MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 2
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu. 2
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Phương pháp luận. 5
2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
2.1.1.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5
2.1.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ. 7
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của loại hình doanh nghiệp này. 7
2.1.2.1. Thuận lợi 7
2.1.2.2. Khó khăn. 8
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng. 10
2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. 10
3.1.3.2. Rủi ro tín dụng. 12
2.1.4. Giới thiệu qui trình cho vay tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 15
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 15
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 16
Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 17
3.1. Giới thiệu khái quát về NH CT chi nhánh Cần Thơ. 17
3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 22
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của NH trong giai đoạn hiện nay. 22
3.3.1. Thuận lợi 25
3.3.2. Khó khăn. 26
3.4. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian sắp tới 26
3.4.1. Thách thức. 26
3.4.2. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2008. 27
3.4.3. Nhiệm vụ cụ thể. 28
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 29
4.1. Phân tích thực trạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. 29
4.1.1. Mô tả số liệu. 29
4.1.2. Phân tích doanh số cho vay. 32
4.1.2.1. Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay. 32
4.1.2.2. Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế 32
4.1.3. Phân tích doanh số thu nợ. 36
4.1.3.1. Phân tích doanh số thu nợ DN N&V theo thời gian vay. 36
4.1.3.2. Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế. 38
4.1.4. Phân tích trong tổng dư nợ. 40
4.1.4.1. Tổng dư nợ DN N&V theo thời gian vay. 40
4.1.4.2. Dư nợ cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế. 42
4.2. Đánh giá rủi ro của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. 43
4.2.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn. 43
4.2.1.1. Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay. 44
4.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế. 45
4.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng DN N&V tại Ngân hàng. 48
4.2.3. Những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng đang thực hiện. 49
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DN N&V qua các chỉ tiêu. 50
4.3.1. Vòng quay vốn tín dụng. 50
4.3.2. Hệ số thu nợ. 51
4.3.3. Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động. 52
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 55
5.1. Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 54
5.2. Về phía Ngân hàng Công thương Cần Thơ. 55
5.2.1. Giải pháp tăng cường huy động vốn. 55
5.2.2. Giải pháp mở rộng tín dụng DN N&V 57
5.2.2.1. Đa dạng hóa hình thức và đối tượng cho vay DN N&V 57
5.2.2.2. Chiến lược tiếp cận nhu cầu khách hàng. 57
5.2.2.3. Phân tích kinh tế, phân loại doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng hồ sơ khách hàng có hiệu quả. 57
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DN N&V. 58
5.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. 58
5.2.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ, sử dụng cán bộ hợp lý. 59
5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng. 59
5.2.3.4. Chuyên môn hóa đội ngũ thẩm định. 59
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1. Kết luận. 61
6.2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Với vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế – Hệ thống các tổ chức tín dụng, đứng đầu là các Ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đó.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn tín dụng. Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Mặt khác trong những năm gần đây, GDP của nước ta luôn tăng trưởng ở mức cao. Theo số liệu thống kê, chỉ với số liệu các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 95% tỷ lệ doanh nghiệp ở nước ta. Với tỷ trọng lớn như vậy thì mức đóng góp cho GDP là rất đáng kể. Với đặc điểm của mình thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có những thế mạnh riêng, tuy nhiên thế mạnh này cũng là thách thức, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày nay. Chính vì vậy, loại hình doanh nghiệp này cần những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để tồn tại và phát triển, một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng từ các Ngân hàng. Để phát triển loại hình tín dụng này nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và hỗ trợ thật hiệu quả cho loại hình doanh nghiệp này, em xin được chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ” nhằm tìm hiểu và phát triển loại hình tín dụng này tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích loại hình tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm định hướng phát triển loại hình tín dụng này. Để đi đến mục tiêu chung trên thì có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá một cách khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Cần Thơ qua các năm để thấy được thực trạng, tiềm năng và xu hướng hoạt động của Ngân hàng.
- Phân tích tình hình cho vay và thu hồi vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng nhằm đánh giá rủi ro, hiệu quả của loại hình tín dụng này.
- Hiệu quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Ngân hàng cũng như đối với bản thân doanh nghiệp. Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng này.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2005, 2006, 2007.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, em chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích về mảng đề tài tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Công thương. Bao gồm:
+ Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
+ Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
+ Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.
Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
+ Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
1.4. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn của Ngân hàng?
- Khó khăn của Ngân hàng khi cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ?
- DN N&V trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có những thuận lợi và khó khăn nào?
- Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng ?
- Tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng như thế nào?
- Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
- Các giải pháp nào để phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ?
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trước khi bắt đầu bài nghiên cứu em đã tham khảo bài luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng” – Lâm Ngọc Châu- 2007. Qua bài viết này, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa ra để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, các phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để áp dụng so sánh tình hình thực hiện tín dụng qua các năm. Tuy nhiên, bài viết trên đi tìm hiểu hoạt động tín dụng của tất cả các thành phần kinh tế dựa trên những điều kiện phát triển kinh tế tại Tỉnh Sóc Trăng. Còn bài viết của em về “ Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, em chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của riêng thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên sự phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế này, đồng thời tìm hiểu những khó khăn mà Ngân hàng đang gặp phải để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn này, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian sắp tới.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương đương với
54,98% so với năm 2004, và đạt doanh số cao nhất trong năm 2006 với số tiền là
529.831 (tr đồng).
Biểu đồ 5: Doanh số thu nợ DN N&V theo thành phần kinh tế
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
Tr đồng
2004 2005 2006 Năm
DS thu nợ DNNVV
DN ngoài QD
DNQD
Qua biểu đồ ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Tổng doanh số thu nợ DN N&V có xu hướng tăng qua 3 năm
- Qua 3 năm doanh số thu nợ DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh có
xu hướng giảm. Nguyên nhân là trong những năm gần đây Ngân hàng đã hạn chế cho
vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh, đối với những trường hợp đồng ý cho vay
thì luôn có sự thẩm định kỹ càng và phải có tài sản bảo đảm.
- Doanh số thu nợ DN N&V thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số thu nợ DN N&V. Và mức độ chênh lệch ngày
càng lớn trong tổng cơ cấu, nguyên nhân là do doanh số thu nợ của thành phần doanh
nghiệp quốc doanh giảm đi trong tổng thể.
Sở dĩ doanh số thu nợ tăng là do:
- Ngân hàng cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng vay nhằm hạn chế thấp
nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 34
- Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng nâng cao đã
giúp họ quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay: trước, trong và sau khi cho vay cán
bộ tín dụng luôn quan sát theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhở khách hàng khi đến
kỳ trả nợ qua những câu giao tiếp với thiện chí đã góp phần tạo thuận lợi trong công
tác thu nợ của mình.
- Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ
nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro bởi vì cho vay với kỳ trả nợ dài
hạn sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với
nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả,…nhưng nếu vì lý do đó mà hạn chế cho
vay dài hạn Ngân hàng sẽ mất đi phần lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động cho vay dài
hạn.
4.1.3. Phân tích trong tổng dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn
cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Trong 3 năm
qua Ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác thu nợ trong khi hoạt động cho vay gặp
nhiều khó khăn, điều này có thể dự báo được tổng dư nợ của Ngân hàng có xu hướng
giảm trong thời gian gần đây.
4.1.3.1. Tổng dư nợ DN N&V theo thời gian vay:
Bảng 11: Tổng dư nợ DN N&V theo thời gian vay
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Năm 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
DNNVV 1.120.154 919.755 483.635 -200.399 -17,89 -436.120 -47,42
1. Ngắn hạn 687.140 480.905 284.839 -206.235 -30,01 -196.066 -40,77
2. Trung dài hạn 433.014 438.850 198.796 5.836 1,35 -240.054 -54,70
(Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
* Đối với ngắn hạn:
Dư nợ cho vay DN N&V theo thời hạn tín dụng là ngắn hạn có xu hướng giảm
dần qua các năm. Cụ thể:
- Năm 2004 dư nợ cho vay đạt mức cao nhất trong 3 năm gần đây với số tiền là
687.140 (tr đồng)
- Năm 2005 dư nợ cho vay đạt 480.905 (tr đồng), giảm về số tuyệt đối là 206.235
(tr đồng) tương đương với khoảng 31,01% so với năm 2004.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 35
- Năm 2006 dư nợ cho vay tiếp tục giảm còn 284.839 (tr đồng), giảm so với năm
2005 với số tiền là 196.066 (tr đồng) và về số tương đối là 40,77% của năm 2005.
* Đối với trung dài hạn:
Dư nợ cho vay DN N&V theo thời gian tín dụng là trung dài hạn tuy có tăng nhẹ
trong năm 2005 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2006. Cụ thể:
- Dư nợ cho vay năm 2004 là 433.014 (tr đồng)
- Sang năm 2005 tăng 5.836 (tr đồng) tương ứng với 1,35% so với năm 2004 đạt
dư nợ cho vay cao nhất trong 3 năm gần đây với số tiền là 438.850 (tr đồng)
- Tuy nhiên, qua năm 2006 dư nợ cho vay giảm mạnh, về số tuyệt đối là 240.054
(tr đồng), về số tương đối là 54,7% so với năm 2005.
Biểu đồ 6: Dư nợ cho vay DN N&V theo thời gian vay
1120154
919755
483635
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
Tr đồng
2004 2005 2006 Năm
Tổng dư nợ DNNVV
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung dài hạn
Nhìn vào biểu đồ ta có thể rút ra được nhận xét:
- Tổng dư nợ cho vay DN N&V có xu hướng giảm dần qua 3 năm gần đây. Cụ
thể, năm 2005 đạt dư nợ là 919.755 (tr đồng) giảm 200.399 (tr đồng) so với năm 2004,
xét về số tương đối là 17.89% của năm 2004. Dư nợ cho vay qua năm 2006 vẫn tiếp
tục giảm mạnh hơn với số tiền là 436.120 (tr đồng) tương ứng với 47,42% so với năm
2005. Như vậy năm 2006 là năm mà dư nợ cho vay DN N&V đạt mức nhỏ nhất trong
3 năm với số tiền là 483.635 (tr đồng), đây cũng là năm mà tốc độ giảm của dư nợ là
nhanh nhất tương ứng với 47,42% của năm trước đó.
- Trong xu thế giảm của tổng dư nợ cho vay DN N&V thì dư nợ cho vay theo
thời gian là ngắn hạn và trung dài hạn cũng trong xu thế giảm tương ứng. Chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay vẫn là dư nợ thuộc loại hình tín dụng ngắn hạn.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 36
Tuy nhiên từ năm 2005 trở lại gần đây mức chênh lệch giữa dư nợ ngắn hạn và trung
dài hạn có xu hướng giảm bớt.
4.1.3.2. Dư nợ cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế:
Bảng 12: Tổng dư nợ cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Năm 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
DNNVV 1.120.154 919.755 483.635 -200.399 -17,89 -436.120 -47,42
DN quốc doanh 473.821 403.553 150.277 -70.268 -14,83 -253.276 -62,76
DN ngoài quốc doanh 646.334 516.202 333.358 -130.131 -20,13 -182.844 -35,42
1. Công ty CP và TNHH 482.890 387.152 231.928 -95.738 -19,83 -155.224 -40,09
2. DN tư nhân 163.443 129.050 101.430 -34.393 -21,04 -27.620 -21,40
(Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 7: Dư nợ cho va DN N&V theo thành phần kinh tế
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
Tr đồng
2004 2005 2006 Năm
Tổng dư nợ DNNVV
DN ngoài QD
DN QD
Dư nợ cho vay DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh năm 2004 đạt
473.821 (tr đồng), đây là năm có dư nợ cao nhất trong 3 năm gần đây. Qua năm 2005,
dư nợ cho vay giảm 70.268 (tr đồng) (tương đương với 14,83%) so với năm 2004, đạt
được doanh số trong năm là 403.553 (tr đồng). Đến năm 2006, doanh số tiếp tục giảm
mạnh hơn, về số tuyệt đối là 253.276 (tr đồng) và về số tương đối là 62,76% so với
năm 2005. Dư nợ cho vay DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh trong năm
2006 đạt 150.277 (tr đồng), đây là năm có dư nợ thấp nhất trong 3 năm và có tốc độ
giảm cao nhất với 62,76%.
Dư nợ cho vay DN N&V thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2005
là 516.202 (tr đồng) giảm về số tuyệt đối so với năm 2004 là 130.130 (tr đồng) tương
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 37
ứng với 20,13%. Dư nợ vẫn tiếp tục giảm trong năm 2006, về số tuyệt đối là 182.844
(tr đồng) về số tương đối là 35,42% so với năm 2005. Cụ thể từng loại hình doanh
nghiệp như sau:
* Dư nợ cho vay DN N&V thuộc thành phần công ty CP và TNHH:
- Dư nợ cho vay trong năm 2004 là 482.890 (tr đồng), đây là năm có dư nợ cho
vay cao nhất.
- Sang năm 2005, dư nợ cho vay giảm về số tuyệt đối là 95.738 (tr đồng) theo số
tương đối là 19,83% so với năm 2004, đạt dư nợ cho vay trong năm là 387.152 (tr
đồng).
