Đề tài Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá

GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Kết quả cao nhất là điều mà bất kì ai, thành phần hay một tổ chức nào đều mong muốn đạt được trong mọi công việc, mọi ngành, mọi nghề, trong mọi lĩnh vực khác nhau. Ở đây em xin đề cập đến một lĩnh vực hết sức cần thiết đến kết quả và đòi hỏi kết quả phải chính xác đó là kết quả trong kinh doanh, là cái cần phải hướng tới nếu muốn hoạt động kinh doanh thành công. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh như bao doanh nghiệp khác, nhưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt - không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ Ngân hàng. Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật bước đầu đã có những khởi sắc và đạt dược những thành tựu đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định qua các năm, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên. Chính những kết quả đó đã thể hiện chính sách đúng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Phương hướng cho những năm tới để giữ vững tốc độ tăng trưởng đòi hỏi nước ta phải huy động một lượng nguồn vốn rất lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình thu hút vốn đầu tư, vai trò của Ngân hàng là hết sức quan trọng trong công tác đẩy mạnh khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đầu tư, phân phối có trọng điểm theo mục tiêu, chính sách của Đảng đã đề ra. Nhận thức hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế chung của toàn huyện, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Ngân hàng, nhờ sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Trịnh, ban giám đốc và các cô chú, anh chị phòng tín dụng em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá” 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng là “quyền sử dụng vốn tiền tệ” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán. Việc các Ngân hàng cấp phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của các Ngân hàng. Hành vi tạo tiền của Ngân hàng lại dựa trên cơ sở thu hút tiền tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trong nền kinh tế và của các tổ chức kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc tế. Đó là hoạt động kinh doanh chung của hệ thống các Ngân hàng còn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) huyện Mộc Hoá do đặc thù của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Những năn gần đây, huyện Mộc Hoá đã và đang cố gắng phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung thay đổi cơ cấu sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tích luỹ kinh tế. Với vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá là người tài trợ, là bạn đồng hành đắc lực của người dân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện không mấy thuận lợi, thu nhập của người dân còn thấp, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế còn thiếu hụt. Vấn đề này làm cho hoạt động tín dụng đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Trước tình hình đó, vấn đề hỗ trợ vốn và sử dụng vốn cho sản xuất là một vấn đề thiết yếu cần phải được giải quyết và có biện pháp khắc phục. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Qua việc phân tích số liệu được Ngân hàng cung cấp, đưa ra những nhận xét chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng, hiệu quả của việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn của xã hội. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Em xin đưa ra một số khái niệm về huy động vốn, cho vay, .và một số cách thức để phân tích các số liệu (như phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối, .) mà Ngân hàng đã cung cấp để nắm rõ hơn về đề tài mà em đang thực hiện nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Thông quan nguồn số liệu thu thập được tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá, em sẽ tiến hành phân tích tình hình huy động vốn, tình hình cho vay tại Ngân hàng và một số chỉ tiêu khác liên quan đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, nhằm tìm ra những tồn tại, khó khăn, những cái được và chưa được, những thế mạnh cũng như điểm yếu của Ngân hàng. Và từ việc phân tích các số liệu đã cho, cộng với một số chỉ tiêu tài chính em xin đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm giúp Ngân hàng hoạt động tốt hơn trong những năm tới. 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu Trước khi xin về NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực tập em có một số băn khoăn và đang đi tìm câu trả lời. 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định Có phải số tiền trên một lần cho vay ra tăng lên thì làm cho doanh số cho vay tăng lên? Đặt giả thuyết H : H : Số tiền/lần vay tăng doanh số cho vay tăng 0 0 H : Số tiền/lần vay tăng doanh số cho vay không tăng 1 Số người đi vay tăng thì làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng, có phải vậy hay không? Đặt giả thuyết H : H : số người đi vay tăngdoanh số cho vay tăng 0 0 H : số người đi vay tăngdoanh số cho vay không tăng 1 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Ngoài một số giả thiết đưa ra em còn có một số điểm nghi vấn như: Nhu cầu về vốn của xã hội là bao nhiêu và Ngân hàng đã đáp ứng được bao nhiêu? Huy động vốn là gì? những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn? Cho vay là gì? các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến cho vay? Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá trong những năm gần đây đã đạt được kết quả như thế nào? Những tồn tại và khó khăn mà Ngân hàng gặp phải? 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Địa chỉ tại số 4 đường 30/04 thị trấn Mộc Hoá, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Các số liệu dùng để thực hiện phân tích đề tài đã được cung cấp từ phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá, do chú Khanh (trưởng phòng tín dụng) và chị Yến (cán bộ kế hoạch) trực tiếp phụ trách. 1.4.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/03/2007 cho đến ngày 19/04/2007 cũng chính là thời gian mà em đã thực tập tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy chủ yếu là trong hai năm từ ngày 01/01/2005 cho đến ngày 31/12/2006 từ phòng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Nêu một số lý do vì sao chọn đề tài này để nghiên cứu, thu thập số liệu từ những nguồn nào và trong khoảng thời gian nào, thời gian và không gian thực hiện đề tài. Đưa ra một số giả thuyết và một số câu hỏi liên quan đến đề tài đang nghiên cứu và đặt ra một số mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể của việc nghiên cứu. Đưa ra một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu và cách thu thập cũng như các phương thức nghiên cứu, phân tích các số liệu đã thu thập được. Giới thiệu tổng quan về đặc điểm địa lý và kinh tế, xã hội. Giới thiệu về NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá: sự hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng banGiới thiệu kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá qua 3 năm từ 2004 đến 2006 và một số thuận lợi và khó khăn mà Ngân hàng gặp phải. Dựa vào các cách phân tích số liệu đưa ra từ Chương 2 để phân tích tình hình huy động vốn và tình hình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Sau đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá về những gì đã phân tích. Cũng từ những phương pháp phân tích đã nêu ra từ Chương 2 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Từ những phân tích ở Chương 4 đưa ra các giải pháp để khắc phục nếu các chỉ tiêu đó chưa đạt và phát huy nếu chỉ tiêu đó đã đạt được. Nêu kết luận cho từng chương và kết luận chung rồi sau đó đưa ra các kiến nghị để cho Ngân hàng có môi trường và động lực hoạt động tốt hơn trong tương lai. