/7/2001 của BXD.
Chi phí tư vấn xây dựng lấy theo “ Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo QĐ số 15/2001 QĐ – BXD ngày 20/7/2001 của BXD.
Đơn giá XDCB số 324/1999/ QĐ – UB ngày 20/4/1999 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Giá một số vật liệu, phụ kiện lấy theo đơn giá quý I/2005 của ban vật giá UBND tỉnh Bắc Ninh.
Giá thiết bị vật liệu điện theo tập đơn giá: Số 70/2005, ngày 29/4/2005 của Bộ Công nghiệp.
Tính thuế GTGT theo thông tư số 01/1999/TT – BXD ngày 16/01/1999 của BXD và văn bản hướng dẫn số 710 ĐVN/ KHĐT ngày 11/2/1999 của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam.
Thông tư hướng dẫn điều chỉnh sự đoán công trình xây dựng cơ bản số 02/2000/TT – BXD ngày 19/5/2000 của BXD.
Căn cứ văn bản số 2750/CV – KHĐT ngày 14/7/2000 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều chỉnh dự đoán công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành điện theo TT 02/2000/ TT – BXD.
Tổng hợp dự toán theo hướng dẫn lập dự toán các công trình XDCB chuyên ngành lưới điện số 2281 EVN/KTDT ngày 23/5/2001 của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.
Thông tư số 05/2003/TT – BXD ngày 14/3/2003 của BXD về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
Một số thông tư hiện hành khác của chính phủ.
Tổng mức đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được lấy từ vốn vay nước ngoài và vay từ nguồn khấu hao cơ bản của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.
Bảng 2.1.2.6: Tổng mức đầu tư toàn bộ Công trình
Trạm biến áp 110/35/22KV – 40MVA Châu Khê và nhánh rẽ
Số TT
Hạng mục
Phần trạm 110KV
Phần thông tin
Tổng cộng
1
Chi phí xây lắp
5.370.309.243
1.357.429.580
6.727.738.823
2
Chi phí thiết bị
12.519.705.104
571.471.081
13.091.176.185
3
Chi phí khác
2.467.038.217
154.543.681
2.621.581.898
4
Chi phí dự phòng
2.035.705.256
208.344.434
2.44.049.690
5
Tổng cộng
22.392.757.821
2.291.788.776
24.684.546.597
Trong đó:
Vốn vay nước ngoài
13.651.062.867
1.473.626.990
15.124.689.857
(tính theo USD)
880.714
95.073
975.786
Vốn vay trong nước
8.741.694.953
818.161.787
9.559.856.740
( Nguồn: Công ty TNHH C. T. Đ Hà nội)
2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của công trình
2.2.1. Cơ sở phân tích kinh tế - tài chính
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư và quan điểm dự án.
Trong phần này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế theo quan điểm chung phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở các thông tin có liên quan.
Chi phí tài chính là tổng chi phí xây dựng công trình, chi phí vận hành bảo dưỡng bao gồm lương công nhân viên quản lý vận hành, chí phí tu sửa thường xuyên và định kỳ.
Hiệu ích là tiền bán điện ứng với các giá bán điện.
Các chỉ tiêu cơ bản về hiệu ích tài chính bao gồm:
Giá trị lợi nhuận ròng tài chính: NPV
Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính: FIRR
Tỷ số hiệu ích / chi phí: B/C
Thời gian hoàn vốn: Thv
2.2.2. Cơ sở dữ liệu phân tích
Vốn đầu tư và nguồn vốn:
Bảng 2.2.2.1: Cơ cấu vốn đầu tư và nguồn vốn
Số TT
Vốn đầu tư và nguồn vốn
Đơn vị
Giá trị
1
Tổng mức đầu tư
Đồng
24.512.866.966
Trong đó
2
Vốn vay nước ngoài
Đồng
14.836.347.232
Lãi suất
%/năm
6.9
Thời hạn trả nợ
năm
10
3
Vốn vay trong nước
Đồng
9.685.519.734
Lãi suất
%/năm
9.72
Thời hạn trả nợ
năm
10
( Nguồn: Công ty TNHH C. T .Đ Hà nội)
Vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ được sử dụng nguồn vốn là vốn vay 100%. Với nguồn vốn vay chủ yếu là của nước ngoài với lãi suất ưu đãi chiếm 70 % tổng nguồn vốn đầu tư, Phần còn lại là vốn trong nước được vay từ nguồn vốn khấu hao của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Hình thức trả vốn vay là hình thức trả gốc đều trả lãi thời kỳ trong 10 năm bắt đầu từ khi dự án đi vào hoạt động
Bảng 2.2.2.2. Kế hoạch trả vốn và lãi vay (Đơn vị: 1000 đồng)
Năm
Kế hoạch vay
Kế hoạch trả gốc
Kế hoạch trả lãi
2005
24.512.866
2006
2.451.286
1.965.140
2007
2.451.286
1.768.626
2008
2.451.286
1.572.112
2009
2.451.286
1.375.598
2010
2.451.286
1.179.084
2011
2.451.286
982.570
2012
2.451.286
786.056
2013
2.451.286
589.542
2014
2.451.286
393.028
2015
2.451.286
196.514
( Nguồn: Công ty TNHH C. T .Đ Hà nội)
Theo hướng dẫn trong quy định ban hành kèm theo quyết định 445 NL – XDCB. Tổng giá điện sẽ phân chia 45 – 50% là phần nguồn, 20 – 25% là phần truyền tải, 30 – 35% là phần phân phối. Theo đề án tăng giá điện do EVN trình Chính phủ, giá điện đến năm 2005 sẽ đạt mức giá trần 7 USCent/kWh ( tương đương 1085 đồng/kWh), với tỷ giá ngoại tệ là 1 USD = 15500 VNĐ.
Bảng 2.2.2.2: Lịch trình tăng giá điện của EVN
Năm
Mức giá(USCent/kWh)
Mức giá (VNĐ/kWh)
2001
6.0
930
2002
6.4
980
2003
6.7
1.038
2004
6.9
1.069
2005
7.0
1.085
( Nguồn: Công ty TNHH C. T .Đ Hà nội)
Cùng với tỷ lệ phân chia giá điện như trên chiết tính giá điện tại các cấp điện áp:
Giá bán điện tại thanh cái đầu ra trạm 110KV(70%) : 759 (VNĐ/kWh).
Giá mua điện tại thanh cái đầu vào trạm 110KV (65%) : 705 (VNĐ/kWh).
Hiện nay mặc dù kế hoạch tăng giá điện của Tổng Công ty trình lên Thủ Tướng chính phủ nhưng vẫn chưa được quyết định, dự kiến sẽ tăng vào đầu năm 2006.
Chi phí hàng năm của dự án
Chi phí O & M được tính theo tỷ lệ % của vốn đầu tư, tỷ lệ này với trạm biến áp được tính là 2 % VĐT.
Chi phí mua điện giá mua điện tại thanh cái 110 KV là 705 (đồng/KWh) bằng 65 % giá điện thương phẩm, còn giá bán ra là 759 (đồng/ kWh) bằng 70 % giá điện thương phẩm.
Khấu hao
Áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính với thời gian khấu hao là 12 năm. Từ năm 2006 đến 2017.
Thuế
Trong phân tính kinh tế tài chính tính tới các loại thuế sau:
Thuế giá trị gia tăng: Thuế suất 10%. Thuế VAT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất 28%. Thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế.
Công suất và điện năng
Trạm biến áp 110KV Châu Khê dự kiến được xây dựng có nhiệm vụ chính là cấp điện cho phụ tải KCN Châu Khê.
