Đề tài Phân tích mối quan hệ C – V – P (chi phí – khối lượng – lợi nhuận) tại công ty cổ phần cao su Sài Gòn Kymdan

Đẩy mạnh hơn nữa việc lập dự toán ngân sách nhằm hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. so sánh kết quả thực hiện với “dự toán ngân sách” để kịp thời có biện pháp điều chỉnh hoạt động tốt hơn. những người trực tiếp liên quan đến hoạt động nào thì lập dự toán cho hoạt động đó, như vậy thì dự toán có khuynh hướng chính xác và đáng tin cậy hơn, khả năng hoàn thành cũng cao hơn. hiện nay công ty chỉ mới lập dự toán cố định tức là dự toán được lập trên giả thiết về khối lượng, giá cả và mức độ hoạt động. công ty có thể lập dự toán linh hoạt, đây là loại dự toán có thể điều chỉnh để thích ứng với mức độ hoạt động đạt được. § công ty cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng bộ phận như theo từng ngành hàng và từng khu vực kinh doanh để có thể kiểm soát chi phí và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

doc42 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ C – V – P (chi phí – khối lượng – lợi nhuận) tại công ty cổ phần cao su Sài Gòn Kymdan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu: Máy móc, thiết bị sử dụng tại công ty hầu hết là bán tự động, quy trình sản xuất giản đơn nên đòi hỏi phải có sự tham gia với số lượng lớn lực lượng lao động thủ công. Nguyên liệu chính là mủ cao su ở dạng Latex sau khi được chế biến thành mủ kem để đưa vào sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn có nguyên liệu phụ như hóa chất, phụ gia, phẩm màu. Nhiên liệu: xăng, dầu D.O, dầu F.O dùng để chạy động cơ. Chủng loại sản phẩm: Nệm mousse KYMDAN : một mặt lỗ vuông, một mặt lỗ tròn , có mùi dâu, chocolate vĩnh cửu hoặc không mùi. Nệm KYMDAN – Massage : một mặt lỗ vuông, một mặt gai hình côn. Nệm KYMDAN – Flex : có 2 mặt hình tròn đấu sole nhau tạo sự thông thoáng. Salon bộ các loại : có khung làm bằng gỗ dầu đã qua xử lý hóa chất chống mối mọt và các tác động hóa học khác, phần làm êm là nệm mousse KYMDAN bên ngoài được bọc bởi simili hoặc vải nỉ Mỹ. Giường các loại : giường KYMDAN, giường xếp, giường di động. Thú phun nhung : bên trong là nệm KYMDAN, bên ngoài được phun 1 lớp nhung, chủ yếu để biếu tặng hội chợ, khuyến mãi. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm: ( xem sơ đồ kèm theo ) Ban giám đốc: Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc. Các phòng ban chức năng Các đơn vị trực thuộc 3.1 Ban giám đốc: Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT: là nguời đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo và ra các quyết định tài chính, tổ chức nhân sự và các quyết định về sản suất cho các phòng ban trực thuộc. Ban thư ký: đào tạo lực lượng giám đốc, trưởng, phó phòng ban trong tương lai. Phó tổng giám đốc vật tư (PTGĐ 1): phụ trách lĩnh vực vật tư và những công viêc cụ thể do giám đốc ủy nhiệm. Phó tổng giám đốc tiếp thị (PTGĐ 2): Thay mặt Tổng giám đốc thường trực ký duyệt các văn bản chứng từ, phụ trách bộ phận tiếp thị. Phó tổng giám đốc tài chính (PTGĐ 3): phụ trách lĩnh vực tài chính – kế toán, đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Phó tổng giám tổ chức hành chính nhân sự (PTGĐ 4): Phụ trách lĩnh vực đời sống của toàn công ty và công việc cụ thể do Tổng Giám Đốc uỷ nhiệm, đại diện lãnh đạo về tiêu chuẩn SA 8000. Phó tổng giám đốc phụ trách chi nhánh nước ngoài (PTGĐ 5): Quản lý thị trường nước ngoài, làm giám đốc chi nhánh Australia. Ban kiểm soát: Gồm 3 người (1 cán bộ quản lý vốn thành phố – trưởng ban, 1 phó phòng kế toán, 1 cán bộ phòng chuyên viên phụ trách thu mua) theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành đúng kế hoạch, điều tiết và phân phối nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa. 3.2 Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng ban chức năng có nhiệm vụ riêng, trong đó trưởng, phó phòng điều hành công việc dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. Phòng tổ chức hành chính : Phụ trách vấn đề nhân sự trong công ty như: tuyển dụng, đào tạo, phân công, thực hiện chính sách lao động cũng như thông báo, phổ biến chính sách, kế hoạch của công ty. Phòng vật tư: Thu mua, cung ứng vật tư cho sản xuất, theo dõi vật tư hàng hóa, thành phẩm công ty. Phòng kế toán tài chính: Phụ trách các vấn đề tài chính của công ty, tổng hợp và xử lý số liệu tài chính phát sinh, thanh toán, quyết toán với khách hàng, phân tích, tổng hợp và lập báo cáo tài chính. Phòng tiếp thị: Phụ trách quảng cáo, tiếp thị, hội chợ, triển lãm hàng hóa. Nhiệm vụ chính là phát triển thị trường mới, nâng cao nhãn hiệu công ty. Phòng kỹ thuật: Pha chế hóa chất đưa vào sản xuất, theo dõi chất lượng sản phẩm, tham gia nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phòng KCS : Kiểm tra chất lượng thành phẩm theo đùng quy cách chất lượng. Phòng vi tính: Quản lý và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lắp đặt hệ thống xử lý mạng nội bộ, sữa chữa lỗi phần mềm. Phòng chuyên viên: gồm các cán bộ làm việc lâu năm cho công ty Ban điều phối nệm : chịu trách nhiệm phân phối, điều động sản phẩm khi có các bộ phận có nhu cầu. Ban y tế : chăm lo sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên công ty. 3.3 Các đơn vị trực thuộc: Nhà máy KYMDAN Củ Chi: bắt đầu sản xuất đầu năm 2001, thuộc khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, sản xuất nệm, gối, vỉ gai, thú phun nhung cung cấp cho thị trường hoặc làm nguyên liệu để sản xuất salon theo kế hoạch sản xuất. Xí nghiệp cao su Sài Gòn 2: sản xuất các sản phẩm mới như: ghế KYMDAN các loại, ghế văn phòng, ghế chuyên dùng cho xe hơi. Tổng kho nguyên liệu: đặt tại 4/2 Aáp Bình Chiểu_Xã Tam Bình_Quận Thủ Đức TPHCM, diện tích 900m2 có nhiệm vụ dự trữ và xử lý cao su. Tổng kho thành phẩm: đặt tại 62-64 Phú Lâm-Q6-TPHCM nhiệm vụ điều phối và dự trữ sản phẩm. