Đề tài Phân tích kết quả, hiệu quả và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng

Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh là một việc quan trọng và cần thiết đối với các doanh thu. Từ các kết quả phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản lý xác dịnh phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực.Bên cạnh đó thông qua các kết quả phân tích, các doanh nghiệp cũng nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Và cũng từ những kết quả phân tích này các doang nghiêp sẽ biết cách nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình cho những năm tiếp theo. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Điện lực Cao Bằng, em đã phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra như: Lao động, tài sản, nguồn vốn, doanh thu Khi thực hiện phân tích em đã sử dụng các biện pháp so sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp thay thế liên hoàn để hoàn thành đồ án. Sau khi phân tích, em đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng. Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thành thật tốt đồ án, nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các thầy cô giáo và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

doc66 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả, hiệu quả và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hơn. Một yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm cũng như kết quả kinh doanh điện năng đó là tỷ lệ tổn thất Tổn thất điện năng của Điện lực Cao Bằng 2004 – 2006 Hình 2.2 : Tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Cao Bằng 2004-2006 Hình 2.3: Tỷ lệ tổn thất điện năng theo tháng của Điện lực Cao Bằng 2005 – 2006 Từ hình 2.2, ta thấy tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Cao Bằng: Năm 2004 tỷ lệ tổn thất điện năng là 6,93 %, năm 2005 là 7,55% tăng so với năm 2004 là 0.61% Năm 2006 tỷ lệ tổn thất là 7,5% giảm so với năm 2005 là 0.05%. Tỷ lệ tổn thất của Điện lực Cao Băng năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là do những lý do: Trong thời gian này công tác phát triển khách hàng diễn ra tốt, mạng lưới điện đã được mở rộng đến được với phần lớn các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Tuy nhiên đi kèm với điều này là tổn thất cũng tăng lên vì đường dây kéo dài, lại chạy qua những vùng nhiều cây cối nên việc tổn thất tăng lên là đúng. Ngoài ra, công tác bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị không tốt, tình trạng ăn cắp điện vẫn còn diễn ra Nhưng đến năm 2006 thì tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm đó là vì: Điện lực Cao Bằng đã tập trung xử lý, cải thiện được những lý do khiến cho tỷ lệ tổn thất tăng lên ở năm 2005. Cùng với đó là các công tác kiểm tra định kỳ các trạm đo đếm 35KV, 10KV và các nguồn 0,4 kV; tập trung rà soát kiểm tra, cải tạo các trang thiết bị hư hỏng không đảm bảo công tác kinh doanh.. Qua đồ thị ta cũng nhận thấy rằng, tổn thất điện năng của Cao Bằng cao nhất vào tháng 1, tháng 2 và tháng 7 là tỷ lệ tổn thất thấp nhất. Cơ cấu thành phần điện thương phẩm Việc đánh giá xem xét cơ cấu thành phần điện thương phẩm sẽ giúp hình dung rõ hơn việc phân bố cơ cấu tiêu thụ điện của từng vùng. Qua đó cho thấy tỷ trọng tiêu thụ điện của từng thành phần kinh tế Bảng 2.2 Cơ cấu thành phần điện thương phẩm của Điện lực Cao Bằng 2004 - 2006 Danh mục 2004 2005 2006 So sánh (%) 05/04 06/05 Điện thưong phẩm (kWh) 52191673 61255761 70396538 117.37 114.92 Nông lâm ngư nghiệp (kWh) 483406 533773 570465 110.42 106.87 Công nghiệp, xây dựng (kWh) 14103839 17130230 19391719 121.46 113.20 Thương nghiệp dịch vụ (kWh) 1440327 1709802 2243195 118.71 131.20 Quản lý tiêu dùng (kWh) 33110359 38415704 44373475 116.02 115.51 Hđộng khác (kWh) 3053742 3436252 3817684 112.53 111.10 Qua bảng 2.2 ta thấy, tất cả các thành phần kinh tế đều tăng mức độ tiêu thụ điện. Trong đó, tỷ trọng điện thương phẩm dùng cho tiêu dùng là lớn nhất và thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2005 thì thành phần công nghiệp xây dựng có mức tăng trưởng lớn nhất , nhưng đến năm 2006 thì thành phần thương nghiệp dịch vụ lại có mức tăng trưởng cao nhất. Như vậy là 2 thành phần kinh tế quan trọng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 2 năm qua, công nghiệp xây dựng tăng trung bình 17%/năm còn thương nghiệp dịch vụ là 25%/năm. Để thấy rõ hơn ta hãy xem biểu đồ cơ cấu thành phần điện thương phẩm sau đây: Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu thành phần sử dụng điện thương phẩm Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy hoạt động quản lý tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất( hơn 60%). Còn những hoạt động có thể đem lại doanh thu cao như công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp(công nghiệp 27-28%, thương nghiệp dịch vụ 3% tổng sản lượng điện thương phẩm). So với cả nước( công nghiệp xây dưng chiếm hơn 43%, quản lý tiêu dùng hơn 40 %(số liệu năm 2006)) thì có thể thấy cơ cấu sử dụng điện thương phẩm của các thành phần kinh tế của Cao Bằng chưa cân đối. Nếu có biện pháp cân đối hợp lý thành phần tiêu thụ điện thương phẩm thì Điện lưc Cao Bằng có thể năng cao được doanh thu từ đó nâng cao được lợi nhuận thu được từ bán điện. Phân tích doanh thu Doanh thu là yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức tăng của doanh thu phản ánh rất rõ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích doanh thu có thể thấy một cách tổng quát nhất kết quả kinh doanh của Điện lực Cao Bằng. Bảng 2.3 : Một số kết quả SXKD của Điện lực Cao Bằng Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 So sánh 05/04 06/05 Điện thương phẩm Triệu kWh 52,192 61,256 70,397 1,17 1,15 Tỷ lệ tổn thất % 6,93 7,55 7,50 1,09 0,99 Giá bán bình quân Đồng/Kwh 730 734 741 1,01 1,01 Doanh thu tiền điện Tỷ đồng 37,097 44,966 52,147 1,21 1,16 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Điện lực Cao Bằng Hình 2.5 Doanh thu của Điện lực Cao Bằng (2004 - 2006) Doanh thu của Điện lực Cao Bằng tăng khá nhanh, năm 2005 tăng 21% so với 2004, còn 2006 tăng 16% so với năm 2005. Doanh thu tăng nhanh như vậy là do yếu tố điện thương phẩm và giá bán bình quân đều tăng. Điện thương phẩm năm 2004 là 51,192 triệu kWh đến năm 2006 là 70,397 triệu kWh ( tăng đến 37,5%). Còn giá bán điện bình quân cũng tăng, năm 2004 là 730 (đồng/kWh) đến năm 2006 là 741 (đồng/kWh). Ta phân tích mức độ ảnh hưởng của giá bán điện bình quân và điện thương phẩm đến doanh thu của Điện lực Cao Bằng năm 2006: +Điện thương phẩm tăng làm cho doanh thu tăng lên 1 lượng là : (tr.