Nhà tư bản người Mỹ Charlie Cowley – Người sáng lập ngân hàng Maryland
National Bank Association (MNBA) đã nói cách đây hơn 100 năm “Success is getting
the right customers and keeping them” (Thành công là chọn đúng những khách hàng
cần có và giữ lấy họ). Những khách hàng cần có ở đây là những khách hàng mục tiêu
nhưng trong nhóm này cần chọn ra những người cần giữ, đó là những khách hàng trung
thành có quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Chính vì thế chi nhánh cần quan tâm, hỗ
trợ cho những khách hàng truyền thống của mình, gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh
kỳ hạn trả lãi vay và nợ gốc sao cho phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh doanh của họ.
Động viên CBTD học hỏi kinh nghiệm, tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
trong các hoạt động sản xuất, am hiểu tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh để thẩm
định, xét duyệt cho vay cũng như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ vay của khách hàng sao cho
hợp lý
54 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 28
388.589 triệu đồng, tăng 303.706 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng
là 358%. Đến năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là 459.725 triệu
đồng, tăng 71.136 triệu đồng với tỷ lệ tăng 18% so với năm 2007.
Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề.
Bảng 4.1.1b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Nông nghiệp 43.390 32 140.823 32 164.763 32 97.433 225 23.940 17
Công nghiệp 7.627 6 64.778 15 61.539 12 57.151 749 -3.239 -5
Xây dựng 8.390 6 42.247 9 38.022 7 33.857 404 -4.225 -10
TM - DV 75.593 56 197.152 44 256.300 49 121.559 161 59.148 30
Tổng 135.000 100 445.000 100 520.624 100 310.000 230 75.624 17
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Biểu đồ 4.1.1b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2006 2007 2008
Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ
Biểu đồ 4.1.1b cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành TM - DV và
nông nghiệp đều tăng qua các năm, riêng ngành công nghiệp và xây dựng lại có xu
hướng giảm. Cụ thể:
Ngành nông nghiệp: doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 đạt 43.390 triệu đồng.
Năm 2007 đạt 140.823 triệu đồng, tăng 97.433 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ
tăng 225%. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 164.763 triệu đồng, tăng
23.940 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 17%.
Ngành TM - DV: năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 75.593 triệu đồng.
Sang năm 2007 tăng lên 197.152 triệu đồng, tăng 121.559 triệu đồng so với năm 2006
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 29
với tỷ lệ tăng 161%. Đến năm 2008 con số này tăng lên 256.300 triệu đồng, tăng 59.148
triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 30%.
Ngành công nghiệp: doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 chỉ đạt 7.627 triệu
đồng. Năm 2007 tăng lên 64.778 triệu đồng, tăng 57.151 triệu đồng so với năm 2006
với tỷ lệ tăng 749%. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này giảm còn
44.898 triệu đồng, giảm 3.239 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -5%.
Ngành xây dựng: năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 8.390 triệu đồng.
Năm 2007 tăng lên 42.247 triệu đồng, tăng 33.857 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ
tăng 404%. Đến năm 2008 con số này giảm xuống còn 29.281 triệu đồng, giảm 4.225
triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -10%.
Nguyên nhân:
Sở dĩ ngành TM - DV chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn
và tăng với tỷ lệ từ thấp nhất sang cao nhất là do TM - DV được xem là thế mạnh của
thị xã, chiếm tỷ trọng 64,82% cơ cấu kinh tế địa phương8. Với vị trí giáp cửa khẩu biên
giới quốc gia và quốc tế, đặc biệt là cửa khẩu Vĩnh Ngươn – nơi thường xuyên qua lại
của người dân Châu Đốc trong việc mua bán hàng hóa, nhất là các mặt hàng điện tử như
máy vi tính, điện thoại di động, các mặt hàng điện máy Vì thế có nhiều cửa hàng,
doanh nghiệp mở ra hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này. Thêm vào đó, năm 2008
Châu Đốc được chọn là “năm du lịch quốc gia”9 với lễ hội vía bà chúa xứ núi sam, sự
kiện này đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là khách
hành hương, kéo theo đó là các loại hình đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của các
nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng mua sắm hàng hóa, các khu vui chơi giải trínhằm
đáp ứng nhu cầu của du khách nhưng do nguồn vốn có hạn nên họ phải tìm đến ngân
hàng để được cấp tín dụng. Những lý do trên dẫn đến việc tăng trưởng doanh số cho vay
ngắn hạn ngành TM – DV của chi nhánh Bắc An Giang.
Ngoài TM - DV, Châu Đốc còn nổi tiếng với địa danh “làng bè Châu Đốc”. Dọc
ven bờ sông hậu có rất nhiều ngư dân sinh sống và chăn nuôi cá tra, cá basanhằm đáp
ứng nhu cầu cá nguyên liệu cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu thủy sản. Do đó
chi nhánh Bắc An Giang đã mở rộng hoạt động cấp tín dụng đối với ngành nông nghiệp
nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Điều đó cũng cho thấy chi nhánh đã thực
hiện rất tốt mục tiêu cũng như định hướng hoạt động tín dụng10 của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.
Về công nghiệp: Với tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 là
749% cho thấy các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn TXCĐ đã hoạt động rất tốt
trong năm 2007, đặc biệt là các cơ sở chế biến mắm, khô bò, lạp xưởngđã thu hút
được nhiều khách hành hương đến mua vì đây là đặc sản của Châu Đốc. Bên cạnh đó,
các cơ sở này còn xuất khẩu sang một số nước như mắm được xuất khẩu sang Mỹ, bánh
mì ngọt được xuất khẩu sang Campchia. Chính vì lợi nhuận thu được từ những thị
trường này là rất hấp dẫn nên họ luôn nâng cao năng suất, mở rộng hoạt động kinh
doanh và đến ngân hàng để được hỗ trợ vốn. Đó là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho
vay ngắn hạn năm 2007 tăng rất cao. Tuy nhiên sang năm 2008, tình hình khủng hoảng
kinh tế thế giới đã làm cho hoạt động xuất khẩu của các cơ sở này gặp nhiều khó khăn,
thêm vào đó là lãi suất tăng cao nên các cơ sở này hạn chế việc vay vốn từ ngân hàng.
