Trong bối cảnh người dân nông thôn thiếu thông tin, thiếu trình độ khoa học kỹ thuật,
thiếu kinh nghiệm sản xuất, thị trường, khả năng tài chính nếu chỉ giải quyết vấn đề vốn thì
vẫn chưa đủ và khó có thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, Nhà nước cần phải
có chính sách và giải pháp đồng bộ như chính sách khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng cơ sở
hạ tầng, chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chính sách về tìm kiếm thị trường và tiêu
thụ sản phẩm.
Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ thành lập phòng bán đấu giá tài sản thanh lý ở nhiều
nơi, có uy tín và theo đúng pháp luật để ngân hàng có thể bán, thanh lý tài sản đảm bảo một
cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trong thực tế hiện nay, khi một món nợ vay có vấn đề ngân hàng phải làm thủ tục đưa
ra tòa phát mãi tài sản nhưng sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan
không được chặt chẽ. Do đó, kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước dần dần tiến tới ngân hàng
tự quyền phát mãi tài sản, ngân hàng sẽ tổ chức, bố chí cán bộ để thực hiện việc thu hồi này.
Tạo điều kiện cho ngân hàng mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa bàn có
nhu cầu và khả năng. Hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý nợ có vấn đề.
63 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại sacombank chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2009.
Biểu đồ 3. Doanh số cho vay của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
830.507
240.676
35.282
1.589.831
246.466
37.702
1.801.636
45.189 17.997
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
1.800.000
2.000.000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 27
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
4.1.4. Phân tích doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của Sacombank Kiên Giang từ 2006 đến 2008 được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 4: Doanh số thu nợ của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 755.408 1.300.683 1.810.116 545.275 72 509.433 39
Trung hạn 222.545 192.418 60.848 -30.127 -14 -131.570 -68
Dài hạn 36.031 22.096 11.695 -13.935 -39 -10.401 -47
Tổng 1.013.985 1.515.198 1.882.661 501.213 49 367.473 24
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự tăng trưởng tốt, tổng
doanh số thu nợ năm 2007 là 1.515.198 triệu đồng tăng 501.213 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 49% so với năm 2006. Sang năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn có sự tăng
trưởng khá đạt 1.882.661 triệu đồng tăng 367.473 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 24% so
với năm 2007. Có được sự tăng trưởng đáng khích lệ này là do khách hàng vay ngắn hạn sử
dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nên đã trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, đồng thời các
món vay này chủ yếu được dùng để tài trợ cho những thiếu hụt tạm thời trong trong nhu cầu
sản xuất kinh doanh, do thời hạn vay ngắn nên khách hàng cũng tranh thủ trả nợ cho Ngân
hàng. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, tư vấn từ nhân viên tín dụng và sự đôn đốc của họ đối với
khách hàng đã góp phần thúc đẩy thu hồi nợ đúng hạn.
Trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng khá thì doanh số thu nợ trung
và dài hạn lại giảm tương ứng với tỷ lệ là -14%, -39% năm 2007 và -68%, -47% năm 2008.
Các khoản vay trung và dài hạn tài trợ cho các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của
các cá nhân và doanh nghiệp nên khi nền kinh tế khó khăn, sự tăng giá của nhiều nguyên liệu
đầu vào làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều trở ngại, hiệu quả sử dụng vốn vay
thấp điều này khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 28
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
755.408
222.545
36.031
1.300.683
192.418
22.096
1.810.116
60.848
11.695
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
1.800.000
2.000.000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
4.1.5. Phân tích dư nợ cho vay
• Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng
Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng của Sacombank Kiên Giang từ năm
2006 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5. Dư nợ theo thời hạn tín dụng của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 148.965 438.113 429.663 289.148 194 -8.450 -2
Trung hạn 39.858 93.905 78.247 54.047 136 -15.658 -17
Dài hạn 3.407 19.013 25.315 15.606 458 6.302 33
Tổng 192.231 551.032 533.195 358.801 187 -17.837 -3
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 29
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ năm 2007 tăng cao so với năm 2006 ở cả ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Năm 2007 tổng dư nợ là 551.032 triệu đồng tăng 358.801 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng 187%. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2007 đạt 438.113 triệu đồng
tăng 289.148 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 194%, dư nợ trung và dài hạn năm 2007
cũng có tỷ lệ tăng rất cao 136% và 458%. Sở dĩ đạt được điều này là do Ngân hàng đã có sự
đầu tư khá lớn cho việc đào tạo cán bộ tín dụng, cũng như kế hoạch đề ra đã được hoàn thành
tốt. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có nhu cầu khá lớn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh lẫn tiêu dùng, đặt biệt năm 2007 giá dầu, phân bón, vật liệu xây dựng và nhiều nguyên
liệu đầu vào liên tục tăng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng nhất là những khách hàng hoạt động trong ngành khai thác và chế biến thủy
hải sản xuất khẩu. Do đó, đối với khách hàng cũ thì họ muốn tăng thêm vốn để đáp ứng kịp
thời cho công việc kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có những chính sách
nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, những khách hàng đã có uy tín làm
cho họ có mối quan hệ thân thiết lâu dài với Ngân hàng.