Căn cứ nhu cầu phụ tải đã nêu ở phần nhu cầu phụ tải điện năng cung cấp của trạm năm 2006 là 30 (MVA).
Điện năng đáp ứng của dự án được tính trên số giờ sử dụng công suất Max là
Tmax= 4500 (h) và hệ số cosφ = 0.8
Sản lượng điện năm 2006 = 30* 4500*0.8 = 108 (GWh)
Theo dự báo nhu cầu thì trong năm 2006 sản lượng điện thương phẩm là 108 (GWh) và sẽ tăng thêm 10% sản lượng điện năng vào các năm tiếp theo năm 2007 là 118,8 (GWh), năm 2008 là 130,68 (GWh), năm 2009 là 143,75 (GWh) và sẽ đầy tải vào năm 2010 là 144 (GWh).
Lượng điện năng tổn thất được tính là 1% sản lượng điện năng bán ra.
Kết quả phân tích kinh tế tài chính
Với hệ số chiết khấu i = 10%, kết quả tính toán được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.2.2.3: Kết quả tính toán theo quan điểm dự án
Số TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
1
Tổng mức đầu tư
Triệu đồng
24,512.86
2
ENPV
Triệu đồng
11,729.41
3
IRR
%
16,41
4
B/C
1.0429
5
Thv
năm
9
Theo quan điểm của dự án hay quan điểm của ngân hàng ta nhận thấy dự án Trạm biến áp 110KV KCN Châu Khê có NPVdựán=11,729.42>0, IRRdựán=16,41%>IRRlãivay, B/C>1. Do đó dự án khả thi về mặt tài chính hiệu quả trên vốn đầu tư.
Bảng 2.2.2.4: Kết quả tính toán theo quan điểm chủ đầu tư
Số TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
1
Tổng mức đầu tư
Triệu đồng
24,512.86
2
ENPV
Triệu đồng
15,728.6
3
IRR
%
127
4
B/C
1.0182
5
Thv
năm
3
Theo quan điểm của chủ đầu tư( chủ sở hữu) dự án mang lãi hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, ta nhận thấy NPVcsh>NPVdự án; IRRcsh> IRRdự án>IRRlãi vay. Nhà đầu tư không những hưởng lợi từ dự án mà còn hưởng lợi từ vốn vay.
Từ hai quan điểm trên quan điểm chủ đầu tư và quan điểm dự án, kết quả phân tích kinh tế - tài chính đã xác định được các chỉ tiêu đánh giá đều đạt được mục tiêu mong muốn. Kết luận dự án hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính.
Kết quả tính toán cho thấy dự án đạt mọi chỉ tiêu hiệu quả kinh tế NPV > 0, IRR> 10% thời gian thu hồi vốn là 10 năm. Đây là công trình mang lại hiệu quả kinh tế cao về mặt tài chính điều này giúp cho nhà đầu tư thu hút được nguồn vốn vay tư nước ngoài và nguồn vốn trong nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu vốn đầu tư của ngành điện đang thiếu nghiêm trọng thì việc thu hút nguồn vốn vay với lãi suất thấp tư nước ngoài là việc làm cần thiết. Việc đầu tư vào những dự án có hiệu quả kinh tế cao sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu cũng như tăng giá bán điện bình quân chung của công ty. Mặc dù, theo lịch trình tăng giá điện của Tổng Công ty EVN trình Chính phủ nhưng vẫn chưa được phê duyệt nên đã ảnh hưởng tới doanh thu của dự án, ảnh hưởng tới thu nhập của người công nhân, nhân viên quản lý vận hành. Đây là vấn đề nan giải không thể tự quyết định được nhưng với giá như hiện nay thì dự án vẫn đem lại hiệu quả cho chủ đầu tư.Vì vậy việc đầu tư dự án là việc cần thiết không những đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn góp phần làm phát triển cả một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Phân tích độ nhậy dự án
Do đặc điểm ngành điện nói chung và các công trình đường dây phân phối và trạm biến áp nói riêng, các biến đầu vào được lựa chọn để phân tích độ nhậy là vốn đầu tư tăng và phụ tải giảm, chi phí quản lý và vận hành tăng, tổn thất điện năng tăng, hay lãi suất trong nước thay đổi. Đối với dự án “TBA 110KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ”thì những phương án tính toán có thể xem xét trong những trường hợp sau:
2.3.1. Các trường hợp xem xét phân tích độ nhậy của dự án
Trong các trường hợp ứng với hệ số chiết khấu: 10%
Bảng 2.3.1: Các phương án phân tích độ nhậy
Số tt
Nội dung phân tích
Các phương án thay đổi
1
Tổng vốn đầu tư tăng
+5%
+10%
+15%
+20%
2
Sản lượng điện giảm
-5%
-7%
-10%
-12%
3
Chi phí O&M tăng
+2,5%
+3%
+3.5%
+4%
4
Tổn thất điện năng tăng
+1.5%
+2%
+2.5%
+3%
5
Vốn đầu tư & Sản lượng điện
+5%,-5%
+10%,-10%
7
Lãi suất thay đổi
11%
12%
13%
14%
Kết quả cụ thể xem trong phụ lục tính toán
Kết quả phân tích độ nhạy
Bảng 2.3.2: Kết quả tính toán phân tích độ nhậy của dự án
Số
TT
Các phương án phân tích độ nhậy
IRR(%)
Theo quan điểm chủ đầu tư
Theo quan điểm dự án
NPV(Tr.đồng)
B/C
Thv (năm)
NPV(Tr.đồng)
B/C
Thv(năm)
1
Phương án cơ sở
16,41
15738,6
1.0182
3
11729,41
1.04285
9
2
Phương án VĐT tăng 5%
15,55
14747,1
1.0170
4
10547,94
1.04291
10
3
Phương án VĐT tăng 10%
14,75
13765,6
1.0159
5
9366,5
1.04297
11
4
Phương án VĐT tăng 15%
14,01
12784,1
1.0147
6
8185,0
1.04302
12
5
Phương án VĐT tăng 20%
13,32
11802,5
1.0136
7
7003,5
1.04307
12
6
Phương án sản lượng điện giảm5%
15,51
13960,7
1.0169
4
9961,5
1.0429
10
7
Phương án sản lượng điện giảm7%
15,14
13253,5
1.0164
4
9254,3
1.04294
10
8
Phương án sản lượng điện giảm10%
14,58
12192,7
1.0156
5
8193,5
1.04298
11
9
Phương án sản lượng điện giảm12%
14,21
11485,5
1.0150
5
7486,3
1.04300
11
10
Phương án chi phí O&M tăng 2,5%
16,02
14977,0
1.0173
4
10977,8
1.04193
10
11
Phương án chi phí O&M tăng 3%
15,63
14225,5
1.0164
4
10226,3
1.04007
10
12
Phương án chi phí O&M tăng 3,5%
15,24
13473,9
1.0155
4
9474,7
1.04008
10
13
Phương án chi phí O&M tăng 4%
14,84
12722,3
1.0146
5
8723,1
1.03916
10
14
Phương án tổn thất tăng 1,5%
15.05
13073,9
1.0150
4
9074,7
1.0396
11
15
Phương án tổn thất tăng 2%
13,64
10419,1
1.0120
7
6419,9
1.0363
12
16
Phương án tổn thất tăng 2,5%
12.18
7764,4
1.0089
10
3765,2
1.0329
14
17
Phương án tổn thất tăng 3%
10,66
5109,6
1.0058
13
1110,4
1.0299
18
18
VĐT tăng 5%,sản lượng điện 95%
14,67
12979,1
1.0157
5
8780,0
1.0429
11
19
VĐT tăng 10%,sản lượng điện 90%
13.03
10229,7
1.0131
8
5830,6
1.0431
13
20
Phương án lãi suất nội tệ thay đổi 11%
16.41
15653,3
1.0177
3
11729,4
1.0429
9
21
Phương án lãi suất nội tệ thay đổi 12%
16.41
15115,6
1.0174
4
11729,4
1.0429
9
22
Phương án lãi suất nội tệ thay đổi 13%
16.41
14577,9
1.0171
4
11729,4
1.0429
9
23
Phương án lãi suất nội tệ thay đổi 14%
16.41
14040,1
1.0168
4
11729,4
1.0429
9
Kết quả phân tích độ nhậy theo quan điểm của dự án ( quan điểm của ngân hàng) được biểu diễn trong các biểu đồ dưới đây:
Nhận xét: Qua kết quả phân tích độ nhậy theo quan điểm của dự án ta nhận thấy dự án đều thoả mãn các điều kiện về tài chính NPVdự án >0, IRRdự án > IRRlãi vay . Trong trường hợp rủi ro cao nhất là sự thay đổi biến tổn thất điện năng khi tổn thất điện năng 3% thì NPVdự án = 1110,4 (Tr.đồng) nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án.