8 Nguồn:
9 Theo VOV
10 Đối với các ngân hàng thuộc khu vực ĐBSCL, cần đầu tư vào các dự án nuôi trồng thủy sản.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 30
Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp năm
2008 giảm -5%.
Về xây dựng: Trong năm 2007 có nhiều công trình xây dựng được đầu tư như
trường học, đường xá, việc cải tạo nâng cấp các cơ sở cơ quan ban ngành đã làm tăng
doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tình hình
bất ổn kinh tế vĩ mô đã làm cho giá nguyên vật liệu tăng rất cao, lãi suất cho vay của các
ngân hàng tăng mức kỷ lục dẫn đến việc ngán ngại của các nhà đầu tư trong việc đấu
thầu cũng như vay vốn ngân hàng để thi công dự án, hệ lụy kéo theo là doanh số cho
vay ngắn hạn ngành xây dựng năm 2008 giảm 4.225 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ
lệ giảm -10%.
Mặc dù 2008 là năm đầy biến động nhưng chi nhánh Bắc An Giang vẫn duy trì
được tỷ lệ tăng tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 17%. Nguyên nhân là vào tháng 10,
tháng 11 kinh tế Việt Nam đã rõ dần dấu hiệu suy giảm, để ứng phó kịp thời phù hợp
với tình hình mới, Chính phủ đã chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt linh
hoạt, góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kích thích tiêu dùng đề
phòng nguy cơ giảm phát, trước tình hình đó, Hội sở chính đã chỉ đạo về công tác tín
dụng nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ - hỗ trợ các khách hàng phục vụ
sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy Chi nhánh Bắc An Giang đã rất nhạy bén, linh
hoạt trong chỉ đạo của NHĐT& PT Việt Nam cũng như chủ trương của nhà nước.
Tóm lại: Chi nhánh Bắc An Giang đã biết khai thác được thế mạnh, tiềm năng và
cơ hội của thị xã, có sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng phù hợp với chỉ đạo, chủ
trương của NH ĐT&PT Việt Nam
4.1.2 Tình hình thu nợ ngắn hạn.
Với chức năng là huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, sau đó cho
vay để tìm lợi nhuận, chính vì thế mà các ngân hàng luôn nâng cao doanh số cho vay.
Tuy nhiên, nguồn vốn luôn có hạn, vì vậy công tác thu hồi nợ sau khi cho vay là hết sức
quan trọng đối với ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Bắc An Giang nói riêng.
Việc thu hồi lãi và nợ gốc đúng thời hạn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn
vốn và tạo vòng quay cho các khoản vay tiếp theo. Điều đó phụ thuộc vào thiện chí trả
nợ của khách hàng cũng như công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trong việc cấp tín
dụng.
Bảng số liệu sau đây sẽ cho biết công tác thu hồi nợ của chi nhánh Bắc An Giang
trong những năm qua:
Thu nợ ngắn hạn theo TPKT
Bảng 4.1.2a: Thu nợ ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Cá thể 20.059 19 42.842 11 43.805 11 22.783 114 963 2
TCKT TN 87.441 81 332.658 89 363.564 89 245.217 280 30.906 9
Tổng 107.500 100 375.500 100 407.369 100 268.000 249 31.869 8
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 31
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Biểu đồ 4.1.2a: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo TPKT
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
2006 2007 2008
Cá thể TCKT TN
Nhìn chung, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn tại chi nhánh đều tăng qua các năm.
Năm 2006 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 107.500 triệu đồng. Năm 2007 đạt
375.500 triệu đồng, tăng 208.000 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 249%. Đến
năm 2008 con số này tăng lên 407.369 triệu đồng, tăng 31.869 triệu đồng so với năm
2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 8%. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh
đã đạt được kết quả khá tốt trong những năm qua. Tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh số thu nợ
ngắn hạn trong năm 2008 chưa tương xứng so với tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn
trong năm (8%<17%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do suy thoái kinh tế trong
và ngoài nước, khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh,
tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khănĐiều đó đã ảnh hưởng
đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng.
Đối với cá thể: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 20.059 triệu đồng. Năm
2007 tăng lên 42.842 triệu đồng, tăng 22.783 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng
114%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn là 43.805 triệu đồng, tăng 963 triệu
đồng so với năm 2007, tăng với tỷ lệ 2%.
Đây là TPKT có nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, nhiều ngành nghề. Phần lớn
họ vay là để sữa chữa nhà ở, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ Trong năm 2008, điều kiện
kinh tế khó khăn nên thu nhập của họ giảm, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của
CBTD. Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít những cá thể có thu nhập cao nhưng họ vẫn
kéo dài thời hạn nộp lãi vay để dùng số tiền đó đầu tư vào vàng nhằm sinh lợi cao.
Những lý do trên dẫn đến tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm
2007 thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006.
Đối với TCKT tư nhân: Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh. Cụ thể năm 2006 chiếm 81%, sang năm
2007 chiếm 89% và vẫn giữ được tỷ trọng đó ở năm 2008. Điều đó cho thấy TPKT này
hoạt động có hiệu quả và việc mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh
NHĐT& PT Bắc An Giang đối với TPKT này là rất đúng, vừa mang lại lợi nhuận cho
chi nhánh, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng doanh số
thu nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh số thu nợ
ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2007 tăng với tỷ lệ 280% so với năm
2006, trong khi đó năm 2008 chỉ tăng với tỷ lệ 9% so với năm 2007. Sở dĩ có sự chênh
lệch như vậy là vì hoạt động xuất khẩu của các cơ sở chế biến trên địa bàn thị xã, các
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 32
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản11 gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 nên ảnh hưởng
đến việc thu hồi nợ của chi nhánh.
Thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề
Bảng 4.1.2b: Thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Nông nghiệp 41.514 39 118.829 32 106.946 26 77.315 186 -11.883 -10
Công nghiệp 6.073 6 54.661 15 55.754 14 48.588 800 1.093 2
Xây dựng 7.681 7 35.649 9 41.709 10 27.968 364 6.060 17
TM - DV 52.232 49 166.361 44 202.960 50 114.129 219 36.599 22
Tổng 107.500 100 375.500 100 407.369 100 268.000 249 31.869 8
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Biểu đồ 4.1.2b: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008
Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ
Biểu đồ 4.1.2b cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp,
xây dựng, TM – DV đều tăng qua các năm, chỉ riêng ngành nông nghiệp có xu hướng
giảm. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành này đạt 41.514 triệu
đồng. Năm 2007 tăng lên 118.829 triệu đồng, tăng 77.315 triệu đồng so với năm 2006
với tỷ lệ 186%. Sang năm 2008 con số này giảm xuống còn 106.946 triệu đồng, giảm
11.883 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -10%. Điều đó cho thấy tình hình thu
hồi nợ ngành nông nghiệp của chi nhánh Bắc An Giang trong năm 2008 gặp rất nhiều
khó khăn. Nguyên nhân là do sự biến động bất lợi của các mặt hàng nông sản (lúa, cá
tra, cá basa) đã gây khó khăn về đầu ra cho nhiều hộ nông dân và ngư dân. Không
bán được lúa và cá nên họ không thể trả lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng, hệ lụy kéo
11 Việt An,
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 33
theo là doanh số thu hồi nợ ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang đối với ngành nông
nghiệp giảm -10% so với năm 2007.
Mặc dù tình hình xuất khẩu năm 2008 của các cơ sở chế biến trên địa bàn TXCĐ
gặp nhiều khó khăn nhưng lượng khách du lịch, khách hành hương đến Châu Đốc lại rất
đông (hơn 2,2 triệu người) và họ luôn tìm đến các cơ sở chế biến mắm, kho bò, lạp
xưởng để mua về chế biến, biếu tặng cho người thân. Nhờ vậy mà các cơ sở này có thu
nhập chi trả các khoản lãi vay và nợ gốc đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đó là
nguyên nhân dẫn đến việc tăng doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp.
Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp là 6.073 triệu
đồng, năm 2007 tăng lên 54.661 triệu đồng, tăng 48.588 triệu đồng so với năm 2006 với
tỷ lệ tăng 800%. Sang năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành này là 55.754
triệu đồng, tăng 1.093 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 2%.
Đối với ngành xây dựng: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 7.681 triệu
đồng. Năm 2007 tăng lên 35.649 triệu đồng, tăng 27.968 triệu đồng so với năm 2006
với tỷ lệ 364%. Sang năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên 41.709 triệu đồng, tăng
6.060 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 17%. Trong khi doanh số
cho vay ngắn hạn đối với ngành này có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh, vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn
đối với ngành này lại có xu hướng tăng và tăng trưởng ở mức 17% so với năm 2007.
Qua đó chứng tỏ công tác thẩm định cho vay cũng như việc thu hồi nợ của CBTD được
thực hiện rất tốt, rất tích cực.
Cùng với sự phát triển du lịch của thị xã, các tiểu thương, nhà hàng, khách
sạnhoạt động rất sôi nổi và thu được nhiều lợi nhuậngiúp họ trả được lãi vay và nợ
gốc cho ngân hàng nên doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành TM – DV của chi
nhánh Bắc An Giang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn
hạn đạt 52.232 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 166.361 triệu đồng, tăng 114.129 triệu
đồng so với năm 2006 với tỷ lệ 219%. Sang năm 2008 con số này lại tăng lên 202.960
triệu đồng, tăng 35.599 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 22%.
Tóm lại: Mặc dù chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động
sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong
năm 2008 nhưng chi nhánh Bắc An Giang vẫn giữ được mức độ tăng trưởng doanh số
thu nợ ngắn hạn 8%. Điều đó cho thấy chi nhánh đã rất thận trọng trong việc cấp tín
dụng, cũng như việc đánh giá tư cách, điều kiện trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó
cũng không thể phủ nhận công tác thu hồi nợ của CBTD là rất tích cực.
4.1.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn.
Dư nợ ngắn hạn phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng
vào thời điểm cuối năm, là hệ quả của việc cho vay và thu nợ trong năm. Bên cạnh đó
đây còn là chỉ tiêu để xác định việc hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà chi
nhánh đã đề ra. Sau đây là kết quả dư nợ ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang.
Dư nợ ngắn hạn theo TPKT
Nhìn chung, tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang từ năm 2006 đến
năm 2008 đều tăng. Xu hướng này biểu hiện sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của chi
nhánh. Cụ thể năm 2006, tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh chỉ đạt 103.291 triệu đồng.
Năm 2007 tăng lên 172.791 triệu đồng, tăng 69.500 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ
lệ tăng là 67%. Đến năm 2008 con số này tăng lên 286.046 triệu đồng, tăng 113.255
triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 66%.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 34
Bảng 4.1.3a: Dư nợ ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Cá thể 27.889 27
41.458 24
58.552 20 13.569 49
17.094 41
TCKT TN 75.402 73
131.333 76
227.494 80 55.931 74
96.161 73
Tổng 103.291 100
172.791 100
286.046 100 69.500 67
113.255 66
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Biểu đồ 4.1.3a: Dư nợ ngắn hạn theo TPKT
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008
Cá thể TCKT TN
Đối với cá thể: Về số lượng, thì đây là đối tượng tham gia vay vốn tại chi nhánh
Bắc An Giang khá đông, tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh nhỏ lẻ nên nguồn vốn vay
của TPKT này ít. Bên cạnh đó do biến động kinh tế trong năm 2008 nên ngân hàng Nhà
nước khống chế dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán ở mức dưới 20% vốn điều lệ. Vì vậy, mặc dù rất cố gắng nhưng chi nhánh chỉ
duy trì được tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2008 là 41% thấp hơn so với năm
trước đó là 49%. Cụ thể năm 2006, dư nợ ngắn hạn đối với cá thể là 27.889 triệu đồng.
Năm 2007 tăng lên 41.458 triệu đồng, tăng 13.569 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ
tăng 49%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 58.552 triệu đồng, tăng 17.094 triệu đồng
so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 41%.