Năm 2008 tổng dư nợ đạt 533.195 triệu đồng giảm -17.837 triệu đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm - 3% so với năm 2007. Có sự giảm trong dư nợ cho vay năm 2008 là do tình hình
lạm phát trong những tháng đầu năm 2008 làm cho Ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt
tín dụng, tăng lãi suất huy động và cho vay (thời điểm cao nhất lãi suất cho vay là
1,75%/tháng), hạn chế cho vay tiêu dùng làm cho khách hàng khó tiếp cận hơn với nguồn vốn
vay của Ngân hàng. Ba tháng cuối năm 2008 lạm phát được kiềm chế nhưng những dấu hiệu
của giảm phát ngày càng rõ ràng hơn đây cũng là lúc Ngân hàng thay đổi chính sách tín dụng
từ thắt chặt sang mở rộng tuy nhiên thời gian còn lại là quá ngắn để cải thiện tình hình dư nợ
trong năm 2008.
Biểu đồ 5. Dư nợ theo thời hạn tín dụng của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
148.965
39.858
3.407
438.113
93.905
19.013
429.663
78.247
25.315
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
2006 2007 2008
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 30
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
• Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.
Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Sacombank Kiên Giang từ
2006 đến 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng trong 3 năm (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 124.950 358.171 346.577 233.221 187 -11.594 -3
Doanh nghiệp 67.280 192.861 186.618 125.581 187 -6.243 -3
Tổng 192.231 551.032 533.195 358.802 187 -17.837 -3
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của đối tượng khách hàng là cá nhân chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng và có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2007 đạt
358.171 triệu đồng giảm 233.221 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 187% so với năm 2006.
Dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp cũng có tốc độ tăng trưởng cao trong năm
2007 đạt 192.861 triệu đồng tăng 125.581 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 187% so với
năm 2006. Có được điều này là do Ngân hàng đã có sự lựa chọn khá kỹ một số khách hàng cũ
đáp ứng các tiêu chí sau: khách hàng có chất lượng hoạt động và tình hình tài chính tốt, khách
hàng có thời gian giao dịch với Ngân hàng lâu dài, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, sản
phẩm của Ngân hàng, khách hàng đóng góp nhiều vào thu nhập của Ngân hàng, khách hàng
có uy tín trong quá trình giao dịch với Ngân hàng, để tăng thêm vốn cho họ và được Ngân
hàng mở rộng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp trong việc vay vốn tại Ngân hàng. Ngoài ra,
các nhân viên tín dụng thường xuyên theo dõi bám sát địa bàn, tiếp thị có hiệu quả đồng thời
hướng dẫn thủ tục nhanh gọn làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng phục vụ của
Sacombank Kiên Giang.
Năm 2008 do chính sách tín dụng thắt chặt, lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng cao
khiến cho các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các khách hàng là cá
nhân khó tiếp cận hơn với nguồn vốn vay của Ngân hàng. Ngoài ra do tình hình hình kinh tế
gặp nhiều khó khăn nên tình hình sử dụng vốn vay không đem lại hiệu quả như mong đợi của
khách hàng trong khi chi phí sử dụng vốn này lại cao nên tạo ra tâm lý dè dặt của trong việc
đi vay cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Điều này lý giải tại sao dư nợ cho vay
đối với cả hai đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp điều giảm trong năm 2008.
Cụ thể, dư nợ cho vay cá nhân năm 2008 đạt 346.577 triệu đồng giảm -11.594 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007 . Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2008 đạt
186.618 triệu đồng giảm -6.243 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 31
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Biểu đồ 6. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng trong 3 năm ( 2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
124.950
67.280
358.171
192.861
346.577
186.618
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
2006 2007 2008
Cá nhân
Doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
• Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Sacombank Kiên Giang từ năm 2006
đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế trong 3 năm (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Thương mại DV 67.280 192.861 186.618 125.581 187 -6.243 -3
Nông nghiệp 76.892 220.413 213.278 143.521 187 -7.135 -3
Tiêu dùng 28.834 82.654 79.979 53.820 187 -2.675 -3
Khác 19.233 55.103 53.319 35.870 187 -1.784 -3
Tổng 192.231 551.032 533.195 358.801 187 -17.837 -3
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 32
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ năm 2007 đạt
192.861 triệu đồng tăng 125.581 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 187% so với năm 2006.
Dư nợ tăng cao là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, hầu hết các doanh
nghiệp đều đủ điều kiện để Ngân hàng cấp tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tung ra hàng
loạt các trương trình cho vay nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến
trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã có những hoạt động
thiết thực đó là cho vay hỗ trợ về xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp đánh bắt và chế biến
thủy sản xuất khẩu vốn là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh đã khó khăn hơn rất nhiều do lạm phát đầu năm và
giảm phát cuối năm 2008, ngoài ra các thị trường xuất khẩu thủy hải sản truyền thống ngày
càng trở nên khó tính khiến cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đơn đặt
hàng giảm đã làm cho dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm trong năm 2008 đạt
186.681 triệu đồng giảm -6.243 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 tăng cao đạt 82.654 triệu đồng tăng 53.820 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ 187% so với năm 2006. Có sự tăng trưởng này là do đời sống
người dân ngày càng được cải thiện nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, học tập, du lịch tăng cao
nắm bắt được nhu cầu đó Ngâng hàng đã đưa ra hàng loạt các chương trình cho vay tiêu dùng
nhằm thu hút khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, tư vấn và cho vay du
học Năm 2008 lạm phát tăng cao hai con số làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm
mạnh, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay tiêu dùng nhằm góp phần kiềm
chế lạm phát đã làm dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008 giảm xuống còn 53.820 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
Dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng,
năm 2007 dư nợ cho vay nông nghiệp tăng cao đạt 220.413 triệu đồng tăng 143.521 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ 187% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ cho vay nông nghiệp đạt
213.278 triệu đồng giảm -7.135 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -3% so với năm 2007.
