Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, ngoài việc người lãnh đạo phải thật sự tận tâm, tận lực lo cho việc chung; bài học lớn nhất xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty chính là cán bộ nòng cốt phải biết chắt chiu, sử dụng đồng vốn được giao như của chính mình, đồng thời nắm vững nghiệp vụ kế toán tài chính phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chung là phát triển sản xuất kinh doanh. Về mặt chuyên môn, thường xuyên kiểm tra để luôn nắm chắc tình hình biến động các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn để có các biện pháp thích ứng nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Công ty chưa có chính sách thu tiền bán hàng thật hiệu quả nên khoản phải thu tăng vọt qua các năm. Các khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn của người bán, mặt khác nó cũng cho thấy Công ty đã chiếm được lòng tin của người bán. Đạt được thành tích nêu trên nêu trên là do Công Ty đã xác định đúng đắn và giải quyết được những măt công tác cơ bản nhầm đảm bảo cho bước phát triển trước mắt cũng lâu dài. Xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành, thông qua các hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên trong khi trên địa bàn thành phố Cần Thơ và cả khu vực, đó là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển ổn định. Thực hiện qui chế dân chủ Công Ty không chỉ làm cho công nhân viên an tâm, hăng hái thi đua trong lao động sản xuất mà con nâng cao lòng nhiệt tình gắn bó với Công Ty, với công trình sản phẩm do chính mình làm ra. Do vậy, mà năng suất, hiệu quả ngày càng cao. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật được Ban lãnh đạo Công ty và các tổ chức của Công ty đặc biệt quan tâm, trong năm qua có nhiều sáng kiến đưa vào áp dụng làm lợi cho Công ty nhiều triệu đồng. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản của Công ty theo đứng quy định hiện hành và theo đứng pháp luật của nhà nước. Quan tâm công tác xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể vững mạnh, xây dựng Công ty an toàn văn minh, có đời sống văn hóa tốt.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty. Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn. Đa dạng hoá ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gủi với mặt hàng truyền thống. Cơ cấu ngành hàng hợp lý. Tốc độ phát triển bình quân từ 5-15% /năm tuỳ theo từng ngành hàng. Giảm nợ quá hạn. Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ. Trả cổ tức cho cổ đông hợp lý. Bảo tồn và phát triển vốn. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức: Công ty có đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ nghiệp vụ cao, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu và thực hiện công việc nhanh chóng. Hội đồng quàn trị và ban giám đốc: Có chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và phó giám đốc. Lo tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh. Thực hiện các nghị quyết của các đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị về kế hoạch kinh doanh đầu tư và xây dựng. Kiến nghị về số lượng chức danh và bổ nhiệm miễn nhiệm các cán bộ quản lý. Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CHI NHÁNH TP.HCM CỬA HÀNG VẬT TƯ 55 TẦM VU CỬA HÀNG VẬT TƯ SỐ 2 CỬA HÀNG VẬT TƯ SỐ 1 CHI NHÁNH BẠC LIÊU PHÒNG KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHI NHÁNH VỊ THANH PHÒNG KẾ HOẠCH - MARKETING PHÒNG KINH DOANH XĂNG DẦU - DẦU NHƠN PHÒNG KINH DOANH GAS CỬA HÀNG VẬT TƯ TRÀ NÓC TỔ TIN HỌC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC - HANH CÁNH CỬA HÀNG CÁT ĐÁ BỘ PHẬN KHO VẬN PHÒNG XÂY DỰNG CƠ BẢN BỘ PHẬN BÊ TÔNG TƯƠI CỬA HÀNG XĂNG DẦU HAMACO Phòng kế hoạch - marketing: có trưởng phòng Mar và 3 nhân viên Tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của công ty. Hoạch định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững và có lợi với khách hàng mục tiêu. Phòng kinh doanh: có 3 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng quản lý 5 mặt hàng của công ty Giao dịch với khách hàng, đàm phán và soạn thảo các hợp đồng xuất khẩu; tổng hợp, phân tích các thông tin phát sinh trong quá trình kinh doanh để làm cơ sở cho việc xây dựng chỉ tiêu, giúp Ban Giám Đốc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán: có trưởng phòng và 6 nhân viên Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hệ thống kế toán của Công ty. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính của Công ty. Phòng tổ chức hành chánh: có 9 người gồm 1 trưởng phòng , 1 phó phpòng và 7 nhân viên trực thuộc Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tổ chức nhân sự, thi dua, pháp chế, lao động, tiền lương. Có chức năng bố trí cán bộ công nhân viên công ty cho phù hợp. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên Chỉ đạo công tác hành chánh văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất của Công ty; thực hiện và quản lý về lao động tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … theo qui định của nhà nước; soạn thảo và quản lý các hợp đồng lao động. Ngoài ra còn có chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho cán bộ công nhân viên Phòng xây dựng cơ bản: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về đầu tư xây dựng cơ bản, vận chuyển lưu trữ hàng hoá. Có nhiệm vụ xây dựng cơ bản, quản lý hàng hoá, kho bãi, quản lý và thực hiện vận chuyển hàng hoá cho công ty và vận chuyển thuê. Tổ tin học: Nghiên cứu, tư vấn giúp Ban Giám đốc triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh của công ty.Hỗ trợ cho tất cả các Đơn vị thuộc Công ty trong công việc liên quan đến lĩnh vực CNTT.Thực hiện giám sát việc sử dụng các tài sản, thiết bị máy móc có liên quan đến CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm và tài nguyên hệ thống trong toàn Công ty. Đề xuất việc trang bị thiết bị CNTT mới, thanh lý thiết bị CNTT không còn phù hợp. Hệ thống các cửa hàng: có cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng và bộ phận kế toán Cửa hàng Vật tư Số 1. Số 65A Đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839321 - Fax (0710) 738306 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Số 2 Số 8A CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 822179 - Fax (0710) 826453 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư 55 Tầm Vu Số 55 Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 839518 - Fax (0710) 738630 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Vật tư Trà Nóc Số 