Đối với TCKT tư nhân: Là một chi nhánh trực thuộc NH ĐT& PT Việt Nam –
ngân hàng đi đầu, tiên phong trong việc tích cực hưởng ứng các giải pháp của chính phủ
đối với khủng hoảng tài chính. Năm 2008, BIDV đã có 10 lần hạn lãi suất cho vay,
quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh Bắc An Giang thu hút được nhiều
doanh nghiệp đến để tham gia vay vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được liên tục. Biểu đồ 4.1.3a đã cho thấy điều đó, năm 2006 dư nợ ngắn hạn đối với
TCKT tư nhân là 75.402 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 131.333 triệu đồng, tăng 55.931
triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 74%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt
227.494 triệu đồng, tăng 96.161 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 73%.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 35
Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề.
Bảng 4.1.3b: Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Nông nghiệp 28.579 28
50.573 29
108.390 38 21.994 77 57.817 114
Công nghiệp 4.972 5
15.089 9
20.874 7 10.117 203 5.785 38
Xây dựng 8.439 8
15.037 9
11.350 4 6.598 78 -3.687 -25
TM - DV 61.301 59
92.092 53
145.432 51 30.791 50 53.340 58
Tổng 103.291 100
172.791 100
286.046 100 69.500 67 113.255 66
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Biểu đồ 4.1.3b: Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề
-
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
2006 2007 2008
Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ
Biểu đồ 4.1.3b cho thấy hầu hết dư nợ ngắn hạn đối với tất cả các ngành đều có xu
hướng tăng, chỉ riêng ngành xây dựng lại giảm. Cụ thể năm 2006, dư nợ ngắn hạn đối
với ngành xây dựng là 8.439 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng lên 15.037
triệu đồng, tăng 6.598 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 78%. Đến năm 2008 dư
nợ ngắn hạn giảm xuống còn 11.350 triệu đồng, giảm 3.687 triệu đồng so với năm 2007
với tỷ lệ giảm là – 25%. Sở dĩ dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng giảm là do biến
động kinh tế trong và ngoài nước và là hệ quả của việc giảm doanh số cho vay ngắn hạn
nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 36
Về nông nghiệp: Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 28.579 triệu đồng. Sang năm 2007
tăng lên 50.573 triệu đồng, tăng 21.994 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 77%.
Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 108.390 triệu đồng, tăng 57.817 triệu đồng so với
năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 114%. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm
2008 cho thấy ngày càng có nhiều hộ ngư dân đến chi nhánh để vay vốn, mở rộng ao
nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu cá nguyên liệu cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu
thủy sản. Bên cạnh đó để đạt được kim ngạch xuất khẩu cả năm là 64 tỷ USD, tăng
31,8% so với năm 2007, Bộ Công Thương đã đề nghị các ngân hàng thương mại ưu tiên
cấp tín dụng, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua
nông sản để xuất khẩu12. Là một chi nhánh trực thuộc NH ĐT& PT Việt Nam – ngân
hàng đi đầu, tiên phong trong việc tích cực hưởng ứng các giải pháp của chính phủ, chi
nhánh Bắc An Giang đã mở rộng cấp tín dụng ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp. Đó
là nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 57.817 triệu đồng so với năm
2007.
Về công nghiệp: Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 thấp hơn so với
năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhưng dư nợ ngắn hạn của ngành này vẫn giữ
được mức độ tăng trưởng 38%. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 4.972 triệu đồng.
Năm 2007 tăng lên 15.089 triệu đồng, tăng 10.117 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ
tăng tương ứng 203%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 20.874 triệu đồng, tăng 5.785
triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 38%. Nguyên nhân là do số tiền cho vay
của chi nhánh đối với ngành công nghiệp cao hơn so với số tiền thu về trong năm, hầu
hết các cơ sở chế biến mắm, khô bò, lạp xưởng hoạt động mang tính thời vụ, nhất là
thời gian sau tết nguyên đán, lượng khách hàng hương, khách du lịch đến Châu Đốc rất
đông và nhằm để chuẩn bị vốn hoạt động cho kỳ sau, các cơ sở này đã vay vốn tại chi
nhánh. Giả sử khách hàng vay vốn tại chi nhánh vào cuối tháng 2 năm 2008 và thỏa
thuận đến cuối tháng 1 năm 2009 mới hoàn trả lãi gốc, trong khi đó chi nhánh phải
quyết toán sổ sách vào cuối năm tài chính là 31/12/2008, và do chưa đến hạn nên CN
không thể thu được khoản nợ vay của khách hàng, dẫn đến dư nợ ngắn hạn của ngành
công nghiệp năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007.
Về TM - DV: Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tín dụng
ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang, cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ.
Điều này cho thấy TM – DV là ngành trọng tâm mà chi nhánh hướng vào cấp tín dụng,
và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 61.301 triệu đồng, năm
2007 tăng lên 92.092 triệu đồng, tăng 30.791 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng
50%. Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn của ngành này đạt 145.432 triệu đồng, tăng 53.340
triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 58%. Việc tăng trưởng dư nợ
ngắn hạn của ngành này biểu hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn TXCĐ có sự phát
triển và ngày càng được mở rộng
Tóm lại: Trong những năm qua 2006-2007-2008, chi nhánh Bắc An Giang đã rất
cố gắng để duy trì tỷ lệ tăng tổng dư nợ ngắn hạn cũng như bám sát những chủ trương,
chỉ đạo của NH ĐT& PT Việt Nam. Đã vượt chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn mà chi nhánh đã
đề ra trong năm 200813. Tuy nhiên do địa bàn hoạt động kinh doanh còn nhỏ hẹp, phần
lớn chỉ hoạt động trên địa bàn TXCĐ nên kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của chi
nhánh đạt được còn rất khiêm tốn.
12 Nguồn: Báo Đầu tư Tài chính số 177/2008, Thứ hai ngày 22/12/2008
13 Trong năm 2008, chi nhánh dự kiến tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 240.000 triệu đồng
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 37
4.1.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn.
Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất về chất lượng tín dụng ngắn hạn và tiềm ẩn nhiều
rủi ro nhất vì nó phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu đến thời hạn trả lãi
vay hoặc nợ gốc đã được thỏa thuận trong HĐTD mà khách hàng cố ý hay vì một lý do
khách quan nào đó mà khách hàng không thể trả được lãi vay hoặc nợ gốc cho ngân
hàng thì toàn bộ khoản vay đó được chuyển sang nợ quá hạn, điều này gây khó khăn
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc chủ động về nguồn vốn để cấp tín
dụng cho khách hàng khác. Do đó nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các
ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Bắc An Giang nói riêng. Là một chi
nhánh hoạt động chủ yếu là cho vay để thu lợi nhuận thì nợ quá hạn luôn là mối lo của
CBTD cũng như ban lãnh đạo NH ĐT& PT Bắc An Giang. Vì vậy chi nhánh cần tìm
hiểu kỹ những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn
chế sự xuất hiện nợ xấu14 nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại chi nhánh.
