Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai năm 2005

Xí nghiệp than 917 là một xí nghiệp nhỏ trực thuộc công ty than Hòn Gai nên tình trạng máy móc thiết bị của xí nghiệp vẫn còn khá thô sơ và lạc hậu. Thì những năm gần đây do sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty, Xí nghiệp đã có sự thay đổi lớn về máy móc thiết bị để chuẩn bị cho sản xuất và phục vụ cho sản xuất được tốt hơn. Trong năm 2005 Xí nghiệp đã trang bị kỹ thuật, trang thiết bị với 10 xe Benlaz, 2 máy xúc thuỷ lực, 1 máy gạt và 1 máy khoan để phục vụ cho công tác khai thác. Các quá trình sản xuất phụ trợ và phục vụ như: Cơ khí cầu đường, cơ điện trạm mạng.Xí nghiệp đã hết sức trang thiết bị để đủ khả năng phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất chính của mỏ. Tuy vậy máy móc thiết bị trong Xí nghiệp một phần do quá cũ lại còn chưa đồng bộ, trong những năm tới cần có biện pháp đầu tư thiết bị hợp với việc khai thác. Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ với sản lượng trên 300.000 tấn/năm. Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng dây truyền chính là khai thác lộ thiên ở khu vực vỉa 10, vỉa 11. Trước đó Xí nghiệp còn có khai thác hầm lò nhưng chỉ là dây truyền nhỏ với sản lượng hàng năm không đáng kể. Nhưng cả khi còn hai dây truyền sản suất chính đều là nguồn sản xuất than chính luôn đảm bảo về sản lượng than cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo về mét lò đào chuẩn bị, khối lượng đất đá bóc đều được sự chỉ đạo của giám đốc Xí nghiệp

doc91 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Khuyến khích người lao động để tăng năng suất lao động. 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là là biểu hiện bằng tiền của tất cả những hao phí hợp pháp mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định, đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là một những phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tăng cường khả năng cạnh tranh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội như lợi nhuận đóng góp xã hội, thu nhập cho người lao động. Đối với doanh nghiệp mỏ điều này trở nên quan trọng và cấp thiết do đây là một vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp mỏ. Những nhân tố khách quan tác động làm tăng chi phí từ thị trường của các yếu tố như: Nguyên vật liệu, động lực, điều kiện khai thác bên cạnh giá thành trong nghành công nghiệp Mỏ còn tăng cao yếu tố chủ quan của doanh nghiệp như: Chậm đổi mới công nghệ khai thác phương pháp tổ chức và kinh doanh quản lý. 2.5.1. Phân tích giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí Để phân tích giá thành theo yếu tố chi phí của xí nghiệp than 917 tác giả tiến hành phân tích giá thành than sản xuất của xí nghiệp trong năm qua. Qua bảng 2-21 cho thấy + So với kế hoạch năm 2005 tăng 16.806 tr.đồng bằng 16,53% + So với thực hiện năm 2004 tăng 66.474 tr.đồng bằng 64,53% Cụ thể so với năm 2004: chi phí động lực tăng; 9.324 triệu đồng bằng 51,76%, chi phí nhiên liệu tăng 13.045 triệu đồng bằng 154,18%, chi phí tiền lương tăng 7.935 triệu đồng bằng 97,25, chi phí khấu hao tăng 6.089 triệu đồng bằng 76,03%, chi phí dịch vụ thuê ngoài tăng 6.769 triệu đồng bằng 25,5%, chi phí bằng tiền khác tăng 2.570 triệu đồng bằng 154,45% Nguyên nhân làm tăng các yếu tố chi phí trên là do sản lượng than sản xuất tăng 2.764 tấn và đất đá bốc xúc tăng 971.724 m3 so với năm 2004 và tăng 304.731 m3 bằng 8,46 % so với kế hoạch. Phân tích chung giá thành theo yếu tố chi phí Bảng 2-21 (ĐVT: đồng) Yếu tố chi phí Năm 2004 KH năm 2005 TH năm 2005 TH05/TH04 TH05 /KH05 Tổng chi phí (tr.đ) Tổng chi phí (tr.đ) Tổng chi phí (tr.đ) +,- % +,- % Vật liệu 18.019 20.522 27.343 9.324 151,75 6.821 133,24 Nhiên liệu 8.461 20.090 21.506 13.045 254,18 1.416 107,05 Động lực 403 474 528 125 131,02 54 111,39 Tiền lương 8.159 15.457 16.094 7.935 197,25 637 104,12 Bảo hiểm XH 759 1.311 1.376 617 181,29 65 104,96 Khấu hao TSCĐ 8.009 13.106 14.098 6.089 176,03 992 107,57 Chi phí thuê ngoài 26.540 21.457 33.309 6.769 125,50 11.852 155,24 CP khác bằng tiền 1.664 9.265 4.234 2.570 254,45 -5.031 45,70 Giá thành toàn bộ 72.014 101.682 118.488 46.474 164,53 16.806 116,53 Sản lượng( Tấn ) 317.657 340.000 342.764 25.107 2.764 Tuy nhiên để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí thì cần phải phân tích giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí cho một đơn vị sản phẩm 2.5.2. Phân tích, xác định mức độ tiết kiệm kế hoạch giá thành bằng hệ số thực hiện kế hoạch giá thành Kgt như sau: ồQtti x Ztti Kgt = x 100 % ; (2-24) ồQtti x ZKHi Trong đó : Qtti : Sản lượng thực tế trong kỳ của sản phẩm loại i. Ztti, ZKHi : Tương ứng giá thành sản xuất 1 đơn vị sản phẩm loại i thực tế và kế hoạch. Thay số vào ta có : 342.764 x 345.687 => Kgt = x 100 % = 115,58% 342.764 x 299.064 Như vậy Kgt > 100% chứng tỏ Xí nghiệp chưa hạ được giá thành sản phẩm với số tương đối chi phí sản xuất là :(TK) TK = S Qtt . Ztt - S Qtt . ZKH ; (2-25) = (342.764 x 345.687) - ( 342.764 x 299.064) = 118.489.058.868 - 102.508.372.896 = 15.980.685.972 đồng. Như vậy Công ty đã lãng phí 15.980.685.972 đồng 2.5.3. Phân tích kết cấu giá thành Kết cấu giá thành sản phẩm là tập hợp các tỷ lệ phần trăm của từng loại chi phí chiếm trong tổng giá thành. Thông qua phân tích kết cấu giá thành để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố chi phí đến giá thành toàn bộ. Bảng kết cấu giá thành sản phẩm Bảng 2-22 TT Yếu tố chi phí Năm 2004 KH năm 2005 TH năm 2005 Z đơn vị Kết cấu Z đơn vị Kết cấu Z đơn vị Kết cấu đ/tấn % đ/tấn % Đ/tấn % 1 Vật liệu 56.725 25,02 60.359 20,18 79.772 23,08 2 Nhiên liệu 26.636 11,75 59.088 19,76 62.743 18,15 3 Động lực 1.269 0,56 1.394 0,47 1.540 0,45 4 Tiền lương 25.685 11,33 45.462 15,20 46.954 13,58 5 BHXH 2.389 1,05 3.856 1,29 4.014 1,16 6 Khấu hao TSCĐ 25.213 11,12 38.547 12,89 41.130 11,90 7 Dịch vụ thuê ngoài 83.549 36,85 63.109 21,10 97.178 28,11 8 Chi phí khác bằng tiền 5.238 2,31 27.250 9,11 12.353 3,57 Tổng giá thành 226.704 100,00 299.065 100,00 345.684 100,00 Căn cứ vào số liệu tính toán ở bảng trên, các số liệu thống kê cho thấy chi phí của mỗi yếu tố trong giá thành toàn bộ sản phẩm là hợp lý. Năm 2005 yếu tố tiền lương chiếm tỷ trọng tương