Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may Chiến Thắng

Trong thời kỳ này, Công ty cũng chú trọng việc nâng cao giá trị gia công và chất lượng của tổng sản phẩm xuất khẩu , giảm các đơn đặt hàng gia công , đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới . Đặc biệt Công ty sẽ tổ chức lại quy trình quản lý sản xuất một cách khoa học và tiết kiệm nhất , từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các mặt hàng may mặc xuất khẩu với nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam ”. Sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới đặc biệt là yêu cầu về chất lượng , mẫu mã của sản phẩm . Mỗi hàng hoá của Công ty sẽ hình thành thị trưòng chính chủ lực và tập trung mở rộng các thị trường này đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ buôn bán , tránh phải qua các thị trường trung gian . Phương hướng chung của Công ty là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý và các thị trường đã có ở Châu Á đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như : Mỹ, Tây Âu Thâm nhập tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Đông Âu, Nga, SNG, và các khu vực Châu Mỹ, Châu Phi .

doc64 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng. Vì thế, Công ty cần tìm ra những chiến lược phù hợp để chặn đứng nguy cơ giảm sút thị trường. Tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp góp phần làm cho quá trình sản xuất tăng nhanh hơn, tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Việc xác định mạng lưới tiêu thụ đúng đắn, không những góp phần vận động tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm chi phí, giảm bớt tồn kho mà còn giải quyết các vấn đề về ứ đọng vốn. Như vậy, nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có sự hoạch định chiến lược tiêu thụ sản phẩm (chiến lược Marketing) cho phù hợp. Khi sản phẩm tung ra thị trường sẽ đạt được doanh thu lớn, giải quyết vấn đề phân phối đại lý. Đây là một vấn đề khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Với các sản phẩm may gia công, Công ty chỉ nhập nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng rồi sản xuất gia công còn việc tiêu thụ do khách hàng nhập sản phẩm và họ có nguồn tiêu thụ sản phẩm riêng. Với các mặt hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu (FOB) : là hình thức mua bán đứt đoạn, Công ty mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm, tự tìm kiếm nguồn tiêu thụ và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Vì thế, Công ty găp không ít khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, Công ty chuyên sản xuất khi có đơn đặt hàng, lên lịch trình kế hoạch sản xuất, khi sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm đưa vào Conteiner gửi sang cho khách hàng. Đối với loại mặt hàng này, khách hàng tự bao tiêu sản phẩm. Việc đưa dây chuyền hiện đại vào sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác là cố gắng lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Có như vậy, Công ty mới thu hút được khách hàng nước ngoài. Năm 1999 - 2000, thị trường tiêu thụ chủ yếu là 18 thị trường thì đến nay đã tăng lên hơn 20 thị trường. Có các thị trường mới là : Achentina, Cộng hoà Séc, Italy.... Ngoài ra Công ty còn mở rộng thị trường sang các nước, Đông Âu, Nam Mỹ, các nước SNG, các nước NICS , Nhật Bản, Mỹ .... Đây là những thị trường rất khó tính, khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Sơ đồ 3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Công ty TÂY ÂU Công ty May Chiến Thắng NAM mỹ CHÂU á ĐÔNG ÂU Nguồn : Báo cáo tình hình sản xuất và tiều thụ của Công ty qua các năm Các khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay, Công ty đã ký kết với gần 30 khách hàng. Đây là con số tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã chứng tỏ rằng Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Danh sách khách hàng chính của Công ty : 1. GARNET 14. BắC Hà 2. WOOSUNG 15. FLEXCON 3. WOOBO 16. COTTON TREE 4. LEISURE 17. MSA 5. HƯNG YÊN 18. MICHAEL 6. ITOCHU 19. QUALITEX 7. CENTROTEX 20. MITSUI 8. HADONG 21. CANADA 9. AHRIM 22. IRAN 10. PHú HáN 23. I-E TEXTIL 11. YOUNG SHIN 24. TÂN TIếN 12. TOCONTAP 25. TÂM DƯƠNG 13. SIC GLOBAL 26. SU HO Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty Qua bảng danh sách trên ta thấy ngày càng nhiều thị trường mở rộng, đây là điều kiện tốt để Công ty phát huy năng lực của mình trong công tác tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cũng trong cuối năm 2001, đầu năm 2002 Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng mới với các khách hàng như: Argentina, Nauy, Mexico, Italy, Iran, Mỹ...đây là một tiềm năng mới nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Với thị trường trong nước, Công ty mở rộng chi nhánh của mình trên 6 đại lý tỉnh thành: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình ....... Ngoài ra, Công ty còn mở rộng các hình thức khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trong nước nhằm phục vụ như cầu người tiêu dùng. Nhân viên trong Công ty làm đại lý giới thiệu, bán sản phẩm đồng thời là người sản xuất có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của Công ty. Hình thức phân phối sản phẩm này đẩy mạnh tốc độc lưu thông hàng hoá, đảm bảo mối liên hệ và sự hiểu biết của Công ty về thị trường tham gia, bảo đảm tính chủ động trong sản xuất tạo điều kiện cho người bán hàng thu lợi nhuận cao trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên hình thức này bị hạn chế, do trình độ chuyên môn hoá, tổ chức quản lý phức tạp, nhân lực bị phân tán và chưa có tính khách quan cao. Sơ đồ 4: Phân phối sản phẩm tại Hà Nội CH Nguyễn .T. Học Công ty May Chiến Thắng CH Thành Công CH Bà Triệu CH Kim Mã Người tiêu thụ sản phẩm Nguồn: Công ty may Chiến Thắng Công ty May Chiến Thắng trong những năm qua đã có những kết quả kinh doanh khá cao. Đó là hàng loạt sản phẩm may mặc được làm từ các chất liệu: vải, da...