Lời mở đầu 5
Phần I: Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước
1.1 Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường châu Á,tăng mạnh tại thị trường châu Phi 6
1.2 Philippines vẫn duy trì vị trí nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam 7
Phần II:Tình hình nhập khẩu gạo của Philippines từ các nước 10
Phần III:Phân tích lợi thế chạnh tranh gạo VN ở Philippines qua mô hình kim cương của Porter 13
3.1.Yếu tố thâm dụng 13
3.1.1.Yếu tố cơ bản 13
3.1.2.Yếu tố tăng cường 16
3.2.Nhu cầu 19
3.3.Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ 21
3.3.1.Tóm tắt quy trình chế biến gạo 21
3.3.2 Những ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ 24
3.4 Chiến lược,cơ cấu,sự cạnh tranh của công ty 36
3.4.1 Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh 36
3.4.2 An Giang: Trồng lúa Nhật vụ hè thu thu lợi nhuận cao gấp 3,5 lần trồng lúa chất lượng cao 40
3.4.3 Bình Định: Triển vọng từ giống lúa chất lượng TP5 41
3.4.4 Đăk Lăk: 55 tỷ đồng quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa lai 42
3.4.5 Bình Thuận: Hiệu quả mô hình “3 giảm, 3 tăng” 43
3.4.6 Hậu Giang: Hỗ trợ nhân giống lúa chất lượng 44
3.5.Vai trỏ của chính phủ 45
3.5.1 Trợ cấp và trợ giá 45
3.5.2 Vốn 46
3.5.3 Thành lập tiêu chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu 48
3.5.4.Thuế 49
3.5.5.Pháp Luật 50
3.5.6 Một số chính sách về lương thực 53
3.6.Vai trò về cơ hội vận may rủi 60
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như đối với những nước khác nói chung nhằm giúp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí về xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“3 giảm, 3 tăng” ( Giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, chất lượng, sản lượng) đang được nông dân Bình Thuận thực hiện hiệu quả trong trong vụ sản xuất hè thu và vụ mùa năm nay.
Một hécta sản xuất theo mô hình này không những nhà nông quản lý được tình hình dịch bệnh, mà còn thu nhập cao hơn sản xuất lúa truyền thống từ 2-3 triệu đồng/ha.
Các xã Hàm Chính, Hàm Thắng, Hàm Trí … (Hàm Thuận Bắc) là những xã thuần nông, lúa là cây trồng chủ yếu, mỗi năm sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm. Sản xuất theo tập quán, nông dân thường gieo dày, bởi quan niệm gieo càng dày, càng cho nhiều cây và thu hoạch nhiều hơn so với gieo thưa, ít cây, ít hạt.
Theo đó, bà con gieo giống dày, bình quân 25-30 kg lúa giống trên một sào ruộng, kèm theo là phải đầu tư nhiều phân, thuốc trừ sâu, công chăm sóc,… Năng suất bình quân cũng chỉ đạt khoảng 40-45 tạ/ha nếu chăm sóc tốt, không bị dịch bệnh. Nhưng hiệu quả thì ngược lại so với sản xuất theo mô hình “3 giảm, 3 tăng” như hiện nay.
Lúc đầu sản xuất thí điểm theo mô hình "3 giảm, 3 tăng", được hỗ trợ giống, vật tư và cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, nhưng không được mấy người hưởng ứng. Từ khi có những đám ruộng đối chứng của Trung tâm, Trạm khuyến nông tỉnh và huyện tổ chức thực hiện để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Một số hộ nông dân tham gia gieo lúa bằng công cụ sạ hàng, lượng sử dụng giống từ 12-15kg lúa giống/sào, giảm hơn 50% về khâu giống. Với ưu điểm gieo thưa, quá trình cây lúa phát triển nông dân dễ phát hiện được sâu rầy và công tác phòng, trừ sâu rầy kịp thời hơn, giảm được từ 50 đến 70kg phân bón và giảm từ 500.000 - 700.000 đồng chi phí dùng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật trên một ha lúa.
Một nông dân xã Hàm Thắng cho biết: Sản lượng lúa vụ này trên một ha canh tác ước thu hoạch khoảng 6 tấn, năng suất tăng so với cách sản xuất lúa truyền thống trước đây từ 1,5 - 2 tấn/ha, chất lượng lúa được nâng lên, ít có hạt lép, ít bị sâu bệnh... Đầu tư cho vụ này, anh giảm được khoảng 20 -30% chi phí về giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công phun xịt thuốc. Trừ chi phí, vụ lúa này, anh lãi được hơn 10 triệu đồng.
Huyện Hàm Thuận Bắc, từ vài chục ha làm điểm ban đầu, hiện nay nhiều bà con nông dân trong huyện đã tích cực tham gia mô hình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng'' trên diện tích gần 1.500ha, sử dụng chủ yếu là giống lúa xác nhận ML48, chi phí thấp, hiệu quả cao.
Huyện cũng đã chuyển giao 10 công cụ sạ hàng, 3 máy gặt xếp dãy, hỗ trợ lãi suất giúp nông dân vay tiền mua sắm phương tiện, công cụ sản xuất… đồng thời tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân rộng mô hình “3 giảm, 3 tăng” và sản xuất lúa giống cho bà con nông dân trong những vụ tới.
3.4.6 Hậu Giang: Hỗ trợ nhân giống lúa chất lượng
Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang vừa phối hợp với huyện Long Mỹ hỗ trợ 70 tấn lúa giống nguyên chủng, xác nhận cho nông dân gồm các giống chất lượng như: HG2, OM6162, OM4900 bằng cách hỗ trợ 40% giá giống để nông dân gieo sạ trong vụ xuân hè và thu đông 2009.
Mục đích là nhằm giúp nông dân nâng cao chất lượng giống lúa cho vụ đông xuân 2009-2010. Với số lượng lúa giống trên, nông dân sẽ sản xuất được gần 700ha lúa giống xác nhận. Đối tượng được chọn để hỗ trợ là các HTX, CLB nhân giống, các tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông, tổ nông dân, hội phụ nữ liên kết sản xuất theo hình thức tập thể...