® Kết luận: Dự án khả thi về hiệu quả vốn đầu tư (theo quan điểm dự án)
Kết quả phân tích độ nhậy theo quan điểm của chủ đầu tư được
biểu diễn trong các biểu đồ dưới đây:
Trong quá trình thực hiện dự án vốn đầu tư tăng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả NPV của dự án do các yếu tố sau: Trong quá trình khảo sát lập dự toán tính toán cho dự án so với thời điểm tiến hành xây dựng luôn xảy ra những biến động có thể làm tăng nguồn vốn đầu tư cho dự án như biến động của thị trường giá cả: Giá nguyên vật liệu, thiết bị tăng so với thời gian khảo sát, hay sự thay đổi thiết bị công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại hơn. Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù tăng so với dự toán. Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái giữa đồng USD so với đồng tiền VNĐ có sự chênh lệch, …. đều ảnh hưởng tới vốn đầu tư của dự án.
Khi sản lượng điện thương phẩm giảm đã tác động tới NPV của dự án.Sản lượng điện giảm xuống 12% thì NPV giảm từ 15738,6 (Tr.đồng) xuống 11485.,8 (Tr.đồng). Việc thay đổi sản lượng điện thương phẩm cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới NPV của dự án do nhiều yếu tố sau:
Nhu cầu phụ tải giảm so với dự báo ban đầu như việc các doanh nghiệp ban đầu đăng ký sản lượng tiêu thụ cao nhưng trong quá trình sản xuất doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải đóng của nhà máy do đó nhu cầu tiêu thụ bị giảm.
Sản lượng điện thương phẩm giảm do sự cố mất điện như nguyên nhân chủ quan của con người do không thường xuyên kiểm tra kỹ thuật dẫn đến cháy máy biến áp hoặc nguyên nhân khách quan do thiên tai, lũ lụt, mưa bão, do sét đánh làm chạm chập đường dây làm ngừng khả năng cung cấp điện làm giảm sản lượng điện thương phẩm.
Chi phí Quản lý vận hành tăng lên ảnh hưởng tới NPVdự án do các yếu tố sau:
Trong quá trình vận hành và quản lý trạm biến áp do không làm tốt quy trình thực hiện, làm hỏng các thiết bị, máy móc, phải thay thế bằng các thiết bị máy móc mới.
Chi phí lương công nhân viên quản lý vận hành tăng lên.
Chi phí đào tạo nguồn nhân lực cũ, và tuyển nhân viên mới để quản lý điều hành trạm do đó làm tăng chi phí vận hành và quản lý làm ảnh hưởng tới NPV của dự án.
Tổn thất điện năng ảnh hưởng rất lớn tới NPV của dự án đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án. Việc tốn thất tăng từ 1% ¸ 3% đã làm cho NPVdự án giảm rất nhanh từ 15,738 tỷ đồng xuống còn 5,109 tỷ đồng thời gian hoàn vốn của dự án tăng từ 3 năm đến 13 năm. Do yếu tố sau:
Tổn thất truyền tải điện do phụ tải ở xa trạm biến áp.
Tổn thất trong máy biến áp do tốn thất về từ và điện
Tổn thất điện năng do sử dụng công nghệ lạc hậu như sử dụng thiết bị máy móc không có độ chính xác cao.
Tổn thất do máy biến áp chạy non tải
Nguyên nhân: Việc thay đổi lãi suất vay vốn nội tệ cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế tài chính của dự án, đối với dự án vay vốn với lãi suất cao nó ảnh hưởng tới khả năng chi trả của dự án.
Lãi suất thay đổi do ảnh hưởng của chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước dẫn đến những thay đổi của môi trường kinh doanh như tăng lãi suất vay vốn.
Ngành điện là ngành có đặc điểm riêng do khả năng thu hồi vốn chậm, vì vậy để đảm bảo an toàn cho các nhà tài chính do đó các nhà cho vay nâng cao lãi suất vay.
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích độ nhậy ở trên ta thấy rằng dự án khả thi về mặt chính theo cả hai quan điểm chủ đầu tư tất cả các trường hợp điều có NPV >0, IRR> IRR* : Trong trường hợp rủi ro cao nhất là tổn thất điện năng tăng nên 3% đã ảnh hưởng trực tiếp tới NPV của dự án không những thế, hệ số hoàn vốn nội tại IRRdự án = 10,66% > IRR* = 10% còn NPVdự án = 5109,6 (Tr.đồng.) Bên cạnh đó việc lãi suất trong nước thay đổi cũng tác động tới khả năng vay của dự án, khi tổn thất điện năng là 3% thì khả năng thu hút vốn đầu tư vào dự án là rất khó khi mà lãi suất thị trường vốn IRR* = 10% nó ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án.
Kết quả phân tích độ nhậy này mới chỉ xem xét với một số yếu tố thay đổi trong giới hạn đó là vốn đầu tư, sản lượng điện năng, chi phí O&M, tổn thất, lãi suất chứ chưa phân tích đến những biến động của thị trường như ( giá nguyên vật liệu: sắt thép, xi măng hay giá thiết bị …). Vì vậy chưa thể lường hết mọi rủi ro diễn ra trong thời kỳ thực hiện dự án do đó mọi rủi ro có thể diễn ra đối với dự án sẽ làm cho dự án có kể đạt kết quả không như mong muốn ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều yếu tố cùng thay đổi tác động đến hiệu quả dự án ta sử dụng phần mềm Crystal Ball để phân tích độ nhậy dự án. Các biến đầu vào thay đổi bao gồm:
Vốn đầu tư tăng
Tổn thất điện năng tăng
Chi phí O&M tăng
Hệ số chiết khấu thay đổi
Kết quả thực hiện sử dụng phần mềm Crystal Ball biểu diễn trên biểu đồ phân phối chuẩn ta sử dụng với số lần lặp là 1,000,000 lần với các biến đầu vào thay đổi như trong được tính toán chi tiết trong phần Phụ Lục (Bảng 9,Bảng 10).