đối là cao hơn năm 2004. Sở dĩ như vậy là tổng quỹ lương tăng và có sự điều chỉnh lương tối thiểu của chính phủ. Yếu tố thuê ngoài năm 2005 là cao nhất,so với kế hoạch tăng 34.069 đồng và so với năm 2004 là 13.629 đồng nên ảnh hưởng lớn đến việc tăng giá thành. Các yếu tố khác như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền lương, khấu hao và chi phí khác đều tăng. Điều này cho thấy trong năm 2005 xí nghiệp đã có sự đầu tư các phương tiện phục vụ sản xuất của các đơn vị. Chính những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến việc tăng giá thành sản xuất sản phẩm. Khấu hao tiền lương và khấu hao tài sản cố định đã tăng lên rất nhiều và chiếm tỷ trọng khá cao năm 2005, trong toàn bộ giá thành sản phẩm cao hơn năm 2004 là 82,8% và kế hoạch 3,28%. Từ đó có thể nói rằng xí nghiệp đã đầu tư một lượng TSCĐ lớn để phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy mà khấu hao TSCĐ tăng lên như vậy. Còn các yếu tố khác có tăng và giảm so với kế hoạch nhưng không đáng kể. Tóm lại, các tỷ trọng của các yếu tố chi phí trong toàn bộ giá thành sản xuất sản phẩm là phù hợp với điều kiện của xí nghiệp. 2.5.4. Phân tích sự biến động của một số yếu tố chi phí sản xuất giá thành sản phẩm a. Các yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu, nguyên nhiên liệu và động lực Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2005 tăng so với kế hoạch là 46.619 đ/ tấn. Để hạ giá thành sản phẩm thì xí nghiệp đã có những biện pháp giảm chi phí trên các yếu tố, vật liệu nổ, phụ tùng thay thế, phụ tùng sửa chữa thường xuyên và các loại vật liệu khác. Trong phần này tác giả nghiên cứu sự biến động của chi phí vật liệu nổ mà cụ thể là dùng trong sản xuất của xí nghiệp được tính: CPTN = QT x M x PTN, đồng (2-25) Trong đó: CPTN: Chỉ là chi phí thuốc nổ dùng trong sản xuất (đ) QT : S ản lượng than sản xuất (t) M : Mức tiêu hao thuốc nổ (kg/10003) PTN : Đơn giá thuốc nổ (đ/kg) Để phân tích ta sử dụng số liệu bảng 2-23: Chi phí thuốc nổ Bảng 2-23 STT Yếu tố chi phí Số KH 2005 Số TH 2005 1 Mức tiêu hao thuốc nổ 300 277,45 2 Đơn giá thuốc nổ đ/kg 14.000 13.154.3 3 Sản lượng đất đá bóc (m3) 3.600.000 3.904.731 Chi phí thuốc nổ dùng trong sản xuất của xí nghiệp than 917 năm 2005 là: Số kế hoạch: CPTNKH = 3.600.000 x 300 x 14.000/1000 = 15.120.000.000 (đ). Số thực hiện: CPTNTH = 3.904.731 x 277,5 x 13.154.3/1000 = 14.253.185.761 (đ) Như vậy chi phí thuốc nổ thực tế giảm: 14.253.185.761 - 15.120.000.000 đ = - 866.814.239 đồng Hay = Chi phí thuốc nổ của xí nghiệp năm 2005 thực tế đã giảm so với kế hoạch là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Sản lượng tăng làm chi phí thuốc nổ tăng: (3.904.731 – 3.600.000) x 300x 14.000/1000 = 1.279.870.200 (đồng) Mức tiêu hao thuốc nổ giảm làm chi phí thuốc nổ giảm: (277,5 - 300) x 14.000 x 13.154/1000 = - 4.143.510 (đồng) Đơn giá thuốc nổ làm chi phí thuốc nổ giảm: (13.154,3 – 14.000) x 277,6 x 3.904.731/1000 = - 916.699.327 (đồng) Tổng hợp các chi phí thuốc nổ giảm: 1.279.870.220 + (- 4.143.510) + (-916.699.327) = - 359.027.383 (đồng) Hay bằng số tương đối – 2,373%. - 2,373% = - Nghĩa là chi phí thuốc nổ giảm - 2,373% so với kế hoạch năm 2005 là do mức tiêu hao thuốc nổ và đơn giá thuốc nổ giảm. b. Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí đơn vị KH TSCĐ thực tế năm 2005 tăng 2.583 đ/tấn tương ứng 6,7% so với kế hoạch và tăng 15.917 đ/tấn tương ứng 63,13% với năm 2004 c. Chi phí khác bằng tiền Đây là lượng chi phí lớn trong tổng giá thành hàng năm của xí nghiệp các chi phí này đều tăng so với năm 2004 và giảm so với kế hoạch năm 2005. Nhưng xét về tỷ trọng giảm tương đối rõ rệt. d. Chi phí ngoài sản xuất Trong năm xí nghiệp không mất chi phí cho khâu bán hàng mà chỉ mất chi phí quản lý. Chi phí ngày một tăng lên do có sự khó khăn phức tạp của công việc. 2.5.5. Phân tích mức giảm và tăng tỷ lệ giảm giá thành tổng sản phẩm Mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành là chỉ tiêu tính mức độ tiết kiệm của giá thành kỳ phân tích so với giá thành gốc. Để phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành người ta dùng hai chỉ tiêu: - Mức giá thành tiêu biểu bằng số tuyệ đối. - Tỷ lệ giảm giá thành biểu hiện bằng giá tương đối. Đặc điểm chung của xí nghiệp là chỉ có một loại sản phẩm. Ta áp dụng phương pháp phân tích mức độ giảm và tỷ lệ giảm giá thành thông qua giá thành đơn vị 1 than sản xuất. Mức giảm giá thành sản phẩm theo kế hoạch được tính theo công thức: MKH = (CKH – CO) x QKH (đồng) Trong đó: MKH: Mức giảm giá thành theo kế hoạch CKH, CO: Giá thành 1 tấn than sản xuất, đ/tấn QKH: Sản lượng kế hoạch, tấn Thay số liệu: MKH = (299.065 – 345.684) x 340.000 = -15.850.460.000 đồng - Tỷ lệ giảm giá theo kế hoạch: TKH = (2-27) TKH = - Mức giảm giá thành thực tế: Mtt = (Ctt – Co) x Qtt (đồng) (2-28) Trong đó: Mtt: Mức giảm giá thành thực tế, đồng Co: Giá thành thực tế 1 tấn than kỳ dùng so sánh, đồng/tấn Ctt: Giá thành 1 tấn than, đồng /tấn Qtt: Sản lượng thực tế, tấn Thay số liệu: Mtt = (345.684 - 226.704) x 317.657 = 37.794.829.860 đồng Tỷ lệ giảm giá thành thực tế: Ttt = (2-29) Ttt = 2.6. Phân tích tài chính của xí nghiệp than 917 năm 2005 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính Phân tích chung tình hình tài chính Bảng 2-24 ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh Tỷ trọng so với Tổng TS (N/Vốn) + , - % Đầu năm Cuối kỳ Tài sản A TS lưu động và ĐT NH 14.379.448.975 19.752.533.165 5.373.084.190 137,37 28,33 22,43 1 Tiền 27.195.684 19.890.343 -7.305.341 73,14 0,05 0,02 2 C/khoản ĐTTC ngắn hạn 0 0 0,00 0,00 3 Các khoản phải thu 10.148.939.772 13.418.714.074 3.269.774.302 132,22 20,00 15,24 4 Hàng tồn kho 4.199.164.419 6.312.228.748 2.113.064.329 150,32 8,27 7,17 5 Tài sản lưu động khác 4.149.100 1.700.000 -2.449.100 40,97 0,01 0,00 6 Chi phí sự nghiệp 0 0 0,00 0,00 B TSCĐ và ĐT dài hạn 36.373.528.164 68.318.855.914 31.945.327.750 187,83 71,67 77,57 1 Tài sản cố định 36.373.528.164 68.318.855.914 31.945.327.750 187,83 71,67 77,57 2 C/khoản đầu tư TC DH 0 0 0 0,00 0,00 3 Chi phíDHCBD dở dang 0 0 0 0,00 0,00 4 C/K ký quỹ, ký cược dài hạn 5 Chi phí trả trước dài hạn 0 0,00 0,00 Cộng tàI sản 50.752.977.139 88.071.389.079 37.318.411.940 173,53 100,00 100,0 Nguồn