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Các cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm tại TP.HCM:17 Cửa hàng 28 Bình Thới_P14_Q11 Cửa hàng 237 Hùng Vương_P9_Q6 Cửa hàng 19 Nhiêu Tâm_P5_Q5 Cửa hàng 223 Trần Hưng Đạo_Q1 Cửa hàng 151 Hải Thượng Lãn Ông_P13_Q5 Cửa hàng 104bis Đinh Tiên Hoàng_P1_Q.BT Cửa hàng 163 Tân Tiến_P8_Q.BT Cửa hàng 207 Nguyễn Oanh_Q.GòVấp Cửa hàng 515 Nguyễn Tri Phương_P8_Q10 Cửa hàng 74B Hai Bà Trưng_P.Bến Nghé_Q1 Cửa hàng 134A19 Tô Hiến Thành_Q10 Cửa hàng 453 Bạch Đằng_Q.BT Cửa hàng 47A đường 3/2_P11_Q10 Cửa hàng 338-340-342 Ngô Gia Tự_P4_Q10 Cửa hàng 115 An Dương Vương_P8_Q5 Cửa hàng 549A đường 3/2_P8_Q10 Cửa hàng tại Co-op Mart Đầm Sen 3 Hòa Bình_P3_Q11 Các chi nhánh KYMDAN tại các tỉnh, thành: Cửa hàng 512 Nguyễn Chí Thanh_P.Láng Thượng_Q.Đống Đa_Hà Nội Cửa hàng 248 Cầu Giấy_P.Quan Hoa_Q.Cầu Giấy_Hà Nội Cửa hàng 100 Lò Đúc_P.Đông Mác_Q.Hai Bà Trưng_Hà Nội Cửa hàng 196 Thái Hà_Q.Đống Đa_Hà Nội Cửa hàng 142 đường 3/2_P.Xuân Khánh_TP.Cần Thơ Cửa hàng 205 Phan Châu Trinh_Q.Hải Châu_TP.Đà Nẵng Hệ thống đại lý KYMDAN: + Trong nước: có 242 đại lý khắp cả nước trong đó: - TP.Hồ Chí Minh 87 đại lý - Hà Nội 73 đại lý - Miền Tây 45 đại lý - Miền Trung và Tây Nguyên 33 đại lý - Cửa hàng liên kết 4 cửa hàng + Nước ngoài: Chi nhánh tại Pháp: 7-9 rue du Docteur Charles Richet_Paris XIII Chi nhánh tại Đức: Trommsdorff Str. 05, 99084 Erfurt Chi nhánh tại Úc: 78 Nicholson Str, Footscray, Victoria 3011, Australia. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 3 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 4 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 5 BAN KIỂM SOÁT BAN Y TẾ P. VI TÍNH CN. NƯỚC NGOÀI CÁC NHÓM CỬA HÀNG P. CHUYÊN VIÊN NHÀ MÁY KYMDAN CỦ CHI XÍ NGHIỆP 2 XƯỞNG CƠ KHÍ XƯỞNG MAY XUẤT KHẨU BAN ĐIỀU PHỐI NỆM CN. TRONG NƯỚC BAN THƯ KÝ P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. VẬT TƯ P. KẾ TOÁN P. TIẾP THỊ P. KỸ THUẬT P. KCS Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần cao su KYMDAN 4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY: 4.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán: THỦ QUỸ THUẾ – TSCĐ VẬT TƯ–GIÁ THÀNH THU CHI NGÂN HÀNG THU CHI TIỀN MẶT KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN DOANH THU KẾ TOÁN TỔNG HỢP THU CHI TẠM ỨNG TLƯƠNG–BẢO HIỂM CÔNG NỢ–THỐNG KÊ 4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên: Kế toán trưởng : tổ chức, điều hành bộ máy kế toán công ty; phân công nhiệm vụ cho nhân viên kế toán; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các cơ quan nhà nước, cơ quan thống kê về báo cáo tài chính theo chế độ kế toán ban hành; trợ giúp Tổng giám đốc trong việc lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Kế toán tổng hợp : tổng hợp số liệu các phần hành kế toán để lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế theo định kì. Kế toán doanh thu : theo dõi doanh thu từ việc tiêu thụ thành phẩm công ty. Kế toán công nợ – thống kê : ghi chép, theo dõi chặt chẽ công nợ phát sinh từ việc bán hàng đối với các đại lý và bán lẻ. Kế toán vật tư – giá thành : theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật tư, nguyên liệu; tính giá thành cho các thành phẩm. Kế toán thu chi tiền mặt : theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu chi tiền mặt. Kế toán thu chi ngân hàng : theo dõi các nghiệp vụ phát sinh qua ngân hàng. Kế toán thu chi tạm ứng : theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu chi tạm ứng công nhân viên. Kế toán tiền lương – bảo hiểm : tính lương, các khoản trích theo lương theo quy định. Kế toán thuế – TSCĐ : theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ, trích khấu hao Thủ quỹ : chịu trách nhiệm về tiền mặt tồn quỹ tại công ty, cuối ngày đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với sổ của kế toán tiiền mặt để lập báo cáo tồn quỹ. 4.3 Chính sách kế toán: Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá bán ngoại tệ ngân hàng Công thương công bố vào thời điểm phát sinh. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán: Nhập vào máy tính Sổ nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số dư và số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC. Phương pháp khấu hao: khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. 5. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 5.1 Thuận lợi: Công nghệ sản xuất : công ty được Bộ công nghiệp nhà nước chứng nhận độc quyền về công nghệ sản xuất cao su thiên nhiên. Công ty đang đầu tư cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính những lợi thế này tạo điều kiện cho công ty bảo vệ được uy tín sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường. Nguồn nguyên liệu sản xuất chính : việc tìm kiếm được nguồn nguyên liệu cao su dồi dào dưới dạng Latex giúp cho hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành ổn định. Công ty đã ký những hợp đồng dài hạn với những người cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất được thường xuyên, liên tục. Nguồn nhân lực : đây cũng là lợi thế rất lớn của công ty. Với đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối cao, có tinh thần trách nhiệm, được tổ chức tốt, luôn luôn hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao. Một yếu tố thuận lợi nữa là sản phẩm của công ty được chọn là sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố nên công ty được hưởng các ưu đãi về lãi suất vay vốn. 5.2 Khó khăn và thách thức : Khó khăn trước mắt của công ty là do hoạt động theo loại hình kinh doanh công ty cổ phần mới hơn 5 năm nên cơ cấu tổ chức cũng như quá trình tổ chức sản xuất, lưu chuyển chứng từ, thành phẩm hàng hóa chưa được chặt chẽ và thống nhất. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, mặt bằng sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn các năm trước nhưng vẫn còn bị phân tán ở nhiều nơi. Việc nhà máy Củ Chi đi vào sản xuất giúp mở rộng quy mô, tuy nhiên khoảng cách địa lý khá xa sẽ làm tăng chi phí đi lại và vận chuyển vật tư, thành phẩm ảnh hưởng đến giá thành và sản lượng tiêu thụ của công ty. Thách thức lớn nhất là hệ thống phân phối sản phẩm còn yếu , chịu nhiều chi phí quảng cáo cho các chi nhánh nước ngoài. Công ty chấp nhận đọng vốn để phát triển hình ảnh KYMDAN trong nước cũng như trên thị trường quốc tế, nâng cao uy tín thương hiệu KYMDAN ở khắp mọi nơi. Mức trang bị máy móc, công nghệ sản xuất chưa cao, quy trình sản xuất đòi hỏi sự tham gia của lượng lớn lực lượng lao động thủ công do đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại: Hiện nay, qua 5 năm cổ phần hóa công ty còn có nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, do phấn đấu từ nội lực của mình cũng như có những chính sách đúng đắn trong quản lý thêm vào đó là những thuận lợi về thị trường, nguyên liệu, danh tiếng nên sản phẩm luôn được ưa chuộng và đây cũng là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển ra thị trường bên ngoài trong thời gian tới. II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C – V – P TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SÀI GÒN – KYMDAN : 1. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH: Theo tài liệu của công ty, ta có bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 01 154.358.527.360 209.790.387.870 Trong đó: doanh thu xuất khẩu 02 4.220.539.292 6.927.170.153 Các khoản giảm trừ 03 152.409.313 848.363.053 1. Doanh thu thuần 10 154.206.118.047 208.942.024.817 2. Giá vốn hàng bán 11 82.629.783.856 99.734.365.264 3. Lợi nhuận gộp 20 71.576.334.191 109.207.659.553 4. Doanh thu hđ tài chính 21 893.839.059 409.737.042 5. Chi phí tài chính 22 2.308.265.639 3.358.386.572 6. Chi phí bán hàng 24 19.780.975.345 30.045.087.112 7. Chi phí QLDN 25 14.123.216.294 21.114.355.240 8. Lợi nhuận thuần từ hđkd 30 36.257.715.972 55.099.567.670 9. Thu nhập khác 31 - 858.624.722 10. Chi phí khác 32 - 711.387.274 11. Lợi nhuận khác 40 - 147.237.448 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 36.257.715.972 55.246.805.118 13. Thuế TNDN phải nộp 51 4.532.214.495 7.013.307.244 14. Lợi nhuận sau thuế 60 31.725.501.477 48.233.497.874 Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi. Trong phạm vi bài viết, ta chỉ phân tích một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, hiệu quả sử dụng chi phí, doanh lợi trên chi phí do các chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Doanh thu 154.206.118.047 208.942.024.817 54.735.906.770 Lợi nhuận 31.725.501.477 48.233.497.874 16.507.996.397 Tỷ suất lợinhuận/doanhthu 20,5% 23% 1,5% Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 (23% so với 20,5%) chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận sinh ra từ doanh thu khá cao – cụ thể là năm 2004 cứ 100đ doanh thu thì công ty tạo ra được 23đ lợi nhuận. Hệ số quay vòng vốn: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tổng vốn hoạt động bình quân, qua đó đánh giá khả năng sử dụng tài sản của công ty. Hệ số quay vòng vốn = = 2,67 vòng Hệ số quay vòng vốn = = 2,85 vòng Ta thấy vòng quay vốn năm sau có tăng so với năm trước nhưng không nhiều, chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn do đó doanh thu tạo ra cao hơn. Tuy nhiên hệ số quay vòng vốn như vậy là còn thấp thể hiện khả năng sử dụng tài sản của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: (Return on investment – ROI) Chỉ tiêu ROI là công cụ đánh giá khả năng quản lý các loại chi phí trong mối liên hệ với doanh số bán hàng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 20,5% 23% Hệ số quay vòng vốn 2,67 2,85 Tỷ suất hoàn vốn đầu tư 54,74% 65,55% Rõ ràng năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn khá nhiều so với năm 2003 – cụ thể là cứ 100đ vốn thì mang lại 65,55đ lợi nhuận sau thuế. Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá cao nên dù hệ số vòng quay vốn thấp thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn vẫn rất cao, chứng tỏ công ty sử dụng vốn rất có hiệu quả. