Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch ceramic An Giang

Nhà máy có rất nhiều cửa hàng, chi nhánh ở rất xa nên việc liên lạc với nhau bằng điện thoại rất tốn kém, và với khả năng rộng khắp toàn cầu thì Nhà máy có thể liên lạc với hàng triệu khách hàng để giới thiệu thông tin về sản phẩm tới bất kỳ nước nào trên thế giới một cách nhanh chóng nhất thông qua website. Chẳng hạn Nhà máy vừa thiết kế và sản xuất được một vài mẫu mới muốn quảng cáo với khách hàng thì việc gửi fax hay điện thoại sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém. Ngược lại với Internet thì cùng một lúc Nhà máy có thể gửi đi rất nhiều khách hàng chỉ với một cái nhấp chuột hoặc có thể đặt sản phẩm mới vào mục thông tin quảng cáo trên website. Nếu muốn bổ sung hay thay đổi một mặt hàng mới lên website thì việc đó thật đơn giản. Ngoài ra, Nhà máy không nên giới hạn thị trường của mình bằng một thứ ngôn ngữ, mà phải tiếp cận với nhiều khách hàng bằng những thứ ngôn ngữ khác nhau. Nếu có đủ điều kiện thì Nhà máy có thể tạo thêm những ngôn ngữ khác trên website của mình đặc biệt là tiếng Anh – đây là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới – việc này làm cho người sử dụng có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp khi họ đến website của Nhà máy và việc đó là đồng thời nâng cao khả năng bán hàng ra thị trường nước ngoài

pdf76 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch ceramic An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và 2007 có tăng so với kế hoạch nhưng vào năm 2008 thì Nhà máy đã có thể kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào nên giá vốn hàng bán trong năm thấp hơn so với kế hoạch, và chi phí cho hoạt động kinh doanh của Nhà máy bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác đều cao hơn so với kế hoạch và năm sau chi nhiều hơn năm trước. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều vì mục tiêu chung là đạt lợi nhuận cao và ổn định qua các năm, Nhà máy gạch Ceramic An Giang cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận đó, kết quả hoạt động kinh doanh qua 03 năm cũng đã cho ta thấy Nhà máy đạt lợi nhuận cao và hoàn thành kế hoạch trong năm 2007 và 2008, chỉ có năm 2006 là lợi nhuận không được như kế hoạch mà Ban lãnh đạo đã đề ra. Nhưng ta cũng có thể kết luận là Nhà máy đã hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt qua các năm. * Phân tích lợi nhuận theo doanh thu và chi phí Hình 4.5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Nhà máy Nhìn vào hình 4.5 ta dễ dàng nhận thấy được lợi nhuận sau thuế của Nhà máy tăng nhanh qua 03 năm, tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006 rất lớn (114,93%), và qua năm 2008 thì tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm xuống còn 54,04% nhưng nếu xét về giá trị thì lợi nhuận của năm 2008 tăng nhiều hơn năm 2007 (năm 2007 tăng 1.804,08 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 so với năm 2007 thì tăng 1.823,21 triệu đồng). Tổng doanh thu có phần tăng nhanh trong năm 2007 (tăng 16.774,25 triệu đồng so với năm 2006) và giảm nhẹ trong năm 2008 (giảm 614,19 triệu đồng so với năm 2007). Khi nhìn vào cột tổng chi phí ở biểu đồ trên thì ta thấy chi phí của năm 2007 tăng nhanh hơn so với năm 2006 và giảm nhẹ trong năm 2008. Năm 2006 là năm Nhà máy đạt lợi nhuận thấp nhất trong 03 năm. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ và các khoản như chi phí tài chính, chi phí khác chiếm giá trị cao nhất trong 03 năm, nhưng ngược lại số lượng hàng bán ra trong năm 2006 lại thấp nhất nên lợi nhuận năm 2006 Nhà máy đạt được thấp nhất trong 03 năm là điều hợp lý. Với tỷ lệ tăng lợi nhuận rất lớn là 114,93% trong năm 2007 thì ta có thể biết được rằng số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong năm là rất lớn, nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy được giá trị doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 16.774,25 triệu đồng và chi phí Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang năm 2007 cũng tăng nhiều hơn khoảng 14.970,17 triệu đồng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận năm 2007 cao hơn năm 2006 là điều hiển nhiên. Sang năm 2008 thì số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm nên làm tổng doanh thu có phần giảm nhẹ so với năm 2007, tuy tổng doanh thu giảm (0,74%) nhưng tổng chi phí lại giảm nhiều hơn (3,06%) nên đã làm lợi nhuận của Nhà máy tăng lên rất nhiều. Mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các loại chi phí khác đêu tăng lên so với năm 2007 nhưng chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi phí giá vốn hàng bán đã giảm rất nhiều so với năm 2007, đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng cao hơn năm 2007. œ Đánh giá tác động của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận Lợi nhuận là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận năm 2007 tăng do doanh thu tăng và chi phí cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhiều hơn tốc độ tăng của chi phí (25,35% > 23,17%) đã tác động làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2007 tăng là do việc thị trường bất động sản khởi sắc trở lại đã tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ làm cho sản phẩm của Nhà máy được tiêu thụ nhiều hơn, giá bán của năm 2007 cũng cao hơn năm 2006. Bên cạnh đó, chi phí cũng tăng lên là do giá vốn hàng bán tăng mạnh, chi phí nguyên, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài, đều tăng. Ngược lại, lợi nhuận năm 2008 tăng nhiều hơn năm 2007 do chi phí giảm, doanh thu năm 2008 giảm 0,74% so với năm 2007 nhưng lợi nhuận lại tăng nhiều hơn là do chi phí giảm (3,06%) nhiều hơn tốc độ giảm của doanh thu. Doanh thu năm 2008 giảm là do doanh thu xuất khẩu sang thị trường Campuchia không còn nữa. Còn chi phí giảm là do giá vốn hàng bán giảm nhưng các khoản mục khác như chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng. Nhìn chung, lợi nhuận năm 2007 và 2008 đều tăng, tuy nhiên nếu Nhà máy có thể tăng doanh thu bán hàng và kiểm soát tốt hơn các khoản mục chi phí thì có thể đạt lợi nhuận cao hơn nữa. œ Đánh giá chung về lợi nhuận Lợi nhuận qua 03 năm của Nhà máy tăng lên rất nhiều, điều này cho thấy Nhà máy đã hoạt