Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty than Mông Dương năm 2005

Trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty chưa cao do có sự chênh lệch quá lớn giữa các khâu trong dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ lạc hậu nên hiệu quả chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có những kế hoạch đầu tư mới và sửa chữa lớn tài sản cố định một cách đúng mức, thanh lý những máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý lắm, để khắc phục tình trạng này trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng công nhân hợp lý hơn. Giá thành trong năm qua của Công ty tăng lên do nhiều yếu tố do đó trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp để làm giảm các yếu tố chi phí dẫn đến giảm giá thành. - Khả năng thanh toán của Công ty cũng còn có nhiều khó khăn trong những năm tới Công ty cần có chiến lược vay vốn hay chiếm dụng các nguồn vốn có thể để tăng cao khả năng thanh toán và tránh được những rủi ro thiếu vốn gây ra.

doc100 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty than Mông Dương năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là tìm ra được sự biến động của các chi phí khi quá trình sản xuất thay đổi, tìm ra các nguyên nhân tăng giá thành để từ đó có các biện pháp giảm bớt chi phí không cần thiết, thúc đẩy việc hạ giá thành sản phẩm 2.5.1- Phân tích chung giá thành sản xuất sản phẩm. Phân tích giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm ĐVT: đồng/tấn Bảng 2.25 Các yếu tố chi phí Năm 2004 Năm 2005 SS TH 2005 với KH2005 SS TH 2005 với TH 2004 TH KH TH +/- % +/- % 1. Vật liệu mua ngoài 91 310,5 58 154,4 74 889,2 16 734,8 128,8 -16 421,3 82,0 2. Nhiên liệu mua ngoài 10 865,7 9 486,3 12 448,4 2 962,1 131,2 1 582,7 114,6 3.Động lực mua ngoài 7 707,0 8 428,1 6 335,4 -2 092,7 75,2 -1 371,5 82,2 4. Tiền lơng 118 341,4 88 250,0 122 037,2 33 787,2 138,3 3 695,7 103,1 5.BHXH, BHYT, TSCĐ 7 056,2 4 373,8 7 700,8 3 327,0 176,1 644,6 109,1 6. Khấu hao TSCĐ 16 974,0 11 810,0 16 422,1 4 612,1 139,1 - 551,9 96,7 7. Chi phí DV mua ngoài 17 478,5 10 540,6 17 350,4 6 809,8 164,6 - 128,0 99,3 8. Chi phí khác bằng tiền 22 998,8 24 711,3 26 356,6 1 645,4 106,7 3 357,8 114,6 Tổng cộng 292 732,1 215 754,4 283 540,1 67 785,7 131,4 -9 192,0 96,9 Sản lợng, tấn 1 114 056 1 600 000 1 617 884 17 884,0 101,1 503 828 145,2 Qua bảng số liệu (2.25) cho thấy: Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2005 so với KH đã tăng 67 785,7đ tăng 131,4% Nguyên nhân chủ yếu là do: - Vật liệu mua ngoài tăng 128,8% - Chi phí nhiên liệu mua ngoài tăng: 131,2% - Chi phí tiền lương tăng: 138,3% - BHYT,BHXH,TSCĐ tăng176,1% - Khấu hao TSCĐ tăng :139,1% - Chi phí dịch vụ mua ngoài 164,6% - Chi phí bằng tiền : 106,7% So với kế hoạch đặt ra từ đầu năm thì tình hình thực hiện giá thành của Công ty năm 2005 là chưa tốt, do năm 2005 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động nhất là giá nhiên liệu tăng mạnh. Mặc dù vậy có với năm 2004 thì Công ty đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm, giảm được 9 192 đồng/tấn đạt 96,9% so với năm 2004. Cụ thể tính được mức tiết kiệm chi phí sản xuất so với năm 2004: MTK = QTT (ZKH- ZTH), đ (2.27) Trong đó: MTK: Mức tiết kiệm chi phí, đồng QTT: Sản lượng than sạch, tấn ZKH: Giá thành đơn vị kế hoạch năm 2005, đồng/tấn ZTT: Giá thành đơn vị thực tế năm 2005, đồng/tấn MTK = 1 617 884 (215 754,4 – 283 540,1) = -109 669 399 458,8, đồng Như vậy Công ty đã không tiết kiệm được 109 669 399 458,8đ chủ yếu Nguyên nhân của việc giảm này là do Công ty đã tự sửa chữa và sản xuất được một số máy móc thiết bị để phục cho sản xuất. * Mức tăng, giảm giá thành của Công ty Qua bảng 2.25 cho thấy Công ty đã thực hiện tốt việc hạ giá thành so với năm 2004 là 9 192đ/tấn làm giảm giá thành toàn bộ là: 1 617 884 x (-9 192) = - 14 871 650 006,8 , đồng 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành năm 2005 của Công ty than Mông dương Qua bảng 2.26 cho thấy yếu tố tiền lương yếu tố vật liệu mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các chi phí. Trong quá trình thực hiện năm 2005 ngoài yếu tố mua ngoài và yếu tố động lực mua ngoài đã giảm so với thực hiện năm 2004 thì các yếu tố khác đều tăng. So với kế hoạch đặt ra năm 2005 thì Công ty đã giảm vật liệu mua ngoài, giảm động lực mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Bên cạnh đó các yếu tố chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, TSCĐ và khấu hao TSCĐ lại tăng so với kế hoạch. 2.5.3. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành Phân tích kết cấu giá thành năm 2005 ĐVT: % Bảng 2.26 Các yếu tố chi phí Năm 2004 Năm 2005 TH KH TH 1. Vật liệu mua ngoài 31.2 27.0 26.4 2. Nhiên liệu mua ngoài 3.7 4.4 4.4 3.Động lực mua ngoài 2.6 3.9 2.2 4. Tiền lương 40.4 40.9 43.0 5.BHXH, BHYT, TSCĐ 2.4 2.0 2.7 6. Khấu hao TSCĐ 5.8 5.5 5.8 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.0 4.9 6.1 8. Chi phí khác bằng tiền 7.9 11.5 9.3 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 * Mức tăng, giảm của các yếu tố - Yếu tố vật liệu: giảm 82% tương ứng với giảm giá thành đơn vị đi 16 421,3 đồng/tấn Nguyên nhân là do trong năm 2005 Công ty đã áp dụng việc khoán chi phí vật liệu đến từng công đoạn sản xuất nên đã giảm được những tiêu hao lãng phí, nâng cao ý thức tự quản của người lao động, ngoài ra việc sử dụng tăng vì chống thuỷ lực thay thế việc chống gỗ trong khai thác hầm lò đã làm giảm chi phí vật liệu trong năm 2005. - Yếu tố nhiên liệu: tăng 114,6% tương ứng với tăng giá thành đơn vị 1 582,7 đồng/tấn Nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiên liệu trên thị trường tăng mạnh và cung độ vận chuyển than về kho, cung độ đổ thải đất đá tăng, do đó đã làm mức tiêu hao nhiên liệu của xe tăng. - Yếu tố động lực: giảm 82,2% làm giảm 1 371,5 đồng/tấn Nguyên nhân là do Công ty năm 2005 đã không mở rộng diện sản xuất khu vực hầm lò mà mở rộng diện khai thác lộ thiên vì vậy cần thêm lượng điện để cung cấp cho các khu vực giảm so với năm trước. - Yếu tố tiền lương: tăng 103,1% làm tăng giá thành đơn vị 3 695,7đồng/tấn Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tăng và đơn giá tiền lương cho 1 tấn than tăng vì thế đã làm tăng giá thành đơn vị. - Yếu tố BHXH và các khoản trích theo lương Do tiền lương tăng đã làm tăng giá thành đơn vị lên 644,6 