được xuất khẩu sang nước ngoài. Các sản phẩm này đều được xuất khẩu theo thời vụ, luôn có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng nên buộc nhà sản xuất để tiêu thụ những hàng hoá này phải thực sự am hiểu về nó. Qua các năm, Công ty đã thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như sau: Bảng 6: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty(1999-2001) Tên sản phẩm ĐVT 1999 2000 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % 99/00 Số lượng Tỷ lệ % 00/01 1. áo Jacket các loại SP 601.039 613.757 102 65.008 106 2. áo váy các loại SP 187.653 89.084 47,5 2.139 2,4 3. Quần các loại SP 46.503 123.883 266,4 182.847 147,6 4. áo sơ mi các loại SP 122.270 12.676 10,3 13.046 103 5. Quần áo các loại SP 49.543 67.849 6. Khăn tay trẻ em các loại SP 2.284085 2.674465 117 2524844 94,4 7. Các sản phẩm may khác SP 46.798 10.455 22,3 8. Sản phẩm găng tay da SP 1.796869 1978591 110 1888892 295,4 9. Sản phẩm thảm len m2 8867,06 632,04 7,1 920,11 145,6 10. Mac Logo SP 3630000 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực sản xuất và tiêu thụ của Công ty qua các năm) Từ bảng trên ta thấy: Sản phẩm may mặc là mặt hàng chiếm ưu thế đạt tỷ trọng lớn nhất của Công ty trong tổng số lượng sản phẩm sản xuất. Tỉ lệ tiêu thụ hàng năm tăng nhưng số lượng tiêu thụ giảm chứng tỏ một số mặt hàng của Công ty đang gặp khó khăn trên thị trường. Do tính chất là một doanh nghiệp hầu hết chỉ gia công sản xuất hàng hoá khi có đơn đặt hàng của khách hàng nên việc một số mặt hàng dần bị giảm đi và mất thị trường tiêu thụ là điều tất yếu. đây là một trong những điểm bất lợi mà hầu hết các Công ty dệt may đang mắc phải. áo jackét là loại hàng tiêu thụ rất tốt chiếm lĩnh trên thị trường qua các năm. Số lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng từ năm 1999 tiêu thụ 601.039 sản phẩm, đến năm 2000 tăng 613.757 sản phẩm đạt 102%, đến năm 2001 doanh số đạt 650.108 sản phẩm tăng 106% số với năm 2000. Việc sản phẩm tăng lên tục qua các năm chứng tỏ rằng ở lĩnh vực sản xuất sản phẩm này Công ty sẽ có xu hướng mở rộng thị trường hơn nữa. Mặt hàng quần các loại được ưa chuộng trên thị trường tăng gấp hơn 2 lần trong năm 2000 và tăng 147,6% năm 2001. Khăn tay trẻ em xuất khẩu số lượng tiêu thụ khá lớn hàng năm tuy có giảm hoặc tăng nhẹ qua các năm. áo các loại tỷ lệ tiêu thụ giảm mạnh đặc biệt trong năm 2001 tỉ lệ đạt thấp. Mặt hàng găng tay da số lượng tiêu thụ khá lơn trong năm 2001 tiêu thụ được 1.888.892 sản phẩm . Các mặt hàng bằng sơ mi các loại, quần áo các loại, thảm len, mac LOGO mặc dù có trong danh mục sản xuất nhưng chưa tiêu thụ được hoặc tiêu thụ không đáng kể bị giảm về số lượng trong năm 2000. Từ số liệu đưa ra trên đây, khi phân tích ta thấy rõ qui mô tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm sút. Chứng tỏ Công ty hoàn toàn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường. 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích cuối cùng của Công ty là tạo lợi nhuận, tuy là doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống các doanh nghiệp thuộc Nhà nước nhưng Công tyvẫn có những kết quả khả quan. Trong nhiều năm liền, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, nộp cho ngân sách Nhà nước nguồn thu đáng kể Công ty còn tạo việc làm cho nhiều lao động giải quyết tốt các vấn đề khó khăn trong khâu sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng số liệu trên trên cho thấy tổng doanh thu tăng từ 59.002 triệu đồng lên tới 63.984 (đạt 108,44%). Năm 1998-1999 lợi nhuận cũng tăng từ 1.041 triệu đồng lên tới 1.489 triệu đồng (đạt 143,04%), thu nhập bình quân của năm 1999 tămg 109,37% so với năm 1998. Trong 2 năm này tỷ lệ nộp ngân sách rất cao đạt 186,11 triệu đồng. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ để Công ty phát triển hơn nữa. Nhưng đến năm 2000 - 2001 các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận giảm rõ rệt. Do những nguyên sau: Do chi nhánh may mặc Lê Trực tách khỏi Công ty dẫn tới làm giảm một số thị trường tiệu thụ, làm cho bộ phận sản xuất trước đây bị thay đổi dẫn tới doanh thu giảm. Công ty mở rộng thêm chi nhánh ở Thái Nguyên nhằm mở rộng sản xuất, làm giảm doanh thu, tăng chi phí, chịu phí tổn tuyển, đào tạo công nhân mới đưa vào sản xuất. Do năm 2001, các đơn đặt hàng mà Công ty ký kết được đa số là gia công sản xuất nên lợi nhuận thu được là rất nhỏ. Lợi nhuận năm 2000 đạt 1.301 triệu đồng đến năm 2001 giảm xuống chỉ còn 506,5 triệu đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng lợi ích Công ty nói chung mà còn làm giảm mức thu nhập bình quân người lao động nói riêng xuống còn 841.000/người/tháng. Với mức thu nhập bình quân như trên của cán bộ công nhân viên chức so với các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề và với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì đây là mức thu nhập khá. Mức thu nhập này là cố gắng lớn của toàn Công ty. Biểu đồ 3 : Lợi nhuận qua các năm Công ty đạt được 1999 2000 2001 2.6. Hiệu quả kinh tế của Công ty qua các năm Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty trong những năm qua, chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh tế. 2.6.1 Các chỉ tiêu tổng quát: Các chỉ tiêu này phản ánh một cách linh hoạt về sự biến động của hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bảng 8: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty (1999-2001) Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 1999 Thực hiện 2002 Thực hiện 2001 Trị giá So sánh % Trị giá So sánh % Doanh thu Tr.đồng 63.984 58.084 90,78 62.128 106,97 Lợi nhuận Tr.đồng 1.489 1.301 87,37 506,5 38,93 Chi phí Tr.đồng 13.853 15.915 13.532 Tỷsuất LN/DT % 2,32 2,24 0,82 Tỷsuất LN/CP % 10,75 8,17 3,74 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (1999- 2001)) Qua bảng phân tích ở trên cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 1999 đạt 2,32%, năm 2000 chỉ đạt 2,24%, năm 2001 chỉ còn 0,82% Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng có chiều hướng giảm bắt đầu từ năm 2000 (giảm từ 8,17% xuống còn 3,74%) Các chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng của Công ty chưa cao, lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.6.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: 2.6.