Đề tài Phân tích kết quả tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8-3

1.Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm Đây là một nội dung quan trọng đầu tiên là xuất phát đIểm can quản trị sản xuất.Tìm hiểu nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản phẩm để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? bao nhiêu ? voà thời gian nào ? những đặc đIểm hình tố kỹ thuật cần có của sản phẩm ? kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó xác định các kế hoạch sản xuất sản phẩm và khẳ năng sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thhiết kế hệ thống động sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã được dự báo một cách tốt nhất. 2.Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ Nếu như dự báo là khâu đầu tiên quyết định sẽ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì những kết quả của nó là cơ sở quan trọng thứ hai cho thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ dựa trên những thông tin thu được tù dự báo, doanh nghiệp tiến hành công tác lựa chọn, thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo đúng những gì mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khẳ năng sản xuất của doanh nghiệp. 3.Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp Đây là nội dung quan trọng thứ 3 cho phép doanh nghiệp xác định được quy mô, công suất của dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng và quyết định lựa chọn phương án năng lực sản xuất hợp lý, có hiệu quả. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn tới khả năng phát triển của doanh nghiệp sau này. Xác định đúng năng lực sản xuất cho phép doanh nghiệp vừa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh khi nhu cầu thị trường tăng lên.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhân, các biện pháp quản lý khác, mặt hàng của công ty được nâng cấp, tỷ lệ chất lượng loại A nâng cao và ổn định. Chất lượng vải năm 2000-2001 Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 KH (%) TH (%) KH (%) TH (%) LoạiA LoạiC LoạiA LoạiC LoạiA LoạiC LoạiA LoạiC Kaki chéo màu 83 7 82 6,8 83 4,6 81 4,3 Láng đen 67 7,8 81 3,5 92 3 92 5 Nỉ canô 78 7,1 89,7 5,6 90 5 92 4,1 Phin3925 đỏ 80 4,9 88,6 5,8 92 2,6 88,5 3,4 Phin3925 cỏ úa 78 6,8 84 6,6 79 5,1 85 5,4 Si 7635 màu 93 5,3 94,2 4,9 94 3,5 95,7 3,5 Bay 7623 đất 82 5,1 81 4,2 85 3,4 85 3,8 Gpecô7648 rănri 90 6,2 92,1 4,2 92 3 93,1 2 Phin trắng 88 6,8 91,2 4 90 3,6 92,8 2,4 Phin kẻ hoa 91 7,4 92,9 5,3 92 5,6 93,4 2,4 Katê 7637 cỏ úa 78 4,7 80,1 5,1 80 5 87,1 5,6 Katê hoa 86 6,2 86 5,2 87,5 5,3 82 6,1 Katê 7637 màu 85 6,6 88,6 7,1 87,3 5,7 90,2 8,3 Qua việc theo dõi tình hình trong hai năm 2000, 2001 thì sản phẩm loại A tăng lên rõ rệt, và việc thực hiện cũng vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 3.Chất lượng sản phẩm may: Vừa mở rộng thị trường vừa hỗ trợ tiêu thụ cho sản phẩm dệt, Công ty đã đầu tư mở rộng và nâng cấp xí nghiệp may, năm 2000 đã đưa vào hoạt động dây chuyền may gần 500 máy với sản lượng đạt 900.000 sản phẩm/ năm. Và vào tháng 2/2001, Công ty đã khánh thành xí nghiệp may mới với hơn 300 máy móc hiện đại nhập từ Nhật Bản nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho thị trường xuất khẩu. Đặc điểm quản lý chất lượng sản phẩm may khác với các sản phẩm khác. Sản phẩm may chủ yếu cho xuất khẩu và một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, do vậy việc quản lý, phân loại chất lượng sản phẩm tuỳ theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Có thể tóm lại ở mấy điểm chính sau: - Chuẩn về kích thước - Chuẩn về chất lượng nguyên liệu phụ liệu - Chuẩn về tỷ lệ phối màu phối cỡ - Chuẩn vừ quy cách giặt là, gấp, đóng gói - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp Quản lý chấn chỉnh ngay từ khâu nhỏ sản phẩm sai quy cách không được xuất hàng. Trong những năm trở lại đây, Công ty dệt 8/3 ngày càng có uy tín trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu về hàng may mặc, thể hiện phần nào chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may nói riêng và chất lượng vải sợi của Công ty nói chung. Đó là tiền đề để công ty tiếp tục cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, phục vụ khách hàng tốt hơn. 4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty dệt 8/3: 4.1. Ưu điểm : Theo định hướng của Đảng, Nhà nước và Tổng công ty Dệt may Việt Nam, công ty dệt 8/3 đã và đang là một doanh nghiệp lớn có truyền thống sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động cán bộ công nhân viên của công ty đã có bề dầy thành tích và kinh nghiệm đáng khích lệ. Do vậy, công ty đã hoà nhập tốt trong cơ chế mới, từng bước nắm bắt các nhu cầu của thị trường, cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho công nhân và nâng cao trình độ quản lý của cán bộ. Vì vậy, công ty đã thành công trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. Trong công tác chất lượng, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể. Việc kiểm tra chất lượng trong công ty đã được thực hiện nghiêm túc và đều đặn trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của cong ty ổn định và có dấu hiệu tăng trưởng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều cấp trong công ty, từ sự tự kiểm tra của công nhân trong các phân xưởng, kiểm tra của các bộ phận KCS ở các xí nghiệp cho đến kiểm tra của các trung tâm thí nghiệm cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra của công ty. Khi có biến động về chất lượng sản phẩm thì dễ dàng được phát hiện và xử lý ngăn chặn kịp thời, góp phần hạn chế các thiệt hại về vật chất, giảm các chi phí, qua đó giảm giá thành xuất xưởng. Công