Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Núi Béo năm 2004

Công ty than Núi Béo nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thác than đang hoạt động. Hệ thống hạ tầng, đường giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, cơ khí và các dịch vụ phục vụ đời sống .v.v, khá phát triển. Đặc biệt có Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng . nên quá trình khai thác và vận chuyển than khá thuận lợi. Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm nghề trồng trọt, dịch vụ. thành phần dân cư chủ yếu là người Kinh và một số dân tộc ít người khác.

doc66 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Núi Béo năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chỉ tiêu còn lại đều giảm so với kế hoạch dẫn đến tổng chi phí tăng. + Tổng chi phí tăng nhưng giá thành đơn vị lại giảm 516,54 đồng/tấn + Thời gian lao động, việc đảm bảo thời gian lao động cũng như các chế độ về nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ khác là rất cần thiết. Tuy nhiên, ó cần đảm bảo tính hợp lý, không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất đồng thời trong một khuôn khổ cho phép nhất định. Đối với công trường Đông Bắc, việc xem xét đánh gía lại về lao động ngày công, giờ công là khá quan trọng qua đó sẽ giúp cho việc quản lý và đánh giá về lao động cũng như thời gianlàm việc một cách có hiệu quả. + Năng suất lao động : Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công việc. Qua chỉ tiêu năng suất lao động cũng cho ta thấy được mức tiết kiệm hoặc lãng phí năng suất lao động. Để xác định số người tiết kiệm hoặc lãng phí do năng suất lao động, sản lượng, số người làm việc thực tế có thể sử dụng công thức sau: Sản lượng thực tế - Số người làm = 1.450.000 - 90 = 49 người (3-1) NSLĐ kế hoạch Việc thực tế 504,38 x 12 Đây là số người tiếtkiệm được do tăng năng suất lao động. Tóm lại, chất lượng công tác của các loại công nhân trong công trường Đông Bắc đá được cải thiện đáng kể, có thể nói đây sẽ là bước để công trường có thể hoàn thành những kế hoạch cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. + Qua việc trình bày và tổng kết lại tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ của năm 2005, có thể nói rằng việc thực hiện là tốt nhưng không hẳn là hoàn toàn do đó công tác khoán chi phí và khoán sản lượng là rất cần thiết, càng làm tốt công việc này thì hiệu quả sản xuất càng cao, và tạo được động lực tốt cho cán bộ công nhan viên toàn công trường hoàn thành những nhiệm vụ được giao. 3.3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, lao động - tiền lương của công trường Đông Bắc năm 2005. - Để phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, năng suất lao động và tiền lương của công trường Đông Bắc, có thể sử dụng số liệu tập hợp ở Bảng 3-2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu sản xuất - lao động - tiền lương công trường Đông Bắc TT Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 Sản lượng sản xuất tấn 370.420 351.120 300.130 428.330 1.450.000 2 Đất đá bốc xúc m3 2.437.500 2.121.300 1.980.500 3.210.700 9.750.000 3 Số LĐ bình quân Người 193 192 190 185 190 4 Tổng thu nhập Đồng 1.865.358.510 1.796.106.240 1.910.824.600 1.803.775.900 7.176.065.250 5 Thu nhập bình quân đ/người/năm 9.665.070 9.354.720 9.004.340 9.750.140 37.774.270 6 Năng suất lao động quân theo hiện vật T/người/ năm 1.919,27 1.828,75 1.579,63 2.315,29 7.642,94 7 Chỉ số tăng NSLĐ % 100 96,05 97,80 109,70 109,83 8 Chỉ số tăng tiền lương % 100 95,40 96,3014 104,77 100,43 Bảng 3 – 2 Như vậy về sản lượng Quý 1 có sản lượng cao sau đó giảm dần vào quý 2 và quý 3 rồi lại tăng cao vào quý 4. Nhìn vào sản lượng của từng quý có thể thấy tính mùa vụ thể hiện rất rõ riêng quý 2 là quý có các tháng mưa nhiều nên sản lượng thấp nhất. Công việc chuẩn bị sản xuất diễn ra là khá tốt, khối lượng đất đá bốc xúc tăng vào cuối năm quý IV và giảm ở quý III, nhìn chung công tác chuẩn bị sản xuất là tốt góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lao động bình quân cũng giảm dần theo từng quý vì những lý do khác nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học, điều động đi đơn vị khác… và cả năm đạt 190 người (đây là con số tuỳ sát với kế hoạch). Tổng tiền lương sản phẩm giảm dần theo các quý nhưng có 1 điều mà ta có thể thấy rõ đó là quý III sản lượng là 300.130 tấn thấp hơn quý IV là 428.330 nhưng tổng lương sản phẩm lại lớn hơn là 107.048.700 đồng. Đây là điều không hợp lý vì nó đã gây lãng phí về tiền lương ảnh hưởng không đến giá thành đơn vị. Thu nhập bình quân giảm dần vào quý II và quý III nhưng lại tăng cao vào quý IV do số lao động bình quân của quý giảm đáng kể (tương đương với 1 tổ sản xuất) đây là động lực rất tốt cho người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. NSLĐ bình quân cũng có sự lên xướng và mức giảm vẫn tập trung vào quý II và quý III rồi lại tăng cao vào quý IV. Để thấy rõ hơn mức độ tăng NSLĐ ta xem xét chỉ số tăng NSLĐ bằng phương pháp chỉ số liên hoàn. Và tốc độ tăng NSLĐ bình quân của quý 4 là x 100 = 109,83 % (3-1) Chỉ số tăng tiền lương bình quân (bằng phương pháp chỉ số liên hoàn) cùng có xu hướng giảm trong quý II và quý III rồi lại tăng cao vào quý IV. Và tốc độ tăng tiền lương bình quân của 4 quý là: x 100 = 100,43 % (3-2) Từ kết quả tính toán ở hai công thức trên ta thấy tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. Đây là kết quả tốt nó tạo được tính quỹ dần đến hiệu quả kinh tế cao. Tác dụng của nó thể hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Sẽ được trình bày tiếp chi tiết trong những phần phân tích sau: Chế độ trả lương sản phẩm. Đối với công nhân (trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm) tất cả các sản phẩm khi công nhân làm ra đều được nghiệm thu và thanh toán lương (trả bằng điểm trên báo cáo sau ca hàng ngày). Lương của công nhân chạy vật tư: Hoàn thành kịp thời nhiệm vụ được giao, phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất của đơn vị được trả 70% lương quản đốc. Lương của công nhân chạy vật liệu: Chăm lo kịp thời chế độ chính sách cho một cán bộ công nhân. Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất củ đơn vị trả lương 60% lương quản đốc. Ngoài ra hàng tháng đơn vị trả thêm 1 khoản tiền bằng 100.000đồng với các công việc được giao như: Vào công theo báo cáo sau ca, thu dọn vệ sinh tập thể hội trường của đơn vị. Thanh toán trả công bốc vật tư phục vụ sản xuất, vật tư phục vụ sản xuất, vật tư thu nhập về kho Công ty cố định điểm bốc vật tư hàng tháng. Phó quản đốc thực ca: Trả điểm trên cơ sở nghiệm thu sản phẩm dựa trên định mức của từng khối lượng công việc được cán bộ công nhân viên chức xây dựng trong qui chế của đơn vị. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện sản xuất cho ca sau. Đảm bảo an toàn kỹ thuật, có năng suất, có hiệu quả được trả bằng 90% lương quản đốc. Cán bộ công nhân đi làm ngày thứ 7, ngày lễ, chủ nhật được tính theo qui chế của Công ty, (được tăng định mức từ 130% á 150%) các công việc khác làm theo lệnh quản đốc, phó quản đốc hàng ngày, trong ca sản xuất. * Thanh toán lương sản phẩm của công trường. - Việc thanh toán lương hàng ngày căn cứ theo biên bản nghiệm thu sản phẩm trong tháng hoặc hàng ngày căn cứ theo số liệu nghiệm thu của phòng KCS, công trường than I…. cung cấp và được giám đốc duyệt các phiếu, xuất nhập, vật tư của công trường trong tháng. - Quản đốc công trường chịu trách nhiệm trước giám đốc về thu nhập của CBCNV công trường mình, không được để lương của CBCN thấp hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước qui định. - Sau khi sản phẩm đã được nghiệm thu thì số sản phẩm đó sẽ là cơ sở để tính lương dựa trên đơn giá lương sản phẩm đã được qui định, đơn giá lương theo qui định này thay đổi giữa các tháng tuỳ theo điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện các yếu tố đầu vào. 3.4. Phân tích công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2005. - Căn cứ vào qui chế giao khoán, thiết kế kỹ thuật và các mức kinh tế kỹ thuật công trường Đông Bắc tại mức - 50 đã ký hợp đồng giao khoán với các chỉ tiêu chủ yếu sau: Sản lượng than nguyên khai, bốc xúc đất đá. Chi phí sản xuất: bao gồm nguyên vật liệu, động lực, tiền lương, sửa chữa thường xuyên, bồi dưỡng. 3.4.1. Tình hình khoán khối lượng. - Công tác khoán sản lượng cho các tháng trong năm được thể hiện trong bảng 3-3: Qua bảng 3-3 cho thấy mức khoán sản lượng cho đơn vị ở những tháng đầu năm là cao và sau đó giảm dần vào các tháng mùa mưa rồi lại tăng cao ở các tháng cuối năm. Mặc dù điều khai thác gặp khó khăn nhưng công trường vẫn hoàn thành kế hoạch một cách xuất sắc. Tính cho cả năm thì sản lượng đã vượt 300.000 tấn so với kế hoạch. Đây là thành tích đáng được phát huy. Tuy vậy, cần phải xem xét lại công tác giao khoán côn khá xa rời thực tế, nó gây thất thoát hay lãng phí năng lực sản xuất thực tế dẫn đến việc đánh giá trình độ sản xuất của công trường không đúng thực chất. Đây là điều mà công trường cần rút kinh nghiệm. Tháng KH TH So sánh TH với KH (±) Than NK sản xuất (tấn) Đất đá bốc xúc ( m3) Than NK sx (tấn) Đất đá bốc xúc (m3) Than NK sx (tấn) Đất đá bốc xúc (m3) 1 95.833 715.416 120.833 812.500 25.000 97.084 2 95.750 715.140 120.750 812.510 25.000 97.370 3 95.670 715.390 120.685 812.540 25.015 97.150 4 95.840 715.420 120.712 812.140 24.872 96.720 5 95.540 715.360 120.675 812.110 25.135 96.750 6 95.650 715.410 120.730 812.115 25.080 96.705 7 82.450 610.130 110.450 740.190 28.000 130.060 8 83.140 610.240 110.570 745.460 27.430 135.220 9 83.180 620.380 110.645 750.340 27.465 129.960 10 108.450 817.271 131.300 870.031 22.850 52.760 11 108.560 817.290 131.270 880.110 22.710 62.820 12 109.937 817.552 131.380 889.954 21.443 72.402 Cả năm 1.150.000 8.585.000 1.450.000 9.750.000 300.000 1.165.000 Bảng thống kê sản lượng khai thác theo thời gian Bảng 3 - 3 Song song với công việc xúc than là công tác bốc xúc đất đá. Trong năm công trường đã bốc xúc được 9.750.000m3 đất đá vượt kế hoạch 1.165.000 m3 điều đó nói lên rằng công tác chuẩn bị sản xuất là rất tốt. Tuy vậy, quá trình đánh giá tiêu hao đầu vào (nhiên liệu, vật liệu, con người…..) mới là cách để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất. 3.4.2. Tình hình thực hiện mức giao khoán một số vật tư. - Việc thanh toán, quyết toán vật tư hàng tháng căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm trong tháng, các vật tư được tính toán là những vật tư công trường phải mua qua Công ty, nghiêm cấp công trường tự mua vật tư (trừ trường hợp vật tư mua ngoài được sự đồng ý của Giám đốc). Hiện nay công trường Đông Bắc có nhiệm vụ xúc bốc toàn bộ số đất than mà công trường đã thực hiện trong kỳ kế hoạch. 3.4.3. Giao khoán chi phí sản xuất và tình hình thực hiện giá thành ở công trường Đông Bắc. - Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì cũng không thể thiếu được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó là: + Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc thiết bị và những tài sản cố định khác. + Đối tượng lao động: Nguyên vật liệu, nhiên liệu… + Lao động của con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu…. là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu tương ứng với sử dụng lao động là chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Để xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của Công ty các công trường phân xưởng…. có thể dùng giá thành sản phẩm bởi vì nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng tổng hợp sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư… trong quá trình sản xuất ít nhất đảm bảo hạ giá thành sản phẩm. Như đã nói ở trên, Công ty than Núi Béo giao khoán 8 yếu tố chi phí sản xuất, cho công trường Đông Bắc đó là: Nguyên liệu, nhiên liệu, động lực, tiền lương, bảo hiểm, khấu hao, sửa chữa lớn, chi phí khác do vậy giá thành của công trường Đông Bắc là tổng hợp của 8 yếu tố sau: Bảng phân tích chỉ tiêu giao khoán trong giá thành Bảng 3 - 4 Tháng Chỉ tiêu Nguyên vật liệu, đồng Nhiên liệu, đồng Động lực, đồng KH TH ± KH TH ± KH TH ± 1 213.812.137 304.704.228 90.892.092 194.778.333 279.220.843 84.442.510 178.354.150 170.062.531 - 8.291.619 2 213.915.125 304.685.140 90.770.015 194.810.450 279.210.915 84.400.465 178.410.375 170.120.352 - 8.290.023 3 213.812.457 304.715.315 90.902.858 194.776.320 279.205.678 84.429.358 178.352.180 170.115.216 - 8.236.964 4 213.750.165 304.615.150 