- Năm 2006, dư nợ cho vay là 231.928 (tr đồng), đây là năm có dư nợ nhỏ nhất
trong 3 năm gần đây. So sánh với năm 2005, dư nợ giảm về số tuyệt đối là 155.224 (tr
đồng) tương ứng với 40,09% dư nợ của năm 2005, đây là tốc độ giảm lớn nhất trong 3
năm.
* Dư nợ cho vay DN N&V thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân:
- Dư nợ đạt doanh số cao nhất trong năm 2004 với số tiền là 163.443 (tr đồng)
- Qua năm 2005, dư nợ cho vay đạt 129.050 (tr đồng), giảm 101.430 (tr đồng)
(tốc độ giảm là 21,04%) so với năm 2004.
- Đến năm 2006. dư nợ tiếp tục giảm đạt 101.430 (tr đồng), đây là năm có mức
dư nợ nhỏ nhất trong 3 năm gần đây, giảm 27.620 (tr đồng) so với năm trước.
4.2. Đánh giá rủi ro của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.2.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được
cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài
khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu
phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 38
4.2.1.1. Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay:
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Năm 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
DNNVV 2.309 5.662 11.835 3.353 145,18 6.173 109,03
1. Ngắn hạn 1.302 1.599 2.858 297 22,82 1.259 78,69
2. Trung dài hạn 1.007 4.063 8.977 3.056 303,41 4.914 120,97
(Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Tình hình nợ quá hạn DN N&V của Ngân hàng trong 3 năm gần đây nhìn chung
có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, nợ quá hạn DN N&V trong năm 2004 là 2.309 (tr
đồng), qua năm 2005 là 5.662 (tr đồng) tăng 3.353 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương
đương với 145,18% so với năm 2004. Trong năm 2006, nợ quá hạn DN N&V vẫn tiếp
tục tăng nhanh đạt 11.835 (tr đồng), tức là tăng 6.173 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương
đương với 109,03% so với năm 2005. Như vậy rõ ràng tình hình nợ quá hạn của Ngân
hàng trong những năm gần đây nhìn chung không khả quan lắm, tốc độ tăng trưởng
của nợ quá hạn DN N&V luôn ở mức khá cao (hơn gấp 2 lần so với năm trước). Để
làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng ta tiếp tục xem xét đến các nhân tố khác:
* Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là ngắn hạn:
- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 1.303 (tr đồng) là mức thấp nhất trong 3
năm gần đây.
- Qua năm 2005, số dư nợ quá hạn là 1.599 (tr đồng), tăng 297 (tr đồng) so với
năm 2004 về số tuyệt đối, tương đương với 22,82% của năm 2004.
- Trong năm 2006, số dư nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng đạt số dư là 2.858 (tr
đồng), tăng về số tuyệt đối là 1.259 (tr đồng) và về số tương đối là 78,69% so với năm
2005
- Như vậy, trong 3 năm gần đây, số dư nợ quá hạn của DN N&V theo thời gian
vay là ngắn hạn liên tục tăng, tốc độ tăng hằng năm là 22,82% ở năm 2005 và 78,69%
ở năm 2006. Nếu xét trên tổng thể nợ quá hạn của DN N&V thì tốc độ tăng như vậy là
thấp hơn tốc độ tăng hằng năm của tổng thể.
* Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay là trung dài hạn:
- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 1.007 (tr đồng), đây cũng là năm mà số dư
nợ quá hạn ở mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 39
- Trong năm 2005, số dư nợ quá hạn là 4.063 (tr đồng), tăng 3.056 (tr đồng) về số
tuyệt đối và là 303,41% so với năm 2004.
- Trong năm 2006, số dư nợ quá hạn ở mức 8.977 (tr đồng), tăng 4.914 (tr đồng)
tương ứng với 120,97% so với năm 2005.
- Như vậy, qua 3 năm, số dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay là trung dài
hạn liên tục tăng ở mức cao Tốc độ tăng nhanh nhất là ở năm 2005 (303,41% so với
năm 2004) và đạt số dư cao nhất ở năm 2006 với số tiền là 8.977 (tr đồng)
Biểu đồ 8: Nợ quá hạn DN N&V theo thời gian vay
2309
5662
11835
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Tr đồng
2004 2005 2006 Năm
Tổng nợ QH DNNVN
Nợ QH trung dài hạn
Nợ QH ngắn hạn
Từ biểu đồ trên ta có thể rút ra nhận xét:
- Tổng dư nợ quá hạn DN N&V tăng nhanh qua các năm, nhanh nhất là trong
năm 2006 với số dư nợ quá hạn cuối năm là 11.853 (tr đồng)
- Cả dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là ngắn hạn và trung dài hạn đều
tăng qua 3 năm. Đặc biệt, dư nợ quá hạn DN N&V theo thời gian là trung dài hạn có
tốc độ tăng nhanh hơn rõ rệt.
- Có thể nhận thấy mức độ chênh lệch giữa nợ quá hạn trung dài hạn và nợ quá
hạn ngắn hạn được thể hiện rất rõ trong năm 2006. Điều này cũng có thể lý giải là do
doanh số cho vay các khoản vay trung dài hạn lớn hơn và vì các khoản vay trung dài
hạn có rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng nên chú ý thực trạng này để có giải
pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn đảm bảo hoạt động an toàn và hệu quả hơn.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 40
4.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế:
Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Năm 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
DNNVV 2.309 5.662 11.835 3.353 145,20 6.173 109,01
DN quốc doanh 1.096 3.230 5.256 2.134 194,69 2.026 62,73
DN ngoài quốc doanh 1.213 2.432 6.579 1.219 100,48 4.146 170,47
1. Công ty CP và TNHH 988 1.617 3.748 629 63,69 2.131 131,76
2. DN tư nhân 225 815 2.831 590 261,74 2.016 247,24
(Nguồn: Phòng kế toán NH CT-CT)
Biểu đồ 9: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Tr đồng
2004 2005 2006 Năm
Nợ QH DNNVV
DN QD
DN ngoài QD
Nợ quá hạn DN N&V thuôc thành phần kinh tế quốc doanh năm 2004 là 1.096 (tr
đồng). Qua năm 2005, số dư nợ quá hạn là 3.230 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối là
2.134 (tr đồng) so với năm 2004 (tương đương với 194,69% năm trước). Đến năm
2006, số dư nợ quá hạn tiếp tục tăng đạt số dư là 5.256 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối
là 2.026 (tr đồng) về số tuyệt đối, xét theo số tương đối là 62,73% của năm 2005. Như
vậy, qua 3 năm, nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc
doanh liên tục tăng, tăng nhanh nhất là trong năm 2005 và có xu hướng chậm lại trong
năm 2006.
Nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
tiên tục tăng với tốc độ nhanh qua 3 năm gần đây, nhìn chung số dư nợ quá hạn của
năm sau gấp 2 lần so với số dư của năm trước. Cụ thể, trong năm 2004, số dư nợ quá
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 41
hạn DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.213 (tr đồng).
Qua năm 2005, số dư là 2.432 (tr đồng), so với năm 2004 thì có tăng về số tuyệt đối là
1.219 (tr đồng), xét theo số tương đối là 100,48% của năm 2004. Đến năm 2006 có số
dư là 6.579 (tr đồng), so với năm 2005 thì tăng về số tuyệt đối là 4.146 (tr đồng) tương
ứng với số tương đối là 170,47% của năm 2005. Nếu xét theo từng loại hình DN N&V
riêng biệt thì:
* Công ty CP và TNHH:
- Số dư nợ quá hạn trong năm 2004 là 988 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá
hạn thấp nhất trong 3 năm.
- Số dư nợ quá hạn trong năm 2005 là 1.617 (tr đồng), tăng 629 (tr đồng) về số
tuyệt đối, tương đương 63,69% so với năm 2004.
- Số dư nợ quá hạn trong năm 2006 là 3.748 (tr đồng), tăng 2.131 (tr đồng) về số
tuyệt đối, tương đương 131,76% so với năm 2005. Đây là năm có tốc độ tăng cao nhất
trong 3 năm và có số dư nợ quá hạn lớn nhất.
* Doanh nghiệp tư nhân:
- Năm 2004, số dư nợ quá hạn là 225 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn
thấp nhất của thành phần này
- Năm 2005, số dư nợ quá hạn là 815 (tr đồng), so sánh với năm 2004 thì có tăng
về số tuyệt đối là 590 (tr đồng), tương đương với 261,74% của năm 2004. Đây là năm
có tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 năm gần đây.
- Năm 2006, số dư nợ quá hạn tiếp tục tăng đạt 2.831 (tr đồng), đây là năm có số
dư nợ quá hạn lớn nhất. So sánh với năm 2005, tăng về số tuyệt đối là 2.016 (tr đồng)
tương đương với 247,24% của năm 2005.
Như vậy, từ thực trạng nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế ta có thể rút
ra một số nhận xét:
- Nợ quá hạn của DN N&V ở Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm gần đây, tốc độ
tăng hằng năm là tương đối nhanh, đặc biệt là năm 2006.
- Nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần kinh tế là doanh nghiệp quốc doanh
có xu hướng giảm bớt trong tổng thể. Ngược lại, nợ quá hạn DN N&V thuộc thành
phần ngoài quốc doanh lại đang tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng
thể.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 42
- Trong cơ cấu nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài
quốc doanh thì nợ quá hạn của loại hình Công ty CP và TNHH vẫn chiếm tỷ trọng
lớn. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây thì số dư nợ quá hạn của DN N&V thuộc loại
hình doanh nghiệp tư nhân đang tăng lên với tốc độ nhanh hơn và ngày càng chiếm tỷ
trọng càng lớn trong tổng thể.
4.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM luôn luôn phải đương đầu với các áp
lực cạnh tranh và rủi ro, đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hối đoái,… Nhưng trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, nếu xảy ra trên diện
rộngthì hậu quả có thể tác động đến hoạt động kinh doanh, đe dọa sự tồn tại của các
Ngân hàng và ảnh hưởng trầm trọng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Rủi ro tín dụng
được xem xét dựa trên mối tương quan giữa nợ quá hạn và dư nợ. Nếu tỷ lệ lợ quá hạn
trên dư nợ ngày càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng
cao đồng thời Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, và ngược lại.
Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V
Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006
Nợ quá hạn DN N&V Triệu đồng 2.309 5.662 11.835
Tổng dư nợ DN N&V Triệu đồng 1.120.154 919.755 483.635
Nợ quá hạn DN N&V
Tổng dư nợ DN N&V % 0,21 0,62 2,45
Qua bảng số liệu ta nhận thấy nguy cơ rủi ro tín dụng DN N&V của Ngân hàng
rất rõ rệt. Điều này được thể hiện qua chỉ tiên nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ
DN N&V tuy vẫn ở mức chấp nhận được nhưng liên tục tăng qua 3 năm gần đây, đặc
biệt là trong năm 2006. Cụ thể, năm 2004 chỉ tiêu này là 0,21%, năm 2005 là 0,62%
và tăng đột biến trong năm 2006 lên đến 2,45%. Khi mà tổng dư nợ DN N&V không
tăng thậm chí có xu hướng giảm bớt, trong khi nợ quá hạn lại liên tục tăng qua 3 năm
là lý do thay đối của chỉ tiêu này. Trước tiên, với vị thế là một trong 4 Ngân hàng lớn
hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 21% thị phần thì Ngân hàng vẫn chưa gặp phải rủi ro
tín dụng, số lượng nợ quá hạn vẫn trong khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Tuy tỷ lệ
này liên tục tăng qua các năm, nhưng cũng có lý do chủ quan là việc tách chi nhánh
Trà Nóc thành chi nhánh cấp 1, nên chi nhánh Cần Thơ phải tách dư nợ nhưng giữ lại
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 43
chi phí dẫn đến hiệu quả hoạt động trong những năm qua không cao. Tuy nhiên,
Ngân hàng cũng cần có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn, tránh rơi vào
tình trạng chay theo lợi nhuận của những khoản vay mà không lường trướckhả năng
nợ quá hạn sẽ tăng trong tương lại, đồng thời Ngân hàng cũng cần có biện pháp xử lý
những khoản nợ quá hạn đang tồn tại.
4.2.3. Những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng đang thực hiện
Hạn chế và xử lý nợ quá hạn (NQH không phải là một vấn đề mới, nhưng nó là
vấn đề luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy,
tìm giải pháp hạn chế NQH luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đôiư s
với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nói riêng. Hiện tại
Ngân hàng đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn sau:
Một là: Giải pháp ngăn ngừa.
Ngăn ngừa NQH là một trong những giải pháp phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục, có ý thức từ người điều hành, lẵnh đạo đến cán bộ công nhân viên
trong toàn chi nhánh, đặc biệt là độ ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành công
trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa
NQH ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho dến khi thu hồi nợ gốc và lãi. Thông
qua việc: Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo quy chế cho vay mới; Thực
hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay; Tăng cường và nâng cao chất lượng
cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn
trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, môi trường, hiệu quả kinh
doanh và khả năng trả nợ, thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh; Nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng
Hai là: Biện pháp xử lý
- Tổ chức phân tích NQH theo định kỳ: Việc phân tích các khoản NQH có ý
nghĩa rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nắm được thực trạng
NQH nói chung của dơn vị và thực trạng từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng và
từng khách hàng cụ thể trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu
quả cao.
- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp: Song song với việc đôn đốc thu hồi
nợ, Ngân hàng đã xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp dối với từng
khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý được áp dụng nhằm giúp các khách hàng có
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 44
NQH khắc phục khó khăn về tài chính, khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh. Một số
biện pháp theo quy định hiện nay như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm
tiền lãi vay,…
- Xử lý bằng quỹ dự phòng bù dắp rủi ro: Xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng
bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để lành
mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đang và sẽ thực hiện tốt một
số vấn đề: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản có, trích lấp quỹ
dự phòng thưo đúng quy định, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu, lập hồ sơ xử lý
đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,…
Ba là: Biện pháp thu hồi nợ
- Hiện nay Ngân hàng đã có tiểu ban xử lý và thu hồi nợ tồn đọng (được thành
lập từ 2002). Việc xử lý và thu hồi NQH là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, nhiều cấp. Những thành viên của tiểu ban xứ lý và thu hồi nợ là những người
có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết, xử lý các món nợ; được giao nhiệm vụ và
quyền hạn rõ ràng; trực tiếp và thường xuyên phân tích, xử lý và thu hồi các khoản nợ
tồn đọng, NQH khó đòi.
- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ
thứ hai của Ngan hàng, khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản
hoặc kém hiệu quả và không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện
pháp đôn đốc, xử lý nợ, khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng phải tiến hành
xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đây được coi là môt biện pháp quan trọng trong
việc xử lý NQH của Ngân hàng. Ngân hàng đã tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ
tục bảo đảm tiền vay. Việc xử lý phải khẩn trương, kiên quyết, nhanh chóng để có thể
thu hồi dược các khoản nợ vay.
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các
chỉ tiêu.
4.3.1. Vòng quay vốn tín dụng:
Bảng 16: Vòng quay vốn tín dụng DN N&V
Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006
Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 2.267.970 2.409.311 2.679.517
Dư nợ (2) Tr đồng 1.120.154 919.755 483.635
Vòng quay vốn tín dụng (1)/(2) Vòng 2,02 2,62 5,54
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 45
Vòng quay vốn tín dụng DN N&V giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng
vốn tín dụng cho DN N&V qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quy vòng càng
nhanh càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng vì thu nhập từ lãi suất, đồng
thời cũng giảm bớt rủi ro phát sinh các khoản nợ quá hạn. Qua bảng số liệu tính toán
thì vòng quay vốn tín dụng DN N&V trong 3 năm gần đây luôn ở mức rất cao, và còn
liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2004 là 2,02 vòng/năm, năm 2005 là 2,62 vòng/năm,
năm 2006 là 5,54 vòng/năm. Hay nói cách khác với 1 đồng dư nợ DN N&V cho vay
thì trong năm 2004 chỉ mất không tới 6 tháng để thu hồi, qua các năm sau còn tiếp tục
nhanh hơn. Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng DN
N&V là rất nhanh, và trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn hơn nên vòng quay vốn mới vào khoản trên. Như vậy, do áp dụng các biện pháp
tích cực thu hồi nợ, đẫn đến dư nợ DN N&V liên tục giảm trong 3 năm trong khi
doanh số thu nợ luôn ở mức cao nên dẫn đến vòng quay vốn tín dụng DN N&V luôn ở
mức rất cao. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác thu nợ nhưng công tác cho vay không
được chú trọng đúng mức dẫn đến dư nợ liên tục giảm trong 3 năm cũng không phải
là một giải pháp tốt cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Vì vậy, để Ngân hàng
hoạt đồng bền vững và có hiệu quả hơn đòi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp tăng
doanh số cho vay, và tăng dư nợ tương xứng với doanh số thu nợ.
4.3.2. Doanh số thu nợ
Bảng 17: Doanh số thu nợ DN N&V
Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006
Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 2.267.970 2.409.311 2.679.517
Doanh số cho vay (2) Tr đồng 2.095.007 2.208.911 2.243.397
Hệ số thu nợ (1)/(2) % 108,26 109,07 119,44
Hệ số thu nợ giúp ta đánh giá được hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng. Vì
vòng quay vốn tín dụng DN N&V luôn ở mức rất cao trong 3 năm qua, nên theo bảng
tính toán thì hệ số thu nợ cũng ở mức rất cao, trong 3 năm đều trên 100%. Điều này
đồng nghĩa với việc với 1 đồng vốn DN N&V bỏ ra thì liên tục trong 3 năm qua Ngân
hàng luôn thu về được hơn 1 đồng. Cụ thể, với 1 đồng vốn cho vay DN N&V trong
năm 2004 thu về được 1,08 đồng, năm 2005 là 1,09 đồng và sang năm 2006 là 1,19
đồng. Tuy nhiên, ta vẫn chưa vội kết luận Ngân hàng đang thực hiện hoạt động thu nợ
rất hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét 2 thành phần tạo nên chỉ tiêu là doanh số cho
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 46
vay và doanh số thu nợ. Thông thường, doanh số cho vay là doanh số cho vay của
năm, còn doanh số thu nợ là doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và
của năm trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối. Khi đánh giá doanh
số thu nợ ta nên dựa vào doanh số thu nợ trên nợ đến hạn phải thu thì việc đánh giá sẽ
hiệu quả và chính xác hơn.
4.3.3. Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động
Bảng 18: Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006
Dư nợ (1) Tr đồng 1.120.154 919.755 483.635
Tổng nguồn vốn huy động (2) Tr đồng 616.364 538.387 563.701
(1)/(2) Lần 1,82 1,71 0,86
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Theo bảng số
liệu tính toán, trong 3 năm gần đây dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động
luôn ở mức cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, năm 2004 chỉ
tiên này là 1,82 lần/năm, sang năm 2005 là 1,71 lần/năm và đến năm 2006 là 0,86
lần/năm. Lý do của việc chỉ tiêu này đạt mức rất cao như trên là vì Ngân hàng có vòng
quay vốn tín dụng khá nhanh đồng thời trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức rất
cao vẫn còn nằm trong giới hạn chấp nhận được của Ngân hàng.