ty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý với trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Bộ máy quản lý của công ty hiện nay tương đối gọn nhẹ, năng động và quản lý có hiệu quả, góp phần vào việc điều hành sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty sản xuất ra những mặt hàng luôn có nhu cầu đổi mới về mẫu mã chất lượng. Công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu. Với đội ngũ này công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm luôn được đẩy mạnh, mang tính chuyên môn hoá cao. Công tác tự chế tạo, sửa chữa nâng cấp máy móc được đẩy mạnh làm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Bộ phận thiết kế lập qui trình về mẫu mã kiểu dáng, chất lượng sản phẩm luôn hoạt động tốt đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao là cơ sở để công ty thích nghi được với những máy móc thiết bị hiện đại. Một điểm nổi bật thể hiện tinh thần của quản trị chất lượng là công ty rất có trách nhiệm đối với các sản phẩm do mình sản xuất ra. Khi khách hàng có phàn nàn về chất lượng sản phẩm thì có thể kiến nghị với cán bộ của phòng Kế hoạch tiêu thụ và trung tâm KCS .Trung tâm sẽ trực tiếp kiểm tra và trình Tổng giám đốc giải quyết để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 4.2. Nhược điểm : Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác sau khi chuyển đổi sang cơ chế hoạt động theo cơ chế thị trường , công ty cũng gặp những khó khăn, tồn tại do ảnh hưởng của cơ chế cũ mà cần phải cò thời gian mới có thể khắc phục được. Đó là đó là hệ thống quản trị chất lượng của công ty vẫn thiên về công tác kiểm tra chất lượng – một bộ phận của quản trị chất lượng. Điều này thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống quản trị chất lượng hiện đại dựa trên phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ. Sự chưa đầy đủ về nhận thức này thể hiện qua việc : tuy công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến chất lượng và đã xây dựng được một hệ thống quản trị chất lượng nhưng hoạt động của hệ thống đó lại tập trung phần lớn vào khâu sản xuất sản phẩm mà chưa có tác động nhiều đến các khâu khác trong quá trình sản xuất nên hiệu quả mang lại chưa cao, chưa thật khả quan. Sự am hiểu về chất lượng của cán bộ công nhân viên nói chung cũng như cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chưa thật sâu sắc và đầy đủ. Do vậy thực tế quản trị chất lượng mới chỉ là trách nhiệm của một số phòng ban trong công ty. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng bởi suy nghĩ theo cơ chế cũ. Trong thời gian tới, công ty chắc chắn sẽ có được nhận đầy đủ về một hệ thống quản trị chất lượng hiện đại. Để hạn chế và khắc phục những khó khăn nhược điểm trên đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty phải có những biện pháp, chính sách cụ thể và được áp dụng trong toàn bộ công ty. Trước hết công ty cần phải nâng cao nhận thức về chất lượng cho mỗi người lao động, mỗi cán bộ nhân viên, đồng thời công ty cần đầu tư có trọng điểm về máy móc thiết bị, công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng, tăng cường công tác quản lý mua, vận chuyển, sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu và hướng tới xây dựng áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Với những biện pháp trên tin rằng trong thời gian tới chất lượng sản phẩm của công ty sẽ không ngừng được nâng cao và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. II. Quản trị máy móc thiết bị Tình hình máy móc thiết bị của công ty dệt 8/3 Máy móc thiết bị là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh vì nó là công cụ để sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Công tác đảm bảo cho hoạt động của máy móc thiết bị luôn được các doanh nghiệp quan tâm chú ý. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị có độ an toàn đảm bảo sẽ hoạt động với công suất cao, không gây hại đến người sử dụng. Vì những ảnh hưởng và vai trò to lớn của máy móc thiết bị cho nên công tác quản lý máy móc thiết bị là điều kiện tất yếu cho mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện tại, do công ty dệt 8/3 xây dựng trong thời kỳ đất nước đang phục hồi nền kinh tế nên máy móc thiết bị của công ty được trang bị rất thô sơ, lạc hậu. Các máy móc đã qua thời gian khấu hao và hay bị hỏng hóc. Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là của Trung Quốc sản xuất và được nhập những năm 1960-1970. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm của công ty, dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường còn kém. Đứng trước tình hình đó, trong những năm vừa qua công ty đã từng bước chấn chỉnh bằng việc mua sắm các máy móc thiết bị mới của các nước như Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Nhật, ấn Độ…Tuy nhiên do hạn chế về tài chính nên công ty mới chỉ đổi mới được 40% máy móc thiết bị, số còn lại công ty tiến hành nâng cấp, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu mới của thị trường . Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty năm1997– 2001 Đơn vị: USD 1997 1998 1999 2000 2001 Máy móc Phụ tùng thay thế 2106000 165965,30 2134532 93244,48 2185200 133261,71 2200000 140271,35 2240187 245037,99 Qua bảng trên cho thấy trong những năm gần đây, công ty luôn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất với đỉnh cao là năm 2001 máy móc thiết bị xấp xỉ 2,25 triệu USD. Song song với việc mua sắm máy móc thiết bị mới, công ty cũng đầu tư mua sắm các phụ tùng thay thế nhằm nâng cấp, cải tiến số máy móc thiết bị hiện có để đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm, chất lượng và giá cả. Từ năm 2000 công ty đã cơ bản hoàn thành kế hoạch về công tác trang bị máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế. Tình hình đầu tư, sử dụng máy móc thiết bị của công ty dệt 8/3 STT Tên máy Hiệu máy Nước chế tạo Năm sử dụng Số lượng máy Có Sử dụng I Xí nghiệp sợi 1 Sợi A FA506 Trung Quốc 1994 1 1 FA507 Trung Quốc 1994 1 1 2191 Trung Quốc 1965 58 58 2 Sợi B A453B ấn Độ 1971 43 43 FGG Italia 1992 11 11 3 Sợi II FJG Italia 1992 21 21 NSF Italia 1992 1 1 4 Máy kéo sợi (OE) CH Séc 2000 2 2 II Xí nghiệp dệt 1 Máy dệt thoi 1511 Trung Quốc 1964 236 236 2 Máy dệt thoi 1511M Trung Quốc 1964 168 168 3 Máy GA GA615G Trung Quốc 1994 224 224 4 Máy dệt kiếm Sinkwalg GRP-89 Hàn Quốc 1990 30 30 5 Máy dệt Thụy Sĩ PLEAN Thụy Sĩ 2000 19 19 III Xí nghiệp nhuộm 1 Máy nhuộm cao áp HISAKA Nhật 1987 1 1 2 Máy nhuộm liên tục SWASHTC ấn Độ 1990 1 1 3 Máy in hoa LTTEX Tiệp Khắc 1987 1 1 4 Máy in hoa lưới STAR ấn Độ 1990 1 1 5 Máy liên hợp SHALGAI Trung Quốc 1995 1 1 IV Xí nghiệp may 1 Máy may các loại JUKI Nhật 1995 494 494 V Đầu tư mới năm 2001 1 Máy in hoa lưới phẳng BUSER Thụy Sĩ 1 1 2 Máy trương và dệt sau in Châu âu 1 1 3 Máy văng sấy hoàn tất MANTORS Đức 1 1 4 Máy may JUKI Nhật 1 1 5 Máy cao áp Châu âu 1 1 III. Công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất trong công ty Mỗi một công việc hay một công đoạn của quá trình sản xuất đạt kết quả tốt đều phải có sự chuẩn bị, sắp xếp có tuần tự nhất định. Việc chuẩn bị kỹ thuật sản xuất đối với quá trình sản xuất kinh doanh lại càng thể hiện rõ vai trò của nó. Bởi vì chỉ cần bất kỳ một sơ suất nhỏ nào trong bất kỳ giai đoạn nào của sản xuất do chuẩn bị kỹ thuật không tốt đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ kỹ thuật là người có nhiệm vụ phải kiểm tra công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất, phải là người giám sát, kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật. Đồng thời có biện pháp khắc phục sai sót, hỏng hóc để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường liên tục. Để đảm bảo công tác chuẩn bị kỹ thuật được tốt công ty cần tiến hành phân công, quy định, giao phó trách nhiệm cho từng cán bộ công nhân viên để tiện cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý, tránh tình trạng kiểm tra không nghiêm khắc trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến không biết ai, không biết bộ phận nào gây ra sai hỏng và phải chịu trách nhiệm, hay mọi người không nhận trách nhiệm về mình, không có ý thức trách nhiệm trong mọi công việc. Công ty luôn phải tổ chức kiểm tra lại máy móc thiết bị trước khi vận hành, các cán bộ kỹ thuật luôn phải kiểm tra chặt chẽ các khâu của dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng, tra dầu mỡ cho máy móc thiết bị của phân xưởng, xí nghiệp. Tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng, sản xuất bằng các phương pháp cảm quan hoặc qua các dụng cụ kiểm tra. Sau khi sản xuất, phân xưởng, xí nghiệp cần có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm đảm bảo tốt về kỹ thuật phục vụ cho các ca sản xuất sau. Chuẩn bị kỹ thuật sản xuất trong doanh nghiệp là công tác quan trọng và phải nhận được sự quan tâm đúng mức của công ty và các đơn vị cơ sở. Công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất chỉ đạt hiệu quả cao khi các nhiệm vụ trên được tiến hành đồng bộ ăn khớp với nhau. Nó phải được sự quan tâm ủng hộ từ cấp công ty cho tới cấp xí nghiệp phân xưởng và tới từng thành viên của công ty. Có như vậy quá trình sản xuất mới diễn ra đúng thời gian, tiến độ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và cho ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Phần VI Quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển. Các quyết định tài chính có nhiều loại, có những quyết định thuộc về chiến lược phát triển tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn các quyết định đầu tư dài hạn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; các quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh; các quyết định tham gia liên doanh liên kết hoặc huy động vốn…Các quyết định chiến lược trong hoạt động tài chính thường có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Để các quyết định tài chính có tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính. I. quản trị vốn cố định, vốn lưu động: 1.Vốn cố định: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình hay vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô củaTSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh được thể hiện như sau: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm( dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. - Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Trong vòng hơn 10 năm qua, kể từ khi Công ty dệt 8/3 được giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định của mình. Công ty đã thực hiện đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh của toàn Công ty trên thị trường. Tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định của Công ty dệt 8/3 Đơn vị: trđ Năm TSCĐ Nhà xưởng Thiết bị Trị giá % Trị giá % 1997 90.806 28.436 31,4 62.370 68,6 1998 112.324 30.362 27 81.962 73 1999 128.374 30.766 24 97.608 76 2000 140.291 30.041 20,4 110.250 79,6 2001 152.886 31.953 20,9 120.933 79,1 Qua biểu trên ta thấy giá trị máy móc thiết bị của Công ty chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng gần 80% tổng tài sản cố định. Đây là điều kiện tốt vì công ty có thể khai thác tài sản cố định có hiệu quả hơn. Để trang bị hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, Công ty đã nhập thêm nhiều máy mới của Thuỵ Sĩ, Nhật Bản ... mà đặc biệt là trong 2/2001, Công ty đã khánh thành xí nghiệp may với gần 500 máy móc thiết bị các loại. Đó là một phần trong chương trình mục tiêu của Tổng Công ty dệt may Việt Nam nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty còn tiếp tục nhập thêm một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng của Công ty. 2. Vốn lưu động : Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành hai loại : TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…Trong quá trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy, cũng có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của doanh nghiệp. Đến cuối năm 2001công ty đã có số vốn lên tới 321 tỷ đồng, trong đó là vốn tự có, vốn nhà nước cấp một phần,còn lại phải đi vay ngân hàng. Thời gian qua công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như: thanh lý các tài sản ứ đọng,các thiết bị cũ nát, thường xuyên kiểm xoát công nợ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính.Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào các dự án khả thi nhằm tăng doanh thu của công ty. Cơ cấu vốn của Công ty dệt 8/3 Đơn vị : trđ 1997 1998 1999 2000 2001 VCĐ 110881 123756 125112 144868 153109 VLĐ 100830 110245 110452 150963 168581 Tổng vốn 211711 234001 235564 295831 321690 Tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây là khá ổn định, khoảng gần 50 %. Do vậy Công ty có thể tiến hành ký kết các hợp đồng và xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Do nhu cầu mở rộng sản xuất ngày càng cao nên đòi hỏi Công ty phải có biện pháp để sử dụng vốn hợp lý và luôn bổ xung vốn để sản xuất kinh doanh. Công ty cũng nên huy động từ các nguồn như : tín dụng ngân hàng Việt Nam, vốn vay trực tiếp nước ngoài, vốn tín dụng nước ngoài ưu đãi... nhằm tăng khả năng sản xuất và cạnh tranh trên thị trường. 3. Nguồn tài trợ doanh nghiệp: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp chủ yếu là do tự công ty tự sản xuất kinh doanh có lãi trên cơ sở vốn của nhà nước cấp. Dựa trên khả năng trình độ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã không ngừng phấn đấu để trưởng thành đi lên từ chính năng lực của bản thân. Bên cạnh nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay tín dụng dài hạn cũng là nguồn tài chính quan trọng của công ty, chiếm trên 50% tổng số nguồn vốn của toàn công ty. Ngoài nguồn tài trợ dài hạn công ty còn huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn. Công ty không huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu công ty. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Nội dung Năm 2000 Năm 2001 Vốn vay dài hạn 14394 88287 Vốn vay ngắn hạn 38213 44543 4. Doanh thu, lợi nhuận : 4.1. Doanh thu : Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hoá, dịch vụ các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu công cụ dụng cụ…để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, còn bao gồm những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang lại. Từ góc độ của doanh nghiệp xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định. 4.2 Lợi nhuận : Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức. Một bộ phận lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng cũng là doanhthu và lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, công ty dệt 8/3 cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đem lại một nguồn lợi nhuận tương đối đảm bảo cho đời sống của các cán bộ công nhân và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1998-2001 Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.Tổng doanh thu Trđ 168960 181476 192242 233000 2.Doanh thu XK Trđ 5113 7370 12300 18324 3.Lợi nhuận - 1112 1172 177 1300 4.Mức thu nhập BQ 1000đ 450 520 650 700 Tỷ suất lợi nhuận % 0,7 0,65 0,09 0,56 P Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: = X 100% T Tst Trong đó : Tst : tỷ suất lơi nhuận doanh thu P : Lợi nhuận T : Doanh thu 5. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính của doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng phục vụ cho việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với người quản lý doanh nghiệp việc đánh giá tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các dự báo về kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định phù hợp. Kiểm soát hoạt động tài chính để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với những người có nhu cầu quan tâm đến doanh nghiệp, thì phân tích hoạt động tài chính để đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…từ đó có những quyết định về đầu tư hay liên doanh liên kết. bảng cân đối kế toán của công ty dệt 8/3 ngày 31/12/2001 Đơn vị: trđ Tên tài khoản Mã số Đầu kỳ Cuối kỳ 1 2 3 4 Tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 150963 168581 I.Tiền 110 387 4392 1. Tiền mặt 111 175 3642 2. Tiền gửi ngân hàng 112 52 548 3. Tiền đang chuyển 113 160 202 II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 36011 43416 1. Phải thu của khách hàng 131 17741 24070 2. Trả trước cho người bán 132 10076 9532 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 6879 4138 3. Phải thu nội bộ 134 1268 3900 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 547 1590 - Phải thu nội bộ khác 136 721 3210 4. Các khoản phải thu khác 138 47 91 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 111565 120773 1. Hàng mua đi trên đường 141 7981 9863 2. Nguyên vật liệu 142 44821 45143 3. Công cụ dụng cụ 143 1601 6327 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 18133 21486 5. Thành phẩm tồn kho 145 8974 9732   6. Hàng hoá tồn kho 146 24314 23714 7. Hàng gửi đi bán 147 5741 8108 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. TSLĐ khác 150 1. Tạm ứng 151 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp 155 VI. Chi sự nghiệp 160 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 144868 153109 I. Tài sản cố định 210 144778 152886 1. Tài sản cố định hữu hình 211 144778 152886 - Nguyên giá 212 175210 186919 - Giá trị hao mòn lũy kế 213 -30432 -34033 2.Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 90 223 IV. Các khoản ký quý, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 295831 321690 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 159687 180448 I. Nợ ngắn hạn 310 81180 70213 1. Vay ngắn hạn 311 38213 44543 2. Nợ dài hạn đến hạn phải trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 39527 22540 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản nộp cho nhà nước 315 6. Phải trả cho công nhân viên 316 3440 3130 7. Phải trả nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 II. Nợ dài hạn 320 71127 108377 1. Vay dài hạn 321 14394 88287 2. Nợ dài hạn 322 56733 20090 III. Nợ khác 330 7380 1858 1. Chi phí phải trả 331 3145 667 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 2165 918 3. Nhận ký quý, ký cược dài hạn 333 2070 273 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 136144 141242 I. Nguồn vốn – quỹ 410 124150 130120 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 121105 126605 2. Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư và phát triển kinh doanh 414 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Lãi chưa phân phối 416 3045 3515 7. Quỹ khen thưởng 417 8. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 II. Nguồn kinh phí 420 11994 11122 1. Quỹ quản lý của cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425 Tổng cộng nguồn vốn 430 295831 321690 1. Phân tích cơ cấu tài sản: Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn phải xem xét trong từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố. Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản suất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng A. TSLĐ và ĐTNH 150963 51 168581 52,4 17618 11,7 I. Tiền 3387 1,1 4392 1,4 1005 29,7 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 36011 12,2 43416 13,5 7405 20,6 IV. Hàng tồn kho 111565 37,7 120773 37,5 9208 8,3 V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH 144868 49 153109 47,6 8241 5,7 I. Tài sản cố định 144778 48,97 152886 47,53 8108 5,6 II. Đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí XDCB dở dang 90 0,03 223 0,07 133 147,7 Tổng cộng tài sản 295831 100 321690 100 25859 8,7 Tổng tài sản của công ty đầu kỳ là 295831 triệu đồng, cuối kỳ là 321690 triệu đồng nên chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ là 8,7% điều đó cho thấy quy mô hoạt động của công ty đang được mở rộng hơn 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị :trđ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% A. Nợ phải trả 159687 54 180448 56 20761 13 I. Nợ ngắn hạn 81180 27,5 70213 21,8 -10967 -13,5 II.Nợ dài hạn 71127 24 108377 33,7 37250 52,4 III. Nợ khác 7380 2,5 1858 0,5 -5522 -74,8 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 136144 46 141242 44 5098 3,7 I. Nguồn vốn quỹ 124150 42 130120 40,5 5970 4,8 II. Nguồn kinh phí 11994 4 11122 3,5 -872 -7,3 Cộng 295831 100 321690 100 25859 8,7 Bảng phân tích cho thấy, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 3,7% về số tuyệt đối tăng 5098 triệu đồng, đồng thời khả năng thanh toán cũng tăng trong khi nợ phải trả tăng. Trong tổng công nợ thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (khoảng 60% tổng công nợ ) điều đó là tốt vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty có thể huy động vốn tín dụng dài hạn để đảm bảo nguồn tài chính trong những trường hợp cần thiết. kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2000-2001 Phần I: Lãi, lỗ Đơn vị :trđ Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 01 192242 233000 Trong đó:Doanh thu hàng XK 02 12300 18324 Các khoản giảm trừ: 03 8201 225 - Chiết khấu 04 - Giảm giá 05 6172 189 - Giá trị hàng hoá bị trả lại 06 2029 36 - Thuế doanh thu, thuế XK 07 1. Doanh thu thuần 10 184041 232775 2. Giá vốn hàng bán 11 163541 212575 3. Lợi nhuận gộp 20 20500 20200 4. Chi phí bán hàng 21 1585 1400 5. Chi phí quản lý DN 22 18738 18400 6. LN thuần từ HĐKD 30 177 1300 7. Lợi nhuận từ HĐTC 40 15 23 - Thu nhập từ HĐTC 41 21 35 - Chi phí HĐTC 42 6 12 8. Lợi nhuận bất thường 50 -Thu nhập từ HĐ bất thường 51 -Chi phí từ HĐ bất thường 52 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 192 1323 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 61   423 11. Lợi nhuận sau thuế 80 131 900 Phần II:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị:trđ Chỉ tiêu Số còn phải nộp kỳ trước Số phải nộp trong kỳ Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp cuối kỳ 1 2 3 4 5=2+3-4 I.Thuế 4271 13374 11075 6570 1.Thuế doanh thu(hoặc VAT) 1343 9278 8756 1865 2.Thuế tiêu thụ đặc biệt 3.Thuế thu nhập doanh nghiệp 1880 3018 1123 3775 4.Thuế lợi tức 5. thuế trên vốn 6.Thuế tài nguyên 7.Thuế nhà đất 8.Tiền thuê đất 567 671 871 367 9.Các loại thuế khác 481 407 325 563 II.Các khoản phải nộp khác 1. Các khoản phụ thu 2.Các khoản phí, lệ phí 3. Các khoản phải nộp khác Tổng cộng 4271 13374 11075 6570 Phần vii quản trị vật tư kỹ thuật Vât tư kỹ thuật trong doanh nghiệp công nghiệp đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và quyết định tính chất, chất lượng sản phẩm đầu ra can doanh nghiệp. Vật tư kỹ thuật bao gồm các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, các yếu tố đầu vào khác … Công tác mua sắm, dự chữ và sử dụng, cấp phát vật tư kỹ thuật luôn là nội dung chính của công tác quản trị vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp công nghiệp, I. Công tác mua sắm,dự chữ vật tư kỹ thuật Việc mua