90.864.985 194.716.410 279.205.678 84.507.065 178.390.478 170.012.315 - 8.378.163 5 213.760.750 304.820.370 91.059.620 194.815.450 279.223.475 84.398.117 178.450.310 170.016.420 - 8.433.890 6 213.780.450 304.610.450 90.830.000 194.715.347 279.213.567 84.535.063 170.580.236 170.025.350 - 554.886 7 200.450.780 280.450.780 80.000.000 180.920.436 279.250.410 84.220.299 170.420.370 162.018.235 - 8.402.135 8 200.520.470 285.456.130 84.935.660 180.710.337 265.140.735 84.699.877 170.480.460 162.110.250 - 8.370.210 9 200.610.418 283.750.468 83.140.050 180.670.590 265.567.613 84.910.023 170.512.687 162.320.150 - 8.192.537 10 285.364.549 520.289.439 234.924.890 208.708.776 293.068.890 84.360.114 186.721.612 177.883.187 - 8.838.425 11 290.250.746 529.310.540 239.059.794 208.990.895 293.132.030 84.141.134 189.121.425 179.083.087 - 10.038.338 12 319.478.353 538.268.338 218.789.985 208.726.655 293.005.750 84.279.095 188.766.251 176.983.287 - 11.782.964 Cả năm 2.565.745.650 3.656.450.750 1.090.705.100 2.337.340.000 3.350.650.120 1.013.310.120 2.140.250.000 2.040.750.380 - 99.499.620 Bảng phân tích chỉ tiêu giao khoán trong giá thành Bảng 3 - 4 Tháng Chỉ tiêu Tiền lương, đồng Bảo hiểm, đồng Khấu hao, đồng KH TH ± KH TH ± KH TH ± 1 221.731.666 304.204.166 92.472.500 3.407.645 3.396.120 -11.525 236.714.120 320.056.124 83.342.004 2 211.740.750 304.250.266 92.509.516 3.407.506 3.396.250 -11.536 236.615.320 320.005.670 83.390.350 3 211.680.451 304.750.356 93.069.905 3.407.786 3.396.320 -11.466 236.710.250 320.015.267 83.305.017 4 211.687.650 304.680.735 92.993.085 3.407.820 3.396.710 -11.110 236.715.165 320.010.316 83.205.151 5 211.801.532 304.650.832 92.849.300 3.407.280 3.396.240 -11.040 236.620.370 320.087.215 83.466.845 6 211.725.360 304.715.214 92.989.854 3.407.415 3.396.510 -10.905 236.250.670 320.042.317 83.791.647 7 190.820.435 290.420.615 99.600.180 3.120.615 3.120.215 -400 220.670.150 310.025.637 89.355.487 8 190.756.230 290.410.316 99.654.086 3.120.756 3.120.676 -80 220.520.360 310.067.256 89.546.896 9 190.687.510 290.510.236 99.822.726 3.120.659 3.120.510 -149 220.410.267 310.072.178 89.661.911 10 230.416.238 317.285.754 86.869.516 3.569.738 3.569.215 -523 253.105.612 330.051.267 76.945.655 11 235.115.428 317.384.265 82.268.837 3.819.656 3.660.716 -158.940 253.123.834 330.148.020 77.024.186 12 232.616.750 317.187.245 84.570.495 3.694.820 3.694.716 -700 253.114.722 330.099.643 76.984.921 Cả năm 2.540.780.000 3.650.450.000 1.109.670.000 40.891.750 40.789.450 -102.300 2.840.570.840 3.840.680.910 1.000.020.070 Bảng phân tích chỉ tiêu giao khoán trong giá thành Bảng 3 - 4 Tháng Chỉ tiêu Sửa chữa lớn Chi phí khác, đồng Tổng chi phí KH TH ± KH TH ± KH TH ± 1 213.395.650 296.412.670 83.017.020 45.140.820 45.017.289 -123.531 1.380.515.290 1.678.254.356 297.739.066 2 213.420.140 296.515.820 83.095.680 45.120.350 45.025.350 -95.000 1.380.420.560 1.678.326.470 297.905.910 3 213.215.245 296.612.425 83.397.180 45.150.152 45.050.825 -99.327 1.380.515.267 1.678.451.216 297.899.949 4 213.120.415 296.512.140 83.391.725 45.124.324 45.045.267 -79.057 1.380.420.236 1.678.317.830 297.897.594 5 213.250.710 296.350.213 83.099.503 45.134.250 45.026.357 -107.893 1.380.310.367 1.678.420.310 298.109.943 6 213.325.614 296.467.350 83.141.736 45.115.360 45.105.285 -10.075 1.380.415.289 1.678.510.263 298.094.974 7 200.146.270 290.315.640 90.169.370 40.110.247 40.086.721 -23.526 1.300.520.365 1.600.430.217 299.909.852 8 200.321.416 290.430.715 90.109.299 40.315.246 40.092.630 -222.616 1.300.536.420 1.600.510.316 299.973.896 9 200.415.236 290.541.315 90.126.079 40.247.150 40.013.825 -233.325 1.300.517.210 1.600.370.412 299.853.202 10 226.615.251 303.170.387 76.555.136 60.015.286 50.012.312 -10.002.974 1.621.442.126 1.756.349.091 134.906.965 11 226.811.252 303.984.388 77.173.136 60.269.508 50.085.822 -10.183.686 1.621.443.716 1.756.749.096 135.305.380 12 226.713.251 303.577.387 76.864.136 60.142.397 50.049.067 -10.933.330 1.621.442.920 1.756.541.093 135.106.173 Cả năm 2.506.750.450 3.560.890.450 1.000.140.000 541.750.840 540.610.750 1.140.090 16.568.079.530 20.141.202.670 3.573.123.140 Chi phí sản xuất và giá thành là hai phạm trù riêng biệt có những mặt khác nhau, đồng thời có mối quan hệ mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc tăng. Do đó, quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. * Đối với công trường Đông Bắc việc hạch toán kinh tế nội bộ đã được áp dụng từ lâu và thực tế đã chứng tỏ sự cần thiết của công tác này. Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí và giao khoán chi phí trong giá thành của công trường để chi ra những vướng mắc còn tồn tại, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả khoán giá thành trong công trường. A. Công tác giao khoán các chi phí trong giá thành công trường Đông Bắc Qua bảng 3 - 4 cho ta thấy tổng chi phí của các yếu tố cho cả năm vượt 3.573.123.140 đồng so với kế hoạch. Trong tổng số tăng trên được phân bổ đều cho các tháng và tháng tăng mạnh nhất là tháng 11 và tháng 12, tăng cao nhất là nguyên vật liệu 1.090.705.100 đồng trong các yếu tố trên thì tiền lương, khấu hao đều tăng. Tiền lương có thể nói là liều thuốc hứa hiệu nhất có khả năng khuyến khích người lao động, lao động hết khả năng, tận tuỵ với công việc đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc, tăng năng suất lao động nhưng chưa chắc đã tiết kiệm được nguyên vật liệu (cho dù hiện nay công trường đã áp dụng và ban hành qui chế thưởng phạt đối với việc tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Mặc dù thu nhập của công nhân từng tháng có khác nhau cả về kế hoạch lẫn thực hiện nhưng các tháng việc thực hiện tiền lương đều khả quan theo chiều hướng có lợi cho người lao động. Mức chi lương tăng chủ yếu là kết quả của công tác sản xuất đều vượt kế hoạch sản lượng giao (lương tính theo sản phẩm) Xét một cách toàn diện thì yếu tố chi phí đều tăng so với kế hoạch còn việc xem xét chi tiết mức tăng này có thực sự tốt hay không? Và mức độ đóng góp của nó như thế nào? Ta đi xem xét nó trong việc tạo nên giá thành, đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất. Như đó phân tích ở trên cho thấy các yếu