vốn 0 I Nợ phải trả 48.308.967.604 102.560.009.900 54.251.042.296 212,30 95,18 116,5 1 Nợ ngắn hạn 48.308.967.604 102.560.009.900 54.251.042.296 212,30 95,18 116,5 2 Nợ dài hạn 0 0,00 0,00 3 Nợ khác 0 0,00 0,00 II Nguồn vốn chủ sở hữu 2.444.009.535 -14.488.620.820 -16.932.630.355 -592,82 4,82 -16,5 1 Nguồn vốn, quỹ 2.444.009.535 -14.488.620.820 -16.932.630.355 -592,82 4,82 -16,5 2 Nguồn kinh phí 0 0,00 0,00 Cộng nguồn vốn 50.752.977.139 88.071.389.080 37.318.411.941 173,53 100,00 100,0 Qua bảng 2-24 cho thấy sự thiếu hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của xí nghiệp. Tích luỹ của xí nghiệp không có dẫn đến phải chiếm dụng vốn để duy trì sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì xí nghiệp sẽ mất hẳn khả năng tự duy trì sản xuất. Do đó điều quan trọng là xí nghiệp phải tìm ra được biện pháp phù hợp kịp thời để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm 4,82% về tỷ trọng giá trị nguồn vốn của xí nghiệp. Đến cuối năm giảm chỉ còn –16,45% về tỷ trọng, đây là vấn đề đáng báo động cho sự tự chủ về vốn cho sản xuất. Tài sản cố định đã tăng lên nhiều so với đầu năm. Nếu như đầu năm về tỷ trọng là 71,67% thì cuối năm là 77,57%. Không những tăng về tỷ trọng mà còn tăng về cả giá trị tài sản, tăng 31.84.327.750 đồng. 2.26. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Tài sản của xí nghiệp được tài trợ từ các nguồn vốn khác nhau như: Vốn chủ sở hữu, vốn vay nợ hợp pháp, vốn chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, nợ ngắn hạn, nợ quá hạn. Để xác định thực trạng tình hình tài chính của xí nghiệp than 917 – công ty than Hòn Gai cần xem xét các cân đối kế toán lí thuyết : 1, Cân đối lý thuyết thứ nhất B nv = Ats (I,II,IV,V (3,2),VI) + Bts(I,II,III) (2-30) Thay số liệu bảng 2-24 được Chỉ tiêu BNV = ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) + BTS(I,II,III) Năm 2005 Đầu năm Cuối kì Vế tráI (VT) 2.444.009.535 -14.488.620.820 Vế phải (VP) 40.604.037.367 74.652.675.005 C/lệch(VT-VP) -38.160.027.832 -89.141.295.825 Từ bảng cân đối này cho thấy vế trái nhỏ hơn vế phải dẫn đến xí nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải đi vay dài hạn để trang trải cho các nhu cầu về tài sản cố định, tài sản lưu động ở đầu năm và cuối năm. Cuối năm xu thế tăng lên hơn so với đầu năm, mặc dù đây là nguồn vốn hợp pháp nhưng nó làm bội chi hoạt động tài chính, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của xí nghiệp. 2, Cân đối lý thuyết thứ hai BNV + ANV( I (1), II ) = ATS ( I, II, IV, V(2,3),VI) + BTS( I, II, III ) ; ( 2-32) Chỉ tiêu Năm 2005 Đầu năm Cuối kì Vế tráI (VT) 2.444.009.535 -14.488.620.820 Vế phải (VP) 40.604.037.367 74.652.675.005 C/lệch(VT-VP) -38.160.027.832 -89.141.295.825 Như vậy là xí nghiệp đã không đi vay ngắn hạn và dài hạn để lấy vốn cho sản xuất kinh doanh. Giải pháp của xí nghiệp là đi chiếm dụng vốn đơn vị khác có quan hệ bán hàng. Để xác định lượng vốn này tác giả xét cân đối sau: 3, Cân đối lý thuyết thứ ba BNV + ANV( I (1), II ) - ATS ( I, II, IV, V(2,3),VI) - BTS( I, II, III ) = ATS ( III, V(1,4,5)), - BTS( IV) - ANV( I (2->8), III ) ; ( 2-33) Thay số liệu từ bảng cân đối kế toán ta được BNV + ANV( I (1), II ) - ATS ( I, II, IV, V(2,3),VI) - BTS( I, II, III ) = ATS ( III, V(1,4,5)), - BTS( IV) - ANV( I (2->8), III ) Chỉ tiêu Năm 2005 Đầu năm Cuối năm Vế trái (VT) -38.160.027.832 -89.141.295.825 Vế phải (VP) -38.160.027.832 -89.141.295.825 C/lệch(VT-VP) 0 0 Cả thời điểm đầu năm và cuối năm xí nghiệp phải chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, tình hình tài chính càng kém khi mà số tiền mà xí nghiệp đã chiếm dụng tăng hơn đầu năm hơn 50 tỷ đồng Để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của xí nghiệp ta tính toán các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả ANV + Tỷ suất nợ = x 100% ; (2-34) Tổng số vốn Vốn chủ sở hữu + Tỷ suất từ tài trợ = x 100% ; (2-35) Tổng số vốn Phân tích tình hình nguồn vốn của Xí nghiệp Bảng 2-25 Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm So sánh +/- % 1. Nợ phải trả 48.308.967.604 102.560.009.900 -54.251.042.296 212 2. Tổng nguồn vốn 50.752.977.139 88.071.389.079 -37.318.411.940 174 3. Vốn chủ sở hữu (Bnv) 2.444.009.535 -14.488.620.820 16.932.630.355 -593 4. Tỷ suất nợ (%) 95,18 116,45 5. Tỷ suất tự tài trợ (%) 4,82 -16,45 Qua bảng 2-24 cho thấy tỷ suất nợ của xí nghiệp quá lớn so với tỷ suất tự tài trợ như vậy có nghĩa là Xí nghiệp hoàn toàn không chủ động được về vốn đặc biệt là về cuối năm. Đây chính là vì Xí nghiệp thanh toán phụ thuộc vào Công ty than Hòn Gai. 2.6.3. Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp Khả năng thanh toán của xí nghiệp là tình trạng sẵn sàng của xí nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Để phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai dùng một số chỉ tiêu sau: 1/ Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển tuyệt đối = Vốn lưu động – Nợ ngắn hạn VLC đầu năm = 14.379.448.975 – 48.308.967.604 = - 33.929.518.629 (đ) VLC cuối năm = 19.752.533.165 – 102.560.009.900 = - 82.807.476.735(đ) Vốn của xí nghiệp âm cho nên khả năng thanh toán của xí nghiệp kém bởi lẽ xí nghiệp có dùng tất cả vốn lưu động (VLĐ) cũng không đủ trả nợ ngắn hạn. Đầu năm với lượng VLĐ nhỏ hơn 3 lần nợ ngắn hạn cho nên khả năng thanh toán là rất khó khăn. Đến cuối năm lượng VLĐ lại lớn hơn đầu năm 5.373.084.190 đồng nhưng nợ ngắn hạn lại tăng lên rất nhiều 54.251.042.296 đồng. Có thể nói rằng xí nghiệp gần như không có khả năng thanh toán. Để làm rõ hơn nhận xét đó, tác giả xem xét 2 hệ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp và 1 số chỉ tiêu khác. 2. Hệ số thanh toán ngắn hạn Kngh = Tài sản lưu động ; (2-36) Nợ ngắn hạn Kngh (ĐN) = Kngh (CN) = Với hệ số thanh toán ngắn hạn đầu năm 0,297 và đến cuối năm 0,192 cho thấy khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào là rất khó khăn. Xí nghiệp muốn huy động được nguồn vốn từ bên ngoài vào thì hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn hai thì mới được các chủ nợ chấp nhận, cho nên khả năng thanh toán xí nghiệp là rất kém. Điều đáng nói là đến cuối năm hệ số thanh toán ngắn hạn là cực kỳ thấp. 3/ Hệ số thanh toán tức thời KTTT = Tiền + Đầu tư ngắn hạn (2-37) Nợ ngắn hạn