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Thông qua số vòng quay vốn chủ sở hữu (khả năng tạo doanh thu thuần của vốn chủ sở hữu Bảng 9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn CSH Công ty (Đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Doanh thu thuần 63.889.926 52.804.287 53.655.105 Vốn CSH 12.379.162 11.234.541 10.376.337 Số vòng quay 5,16 4,7 91 5,17 110 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Khả năng tạo doanh thu thuần của vốn chủ sở hữu thông qua số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại là bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Công ty đã đạt được là: Năm 1999 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,16 đồng doanh thu thuần Năm 2000 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 4,7 đồng doanh thu thuần Năm 2001 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,17 đồng doanh thu thuần Có thể nói hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có tỉ lệ tăng khá, đây là dấu hiệu tốt mà Công ty cần duy trì và đạt ở mức cao hơn. Khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu được thông qua bảng sau: Bảng 10: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Công ty (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lãi ròng 1.012.403 884.854 344.411 Vốn CSH 12.379.162 11.234.541 10.376.337 Khả năng tạo lãi ròng của VCSH 0,081 0,078 96,3 0,033 42,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty1999-2001) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu còn chưa cao. Tuy nhiên, ta thấy vốn chủ sở hữu qua các năm giảm, lãi ròng giảm. Đây là dấu hiệu việc hiệu quả sử dụng vốn hoạt động của Công ty là thấp chỉ đạt 0,033 đồng/đồng vốn bỏ ra đây là kết quả hoạt động thấp nhất mà 2001 Công ty đạt được 2.6.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Hiệu quả này được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: Khả năng sinh lời của vốn lưu động Bảng 11: Phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty. ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Trị giá Trị giá Tỉ lệ % Trị giá Tỉ lệ % Lợi nhuận thuần 15.334.797 12.902.795 13.416.0356 Vốn lưu động bình quân 16.509.167 18.620.304 22.969.698 Sức sinh lời của vốn lưu động 0,92 0,69 75 0,58 84 (Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của Công ty 1999-2001) Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, sức sinh lời của vốn lưu động ở năm 1999 là 0,92 (tức là bỏ ra một đồng vốn lưu động thu được 0,92 đồng lợi nhuận). So với năm 1999 thì sang năm 2000 sức sinh lời của vốn lưu động giảm chỉ còn 0,69 đồng lợi nhuận . Năm 2001, sức sinh lời giảm chỉ còn 0,58 mặc dù vốn lưu động bỏ ra khá lớn 22.969.698 nghìn đồng. -Số vòng quay của vốn lưu động Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, việc tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn dựa vào số vòng quay của vốn lưu động. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả điều này đồng nghĩa với việc phải sử dụng nguồn vốn này có số vòng quay càng lớn càng tốt. Điều này sẽ góp phần tạo hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Để tính được số vòng quay vốn lưu động người ta dựa vào chỉ tiêu: vốn lưu động bình quân và doanh thu thuần. Qua các năm Công ty may Chiến Thắng đạt số vòng quay như sau: 63.889.926.000 + Số vòng quay vốn lưu động năm 1999 là :3,86 lần = 16.509.167.000 52.804.287.000 + Số vòng quay vốn lưu động năm 2000 là : 4,09 lần = 12.902.795.000 53.655.105.000 + Số vòng quay vốn lưu động năm 2001 là : 4 lần. = 13.416.035.000 Như vậy, năm 2000 số vòng quay vốn lưu động quay được số lần đạt 4,09 lần, đến năm 2001 số vòng quay vốn lưu động là 4 lần. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả tốt. 2.6.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là nguồn vốn rất quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào bao gồm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị...qua bảng dưới đây ta sẽ thấy rõ tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty . Sức sản xuất của vốn cố định Bảng 12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Trị giá Trị giá Tỉ lệ % Trị giá Tỉ lệ % Doanh thu thuần 63.889.926 52.804.287 53.655.105 Vốn cố định bình quân 26.774.062 33.448.322 50.149.668 Sức sinh lời của vốn cố định 2,36 1,57 66,5 1,07 68,1 Nguồn : Bảng cân đối kế toán Công ty (1999-2001) Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong những năm vừa qua Công ty may Chiến Thắng đã luôn giữ vững được tốc độ tăng doanh thu thuần. Cụ thể năm 1999 Công ty đạt 63.889.926 nghìn đồng sang đến năm 2001 đạt 53.655.105 nghìn đồng. Trong năm 2001, tổng vốn cố định bình quân của Công ty đã lên tới 50.149.668 nghìn đồng. Sức sản xuất vốn cố định của Công ty trong năm qua đạt cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu lại được 1,07 đồng doanh thu, tăng so với năm trước là 850.818.000 đồng. Tỷ lệ này tuy có tăng giảm nhẹ do các yếu tố thay đổi cơ cấu tổ chức các đói tác kinh doanh bên cạnh đó tính cạnh tranh cao nên năm 2001 so với năm 1999 vẫn giảm nhẹ. Sức sinh lời của vốn cố định: Bảng 13: Phân tích khả năng sinh lời của vốn cố định của Công ty. ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Trị giá Trị giá Tỉ lệ % Trị giá Tỉ lệ % Lợi nhuận thuần 15.334.797 12.902.795 13.416.035 Vốn cố định bình quân 26.774.026 33.448.332 50.149.668 Sức sinh lời của vốn cố định 0,57 0,38 66,66 0,27 71,05 (Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của Công ty 1999-2001) Qua bảng trên ta thấy sức sinh lời của vốn cố định năm 1999 là 0,57 tức là khi ta bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được 0,57 đồng lợi nhuận . Năm 2000 sức sinh lời của vốn cố định giảm chỉ đạt 0,38 đồng lợi nhuận . So với năm 1999 sức sinh lời giảm 33,34% . Trong năm 2001, sức sinh lời của vốn cố định đạt 66,66%, tức là tăng 4,39% tương ứng với mức lợi nhuận thuần là 512.240.000 đồng (13.416.035 – 12.902.795) Như vậy mức vốn cố định bình quân qua các năm tăng nhưng mức sinh lời của vốn cố định giảm dẫn tới giảm lợi nhuận thuần và ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.6.2.4. Các chỉ tiêu về tài chính của Công ty : Tỷ suất tự tài trợ : Hiện nay việc một doanh nghiệp có được khả năng tự chủ về tài chính là rất ít . Doanh nghiệp phải vay vốn dài hạn, hoặc vay nguồn vốn ngắn hạn, huy động vốn trong doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty may Chiến Thắng đã có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn, hầu như Công ty không có nguồn trợ cấp của ngân sách Nhà nước . Bảng dưới đây sẽ phản ánh trực tiếp về nguồn tài chính của Công ty Bảng 14 : Khả năng tự chủ tài chính của Công ty qua các năm . Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Vốn chủ sở hữu 11.865.976 12.379.162 12.223.503 11.234.541 10.189.133 10.376.337 Tổng nguồn vốn 45.702.284 40.855.177 40.669.713 63.458.540 62.315.338 83.921.719 Tỷ suất tự tài trợ 25,96% 30,28% 30,05% 17,7% 16,35% 12,36% Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty Qua bảng trên ta thấy mức độ biến động của tỷ suất tự tài trợ giữa đầu năm và cuối năm là rất lớn . Hầu như, khả năng tự tài trợ của Công ty vào cuối năm giảm, trong năm 2000 tỷ suất tự tài trợ của Công ty giảm chỉ còn 17,7%. Đến năm 2001, tỷ suất này còn giảm thấp hơn nữa còn 12,36%, nguyên nhân do việc nguồn nợ phải trả lớn trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Công ty may Chiến Thắng mặc dù có quy mô sản xuất lớn nhưng trong những năm gần đây Công ty gần như hạch toán kinh tế độc lập . Việc phải đi vay sẽ gây khó khăn khi hạch toán lợi nhuận, lãi suất tiền vay lớn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Có thể nói Công ty để tự chủ được khả năng về tài chính là chưa cao . Tỷ suất thanh toán hiện hành : Đây chính là khả năng thanh toán của Công ty với những khoản nợ ngắn hạn, được thể hiện qua bảng sau : Bảng 15 : Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty qua các năm . Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Tài sản lưu động 17.878.589 15.139.746 14.312.858 22.927.750 16.956.514 28.982.883 Nợ ngắn hạn 26.806.308 28.218.663 15.818.287 20.635.341 20.311.645 32.157.484 Tỷ suất thanh toán hiện hành 67,7% 53,6% 90,48% 111,1% 83,5% 90,13% Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đối vơí những khoản nợ ngắn hạn là khá tốt . Trong năm 2000 tỷ suất thanh toán đạt 111,1% , sang năm 2000 tỷ suất này đạt 90,13% . Hầu như ,Công ty vào cuối năm khả năng thanh toán ngắn hạn tốt hơn do khả năng thu hồi tiền mặt từ các hợp đồng được thanh toán . Tỷ suất thanh toán tức thời : Đây là khả năng về nguồn vốn bằng tiền mặt mà doanh nghiệp hiện có để thanh toán các khoản nợ . Bảng dưới đây thể hiện rõ khả năng thanh toán tức thời của Công ty Bảng 16 : Khả năng thanh toán tức thời của Công ty (1999 - 2001). Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Vốn bằng tiền 2.786.754 1.118.838 1.118.838 1.930.801 1.930.801 1.067.408 Tổng nợ ngắn hạn 26.806.308 28.218.663 15.818.287 20.635.341 20.311.645 32.157.484 Tỷ suất thanh toán tức thời 10% 3,90% 7,0% 9,0% 9,5% 3,3% Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty Qua các tỷ suất thanh toán trên cho thấy việc thanh toán của Công ty là khá tốt. Doanh nghiệp có đủ khả năng về tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh . Năm 2000 tỷ suất thanh toán tức thời ở đầu năm là 7%, đến năm 2001 tỷ lệ này đạt 9,5% . Tuy nhiên đến cuối năm 2001 tỷ suất giảm còn 3,3% do việc huy động vốn để thanh toán những khoản vay dài hạn . Qua những chỉ tiêu phân tích trên, có thể nói Công ty may Chiến Thắng trong những năm qua có hiệu quả kinh doanh khá. Đây là kết quả phấn đấu không ngừng của toàn bộ Công ty, mặc dù những kết quả mà Công ty đạt được còn khá khiêm tốn. Trong năm qua, lợi nhuận thu được chỉ đạt 506.487.459 đồng, so với năm 2000 lợi nhuận đạt 1.301.257.011 đồng . Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty may Chiến Thắng trong tương lai sẽ còn cao hơn nữa, với lực lượng lao động dồi dào, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước…sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty, tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận. Qua các nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty may Chiến Thắng trong năm 1999-2001, Công ty đã đạt được một số thành tựu sau : Từ năm 1999-2001, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao như sau Bảng 17: Doanh thu kế hoạch và thực hiện của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu kế hoạch Tr đồng 63.000 56.000 60.000 Doanh thu thực hiện Tr đồng 63.984 58.084 62.128 Tỷ lệ % TH/KH % 101,5 103,7 103,5 Tỷ lệ % tăng giảm % 1,5 3,7 3,5 Nguồn : Báo cáo chính thức lao động tiền lương của Công ty (1999 - 2001) Biểu đồ 4 : Doanh thu thực hiện của Công ty 1999 2000 2001 Do sự phân công và giao việc hợp lý cụ thể tới từng phòng ban đã giúp các phòng ban chủ động trong việc thực hiện công việc, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, ký kết được nhiều hợp đồng . Trong những năm qua Công ty đã tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện nhiều chính sách bảo hộ người lao động,nâng cấp cơ sở hạ tầng… Công ty không ngừng mở rộng thị trường,tăng doanh số bán hàng, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công ty hàng năm đạt được khoản thu nhập ròng hàng trăm triệu đồng, giải quyết các vấn đề về ứ đọng hàng tồn kho Bên cạnh đó,Công ty tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ công nhân viên trong Công ty trau dồi nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Đặc biệt với những phòng ban sản xuất thiết kế, Công ty thường mở các lớp học ngoại khoá, chuyên sâu trình độ thiết kế sản phẩm, nhằm mục đích mở rộng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty . Có được thành công của Công ty ngày hôm nay không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của toàn bộ ban lãnh đạo, những người đã dẫn dắt từng bước phát triển của Công ty . Qua những thành tựu ở trên có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty may Chiến Thắng đã đạt được những kết quả nhất định trong việc tự khẳng định vị trí của doanh nghiệp mình, trong nền kinh tế thị trường . Chương 3: Những phương hướng và giải pháp của Công ty ( từ nay đến năm 2010 ) 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1.1.Thuận lợi: Trong những năm qua, từ cơ sở vật chất rất nghèo nàn Công ty May Chiến Thắng đã có một quy mô sản xuất rộng lớn và đạt trình độ sản xuất như hiện nay, là một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý của Công ty cũng từng bước được nâng cao. Mặt khác, chất lượng sản phẩm, mẫu mã của Công ty ngày càng đa dạng đạt chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, ngày 20/01/2001 Công ty đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000. Đây là một thuận lợi lớn, Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như: đạt chất lượng cao về bao bì, nhãn mác đẹp... góp phần đáng kể trong việc tăng doanh số bán hàng. Về tiêu thụ, Công ty đã mở rộng mạng lưới của mình ở nhiều nước thu hút thêm nhiều đối tác kinh doanh.Với thị trường hiện có Công ty còn xúc tiến các hoạt động quảng cáo tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Chính vì thế, Công ty đã tạo những đơn đặt hàng có giá trị lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ lao động lành nghề, sức lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo,với mạng lưới sản xuất rộng lớn tạo thành công của Công ty hôm nay. Ngoài ra, ngành dệt may nước ta có ưu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực làm giảm giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp Dệt may như miễn thuế nhập khẩu cho các nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất hàng dệt may. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp dệt may tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Công ty May Chiến Thắng về cơ bản đã thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Những điều kiện thuận lợi trên, đã tạo điều kiện rất tốt cho Công ty ngày càng thành công trong việc ký kết các hợp đồng với bạn hàng, tạo nhiều lợi nhuận hơn nữa. 3.1.2. Khó khăn: Với những thành tựu đã đạt được, Công ty cũng gặp không ít khó khăn. Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng Dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến nay đã gấp 9,18 lần đạt 1.450 triệu USD, tương đương mức tăng trưởng bình quân là 43,5%. Đến nay, hàng dệt may đứng trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam. Nhưng trong hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước nói chung mà còn ảnh hưởng Công ty May Chiến Thắng nói riêng. Vì vậy, cần có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới để ngành Dệt may có điều kiện đứng vững trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Do mô hình là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu và gặp một số khó khăn : - Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may: So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và tốn kém. Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành Dệt may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Như vậy, mặc dù kim ngạch nhập khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Hiện có tới 60% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là để chi trả việc mua nguyên vật liệu, phụ liệu từ nước ngoài. Mặt khác, do lượng lớn nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm cao, chưa được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước hoặc sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm tồn kho hoặc không phù hợp với nhu cầu người mua. Do vậy, việc nguyên liệu sẵn có trong nước đáp ứng tiêu chuẩn chủng loại chất lượng là cần thiết, đây cũng là dịp để các nhà sản xuất trong nước tìm kiếm nguyên liệu nội địa để đưa vào sản xuất. - Về cơ cấu sản xuất : Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thị trường tiêu thụ là một yếu tố quyết định cho việc có nên sản xuất mặt hàng đó hay không. Trong những năm vừa qua, Công ty may Chiến Thắng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng mặt khác cũng gặp không ít khó khăn về việc tìm thị trường tiêu thụ. Do những yếu tố nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng trên cùng một địa bàn hoặc ở những nơi khác nhau, nên tính cạnh tranh đòi hỏi rất cao. Khi một sản phẩm tung ra thị trường, không chỉ đơn thuần là việc tiếp thị sản phẩm, việc tìm đối tác cũng là 1 khâu rất quan trọng. Do đặc trưng của ngành may mặc trong một quá trình sản xuất gồm nhiều khâu phức tạp, giá thành chi phí cho một đơn vị sản phẩm cao, nếu không có hợp đồng đặt hàng thì doanh nghiệp sẽ khó có đủ khả năng sản xuất toàn bộ dây chuyền sản phẩm ấy. Trong các doanh nghiệp quốc doanh như Công ty may Chiến Thắng kết quả của các cuộc thi thợ giỏi không phản ánh đúng thực chất trình độ lao động của ngành Dệt may bởi lẽ, những người có năng suất cao, chất lượng tốt như thế không nhiều và chỉ tập trung ở khu vực quốc doanh. Đa phần là trình độ không cao, kỹ năng không hoàn hảo nên năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó, các chi phí về nguyên liệu đều cao do thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao lớn, đồng thời còn do hệ thống cung cấp đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng Một nguyên nhân nữa cũng cần xem xét ở đây là khả năng sáng tạo mẫu mốt của ta rất kém. Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường trong thời gian khá lâu. Chỉ khi nào chính người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này, có tác hại rất lớn là, mặc dầu trong khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa, nhưng thực ra trên thị trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay một sản phẩm mới khác. Với cách làm này nhu cầu người tiêu dùng vẫn đang trong trạng thái ưa thích thì lại được mời chào bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn. Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu, để cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng nghiên cứu và học tập. Về cơ cấu vốn : Do cơ cấu vốn không hợp lý cùng với lãi suất ngân hàng và mức thuế nộp vào ngân sách quá lớn đã không khuyến khích sản xuất, làm cho các chi phí gián tiếp tăng cao. Đã có nhiều doanh nghiệp, do bí các nguồn vốn trung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vay ngắn hạn để đầu tư, lãi suất cao, thời gian vay ngắn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất. Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa Về cơ cấu tiêu thụ nội địa Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ các loại hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng. Trong tương lai, khi đời sống của tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng may mặc sẽ càng được tăng cao. Theo thống kê mới đây cho biết, mức sử dụng hàng may mặc theo bình quân đầu người cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của nước ta là 8 m2 vải/ 1năm. Thực ra, mức sử dụng này còn lớn hơn nhiều. Một điều dễ giải thích là các sản phẩm may mặc được nhập khẩu một lượng lớn bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có nhiều loại sản phẩm trong nước chưa sản xuất được. Khả năng cạnh tranh kém của sản phẩm may Việt Nam tại thị trường nội địa còn được thể hiện ở chỗ, nếu so sánh với mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là các sản phẩm của Trung Quốc hàng hoá vừa rẻ và mẫu mã phong phú. Vì thế, Công ty may Chiến Thắng đứng trước những nguy cơ như vậy cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để coi thị trường tiêu thụ nội địa là một thị trường tiêu thụ chủ yếu, là nơi khẳng định vị thế về chất lượng, giá cả, mẫu mã, chủng loại của Công ty. Có như thế khi xuất khẩu hàng sang thị trường nước ngoài chắc chắn sẽ tìm kiếm được nhiều thị trường hơn nữa. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu : ở các thị trường có hạn ngạch mà tiêu biểu nhất là thị trường EU. Đây là thị trường được đánh giá là Việt Nam có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch. Mặc dù ta đã thu được một số kết quả khả quan khi thâm nhập thị trường này do được hưởng một số ưu đãi như: + Số lượng hạn ngạch ngày càng tăng, + Mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn + Được phép dùng hạn ngạch dư thừa của các nước ASEAN Tuy nhiên khả năng kém cạnh tranh của thị trường dệt may Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng còn thể hiện ở những khía cạnh sau : + Do mới thâm nhập vào thị trường này nên ta ít có khả năng tìm kiếm khách hàng trực tiếp, dù có hạn ngạch nhưng hầu hết Công ty phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3 để vào thị trường EU. Những lô hàng này theo quy định của EU không được hưởng ưu đãi về thuế quan. Chính do hạn chế đó mà Công ty do không ký kết được hợp đồng nên đã “ bỏ khê” hạn ngạch. + Sản phẩm xuất khẩu của Công ty vào EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như áo jacket, áo sơ mi, quần âu... các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao thì doanh nghiệp thực hiện được rất ít. Chính vì vậy, số lượng hạn ngạch bị hạn chế , còn nhiều mã hàng bị bỏ trống do Công ty không đủ điều kiện để tham gia ở các thị trường không hạn ngạch, mà trước hết là thị trường Mỹ: khó khăn lớn nhất của Công ty khi xuất hàng sang Mỹ là phải chịu thuế suất cao, do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) do hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất, Công ty đều phải nhập khẩu và đặc biệt là hiệp định Thương Mại Việt Mỹ song phương đang có nhiều vấn đề chưa được thông qua. Thị trường Mỹ ưa nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức FOB (bán thẳng). Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng xâm nhập thị trường còn khó khăn. ở thị trường Nhật Bản: hàng may mặc của Công ty đang có tín hiệu đáng mừng, kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Song, để hạn chế mức gia tăng này các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đề nghị Chính phủ Nhật Bản áp dụng chế độ hạn ngạch đối hàng dệt may của Việt Nam. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì đây lại là một yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên đây cũng là thách thức rất lớn đối với Công ty trong việc ký kết hợp đồng. ở thị trường SNG và Đông Âu: đây được coi là thị trường truyền thống trước kia của hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng. Thị trường này được đánh giá là khá dễ tính. Song những năm gần đây, đã có nhiều thay đổi, thị hiếu và chất lượng đã được tăng dần. ở những thị trường này tuy Công ty chưa thiết lập được khách hàng lớn song nhờ mạng lưới bán lẻ rộng khắp chủ yếu do lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài thiếp lập nên hàng dệt may của Công ty được tiêu thụ khá. Thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy, mạng lưới bán lẻ này do nhiều nguyên nhân đã chuyển sang tiêu thụ hàng hoá của một số quốc gia khác như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... là một trong những nguyên nhân là hàng hoá của các quốc gia này rẻ hơn, mẫu mã phong phú hơn. Một khó khăn nữa cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng đó là chi phí vận chuyển sang các thị trường này khá lớn, do chúng ta ở xa mà giao thông đường sắt phải qua Trung Quốc sang Đông Âu chưa được khai thông, điều đó càng làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh hàng dệt May Việt Nam. Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có quá ít thông tin về thị trường, các đối tác nước ngoài mà họ hợp tác sản xuất. Chúng ta đều biết mạng lưới thương vụ của ta có mặt ở mọi nơi trên thế giới, song những thông tin về thị trường nói chung và thông tin thị trường buôn bán hàng dệt may nói riêng được họ quan tâm cung cấp về nước quá ít. Kể cả một số thị trường lớn và có truyền thống của Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại nghèo không có đủ chi phí để tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc xúc tiến mậu dịch ở nước ngoài, hoặc lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên thông tin quốc tế càng bị hạn chế. Những thay đổi về mẫu mã những khuynh hướng thời trang mới chúng ta hoàn toàn không nắm được trước để chuẩn bị cho sản xuất. Năm 1999 là một ví dụ điển hình thị trường đã thay đổi khuynh hướng thời trang chuyển sang các loại vải phủ tráng bề mặt, mặt hàng thường chiếm 30%-35% kim ngạch xuất khẩu của Công ty thì nhiều khách hàng lại yêu cầu nhập cả bộ có cả quần. Nhiều doanh nghiệp do chưa chuẩn bị trước nên không thực hiện được và Công ty lúc đó cũng đạt được rất ít vì vậy kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty dệt may Việt Nam năm 1999 đã không đạt được mục tiêu đề ra. Đây có thể được coi là một khó khăn làm giảm năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mà trước mắt các doanh nghiệp không thể tự khắc phục được. Việc liên kết giữa ngành Dệt may cũng là vấn đề nhức nhối. Do vải chúng ta dệt ra không đảm bảo được cho may xuất khẩu. Vì thế, 90% lượng vải dùng cho hoạt động may xuất dùng theo cả hình thức gia công và FOB đều phải nhập khẩu. Nguyên nhân các doanh nghiệp may không muốn dùng vải nội do thực tế có nhiều hợp đồng đã được ký kết với khách hàng nước ngoài, vải do ngành Dệt sản xuất thử đem chào hàng đã có kết quả song khi bước vào sản xuất đại trà thì chất lượng không ổn định buộc khách hàng phải huỷ hợp đồng đây là một khó khăn mà các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt. Về việc cung cấp các thông tin là rất cần thiết như về thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do các cơ quan chức năng của Nhà nước, các ban ngành có liên quan phối hợp chưa hiệu quả, thiếu một sự chỉ đạo thống nhất chặt chẽ cấp Nhà nước đây là tình trạng dẫn đến các doanh nghiệp tiếp nhận thông tin chậm chạp, thiếu chính xác, tính đồng bộ, làm sức cạnh tranh trên thị trường giảm. Trên đây là một số khó khăn cơ bản nhất mà các doanh nghiệp Dệt may đang gặp phải. Hy vọng trong thời gian tới Công ty