đồng) + Giá bán tăng làm cho doanh thu tăng lên 1 lượng là : (tr.đồng) Tổng hợp 2 yếu tố trên ta thấy doanh thu tăng lên 1 lượng là : (tr.đồng) Và nhận thấy yếu tố quan trọng hơn cả làm tăng doanh thu của Điện lực Cao Bằng đó là do điện thương phẩm tăng. Phân tích lợi nhuận Trong kinh doanh thì chỉ tiêu lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Bảng2.4 Phân tích lợi nhuận của Điện lực Cao Bằng 2004-2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh (%) 05/04 06/05 Doanh thu 37,097 44,966 52,147 121.21 115.97 Tổng c.phí 35,479 40,901 47,229 115.28 115.47 Lợi nhuận tr. thuế 1,618 4,065 4,918 251.24 120.98 Thuế 0,453 1,138 1,377 251.24 120.98 Lợi nhuận sau thuế 1,032 2,595 3,139 251.24 120.98 Qua bảng 2.4, thấy chi phí qua từng năm tăng, năm 2005 chi phí tăng 15,28% so với 2004, đến năm 2006 chi phí là tăng 15,47% so với năm 2005. Tuy nhiên do doanh thu cũng tăng và mức tăng của doanh thu qua các năm đều cao hơn mức tăng của chi phí nên lợi nhuận qua từng năm cũng tăng, tuy nhiên mức tăng doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2006 nhiều nên mức tăng lợi nhuận của 2005 lớn hơn 2006( 151% so với hơn 20% của năm 2006) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Điện lực Cao Bằng từ 2004-2006 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sử dụng tốt lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng lao động và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ vấn đề sử dụng lao động của điện lực Cao Bằng, trước hết ta hãy xem xẽt cơ cấu lao động của Điện lực: Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của Điện lực Cao Bằng(2005 – 2006) STT Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh +/- 06/05 (%) 1 Tổng số CBCNV 720 724 4 100.56 2 Đại học và trên đại học 125 131 6 104.80 3 Cao đẳng – Trung cấp 160 181 21 113.13 4 Lao động phổ thông 63 47 -16 74.60 5 CN kỹ thuật 362 365 3 100.83 6 Bậc 1 20 21 1 105.00 7 Bậc 2 85 80 -5 94.12 8 Bậc 3 78 75 -3 96.15 9 Bậc 4 95 101 6 106.32 10 Bậc 5 77 83 6 107.79 11 Bậc 6 7 5 -2 71.43 12 Bậc 7 0 0 13 Bậc thợ bình quân 3,40 3,44 Bậc thợ bình quân các năm: Năm 2005== 3,40 Năm 2006==3,44 Nhìn chung tại Điện lực Cao Bằng bậc thợ bình quân đã tăng lên, tuy vậy vẫn ở mức trung bình. Năm 2005-2006 lượng công nhân bậc 2 và bậc 3 giảm và bậc 4 và 5 tăng lên, điều đó chứng tỏ tay nghề công nhân ngày một tăng. Lượng công nhân có trình độ tay nghề bậc 4 và 5 chiếm tỷ lệ khá cao (47,5% của năm 2005 và 50,4% của năm 2006) cơ nghĩa là công nhân tay nghề khá cao và đáp ứng được yêu cầu của công việc, qua đó cũng cho thấy sự chú trọng về mặt lao động của Điện lực Cao Bằng. Tuy vậy lực lượng công nhân có tay nghề bậc 1 và 2 cũng chiếm tỷ lệ khá cao ( 29% năm 2005 và 27,7% của năm 2006) nên trong thời gian tới Điện lực Cao Bằng cần có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân và lực lượng lao động Ta thấy với quy mô hiện nay và với tình hình ngày càng đòi hỏi hiệu quả kinh doanh như hiện nay thì việc tồn tại lao động phổ thông tại Điện lực Cao Bằng cần phải có những phương hướng để đào tạo lại lượng lao động này. Tuy nhiên qua từ năm 2005 sang đến năm 2006 thì lượng lao động phổ thông đã giảm (từ 63 người xuống còn 47 người). Đó là tín hiệu khả quan trong việc nâng cao trình độ của toàn lực lượng lao động của điện lực Cao Bằng. Xét riêng năm 2006 thì thấy lượng lao động có trình độ đai học là 131 người chiếm 17,96% tổng số lao động của toàn điện lực. Trong khi đó số lượng lao động có trình độ trung cấp- cao đẳng chiếm 25% tổng số lao động. Còn lại là lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Bảng 2.6 Tổng hợp và chất lượng lao động năm 2006 Độ tuổi Tổng số lao động Trên đại học Đại học Cao đẳng trung cấp Công nhân và LĐPT Tỷ lệ (%) Dưới 30 182 35 57 90 25 30-39 225 1 28 22 174 31 40-49 178 41 48 89 25 50-59 139 1 25 54 59 19 Trên 60 Tổng 724 2 129 181 412 Nguồn:Phòng tổ chức Điện lực Cao Bằng Qua bảng 2.6 ta thấy số lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 25%, lao động trong độ tuổi 30 – 39 chiếm 31% tổng số lao động điều này cho thấy lao động ở Điện lực Cao Bằng là khá trẻ. Số người có trình độ đại học là 129 người ( chiếm 17,8% ). Hàng năm Điện lực Cao Bằng luôn có những lớp đào tạo nghiệp vụ hoặc gửi đi đào tạo ở nhằm nâng cao tay nghề cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó hàng năm còn có các bậc thợ nhằm kích thích sự phấn đấu sản xuất của công nhân. Phân tích tình hình sử dụng lao động năm 2005-2006 Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng lao động với mục định xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó điều chỉnh, phân bố lao động cho hợp lý. Mức chênh lệch tương đối: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động = Trong đó T1 : tổng số cán bộ công nhân viên năm 2006 Tk : tổng số cán bộ công nhân viên năm 2005 Q1 : tổng doanh thu năm 2006 Qk : tổng doanh thu năm 2005 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động = Mức chênh lệch tuyệt đối: (người) Như vậy, nếu như doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về sản lượng sản phẩm thì sẽ tiết kiệm đuợc số lao động là 111 người tương tương 15,33 %. Phân tích sức sản xuất lao động Slđ = Tổng doanh thu Số lượng lao động Bảng2.7: Sức sản xuất lao động Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch Số lao động (người) 720 724 4 Tổng doanh thu (tr.đồng) 44965,60 52147,09 7181,49 Sức sản xuât lao động (tr.