động sản xuất kinh doanh có kết quả tốt và đang từng bước phát triển hơn. Lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 và lợi nhuận năm 2008 tăng nhiều hơn so với năm 2007. Khi nhìn vào số tuyệt đối ta thấy lợi nhuận năm 2008 đạt giá trị cao hơn năm 2007 nhưng khi nhìn vào số tương đối thì kết quả ngược lại, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 lại tăng nhiều hơn tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2008. Có thể nói, lợi nhuận đạt được qua các năm đã phần nào nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Lợi nhuận năm sau cao hơn lợi nhuận năm trước và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận mà Nhà máy đặt ra trước đó. Đây là kết quả cho thấy Nhà máy đã và đang từng bước phát triển, tương lai sẽ trở thành một trong những Nhà máy sản xuất gạch Ceramic có thương hiệu trên thị trường và đặc biệt là thị trường ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 41 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang SVTH: Nguyễn Thanh Vi 42 83,28% 83,45% 75,96% 72,00% 74,00% 76,00% 78,00% 80,00% 82,00% 84,00% 86,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất GVHB trên DTT 4.2.4. Phân tích các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 4.20: Nhóm chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 GVHB Triệu đồng 54.567,74 68.242,73 62.051,81 CPBH Triệu đồng 3.233,45 4.235,50 4.948,58 CP QLDN Triệu đồng 1.785,65 2.328,57 4.062,09 1. Tỷ suất GVHB trên DTT % 83,45 83,28 75,96 2. Tỷ suất CPBH trên DTT % 2,73 2,84 4,97 3. Tỷ suất CP QLDN trên DTT % 4,94 5,17 6,06 * Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần Hình 4.6: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Nhà máy giảm nhẹ trong năm 2007 nhưng lại giảm rất mạnh trong năm 2008. Cụ thể là trong tổng số doanh thu thuần Nhà máy thu được thì giá vốn hàng bán đã chiếm 83,45% hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì Nhà máy phải bỏ ra 83,45 đồng giá vốn hàng bán. Năm 2007 trị giá vốn hàng bán giảm 0,17% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 thì giá vốn hàng bán chỉ chiếm 75,96%, chứng tỏ để thu về 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy chỉ phải chi ra 75,96 đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy Nhà máy đã quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán của Nhà máy trong năm 2008 tốt hơn hai năm trước đó. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang 4,97% 4,94% 5,17% 6,06% 2,84%2,73% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất CPBH trên DTT Tỷ suất CP QLDN trên DTT * Tỷ suất CPBH và CP QLDN trên doanh thu thuần Hình 4.7: Tỷ suất CPBH trên DTT và tỷ suất CP QLDN trên DTT Nhìn vào hình 4.7 ta thấy: Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Nhà máy chưa tốt. Năm 2006 để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy chỉ cần bỏ ra 4,94 đồng chi phí bán hàng và 2,73 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng qua năm 2007 thì để có được 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy phải chi ra số tiền về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhiều hơn lần lượt là 5,17 đồng và 2,84 đồng. Càng về sau thì số tiền chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Nhà máy phải chi ra càng nhiều và trong năm 2008 số tiền đó là 6,06 đồng chi phí bán hàng và 4,97 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. ¬ Qua các chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm dần qua các năm, chứng tỏ Nhà máy đã có thể dự đoán được xu hướng gia tăng của các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất và đưa ra kế hoạch dự trữ hợp lý. Ngược lại, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng, đây là một kết quả không tốt đối với lợi nhuận, nếu Nhà máy có thể cải thiện các chi phí này thì sẽ thu được nhiều doanh thu thuần hơn. Bảng 4.21: Nhóm chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 Tổng tài sản Triệu đồng 60.607,11 51.452,04 54.135,55 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 11.429,16 12.113,46 13.113,01 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1. Tỷ suất sinh lợi trên DTT % 2,40 4,12 6,36 2. Tỷ suất sinh lợi trên TTS % 2,59 6,56 9,60 3. Tỷ suất sinh lợi trên VCSH % 13,73 27,85 39,63 SVTH: Nguyễn Thanh Vi 43 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang SVTH: Nguyễn Thanh Vi 44 6,36% 4,12% 2,4% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 9,60% 6,56% 2,59% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản * Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Hình 4.8: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của Nhà máy tăng đều qua các năm và năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước. Ta có thể nói Nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả qua các năm vì cứ 100 đồng doanh thu thuần được 4,12 đồng trong năm 2007 và được 6,36 đồng trong năm 2008. * Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Hình 4.9: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Nhìn vào hình 4.9 ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Nhà máy tăng lên qua các năm, năm 2007 cao hơn 3,97% so với năm 2006 và năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3,04%. Suất sinh lời trên tổng tài sản tăng thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đang gia tăng, Nhà máy kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên một đồng tài sản mà không phân biệt tài sản đó được hình thành từ vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang SVTH: Nguyễn Thanh Vi 45 39,63% 27,85% 13,73% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu * Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Hình 4.10: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Nhìn vào hình 4.10 ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu gia tăng từ 13,73% năm 2006 lên 27,85% trong năm 2007 và tăng lên 39,63% trong năm 2008, chứng tỏ cứ đầu tư 100 đồng vốn thì chủ sở hữu sẽ có được lợi nhuận sau thuế là 27,85 đồng vào năm 2006 và 39,63 đồng trong năm 2008. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm chứng tỏ Nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, điều này giúp Nhà máy củng cố lòng tin cho chủ sở hữu. ¬ Nhìn vào các chỉ số thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy các chỉ số đều tăng qua 03 năm, chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy đạt kết quả tốt. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CHO NHÀ MÁY GẠCH CERAMIC AN GIANG Sau hơn ba tháng thực tập tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang, nhờ sự giúp đỡ tận tình trong việc thu thập số liệu và thông tin của các anh chị trong Nhà máy. Qua đó, đã giúp tôi không ít trong quá trình tìm hiểu và đánh giá về Nhà máy. Kết quả phân tích trong ba năm cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những điểm làm tốt và những điểm chưa làm tốt của Nhà máy. Có rất nhiều biện pháp để tăng doanh thu nhưng đề tài mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định và tăng doanh thu cho Nhà máy như sau: 5.1. Tăng cường công tác marketing Hiện nay, tại Nhà máy không có phòng marketing mà tất cả mọi hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới đều do phòng kinh doanh của Công ty Xây Lắp thực hiện. Công ty Xây Lắp có 12 đơn vị trực thuộc nhưng mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh những ngành nghề không giống nhau, do đó để có thể thực hiện tốt công tác marketing cho các đơn vị của mình không phải việc đơn giản. Các đơn vị cũng không thể thụ động, trông chờ vào Công ty mà phải có một phòng marketing riêng tại đơn vị mình. Muốn tăng cường công tác marketing thì chúng ta phải hiểu marketing là gì. “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người”. Do đó, Nhà máy cần tổ chức một bộ phận marketing chuyên lo việc phân tích thị trường để tìm thêm thị trường mới, lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm, bao bì mới, quảng cáo, khuyến mãi nhằm kích thích tiêu thụ để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Trước tiên, Nhà máy phải tiến hành phân tích khả năng thị trường. Quá trình phân tích khả năng thị trường được thực hiện bằng việc Ban lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi những biến động trên thị trường, thường xuyên đọc báo, xem các hội chợ triển lãm, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và thu thập thông tin thị trường bằng nhiều cách khác. Từ việc phân tích khả năng thị trường sẽ cho Nhà máy biết được khách hàng của Nhà máy rất đông, phân bố trên một phạm vi rộng và có những nhu cầu khác nhau. Và căn cứ vào kết quả phân tích trên cho thấy khách hàng của Nhà máy chủ yếu là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Do đó, cần phải xác định thật chính xác đây có phải là thị trường mục tiêu của Nhà máy hay không, vì có thể có những thị trường khác nhưng Nhà máy chưa phát hiện được. Khi đã có được thị trường mục tiêu thì phải tiến hành phân chia thị trường theo một số nguyên tắc như theo nguyên tắc địa lý (vùng, tỉnh, khí hậu), theo nguyên tắc tâm lý (giai tầng xã hội, lối sống, kiểu nhân cách), theo nguyên tắc hành vi (tình trạng người sử dụng, mức độ trung thành, cường độ tiêu dùng), theo nguyên tắc nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, loại nghề nghiệp) để biết hành vi của khách hàng từ đó Nhà máy có kế hoạch kinh doanh hợp lý. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 46 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang Theo kết quả nghiên cứu của Nhà máy thì những yêu cầu và mong đợi của khách hàng đối với gạch Acera như sau: - Người ở thành thị thích các mẫu vân đá, màu nhạt. - Người ở nông thôn thích các mẫu có hoa văn, màu đậm. - Người lớn tuổi thích mẫu có hoa văn, màu đậm, nhám. - Người trung niên thích mẫu vân đá, màu trơn, nhạt, bóng. - Người trẻ tuổi thích mẫu vân đá hay màu trơn, nhạt, nhám. - Khách hàng Campuchia thích mẫu vân đá, hoa văn có màu đậm như xanh đậm, màu nâu. Khi đã biết được nhu cầu của khách hàng thì giai đoạn tiếp theo là các nhân viên trong phòng marketing phải bắt tay vào nghiên cứu các mẫu mã sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới đó. Vì thế, Nhà máy phải có chương trình thiết kế sản phẩm mới cho riêng mình. Và để có thể thiết kế ra sản phẩm mới phải trải qua các giai đoạn như: + Có rất nhiều nguồn ý tưởng mà Nhà máy có thể tìm kiếm để có thể sáng tạo ra sản phẩm mới bằng việc thăm dò các ý kiến của khách hàng qua thư từ và các đơn khiếu nại gửi đến. Bên cạnh đó, Nhà máy cần phải theo dõi sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như gạch Đồng Tâm, Ý Mỹ, Thanh Thanh, Taicera, Marcopolo, White Horse,để phát hiện những thứ hấp dẫn nhất đối với khách hàng. Ngoài ra, còn một nguồn ý tưởng nữa là các nhân viên bán hàng của Nhà máy - những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng - các nhân viên này có thể tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm của Nhà máy. + Tiếp theo phải lựa chọn những ý tưởng phù hợp và loại bỏ những ý tưởng không phù hợp. Thông thường đối với một ý tưởng hay thì Nhà máy cũng phải cân nhắc, xem xét liệu ý tưởng đó có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không. Chẳng hạn như hiện nay thì các sản phẩm gạch trên thị trường đều có hoa văn nổi, bây giờ, các nhà thiết kế muốn tạo ra sản phẩm với hoa văn được in chìm thì Nhà máy phải xem coi công nghệ in hoa văn chìm có chưa, giá cả như thế nào, việc thay đổi công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. + Kế đến Nhà máy phải biến những ý tưởng lọt qua vòng lựa chọn thành những dự án hàng hóa. Dự án hàng hóa là một phương án đã nghiên cứu kỹ của ý tưởng, được thể hiện bằng những khái niệm có ý nghĩa đối với khách hàng. Các dự án hàng hóa của Nhà máy có thể là: gạch vân đá, màu sáng, có hình những nhân vật hoạt hình để trang trí phòng những đứa bé, cũng có thể là gạch nhám với những đường nét tạo thành không gian ba chiều thích hợp với những khách hàng có sở thích đặc biệt. Sau khi thiết kế sản phẩm mới và được khách hàng chấp nhận thì Nhà máy phải đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách quảng cáo, tuyên truyền để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Nhưng để cho việc quảng có thật sự mang lại hiệu quả thì công tác quảng cáo phải được thực hiện một cách hợp lý. + Để tiến hành quảng cáo thì Nhà máy phải đề ra nhiệm vụ xem việc quảng cáo đó là nhằm thông báo cho thị trường biết đến sản phẩm mới, nhắc nhở khách hàng về nơi