May Chiến Thắng sẽ có những biện pháp kịp thời để hạn chế khó khăn trên, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3.2. Những phương hướng hoạt động của Công ty từ nay đến năm 2010: Trước tình hình kinh tế và thương mại thế giới đã có thay đổi thuận lợi cho việc tăng nhanh cho ngành Dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Công ty đã phát triển một số phương hướng sau: Đẩy nhanh quá trình sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, từng bước cổ phần hoá doanh nghiệp. Công ty sẽ tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao kỹ thuật tiên tiến trình độ chuyên môn hoá cao. Công ty sẽ chú trọng thiết kế sản phẩm nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín trên thị trường quốc tế, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn nữa so với chỉ tiêu ISO 9001:2000 năm 2002 Công ty đã đạt được, tạo bước nhảy vọt về chất lượng tăng nhanh sản lượng các sản phẩm may, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên chủ trương sắp tới sẽ không nắm giữ 100% vốn Nhà nước. Công ty sẽ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào ngành May đặc biệt là các vùng đông dân cư và nhiều lao động. Công ty sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có sơ, tơ nhân tạo các nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành Dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên vật liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu. Công ty tìm cơ hội khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả hình thức đầu tư nước ngoài để phát triển cơ khí ngành Dệt may, tiến tới việc cung cấp phụ tùng lắp ráp và chế tạo máy móc thiết bị dệt may không phải nhập khẩu của nước ngoài. Ngoài những phương hướng trên Công ty còn thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể như sau: Do thế kỷ 21 là thế kỷ hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu, chiến lược phát triển của Công ty từ nay đến 2010 là chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Công ty sẽ sử dụng chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhưng phải thực hiện những bước đi vững chắc . Mục tiêu của Công ty trong thời kỳ này là tiếp tục chủ trương ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu , tạo được nguồn hàng có chất lượng , có giá trị gia tăng cao và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển công nghệ sản xuất may mặc của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước . Trong thời kỳ này, Công ty cũng chú trọng việc nâng cao giá trị gia công và chất lượng của tổng sản phẩm xuất khẩu , giảm các đơn đặt hàng gia công , đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới . Đặc biệt Công ty sẽ tổ chức lại quy trình quản lý sản xuất một cách khoa học và tiết kiệm nhất , từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các mặt hàng may mặc xuất khẩu với nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam ”. Sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới đặc biệt là yêu cầu về chất lượng , mẫu mã của sản phẩm . Mỗi hàng hoá của Công ty sẽ hình thành thị trưòng chính chủ lực và tập trung mở rộng các thị trường này đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ buôn bán , tránh phải qua các thị trường trung gian . Phương hướng chung của Công ty là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý và các thị trường đã có ở Châu á đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như : Mỹ, Tây Âu…Thâm nhập tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Đông Âu, Nga, SNG, và các khu vực Châu Mỹ, Châu Phi . Công ty xúc tiến các hoạt động thương mại mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho xuất khẩu. Các hoạt động này sẽ được cụ thể hoá và gắn với hoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ cho việc ký kết các hiệp định khung và thoả thuận các hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các đối tác nước ngoài từ đó nâng cao đầu tư cho công nghệ , nâng cao giá trị tiêu thụ hàng trong nước. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty may Chiến Thắng giai đoạn (2002- 2010). Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là vấn đề hết sức khó khăn mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được . Qua tìm hiểu và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ở Công ty may Chiến Thắng trong những năm qua, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 3.3.1 Giải pháp về chất lượng: Đây là giải pháp rất quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức, do nhiều yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm như: chất lượng hoạt động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động quản lý, và chất lượng Marketing. Như giáo sư Nhật Bản Ishi Kawa cho rằng: chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất. Việc xây dựng chính sách chất lượng của doanh nghiệp phải phản ánh được phương hướng mục đích và nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp trong lĩnh vực chất lượng, nhằm nâng cao vị thế kinh tế của doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng thị phần xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu trên Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Thiết lập một hệ thống chất luợng - Lựa chọn cách thức để đạt được các yêu cầu về chất lượng - Nâng cao hiểu biết của các thành viên trong Công ty nhằm mục đích thống nhất nỗ lực của mọi người về chất lượng, kích thích sự sáng tạo nghiên cứu triển khai thiết kế sản phẩm mới. - Công ty cần coi chất lượng là số 1 và định hướng vào người tiêu dùng đồng thời ngăn ngừa những sai sót tránh bị hỏng hóc trong khâu sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí do chất lượng sai quy cách đem lại Bên cạnh đó đòi hỏi có sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp nói chung và Công ty May Chiến Thắng nói riêng trong việc xây dựng một hệ thống chất lượng, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp: +Có chính sách cơ chế, biện pháp quy định nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống chất lượng nhằm chuẩn bị các thách thức để bước vào thị trường khu vực AFTA, thị trường thế giới WTO.. +Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người về những lợi ích và tác hại của sản phẩm có chất lượng và kém chất lượng. +Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9000, ISO 9001.. như việc miễn thuế, giảm thuế trong một thời gian nào đó, ưu tiên trong việc cấp quota, vay ngân hàng của Nhà nước với lãi suất ưu đãi , hỗ trợ doanh nghiệp ... 