đồng/tấn - Yếu tố khấu hao tài sản cố định: giảm 96,7% làm giảm giá thành đơn vị một lượng 551,9đồng/tấn. - Yếu tố dịch vụ mua ngoài giảm 99,3% làm giảm giá thành 128 đồng/tấn - Yếu tố chi phí khác:tăng 114,6% làm tăng 3 357,8 đồng/tấn do chi phí sửa chữa lớn mà nó lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí mua ngoài. Tỷ lệ giảm giá thành T = M x 100, % (2.28) QTH 2005 x Z2004 T = 14 871 650 006,8 x 100 = 3,13% 1 617 884 x 293 810 Trong năm qua với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc giảm giá thành và đã giảm được giá thành năm 2005 so với năm 2004 là 3,13%. Như vậy trong những năm tiếp theo Công ty cần tìm ra phương pháp làm giảm giá thành một cách tốt hơn nữa. Cụ thể như: - Trước hết công tác lập kế hoạch giá thành phải có độ chính xác cao, dự toán các yếu tố chi phí sát với thực tế hơn. - Có sự quản lý chặt chẽ, giao khoán chi phí đến từng công trường, từng phân xưởng. - Công tác chuẩn bị, cung ứng cần được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. - Cần áp dụng những phương pháp, công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện địa chất mỏ, để giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả khai thác. 2.6- Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Mông Dương năm 2005 Phân tích tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định, giữa chúng luôn có mối quan hệ qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho tình hình tài chính tốt và ngược lại, hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa này, việc phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp là vấn đề cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó sẽ cho biết thực trạng và xu hướng phát triển của sản xuất kinh doanh. 2.6.1- Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ các chỉ tiêu cấu thành nên tài sản và nguồn vốn ở thời điểm nhất định (cuối năm) theo đơn vị giá trị. Qua bảng 2.27 cho thấy tổng số tài sản của Công ty ở cuối kỳ tăng so với đầu năm là : 4 246 480 016 đồng. Quy mô về vốn của Công ty được phát triển ở cuối kỳ và khả năng vốn của Công ty ở cuối kỳ cũng tăng so với đầu năm. Phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh Đơn vị tính : đồng Bảng 2.28 Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh ĐN-CN ± % 1 2 3 4=3-2 5=3/2 A- Tài sản lưu động và ĐTNH 35 983 987 971 44 380 440 941 8 396 452 970 123,3 I, Tiền 1 561 128 946 5 607 103 787 4 045 974 841 359,2 II, Các khoản ĐT tài chính NH III, Các khoản phải thu 13 765 579 881 17 962 156 342 4 196 576 461 130,5 IV, Hàng tồn kho 19 413 202 430 17 255 746 838 - 2 157 455 592 88,9 V, Tài sản lưu động 1 244 076 714 3 555 433 974 2 311 357 260 285,8 VI, Chi sự nghiệp B- Tài sản cố định và ĐTDH 111 557 685 166 107 407 712 212 - 4 149 972 954 96,3 I, Tài sản cố định 97 286 326 415 87 457 948 615 - 9 828 377 800 89,9 II, Các khoản đầu tư tài chính DH 7 465 000 000 1 268 000 000 - 6 197 000 000 17,0 III, Chi phí XDCB dở dang 6 806 358 751 18 681 762 497 11 875 403 746 274,5 Tổng cộng tài sản(A+B) 147 541 673 137 151 788 153 153 4 246 480 016 102,9 Nguồn vốn C-Nợ phải trả 95 049 591 726 90 170 393 961 - 4 879 197 765 94,9 I, Nợ ngắn hạn 67 155 440 313 76 747 280 861 9 591 840 548 114,3 II, Nợ dài hạn 27 894 151 413 13 423 113 100 - 14 471 038 313 48,1 III, Nợ khác D- Nguồn vốn chủ sở hữu I, Nguồn vốn, quỹ 43 282 550 007 52 908 987 399 9 626 437 392 122,2 II, Nguồn kinh phí 9 209 531 404 8 708 771 693 - 500 759 711 94,6 Tổng cộng nguồn vốn(C+D) 147 541 673 137 151 788 153 053 4 246 479 916 102,9 Bảng tổng kết tài sản của công ty than Mông dương năm 2005 Đơn vị tính : đồng Bảng 2.29 STT Thời điểm Nguồnvốn (C) TS nợ Tài sản (A+B) TS có 1 Đầu năm 95 049 591 726 147 541 673 137 2 Cuối kỳ 90 170 393 961 151 788 153 153 3 Chênh lệch ĐN- CK - 4 879 197 765 4 246 480 016 Để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của Công ty cần xét các cân đối kế toán được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các tài sản và các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản, trên nguyên tắc đảm bảo: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Qua các bảng 2.28 và 2.29 cho thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty đều tăng cụ thể là. Tài sản đã tăng 4 246 480 016 đồng tương ứng với 102.9% tài sản tăng được tạo nên từ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do năm vừa qua Công ty đã giảm được lượng hàng tồn kho tăng lượng tiền, các khoản phải thu và tài sản lưu động khác. Tuy nhiên phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm còn 96,3% do công ty không mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất và đầu tư xây dựng thêm nhà cửa vật kiến trúc để phục vụ công tác quản lý- Nguồn vốn đã tăng so với đầu kỳ là 16.079.733.742đ - Phần vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng đáng kể 122.2% là do có sự tăng lợi nhuận chưa phân phối vào quỹ. Nhìn chung trong năm 2005 tình hình tài chính của Công ty có sự biến động. Biến động tuy không lớn nhưng là biến động có xu hướng tốt. Xét cân đối I: (BNV) = ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) +BTS (I,II,III) (2.29) Qua bảng cân đối (2.29) cho thấy: Vế trái nhỏ hơn vế phải thể hiện Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho các nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động. Cân đối I Đon vị tính : đồng Bảng 2.29 Diễn giải Nguồn vốn CSH (BNV) ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) + BTS (I,II,III) Chênh lệch (±) Đầu năm 52 492 081 411 125 725 657 791 - 73 233 576 380 Cuối kỳ 61 617 759 092 111 588 799 240 - 49 971 040 148 Xét cân đối II: BNV + ANV (I(1),II)=ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) +BTS (I,II,III) (2.30) Qua bảng cân đối II cho thấy : Vế trái nhỏ hơn vế phải Doanh nghiệp sau khi đã huy động cả các khoản vay vẫn thiếu nguồn vốn để trang trải kể cả đầu kỳ và cuối kỳ. Giải pháp cuối cùng là Công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị bạn có quan hệ với Công ty. Bảng cân đối II Đon vị tính : đồng Bảng 2.30 Diễn giải BNV + ANV (I(1),II) ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) + BTS (I,II,III) ± Đầu năm 90 512 284 566 132 532 016 542 - 42 019 731 976 Cuối kỳ 83 610 765 345 130 270 561 737 - 46 659 796 392 Để xem xét tình hình đi vay hoặc chiếm dụng vốn của Công ty ta xét cân đối III: Xét cân đối III: BNV + ANV (I(1),II) -ATS(I,II,IV,V(2,3)VI)+ BTS(I,II,III) = ATS (I,II,IV,(1,4,5),VI)+ BTS (IV) – ANV(I(2á8),III) (2.31) Bảng cân đối III Đon vị tính : đồng Bảng 2.31 Diễn giải BNV + ANV (I(1),II) - ATS(I,II,IV,V(2,3)VI)+ BTS(I,II,III) ATS (I,II,IV,(1,4,5),VI) + BTS (IV) – ANV(I(2á8),III) ± Đầu năm - 42 019 731 976 - 42 019 731 976 0 Cuối năm - 46 659 797 392 - 46 659 797 392 0 Qua bảng cân đối III cho thấy Công ty đi chiếm dụng số vốn của đơn vị bạn đầu năm là 42 019 731 976 đồng, cuối kỳ là 46 659 797 392 đồng. Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn x100(%) (2.32) - Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn x100(%) (2.33) + Đầu năm Tỷ suất nợ = 95 049 591 726 147 541 673 137 x 100 = 64,42(%) Tỷ suất tự tài trợ: 35,58% + Cuối kỳ Tỷ suất nợ = 90 170 393 961 151 788 153 053 x100 = 59,41(%) Tỷ suất tự tài trợ: 40,59% Qua tính toán cho thấy phần nợ chiếm 2/3 trong tổng số vốn, điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty thấp vì vốn để trang trải cho tài sản trong kinh doanh của Công ty hiện có chỉ có thể tự tài trợ được 1/3. Có thể nhận thấy tỷ suất nợ của Công ty ở thời điểm cuối kỳ đã giảm so với đầu năm là 5,02% làm tăng tỷ suất tự tài trợ lên 5,02%. Trong tổng số nguồn vốn của Công ty thì có hơn 60% là đi vay mượn và chiếm dụng. Xét trong quy luật kinh tế thì để Doanh nghiệp kinh doanh có lãi dù nhỏ nhưng cũng rất khó khăn. Tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác than là một ngành sản xuất đặc biệt nên trong năm qua Công ty vẫn làm ăn có lãi do có sự điều tiết của Tập đoàn than Việt nam. Mặc dù vậy, để có chiến lược lâu dài cho sản xuất nhất thiết Công ty phải khắc phục tình trạng tài chính này. 2.6.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Phân tích tình hình thanh toán: Tình hình thanh toán năm 2005 Đơn vị tính : đồng Bảng 2. 32 Khoản mục Đầu năm Cuối kỳ ± I, Các khoản phải thu 13 765 579 881 17 962 156 342 4 196 576 461 1, Phải thu của khách hàng 9 670 491 440 5 835 700 130 - 3 834 791 310 2, Trả trước cho ngời bán 299 979 073 6 555 661 447 6 255 682 374 3,Phải thu nội bộ 343 305 795 343 305 795 4,Các khoản phải thu khác 3 808 823 365 5 227 488 970 1 418 665 605 5,Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi - 13 713 997 13 713 997 II, Các khoản phải trả 38 020 203 155 21 993 006 253 - 16 027 196 902 1, Vay dài hạn 27 894 151 413 13 423 113 100 - 14 471 038 313 2, Vay ngắn hạn 10 126 051 742 8 569 893 153 - 1 556 158 589 - Đầu năm: Các khoản phải thu - các khoản phải trả = 13 765 579 881 - 38 020 203 155 = - 24 254 623 274, đồng Như vậy ở đầu năm Công ty không đủ khả năng thanh toán vì số nợ còn phải trả rất lớn do đó Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. - Cuối kỳ: = 17 962 156 342 – 21 993 006 253 = - 4 030 849 911, đồng Cuối năm Công ty cũng không đủ khả năng thanh toán, tức là tình hình thanh toán của Công ty chưa khả quan. b, Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính tài của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình thanh toán. Nó tốt hay xấu điều đó được phản ánh qua khả năng thanh toán thể hiện ở số tiền và tài sản hiện có để có thể sử dụng thanh toán các công nợ của mình. Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các hệ số: *,Hệ số thanh toán tức thời: (2.34) KTTtức thời = Tiền + khoản phải thu Nợ ngắn hạn Đầu năm: KTTtức thời = 1 561 128 946 + 13 765 579 881 67 155 440 313 KTTtức thời = 0,23 Cuối kỳ: KTTtức thời = 5 607 103 787 + 17 962 156 342 76 747 280 861 KTTtức thời = 0,31 Qua tính toán cho thấy hệ số thanh toán cả đầu năm và cuối kỳ đều nhỏ hơn 0,5 điều này thể hiện Công ty không đủ vốn để trang trải trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Do vậy Công ty cần có biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có doanh thu trang trải cho thanh toán và khắc phục về tài chính. *,Hệ số quay vòng của các khoản thu, Hệ số quay vòng cuả các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản thu thành tiền mặt của Công ty: (2.35) KfT = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu = 475 548 072 316 = 29,97 15 863 868 112 *, Số ngày của doanh thu chưa thu Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển NfT = Các khoản phải thu bình quân x365,ngày (2.36) Tổng doanh thu NfT = 15 863 868 112 x 365 = 12 ngày 486 093 000 000 *, Hệ số quay vòng hàng tồn kho KHTK = (2.37) Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân KHTK = 415 017 984 974 18 334 474 634 KHTK = 22,6 *, Hệ số thanh toán ngắn hạn (2.38) KTTngh = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn - Đầu năm Cuối kỳ KTTngh = 44 380 440 941 76 747 280 861 KTTngh = 0.58 2.6.3- Phân tích kết cấu vốn lưu động Phân tích kết cấu vốn lưu động là phân tích tỷ trọng giá trị của từng loại vốn lưu động so với toàn bộ vốn lưu động của Công ty, Qua bảng 2.33 cho thấy so với đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cả về giá trị và tỷ trọng đều tăng và khoản nợ dài hạn đã giảm một cách đáng kể. Vấn đề đặt ra là Công ty cần sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho khả năng trả nợ và vay lãi đúng hạn, không nên kéo dài tình trạng nợ vay vì nó sẽ làm tăng chi phí, làm giảm lợi nhuận của Công ty. 2.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có công thức sau: (2.39) Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu gộp, lợi tức gộp. Yếu tố đầu vào gồm: lao động, đối tượng và tư liệu lao động, vốn chủ sở hữu 2.6.4.1- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Sức sản xuất của vốn lao động SSX = Doanh thu thuần (đ/đ) (2.40) Vốn lưu động bình quân SSX = 475 548 072 316 =11,83 , (đ/đ) 40 182 214 456 Như vậy cứ 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tham gia vào sản xuất tạo ra được 11,83 đồng doanh thu thuần. - Sức sinh lợi của vốn lưu động (2.41) SSL = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân SSL = 15 735 053 162 = 0,39, (đ/đ) 40 182 214 456 Kết quả trên cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận thuần. * Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động -Số vòng luân chuyển KLC = Doanh thu thuần = 11,83 (lần) Vốn lưu động bình quân năm - Thời gian một vòng luân chuyển KLC = Thời gian kỳ phân tích , ngày (2.42) Số vòng luân chuyển trong kỳ = 360 = 30,4 , ngày 11,83 Như vậy cứ 31 ngày thì vốn lưu động được một vòng luân chuyển. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Kđn = Vốn lưu động bình quân (2.43) Doanh thu thuần = 40 182 214 456 =0,08, đồng/đồng 475 548 072 316 Hệ số này cho biết: Để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ Doanh nghiệp hải huy động 0,08 đồng vốn lưu động, 2.6.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh ta xét các chỉ tiêu sau: - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh KVKD = Lợi nhuận sau thuế (2.44) Vốn kinh doanh , đồng/đồng Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần mang 0.008 đồng lợi nhuận Nói tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy năm 2005 các chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty tiến triển theo chiều hướng tốt hơn năm 2004. Nhưng các chỉ tiêu đó vẫn chưa đạt được mức trị số kinh nghiệm tối thiểu của một Doanh nghiệp sản xuất bình thường. Trong những năm tới Công ty cần có nhiều chính sách cụ thể để cải thiện tình hình tài chính của mình. Kết luận chương 2 Qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông dương năm 2005 cho thấy : 1- Năm 2005 Công ty đã thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đồng thời vượt mức so với năm 2004. Tuy nhiên tính nhịp nhàng của sản xuất chưa tốt, trình độ tận dụng năng lực sản xuất thấp, trang thiết bị máy móc hầu hết có tỷ lệ hao mòn lớn. Những điều này gây trở ngại không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc thay đổi cơ cấu sản lượng. 2- Về lao động và tiền lương công ty đã có mức lương tương đối cao nhưng chưa phù hợp thực trạng tài chính của Công ty. Năng suất lao động có mức tang tương đối so với năm 2004. Tuy nhiên tốc độ tăng tiền lương còn cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. 3- Doanh thu năm 2005 cao so với năm 2004 song do chi phí sản xuất cao hơn nên lợi nhuận thu về thấp hơn năm trước 4- Công tác hạ giá thành của công ty là tương đối tốt. Trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp khắc phục các nhược điểm và tồn tại sau: - Năng lực sản xuất giữa các khâu không cân đối, trình độ tận dụng máy móc thiết bị còn thấp - Tình hình tài chính của công ty chưa khả quan. - Công ty cần có những biện pháp tổ chức và quản lý lao động hợp lý giảm số lượng lao động phổ thông nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ khai thác nhằm làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đề ra như vậy việc đầu tiên cần phải phân tích cụ thể tình hình sản xuất , những biện pháp tổ chức quản lý lao động trong một khoảng thời gian nhằm tìm ra những hạn chế mà Công ty có thể điều chỉnh được. Trong phạm vi đồ án tác giả chỉ phân tích phần tình hình sử dụng lao động và tiền lương trong giai đoạn 2001á2005 được thể hiện ở chương III. Chương 3 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 3.1- Căn cứ chọn đề tài 3.1.1- Sự cần thiết của việc phân tích lao động tiền lương Nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự chuyển đổi đó lao động là một phạm trù kinh tế xã hội có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh tế nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp. Vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động lên đối tượng lao động để biến nó thành sản phẩm có ích nên lao động là yếu tố không thể thiếu để hợp thành mọi qua trình sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên đây là yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Nó là chủ thể quyết định vì chính con người lao động là người giải đáp các câu hỏi kinh tế của quá trình sản xuất: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Do vậy việc phân tích lao động và tiền lương có một ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Những người quản trị doanh nghiệp mỏ nào cũng nhận thấy rằng lao động trong sản xuất công nghiệp mỏ là loại lao động tương đối đặc biệt vì cường độ lao động cao, môi trường lao động thì chịu nhiều sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ như độ ẩm cao, bụi, chất độc...địa bàn lao động thì xa xôi, phân tán do đó phải có những chính sách hợp lý về lao động và tiền lương. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương là xem xét mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động tìm ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian làm giảm năng suất lao động, tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương có hợp lý không trên cơ sở đó không ngừng tận dụng thời gian lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho công nhân viên. 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3.1.2.1/ Mục đích Phân tích và khảo sát đánh giá sự biến động về lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương để thấy việc thực hiện tăng năng suất lao động giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2.2/ Đối tượng nghiên cứu Là số công nhân viên trong danh sách và tiền lương của các công nhân viên biến động so với sản lượng khai thác trong giai đoạn 2001 á 2005. 3.1.2.3/ Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích gồm hai phần Phần 1: Phân tích sự biến động về lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương bao gồm : +, Số lượng và kết cấu lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Chất lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Thời gian lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Năng suất lao động trong giai đoạn 2001 á 2005. Phần 2 : Phân tích tình hình sử dụng tiền lương trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương bao gồm : +, Phân tích tổng quỹ lương của công ty trong giai đoạn 2001 á 2005. +, Phân tích tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2001 á 2005. 3.1.2.4/ Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thống kê để tập hợp số liệu về lao động và tiền lương trong 5 năm từ 2001 á 2005. Dùng công thức tính tốc độ tăng, giảm bình quân trong trường hợp cùng xu hướng của lao động và tiền lương trong năm năm Ibq = (3.1) Dùng công thức tính quy mô tăng bình quân của lao động và tiền lương trong năm năm (3.2) Dùng phương pháp thống kê phân tích: +, Chỉ số định gốc: (3.3) +, Chỉ số liên hoàn: (3.4) 3.