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Một số bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá - tỉnh Long An’’ của sinh viên Phùng Thị Ngọc Điệp lớp Tài chính - Kế toán K2002 Long An, Khoa Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Bài viết đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Dựa vào các phân tích đó, em bổ sung cho phần giải pháp trong chương 5 của đề tài em đang nghiên cứu. Bài viết “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá” của sinh viên Trần Thị Tú Lệ lớp Tài chính - Kế toán K2002 Long An, Khoa Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Bài viết nghiên cứu tình hình chung về hoạt động của Ngân hàng ở khía cạnh huy động vốn và cho vay và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay. Dựa vào các số liệu của bài này cùng với các biện pháp mà bài viết đã đưa ra em đã đúc kết một số biện pháp để hoàn thiện đề tài em đang nghiên cứu, Luận văn dài 76 trang, chia làm 3 chương

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh nặng ký nhất đối với các Ngân hàng đặc biệt là ở địa bàn huyện Mộc Hoá, có số tổ chức chơi hụi rất nhiều và lớn. Tuy không thống kê được con số thực tế nhưng về mặt huy động vốn có thể chiếm ưu thế hơn cả Ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện là tốt. Các tổ chức kinh tế gửi tiền này vào Ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và sự tiện lợi trong việc thanh toán thông qua Ngân hàng với khách hàng của mình. Việc phát hành kỳ phiếu phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng tỉnh và mong muốn của Ngân hàng huyện. Do đó, việc phát hành này nằm trong tầm của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Đó là lý do mà số tiền huy động từ hình thức này tăng khá cao trong năm qua và cũng chứng tỏ vốn huy động không đảm bảo cho tín dụng nên cần phát hành kỳ phiếu. Tóm lại, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gởi tiền tiết kiệm của dân chúng và tiền gởi của tổ chức kinh tế bằng cách đưa ra những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích có tính chất xã hội. 41 4.1.2 Vốn huy động phân theo thời hạn Bao gồm tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng, và tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 37,01% trong tổng cơ cấu vốn huy động của năm 2005, năm 2006 chiếm 40,12%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn của năm 2006 so với năm 2005 đạt 21,09% làm số tiền tăng thêm là 6.464 triệu đồng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong năm 2005 chiếm 31,77%, năm 2006 chiếm 45,36% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 59,46% với số tiền tăng thêm là 15.648 triệu đồng. Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong năm 2005 chiếm 31,22%, năm 2006 chiếm 14,52%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 48,02%, làm cho số tiền giảm 12.416 triệu đồng. Nguyên nhân là do đa số dân cư ở huyện là các hộ nông dân làm nghề nông, làm ruộng hoặc chăn nuôi quanh năm cho nên số tiền nhàn rỗi là rất ít mặt khác họ còn trang trải cho cuộc sống nên số tiền tiết kiệm huy động được từ những hộ này là rất ít. Một số còn lại là tiểu thương cũng cần những đồng vốn xoay vòng nhanh cho nên tiền gửi huy động ngắn hạn chiếm đa số còn tiền gửi huy động có thời hạn dài thì rất ít. Mặc dù vậy kết quả này cũng góp phần hạ thấp được lãi suất đầu vào và cũng cho thấy khả năng ổn định của nó khá tốt. Những con số đưa ra được dẫn chứng bằng bảng dưới đây. 42 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2005 2006 Năm TG không kỳ hạn TGCKH dưới 12 tháng TGCKH trên 12 tháng Bảng 4.2: Vốn huy động phân theo thời gian Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % TG không kỳ hạn 30.654 37,01 37.118 40,12 6.464 21,09 TGCKH dưới 12 tháng 26.316 31,77 41.964 45,36 15.648 59,46 TGCKH trên 12 tháng 25.856 31,22 13.440 14,52 -12.416 -48,02 Tổng cộng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.1: Biểu đồ vốn huy động phân theo thời gian 4.1.3 Vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ Các Ngân hàng có một lượng lớn ngoại tệ sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trưòng thế giới. Vốn huy động nội tệ chiếm 98,32% trong tổng vốn huy động năm 2005, năm 2006 nguồn vốn này chiếm 97,67%. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động nội tệ đạt 10,96% với số tiền là 8.929 triệu đồng của năm 2006 so với năm 2005. Vốn huy động ngoại tệ năm 2005 chiếm 1,68% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 chiếm 2,33%. 43 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g Vốn huy động nội tệ Vốn huy động ngoại tệ Tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ năm 2006 tăng 55,14% so với 2005 làm cho số tiền tăng thêm là 767 triệu đồng. Bảng 4.3: Vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % Vốn huy động nội tệ 81.345 98,32 90.364 97,67 8.929 10,96 Vốn huy động ngoại tệ 1.319 1,68 2.158 2,33 767 55,14 Tổng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ Mộc Hoá là một huyện vùng sâu vùng xa, chưa tiếp xúc nhiều với các đối tác nước ngoài, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên ít có cơ hội giao lưu hợp tác với các công ty, các thành phần kinh tế có sử dụng luồng ngoại hối vì vậy tỷ trọng quá chênh lệch giữa nội tệ và ngoại tệ là điều dễ hiểu. Số ngoại tệ mà Ngân hàng huy động được là do việc chuyển tiền ngoại tệ thông qua chuyển tiền cá nhân và kiều hối. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn là chính trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. 44 4.1.4 Huy động tiết kiệm dự thưởng Thực hiện đợt tiết kiệm dự thưởng cả nội tệ và ngoại tệ đã đạt: - Bằng VNĐ: 6.474 triệu đồng, đạt 46.24% chỉ tiêu tỉnh giao. - Bằng USD: 29.400 USD, đạt 45,23% chỉ tiêu tỉnh giao. 4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước và các thành phần kinh tế trong tỉnh thì nhu cầu về vốn là rất cần thiết. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều ngành kinh tế, nhiều thành phần kinh tế với nhiều thể loại cho vay. Bảng 4.4: Doanh số cho vay dựa trên số người đi vay Chỉ tiêu ĐVT Ký hiệu 2005 2006 Số khách hàng KH a 131.240 140.471 Số tiền/lần vay/ Kh Trđ/lần/kh b 3,0310 3,0500 Thành tiền Trđ Q 397.794 428.438 Nguồn: Phòng tín dụng Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến doanh số cho vay của Ngân hàng như sau Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.4 ta có Q = 428.438 – 397.794 = 30.644 triệu đồng. Vậy, doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005 là 30.644 triệu đồng. Doanh số cho vay tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), số tiền/lần vay/khách hàng (b). Trong đó Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng  a = a1b0 – a0b0 45  a = 140.471 x 3,0310 – 131.240 x 3,0310 = 27.979,161 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 9.431 khách hàng nên đã làm cho doanh số cho vay tăng được 27.979,161 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố số tiền/lần vay/khách hàng của Ngân hàng  b = a1b1 – a1b0 b = 140.471 x 3,0500 – 140.471 x 3,0310 = 2.664,839 triệu đồng Vậy, do số tiền/lần vay/khách hàng của Ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,019 Trđ/lần/khách hàng nên đã làm cho doanh số cho vay tăng được 2.674,07 triệu đồng. So sánh a và b ta thấy sự thay đổi về số người đi vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay của Ngân hàng. Số người đi vay trong năm 2006 tăng lên so với năm 2005 đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng 27.979,161 triệu đồng, trong khi đó sự thay đổi của số tiền trên 1 lần vay chỉ ảnh hưởng tích cực đến doanh số cho vay làm cho doanh số cho vay tăng 2.674,07 triệu đồng. Việc cho vay đối với nhiều khách hàng có tác dụng làm cho Ngân hàng phân tán rủi ro so với việc tập trung cho vay ít khách hàng với số tiền trên 1 lần vay lớn, Thực hiện theo phương châm “không nên để nhiều trứng trong một giỏ”. Tuy nhiên số tiền cho vay chưa thực sự lớn chỉ có 3,0310 – 3,0500 triệu đồng/người. * Phân theo thời hạn cho vay NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, nhằm chủ động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh trong thời gian ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. NHNo & PTNT cho vay ngắn hạn nhằm mục đích chính là cung cấp vốn lưu động cho bà con nông dân sản xuất, tái sản xuất, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật,... Và cho vay trung hạn để cơ giới hoá nông nghiệp, người dân đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: 46 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2005 2006 Năm CV ngắn hạn CV trung và dài hạn máy cày, máy bơm, máy sấy,...hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên. Tình hình cho vay theo thời hạn được thể hiện rõ trong bảng dưới đây. Bảng 4.5: Doanh số cho vay phân theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CV ngắn hạn 270.647 68,04 312.395 72,91 41.748 15,43 CV trung và dài hạn 127.147 31,96 116.043 27,09 -11.104 -8,73 Tổng 397.794 100 428.438 100 30.644 7,7 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Năm 2005 cho vay ngắn hạn chiếm 68,04%, năm 2006 chiếm 72,91% trong tổng doanh số cho vay. Tốc độ tăng của chỉ tiêu cho vay ngắn hạn đạt 15,43% làm cho số tiền tăng thêm là 41.748 triệu đồng so giữa năm 2006 với 2005. Năm 2005 cho vay trung và dài hạn chiếm 31,94%, năm 2006 chiếm 27,09% trong tổng doanh số cho vay. Tốc độ tăng của chỉ tiêu cho vay trung và dài hạn năm 2006 giảm 8,73% so với 2005 với số tiền là 11.104 triệu đồng. 47 0 100 200 300 400 2005 2006 Năm TN – DV Nông-lâm-ngư nghiệp Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng cao và chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay đã phản ảnh thực tế là Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn hạn càng nhiều để giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn. Đồng thời việc tăng cho vay ngắn hạn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. * Phân theo ngành kinh tế NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ và một số ngành khác. Bảng 4.6: Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CN - TCN - - - - - - TM – DịCH Vụ 58.895 14,81 36.992 8,63 -21.903 -37,19 Nông-lâm-ngư nghiệp 338.899 85,19 391.446 91,37 52.547 15,51 Ngành Khác - - - - - - Tổng 397.794 100 428.438 100 30.644 7,7 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo ngành kinh tế 48 Trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2005 ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 14,81% , năm 2006 chiếm tỷ trọng 8,63%. Tốc độ tăng của ngành thương mại dịch vụ năm 2006 giảm 37,19% so với năm 2005 làm cho số tiền giảm 21.903 triệu đồng. Năm 2005 ngành nông – lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 85,19% trong tổng cơ cấu, năm 2006 chiếm tỷ trọng 91,37%. Tốc độ tăng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp năm 2006 tăng 15,51% so với năm 2005 làm cho số tiền tăng là 52.547 triệu đồng. Thực hiện chủ trương của tỉnh là phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá trong những năm qua đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới cơ cấu đầu tư theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Do Đảng bộ triển khai thực hiện phương hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế huyện, tỷ trọng mà ngành này chiếm giữ là rất lớn và có phần ngày càng tăng nhiều hơn. Trong khi đó các ngành khác không xuất hiện thêm ngành. Mặc dù cho vay nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn nhưng năm qua do giá cả các mặt hàng nông – lâm – ngư nghiệp ổn định hợp lý, đảm bảo hiệu quả cho hộ sản xuất, đủ bù đắp chi phí và trang trải nợ cho Ngân hàng. Từ đó tiếp tục đầu tư trở lại, làm cho doanh số cho vay ngày càng tăng lên. * Phân theo thành phần kinh tế Thực hiện theo chủ trương đổi mới là các thành phần kinh tế bình đẳng trong việc cho vay vốn và chủ trương xem hộ nông dân là nhân tố tồn tại lâu dài để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 1,74% trong năm 2005, sang năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1,43% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay. Tốc độ tăng của thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 11,33% làm cho số tiền giảm 783 triệu đồng. 49 Năm 2005 thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 98,26% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay, năm 2006 chiếm tỷ trọng 98,57%. Tốc độ tăng của thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất đạt 8,04% làm cho số tiền tăng lên 31.427 triệu đồng. 50 0 100 200 300 400 500 2005 2006 Năm T ri ệu đ ồ n g DN ngoài quốc doanh Cá nhân, hộ sản xuất Bảng 4.7: Doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % DNNN - - - - - - DN ngoài quốc doanh 6.908 1,74 6.125 1,43 -783 -11,33 Cá nhân, hộ sản xuất 390.886 98,26 422.313 98,57 31.427 8,04 Tổng 397.794 100 428.438 100 30.644 7,7 Nguồn: Phòng tín dụng Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2006 giảm so với 2005. Tuy nhiên, lượng giảm này không đáng kể bởi vì đối tượng cho vay chính của Ngân hàng là cá nhân, hộ sản xuất. Và doanh số cho vay đối với đối tượng này tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối và tỷ trọng cho vay của thành phần này cũng chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối. Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế Tóm lại, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã mở rộng cho vay đối với các cá nhân, hộ sản xuất để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng này và thực hiện theo chỉ thị mà tỉnh và Đảng bộ huyện Mộc Hoá đề ra. 51 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ Hiệu quả của hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào mức cho vay, mà quan trọng là đồng vốn vay sử dụng có mang lại hiệu quả thiết thực hay không. Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá rất coi trọng công tác thu nợ. Bảng 4.8: Doanh số thu nợ dựa chỉ tiêu trên khách hàng Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006 Số người KH a 107.076 125.031 Số tiền/lần thu/kh Trđ/lần/kh b 3,0356 3,0422 Thành tiền Trđ Q 325.039 380.370 Nguồn: Phòng tín dụng Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến doanh số thu nợ của Ngân hàng như sau Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.8 ta có Q = 380.370 – 325.039 = 55.331 triệu đồng. Vậy, doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 55.331 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), số tiền/lần thu/khách hàng (b). Trong đó: Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng  a = a1b0 – a0b0  a = 125.031 x 3,0356 – 107.076 x 3,0422 = 53.797,4964 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 17.995 khách hàng nên đã làm cho doanh số thu nợ tăng được 53.797,4964 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố số tiền/lần thu/khách hàng của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0 b = 125.031 x 3,0422 - 125.031 x 3,0356 = 1533,5036 triệu đồng Vậy, do số tiền/lần thu/khách hàng của Ngân hàng năm 2006 tăng 0,0066 triệu đồng so với năm 2005 nên doanh số thu nợ tăng 1533,5036 triệu đồng. 52 0 20 40 60 80 2005 2006 Năm % Ngắn hạn Trung và dài hạn Sự thay đổi của số tiền thu được trên 1 lần thu trong hai năm 2005 – 2006 không thay đổi nhiều doanh số thu nợ, mà doanh số thu nợ hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ tiêu số người đã được thu nợ. Số người được thu nợ trong năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho số tiền thu nợ tăng lên 53.797,4964 triệu đồng tăng 17,02% so với 2005. Tuy nhiên không giống doanh số cho vay, sự thay đổi tăng lên của cả hai chỉ tiêu số người và số tiền thu được trên 1 lần thu đều ảnh hưởng tốt đến doanh số thu nợ. Vì vậy cần tăng nhân tố số tiền thu được trên 1 lần thu bên cạnh việc tăng nhân tố số người đã được thu sẽ tốt hơn. * Phân theo thời hạn cho vay Gồm có doanh số thu nhập ngắn hạn và doanh số thu nhập trung và dài hạn. Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % Ngắn hạn 233.538 71,85 276.054 72,58 42.516 18,21 Trung và dài hạn 91.501 28,15 104.316 27,42 12.815 14,01 Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.6: Tỷ trọng doanh số thu nợ phân theo thể loại cho vay Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 71,85% trong tổng cơ cấu, năm 2006 tăng lên 72,58%. 53 Tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 18,21% làm cho số tiền tăng lên 42.516 triệu đồng. Năm 2005 doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 28,15% trong tổng cơ cấu, năm 2006 chiếm 28,42%. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 14,01% làm cho số tiền tăng lên 12.815 triệu đồng. Do Ngân hàng đã thẩm định và cho vay đúng đối tượng và có hiệu quả, mặt khác Ngân hàng thực hiện các biện pháp theo dõi đôn đốc khách hàng nhằm để cho khách hàng sản xuất có hiệu quả đồng thời cũng để thu nợ đúng hạn. * Phân theo ngành kinh tế Bảng 4.10: Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CN – TTCN - - - - - - TM – DịCH Vụ 49.303 15,17 35.237 9,26 -14.006 -28,53 Nông-lâm-ngư nghiệp 275.736 84,83 345.133 90,74 69.397 25,17 Ngành khác - - - - - - Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02 Nguồn: Phòng tín dụng Năm 2005 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 15,17% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2006 chỉ chiếm tỷ trọng 9,26%. Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ giảm 28,53% làm cho số tiền giảm 14.006 triệu đồng. Năm 2005 tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 84,83% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2006 chiếm 90,74%. 54 0 20 40 60 80 100 2005 2006 Năm % TM – DV Nông-lâm-ngư nghiệp Tốc độ tăng trương ngành này năm 2006 đạt 25,17% so với năm 2005 làm cho số tiền tăng thêm 69.397 triệu đồng. Hình 4.7: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Do tình hình thu nhập tăng những nhà đầu tư tư nhân, tiểu thương có tích luỹ cao hơn nhưng lại không đầu tư mở rộng, đồng thời huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp để dần dần từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, cho nên cho vay đối tượng này giảm từ đó doanh số thu nợ này giảm. Trong những năm gần đây kinh tế nông thôn phát triển đời sống văn minh hơn, đường sá thuận tiện hơn, do vậy việc đi lại của cán bộ tín dụng cũng thuận tiện hơn, hiểu và sâu sát với người nông dân hơn, việc này cũng thúc đẩy doanh số thu nợ ngành này tăng lên. * Phân theo thành phần kinh tế Sau khi tiến hành cho vay khi đến hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ với sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng và sự giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng nhất là ý thức tự trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng. Năm 2005 tỷ trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 2,24%, năm 2006 tỷ trọng chỉ còn 1,95%. Tốc độ tăng trưởng ngành này đạt 17,19%, làm cho số tiền tăng 1.090 triệu đồng. Năm 2005 tỷ trọng của cá nhân , hộ sản xuất chiếm 97,76%, năm 2006 chiếm 98,05% trong doanh số thu nợ. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 17,02% làm cho số tiền tăng thêm 54.241 triệu đồng. 55 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 Năm % DN ngoài quốc doanh Cá nhân. hộ sản xuất Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % DNNN - - - - - - DN ngoài quốc doanh 6.340 2,24 7.430 1,95 1.090 17,19 Cá nhân, hộ sản xuất 318.699 97,76 372.940 98,05 54.241 17,02 Tổng 325.039 100 380.370 100 55.331 17,02 Nguồn: Phòng tín dụng Hình 4.8: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, lũ lụt,...nhưng giá cả ổn định, có nhiều chuyển biến tốt trong các chính sách của huyện, mức sống của cán bộ nhân viên tăng cao nên ảnh hưởng tốt đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Tóm lại, mấy năm qua NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thu nợ khá thành công, đã thực hiện tốt thu nợ gốc và lãi góp phần tăng lợi nhuận Ngân hàng. 4.2.3 Phân tích tổng dư nợ Dư nợ là kết quả tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để đánh giá xác thực về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá, ta đi sâu tìm hiểu về cơ cấu dư nợ của Ngân hàng. 56 Bảng 4.12: Tổng dư nợ dựa trên chỉ tiêu khách hàng Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006 Số người KH a 11.980 13.120 Số tiền Trđ/KH b 28,7107 29,8798 Thành tiền Trđ Q 343.955 392.023 Nguồn: Phòng tín dụng Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến tổng dư nợ của Ngân hàng như sau Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.12 ta có Q = 392.023 – 343.955 = 48.068 triệu đồng. Vậy, tổng dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 48.068 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), số tiền dư nợ/khách hàng (b). Trong đó: Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng  a = a1b0 – a0b0  a = 13.120 x 