3.3.2. Giải pháp về chiến lược: Trong tương lai gần khả năng hàng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và các thị trường nước ngoài là rất lớn đặc biệt là thị trường Mỹ. Do vậy ngay từ bây giờ Công ty cần thực hiện một số giải pháp chiến lược nhằm hướng tới và thâm nhập thị trường theo đó, giải pháp hàng đầu là: - Đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến, sắp xếp lại quá trình quản lý và sản xuất theo hướng gọn nhẹ linh hoạt, đào tạo nâng cao kĩ năng quản lý, tổ chức hệ thống thông tin kịp thời về nhu cầu và phát triển nhu cầu mới trên thị trường. Mà biện pháp tiếp cận trực tiếp và ngay từ bây giờ công ty cần đẩy mạnh tiến độ tham gia thương mại điện tử, tiếp thị sản phẩm, chủ động trong khâu vận chuyển, đơn giản hoá thủ tục, lành mạnh hoá tài chính và thiết lập đầu mối thương mại và chuẩn bị đối tác kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Để tối ưu hoá lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Công ty cần tìm kiếm các hợp đồng để trở thành nhà thầu cung cấp thay vì làm gia công. Công ty cần ký hợp đồng thầu cung cấp cho các Công ty bán sỉ, bán lẻ sẽ là phương án tối ưu. - Bên cạnh đó, xu hướng tìm cung ứng từ nước ngoài của các Công ty bán lẻ và chuyển dịch sản xuất sang các nước có chi phí thấp hơn của các nhà sản xuất nước ngoài, hiện nay sẽ là một cơ hội tốt để cho Công ty tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn. Công ty cần xây dựng trang Web để tiếp thị và thu thập thông tin từ các thị trường tổ chức các cán bộ qua các thị trường đó để xúc tiến, chào hàng và mở rộng quan hệ với đối tác nước ngoài. Công ty có những mặt hàng và ưu thế cạnh tranh, sẽ nâng cao được năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh chuyển đổi từ may gia công sang bán FOB để tránh nhiều rủi ro. Do hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được thông qua, Công ty sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu các sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ. Ngoài nỗ lực của Công ty, thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc đàm phán với một chính phủ Mỹ nhằm xoá bỏ mọi rào cản cho các doanh nghiệp, khi xuất khẩu các mặt hàng dệt may vào thị trường Mỹ. 3.3.3. Giải pháp thu hút sử dụng vốn đầu tư. Để đạt được mục tiêu đến năm 2001 Công ty cần phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để huy động nguồn vốn trong nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời với giúp đỡ của Tổng Công ty dệt may Việt Nam, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp qua chứng khoán, các hình thức liên doanh, liên kết sẽ giúp Công ty đạt được kết quả kinh doanh cao hơn nữa. Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đầu tư vào những mặt hàng trọng điểm, ổn định về chất lượng cũng như thị trường. 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu. Công ty từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, thay thế gia công hàng xuất khẩu và xuất khẩu qua nước thứ ba. Tuy nhiên trong thời gian tới những biện pháp trước mắt Công ty sẽ tiếp tục thực hiện gia công hàng xuất khẩu để giải quyết vấn đề việc làm, khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu. Để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công Công ty sẽ mở rộng gia công xuất khẩu sang các mặt hàng mới, thị trường mới. Công ty sẽ tránh tập trung và gia công một mặt hàng cho một thị trường dễ dẫn đến tình trạng bị ép giá, lệ thuộc. Công ty cần thực hiện tốt các công tác tiếp thị, đăng kí nhãn hiệu thương mại của hàng hoá, hỗ trợ cho các nhân viên thiết kế trong Công ty đi học hỏi kinh nghiệm ở các nước bạn. 3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Cụ thể Công ty sẽ thực hiện những biện pháp sau: - Công ty không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, hạ giá thành sản phẩm, kiểm tra chất lượng đầu vào chặt chẽ, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn đảm bảo chất lượng. - Công ty cần tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của bên đặt hàng về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc. - Công ty cần đảm bảo yêu cầu giao hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, chủ động trong vận chuyển và bốc xếp hàng hoá. Hiện nay hàng hoá của Công ty ở nước ngoài được đánh giá cao giao hàng đúng thời hạn. Công ty cũng cần có sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước bằng cách kéo dài thời gian hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh bằng giá. Bên cạnh những giải pháp nêu trên, Công ty cần có những chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên về quy trình sản xuất đạt chất lượng cao hơn nữa tiến tới Công ty đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO 9002 nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may. Kết luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy, để tồn tại và phát triển Công ty may Chiến Thắng cần có quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp, nhằm vào từng đối tượng cụ thể, từng thị trường, từng loại khách hàng để nâng cao tính linh hoạt và nhạy bén với những thay đổi không ngừng của thị trường. Nếu Công ty đáp ứng được những yêu cầu trên thì Công ty may Chiến Thắng sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển trước mọi biến động của cơ chế thị trường. Qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty may Chiến Thắng mặc dù khoá luận còn có những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Tài liệu tham khảo 1. 30 năm truyền thống Công ty may Chiến Thắng 2. Các báo cáo thống kê của Công ty may Chiến Thắng (1999-2001) 3. Giáo trình quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê 2000 4. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê 2000 5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Hà nội 2002 6. Giáo trình Marrketing – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2000 7. Quản trị doanh nghiệp thương mại Nhà xuất bản giáo dục 2000 8. Báo và tạp chí công nghiệp năm 2001 9. Thời báo kinh tế Việt nam 2001 10. Chiến lược kinh tế Việt nam Nhà xuất bản Thống kê 11. Báo ngoại thương 2001 12. Báo thương nghiệp thị trường Việt Nam 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0146.doc
Tài liệu liên quan