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2003 = = 1,32 Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2004 = = 1,38 Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty năm 2004 so với năm 2003 có tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2004 cứ 1đ chi phí thì mang lại cho công ty 1,38đ doanh thu. Nhìn chung hiệu suất sử dụng chi phí của công ty còn thấp chứng tỏ việc quản lý chi phí còn chưa đạt hiệu quả. Ngoài chỉ tiêu trên ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh lợi trên chi phí để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí. Doanh lợi trên chi phí năm 2003 = = 0,27 Doanh lợi trên chi phí năm 2004 = = 0,32 Năm 2004 cứ 1đ chi phí thì công ty đạt được 0,32đ lợi nhuận, tăng so với năm 2003 chỉ đạt được 0,27đ lợi nhuận/1đ chi phí. Như vậy công ty có cố gắng cải thiện tình hình quản lý chi phí nhưng hiệu quả chưa cao. Tóm lại: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đạt hiệu quả cao, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm thể hiện nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty trong việc gia tăng doanh thu, tối thiểu hóa chi phí sản xuất từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố bên ngoài như giá cả yếu tố đầu vào tăng, sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủnên hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý chi phí còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CHI PHÍ: Để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần bỏ ra các loại chi phí bằng tiền để tái đầu tư TSLĐ và TSCĐ, để đảm bảo phúc lợi cho người lao động, để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến giúp cho nhà quản lý căn cứ vào điều kiện cụ thể mà vạch ra các biện pháp thích ứng nhằm phấn đấu giảm từng loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm và xác định khối lượng sản xuất tiêu thụ từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến trong thực tế là rất khó vì trong ngắn hạn nó là định phí nhưng trong dài hạn nó là biến phí. Theo tài liệu của công ty, chi phí được phân chia như sau: Chi phí khả biến: gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: mủ nước, dầu D.O, Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương. + Chi phí vật liệu + Chi phí khác bằng tiền (thí nghiệm, sửa chữa) Chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên bán hàng + Chi phí vật liệu, bao bì + Chi phí bảo hành + Chi phí vận chuyển nệm + Chi phí nhân công sửa chữa cửa hàng + Chi phí hoa hồng Chi phí bán hàng : + Chi phí nhân viên quản lý + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác + Thuế, phí và lệ phí Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí bất biến: gồm + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí vận chuyển nước thải, lao công, bảo trì máy móc Chi phí sản xuất chung: + Chi phí dụng cụ, đồ dùng + Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí bán hàng: + Chi phí vật liệu quản lý + Chi phí đồ dùng văn phòng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dự phòng Chi phí quản lý doanh nghiệp: Dựa vào số liệu của công ty, ta có bảng sau: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp số dư đảm phí: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu thuần (-) Chi phí khả biến _CP NVLTT _CP NCTT _CP SX chung khả biến _CP ngoài SX khả biến Số dư đảm phí (-) Chi phí bất biến _CP SX chung bất biến _CP ngoài SX bất biến Lợi nhuận 154.206.118.047 94.519.061.099 59.184.488.587 10.182.316.072 769.315.450 24.382.940.990 59.687.056.948 22.014.914.396 12.493.663.747 9.521.250.649 37.672.142.552 208.942.024.817 121.876.439.876 76.596.284.515 14.478.877.027 1.235.588.360 29.565.689.974 87.065.584.941 29.017.367.740 10.624.217.640 18.393.149.760 58.048.217.201 Ta có tỷ lệ chi phí bất biến và chi phí khả biến so với tổng chi phí của công ty trong 2 năm 2003 và 2004 như sau: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chi phí khả biến 94.519.061.099 81,11% 121.876.439.876 80,77% Chi phí bất biến 22.014.914.396 18,89% 29.017.367.740 19,23% Tổng chi phí 116.533.975.495 100% 150.893.807.616 100% Dựa vào bảng phân tích chi phí qua nhiều năm ta thấy công ty có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn (thường vào khoảng >80%), chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ (thường <20%) tỷ lệ số dư đảm phí của công ty nhỏ. Do đó nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm không nhiều. Sở dĩ chi phí khả biến của công ty lớn hơn nhiều so với chi phí bất biến là do đặc điểm công nghệ sản xuất nệm cao su của công ty đòi hỏi lượng mủ cao su và nhiên liệu hoạt động máy móc là rất lớn, thêm vào đó dây chuyền máy móc sản xuất còn mang tính thủ công, tự chế nên chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công rất lớn. Điều này kéo theo tốc độ phát triển của công ty chậm nhưng nếu gặp rủi ro như khối lượng tiêu thụ giảm, hoặc không sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do lượng mủ khan hiếm, giá nhiên liệu tăng quá cao thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn so với những công ty có tỷ trọng chi phí bất biến lớn. Lấy số liệu chi phí năm 2004: với kết cấu chi phí như sau: Chi phí khả biến 121.876.439.876 80,77% Chi phí bất biến 29.017.367.740 19,23% Tỷ lệ số dư đảm phí = = 41,7% - Giả định nếu doanh thu tăng lên 10% thì : Lợi nhuận tăng : 208.942.024.817 10% 41,7% = 8.712.882.435 Lợi nhuận công ty lúc này là : 58.048.217.201 + 8.712.882.435 = 66.761.099.636 như vậy lợi nhuận tăng 100% = 15% - Nếu doanh thu giảm 10% thì : Lợi nhuận giảm : 208.942.024.817 10% 41,5% = 8.712.882.435 Lợi nhuận công ty lúc này là : 58.048.217.201 – 8.712.882.435 = 49.335.334.766 như vậy lợi nhuận giảm 100% = 15% Ta thấy : nếu công ty gặp điều kiện thuận lợi như doanh thu tăng thì sự phát triển chậm, lợi nhuận tăng không nhiều nhưng nếu gặp rủi ro thì công ty ít thiệt hại hơn. 4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG : Đòn