Đề tài Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003 - 2007

Cá nhân hay còn gọi là thể nhân là một con người cụ thể khi đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật Thương mại, cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh có quyền đăng ký kinh doanh và khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của thương nhân thì trở thành thương nhân. Kể từ khi nền kinh tế nước ta được phát triển theo cơ chế thị trường, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hàng triệu người dân đã bỏ vốn đầu tư để kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. Cá nhân có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc góp vốn với các chủ thể khác để thành lập công ty kinh doanh. Khi cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì công ty này sẽ là chủ thể kinh doanh và có tư cách thương gia vì công ty có đủ tư cách pháp nhân, cá nhân này là chủ sở hữu công ty và là người đầu tư. Nhưng khi cá nhân này thành lập doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân này là người kinh doanh trực tiếp nên cá nhân này là thương nhân. Trong trường hợp cá nhân đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cũng vậy, cá nhân này cũng vẫn là người kinh doanh trực tiếp vì vậy, cá nhân này là thương nhân.

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2003 tăng 36.620.704 đồng với tỷ lệ 97,06 %. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một công ty mới đi vào hoạt động được 6 năm. Con số này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 tốt hơn nhiều so với năm 2003, nó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh. Kết quả trong bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2003 tăng 45.683.993 đồng, tăng 87,18 % - Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 50.862.088 đồng với tỷ lệ 97,06 % Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy: - Giá vốn hàng năm 2007 so với năm 2003 tăng 11.003.069.640 đồng, tức là tăng 163,33 %. Điều này chứng tỏ khối lượng hàng tiêu thụ đã tăng lên nhiều. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2003 tăng 12.194.390.706 đồng, tức là tăng 153,53 %. Có được kết quả này là do doanh nghiệp đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Một trong những nguyên nhân lớn là do từ năm 2003 đến năm 2007, công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ bằng việc trở thành nhà phân phối chính thức của các thương hiệu uy tín trên thế giới cũng như lần lượt thành lập các chi nhánh ở miền Bắc, Trung và Nam. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 so với năm 2003 tăng 2.015.155 đồng (170,86 %) trong khi đó chi phí tài chính năm 2007 so với năm 2003 lại giảm 52.976.480 đồng (giảm 51,90 %), điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã có hoạt động tài chính thực sự hiệu quả. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.200.628.708 đồng, tương ứng tăng 114,06 % . Nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng về quy mô hoạt động của công ty tăng lên, 2.2.1.2. Phân tích chỉ tiêu doanh số kinh doanh Bảng 2.2. Cơ cấu tổng doanh số kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 Đơn vị tính: đồng tổng doanh số kinh doanh Trong đó tổng giá trị hàng mua trong kỳ tổng giá trị hàng bán ra trong kỳ tổng giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán đồng % đồng % đồng % đồng % 2003 19.972.184.093 100 8.411.673.269 42,12 7.491.377.143 37,51 4.069.133.681 20,37 2004 17.222.933.184 100 7.146.522.427 41,50 6.933.041.615 40,25 3.143.369.142 18,25 2005 22.815.273.549 100 10.648.206.442 46,67 8.594.519.950 37,67 3.572.547.147 15,66 2006 16.744.039.088 100 7.793.871.015 46,55 6.534.923.051 39,03 2.415.245.012 14,42 2007 36.118.014.718 100 16.468.172.514 43,60 13.212.686.138 36,58 6.437.156.066 17,82 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng 2.2 ta có thể thấy rằng trong tổng doanh số kinh doanh thì tổng giá trị hàng mua trong kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40%), sau đó là đến tổng giá trị hàng bán ra trong kỳ (từ 36,58% đến 40,25%) và cuối cùng là giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán. Điều này cho thấy rằng tổng doanh số bán hàng dù có đạt giá trị lớn cũng chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh của công ty, bởi nó bị phụ thuộc nhiều vào giá trị hàng mua trong kỳ, trong khi trên thực tế, điều cần thiết lại là bán được nhiều sản phẩm hoặc nói một cách khác là nâng cao giá trị hàng mua trong kỳ. Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao (từ 14,42% đến 20,37%), điều này gây ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, làm giảm số vòng quay của vốn và từ đó có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của công ty. Để phân tích đặc điểm biến động của chỉ tiêu tổng doanh số kinh doanh của công ty, ta tiến hành lập bảng phân tích như sau: Bảng 2.3. Biến động tổng doanh số kinh doanh giai đoạn 2003-2007 Năm Tổng doanh số kinh doanh (y) (đồng) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn gi (đồng) 2003 19.972.184.093 - - - - 2004 17.222.933.184 -2.749.250.909 -86,23 -13,77 199.721.840,93 2005 22.815.273.549 5.592.340.365 132,47 32,47 172.229.331,84 2006 16.744.039.088 -6.071.234.461 -73,39 -26,61 228.152.735,49 2007 36.118.014.718 19.443.975.630 216,12 115,71 167.440.390,88 Bình quân (đồng) (đồng) (%) (%) - 22.588.488.926 4.053.957.656 116,02 16,02 - (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ kết quả tính toán trên ta thấy rằng: Từ năm 2003 đến năm 2007, tổng doanh số kinh doanh bình quân là 22.588.488.926 đồng, tốc độ phát triển bình quân là 116,02 % và tốc độ tăng bình quân là 16,02 %/năm. Nếu so sánh giữa các năm ta thấy tổng doanh số kinh doanh giữa các năm tăng không đều. Năm có tốc độ tăng cao nhất là năm 2007, trong năm này, doanh số kinh doanh đạt mức cao đột biến là 36.118.014.718 đồng đạt tốc độ tăng cao nhất trong các năm (216,12 %). Sở dĩ như vậy là vì ở năm này, tổng giá trị hàng mua và tổng giá trị hàng bán ra đều cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Năm có tổng doanh số kinh doanh thấp nhất là năm 2006, chỉ đạt 16.744.039.088 đồng và tốc độ phát triển đạt giá trị âm (-73,39 %). Có hai năm tốc độ tăng đạt giá trị âm,và hai năm này năm xen kẽ nhau, tức là doanh số kinh doanh của năm sau thấp hơn năm trước và cứ năm trước giảm thì năm sau doanh số kinh doanh lại sẽ tăng. Như vậy, tổng doanh số kinh doanh của công ty qua các năm không ổn định mà thường có sự biến động lớn 2.2.1.3. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Bảng 2.4. Cơ cấu tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2003-2007 tổng doanh thu Trong đó Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác đồng % đồng % đồng % đồng % 2003 7.943.655.083 100 7.942.475.641 99,99 1.179.442 0,01 - - 2004 9.751.187.013 100 9.749.600.171 99,98 1.586.757 0,02 85 - 2005 12.973.018.075 100 12.968.965.986 99,97 2.876.198 0,02 1.175.891 0,01 2006 12.280.704.151 100 12.279.485.879 99,99 1.218.272 0,01 - - 2007 20.145.239.039 100 20.136.866.347 99,96 3.194.597 0,02 5.178.095 0,02 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng 2.4 ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (trên 99%), tiếp đó là đến doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (từ 0,01% đến 0,02%). Điều này cũng là một điều dễ hiểu bởi hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chủ yếu của công ty còn thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ là phần phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính phần nào cũng phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Nếu doanh thu hoạt động tài chính tăng có nghĩa là hoạt động tài chính của công ty đang có hiệu quả tốt. Vì vậy, nâng cao doanh thu hoạt động tài chính vừa nhằm làm tăng doanh thu cho công ty, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty là một việc làm không kém phần thiết thực. Từ kết quả về tổng doanh thu thu được qua bảng trên, để tiến hành phân tích đặc điểm biến động của tổng doanh thu qua các năm, ta tiến hành lập bảng phân tích như sau: Bảng 2.5. Biến động tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2003-2007 Năm Doanh thu (y) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) gi (đồng) 2003 7.943.655.083 - - - - 2004 9.751.187.013 1.807.531.930 122,75 22,75 79.436.550,83 2005 12.973.018.075 3.221.831.062 133,04 33,04 97.511.870,13 2006 12.280.704.151 -692.313.924 94,66 -5,34 129.730.180,75 2007 20.145.239.039 7.864.534.888 164,04 64,04 12.280.7041,51 Bình quân (đồng) (đồng) (%) (%) - 12.618.760.672,2 3.050.395.989 126,19 26,19 - (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Nhìn chung, doanh thu của công ty có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu như năm 2003, tổng doanh thu của công ty chỉ đạt 7.943.655.083 đồng thì đến năm 2004, tổng doanh thu đạt 9.751.187.013 đồng, tăng 22,75 %. Năm 2005, tổng doanh thu lại tăng thêm 3.221.831.062 đồng (tăng 33,04 %) so với năm 2004. Tuy nhiên, đến năm 2006 thì tổng doanh thu của công ty có sự sụt giảm (giảm 692.313.924 đồng) so với năm 2005 làm cho tốc độ tăng doanh thu của năm này so với năm trước đạt giá trị âm (-5,34 %). Tuy vậy, năm 2007, tổng doanh thu của công ty lại có sự tăng đột biến lên đến 20.145.239.039 đồng, đạt mức cao nhất trong tất cả các năm và làm cho tốc độ tăng doanh thu của năm này so với năm trước cũng đạt mức cao nhất (64,04 %). Doanh thu bình quân của công ty đạt mức 12.618.760.672,2 đồng/năm và tốc độ tăng bình quân là 26,19 %/năm. Tổng doanh thu của công ty bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu, chiếm tới hơn 90 % tổng doanh thu 2.2.1.4. Phân tích chỉ tiêu giá trị tăng thêm thương mại Xuất phát từ công thức VATM=STNI Ta có : Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị tăng thêm của công ty giai đoạn 2003-2007 ChØ tiªu Năm Giá trị tăng thêm Trong đó TNI của lao động TNI của doanh nghiệp TNI của nhà nước đồng % đồng % đồng % đồng % 2003 1.988.588.261 100 944.069.541 47,47 37.731.050 1,90 1.006.787.670 50,63 2004 2.291.655.815 100 1.115.770.157 48,69 47.319.682 2,06 1.128.565.976 49,25 2005 2.438.353.918 100 1.042.162.112 42,74 70.886.313 2,91 1.325.305.493 54,35 2006 2.301.289.126 100 1.166.500.338 50,69 74.418.298 3,23 1.060.370.490 46,08 2007 3.300.416.074 100 1.484.777.280 44,99 74.351.754 2,25 1.741.287.040 52,76 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Như vậy, trong cơ cấu giá trị tăng thêm của công ty thì thu nhập lần đầu của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 46,08% đến 54,35 %), phản ánh số thuế và lệ phí mà công ty đã nộp cho nhà nước. Tiếp đến, thu nhập lần đầu của người lao động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu giá trị tăng thêm của công ty (từ 43,74 % đến 47,47 %) phản ánh mức thù lao mà công ty đã trả cho công nhân viên. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được chỉ chiếm tỷ trọng từ 1,9 % đến 3,23 % phản ánh số tiền mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh của mình. Để phân tích đặc điểm biến động của giá trị tăng thêm thương mại, ta xây dựng bảng phân tích gồm những chỉ tiêu như sau: Bảng 2.7:Biến động giá trị tăng thêm của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm VA (y) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) gi (đồng) 2003 1.988.588.261 - - - - 2004 2.291.655.815 303.067.554 115,24 15,24 19.885.882,61 2005 2.438.353.918 146.698.103 106,40 6,4 22.916.558,15 2006 2.301.289.126 -137.064.792 94,38 -5,62 24.383.539,18 2007 3.300.416.074 999126948 143,42 43,42 23.014.160,74 Bình quân (đồng) (đồng) (%) (%) - 2.464.060.638,8 327.956.953,25 113,50 13,50 - (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng phân tích ta thấy, giá trị tăng thêm thương mại tăng dần từ năm 2003 đến năm 2005 và do đó tốc độ tăng luôn đạt giá trị dương. Tuy nhiên, đến năm 2006, giá trị tăng thêm của công ty tuy vẫn cao hơn so với năm 2003 và năm 2004 nhưng lại giảm 137064792 đồng so với năm 2005 làm cho tốc độ tăng đạt giá trị âm (-5,26%). Song, năm 2007 lại là năm mà giá trị tăng thêm đạt giá trị cao nhất trong các năm (đạt 3300416074 đồng), tăng 999126948 đồng so với năm 2006, và do vậy, ở năm này cả tốc độ phát triển và tốc độ tăng đều đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 143,42 % và 43,42 %. Giá trị tăng thêm bình quân đạt 2464060638,8 đồng/năm và tốc độ phát triển bình quân là 113,50 %. 