Qua đó cho thấy, lĩnh vực kinh doanh sản xuất nông nghiệp vẫn là lĩnh vực trọng tâm và đóng
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, lĩnh vực này đang tăng trưởng theo đà tăng
trưởng của nền kinh tế, và các khách hàng thuộc lĩnh vực này không chỉ là những khách hàng
truyền thống của Ngân hàng mà còn là những khách hàng đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
Dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế khác năm 2007 đạt 55.103 triệu đồng tăng
35.870 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 187% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ cho vay
của các ngành này đạt 53.319 triệu đồng giảm -1.784 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm
-3% so với năm 2007.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 33
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Biểu đồ 7. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế trong 3 năm (2006 -2008)
Đơn vị: triệu đồng
67.280
76.892
28.834
19.233
192.861
220.413
82.654
55.103
186.618
213.278
79.979
53.319
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008
Thương mại DV
Nông nghiệp
Tiêu dùng
Khác
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
4.2. Rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
4.2.1. phân tích nợ quá hạn
• phân tích nợ quá hạn theo từng nhóm nợ
Về việc quản lý các khoản nợ quá hạn, tại Sacombank Kiên Giang nợ quá hạn được
phân thành 5 nhóm tương ứng với thời hạn kéo dài của khách hàng, cụ thể như sau:
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: Nợ có khả năng thu hồi.
Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Nợ quá hạn trên 360 ngày.
Với việc phân thành 5 nhóm nợ, Ngân hàng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về thời hạn nợ
quá hạn của khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng sẽ có những kế hoạch thu nợ cùng với việc
trích lập dự phòng cụ thể trong năm cũng như các năm tiếp theo.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 34
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Tình hình nợ quá hạn theo từng nhóm tại Sacombank Kiên Giang từ năm 2006 đến
năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8. Nợ quá hạn theo từng nhóm của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Số
tiền
% Số
tiền
%
Nhóm 2 457 502 205 45 10 -297 -59
Nhóm 3 327 357 147 30 9 -210 -59
Nhóm 4 235 264 112 29 12 -153 -58
Nhóm 5 288 198 123 -89 -31 -75 -38
Tổng 1.307 1322 587 15 1 -736 -56
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2007 là 1322 triệu đồng tăng
15 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1% so với năm 2006. Năm 2008 nợ quá hạn của Ngân
hàng giảm mạnh còn 587 triệu đồng, giảm -736 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ -56% so với
năm 2007. Trong đó:
Nợ quá hạn thuộc nhóm 2 năm 2007 là 502 triệu đồng, tăng 45 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ 10% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn thộc nhóm này là 205 triệu đồng,
giảm -297 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -59% so với năm 2007.
Nợ quá hạn thuộc nhóm 3 năm 2007 là 357 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ 9% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn thộc nhóm này là 147 triệu đồng, giảm
-210 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -59% so với năm 2007.
Nợ quá hạn thuộc nhóm 4 năm 2007 là 264 triệu đồng, tăng 29 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ 12% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn thộc nhóm này là 112 triệu đồng,
giảm -153 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -58% so với năm 2007.
Nợ quá hạn thuộc nhóm 5 năm 2007 là 198 triệu đồng, giảm -89 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ -31% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn thộc nhóm này là 123 triệu đồng,
giảm -75 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -38% so với năm 2007.
Tình hình nợ quá hạn theo từng nhóm của ngân hàng có xu hướng giảm qua từng năm
cho thấy Ngân hàng đã có sự quản lý chặt chẽ các món vay của khách hàng, đồng thời Ngân
hàng đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý, thu hồi nợ có hiệu quả do đó đã làm giảm đáng kể
nợ quá hạn của từng nhóm.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 35
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Biểu đồ 8. Nợ quá hạn theo từng nhóm của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
457
327
235
288
502
357
264
198 205
147
112 123
0
100
200
300
400
500
600
2006 2007 2008
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
• Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Sacombank Kiên Giang từ năm 2006 đến
năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Số
tiền
% Số
tiền
%
Thương mại DV 457 463 205 6 1 -258 -56
Nông nghiệp 522 526 235 4 1 -291 -55
Tiêu dùng 200 198 88 -2 -1 -110 -56
Khác 128 135 59 7 5 -76 -56
Tổng 1.307 1.322 587 15 1% -736 -56
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 36
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2007 là 1322 triệu đồng tăng
15 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1% sao với năm 2006. Năm 2008 nợ quá hạn của
Ngân hàng giảm mạnh còn 587 triệu đồng, giảm -736 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ -56% so
với năm 2007. Trong đó:
Thương mại và dịch vụ: Năm 2006 là 457 triệu đồng, đến năm 2007 là 463 triệu đồng,
tăng 6 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 1%. Sang năm 2008 nợ quá hạn chỉ còn 205 triệu đồng
giảm -258 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -56% so với năm 2007.
Nông nghiệp: Năm 2006 là 522 triệu đồng, đến năm 2007 là 526 triệu đồng, tăng 4
triệu đồng tương ứng tỷ lệ 1%. Sang năm 2008 nợ quá hạn chỉ còn 235 triệu đồng giảm -291
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ -55% so với năm 2007.
Tiêu dùng: Năm 2006 là 200 triệu đồng, đến năm 2007 là 198 triệu đồng, giảm -2 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ -1%. Sang năm 2008 nợ quá hạn chỉ còn 88 triệu đồng giảm -110 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ -56% so với năm 2007.