28,7107 – 11.980 x 28,7107 = 32.730,198 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 1.140 khách hàng nên đã làm tổng dư nợ tăng được 32.730,198 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố số tiền dư nợ/khách hàng của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0  b = 13.120 x 29,8798 – 13.120 x 28,7107 = 15.337,802 triệu đồng Vậy, do số tiền dư nợ/khách hàng của Ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1,1691 Trđ/lần/khách hàng nên đã làm cho tổng dư nợ tăng được 15.337,802 triệu đồng. Trong chỉ tiêu này sự thay đổi của cả hai nhân tố a và b đều ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhân tố a tác động mạnh hơn đến tổng dư nợ. Việc thay đổi tăng lên của nhân tố a sẽ làm dư nợ tăng lên gấp đôi so với việc thay đổi của nhân tố b thể hiện qua các con số sau khi a 57 tăng thì Q1 đạt 32.730,198 triệu đồng và khi b tăng Q2 chỉ đạt 15.337,802 triệu đồng. Nói tóm lại sự thay đổi của hai nhân tố a và b đều ảnh hưởng tích cực đến tổng dư nợ của Ngân hàng. * Phân theo thời hạn cho vay Bảng 4.13: Dư nợ theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % Ngắn hạn 201.683 58,64 235.585 60,09 33.902 16,81 Trung và dài hạn 142.272 41,36 156.438 39,91 14.116 9,96 Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng Dư nợ ngắn hạn năm 2005 chiếm 58,64% trong tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 60,09%. Tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 16,81% so với 2005, làm cho số tiền tăng thêm 33.902 triệu đồng. Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 chiếm 41,36%, năm 2006 chiếm 39,91% trong tổng dư nợ. Tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn năm 2006 tăng 9,96% so với năm 2005 làm cho số tiền tăng thêm 14.116 triệu đồng. Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay, đánh giá đúng năng lực khách hàng mà còn tránh được rủi ro đôi khi xuất hiện trong quá trình phân tích tín dụng. Doanh số cho vay của Ngân hàng phản ánh số lượng, qui mô thực hiện trong vấn đề tín dụng, doanh số thu nợ nói lên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả không trong hoạt động tín dụng. Và cũng 58 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 Năm % Ngắn hạn Trung và dài hạn cần xem xét thêm tình hình dư nợ của Ngân hàng mới thấy được chất lượng tín dụng hàng năm. Trước hết là dư nợ theo thời hạn tín dụng cho vay. Hình 4.9: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay Trong năm 2000 hoàn thành con đường quốc lộ 62 làm cho giao thông thuận tiện hơn, giao lưu kinh tế dễ dàng hơn, việc mua bán sản phẩm nông nghiệp không còn lệ thuộc vào ghe lái, cho nên tình hình giá cả ít bấp bênh hơn, người nông dân thu nhập khá hơn. Các năm vừa qua hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng đã tăng lên do mức sống của cư dân ở đây đã tăng lên rõ rệt. Từ đó mức dư nợ cũng tăng lên theo. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế phát triển, dư nợ Ngân hàng tăng có lợi cho nền kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế. Nhìn chung 2 năm gần đây dư nợ ngắn hạn có tăng với tốc độ tăng nhanh dư nợ trung và dài hạn, tuy tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân. Như vậy, khả năng về nhu cầu về vốn trung và dài hạn còn rất lớn đối với người dân. * Phân theo ngành kinh tế Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ năm 2005 chiếm 9,97% , năm 2006 chiếm 9,2% trong tổng cơ cấu dư nợ. Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ năm 2006 tăng 5,12% so với năm 2005 với số tiền tăng thêm 1.755 triệu đồng. Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp năm 2005 chiếm 90,03%, năm 2006 chiếm 90,08% trong tổng cơ cấu dư nợ. Tốc độ tăng trưởng năm 2006 so với 2005 tăng 14,96% với số tiền tăng thêm 46.313 triệu đồng. 59 0 20 40 60 80 100 2005 2006 Năm % TM-DV Nông-lâm-ngư nghiệp Bảng 4.14: Dư nợ phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % CN- TTCN - - - - - TM-DV 34.297 9,97 36.052 9,2 1.755 5,12 Nông-lâm-ngư nghiệp 309.658 90,03 355.971 90,08 46.313 14,96 Ngành khác - - - - - - Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng Để thấy rõ tình hình dư nợ trong các ngành kinh tế nào tăng hay giảm cần đi sâu phân tích dư nợ theo từng ngành cụ thể. Hình 4.10: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế Trong thương mại – dịch vụ đạt được mức tăng là do sự gia tăng đầu tư cho nông dân mua sắm và sữa chữa máy móc nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu để kinh doanh. Còn trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp do NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá ưu tiên cho vay nhiều đối với nông nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã thực hiện theo nghị quyết tỉnh, Đảng bộ huyện Mộc Hoá về phát triển 60 nông nghiệp và nông thôn, tập trung vốn tín dụng cho sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất lớn. * Phân theo thành phần kinh tế Để thấy được tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế ta xem bảng số liệu sau: Bảng 4.15: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT % ST TT % ST % DNNN - - - - - - DN ngoài quốc doanh 6.048 1,76 4.743 1,21 -1.305 -21,58 Cá nhân, hộ sản xuất 337.907 98,24 387.280 98,79 49.373 14,61 Tổng 343.955 100 392.023 100 48.068 13,98 Nguồn: Phòng tín dụng Năm 2005 tỷ trọng thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 1,76%, năm 2006 chiếm 1,21% trong tổng cơ cấu dư nợ. Tốc độ tăng trưởng ngành này trong năm 2006 giảm 21,58% so với năm 2005 làm cho số tiền giảm 1.305 triệu đồng. Tỷ trọng thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh năm 2005 là 98,24%, năm 2006 là 98,79% trong tổng cơ cấu dư nợ. 14,61% là tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế cá nhân, hộ sản xuất của năm 2006 so với năm 2005. Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện có phát triển nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn chưa nhiều, đa số là các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ họ cần các đồng vốn xoay vòng nhanh nên tiền gửi vào Ngân hàng ít và điều này ảnh hưởng đến dư nợ của Ngân hàng. 61 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 Năm % DN ngoài quốc doanh Cá nhân. hộ sản xuất Hình 4.11: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế Nói chung, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã thực hiện đạt được chỉ tiêu của huyện. Đáp ứng được nhu cầu về vốn cho mọi ngành, mọi thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển nền kinh tế huyện Mộc Hoá. 4.2.4 Phân tích dư nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời hạn trả mà bên vay không trả theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng. Nếu không được Ngân hàng gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thì thực hiện chuyển nợ quá hạn để phạt và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là nhân tố mà Ngân hàng nào cũng tích cực loại trừ. Vì trong quá trình hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn chính là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải chấp nhận. Bảng 4.16: Dư nợ quá hạn dựa trên chỉ tiêu khách hàng Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006 Số người KH a 139 158 Số tiền nqh/Kh Trđ/KH b 10,1798 38,1898 Thành tiền Trđ Q 1.415 6.034 Nguồn: Phòng tín dụng Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến nợ quá hạn của Ngân hàng như sau Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.16 ta có Q = 6.034 – 1.415 = 4.619 triệu đồng. Vậy, nợ quá hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.619 triệu đồng. Nợ quá hạn tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), Số tiền nqh/Kh (b). 