2.2.1.5.Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003-2007 Năm tổng vốn (đồng) lợi nhuận (đồng) tỷ suất lợi nhuận 2003 12.036.322.158 37.731.050 0,003135 2004 12.227.045.125 47.319.682 0,00387 2005 12.496.118.634 70.886.313 0,005673 2006 12.496.118.634 74.418.298 0,005936 2007 12.788.341.155 74.351.754 0,005814 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Để phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận của công ty, ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2.9: Biến động tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003-2007 Năm tỷ suất lợi nhuận (y) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) 2003 0,003135 - - - 2004 0,00387 0,000735 123,46 23,46 2005 0,005673 0,001803 146,58 46,58 2006 0,005936 0,000263 104,64 4,64 2007 0,005814 -0,00012 97,95 -2,05 Bình quân 0,004885 0,00067 116,70 16,70 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng phân tích ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân là 0,004885 đồng, nghĩa là trung bình cứ 1 đồng vốn công ty bỏ ra sẽ thu lại 0,004885 đồng lợi nhuận, tốc độ phát triển bình quân là 116,70 %. Tỷ suất lợi nhuận tăng dần từ năm 2003 đến năm 2006. Nếu năm 2003, cứ bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu được 0,003135 đồng lợi nhuận thì đến năm 2004, cứ 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ mang lại 0,00387 đồng lợi nhuận, tức là tăng 0,000735 đồng. Đến năm 2006, con số này là 0,005936 đồng. Tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận giai đoạn này luôn đạt giá trị dương, tuy nhiên, năm 2006, tốc độ tăng lại chỉ đạt mức 4,64 % - thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của năm 2005 (46,58 %).Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm nhẹ, chỉ đạt mức 0,005814 đồng (giảm 0,00012 đồng so với năm 2006), nghĩa là việc làm ăn của công ty chưa đạt hiệu quả như những năm trước. 2.2.1.6. Phân tích chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận Để phân tích chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, ta tiến hành lập bảng phân tích như sau: Bảng 2.10: Biến động tổng mức lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Tổng mức lợi nhuận (y) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) Giá trị 1% của tốc độ tăng (giảm) gi (đồng) 2003 37.731.050 - - - - 2004 47.319.682 9.588.632 125,41 25,41 377.310,50 2005 70.886.313 23.566.631 149,80 49,80 473.196,82 2006 74.418.298 3.531.985 104,98 4,98 708.863,13 2007 74.351.754 -66.544 99,91 -0,09 744.182,98 Bình quân - 60.941.419,4 9.155.176 118,48 18,48 - (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Qua bảng phân tích trên, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Tổng mức lợi nhuận tăng dần từ năm 2003 đến năm 2006. Nếu năm 2003, tổng mức lợi nhuận của công ty chỉ là 37731050 đồng thì đến năm 2006 tổng mức lợi nhuận của công ty là 74351754 đồng. Tuy năm 2006, tổng mức lợi nhuận đạt mức cao nhất nhưng tốc độ tăng chỉ là 4,98 %, thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2005 (49,8 %). Sở dĩ như vậy là vì năm 2005 có tổng mức lợi nhuận cao hơn so với năm 2004 là 23566631 đồng trong khi năm 2006, tổng mức lợi nhuận lại chỉ vượt năm 2005 là 3531985 đồng. Năm 2007, tổng mức lợi nhuận chỉ đạt 74351754 đồng, thấp hơn so với năm 2006 một lượng là 66544 đồng, làm cho tốc độ tăng đạt giá trị âm (-0,09%). Bình quân một năm, tổng mức lợi nhuận mà công ty thu được là 60941419,4 đồng năm và tốc độ tăng bình quân 18,48 %/năm. 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Bảng 2.11: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Giá vốn hàng bán (đồng) (1) Doanh thu thuần (đồng) (2) Tỷ suất giá vốn hàng bán (%) (3)=(1):(2) 2003 6736556325 7942475641 84,8168 2004 8037591467 9749600171 82,4402 2005 10916899100 12968965986 84,1771 2006 10229537274 12279485879 83,3059 2007 17739625965 20136866347 88,0953 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % . Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy năm 2004 là năm có tỷ suất giá vốn hàng bán thấp nhất (82,3302 %), nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 82,4402 đồng giá vốn hàng bán. Trong khi đó, năm 2007 lại là năm có tỷ suất giá vốn hàng bán cao nhất trong các năm (88,0953 %), tức là cứ 100 đồng doanh thu thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra 88,0953 đồng giá vốn hàng bán. Điều này chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán của công ty không đạt hiệu quả. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu Bảng 2.12: Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần của của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Chi phí quản lý (đồng) (1) Doanh thu thuần (đồng) (2) Tỷ suất chi phí quản lý (%) (3)=(1):(2) 2003 1052619087 7942475641 13,253 2004 1441283337 9749600171 14,783 2005 1704726171 12968965986 13,1447 2006 1742467243 12279485879 14,1901 2007 2253247795 20136866347 11,1879 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy năm có tỷ suất chi phí đạt mức cao nhất (14,783 %) là năm 2004, tức là để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 14,783 đồng cho chi phí quản lý công ty, trong khi đó, năm 2007, tỷ suất chi phí quản lý của công ty đạt mức thấp nhất trong các năm (11,1879 %), tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được, công ty chỉ phải bỏ ra 11,1879 đồng cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị của công ty năm 2007 đạt mức cao nhất và năm 2004 đạt mức thấp nhất. 2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (đồng) (1) Doanh thu thuần (đồng) (2) Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (%) (3)=(1):(2) 2003 52404237 7942475641 0,6598 2004 65898381 9749600171 0,6759 2005 98453213 12968965986 0,7591 2006 103621768 12279485879 0,4839 2007 98088230 20136866347 0,4871 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng phân tích ta thấy năm 2006, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần của công ty đạt 0,4839 % - thấp nhất trong các năm và năm có tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần cao nhất là năm 2005 với mức 0,7591 %. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận trước thuế (đồng) (1) Doanh thu thuần (đồng) (2) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (%) (3)=(1):(2) 2003 52404237 7942475641 0,6598 2004 65721781 9749600171 0,6741 2005 98453213 12968965986 0,7591 2006 103358747 12279485879 0,8417 2007 103266325 20136866347 0,5128 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Qua bảng phân tích ta thấy năm 2007 là năm có tỷ suất lợi nhuận trước thuế thấp nhất (0,5128 %), tiếp đến là các năm 2003 (0,6598 %), năm 2004 (0,6741 %) và năm 2005 (0,7591 %), năm có tỷ suất lợi nhuận trước thuế cao nhất là năm 2006 (0,8471 %). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận sau thuế (đồng) (1) Doanh thu thuần (đồng) (2) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (%) (3)=(1):(2) 2003 37731050 7942475641 0,4751 2004 47319682 9749600171 0,4853 2005 70886313 12968965986 0,5466 2006 74418298 12279485879 0,6060 2007 74351754 20136866347 0,3692 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2006 có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất (0,6060 %) và năm 2007 có tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp nhất. Điều này có nghĩa là năm đạt kết quả kinh doanh cao nhất là năm 2006 và năm đạt kết quả kinh doanh thấp nhất là năm 2007. CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY TÂN LIÊN MINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh. 3.1.1. Những kết quả mà công ty đã đạt được Nhìn chung, từ năm 2003 đến năm 2007, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty tăng dần, thấp nhất là năm 2003 và năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt của các chỉ tiêu. Sở dĩ có việc này là vì: - Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định, tỷ lệ tăng trưởng khá cao, trung bình 8,4 %/năm, cùng với sự tăng trưởng này kéo theo tất cả các ngành nghề khác phát triển, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh, do vậy nhu cầu của người dân về các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng cao. - Tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường - Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô hoạt động bằng việc mở thêm các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng các mặt hàng kinh doanh. - Xét về cơ cấu mặt hàng cho thấy trong những năm qua, mặt hàng kinh doanh của công ty rất phong phú. Thực hiện chính sách đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, Tân Liên Minh đã triển khai kinh doanh nhiều nhóm hàng, ngành hàng. Từ mặt hàng có giá trị thấp đến những mặt hàng có giá trị cao. Trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh, một số mặt hàng chủ yếu, có giá trị cao, có xu hướng tiêu thụ ổn định và gia tăng qua các năm. Trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên thương trường, việc Tân Liên Minh vẫn giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ những mặt hàng kinh doanh chính được đánh giá là tiến bộ đáng kể, có thể xem đó là một lợi thế để doanh nghiệp phát huy, nhằm củng cố vị trí của họ trên thương trường. - Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty ngày càng cao, nhân viên phục vụ ngày càng có cảm tình với khách hàng. - Chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả cạnh tranh hợp lý nên sản phẩm ngày càng được sự tính nhiệm của khách hàng. - Cùng với sự mở rộng địa bàn kinh doanh, đội ngũ nhân viên của công ty đã được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian. Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều làm chất lượng quản lý và năng suất lao động của công ty ngày càng tăng.. - Tác động của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận của công ty cũng là một nguyên nhân cần bàn đến. Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và điều hành chung của công ty. Đây là những nhân tố ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận của công ty. Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm hoặc tăng theo. Như ta đã biết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình kinh doanh. Do đó, nó là nhân tố chủ quan trong quá trình quản lý của công ty. Năm 2007, tỷ suất chi phí của công ty đạt mức thấp nhất cho thấy hoạt động quản lý của công ty đang có hiệu quả tốt. Chi phí tài chính năm 2006 và 2007 đều giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là rất tốt. - Bên cạnh đó, cùng với sự mở cửa nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động liên kết ngày càng mở rộng phát triển, khả năng tiếp cận với nhiều nhà sản xuất uy tín trên thế giới ngày càng có hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm phong phú và đảm bảo. Thực tế cho thấy, trong thời gian từ khi mới thành lập cho đến nay, công ty liên tục trở thành nhà phân phối sản phẩm của nhiều nhà sản xuất nổi tiếng và có uy tín trên thế giới như TANAKA, HUYNDAI, GODREJ, YATOMO điều đó có nghĩa là số lượng sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng được đảm bảo, tạo được uy tín với người tiêu dùng trong nước cũng như với các đối tác nước ngoài. - Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân nói chung và của công ty nói riêng 3.1.2. Những hạn chế Mặc dù năm 2007 vừa qua, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đều tăng vọt so với các năm trước đó, nhưng qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đang có xu hướng giảm xuống. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: - Trước tiên, theo đánh giá chung của giới doanh nghiệp, hệ thống chính sách và cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay còn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Chưa thật sự tạo ra một sân chơi đồng nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế . Cạnh tranh vẫn còn bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính, độc quyền. Các thủ tục phiền hà trong các lĩnh vực quản lý chậm được khắc phục, thậm chí đang có xu hướng trở lại các quy chế và phương thức xử lý theo kiểu tập trung quan liêu, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tôn trọng đầy đủ. Đặc biệt, sự thay đổi thất thường, không ổn định của chính sách và cơ chế, một mặt đã gây ra nhiều tổn thất vật chất cho các doanh nghiệp, mặt khác tạo ra một tâm lý thiếu yên tâm trong việc phát triển kinh doanh. - Thứ nhất là do tác động của giá vốn hàng bán tới lợi nhuận. Có thể thấy giá vốn hàng bán tăng liên tục qua các năm và năm 2007, giá vốn hàng bán đạt mức cao nhất. Việc tăng giá vốn hàng bán chủ yếu do khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm tăng. Tuy nhiên, để đánh giá kỹ hơn về việc tăng giá vốn hàng bán, ta phải phân tích cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Do thị trường giá cả thế giới trong những năm qua có nhiều biến động, nhiều sản phẩm có giá tăng vọt, thị trường nguyên vật liệu trên thế giới có diễn biến phức tạp, đặc biệt là thị trường xăng dầu không ổn định. Mặt khác, do ảnh hưởng của chính sách thuế xuất nhập khẩu thay đổi liên tục, mức thuế tăng làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên, trong khi giá bán ra không theo kịp với giá cả trên thị trường thế giới. - Thứ hai, do công ty gặp khó khăn về vốn kinh doanh. Một trong những khó khăn lớn nhất của một doanh nghiệp là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Ít vốn đồng nghĩa với việc quy mô kinh doanh nhỏ làm hạn chế hoạt động của công ty. Nếu thiếu vốn, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tái sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài phần vốn của chủ sở hữu, công ty phải vay vốn của ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này luôn đặt công ty vào tình trạng có mức rủi ro tài chính khá cao. Nguồn vốn đi vay luôn là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp. - Thứ ba, số lượng hàng tiêu thụ chưa tương ứng với khả năng cung cầu của thị trường. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về nguyên nhân chủ quan, bộ phận kinh doanh của công ty chưa bám sát thị trường, chưa nắm bắt giá cả từng loại hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, chưa đưa ra các biện pháp nhằm quảng bá thương hiệu công ty và xúc tiến bán hàng như quảng cáo, tiếp thị nguyên nhân chủ quan là sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Thứ tư, mặc dù thiếu vốn trong kinh doanh nhưng công ty cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình thu hồi vốn. Điều này làm cho những khó khăn về thiếu vốn kinh doanh lại càng khó khăn hơn. -Thứ năm, xét về công tác tổ chức tạo nguồn hàng kinh doanh của công ty ta có thể thấy, nguồn hàng kinh doanh của Tân Liên Minh chủ yếu là nguồn hàng nhập khẩu. Hạn chế lớn nhất của Tân Liên Minh trong việc duy trì quan hệ với bạn hàng và các nhà sản xuất trong nước là chưa làm tốt công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu dùng cụ thể đối với từng mặt hàng để đặt hàng với bên sản xuất. Vì thế không lôi kéo, thu hút được các nhà sản xuất để họ tự nguyện liên kết với mình vì lợi ích chung. Mặt khác, đối với các bạn hàng nước ngoài, do chưa làm tốt công tác nghiên cứu thị trường nên nguồn hàng Tân Liên Minh nhập về chậm tiêu thụ, chi phí lưu thông cao dẫn tới giá bán cao, ảnh hưởng tới việc luân chuyển vốn - Thứ sáu, khâu tổ chức thị trường thiêu thụ hàng hóa trong thời gian qua còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Thể hiện: + Tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường bán buôn thấp + Chưa tạo được mạng lưới chân rết ổn định để lưu chuyển nhanh hàng hóa. Mạng lưới tiêu thụ còn bó hẹp tại một số thị trường thành thị, vùng đồng bằng, chưa mở rộng tới thị trường tiêu thụ nông thôn, miền núi + Chưa chỉ đạo chặt chẽ, tập trung điều hành lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước - Thứ bảy, đó là những khó khăn về yếu tố con người. Yếu tố con người trong doanh nghiệp được thể hiện ở các phương diện sau: + Người lãnh đạo công ty + Hệ thống tổ chức nhân sự các cấp + Người lao động trực tiếp Như ta vẫn biết, ở mỗi vị trí khác nhau con người có những vai trò tác động khác nhau tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Người lãnh đạo doanh nghiệp có nhiệm vụ định hướng, hoạch định chiến lược kinh doanh, đề ra những chủ trương lớn và kiểm tra sự thực hiện. Trình độ và năng lực lãnh đạo quản lý doanh nghiệp là nhân tố quan trọng, thậm chí còn là nhân tố quyết định thành quả cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường thì nghệ thuật quản lý được xem là kim chỉ nam cho hướng phát triển của công ty để duy trì sự sống còn và đạt tới các mục tiêu của nó. Các bộ phận nhân sự trung gian có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, đề ra các biện pháp cần thiết, tổng hợp tình hình và cố vấn cho lãnh đạo ban hành những chủ trương kịp thời và hợp lý, còn người lao động có nghĩa vụ thực hiện và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, mặc dù đội ngũ nhân sự ngày càng được hoàn thiện nhưng số lượng người có trình độ dưới Cao đẳng vẫn còn cao, làm ảnh hưởng tới chất lượng quản lý và hoạt động của công ty. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công ty còn lúng túng, quản lý kém hiệu quả. Phần lớn cán bộ quản lý thiếu hiểu biết về thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, thiếu hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh cũng nhu kiến thức cần thiết về nghệ thuật kinh doanh Họ điều hành công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa chú trọng vào việc đổi mới phương pháp quản lý. Vì vậy, chức năng điều hành, quản lý tập trung, kiểm tra, kiểm soát đối với các bộ phận trong nội bộ công ty kém hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh trên văn phòng Tân Liên Minh chưa đảm đương tốt nhiệm vụ là bộ phận kinh doanh chủ lực, tạo nguồn hàng tập trung hỗ trợ các đơn vị thành viên trong khâu tạo nguồn hàng, thực hiện những mục tiêu lớn, định hướng lớn trong hoạt động kinh doanh. Bộ phận này, trên thực tế lại trở thành bộ phận kinh doanh trực tiếp vì lợi ích riêng của chính bộ phận và khối văn phòng. Ngược lại, các