Ngành khác: Năm 2006 là 128 triệu đồng, đến năm 2007 là 135 triệu đồng tăng 7 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ 5%. Sang năm 2008 nợ quá hạn chỉ còn 59 triệu đồng giảm -76 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ -56% so với năm 2007.
Nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm mạnh, điều này cho thấy chất lượng tín
dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy khách hàng sử dụng
vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích có khả năng sinh lời đủ khả năng trả nợ Ngân hàng
đúng hạn theo thỏa thuận.
Biểu đồ 9. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
457
522
200
128
463
526
198
135
205
235
88
59
0
100
200
300
400
500
600
2006 2007 2008
Thương mại DV
Nông nghiệp
Tiêu dùng
Khác
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 37
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Biểu đồ 10. Nợ quá hạn của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
1.307 1.322
587
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
2006 2007 2008
Nợ quá hạn
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
4.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sacombank Kiên Giang từ năm 2006 đến năm
2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Nợ quá hạn 1.307 1322 587
Tổng dư nợ 192.231 551.032 533.195
TL NQH/TDN 0,68% 0,24% 0,11%
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng hay nói cụ thể hơn là chất lượng
của công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản
ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng cũng như thể hiện uy tín của khách hàng trong việc
trả nợ vay. Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
là dưới 2%. Trong đó, tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng dư nợ đạt mức thấp thì được coi là tín dụng
có chất lượng tốt.
Qua bảng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank Kiên Giang rất thấp và giảm mạnh
qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ này là 0,68% thấp hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 38
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Nhà nước. Năm 2007 tỷ lệ này là 0,24% và sang năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 0,11%. Đây là
những con số ấn tượng cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng được quản lý chặt chẽ, công
tác thẩm định trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ của cán bộ tín dụng là rất tốt.
Qua kết quả này có thể khẳng định hoạt động cho vay tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang là
hiệu quả và rủi ro tín dụng luôn nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng.
Biểu đồ 11. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: %
0,68%
0,24%
0,11%
0,00%
0,10%
0,20%
0,30%
0,40%
0,50%
0,60%
0,70%
2006 2007 2008
Tỷ lệ NQH/TDN
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
4.2.3. Hệ số thu nợ (DSTN/DSCV)
Bảng 11. Hệ số thu nợ của Sacombank Kiên Giang trong 3 năm (2006 – 2008)
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Doanh số thu nợ 1.013.985 1.515.198 1.882.661
Doanh số cho vay 1.106.466 1.874.000 1.864.823
Hệ số thu nợ 92% 81% 101%
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó
cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khách hàng sử
dụng vốn vay có hiệu quả tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ cũng được thực hiện tốt hơn và
công tác thu nợ của cán bộ tín dụng trở nên dễ dàng hơn.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 39
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Qua bảng số liệu, ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn đạt một tỷ lệ rất cao cụ thể
năm 2006 hệ số thu nợ đạt 92%, năm 2007 tuy hệ số thu nợ có giảm xuống còn 81% nhưng
còn ở mức cao, sang năm 2008 hệ số này đạt 101% một con số cực kỳ ấn tượng cho thấy
Ngân hàng đã có sự quan tâm đúng mức trong việc quản lý các khoản nợ, tích cực hỗ trợ
khách hàng trong công tác tư vấn, lập phương án trả nợ vay đạt hiệu quả.
Biểu đồ 12. Hệ số thu nợ của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: %
92%
81%
101%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
2006 2007 2008
Hệ số thu nợ
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
4.2.4. Tỷ lệ rủi ro tín dụng (Tổng DN/Tổng TS)
Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Sacombank Kiên Giang từ năm 2006 đến năm 2008 được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 12. Tỷ lệ rủi ro tín dụng của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tổng dư nợ 192.231 551.032 533.195
Tổng tài sản có 259.734 592.677 809.715
TL RRTD 74% 93% 66%
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 40
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Hệ số này cho thấy nếu Ngân hàng thực hiện cung ứng tín dụng cho khách hàng quá
nhiều thì rủi ro tín dụng sẽ cao. Trong giai đoạn hiện nay, ở các ngân hàng TMCP trong nước
thì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, nguồn thu từ các sản
phẩm, dịch vụ khác còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập nên tỷ lệ rủi ro tín
dụng của các ngân hàng luôn ở mức cao và Sacombank Kiên Giang cũng không nằm ngoài
thực tế đó.
Nhìn chung qua 3 năm, tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng luôn trên 65%, điều này
nói lên rằng mức độ rủi ro mà Ngân hàng gặp phải là tương đối lớn, đi kèm với rủi ro thì lợi
nhuận của Ngân hàng cũng tăng theo. Qua bảng số liệu trên, năm 2007 là năm Ngân hàng có
tỷ lệ rủi ro tín dụng cao nhất trong 3 năm đạt đến 93%, với sự gia tăng trong tài sản cùng với
dư nợ cao hơn rất nhiều so với năm 2006, cho thấy năm 2007 là năm Ngân hàng có lợi nhuận
cao. Sang năm 2008 thì tỷ lệ rủi ro tín dụng có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm so
với năm 2007 xuống còn 66% cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách hạn chế việc tăng
quá nóng về lợi nhuận và thận trọng hơn trong việc hạn chế rủi ro tín dụng (tăng tổng tài sản).
Đồng thời dư nợ năm 2008 giảm như phân tích ở trên cũng làm cho tỷ lệ rủi ro tín dụng năm
2008 giảm.