tố chi phí tính cho toàn bộ sản lượng sản xuất đều tăng nhưng để biết được yếu tố nào là tiết kiệm, yếu tố nào là lãng phí ta phải căn cứ vào mức độ đóng góp của các yếu tố chi phí trong việc tạo nên giá thành đơn vị sản phẩm. Bảng phân tích giá thành theoi yếu tố chi phí của công trường Đông Bắc Bảng 3 - 5 STT Chỉ tiêu ĐVT KH 2005 TH 2005 So sánh Z toàn bộ Z đơn vị Z toàn bộ Z đơn vị Z toàn bộ TH với KH Z đơn vị TH với KH I Than NK sản xuất Tấn 1150000 1.450.000 II Yếu tố chi phí Đồng 1 Vật liệu Đồng 2.565.745.650 2231,08 3.656.450.750 2521,69 1.090.705.100 290,61 2 Nhiên liệu Đồng 2.337.340.000 2032,46 3.350.650.120 2310,79 1.013.310.120 278,33 3 Động lực Đồng 2.140.250.000 1861,08 2.040.750.380 1407,41 -99.499.620 - 453,67 4 Tiền lương Đồng 2.540.780.000 2209,37 3.650.450.000 2517,55 1.109.670.000 308,18 5 Bảo hiểm Đồng 40.891.750 35,55 40.789.450 28,13 - 102.300 - 7,42 6 Khấu hao Đồng 2.840.570.840 2470,06 3.840.680.910 2648,74 1.000.110 178,68 7 Sửa chữa lớn Đồng 2.560.750.450 2226,73 3.560.890.450 2455,78 1.000.140.000 229,05 8 Chi phí khác Đồng 541.750.840 471,08 540.610.750 372,83 1.140.090 - 98,25 S Tổng chi phí Đồng 16.568.079.530 14.407,02 20.141.202.670 13890,48 3.573.123.140 - 516,54 Bảng phân tích tình hình thực hiện giá thành Bảng 3 - 6 Tháng Sản lượng năm 2006 (tấn) Tổng chi phí đồng ZSX đơn vị, đồng So sánh ZSX đơn vị KH TH KH TH KH TH ± % 1 95.833 120.833 1.380.515.290 1.678.254.356 14.405 13.889 -516 96,4 2 95.750 120.750 1.380.420.560 1.678.326.470 14.416 17.528 3.112 121,58 3 95.670 120.685 1.380.515.267 1.678.415.216 14.429 17.543 3.114 121,57 4 95.840 120.712 1.380.420.236 1.678.317.830 17.511 13.906 -3.605 79,41 5 95.540 120.675 1.380.310.367 1.678.420.310 17.567 13.908 -3.659 79,17 6 95.650 120.730 1.380.415.289 1.678.510.263 17.548 13.903 -3.645 79,22 7 82.450 110.450 1.300.520.365 1.600.430.217 19.410 14.490 -4.920 74,65 8 83.140 110.570 1.300.536.420 1.600.510.316 19.250 14.475 -4.775 75,19 9 83.180 110.645 1.300.517.210 1.600.370.412 19.239 14.464 -4.775 75,18 10 108.450 131.300 1.621.443.126 1.756.349.091 16.195 13.376 -2.819 82,59 11 108.560 131.270 1.621.442.920 1.756.749.096 16.182 13.382 -2.800 82,69 12 109.937 131.380 1.621.442.920 1.756.549.093 15.977 13.369 -2.608 83,67 Cả năm 1.150.000 1.450.000 16.568.079.530 20.141.202.670 14.407 13.890 -517 96,41 Nguyên vật liệu chi cho 1 tấn than theo kế hoạch là: 2231,08 đồng và thực hiện là 2521,69 đồng như vậy công trường đã lấy phí là 290,61 đồng. Điều này cho thấy tình hình độ sử dụng nguyên liệu vàt hu hồi vật liệu để sử dụng lại của công trình là chưa được tốt. Động lực chi cho 1 tấn than theo kế hoạch là 1861,08 đồng và thực hiện là 1407,41 đồng như vậy đã thực hiện được 453,67 đồng/tấn, qua đây cho thấy công trình chưa sử dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị và số giờ hoạt động của máy móc thiết bị lên tuy nhiên nó có thể làm tăng tuổi thọ của máy móc thiết bị, tiền lương chi cho 1 tấn than theo kế hoạch là 2.209,37 đồng và thực hiện là 2517,55 đồng như vậy công trình đã chi ra 1 khoản tăng tiền lương là 308,18 đồng/tấn đã đảm bảo lợi ích cho người lao động. Hiện nay công trường đang áp dụng tính điểm cho công n hân theo từng ca làm việc, sau mỗi ca công nhân đều được thống kê sản lượng của mình đồng thời có thể biết ngày hôm nay mình làm được bao nhiêu tấn và thu nhập là bao nhiêu. Đơn giá tiền lương cũng được xây dựng cho từng loại công việc, tuỳ theo mức độ khó hay dễ mà đơn giá cao hay thấp, phải thừa nhận rằng với cách quản lý và tính lương hiện nay công trường có thể đánh giá đúng năng lực của từng người, chính điều này đã thúc đẩy ý thức trách nhiệm trong lao động của mỗi cán bộ công nhân viên toàn công trường và ngày càng làm ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống cho người lao động. Sửa chữa lớn chi cho 1 tấn than theo kế hoạch là 2226,73 đồng và thực hiện được là 2455,78 đồng như vậy công trường đã lãng phí 222,05 đồng/tấn. Nguyên nhân là do công trường đã vì thành tích mà muốn gấp rút hoàn thành kế hoạch do đó đã sử dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị cho nên tuổi thọ của máy móc thiết bị kém đi, chính vì vậy mà dẫn đến sửa chữa thường xuyên tăng lên. Trên đây là những phân tích, đánh giá về mức độ đong góp và tác động tích cực cũng như tiêu cực của các yếu tố chi phí trong việc tạo nên giá thành. Còn để thấy được mức độ biến động của giá thành theo thời gia thì qua phân tích sau sẽ cho thấy: B. Tình hình thực tế giá thành ở công trường Đông Bắc trong năm qua. Qua bảng 3 - 6 cho thấy rằng, việc thực hiện giá thành ở những tháng đầu năm và cuối năm là không lớn. Xét một cách toàn diện thì công tác thực hiện giá thành của công trường trong năm 2005 là tương đối tốt. Sự biến động của giá thành sản xuất đơn vị giữa thực hiện và so với kế hoạch không lớn, thí dụ như ở tháng 3 là tháng mà giá thành sản xuất đơn vị tăng cao nhất cụ thể tăng 3114 đồng tức 21,57% so với kế hoạch và tháng mà giá thành sản xuất đơn vị giảm có thẻ thấy hiệu quả nhất đó là tháng 7 đã giảm được 4920 đồng tức 25,35% so với kế hoạch. Xét cho cả năm thì giá thành đơn vị thực hiện đã giảm 517 đồng tức 3,59% so với kế hoạch. Để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giao khoán giá thành xét hệ số thực hiện giá thành. QTT x ZTT x 100, % (3 - 4) QTT x Trong đó: Kgt : Hệ số thực hiện giá thành, % QTT: Sản lượng thực tế sản xuất trong năm ZTT, ZKH: Là giá thành sản xuất một đơn vị theo thực tế và KH. Từ số liệu bảng: Kgt = 1.450.000 x 13.890 x 100 = 96,41% (3 - 5) 1.450.000 x 14.407 Với Kgt = 96,41% < 100% chứng tỏ công trường đã hạ được giá thành và số tiết kiệm là: TK = QTT x ZTT - QTT x ZKH, đồng (3 - 6) = 1.450.000 x 13.890 - 1.450.000 x 14.407 = - 749.650.000 đồng. Bằng việc hạ giá thành cho nên công trường đã tiết kiệm được trong năm là 749.650.000 đồng. 3.4.4. Một số nhận xét về tình hình thực hiện hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình thực hiện hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc ta có thể rút ra những nhận xét về những kết quả đã đạt được và những gì chưa làm được của công trường năm 2005. Thứ nhất về công tác khoán khối lượng công tác. Xét về tổng thể thì