Đề tài Phân tích mối quan hệ chi phi - khối lượng - lợi nhuận
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về chất lượng và số lượng.
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính trong các đơn vị kinh tế, tổ chức và cơ quan phải từng bước hoàn thiện, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc điêù hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của các nhà quản lý và đối tượng khác ở trong, ngoài đơn vị.
Căn cứ vào mục đích thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho 2 loại đối tượng trong và ngoài đơn vị, kế toán được chia làm 2 hệ thống là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo tài chính để phát hành ra bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã minh chứng được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ đơn vị, nhất là trong các doanh nghiệp .
Ngày nay kế toán quản trị đã là một nội dung quan trọng và cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi trọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định .
Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, biến phí,định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn.
Mọi doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP ) với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Nhận thức rõ điều này, được sự hướng dẫn của thầy cô cùng với sự tìm hiểu, nghiên cứu của các bạn trong nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ” để nghiên cứu .
Đề tài gồm hai phần :
Phần 1 : Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Phần 2 : Bài tập ví dụ về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa có nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
*****
KẾT LUẬN
Tóm lại, nếu nói kế toán quản trị là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp thì phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa tương tự với các nhà quản trị. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát triên thị trường, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả .
Qua việc đi sâu phân tich bài tập ví dụ về các tình huống đưa ra,ta thấy phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như : chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, chiến lược bán hàng, chiến lược marketting
Việc phân tích thông qua mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phảm, chiến lược bán hàng, chiến lược marketting nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp .
Phân tích CVP là một công cụ quản lý,được sử dụng trong việc lập kế hoạch và nhiều tình huống ra quyết định cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp hòa vốn, cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp đạt lợi nhuận mong muốn? Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, giá bán tăng? Quyết định tăng, giảm giá bán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, lợi nhuận? Nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận
Các áp dụng mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận rất phong phú thường sẽ từ việc nghiên cứu và tìm kiếm đơn giản nhất là điểm hòa vốn đến các áp dụng phức tạp khác của mô hình như dự toán, phân tích mô tả các ảnh hưởng đến sư thay đổi các biến số, xem xét rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô và sự tìm hiểu của các bạn trong nhóm đã góp ý hoàn thành đề tài này!.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ chi phi - khối lượng - lợi nhuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cao cả về chất lượng và số lượng.
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính trong các đơn vị kinh tế, tổ chức và cơ quan phải từng bước hoàn thiện, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc điêù hành, quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của các nhà quản lý và đối tượng khác ở trong, ngoài đơn vị.
Căn cứ vào mục đích thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho 2 loại đối tượng trong và ngoài đơn vị, kế toán được chia làm 2 hệ thống là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo tài chính để phát hành ra bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã minh chứng được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ đơn vị, nhất là trong các doanh nghiệp .
Ngày nay kế toán quản trị đã là một nội dung quan trọng và cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tỏ ra là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi trọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định .
Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, biến phí,định phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận mong muốn.
Mọi doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP ) với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận. Nhận thức rõ điều này, được sự hướng dẫn của thầy cô cùng với sự tìm hiểu, nghiên cứu của các bạn trong nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ” để nghiên cứu .
Đề tài gồm hai phần :
Phần 1 : Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Phần 2 : Bài tập ví dụ về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa có nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- KHỐI LƯỢNG- LỢI NHUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP)
1.1.1 Số dư đảm phí.
Số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và tổng biến phí hoạt động.