Biểu đồ 13. Tỷ lệ rủi ro tín dụng của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008)
Đơn vị: %
74%
93%
66%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008
Tỷ lệ RRTD
(Nguồn: Phòng kế toán & quỹ)
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 41
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Qua việc phân tích nợ quá hạn theo nhóm nợ, theo ngành kinh doanh và một số hệ số
về hoạt động tín dụng ta thấy các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank Kiên
Giang xuất phát từ hai phía, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan, cụ thể:
Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh doanh không ổn định, với sự tăng nhanh về giá cả các mặt hàng từ
phục vụ đời sống cho đến các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đã làm cho
lạm phát năm 2008 tăng hai con số. Chính điều này đã làm ảnh hưởng chung đến nền tài
chính trong nước, trong đó có hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và
Sacombank Kiên Giang nói riêng.
Môi trường pháp lý chưa đi vào khuôn khổ thống nhất. Đặc điểm nổi bật là các văn
bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng vừa thừa, vừa thiếu, vừa
chồng chéo, nhiều sơ hở và bất cập. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín
dụng của Ngân hàng.
Thiên tai địch họa, những điều kiện bất thường của tự nhiên làm ảnh hưởng không
thuận lợi đến người kinh doanh. Nguyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nông
nghiệp, như chúng ta đã biết nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, cho nên trong năm
2006, 2007 nhiều dịch bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi đã làm cho ngành nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá cả một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông
nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc cũng bị kéo theo sự tăng giá của
thị trường thế giới nên đã làm cho công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng như việc trả nợ
của khách hàng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan
- Về phía Ngân hàng
Việc chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thẩm định, còn chủ quan trong việc định giá
tài sản đảm bảo của khách hàng đã góp phần tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng. Ngoài ra, việc định giá các tài sản thế chấp chưa theo sát sự biến động giá của thị
trường cũng gây ra khả năng mất phần vốn đã cho vay.
Ý thức chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao trong việc quản lý các hồ sơ tín
dụng, nhiều hồ sơ còn thiếu sót một số giấy tờ cần thiết như tờ trình định giá tài sản đảm bảo,
phương án vay vốn, thông tin tín dụng
Việc quản lý khách hàng cùng với việc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng còn
chưa tuân thủ đúng theo chính sách tín dụng đã đề ra. Do một cán bộ tín dụng phải quản lý
quá nhiều khâu trong quy trình tín dụng từ việc thẩm định, làm hợp đồng đến việc theo dõi
lịch trả nợ để nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, với khối lượng công việc lớn, điều này đã
gây ra áp lực cho cán bộ tín dụng ít nhiều làm giảm chất lượng tín dụng tại Sacombank Kiên
Giang.
- Về phía khách hàng
Việc lập báo cáo tài chính chưa thể hiện rõ, đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính
cùng với khả năng trả nợ. Ngoài ra, việc quản lý yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập nhất là ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 42
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Giá trị tài sản đảm bảo chưa đáp ứng đủ yêu cầu, giá trị các trang thiết bị chưa đảm
bảo được khoản vay, thể hiện rõ nhất là trong hoạt động cho vay góp chợ, với việc thế chấp
tài sản vay vốn là lô sạp kinh doanh tại chợ thì khả năng thu hồi vốn vay khi khách hàng mất
khả năng trả nợ là rất lâu, mất rất nhiều thời gian.
Đối với khách hàng là CBCNV thì việc khai báo về thu nhập của bản thân cũng ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của chính khách hàng, nếu có sự gian dối trong đơn yêu cầu vay
vốn thì việc giải ngân cho đối tượng này là một rủi ro mà Ngân hàng khó có thể tránh khỏi.
Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích của các khách hàng cũng là một nguyên
nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, nhất là đối với cho vay tiêu dùng.
4.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại
Sacombank Kiên Giang
4.3.1. Những mặt đã đạt được
Mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến không thuận lợi trong
năm 2007 và 2008 nhưng tình hình huy động vốn của Ngân hàng vẫn tăng trưởng khá, đảm
bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.
Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trưởng ổn định dù doanh số cho vay và dư nợ có
dấu hiệu chựng lại trong năm 2008 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước nói chung
và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Nhờ tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, công tác thẩm định chặt chẽ đã đem lại
hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
Chính sách tín dụng hợp lý, dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng mục tiêu.
Đảm bảo tính linh hoạt trong thực tế, tôn trọng quyền tự quyết của Ban Giám Đốc.
Sacombank Kiên Giang luôn chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến và quảng
bá các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu Sacombank đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Ban lãnh đạo Ngân hàng đoàn kết thống nhất, có trình độ chuyên môn và năng lực
điều hành, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, luôn khuyến khích
tạo mọi điều kiện cho nhân viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình công tác, không ngại khó khăn và không ngừng
học tập để nâng cao đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn.
4.3.2. Những mặt chưa đạt được
Doanh số cho vay và dư nợ của Ngân hàng không đảm bảo được tính tăng truởng bền
vững và giảm trong năm 2008.
Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng huy động và cho vay,
nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ khác còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập
của Ngân hàng.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 43
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM
THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG
5.1. Tăng cường huy động vốn tại chổ
Thông qua việc cung cấp trọn gói các dịch vụ ngân hàng với mức phí hợp lý đối với
các khách hàng tiềm năng để huy động và tận dụng nguồn vốn của họ. Tạo mối quan hệ gắn
bó tình cảm và chính sách khuyến khích vật chất thích hợp theo đúng quy định. Thỏa mãn tối
đa nhu cầu dịch vụ của khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh. Xét áp dụng các chính sách ưu
đãi về lãi suất, phí cùng với việc cấp tín dụng tương xứng theo nhu cầu đối với những
khách hàng thường xuyên có doanh số gửi tiền lớn.