3.5 VAI TRÒ CHÍNH PHỦ
3.5.1 Trợ cấp và trợ giá
3.5.1.1 Trợ cấp
Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy. Căn cứ Quyết định 100/2007/QĐ - TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/ QĐ - TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
®Nguyên tắc trợ cấp gạo
1. Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình tự nguyện trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy.
2. Mức gạo trợ cấp đảm bảo đủ ăn cho hộ gia đình trong thời gian chuyển nương rẫy sang trồng rừng và chưa có thu nhập khác thay thế hoặc có thu nhập khác nhưng chưa tương đương với thu nhập từ canh tác nương rẫy trên diện tích đó.
3. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức trợ cấp gạo đối với từng loại đối tượng, thời gian và hình thức trợ cấp phù hợp tại địa phương.
®Phương thức trợ cấp
a) Loại gạo trợ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này là gạo tẻ thường, độ ẩm không quá 14%, không có sâu mọt, nấm, mốc.
b) Chủ đầu tư thực hiện việc mua gạo theo quy định của Bộ Tài chính về việc đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn nhà nước.
c) Chủ đầu tư tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ 01 (một) tháng một lần, tại mỗi thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tuỳ tình hình thực tế tại mỗi địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quyết định định kỳ cấp gạo cụ thể, nhưng tối đa không quá 3 tháng một lần.
3.5.1.2 Trợ giá
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Tài chính và một số bộ, ngành điều tra thực địa và đưa ra mức giá bảo hiểm ngay trong vụ hè thu năm 2009 này là 3.800 đồng/kg. Nghĩa là trong vụ này, nếu giá lúa rớt xuống dưới 3.800 đồng/kg, người trồng lúa sẽ được bảo hiểm, tức là bù đủ 3.800 đồng/kg. đây là một chủ trương rất hay, khuyến khích người nông dân trồng lúa trong cả nước yên tâm sản xuất. Mặt khác, theo tính toán cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính thì để sản xuất ra 1 kg lúa trong vụ hè thu này người nông dân phải chi hết 2.800 đồng. Để bảo đảm lãi 30% thì họ phải bán được với giá 3.800 đồng/1 kg. Đưa ra giá bảo hiểm như trên được coi là sát đúng nếu tính bình quân giá cả vụ và với năng suất như vụ lúa hiện nay đang thu hoạch.
3.5.2 Vốn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động xem xét, giải quyết việc vay vượt 15% vốn tự có đối với 1 khách hàng và mức vay tối đa trong trường hợp này nếu Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc có đề nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức hệ thống thông tin cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa của nông dân và giá mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng thuế suất 0% thuế VAT đối với kinh doanh gạo nội địa để hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực tham gia ổn định và chủ động can thiệp có hiệu quả vào thị trường phân phối gạo trong nước khi có biến động.
Bộ Công thương chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu gạo; chủ trì cùng các cơ quan hữu quan và Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo theo dõi tình hình kinh doanh, thị trường lúa gạo trong, ngoài nước và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời báo Chính phủ giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2009 - 2010; bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu và tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt đối với các hợp đồng thương mại đồng thời có tính đến yêu cầu cần bảo đảm đối với việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thoả thuận cấp cao nước ta và các nước./.
¿ Từ trước đến nay, gạo của Thái Lan luôn bán được giá cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam bởi các lý do sau:
Thái Lan sản xuất gạo từ một số bộ giống chất lượng cao do vậy gạo của họ là đồng nhất về mặt chất lượng. Giống lúa sản xuất của Thái Lan là giống cao sản dài ngày, năng suất không cao trong khi Việt Nam chúng ta đang sản xuất với mấy trăm giống khác nhau chất lượng thấp, ngắn ngày. Năng suất bình quân của sản xuất lúa nước ta cao gấp 1,5 lần của Thái Lan. Do vậy, việc giá gạo của Thái Lan cao hơn của Việt Nam là hợp lý, tuy nhiên cao đến mức độ nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Trong thực tế đã có những thời điểm gạo Việt Nam được bán cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan đó là lúc thị trường khan hiếm gạo và khả năng cung cấp thỏa mãn cho người mua về số lượng, thời gian giao hàng, tốc độ giao hàng Việt Nam đã làm được hơn người Thái và do vậy lúc đó giá gạo Việt Nam cao hơn giá gạo Thái nhưng rõ ràng là xét về yếu tố chất lượng để bằng được gạo Thái gạo Việt Nam còn phải cần có 1 thời gian dài để chuyển đổi.
Trong phân khúc thị trường về mặt chất lượng thì Thái Lan có ưu thế ở loại gạo phẩm cấp cao, Việt Nam có ưu thế ở loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp. Về chất lượng thì như đã trình bày trên giữa gạo Việt Nam và gạo Thái Lan có những chênh lệch nhất định do vậy nếu nói gạo Thái Lan luôn bị cạnh tranh khốc liệt bởi giá rẻ của gạo VN là không thỏa đáng.
3.5.3 Thành lập Tiêu chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu
TT
Loại gạo
Quy cách phẩm chất
1
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 25% tấm
+ Tấm:25.0% max+ Độ ẩm:14.5% max+ Hạt hư: 2.0% max+ Hạt vàng:1.5% max+ Tạp chất:0.5% max+ Thóc:30 hạt/kg max+ Hạt phấn:8.0% max+ Hạt non:1.5% max+ Xay xát: Kỹ
2
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 15% tấm
+ Tấm:15.0% max+ Độ ẩm:14% max+ Hạt hư:1.5% max+ Hạt vàng:1.25% max+ Tạp chất:0.2% max+ Thóc :25 hạt/kg max+ Hạt bạc phấn:7.0% max+ Hạt non:0.3% max+ Xay xát: kỹ
3
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm
+ Tấm:10.0% max+ Độ ẩm:14% max+ Hạt hư:1.25% max+ Hạt vàng:1.00% max+ Tạp chất:0.2% max+ Thóc:20 hạt/kg max+ Hạt bạc phấn:7.0% max+ Hạt non:0.2% max+ Xay xát kỹ
4
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm
+ Tấm:5.0% max+ Độ ẩm:14% max+ Hạt hỏng:1.5% max+ Hạt vàng:0.5% max+ Tạp chất:0.1% max+ Thóc:15 hạt/kg max+ Hạt bạc phấn:6.0% max+ Hạt non:0.2% max+ Xay xát kỹ
3.5.4 Thuế
Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu gạo và phân bón. Mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo là 2,9 triệu đồng/tấn
Thuế xuất khẩu gạo có thể dễ dàng điều chỉnh và công bằng hơn cho doanh nghiệp. Khi giá gạo nội địa quá cao, Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ lúa gạo nội địa. việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn, DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu, trong khi hợp đồng đó họ có những tính toán riêng. Cụ thể như:
Theo Quyết định trên, mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm).
Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn...
Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng/tấn - 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD/tấn - 1.300 USD/tấn.
Sau một thời gian áp dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị bỏ thuế này để khuyến khích xuất khẩu gạo. Bộ Tài chính ra quyết định gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12-2008.3.5.5 Pháp luật
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
Sáng ngày 14/11/2009 tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương vừa phối hợp tổ chức hội thảo về dự thảo Nghị định của Chính phủ vể kinh doanh xuất khẩu gạo, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
Gạo vừa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vừa là lương thực chính của nhân dân ta. Với lợi thế về thời tiết, khí hậu, thiên nhiên nên sản xuất lúa gạo ở nước ta phát triển chẳng những cung cấp đủ gạo cho hơn 85 triệu người mà còn thừa để xuất khẩu mỗi năm từ 5 – 6 triệu tấn gạo. Mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, nông dân sản xuất ra lúa gạo với thương nhân mua, chế biến, cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu cần được giải quyết hài hòa thỏa đáng nhằm khuyến khích người nông dân tăng năng suất, nâng cao sản lượng và chất lượng gạo Việt Nam.
Thời gian qua tất cả thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần có ngành hàng kinh doanh lương thực đều được ký hợp đồng xuất khẩu gạo, trước khi thực hiện hợp đồng phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Cơ chế này đã tạo ra sự thông thoáng trong kinh doanh xuất khẩu gạo, với gần 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo năm 2008 – 2009. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã góp phần tiêu thụ lúa hàng hóa trong sản xuất lúa gạo, lượng gạo xuất khẩu tăng dần góp phần phát triển sản xuất. Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay góp phần vào việc cung ứng đủ, bình ổn giá lương thực cho tiêu dùng trong nước, chỉ có một khoảng thời gian ngắn giữa năm 2008 bị sốt giá gạo ở TPHCM và một số địa phương mà nguyên nhân là do đầu cơ.
Tuy nhiên, công tác điếu hành xuất khẩu gạo cũng đã bộc lộ những tồn tại và thách thức sau:
1/. Chưa xác định rõ trách nhiệm của thương nhân xuất khẩu gạo với các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của đất nước, với người nông dân sản xuất lúa gạo, với việc bình ổn giá thu mua lúa cho người nông dân và giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước.
2/. Với cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Có những doanh nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu về ngành lương thực, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức thu mua. Kinh doanh xuất khẩu gạo mới thực hiện phần ngọn của quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất khẩu gạo. Từ đó dẫn đến tình trạng đến mùa thu hoạch nông dân phải chờ doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu, thương nhân mới đến mua. Khi thị trường xuất khẩu thuận lợi nông dân bán được lúa với giá cao; ngược lại, khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nông dân lại rơi vào tình cảnh được mùa rớt giá.
3/. Việc khống chế lượng gạo xuất khẩu theo chỉ tiêu hướng dẫn hàng quý cũng gây ra những bức xúc trong xã hội, khi thị trường xuất khẩu được giá cao do bị khống chế số lượng xuất khẩu nên người nông dân không bán được lúa với giá cao. Trong khi Nhà nước chưa tổ chức được lượng gạo dự trữ lưu thông cần thiết để can thiệp bình ổn giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước khi có biến động về thị trường giá cả thì trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo không được quy định rõ ràng cụ thể.
4/. Việc định giá sàn xuất khẩu hiện nay cũng gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương, dư luận, do đã từng có thời điểm giá sàn xuất khẩu quy định quá cao, doanh nghiệp không xuất khẩu được gây tồn đọng lúa trong dân, giá lúa giảm gây thiệt hại cho nông dân và phát sinh tình trạng lách luật, bán phá giá.
Từ đó dẫn đến những lúng túng, bị động trong công tác điều hành khi có biến động về thị trường giá cả ở trong và ngoài nước, tạo tâm lý không đồng thuận ở một số cộng đồng doanh nghiệp, nông dân và chính quyền địa phương.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm 7 Chương, 29 Điều và 06 Phụ lục kèm theo, với những nội dung cơ bản như sau:
1/. Tổ chức lại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thông qua việc quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc quy định các điều kiện này để loại bỏ những doanh nghiệp không có thực lực, không đầu tư lâu dài phục vụ hoạt động xuất khẩu và để cơ quan quản lý Nhà nước có điều kiện thực hiện các chế tài khi thương nhân vi phạm các quy định đã nêu trong Nghị định.
2/. Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc thu mua lúa gạo hàng hóa theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vá trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương với 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Lượng gạo này để can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng cho thị trường khi có biến động.
3/. Quy trách nhiệm, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu bao gồm:
- Giá thỏa thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố;
- Có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa của nông dân sau khi thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu.
4/. Quy định về việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và giá sàn định hướng xuất khẩu làm căn cứ cho việc tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
5/. Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo.
6/. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo và các biện pháp chế tài áp dụng đối với các thương nhân vi phạm bao gồm: Tạm ngừng việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo 3 tháng, 6 tháng; Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Qua 3 lần dự thảo trước đây đã được các Bộ, ngành, địa phương góp ý, tính đến nay vẫn còn 6 vấn đề có ý kiến chưa thống nhất được nêu ra tại hội thảo lần này bao gồm:
1. Về quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành hàng kinh doanh có điều kiện và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Về quy định đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
3. Về cơ chế bảo đảm cho nông dân bán lúa có lãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Về việc công bố giá xuất khẩu định hướng,
5. Về việc đấu thầu thực hiện hợp đồng tập trung.
6. Về quy định về dự trữ lưu thông.
Sau hội thảo này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiếp nhận những đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010./.