Sau đây là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại NH ĐT& PT Bắc An Giang từ năm
2006 đến năm 2008.
Biểu đồ 4.1.4: Nợ quá hạn ngắn hạn
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
2006 2007 2008
Nợ quá hạn ngắn hạn
Biểu đồ 4.1.4 cho thấy sự thay đổi nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh Bắc An
Giang theo chiều hướng bất lợi, nhất là năm 2008 nợ quá hạn tăng rất cao. Cụ thể năm
2006 nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh là 80 triệu đồng. Năm 2007 giảm xuống còn 20
triệu đồng. Năm 2008 lại tăng lên đến 2.080 triệu đồng, tăng 2.060 triệu đồng với tỷ lệ
tăng là 10.300%.
Nguyên nhân:
Năm 2008, lạm phát trong nước tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
hằng ngày cũng leo thang dẫn đến chi tiêu tăng, trong khi đó thu nhập lại giảm nên
khách hàng không thể đóng lãi vay cũng như trả nợ gốc cho chi nhánh Bắc An Giang
theo như đã thỏa thuận trong HĐTD. Chính vì thế, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 đã
tăng rất cao.
14 Thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 38
Nợ quá hạn ngắn hạn theo TPKT
Bảng 4.1.4a: Nợ quá hạn ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Cá thể 80 100 15 75 2.080 100 -65 -81 2.065 13.767
TCKT TN 0 0 5 25 0 0 5 -5 -100
Tổng 80 100 20 100 2.080 100 -60 -75 2.060 10.300
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Đối với cá thể: Đây là đối tượng luôn phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2006
nợ quá hạn ngắn hạn của TPKT này là 80 triệu đồng, chiếm 100% tổng nợ quá hạn ngắn
hạn tại chi nhánh. Năm 2007 giảm xuống 15 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75% tổng nợ
quá hạn ngắn hạn. Đến năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 2.080 triệu đồng, chiếm
100% tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Tuy có chiều hướng giảm từ năm 2006
sang năm 2007 nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng rất cao với tỷ lệ
13.767% so với năm 2007. Điều đó cho thấy TPKT cá thể hoạt động kém hiệu quả. Bên
cạnh đó có một số cá nhân dùng tiền vay từ tài sản đảm bảo để kinh doanh bất động sản
nhưng khi mua vào họ lại bán ra không được, thu nhập lại không ổn định dẫn đến việc
không thể trả lãi vay và nợ gốc cho chi nhánh. Hệ lụy kéo theo là làm cho nợ quá hạn
ngắn hạn đối với TPKT này tăng cao nặm 2008.
Đối với TCKT tư nhân: Đây là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số
cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn nhưng về nợ quá hạn
ngắn hạn thì tỷ trọng của TPKT này lại ở mức rất thấp và chỉ xuất hiện ở năm 2007 với
tỷ trọng 25% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Điều đó chứng tỏ đối tượng
này hoạt động có hiệu quả hơn so với TPKT cá thể.
Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề.
Bảng 4.1.4b: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Nông nghiệp 80 100 20 100 1.700 82 -60 -75 1.680 8.400
Công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0
Xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0
TM - DV 0 0 0 0 380 18 0 380
Tổng 80 100 20 100 2.080 100 -60 -75 2.060 10.300
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 39
Bảng 4.1.4b cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn chỉ xuất hiện đối với ngành nông
nghiệp và TM – DV.
Ngành nông nghiệp: Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn là 80 triệu đồng. Năm 2007
giảm xuống còn 20 triệu đồng. Đến năm 2008 lại tăng lên đến 1.700 triệu đồng, tăng
1.680 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng 8.400%. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá
hạn ngắn hạn tăng cao vào năm 2008 là do:
- Nợ quá hạn ngắn hạn từ ngư dân: Do số lượng hộ nuôi cá quá nhiều trong khi
đó tình hình tiêu thụ cá ở những thị trường xuất khẩu có xu hướng giảm, dẫn đến giá cá
nguyên liệu liên tục giảm nhưng giá thức ăn cho cá lại tăng. Lợi dụng cơ hội này các
doanh nghiệp, công ty xuất khấu thủy sản chèn ép giá các hộ nuôi cá. Trước tình thế đó
có một số ít hộ đã bắt cá đem chợ bán nhưng do số lượng cá nuôi quá nhiều không thể
tiêu thụ trong các chợ nên họ đã kéo dài thời gian nuôi với hy vọng giá cá tăng trở lại
mới bán cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu thủy sản.
- Nợ quá hạn ngắn hạn từ nông dân: Tình trạng đầu cơ đã đẩy giá gạo tăng cao
mức kỷ lục vào cuối tháng 04/2008. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã yêu cầu
các doanh nghiệp không được thu mua lúa gạo vượt quá số lượng mà chính phủ quy
định. Đến mùa thu hoạch sau, nhiều hộ nông dân không thể bán lúa ra trong khi đó lãi
vay và nợ gốc ngân hàng thì đã đến.
Những lý do trên là hệ quả dẫn đến việc tăng nợ quá hạn ngắn hạn của ngành nông
nghiệp tại chi nhánh Bắc An Giang trong năm 2008.
Đối với ngành TM – DV: Tuy luôn giữ được mức độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh nhưng ngành này vẫn phát sinh
nợ quá hạn ngắn hạn vào năm 2008 là 380 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng nợ
quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh.
Nguyên nhân: Năm 2008 nước ta thu hút được một lượng vốn đầu tư rất lớn từ bên
ngoài do môi trường chính trị ổn định và đã gia nhập WTO, nhưng do sử dụng nguồn
vốn này không hiệu quả (chỉ số ICOR năm 2008 là 6,6 lần; năm 2007 là 5,2 lần)15, cộng
với việc chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế ngoài nước nên lạm phát trong nước tăng cao
đến 18,3%16. Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng
cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại nhằm kiềm chế lạm phát, dẫn đến
việc tăng lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại (do lãi suất huy động vốn cao).