có thể mua sản phẩm đó, duy trì mức độ hay biết về sản phẩm ở mức cao. + Sau khi xác định nhiệm vụ của quảng cáo là tăng nhu cầu của sản phẩm mới thì Nhà máy phải xây dựng ngân sách quảng cáo cho từng mặt hàng. Và thông tin SVTH: Nguyễn Thanh Vi 47 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang chính mà Nhà máy muốn truyền đạt đến khách hàng là những hình ảnh, giá cả, chất lượng, quy cách của loại sản phẩm mới. Có rất nhiều hình thức quảng cáo và hiện nay Nhà máy đã quảng cáo thương hiệu Acera trên những chiếc xe buýt và xe vạn chuyển của Nhà máy. Do đó, Nhà máy cần phải thực hiện quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình. Ưu điểm của việc quảng cáo bằng báo, tạp chí là phạm vi rộng khắp toàn bộ thị trường, còn ưu điểm của việc quảng cáo bằng truyền hình là kết hợp hình và tiếng, sáng tạo, thu hút sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, việc tham gia những cuộc triển lãm, hội chợ hàng năm là một trong những cách để Nhà máy phát hiện những khách hàng mới, duy trì sự tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu những sản phẩm mới, để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. 5.2. Cải thiện tình hình xuất khẩu Căn cứ vào kết quả phân tích ta thấy được tình hình xuất khẩu của Nhà máy sang Campuchia không được khả quan. Nhưng Campuchia vẫn là thị trường mà Nhà máy quan tâm. Để có thể thâm nhập vào thị trường này, cần phải hiểu rõ khách hàng ở Campuchia có sở thích như thế nào về gạch Ceramic. Và trước khi đưa ra kế hoạch xuất khẩu sang Campuchia thì Nhà máy phải biết được một số thông tin quan trọng khác như: + Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 797/CP-NC cho An Giang nâng cấp cửa khẩu Tịnh Biên thành cửa khẩu quốc tế. Chính điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho giao thương, xúc tiến thương mại, du lịch từ cửa khẩu này đang xuất hiện cho địa phương và doanh nghiệp. + Hiện nay Campuchia đã gia nhập WTO, thị trường đang rộng mở trong việc giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn làm ăn với thị trường Campuchia. Vì từ bàn đạp thị trường này, hàng hóa Việt Nam bước ra thị trường khu vực rất dễ dàng với chi phí thấp thông qua các kênh doanh nghiệp Campuchia, liên doanh Campuchia với nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Campuchia, doanh nghiệp Việt kiều tại Campuchia Bên cạnh đó, dân Campuchia hơn 90% là dân tộc Khmer, nói tiếng Khmer, số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng và toàn bộ thị trường cả nước Campuchia họ Mao bao tiêu tất cả các sản phẩm Ceramic, teracotta. + Và vài năm gần đây hàng hóa Việt Nam đã thật sự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Campuchia. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch qua Campuchia bằng cửa ngõ An Giang đạt cao nhất từ trước đến nay với 250 triệu USD, tăng 50% so với năm 2003. Hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế trên đất nước Campuchia bởi mẫu mã, chất lượng và giá thành so với cùng ngành hàng nhập từ các nước khác. + Với công suất hiện có và đang đầu tư, các nhà sản xuất ceramic Việt Nam phải coi xuất khẩu là động lực để tồn tại và phát triển. Vì xuất khẩu 100 triệu USD là còn quá ít ỏi so với năng lực đang có, nhất là trong khi thị trường nội địa đã dư thừa. Nước ta đã gia nhập WTO, đó là thuận lợi lớn, ngoài ra nguyên liệu dồi dào, lao động còn rẻ là những thuận lợi cơ bản. + Tuy nhiên còn nhiều khó khăn mà chúng ta phải vượt qua, trong đó khó khăn lớn nhất là chất lượng sản phẩm chưa thật vượt trội và ổn định. Điều đó là tất yếu vì sản xuất của ta còn chia nhỏ, manh mún nên rất khó tối ưu được chi phí và công nghệ. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 48 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – đây là một câu rất ngắn ngọn, súc tích. Để có thể vận dụng và thành công thì Nhà máy phải tiến hành phân tích những yếu tố sau: + Trước hết, biết người là biết tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh và khách hàng của mình. Với Nhà máy gạch Ceramic An Giang có thể nói Nhà máy có rất nhiều đối thủ mạnh, rất mạnh cả trong và ngoài nước như: Tập đoàn Viglacera, Prime Group, Đồng Tâm, Taicera và các tập đoàn của Mỹ, Nhật, Anh,Để có thể xác định khách hàng Campuchia cần gì thì Nhà máy phải tìm hiểu lối sống, văn hoá, lịch sử, địa lý, sở thích. Vì khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, chỉ một chi tiết nhỏ như nhắc một điều độc đáo tại quê nhà đối tác, chào hỏi theo cách của đối tác... cũng có thể tạo ra điểm phá băng tâm lý, chuyện trò sẽ thoải mái thân thiện, bớt nghi ngờ thăm dò, qua đó Nhà máy sẽ dễ dàng nhận ra mối quan tâm thực sự của khách hàng. Ngoài ra, các tham tán thương mại Lãnh sự quán cũng có thể giúp cung cấp và kiểm chứng thông tin nhằm giúp Nhà máy tiếp cận với thị trường nước sở tại. + Nhà máy phải chấp nhận một sự thật là quy mô của Nhà máy chưa thực sự lớn và vững mạnh nên Nhà máy cần phải hợp tác với một trong những đối tác lớn như Thanh Thanh, Đồng Tâm, White Horse để cùng nhau xác định sản phẩm và mức giá bán cho hợp lý, cùng nhau hợp tác để khẳng định vị trí của ngành sản xuất Ceramic Việt Nam chứ không phải tranh nhau thị phần để tạo cơ hội cho các nước khác xâm nhập vào thị trường mục tiêu của mình. Theo ông Lê Đình Tuấn - Giám đốc Marketing và tiếp thị Furama Resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam cho biết: "Phải hợp tác thay vì cạnh tranh giữa các đối thủ trong nước chung sức marketing cho thương hiệu Việt Nam mới là sự cạnh tranh cần nhất với đối thủ đúng nhất của chúng ta trên thị trường thế giới". + Thương trường cũng như chiến trường, nếu như Nhà máy biết chọn hình thức quảng cáo thì sẽ nâng cao uy tín cũng như chất lượng sản phẩm, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng và sẽ tạo điều kiện kích thích tiêu thụ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo. Có rất nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình, website,Nhà máy có thể lựa chọn một hay nhiều trong những cách thức quảng cáo phù hợp với khả năng tài chính để thương hiệu gạch Acera đến được với khách hàng Campuchia. Và giải pháp được lựa chọn là dùng website để giới thiệu với khách hàng bới vì công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, khi