Sử dụng các biện pháp khuyến khích người dân gởi tiền vào Ngân hàng: rà soát lại và
cải tiến toàn bộ quy trình các mặt nghiệp vụ liên quan đến khách hàng theo hướng đơn giản
hóa thủ tục mà vẫn đảm bảo an toàn. Lưu ý đến mảng chăm sóc khách hàng đến giao dịch từ
nước uống, lịch sự từ quầy giao dịch đến việc trông giữ phương tiện đi lại của khách hàng.
Khuyến khích bằng lợi ích vật chất như duy trì việc thường xuyên tặng quà, thực hiện khuyến
mãi đối với khách hàng mở tài khoản cá nhân như đáp ứng dịch vụ ngân hàng miễn phí trong
một thời gian nhất định. Điều chỉnh thời gian giao dịch như: Đưa thêm hình thức nhận và trả
tiền gửi ngoài giờ (ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ). Thực hiện thu tiền gửi tại
nhà, tại trụ sở doanh nghiệp, tại các đầu mối thanh toán.
Sử dụng hợp lý các công cụ cạnh tranh như lãi suất, chất lượng dịch vụ, tiện ích của
sản phẩm vừa đảm bảo doanh lợi của Ngân hàng vừa hấp dẫn khách hàng, tăng cường hiệu
quả quảng bá thương hiệu Sacombank đến mọi người dân.
Tuyển chọn nhân viên làm việc tại các quầy giao dịch có ngoại hình khá, khả năng
giao tiếp tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, mở các khóa học về Marketing khách hàng, tâm lý khách hàng
Tạo một mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên địa bàn, củng cố và phát huy thế mạnh
tại các quầy giao dịch.
5.2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng
Ngân hàng cần tiếp tục chú trọng cho vay vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc những ngành là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang như:
nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và ngành du lịch dịch vụ... Đây là xu hướng phù hợp với xu
hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Phục vụ đối tượng khách hàng
cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho Ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng
dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục
tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Duy trì và mở rộng khách hàng thuộc
thành phần kinh doanh cá thể đồng thời tiếp cận và tìm cách thu hút các khách hàng lớn kinh
doanh có hiệu quả.
5.3. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư
Một vấn đề nữa là Ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tránh việc tập trung
cho vay trong một lĩnh vực nào đó, dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Vì không phân
tán rủi ro nên khi lĩnh vực đó gặp khó khăn thì ngân hàng gặp khó khăn tức thì.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 44
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Bên cạnh đó, việc phân tán rủi ro là biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu
nhất. Để phân tán rủi ro cần có những biện pháp sau: không tập trung đầu tư một khoản tín
dụng lớn cho một hoặc một số doanh nghiệp, không đầu tư cho một ngành kinh tế hẹp, hợp
tác với các ngân hàng khác trong việc cấp tín dụng hoặc đầu tư cho các doanh nghiệp có nhu
cầu vốn lớn hoặc có nhiều rủi ro.
5.4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy chế, quy trình tín dụng
Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình tín dụng: Các quy chế quy định về tín
dụng được áp dụng trong nội bộ Ngân hàng phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, tránh
tư tưởng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách
hàng hoặc cạnh tranh không lành mạnh với các TCTD khác.
Thực hiện thế chấp tiền vay hợp lý, không nên cho rằng tài sản thế chấp và tiền vay là
tất cả. Để ngăn ngừa rủi ro từ phía khách hàng cần phải lựa chọn khách hàng một cách đúng
đắn, thông tin đầy đủ về khách hàng để đánh giá khách hàng các vấn đề như: Năng lực tài
chính, phẩm chất đạo đức của khách hàng, ưu thế cạnh tranh về sản phẩm. Bên cạnh đó,
thường xuyên giám sát hoạt động của người vay, phát hiện kịp thời các món vay có vấn đề để
đưa ra xử lý kịp thời.
Thường xuyên rà soát đánh giá lại quy chế, quy trình tín dụng để kịp thời chỉnh sửa
cho phù hợp với thực tế và hạn chế được những sơ hở không có lợi cho Ngân hàng. Định kỳ
hàng tháng phải kiểm tra qua hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng qua đó xem xét hoạt
động tín dụng có được thực thi theo đúng quy định và đưa ra nhận xét, đánh giá chất lượng
hoạt động tín dụng.
5.5. Xử lý nợ kiên quyết
Hàng tháng, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn trên địa bàn
mình phụ trách, đề ra biện pháp xử lý cụ thể với từng nhóm nợ quá hạn, phân kỳ trả nợ, tích
cực bám sát kỳ trả nợ đã phân kỳ và có trách nhiệm đôn đốc để khách hàng tập trung mọi
nguồn thu nhập trả nợ Ngân hàng.
Tiến hành phân loại nợ và phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp
thích hợp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi
được vốn vay. Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp để xử lý nợ quá hạn như sau: Khai thác
con nợ, chủ yếu sử dụng khi khách hàng gặp rủi ro mà chưa cần mời đến cơ quan pháp luật xử
lý. Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, chuyển
hướng sản xuất, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí có
thể thực hiện phương án tiếp tục cho vay mới.
Đối với nợ quá hạng phát sinh do chủ quan thì áp dụng các biện pháp như: phát mãi tài
sản đảm bảo, thông báo với cơ quan quản lý (nếu khách hàng là cán bộ, công nhân viên chức).
Thông báo đình chỉ quan hệ tín dụng với khách hàng và buộc khách hàng phải tự bán
thành phẩm để trả nợ có sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng.