KTTTT (ĐN) = KTTT (CN) = Hệ số thanh toán tức thời ở thời điểm đầu năm cao hơn thời điểm cuối năm . Như vậy thì xí nghiệp cũng rất khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn. Theo như kinh nghiệm thì KTTT ngắn hạn được coi là bình thường là dao động 0,5 á 1. Do vậy với con số thể hiện qua tính toán thì xí nghiệp cực kỳ khó khăn trong việc trả đúng hạn. 4. Hệ số quay vòng các khoản phải thu Kpt = Doanh thu thuần (2-38) Số dư bình quân các khoản phải thu KPT = Các khoản phải thu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu thuần 9,84%. Bởi vậy không ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động và sinh lời của vốn kinh doanh. Tuy nhiên lợi nhuận của xí nghiệp cũng bị ảnh hưởng xấu bởi phát sinh chi phí cho việc đòi hỏi các khoản nợ phải thu. 5. Số ngày luân chuyển các khoản phải thu. NPT = Doanh thu thuần (2-39) Số dư bình quân các khoản phải thu NPT = = 371 ngày Với số ngày bình quân là 371 ngày một vòng thu các khoản phải thu thì hoàn toàn không chấp nhận được. Hay nói cách khác số ngày để thu hồi các khoản nợ của xí nghiệp là không tốt. 6. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho KHTK = Giá vốn hàng bán (2-40) Hàng tồn kho bình quân KHTK = Hệ số vòng quay tồn kho lớn dẫn đến số ngày của một kỳ luân chuyển giảm. Như vậy số quay vòng của hàng tồn kho là có hiệu quả. 2.6.4. Phân tích hiệu quả của sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh nhận được với lượng yếu tố đầu vào đã hao phí để có được kết quả đó ta dùng một số chỉ tiêu phân tích sau. 1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. + Sức sản xuất của VLĐ(SSX) SSX = Doanh thu thuần (2-41) vốn lưu động BQ SSX = Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VLĐ luân chuyển trong kỳ tạo ra 7,02 đồng doanh thu. + Sức sinh lợi nhuận của VLĐ(SSL) SSL = Lợi nhuận thuần (2-42) Vốn lưu động BQ SSL = + Số vòng quay luân chuyển của VLĐ trong kỳ (KLC) KLC = Doanh thu thuần (2-43) Vốn lưu động BQ KLC = vòng/năm Chỉ tiêu này cho biết số vòng VLĐ luân chuyển trong năm là 7,02 vòng/năm. Với thời gian của một vòng luân chuyển như vậy là tốt. + Thời gian của một vòng luân chuyển. TLC = Thời gian kỳ phân tích (2-44) Số vòng trong kỳ của VLĐ TLC = ngày Như vậy số ngày mà một vòng quay trong kỳ của VLĐ là 51,28 ngày. Với số ngày như vậy thì hoàn toàn có thể chấp nhận. + Hệ số đảm nhiệm (hệ số huy động) của VLĐ KĐN = VLĐ bình quân (2-45) Doanh thu thuần KĐN = đ/đ Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần trong kỳ xí nghiệp phải huy động 0,06 đồng VLĐ + Lượng VLĐ tiết kiệm (+) hay lãng phí (-) trong kỳ so với kỳ gốc (VVLĐTK). VVLĐTK = Doanh thu thuần x (TLCPT – TLCg) (2-46) Thời gian kỳ phân tích VVLĐTK = ,đồng Thời gian luân chuyển giảm 38,78 ngày (7,02-45,8) so với năm 2004 và tiết kiệm được 12.905.282.8325 đồng Qua phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp than 917 công ty than Hòn Gai năm 2005 cho thấy: Năm 2005 được coi là năm thực hiện tốt các kế hoạch đề ra như sản lượng sản xuất, thu nhập của người lao động tăng lên so với năm 2004. Đó mới chỉ là những điểm nổi bật của xí nghiệp, bên cạnh đó là tình hình tài chính của xí nghiệp không mấy khả quan. Xét từng vấn đề cụ thể thấy nợ phải trả quá nhiều chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn, dẫn đến việc trả lãi lớn tiếp đến là lượng vốn lưu động giảm. Tóm lại là xí nghiệp cần phải có biện pháp đúng đắn kịp thời để khắc phục cũng như ngăn chặn sự sa sút về tình hình tài chính. Kết luận chương 2 Trước hết có thể khẳng định trong điều kiện còn nhiều khó khăn song với sự cố gắng nỗ lực chung của CBCNVC, xí nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định. Một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch và so với năm 2004 đặt ra đó là: Năm 2005 xí nghiệp than 917-công ty than Hòn Gai đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường rất khó khăn như giá cả vật chất tăng trong khi giá bán ở mức trung bình, vốn sản xuất thiếu phải đi vay, máy móc thiết bị mới công nhân chưa quen, khai trường mới... Năm 2005 cán bộ công nhân viên xí nghiệp than 917 công ty than Hòn Gai đã phấn đấu hoàn thành tương đối các chỉ tiêu kế hoạch như sau: - Sản lượng than sản xuất và tiêu thụ tăng 7,9% bằng 25.107 tấn so năm 2004 - Doanh thu tiêu thụ tăng 71,76% bằng 58.407 triệu đồng so với năm 2004 - Thu nhập bình quân tăng 38,43% bằng 606.860 đồng so với năm 2004 Giá thành thực hiện là 345.687 đồng/tấn tăng 15,59 % bằng 46.623 đồng/tấn so với kế hoạch. Xí nghiệp còn có biện pháp nâng cao năng suất lao động cả về hiện vật và giá trị. Tổ chức công tác sản xuất tiến hành đi sâu vào trọng điểm là tập trung vào khâu sản xuất ra sản phẩm. Xí nghiệp đã đổi mới công nghệ khai thác, cơ giới hoá các khâu khai thác, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên, nâng cao chất lượng than tăng doanh thu. Bên cạnh những thành tựu xí nghiệp còn có một số mặt tồn tại cần khắc phục như năng lực sản xuất các khâu, giữa các khâu không cân đối. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong những năm tiếp theo xí nghiệp cần phải có những biện pháp tổ chức quản lý và tổ chức lao động hợp lý hơn như tiếp tục nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, nâng cao hơn nữa trình độ năng lực của cán bộ quản lý, tận dụng tối đa năng lực máy móc thiết bị. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công nghệ áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện tốt yêu cầu đặt ra xí nghiệp cần phải có phương án, phải chủ động lập kế hoạch SXKD của xí nghiệp ngắn, trung và dài hạn trong đó kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng, nó quyết định và chi phối các khâu của toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Do thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc quản trị giá thành sản phẩm nên tác giả chọn chuyên đề : “ Phân tích giá thành sản phẩm giai đoạn 2001-2005 của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai” . Phần chuyên đề của đồ án được tác giả đề cập ở chương 3. Chương 3 : Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn cố định Xí nghiệp than 917 giai đoạn 2001 - 2005 3.1.Cơ sở lý luận của đề tài 3.1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu về than của thị trường thì các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh than cần có chiến lược đầu tư hợp lý các nguồn lực cho sản xuất về quy mô và chất lượng. Một trong các nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong yếu tố đầu tư cần được quan tâm đó là hiệu quả sử dụng vốn. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao thì vấn đề sử dụng vốn rất cần được tính toán cụ thể và chính xác. Mặt khác nếu sử dụng hợp lý nguồn vốn có thể tăng được doanh thu từ hoạt động tài chính cũng như từ các hoạt động khác. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Vốn kinh doanh có các đặc trưng sau: - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải được vận động để sinh lời. - Vốn phải được tích tụ và tập trung với một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Vốn có giá trị về mặt thời gian, khi bỏ vốn vào đầu tư cần tính đến giá trị và hiệu quả của đồng vốn. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định. - Vốn phải là một loại hàng hoá đặc biệt có thể mua hoặc bán quyền sở hữu, quyền sử dụng vốn trên thị trường tạo nên sự hoạt động của thị trường vốn, thị trường tài chính. - Vốn được biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định trong một doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Tài sản cố định bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn gồm: Đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác Do đó việc phân tích tình hình sử dụng vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển và hạ giá thành sản phẩm. Vì quá trình phân tích cho thấy được ưu, nhược điểm, các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của vốn cố định đến kết quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị. Bên cạnh đó còn cho thấy được kết cấu của tài sản cố định có hợp lý với tình hình thực tế của Xí nghiệp hay không. Đây chính là nguyên nhân tác giả lựa chọn chuyên đề “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp 917” nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất để góp phần hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp. 3.1.2. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu. 3.1.2.1. Mục đích: Mục đích của chuyên đề là phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Xí nghiệp 917 trong giai đoạn 2001 – 2005, tìm ra những điểm bất hợp lý trong sử dụng vốn cố định. 3.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là tình hình sử dụng vốn cố định và nguồn hình thành vốn cố định của Xí nghiệp 917 giai đoạn 2001 – 2005 thông qua các báo cáo tài chính trong giai đoạn này. 3.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng chung trong lý thuyết phân tích là: Quan điểm toàn diện hệ thống giải thích kết hợp với thống kê giữa cái chung và cái riêng, giữa quá khứ và hiện tại để phát hiện xu thế phát triển của các vấn đề. Với quan điểm trên, trong quá trình phân tích, nghiên cứu chuyên đề sẽ tổng hợp các phương pháp đã học như: - Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp. Phương pháp chỉ số, phương pháp số bình quân. Phương pháp biểu đồ. Và sử dụng các tài liệu thống kê, báo cáo có sẵn để đáp ứng một cách tốt nhất những nhiệm vụ phân tích của chuyên đề. 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và năng lực sản xuất của chúng, từ đó đề ra các phương hướng để nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, quá trình phân tích còn cho thấy sự hợp lý hay không hợp lý của kết cấu vốn cố định hiện tại mà Xí nghiệp đang sử dụng. Sử dụng vốn cố định một cách hợp lý sẽ góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, phát huy hết tính năng tác dụng của mỗi loại tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời góp phần tiết kiệm triệt để những hap phí lao động quá khứ, tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. Sử dụng tốt vốn cố định là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở mỗi đơn vị trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế. Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư củ doanh nghiệp dùng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Đặc điểm của vốn cố định thể hiện bằng đặc điểm của tài sản cố định: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn cố định được luân chuyển từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển 3.2.1.1 Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định Tài sản cố định của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về kết cấu, quy mô và tình trạng kỹ thuật. Số liệu tăng, giảm tài sản cố định được tập hợp trong bảng: Tình hình tăng giảm tài sản cố định giai đoạn 2001 – 2005 Qua số liệu trên bảng cho thấy, tình hình tăng giảm tài sản cố định của Xí nghiệp luôn có sự biến động nhưng có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do mua sắm tài sản cố định ở tất cả các nhóm. Theo số liệu ở trên có thể cho thấy rằng Xí nghiệp trong những năm qua đã có hướng đầu tư rất lớn về thiết bị làm việc cũng như phương tiện vận tải, cải thiện dần dần thiết bị lạc hậu nhằm tiến tới đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại trong tương lai. Tình hình biến động tài sản cố định trong giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy, một số loại tài sản có biến động nhỏ như: dụng cụ quản lý, nhà cửa vật kiến trúc nhưng cũng có một số lại biến động mạnh như: Thiết bị làm việc, phương tiện vận tải, tài sản khác cho thấy quy mô của Xí nghiệp ngày càng mở rộng, hiệu quả sản xuất ngày càng được tăng lên phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Để biết rõ Xí nghiệp đầu tư tài sản cố định hợp lý hay không, tác giả phân tích kết cấu của tài sản cố định ở phần tiếp theo. STT Khoản mục 2001 2002 2003 Số đầu kỳ Tăng Giảm Số CK Tăng Giảm Số CK Tăng Giảm Số CK 1 Nhà cửa, VKT 3.967 1.765 1.592 4.141 1.765 1.174 4.732 1.564 841 5.455 2 Thiết bị sản xuất 18.707 11.523 10.704 19.527 11.523 11.230 19.820 5.614 4.774 20.660 3 Phơng tiện vận tải 21.366 8.214 7.653 21.927 8.214 7.525 22.617 9.874 8.916 23.575 4 Dụng cụ quản lý 1.262 852 947 1.166 852 1.317 702 204 697 209 5 Tài sản cố định khác 1.594 689 583 1.701 689 134 2.256 968 872 2.351 Tổng cộng 46.897 23.043 21.478 48.462 23.043 21.379 50.126 18.224 16.100 52.250 STT Khoản mục 2004 2005 Số ĐK Tăng Giảm Số CK Tăng Giảm Số CK 1 Nhà