Công thức xác định:
Số dư đảm phí = Tổng doanh thu - Tổng biến phí. (a)
Gọi: g : Đơn giá bán.
b : Biến phí đơn vị
x : Sản lượng tiêu thụ
A : Tổng định phí
LB : Tổng số dư đảm phí
P : Lợi nhuận
Thì công thức (a) được viết:
LB =g.x – b.x = (g – b).x (b)
Số dư đảm phí đơn vị (LB đơn vị) được xác định:
Từ phương trình : LB đ.vị= = g – b
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
Ta có
Doanh thu - Biến phí - Định phí = Lợi nhuận
Số dư đảm phí – Định phí = Lợi nhuận
Hay : (g – b).x – A = P
Do đó có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo dạng số dư đảm phí như sau:
Bảng 1.1 – Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí
Chỉ tiêu
Tổng số
Tính cho đơn vị
(sản phẩm)
Doanh thu
Biến phí
Số dư đảm phí
Định phí
Lãi thuần
g . x
b . x
(g – b) . x
A
(g – b) . x - A
g
b
g – b
Số dư đảm phí là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần doanh thu còn lại để bù đắp định phí hoạt động và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi số dư đảm phí bằng định phí thì lợi nhuậnn của doanh nghiệp bằng không - hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt điểm hoà vốn. Số dư đảm phí là cơ sở để doanh nghiệp xác định mức sản lượng cần thực hiện để đạt hoà vốn.
1.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán.
Công thức xác định:
Tỷ lệ SDĐP = (Tổng số dư đảm phí/Tổng doanh thu)x 100 (c)
Gọi LB% là tỷ lệ số dư đảm phí.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm thì công thức (c) được viết:
LB(%) = =
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hoặc có nhiều bộ phận kinh doanh thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân (ký hiệu) được xác định:
Tỷ lệ SDĐPbq = Tổng SDĐP của các loại sản phẩm (bộ phận kinh doanh)/Tổng DT của các loại sản phẩm(bộ phận kinh doanh)
Hay:
= (d)
Trong đó: i là loại sản phẩm (bộ phận KD)
n là số loại sản phẩm (bộ phận KD)
1.2.3. Kết cấu chi phí.
Kết cấu chi phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa định phí và biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp
Kết cấu chi phí có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Với một số vốn kinh doanh nhất định, nhà quản trị có thể căn cứ vào đặc điểm SXKD, kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp để chủ động xây dựng, điều chỉnh kết cấu chi phí ( chuyển đổi giữa các biến phí với định phí như: Đầu tư hiện đại hoá nhà xưởng, thiết bị, công nghệ.....) sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Khi cần ra quyết định chuyển đổi chi phí thì lựa chọn kết cấu như thế nào là tốt nhất cho doanh nghiệp? Không có một khuôn mẫu chung nào và cũng không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Mỗi doanh nghiệp sẽ xác lập một kết cấu chi phí riêng phù hợp với đặc điểm SXKD, mục tiêu kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp và thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp đối với rủi ro....
1.1.4. Đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ thay đổi của lợi nhuận với tốc độ thay đổi của doânh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ).
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (ký hiệu : Đ) được xác định theo công thức sau:
Đòn bẩy kinh doanh = Tốc độ thay đổi lợi nhuận/Tốc độ thay đổi của doanh thu(sản lượng) tiêu thụ
Với sản lượng tiêu thụ x0 thì doanh thu là g.x0 và lợi nhuận P0 = (g – b).x0 – A
Với sản lượng tiêu thụ x1 thì doanh thu là g.x1 và lợi nhuận P1 = (g – b).x1 – A
Ta có:
Tốc độ biến động của lợi nhuận = =
Tốc độ biến động của doanh thu = = = Tốc độ biến động của sản lượng
Khi đó:
Đ = =
Đ =
Hay:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng số dư đảm phí/(Tổng SDĐP – Định phí) = Tổng số dư đảm phí/ Lợi nhuận thuần (*)
Từ công thức (*) có thể rút ra kết luận sau:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh được đo lường ở mức kinh doanh cho sẵn.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh giúp cho nhà quản trị nhận biết được khi doanh rhu (hoặc sản lượng) thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi như thế nào. Do vậy, khi doanh nghiệp dự kiến mức độ biến động của doanh thu (hoặc sản lượng)sẽ dự kiến được mức độ biến động của lợi nhuận và ngược lại.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn ở những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí và độ lớn đòn bẩy kinh doanh nhỏ ở những doanh nghiệp có kết cấu chi phí trái ngược. Điều này có ý nghĩa, những doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ trọng đầu tư vào định phí lớn và do vậy, lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự biến độngcủa doanh thu (hoặc sản lượng), với bất kỳ sự biến động nhỏ nàocủa doanh thu (hoặc sản lượng) cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.