3.5.6 Một số chính sách về lương thực
3.5.6.1.Chính sách trên thế giới:
Lương thực trên thế giới đang thiếu trầm trọng do chính sách sử dụng lương thực của Mỹ để sản xuất năng lượng. Mỹ bắt buộc phải pha alcohol 5% vào xăng cho tất cả các loại xe cộ. Nhiều công ty sản xuất alcohol ở nước này đang ráo riết tìm các nguồn alcohol từ ngũ cốc, như lúa mì, bắp... khiến lượng lương thực giảm, giá tăng. Thế giới chuyển sang ăn nhiều gạo hơn nên nhu cầu gạo càng lớn, giá gạo vì thế cũng tăng theo.
Đây là cơ hội rất tốt cho các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Xu hướng là gạo sẽ tiếp tục tăng giá vì Mỹ sẽ tăng lượng alcohol trong xăng lên 10%, khi đó họ phải sử dụng nhiều lương thực nữa.
Chính sách cần phải:
Một là, về lợi ích người sản xuất: Trước hết phải đi từ đất, một tư liệu quan trọng bậc nhất của người sản xuất; hay nói cách khác điều kiện cần đầu tiên đối với sản xuất lúa gạo là đất phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây lúa. Do nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chắc chắn sẽ sử dụng một ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa cho phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Như vậy, diện tích sản xuất lúa giảm dần, nhưng không còn đất hoang hoá để khai hoang bổ sung. Xuất hiện một số hộ không còn hoặc còn ít đất sản xuất lúa, trở thành người tiêu thụ lúa gạo. Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 của Tổng cục Thống kê, 5 năm (từ 01/1/2002 – 01/1/2007) diện tích đất lúa giảm 206,81 nghìn ha, bình quân giảm 41 nghìn ha/năm. Do đó, xét trên tổng thể lợi ích người sản xuất lúa gạo bị co lại. Để vừa đảm bảo lợi ích người sản xuất, vừa để tăng sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng, nhà nước nhất thiết phải tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi, kết hợp với cơ cấu giống mới, tạo điều kiện tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng lúa.
Người nông dân với đức tính cần cù, có sức lao động, có kinh nghiệm, nhưng nguồn lực có hạn, được Nhà nước giao đất để sản xuất lúa gạo, trước hết tạo nguồn thu nhập cho bản thân hộ, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Muốn đảm bảo lợi ích của nông dân, theo tôi nhất thiết phải có bàn tay của Nhà nước, thông qua đầu tư hạ tầng (thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống,…), đầu tư phát triển khoa học, công nghệ , tằng cường hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật, thông tin thị trường, đảm bảo các yếu tố đầu vào kịp thời với giá cả hợp lý, để nông dân yên tâm đầu tư phát triển lúa gạo. Đồng thời, trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá phải quản lý chặt chẽ việc chuyển đất trồng cây lương thực, nhất là đất trồng lúa sang mục đích khác theo đúng quy hoạch và kế hoạch được duyệt, với phương châm hạn chế tối đa đất trồng lúa thuộc diện “bờ xôi, ruộng mật”vào việc khác; mặt khác, có chính sách hỗ trợ và bảo trợ người sản xuất lúa để họ hạn chế được rủi ro và có lãi.
Hai là, lợi ích người tiêu dùng lương thực: trên phạm vi cả nước mọi người dân đều có nhu cầu tiêu dùng lúa gạo, ngay trên 10 triệu hộ sản xuất lúa gạo cũng phải làm ra để ăn, giống, chăn nuôi, thậm chí có một số hộ với diện tích ít, sản xuất không đủ ăn phải mua thêm, trong đó có 4,05% hộ nông nghiệp không có đất sản xuất phải mua toàn bộ lúa gạo để ăn. Hiện nay, chưa có con số cụ thể về diện tích đất lúa theo hộ, nhưng theo Tổng Cục Thống kê năm 2006 cả nước có 34,94% sộ hộ có bình quân đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha (chiếm 17,14%) và có từ 1 ha trở lên (17,8%) có thể có sản lượng hàng hoá bán ra sau khi chi hết cho các nhu cầu của gia đình (để ăn, giống, chăn nuôi). Nếu giá lương thực trong nước ở mức cao chắc chắn sẽ tác động sâu rộng đến đời sống của tuyệt đại dân cư và cả xã hội; nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khoảng trên 34% số hộ nông nghiệp có lúa hàng hoá. Trong trường hợp giá lúa gạo ổn định phù hợp với khả năng tiếp cận của nhân dân, lợi nhuận của 34% số hộ nông nghiệp có thể không lớn, nhưng về mặt xã hội ổn định và không xẩy ra lạm phát. Do đó, trong điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nên phải tính đến mức giá lúa gạo trong nước giải quyết hài hoà lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất lúa hàng hoá. Vấn đề quan trọng là Nhà nước giải quyết lợi ích người trồng lúa thông qua chính sách khác, như hỗ trợ đầu tư có sở hạ tầng, giống, thuỷ lợi phí, mua sắm thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến, đảm bảo bình ổn đầu vào để hạ giá thành để tăng hiệu quả sản xuất lúa gạo, đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng.