cửa, VKT 5.455 1.356 867 5.944 1.767 7.711 2 Thiết bị sản xuất 20.660 9.851 6.624 23.887 13.612 37.499 3 Phơng tiện vận tải 23.575 11.562 4.932 30.205 9.913 1.663 38.455 4 Dụng cụ quản lý 209 350 158 401 64 104 361 5 Tài sản cố định khác 2.351 1.562 0 3.913 793 4.706 Tổng cộng 52.250 24.681 12.581 64.350 26.149 1.767 88.732 3.2.1.2 : Phân tích kết cấu vốn cố định Kết cấu của tài sản cố định là tập hợp các tỷ lệ % giá trị của từng loại tài sản cố định so với tổng số tài sản cố định của đơn vị. Kết cấu tài sản cố định cho biết mối liên hệ về lượng giữa các bộ phận cấu thành của tài sản cố định tại đơn vị. Phân tích kết cấu tài sản cố định để xem tính hợp lý của quá trình đầu tư vì đây là một chỉ tiêu quan trọng đảm bảo phát huy hiệu quả của chúng trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay do yêu cầu thống nhất quản lý kinh tế nhằm tổ chức lại và phát triển sản xuất với hiệu quả cao ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp có sự thay đổi về kết cấu tài sản cố định phù hợp với điều kiện sản xuất. Nội dung thay đổi kết cấu tài sản cố định là xây dựng một kết cấu cân đối, hoàn chỉnh và hợp lý trong phạm vi toàn đơn vị. Việc thay đổi kết cấu tài sản cố định phải nhằm hướng vào việc làm tăng các loại tài sản có tác dụng tích cực đến việc tăng sản xuất như : Thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải đồng thời giảm tỷ trọng các bộ phận không có tác dụng trực tiếp đến sản xuất như: nhà cửa, vật kiến trúc Kết cấu của tài sản cố định gồm nhiều thành phần cấu thành song mỗi thành phần lại cấu thành khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sản xuất từng đơn vị. Sau đây, tác giả tiến hành phân tích kết cấu của từng loại tài sản cố định. 1. Kết cấu của vốn cố định theo nhóm tài sản cố định Phân tích kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 để thấy được tình hình cụ thể và chiều hướng biến động cũng như ảnh hưởng của kết cấu tài sản đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu trên bảng 3 – 2 cho thấy, giá trị của toàn bộ tài sản cố định của Xí nghiệp tăng dần qua các năm và tăng đồng đều. Điều này chứng tỏ quy mô của Xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Cụ thể: a. Nhà cửa, vật kiến trúc Bảng phân tích tình hình tăng, giảm nhà cửa và vật kiến trúc Năm 2001 2002 2003 2004 Chỉ tiêu Nhà cửa, VKT 4.141 4731,89 5454,9 5944 Tăng liên hoàn,đ - 591 723 489 Tăng định gốc,đ 591 1.314 1.803 Chỉ số liên hoàn,% 100,00 114,28 115,28 108,97 Chỉ số định gốc,% 100,00 114,28 131,74 143,56 Về nhà cửa, vật kiến trúc vẫn chiếm tỷ trọng hợp lý từ 8,46% – 8,69% tổng giá trị tài sản mặc dù giá trị của nó đã tăng gấp 2 lần từ năm 2001 với 2005 và có xu hướng tăng đều trong các năm. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đang dần dần phát triển cơ sở hạ tầng. b. Về thiết bị sản xuất Bảng phân tích thiết bị sản xuất Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Thiết bị sản xuất 19.527 19819,8 20659,65 23887 37499 Tăng liên hoàn,đ - 293 840 3.227 13.612 Tăng định gốc,đ 591 1.314 1.803 - Chỉ số liên hoàn,% 100,00 101,50 104,24 115,62 156,98 Chỉ số định gốc,% 100,00 101,50 105,80 122,33 192,04 Về thiết bị sản xuất: Trong giai đoạn này thiết bị sản xuất có sự biến động mạnh, lúc tăng lúc giảm. Nhưng đến năm 2005 nó chiếm tỷ trọng hợp lý. Điều này cho thấy Xí nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của thiết bị sản xuất và đầu tư để tăng hiệu quả sản xuất của mình. c. Về phương tiện vận tải Bảng phân tích phương tiện vận tải Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Phương tiện vận tải 21.927 22616,9 23575,2 30205 38455 Tăng liên hoàn,đ - 689 958 6.630 8.250 Tăng định gốc,đ 591 1.314 1.803 - Chỉ số liên hoàn,% 100,00 103,14 104,24 128,12 127,31 Chỉ số định gốc,% 100,00 103,14 107,51 137,75 175,37 Về phương tiện vận tải: Trong giai đoạn này cũng giống như thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải cũng có sự biến động mạnh, lúc tăng lúc giảm. Và đến năm 2005 nó chiếm tỷ trọng là 43,34%. Điều này cho thấy Xí nghiệp đầu tư phương tiện vận tải để tăng hiệu quả sản xuất. d. Về dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác Phân tích dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Dụng cụ quản lý 1.166 701,764 209 401 361 Tăng liên hoàn,đ - (465) (493) 192 (40) Tăng định gốc,đ 591 1.314 1.803 - Chỉ số liên hoàn,% 100,00 60,17 29,78 191,87 90,02 Chỉ số định gốc,% 100,00 60,17 17,92 34,38 30,95 Về dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác: Trong giai đoạn chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định. 2. Kết cấu vốn cố định theo nguồn hình thành Vốn cố định được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung của Xí nghiệp biến động không nhiều giữa các năm. Cụ thể là năm 2001 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng là 5,73 % và năm 2005 giảm xuống còn 4,14%. Tuy cũng có thời điểm nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trên 6% . Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã có thời điểm có khả năng tự bổ sung vốn tốt. Vốn cố định hình thành từ vốn vay để đầu tư cho sản xuất có tỷ trọng biến đổi liên tục qua các năm. Nhưng nguồn vốn vay này càng ngày càng lớn, Xí nghiệp cần có kế hoạch tính toán cụ thể để hạn chế lượng vốn vay và có kế hoạch sử dụng tốt các loại tài sản đã được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn này để bù đắp được phần chi phí vay vốn bỏ ra và đảm bảo có lợi nhuận để bù đắp phần lãi vay để mua sắm. Khoản mục 2001 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kỳ Tỷ trọng Số cuối kỳ Tỷ trọng Số CK Tỷ trọng Số CK Tỷ trọng Số CK Tỷ trọng Số CK Tỷ trọng Nhà cửa, VKT 3.967 8,46 4.141 8,52 4.732 9,44 5.455 10,44 5.944 9,24 7.711 8,69 Thiết bị sản xuất 18.707 39,89 19.527 40,18 19.820 39,54 20.660 39,54 23.887 37,12 37.499 42,26 Phương tiện vận tải 21.366 45,56 21.927 45,12 22.617 45,12 23.575 45,12 30.205 46,94 38.455 43,34 Dụng cụ quản lý 1.262 2,69 1.166 2,40 702 1,40 209 0,40 401 0,62 361 0,41 Tài sản cố định khác 1.594 3,4 1.701 3,50 2.256 4,50 2.351 4,50 3.913 6,08 4.706 5,30 Tổng cộng 46.897 100,00 48.598 100 50.126 100,00 52.250 100,00 64.350 100,00 88.732 100,00 Bảng kết cấu tài sản cố định Bảng 3-2 Bảng kết cấu tài sản theo