khách hàng có nhu cầu thì họ sẽ nhờ sự trợ giúp của Internet để tham khảo một số sản phẩm và giá cả trước khi mua. Nhà máy có thể dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi qua cửa khẩu Tịnh Biên để xúc tiến các hoạt động hợp tác trao đổi thương mại với các đối tác Campuchia. Hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu thuận lợi ở hai cửa khẩu quốc tế Việt Nam - Campuchia sẽ giúp cho Nhà máy vận chuyển được hàng đến tận tay các nhà phân phối Campuchia. Mới đây nhất, ông Mustapha Benbada - Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Angieri - cho biết, Chính phủ Angieri đang xây dựng kế hoạch từ nay đến năm 2009 sẽ xây dựng một triệu m2 nhà ở cùng hàng trăm công trình công cộng khác nên cần rất nhiều vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại gạch lát và ximăng. Do đó, trong những năm tới lượng nhập khẩu sẽ còn cao hơn nữa và các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam sẽ là một trong những nguồn cung mà Angieri nhắm tới. Đây là thông tin tốt đối với các Nhà máy sản xuất gạch Ceramic Việt Nam nói chung và Nhà máy gạch SVTH: Nguyễn Thanh Vi 49 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang Ceramic An Giang nói riêng. Nhà máy nên tận dụng cơ hội này để cải thiện tình hình xuất khẩu của mình. 5.3. Tạo website riêng cho Nhà máy Một trong những cách làm khách hàng biết đến sản phẩm và thương hiệu Acera là Nhà máy phải thiết kế cho mình một website riêng. Theo như hiện nay thì Nhà máy không có website riêng, những thông tin về Nhà máy và 11 đơn vị khác được đưa lên trang web của Công ty Xây Lắp chỉ là những thông tin cơ bản như: địa chỉ, số điện thoại, fax, những thành tích đạt được. Tùy vào khối lượng thông tin Nhà máy cần cung cấp cho website nhiều hay ít mà tổ chức nhân sự cho phù hợp, chỉ với một hay 2 nhân viên là đã có thể thực hiện công việc này, với điều kiện họ được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, Nhà máy cũng có thể sử dụng dịch vụ cập nhật website của các công ty chuyên thiết kế trang web như LTC chẳng hạn, và một điều chắc chắn rằng công việc này sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với một chi phí tối ưu nhất. Có rất nhiều lý do để Nhà máy thiết lập cho mình một trang web, và các lý do đó có thể được nêu tóm tắt như sau: + Website là nơi thu thập ý kiến khách hàng. Khi khách hàng có ý kiến và khiếu nại về sản phẩm thì họ có thể trực tiếp trao đổi với Nhà máy thông qua website. + Website là nơi thông báo các thông tin về Nhà máy. Ngoài những thông tin về số điện thoại, email thì Nhà máy cần phải đưa thêm thông tin về năng lực sản xuất hàng năm, các cam kết của Nhà máy đối với khách hàng, mục tiêu chất lượng để khách hàng tìm hiểu. + Website là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và catalog điện tử. Những sản phẩm mới, tin khuyến mãi mới sẽ được Nhà máy đưa lên trang web để khách hàng có thể tìm hiểu những thông tin mới nhất, đặc biệt là với những khách hàng ở xa thì đây là một nơi lý tưởng để họ tìm thông tin nhanh và chính xác. + Website là nơi hỗ trợ khách hàng. Khi khách hàng có thắc mắc trong quá trình lựa chọn mua sản phẩm thì website sẽ là nơi hỗ trợ khách hàng, đưa ra lời khuyên về việc nên chọn mua sản phẩm nào. + Website là nơi lấy đơn đặt hàng. Khi khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm nào với số lượng lớn thì họ có thể đặt hàng trực tiếp trên website, hoặc những cửa hàng, đại lý muốn đặt hàng thì họ chỉ cần đặt hàng trên mạng, không cần phải tốn nhiều chi phí đi lại và điện thoại. + Website là nơi Nhà máy tự quảng cáo mình. Những thành tích Nhà máy đạt được qua các năm sẽ là một trong những nguồn thông tin khách hàng muốn biết, vì khi đã tốn tiền để mua sản phẩm thì sản phẩm hoặc Nhà máy sản xuất ra sản phẩm đó có uy tín như thế nào đối với thị trường, với khách hàng, sản phẩm đó có chất lượng tốt hay không. + Website là một cửa hàng, một văn phòng mà không cần nhiều nhân viên, không tốn diện tích mặt bằng, khi cần thì Nhà máy có thể mở rộng thêm, khi không cần, có thể thu hẹp lại. Với những lợi ích mà website mang lại thì Nhà máy phải có kế hoạch đầu tư vào một trang web để có thể thu về lợi ích và tăng doanh số bán hàng trong năm sau. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 50 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thương trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ngày càng khốc liệt do đó để duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các nhà quản trị phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Với mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng doanh thu cho Nhà máy. Để đạt được mục tiêu đề ra, về mặt cơ sở lý luận đề tài được trang bị những kiến thức về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và những khái niệm cũng như các phương pháp phân tích. Và kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang được khái quát như sau: - Trong tổng doanh thu Nhà máy thực hiện được qua 03 năm thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt giá trị cao nhất. Một số nguyên nhân làm tăng doanh thu năm 2007 là: sự khởi sắc của thị trường bất động sản đã tác động mạnh mẽ đến ngành vật liệu xây dựng và ngành sản xuất gạch Ceramic, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giá cả các mặt hàng đều gia tăng, bên cạnh đó Nhà máy tìm được một số khách hàng mới nên số lượng tiêu thụ tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2007 là 82.940,78 triệu đồng, nhưng sang năm 2008 thì lại giảm xuống còn 82.326,59 triệu đồng (giảm 0,74%) vì doanh thu thuần về bán hàng và thu nhập khác tăng nhiều hơn so với năm 2006 và năm 2008. - Một điều đáng lưu ý là giá trị các khoản giảm trừ trong năm 2006 là cao nhất trong 03 năm đạt gần 266 triệu đồng, nguyên nhân là do Nhà máy có chính sách giảm giá hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, mặt khác do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên các mẫu mà Nhà máy xuất bán cho các cửa hàng, đại lý trước đây không thể bán được đã bị trả lại nên làm cho khoản giảm trừ tăng lên. - Doanh thu xuất khẩu của Nhà máy giảm mạnh qua các năm và cho đến năm 2008 thì đã không còn xuất khẩu sang nước ngoài nữa, nguyên nhân là do giá bán của