1.2:Ứng dụng mối quan hệ C.V.P để ra quyết định kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị doang nghiệp thường phải phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các biến động về biến phí, định phí, đơn giá bán, khối lượng sản phẩm bán ra, kết cầu chi phí…liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhiều phương an kinh doanh buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn phương án nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Nhằm giúp cho việc nghiên cứu một số ứng dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận để ra quyết định kinh doanh, chúng ta sẽ phân tích các tình huống sau:
*Tình huống 1 : Thay đổi định phí và doanh thu.
*Tình huống 2 : Thay đổi biến phí và doanh thu.
* Tình huống 3 : Thay đổi định phí, đơn giá bán và doanh thu.
* Tình huống 4 : Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu.
* Tình huống 5 : Thay đổi định phí, biến phí, sản lượng bán ra và đơn giá bán.
Quyết định giá bán ngắn hạn trong điều kiện đặc biệt.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài thị trường tiêu thụ hiện tại các doanh nghiệp còn có thể có những đơn đặt hàng mới. Những đơn đặt hàng mới này thường kéo theo một số yêu cầu như: mức giá bán phải thấp hơn mức giá bán hiện tại của doanh nghiệp, tăng hoa hồng bán hàng, phải vận chuyển hàng hóa đến địa điểm khách hàng yêu cầu…Để đi đến quyết định nên thực hiện đơn hàng đặt hàng mới nay không buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải tính toán xác định giá bán mới sao cho giá bán mới này không chỉ bù đắp được các khoản chi phí hiện tại mà còn thu được lợi nhuận mong muốn. Để đưa ra giá bán ngắn hạn của doanh nghiệp trong điều kiện đặc biệt chung ta xét 2 Trường hợp sau:
*Trường hợp 1: Doanh thu hiện tại đã vượt qua điểm hòa vốn (doanh thu đã bù đắp được đủ định phí hoạt động
Trong trường hợp này, đơn giá bán mới cần bù đắp được các yếu tố sau:
- Biến phí 1 đơn vị sản phẩm
- Định phí mới tính cho 1 đơn vị sản phẩm
- Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 đơn vị sản phẩm
*Trường hợp 2: Doanh thu hiện tại chưa hòa vốn (Định phí hoạt động chưa bù đắp hết)
Trong trường hợp này, đơn giá bán phải bù đắp được các yếu tố sau:
Biến phí 1 đơn vị sản phẩm
Định phí cũ còn lại tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Định phí mới tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận mong muốn tính cho 1 đơn vị sản phẩm
1.3. Điểm hòa vốn với quyết định quản lý
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận:
Doanh thu = Biến phí + định phí + lợi nhuận
Ta có : doanh thu – biến phí – định phí = lợi nhuận
Hay : số dư đảm phí – định phí = lợi nhuận
Theo khái niệm trên, doanh thu vừa đủ bù đắp chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng không. Hay là tại điểm hòa vốn số dư đảm phí bằng định phí
Nghiên cứu điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình quản trị kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong quá trình kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt điểm hòa vốn, từ đó có biện pháp chỉ dạo kịp thời để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
Điểm hòa vốn có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau, có thể là sản lượng bán ra, doanh thu tiêu thụ hoặc khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí. Mỗi chỉ tiêu có một ưu thế khác nhau đối với nhà quản trị. Tuy nhiên chúng đều là các chỉ tiêu ràng buộc nhau và có thể tính toán xác định qua lại từ chỉ tiêu này tới chỉ tiêu khác.
1.4. Những hạn chế khi phân tích mối quan hệ C – V – P.
-Việc phân tích mối quan hệ C-V-P được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp bởi tính chất đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, kết quả của việc phân tích mối quan hệ này bị hạn chế bởi một số giả thiết sau mà trong thực tế khó có thể đạt được:
-Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí.