Biểu 11: Biểu đồ phân phối xác suất NPV của dự án
Biểu đồ phân phối xác suất theo phân phối chuẩn ta thấy khi các yếu tố đầu vào thay đổi thì kết quả của dự án NPVdự án < 10.000,0 ( Tr.đồng) với xác suất xảy ra 42,8%.
Biểu 12: Biểu đồ phân phối xác suất IRR của dự án
Biểu đồ 12 phân phối theo biểu đồ phân phối chuẩn khi các yếu tố đầu vào thay đổi thì tác động đến IRR, khi IRRdự án < 12% thì xác suất xảy ra là 29,27%. Như vậy với kết quả trên giúp cho nhà đầu tư có cơ sở chắc chắn để đánh giá hiệu quả của dự án.
Khi kết hợp thay đổi nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án như vốn đầu tư tăng, tổn thất tăng, chi phí O&M tăng và hệ số chiết khấu thay đổi kết quả cho biết mức độ rủi ro mà dự án đem lại có mức rủi ro không cao.
Việc phân tích độ nhậy rất quan trọng đối với chủ đầu tư và cả ngân hàng điều này quyết định đến khả năng thu hút vốn của dự án, cũng như có quyết định đầu tư hay không. Các kết quả phân tích độ nhậy cho ta biết được mức độ rủi ro của dự án khi các biến thay đổi, và biến nào có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án.
→Kết luận: Dự án khả thi về hiệu quả vốn đầu tư
2.4. Đánh giá tác động môi trường
2.4.1. Xác định tác động của trạm biến áp đến môi trường
Vị trí xây dựng trạm biến áp 110KV Phù Khê thuộc vùng đất của xã Phù Khê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Việc xây dựng trạm biến áp không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái. Song việc xây dựng trạm cũng không tránh khỏi những tác động đến môi trường xung quanh.
Quá trình thi công không thể tránh khỏi tiếng ồn ảnh hưởng tới khu vực dân cư lân cận.
Trong thời gian thi công sẽ có những tác động lên môi trường như bụi bặm, rơi vãi nguyên vật liệu xây dựng và chất thải do quá trình vận chuyển song có thể khắc phục được.
Việc đưa trạm vào vận hành sẽ không gây các tác hại từ trường, điện trường đến các khu dân cư và các khu dân cư và các công trình lân cận và khu dân cư cách xa khu vực đặt trạm.
Theo kết quả phân tích ở trên thì công trình chỉ gây ảnh hưởng ở mức nhẹ tới môi trường. Các ảnh hưởng hầu hết là mang tính tạm thời, chỉ có tiếng ồn do các thiết bị của trạm khi đưa vào vận hành là không thể khắc phục được nhưng trạm đặt xa khu dân cư tập trung, xung quanh trạm chỉ có nhà máy.
Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
Trong quá trình thiết kế: Trạm được lựa chọn đặt cách xa khu dân cư, các thiết bị được đặt hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu như độ ồn nằm trong phạm vi cho phép, xác suất sự cố nhỏ và không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái, các chất thải gây ô nhiễm.
Trong quá trình thi công: Việc vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng phải được thực hiện bởi các đơn vi thi công có kinh nghiệm, và các chuyến xe chuyên dụng khi vận chuyển phải tránh không gây bụi bặm rơi vãi nguyên vật liệu, các thiết bị thi công không gây nhiều tiếng ồn.
Trong quá trình vận hành điều khiển trạm biến áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy trình làm việc an toàn, thực hiện đúng quy định về biện pháp y tế, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước do dầu của máy biến áp chảy ra và tránh xảy ra những vụ cháy nổ tác động tới môi trường sinh thái.
Kết luận:
Trong chương này chúng ta phân tích hiệu quả kinh tế tài chính để đánh giá hiệu quả của dự án:
Kết quả phân tích kinh tế - tài chính của phương án cơ sở cho ta thấy dự án hiệu quả kinh tế NPV =11,729.42 (Tr.đồng)>0, IRRdự án = 16,41% > IRRlãi vay , B/C = 1.06 >1. Dự án này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư vì thế việc đầu tư là chấp nhận được.
Kết quả phân tích độ nhậy của dự án thay đổi theo các yếu tố biến động đầu vào của dự án như vốn đầu tư tăng, sản lượng điện giảm, chi phí O&M tăng, tổn thất tăng, lãi suất tăng. Trong các yếu tố biến động đầu vào thì tổn thất điện năng có tác động lớn nhất, khi tổn thất 3% thì NPV = 1110.4 ( Tr.đồng)>0, IRRdự án = 10,66% nhưng dự án vẫn hiệu quả về mặt kinh tế. Trong phân tích độ nhạy xác định được biến tác động lớn nhất tới hiệu quả tài chính của dự án, điều này rất quan trọng bởi vì nó tác động tới lợi ích của dự án của công ty, từ đây ta có thể đưa ra các biện pháp quản lý vận hành nhằm giảm bớt những nguyên nhân gây tổn thất cho trạm.
Khi kết hợp nhiều yếu tố thay đổi đầu vào của dự án ta sử dụng phần mềm phân tích rủi ro Crystal Ball phân tích theo biểu đồ phân phối xác suất ta nhận thấy dự án đạt hiệu quả kinh tế cao, mức độ rủi ro của dự án là thấp.
Tác động của dự án đến môi trường xung quanh, công trình có tác động nhẹ đến môi trường xung quanh và chỉ mang tính tạm thời trong quá trình xây dựng, còn trong vận hành có gây ồn do thiết bị của trạm hoạt động điều này không thể khắc phục nhưng do trạm đặt xa khu dân cư nên ảnh hưởng là không đáng kể.
® Kết quả phân tích trong chương này là cơ sở để chủ đầu tư đưa ra các biện pháp quản lý nhằm tránh những rủi ro xảy ra trong dự án. Phần này sẽ được phân tích kỹ trong chương III.
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT PROJECT TRONG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN TBA 110KV KCN CHÂU KHÊ VÀ CÁC NHÁNH RẼ
3.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư
3.1.1 Kế hoạch thực hiện quản lý tiến độ dự án
Tiến độ thi công là bộ phận trọng yếu của thiết kế tổ chức thi công nó có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, trình tự và thời hạn thi công của toàn bộ công trình.
Mục đích của thực hiện quản lý tiến độ thi công:
Đảm bảo công trình được hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn quy định để đưa công trình vào vận hành sử dụng.
Đảm bảo công trình thi công được cân đối, liên tục nhịp nhàng và thuận lợi.
Quyết định quy mô thi công toàn bộ công trình, sử dụng hợp lý tiền vốn sức người, vật liệu và thiết bị máy móc.
Quyết định chính xác các bộ phận khác trong thiết kế, tổ chức thi công ( như phương pháp thi công, cung ứng vật tư kỹ thuật và sinh hoạt).
Đảm bảo chất lượng công trình trên cơ sở của trình tự và tốc độ thi công hợp lý.
Đảm bảo an toàn thi công.
Trong quá trình thi công luôn bám sát công việc, lập tiến độ thi công chi tiết trình đại diện chủ đầu tư để phối hợp cấp thiết bị và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất khu vực.
Tiến độ thi công được hiện theo sơ đồ đường thẳng và đảm bảo phù hợp với thực tế, bảo đảm sự hợp lý giữa các hạng mục công tác có liên quan với nhau, thỏa mãn và sẽ phấn đấu hoàn thành đứng thời hạn yêu cầu của chủ đầu tư.