đồng/người) 62,452 72,026 9,574 Mức chênh lệch sức sản xuất của lao động qua 2 năm là (triệu đồng/người) Các nhân tố làm tăng giảm sức lao động trong 2 năm qua là: + Doanh thu tăng lên làm cho sức sản xuất tăng lên 1 lượng là: ð (triệu đồng/người) + Số lượng lao động tăng nên sức sản xuất của lao động thay đổi 1 lượng là : ð (triệu đồng/người) Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho sức sản xuất của lao động tăng lên 1 lượng là: ( triệu đồng/người) Nhìn chung thì sức sản xuất lao động vẫn tăng nhưng việc tăng sức sản xuất lao động ở đây là do doanh thu của Điện lực nhiều hơn là do tăng lao động. Điều này cho thấy trong năm tới Điện lực không nên tuyển thêm nhiều lao động, bởi có thêm lao động là thêm một khoản chi phí nhân công mà sức sản xuất lại không tăng. Vì vậy, trong những năm tới Điện lực Cao Bằng nên chú trọng vào đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng lao động. Phân tích sức sinh lợi của lao động Sức sinh lợi của lao động = Lợi nhuận Số lượng lao động bình quân(năm) Bảng 2.8 : Sức sinh lợi của lao động Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch Số lao động (người) 720 724 4 Lợi nhuận (tr.đồng) 2595 3139 544 Sức sinh lợi 3,60 4,34 0,74 Các nhân tố làm tăng sức sinh lợi của lao động; + Lợi nhuận tăng làm sức sinh lợi tăng 1 lượng là: (tr.đồng/người) + Lao động tăng là sức sinh lời giảm 1 lượng là: (tr.đồng/người) Tổng hợp 2 nhân tố trên khiến cho sức sinh lợi của lao động tăng lên 1 lượng là : (tr.đồng/người) Qua tính toán ở trên, ta thấy rằng yếu tố quan trọng làm tăng sức sinh lợi của lao động của Điện lực Cao Bằng là lợi nhuận. Lợi nhuận tăng lên làm cho sức sinh lợi tăng lên. Còn yếu tố lao động tăng đã làm giảm sức sinh lợi của lao động. Điều nay chứng tỏ Điện lực Cao Bằng không cần tuyển thêm lao động mà cứ hoạt động như hiện tại thì hiêu quả vẫn tốt. Bảng 2.9: Tổng hợp hiệu quả sử dụng lao động qua 2 năm 2005-2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 Doanh thu Triệu đồng 44965,60 52,149,09 Lợi nhuận Triệu đồng 2595 3139 Tổng số lao động Người 720 724 Sức sản xuất Tr.đồng/người 62,452 72,026 Sức sinh lợi Tr.đồng/người 3,60 4,34 Phân tích tiền lương Lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng lao động. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế kích thích sức sản xuất của lao động cũng như của doanh nghiệp. Bảng 2.10: Chỉ tiêu tiền lương 2 năm 2005- 2006 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 Chênh lệch 06/05 (%) Tổng quỹ tiền lương Tr.đồng 15183 17680 116,45 Tổng số nhân viên Người 720 724 101,00 Tiền lương bình quân Tr.đồng/người/tháng 1,830 2,058 112,25 Qua bảng 2.10, thấy được thu nhập bình quân của lao động năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 tăng bình quân 12,25%. Đây là mức thu nhập được coi là cao so với nhiều ngành tại tỉnh Cao Bằng, điều này đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động và đản bảo đời sống cho người lao động. Qua phân tích hiệu quả sử dụng lao động ta thấy,năm 2006 Điện lực Cao Bằng có cơ cấu lao động khá trẻ, số lao đông ở độ tuổi dưới 40 chiếm tới 56.2% tổng số lao động. Số lao động có trình độ đại học là 129 người chiếm 17,8% tổng số lao động.Với sức trẻ và trinh độ chuyên môn khá cao như vậy Điện lực Cao Bằng đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ mà ban lãnh đạo đề ra, Bên cạnh đó Điện lực cũng đã không ngừng nâng cao chất lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Điện lực Cao Bằng 2004 - 2006 Phân tích cơ cấu tài sản năm 2004 Bảng 2.11 Cơ cấu tài sản năm2004 TT Tài sản Số đầu kỳ SĐK Số cuối kỳ SCK So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A TSLĐ - ĐTNH 20848,5 18,9 25579,0 23,0 4730,5 122,7 I Tiền 6507,4 5,9 7918,4 7,1 1410,9 121,7 II Các khoản ĐTTC ng.hạn III Các khoản phải thu 11545,5 10,5 13979,5 12,6 2434,0 121,1 IV Hàng tồn kho 1436,3 1,3 2024,1 1,8 587,8 140,9 V TSLĐ khác 1358,9 1,2 1657,1 1,5 298,1 121,9 VI Chi phí sự nghiệp B TSCĐ – ĐTDH 89634,8 81,1 85634,2 77,0 -4000,6 95,5 I TSCĐ 87060,5 78,8 82520,2 74,2 -4540,3 94,8 II Các khoản đầu tư d.hạn 1126,9 1,0 1579,2 1,4 452,3 140,1 III Chi phí XDCB dở dang 1447,3 1,3 1534,7 1,4 87,4 106,0 IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn V Chi phí trả trước dài hạn Tổng tài sản 110482,9 100,0 111213,2 100 730,3 100,7 Bảng 2.11 cho thấy TSLĐ – ĐTNH tăng từ 20848,5 (triệu đồng) lên 25579,0 (triệu đồng) tức là tăng lên 4730,5 (triệu đồng) tương đương tăng 22,7%. Cụ thể trong đó tăng nhiều nhất là 1410,9 (triệu đồng) của tiền, còn các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lần lượt là 2434,0 và 587,8 (triệu đồng). TSCĐ – ĐTDH cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 4000,6 triệu đồng tương đương giảm 4,5%. Trong đó củ yếu là giảm giá trị TSCĐ ( giảm 4540,3 triệu tương đương giảm 5,2%), điều này cho thấy rằng TSCĐ của Điện lực Cao Bằng cần được đổi mới và thay thế các tài sản đã hết hạn sử dụng. Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ tăng 87,4 (triệu đồng) vì các công trình đầu tư xây dựng đang được hoàn thành sắp được đưa vào sử dụng. Các khoản đàu tư dài hạn cũng tăng lên 452,3 triệu đồng, đó là do nhiều công trình đang được đầu tư xây dựng trong năm. Phân tích cơ cấu tài sản năm 2005 Bảng 2.12: Cơ cấu tài sản năm2005 TT Tài sản Số đầu kỳ SĐK Số cuối kỳ SCK So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A TSLĐ - ĐTNH 25579,0 23,0 28118,5 15,67 2539,5 109,93 I Tiền 7918,4 7,1 6047,3 3,37 -1871,2 76,37 II Các khoản ĐTTC ng.hạn III Các khoản phải thu 13979,5 12,6 20635,8 11,50 6656,3 147,61 IV Hàng tồn kho 2024,1 1,8 879,3 0,49 -1144,8 43,44 V TSLĐ khác 1657,1 1,5 556,3 0,31 -1100,8 33,57 VI Chi phí sự nghiệp B TSCĐ – ĐTDH 85634,2 77,0 151323,3 84,33 65689,1 176,71 I TSCĐ 82520,2 74,2 146980,8 81,91 64460,6 178,11 II Các khoản đầu tư d.hạn 1579,2 1,4 179,4 0.1 -1399,8 11,36 III Chi phí XDCB dở dang 1534,7 1,4 4163,1 2,32 2628,4 271,26 IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn V Chi phí trả trước dài hạn Tổng tài sản 111213,2 100 179441,84 100 68228,6 161,35 Bảng 2.12 cho thấy, trong năm 2005 TSLĐ – ĐTNH đã tăng lên 