Nhà máy cao hơn so với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc. Nhà máy cần tăng cường công tác tiếp thị để có thể đưa các sản phẩm của mình sang các nước khác chứ không nên xuất khẩu sang một nước duy nhất là Campuchia như những năm trước đây. - Chi phí là khoản mục làm giảm lợi nhuận và kết quả phân tích cho thấy trong năm 2008 Nhà máy đã phần nào cải thiện được làm cho giá vốn hàng bán - chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí - giảm tương đối so với năm 2006 và 2007. Giá vốn hàng bán năm 2007 là lớn nhất với số tiền 68.242,73 triệu đồng, một phần là do số lượng hàng bán tăng nên làm giá vốn hàng bán tăng, phần khác là do sự biến động bất thường của nguyên nhiên liệu làm cho giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao. - Hai trong những thành phần cấu thành tổng chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy có sự gia tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là các khoản chi thay bao bì giấy bị ướt, rách, xử lý gạch bị bể cho các chi nhánh, in lịch tặng khách hàng,Và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do trong năm 2008 chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính SVTH: Nguyễn Thanh Vi 51 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang nên giá các mặt hàng tiêu dùng đều tăng nên để đảm bảo các cán bộ công nhân viên có thể ổn định cuộc sống và chuyên tâm vào công việc thì Nhà máy có chính sách tăng lương làm cho khoản chi phí nhân viên tăng lên. - Kết quả phân tích cho thấy trong những yếu tố tác động đến lãi gộp thì yếu tố giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá bán thay đổi sẽ làm cho lãi gộp thay đổi cùng chiều với giá bán. - Nhà máy luôn cố gắng để đạt được lợi nhuận ngày càng cao và kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận mà Nhà máy đạt được qua 03 năm đều rất cao. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận tăng 1.804,08 triệu đồng với tốc độ tăng rất lớn 114,93%, qua năm 2008 thì tốc độ tăng lợi nhuận có giảm chỉ còn 54,04% nhưng số tiền thu được lại lớn hơn năm 2007 (1.823,21 triệu đồng). Để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đã nổ lực hết sức để hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Nhà máy là hiệu quả, với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Nhà máy nên tiếp tục giữ vững và phát huy hơn nữa. Đồng thời không chủ quan trên thắng lợi hiện tại mà phải thường xuyên “tự mình nhìn lại mình” để có thể “tự mình hoàn thiện mình” nhằm nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Nhà máy mình. Đưa Nhà máy lên tầm phát triển mới, xứng đáng là một trong những Nhà máy sản xuất gạch Ceramic hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. 6.2. Kiến nghị 6.2.1. Đối với Nhà nước Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để các Nhà máy ra nước ngoài tiếp cận với các công nghệ hiện đại trên thế giới để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp với mình. Và sau khi lựa chọn được công nghệ phù hợp thì Nhà nước nên có chính sách miễn giảm thuế quan đối với việc nhập khẩu công nghệ về nước. Mặt khác, Nhà nước phải tiến hành nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cả hệ thống giao thông vận tải để Nhà máy thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển gạch an toàn đến những chi nhánh của Nhà máy ở vùng xa như Cà Mau. Nhà nước cũng nên cho phép Nhà máy tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Nhà máy đến với khách hàng. 6.2.2. Đối với Nhà máy Với công suất 1.400.000m2/năm như hiện nay thì Nhà máy chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước. Do đó, để có thể thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng thì Nhà máy phải có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể vừa cung cấp được cho thị trường nội địa vừa có thể đẩy mạnh công tác quảng cáo để tìm thêm những khách hàng tiềm năng ở ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà máy cần phải thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường, thiết lập những bảng câu hỏi nhằm thu thập thêm thông tin về nhu cầu, sở thích của khách hàng về quy cách, màu sắc, mẫu mã ngay thời điểm hiện tại và trong tương lai để biết họ cần gì mà đưa ra giải pháp hợp lý như sản xuất bao nhiêu cho từng mặt hàng, màu sắc và các đường vân của gạch như thế nào. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 52 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang Nhà máy có rất nhiều cửa hàng, chi nhánh ở rất xa nên việc liên lạc với nhau bằng điện thoại rất tốn kém, và với khả năng rộng khắp toàn cầu thì Nhà máy có thể liên lạc với hàng triệu khách hàng để giới thiệu thông tin về sản phẩm tới bất kỳ nước nào trên thế giới một cách nhanh chóng nhất thông qua website. Chẳng hạn Nhà máy vừa thiết kế và sản xuất được một vài mẫu mới muốn quảng cáo với khách hàng thì việc gửi fax hay điện thoại sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém. Ngược lại với Internet thì cùng một lúc Nhà máy có thể gửi đi rất nhiều khách hàng chỉ với một cái nhấp chuột hoặc có thể đặt sản phẩm mới vào mục thông tin quảng cáo trên website. Nếu muốn bổ sung hay thay đổi một mặt hàng mới lên website thì việc đó thật đơn giản. Ngoài ra, Nhà máy không nên giới hạn thị trường của mình bằng một thứ ngôn ngữ, mà phải tiếp cận với nhiều khách hàng bằng những thứ ngôn ngữ khác nhau. Nếu có đủ điều kiện thì Nhà máy có thể tạo thêm những ngôn ngữ khác trên website của mình đặc biệt là tiếng Anh – đây là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới – việc này làm cho người sử dụng có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp khi họ đến website của Nhà máy và việc đó là đồng thời nâng cao khả năng bán hàng ra thị trường nước ngoài. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 53 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang SVTH: Nguyễn Thanh Vi 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO E D GS. TS. Ngô Thế Chi và PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ. 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính. Lê Thị Cẩm Nhung. 2006. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cơ khí An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. Lý Thị Ngọc Châu. 2006. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TM & DV Trần Phát. Tiểu luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. Nguyễn Thị Mỵ.2005. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê. Nguyễn Tấn Bình. 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp: NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương. 1999. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê. Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: NXB Thống Kê. Ths. Ngô Kim Phượng, TS. Lê Thị Thanh Hà, Ths. Lê Mạnh Hưng, GV. Lê Hoàng Vinh. 2007. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 23.10.2008, Sản xuất và tiêu dùng gạch Ceramic trên thế giới [on-line]. Ceramic World. Đọc từ: (đọc ngày 18.2.2009). 24.4.2009, Thị trường gốm sứ xây dựng khởi sắc [on-line]. Đọc từ: bmU9JmlkPTI0 (đọc ngày 14.4.2009). Bảo Long. (không ngày tháng), Tịnh Biên (An Giang) thành cửa khẩu quốc tế chuẩn bị đón cơ hội mới [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày 15.4.2009). Hồng Văn. 9.3.2005. Xúc tiến thương mại tại Campuchia: Làm chợ gần để bán hàng xa [on-line]. Đọc từ: (đọc ngày 18.4.2009). PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bảng phân tích số liệu Bảng 4.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DTBH & CCDV 65.657,37 82.108,95 81.928,76 16.451,58 25,06 (180,19) (0,22) 2. Khoản giảm trừ 265,92 165,23 243,88 (100,69) (37,86) 78,65 47,60 3. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 4. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 5. LN gộp 10.823,71 13.700,99 19.633,07 2.877,28 26,58 5.932,08 43,30 6. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 7. CP TC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 8. CPBH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 9. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 10. LN thuần 1.445,25 3.522,36 6.355,22 2.077,11 143,72 2.832,86 80,43 11. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) 12. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 13. LN khác 647,71 976,03 574,13 328,32 50,69 (401,90) (41,18) 14. LN trước thuế 2.092,96 4.498,39 6.929,35 2.405,43 114,93 2.430,96 54,04 15. Thuế TNDN 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 16. LN sau thuế 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1.804,08 114,93 1.823,21 54,04 Bảng 4.2: Tổng doanh thu của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 2. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 3. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) Tổng DT 66.166,53 82.940,78 82.326,59 16.774,25 25,35 (614,19) (0,74) a Bảng 4.3: Tỷ trọng các loại doanh thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. DT thuần 65.391,45 98,83 81.943,72 98,80 81.684,88 99,22 2. DT HĐTC 0 0 4,53 0,01 39,68 0,05 3. TN khác 775,08 1,17 992,53 1,20 602,03 0,73 Tổng DT 66.166,53 100,00 82.940,78 100,00 82.326,59 100,00 Bảng 4.4: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm từ hoạt động kinh doanh chính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT theo loại sản phẩm Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % 1. Gạch 40 x 40 38.387,00 58,70 36.546,94 44,60 43.562,62 53,33 2. Gạch 30 x 30 6.611,25 10,11 4.060,38 4,96 4.980,54 6,10 3. Gạch 20 x 25 9.721,73 14,87 6.482,70 7,91 8.799,46 10,77 4. Gạch 25 x 40 10.646,72 16,28 34.848,50 42,53 24.327,62 29,78 5. Gạch len 24,75 0,04 5,20 0,01 14,65 0,02 Tổng DT 65.391,45 100,00 81.943,72 100,00 81.684,88 100,00 Bảng 4.5: Cơ cấu thị trường nội địa ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. An Giang 17.862,38 13.914,86 18.698,52 (3.947,52) (22,10) 4.783,66 34,38 2. ĐBSCL 34.901,69 48.128,84 52.684,26 13.227,15 37,90 4.555,42 9,47 3. TP. HCM 4.600,00 10.896,55 8.259,68 6.296,55 136,88 (2.636,87) (24,20) 4. Đ.N.Bộ 3.833,84 8.085,61 2.286,30 4.251,77 110,90 (5.799,31) (71,72) Tổng 61.197,91 81.025,86 81.928,76 19.827,95 32,40 902,90 1,11 Bảng 4.6: Thành phần tổng chi phí của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 2. CP HĐTC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 3. CP BH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 4. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 5. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 6. Thuế 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 Tổng CP 64.596,81 79.566,98 77.129,58 14.970,17 23,17 (2.437,40) (3,06) b Bảng 4.7: Thành phần giá vốn hàng bán ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. GVHB từ thành phẩm đã cung cấp 53.726,24 67.594,94 61.334,94 13.868,70 25,81 (6.260,00) (9,26) 2. GVHB gạch xuất mẫu quảng cáo 211,60 77,44 152,39 (134,16) (63,40) 74,95 96,78 3. GVHB từ dịch vụ đã cung cấp 629,90 570,35 564,48 (59,55) (9,45) (5,87) (1,03) Tổng GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) Bảng 4.8: Các yếu tố trong chi phí sản xuất kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % CP nguyên liệu, nhiên liệu 41.354,00 46.433,00 54.602,00 5.079,00 12,28 8.169,00 17,59 CP nhân công 2.603,00 3.386,00 4.859,00 783,00 30,08 1.473,00 43,50 CP khấu hao TSCĐ 5.895,00 5.902,00 6.383,00 7,00 0,12 481,00 8,15 CP vật liệu thay thế, sửa chữa 2.452,00 2.728,00 1.004,00 276,00 11,26 (1.724,00) (63,20) CP khác bằng tiền 376,00 250,00 1.338,00 (126,00) (33,51) 1.088,00 435,20 Tổng 52.680,00 58.699,00 68.186,00 6.019,00 11,43 9.487,00 16,16 Bảng 4.9: Thành phần chi phí bán hàng ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. CP nhân viên 352,95 516,38 599,76 163,43 46,30 83,38 16,15 2. CP vật liệu, bao bì 8,73 9,96 11,55 1,23 14,09 1,59 15,96 3. CP khấu hao TSCĐ 33,62 31,49 25,60 (2,13) (6,34) (5,89) (18,70) 4. CP dịch vụ mua ngoài 762,05 842,59 1.163,38 80,54 10,57 320,79 38,07 5. CP khác bằng tiền 2.076,10 2.835,08 3.148,29 758,98 36,56 313,21 11,05 Tổng CPBH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 c Bảng 4.10: Tỷ trọng các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng ĐVT: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. CP nhân viên 10,91 12,19 12,12 2. CP vật liệu, bao bì 0,27 0,24 0,23 3. CP khấu hao TSCĐ 1,04 0,74 0,52 4. CP dịch vụ mua ngoài 23,57 19,89 23,51 5. CP khác bằng tiền 64,21 66,94 63,62 Tổng CPBH 100,00 100,00 100,00 Bảng 4.11: Thành phần chi