sắm vật tư kỹ thuật hay nguyên vật liệu là một trong những hoạt động chính của quá trình sản xuất. Mua sắm nguyên vật liệu nhằm đắp ứng đầy đủ kịp thời nguồn vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tránh tình trạng trì trệ trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. ĐIều này sẽ dẫn đến giảm năng xuất lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong xí nghiệp công ty. Đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất luôn là mục tiêu phấn đấu can mọi doanh nghiệp trong công tác quản trị vật tư kỹ thuật. Đối với công ty dệt 8/3 nguyên vật liệu chính của công ty là bông là nguyên vật liệu chính yếu.Chất lượng can nguyên vật liệu đầu vào can công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sợi vảI và màu sắc khi nhuộm .Nêú chỉ số xơ không đều, độ chín không đủ, độ bền kém, tỷ lệ xơ ngắn, tạp chất cao,sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm sợi,vảI,màu vảI như: sợi kém bền, nhiều kếp tạp, vảI bị vằn vv…Vì vậy, vấn đề vật tư kỹ thuật luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Hiện nay nguyên vật liệu chính của công ty là bông phải nhập chủ yếu từ nước ngoài, do trong nước không cung cấp đủ, cho nên nguyên vật liệu của công ty thường không ổn định và chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái, chính sách về thuế nhập khẩu của nhà nước … Đôi khi còn bị các nhà cung cấp nước ngoài ép giá hoặc cung cấp với chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo. Do nguyên vật liệu chính nhập ngoại, dễ gây chậm trễ, việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất khó khăn, hơn nữa, nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên việc mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất khó thực hiện. Đều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thời gian gác hàng của công ty cho khách hàng . Để khắc phục những hạn chế trên, ban lãnh đạo công ty đã và đang đưa ra những giảI phát hữu hiệu như đIều tra, tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín, tạo vùng nguyên liệu trong nước thông qua việc đầu tư phát triển vùng trồng bông trong nước, ký kết các hợp đồng thu mua dàI hạn, có kế hoặch cụ thể dự chữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm cung cấp đúng, đủ, kịp thời cho sản xuất. Tình hình nhập nguyên vật liệu chính của công ty Đơn vị: USD 1997 1998 1999 2000 2001 Hoá chất 198.866,65 136.987,45 110.932 291.788,18 363.137,14 Bông 5.050.160 1.707.815 687.475,12 139.608 442.281,69 Xơ 1.084.371 365.568 442.281 459.608,35 500.581 NPL may 129.514,69 441.048,31 869,117,41 295.120,14 308.937,66 Xơ PE 56.640 Qua bảng ta thấy, trong năm 2001 vừa qua công ty đã tăng thu mua nguyên vật liệu bông xơ, điều này cho thấy quy mô sản xuất và sản lượng sản xuất của công ty sẽ tăng lên. Nguyên nhân khác để giảI thích là do giá bông thế giới năm 2001 giảm mạnh chỉ còn khoảng 1020 USD/tấn. Cho nên công ty đã đầu tư mua nguyên vật liệu bông với số lượng lớn nhằm cung cấp đủ cho sản xuất và dự trữ đảm bảo cho sản xuất không bị giám đoạn cho thời gian tới. II. Công tác cấp phát và sử dụng vật tư trong sản xuất của công ty Giống như công tác mua sắm dự trữ vật tư kỹ thuật, công tác cấp phạt,sử dụng vật tư đóng vai trò hết sức quan trọng Việc đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu đúng về chủng loại, đủ về số lượng và kịp thời về thời gian sẽ quyết định được mức độ và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng nói trên, công ty dệt 8/3 đã tặng cho mình một mạng lưới kho tàng đầy đủ và liên hoàn đảm bảo tốt những yêu cầu của sản xuất. Một đặc đIểm của công ty là do dây truyền sản xuất được thiết kế xây dựng khép kín từ nguyên liệu đầu vào là bông cho tới sản phảm cuối cùng là vải và hàng may mặc. Vì vậy hệ thống kho của công ty có tính xen kẽ. Nó vừa là nơi tiếp nhận của xí nghiệp này vừa là nơI xuất nguyên liệu cho xí nghiệp kia. Điều này tạo nên tính liên kết liên tục gĩưa các xí nghiệp dệt,nhuộm, may và luôn được đảm bảo hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Bên cạnh đó, công ty còn có hệ thống kho chứa thành phẩm của các xí nghiệp nhằm cung cấp, đIều phối hoạt động sản xuất cho công ty đồng thời cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. PHần viii Quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định.Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện các chức năng cơ bản.Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành phát triển và tổ chức đIều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở là yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Quản trị khác nghiệp là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức đIều hành và kiểm soát, kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đã đề ra. Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăm khít chặt chẽ với nhau.Toàn bộ phân hệ sản xuất được biễu diễn bằng sơ đồ sau: đầu vào Quá trình biến đổi đầu ra thông tin phản hồi kiểm tra phản hồi Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi.Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào và hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu can xã hội. Kết của hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. I.Mục tiêu của quản trị tác nghiệp sản xuất - Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng. - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp nâng cao khả năng cạnh tranh can doanh nghiệp trên thị trường II.Nội dung chủ yếu của quản trị tác nghiệp sản xuất 1.Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm Đây là một nội dung quan trọng đầu tiên là xuất phát đIểm can quản trị sản xuất.Tìm hiểu nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản phẩm để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? bao nhiêu ? voà thời gian nào ? những đặc đIểm hình tố kỹ thuật cần có của sản phẩm ? kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó xác định các kế hoạch sản xuất sản phẩm và khẳ năng sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thhiết kế hệ thống động sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã được dự báo một cách tốt nhất. 2.Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ Nếu như dự báo là khâu đầu tiên quyết định sẽ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì những kết quả của nó là cơ sở quan trọng thứ hai cho thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ dựa trên những thông tin thu được tù dự báo, doanh nghiệp tiến hành công tác lựa chọn, thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo đúng những gì mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khẳ năng sản xuất của doanh nghiệp. 3.Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp Đây là nội dung quan trọng thứ 3 cho phép doanh nghiệp xác định được quy mô, công suất của dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng và quyết định lựa chọn phương án năng lực sản xuất hợp lý, có hiệu quả. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn tới khả năng phát triển của doanh nghiệp sau này. Xác định đúng năng lực sản xuất cho phép doanh nghiệp vừa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh khi nhu cầu thị trường tăng lên. 4.Xác định vị trí dặt doanh nghiệp Ngày nay định vị doanh nghiệp được coi là một nội dung không thể thiếu được của quản trị sản xuất. Hỗu hết các doanh nghiệp đều coi định vị doanh nghiệp là một giải phát và nội dung có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, bởi vì quyết định đúng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những nhân tố vô hình và vật chất hữu hình cụ thể. Để xác định vị trí của doanh nghiệp cần phải tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt dộng của doanh nghiệp sau này. 5.Bố trí sản xuất doanh nghiệp. Sau khi xác định được năng lực sản xuất và địa đIểm thích hợp, công việc tiếp tục là bố trí mặt bằng sản xuất.Căn cứ vào diện tích mặt bằng và quy mô sản xuất để thiết kế các phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Bố trí sản xuất giúp doanh nghiệp tìm ra phương án sắp xếp các phương tiện vật chất một cách hợp lý. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyểnvật liệu lao động và sản phẩm trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển can từng yếu tố.Việc bố trí mặt bằng sản xuất phụ thuộc nhất nhiều vào loại hình sản xuất và quá trình công nghệ được lựa chọn như quá trình sản xuất liên tục, khối lượng lớn, quá trình sản xuất gián đoạn,hay cố định vị trí . 6. Lập kế hoạch các nguồn lực Công tác xây dựng kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định nhu cầu về năng lực sản xuất nói chung và một kế hoạch chi tiết việc mua sắm nguyên vật liệu cần thiết trong từng thời điểm , nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên lliên tục,với chi phí thấp nhất. Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng kế hoạch tổng hợp. Lượng nguyên vật liệu cần mua trong từng thời đIểm được xác định bằng phương pháp hoặch định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết , bán thành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời diểm. 7.ĐIều độ sản xuất. Xét về trình tự các nội dung của quá trình ra quyết định vì đây là bước tổ chức thực hiện nhằm biến các kế hoặch thành hiện thực. Vì vậy, hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các nội dung thiết kế hoặch định, hệ thống sản xuất bên trên. ĐIều độ sản xuất là những hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất trong từng tuần cụ thể và phân giao công việc theo từng công việc cơ sở, từng bộ phận, từng người lao động trong hệ thống sản xuất. Hoạt động đIều độ có quan hệ chặt chẽ với loại hình bố trí quá trình sản xuất. Đặc biệt là các khâu như dự báo, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và thiết kế quá trình, đào tạo công nhân. Thực chất đIều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất,đIều phối, phân giao các công việc cho từng người, từng nhóm, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp ký tự các công việc ở từng nơI làm việc nhằm đảm bảo hoàn toàn đúng tiến độ đã xác định đúng chế độ trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khă năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. ĐIều độ sản xuất giảI quyết tổng hợp các mục tiêu tráI ngược nhau như giảm thời gian chờ đợi. 8.Kiểm soát hệ thống sản xuất Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho. Hàng dự chữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm. NgoàI ra dự chữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ số sử dụng và vòng quay can vốn và gây ra phép tắc trong sản xuất do không đủ dự chữ nguyên vật liệu. Hoạt động quản trị hàng dự chữ được đề cập đến với những mô hình cụ thể ứng dụng trong từng trường hợp sao cho tìm cho được đIểm cân bằng tối ưu giữa chi phí hàng tồn kho và lợi ích can dự chữ tồn kho mang lại. Quản trị hàng dự chữ tồn kho phải đảm bảo cả về mặt hiện vật và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu phong cách tách rời nhau theo hai luồng chuyển động giá trị và hiện vật. Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang lại ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn ngày nay. Để sản phẩm sản xuất ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát. Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ phận toàn bộ quá trình sản xuất can mỗi nông nghiệp. Trong quản lý chất lượng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về nhận thức và quan điểm về chất lượng và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phần IX Quản Trị Marketing trong Doanh Nghiệp I. Thị trường và công tác nghiên cứu thị trường của công ty. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu ăn mặc lại thiên về trang điểm, làm đẹp cho con người và nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng và liên tục thay đổi. Vì vậy nghiên cứu thị trường sẽ cho thấy khẳ năng cạnh tranh hiện tại của công ty giúp cho công ty có thể xây dựng chiến lược thị trườngvà chiến lược sản phẩm thích hợp. Trước kia công ty sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao, làm theo hợp đồng của Liên xô và các nước XHCN. Nguyên nhiên liệu, vật tư do nhà nước cung cấp hoăc nhập theo hợp đồng hai chiều từ các nước XHCN. Sản phẩm làm ra cũng đươc nhà nước bao tiêu, phân phối cho các xí nghiệp quốc doanh hoặc xuất khẩu. Như vậy công ty chỉ đảm nhiệm sản xuất đầy đủ về mặt số lượng, thời gian theo kế hoạch. Công ty hoàn toàn không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh . Từ những năm 1986 trở lại đây, công ty phải tự tìm đầu vào cho sản xuất, tự tìm hiểu thị trường tiêu thụ nên thị trường của công ty khá đa dạng. Công ty phải thiết lập quan hệ với nhiều bạn hàng và nhà cung cấp trong và ngoài nước. Hiện nay, hoạt động cạnh tranh của công ty đang gặp nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ trong ngành, sản phẩm lại hạn chế về mặt chất lượng, mẫu mã và giá cả… Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty do nhập khẩu là chính, nhưng tình hình nhập khẩu không ôn định, điều đó tác động trở lại làm cho sản xuất bị động, khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với khánh hàng. Về thị trường tiêu thụ, đối với sản phẩm sợi, khu vực phía bắc chiếm 60% giá trị hàng hoá tiêu thụ của công ty với khách hàng .Chủ yếu : Công ty dệt vải công nghiệp, Công ty dệt 19/5, Nhà máy chỉ khâu HN, Công ty dệt Minh Khai … Khu vực phía nam chiếm 40% giá trị hàng hoá tiêu thụ thông qua các chi nhánh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Với sản phẩm các loại, thị trường nội địa chiến 56% (miền bắc chiếm 55% , miền nam chiếm 45%). Thị trường Trung Quốc chiếm 10% hàng hoá tiêu thụ, thị trường xuất khẩu khoảng 34%. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, công ty đã gặp khó khăn cả về xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa. Công ty đã chỉ đạo xuống từng cấp cơ sở nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, tìm hiểu nguồn thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo xuất khẩu, liên tục ổn định, khai thác tốt các thiết bị hiện có, từng bước tăng trưởng tỷ trọng sản phẩm. Nhờ đó công ty đã đạt được những kết quả nhất định. II. Công tác Marketing của công ty. Dệt 8/3 là một công ty có bề dày truyền thống trong ngành dệt may Việt Nam. Nhưng hiện nay công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ có lợi thế về năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản phẩm…cả trong và ngoài nước. Yêu cầu đặt ra là phải phát triển một chiến lược Marketing thích hợp để dần lấy lại vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường sao cho xứng đáng với quy mô và truyền thống của công ty. Công ty dệt 8/3 luôn có sự tìm hiểu thị trường nắm bắt các nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ họ một cách tốt nhất và ngày càng hoàn thiện. Căn cứ vào báo cáo bán hàng, báo cáo thu chi, báo cáo về nhân sự, các loại hoá đơn chứng từ…Các cán bộ quản lý sau khi xem xét, tổng hợp sẽ dự báo mức sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới về chủng loại số lượng. Thông tin về thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh được thu thập từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, từ ấn phẩm xuất bản, báo, tạp chí, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh. Công tác này đã và đang được công ty thực hiện khá hiệu quả. Thông qua mạng lưới bán buôn, bán lẻ công ty đã nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích từ phía khách hàng về sản phẩm của công ty, những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục, cải tiến hoàn thiện. Bên cạnh đó, công ty cử các cán bộ đi tìm hiểu thị trường. Sau thời gian tìm hiểu, các cán bộ luôn đóng vai trò quan trọng và luôn đóng góp những ý kiến bổ ích nhằm giúp công ty đưa ra những quyết định đúng đắn. Các thông tin thu thập được công ty tập trung phân tích, đánh giá từ đó rút ra kết luận, giúp công ty xây dựng những chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh hữu hiệu. Trong những năm gần đây, công tác quảng cáo, tiếp thị đặc biệt được quan tâm chú trọng. Phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng là các tạp chí dệt may, thư quảng cáo được gửi đến khách hàng tiềm năng. Công ty còn tổ chức quảng cáo bằng việc bán sản phâm tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Quảng cáo của công ty thông qua biểu hiện, biểu tượng của công ty. Cùng với hoạt động quảng cáo, công ty còn tién hành in ấn Catôlô và các tài liệu liên quan gửi đến khách hàng để họ có điều kiện hiểu biết về công ty. Hàng năm, công ty tổ chức hội nghị khách hàng nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng khách hàng. Đồng thời cũng là dịp để công ty giới thiệu về sản phẩm mới của mình, thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng. Công ty còn quan tâm tham gia các hội chợ triển lãm hàng chất lượng cao nhằm chứng minh sản phẩm của công ty mình. Đồng thời trao đổi, tìm hiểu đối tác, khách hàng mới và xác định chỗ đứng của mình trên thương trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29792.doc
Tài liệu liên quan