Ba là, lợi ích của tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tiêu thụ lúa gạo hàng hoá: Do đặc thù sản xuất theo quy mô hộ nhỏ, phân tán nên mua lúa hàng hoá cho nông dân chủ yếu là tư nhân (lên tới 75-80%) sản lượng lúa hàng hoá; đồng thời cũng chính lực lượng này đang đóng vai trò chủ lực bán gạo cho người tiêu dùng trong nước. Trong thực tiễn hiện nay, khi doanh nghiệp chưa đủ điều kiện về kho tàng, hệ thống sấy và mạng lưới thu mua, thì lực lượng tư nhân hay Đồng bằng sông Cửu Long thường gọi là chủ vựa là một tồn tại khách quan. Họ cũng phải chi phí nhiều khâu: thu gom, vận chuyển, phơi sấy làm sạch, xay xát và tổ chức bán buôn, bán lẻ,.. không đảm bảo được lợi ích cho họ một cách tương đối, chắc chắn họ không làm. Thực tế nhiều năm qua, lợi nhuận của họ cũng không nhiều; vì các cá nhân kinh doanh nhỏ cung cấp cho người tiêu dùng không phải bán với giá bất kỳ (hiện nay một người mua hàng vạn người bán thay cho thương mại ngày xưa một người bán tám vạn người mua); đối với các chủ vựa lớn còn chịu sức ép của doanh nghiệp mua xuất khẩu. Theo tôi với thực tế hiện nay, Nhà nước nên có đánh giá đúng công sức của lực lượng này.
Đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược phát triển kinh doanh lúa gạo, có hợp đồng xuất khẩu, tìm đến các chủ vựa để có nguồn thực hiện theo hình thức mua chuyến. Theo tôi về lâu dài các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trước hết phải đầu tư hệ thống kho tàng gắn với hệ thống sấy, tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cho dân có tập quán bán ngay tại ruộng để chuyển tải lợi nhuận của chủ vựa cho dân, doanh nghiệp chủ động nguồn hàng giao dịch với nước ngoài sẽ đảm bảo được giá xuất khẩu tốt, vừa đảm bảo giá mua cho nông dân, lợi ích của người nông dân và doanh nghiệp được hài hoà. Trước mắt, hai Bộ Công Thương, Tài chính là cơ quan Nhà nước quản lý về xuất khẩu, tài chính cần theo dõi chặt chẽ giá mua trong nước của doanh nghiệp, giá xuất khẩu (giá POB) thông qua công cụ quản lý Nhà nước để điều tiết lợi nhuận doanh nghiệp ở mức vừa phải, không để quá lớn như vừa qua, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp quá vì lợi nhuận ép giá mua của nông dân.
3.5.6.2 Chính sách hỗ trợ của chính phủ
Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam được giao nhiệm vụ mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng để thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực vụ hè thu năm 2009. Vào ngày 13/10/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay khoản vốn nói trên theo lãi suất thấp nhất trong khung hiện hành.
Như vậy, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã có đủ điều kiện để được đảm bảo vốn thu mua lương thực tạm trữ. Với 4 tháng tạm trữ nửa triệu tấn gạo, chắc chắn động thái này sẽ góp phần bình ổn giá gạo trên thị trường và đảm bảo cho người nông dân có lãi ít nhất 30%.Khi qui định nông dân lời tối thiểu 30% so với giá thành, tức là ấn định: giá thu mua lúa = giá thành sản xuất lúa + 30% giá thành sản xuất lúa
Mặt khác, vào năm 2011, Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường lúa, gạo, tức các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia xuất khẩu và chế biến, mua gạo tại Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa.
Theo Quyết định 1459/QĐ-TTg, ngân sách Trung ương sẽ chi 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ các dịch, bệnh kể trên; chi 2 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006-2007 phải tiêu huỷ do bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (áp dụng từ ngày 1/10/2006).
Cũng theo chính sách này, thực hiện việc khoanh nợ vay trong thời hạn 6 tháng đối với số dư nợ đến ngày 1/11/2006 của các khoản vay từ ngày 1/3/2006 mà các hộ nông dân đã vay vốn các ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng lúa nhưng có diện tích bị tiêu huỷ do nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở phía Bắc hiện diễn biến rất phức tạp, đã có đến 18 tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc phát hiện có lúa nhiễm bệnh, với tổng diện tích lúa bị thiệt hại nặng lên trên 30.000 ha.
Để phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, không để bệnh lây lan tiếp sang vụ Xuân 2009-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương phía Bắc thực hiện giám sát chặt chẽ lúa vụ Mùa 2009 để phát hiện bệnh kịp thời. Đối với các địa phương có lúa xuất hiện bệnh cần nhanh chóng tiêu diệt triệt để mầm bệnh trên lúa, đây là biện pháp bắt buộc để phòng trừ bệnh do vi rút gây ra, đồng thời tiêu hủy mầm bệnh ở những ruộng bị nhiễm bằng cày vùi, tuyệt đối không để lúa chết tồn tại trên ruộng bị nhiễm; đốt tàn dư thực vật trên bờ, quanh ruộng bị nhiễm.