62 Trong đó: Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng  a = a1b0 – a0b0  a = 158 x 10,1798 – 139 x 10,1798 = 193,4162 triệu đồng Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 19 khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn tăng 193,4162 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố Số tiền nqh/Kh của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0  b = 158 x 38,1898 – 158 x 10,1798 = 4425,5838 triệu đồng Vậy, do số tiền nqh/Kh của Ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 28.01 Trđ/khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn tăng 4425,5838 triệu đồng. Không giống như các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dư nợ, chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều hơn vào số tiền nợ quá hạn/người, việc thay đổi của nhân tố a ảnh hưởng ít đến tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng, trong khi đó nhân tố b lại có ảnh hưởng lớn đến nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhân tố b tăng thì làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng 4425,5838 triệu đồng chiếm 4.425,5838/4.619 = 95,81% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhưng cả hai nhân tố a và b tăng đều ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng nên cần hạn chế hoặc có sự điều chỉnh để giảm hai nhân tố này. Nợ quá hạn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chất lượng tín dụng. Hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện còn gắn liền với điều kiện tự nhiên, luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên khi sản xuất bị thiệt hại thì doanh thu của hộ sản xuất bị giảm đáng kể, dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng là điều tất nhiên. 63 Bảng 4.17: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT% ST TT % ST % 1. Thể loại cho vay 1.415 100 6.034 100 4.619 326,43 Ngắn hạn 885 62,54 3.727 61,77 2.842 321,13 Trung và dài hạn 530 37,46 2.307 38,23 1.777 335,28 2. Theo ngành kinh tế 1.415 100 6.034 100 4.619 326,43 CN-TTCN - - - - - - TM-DịCH Vụ 210 14,84 394 6,53 184 87,62 Nông-lâm-ngư nghiệp 1.205 85,16 5.640 93,47 4.435 368,05 Ngành khác - - - - - - 3. Theo thành phần kinh tế 1.414 100 6.034 100 4.619 326,43 DNNN - - - - - - DN ngoài quốc doanh - - - - - - Cá nhân, hộ sản xuất 1.415 100 6.034 100 4.619 326,43 Nguồn: Phòng tín dụng Nợ quá hạn năm 2006 là 6034 triệu đồng so với năm 2005 tăng 326,43% tương ứng với số tăng tuyệt đối là 4.619 triệu đồng, trong đó: * Phân theo thời hạn cho vay Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2006 là 3727 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 321,13% tương ứng với số tăng tuyệt đối là 2.842 triệu đồng. Trong khi nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2006 tăng với tỷ lệ khá cao 335,28 tương ứng với số tăng tuyệt đối là 1.777 triệu đồng so với năm 2005. Tỷ trọng nợ quá hạn Ngân ngắn hạn giảm, năm 2005 tỷ trọng này là 62,54% sang năm 2006 tỷ trọng này 64 còn 61,77% trong khi đó thì tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn tăng từ 37,46% lên 38,23% năm 2006. Các món nợ vay trung và dài hạn thường là những món vay đầu tư sữa chữa, mua máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, tuy nhiên do tình hình lũ lụt lớn, dịch bệnh, sâu rầy,...ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của người nông dân cho nên ảnh hưởng đến các món vay này. Các món nợ trung và dài hạn vẫn luôn là các món nợ chứa đựng nhiều rủi ro của các Ngân hàng vì vậy cần khắc phục những điểm rủi ro này. * Phân theo ngành kinh tế Nợ quá hạn ngành thương mại – dịch vụ với số tăng tuyệt đối 184 triệu đồng với tốc độ tăng 87,62%. Tỷ trọng nợ quá hạn ngành này giảm, năm 2005 tỷ trọng này là 14,84% sang năm 2006 tỷ trọng này còn 6,53%. Mạng lưới thương mại trong huyện gần đây phát triển khá mạnh, phong phú và đa dạng, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn, thị trường giá cả cơ bản được ổn định. Đồng thời cũng thấy được rủi cao của việc cho vay đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Bằng chứng là tốc độ gia tăng nợ quá hạn của ngành này là 368,05% với số tiền là 4.435 triệu đồng. Nguyên nhân là do người dân khi nuôi trồng thuỷ hải sản không tuân thủ quy trình kỹ thuật theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Đồng thời sản xuất ở ngành này gặp nhiều yếu tố bất lợi như thời tiết, dịch bệnh, giá cả biến động,... * Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trong 2 năm qua các doanh nghiệp này không có nợ quá hạn. Đây là biểu hiện tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm 2006 chủ yếu là đối tượng cá nhân, hộ sản xuất. Tóm lại, hầu hết những món nợ chuyển quá hạn tạm thời để xử lý thu hồi ngay. Trong hai năm qua, thực hiện tình hình cơ cấu lại nợ, Ngân hàng đã phối hợp và thực hiện tốt chỉ đạo tỉnh để xử lý nợ tồn đọng, bên cạnh đó Ngân hàng 65 cũng thực hiện nhiều nỗ lực để thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn. Do vậy tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện tốt hơn. 66 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá Với mức tăng trưởng đạt được của năm 2006 so với năm 2005 là 11,71% với số tiền là 9.696 triệu đồng và tình hình khả quan hơn trong 2007 do có một số điều kiện thuận lợi như dịch cúm gia cầm tuy vẫn còn nhưng phần nào đã được ngăn chặn hiệu quả, một số thiên tai dịch bệnh đã được ngăn ngừa,... nên em xin đề ra mục tiêu tổng nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2007 khoảng 100.000 triệu đồng tăng khoảng 7.478 triệu đồng, đạt mức tăng 8,08% so với năm 2006 đã đạt được là 92.522 triệu đồng trong đó tỷ trọng tiền gửi trong dân cư sẽ đạt trên 70%. Tập trung tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư trên cơ sở ổn định và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn Kho bạc vì nguồn vốn này không ổn định Để đạt được những mục tiêu đã đề ra em xin có một số giải pháp sau: - Cần có các biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích người dân đến gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn, nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chức phi Ngân hàng khác. Mở rộng và đa dạng thêm nhiều dịch vụ huy động vốn. - Do điều kiện đường sá vẫn chưa thuận tiện nên người nông dân vẫn còn ngại đến Ngân hàng gửi tiền tiết kiệm (nguồn vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư này còn rất lớn) vì vậy thay vì người dân đến với Ngân hàng, thì Ngân hàng đến với người dân, đi trước các đối thủ khác bằng cách mở thêm các phòng giao dịch nhỏ ở các điểm chốt. - Hiện nay Ngân hàng đã có dịch vụ thẻ ATM, tuy nhiên vẫn chưa có máy rút tiền mà muốn giao