-Chi phí và thu nhập phải luôn tuyến tính.
-Cố định các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: khả năng sản xuất, năng suất lao động, tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị sản xuất và dây truyền công nghệ.....
-Chỉ số giá cả không thay đổi.
-Trong trường hợp sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm cơ cấu sản xuất và tiêu thụ được cố định trong quá trình phân tích.
-Sản phẩm sản xuất ra hoặc mua vào phải được tiêu thụ hết trong kỳ.
-Mặc dù có những hạn chế nhất định song lý thuyết về mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận nói chung, điểm hoà vốn nói riêng vẫn có những ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn. Việc nghiên cứu mối quan hệ C-V-P là phần không thể thiếu trong tác nghiệp của nhà quản lý nhưng cũng cần phải thận trọng khi sử dụng kết quả phân tích mối quan hệ này.
PHẦN II:
BÀI TẬP VÍ DỤ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
ĐỀ BÀI:
Doanh nghiệp đang sản xuất và tiêu thụ 2 loại mặt hàng X và Y với doanh thu tiêu thụ lần lượt là 350.000.000 đ và 630.000.000 đ.
Giá bán và chi phí khả biến như sau: 1000đ
Giá bán đơn vị
50
140
Chi phí khả biến đơn vị
30
35
Số dư đảm phí đơn vị
20
105
Tỷ lệ số dư đảm phí %
40
75
Định phí hoạt động :312.500.000đ
Xác định doanh thu hoà vốn chung và doanh thu hoà vốn riêng của từng sản phẩm .Từ đó xác định sản lượng hoà vốn của từng mặt hàng tương ứng với doanh thu hoà vốn đã xác định.
Nếu công ty tiếp tục bán thêm 1.000sp nữa vào mỗi tháng ,nhưng cơ cấu khối lượng là 50/50 cho mỗi loại sản phẩm tiêu thụ thì lãi thuần sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích?
Tương tự như ở câu 2, khi đó doanh thu,sản lượng hoà vốn sẽ tăng lên hay giảm đi?Giải thích.
Giả sử doanh nghiệp quyết định đưa ra thị trường trong tháng tới một sản phẩm mới (Z) sau thời gian nghiên cứu tiền khả thi. Do có thêm sản phẩm này nên chi phí quảng cáo trong định phí tăng thêm 7.500.000đ. Doanh nghiệp sẽ phải định giá cho sản phẩm Z ở mức giá tối thiểu là bao nhiêu để lãi thuần của DN vẫn như cũ. (Biết rằng kết quả thăm dò thị trường cho biết mức tiêu thụ của Z (2.500sp) khá khiêm tốn so với 2 sản phẩm truyền thống X<Y.Mặt khác là SP có tính trung gian giữa hai SP X-bình dân và Y-cao cấp, nên dự kiến khi tiêu thụ thêm Z sẽ làm cho SDĐP bình quân có thể hạ xuống mức 50%).
Nếu tiêu thụ Z thì giá bán , biến phí đơn vị và sản lượng của X, Y thay đổi
như sau: (1.000 đ)
Giá bán đơn vị
60
130
Chi phí khả biến đơn vị
40
50
Số dư đảm phí đơn vị
20
80
S án l ư ợng
8.000
3.500
2.2 BÀI LÀM (ĐVT 1000đ)
1.
Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân:
20* 7.000 + 105 * 4.500
LB% = * 100 = 62,5%
50 * 7.000 + 140 * 4.500
Doanh thu hoà vốn chung:
312.500
Yo = = 500.000
0,625
Doanh thu hoà vốn riêng:
350.000
- Sản phẩm X: Yo = 500.000 * = 178.571,43
980.000
- Sản phẩm Y: Yo = 500.000 – 17.8571,43 = 321.428,57
Sản lượng hoà vốn riêng:
17.8571,43
Sản phẩm X: Xo = = 3.571 (sp)
50
321.428,57
Sản phẩm Y : Xo = = 2.296 (sp)
140
2.