nguồn hình thành Bảng 3-3 STT Nguồn 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kỳ,trđ Tỷ trọng,% Số CK,trđ T.trọng,% Số CK,trđ T.trọng,% Số CK,trđ T.trọng,% Số CK,trđ T.trọng,% Số CK,trđ T.trọng,% 1 Ngân sách 32.157 68,57 32.084 66,02 32.176 64,19 36.000 68,90 31.101 51,46 31.611 37,62 2 Bổ sung 2.687 5,73 2.717 5,59 3.023 6,03 3.511 6,72 2.786 4,61 3.479 4,14 3 Vay 12.053 25,7 13.797 28,39 14.928 29,78 12.739 24,38 26.254 43,44 48.575 57,81 4 Khác - - - 296 0,49 361 0,43 Tổng cộng 46.897 100,00 48.598 100 50.126 100,00 52.250 100,00 60.437 100,00 84.026 100,00 Nhìn chung, qua số liệu trên bảng cho thấy giá trị nguồn vốn hình thành tài sản cố định đã tăng gấp đôi kể từ năm 2001 đến năm 2005. Chứng tỏ Xí nghiệp đã có kế hoạch và đang thực hiện mở rộng quy mô dưới sự lãnh đạo của Công ty chủ quản. 3. Phân tích tình hình hao mòn tài sản cố định Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Quá trình hao mòn tài sản cố định xảy ra đồng thời với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì sự hao mòn càng nhiều bấy nhiêu. Sự phân tích này đánh giá được tình trạng thực tế của máy móc thiết bị hiện có để Xí nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư hoặc thanh lý hợp lý và xây dựng kế hoạch tái sản xuất mở rộng. Trong quá trình sản xuất, tài sản cố định luôn bị hao mòn nên khả năng phục vụ sản xuất bị suy giảm và đến một thời gian nào đó phải sữa chữa, thay thế. Do vậy, Xí nghiệp phải tính khấu hao toàn bộ tài sản nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất từng bộ phận của tài sản bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định tác giả tiến hành phân tích tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định ( Hhm) được xác định theo công thức: Hhm = Giá trị HM lũy kế từng loại TSCĐ x 100% NG từng loại tài sản Các số liệu dùng để phân tích hao mòn tài sản cố định của Xí nghiệp được tập hợp ở bảng 3 – 4. Qua số liệu trong bảng 3 – 4 cho thấy, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định qua các năm biến động theo chiều hướng tốt. Năm 2001 tỷ lệ hao mòn chung là 59,55% nhưng đến năm 2005 chỉ còn 51,89%. Điều này cho thấy Xí nghiệp cân đối tỷ lệ hao mòn tốt, đảm bảo số tiền đầu tư máy móc thiết bị mới trong thời gian tới. Trong các loại tài sản cố định, thiết bị sản xuất có tỷ lệ khấu hao tương đối cao. Điều này cho thấy Xí nghiệp có kế hoạch khấu hao nhanh để đầu tư mua sắm thiết bị mới, thay đổi dây chuyền công nghệ cũ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điển hình là năm 2002, 2003 Xí nghiệp đã tăng tỷ lệ khấu hao chứng tỏ việc thay thế thiết bị sản xuất đã được tiến hành. Nhìn chung tỷ lệ hao mòn tài sản cố định của Xí nghiệp có xu hướng giảm dần, đây là điều hết sức thuận lợi cho Xí nghiệp vì điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, có được máy móc thiết bị hiện đại sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng được lợi nhuận. Tình hình hao mòn tài sản cố định qua các năm Bảng 3 – 5 Chỉ tiêu Nhà cửa, VKT Thiết bị sản xuất Phương tiện VT Dụng cụ QL TSCĐ khác Tổng số Đk 2001 NG 3.967 18.707 21.366 1.262 1.594 46.897 KH lũy kế 2.260 12.481 12.019 599 568 27.927 Hhm,% 56,97 66,72 56,25 47,45 35,64 59,55 CK 2001 NG 4.141 19.527 21.927 1.166 1.701 48.462 KH lũy kế 2.551 13.719 12.944 671 554 30.439 Hhm,% 61,61 70,26 59,03 57,49 32,56 62,81 CK 2002 NG 4.732 19.820 22.617 702 2.256 50.126 KH lũy kế 2.917 15.477 10.553 316 721 29.985 Hhm,% 61,65 78,09 46,66 45,09 31,98 59,82 CK 2003 NG 5.455 20.660 23.575 209 2.351 52.250 KH lũy kế 3.253 16.092 10.814 94 752 31.004 Hhm,% 59,63 77,89 45,87 44,96 31,98 59,34 CK 2004 NG 5.944 23.887 30.205 401 3.913 64.350 KH lũy kế 3.485 18.357 13.487 181 1.330 36.840 Hhm,% 58,63 76,85 44,65 45,12 34,00 57,25 CK 2005 NG 7.711 37.499 38.455 361 4.706 88.732 KH lũy kế 3.782 24.243 16.290 220 1.512 46.047 Hhm,% 49,05 64,65 42,36 60,85 32,13 51,89 3.2.2 Phân tích tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng quy mô vốn cố định Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Khối lượng SP, t 198.563 250.634 298.560 317.657 342.764 a. Chỉ số định gốc, % 100,00 126,22 119,12 106,40 107,90 b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 126,22 150,36 159,98 172,62 2. Vốn cố định BQ, trđ 47.679 49.294 51.188 58.300 76.541 a. Chỉ số định gốc, % 100,00 103,39 103,84 113,89 131,29 b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 103,39 107,36 122,28 160,53 Qua biểu đồ có thể cho thấy, tình hình biến động của vốn cố định luôn có chiều hướng tăng lên hàng năm nhưng ngược lại sản lượng sản xuất lại có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy, mặc dù đã đầu tư nhiều vào vốn cố định nhưng Xí nghiệp vẫn chưa có hướng sử dụng sao cho hiệu quả. 3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng vốn cố định, tác giả xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, nhà tín dụng quan tâm một cách đặc biệt. Vì việc sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích của các nhà đầu tư và nhà tín dụng trong hiện tại cũng như tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Hệ số hiệu suất tài sản cố định ( Hhs) Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm ( được tính bằng giá trị hoặc hiện vật) Công thức tính toán là: Hhs = Q Vbq Hhs = đ/đ G Vbq Trong đó: Q: khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ, tấn; G: giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ, đồng; Vbq: giá trị bình quân vốn cố định trong kỳ, đồng; Vbq = Vđ + Vc 2 Trong đó: Vđ: Giá trị tài sản cố định đầu năm, đồng; Vc: Giá trị tài sản cố định cuối năm, đồng; 2. Hệ số huy động tài sản cố định ( Hệ số đảm nhiệm tài sản cố định) Là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ ( tính bằng hiện vật hoặc giá trị) cần phải huy động một lượng tài sản cố định là bao nhiêu. Như vậy Hhđ càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. Công thức xác định hệ số huy động tài sản cố định: Hhđ = 1 Hhs Kết quả tính toán hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tập hợp ở bảng 3 – 6. Bảng tính hệ số hiệu suất và hệ số huy động TSCĐ giai đoạn 2001 – 2005 Bảng 3 - 8 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khối lượng sản phẩm T 198.563 250.634 298.560 317.657 342.764 2 