Chính vì thế các hộ kinh doanh cố tình kéo dài thời hạn nộp lãi vay và nợ gốc cho ngân
hàng vì nếu trả đúng thời hạn, họ sẽ phải vay lại với mức lãi suất cao hơn. Đó là nguyên
nhân dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên làm phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn tại NH
ĐT& PT Bắc An Giang còn có một số nguyên nhân khác như:
Về khách hàng:
Khách hàng vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, do vậy việc sử dụng vốn vay và
vốn tự có không đạt hiệu quả.
15 Nguồn: chương trình thời sự VTV1, ngày 12/05/2008 lúc 19 giờ 10 phút.
16 Nguồn:
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 40
Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng
mục đích, tiền vay mang về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh,
dẫn đến làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng.
Do bản thân gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài ảnh
hưởng đến nguồn thu nhập và kế hoạch trả nợ của khách hàng.
Về ngân hàng
Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo.
Khi quyết định cho vay thiếu phân tích khả năng sử dụng vốn và hoàn trả
nợ của khách hàng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của
CBTD, cố tình cho vay vì lợi ích riêng.
Tóm lại: Mặc dù rất cố gắng trong công tác thu hồi lãi vay và nợ gốc của khách
hàng nhưng do biến động vĩ mô cộng với việc thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn
vay, cũng như vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng của
khách hàng đã dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh vào năm 2008.
4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang.
Bảng 4.2
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn Tr.đồng 220.000 270.000 315.000
Vốn huy động Tr.đồng 219.000 265.000 294.000
Dư nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn % 46,95 64,00 90,81
Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động % 47,16 65,20 97,29
Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn % 0,08 0,01 0,73
Hệ số thu nợ ngắn hạn % 79,63 84,38 78,25
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)
Dư nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn tín dụng ngắn hạn mà chi nhánh cấp cho khách
hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Bảng 4.2 cho
thấy năm 2006 dư nợ ngắn hạn/ tổng nguồn vốn tại chi nhánh là 46,95%; năm 2007 là
64,00%; đến năm 2008 là 90,81%. Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần chứng tỏ nguồn
vốn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Điều này phù
hợp với chủ trương mà Hội sở chính đã đề ra “tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng,
giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản
cho vay ngắn hạn”.
Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động.
Do lãi suất huy động vốn tăng cao nên hầu hết các TCTD nói chung và chi nhánh
Bắc An Giang nói riêng đều thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn từ bên ngoài.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn huy động thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ
ngắn hạn nên chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 dư nợ
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 41
ngắn hạn/ Vốn huy động là 47,16%; năm 2007 là 65,20%; năm 2008 là 97,29% nghĩa
là với việc huy động được 100 đồng vốn nhàn rỗi từ bên ngoài, chi nhánh chỉ cho vay
được 97,29 đồng. Điều đó cho thấy chi nhánh vẫn chưa sử dụng hết nguồn vốn huy
động để cho vay, tạo ra lợi nhuận cao hơn. Nguyên nhân là do hình thức “bán hàng
thụ động” của chi nhánh, khi khách hàng có nhu cầu về vốn thì họ tự tìm đến ngân
hàng xin cấp tín dụng. Riêng một số khách hàng mà trước đây chưa từng giao dịch với
chi nhánh có nhu cầu về vốn thì họ không đến chi nhánh xin cấp tín dụng, thay vào đó
họ lại tìm đến chi nhánh khác do được giới thiệu từ môi giới để xin cấp tín dụng. Đây
là nguyên nhân dẫn đến việc chi nhánh Bắc An Giang chưa sử dụng hết hiệu quả
nguồn vốn huy động có được. Do đó chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm
kiếm khách hàng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng đang giao
dịch với chi nhánh khác.
Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn
Bảng 4.2 cho thấy chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng dư nợ ngắn hạn của chi
nhánh giảm từ năm 2006 sang năm 2007. Đến năm 2008 lại tăng rất cao, đây là hệ quả
của việc tăng nợ quá hạn ngắn hạn đã được phân tích ở trên. Cụ thể năm 2006 nợ quá
hạn ngắn hạn/ tổng dư nợ ngắn hạn là 0,08%; năm 2007 giảm xuống còn 0,01%; Sang
năm 2008 tăng lên đến 0,73%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ ngắn hạn của chi
nhánh chỉ là 2,16% dưới mức cho phép của NH ĐT& PT Việt Nam là 2,4% chứng tỏ
CBTD đã rất tích cực trong việc đôn đốc khách hàng nộp lãi vay hàng tháng và trả nợ
đến hạn đồng thời có kiểm tra, kiểm soát việc gia hạn nợ theo đúng quy định.
Hệ số thu nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng vốn cho vay ngân hàng thu về được bao nhiêu
đồng nợ. Năm 2006 hệ số thu nợ ngắn hạn là 79,63%; năm 2007 tăng lên 84,38%, sự
tăng trưởng này chứng tỏ sự nỗ lực của CBTD trong công tác kiểm soát, thu hồi nợ vay
của khách hàng. Nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống còn 78,25%, cho thấy ngoài sự
biến động kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến việc chi trả lãi vay và nợ gốc của khách hàng,
thì việc thẩm định tư cách khách hàng, điều kiện trả nợ của CBTD là hết sức cần
thiết.
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
Bắc An Giang.
Từ những phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH ĐT&
PT Bắc An Giang cùng với tác động của môi trường vĩ mô, chính sách của nhà nước và
Hội sở chính, chi nhánh đã rút ra được những điểm mạnh, tồn tại trong thời gian qua.
Bên cạnh đó cũng không ít những cơ hội, khó khăn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó
tìm ra những giải pháp nhằm tận dụng điểm mạnh giành lấy cơ hội, khắc phục khó khăn
và hạn chế tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 42
4.3.1 Những điểm mạnh, tồn tại của chi nhánh trong hoạt động cấp tín dụng
ngắn hạn và cơ hội, khó khăn trong thời gian tới.