Nội dung những công việc chính thực hiện:
Tổng tiến độ thực hiện TBA 110KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ
A. Phần trạm biến áp
Chuẩn bị thi công nhận mặt bằng
San nền,xây tường chắn
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
Thi công mương cáp
Thi công hệ thống tiếp địa
Thi công cổng hàng rào
Thi công nhà điều khiển
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
Thi công hệ thống cấp thoát nước
Thi công đường trong và ngoài trạm
Gia công lắp đặt kết cấu thép
Rải đá nền trạm
Lắp đặt hệ thống điện
B. Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh và bàn giao
Thí nghiệm và hiệu chỉnh
Phần bàn giao công trình
Từ nội dung công việc trên ta sử dụng phần mềm Microsoft Project để quản lý tiến độ thực hiện dự án: Tiến trình thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tạo một dự án mới Menu ® New hoặc chọn nhanh biểu tượng New Project trên thanh công cụ hoặc có thể chọn một số dự án mẫu được thực hiện thông qua lựa chọn General Templates ® Project Templates tiếp theo chọn dự án theo yêu cầu chọn Engineering dự án về xây dựng.
Chọn dự án mẫu về xây dựng
Engineering: Dự án về xây dựng
Infrastructure Deployment: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Project Office: Dự án về quản lý văn phòng.
Bước 2: Thiết lập các thông tin ban đầu cho dự án.
Thao tác: Menu File ® Menu Project ® Project Information® Hộp thoại Project Information chọn các thông số trong hộp hội thoại:
Start date: Thời gian bắt đầu dự án mặc định
Finish date: Thời gian kết thúc dự án
Schedule from: Lịch trình của dự án cho phép xác định thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc dự án
Current date: Hiển thị ngày tháng hiện thời
Calendar: kiểu lịch dùng dự án có thể là lịch chuẩn hoặc tự lập.
Priority: mức độ ưu tiên: 0 ¸1000
Bước 3: Gán thông tin chung cho từng công việc.
Thao tác: Menu Project® Task Information ® hộp thoại Task Information® General. Nhập các thông số chung cho từng công việc.
Thiết lập mức độ ưu tiên cho công việc
Name: Mô tả tên công việc.
Duration: thời gian thực hiện công việc.
Estimated: thời gian ước lượng.
Percent complete: % hoàn thành công việc.
Priority: Mức độ ưu tiên công việc
Dates: Ngày tháng bắt đầu và kết thúc
Hide task bar: ẩn thanh thời khoảng trên biểu đồ ngang.
Roll up Gantt bar to summary: Thể hiện đồng thời trên thanh công tác tóm lược.
Bước 4: Gán mối quan hệ phụ thuộc giữa các công tác.
Microsoft Project quy định mối quan hệ phụ thuộc giữa các công tác. Mối quan hệ phụ thuộc thông dụng nhất đó là sự kết thúc của các công tác đi trước sẽ xác định sự bắt đầu của các công tác phụ thuộc và được gọi là mối quan hệ đầu cuối (Finish to Start).
Thao tác: Menu Project ® Task Information ® Hộp thoại Task Information ® Predecessor ® Type ® Chọn kiểu quan hệ phụ thuộc giữa các công việc ® OK!
Lựa chọn mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
Bước 5: Xác định ràng buộc các công việc
Trong Microsoft Project có 8 kiểu ràng buộc công tác. Tuỳ theo tính chất mỗi công việc và kinh nghiệm của người lập dự án tạo lên mỗi công việc có những ràng buộc khác nhau.
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Advanced® Constrain type ® chọn kiểu ràng buộc công việc ® OK!
Lựa chọn các ràng buộc công việc theo tính chất yêu cầu của công việc
Bước 6: Phân bổ tài nguyên cho các công việc:
Để các công việc trong dự án thực hiện với đúng tiến độ đã đề ra người lập dự án phải phân bổ tài nguyên và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và khoa học tránh tình trạng thiếu hụt hoặc quá tải.
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Resources®chọn tài nguyên cần phân bổ cho công việc ® OK!
Phân bổ tài nguyên thông qua Task Information
Bước 7: Chú giải tài nguyên, mục đích là mô tả chi tiết tài nguyên được phân bổ cho các công việc có thực hiện các chi tiết cần thiết thông qua hộp thoại Resoures Information
Thao tác: Menu Project ® Task Information® Hộp thoại Task Information ® Notes® đưa vào các ghi chú cần thiết ® OK!
Trên đây là các bước cơ bản để nhập thông tin cho từng công việc thực hiện trong dự án. Bên cạnh đó máy tính sẽ mặc định cho chúng ta các thông số khác theo tiêu chuẩn chung. Vì vậy mỗi dự án khác nhau thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp theo tính chất riêng của dự án và theo yêu cầu của người dùng.
Tổng thời gian thực hiện dự án theo phương án cơ sở là 158 ngày.
3.1.2. Phân tích bằng phương pháp PERT
Phương pháp PERT( Program,Evaluation and Review Technique) là kỹ thuật xác suất dùng để ước lượng ba khoảng thời gian của một tác vụ để xác định thời gian hoàn thành công tác mong đợi và phương sai của nó. Từ đó cho phép ta tìm được xác suất của toàn bộ dự án trong một thời gian định sẵn.
Thời gian lạc quan (Optimistic duration) đó là khả năng tốt nhất cho tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi của các tác vụ trong tổng thời gian xây dựng dự án, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Thời gian bi quan (Pessimistic duration ) là khả năng tồi tệ nhất cho tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi của dự án, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Thời gian mong đợi ( Expected duration) là tổng khoảng thời gian hoạt động thực sự mong đợi cho một công việc, nghĩa là từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của một công việc.
Từ dữ liệu nhập ở trên Microsoft Project tính toán mức trung bình có trọng số ( Weighted duration) đó là khoảng thời gian và ngày tháng expected, pessimistic, optimistic. Theo mặc định, phép toán phân tích PERT cho trọng số 4 đối với expected duration và trọng số 1 đối với các Pessimistic duration, Optimistic duration: Theo tỷ lệ 1 - 4 –1
Thực hiện việc phân tích PERT bằng cách dùng các trọng số mặc định cho việc ước lượng khoảng thời gian:
Trên menu View, chọn Toolbars, sau đó nhấp PERT Analysis.
Trên thanh công cụ PERT Analysis nhấp PERT Entry Sheet.
Đối với mỗi tác vụ ta nhập các duration optimistic, expected và pessimistic trong các trường Optimistic Dur.. Expected Dur.. và Pessimistic Dur.., Nếu khoảng thời của một công việc không mong đợi để thay đổi, thì ta nhập khoảng thời gian mong đợi của ba trường.
Nhấp Calculate PERT để tính toán các khoảng thời gian ước lượng phần mềm Microsoft Project sẽ ước lượng khoảng thời gian của một dự án dựa trên trung bình có trọng số của ba giá trị duration cho mỗi tác vụ.
Để xem khoảng thời gian của optimistic, expected và pessimistic trên thanh công cụ PERT Analysis, nhấp Optimistic Gantt, Expected Gantt và Pessimistic Gantt
Để xem ngày tháng kết thúc của ba thời biểu cuối cùng trên menu Tools, nhấp Options vào View, sau đó chọn hộp Show project summary task , OK!