Nếu công ty bán thêm 1.000sp thì tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty là:
= 7.000 + 4.500 + 1.000 = 12.500 (sp)
Do cơ cấu tiêu thụ là 50/50 nên số sp tiêu thụ của X và Y là (12.500:2= 6.250 sp)
Vậy sản lượng tiêu thụ của X bị giảm 750sp nên số dư đảm phí bị giảm 1 lượng: 750 * 20 = 15.000
Sản lượng tiêu thụ của Y tăng 1.750sp nên số dư đảm phí tăng 1 lượng:
1.750 * 105 = 183.750
Tổng số dư đảm phí của công ty tăng 1 lượng là: 183.750 - 15.000 = 168.750 (đây cũng chính là phần tăng của lợi nhuận vì định phí không đổi)
3.
(0,5 * 20 + 0,5*105)
Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân = * 100 = 65%
(0,5 * 50 + 0,5 *140)
Doanh thu hoà vốn chung:
312.500
Yo = = 480.769,23
0,65
Doanh thu hoà vốn chung bị giảm đi là : 500.000 - 480.769,23= 19.230,77
Doanh thu hoà vốn riêng:
6.250.50
-Sản phẩm X: Yo = 480.769 * =126.518,218
6.250*50+6.250*140
.
-Sản phẩm Y : Yo = 480.769,23 - 126.518,218 = 354.251,012
Doanh thu hoà vốn của X bị giảm : 178.571 - 126.518,218 = 52.052,782
Doanh thu hoà vốn của Y tăng : 354.251,012 - 321.429 = 32.822,012
Sản lượng hoà vốn riêng:
126.518,218
Sản phẩm X: Xo = = 2.530(sp)
50
354.251,012
Sản phẩm y: Xo= = 2.530 (sp)
140
Sản lượng hoà vốn của X giảm : 3.571 - 2.530 = 1.041(sp)
Sản lượng hoà vốn của Y tăng: 2.530 - 2.296 = 234 (sp)
4.
Lợi nhuận của 2 sản phẩm X và Y khi bị thay đổi là:
LN= (60 * 8.000 + 130 * 3.500) - (40 * 8.000 + 50 * 3.500)- 312.500 = 127.500
Như vậy lợi nhuận bị giảm : 300.000 – 127.500 = 172.500
Khi tiêu thụ sản phẩm Z mà công ty mong đạt được lợi nhuận như cũ thì lợi nhuận phải đạt được khi tiêu thụ Z là 174.500
_ Đơn giá bán của Z được xác định như sau:
+ Biến phí :48(nđ)
+ Định phí tính cho 1 sản phẩm: 7.500 : 2.500 = 3
+ Lợi nhuận mong muốn từ 1 sản phẩm : 172.500 : 2.500 = 69
-> Giá bán của sản phẩm Z: 120
KẾT LUẬN
Tóm lại, nếu nói kế toán quản trị là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp thì phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa tương tự với các nhà quản trị. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát triên thị trường, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả .
Qua việc đi sâu phân tich bài tập ví dụ về các tình huống đưa ra,ta thấy phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như : chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, chiến lược bán hàng, chiến lược marketting …
Việc phân tích thông qua mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phảm, chiến lược bán hàng, chiến lược marketting nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp .
Phân tích CVP là một công cụ quản lý,được sử dụng trong việc lập kế hoạch và nhiều tình huống ra quyết định cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp hòa vốn, cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp đạt lợi nhuận mong muốn? Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, giá bán tăng? Quyết định tăng, giảm giá bán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, lợi nhuận? Nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận…
Các áp dụng mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận rất phong phú thường sẽ từ việc nghiên cứu và tìm kiếm đơn giản nhất là điểm hòa vốn đến các áp dụng phức tạp khác của mô hình như dự toán, phân tích mô tả các ảnh hưởng đến sư thay đổi các biến số, xem xét rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô và sự tìm hiểu của các bạn trong nhóm đã góp ý hoàn thành đề tài này!.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_sach_sinh_vien_nhom_3_4975.doc