2539.5 (triệu đồng) tương đương là 9,93%. Cụ thể tăng mạnh nhất là các khoản phải thu tăng 6566,3 (triệu đồng). Điều này phản ánh một đặc điểm của ngành điện là khách hàng sử dụng điện trong tháng và đến đầu tháng sau mới thanh toán tiền điện tháng trước. Tuy nhiên hàng tồn kho đã giảm 1144,8 (triệu đồng) so với năm trước). Có điều này bởi vì trong năm 2005 Điện lực Cao Bằng đã tiến hành việc xây dựng, cải tạo lưới điện đã nhập nhiều vật tư trang thiết bị về và đã hoàn thành khá tốt kế hoạch công việc đặt ra. Trong năm 2005 TSCCĐ – ĐTDH của Điện lực Cao Bằng tăng lên khá nhiều ( tăng 65689,1 triệu tương đương 76,715 so với 2004). Cụ thể trong đó tăng mạnh nhất là TSCĐ (tăng 65689,1 triệu đồng). Sở dĩ có việc tăng đột biến như vậy của TSCĐ là do trong năm 2005 công viêc xây dựng nhiều công trình, lưới điện đưa điện đến nhiều huyện xã vùng sâu, xùng xa trong tỉnh, cùng với đó là việc thay thế đổi mới các trang thiệt bị điện đã cũ hỏng, hết hạn sử dụng và đầu tư thêm nhiều trang thiêt bị mới, các phương tiện vận tải, Phân tích cơ cấu tài sản năm 2006 Bảng 2.13: Cơ cấu tài sản năm 2006 TT Tài sản Số đầu kỳ SĐK Số cuối kỳ SCK So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A TSLĐ - ĐTNH 28118,5 15.67 27158,3 14,25 -960,2 96,59 I Tiền 6047,3 3,37 7581.0 3,05 1533,7 125,36 II Các khoản ĐTTC ng.hạn III Các khoản phải thu 20635,8 11,50 26322.2 10,59 5686,4 127,56 IV Hàng tồn kho 879,3 0,49 944,2 0,40 114,9 113,07 V TSLĐ khác 556,3 0,31 522.0 0,21 -34,3 93,83 VI Chi phí sự nghiệp B TSCĐ – ĐTDH 151323,3 84,33 163426,4 85,75 61814,6 140,85 I TSCĐ 146980,8 81,91 198050.5 79,68 51069,7 134,75 II Các khoản đầu tư d.hạn 179,4 0.1 49.7 0,02 -129,7 27,71 III Chi phí XDCB dở dang 4163,1 2,32 15037.7 6,05 10874,6 361,21 IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn V Chi phí trả trước dài hạn Tổng tài sản 179441,8 100 190584,7 100 11142,9 106,21 Trong năm 2006 không có nhiều thay đổi nhiều so với năm 2005. Tỷ trọng vè giá trị của TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản có sự chênh lệch đáng kể, TSCĐ chiếm tới hơn 87,75%, TSLĐ chỉ chiếm gần 12,25%. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Sức sản xuất của TSCĐ: Sức sản xuất của TSCĐ được xác định bằng công thức STSCĐ = Tổng doanh thu Nguyên giá TSCĐ binh quân Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có Bảng 2.14: Sức sản xuất của TSCĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 06/05 Tổng doanh thu (Tr.đồng) 37097 44966 52147 7869 7181 Nguyên giá TSCĐ binh quân (Tr.đồng) 35670 48876 51125 13206 2249 Sức sản xuất 1,04 0,92 1,02 -012 0,1 Ngyên giá TSCĐ năm 2005 tăng lên so với năm 2004 khá nhiều là 13209 tr.đồng, năm 2006 tăng so với năm 2005 ít hơn là 2249 tr.đồng. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2005 giảm nhiều so với 2004 là do doanh thu tăng lên và nguyên giá TSCĐ cũng tăng nhưng mức tăng của nguyên giá TSCĐ cao hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu. + Sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 2.15: Sức sinh lời của TSCĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 06/05 Lợi nhuận trước thuế (tr.đồng) 1618 4065 4918 2447 853 Nguyên giá TSCĐ bình quân (tr.đồng) 35670 48876 51125 13206 2249 Sức sinh lời của TSCĐ 0,045 0,083 0,096 0.038 0.013 Qua bảng trên, ta thấy sức sinh lợi của TSCĐ tăng qua từng năm. Năm 2005, sức sinh lời tăng cao hơn so vói năm 2006 vì lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng cao hơn năm 2006. Điều này chứng tỏ những đầu tư mua sắm trang thiết bị của năm 2005 đã mang lại hiệu quả. Bảng 2.16: Tổng kết hiệu quả sử dụng TSCĐ 2004-2006 Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu Tr.đồng 37097 44966 52147 Lợi nhuận Tr.đồng 1618 4065 4918 Nguyên giá TSCĐ bình quân Tr.đồng 35670 48876 51125 Sức sản xuất của TSCĐ đ/đ 1,04 0,92 1,02 Sức sinh lời của TSCĐ đ/đ 0,045 0,083 0,096 Qua đâycó thể thấy sức sản xuất của TSCĐ năm 2005 giảm vì nguyên giá của TSCĐ tăng nhiều do đầu tư máy móc thiết bị, thay thế các trang thiết bị cũ nát và đầu tư mới TSCĐ. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2006 tăng lên là do trong năm này không phải đàu tư tài sản cố định nhiều và doanh thu dã tăng lên từ hiệu quả đầu tư năm 2005. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ + Sức sản xuất của TSSLĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Bảng 2.17: Sức sản xuất của TSLĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch (050-(04) (06)-(05) Doanh thu (tr.đồng) 37097 44966 52147 7869 7181 TSLĐ bình quân (tr.đồng) 23213,8 26848,7 27638,4 3634,9 789,7 Sức SX TSLĐ 1,60 1,67 1,89 0,07 0.22 Nguồn : phòng tài chính kế toán Qua bảng 2.17, có thể thấy sức sản xuất của TSLĐ của năm sau luôn lớn hơn năm trước. Điều này cho thấy Điện lực đang sử dụng khá tốt TSLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của TSLĐ, xét năm 2006 + Doanh thu tăng lên làm cho sức sản xuất của TSLĐ tăng lên 1 lượng là : (đồng) + TSLĐ bình quân tăng lên làm cho sức sản xuất của TSLĐ giảm đi 1 lượng là : (đồng) Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho sức sản xuất của TSLĐ tăng lên 1 lượng là 0,29 + (-0,06) = 0,23 (đồng) Như vậy qua phân tích trên có thể thấy, nhân tố doanh thu tăng lên đã làm cho sức sản xuất của TSLĐ tăng lên. Điều này chưng tỏ hoạt động công tác kinh doanh của Điện lực Cao Bằng diễn ra tốt. Tuy nhiên, TSLĐ bình quân tăng lên đã làm giảm sức sản xuất của TSLĐ, điều này phản ánh Điện lực Cao Bằng sử dụng chưa tốt TSLĐ. + Sức sản sinh lợi của TSLĐ Sức sinh lợi của TSLĐ = Lợi nhuận thuần sau thuế TSLĐ bình quân Bảng 2.18: Sức sinh lời của TSLĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch (05)-(04) (06)-(05) LN sau thuế (tr.đ) 1032 2595 3139 1563 544 TSLĐ bình quân(tr.