đơn vị thành viên hoạt động gần như độc lập với nhau, thiếu sự phối hợp, gắn bó vì mục tiêu chung trong toàn hệ thống cũng như của từng bộ phận, thiếu sự trao đổi thông tin qua lại, vì vậy độ rủi ro trong kinh doanh cao. Mặt khác do khả năng phối hợp, phân công phân cấp yếu nên không phát huy được tiềm năng và lợi thế về con người, về địa điểm kinh doanh nhằm nâng cao tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, gây khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường. - Thứ tám, vấn đề phân phối lợi ích trong công ty chưa theo nguyên tắc gắn với kết quả cuối cùng của người lao động. Nhìn chung, công ty chưa phát huy được năng suất lao động thông qua các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. chưa sử dụng tiền thưởng như là một đòn bẩy kích thích người lao động tăng năng suất, nâng cao hiệu quả. Quyền lợi của các bộ phận, thành viên trong công ty tách rời nhau, dẫn tới tình trạng cạnh tranh lẫn nhau ngay trong cùng một hệ thống vì lợi ích riêng của từng bộ phận. - Cuối cùng, chức năng kiểm tra, kiểm soát kết qủa kinh doanh chưa phát huy được tác dụng, chưa có sự chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những hiện tượng vi phạm quy định báo cáo định kỳ, quy định báo cáo thực hiện các hợp đồng, quy định thực hiện chế độ thống kê kế toán. Tóm lại, từ những kết quả và hạn chế đã phân tích ở trên, trong tương lai, để tồn tại và phát triển, công ty cần đề ra những giải pháp đồng bộ ở tầm vĩ mô và vi mô, đề xuất được các định hướng hoạt động cơ bản trong thời gian tới. 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh thương mại của công ty 3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ Cơ chế và chính sách quản lý vĩ mô có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Thực tiễn nước ta những năm qua cho thấy: sự thiếu đồng bộ của một hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuộc nhiều lĩnh vực từ thương nghiệp hữu hình đến thương nghiệp vô hình, từ ngân hàng, tài chính, từ thị trường vốn sơ cấp đến thị trường chứng khoán thiếu đồng bộ nên không thể thúc đẩy thị trường nội địa tiếp tục phát triển nhanh và mạnh cả chiều rộng và bề sâu. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các cơ chế chính sách và các quy chế cụ thể tạo khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, tổ chức quản lý các hoạt động này, bao gồm các định chế về thương nhân, về thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp, về quyền kinh doanh và phạm vi kinh doanh, các quy định về đăng ký kinh doanh, chất lượng và nhãn hiệu thương phẩm, về cơ chế quản lý giá và về tổ chức bộ máy quản lý Xây dựng chiến lược thị trường trong và ngoài nước bằng cách thường xuyên thời sự hóa các diễn biến tình hình trong và ngoài nước để tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước cũng nhu trên từng vùng khu vực, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và liên kết khu vực cũng như toàn cầu. Hoàn thiện và sử dụng đúng đắn các công cụ tài chính, tín dụng nhằm điều tiết thị trường, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng tổ chức và hoạt động của hệ thống thông tinh thương mại trong toàn quốc, kịp thời cung cấp thông tin tình hình thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm cơ sở dữ liệu cho công tác dự báo và hoạch định chính sách vĩ mô. Tăng cường tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính và bộ máy hành chính là một điểm phải tập trung thực hiện nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt, bớt lãng phí và phiền hà cho doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo tính ổn định tương đối của cơ chế chính sách, đặc biệt phải tránh những thay đổi đột ngột đặt doanh nghiệp vào thế bị động, dẫn đến thua lỗ không đáng có. Ổn định, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp lý xuất nhập khẩu theo hướng tăng cường các công cụ kinh tế, chỉ giữ lại ở mức cần thiết những biện pháp mệnh lệnh hành chính và trong trường hợp đó sẽ đơn giản tối đa các thủ tục. 3.2.2. Kiến nghị với công ty 3.2.2.1. Giải pháp về Marketing * Giải pháp về chiến lược sản phẩm Khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng sản phẩm mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm như việc ký kết các hợp đồng bán hàng với các khách hàng, việc quảng cáo tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóaNhững doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên. Phương châm hoạt động của công ty là : “Sản phẩm hàng đầu, dịch vụ hoàn hảo”. Vì vậy, đối với các mặt hàng mà mình kinh doanh , công ty cần lựa chọn, kiểm tra, xem xét kỹ trước khi trở thành nhà phân phối. Công ty cần tiếp tục tìm hiểu và trở thành nhà phân phối của nhiều nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Bộ phận bán hàng phải thường xuyên bám sát thị trường, nắm bắt giá cả từng loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược hợp lý. Tổ chức nhiều hình thức theo dõi thái độ của khách đối với sản phẩm để đạt được sự phản hổi và hữu ích nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, ví dụ đặt hộp thư góp ý , khảo sát toàn bộ khách hàng 6 tháng/lần. * Giải pháp về chiến lược giá. Cần thưởng cho khách hàng thanh toán hóa đơn sớm bằng cách chiết khấu tiền mặt. Đối với khách hàng mua với số lượng lớn, tiêu thụ đạt hoặc vượt chỉ tiêu do công ty quy định thì nên thưởng cho họ bằng hình thức chiết khấu theo số lượng hoặc trợ giá vận chuyển cho khách hàng lâu năm. Thường xuyên tìm hiểu những phản ứng của khách cũng nhu đối thủ cạnh tranh về giá bán sản phẩm của công ty để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh. * Giải pháp về chiến lược phân phối Cần nghiên cứu để xác định nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng, thị trường cũng như để đảm bảo tính kịp thời khi khách cần thì công ty nên phân loại khách hàng thành các nhóm và phân khúc thị trường theo khu vực địa lý. * Giải pháp chiêu thị Nên lập trang web riêng của công ty để giới thiệu các mặt hàng của mình cho người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên bằng cách thành lập đội ngũ tiếp