dịch khách hàng phải đến các quầy. Vì vậy Ngân hàng cần sớm đặt các máy rút tiền ATM để thu hút lượng khách hàng đông hơn đồng thời thực hiện dịch vụ mới thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên qua hệ thống thẻ tự động. - Mở thêm dịch vụ thanh toán tiền điện thoại, tiền điện nước,...cho các thành phần khách hàng. 67 - Ngân hàng nên mở thêm hình thức bảo quản ký gửi các loại tài sản, vàng bạc, đá quí hay còn gọi nôm na là “két sắt cất giữ vàng”, đây là dịch vụ giữ dùm các loại tài sản quý giá cho khách hàng, thực tế mọi người dân đều rất lo sợ giữ các loại giấy tờ nhà đất, các đồ vật quý,...trong nhà. Và hình thức này cũng đang rất phổ biến ở các Ngân hàng thương mại khác. Có thể các tài sản này được bảo quản theo phương thức “mở” trong đó biên lai sẽ ghi chi tiết những gì được lưu trữ hay theo hình thức “kín”, được lưu giữ trong những chiếc hộp khoá kín hay một phong bì gắn kín... - Thực hiện các biện pháp nhằm linh động hơn trong việc huy động vốn theo thời hạn như thực hiện mở thêm các loại huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm tích luỹ: hình thức này là Ngân hàng mở tiết kiệm có kỳ hạn cho khách hàng tuỳ theo số tiền mà khách hàng có được, sau này khách hàng có thêm tiền thì cũng có thể nhập vào số tiền tiết kiệm đã có với số tiền lớn nhỏ tuỳ ý và tuỳ vào điều kiện của khách hàng. - Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng vàng. - Ngân hàng đưa ra loại hình tiết kiệm nhà ở hay mua những tài sản có giá trị. Hiện nay người dân có nhu cầu mua nhà ở hay mua các tài sản có giá trị nhưng tình hình tài chính lại hạn hẹp. - Cần huy động nhiều hơn các loại tiền gửi có kỳ hạn dài, đây là nguồn vốn đầu vào ổn định cho Ngân hàng, chú ý phát hành các loại trái phiếu để huy động được nguồn vốn lớn và ổn định. 5.2 Những biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá Định hướng hoạt động tín dụng trong năm 2007 không chú trọng tăng trưởng tín dụng mà củng cố dư nợ và đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, ngay từ đầu năm từng địa bàn tự xây dựng kế hoạch dư nợ của mình trên cơ sở nhu cầu vốn địa phương và khả năng quản lý của cán bộ tín dụng. Do đó, em xin đưa ra một vài số liệu cụ thể về kế hoạch cho năm 2007 như sau: Kế hoạch tổng dư nợ đến 31/12/2007 là 400 tỷ, so với 2006 (392 tỷ) tăng trưởng 2,04%. 68 Trong đó dư nợ ngắn hạn 240 tỷ, chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ so với năm 2006 (233.286 triệu), tăng trưởng 2,88%. Trong đó dư nợ trung hạn 160 tỷ, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng dư nợ, so với năm 2006 (158.737 triệu), tăng trưởng 0,8%. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra em xin đề xuất một số giải pháp như sau: Tiến hành phân loại khách hàng chính xác và xem đó là công tác quan trọng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Mở rộng cho vay sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đầu tư phát triển và phục vụ đời sống: - Cho vay cơ sở hạ tầng ở nông thôn: sân phơi, nhà kho, nhà cửa hạ thế điện, nước sạch, đường giao thông, thuỷ lợi,...nhằm từng bước nâng cấp bộ mặt nông thôn, rút dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. - Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. - Cho vay các trang trại: hiện nay có quy định của trung ương thành lập trang trại nhưng tại huyện Mộc Hoá chưa cấp phép thành lập. Đa dạng hoá thể loại cho vay phục vụ chương trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài một số phương thức cho vay đã có Ngân hàng có thể mở thêm các phương thức khác như: cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng để cho vay phù hợp, tuỳ theo loại đối tượng khách hàng mà Ngân hàng có phương thức cho vay cũng như điều tra giám sát nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất. Đầu tư theo dự án vùng, theo quy hoạch vùng. Cần điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với nguồn vốn của Ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức độ cao hơn, đạt chuẩn mực quy định. 69 Tích cực xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn, đồng thời hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh để tăng tỷ trọng các khoản cho vay sinh lời. 5.3 Một số giải pháp chung đối với NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá Cần quan tâm hơn nữa trong việc phát triển chiến lược của mình: - Về chiến lược hoạt động: không nên chú trọng đến việc tăng số lượng tài sản, mà quên rằng cũng cần phải chú ý tới chỉ tiêu hiệu quả trong các khách hàng có lựa chọn trên các phân đoạn sản phẩm, đồng thời cũng chú ý tới những một số sản phẩm là hạt nhân. - Về mặt tổ chức: nên chuyển từ cơ cấu tổ chức theo chức năng sang phương thức tổ chức tập trung theo khách hàng. - Cần tập trung tới thị trường và khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng chú trọng đến khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những khách hàng này có tính thích ứng và phục hồi nhanh trong môi trường mở và ít ổn định như hiện nay. - Chú ý tới các sản phẩm là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. - Việc tăng trưởng doanh số hoạt động kinh doanh cần đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn. - Việc phát triển tổ chức phải tính đến hiệu quả, chi phí và năng lực quản trị điều hành của bản thân Ngân hàng. Tăng cường năng lực quản trị điều hành, cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý. Nên tăng cường hơn việc tổ chức các khoá đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp. Về phương thức đào tạo lý thuyết nên chú trọng tới phương thức mô phỏng, thực nghiệm cách xử lý tình huống. Tăng cường công tác quản lý rủi ro: cần chú ý hơn công tác thông tin theo dõi đánh giá khách hàng, trong đó có việc xây dựng các thang điểm đánh giá từng loại khách hàng cho phù hợp, phục vụ công tác cho vay (hạn mức tín dụng) Cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 70 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Từ việc phân tích ở các chương trên ta thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng chính đến các chỉ tiêu nghiên cứu là số lượng khách hàng đi vay và số tiền trên lần vay và một số yếu tố khách quan khác. Theo giả thuyết đặt ra ở phần 1.3 số tiền/lần vay/khách hàng tăng và số lượng khách hàng đi vay tăng đã làm cho doanh số cho vay tăng. Nhu cầu về vốn của xã hội qua các năm tăng lên do yêu cầu mở rộng sản xuất. Tuy nhiên do một số điều kiện khách quan cũng như chủ quan Ngân hàng không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về vốn của tất cả các thành phần kinh tế. Nhìn lại một số phân tích các chỉ tiêu ở chương 3 và chương 4, nếu loại trừ vốn Kho bạc thì nguồn vốn huy động trong năm 2006 không tăng so với 2005. Mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực huy động vốn, nhưng do huyện Mộc Hoá là một địa phương còn nghèo và còn nhiều khó khăn, tích lại của đại bộ phận người dân là rất ít, một số khách hàng có nguồn tiền lớn gởi Ngân hàng trước đây nay cũng đã đầu tư vào các lĩnh vực khác thay vì tiếp tục gởi Ngân hàng. Tóm lại, trong những năm qua, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Với những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt, với sự quan tâm chỉ đạo của huyện, của Ngân hàng tỉnh và sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Ngân hàng, em tin tưởng chắc chắn rằng NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá sẽ vượt qua mọi thách thức để trở thành một Ngân hàng hiện đại phát triển tốt, hiệu quả, bền vững, thành công. 71 6.2 Kiến nghị 6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật, nhất là các luật có liên quan tới hoạt động của Ngân hàng (như Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung; Luật Đất đai, Luật các doanh nghiệp Nhà nước, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật dân sự,...). Mặt khác cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp, nhằm xây dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả an toàn và bền vững. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường vốn tại Việt Nam để mở rộng kênh cung ứng vốn dài hạn, phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế việc cung ứng vốn dài hạn qua kênh cấp tín dụng của các Ngân hàng, tránh rủi ro về việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có đủ các điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của Ngân hàng. Cần chú ý hơn tới việc nâng cao năng lực của Ngân hàng. Quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước để lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng. Cần chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trường, nhất là việc phát triển thông tin. 6.2.2 Kiến nghị đối với uỷ ban nhân dân tỉnh Long An Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trên cơ sở đó tạo môi trường thuận lợi giúp cho NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá nói riêng và tỉnh nói chung. Mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, xây dựng những dự án khả thi giúp Ngân hàng đầu tư đúng hướng có trọng tâm trọng điểm, từ đó hiệu quả đầu tư kinh tế sẽ tốt hơn. 72 Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp và các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án, kiểm soát cơ quan thi hành án giúp đỡ Ngân hàng xử lý nợ quá hạn, giải quyết nhanh các tài sản đảm bảo tiền vay là bất động sản thực hiện nghiêm việc thi hành án đối với các bản án có hiệu lực phát mãi và chuyển đổi sở hữu được tài sản thế chấp giúp cho Ngân hàng thu hồi được vốn. 6.2.3 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá Tập huấn đào tạo cán bộ Ngân hàng theo hướng hội nhập. Đẩy mạnh cho vay hợp tác lao động. Thực hiện chênh lệch lãi suất hợp lý và cần phải được phối hợp và điều hành trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Đồng thời Ngân hàng phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Quản lý an toàn vốn huy động để khách hàng an tâm gửi tiền vào Ngân hàng: + Gửi thư đối chiếu với số dư tức là đối chiếu giữa Ngân hàng và khách hàng để xác định số tiền gửi và nhận xét của khách hàng. + Bí mật số tiền gửi và tên khách hàng gửi tiền. + Luân chuyển cán bộ. + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, như nghiệp vụ tính lãi, trả lãi phải đúng và đủ để khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng và sẽ có nhiều khách hàng gửi tiền. Quy định, điều chỉnh lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Quảng bá hình ảnh của Ngân hàng đến công chúng về những thay đổi trong cách thức làm việc, hoạt động của Ngân hàng làm cho khách hàng nhìn thấy được những thay đổi tích cực của Ngân hàng từ đó khách hàng ngày càng tin tưởng và đến giao dịch với Ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải chủ động trong tiến trình hội nhập, ít lệ thuộc hơn vào Ngân hàng tỉnh. 73 Ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên Ngân hàng cũng cần nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ cấp cao. Trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng khách hàng. Hoàn thiện trình độ cũng như áp dụng những trình độ kỹ thuật tiên tiến để giao dịch với khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 2. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá (2005), Tài liệu Các quy chế kế hoạch kinh doanh – tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam. 3. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường Tài chính, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. Huỳnh Đức Lộng (1998), Bài tập – bài giải Phân tích hoạt động kinh tế, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 75 PHỤ LỤC Quy định huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá là một chi nhánh trực thuộc của NHNo & PTNT tỉnh Long An do đó Ngân hàng thực hiện cơ chế điều hành, các cơ chế chính sách và các chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn, tín dụng, đầu tư... theo quy định của NHNo & PTNT tỉnh Long An. Từ đầu năm căn cứ vào tình hình kinh tế của huyện, Ngân hàng xây dựng và bảo vệ các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động kinh doanh gởi trung tâm điều hành NHNo & PTNT tỉnh và được thông báo chỉ tiêu hàng năm. Trong các chỉ tiêu thì chỉ tiêu về huy động vốn tại địa phương là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu, vì nếu thực hiện huy động vốn đạt hoặc vượt kế hoạch thì đã thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” của hệ thống Ngân hàng và từ đó thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu khác, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt về lãi suất và thu hút khách hàng. Về mạng lưới huy động vốn: NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá tổ chức huy động vốn tại trụ sở, được đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ khách hàng trong các thủ tục gởi và rút tiền, thực hiện quy trình thu chi cải tiến để giải quyết cho khách hàng được nhanh chóng. Thủ tục và quy trình huy động vốn rất đơn giản, nhanh chóng, tại trụ sở Ngân hàng luôn có bảng thông báo các loại tiền gởi quy định rõ kỳ hạn, mức lãi suất để khách hàng thuận tiện lựa chọn, thủ tục mở tài khoản cũng đơn giản. * Điều kiện, thủ tục mở tài khoản: Đối với doanh nghiệp Nhà nước: + Giấy đăng ký mở tài khoản, đăng kí mẫu dấu và chữ ký để giao dịch. + Các văn bản pháp nhân của đơn vị như: bản sao quyết định thành lập quyết định bổ nhiệm,... có chứng thực của cơ quan Nhà nước. Đối với tư nhân và cá nhân: + Giấy chứng minh nhân dân. + Giấy đăng ký mở tài khoản, đăng kí mẫu dấu và chữ ký của chủ tài khoản + Bản sao giấy phép thành lập của chủ doanh nghiệp (có công chứng). 76 Nhìn chung về thời gian huy động vốn chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực hiện huy động vốn phần lớn là đồng nội tệ với lãi suất huy động có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện. Các hình thức huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá: Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Các hình thức huy động vốn bao gồm: - Tiền gửi không kì hạn của đơn vị, cá nhân. - Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. - Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. - Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. - Các khoản tiền gửi khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH[2007]Phan.Tich.Ket.Qua.Hoat.Dong.Tai.NH.NNPTNT.Huyen.Moc.Hoa .pdf
Tài liệu liên quan