Nếu đã sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ của Ngân hàng mà khách hàng vẫn không trả
nợ hoặc có hành vi lừa đảo, chây ỳ thì chuẩn bị hồ sơ pháp lý để truy tố trước pháp luật và
thông báo, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngăn ngừa những
khách hàng khác.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 45
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
5.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Trong kinh doanh yếu tố con người là nhân tố quan trọng quyết định cho mọi thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, cần tiêu chuẩn hóa việc tuyển dụng cán bộ, ưu
tiên bố trí đủ nhân viên tín dụng theo yêu cầu tăng quy mô và mở rộng địa bàn hoạt động
nhằm tránh hiện tượng quá tải, sắp xếp lại lực lượng nhân viên hiện có và có kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu càng cao
của hoạt động Ngân hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt,
có tinh thần trách nhiệm cao. Điều quan trọng không thể xem nhẹ đó là việc thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, về quy trình, cơ chế cho vay, huy
động của Ngân hàng.
Vững mạnh về nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để tiến tới vững mạnh trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế, cần có nhiều chính sách đãi ngộ với đội ngũ
nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với nhiều cơ hội thăng tiến.
Chẳng hạn, tổ chức các buổi tập huấn giúp cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tạo
điều kiện cho họ phát huy được hết khả năng của mình, khen thưởng xứng đáng cho nhân
viên có thành tích tốt trong công việc hay có ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Ngân
hàng.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho nhân viên, Ngân hàng cũng cần chú trọng đến
đạo đức, phẩm chất và kỹ năng giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng. Thái độ phục vụ
và đạo đức tác phong tốt cũng là một bí quyết giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra,
vào các dịp lễ tết nên tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, liên hoan nhằm tạo sự gắn bó thân
thiết giữa ban lãnh đạo và nhân viên nhằm tạo động lực để mọi người luôn phấn đấu làm việc
hết mình vì lợi ích chung của cả Ngân hàng.
5.7. Tăng cường hoạt động Marketing
Đối với các ngân hàng TMCP hoạt động Marketing là không thể thiếu, nhất là trong
giai đoạn hiện nay. Để tạo cho mình một sắc thái và đặc trưng riêng về các sản phẩm, dịch vụ
Sacombank Kiên Giang cần có chiến lược Marketing hoàn toàn mới và phù hợp để kích thích
nhu cầu hiện tại cũng như tiềm năng của khách hàng như: giới thiệu các sản phẩm dịch vụ
cũng như quá trình hình thành và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần tận
dụng tối đa các lợi thế để quảng bá thương hiệu Sacomkank nhằm quảng bá rộng rãi cho
khách hàng thấy được chức năng, phong cách, phương thức hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng từ đó thu hút nhiều khách hàng có nhu được phục vụ, được cung cấp tín dụng một cách
tốt nhất.
Để có thể vận dụng tốt chính sách Marketing cần có một bộ phận hoạt động như một
phòng ban của Ngân hàng, từ đó có điều kiện vận dụng các chính sách Marketing phục vụ cho
kinh doanh Ngân hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Khi sử dụng Marketing Ngân hàng có
thể rút ngắn khoảng cách giữa Ngân hàng và khách hàng về không gian, thời gian cũng như
nâng tầm hoạt động của Ngân hàng lên phạm vi toàn cầu. Các nhân viên Marketing sẽ chịu
trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xây dựng chiến lược để phát triển sản phẩm cho
vay.
Qua tìm hiểu hiện nay đa số hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm cho vay của
Sacombank Kiên Giang đều thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè hoặc là từ những
khách hàng đã vay trước đây. Điều này chứng tỏ hoạt động Marketing của Chi nhánh thật sự
chưa có hiệu quả, cần sớm thành lập bộ phận này và đi vào hoạt động, nhanh chóng đưa thông
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 46
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
tin về các sản phẩm cho vay đến khách hàng đầy đủ và chính xác nhất. Bên cạnh đó,
Sacombank Kiên Giang cần tăng cường công tác quảng bá sản phẩm trên các trang báo như:
báo Kiên Giang, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, phát sóng các mẫu quảng cáo thường xuyên
trên đài truyền hình vào các giờ cao điểm, định kỳ phát tờ rơi tại một số nơi công cộng trên
địa bàn thành phố Rạch Giá hoặc khi Ngân hàng cho ra đời sản phẩm mới.
5.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng
Để hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể đảm bảo an toàn và chất lượng thì đòi hỏi
công nghệ thông tin không ngừng được nâng cao để làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt
động của nhân viên Ngân hàng. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản
lý, hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Tổ chức
lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây
dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, dựa trên
việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách
hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
5.9. Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng gắn liền với hoạt động tín dụng
Trong xu thế hội nhập ngày nay khi mà ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam thì việc cạnh tranh theo chiều sâu bằng cách phát triển nhiều dịch vụ
ngân hàng sẽ là xu thế tất yếu giúp Sacombank Kiên Giang nâng cao hiệu quả cạnh tranh với
các ngân hàng khác.