26B Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 884576 - Fax (0710) 884744 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng kinh doanh Sắt thép Bình Phước Số 1621/3D QL1A, phường .Hiệp Bình Phước, quận 12, TP.HCM ĐT: (08) 7198136 - Fax (08) 7198136 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Cửa hàng Cát đá Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Cát, đá. Cửa hàng Xăng dầu Hamaco Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880877 - Fax (0710) 880745 Chuyên kinh doanh: Xăng, dầu, nhớt. 8. Cửa hàng gas: Số 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 831630 - Fax (0710) 732505 Chuyên kinh doanh: Khí hóa lỏng, bếp gas, các phụ kiện bếp gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng. Trạm Bê tông tươi Số C22 Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 880744 - Fax (0710) 880745 Chuyên sản xuất: bê tông tươi Hệ thống các chi nhánh: Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Số 166 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM ĐT: (08) 5532169 - Fax (08) 5532149 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Bạc Liêu Số 107 QL 1A, ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ĐT: (0781) 891873 - Fax (0781) 891874 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Vị Thanh Số 43/9 QL 61, ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TX Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ĐT: (0711) 879036 - Fax (0711) 879037 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Chi nhánh Sóc Trăng Số 1250, đường Bạch Đằng, phường 9, TP. Sóc Trăng ĐT: (079) 623972 - Fax (079) 624972 Chuyên kinh doanh: Vật liệu xây dựng. Trên 100 đại lý VLXD, trên 30 đại lý dầu nhờn và trên 200 đại lý gas tại các tỉnh ĐBSCL và TP. HCM và các tỉnh lân cận TP. HCM. 3.3.2 Tình hình nhân sự: Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TỪ 2006 - 2008 ĐVT: Nhân viên Trình độ 2006 2007 2008 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Phổ thông 30 21,28 10 6,29 49 30,82 - Kỷ thuật 40 28,37 50 31,45 62 38,99 - Trung cấp 33 23,40 57 35,85 51 32,08 - Đại học, cao học 38 26,95 42 26,42 44 27,67 Tổng cộng 141 100,00 159 100,00 206 129,56 + Lực lượng nhân sự chủ yếu đã qua đào tạo, tổng số hiện nay là 206. Cụ thể, về lực lượng có trình độ đại học là 44 người chiếm 21,4% cơ cấu; về trình độ kỷ thuật và trung cấp là 113 người chiếm 54,9%; và trình độ phổ thông là 49 người chiếm 23,8%. + Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận ra trình độ công nhân viên của công ty tăng lên thấy rõ nhờ các chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao của công ty. Nguồn nhân lực lao động liên tục tăng lên do nhu cầu mở rộng của công ty + Như vậy thấy rõ trình độ của nhân sự là khá tốt, hầu hết đều đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khối quản lý có trình độ đại học, đều này giúp công ty có thể tiếp cận với những sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời có thể vạch ra những bước đi đúng hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Và như vậy việc phân bổ số lượng nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1. Thuận lợi Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương mại, UBND TP Cần Thơ và các nghành hữu quan cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc cũng như sự cố gắng của cán bộ tập thể công nhân viên trong công ty Sự tăng trưởng của nền kinh tế thành phố Cần Thơ khá cao có tác động đến tất cả các nghành nói chung và công ty nói riêng. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán cũng như bố trí các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, gas, dầu nhờn, xăng dầu cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Sau 33 năm kinh doanh công ty được sự tín nhiệm rất cao của người tiêu dùng, uy tín ngày càng được nâng cao. Là công ty cổ phần của nhà nước nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ đựơc trải rộng khắp địa bàn hoạt động của công ty. Các cửa hàng được trang bị đẩy đủ trang thiết bị hiện đại. 3.4.2 Khó khăn: Tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: bán tận nơi, giá rẻ vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn trong khi đó công ty là doanh nghiệp của nhà nước nên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức mạnh cạnh tranh ở khu vực bán lẻ giảm sút. Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường vật liệu xây dựng, xăng dầu và gas còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Việc thu hồi công nợ còn chậm, mất nhiều thời gian nên vòng quay của vốn còn thấp 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 811.715 1.000.156 1.318.483 188.441 23,21 318.327 31.83 + Doanh thu bán hàng 808.581 991.159 1.308.430 182.578 22,58 317.271 32.01 +Doanh thu cung cấp dịch vụ 624 911 752 287 46% (159) 17,45% + Doanh thu khác 2.509 8.085 9.301 5.576 222,24 1.216 15.04 2. Các khoản giảm trừ 44 145 123 101 229,54 (22) (15.17) 3. Giá vốn hàng bán 782.050 969.239 1.271.034 187.189 23,93 301.795 31.14 4. Lợi nhuận gộp (1-2-3) 29.620 30.771 47.326 1.151 3,88 16.555 53.80 5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 463 1.357 527 894 193,09 (830) (61.16) 6. Chi phí từ hoạt động tài chính(lãi NH) 3.545 3.533 2.985 (12) (0,34) (548) (15.51) 7. Chi phí bán hàng 12.969 18.794 28.345 5.825 44,91 9.551 50.82 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.129 6.896 9.836 767 12,51 2.940 42.63 9. Lợi nhuận từ HĐKD (4+5-6-7-8) 1.582 2.905 6.687 1.323 83,63 3.782 130.19 10. Thu nhập từ hoạt động khác 9.075 7.843 11.954 (1.232) (13,57) 4.111 52.41 11. Chi phí khác 4.404 394 341 (4.010) (91,05) (53) (13.45) 12. Lợi nhuận khác 4.671 7.449 11.613 2.778 59,47 4.164 55.9 13. Lợi nhuận trước thuế 6.253 10.353 18.300 4.100 65,56 7.947 76.76 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.449 2.562 1.449 1.113 76.81 15. Lợi nhuận sau thuế 6.253 8.904 15.738 2.651 42,4 6.834 76.75 Nhìn vào doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong 3 năm qua ta có thể nói rằng công ty hoạt động rất có hiệu quả vì lợi nhuận, luôn biến động theo chiều hướng gia tăng. Trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay khi mà giá cả các loại nguyên liệu đầu vào, chi phí có xu hướng tăng thì sự cạnh tranh gay gắt với nhau về nguồn vốn, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ… giữa các doanh nghiệp luôn đi đôi với lợi nhuận của doanh nghiệp, công ty. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể khái quát đuợc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 như sau: tổng doanh thu của công ty liên tục tăng cao từ 811.715 triệu đồng năm 2006 tăng lên 1.000.156 triệu đồng năm 2007 tức tăng 188.441 triệu đồng tương đương 23,21% và so với năm 2007 tăng lên 1.318.483 vào năm 2008 tức tăng 318.327 triệu đồng tương đương 31,83% . Nguyên nhân chủ yếu là do ngoại trừ phần doanh thu cung cấp dịch vụ giảm thì doanh thu bán hàng vào năm 2008 nhưng không đáng kể và nguồn doanh thu khác đều tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2007 tăng vọt 193% tương đương 894 triệu đồng nhưng sau đó vào năm 2008 do ảnh hưởng từ lạm phát của nền kinh tế nên đã giảm đáng kể giảm xuống hơn 61% tương đương 830 triệu đồng Giá vốn hàng bán liên tục tăng theo giá cả thị trường vào năm 2007 là 23,93% vào năm 2008 là 31,14% cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá vật liệu xây dựng liên tục tăng cao đến mức kỷ lục. Cùng với sự gia tăng giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động của công ty qua 3 năm cũng có chuyển biến tăng. Tổng chi phí năm 2006 là 27.047 triệu đồng, năm 2007 là 29.617 triệu đồng tương đương 9,5%và năm 2008 là 41.507 triệu đồng tương đương 40%. Trong đó thì sự gia tăng của chi phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là nhiều nhất nguyên nhân do nhu cầu mở rộng thị trường cũng như nhu cầu quản bà thương hiệu cho công ty trở nên rất cần thiết và nhu cầu hoàn chỉnh hệ thống quản lý trong công ty. Đây là những yếu tố lâu dài mà ta cần nghĩ đến. Nhìn chung, chi phí qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của tổng doanh thu, vì vậy đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vào năm 2006 là 6.253 triệu đồng năm 2007 là 10.353 triệu đồng tăng tương đương 65,56% và năm 2008 là 18.300 tương đương tăng 76,76%. 3.6 PHƯƠNG HỨƠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009: đây cũng là mục tiêu định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty. Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn. Đa dạng hoá nghành hàng thuộc các mặt hàng gần gũi với mặt hàng truyền thống, với cơ cấu nghành hàng hợp lý. Tốc độ phát triển bình quân từ 5 – 15% năm tuỳ theo từng nghành hàng. Giảm nợ quá hạn. Xây dựng, tổ chức công ty ngày một vững mạnh, trong đó quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ. Bảo toàn và phát triển vốn tăng giá trị cổ phiếu. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Bảng 3: TỔNG HỢP VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Vốn lưu động 108.974 121.099 187.692 12.125 11,13 66.593 54,99 Vốn cố định 15.014 15.646 26.932 632 4,2 11.286 72,13 Tổng vốn kinh doanh 123.988 136.745 214.628 12.757 15,33 77.879 127,12 Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ Cty Qua bảng tổng hợp nguồn vốn kinh doanh ta thấy được rằng tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nói chung, vốn lưu động và vốn cố định nói riêng nhìn tổng thể tăng dều qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường nguồn vốn kinh doanh của Công ty là do Công ty muốn mở rộng thêm quy mô hoạt động kinh doanh bằng việc mua sắm các trang thiết bị mới, mở rộng thị trường tiêu thụ rất tốt. 4.1.1 Cơ cấu vốn lưu động: Phân tích cơ cấu vốn là phản ánh tòan bộ giá trị vốn hiện có của công ty, doanh nghiệp theo kết cấu vốn với hìmh thức tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó đánh giá tổng quát qui mô, trình độ năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xem xét kết cấu và sự biến động của các bộ phận cấu thành nguồn vốn cho thấy tốc độ sử dụng vốn cũng như việc phân bổ vốn giữa các loại vốn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hợp lý hay không để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Bảng 4: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ CỦA CÁC KHOẢN MỤC VỐN ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 8.912 8,18 8.258 6,82 15.219 8,11 (1,36) 1,29 Khoản phải thu 78.679 72,20 73.463 60,66 104.555 55,71 (11,54) (4,96) Hàng tồn kho 20.534 18,84 33.409 27,59 67.010 35,70 8,75 8,11 TSLĐ khác 849 0,78 5.969 4,93 908 0,48 4,15 (4,45) Tổng 108.974 100 121.099 100 187.692 100 0 0 Tiền mặt: Lượng vốn bằng tiền mặt của công ty năm 2007 giảm nhẹ sau đó tăng lên vào năm 2008 và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn lưu động. Điều này giúp cho công ty dễ dàng xoay trở và sử dụng khi cần thiết đến tiền mặt, đáp ứng khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty. Thế nhưng khi ta xét ở khía cạnh khác như cơ cấu đầu tư vốn bằng tiền thì ta thấy rằng nó không phù hợp lắm và cũng không đảm bảo được quyền lợi tối đa của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 và 2008 nền kinh tế thị trường của ta xáo trộn ảnh hưởng ít nhiều do nền kinh tế thị trường chung trên thế giới. Thị trường chứng khoán bị đóng băng, lạm phát cao, giá xăng dầu lên xuống thay đổi không ngừng, giá của các loại vật liệu xây dựng, sắt thép tăng cao vào cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 làm cho các công ty doanh nghiệp luôn e dè đầu tư cầm chừng đối phó với tình hình trước mắt. Công ty của ta cũng trong trạng thái chung đó vì thế mà nguồn vốn bằng tiền mặt của ta vẫn còn khá cao. Hơn nữa tiền mặt của ta chủ yếu tập trung phần lớn là tiền gởi ngân hàng nhằm đảm bảo được yêu cầu thanh toán dễ dàng thuận tiện vừa thu được lợi nhuận vừa xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để có thể sử dụng các nguồn vốn vay khi cần thiết Khoản phải thu: Bảng 5: CƠ CẤU VỐN BẰNG KHOẢN PHẢI THU ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng 77.647 98,69 78.592 106,98 105.673 101,07 Trả trước người bán 145 0,18 91 0,12 1.554 1,49 Phải thu khác 6.187 7,86 1.281 1,74 3.742 3,58 Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 5.300 6,74 6.500 8,85 6.414 6,13 TỔNG 77.647 100 73.464 100 104.555 100 Dựa vào cơ cấu vốn lưu động của công ty thì khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động luôn trên 50%. Tuy nhiên khoản phải thu đã giảm dần từ năm 2007 chỉ còn 60,66% so với năm 2006 là 72,2% và năm 2008 là 55,71%. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách phù hợp và tích cực hơn trong việc giảm lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm giữ. Đây là ưu thế mà công ty cần nắm giữ nhằm hạn chế tình trạng ta bị kiềm vốn Qua bảng cơ cấu vốn bằng các khoản phải thu ta thấy rằng đối với chỉ tiêu phải thu khách hàng nếu tính ra bằng tiền mặt tăng đáng kể. Khi tính trong tổng vốn lưu động thì khoản này không tăng nhưng khi cụ thể ra như vậy ta thấy rằng nó không hề giảm đi mà còn có xu hướng tăng dần từ năm 2006 đến nay. Điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty rất tốt vì có tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì khoản phải thu khách hàng mới tăng. Nhưng xét về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng vốn lưu động thì nó đã giảm xuống so với những năm trước, nó chứng tỏ công ty đang áp dụng các biện pháp thanh toán có hiệu quả nhằm hạn chế việc bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng Các khoản trả trước cho người bán có giảm nhẹ năm 2007 nhưng tăng rất cao vào năm 2008 nhằm đảm bảo cung ứng nguồn cho khách hàng được liên tục ngay cả khi giá cả thị trường thay đổi liên tục nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Tỷ trọng đầu tư vào khoản mục này có tăng nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng đầu tư vào khoản phải thu nên khả năng ảnh hưởng đến tổng vốn kinh doanh của công ty là không đáng kể. Các khoản phải thu khác giảm đáng kể từ năm 2006 cho đến nay điều này cho thấy công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thanh toán làm giảm đi khả năng bị chiếm dụng vốn, lượng vốn được tập trung vào sản xuất kinh doanh tốt hơn so với trước. Riêng dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi thì ta vẫn chưa là tốt lắm tuy nó không tăng cũng chẳng giảm đi bao nhiêu so với năm 2006. Điều này công ty đã chưa có các biện pháp cứng rắn. Hàng tồn kho: gồm hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng 6: CƠ CẤU VỐN BẰNG HÀNG TỒN KHO VÀ CÁC TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Hàng tồn kho 20.534 100 33.409 100 67.010 100 Hàng tồn kho 21.836 106,34 34.771 104,08 68.432 102,12 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.302 6,34 1.362 4.08 1.422 102,12 2. Các tài sản lưu động khác 849 100 5.969 100 908 100 Chi phí trả trước ngắn hạn (40) (4,71) Thuế GTGT được khấu trừ 122 2,04 401 44,16 Tài sản ngắn hạn khác 889 104,71 5.847 97,96 507 55,84 Tỷ trọng đầu tư vốn vào hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm cả về giá trị và sản lượng trong cơ cấu của vốn. Nguyên nhân là do năm 2007, 2008 giá cả nguyên vật liệu tăng làm cho, thị trường bất động sản thì bị đóng băng thêm nền kinh tế thị trường bất ổn làm cho các nhà thầu xây dựng khựng lại trong một thời gian dài đây cũng là một trong những nguyên do rất lớn làm cho lượng hàng hoá của ta chậm lại thấy rõ. Hàng tồn đọng tăng lên đáng kể. Ngoài ra ta cũng có dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất cao nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như đảm bảo những quyền lợi mà công ty có được trong suốt thời gian giá sắt thép vật liệu xây dựng thay đổi lên xuống mỗi ngày thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008. 4.1.2 Cơ cấu vốn cố định: Bảng 7: CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tài sản cố định 14.298 95,24 15.078 96,37 15.087 56,02 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26 0,17 26 0,17 11.426 42,43 3. Tài sản dài hạn khác 689 4,59 542 3,46 419 1,56 Tổng 15.013 100 15.646 100 26.932 100 Nguồn vốn cố định thường được sử dụng nhằm đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào bảng số liệu ta thấy được rằng nguồn vốn cố định tăng lên từ năm 2006 đến nay. Nguyên nhân là công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc và các phương tiện vận tại nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang mở rộng. Tài sản cố định Tài sản cố định chiếm tỷ lệ và giá trị rất lớn trong cơ cấu đầu tư vốn cố định. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta dễ dàng nhận ra rằng tài sản cố định trong nhưng năm gần đây không hề tăng lên mà còn làm cho ta có cảm giác nó đang sựng lại với những dao động nhỏ. Điều này ta có thể giải thích nguyên do là công ty đang tăng cường phát triển theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhỏ hình hành lâu nay và bây giờ nguồn vốn đã đủ mạnh để cạnh tranh với ta cũng như thêm nhiều doanh nghiệp mới hình thành khác nữa. Chúng ta đang thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh, chăm sóc hậu mãi tốt hơn, quan tâm nhiều hơn nữa nhu cầu nguyện vọng của khách hàng, chú ý đến những khách hàng mới. Bảng 8: CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tài sản cố định hữu hình 13.802 96,53 11.130 73,82 11.528 76,41 Tài sản cố định vô hình 3.439 22,81 2.910 19,29 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 496 3,47 509 3,38 649 4,3 Tổng 14.298 100 15.078 100 15.087 100 Trong tổng cơ cấu đầu tư tài sản cố định thì ngoài tài sản hữu hình và vô hình giảm nhẹ ra thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng dần trong tổng cơ cấu vốn. 4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 4.2.1 Phân tích việc sử dụng vốn lưu động Bảng 9: CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO NỢ PHẢI TRẢ ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 100.536 100 107.407 99,92 172.623 99,92 Nợ dài hạn 85 0,08 136 0,08 Tổng 100.536 100 107.492 100 172.759 100 Bảng 10: CƠ CẤU ĐẦU TƯ NỢ NGẮN HẠN CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay và nợ ngắn hạn 39.407 39,20 4.328 4,03 41.536 24,06 Phải trả người bán 43.528 43,30 78.640 73,22 86.913 50,35 Người mua trả tiền trước 2.710 2,70 3.102 2,89 7.664 4,44 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 541 0,54 771 0,72 2.029 1.18 Phải trả người lao động 4.654 4,63 2.735 2,55 7.699 4,46 Chi phí phải trả 45 0,04 Phải trả nội bộ 2.008 2,00 2.004 1,87 8.710 5,05 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7.643 7,60 15.825 14,73 18.070 10,47 Tổng 100.536 100 107.406 100 172.623 100 ĐVT: Triệu đồng. Nguồn: Phòng kế toán HAMACO Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn là chiếm tỷ trọng rất lớn ta có thể thấy được rằng hầu như nợ phải trả là nợ ngắn hạn của công ty. Nguyên do này ta có thể giải thích rằng do nợ dài hạn thường có chi phi rất cao trong khi chu kỳ kinh doanh của công ty rất ngắn nên chỉ có nhu cầu về vốn trong thời gian ngắn. Xu hướng dùng nợ để hoạt động là chủ yếu tương đối phổ biến nhất ở hầu hết các công ty hiện nay, bởi vì nợ nhiều ngoài tiết kiệm được thuế còn có tác dụng tạo ra lực đẩy đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên vì một tỷ số nợ khá cao như vậy công ty sẽ gặp khó khăn khi tìm đối tác để liên doanh liên kết. Với khoản nợ ngắn hạn lớn như vậy công ty phải có sự chuẩn bị các nguồn vốn huy động trong ngắn hạn để đảm bảo