tổng khối xúc của công trường đều hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Đối với công tác bốc xúc đất đã vượt kế hoạch đề ra là: 1.165.000m3 Đối với công tác xúc than vượt 300.000tấn. Nếu nhìn vào tổng số vượt thì đây là con số cũng tương đối lớn và có thể nói thêm rằng trong tất cả 12 tháng năm 2005 sản lượng than nguyên khai đều vượt so với kế hoạch. Nhìn chung sản lượng các tháng đều tăng từ vài trăm đến hơn một nghìn tấn. Mặt trái cảu thành quả này là sự thiếu chặt chẽ và sát sao của việc khoánkhối lượng đã dẫn đến sự dư thừa năng lực (trên lý thuyết). Do vậy, trong năm tới, công trường cần phải có sự điều chỉnh, nghien cứu và khắc phục những tồn tại trong năm 2005, bổ xung những gì chưa làm được để có được kế hoạch sản xuất hợp lý, đồng thời phối hợp tốt nhất giữa các khâu đảm bảo yếu tố chủ động trong sản xuất. Thứ hai là công tác khoán chi phí sản xuất. Bên cạnh sản lượng tăng thì chi phí tính theo từng tháng cũng không tăng mà lại giảm so với kế hoạch. Giá thành tính cho 1 tấn than giảm 517 đồng/tấn. Mặc dù tổng giá trị tăng nhưng bù lại giá thành tính cho 1 tấn than giảm so với kế hoạch là 517 đồng/tấn. Đây có thể coi là thành công trong việc khoán. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của công trường là phải giảm được giá thành đơn vị so với chỉ tiêu giao khoán. Tuy nhiên không thể nhìn vào kết quả là giảm được giá thành đơn vị mà quên đi những mặt còn hạn chế trong việc phân bổ, tiêu hao các yếu tố. Như vậy có thể tổng kết công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2005 như sau: Ưu điểm: - ý thức được trách nhiệm của người lao động được nâng lên rõ rệt. - Tạo điều kiện tốt cho quá trình nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trên cơ sở đó có thể tính lương cho công nhân một cách chính xác và hợp lý. - Theo dõi được chi tiết mức tiêu hao nguyên vật liệu. Những tồn tại: - Công tác giao khoán khối lượng than sản xuất còn chưa sát với thực tế dẫn đến không tạo được thế chủ động trong sản xuất, gây lãng phí năng lực sản xuất. - Mức tiêu hao vật liệu còn cao, chi phí tiền lương tăng với số lượng lớn trong giá thành. 3.5. Một số biện pháp hoàn thiện công tác hoạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. - Để đảm bảo thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế ở công trường Đông Bắc năm 2005 và các năm tiếp theo công trường cần nghiêm túc tổng kết, đánh giá lại dông tác hạch toán kinh tế đã được thực thi, xem lại hiệu quả kinh tế đã được đến mức độ nào cũng như nhược điểm còn tồn tại. 3.5.1. Hoàn thiện sơ đồ thông tin. - Hiện nay Công ty đã xây dựng và sử dụng sơ đồ thông tin để thể hiện công tác hạch toán giữa lãnh đạo Công ty với các công trường phân xưởng, tổ đội. Tuy nhiên công tác này cũng chưa thực sự tạo được thuận lợi trong quá trình sản xuất và các khâu liên quan. Sơ đồ thông tin trong công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc - Công ty than Núi Béo được thiết kế như sau: Giám đốc P.KCS PKH PTCLĐĐ PKTTC PKCP PKT PCĐ PĐKSX P.VT PTĐ Quản đốc Tổ sản xuất 1 Tổ sản xuất 2 Tổ sản xuất 3 Tổ sửa chữa Tổ khác Hình 3-3 Sơ đồ thông tin công trường Đông Bắc – Công ty than Núi Béo Ký hiệu: ¯: Luồng thông tin từ trên xuống truyền dạt các chỉ tiêu mệnh lệnh quá trình sản xuất của Giám đốc và các phòng ban triển khai xây dựng tới các công trường, tổ đội sản xuất. : Luồng thông tin từ dưới lên xuống thông qua hệ thống nhân viên công trường hàng ngày, hàng tuần báo cáo tình hình thực hiện sản lượng, diễn biến khai trường về kỹ thuật, thu nhập tiền lương, hao phí nguyên vật liệu, giá thành 1 tấn than nguyên khai tới các phòng ban và Giám đốc để có cách xử lý kịp thời. 3.5.2. Hoàn thiện tổ chức giao khoán sản lượng. Năm 2005 thực tế công trường Đông Bắc hoàn thiện vượt mức kế hoạch là 300.000 tấn, số vượt này tương đương với sản lượng của một tháng sản xuất cao nhất trong năm. Điều này la không hợp lý vì sản lượng giao chưa sát với thực tế. Mức sản lượng giao khoán được xác định dựa vào sản lượng sản xuất (Năm 2000 và 2001) và được trình bày như sau: - Sản lượng trung bình tháng = 274.500 62.291 tấn (3 - 7) 12 Chỉ số mùa = sản lượng trung bình năm 2003 á 2004 (3 - 8) Sản lượng trung bình tháng Bảng tính chỉ số mùa Bảng 3 - 7 Tháng Sản lượng sản xuất, tấn Sản lượng trung bình năm, tấn Sản lượng trung bình tháng, tấn Chỉ số mùa Năm 2003 Năm 2004 1 53.315 70.733 62.024 62.291 0,9995 2 53.420 70.815 62.117 62.291 0,9972 3 53.145 70.805 61.795 62.291 0,9949 4 53.216 70.789 62.002 62.291 0,9953 5 53.387 70.020 62.103 62.291 0,9969 6 53.418 70.825 62.121 62.291 0,9973 7 45.150 60.315 52.732 62.291 0,8465 8 45.236 60.420 52.828 62.291 0,8480 9 45.327 60.336 52.831 62.291 0,8481 10 63.015 81.210 72.112 62.291 1,1576 11 63.110 51.250 72.180 62.291 1,1587 12 63.261 81.682 72.471 62.291 1,1634 Tổng 645.000 850.000 745.500 Căn cứ vào tình hình sản xuất của công trường qua 2 năm 2003 và 2004, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty trong năm 2005 và căn cứ vào khả năng sản xuất của công trường năm 2005 ta có thể đưa ra dự kiến sản lượng cho năm 2005 sau: Nếu ta dự kiến sản lượng sản xuất là 1.350.000 tấn. thì với chỉ số mùa tính ở trên ta có thể dự kiến sản lượng sản xuất các tháng: Dự kiến sản lượng sản xuất cho tháng 1 = x 0,9995 = 112.443 tấn. Các tháng còn lại trong năm cũng được tính tương tự và kết quả sau khi tính toán được tập hợp vào bảng sau: Bảng giao khoán sản lượng sản xuất Bảng 3 - 8 Tháng Dự báo sản lượng sản xuất, tấn Sản lượng giao khoán ban đầu tấn So sánh giao khoán ban đầu với dự báo sản lượng, tấn +/- % 1 112.443 95.833 -16.610 85,3 2 112.1 85 95.750 -16.435 85,4 3 111.926 95.670 -16.256 85,5 4 111.971 95.840 -16.131 85,6 5 112.151 95.540 -16.611 85,1 6 112.196 95.650 -16.546 85,2 7 95.231 82.450 -12.781 86,5 8 95.400 83.140 -12.260 87,1 9 95.411 83.180 -12.231 87,2 10 130.230 108.450 -21.780 83,2 11 130.353 108.560 -21.793 83,3 12 130.882 109.937 20.495 83,99 Tổng 1.350.000 1.150.000 200.000 85,18 Với sản lượng dự báo mới ta có thể thấy được kế hoạch này khá hợp lý bởi lẽ nó thực tế hơn kế hoạch cũ trên cơ sở khả năng sản xuất thực tế mà công trườg có thể làm được trên cơ sở đó mà dự báo từng tháng trong năm 2005. Qua