đ) 23213,8 26848,7 27638,4 3634,9 789,7 Sức sinh lời 0,044 0,097 0,113 0,053 0,016 Sức sinh lợi của TSLĐ từ năm 2004 đến 2006 đều tăng. Đó là do lợi nhuận tăng nhanh hơn so với TSLĐ bình quân. 1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó, đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2004 Bảng 2.19: Cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2002 STT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A Nợ phải trả 59008,9 53,41 63658,4 57,24 4649,5 107,88 1 Nợ ngắn hạn 58423,4 52,88 63424,9 57,03 5001,5 108,56 2 Nợ dài hạn 353,5 0,32 89,0 0,08 -264,5 25,18 3 Nợ khác 232,0 0,21 114,5 0,13 -117,5 49,35 B Vốn CSH 51474,0 46,59 47554,8 42,76 -3919,2 92,39 1 Nguồn vốn,quỹ 51076,2 46,23 46676,2 41,97 -4400 91,39 2 Nguồn kinh phí 397,8 0,36 878,6 0,79 480,8 220,86 Tổng 110482,9 100 111213,2 100 730,3 100,66 Đầu năm 2004, nợ phải trả của Điện lực Cao Bằng chiếm 53,41 tổng nguồn vốn còn 46,59% là nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy tỷ trọng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là khá cân bằng và doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính với các chủ nợ là đảm bảo. Đến cuối kỳ năm 2004 thì tỷ trọng có thay đổi nhưng không nhiều,cụ thể nợ phải trà chiếm57,24% còn vốn chủ sở hữu chiếm 42,76% tổng số vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2005 Bảng 2.20 Cơ cấu nguồn vốn của Điện lực CaoBằng năm 2005 STT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A Nợ phải trả 63658,4 57,24 128893,0 71,83 65234,6 202,48 1 Nợ ngắn hạn 63424,9 57,03 128067,6 71,37 64642,7 201,92 2 Nợ dài hạn 89,0 0,08 89,7 0,05 0,7 100,79 3 Nợ khác 114,5 0,13 735,7 0,41 621,2 642,53 B Vốn CSH 47554,8 42,76 50548,8 28,17 2994 106,30 1 Nguồn vốn,quỹ 46676,2 41,97 50351,4 28,06 3675,2 107,87 2 Nguồn kinh phí 878,6 0,79 197,4 0,11 -681,2 22,47 Tổng 111213,2 100 179441,8 100 68228,6 161,35 Trong năm 2003 có sự thay đổi đột biến về tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng. Đầu kỳ 2003 thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng 57,24%, vốn chủ sở hữu chiếm 42,76% trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhưng đến cuối năm thì nợ phải trả chiếm tới 71,83% còn vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 28,17% trong tổng số vốn. Giải thích cho sự thay đổi đột biến này là do trong năm 2005 Điện lực Cao Bằng đã đầu tư, cải tạo, mua sắm nhiều trang thiết bị mới, đầu tư xây dựng nhiều công trình, đường dây nên đã cần nhiều tiền nên khoản nợ phải trả tăng lên. Tuy có sự thay đổi về tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu như vậy nhưng xét riêng từng thành phần thì thấy nợ phải trả đã tăng đột biến (tăng 65234,5 tr.đồng tương đương tăng đến 102,48%) còn vốn chủ sở hữu tăng lại không nhiều (tăng 2994 tr.đồng tương đương 6.30%). Điều này góp phàn giải thích tại sao lại có sự thay đổi đột biến tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Điện lực Cao bằng trong năm 2005 như vậy. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2006 Bảng 2.21 Cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2006 STT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ So sánh Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) Số tiền (tr.đồng) T.trọng (%) (+/-) (tr.đồng) (%) A Nợ phải trả 128893,0 71,83 127977,6 67,15 -915,4 99,29 1 Nợ ngắn hạn 128067,6 71,37 124909,2 65,54 -3158,4 97,53 2 Nợ dài hạn 89,7 0,05 76,2 0,04 -13,5 84,95 3 Nợ khác 735,7 0,41 2992,2 1,57 2256,5 406,71 B Vốn CSH 50548,8 28,17 62607,1 32,85 12058,3 123,85 1 Nguồn vốn,quỹ 50351,4 28,06 62378,4 32,73 12027 123,89 2 Nguồn kinh phí 197,4 0,11 228,7 0,12 31,3 115,86 Tổng 179441,8 100 190584,7 100 11142,9 106,21 Trong năm 2006, Điện lực Cao Bằng đã có những cố gắng để huy động vốn sau khi trải qua năm 2005 có nhiều xáo trộn. Điện lực đã làm giảm được sự mất cân đối giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu. Đã giảm nợ phải trả xuống chỉ còn chiếm 67,15% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. *Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng năm 2004-2006 Dưới góc độ nguồn vốn thì hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá ở khả năng sinh lợi. Đây là một trong những đành giá quan trọng vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cả về hiện tại và tương lai. Bảng 2.22 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05-04 06-05 Tổng doanh thu (tr.đ) 37097 44966 52147 7869 7181 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 1032 2595 3139 1563 544 Vốn KD bình quân (tr.đ) 46742 45279 52938 -1463 7659 Vốn CSH bình quân (tr.đ) 49514,4 49051,8 56578 -462,6 7526,2 Sức sinh lợi của VKD 0.022 0.057 0.059 0,035 0,002 Sức sinh lợi của VCSH 0.021 0.053 0.055 0,032 0,003 Sức sinh lợi của doanh thu 0.028 0.058 0.060 0,030 0,002 +Sức sinh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005 chỉ số này tăng lên đến0,057 ( so với 2004 là 0,022) chứng tỏ khả năng sinh lợi của Điện lực Cao Bằng là cao và cho hiệu quả kinh doanh cao. Và đến năm 2006 chỉ số này vẫn tăng chứng tỏ Điện lực Cao Bằng vẫn đang sử dụng tốt vốn kinh doanh của mình. + Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu: phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Qua từng năm chỉ số này đều tăng. +Sức sinh lợi của doanh thu: Phản ánh một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của Điện lực Cao Bằng 2004 - 2006 Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khá, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Về thực chất chi phí kinh doanh là sự dịch chuyển vốn – dịch chuyển giá trị của các yếu tố kinh doanh vào đối tượng tính giá (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ..) Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí có thể phân tích các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của chi phí = Doanh thu Tổng chi phí Sức sinh lợi của chi phí = Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí Bảng 2.23 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của Điện lực Cao Bằng 2004-2006 Chỉ tiêu Đ vị 2004 2005 2006 Doanh thu Tr.đ 37097 44966 52147 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1032 2595 3139 Tổng chi phí Tr.