Điểm mạnh
Nội bộ đoàn kết
Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, tích cực trong công tác thu hồi nợ, có
trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi
điều kiện phục vụ tốt khách hàng.
Ban lãnh đạo chi nhánh điều hành quyết liệt với quyết tâm cao, bám sát
hoạt động thực tiễn.
Tồn tại
Chi nhánh vừa mới nâng lên cấp 1 nên thị phần còn nhỏ hẹp, số lượng
khách hàng chưa nhiều, chủ yếu là những khách hàng có hộ khẩu thuộc
địa bàn TXCĐ.
Bán hàng thụ động.
Nợ quá hạn phát sinh cao trong năm 2008.
Tín dụng bán lẻ đạt được còn ở mức khiêm tốn.
Cơ hội
Có nhiều dự án trên địa bàn thị xã đang được kêu gọi đầu tư.
Có một lượng lớn khách hàng truyền thống, có quan hệ thường xuyên
với chi nhánh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Khó khăn
Chưa có trung tâm bán đấu giá tài sản ở An Giang.
4.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
chi nhánh.
Mở rộng địa bàn hoạt động cấp tín dụng, chuyển từ hình thức “bán hàng thụ
động” sang “bán hàng chủ động”
Do thị phần hoạt động còn hạn hẹp nên chi nhánh cần mở rộng hoạt động cấp tín
dụng sang những vùng lân cận như: Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu, Châu Phú. Tuy
nhiên, chi nhánh cần phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cấp tín dụng
nhằm hạn chế rủi ro.
Cần xác định đối thủ cạnh tranh (chi nhánh Vietcombank, Vietinbank,
Agribank) đã cung cấp được những loại hình sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng và
hiện tại chi nhánh Bắc An Giang đang ở đâu trong tâm trí khách hàng. Từ đó có những
giải pháp thích hợp để thu hút khách hàng.
- Đối với khách hàng bán lẻ: Cần xác định mục đích vay của khách hàng là
để làm gì, họ muốn tìm kiếm lợi ích gì từ số tiền vay này. Trên cơ sở đó xác định loại
sản phẩm, dịch vụ cho vay phù hợp, tiếp thị trực tiếp từng sản phẩm, dịch vụ hiện có,
cung cấp thêm những sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với giá trị mà khách hàng tìm
kiếm, có như thế chi nhánh mới thu hút được nhiều khách hàng đến xin cấp tín dụng.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 43
- Đối với TCKT tư nhân: Đẩy mạnh hình thức “bán hàng thụ động” sang
“bán hàng chủ động” bằng cách cử nhân viên chi nhánh nghiên cứu sự biến đổi kinh tế
trong nước, tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã,
các công ty, doanh nghiệp bên ngoàiđể nắm bắt nhu cầu mở rộng hoạt động kinh
doanh, nhu cầu vốncủa các đối tượng này. Từ đó có kế hoạch tài trợ vừa nâng cao
doanh số cho vay của chi nhánh, vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần vốn mở rộng hoạt
động kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã có nhiều dự án đang được kêu gọi đầu tư nên chi
nhánh cần liên hệ với các cấp chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ vốn cho những dự
án khả thi góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Hạn chế nợ quá hạn phát sinh
Rủi ro tín dụng từ CBTD.
Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo của CBTD mang đến nhiều rủi ro
cho chi nhánh. Khi khách hàng không thể trả được nợ vì lý do khách quan hay chủ
quan, chi nhánh phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền, tòa án can thiệp để thanh lý
HĐTD bắt buộc như tịch thu tài sản thế chấp trong HĐTD. Nhưng tiền thì cũng đã cho
vay rồi, còn tài sản thế chấp muốn chuyển đổi thành tiền cũng không dễ vì tại An Giang
chưa có trung tâm bán đấu giá tài sản. Do đó công việc thẩm định và phân tích khách
hàng, nhất là khách hàng bán lẻ17 là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là việc đánh giá
tư cách khách hàng trước khi cấp tín dụng.
Tư cách khách hàng là sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành
và lập trường của họ để phán quyết sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Điều này đòi hỏi
CBTD cần phải có kinh nghiệm, cách nhìn người trong giao tiếp và chi nhánh có thể tổ
chức những buổi học ngoại khóa, mời những chuyên gia tâm lý đánh giá khách hàng về
chi nhánh truyền đạt những kinh nghiệm, những biểu hiện và thái độ của khách hàng
trong giao tiếp để qua đó mà CBTD hiểu rõ hơn về sự trung thực của khách hàng.
Thứ hai là xem xét năng lực của khách hàng; Đó là khả năng kiếm tiền cũng
như thu nhập hàng tháng của họ và khách hàng phải chứng minh được đó là nguồn thu
nhập hợp pháp. Bên cạnh đó, CBTD cần hỏi thêm thông tin về gia đình khách hàng như
Cha, Mẹ, con cháu trong gia đình nhằm đánh giá mức chi tiêu hàng tháng của họ. Cân
đối giữa thu nhập và chi tiêu, từ đó xác định xem họ có đủ khả năng để trả lãi vay hàng
tháng và nợ gốc cho chi nhánh không.
Thứ ba cần xét đến vốn riêng của khách hàng; Đó là các tài sản lưu động có
thể thanh lý nhanh chóng để chuyển đổi thành tiền trả nợ cho ngân hàng như: phương
tiện đi lại, phương tiện truyền thông, những vật dụng trong gia đình như: bàn, ghế, tủ
lạnh, máy giặt
Thứ tư là điều kiện trả nợ của khách hàng; Đó là việc xem xét các yếu tố vĩ
mô, định hướng thay đổi nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của khách
hàng. Để biết được điều này CBTD cần phải thường xuyên cập nhật thông tin thị
trường, những chủ trương của nhà nước và định hướng phát triển ở địa phương.
Cuối cùng là dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng; Mặc dù không muốn
phải đối mặt với việc thanh lý tài sản của khách hàng nhưng đây là biện pháp phòng
ngừa rủi ro mà khách hàng không thể trả được nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên việc đánh
17 Khách hàng cá nhân - HGĐ
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 44
giá tài sản đảm bảo của khách hàng cần phải dựa vào các cơ quan ban ngành như: phòng
tài nguyên môi trường, phòng công chứng và các cơ quan ban ngành khác để đảm bảo
rằng tài sản đảm bảo của khách hàng là hợp lý và đảm bảo việc ngân hàng là chủ nợ có
đảm bảo của khách hàng.