a/ Chuyển đổi đất
Từ năm 2007, trung bình mỗi năm chúng ta chuyển đổi trên 50.000ha đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm chúng ta mất đi 400.000 - 500.000 tấn thóc. Diện tích đất lúa bị chuyển đổi còn làm cho người nông dân mất đi cơ hội có việc làm. Bởi 1ha đất lúa bị thu hồi sẽ khiến cho 1,5 - 2 lao động mất việc làm. Như vậy, mỗi năm diện tích đất lúa bị thu hồi liên quan đến hơn 600.000 hộ nông dân, tương đương với 900.000 lao động. Việc chuyển đổi đất lúa sang làm công nghiệp, dịch vụ còn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không quản lý đất lúa chặt chẽ thì đến một lúc nào đấy, chúng ta không còn đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, là mục tiêu tối thiểu của một nước nông nghiệp. Đất lúa là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là tiền đề để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên việc sử dụng phải triệt để tiết kiệm. Tuy nhiên, thời gian qua, ở nhiều địa phương, đặc biệt đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hai vựa lúa chính của cả nước, đã diễn ra tình trạng chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang các mục đích khác không tiết kiệm. Nhiều địa phương chuyển cả diện tích chuyên lúa (trồng lúa hai vụ/năm) sang mục đích khác. Chính phủ phê duyệt tổng diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho mỗi địa phương nhưng do bản đồ thực địa không chi tiết nên Chính phủ không thể nắm được chỗ nào là diện tích trồng lúa cần phải giữ, chỗ nào nên chuyển đổi mà chỉ đạo, việc chuyển đổi giao cho địa phương tự quyết, thành ra có tình trạng ở một số địa phương đất lúa cần giữ lại đem chuyển đổi trong khi địa phương vẫn còn nhiều quỹ đất sử dụng kém hiệu quả Bộ NN&PTNT xây dựng Nghị định quản lý đất lúa dựa trên hai đề án: Thứ nhất là đề án an ninh lương thực quốc gia, trong đề án này xác định rõ mục tiêu và điều kiện đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong đó có điều kiện giữ đất lúa và những biện pháp để thực hiện. Thứ hai là đề án quy hoạch bảo vệ đất lúa xác định rõ mục tiêu và quy mô đất lúa theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn phải đảm bảo giữ được tối thiểu bao nhiêu đất lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa đảm bảo đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Trên cơ sở hai đề án này, Bộ NN&PTNT tiến hành xây dựng Nghị định về quản lý đất lúa. Những chủ trương trong hai đề án được thể chế hoá bằng văn bản pháp luật, đó là nghị định này. Nghị định tập trung hai vấn đề lớn, thứ nhất là tăng cường, siết chặt việc quản lý quỹ đất lúa, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất lúa nước, đặc biệt là quỹ đất chuyên lúa, thứ hai là đưa ra chính sách làm thế nào để giữ được đất lúa, trong đó có chính sách khuyến khích người dân địa phương yên tâm trồng lúa. Thời gian qua, nhiều địa phương mong muốn công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy tăng GDP của địa phương và chuyển dịch lao động nên khi các nhà đầu tư đến là sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Nhiều địa phương có đất đồi ngay bên cạnh diện tích đất trồng lúa nhưng khi xây dựng khu công nghiệp không lấy đất đồi mà lại lấy đất lúa là do định giá đất lúa quá thấp. Về mặt quản lý, lâu nay chúng ta giao cho các cấp đều có quyền ký quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chúng ta có quy hoạch quản lý đất lúa nhưng để thực hiện quy hoạch phải có chế tài. Việc phân cấp, phân quyền quản lý tới đây cũng phải rõ ràng, theo tôi, đất lúa phải do Trung ương quản lý chứ không giao cho địa phương. Muốn giữ được đất lúa phải có chính sách hợp lý với người nông dân, đối với những hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa thì nên hỗ trợ giống, hỗ trợ phân bón. Nếu nông dân khó khăn trong tiêu thụ thóc, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ giá. Bên cạnh đó là hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, cơ giới hoá nông nghiệp…
Để đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp, chúng ta cũng nên tạo điều kiện cho người nông dân tích tụ đất đai. Tuy nhiên, phải xác định rõ đối tượng tích tụ đất đai là nông dân, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp và họ phải trực tiếp đứng ra điều hành sản xuất
b/ Liên kết với nhà xuất khẩu
Sở dĩ nguồn, giá cả lúa gạo cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu luôn bị biến động là do dung tích kho bảo quản tập trung thóc trong cả nước mới đạt 1,9 triệu tấn, riêng 5 hệ thống xilô của doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ có 95.000 tấn. Phần lớn các kho lương thực hiện tại đều trong tình trạng xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu lưu giữ lâu dài. Nhiều nhà kho lại ở vị trí bất lợi, không gần nơi sản xuất, không gần cảng sông, cảng biển để thuận tiện cho vận chuyển xuất khẩu...
Đầu năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị tăng diện tích kho tạm trữ lúa gạo thêm 2,5 triệu tấn. Có kho bãi thì nguồn vốn và quản lý vận chuyển, hệ thống xay xát phải đồng bộ. Nếu chỉ giao hai tổng công ty lương thực thực hiện thì việc triển khai sẽ rất chậm. Nên chăng có chính sách đầu tư vốn ưu đãi và công nghệ để các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ sản xuất có năng lực xây dựng thêm nhiều kho chứa, bảo quản ngay tại vùng sản xuất. Hệ thống này sẽ kéo theo sự đầu tư đồng bộ cho dây chuyền cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đề xuất cho các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa gạo phải được tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, đời sống. Luật Ngân sách Nhà nước nên được sửa đổi theo hướng không thực hiện khoán thu, khoán chi với các địa phương này. Người nông dân ở đó sẽ được hỗ trợ theo diện tích gieo trồng hàng vụ để mua giống, phân bón...
Để phát triển các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm mục tiêu vừa cung ứng cho xuất khẩu vừa bảo đảm an ninh lương thực, nhiều ý kiến cho rằng cần hình thành các hiệp hội nông dân sản xuất lương thực hoặc hiệp hội các nhà sản xuất lúa gạo ở mỗi vùng, địa bàn. Chính hiệp hội này sẽ cùng VFA xây dựng giá sàn và bảo đảm tiêu thụ hết lượng thóc hàng hóa sản xuất ra.
Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ mức gạo xuất khẩu định hướng trên, có kế hoạch chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ của các vụ sản xuất chính trong năm đồng thời áp dụng kịp thời cơ chế hỗ trợ 4% lãi suất vay kinh doanh theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009.
3.6 VAI TRÒ VỀ CƠ HỘI VẬN MAY RỦI
Sản lượng gạo của Ấn Độ giảm trong lúc hạn hán ngày càng lan rộng và việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, khiến Ấn Độ buộc phải ra khỏi thị trường xuất khẩu gạo, nhường thị phần xuất khẩu tại châu Phi cho Việt Nam và Thái Lan.
Theo một số nhà phân tích, có thêm cơ hội xuất khẩu sang châu Phi (thị trường xuất khẩu chính của Ấn Độ) sẽ làm giảm nỗi lo dự trữ gạo tăng kỷ lục sau vụ thu hoạch bội thu ở Thái Lan và Việt nam, kéo giá gạo giảm trong những tháng tới.
Hiện dự trữ gạo của Thái Lan ở mức 7 triệu tấn gạo xát sau chương trình thu mua can thiệp giá. Việc Ấn Độ rút khỏi thị trường xuất khẩu gạo sẽ giúp Thái Lan tránh được tình trạng thừa cung.