thị, tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm. Hỗ trợ về kỹ thuật cho khách hàng. Ngoài ra nên tiến hành đào tạo về kỹ thuật cho khách hàng khi khách hàng cần. 3.2.2.2. Giải pháp về nhân sự Kinh doanh là hoạt động của con người, một doanh nghiệp muốn làm nên sự nghiệp thì phải thu hút nhân tài và tạo điều kiện vật chất cũng như tinh thần để người lao động phát huy, sáng tạo. Công ty nên thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình, đặc biệt là nhân viên phụ trách công tác tiếp thị và bán hàng hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, đặc tính sản phẩm mà công ty kinh doanh, mục tiêu phương hướng kinh doanh của công ty, tâm lý và đặc tính khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh, nguyên tấc bán hàng, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm trong giao tiếp, tạo quan hệ, tiến trình hoạt động thực tế và trách nhiệm của họ đối với công ty. Cần phải tạo động lực cho người lao động, phải biết bố trí lao động một cách khoa học, phù hợp với năng lực và sở trường của người lao động. Những yếu tố khích lệ người lao động không chỉ là tiền lương mà còn là sự tôn trọng, sự đãi ngộ thích đáng do đó, phải tạo động lực cho người lao động và phải lấy mục đích, nguyện vọng của họ làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp đãi ngộ. Tuyển chọn bộ phận Marketing chuyên biệt để thu thập thông tin chính xác về thị trường, đối thủ cạnh tranh nhằm đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ. Nếu cần thiết, nên thành lập phòng Marketing có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, xây dựng định hướng, chiến lược kinh doanh, quan hệ đối ngoại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng cáo... Tiến hành hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp. Phải tuyển dụng thêm nhân sự từ các trường Đại học và cao đẳng để bố trí nhân sự đúng với trình độ chuyên môn của họ cũng như nhu cầu của công ty. 3.2.2.3. Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường hoạt động Cử cán bộ có trình độ có kinh nghiệm và năng động đến các thị trường mới để tìm hiểu môi trường, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Hàng năm công ty nên trích một khoản tiền làm chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường, chi phí môi giới cho những người giới thiệu khách hàng và có chế độ khen thưởng thích đáng cho nhân viên năng động tiếp cận thị trường mới. Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu cung hàng hóa - dịch vụ và các loại hàng hóa, dịch vụ. Phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ như một phương tiện lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp, một phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất. Mở rộng ảnh hưởng của công ty trên thị trường về mặt địa lý bằng các biện pháp : Lựa chọn kênh bán hàng hợp lý căn cứ vào bản chất của sản phẩm, tình hình thị trường, chiến lược phân phối Phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu cho khách hàng Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống của công ty. 3.2.2.4. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi phí kinh doanh Giảm chi phí kinh doanh là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho công ty. Tăng tối đa công suất sử dụng tài sản cố định nhằm thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm. đồng thời sử dụng hợp lý tránh được hao mòn vô hình, tranh thủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới trang thiết bị máy móc, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Phát huy hiệu quả vai trò của tài chính trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc tài chính đối với các bộ phận vốn lưu động, kiểm tra chặt chẽ các định mức tiêu hao, phát huy tính năng động sáng tạo, tự giác tự chủ của người lao động, từ đó khẳng định được trình độ quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3.2.2.5. Tổ chức tốt nguồn hàng kinh doanh - Tạo nguồn hàng thông qua kênh nhập khẩu trực tiếp: Hàng nhập khẩu góp phần hoàn thiện cơ cấu, quy mô hàng kinh doanh trong điều kiện sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng. Đây cũng là nguồn hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Cần có biện pháp nâng cao sự hiểu biết về cung cách kinh doanh theo thông lệ quốc tế, đảm bảo chữ tính trong quan hệ với bạn hàng nhằm dành được những ưu đãi trong thanh toán, thời hạn giao hàng, giá cả - Tổ chức tốt khâu phân phối, tiêu thụ hàng hóa bằng cách đa dạng hóa các kênh phân phối, đa dạng hóa các phương thức tiêu thụ như mua đứt – bán đoạn, đại lý bán, bán trả chậm, bán trả góp, hàng đổi hàng nhằm kích thích khả năng mua hàng của người tiêu dùng. 3.2.2.6. Điều tiết rủi ro trong kinh doanh Rủi ro là những thiệt hại khách quan, xảy ra một cách bất ngờ ngoài dự đoán của doanh nghiệp trong từng thương vụ làm cho công ty không thu được lợi nhuận, hoặc lỗ vốn, thậm chí dẫn tới phá sản. Mức độ rủi ro trong từng thương vụ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, quy mô kết cấu , không gian lưu thông của từng thương vụ; mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu mặt hàng Hạn chế được rủi ro trong kinh doanh là nghệ thuật trong kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro, trước hết, công ty phải biết mình biết người để tổ chức các thương vụ phù hợp với quy mô vốn, con người và trình độ tổ chức kinh doanh của mình. Phải coi trọng và tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu và dự báo tình hình thị trường theo quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Vì công ty có quy mô nhỏ nên công ty nên định hướng kinh doanh của mình vào những mặt hàng có độ ổn định cao trong quan hệ cung - cầu để có được độ rủi ro thấp, tất nhiên phải đảm bảo số lợi nhuận thu được. 3.2.2.7. Biện pháp tạo vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh Thực trạng kinh doanh của Tân Liên Minh giai đoạn qua rất thiếu vốn, vốn nhỏ lại phân tán trong khi đó đòi hỏi về vốn để mở rộng quy mô kinh doanh lại lớn. Vì vậy, cần tạo vốn theo hướng sau: - Tạo chữ tín với bạn hàng trong và ngoài nước để hưởng các ưu đãi về thanh toán, về giá cả, về