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương 3.2.1 Phân tích số lượng lao động và kết cấu lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương Trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh 2001 á 2005 của Công ty than Mông dương đã có những thay đổi lớn về mặt công nghệ : năm 2003 Công ty than Mông dương đã đưa vì chống thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động vào chống giữ ở các lò chợ thay cho vì chống bằng gỗ. Do đó từ lao động gần như thủ công ở lò chợ hiện nay Công ty than Mông dương đã chuyển sang cơ giới hoá, quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Nên lao động được tuyển dụng thêm và cũng đã được nâng cao tay nghề để có thể sử dụng và vận hành tốt nhằm nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua bảng 3.1 cho thấy trong năm năm qua công ty than Mông dương đã liên tục mở rộng sản xuất đưa sản lượng từ 430 344 tấn lên 1 728 030 tấn. Để tạo ra được lượng sản phẩm trên Công ty đã phải sử dụng số lượng công nhân từ 2230 người năm 2001 lên 3 282 người năm 2005. Lực lượng lao động trong Công ty than Mông dương bao gồm công nhân kỹ thuật, lao động gián tiếp và lao động khác. Trong đó công nhân kỹ thuật là lao động trực tiếp tạo ra chất lượng và số lượng sản phẩm nên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại lao động. Cụ thể năm 2001 lực lượng lao động này chiếm một tỷ trọng khoảng 71,8% tổng lao động và tỷ lệ này thay đổi liên tục để phù hợp quy mô cũng như công nghệ sản xuất. Trong những năm 2001, 2002 Công ty còn dùng vì chống gỗ là chủ yếu nên lực lượng lao động này đông để tạo ra sản lượng (từ sản lượng 430 344 tấn năm 2001 lên 520 450 tấn năm 2002 đã tăng tỷ lệ công nhân kỹ thuật từ 71,8% lên 81,6%). Những năm sau đó do dùng công nghệ hiện đại hơn nên tỷ lệ công nhân kỹ thuật không có gì thay đổi nhiều khoảng 78á79%. Tỷ trọng của lao động gián tiếp trong Công ty luôn giữ một mức tương đối đồng đều trong cả 5 năm không có gì thay đổi nhiều từ 10 á 12% trong khi sản lượng lại tăng lên một lượng đáng kể điều đó cho thấy Công ty đã giảm được một lượng lao động dôi dư ăn theo sản phẩm của người lao động giúp công ty tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lao động khác là những lao động hợp đồng thời vụ, thuê ngoài của Công ty đã giảm hẳn kết cấu từ những năm 2003. Trong những năm đầu do lực lượng lao động còn mỏng, Công ty đã thuê thêm nhân lực từ phía bên ngoài. Sau đó do mở rộng quy mô sản xuất nên thay vào việc thuê lao động Công ty đã tuyển thêm lao động và chủ yếu là công nhân kỹ thuật vào nhằm tăng được chất lượng lao động. Việc thay đổi số lượng lao động khác là nguyên nhân làm cho tổng lao động năm 2002 giảm so với năm 2001 mặc dù công nhân kỹ thuật và lao động gián tiếp vẫn tăng so với năm 2001. Dùng đồ thị để thể hiện rõ kết cấu của công nhân lao động trong giai đoạn 2001á2005 : Hình 3.1: Đồ thị về kết cấu lao động trong giai đoạn 2001á2005 Quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng nên số lượng công nhân viên trong công ty cũng tăng dần theo các năm, theo chỉ số định gốc so với năm 2001 thì năm 2005 đã tăng lên 147,2% với tốc độ tăng bình quân 102,6%. Bên cạnh đó sản lượng cũng tăng lên 401,5% với tóc độ tăng bình quân 106,66% vì tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng nên có thể coi số lượng lao động trong 5 năm qua là hợp lý. Theo chỉ số liên hoàn cho thấy sản lượng các năm liên tiếp kề nhau đều tăng trong khi đó số công nhân viên năm 2002 thì nhỏ hơn số công nhân viên năm 2001 do nguyên nhân giảm lao động khác, còn lại các năm đều tăng với nhưng mức tăng nhỏ hơn rất nhiều so với tăng sản lượng. Để xem xét cụ thể hơn dùng đồ thị biểu diễn chỉ số định gốc và chỉ số liên hoàn về số lượng lao động trong giai đoạn 2001á2005 (hình 3.2). Qua đồ thị cho thấy sản lượng trong các năm đều tăng lớn hơn về lao động, Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét với mức tăng sản lượng như trên thì việc tăng giảm số lao động tương ứng như thế nào Với số lượng công nhân năm 2001 là 2230 người tương ứng với sản lượng 430 344 tấn thì năm 2005 với tăng mức sản lượng lên 1 728 030 tấn sẽ cần số lượng công nhân: Hình 3.2: Đồ thị các chỉ số về lao động và sản lượng giai đoạn 2001á2005 , người Vậy số lượng công nhân đã tiết kiệm được: 8 954,5 - 3 282 = 5 672,5, người Trong đó số lượng công nhân kỹ thuật tăng theo sản lượng: , người Số lượng công nhân kỹ thuật tiết kiệm là : 6428,8 - 2 594 = 3 834,8, người Và số lượng lao động gián tiếp đã tiết kiệm được là : 8954,5 - 3834,8 = 5 119,7, người Trong thực tế số công nhân lao động gián tiếp đã tăng nhưng tốc độ tăng lao động gián tiếp là 101,85% thấp hơn tốc độ tăng công nhân kỹ thuật 103,4% nên chấp nhận được . Bên cạnh đó trong năm qua công ty than Mông dương có mức tăng sản lượng bình quân là 106,66%/năm cao hơn mức tăng số công nhân kỹ thuật bình quân 103,37%/năm là hợp lý. Tóm lại số lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương tăng tương đối hợp lý so với việc mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Để tìm hiểu sâu hơn cần đi phân tích chất lượng lao động 3.2.2/ Phân tích chất lượng lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương Chất lượng lao động được phản ánh ở đây bao gồm bậc thợ, trình độ văn hoá và tuổi đời. Trong thời gian qua công ty than Mông dương luôn quan tâm chú trọng đến nâng cao tay nghề và trẻ hoá độ ngũ công nhân lao động. Bậc thợ của công nhân của Công ty than Mông dương trong giai đoạn 2001á2005 so với năm gốc 2001 tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Xét về bậc thợ nhận thấy năm 2003 có sự thay đổi đột biến về chất lượng bậc thợ, thợ bậc 2 và thợ bậc 3 tăng đột biến so với năm 2001 và năm 2002. Nguyên nhân của sự tăng do Công ty đổi mới công nghệ đã đưa vì chống, giá thuỷ lực đơn vào chống giữ ở tất cả các lò chợ cho phép nên đã tuyển thêm công nhân mới vào làm và yêu cầu công nhân đó là những công nhân đều có trình độ tay nghề nên quy mô tăng bình quân của bậc thợ tập trung chủ yếu vào thợ bậc 3 và thợ bậc 4. Theo bảng 3.2 thì thợ bậc 5 và 6 trong giai đoạn này tốc độ tăng là lớn nhất tăng 114,2% và 121,8%, thợ bậc 4 không tăng mà còn giảm đi. Xét về quy mô tăng bình quân thợ bậc 4 có quy mô tăng lớn nhất sau đó là thợ bậc 3 và thợ bậc 5. Với quy mô như trên thì Công ty than Mông dương có một độ ngũ công nhân tương đối lành nghề, xét thêm về bậc thợ bình quân của cả giai đoạn (3.4) Trong đó: Ci : Bậc thợ i (bậc) Ni : Số công nhân bậc thợ i (người) Nhận thấy Công ty than Mông dương trong giai đoạn 5 năm qua đã có một đội ngũ thợ có