Tỉnh Kiên Giang có lợi thế rất lớn về hoạt động xuất khẩu lương thực và thủy hải sản
nên bên cạnh việc phát triển hoạt động tín dụng mang tín chất truyền thống thì Sacombank
Kiên Giang cần đẩy mạnh các dịch vụ gắn liền với hoạt động tín dụng như: bảo lãnh, thanh
toán xuất nhập khẩu, chiết khấu các giấy tờ có giá Trong khi các ngân hàng trong tỉnh đang
đẩy mạnh việc cạnh tranh theo chiều rộng bằng cách mở rộng thị phần thì việc phát triển các
dịch vụ này một cách hiệu quả sẽ nâng cao nâng lực cạnh tranh của Sacombank Kiên Giang
theo chiều sâu so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 47
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Sau 7 năm hoạt động Sacombank Kiên Giang đã tạo được uy tín và thương hiệu trong
lòng khách hàng với phong các làm việc chuyên nghiệp, sự năng nổ nhiệt tình, cung cách
phục vụ sẵn sàng hết lòng vì khách hàng của cán bộ công nhân viên bên cạnh các chương
trình hoạt động xã hội vì cộng đồng của Ngân hàng. Từ đó, góp phần tăng nhanh về số lượng
khách hàng cả khách hàng các nhân lẫn doanh nghiệp.
Với việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank Kiên
Giang thì khóa luận đã đề cập đến những vấn đề sau:
• Trình bày cơ sở để hình thành nên đề tài và phương pháp để thực hiện đề tài.
• Trình bày những cơ sở lý thuyết mà khóa luận áp dụng để thực hiện.
• Giới thiệu đôi nét về Sacombank Kiên Giang.
• Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank Kiên
Giang từ đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng của Ngân hàng
về những mặt làm được và những mặt chưa làm được.
• Trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro
tín dụng tại Sacombank Kiên Giang.
• Kết luận và đề xuất một số kiến nghị.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ đối với hoạt động ngân hàng phù hợp với thông
lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện
củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với
biến động của thị trường thông qua việc sử dụng hữu hiệu các công cụ chính sách tiền tệ
nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.
Đổi mới chính sách tín dụng cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế
vào lĩnh vực ngân hàng nhằm phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của các TCTD theo
thông lệ quốc tế, từ đó giúp các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và các khách hàng có căn cứ
đánh giá đúng, giúp Ngân hàng Nhà nước thêm một công cụ hữu hiệu điều chỉnh hoạt động
các ngân hàng thương mại.
6.2.2. Đối với các cơ quan Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi các
văn bản pháp lý trên cơ một khung khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng phù hợp với cơ chế thị
trường.
Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương nhanh chóng quy hoạch vùng, tiểu vùng, đẩy
nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm sản xuất kinh
doanh, đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 48
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
Trong bối cảnh người dân nông thôn thiếu thông tin, thiếu trình độ khoa học kỹ thuật,
thiếu kinh nghiệm sản xuất, thị trường, khả năng tài chính nếu chỉ giải quyết vấn đề vốn thì
vẫn chưa đủ và khó có thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, Nhà nước cần phải
có chính sách và giải pháp đồng bộ như chính sách khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng cơ sở
hạ tầng, chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chính sách về tìm kiếm thị trường và tiêu
thụ sản phẩm.
Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ thành lập phòng bán đấu giá tài sản thanh lý ở nhiều
nơi, có uy tín và theo đúng pháp luật để ngân hàng có thể bán, thanh lý tài sản đảm bảo một
cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trong thực tế hiện nay, khi một món nợ vay có vấn đề ngân hàng phải làm thủ tục đưa
ra tòa phát mãi tài sản nhưng sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan
không được chặt chẽ. Do đó, kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước dần dần tiến tới ngân hàng
tự quyền phát mãi tài sản, ngân hàng sẽ tổ chức, bố chí cán bộ để thực hiện việc thu hồi này.
Tạo điều kiện cho ngân hàng mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa bàn có
nhu cầu và khả năng. Hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý nợ có vấn đề.
6.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách
phát triển phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ thể là phải hợp lý
hóa các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụ để giảm thiểu rủi ro và chi
phí hoạt động.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch để
từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa độ rủi ro.
Có chính sách phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương tuyên truyền thông
tin, hướng dẫn công nghệ, nghiệp vụ để người vay xây dựng các phương án kinh doanh, thực
hiện các nguyên tắc, chế độ, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ
cho Ngân hàng.
Tuyển chọn và bố trí nguồn nhân lực cho Ngân hàng trong toàn hệ thống theo đúng
yêu cầu công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng để bố chí phù hợp.
Quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, có
chính sách khuyến khích cán bộ tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Có chính sách tiền lương hợp lý, chế độ đãi ngộ thỏa đáng và cơ hội thăng tiến trong
công việc cho nhân viên để không bị “chảy máu chất xám nguồn nhân lực” trong khi các
Ngân hàng nước ngoài vào kinh doanh ở thị trường Việt Nam.
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 49
Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang
SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tin Sacombank phát hành 3/2008 và 8/2008.
2. Trần Đình Định, 2008. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn
mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam. NXB Tư Pháp.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.
TPHCM. NXB Tài Chính.
4. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), 2007. Nghiệp vụ ngân hàng ngoại thương.
TPHCM. NXB Tài Chính.
5. Nguyễn Viết Tân, 2008. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang. Khóa luận tốt nghiệp.
Khoa Kinh Tế - QTKD, Đại học An Giang.
6. Vương Ngọc Sậm, 2008. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang. Khóa
luận tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế - QTKD, Đại học An Giang.
7. Thái Hoàng Ngọc Điệp, 2008. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang. Khóa luận tốt
nghiệp. Khoa kinh tế - xã hội, Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.
8. Các wedsite tham khảo:
www.sacombank.com.vn
www.mof.gov.com.vn
www.vneconomy.com.vn
www.vienkinhte.tphcm.com.vn
www.news.thuonghieuviet.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1106.pdf