số dự kiến giao khoán ở trên cho thấy sản lượng tập trung chủ yếu vào đầu năm và những tháng cuối năm còn những tháng ở trong thời kỳ mưa bão thì sản lượng thấp hơn. Vì theo kinh nghiệm thì những tháng này ắt hẳn sẽ giảm sản lượng. Nếu như giao kế hoạch cao thì sẽ không đạt kế hoạch, không đúng thực tế gây ảnh hưởng không tốt tâm lý người lao động. Vào cuối năm thường thì các đơn vị gấp rút hoàn thành kế hoạch sản lượng dồn toàn tâm, toàn lực nêu cao tinh thần làm việc hết mình phấn đấu đạt được mục tiêu và vượt kế hoạch là điều mà đơn vị nào cũng mong muốn. Vì vậy, sản lượng đạt cao là diều dễ hiểu cũng cần phải nói thêm rằng thời gian này là mùa khô cho nên cũng gặp rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Như vậy với kế hoạch mới (chênh lệch + 200.000 tấn so với kế hoạch mà Công ty giao cho công trường, ta thấy sự hợp lý của nó nhiều hơn khắc phục những nhược điểm, thu hẹp những nhàn rỗi còn tiềm ẩn. Đồng thời nó đã rút ngắn sự chênh lệch giữa thực hiện với kế hoạch. Đây mới chỉ là kế hoạch tính cho năm 2005 còn những năm tiếp theo Công ty cần bám sát thực tế đặt ra những kế hoạch thực sự hợp lý cho công trường để làm sao tận dụng tối đa năng lực sản xuất. 3.5.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí tiền lương của Công trường Đông Bắc. Hiện nay, trong giá thành than của công trường Đông Bắc yếu tố tiền lương còn chiếm tỉ trọng cao và việc giảm tỷ trọng tiền lương trong giá thành một cách hợp lý là rất cần thiết. Công ty đã giao khoán quỹ lương cho công trường Đông Bắc cùng với kế hoạch sản xuất và công nhân viên chính của công trường. Trên cơ sở đó công trường Đông Bắc xác định đơn giá tiền lương, tính quý lương khoán cho từng bộ phận để từ đó các bộ phận sẽ tiến hành chia lương cho từng cá nhân người lao động theo phương pháp công hệ số. Cách làm như vậy là tương đối hợp lý. Căn cứ vào tình hình sản xuất của công trường, mức độ chuyên môn hoá dây truyền sản xuất, sau khi nghiên cứu bộ máy quản lý và biên chế lao động của công trường, trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế cho thấy rằng việc sắp xếp và giảm bớt lao động công của trường là cần thiết. Qua sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của Công trường Đông Bắc ta thấy như thế là hợp lý, tổng số cán bộ công nhân viên trong công trường là 190 người, với số lao động này công trường đã đảm đương tốt các nhiệm vụ mà lãnh đạo Công ty giao phó, trên thực tế cho thấy việc bố trí lao động còn những điều bất cập đó là. Tổng số công nhân còn lớn hơn yêu cầu thực tế (thực tế cho thấy những công việc công trường làm đều đạt nhiều so với kế hoạch mà số người kế hoạch giao vẫn là 190 người do vậy cần phải cắt giảm một số lượng công nhân để phù hợp với tương đối công việc. Cơ cấu lao động cần tổ chức lại để phù hợp với yêu cầu sản xuất. Với số lao động hiện có việc bố trí lại cơ cấu lao động cho hợp lý là không hề đơn giản bởi vì khi chuyển công tác bất kỳ một công nhân nào cũng sẽ gặp phải những phản ứng. Do vậy, việc sắp xếp lại cần phải đạt cả tình lẫn lý. Trên cơ sở đó ta có thể bố trí lại như sau: + Căn cứ vào sản lượng kế hoạch giao. + Căn cứ vào định biến lao động tại thời điểm xây dựng kế hoạch. + Căn cứ vào cấp bậc công việc giao khoán. + Căn cứ vào chế đoọ chính sách hiện hành của nhà nước. Với năng suất lao động ình quân cho một cán bộ công nhân viên là 635,96 tấn/người/tháng. Cho thấy năng suất lao động này còn khá thấp so với các công trường khác trong Công ty và so với các công trường hay phân xưởng của Công ty khác trong ngành. Theo sự thống kê và tìm hiểu ta thấy rằng năng suất lao động của công trường Đông Bắc rất cần được đưa lên cho phù hợp với điều kiện thực tế có thể tận dụng năng lực tối đa máy móc thiết bị, tránh lãng phí về lao động cũng như các yếu tố khác. Có thể đưa ra mức năng suất lao động cho công trường Đông Bắc ở mức có thẻ đem lại hiệu quả cao đó 648 tấn/ngày.tháng thì mức sản lượng thực tế là 1.450.000 tấn trong năm 2005 mà áp dụng năng suất lao động bình quân là 648 tấn/người/tháng thì thấy số lao động cần thiết là: người. Như vậy ta cần phải giảm số lao động là 190 - 186 = 4 người. - Cán bộ gián tiếp giữ nguyên là 7 người. Nhân viên kinh tế 2 người. Công nhân sản xuất là 181 người trong đó. Công nhân đầu đừng ghi chuyến là 8 người. Số người này sẽ giảm đi 4 người ở thợ sửa chữa vì trong số lao động này có 2 người sắp về hưu, và 2 người hợp đồng thời vụ. Sau sắp xếp lại, số lượng lao động của công trường là 7 + 2 + 177 = 186 người. Bảng sắp xếp lại lao động công trường Đông Bắc. Bảng 3 -9 Stt Diễn giải Số lượng người Chênh lệch thực tế với SXL Thực tế Sắp xếp lại +/- % 1 Cán bộ gián tiếp 7 7 0 100 2 Nhân viên kinh tế 2 2 0 100 3 Công nhân sản xuất 181 177 -4 97,79 Công nhân kỹ thuật 143 143 0 100 Thợ sửa chữa 30 26 -4 86,66 Công nhân đầu đường ghi chuyến. 8 8 0 100 Sau khi sắp xếp lại, số lượng lao động giảm đáng kể. Khi số công nhân giảm, như áp dụng công thức tính quỹ lương giao khoán như trước đây của Công ty đối với công trường thì tổng quỹ lương giao khoán phải giảm đi và giá thành sản phẩm hạ xuống. Cách giải quyết này sẽ không hay vì nó liên quan đến thu nhập của người lao động. Người lao động làm việc vất vả hơn mà thu nhập không tăng dần đến sẽ không khuyến khích được họ trong mọi hoạt động sản xuất. Vì vậy đối với chi phí tiền lương công ty giao cho công trường trên cơ sở quý lương là 176.065.250 đồng ta vẫn giữ nguyên chia cho những người còn lại trong dây truyền sản xuất. Khi đó: Năng suất lao động bình quân của công nhân kỹ thuật là: 1.450.000 : 143 = 10139 tấn/người/năm.Tương đương với 844,91 tấn/ng-tháng Năng suất lao động đối với cán bộ công nhân viên toàn Công trường cũng tăng đạt. 1.450.000 : 186 = 7.795 tấn/người-năm. Tương đương với 649,58 tấn/ng-tháng Tiền lương bình quân cũng được tăng lên đồng/người - tháng. áp dụng tốt các biện pháp trên vào công tác tổ chức lao động tức là đã tiết kiệm được những chi phí mà công trường vẫn sử dụng lãng phí. Hiệu quả kinh tế của công trường ngày càng một cao hơn do sự tận dụng năng lực sản xuất tối đa của máy móc thiết bị và năng suất lao động của công nhân. 3.5.5. Xây dựng các mẫu biểu cần thiết cho việc hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. - Để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ cần có các đại biểu mẫu hạch toán phù hợp nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho nhân viên thống kê công trường ghi chép và tính toán. A. Bảng tổng hợp chi phí phân bổ trực tiếp. Ngày….tháng….năm……. Bảng 3-10 Ngày tháng Tên lao vụ Vật liệu Lao động Ghi chú Loại vật liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày công thực tế Ngày công cho bậc thợ 4/7 B. Bảng thống kê sản lượng - Lao động tiền lương công trường Ngày…tháng…. năm Bảng 3-11 STT Chức danh Số công nhân theo danh sách Số công nhân đi làm (người) Tỷ lệ nghỉ % Sản lượng KH TH Bảng tổng hợp lao động - công trường Ngày…..tháng…..năm…… Bảng 3-12 Ngày tháng Tên công việc Bậc thợ thực tế Số công Hệ số qui đổi Số công theo bậc thợ 4/7 Ghi chú Báo cáo tình hình sử dụng lao độg - tiền lương Ngày….tháng….năm…. Bảng 3-13 Ngày tháng Chức danh Ngày công Thu nhập (đồng) Tiền lương bình quân (đồng) KT TH C. Bảng tổng hợp ca máy hoạt động Ngày….tháng….năm…. Bảng 3-14 Ngày tháng Loại máy Số ca máy phục vụ Chi phí trong ca Chi phí khác Ghi chú Nhiên liệu Điện năng Tiền lương Công Tiền D. Tổng hợp chi phí vật liệu. Ngày…tháng….năm….. Bảng 3-15 Ngày tháng Tên vật tư ĐVT Đơn giá Định mức Tiêu hao thực tế KH TH Lượng Tiền Lượng Tiền E. Bảng tổng hợp chi phí tiền bồi dưỡng Ngày….tháng….năm…. Bảng 3 - 16 Ngày tháng Tên công việc Đơn giá KH TH Lượng Tiền Lượng Tiền G. Bảng tổng hợp chi phí sửa chữa thường xuyên. Ngày….tháng….năm. Bảng 3-17 Ngày tháng Loại tài sản máy móc thiết bị ĐVT Số lượng Chi phí sửa chữa (đồng) KH TH KH TH 3.5.6. Sơ đồ hạch toán. TK 152 TK 621 TK 154 TK 632 Vật liệu Giá vốn Chi phí khác bằng tiền Hàng bán TK 622 TK 155 Tiền lương Thành phẩm Bồi dưỡng nhập kho TK 627 TK 157 Sửa chữa Hàng gửi đi bán thường xuyên 3.5.7 Hiệu quả kinh tế của đề tài. A. Chi phí thực hiện của đề tài. - Để thực hiện tốt đề tài thì công trường Đông Bắc cần chi phí ra một khoản tiền cho các công việc sau: - Cử một số cán bộ công nhân viên đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho CBCNV. Xin Giám đốc công trường nghỉ sản xuất 1 ngày để tuyên truyền phổ biến cho CBCNV hiểu được bản chất của việc thực hiện hạch toán kinh tế và những lợi ích mà nó mang lại. Ngày nghỉ đó công trường sẽ trả 75% tiền lương bình quân ngày cho toàn bộ CBCNV công trường. 75% x đồng. (3-9) Hiện tại Công trường đã được trang bị hai giàn máy vi tính có cả máy in do đo không cần mua thêm nữa. In ấn các mẫu biểu để phục vụ cho việc hạch toán kinh tế hết 300.000đồng (do có máy in nên chỉ mất tiền giấy và mực) Vậy chi phí để thực hiện đề tài là: (K) K = 17.250.156 + 300.000 đồng. B. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng một số biện pháp để hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc được thể hiện qua bảng sau: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của đề tài Bảng 3 -18 STT Diễn giải ĐVT Năm 2005 ± KH TH Đề tài ĐT so KH ĐT với TH. 1 Sản lượng than nguyên khai sản xuất Tấn 1.150.000 1.450.000 1.350.000 200.000 -100.000 2 Năng suất lao động bình quân T/ng.tháng 504,38 635,96 648 143,62 -12,04 3 Lao động 190 190 186 -4 -4 4 Tiền lương bình quân đ/ng.t 120 3.153.101 3.215.082 204.962 61.981 5 Giá thành một đơn vị Đ/tấn 13.890 13.890 13.522 -885 -368 6 Giá trị làm lợi Đồng 1.256.924.766 507.274.766 Qua bảng 3-18 cho thấy: Công thức khoán sản lượng đã phù hợp hơn (rút ngắn khoảng cách, tránh lãng phí chỉ thừa năng lực sản xuất) sự chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch chỉ còn 200.000 tấn so với 300.000 tấn trước khi giao khoán lại. Năng suất lao động bình quân tính cho 1 công nhân viên tăng từ 504,38 tấn/ng.tháng. Số lao động đã giảm đáng kể so với kế hoạch và thực hiện cụ thể giảm 4 người. Tiền lương bình quân 1 CBCNV tăng từ 3.010.120 đồng/ng.tháng lên 3.215.082 đồng/ng.tháng. Giá thành đơn vị đã giảm 885 đồng so với kế hoạch và 368 đồng so với thực hiện. Giá trị làm lợi được xác định theo công thức sau: Đ = (ZT - ZS). Q - ETC. K đồng (3 - 10) Trong đó: Đ: là giá trị làm lợi ZT, ZS: Giá thành trước và sau khi áp dụng biện pháp, đồng/tấn. Q: Sản lượng thực hiện năm, tấn. ETC: Hệ số hiệu quả kinh tế chi phí đầu tư ETC = 0,15 K: Chi phí thực hiện biện pháp. áp dụng công thức So với kế hoạch D = (14.407- 13.522) * 1.450.000 – 0,15 * 17.550.156 = 1.256.924.766 đồng So với thực hiện D = (13.890 – 13.522) * 1.450.000 – 0,15 * 17.550.156 = 507.274.766 đồng Bên cạnh những hiệu quả kinh tế mang tính trực tiếp như trên thì việc thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế công trường còn đem lại những hiệu quả mang tính chất giám tiếp đó là: Nâng cao trình độ hiểu biết về hạch toán và quản lý cấp công trường cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên có tinh thần lạc quan tin tưởng vào công tác tổ chức hạch toán kinh tế của công trường mình khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động. Nâng cao đời sôngs vật chất và tinh thần cho CBCNV và khiến họ ngày càng gắn bó với công trường và Công ty. Tạo được công ăn việc làm cho con em cán bộ công nhân viên giảm bớt các tệ nạn xã hội. 3.5.8. Tổ chức thực hiện đề tài. - Tăng cường hoạt động có hiệu quả hệ thống quản lý và các bộ phận liên quan trong việc thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều như đã nêu. Liên hệ với phòng tổ chức đào tạo của Công ty để mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm tăng năng suất lao động góp phần tiết kiệm vật tư, giảm chi phí để hạ giá thành. Cán bộ lãnh đạo công trường phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác giao khoán ở từng tổ, có những quyết định kịp thời, hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. Các hợp đồng giao khoán phải làm đúng thủ tục có tính rộng rãi và cụ thể tới từng tổ, cá nhân của CBCNV trong công trường. Kết luận chương 3 Trong năm 2005, Công ty đã không ngừng phát huy tính tự chủ sáng tạo trong công việc mà kết quả của nó thể hiện ở mức tăng sản lượng là 300.000 tấn giá thành hạ 517 đồng/tấn. Mặc dù mức hạ giá thành hàng còn thấp nhưng nó đã phần nào cho thấy công tác hạch toán kinh tế nội bộ đã ngày càng phát huy tính tự chủ, tính hiệu lực của nó. Kết quả này đã ảnh hưởng tích cực đến tinh thần lao động và sản xuất của cán bộ công nhân viên trong toàn công trường, giúp cho mọi người ngày càng thấy được ý thức trách nhiệm của mình trong từng công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả công việc đồng thời tiết kiệm được các chi phí. Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng gặp phải những vướng mắc không nhỏ đó là: Kế hoạch giao khoản sản lượng còn chưa sát với thực tế đã gây lãng phí, điều này không sát với điều kiện sản xuất và năng lực thực tế của công trường. Năng suất lao động bình quân một cán bộ công nhân viên chức còn thấp. Hệ thống thông tin đôi khi còn chưa thông suốt, kịp thời, gây ách tắc sản xuất. Năng suất lao động bình quân chưa cao. Trong phạm vi của chuyên đề này phần nào đã giải quyết được những vướng mắc nêu trên. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn tuỳ thuộc vào việc tổ chức quản lý và thực hiện của công trường. Và không ai khác mà chính là công trường phải tự mình khắc phục, tháo dỡ những tồn tại để có thể tiến xa hơn nữa, thực hiện được nhiều những mục tiêu cao cả hơn có thể trở thành công trường kiểu mẫu đi đầu trong khối sản xuất của Công ty. Muốn phân tích cần phải có sự phối hợp giữa các phòng ban nhất là số liệu chi tiét của phòng kế hoạch để phân tích mới có số liệu so sánh. Với điều kiện có nội lực và tinh thần của cán bộ công nhân viên toàn công trường, hy vọng rằng công trường sẽ thực hiện được những mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn nhưng mục đích lớn lao hơn cả là phải hạ được giá thành nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập bình quân cho người lao động. Kết luận và kiến nghị chung Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Công ty than Núi Béo cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hoài Nga, bản đồ án của em đã hoàn thành với các nội dung sau: Chương I: Các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Núi Béo. Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Núi Béo năm 2004. Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo. Sau quá trình làm đồ án ta có thể rút ra những khó khăn và thuận lợi sau: + Khó khăn: - Điều kiện địa chất của Công ty khá phức tạp ảnh hưởng tới khâu khai thác. - Điều kiện khai thác ngày càng xuống cấp sâu gây khó khăn trong quá trình sản xuất như: Khâu xúc bốc và vận tải, cung độ vận chuyển ngày càng xa sẽ làm chi phí sản xuất cao và giá thành tăng lên. - Do điều kiện khai thác gần khu dân cư nên khó khăn trong việc giữ gìn an ninh trật tự, và ảnh hưởng đến việc nổ mìn. - Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhất là khâu khai thác vào mùa mưa thì sản xuất của Công ty ảnh hưởng đến năng suất. - Hệ thống đổ thải chật hẹp, không có diện đổ thải. +Thuận lợi - Công ty than Núi Béo nằm trong vùng than Đông Bắc của tổ quốc, nơi có hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh phục vụ vho việc khai thác có vị trí thuận lợi về giao thông gần quốc lộ 18A, có đường chạy than tiêu thụ riêng từ nơi chế biến đến Công ty Tuyển Than Hòn Gai, và có cảng riêng để tiêu thụ than. - Chất lượng than của Công ty tốt, hàm lượng than cục cao, nhiệt lượng cao có giá trị công nghiệp. - Lực lượng lao động đông đảo, có trình độ, sức khoẻ tốt lại nhiệt tình gắn bó với nghề nghiệp, đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc. - Công ty luôn chú trọng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất khai thác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng thị trường cạnh tranh nhằm đem lại lợi nhuận cao. * Thành tích nổi bật của Công ty trong năm qua: - Sản lượng than nguyên khai 1.844.645 tấn, tăng 29% so với kế hoạch và tăng 44% so với năm 2003. - Tổng doanh thu đạt 605.946 tr.đồng tăng 29% so với kế hoạch và tăng 78% so với năm 2003. - Các khoản nộp ngân sách và lợi nhuận sau thuế đều tăng so với kế hoạch và thực hiện năm trước. - Năng suất lao động và tiền lương bình quân của một CBCNV toàn Công ty được cải thiện rõ rệt. - Giá thành đơn vị đã giảm đáng kể so với kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nổi bật nêu trên thì vẫn còn một số hạn chế chưa khắc phục được như: .Tình hình tài chính chưa khả quan. .Chưa tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có. Vấn đề thực hiện công tác hạch toán kinh tế nọi bộ cấp công trường vẫn còn những tồn tại do đó việc thực hiện chuyên đề "Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc" Qua phân tích tình hình thực hiện công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc phần nào đó đã chỉ ra được những kết quả cũng như những thiếu xót trong quá trình thực hiện đồng thời đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán hiện nay. Do đó, nếu những luận cứ trên được áp dụng nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ, và hy vọng rằng trong tương lai không xa công trường Đông Bắc sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác hạch toán kinh tế và những đề xuất ở chuyên đề sẽ giúp họ phần nào trong công việc của mình do trình độ có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bản đồ án những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bản đồ án hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hạ Long, ngày 5 tháng 03 năm 2006 Sinh viên thực hiện Đặng Hồng Quảng. Tài liệu tham khảo 1. PGS-TS Nhâm Văn Toán: Kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ trường Đại học mỏ địa chất - Hà Nội. 2. TS. Vương Huy Hùng: Tổ chức sản xuất doanh nghiệp mỏ, trường Đại học mỏ địa chất - Hà Nội. 3. TH.S Đặng Huy Thái: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, trường Đại học mỏ địa chất - Hà Nội. 4. PGS.TS Ngô Thế Bính: Định mức lao động, trường Đại học Mỏ địa chất - hà Nội. 5. GVC. Kỹ sư: Phạm Đình Tân: Thống kê kinh tế, trường Đại học Mỏ địa chất - hà Nội. 6. TH.S Nguyễn Duy Lạc: Tài chính doanh nghiệp mỏ, trường Đại học Mỏ địa chất - hà Nội. 7. TH.S Nguyễn Văn Bưởi: Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp mỏ, trường Đại học Mỏ địa chất - hà Nội. 8. KS. Nguyễn Thị Bích Ngọc: Tin học ứng dụng trong kinh tế, trường Đại học Mỏ địa chất - hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT41.DOC
  • docTochuc & hach toan (tiep).doc
Tài liệu liên quan