bán hàng đại lý, giảm bớt căng thẳng do thiếu vốn lưu động. - Có biện pháp xử lý tình trạng dôi dư lao động nhằm tiết kiệm quỹ lương, giảm chi phí lưu thông. - Giảm chi phí quản lý, chi phí tài chính và các chi phí khác. 3.2.2.8. Kiến nghị về công tác thống kê trong công ty. Công tác phân tích thống kê ở doanh nghiệp thường phụ thuộc vào công tác tổ chức kinh doanh và loại hình kinh doanh ở từng doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp thường không có những bộ phận chức năng chuyên làm tất cả các công việc về thống kê, trong đó có công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Để phục vụ cho công tác lãnh đạo, công ty cần sớm thành lập bộ phận phân tích thống kê. Bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu khảo sát thị trường, phân tích tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt được, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn đối với công ty và tham vấn cho lãnh đạo. Do đặc điểm và điều kiện kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau nên công tác thống kê cũng phải phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Công ty có thể tổ chức lực lượng thống kê theo những mô hình sau: Công tác thống kê có thể nằm ở một bộ phận độc lập, đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Công tác thống kê được thực hiện ở các bộ phận chức năng riêng biệt căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, phạm vi của mình. Bộ phận thông tin kinh tế, bộ phận kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày tại công ty. KẾT LUẬN Phân tích thống kê kết quả kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của một công ty. Nó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả kinh doanh của mình mà nó còn là công cụ để doanh nghiệp phát hiện những khả năng hay nguy cơ tiềm ẩn trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh phù hợp. Chuyên đề thực tập đã đi sâu vào tìm hiểu kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2007, qua đó đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty và rút ra những mặt mạnh, những ưu điểm cũng như chỉ ra những mặt còn yếu, những nhược điểm vẫn còn tồn tại. Để nâng cao kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới thì chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược về marketing hay chiến lược về nhân sự là những biện pháp mà công ty cần lưu ý để có sự điều chỉnh phù hợp. Do vốn kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý thuyết vào thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa thống kê, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là thạc sỹ Trần Thị Nga và sự giúp đỡ của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lý thuyết thống kê - Trường đại học Kinh tế quốc dân - PGS.TS.Trần Ngọc Phác - TS. Trần Thị Kim Thu Giáo trình Thống kê kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – TS. Phan Công Nghĩa (chủ biên). Giáo trình Thống kê thương mại - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – PGS.PTS. Nguyễn Thiệp – PTS. Phan Công Nghĩa. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - Trường đại học Kinh tế quốc dân – PGS.TS. Nguyễn Thị Đông Giáo trình kế toán tài chính - Học viện tài chính kế toán - chủ biên: PGS.TS. Ngô Thế Chi – TS. Nguyễn Đình Đỗ Báo cáo tài chính của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh các năm 2005, 2006, 2007 Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường đại học quốc gia TP.HCM Luật Thương mại năm 2005 Phụ lục : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.942.475.641 9.749.600.171 12.968.965.986 12.279.485.879 20.136.866.347 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.942.475.641 9.749.600.171 12.968.965.986 12.279.485.879 20.136.866.347 4.Giá vốn hàng bán 6.736.556.325 8.073.591.467 10.916.899.100 10.229.537.274 17.739.625.965 5.lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.205.919.316 1.676.008.704 2.052.066.886 2.049.948.605 2.397.240.382 6.Doanh thu hoạt động tài chính 1.179.442 1.586.757 2.876.198 1.218.272 3.194.597 7.Chi phí tài chính 102.075.434 170.413.743 251.763.700 205.077.866 49.098.954 - trong đó: chi phí lãi vay 102.075.434 170.413.743 251.763.700 205.077.866 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.052.619.087 1.441.283.337 1.704.726.171 1.742.467.243 2.253.247.795 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 52.404.237 65.898.381 98.453.213 103.621.768 98.088.230 11.Thu nhập khác 85 1.175.891 - 5.178.095 12.Chi phí khác 176.685 - 263.021 13.Lợi nhuận khác (176.600) - (263.021) 5.178.095 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 52.404.237 65.721.781 98.453.213 103.358.747 103.266.325 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 14.673.187 18.402.099 27.566.900 28.940.449 28.914.571 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 37.731.050 47.319.682 70.886.313 74.418.298 74.351.754 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Biến động kết quả kinh doanh năm 2007 so với năm 2003 35 Bảng 2.2. Cơ cấu tổng doanh số kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 37 Bảng 2.4. Cơ cấu tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2003-2007 39 Bảng 2.5. Biến động tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2003-2007 40 Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị tăng thêm của công ty 41 giai đoạn 2003-2007 41 Bảng 2.7:Biến động giá trị tăng thêm của công ty giai đoạn 2003-2007 42 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003-2007 43 Bảng 2.9: Biến động tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003-2007 43 Bảng 2.10: Biến động tổng mức lợi nhuận của công ty 44 giai đoạn 2003-2007 44 Bảng 2.11: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty 45 giai đoạn 2003-2007 45 Bảng 2.12: Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần của của công ty 46 giai đoạn 2003-2007 46 Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty 46 giai đoạn 2003-2007 46 Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2003-2007 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2199.doc
Tài liệu liên quan