thanh toán khi cần thiết.Từ hai bảng trên ta thấy được rằng các khoản trong cơ cấu đầu tư nợ ngắn hạn đều tăng qua 3 năm. 4.2.2 Phân tích việc sử dụng vốn cố định Bảng 11 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VỐN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.477 54,98 12.477 43,40 24.954 60,79 Vốn khác của chủ sở hữu 3.089 10,74 690 1,68 Quỹ đầu tư phát triển 3.006 13,25 4.424 15,39 Quỹ dự phòng tài chính 250 1,10 411 1,43 658 1,60 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.819 8,01 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 5.143 22,66 8.350 29,04 14.748 35,93 Tổng 22.695 100 28.751 100 41050 100 ĐVT : Triệu đồng Nguồn vốn kinh doanh tăng trong ba năm, thể hiện tính tự chủ về tài chính của Công ty là tốt, có thể tự đảm bảo trang trải các khoản nợ bằng nguồn vốn của mình. Cụ thể năm 2007 tang 24,74% tương đương 5.802 triệu đồng ; năm 2008 tăng 43,11% tương đương 12.610 triệu đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu trên 90%. Năm 2003 sau khi thực hiện cổ phần hóa thì nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể góp phần tăng cường nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đến nay. Vốn đầu tư của chủ sở hữu nhìn chung tăng qua 3 năm. Mà cụ thể các khoản như vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư và phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đều tăng. Riêng khoản mục quỹ khác thuộc vốn của chủ sở hữu qua năm 2007 và năm 2008 được chuyển qua chỉ tiêu vốn khác của chủ sở hữu và cũng tăng vào năm 2007 một khoản là 1.170 triệu đồng nhưng sang năm 2008 nó giảm xuống. 4.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn tại công ty : Kết cấu phần tài sản tài sản luu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là tương đối phù hợp, do đây là một kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngoài ra chu kỳ hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối ngắn thường có nhu cầu vốn lưu động (tài sản ngắn hạn) lớn, vì vậy chỉ có thể chấp nhận bán chịu trong thời gian nhất định và khối lượng tồn kho thấp, nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn với tài sản dài hạn. Kết cấu phần nguồn vốn sử dụng nhiều nợ vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, nên khả năng tự tài trợ còn thấp. Vì vậy Công ty nên có biện pháp cơ cấu lại cho phù hợp, bởi vì việc chậm thanh lý nợ sẽ làm giảm đi khả năng thu hút đầu tư. Phần còn lại là nguồn vốn kinh phí và quỹ khác mà chủ yếu là quỹ khen thưởng và phúc lợi cũng tăng vào năm 2007, 2008 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 4.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn  Bảng 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐVT : Vòng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7,45 8,26 7,02 0,81 ( 1,24 ) Hiệu quả sử dụng vốn cố định 54,06 63,92 48,96 9,86 ( 14,96 ) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưư động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động. Năm 2007 tăng 0,81 nhưng sang năm 2008 nó lại giảm 1,24 như vậy hiệu quả đem lại doanh thu của vốn lưu động năm 2008 là không cao. Điều này cho thấy hiệu quả do vốn lưu động của công ty là quá nhiều mà nhất là hàng tồn kho, do đó công ty nên có chính sách tồn kho hợp lý để sử dụng vốn lưu động một cánh có hiệu quả hơn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định hay vòng quay cố định phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay tài sản cố định của công ty tăng lên 9,86 vào năm 2007 nhưng sang năm 2008 thì nó giảm xuống 14,96. Cụ thể năm 2006 thì 1 một đồng vốn tài sản cố định đem lại 54,06 đồng doanh thu nhưng sang năm 2007 thì tăng lên 1 đồng vốn tài sản cố định có thể đem lại 63,92 đồng. Như vậy ta có thể nói hiệu quả sử dụng vốn tài sản cố định năm 2007 rất hiệu quả. Nhưng sang năm 2008 thì nó giảm xuống chỉ còn 48,96 đồng từ 1 đồng vốn ban đầu 4.3.2 Hiệu suất sử dụng nguồn vốn của công ty Bảng 13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐVT : Vòng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Hiệu suất sử dụng nợ phải trả 8,07 9,31 7,64 1,24 ( 1,67 ) Hiệu suất sử dụng VCSH 34,61 34,18 31,49 ( 0,43 ) ( 2.69 ) Qua bảng phân tích về hiệu suất sử dụng vốn của Công ty qua ba năm ta nhận thấy Công ty đang sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nợ phải trả. Hiệu suất sử dụng nợ phải trả năm 2008 thấp là do trong năm lượng tiêu thụ giảm do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong khi nợ phải trả tăng. Riêng hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu liên tục giảm trong ba năm do vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu tập trung đầu tư vào vốn cố định và một phần vốn lưu động nên tốc độ quay vòng của đồng vốn chậm đi. Điều này không có nghĩa là việc bố trí cơ cấu vốn như thế là không phù hợp mà là Công ty đang áp dụng chính sách : tận dụng nguồn vốn chiếm dụng trong ngắn hạn để sinh lời trong ngắn hạn như vậy vừa có thể sinh lời vừa đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn nên đây là biện pháp tốt và hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của Công ty. 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.4.1 Phân tích khả năng thanh toán Bảng 14: TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Khoản phải thu 78.679 73.463 104.555 Khoản phải trả 100.536 107.492 172.759 Chênh lệch phải thu và phải trả 21.857 34.029 68.204 Tỷ lệ phải thu / phải trả (%) 0,78 0,68 0,61 ĐVT : Triệu đồng Các số liệu về khoản phải thu và khoản phải trả cho thấy tình hình bị chiếm dụng vốn và khả năng đi chiếm dụng vốn của Công ty. Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng tài trợ cho hoạt động chủ yếu là nợ ngắn hạn, cho thấy sự bị động về vốn quay vòng. Vì vậy nợ phải trả luôn lớn hơn khoản phải thu, hay Công ty đang hoạt động ở tình trạng chiếm dụng vốn. Tuy vậy xét ở góc độ đơn giản thì việc chiếm dụng vốn của người khác vẫn tốt hơn là bị chiếm dụng. Bởi vì việc kéo dài thời hạn thanh toán sẽ giúp Công ty tận dụng được nguồn vốn tạm thời, đáp ứng được nhu cầu vốn để thực hiện tái sản xuất. Điều cần quan tâm là tính toán giữa lợi ích mang lại so với chi phí bỏ ra đó lãi suất ngân hàng, lãi suất chậm thanh toán. Qua kết quả thu thập về tình hình thanh toán của Công ty ta thấy lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng luôn cao hơn lượng vốn mà Công ty chiếm dụng được, các số liệu cho thấy năm 2006 lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng khá cao. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đã từng bước được rút ngắn. Năm 2008, sự chênh lệch này giảm xuống thấp nhất trong ba năm chứng tỏ Công ty đã có sự xem xét kỹ hơn về các khoản bị khách hàng chiếm dụng và có giải pháp hạn chế phù hợp, đưa ra những phương pháp thanh toán hợp lý hơn. Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi các khoản nợ có thể thu hồi để có vốn kinh doanh và một phần để trả bớt nợ vay ngân hàng nhằm giảm bớt khoản chi phí lãi vay. Đó mới chỉ là những đánh giá khái quát trên cách nhìn tổng thể về khả năng thanh toán của Công ty, để có được những nhận xét chính xác và xác thực về tình hình thanh toán của Công ty trong ba năm qua ta sẽ xem xét chi tiết khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Bảng 15: KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ ĐVT : lần CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khả năng thanh toán hiện hành 1,08 1,13 1,09 0,05 ( 0,04) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,09 0,08 0,09 ( 0,01) 0,01 Khả năng thanh toán nhanh 0,87 0,80 0,69 ( 0,07 ) ( 0,11 ) Dựa vào kết quả tính toán về khả năng thanh toán ở trên nhận thấy năm 2007 và năm 2008 khả năng thanh toán của Công ty chưa tốt so với năm 2006. Nguyên nhân chính dẫn đến khả năng thanh toán của Công ty cho khách hàng bị hạn chế do tình hình thị trường khủng hoảng nhất là thị trường vật liệu xây dựng, sắt thép, ximăng và cả xăng dầu giá cả cứ thay đổi ảnh hưởng đến ta rất nhiều tuy nhiên mức ảnh hưởng vẫn trong vùng ta kiểm soát. Khả năng thanh toán hiện hành  là thước đo khả năng trả nợ của Công ty tại một thời điểm nhất định. Qua ba năm ta thấy, tỷ số này luôn lớn hơn một cho thấy Công ty đang trên đà phát triển và có khả năng thanh toán rất tốt các khoản nợ, tuy năm 2008 có giảm đi chút ít. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tỷ số này có chiều hướng giữ mức quân bình qua ba năm tuy nó có giảm nhẹ vào năm 2007 vẫn còn gần bằng một. Tỷ lệ này giảm là vì những năm gần đây Công ty đầu tư nhiều vào nguồn vốn trong khi các nguồn huy động chủ yếu là trong ngắn hạn nên làm cho khả năng thanh toán trong ngắn hạn có phần giảm đi, nhưng tỷ lệ giảm cũng tương đối thấp nên không đáng lo ngại. Khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là khả năng thanh toán bằng tiền đã có phần giảm nhẹ dần qua ba năm nhưng vẫn còn ở mức độ cao. Nguyên nhân do công ty đã tận dụng vào đầu tư tốt hơn trước không để tiền ứ động nằm lỳ một chỗ như trước, giúp ta vận dụng nguồn vốn tối ưu nhất. Qua kết quả tính toán về tình hình thanh toán của Công ty qua ba năm ta thấy khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được đảm bảo, các nguồn tài sản cũng được tăng cường cùng với sự tăng lên của các khoản nợ phải trả. Khả năng thanh toán được đảm bảo sẽ giữ được uy tín và tăng cường lòng tin của khách hàng đối với Công ty, từ đó tăng khả năng cạnh tranh. 4.4.2 Phân tích khả năng sinh lời Bảng 16: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CÓ KHẢ NĂNG SINH LỜI ĐVT: % CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Tỷ lệ sinh lời trên vốn lưu động 5,74 7,35 8,39 Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định 41,65 56,91 58,44 Mức sinh lợi trên tổng nguồn vốn 5,04 6,51 7,33 Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 26,66 30,44 37,59 Mức lợi nhuận trên nợ phải trả 6,22 8,28 9,11 4.4.2.1 Khả năng sinh lời trên vốn lưu động Đánh giá khả năng sinh lời trên vốn lưu động là chỉ tiêu đo lường mức lợi nhuận thu được trên khoản vốn đầu tư vào tài sản lưu động, qua đó cũng đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động của đơn vị. Như bảng trên ta có thể nói 100 đồng vốn lưu động sẽ mang lại 5,74 đồng và chì số này đã tăng năm 2007 và 2008 lần lượt là 7,35 đồng ( vượt tương đương 1,61) và năm 2008 tăng ( vượt tương đương 1,04 đồng). Điều này đã chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm rất tốt thế nên chỉ số này liên tục tăng. 4.4.2.1 Khả năng sinh lời trên vốn cố định Tương tự như ở vốn lưu động ta cũng có những đánh giá tương tự. Cứ 100 đồng vố cố định sẽ tạo ra được 41,65 đồng vốn lãi vào năm 2006 và nó tăng lên năm 2007 là 56,91 đồng năm 2008 là 58,44 đồng. Nhưng ở vốn cố định mặc dù chỉ số này có tăng chậm lại vào năm 2008 nhưng nhìn chung thì nó vẫn tăng lên, ý nghĩa tăng của các chỉ số này nói lên được rằng công ty đã có những chính sách những biện pháp hữu hiệu thông qua các đầu tư dài hạn Nhìn chung bao quát ta thấy được rằng các chỉ số này đều tăng dần qua 3 năm. Các chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của công ty trong việc tao ra các nguồn thu nhập hay nói cách khác là xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt luôn có sự điều động linh hoạt giữa cá hạng mục trước những biến động kinh tế. Điều đó cũng đã nói lên công ty đã có những biện pháp tích cực để giảm chi phí và tăng thu nhập Riêng mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu. Trong kinh doanh các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi họ quan tâm đến khả năng thu nhập được từ nguồn vốn họ bỏ ra đầu tư để sản xuất kinh doanh. Tỷ số mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm đều gia tăng. Cả mức lợi nhuận và mức sinh lợi trên tổng vốn tăng trong 3 năm qua cho thấy Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng thị phần và hạ thấp chi phí để tăng mức lợi nhuận trên vốn cho chủ sở hữu; nhất là giảm thiệt hại do không chủ động và ổn định được đầu vào. 4.4.3 Mức lợi nhuận thu được từ nguồn vốn và tình hình bảo toàn nguồn vốn của công ty 4.4.3.1 Mức lợi nhuận thu được từ nguồn vốn của công ty Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa ổn định nhiều mặt mất cân đối, hiện tượng lạm phát còn là mối đe doạ thường xuyên. Lạm phát là nguyên nhân gây ra phá sản, khả năng yếu kém về quản lý kinh tế, những tiêu cực trong quản lý cũng dẫn đến sự thua lỗ, thất thoát một lượng tài sản không nhỏ của đơn vị. Vì vậy trong một quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được hiệu quả cao, ngoài các vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả thì một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng đối với Công ty là phải giữ được vốn và bảo toàn vốn. Để thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm các nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế mức thấp nhất phần nguồn vốn bị chiếm dụng, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, thực hiện tốt công tác marketing… Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác một đồng vốn mà Công ty bỏ ra thì sẽ thu được mấy đồng lời, nó còn được gọi là khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư. Năm 2006 doanh lợi trên tổng vốn đạt 5,04%, trong năm này doanh thu có cao nhưng do các chính sách tiết kiệm chi phí của Công ty thực hiện chưa đạt hiệu quả tốt nên tổng chi của đơn vị cao, điều đó làm hạn chế lợi nhuận đạt được của Công ty. Sang năm 2007 chỉ số này tăng đến 6,51% nguyên nhân trong năm này các khoản phải thu tuy có giảm đi so với năm trước (giảm 5.216 triệu đồng), lượng hàng tiêu thụ giảm, điều này cũng đồng nghĩa đồng nghĩa với các khoản chi phí nguyên vật liệu cũng giảm đi, chi phí sản xuất giảm, Công ty khắc phục được điểm yếu về nguồn nguyên liệu đầu vào như: chủ động tổ chức sản xuất, ký kết các hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân để ổn định đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, trong năm này Công ty đã áp dụng phương pháp quản lý chi phí có hiệu quả hơn, cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhiều. Nhìn chung, trong 3 năm qua mức lợi nhuận trên tổng vốn có sự chuyển biến tích cực, Công ty đã sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả hơn. Tỷ số mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm đầu gia tăng trong khi vốn chủ sỡ hữu không thay đổi cho thấy chỉ có mức lợi nhuận gia tăng dần hai năm qua năm 2007 và 2008. Cả mức lợi nhuận và mức sinh lợi trên tổng vốn tăng trong 3 năm qua cho thấy Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng thị phần và hạ thấp chi phí để tăng mức lợi nhuận trên vốn cho chủ sở hữu; nhất là giảm thiệt hại do không chủ động và ổn định được đầu vào như nhiều năm trước đây. 4.4.3.2. Tình hình bảo toàn vốn của công ty Quản lý và bảo toàn vốn lưu động hợp lý của doanh nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong công tác quản lý giúp tiết kiệm và hạ thấp chi phí trong sản xuất, chi phí bảo quản, đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thanh toán các khoản nợ kịp thời. Đó là kết quả của vốn luân chuyển nhanh, sử dụng linh hoạt trong kinh doanh và phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Nhiệm vụ quản lý tốt vốn lưu động là kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng vốn, xác định nhu cầu, tổ chức các nguồn vốn và phương pháp cấp vốn, tình hình chấp hành kỷ luật vay và trả các khoản thanh toán công nợ. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại mà Công ty cần xây dựng các phương thức bảo vệ nguồn vốn của mình theo các bước sau: + Sau mỗi lần kiểm kê, Công ty tiến hành đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đánh giá lại mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. + Những vật tư hàng hóa tồn đọng lâu ngày không sử dụng được, kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất thì Công ty cần phải chủ động giải quyết. + Những khoản vốn trong thanh toán bị chiếm dụng cần có biện pháp đôn đốc, thu hồi kịp thời và đưa nhanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. + Trong điều kiện lạm phát, để bảo toàn vốn lưu động, Công ty phải dành một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn bị mất giá trị do lạm phát gây ra. + Điều chỉnh giá trị hàng tồn kho sát với chi phí sản xuất thực tế sản xuất cuối kỳ, hạn chế ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh kỳ sau. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Công ty cần mở rộng hơn nữa qui mô hoạt động kinh doanh cần tính đến vị trí gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành hàng hóa. Dùng lợi ích vật chất để khuyến khích tiết kiệm chi phí, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây lãng phí chi phí. Tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí điện nước, điện thoại, chi phí tiếp khách nhằm tăng lợi nhuận cho công ty rà soát và kiểm tra các khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn nhằm có biện pháp hạn chế cụ thể. Công ty cần tính toán nhu cầu và duy trì lượng vốn bằng tiền sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể nhằm tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, nhưng cũng phải đảm bảo được khả năng thanh toán bằng tiền mặt, kể cả nợ ngắn hạn bằng cách chuẩn bị tốt các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính…Qua kết quả ba năm gần đây cho thấy lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng đang có chiều hướng tăng.Công ty cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế con số này xuống như: áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán như chiết khấu giảm giá theo phần trăm giá trị hợp đồng, chiết khấu thanh toán…định kỳ đối chiếu công nợ ít nhất là 1 lần vào cuối năm để có kế hoạch thu đúng thu đủ thu kịp thời. Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà dự trữ lượng hàng tồn kho có thể tăng nhưng nhìn chung cần hạn chế lượng hàng tồn kho xuống mức thấp và làm sao để vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cần tiết của khách hàng, không để ảnh hưởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận. Công ty cần phát triển đội ngũ tiếp thị có trình độ chuyên môn cao theo từng mạng lưới đại lý. Áp dụng cơ chế giá bán linh hoạt, năng động phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng lâu năm có uy tín hoặc có quan hệ hai chiều Quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị được biểu hiện bằng quá trình tuần hoàn vốn. Do đó, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục phải đảm bảo một lượng vốn cần thiết. Đây là một thử thách đối với bộ máy lãnh đạo là làm thế nào để tạo được vốn và duy trì phát triển sản xuất kinh doanh và sử dụng số vốn đó như thế nào để có thể bảo toàn và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.Vì vậy, công ty cần phải chủ động tạo vốn cho chính mình, ngoài số vốn tự bổ sung và vốn do ngân sách cấp, công ty có thể thu hút từ các nguồn sau: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. Do đó công ty phảI dựa vào uy tín của mình trên thương trường để tạo ra đồng vốn. Vốn trong kinh doanh là tiền cộng với niềm tin. Đây chính là biện pháp tạo vốn bằng phương pháp tăm lý song nó có sức mạnh không kém. . CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, ngoài việc người lãnh đạo phải thật sự tận tâm, tận lực lo cho việc chung; bài học lớn nhất xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty chính là cán bộ nòng cốt phải biết chắt chiu, sử dụng đồng vốn được giao như của chính mình, đồng thời nắm vững nghiệp vụ kế toán