Song song với việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, CBTD cần thường
xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, xem khách hàng
có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Qua đó, chi nhánh mới có thể phát hiện được
những khó khăn của khách hàng và có biện pháp tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng vượt
qua khó khăn như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Còn nếu khách hàng sử dụng vốn vay
không đúng mục đích, chi nhánh nên xử lý theo quy định đã thỏa thuận trong HĐTD.
Rủi ro tín dụng từ những nguyên nhân khách quan (khủng hoảng kinh tế)
Nhà tư bản người Mỹ Charlie Cowley – Người sáng lập ngân hàng Maryland
National Bank Association (MNBA) đã nói cách đây hơn 100 năm “Success is getting
the right customers and keeping them” (Thành công là chọn đúng những khách hàng
cần có và giữ lấy họ). Những khách hàng cần có ở đây là những khách hàng mục tiêu
nhưng trong nhóm này cần chọn ra những người cần giữ, đó là những khách hàng trung
thành có quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Chính vì thế chi nhánh cần quan tâm, hỗ
trợ cho những khách hàng truyền thống của mình, gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh
kỳ hạn trả lãi vay và nợ gốc sao cho phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh doanh của họ.
Động viên CBTD học hỏi kinh nghiệm, tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
trong các hoạt động sản xuất, am hiểu tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh để thẩm
định, xét duyệt cho vay cũng như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ vay của khách hàng sao cho
hợp lý.
Ngoài ra CBTD cần tạo được mối quan hệ mật thiết với ủy ban nhân dân xã/
phường, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương. Vì các tổ chức này hiểu rõ
về hoàn cảnh cũng như gia đình của đối tượng được cấp tín dụng. Qua đó, họ sẽ hỗ trợ
CBTD trong việc thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận.
Qua việc phân tích các yếu tố: Doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn
hạn, dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn ngắn hạn cũng như các chỉ số tài chính của chi nhánh,
ta thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang trong thời
gian qua có sự phát triển. Mặc dù được nâng lên chi nhánh cấp 1 (trực thuộc NH ĐT&
PT Việt Nam) có nhiều khó khăn và trở ngại nhưng với tinh thần đoàn kết, luôn bám sát
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển ngành
và địa phương chi nhánh đã đưa ra những biện pháp linh hoạt, sáng tạo khuyến khích
người dân tìm đến ngân hàng. Điều đó được chứng minh qua việc tăng trưởng dư nợ
ngắn hạn hằng năm. Tuy nhiên do xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế
thế giới, sự biến động bất lợi của các mặt hàng nông sản, giá vàng tăng caođã gây ảnh
hưởng đến hoạt động thu lãi vay và nợ gốc của chi nhánh làm cho nợ quá hạn ngắn hạn
phát sinh. Nhưng tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt dưới mức cho
phép của NH ĐT& PT Việt Nam (2,16% < 2,4%), điều đó cho thấy CBTD rất tích cực
trong việc đôn đốc khách hàng trả lãi và nợ đến hạn, đồng thời có kiểm tra, kiểm soát
việc gia hạn nợ theo đúng quy định.
Về tín dụng bán lẻ: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ ngắn hạn còn thấp, vì
vậy chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cấp tín dụng bán lẻ, có biện pháp
khuyến khích và hỗ trợ cho bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng cấp tín dụng bán
lẻ trong phòng QHKH.
5.2 Kiến nghị.
- Trước hết cần thành lập riêng phòng QHKH cá nhân chịu trách nhiệm thực
hiện chức năng cấp tín dụng bán lẻ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác
(cả huy động vốn) cho khách hàng cá nhân theo Quyết định số 4588/QĐ-TCCB2 và
4589/QĐ-TCCB2 ngày 04/9/2008 của NH ĐT& PT Việt Nam nhằm tập trung khai thác
các sản phẩm phù hợp trên địa bàn thị xã. Bên cạnh đó tăng cường quảng cáo, tiếp thị
cung cấp tín dụng bán lẻ tới từng nhóm khách hàng mục tiêu.
- Thứ hai: Địa điểm chi nhánh hoạt động hiện tại không thuận lợi cho việc giao
dịch, diện tích còn nhỏ hẹp so với các ngân hàng thương mại khác. Do đó, chi nhánh
cần nhanh chóng tìm địa điểm thuận lợi và xây dựng, mở rộng diện tích nhằm tạo vị thế
về không gian và sự tin tưởng của khách hàng. Qua đó thu hút được nhiều khách hàng
hơn.
- Thứ ba: Tín dụng là hoạt động chủ yếu của chi nhánh để tạo ra lợi nhuận và là
loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy chi nhánh cần đa dạng hóa các sản phẩm tiền
gửi tiết kiệm, nhất là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trung dài hạn để cho vay nhằm giảm
thiểu rủi ro.
- Cuối cùng: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn
thông qua hình thức đào tạo tại nước ngoài.
Phân tích HĐ tín dụng NH tại CN NH ĐT& PT Bắc An Giang GVHD: Ngô Văn Quí
SVTH: Trương Định Nghĩa 46
Tài liệu tham khảo
[1] Học viện tài chính. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB tài chính.
[2] Không ngày tháng. Giới thiệu [trực tuyến]. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Đọc từ:
[3] Không ngày tháng. Giới thiệu [trực tuyến]. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Đọc từ:
[4] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sổ tay tín dụng
[5] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Số: 5447/CV-PTSPBL1 (V/v chỉ đạo
công tác phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ) ngày 08.10.2008. Hà Nội.
[6] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Số: 6611 /CV-PTSPBL1 (V/v phát triển
an toàn, bền vững hoạt động tín dụng bán lẻ) ngày 01.12.2008. Hà Nội.
[7] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Bắc An Giang. Bảng thống kê
tư liệu lịch sử
[8] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Bắc An Giang. Đại hội cán bộ
công nhân viên chức 2009
[9] TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp Vụ Ngân Hàng. NXB thống kê
[10] TS. Nguyễn Minh Kiều. 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. NXB tài
chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1101.pdf