đ 36901 43738 49856 Sức sản xuất của chi phí 1,01 1,03 1,05 Sức sinh lợi của chi phí 0,028 0,059 0,063 + Sức sản xuất của chi phí từ 2004 đến 2006 tăng dần. Điều này chứng tỏ mỗi phần chi phí bỏ ra thêm qua từng năm đều thu lại hiệu quả nhất định. + Sức sinh lợi của chi phí qua từng năm cũng tăng trưởng, có được điều này là do qua mỗi năm tuy chi phí tăng nhưng cùng với đó thì lợi nhuận cũng tăng.Và do lợi nhuận tăng nhanh hơn chi phí nên làm cho sức sinh lợi tăng lên. Nhận xét và đánh giá chung Qua những phân tích ở trên và để có những cái nhìn tổng quát về hiệu quả sãn xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng, em xin đưa ra những nhận xét sau: Về lao động: Điện lực Cao Bằng có cơ cấu lao động khá trẻ, số lao động ở độ tuổi dưới 40 chiếm 56% tổng số lao động. Trình độ của và chất lượng lao động qua từng năm đều được cải thiện ( đến hết năm 2006 số lao động có trình độ đại học là 129 người , và bậc thợ bình quân là 3,44 ). Do có chất lượng lao động tốt mà các chỉ tiêu như sức sản xuất của lao động và sức sinh lợi của lao động đều cao và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vây,trong những năm tới Điện lực Cao Bằng cần phát huy được ưu điểm này. Về tài sản: Từ đầu kỳ năm 2004, TSCĐ của Điện lực Cao Bằng chiếm 77% tổng tài sản, đến cuối 2006 thì tỷ lệ đó đã là 85,75%, đó là do trong năm 2005 Điện lực Cao Bằng đã tiến hành đầu tư, xây dựng mới, đổi mới trang thiết bị để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Đến năm 2006 thì TSCĐ của Điện lực Cao Bằng còn tương đối mới nên trong những năm tới chưa cần phải đầu tư đổi mới nhiều. Tuy nhiên sức sản xuất của TSCĐ còn thấp vì nguyên giá TSCĐ cao, nhưng bù lại là sức sinh lợi của TSCĐ lại tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ những đầu tư về TSCĐ của Điện lực Cao Bằng đã đem lại hiệu quả nhất định. Về nguồn vốn: Nguồn vốn của Điện lực Cao Bằng chưa có sự ổn định và còn nhiều biến động. Cuối kỳ năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 42,76% tổn số vốn, đến cuối 2006 thì tỷ lệ đó chỉ còn 32,85% thay vào đó là nợ phải trả đã tăng lên chiếm hơn 67%. Điều đó gây nên sự bất ổn về mặt tài chính của Điện lực Cao Bằng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực. Vì vậy trong những năm tới Điện lực Cao Bằng cần có các biện pháp huy động vốn nhằm đảm bảo tài chính về nguồn vốn. Về chi phí: Sức sản xuất và sức sinh lợi của chi phí tuy thấp nhưng cũng đã tăng qua từng năm. Đê nâng cao các chỉ tiêu này thì trong những năm tới cần có biện pháp để giảm chi phí, điều đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện lực. 1.4.6 Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ĐLCB Nguyên nhân khách quan Do tỷ trọng các ngành kinh tế tiêu thụ điện chưa cân đối, các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp nên doanh thu điện chưa được cao. Ngoài ra do Cao Bằng là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, toàn đồi núi, đường sá giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý tình hình sử dụng điện còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công tác đưa điện đến nhiều khu vực vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Ngành điện còn chịu sự quản lý của nhà nước nên chưa có tính cạnh tranh Do tình hình tự sản xuất cung ứng điện không thể đáp ứng được nhu cầu dùng điện và do điện đầu nguồn chỉ được cung cấp từ một đường dây là đường dây 110kV Bác Kạn-Cao Bằng nên Cao Bằng không thể chủ động được trong việc cung cấp điện. Đường dây lưới điện của Cao Bằng chạy qua khu vực đồi núi và khoảng cách khá xa nên tỷ lệ tổn thất còn cao. Nguyên nhân chủ quan Do nhu cầu điện tăng nhanh mà khả năng huy động để đại tu sửa chữa lại không đáp ứng kịp Là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp nên việc quản lý lưới điện, chống ăn cắp điện còn gặp nhiều khó khăn. Khâu quản lý điện ở nhiều vùng còn chưa thật chặt chẽ, các chi nhánh điện ở các huyện vùng sâu như Bảo Lạc, Hạ Lang tỷ lệ tổn thất còn cao. Việc áp giá nhiều nơi còn chưa đúng mục đích sử dụng điện gây nên tổn thất cho Điện lực. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO ĐIỆN LỰC CAO BẦNG 1.1 Định hướng phát triển của Điện lực Cao Bằng trong 5 năm tới 1.1.1 Mục tiêu chung của toàn ngành Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Naem đến 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí – điện – đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Xúc tiến xây dựng thủy điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợpvề sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực. Mục tiêu cụ thể: - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng từ 88 đến 93 tỷ kWh và đến năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh - Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015. -Đẩy nhanh đưa điện về nông thôn, phấn đấu đến 2010 đạt 90% só hộ nông thôn có điện, đến 2020 đạt 100% số hộ nông thôn có điện. Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện các khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đối với hải đảo, vùng sâu vùng xa. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở khu vực này. - Đảm bảo cân bằng tài chính ổn định, bền vững. Xây dựng các biện pháp huy động trong xã hội dân để đầu tư phát triển điện. -Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài (ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam); sau đó đến các ngân hàng thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại quốc tế. - Tiếp tục thực hiện lộ trình cải càch giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. - Từng bước hình thành thị trường điện trong nước,trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập. - Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành điện. Tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch. - Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm nhiều công ty có tư cách pháp nhân theo mô hình liên kết Tài chính – Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ - Tư vấn 1.1.2 Định hướng của Điện lực Cao Bằng trong 5 năm tới Trong những năm tới, Điện lực Cao Bằng sẽ tập trung xây dựng nhiều đường dây, lưới điện mới với những mục tiêu cụ thể sau: + Xây dựng mới thêm hơn 160 