bẩy hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa tốc độâ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu. Đòn bẩy hoạt động công ty năm 2004 = = 1,5 Nếu doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận tăng : 10% 1,5 = 15% Với độ lớn đòn bẩy hoạt động khá nhỏ như vậy thì tốc độ tăng lợi nhuận của công ty thấp, điều này là do công ty có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ từ đó đòn bẩy hoạt động nhỏ và lợi nhuận sẽ ít nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu. 5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN: Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí đã bỏ ra và đạt mức hòa vốn. 4.1 Xác định điểm hòa vốn : Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên ta sẽ phân tích hòa vốn của toàn bộ công ty và sau đó phân tích hòa vốn của riêng từng loại sản phẩm. Bảng phân tích hòa vốn của toàn bộ công ty trong năm 2003 và 2004: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu 154.206.118.047 208.942.024.817 Chi phí khả biến 94.519.061.099 121.876.439.876 Số dư đảm phí 59.687.056.948 87.065.584.941 Tỷ lệ số dư đảm phí 38,7% 41,7% Chi phí bất biến 22.014.914.396 29.017.367.740 Doanh thu hòa vốn 56.877.230.370 69.636.557.023 Tỷ lệ doanh thu hòa vốn / doanh thu 36,9% 33,3% Doanh thu hòa vốn tính chung cho toàn công ty năm 2004 là 69.636.557.023đ nghĩa là công ty chỉ có lợi nhuận nếu doanh thu đạt được vượt qua doanh thu hòa vốn. Thực tế doanh thu năm 2004 của công ty là 208.942.024.817đ cao hơn nhiều so với doanh thu hòa vốn, do đó không những công ty bù đắp được chi phí bỏ ra trong kỳ mà còn có thêm khoản lợi nhuận rất lớn. Do giá cả các yếu tố đầu vào như mủ cao su, nhiên liệu, nhân công tăng nên chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng. Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng theo và để đảm bảo cho việc kinh doanh có lợi nhuận thì công ty đã tăng giá bán sản phẩm. Doanh thu 2004 tăng so với doanh thu 2003 kéo theo sự tăng lên của doanh thu hòa vốn năm 2004 so với năm 2003, nhưng tỷ lệ doanh thu hòa vốn/doanh thu năm 2004 thấp hơn năm 2003 chứng tỏ công ty đã cải thiện tình hình quản lý chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên do công tác quản lý chưa đạt hiệu quả cao cùng với các tác động từ thị trường bên ngoài nên tỷ lệ doanh thu hòa vốn trên doanh thu giảm chưa nhiều. Phân tích điểm hòa vốn của các nhóm sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm Chỉ tiêu Nệm mousse các loại Giường KYMDAN các loại Giường di động các loại Giường xếp di động các loại Salon các loại Aùo chần gòn Sản lượng tiêu thụ 4.951.296 355 72 494 412 1.895 Doanh thu 202.370.829.300 737.731.859 79.780.367 608.324.667 2.896.621.805 949.592.718 Chi phí khả biến 171.842.198.417 578.963.698 81.717.837 557.537.351 4.147.972.255 580.199.151 Chi phí bất biến 34.897.780.614 87.083.612 11.033.390 74.946.346 461.812.406 114.863.209 Tổng chi phí 144.186.905.665 666.366.141 2.893.435 632.955.819 4.619.029.069 695.657.488 Tỷ lệ số dư đảm phí 14,71% 21,32% - 8,12% - 38,68% Sản lượng hòa vốn 705.410 34 - 40 - 373 Doanh thu hòa vốn 65.319.578.790 404.602.516 - 908.118.444 - 294.824.507 Ta thấy 2 loại sản phẩm là giường di động và salon có tổng chi phí khả biến lớn hơn doanh thu đạt được, do đó tổng chi phí cũng lớn hơn doanh thu đạt được. Như vậy 2 sản phẩm này hiện đang lỗ. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì ta thấy rằng do cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm salon không hợp lý: sản phẩm salon được tính giá thành theo bộ mà không phân biệt chủng loại, quy cách. Như vậy cần có cách tính giá thành chính xác hơn để đánh giá lại kết quả kinh doanh của sản phẩm salon. Vì đây là sản phẩm đang trong giai đoạn thăm dò thị trường trong kế hoạch mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực trang trí nội thất cao cấp nên cần cân nhắc lựa chọn phương án kinh doanh cho hiệu quả. Còn đối với sản phẩm giường di động cần xem lại định mức chi phí đã hợp lý chưa để điều chỉnh rồi từ đó nhà quản lý sẽ có quyết định có nên sản xuất tiếp sản phẩm này nữa hay không. 4.2 Số dư an toàn : Số dư an toàn dùng để đánh giá mức độ an toàn của công ty. Theo tài liệu trên ta tính được: Số dư an toàn (2004) = 208.942.024.817 – 69.426.856.750 = 139.515.168.100 Số dư an toàn (2003) = 154.206.118.047 – 56.877.230.370 = 97.328.887.677 Công ty có tỷ trọng chi phí bất biến nhỏ tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ số dư an toàn lớn. Tỷ lệ số dư an toàn (2004) = 100% = 66,8% Tỷ lệ số dư an toàn (2003) = 100% = 63,1% Như vậy: Do công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nên số dư an toàn cao. Doanh số giảm thì lợi nhuận không giảm nhanh như đối với các công ty có số dư an toàn thấp, cụ thể là trong năm 2004 nếu doanh thu của công ty giảm 139.515.168.100 đ thì mới đạt đến điểm hòa vốn. Với số dư an toàn khá cao công ty có thể vượt qua được những thời kỳ khủng hoảng kinh tế lớn và những khó khăn trầm trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như sản lượng tiêu thụ giảm, giá cả thị trường biến động 5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU MẶT HÀNG : Kết cấu mặt hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng khác nhau. Do công ty tính giá thành chung cho từng nhóm sản phẩm nên ta phân tích kết cấu mặt hàng theo các nhóm sản phẩm đó. Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho từng nhóm sản phẩm theo doanh thu đạt được. Ta có bảng tính toán sau: Bảng phân tích kết cấu mặt hàng năm 2003 và 2004 Sản phẩm Năm 2003 Tỷ lệ sdđp Năm 2004 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Nệm Mousse các loại 145.791.676.437 96,19% 21,18% 202.370.829.300 97,48% Giường KYMDAN các loại 400.491.385 0,26% 6,86% 737.731.859 0,35% Giường di động các loại 106.478.916 0,07% - 79.780.367 0,24% Giường xếp di động các loại 537.508.356 0,35% - 608.324.667 0,29% Salon các loại 3.478.993.421 2,3% - 2.896.621.805 1,39% Áo chần gòn các loại 1.254.632.542 0,83% 38,61% 949.592.718 0,45% Theo bảng phân tích trên ta thấy qua 2 năm 2003 và 2004 nhìn chung công ty đã tăng tỷ trọng của nhóm sản phẩm mousse là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí khá cao. Do sản phẩm mousse là sản phẩm chủ lực của công ty và uy tín chất lượng sản phẩm càng ngày càng được khẳng định nên doanh số sản phẩm mousse luôn luôn tăng. Năm 2004, công ty tăng tỷ trọng sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn và giảm tỷ trọng những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng từ 38,7% năm 2003 lên 41,7% năm 2004. Điều này kéo theo doanh thu hòa vốn của công ty giảm đi và số dư an toàn tăng lên. Thật vậy, như đã phân tích ở trên, sự thay đổi kết cấu mặt hàng đã làm thay đổi doanh thu hòa vốn và lợi nhuận. III. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ: 1. VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung do đó rất gọn nhẹ, tiết kiệm; việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Việc bố trí, sắp xếp các phần hành kế toán hợp lý, đảm bảo cho các nhân viên kế toán hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và theo đúng quy định của Nhà nước. Hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo hình thức Nhật ký chung là phù hợp với công ty, đơn giản, trình tự xử lý nghiệp vụ nhanh, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, nâng cao chất lượng công tác, ít có tình trạng trùng lắp, việc kiểm tra đối chiếu số liệu không bị dồn vào cuối tháng. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của Bộ tài chính và cơ quan thuế. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán cũng được tổ chức chặt chẽ, nhanh chóng. Sổ sách, chứng từ kế toán được sắp xếp ngăn nắp, lưu giữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo các đối tượng kinh tế có liên quan bằng giấy tờ và bằng số liệu trên máy vi tính, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị tại công ty rất đầy đủ và hiện đại. Hệ thống máy tính, máy in, máy fax đã trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc kế toán. Quá trình xử lý số liệu, tổng hợp và lập các báo biểu kế toán được thực hiện trên máy vi tính với sự hỗ trợ của chương trình kế toán IAS nên đã giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán và ít gây sai sót khi ghi nhận, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hơn. 2. VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ: Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán quản trị để phục vụ cho ban giám đốc và các nhà quản lý kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty. Hàng quý, kế toán tổng hợp lập các báo cáo kế toán quản trị tổng hợp tình hình sử dụng chi phí và các báo cáo thu nhập của các bộ phận trong công ty. Việc vận dụng kế toán quản trị vào công tác quản trị doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Các báo cáo kế toán quản trị chưa thật sự đem lại hiệu quả cho việc quản lý doanh nghiệp do thông tin kế toán quản trị cung cấp còn mơ hồ, chưa được chi tiết, gây khó khăn cho việc hoạch định của các nhà quản lý. 3. VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ: Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giúp cho công ty xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 kỳ nhất định. Các chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp và phân bổ theo đúng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Công ty tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng tháng phù hợp với đặc điểm của công ty là có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất sản phẩm ngắn, khối lượng sản xuất trong kỳ rất lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết theo từng nhóm sản phẩm rất thuận lợi cho việc tính giá thành của từng nhóm sản phẩm. Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí rất thuận tiện để kiểm tra, truy cập số liệu nhằm giám sát, khắc phục những khoản chi phí bất hợp lý. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm nệm theo kg là rất hợp lý, dễ dàng tính toán giá thành cho các sản phẩm làm từ mousse. Lương cho công nhân sản xuất mỗi loại sản phẩm được tính theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với công sức lao động của công nhân. Thêm vào đó chế độ khen thưởng, hậu đãi rất tốt đã khuyến khích công nhân cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty. Tuy nhiên cách tính lương cho công nhân sản xuất ở phân xưởng may áo nệm, drap chưa hợp lý. Việc trả lương khoán cho công nhân sản xuất không khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, chi phí nhân công sẽ cao mà lượng sản phẩm sản xuất ra không tăng. Chi phí sản xuất chung chỉ được tập hợp theo yếu tố chi phí mà không theo dõi theo phân xưởng nên chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh ở từng phân xưởng không được phản ánh chính xác. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu chính là chưa hợp lý vì chi phí sản xuất chung chủ yếu phát sinh theo thời gian lao động. Việc tính giá thành sản phẩm salon chưa phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm do phân đều chi phí sản xuất vào giá thành của các loại salon khác nhau. Sản phẩm salon có nhiều kích cỡ, chủng loại như salon bọc vải mỹ, salon bọc nỉ, nhưng giá thành lại tính bằng nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận không chính xác. Z salon (bộ) = tổng chi phí sản xuất sản phẩm salon / số bộ salon hoàn thành Với cách tính giá thành như vậy dẫn đến kết quả sai lệch về báo cáo thu nhập của bộ phận sản phẩm salon. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho các nhóm sản phẩm theo doanh thu thì đơn giản, dễ làm, nhưng doanh thu thường là căn cứ phân bổ không đúng vì doanh thu thường thay đổi giữa các kỳ trong khi đó các chi phí ngoài sản xuất thường có bản chất cố định. Về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, ta thấy chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi phí bất biến, điều này kéo theo tốc độ phát triển của công ty chậm nhưng nếu gặp rủi ro như khối lượng tiêu thụ giảm, hoặc không sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do lượng mủ khan hiếm, giá nhiên liệu tăng quá cao thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. I. MỤC TIÊU: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất, mở rộng quy mô và khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Cũng vậy, công ty KYMDAN hiện nay tuy đã chiếm lĩnh được thị trường nệm nội địa, tạo dựng được thương hiệu nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ buộc công ty phải luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh ở các thị trường mới trong và ngoài nước. Để luôn luôn đứng vững trên thương trường đầy sóng gió và thử thách, các nhà quản lý của công ty cần tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Sau đây em xin đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. II. ĐỀ XUẤT CỤ THỂ: 1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ: Chi phí sản xuất chung của công ty hiện nay chỉ tập hợp chi tiết theo các yếu tố chi phí nên không phản ánh được chi phí đó phát sinh cho phân xưởng nào. Theo em, công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết của tài khoản “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Có như vậy chi phí sản xuất chung mới được phản ánh đúng là đã phát sinh ở bộ phận nào để có thể tập hợp chi phí chính xác cho bộ phận đó, từ đó việc tính giá thành cho các nhóm sản phẩm cũng chính xác hơn. Ví dụ : 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 62711 Chi phí nhân viên phân xưởng nhà máy Củ Chi 62712 Chi phí nhân viên phân xưởng xí nghiệp 2 62713 Chi phí nhân viên phân xưởng sx nệm, drap 6272 Chi phí vật liệu 62721 Chi phí vật liệu nhà máy Củ Chi 62722 Chi phí vật liệu xí nghiệp 2 62723 Chi phí vật liệu phân xưởng sx nệm, drap 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 62731 Chi phí dụng cụ sản xuất nhà máy Củ Chi 62732 Chi phí dụng cụ sản xuất xí nghiệp 2 62733 Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng sx nệm, drap 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 62741 Chi phí khấu hao TSCĐ nhà máy Củ Chi 62742 Chi phí khấu hao TSCĐ xí nghiệp 2 62743 Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng sx nệm, drap 6275 Chi phí bảo hộ lao động 62751 Chi phí bảo hộ lao động nhà máy Củ Chi 62752 Chi phí bảo hộ lao động xí nghiệp 2 62753 Chi phí bảo hộ lao động phân xưởng sx nệm, drap 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 62771 Chi phí nhiên liệu mua ngoài 627711 Chi phí nhiên liệu mua ngoài nhà máy Củ Chi 627712 Chi phí nhiên liệu mua ngoài xí nghiệp 2 627713 Chi phí nhiên liệu mua ngoài phân xưởng sx nệm, drap 62772 Chi phí năng lượng mua ngoài 627721 Chi phí năng lượng mua ngoài nhà máy Củ Chi 627722 Chi phí năng lượng mua ngoài xí nghiệp 2 627723 Chi phí năng lượng mua ngoài phân xưởng sx nệm, drap 62773 Chi phí vận chuyển nước thải 627731 Chi phí vận chuyển nước thải nhà máy Củ Chi 627732 Chi phí vận chuyển nước thải xí nghiệp 2 627733 Chi phí vận chuyển nước thải phân xưởng sx nệm, drap 6278 Chi phí khác bằng tiền 62781 Chi phí khác bằng tiền nhà máy Củ Chi 62782 Chi phí khác bằng tiền xí nghiệp 2 62783 Chi phí khác bằng tiền phân xưởng sx áo nệm, drap Như đã nhận xét ở trên, việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành của các nhóm sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chưa hợp lý. Theo em nên phân bổ chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất nệm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do đây là sản phẩm có lượng chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn. Đối với các phân xưởng khác thì phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm theo tiêu thức số giờ lao động trực tiếp do chi phí sản xuất chung chủ yếu phát sinh theo thời gian hoạt động. Về cách tính giá thành của sản phẩm salon công ty cần lập bảng chi phí định mức cho từng loại sản phẩm theo từng quy cách và chủng loại. Dựa trên báo cáo chi phí sản xuất và bảng phân tích biến đôïng chi phí sản xuất ta sẽ tính giá thành cho từng loại sản phẩm salon. Z thực tế sản phẩm = Z định mức sản phẩm chênh lệch định mức Hiện nay giá cả các yếu tố đầu vào ngày một tăng, thị trường các loại nhiên liệu đang khan hiếm nguồn cung trong khi nhu cầu nhiên liệu của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đặc