Các chỉ tiêu của Ngân hàng chứng tỏ tín dụng DN N&V chủ yếu là tín dụng ngắn
hạn. Đứng về phía Ngân hàng thì đây là một điều tốt, vì tín dụng ngắn hạn tiềm ẩn ít
rủi ro hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, đứng về phía các doanh
nghiệp, nếu chỉ sử dụng được tín dụng ngắn hạn thì rất khó có khả năng đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN N&V đang phải đối mặt với xu
thế hội nhập ngày nay.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 47
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO
VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ
5.1. Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nhiều Quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường ưu tiên số 1 để
đầu tư trong thời gian tới. Các Quỹ đầu tư sẽ dành một phần đáng kể cho khu vực
DNV&N, như VietNam Opportunity Fund (VOF) của Vina Capital đã dành 17 triệu
USD đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân… Không những thế, cơ hội nhận được hỗ trợ
vốn của các tổ chức, các Chính phủ … cũng mở ra, đặc biệt là các DN N&V thuộc
thành phần kinh tế tư nhân (kế hoạch hỗ trợ DNV&N tiếp cận vốn và thị trường của
Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) hay như mới đây nhất Bộ Ngoại giao Đan
Mạch công bố dòng vốn lãi suất 0% cho DN tư nhân ở nước ta…). Tuy thế, để tận
dụng được những cơ hội này, trước tiên phải dựa vào chính bản thân DN.
Các DN hiện nay thiếu nhân lực đủ tầm để lập các dự án khả thi vay vốn và cũng
có DN coi nhẹ khâu này. Vì thế, đã làm giảm mức độ tín nhiệm của NH đối với DN.
Mặt khác, việc thiếu minh bạch trong tài chính của DNV&N cũng là một trở ngại lớn
cho chính họ. Vì vậy trước tiên, các doanh nghiệp muốn vay vốn để phát triển thì phải
chú trọng khâu lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh có khả thi thì mới dễ
dàng được Ngân hàng chấp nhận.
Tiếp theo, cần phải thay đổi cách thức quản trị DN; thực hiện công tác kế toán
theo chuẩn mực kế toán thống kê của Nhà nước; thực hiện kiểm toán hàng năm để
minh bạch tình hình tài chính … Đây là các điều kiện tiên quyết để DN tiếp cận vốn
vay NH. Hiện nay, việc công khai tài chính của DN còn hạn chế, phần lớn các
DNV&N không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của DN không được kiểm
toán hàng năm. Tài sản bảo đảm của DN rất ít, không đủ để đảm bảo nhu cầu cho vay
vốn… Mặt khác, việc thay đổi cách thức quản lý cũng sẽ giúp DN nâng cao hiệu quả
phát triển kinh doanh, nhất là trong bối cảnh các DN phải đương đầu với môi trường
cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 48
5.2. Về phía Ngân hàng Công Thương Cần Thơ
5.2.1. Giải pháp tăng cường huy động vốn:
Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, huy động vốn để cho
vy là chủ yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng vốn huy động trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng còn rất thấp chưa đủ đáp ứng doanh số cho vay của Ngân
hàng hằng năm mà phải sử dụng đến số lượng lớn vốn điều chuyển. Vì vậy, về lâu dài
cần tìm các biện pháp mở rộng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng.
- Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những
khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
- Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của NHCT
- Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển
sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ
tốt với khách hàng.
- Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch,
chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Thành
lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo CN đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ
nhóm khách hàng.
- Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng.
- Trên cơ sở các sản phẩm đã được NHCT hướng dẫn thực hiện, CN tìm hiểu,
nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách
hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách
hàng và NHCT. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách
khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.
- Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp
về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch,
nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách
hàng.
- Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán
ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác tại NHCT.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 49
- Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các
ngân hàng khác.
- Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách
hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng.
- Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ
khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại CN.
- Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất
huy động và lãi suất cho vay.
- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM.
- Tiếp cận các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cảng hàng không Phú Bài, cảng
Chân Mây - khu vực có nhiều người nước ngoài tới để mở các cơ sở chấp nhận thẻ
Visa, Master, Cash Card...
- Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn để
hướng dẫn cách thức chuyển tiền kiều hối, phân phát tờ rơi, thẻ chuyển tiền, giải đáp
mọi thắc mắc của khách hàng.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả
kiều hối, viết thư giới thiệu dịch vụ tới người lao động của địa phương mình đang ở
nước ngoài.
- Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, quảng bá và
tiếp thị dịch vụ này tại các điểm giao dịch và CN.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình
bảo mật.
- Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn.
- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của
cán bộ ngân hàng.
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ giao dịch.
- Chủ động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách
hàng.
- Hoàn thiện tác phong, lề lối làm việc, văn hoá giao dịch, quan tâm, chăm sóc
khách hàng có số dư tiền gửi tại CN, tích cực khai thác, tiếp thị các khách hàng có
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 50
nguồn tiền gửi lớn, nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, góp
phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh.
5.2.2. Giải pháp mở rộng tín dụng DN N&V
5.2.2.1. Đa dạng hóa hình thức và đối tượng cho vay DN N&V
- Tham gia đầu tư vốn, cho vay bảo lãnh, mua cổ phần hoặc liên doanh trong một
số dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau như giao thông, xây dựng, du lịch, dịch vụ
thương mại.
- Đầu tư bằng vốn liên doanh liên kết cùng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả nhằm tạo sự gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ Ngân hàng - khách hàng bằng
việc nắm giữ các cổ phần trong doanh nghiệp mà Ngân hàng chovay và có thành viên
trong ban quản lý doanh nghiệp sẽ giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro nhờ việc
giám sát được tình hình hoạt động của công ty để đưa ra biện pháp thích hợp cho từng
thời kỳ kinh doanh.
5.2.2.2. Chiến lược tiếp cận nhu cầu khách hàng
- Tích cực tìm kiếm khách hàng để mở rộng tín dụng, không nhất thiết bắt buộc
DN N&V phải có tài sản đảm bảo mới cho vay mà chỉ cần phương án kinh doanh hiệu
quả khả thi.
- Nghiên cứu xây dựng mục tiêu kế hoạch đầu tư theo chiến lược khách hàng.
Tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu các tổ chức kinh tế vàcá nhân trên địa bàn để
chủ động khai thác, nắm bứt kịp thời nhu cầu của họ. Không nên quá vồ vậy khách
hàng này, coi nhẹ khách hàng khác mà luôn có thái độ giao dịch đúng mực, đặt ra tình
huống đối kháng hay có chiến lược dự phòng trên cơ sở tiên đoán môi trường tương
lai để tiếp cận khách hàng.