km đường dây 110kV, xây dựng thêm 2 trạm biến áp 110kV Quảng Uyên và trạm 110kV Gang thép; Nâng công suất trạm 110kV E16 Cao Bằng thêm 40 MVA + Xây dựng thêm hơn thêm 660 km đường dây trung thế; tập trung chủ yếu vào đường dây 35kV; + Xây dựng mới hơn 700 km đường dây hạ thế + Phát triển thêm hơn 25000 công tơ mới + Xây dựng thêm nhiều TBA mới, cụ thể là hơn 340 TBA 35kV/10kV, 12 TBA 10kV/0,4KV, 17 trạm 35kV/10kV, cùng với đó là cải tạo những TBA đang sử dụng Cùng với công tác đầu tư xây dụng mới, Điện lực Cao Bằng còn cố gắng tiếp tục phát triển lưới điện nông thôn, đưa điện đến những nơi vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó là phát triển thêm khách hàng, tăng doanh thu góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Cao Bằng. Phát triển thêm nhiều thủy điện nhỏ để cấp điện cho nhiều khu vực mà lưới điện không tới được, đồng thời cũng chủ động được nguồn điện mỗi khi thiếu điện. 1.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh liên quan đế sự tồn tại và phát triển của cả doanh nghiệp, vì vậy tùy vào thực trạng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả khác nhau, ứng với tình hình tài chính và quản lý của từng doanh nghiệp. Sau khi phân tích thực trạng sử dụng và kinh doanh điện của Điện lực Cao Bằng, căn cứ vào tình hình kinh doanh điện của Điện lực Cao Bằng, dựa vào khả năng, năng lực của Điện lực và dựa vào quy hoạch của Điện lực Cao Bằng; em xin đưa ra những biện pháp cụ thể sau; 1.2.1 Giảm tổn thất điện năng Trong những năm qua, tổn thất điện năng là một trong những lý do cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng. Mặt khác, xét năm 2006 tỷ lệ tổn thất của Điện lực Cao Bằng là 7,5% so với các Điện lực khác cùng thuộc Công ty Điện lực I là còn rất cao; ví dụ như Điện lực Hưng Yên 5,93%, Điện lực Hải Dương là 6,17%, Điện lực Hà Tây là 5,62% Do vậy, Điện lực Cao Bằng cũng có thể giảm tổn thất hơn nữa, góp phần vào xu hướng chung của toàn ngành là giảm tổn thất điện năng để có đủ điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kỉnh té đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Qua phân tích tổn thất điện năng ở trên ta nhận thấy một trong những lý do làm tăng tổn thất điện năng là do lý do kỹ thuật như: công tơ cũ chạy sai, hỏng. Điều này có thể khắc phục được khi ta hiệu chỉnh lại công tơ hoặc thay thế công tơ đã hỏng hoàn toàn. Trong báo cáo tổn thất điện năng của các chi nhánh năm 2006 thì chi nhánh điện Thị xã Cao Bằng có tỷ lệ tổn thất khá cao. Mà nguyên nhân chủ yếu là do trong khu vực thuộc quản lý của chi nhánh còn tồn tại nhiều công tơ hỏng và chạy sai chưa được thay thế và sửa chữa kịp thời. Cụ thể, theo số liệu của phòng kỹ thuật thì trong năm 2006, chi nhánh điện Thị xã có 487 công tơ cần phải thay thế và sửa chữa, trong đó 130 công tơ hỏng hoàn toàn, 257 công tơ cần phải sửa chữa hiệu chỉnh lại. Chi phí được tính như sau: + Sửa chữa mỗi công tơ lả 15000 đ/1 chiếc. Bao gồm tiền mua nguyên vật liệu thay thế, và tiền làm thêm giờ cho công nhân. Chi phí sửa chữa=15000*257 = 3855000 (đồng) + Chi phí bồi dưỡng cho công nhân tháo lắp đặt công tơ là 45000 đ/ngày. Dự tính công việc cần 5 công nhân làm việc trong 20 ngày. Chi phí nhân công = tiền công 1 ngày* số ngày*số nhân công =45000*20*5 =4500000 (đồng) + Trong số 130 công tơ hỏng hoàn toàn có -11 công tơ 3 pha , giá 350 000 đồng/ cái - 119 công tơ 1 pha, giá 110 000 đồng/cái Bảng 3.1: Dự tính chi phí cho sửa chữa lằp đặt công tơ năm 2007 của cho nhánh điện Thị xã Cao Bằng Chỉ tiêu Số lượng (chiếc) Đơn giá (đ/chiếc) Thành tiền (tr.đồng) Thay mới: 1 pha 3 pha 119 110.000 13,09 11 350.000 3,85 Sửa chữa 257 15.000 3,855 Chi phí nhân công 4,5 Tổng 25,295 Như vậy, dự tính chi phí cho công tác sửa chữa thay thế công tơ sẽ là 25,295 tr.đồng. Lượng điện thất thoát 1 năm do công tơ sai hỏng, đo đếm không chính xác được ước tính như sau; Luợng điện thất thoát = A*S*T*12 Trong đó: - A là số lượng công tơ sai hỏng - S là số điện bình quân một hộ trong 1tháng - T là tỷ lệ tổn thất do công tơ đếm sai Trung bình mỗi hộ tiêu thụ 90 kWh, tỷ lệ tổn thất do công tơ đếm sai là 15%. Vậy lượng điện thất thoát trong 1 năm do công tơ đếm sai là: Lượng điện thất thoát 1 năm = 387*90*15%*12 = 62694 (kWh) Như vậy số tiền thất thoát sẽ là Số tiền = Lượng điện thất thoát*giá bán bình quân = 62694*741 = 46,456 (tr.đồng) Sau khi thưc hiện công tác sửa chữa thay thế công tơ sẽ thu được số tiền: 46,456 – 25,295 = 21,161 (tr.đồng) Có thể thấy hiệu quả của biện pháp này qua các chỉ tiêu: Sức sản xuất của chi phí = Doanh thu Tổng chi phí è Sức sản xuất của chi phí = 1,80 Sức sinh lợi của chi phí = Lợi nhuận Tổng chi phí è Sức sinh lợi của chi phí = 0,84 Vậy, nếu thực hiện biện pháp này thì cứ 1 đồng chi phí sẽ thu được 1,80 đồng doanh thu , và mỗi đồng chi phí sẽ thu được 0,84 đồng lợi nhuận. Như vậy, nếu thực hiện thay thế và sửa chữa công tơ hỏng thì không những làm giảm tổn thất mà còn làm tăng hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng. 1.2.2 Tăng doanh thu bằng cách áp giá đúng đối tượng sử dụng điện Trong kinh doanh thì giá bán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh thu và trong kinh doanh điện năng thì việc áp đúng giá cho từng đối tượng điện không những mang lại lợi ích cho ngành điện mà còn mang lại công bằng cho người sử dụng. Qua viêc kiểm tra tình hình sử dụng điện năm 2006 ở khu vực Thị xã Cao Bằng, phát hiện nhiều truờng hợp sử dụng chưa đúng mục đích, ví dụ nhiều hộ đăng ký mua điện với mục đích sinh hoạt nhưng lại sử dụng điện để kinh doanh. Việc này đã ảnh hưởng đến doanh thu của Điện lực Cao Bằng. Vì vậy trong năm 2007 cần có biện pháp áp lại giá cho đúng mục đích sử dụng. Theo số liệu của phòng kinh doanh, sau khi kiểm tra có 65 hộ sử dụng điện sai mục đích. Hiện nay giá điện sinh hoạt được tính bậc thang như sau: Bảng 3.2 Giá bản lẻ điện sinh hoạt bậc thang Giá bán lẻ sinh hoạt bậc thang  Đơn vị - Cho 100 kWh đầu tiên đ/kWh 550 - Từ kWh thứ 101 đến 150 đ/kWh 900 - Từ kWh thứ 151 đến 200 đ/kWh 1210 - Từ kWh thứ 201 đến 300 đ/kWh 1370 - Từ kWh thứ 301 trở lên đ/kWh 1400 Trung bình mỗi hộ tiêu thụ 600 kWh/tháng. Như vậy tính theo giá bậc thang thí số tiền mỗi hộ phải thanh toán là: Số tiền = Lượng điện tiêu thụ*mức giá tính cho lượng điện tiêu thụ è Số tiền = 100*550 + 50*900 + 50*1210 + 100*1370 + 300*1400 = 0,7175 (tr.