Giá trị sản phẩm Trđ 70.690 71.560 80.640 81.389 139.796 3 NG TSCĐ BQ Trđ 47.679 49.294 51.188 58.300 76.541 4 Hệ số hiệu suất tính theo giá trị đ/đ 1,48 1,45 1,58 1,40 1,83 a. Chỉ số định gốc, % 100,00 97,97 108,97 88,61 130,71 b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 97,97 106,76 94,59 123,65 5 Hệ số huy động tính bằng giá trị đ/đ 0,67 0,69 0,63 0,72 0,55 a. Chỉ số định gốc, % 100,00 102,99 91,30 114,29 76,39 b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 102,99 94,03 107,46 82,09 Qua bảng 3 – 8 cho thấy, hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng tăng. Duy có năm 2005 hệ số hiệu suất này có xu hướng giảm, Xí nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao hệ số đảm bảo tận dụng được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Xét về mặt giá trị, hệ số hiệu suất tăng dần lên, tuy không ổn định nhưng điều đó cho thấy giá trị sản phẩm đầu ra được tăng lên . Nguyên nhân là do giá bán than tăng lên và do sản lượng tiêu thụ tăng. Vì hệ số huy động tài sản cố định là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định nên hệ số huy động tài sản cố định tính theo hiện vật và giá trị có sự biến động tăng, giảm ngược chiều so với hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong suốt giai đoạn 2001 – 2005. Nhìn chung, hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hệ số huy động tài sản cố định theo giá trị trong giai đoạn 2001 – 2005 của Xí nghiệp là phù hợp xu thế mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, nếu tính theo hiện vật thì năm 2005 có xu hướng đi xuống nên Xí nghiệp phải có kế hoạch về đầu ra phù hợp hơn. 3. Xác định hệ số sinh lời của tài sản cố định Sức sinh lời của tài sản cố định được tính theo công thức: Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần NG BQ TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia sản xuất đã góp phần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các số liệu được tính toán ở bảng đánh giá hệ số sinh lời của tài sản cố định Bảng đánh giá hệ số sinh lời của tài sản cố định Năm NG BQ TSCĐ ( Trđ Lợi nhuận thuần ( Trđ) Sức sinh lời 2001 47.679 82 0,0017 2002 49.294 120 0,0024 2003 51.188 156 0,0030 2004 58.300 275 0,0047 2005 76.541 (16.847,00) (0,2201) STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 NG TSCĐ BQ Trđ 47.679 49.294 51.188 58.300 76.541 2 Lợi nhuận thuần, Trđ đ/đ 82 120 156 275 -16,25 a. Chỉ số định gốc, % 100,00 146,34 130,00 176,28 (5,91) b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 146,34 190,24 335,37 (19,82) 3 Sức sinh lời a. Chỉ số định gốc, % 100,00 102,99 91,30 114,29 76,39 b. Chỉ số liên hoàn, % 100,00 102,99 94,03 107,46 82,09 Số liệu trên cho thấy, những năm 2001 – 2004 hệ số sinh lời của tài sản cố định cao dần nhưng do năm 2005 Xí nghiệp đầu tư thêm nhiều tài sản nên hệ số này giảm đi. Trong giai đoạn tới, khi có sự đầu tư nhiều về tài sản Xí nghiệp cần có kế hoạch nâng cao sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3 Một số phương hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định * Để nâng cao hiệu quả vốn cố định, Xí nghiệp 917 có thể dùng một số phương pháp sau: Tập trung hoá sản xuất ở các khâu trong dây chuyền công nghệ. - Nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, đồng thời giảm bớt một số thiết bị đã hết khấu hao, công suất thấp. - Nâng cao công tác quản lý chặt chẽ về mặt tài chính đối với tài sản cố định. - Xí nghiệp cần khai thác lĩnh vực đầu tư chứng khoán dài hạn để có thể tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn vì hiện nay Xí nghiệp chưa quan tâm đến lĩnh vực này. * Kiến nghị: - Xí nghiệp cần tính toán hợp lý giữa việc nâng cao sản lượng sản xuất và việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để giảm chi phí khấu hao cũng như chi phí cơ hội. - Xí nghiệp cần đào tạo đội ngũ công nhân để nâng coa trình độ tay nghề, tận dụng được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. - Xí nghiệp cần có chế độ khen thưởng đối với cán bộ công nhân làm việc tốt, đạt hiệu quả cao nhằm khuyến khích sản xuất. Kết luận chương 3 Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp 917 giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy: - Việc sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp chưa được ổn định dẫn đến hiệu quả không cao, ví dụ như năm 2005. - Hệ số hiệu suất sử dụng và hệ số huy động tài sản trong giai đoạn 2001 – 2005 tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2005 Xí nghiệp đầu tư thêm nhiều tài sản nên việc khai thác chưa được hiệu quả. - Toàn bộ tài sản cố định của Xí nghiệp đã có thời gian sử dụng lâu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa lớn, Xí nghiệp cần có kế hoạch thanh lý để giảm chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Cùng với việc phân tích, tác giả có đưa ra một số phương hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy đây là một số kiến nghị mang tính định hướng đối với Xí nghiệp song để thực hiện được Xí nghiệp cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và của toàn bộ Công nhân viên trong Xí nghiệp. Tài liệu tham khảo ******** 1. PGS-T.S Ngô Thế Bính - Kinh tế công nghiệp Mỏ- Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh , Hà Nội 2001. 2.T.S - Vương Huy Hùng - Quản trị kinh doanh, Hà Nội 1998. 3. TS - Vương Huy Hùng và TS - Đặng Huy Thái - Tổ chức sản xuất doanh nghiệp công nghiệp Mỏ, Hà Nội 2000. 4. Th.S - Nguyễn Văn Bưởi - Hạch toán kế toán doanh nghiệp- Khoa kinh tế và quản trị doanh nghiệp. 5. Th.S - Nguyễn Duy Lạc- Lưu Thị Thu Hà- Phí Thị Kim Thu- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Hà nội 2004. 6. Th.S - Đặng Huy Thái - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, Hà Nội 2002. 7. PGS - Nhâm Văn Toán - Kinh tế quản trị doanh nghiệp công nghiệp. 8. Th.S - Bùi Thị Thu Thuỷ- Bài giảng nguyên lý kế toán. 9.PGS - T.S Ngô Thế Bính - Bài giảng định mức lao động. 10. PGS - T.S Ngô Thế Bính – Thống kê kinh tế, Hà Nội 1994.. 11. Báo cáo tài chính doanh nghiệp – Xí nghiệp than 917- Công ty than Hòn Gai . (Từ 2001 -2005) 12. Nghị định 205 NĐ/CP ngày 14 tháng 12 năm 2004. 13. Nghị định 118 NĐ/CP ngày 15 tháng 9 năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4055.doc
Tài liệu liên quan