3.2. Tính xác suất thời gian thực hiện dự án
Bảng 3.2.1:Xác định kỳ vọng và phương sai của tiến độ thực hiện dự án
Sổ tt
Nội dung thực hiện công việc
Chi phí cơ sở
Thời gian lạc quan(a)
Thời gian cơ sở(m)
Thời gian bi quan(b)
Kỳ
vọng
Phương sai
Tổng tiến độ xây dựng TBA 110KV KCN Châu khê
5,231.852
136
158
181
158.167
10.139
A
Phần trạm biến áp
1
Chuẩn bị thi công ( nhận mặt bằng)
125.943
4
5
6
5.000
0.111
2
San nền
423.353
11
15
17
14.667
1.000
3
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
96.169
27
30
40
31.167
4.694
4
Thi công mương cáp
55.344
40
45
47
44.500
1.361
5
Thi công hệ thống tiếp địa
24.048
15
20
22
19.500
1.361
6
Thi công cổng hàng rào
96.761
43
45
50
45.500
1.361
7
Thi công nhà điều khiển
577.335
65
75
80
74.167
6.250
8
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
388.54
60
65
63
63.833
0.250
9
Thi công hệ thống cấp thoát nước
291.015
25
30
33
29.667
1.778
10
Thi công đường trong và ngoài trạm
347.312
57
60
68
60.833
3.361
11
Gia công lắp đặt kết cấu thép
129.047
28
30
32
30.000
0.444
12
Rải đá nền trạm
15.351
6
10
11
9.500
0.694
13
Lắp đặt hệ thống điện
2469.425
28
30
35
30.500
1.361
B
Thí nghiệm hiệu chỉnh và bàn giao
1
Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh
157.500
8
10
11
9.833
0.250
2
Bàn giao công trình
34.703
3
3
3
3.000
0.000
Phương pháp tính toán trên bảng 3.2.1 chỉ tính trên các công việc găng:
Các công việc nằm trên đường găng = 1+2+3+4+5+13+1B+2B =158.167 (ngày)
Kỳ vọng thực hiện dự án :
Phương sai :
Phương sai của dự án:
(các công việc i là các công việc nằm trên đường găng của dự án).
Độ lệch chuẩn:
Xác định phương sai độ lệch chuẩn:
(trong đó: X là thời gian xác định dự kiến hoàn thành của dự án )
Từ bảng trên ta tính được kết quả như sau:
Kỳ vọng thực hiện dự án: (ngày)
Phương sai: (ngày)
Phương sai độ lệch chuẩn: (ngày)
Xác
suất
ngày
158.17
136
181
δT =3.184 ngày
Hình 3.2.1: Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án
Từ biểu đồ phân phối khả năng hoàn thành dự án ta thấy khả năng hoàn thành dự án trong 136 ngày (Most Optimistic Time;1/100) là nhỏ nhất với khả năng lạc quan nhất.
Khả năng hoàn thành dự án trong 181 ngày là thời gian dài nhất (Most Pessimistic Time;1/100) là nhỏ nhất trong điều kiện xấu nhất.
Khả năng hoàn thành dự án trong 158 ngày với khả năng xảy ra lớn nhất (Most likely Time).
Cách tính xác suất tiến độ thực hiện dự án
Xác suất của tiến độ dự kiến đối với các sự kiện được nhận bằng cách giả thiết luật phân bố chuẩn của thời hạn sớm và muộn là phân bố chuẩn. Điều đó là đúng nếu thời hạn sớm của nhiệm vụ tổng hợp của nhiều đại lượng ngẫu nhiên. Nghĩa là đường găng đủ dài để có thể xác định xác suất.
P(thời hạn sớm Ei ≤ thời hạn dự kiến) bằng các tính toán biến trọng tâm Z theo luật phân bố chuẩn N( kỳ vọng 0, phương sai δ).
Z =
Thời hạn của tiến độ dự kiến - Kỳ vọng của thời hạn sớm
Phương sai của thời hạn sớm
Trường hợp thời gian thực hiện là 150 ngày:
Z là độ lệch chuẩn của thời gian mong muốn hoàn thành dự án xác định so với thời gian kỳ vọng của dự án.
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
150 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 49,477%. Khả năng hoàn thành dự án trong khoảng 150 – 158.157 ngày xác suất xảy ra là 49,477%
Tth < 150 ngày ® p% = 0,053%. Như vậy khả năng hoàn thành dự án nhỏ hơn 150 ngày xác suất xảy ra là 0.053%
Tth > 150 ngày ® p% = 99,477% Khả năng hoàn thành dự án nhiều hơn 150 ngày là 99,47Xác
suất
ngày
166
1500
158.17
150 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 49,9477%
T<150 ngày
p%= 0.053%
7%
Hình 3.2.2: Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 155 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 152 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
152 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 46.38%. Như vậy khả năng hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ 155 – 158,167 ngày xác suất xảy ra là 46,38%
Tth < 152 ngày ® p% = 3.62%, Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 152 ngày xác suất xảy ra là 16,11%
Tth > 152 ngày ® p% = 96,38% Thời gian hoàn thành dự án nhiều hơn 152 ngày xác suất xảy ra là 83,89%
ngày
166
1520
158.17
152 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 46.38%
T<152 ngày
p% = 3.62%
Xác
suất
Hình 3.2.3 Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 152 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 156 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
156 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 25,17% Thời gian hoàn thành dự án từ 156 ¸158.167 ngày xác suất xảy ra là 25,17%
Tth <156 ngày ® p% = 24.83 % Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 24,83%
Tth > 156 ngày ® p% = 75.17% Thời gian hoàn thành dự án lớn hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 75,17%.
Xác
suất
ngày
1560
158.17
156 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 25,17%
T<156 ngày
p% = 24.83%
Hình 3.2.4. Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 156 ngày
Trường hợp thời gian thực hiện là 158 ngày:
Tra bảng phân phối chuẩn ta có:
158 < Tth < 158,167 ngày ® p% = 1.99% Thời gian hoàn thành dự án từ 158 ¸158.167 ngày xác suất xảy ra là 1.99%
Tth <158 ngày ® p% = 48.01 % Thời gian hoàn thành dự án nhỏ hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 48.01%
Tth > 158 ngày ® p% = 51.99% Thời gian hoàn thành dự án lớn hơn 156 ngày xác suất xảy ra là 51.99%.
Xác
suất
ngày
158
0
158.17
158 < T < 158.167 ( ngày)
p% = 1.99%
T<158 ngày
p% = 48.01%
Hình 3.2.5. Biểu đồ phân phối xác suất hoàn thành dự án trong 158 ngày
Bảng 3.2.2: Kết quả tính toán xác suất hoàn thành dự án
Tiến độ dự kiến
150
152
156
158
158.17
160
Z
-2.565
-1.937
-0.680
-0.052
0
0.576
Xác suất thực hiện
0.053%
3.62%
24.83%
48.01%
50%
71,90%
Kết luận:
Từ kết quả bảng 3.2.2 có thể xác định được tiến độ thực hiện dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ. Đồng thời căn cứ trên xác suất tối thiểu chấp nhận được, chủ dự án có thể đánh giá được thời gian tối thiểu thực hiện dự án.
Nếu trường hợp thời gian thực hiện tối thiểu vẫn lớn hơn thời gian yêu cầu chủ đầu tư phải có quyết định điều chỉnh.
Giả sử xác suất tối thiểu chấp nhận được của dự án p% = 25% như vậy thời gian thực hiện để thực hiện dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ sẽ không ít hơn 156 ngày.
Ta có p% = 25% Tra bảng phân phối chuẩn ta có: Z = - 0,68
( ngày)
Nếu thời gian yêu cầu của dự án là 150 ngày thì chủ đầu tư phải có biện pháp rút ngắn 8 ngày với chi phí nhỏ nhất.