đồng) Như vậy, 65 hộ phải thanh toán số tiền là: 0,7175*65 = 46,6375 (tr.đồng) Nếu áp đúng giá đúng theo giá điện kinh doanh là 1570 đ/kWh, thì số tiền phải trả là: Số tiền = số hộ*lượng điện tiêu thụ*giá điện è Số điện = 65*600*1570 = 61,23 (tr.đồng) Như vậy chênh lệch doanh thu 1 tháng khi đã áp lại giá là: 61,23 – 46,6375 = 15,5925 (tr.đồng) Cùng với viêc áp giá lại không mất chi phí nhân công thì biện pháp này đã đem lại hiệu quả kinh doanh cho điện lực Cao Bằng. 1.2.3 Hoàn thiện phương thức quản lý và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện năng, chúng ta có thể áp dụng có thể áp dụng nhiều biện pháp, ngoài biện pháp giảm tổn thất, tăng doanh thu còn có thể áp dụng nhiều biện pháp hoàn thiện phương thức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực: Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý khách hàng. Trước hết, cần bắt đầu bằng việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ, khoa học, chính xác về khách hàng sử dụng điện. Dựa vào cơ sở dữ liệu đó, Điện lực Cao Bằng cần thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng điện hàng tháng của các khách hàng, để từ đó các biện pháp kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng bất thường trong việc sử dụng điệncủa khách hàng. Ví dụ: nếu điện năng tiêu thụ thay đổi trong tháng quá nhiều so với các tháng trước đó thì cần phải kiểm tra lại xem nguyên nhân xuất phát từ đâu, do hệ thống đo đếm điện năng hỏng, sai không chính xác; hay do nhân viên ghi sai chỉ số công tơ;hay do khách hàng mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh, có thêm nhiều thiết bị sử dụng điện mới Việc quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng điện của khách hàng không chỉ dựa vào những thông số tính toán trên cơ sở dữ kiệu về khách hàng đã xây dựng, mà cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến việc sử dụng đội ngũ cân bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh điện năng (ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, quản lý đường dây), bởi hơn ai hết họ là những người có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng và do đó nắm rõ và hiểu về khách hàng nhất. Vấn đề ở chỗ, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm của họ để đảm đương nhiệm vụ này. Thứ hai: Tổ chức bộ máy quản lý, theo dõi tổn thất điện năng một cách khoa học và chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm tổn thất điện năng. + Thành lập ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng, trong đó ít nhất có 2 thành viên thuộc phòng Kinh doan điện năng và phòng lỹ thuật. Bộ phận này có chức năng nhiệm vụ sau: Tổng hợp, tính toán, theo dõi tình hình tổn thất điện năng của các chi nhánh và toàn Điện lực - Kiểm tra, hướng dẫn các chi nhánh trong việc quản lý, theo dõi, tính toán tổn thất điện năng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng của đơn vị mình - Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Điện lực cac biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng. + Ở các chi nhánh điện cần thiết phải tổ chức một bộ phận theo dõi tổn thất điện năng, + Quản lý lưới điện và quản lý khách hàng ở các chi nhánh được giao cho các tổ quản lý địa bàn chịu trách nhiệm thực hiện. Các tổ quản lý này được biên chế thành 3 bộ phận: - Bộ phận quản lý, vận hành, theo dõi, sửa chữa lưới điện, lắp đặt công tơ. - Bộ phận ghi chỉ số công tơ - Bộ phận thu ngân Cả 3 bộ phận này đều phải chịi trách nhiệm trong việc thực hiện giảm tổn thất điện năng trên địa bàn mình quản lý. Trong đó, do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng mà bộ phận quản lý và bộ phận ghichỉ số công tơ sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn bộ phận thu ngân. Thứ ba: Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh điện, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với khác hàng, Đồng thời đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục nhằm làm thay đổi nhận thức của bản thân người lao động để họ thấy được việc chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình, quy phạm trong sản xuất kinh doanh điện năng là vì lợi ích của chính bản thân họ và vì lợi ích của Điện lực. Như vậy, sẽ tạo động lực cho người lao động trong việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện. KẾT LUẬN Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh là một việc quan trọng và cần thiết đối với các doanh thu. Từ các kết quả phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản lý xác dịnh phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực.Bên cạnh đó thông qua các kết quả phân tích, các doanh nghiệp cũng nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Và cũng từ những kết quả phân tích này các doang nghiêp sẽ biết cách nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình cho những năm tiếp theo. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Điện lực Cao Bằng, em đã phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra như: Lao động, tài sản, nguồn vốn, doanh thu Khi thực hiện phân tích em đã sử dụng các biện pháp so sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp thay thế liên hoàn để hoàn thành đồ án. Sau khi phân tích, em đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Điện lực Cao Bằng. Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thành thật tốt đồ án, nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các thầy cô giáo và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Phan Diệu Hương, các thấy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý và các cô chú, anh chị trong Điện lực Cao Bằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh Viên Hoàng Văn Mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9368.doc
Tài liệu liên quan