Mặc dù Ấn Độ thu hoạch được 99,15 triệu tấn gạo vào năm ngoái nhưng nước này đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, ngoại trừ những loại gạo cao cấp như gạo bamasti với giá hơn 900 USD/tấn. Xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2009 có thể chỉ đạt 2 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 9 năm.
Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu trong khu vực tăng thị phần ở thị trường châu Phi. Mỗi năm, châu Phi tiêu thụ 22 triệu tấn vào và phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
Ấn Độ thường cung cấp gạo sang châu Phi và Trung Đông. Từ năm 2008, nước này đã cấm xuất khẩu gạo sau khi giá tăng mạnh. Giống như Ấn Độ, nhiều nước khác cũng đã đặt ra các chính sách hạn chế xuất khẩu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, triển vọng xuất khẩu gạo của nước này rất khả quan. Xuất khẩu gạo Thái sang châu Phi trong những tuần gần đây đã tăng gấp đôi lên 400.000 tấn/tháng và có khả năng sẽ duy trì đến cuối năm.
Bên cạnh Thái Lan, nước sản xuất gạo đứng thứ hai thế giới là Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đứng ở mức kỷ lục 6 triệu tấn trong năm nay so với với mức 4,7 triệu tấn gạo vào năm ngoái.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam, dự trữ gạo của Việt Nam đang dồi dào nhờ thu hoạch rất lạc quan trong năm nay. Xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ vượt mục tiêu 5 triệu tấn đề ra ban đầu nhờ nhu cầu tại châu Phi, Malaysia và Philippine tăng.
Dự trữ gạo của Indonesia cũng đang khá lớn nhưng có thể nước này sẽ chỉ quay lại thị trường xuất khẩu vào cuối năm nay.
Các thương gia dự báo giá gạo tại châu Á sẽ vững trong những tháng tới, mặc dù Thái Lan và Việt Nam chưa vào vụ thu hoạch cao điểm và còn khá nhiều gạo dự trữ.
Giá gạo Thái Lan sẽ khó giảm xuống dưới 500 USD/tấn, kể cả trong tháng 11 – mùa thu hoạch lúa. Thậm chí giá có thể lên tới mức 700 USD/tấn.
Giá gạo thế giới tăng nhanh trong thời gian gần đây và dự báo xu hướng tăng còn tiếp tục do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Đây được xem là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam năm 2009 theo tháng, đơn vị: USD/tấn - Nguồn: www.agro.vn
Giá gạo thế giới trong thời gian gần đây liên tục tăng nhờ thông tin về Philippines liên tiếp mở thầu mới. Cụ thể, sau khi tổ chức buổi thầu ngày 4-11 với số lượng 250.000 tấn gạo, Philippines đã công bố ba buổi thầu trong tháng 12-2009. Số lượng mua mỗi đợt đấu thầu là 600.000 tấn.
Nhu cầu thế giới tăng mạnh
Như vậy tính đến thời điểm này, lượng gạo Philippines nhập khẩu cho năm 2010 trong năm nay có thể lên tới 2,05 triệu tấn. Đây là một số lượng nhập khẩu kỷ lục trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Philippines cũng cho biết nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt ít nhất là 2,35 triệu tấn vào năm tới do ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa bão. Và trong tình huống xấu nhất, sản xuất gạo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường cùng hiện tượng El Nino, nước này có thể nhập đến 3 triệu tấn gạo.
Ngoài Philippines, Ấn Độ cũng sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua và số lượng gạo nhập khẩu có thể lên tới 3 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Anand Sharma, ngày 17-11-2009, đã xác nhận về kế hoạch nhập khẩu gạo để bù vào sự thiếu hụt sản xuất do ảnh hưởng bởi hạn hán và lụt lội vừa qua. Như vậy, các động thái nhập khẩu của Philippines và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá gạo thế giới. Giá gạo thế giới dự báo tiếp tục tăng nhờ nhu cầu từ hai nước này.
Giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng, nhưng dự báo không tăng quá mạnh do nguồn cung dồi dào từ Thái Lan và Việt Nam. Thêm vào đó Philippines và Ấn Độ đều chủ trương tìm cách nhập khẩu gạo với mức giá hợp lý, nếu như giá quá cao họ có thể bỏ thầu.
Hiện nay dự trữ gạo của Chính phủ Thái Lan đang ở mức kỷ lục, tăng hơn ba lần so với mức 2 triệu tấn của năm ngoái. Và nước này đang có kế hoạch bán ra một phần trong lượng gạo dự trữ 6-7 triệu tấn. Các thương nhân Thái Lan cho rằng đây là thời điểm thích hợp để chính phủ giảm lượng tồn kho do nhu cầu cao từ Philippines và Ấn Độ sẽ giữ cho gạo Thái Lan không bị giảm giá mạnh.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tồn kho gạo thế giới trong năm 2009 ở mức 85,9 triệu tấn, giảm 5,29% so với 2008 nhưng tăng mạnh so với mức dự trữ của năm 2006 và 2007 (tăng 6,84% và 14,38%). Mức dự trữ này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong khoảng 71 ngày.
Cơ hội cho gạo Việt Nam
Như vậy nhu cầu cần nhập thêm gạo của Philippines và Ấn Độ khá rõ ràng. Trong bối cảnh giá gạo Việt Nam vẫn đang còn thấp hơn so với giá gạo Thái Lan, đây sẽ là một lợi thế đối với gạo Việt Nam trong việc giành các hợp đồng với Philippines và Ấn Độ. Thêm vào đó, nhờ áp lực giảm giá gạo Thái Lan từ nguồn dự trữ kỷ lục của chính phủ nước này, giá gạo Việt Nam sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách với giá gạo Thái Lan, xuống còn 10-15 USD/tấn.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý đối với Việt Nam là phải thúc đẩy quan hệ với các nước Ấn Độ và Philippines để tăng khả năng giành hợp đồng. Đặc biệt, hiện nay Ấn Độ đang rất chú trọng đến vấn đề giá cả và Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu gạo cho Ấn Độ qua các hợp đồng chính phủ.