điểm riêng của quy trình hoạt động sản xuất, công ty cần có lượng chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công rất lớn. Công ty đã chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên liệu mủ cao su lâu dài và có kỹ thuật dự trữ mủ nước lâu dài do đó chi phí nguyên vật liệu có thể quản lý tốt nhưng chi phí nhân công thì chưa thể kiểm soát hiệu quả. Do máy móc, thiết bị sản xuất của công ty chủ yếu là tự chế nên chậm cải tiến và chưa thể đạt được hiệu quả cao nhất, phải cần lượng nhân công rất lớn để vận hành và sản xuất. Điều này dẫn đến chi phí khả biến rất lớn. Giải pháp hiện nay là phải tăng năng suất lao động nhằm làm giảm chi phí lao động trực tiếp trong một đơn vị sản phẩm và tăng sản lượng sản phẩm sản xuất được trong một đơn vị thời gian. Thực hiện quá trình tự động hóa sản xuất kinh doanh, ứng dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật sẽ cho ta năng suất lao động tăng lên, khi đó chi phí khả biến một đơn vị sẽ giảm đi. Công ty cần đầu tư cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân. Công ty đã nhập về thiết bị sản xuất áo nệm chần gòn hiện đại nhất nước ta hiện nay chuyên sản xuất áo nệm cao cấp dành xuất khẩu mang lại hiệu quả cao trong hai năm gần đây. Khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, ta thấy rằng chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, độ lớn đòn bẩy hoạt động nhỏ nên lợi nhuận ít nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu, sản lượng bán. Do đó, công ty cần giảm đi chi phí khả biến, nâng cao năng suất lao động, giảm được giá thành thì khi doanh thu tăng lợi nhuận mới tăng đáng kể. Giảm tối thiểu các loại tồn kho không hợp lý. Mức tồn kho quá nhiều về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm sẽ làm ứ đọng vốn và làm tăng chi phí bảo quản. Các nhà quản lý nên tiếp cận với mô hình tổ chức sản xuất theo môi trường sản xuất kịp thời (JIT – Just in time) để có thể giảm tối đa chi phí tồn kho. Tóm lại: Nếu việc quản lý chi phí đạt hiệu quả tốt thì công ty sẽ kiểm soát được chi phí và tối thiểu hóa chi phí, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng dễ dàng và chính xác hơn; nhà quản lý sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra các quyết định quản trị. 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ: Phương pháp phân bổ chi phí dựa trên các tiêu thức phân bổ gián tiếp như doanh thu thường có kết quả không chính xác, do đó khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Công ty nên nghiên cứu và đưa vào ứng dụng phương pháp tính giá thành ABC (Activity-based-costing). Đây là phương pháp tính giá thành tập trung vào các hoạt động như là những đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu. Những chi phí theo hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ cho các đối tượng tính giá thành theo số lượng hoạt động mà các đối tượng này đà sử dụng. Đẩy mạnh hơn nữa việc lập dự toán ngân sách nhằm hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. So sánh kết quả thực hiện với “dự toán ngân sách” để kịp thời có biện pháp điều chỉnh hoạt động tốt hơn. Những người trực tiếp liên quan đến hoạt động nào thì lập dự toán cho hoạt động đó, như vậy thì dự toán có khuynh hướng chính xác và đáng tin cậy hơn, khả năng hoàn thành cũng cao hơn. Hiện nay công ty chỉ mới lập dự toán cố định tức là dự toán được lập trên giả thiết về khối lượng, giá cả và mức độ hoạt động. Công ty có thể lập dự toán linh hoạt, đây là loại dự toán có thể điều chỉnh để thích ứng với mức độ hoạt động đạt được. Công ty cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng bộ phận như theo từng ngành hàng và từng khu vực kinh doanh để có thể kiểm soát chi phí và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển, đổi mới của nền kinh tế nước ta, kể từ khi cổ phần hóa vào năm 1999, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Sài Gòn – KYMDAN ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên, tình hình tài chính của công ty cũng rất lành mạnh. Với sự nỗ lực không ngừng của mình, công ty đã tạo dựng được thương hiệu trong và ngoài nước, không ngừng nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm nhằm thâm nhập vào các thị trường mới lạ. Công ty đã và đang góp phần của mình vào sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Có được những thành quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự điều hành sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty và uy tín của thương hiệu đã được tạo dựng trên 50 năm. Việc phát huy hơn nữa kết quả đạt được và khai thác các tiềm năng cùng với việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại chắc chắn sẽ làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế nước nhà. Thời gian thực tập tại công ty cổ phần cao su Sài Gòn – KYMDAN tuy không nhiều nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo và ban lãnh đạo công ty cùng các anh, chị phòng kế toán giúp em có cái nhìn hoàn thiện hơn về công tác kế toán tại các doanh nghiệp, mở rộng tầm hiểu biết và tạo cho bản thân tác phong làm việc hiện đại, nghiêm túc. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Tánh và các anh, chị trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này và hoàn thành khóa học tại trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdetaitotnghiep.doc
  • docBIA.DOC
  • docmucluccvp.doc
  • docNHANXET.doc
  • docloimodau.doc
  • doctolot.doc
Tài liệu liên quan