tay nghề bình quân là 3,9. Theo tác giả được biết các công ty khai thác hầm lò trong vùng Quảng ninh có bậc thợ bình quân là 4,3 như vậy tay nghề bình quân đội ngũ lao động Công ty than Mông dương là tương đối thấp. . Trong đó nhận thấy thợ bậc 4 có tỷ trọng lớn nhất trong các bậc thợ mà lại có xu hướng giảm đi đó cũng là nguyên nhân làm cho bậc thợ bình quân của Công ty giảm. Do đó trong các năm tiếp theo công ty nên có hướng đầu tư về chiều sâu. Ngoài ra nếu Công ty luôn đưa ra được những chính sách ưu đãi và khuyến khích được lao động thì tương lai bậc thợ bình quân còn được tăng cao hơn nữa lý do vì tuổi đời hầu hết các công nhân đều còn rất trẻ trong khoảng độ tuổi lao động sung sức nhất từ 25 á 45 tuổi với quy mô tăng đặc biệt ở khoảng từ 25á35 tuổi, tốc độ tăng bình quân cũng tập trung tăng vào khoảng 25 á45 tuổi . Càng gần những năm trở lại đây tuổi đời của công nhân càng trẻ và trình độ công nhân cũng càng tăng cao, nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá ảnh hưởng rõ rệt đến tay nghề nhất là đối với lao động gián tiếp nên Công ty đã quan tâm bối dưỡng cho cán bộ công nhân viên học thêm ngoài giờ .Mặc dù cơ cấu bình quân của trình độ trung học vẫn còn thấp hơn trình độ cơ sở nhưng tốc độ tăng bình quân của trình độ trung học lại cao hơn rõ rệt so với cơ sở. Qua phân tích cho thấy trong giai đoạn 5 năm 2001 á 2005 thì số lượng công nhân tăng để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng là hợp lý, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và đội ngũ lao động ngày càng được trẻ hoá. Ngoài số lượng và chất lượng lao động để đánh giá về tình hình sử dụng lao động cần phân tích thời gian sử dụng lao động trong Công ty than Mông dương. 3.2.3/. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương Sử dụng thời gian lao động hợp lý là khả năng sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, sự hợp lý của chế độ công tác, tình trạng kỷ luật lao động ... của công ty. Trong giai đoạn này Công ty than Mông dương đã có nhiều chính sách cũng như chế độ khuyến khích được người lao động tăng thời gian làm vịêc của mình đặc biệt là đã làm tốt công tác giao khoán sản phẩm đến từng công trường, phân xưởng. Tổng số ngày công chế độ chính là tổng số ngày công chế độ của từng loại công nhân viên trong từng năm. Tổng số ngày công báo cáo bao gồm số ngày công làm việc thực tế và các ngày công được hưởng chế độ như nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ lễ hay thai sản... Qua bảng 3.3 cho thấy tổng ngày công chế độ tăng dần so với năm gốc và đều có mức tăng tương đối giữa các năm liên tiếp liền kề. Tốc độ tăng bình quân của tổng ngày công chế độ là 104,6% lớn hơn tốc độ tăng bình quân số lượng lao động là 102,6%. So với tổng ngày công chế độ thì tốc độ tăng bình quân của tổng ngày công báo cáo là lớn hơn đạt 110,9%. Trong đó ngày công thực tế làm việc có tốc độ tăng 110,4% trong đó năm 2005 tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Trong cả giai đoạn chỉ có năm 2004 có số ngày công làm việc thực tế giảm so với năm 2003, ngày công khác được hưởng lương cũng giảm so với năm 2003 nhưng bên cạnh đó sản lượng khai thác vẫn tăng lên 106,7% so với năm 2003. Tốc độ tăng của tổng những ngày công khác được hưởng lương lại tăng lên 117,3% trong đó tăng mạnh trong năm cuối của giai đoạn (so với năm 2004 tăng 189,5%). Ngoài ra tốc độ tăng ngày công thực tế bằng 110,4% lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật là 103,9%. Như vậy việc tăng năng suất đã không thực hiện được mặc dù Công ty đã tăng số ngày công làm việc thực tế, điều này chứng tỏ số ngày công vắng mặt không trọn ngày nhiều, Công ty cần nghiêm túc hơn trong công tác quản lý thời gian lao động. Tóm lại trong giai đoạn 2001 á 2005 vừa qua Công ty than Mông dương đã nâng cao và khuyến khích lao động để tăng thời gian làm việc thực tế nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2.4/. Phân tích năng suất lao động của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế biểu thị mức độ hiệu qủa của lao động tức là đo lường mối quan hệ giữa tiêu hao sức lao động và kết quả của lao động.Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động.Phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo được thu nhập cho người lao động ở phần đồ án này tác giả chỉ phân tích hai chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật và năng suất lao động tính bằng giá trị. Hai chỉ tiêu cho phép đánh giá năng suất lao động của tổng thể những người lao động và hạn chế trong phạm vi những lao động trực tiếp sản xuất. Năng suất lao động chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố, trong mỗi năm của giai đoạn 5 năm 2001á 2005 này năng suất lao động chịu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau . Tuy nhiên cả giai đoạn thì năng suất lao động đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất phức tạp như phay phá, đứt gãy và cả những khu lò thổ phỉ còn để lại. Trong giai đoạn này Công ty cũng đã thay đổi công nghệ chống giữ lò chợ bằng giá thuỷ lực nên năng suất lao động sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.Các chính sách công cụ và phương pháp quản lý nhân lực của công ty than Mông dương luôn được chỉnh sửa và bổ sung, hay mức độ tập trung hoá chuyên môn hóa các quá trình sản xuất cũng làm tăng năng suất lao động của công ty. Năng suất lao động được tính: (3.5) Trong đó : SL : sản lượng năm , tấn N : Số công nhân viên sản xuất chính, người G: giá bán bình quân một tấn than , đ/tấn Cụ thể năng suất lao động trong 5 năm qua được tổng hợp trong bảng 3.4: Qua bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật có tốc độ tăng bình quân là 103,9% thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của năng suất lao động tính bằng giá trị là 1105,2%. Vì ngoài tốc độ tăng của sản lượng và số luợng công nhân viên sản xuất chính tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng giá trị còn chịu ảnh hưởng của tốc độ tăng giá bán than. Trong năm năm qua giá bán than có tốc độ tăng bình quân tăng là 101,3% với quy mô tăng bình quân 260 367,7 đồng/ tấn. Giá bán than qua các năm đều tăng so với năm 2001 giá bán than đã tăng lên 26,1% và tăng tương đối đồng đều giữa các năm. Xét về năng suất lao động tính bằng hiện vật : qua năm năm sản lượng đã tăng lên 401,5% so với năm 2001 với tốc độ tăng 106,7%, và tăng đặc biệt ở năm 2004 tăng gần 1,8 lần so với năm 2003. Trong khi đó số công nhân viên sản xuất chính tăng lên 203,6% so với năm 2001và cũng tăng gần gấp rưỡi ở năm 2004 so với năm 2003. Cho nên đã làm giảm tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật 103,9%. Nhận thấy quy mô tăng bình quân có giá trị gần bằng giá trị năm 2003 điều đó cho thấy Công ty than Mông dương có mức tăng trưởng ổn định và đồng đều. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân năng suất lao động tính bằng hiện vật lại nhỏ hơn tốc độ tăng số lượng công nhân viên sản xuất chính điều này cho thấy thời gian vắng mặt trong ngày còn nhiều, giờ công hiệu quả còn kém. Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong công tác quản lý và phân công lao động. Năng suất lao động tăng hay giảm phụ thuộc và nhiều nguyên nhân , trong giai đoạn này Công ty đã nâng cao trình độ sản xuất dùng vì chống và giá đỡ thuỷ lực thay cho vì chống gỗ, điều kiện địa chất mỏ phức tạp công tác đào lò, khai thác lò chợ gặp nhiều khó khăn, nhiều đường lò gặp phay phá, xén lò nhiều . Đồ thị về các chỉ số định gốc và liên hoàn của năng suất lao động tính bằng hiện vật (hình 3.3) 3.3. Phân tích tình hình sử dụng tiền lương trong giai đoạn 2001 á 2005 của công ty than Mông dương 3.3.1. Phân tích tổng quỹ lương của Công ty than Mông dương giai đoạn 2001á2005 Hình 3.3 : Đồ thị các chỉ số về NSLĐ tính bằng hiện vật Tiền lương là bộ phận thu nhập quốc dân được các chủ thể phân phối trở lại cho người lao động dưới hình thức tiền tệ tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động của họ.Trong nền kinh tế thị trường tiền lương cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế và đạo luật, công cụ chính sách của nhà nước.Nhưng nó lại là công cụ để khuyến khích nâng cao chuyên môn nghề nghiệp, do vậy trong giai đoạn 2001á2005 vừa qua công ty than Mông dương đã đưa ra nhiều phương án trả lương sao cho sát với sức lao động bỏ ra nhất đó là khoán sản phẩm đến từng công trường tổ đội. Tổng quỹ lương của công ty được xác định theo đơn giá tiền lương và doanh thu tính lương. Việc xác định quỹ lương có tác dụng giúp Công ty có thể kiểm tra mức chi tiền lương của công ty theo mức doanh thu đạt được trong kỳ. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương được thể hiện trong bảng 3.5 Qua bảng 3.5 cho thấy Tổng quỹ lương tăng chậm ở 3 năm đầu của giai đọan sau đó tăng gần như gấp đôi ở 2 năm cuối, theo chỉ số liên hoàn cho thấy mức độ tăng của ba năm sau này năm tương đương nhau, làm tốc độ tăng bình quân của tổng quỹ lương lên 114,7%. Điều đó cũng tương tự ở doanh thu nhưng đối với đơn giá tiền lương thì lại khác mặc dù đơn giá tiền lương của công ty do Tổng công ty nay là Tập đoàn than Việt nam giao xuống qua căn cứ các kết quả thực hiện năm trước và kế hoạch sản xuất năm sau, nhưng đơn giá tiền lương của 3 năm giữa so với năm đầu 2001 đều thấp hơn điều đó chứng tỏ công ty đã giảm được một phần mức chi tiền lương trong doanh thu đạt được của công ty. Nó có ý nghĩa to lớn trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Bên ạnh đó tốc độ tăng số lượng lao động lại thấp hơn chỉ đạt 102,6% do đó đã nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên lên nhờ tiền lương bình quân tăng 369,9% so với năm 2001. Trong giai đọan 2001á2005 vừa qua tốc độ tăng đơn giá tiền lương, tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng số lượng lao động đều nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Như vậy công tác quản lý tiền lương lao động là hợp lý. Cụ thể xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và đơn giá tiền lương tới tổng quỹ lương bằng phương pháp thay thế liên hoàn Tổng quỹ lương được tính (3.6) Chênh lệch quỹ tiền lương trong năm năm được tính DTQL = TQL2002 - TQL2001 + TQL2003 - TQL2002 + TQL2004 - TQL2003 + TQL2005 - TQL2004 (3.7) Khi doanh thu thay đổi quỹ lương đã tăng lên một lượng được xác định tương ứng như sau: (DT2002-DT2001)*Dg2001+(DT2003-DT2002)*Dg2002+(DT2004-DT2003)*Dg2003+(DT2005-DT2004)*Dg2004 (3.8) Khi đơn giá thay đổi quỹ lương đã tăng lên một lượng được xác định tương ứng như sau: (Dg2002-Dg2001)*DT2002+(Dg2003-Dg2002)*DT2003+(Dg2004-Dg2003)*DT2004+(Dg2005-Dg2004)*DT2005 (3.9) Cụ thể phần tính toán được đưa vào trong bảng tính 3.6 Như vậy tổng quỹ lương của công ty tăng lên 190 040 189.3 triệu đồng là do doanh thu tăng 143 343 424.5 triệu đồng và 46 696 764.8 triệu đồng do đơn giá tiền lương tăng. 3.3.2/ Phân tích tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2001á2005 của công ty than Mông dương Công ty than Mông dương cũng như các doanh nghiệp khác đều sử dụng tiền lương, tiền thưởng như một động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty đã thực hiện đúng và đủ các chính sách của Nhà nước đối với việc trả lương theo từng công việc , phân phối trên cở sở khoán sản phẩm theo cơ chế và đơn giá của Tổng công ty giao theo từng năm mức thu nhập của công nhân kỹ thuật và lao động gián tiếp được tóm tắt cụ thể trong bảng 3.7: Qua bảng 3.7 cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân tăng với tốc độ bình quân 106% lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật, đây là điều chưa hợp lý ở Công ty than Mông dương trong 5 năm qua. Điều này đã chứng tỏ rằng chi phí để trả lương cho công nhân còn quá lớn tức là việc trả lương của công ty trong giai đoạn vừa qua chưa phù hợp với sức lao động của công nhân viên bỏ ra đồng thời việc tích luỹ phát triển sản xuất cũng không đạt được, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp để khắc phục triệt để hơn nữa như tăng thời gian làm việc thực tế, giảm lao động gián tiếp . Trong đó thợ chống cuốc lò đã tăng so với năm 2001 là 442% có tốc độ tăng bình quân là lớn nhất đạt 112,3% tương ứng với quy mô tăng bình quân 3 074 nghìn đồng/ tháng. Còn theo chỉ số liên hoàn cho thấy các năm đều có xu hướng tăng và tăng nhiều ở năm 2003 so với năm 2002 và năm 2005 so với năm 2004. Tốc độ tăng bình quân cao sau tiền lương của thợ chống cuốc là của gián tiếp phòng ban và gián tiếp phân xưởng tăng 111,5%. Trong 5 năm qua, Công ty đã sử dụng việc khoán sản phẩm tới từng tổ đội sản xuất còn đối với gián tiếp phòng ban và gián tiếp phân xưởng thì cũng trả lương theo sản phẩm mà họ liên quan. Tiền lương của các loại công nhân khác cũng đều