tài chính phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chung là phát triển sản xuất kinh doanh. Về mặt chuyên môn, thường xuyên kiểm tra để luôn nắm chắc tình hình biến động các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn để có các biện pháp thích ứng nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Công ty chưa có chính sách thu tiền bán hàng thật hiệu quả nên khoản phải thu tăng vọt qua các năm. Các khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn của người bán, mặt khác nó cũng cho thấy Công ty đã chiếm được lòng tin của người bán. Đạt được thành tích nêu trên nêu trên là do Công Ty đã xác định đúng đắn và giải quyết được những măt công tác cơ bản nhầm đảm bảo cho bước phát triển trước mắt cũng lâu dài. Xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành, thông qua các hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên trong khi trên địa bàn thành phố Cần Thơ và cả khu vực, đó là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển ổn định. Thực hiện qui chế dân chủ Công Ty không chỉ làm cho công nhân viên an tâm, hăng hái thi đua trong lao động sản xuất mà con nâng cao lòng nhiệt tình gắn bó với Công Ty, với công trình sản phẩm do chính mình làm ra. Do vậy, mà năng suất, hiệu quả ngày càng cao. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật được Ban lãnh đạo Công ty và các tổ chức của Công ty đặc biệt quan tâm, trong năm qua có nhiều sáng kiến đưa vào áp dụng làm lợi cho Công ty nhiều triệu đồng. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản của Công ty theo đứng quy định hiện hành và theo đứng pháp luật của nhà nước. Quan tâm công tác xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể vững mạnh, xây dựng Công ty an toàn văn minh, có đời sống văn hóa tốt. 6.2 KIẾN NGHỊ Công ty nên chú trọng đến việc chủ động nguồn vốn kinh doanh để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Cần có chính sách thu tiền bán hàng tốt hơn để giảm bớt các khoản phải thu.Từ đó, công ty sẽ hạn chế được phần vốn bị chiếm dụng để có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô hoạt động. Mặc dù tài sản cố định của công ty có tăng lên nhưng tỷ suất đầu tư như vậy là còn thấp so với trung bình trong ngành hoạt động. Để giữ được khả năng cạnh tranh, Công ty cần sớm có kế hoạch và biện pháp thích ứng với việc giá xăng dầu tiếp tục gia tăng, cả trong và ngoài nước; nhất là xu hướng thả nổi giá xăng dầu của Việt Nam. Không khống chế mức chi cho quảng cáo, xem việc quảng cáo là một hình thức đầu tư dài hạn của công ty TÀI LIỆU THAM KHẢO Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, La Xuân Đào ( 1998 ), Giáo trình kế toán phân tích, NXB Thống kê. Bùi Văn Trịnh ( 2001 ), Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Tài sản ngắn hạn 108.974.464.012 121.099.311.419 187.691.775.213 I Tiền và các khoản tương đương tiền 8.912.308.697 8.258.362.619 15.219.088.636 Tiền 8.912.308.697 8.258.362.619 15.219.088.636 III Các khoản phải thu ngắn hạn 78.678.796.887 73.463.248.328 104.554.582.099 1. Phải thu khách hàng 77.646.532.440 78.592.038.020 105.672.993.876 2. Trả trước người bán 144.986.732 90.681.093 1.553.825.127 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu khác 6.187.277.715 1.280.529.215 3.741.523.138 5. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (5.300.000.000) (6.500.000.000) (6.413.760.042) IV Hàng tồn kho 20.533.889.649 33.409.193.865 67.009.945.216 1. Hàng tồn kho 21.835.889.649 34.771.193.865 68.431.945.216 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.302.000.000) (1.362.000.000) (1.422.000.000) V Tài sản ngắn hạn khác 849.468.779 5.968.506.607 908.159.262 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (40.000.000) 2. Thuế GTGT được khấu trừ 121.446.933 400.839.678 3. Tài sản ngắn hạn khác 889.468.779 5.847.059.674 507.319.584 B. Tài sản dài hạn 15.013.915.803 15.646.498.971 26.931.878.902 I Tài sản cố định 14.298.431.720 15.078.137.157 15.087.219.282 1. Tài sản cố định hữu hình 13.801.839.003 11.129.579.422 11.528.555.327 - Nguyên giá 22.254.876.358 20.723.957.259 23.193.459.078 - Giá trị hao mòn lũy kế (8.453.037.355) (9.594.377.837) (11.664.903.751) 2. Tài sản cố định vô hình 3.439.376.129 2.909.854.739 - Nguyên giá 4.120.644.765 4.120.644.765 - Giá trị hao mòn lũy kế (681.268.636) (1.210.790.026) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 496.592.717 509.181.606 648.809.216 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 26.000.000 26.000.000 11.426.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 26.000.000 26.000.000 11.426.000.000 IV Tài sản dài hạn khác 689.484.083 542.361.814 418.659.620 1. Chi phí trả trước dài hạn 689.484.083 542.361.814 418.659.620 TỔNG TÀI SẢN 123.988.379.815 136.745.810.390 214.623.654.115 A. Nợ phải trả 100.536.229.436 107.491.842.199 172.759.512.212 I Nợ ngắn hạn 100.536.229.436 107.406.785.089 172.623.366.657 1. Vay và nợ ngắn hạn 39.406.833.259 4.328.405.896 41.536.558.768 2. Phải trả người bán 43.527.880.537 78.639.890.336 86.913.307.076 3. Người mua trả tiền trước 2.709.909.927 3.102.459.044 7.663.636.956 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 540.779.288 771.306.243 2.029.492.620 5. Phải trả người lao động 4.654.221.738 2.735.186.939 7.699.509.342 6. Chi phí phải trả 44.827.475 7. Phải trả nội bộ 2.008.591.900 2.003.874.902 8.710.668.731 8. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7.643.185.312 15.825.661.729 18.070.193.164 II Nợ dài hạn 85.057.110 136.145.555 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 85.057.110 136.14.555 B. Vốn chủ sở hữu 23.452.150.379 29.253.968.191 41.864.141.903 I Vốn chủ sở hữu 22.695.537.243 28.751.508.915 41.049.479.958 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.476.800.000 12.476.800.000 24.953.600.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 3.089.000.000 690.180.852 4. Quỹ đầu tư phát triển 3.006.466.984 4.424.229.241 5. Quỹ dự phòng tài chính 250.205.207 410.937.857 658.041.803 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.819.000.000 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 5.143.065.052 8.350.541.817 14.747.657.303 II Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 756.613.136 502.459.276 814.661.945 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 502.459.276 814.661.945 TỔNG NGUỒN VỐN 123.988.379.815 136.745.810.390 214.623.654.115

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbannhap2009.doc
Tài liệu liên quan