3.3. Kế hoạch điều chỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
Trong quản lý dự án thì thời gian là một nguồn lực quan trọng. Nếu thay đổi thứ tự và thời gian thực hiện các công việc của dự án có thể làm giảm hoặc tăng các nguồn lực liên quan khác. Phương pháp đường găng (CPM) đã phân tích mỗi quan hệ giữa thời gian hoàn thành công việc với nguồn lực vật chất được phân bổ đặc biệt là chi phí.
Chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và khoản tiền phạt (nếu có). Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí lao động, nguyên vật liệu và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động của dự án như tăng ca, thêm lao động…thì thời hạn hoàn thành dự án có thể được rút ngắn.
Phương pháp rút ngắn thời hạn hoàn thành với chi phí tăng tối thiểu là chương trình tác động vào những công việc găng bằng cách rút ngắn thời gian tăng thêm chi phí.
Các bước tiến hành thực hiện chương trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc với chi phí tăng tối thiểu.
Bước 1: Xác định đường găng của dự án.
Cách 1 : Thực hiện thao tác: Menu File® View ® Chọn Tracking Gantt máy tính sẽ tự động tìm đường găng của dự án.
Cách 2: Thao tác thực hiện: Menu Format® Gantt Chart Wizard® hộp thoại Gantt Chart Wizard ® Next ® chọn Critical Path ® Finish® Format It ® Exit Wizard.
Tự động tìm đường găng của dự án
Trong một số dự án có thể có một hoặc nhiều đường găng. Cách lựa chọn như sau:
Thao tác thể hiện: Menu Tools® Options ® hộp thoại Options ® Calculation ® Caculate multiple critical paths ® OK!
Tasks are critical if slack is less than or equal: Công tác là công tác găng nếu thời gian dự trữ nhỏ hơn hoặc bằng số ngày quy định( mặc định là bằng 0 ).
Ngoài cách tìm đường găng bằng công cụ Gantt Chart Wizard ta có thể tìm đường găng thông qua sử dụng bộ lọc Filtered. Khi đó chỉ những công tác găng và đường găng mới hiển thị trên cửa sổ số liệu và của sổ biểu đồ.
Thao tác: Menu Project ® Filtered ® Critical ® Kết quả thể hiện bao gồm tất cả các công tác găng.
Bước 2: Chọn trên đường găng các công việc mà thực hiện chương trình đẩy nhanh công việc này đòi hỏi tăng thêm một lượng chi phí ít nhất, rồi giảm tối đa thời gian thực hiện công việc này, nghĩa là đến mức đạt được thời gian nhỏ nhất cần thiết thực hiện công việc đó mà không thể xuất hiện công việc găng mới.
Bước 3: Tính toán lại các tham số của chương trình: ti, t’i, ML, MT, MC.(để xác định kiểm tra khả năng xuất hiện đường găng mới).
Bước 4: Quay lại bước 2 và 3 với công việc găng mới có chi phí cận biên nhỏ hơn, quá trình dừng lại khi mục tiêu rút ngắn thời hạn đã đạt được, hoặc đã sử dụng hết khả năng rút gọn của các công việc.
Thường xuyên đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp rút gọn thời gian.
Để thực hiện chương trình đẩy nhanh ta phải xác định chi phí trên một đơn vị thời gian của từng công việc trên đường găng. Giả sử rằng chi phí tài nguyên được phân đều cho các ngày thực hiện của một công việc.
Kết quả tính toán của chương trình đẩy nhanh
Bảng 3.3: Kết quả tính toán thời gian và chi phí của chương trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện ( Đơn vị: Tr .đồng)
Sổ tt
Nội dung thực hiện công việc
Chương trình
bình thường
Chương trình
đẩy nhanh
Chi phí biên
Thời gian rút ngắn
Chi phí tăng thêm
Chi phí
thời gian
Chi phí
thời gian
Tổng tiến độ xây dựng TBA 110KV KCN Châu
5,231.852
158.167
5,250,981
150.167
A
Phần trạm biến áp
1
Chuẩn bị thi công ( nhận mặt bằng)
125.943
5.000
125.943
5.000
25.189
2
San nền
423.353
14.667
423.353
14.667
28.865
3
Thi công móng cột, móng trụ đỡ thiết bị
96.169
31.167
111,589
26.167
3.086
5
15.430
4
Thi công mương cáp
55.344
44.500
55.344
44.500
1.244
0
0
5
Thi công hệ thống tiếp địa
24.048
19.500
27,747
16.500
1.233
3
3.699
6
Thi công cổng hàng rào
96.761
45.500
96.761
45.500
2.127
7
Thi công nhà điều khiển
577.335
74.167
577.335
74.167
7.784
8
Thi công nhà quản lý vận hành và nghỉ ca
388.54
63.833
388.54
63.833
6.087
9
Thi công hệ thống cấp thoát nước
291.015
29.667
291.015
29.667
9.809
10
Thi công đường trong và ngoài trạm
347.312
60.833
347.312
60.833
5.705
11
Gia công lắp đặt kết cấu thép
129.047
30.000
129.047
30.000
4.302
12
Rải đá nền trạm
15.351
9.500
15.351
9.500
1.616
13
Lắp đặt hệ thống điện
2469.425
30.500
2469.425
30.500
80.965
B
Thí nghiệm hiệu chỉnh và bàn giao
1
Phần thí nghiệm và hiệu chỉnh
157.500
9.833
157.500
9.833
16.017
2
Bàn giao công trình
34.703
3.000
34.703
3.000
11.568
Trong tính toán chi phí ở bảng 3.3 cho biết một ngày thực hiện ta nhận thấy công việc có chi phí nhỏ nhất là công việc thi công hệ thống tiếp địa. có chi phí trên 1 ngày thực hiện là 1,233 (Tr.đồng). Ta thực hiện rút ngắn công việc Thi công hệ thống tiếp địa. Công việc Thi công hệ thống tiếp địa chỉ có thể rút ngắn được 3 ngày. Nếu rút ngắn 4 ngày thì công việc Thi công đường trong và ngoài trạm từ công việc bình thường sẽ trở thành công việc găng. Vì thế chỉ có thể rút ngắn trên công việc Thi công hệ thống tiếp địa được 3 ngày. Ta chuyển sang các công việc khác để rút ngắn.
Công việc Thi công hệ thống mương cáp có chi phí trên một ngày thực hiện là 1,244 ( Tr.đồng). Nhưng công việc Thi công hệ thống mương cáp không thể rút ngắn được vì rút ngắn công việc này thì Công việc Thi công đường trong và ngoài trạm từ công việc bình thường sẽ trở thành công việc găng, vì thế ta không thể rút ngắn công việc Thi công hệ thống mương cáp.
Công việc tiếp theo ta có thể rút ngắn là công việc Thi công móng trụ có chi phí trên một ngày thực hiện là 3,086 (Tr.đồng) là công việc có chi phí biên nhỏ nhất trong các công việc găng còn lại. Công việc thi công hệ thống mương cáp có thể rút ngắn được 5 ngày mà không tác động đến các công việc bình thường .
Ta có, Tổng chi phí của dự án tăng thêm khi rút ngắn từ 158,167 ngày xuống 150 ngày theo yêu cầu của chủ đầu tư là :
Tổng chi phí = 3 ´ 1,233+ 5 ´ 3,086 = 19,129 ( Tr. đồng).
Như vậy tổng chi phí của dự án sẽ là : 5250,981 ( Tr.đồng)
Để quyết định có nên giảm thêm một đơn vi thời gian của các công việc trên đường găng nữa hay không . Ta so sánh mức chi phí tăng thêm do hành động rút ngắn đường găng với doanh thu bán điện do sớm đưa dự án vào hoạt động phụ vụ nhu cầu phụ tải.