tăng với mức tăng tương đối cao, nhưng trong giai đoạn 2001á2005 vừa qua giá cả thị trường đã thay đổi liên tục, do đó để xem xét kỹ hơn cần chuyển đồng tiền về giá trị hiện tại: (3.10) Trong đó : P0 : Tiền lương bình quân tại thời điểm năm 2001 r: Tỷ lệ lãi suất năm 2005 : r = 8,6% t : kỳ hạn phân tích Bảng phân tích tiền lương bình quân quy về giá trị hiện tại Bảng 3.8 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Ibq,% Qbq - t 0 1 2 3 4 Tiền lương bq 1000đ người/tháng 1224,1 1696,3 2951,7 4601,2 6298,3 3354,3 - Chỉ số định gốc 100 138,6 241,1 375,9 514,5 - Chỉ số liên hoàn 100 138,6 174,0 155,9 136.9 108,2  Qua bảng 3.8 cho thấy với tiền lương bình quân khi quy đổi về gái trị hiện tại thì tiền lương bình quân đã tăng từ 1224,1 lên 6298,3 nghìn đồng/ tháng, có tốc độ tăng bình quân là 108,2% với quy mô tăng bình quân cũng lớn hơn là 3354,3 nghìn đồng/người. Như vậy trong năm năm qua công ty đã tăng mức lương bình quân của công nhân lên hơn năm lần. Với mức lương Công ty đã nâng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức của toàn công ty bên cạnh đó đã khuyến khích và giữ được lao động giỏi lại cho Công ty. Ngoài tiền lương công ty còn áp dụng hình thức thưởng để khuyến khích sản suất mức thưởng tuỳ thuộc vào công việc mức độ hoàn thành và trách nhiệm công việc, giúp người lao động có thêm thu nhập và lao động hăng say nhiệt tình hơn. Các chỉ số về tiền lương bình quân của giai đoạn 2001 á 2005 được biểu thị trên đồ thị như sau: Hình 3.3 : Đồ thị các chỉ số về tiền lương giai đoạn 2001á2005 3.3.3 Phân tích tình hình phân chia tiền thưởng của công nhân Qua bảng 3.9 cho thấy trong giai đoạn năm năm qua Công ty đã liên tục đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, trong đó có biện pháp dùng tiền thưởng để khuyến khích người lao động hoàn thành vượt mức lao động. Thưởng, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương trong năm năm qua có tốc độ tăng bình quân đạt 68,2% thấp hơn tổng thu nhập là 108,7% và lương sản phẩm là 114,6%. Quy mô tăng bình quân của tiền lương sản phẩm cho thấy tổng lương sản phẩm tăng rất lớn vào hai năm cuối của giai đoạn. Nhưng tiền thưởng lại tăng đột biến vào năm 2004 và thấp hẳn vào năm 2005. Kết luận chương III Trong giai đoạn 2001á 2005 tình hình sử dụng lao động của công ty than Mông dương có chiều hướng tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã sắp xếp lại tổ chức các đơn vị theo yêu cầu của sản xuất, thành lập thêm các đơn vị khai thác và đào lò. Tăng cường lực lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, giảm lao động gián tiếp. Cùng với sự trẻ hoá đội ngũ lao động Công ty luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lương của công nhân cũng không ngừng được nâng cao khuyến khích, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức. Đó là động lực kích thích người lao động hăng say làm việc. Tuy nhiên Công ty cần phải xem xét lại tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động nhằm giảm bớt một phần chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần xây dựng quy chế quản lý lao động tiền lương theo quy định của Tổng công ty và phù hợp với đặc thù sản xuất của Công ty nhằm kuyến khích lao động trực tiếp, tăng cao được thu nhập cho người lao động. Kết luận chung Qua thời gian thực tập tại Công ty than Mông Dương với những kiến thức tiếp thu được trong học tập và sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Hoài Nga cùng các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và Quản trị Doanh nghiệp - Trường Đại học mỏ địa chất đến nay bản đồ án đã được hoàn thành đầy đủ và chính xác với những nội dung chủ yếu sau: Chương 1: Tình hình chung và các các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty Than Mông Dương. Chương 2: Phân tích tình hình sản xuất chủ yếu của Công ty Than Mông Dương năm 2003. Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương giai đoạn 2001á2005 của công ty than Mông dương Kết quả giải quyết các nội dung trên cho phép rút ra những kết luận sau: Trong năm 2005 Công ty Than Mông Dương đã hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu, ngoài những nguyên nhân khách quan thì để có được thành tích này phần lớn do sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là dấu hiệu của một bước chuyển mới về quy mô của Công ty. Trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty chưa cao do có sự chênh lệch quá lớn giữa các khâu trong dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ lạc hậu nên hiệu quả chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có những kế hoạch đầu tư mới và sửa chữa lớn tài sản cố định một cách đúng mức, thanh lý những máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý lắm, để khắc phục tình trạng này trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng công nhân hợp lý hơn. Giá thành trong năm qua của Công ty tăng lên do nhiều yếu tố do đó trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp để làm giảm các yếu tố chi phí dẫn đến giảm giá thành. - Khả năng thanh toán của Công ty cũng còn có nhiều khó khăn trong những năm tới Công ty cần có chiến lược vay vốn hay chiếm dụng các nguồn vốn có thể để tăng cao khả năng thanh toán và tránh được những rủi ro thiếu vốn gây ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện đồ án nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Cẩm Phả, ngày 16 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Lê Thị Diễm Lệ Tài liệu tham khảo TT Tác giả Tên Giáo trình 1 Th.S.Đặng Huy Thái “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCN Mỏ” - Trường Đại học mỏ Địa Chất - Hà Nội 2002 2 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Thống kê kinh tế”-Trường Đại học mỏ Địa Chất- Hà Nội 1994 3 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Kinh tế công nghiệp mỏ “-Trường Đại học mỏ Địa Chất - Hà Nội 2001 4 Th.S.Nguyễn Văn Bưởi “Hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp mỏ”-Trường Đại học mỏ Địa Chất- Hà Nội 2004 5 PGS.PTS.Ngô Thế Bính “Định Mức lao động”- Trường Đại học mỏ Địa Chất xuất bản năm 1996 6 GS.TS. Nguyễn Đình Phan "Quản trị kinh doanh" - NXB Chính trị Quốc Gia -Hà Nội 1996 7 TS. Vương Huy Hùng Th.S. Đặng Huy Thái "Tổ chức sản xuất doanh nghiệp Mỏ" - Trường ĐH Mỏ Địa Chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9365.doc
Tài liệu liên quan