phí quản lý doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. CP nhân viên quản lý 582,95 838,80 1.953,58 255,85 43,89 1.114,78 132,90 2. CP đồ dùng văn phòng 21,25 25,17 28,35 3,92 18,45 3,18 12,63 3. CP khấu hao TSCĐ 34,44 37,65 22,86 3,21 9,32 (14,79) (39,28) 4. CP dịch vụ mua ngoài 122,90 134,23 133,15 11,33 9,22 (1,08) (0,80) 5. CP khác bằng tiền 1.024,11 1.292,72 1.924,15 268,61 26,23 631,43 48,85 Tổng CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 Bảng 4.12: Tỷ trọng các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp ĐVT: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. CP nhân viên quản lý 32,65 36,02 48,09 2. CP đồ dùng văn phòng 1,19 1,08 0,70 3. CP khấu hao TSCĐ 1,93 1,62 0,56 4. CP dịch vụ mua ngoài 6,88 5,76 3,28 5. CP khác bằng tiền 57,35 55,52 47,37 Tổng CP QLDN 100,00 100,00 100,00 Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận gộp trong năm 2006 Sản phẩm Số lượng (1.000m2) Giá bán (1.000đ/m2) Giá vốn đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp (Triệu đồng) 1. Gạch 40 x 40 792,17 50,00 40,26 9,74 7.718,69 2. Gạch 30 x 30 129,74 47,46 40,26 7,20 933,80 3. Gạch 20 x 25 228,71 45,50 40,26 5,24 1.199,50 4. Gạch 25 x 40 204,56 45,00 40,26 4,74 970,43 5. Gạch len 0,32 44,00 40,26 3,74 1,29 Tổng 1.355,50 10.823,71 d Bảng 4.14: Tình hình lợi nhuận gộp trong năm 2007 Sản phẩm Số lượng (1.000m2) Giá bán (1.000đ/m2) Giá vốn đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp (Triệu đồng) 1. Gạch 40 x 40 669,15 55,00 43,22 11,78 7.882,70 2. Gạch 30 x 30 67,79 51,00 43,22 7,78 527,47 3. Gạch 20 x 25 131,62 49,52 43,22 6,30 829,23 4. Gạch 25 x 40 710,29 49,50 43,22 6,28 4.460,80 5. Gạch len 0,14 49,00 43,22 5,78 0,79 Tổng 1.578,98 13.700,99 Bảng 4.15: Tình hình lợi nhuận gộp trong năm 2008 Sản phẩm Số lượng (1.000m2) Giá bán (1.000đ/m2) Giá vốn đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp đơn vị (1.000đ/m2) Lãi gộp (Triệu đồng) 1. Gạch 40 x 40 538,25 66,50 46,72 19,78 10.647,19 2. Gạch 30 x 30 49,72 65,05 46,72 18,33 911,52 3. Gạch 20 x 25 2,55 64,60 46,72 17,88 45,79 4. Gạch 25 x 40 737,79 57,60 46,72 10,88 8.027,99 5. Gạch len 0,06 56,00 46,72 9,28 0,58 Tổng 1.328,37 19.633,07 Bảng 4.16: Tình hình lợi nhuận của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. Tổng DT 66.166,53 82.940,78 82.326,59 16.774,25 25,35 (614,19) (0,74) 2. Tổng CP 64.596,81 79.566,98 77.129,58 14.970,17 23,17 (2.437,40) (3,06) 3. LN trước thuế 2.092,96 4.498,39 6.929,35 2.405,43 114,93 2.430,96 54,04 4. Thuế 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 5. LN sau thuế 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1.804,08 114,93 1.823,21 54,04 Bảng 4.17: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2006 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. DT thuần 64.463,00 65.391,45 928,45 2. GVHB 52.702,00 54.567,74 1.865,74 Tỷ suất GVHB (%) 81,76% 83,45% 0,02 3. CP hoạt động kinh doanh 8.764,00 9.505,83 741,83 Tỷ suất CP HĐKD (%) 13,60% 14,54% 0,94% 4. LN trước thuế 2.997,00 2.092,96 (904,04) Tỷ suất LN trước thuế (%) 4,65% 3,20% (1,45%) e Bảng 4.18: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2007 ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. DT thuần 68.654,00 81.943,72 13.289,72 2. GVHB 57.700,00 68.242,73 10.542,73 Tỷ suất GVHB (%) 84,04% 83,28% (0,76%) 3. CP hoạt động kinh doanh 8.744,00 10.199,66 1.455,66 Tỷ suất CP HĐKD (%) 12,74% 12,45% (0,29%) 4. LN trước thuế 2.210,00 4.498,39 2.288,39 Tỷ suất LN trước thuế (%) 3,22% 5,49% 2,27% Bảng 4.19: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch năm 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. DT thuần 81.654,00 81.684,88 30,88 2. GVHB 66.545,00 62.051,81 (4.493,19) Tỷ suất GVHB (%) 81,50% 75,96% (5,53%) 3. CP hoạt động kinh doanh 11.113,00 13.345,43 2.232,43 Tỷ suất CP HĐKD (%) 13,61% 16,34% 2,73% 4. LN trước thuế 3.987,00 6.929,35 2.942,35 Tỷ suất LN trước thuế (%) 4,88% 8,48% 3,60% Bảng 4.20: Nhóm chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 GVHB Triệu đồng 54.567,74 68.242,73 62.051,81 CPBH Triệu đồng 3.233,45 4.235,50 4.948,58 CP QLDN Triệu đồng 1.785,65 2.328,57 4.062,09 1. Tỷ suất GVHB trên DTT % 83,45 83,28 75,96 2. Tỷ suất CPBH trên DTT % 2,73 2,84 4,97 3. Tỷ suất CP QLDN trên DTT % 4,94 5,17 6,06 f Bảng 4.21: Nhóm chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 Tổng tài sản Triệu đồng 60.607,11 51.452,04 54.135,55 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 11.429,16 12.113,46 13.113,01 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1. Tỷ suất sinh lợi trên DTT % 2,40 4,12 6,36 2. Tỷ suất sinh lợi trên TTS % 2,59 6,56 9,60 3. Tỷ suất sinh lợi trên VCSH % 13,73 27,85 39,63 g h Phụ lục 2: 30 nước sản xuất gạch Ceramic nhiều nhất trên thế giới STT NƯỚC 2003 (Triệu m2) 2004 (Triệu m2) 2005 (Triệu m2) 2006 (Triệu m2) 2007 (Triệu m2) % Trong sản xuất của thế giới % chênh lệch giữa 2007/2006 1 TRUNG QUỐC 1.700 1.850 2.050 2.450 2.700 33,9 10,2 2 BRAXIN 421 448 443 486 535 6,7 10,0 3 ẤN ĐỘ 235 270 303 350 397 5,0 13,4 4 TÂY BAN NHA 264 286 303 319 314 3,9 (1,4) 5 MỸ 262 293 304 308 248 3,1 (19,5) 6 IRAN 137 140 153 182 236 3,0 29,7 7 VIỆT NAM 95 115 120 145 210 2,6 44,8 8 YTALIA 187 192 192 199 199 2,5 (0,1) 9 MÊHICÔ 146 151 161 164 173 2,2 5,5 10 NGA 106 120 131 154 171 2,1 11,2 11 THỔ NHĨ KỲ 106 123 169 179 160 2 (10,4) 12 INĐÔNÊSIA 127 136 155 148 152 1,9 2,7 13 ĐỨC 147 143 132 128 124 1,6 (3,2) 14 THÁI LAN 105 115 120 121 122 1,5 0,8 15 PHÁP 125 129 130 120 121 1,5 0,6 16 Ả RẬP SAU ĐI 78 90 90 100 110 1,4 10 17 NAM TRIỀU TIÊN 97 90 94 99 110 1,4 11,2 18 AI CẬP 67 76 93 103 105 1,3 2,2 19 BA LAN 75 85 101 102 100 1,3 (2,0) 20 UAE 55 60 70 80 81 1,0 1,3 21 ANH 61 70 72 75 75 0,9 1,2 22 ĐÀI LOAN 48 53 69 69 69 0,9 0,0 23 HY LẠP 43 47 49 51 57 0,7 12,6 24 MA RỐC 40 48 49 52 56 0,7 7,7 25 ARGENTINA 30 40 44 48 55 0,7 14,6 26 MALAISIA 45 42 52 45 53 0,7 17,8 27 NHẬT 49 47 52 53 52 0,7 (1,9) 28 NAM MỸ 35 40 44 48 50 0,6 4,2 29 PARAGUAY 56 54 51 47 48 0,6 1,9 30 RÔMANI 23 30 35 37 43 0,5 15,6 TỔNG CỘNG 4.964 5.381 5.832 6.460 6.926 87,14 7,2 TỔNG THẾ GIỚI 5.780 6.250 6.740 7.420 7.955 100 7,2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1108.pdf
Tài liệu liên quan