Trong năm đầu dự án đưa vào hoạt động theo dự báo nhu cầu điện năng là 108 (GWh). Điện năng tiêu thụ bình quân trong một ngày:
Lượng điện năng tiêu thụ bình quân = 108* 106/365 = 295890 (kWh)
Lợi nhuận = 295890 ´ (759- 705) = 15,978 (Tr.đồng/ngày)
Tổng lợi nhuận trong 8 ngày = 15,978 ´ 8 = 127,824 (Tr.đồng)
Hiệu ích ròng của việc rút ngắn thời gian thực hiện thi công dự án:
Hiệu ích ròng = 127,824 – 19,129 = 108,695 ( Tr. đồng)
® Kết luận: Ta nhận thấy việc rút ngắn tiến độ thực hiện thi công TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ thêm 8 ngày mà chủ đầu tư yêu cầu có thể chấp nhận được vì có hiệu quả. Kết quả thực hiện bằng Microsoft Project:
3.4. Một số biện pháp thực hiện quản lý tiến độ
Trong quá trình quản lý tiến độ thực hiện dự án không thể tránh khỏi những rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực xậy dựng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như về giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng của thời tiết, an ninh chính trị là nguyên nhân chính gây lên sự chậm trễ tiến độ thực hiện như dự kiến.
Lập và quản lý dự án cần phải tìm hiểu kỹ trong quá trình khảo sát thiết kế dự án do đó tránh gây ra những phát sinh khi thực hiện xây dựng công trình, bên cạnh đó người lập dự án phải có kinh nghiệm trong quá trình lập dự án mới xác định được thời gian hoàn thành từng công việc cũng như mối liên hệ giữa các công việc.
Quản lý tiến độ dự án là quản lý tài nguyên phân bổ cho dự án có vai trò quan trọng trong thi công công trình, để tránh tình trạng quá tải và thiếu hụt tài nguyên trong quá trình thực hiện dự án, khi đó cần có các biện pháp điều chỉnh để phân bổ lại tài nguyên cho hợp lý.
Quản lý dự án phải luôn luôn kiểm tra giám sát cập nhật tiến độ thực hiện để tránh tình trạng làm sai quy trình thực hiện công việc gây tổn thất về thời gian và nguyên vật liệu của nhà đầu tư.
Quản lý dự án là một vấn đề phức tạp, và nhạy cảm. Vì vậy cần sử dụng những phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án để giúp ta quản lý dự án một cách hiệu quả và tối ưu. Hiện nay, phần mềm Microsoft Project và một số phần mềm quản lý khác có thể giúp chúng ta quản lý theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dự án chặt chẽ và hiệu quả tối ưu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Ngành điện luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nó phải phát triển một cách đồng bộ đối với sự phát triển kinh tế. nhằm phát triển nền kinh tế. Dự án TBA 110 KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ là một dự án có vai trò cấp thiết do nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và KCN Châu khê và Các cụm công nghiệp Mả Ông và Đình Bảng.
Dự án TBA 110KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ là một dự án có hiệu quả về kinh tế cao. Kết quả ở trên ta nhận thấy các chỉ tiêu tài chính NPV, FIRR đều đạt vì vậy việc đầu tư dự án là cấp thiết, không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế tài chính mà còn giúp giải quyết nhu cầu quả tải của hệ thống lưới điện của tỉnh Bắc Ninh.
Dự án xây dựng trạm 110KV KCN Châu Khê – Bắc Ninh đem lại hiệu ích to lớn về mặt Kinh tế - xã hội, dự án không những đem lại từ hiệu ích kinh doanh bán điện cho khu công nghiệp mà còn đem lại lợi thế cho tỉnh Bắc Ninh trong việc tạo cơ sở hạ tầng một cách vững chắc trong việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các khu công nghiệp, làm tăng thêm nguồn thu GDP của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho những lao động gần KCN tăng mức sống của người dân.
Dự án đã giải quyết vấn đề cung cấp điện cho khu công nghiệp với chất lượng điện năng ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
Dự án này mang lại hiệu ích kinh doanh bán điện của khu vực giữa các khu công nghiệp, với điện sinh hoạt bù lỗ cho các dự án đầu tư lưới điện cho những vùng sâu vùng xa, nơi có mức phụ tải thấp mà tổn thất cao làm tăng mức giá điện bình quân chung của Công ty Điện Lực.
Dự án không những đã phát huy tối đa nguồn vốn vay từ nước ngoài cũng như trong nước với lãi suất thấp cho đầu tư và phát triển lưới điện quốc gia.
Dự án góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và quốc gia, trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc đầu tư có hiệu quả là việc làm cần thiết để đem lại hiệu quả kinh tế - tài chính và kinh tế xã hôi.
Dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ có hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội nó đã làm thay đổi bộ mặt cả một vùng kinh tế. Nó tác động mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước.
Kiến nghị:
Dự án xây dựng tram biến áp 110KV KCN Châu Khê, là dự án đem lại hiệu quả về mặt kinh tế tài chính, mang lại hiệu ích cho nhà đầu tư và người sử dụng, em xin trình bày một số kiến nghị sau:
Trong quản lý và vận hành công trình điện trạm biến áp 110KV cần sử dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất, an toàn cho người công nhân vận hành tránh xảy ra những thiệt hại đáng tiếc như thiệt hại về người và chất lượng điện năng gây thiệt hại về kinh tế.
Trong quá trình thi công các quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công cần được thực hiện nghiêm túc công nhân lao động trên công trường phải được trang bị bảo hộ lao động và có hiểu biết về an toàn lao động thi công các công trình điện.
Phải tuyệt đối an toàn phòng cháy nổ cho công trường bằng các phương tiện đơn giản như bể nước, bể cát, thang cứu hỏa, liên hệ với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để có những biện pháp bảo đảm an toàn chữa cháy khi có sự cố.
Đối với những dự án vay vốn trong nước và nước ngoài với khoản lãi suất thấp nhưng cần phát huy tối đa trong việc đầu tư có hiệu quả, khi chủ dự án đang thiếu vốn trầm trọng trong đầu tư để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tín dụng ngoài xã hội.
Nhà đầu tư cần áp dụng những biện pháp quản lý tối ưu trong đầu tư, thủ tục đầu tư, để giảm tối thiểu thời gian chết không đem lại hiệu quả. để dự án nhanh chóng đem vào khai thác thu hồi vốn nhanh.
Trong quản lý dự án chủ đầu tư cần quan tâm đặc biệt đến tiến trình thực hiện tiến độ dự án, nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực. Trong thời kỳ hiện nay, với sự phát triển công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án là một việc làm cần thiết nó giúp nhà quản lý có thể giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong thi công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Dự án TBA 110 KV KCN Châu khê và các nhánh rẽ”
2. Hồ sơ dự thầu “Dự án TBA 110 KV KCN Châu Khê và các nhánh rẽ”
3. Giáo trình: Lập và quản lý dự án đầu tư. Tác giả : TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
4. Giáo trình:Quản lý sản xuất. Tác giả: TS. Nguyễn Văn Nghiến
5. Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2002 trong lập và quản lý dự án. Tác giả: Ngô Minh Đức.
6. Thiết kế và Quản lý dự án trong Project. Tác giả: KS. Minh Hoàng
7. Quantitative Analysis for Management ‘Seventh edition’ Tác giả: Barry Render; Ralph M.Stain,Jr.
8. Các tài liệu tham khảo khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH1844.DOC