5.2.2.3. Phân tích kinh tế, phân loại doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng
hồ sơ khách hàng có hiệu quả
Lợi thế hơn hẳng của Ngân hàng so với doanh nghiệp là nắm giữ một nguồn
thông tin tương đối phong phú có giá trị về khách hàng thôn gqua hồ sơ khách hàng
tại Ngân hàng, nhờ đó Ngân hàng đưa ra quyết định về sản phẩm, lãi suất, cách tiếp
cận linh hoạt. Để hiểu và đón nhận kịp thời nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hồ sơ
khách hàng phải đầy đủ thông tin về tài chính, kinh tế, thông tin kỹ thuật, thông tin về
Marketing, thông tin cá nhân, được cập nhật thường xuyên, kịp thời lưu trữ cả tình
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 51
hình quá khứ, hiện tại, tương lai của khách hàng. Việc phân tích kinh tế và phân loại
doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng sẽ giúp Ngân hàng:
- Nhìn nhận logic khách quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả
quá khứ, hiện tại, tương lai, dự kiến xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai để có đối sách thích hợp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để xem
xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Đây là cơ sở để đánh giá cơ cấu,
chất lượng tín dụng, khả năng thu nợ và lập kế hoạch cung cấp tín dụng tạo điều kiện
lựa chọn chính xác đối tượng đầu tư.
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DN N&V.
5.2.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là vấn đề luôn được đặt ra mỗi khi người ta
đề cập tới chất lượng tín dụng. Bởi vì trên cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy khi
công tác thẩm định được thực hiện tốt thì chất lượng khoản tín dụng được nâng lên rất
nhiều, những rủi ro từ phía chủ quan hầu như không có. Thẩm định tài chính dự án
đầu tư cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau để phản ánh hiệu quả dự án toàn diện chính xác. Hệ thống chỉ tiêu chia thành
2 nhóm: phản ánh khả năng sinh lời và phản ánh mức độ rủi ro. Với Ngân hàng quan
tâmthêm khả năng hoàn vốn của dự án. Chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể.
- Nâng cao chất lượng thuthập và xử lý thông tin từ khách hàng: Thông tin là yếu
tố quan trọng trong quá trình thẩm định, kết quả thẩm định sẽ không có ý nghĩa nếu
các thông tin dùng để phân tích sai lệch hay không đầy đủ, các thông tin cần phải
được kiểm tra kỹ càng trước khi phân tích, đòi hỏi phải đối chiếu từ nhiều nguồn
thông tin khác nhau, phòng thông tin phòng ngừa rủi ro là bộ phận cùng hỗ trợ để xử
lý thông tin này.
5.2.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ, sử dụng cán bộ hợp lý
Con người là chủ thể của hành động và được coi là yếu tố quyết định đến sự
thành bại của một Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải là ngững người có trình độ
nghiệpvụ, am hiểu khách hàng, hiẻu biết về thị trường, nắm bắt sâu sắc thực lực tài
chính của khách hàng,…Công việc của cán bộ tín dụng gắn liền với việc giải quyết
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 52
cho vay khách hàng, một quyết định do thiếu năng lực, thiếu hiểu biết cùng sự thiếu
sâu sát của sán bộ lãnh đạo đều có thể gây ra hậu quả dáng tiếc.
Do đó việc tiến hành tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng là việc làm rất quan trọng
đối với công tác kinh doanh của Ngân hàng và cần được khẩn trương triển khai. Chi
nhánh phải tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng trưởng thành về mọi mặt: Kết hơp
với một số chuyên gia trường Đại học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ nâng cao
kiến thức kinh tế thị trường theo phương châm đào tạo, đào tạo lại, đi sâu đào tạo
phương pháp điều tra thu thập thông tin khách hàng, phương pháp phân tích tín dụng
trong đó chú ý các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường
xuyên kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác quản trị
điều hành. Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng:
- Củng cố và tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực sang làm công tác
kiểm tra kiểm soát
- Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu trước, trong và sau
khi cho vay, trong đó coi trọng hơn nữa khâu kiểm soát trước khi cho vay
- Thực hiện kiểm tra định kỳ tháng đối với tất cả các khoản nợ của Ngân hàng,
kịp thời xử lý các khoản vay có vấn đề để hạn chế rủi ro.
5.2.3.4. Chuyên môn hóa đội ngũ thẩm định
Đối với các dự án tương đối lớn, phức tạp, hoạt động đa dạng thì cán bộ tín dụng
dù vững vàng thành thạo đến đâu cũng không thể có tầm nhìn đầy đủ và chính xác các
chỉ tiêu, đánh giá kỹ lưỡng về phương diện thị trường, kỹ thuật. Việc tập hợp đội ngũ
chuyên gia thẩm định dự án gồm các thành viên nắm bắt nhiều khía cạnh nghiệp vụ
khác nhau là các nhà khoa học, chuyên gia ở các viện nghiên cứu, cơ quan chuyên
ngành sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng thẩm định. Ngoài ra, có thể
thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin giữa Ngân hàng với các ngành khác tạo lập hệ
thống thông tin giúp cho vệc đánh giá rủi ro tiềm ẩn.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 53
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Trong 3 năm qua, mặc dù có không ít những khó khăn như thiệt hại nặng nề do
thiên tai, dịch bệnh, xuất khẩu một số ngành chủ lực giảm sút, thị trường bất động sản
chưa có sự chuyển biến tích cực (trừ lĩnh vực văn phòng cho thuê), giá xăng dầu, điện,
than, gas biến động theo chiều hướng tăng,… Đặc biệt là Ngân hàng đang trong quá
trình hiện đại hóa, tái cơ cấu để thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007. Vì vậy, đã ảnh
hưởng đến tìn hình kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ:
- Nguồn vốn huy động hằng năm tuy vẫn ở mức cao xét trên địa bàn nhưng đang
có xu hướng giảm qua từng năm. Mặt khác, nguồn vốn huy động này vẫn còn rất thấp
so với nhu cầu vốn để cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng vẫn còn phải trông chờ
vào nguồn vốn điều hòa từ hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Điều này đã
làm giảm bớt tính tự chủ của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn cho vay.
- Ta thấy rằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ mặc dù không ổn định những
vẫn có xu hướng tăng tương đối. Nợ quá hạn tuy vẫn ở trong mức cho phép nhưng lại
có xu hướng tăng nhanh, và đặc biệt là càng ngày càng chiếm tỷ trọng khá lớn trong
tổng dư nợ, đây là một kết quả không tốt trong việc quản lý nợ vay. Ngân hàng cần có
nhiều biện pháp hơn nữa để kiểm soát chặt chẽ các món vay nhừng giảm bớt số lượng
nợ quá hạn ở những năm sau. Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh
thì hiện nay đã có sự thay đổi so với lúc trước là vẫn phải yêu cầu tài sản thế chấp,
không như trước đây là cho vay tín chấp, do đó phần nào sẽ giúp Ngân hàng có tâm lý
tốt hơn trong việc cho vay thành phần kinh tế này. Trong cơ cấu dư nợ DN N&V
Ngân hàng đã tích cực mở rộng tín dụng sang các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng.