Phát triển Công nghệ:
Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, đã tạo ra được một số giống lúa mới thích hợp với điều kiện từng vùng,khí hậu của nước ta.
???Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ở Việt Nam:
Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp điều tra, thu thập, phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4, G6, G10, G13, G14, G19,G22,G24…
Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất dục ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho hệ thống canh tác 3-4vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.
Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản xuất lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4 tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao.
Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ thống chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy, crtI vào giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine A giúp giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực phẩm chính.
Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp điện di protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn giống phục vụ công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằngsông Cửu Long và khảo sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng proglutelin, acidic glutilin, basic glutelin.
Xác định gen fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp Fine Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp microsatellite phân tích quần thể tổ hợp lai Khao dawk mali/OM 1490 cho thấy rằng gen fgr diều khiển mùi thơm là gen lặn trên nhiễm sắc thể số 8, băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp và không thơm ở độ lớn 90bp (cặp mồi RG28F-R), băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 160bp và không thơm ở độ lớn 120bp (RM223). Gen thơm là tính trạng phức tạp chịi ảnh hưởng rất mạnh của điều kiện ngoại cảnh.
Phân tích sự bắt cặp nhiễm sắc thể tương tự trong các dòng lai xa thuộc giống O. sativa bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang (Fluorescence in situ hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với kỹ thuật dùng label quỳnh quang đính vào DNA probe để lai với nhiễm sắc thể trên kính tiêu bản và được nhìn thấy dưới kính hiển vi quỳnh quang, lai xa giữa lúa trồng (Oryza sativa) và lúa hoang (O.officinalis, O.brachyyantha, O.granulata) giúp đa dạng hóa nguồn gen cây lúa.
Kỹ thuật Transgenomics AraC/AvrXa10-transactivator mới dùng cho nghiên cứu bộ gen chức năng và cải thiện giống cây trồng với phương pháp dùng protein AraC điều khiển Opera Ara có vai trò trong quá trình trao đổi đường arabinose của vi khuẩn Escherichia coli và protein AxrXa10 của vi khuẩn Xanthomonas oryzea trong sự kích hoạt sự thể hiện của gen chỉ thị chuyển vào cây trồng.
Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
Phân tích QTL (quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp marker RFLP, microsatellite phân tích bản đồ di truyền của tổ hợp lai IR 28/Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn với khoảng cách di truyền 6,3cM trên nhiểm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ.
Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các dòng chỉ thị ỊRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24, Việt lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất 7,2-7,6tấn/ha.
Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống lúa.
Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat (K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử lý hạt giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số hạt chắc và năng suất.
Quản lý tính kháng rầy nâu của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy rằng độc tính của quần thể rầy nâu có chiều hướng gia tăng trên giống chỉ thị ASD7 (gen bph2), Rathu heenati (bph3) và giống chuẩn kháng (bph2 và bph3). Hình thành các quần thể có độc tính gây hại khác nhau tùy thuộc trình độ thâm canh trên đồng ruộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quản lý tính kháng rầy nâu bền vững bao gồm việc đa dạng hoá nguồn gen trong sản xuất, lai tạo gen kháng rầy nâu từ lúa hoang, chọn tạo giống lúa kháng ngang và ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp.
Nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCR chọn giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với marker RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR 64/Hoa lài).
Quản lý tính kháng của sâu đục thân sọc nâu Chilo suppressalis (Lepidoptera:Pyralidea) đối với giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu về thời gian, tập tính, giao phối, sự phát tán, ký chủ phụ và chiến lược quản lý tính kháng của sâu.
//////
KẾT LUẬN
N
hu cầu nhập khẩu gạo của thị trường thế giới dù có những những biến động thăng trầm trong từng thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Mức tăng trưởng cung lúa gạo đã bắt đầu có dấu hiệu giảm. Đó là thuận lợi để Việt Nam có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2010 và trong những những năm tiếp theo. Các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất, xuất khẩu gạo đã phát huy một cách có hiệu quả và được minh chứng rõ nhất trong suốt 14 năm liên tục vừa qua cả về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lẫn đẩy mạnh xuất khẩu – Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Thắng lợi này cả thế giới không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sản xuất và sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất khẩu của ta vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp hơn so với nhiều nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu do nền nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu gạo bên ngoài, có thể nhậnđịnh chung: Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng, cùng với Thái Lan, thuộc những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong vòng 10 năm tới. Hương thơm lúa gạo Việt Nam vẫn sẽ lan toả rộng hơn trên thị trường gạo thế giới.
TS Bùi Lê Hà-TS Nguyễn Đông Phong-TS.Ngô Thị Ngọc Huyền-Th.S Quách Thị Bửu Châu-Th.S Nguyễn Thị Dược-Th.S Nguyễn Thị Hồng Thu:”Quản trị kinh doanh quốc tế”-Nhà xuất bản thống kê
TS. Nguyễn Trung Vãn: “Lương thực Việt Nam thời đổi mới, hướng xuất khẩu”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998
V.Trân: “Thị trường gạo thế giới”, Tạp chí Ngoại thương
Thuý Nga: “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”, Tạp chí Thương mại số 4/2008
Hoàng Sơn: “Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, một đòi hỏi của thực tế sản xuất”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 8/2008
Th.S,Đinh Thiện Đức,Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân-Xu hướng trong cầu và cung-thị trường lúa gạo châu Á:những thách thức đối với Việt Nam-Tạp chí kinh tế và phát triển
“ Sản xuất, lưu thông, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam, những chính sách và biện pháp quản lý có liên quan”, Vụ xuất nhập khẩu , Bộ Thương mại
Nguyễn Văn Dung-Quản trị kinh doanh quốc tế-Nhà xuất bản Thống kê -2007
Một số trang web:
www.codofarm.com
www.gentraco.com.vn/
www.angiangtourimex.com.vn/
www.itpc.gov.vn/
www.agro.gov.vn/
www.tuoitre.com.vn/
www.agriviet.com/
www.hvnclc.com.vn/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_chinh_phu_trong_viec_loi_the_canh_tranh_cua_gao_viet_nam_9329.doc