Với phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả” trong những năm qua toàn
thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng chung sức chung lòng tận dụng những thuận lợi,
khắc phục những khó khăn nhằm cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Bên cạnh tập
trung cho tín dụng ngắn hạn để đảm bảo an toàn, Ngân hàng còn mạnh dạn đầu tư tín
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 54
dụng trung dài hạn vào những dự án phát triển lớn, những dự án trọng điểm khả thi
của Tỉnh nhà, bên cạnh đó Ngân hàng còn dùng một phần vốn cho vay tín chấp như
cho cán bộ, công nhân viên, cho vay hộ nghèo, gia đình chính sách, cứu trợ lũ lụt,…
Ngân hàng đã bám sát theo định hướng phát triển của Tỉnh đó là chú trọng mở rộng
tín dụng theo chiều sâu vào các khu công nghiệp, khu chế suất, ngoài ra Ngân hàng
cũng có chính sách cho vay ưu đãi các đơn vị suất khẩu, góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu của Tỉnh nhà. Với những gì đã đóng góp, Ngân hàng Công Thương Cần
Thơ xứng đáng là một ngân hàng thương mại chủ đạo của Tỉnh Cần Thơ, góp phần
không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Tỉnh nhà.
6.2. Kiến nghị
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng và trong quá trình tìm hiểu, phân tích đề tài
của mình, em xin đưa một số kiến nghị sau:
* Về phía DN N&V
- Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách trợ giúp cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, cần hoàn thiện chính sách thuế, đất đai phù hợp, đảm bảo
sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có được mặt
bằng sản xuất, kinh doanh, vốn tín dụng.
- Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa thông qua các hình thức cung cấp thông tin, giảm chi phí đầu vào (giá điện, điện
thoại, cước viễn thông, cước vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng, giống, công nghệ,
nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường)...
- Đồng thời, các Bộ, ngành có thể nghiên cứu hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa bằng cách bán trả góp máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu cho nông dân, ứng
vốn cho nông dân vay để sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến.
- Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đứng trước sức ép cạnh tranh
ngay từ "sân nhà" đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất kinh doanh theo ngành, lĩnh vực để hợp tác mở rộng thị trường và cạnh
tranh với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại...
* Về phía NH CT-CT
- Lâu nay, Ngân hàng vẫn thường có thói quen thông bá phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu thông qua các phương tiện thông tin như đài truyền hình, báo địa phương,…
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 55
thiết nghĩ như vậy là cần thiết nhưng chưa đủ. Để tăng trưởng nguồn vốn mạnh hơn
nữa Ngân hàng cần phối hợp với UBND Phường, Xã, Đoàn thể các cấp để thực hiện
công tác tuyên truyền, tiếp thị thông qua các kỳ họp ở cấp cơ sở, tổ nhóm dân cư: qua
các tờ gấp, các thể lệ tiền gửi ngắn gọn để phát cho mọi người.
- Ngân hàng cần áp dụng thêm phương thức tín dụng mới nhằm đa dạng hóa các
loại hình tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng cũng cần liên hệ trực tiếp và thường
xuyên với Phòng đăng ký kinh doanh các Quận trong toàn Tỉnh để nắm bắt, tiếp cận
với các doanh nghiệp mới thành lập, tìm hiểu nhu cầu vốn của họ và có thể cung cấp
tín dụng cho các doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng
- Kiến nghị Ngân hàng Nhà Nước cho phép Ngân hàng Công Thương Cần Thơ
được tự phát mại tài sản để thu hồi nợ vay đồng thời để tạo điều kiện thuậnlợi, dễ
dàng trong việc phát mại tài sản thì nên có thêm các chính sách mới như: miễn thuế
chuyển quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đối với việc phát mại tài sản này. Và nếu
được phép tự phát mại tài sản thì Ngân hàng nên thành lập ban đấu giá tài sản, chuyên
trách việc bán đấu giá tài sản, giúp cho Ngân hàng thu hồi vốn một cách nhanh chóng.
- Ngân hàng cần có phòng thông tin riêng chuyên cung cấp, thu thập kịp thời
thông tin cho ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định các dự
án. Hiện nay các cán bộ tín dụng đa phần chỉ thẩm định các dự án vay vốn thông qua
các báo cáo tài chính doanh nghiệp, xem xét giá trị của tài sản đảm bảo, có xuống cơ
sở thẩm định thực tế nhưng chưa có nhiều thời gian để đi tìm hiẻu, nắm bắt các thông
tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là các yếu tố phi tài chính trong công tác
thẩm định. Điều này đã phần nào ảnh hưởng không tốt đến các quyết định đầu tư cho
vay của cán bộ tín dụng. Phòng thông tin này phải có trách nhiệm thu thập và kết nối
với các nguồn thông tin khác như: Trung tâm phòng ngừa và phân tán rủi ro của Ngân
hàng Nhà Nước, Phòng thương mại và Công nghiệp Cần Thơ, thông tin từ internet và
các kênh thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành,…
- Ngân hàng cần thành lập bộ phận Marketing chuyên làm công tác tiếp thị,
hướng dẫn khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng và làm dịch vụ tư vấn cho khách
hàng.
-Quảng cáo là việc rất cần, ngoài tăng cường quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng, Ngân hàng nên thiết kế trong Web thật sinh động và đầy đủ thông
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 56
tin hơn, vì đây là một việc làm rất có ý nghĩa giúp cho Ngân hàng quảng bá và mở
rộng giao dịch hơn nữa
- Ngân hàng cần mở rộng không gian làm việc của phòng kinh doanh hơn nữa.
Bố trí lại phòng kinh doanh, cần có nơi giao dịch riêng giữa khách hàng và cán bộ tín
dụng, cần có nơi để khách hàng ngồi chờ, nên để bảng tên của từng cán bộ tín dụng
trên bàn riêng của họ để thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, không để ảnh
hưởng đến công việc của các thành viên khác trong phòng.
Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công Thương Cần Thơ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Hà Vinh 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sổ tay tín dụng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, 2006
- Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại”, Th.s Thái Văn Đại
- Các văn bản quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- GS.TS Lê Văn Tư – Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê 2000
- Tạp chí Ngân hàng các số năm 2005, 2006
- Tạp chí Ngân hàng Công Thương Việt Nam các số năm 2005, 2006
- Thời báo Kinh tế Sài Gòn các số năm 2005
- Tạp chí Ngân hàng các số năm 2005, 2006
- Các địa chỉ internet:
- www.icb.com.vn
- vi.wikipedia.org
- www.gso.gov.vn
- www.cantho.gov.com.vn
- www.vnexpress.net
- www.kiemtoan.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ng Ha Vinh_FINAL.pdf