Đề tài Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế

Các công ty con tại công ty Hợp tác kinh tế nên là các công ty con cổ phần có vốn góp chi phối của công ty mẹ, hạn chế thành lập công ty TNHH 1 thành viên, vì loại hình doanh nghiệp này hạn chế tính năng động tự chủ của doanh nghiệp.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h từ việc cho thuê tài sản cố định. Sang năm 2007 nguồn vốn của công ty Hợp tác kinh tế tăng mạnh nên có sự đầu tư mua sắm nhiều tài sản cố định như: các loại xe ô tô, máy phục vụ sản xuất kinh doanh. Hiện nay đang có 3 công ty con là: công ty Phát triển miền núi, công ty Chế biến gỗ và công ty Xây dựng Coecco- Lào thuê tài sản cố định của công ty mẹ phục vụ kinh doanh của mình. Công ty Phát triển miền núi đang thuê xe máy còn công ty chế biến gỗ và Xây dựng Coecco thì thuê ô tô để phục vụ sản xuất kinh doanh. Giá cả cho thuê mà công ty Hợp tác kinh tế áp dụng còn tuỳ thuộc vào giá trị từng loại tài sản cho thuê và thời gian thuê của mỗi công ty con được 2 bên thuê và cho thuê thoã thuận trong hợp đồng. Việc công ty mẹ cho công ty con thuê tài sản cố định của mình là dựa trên sự tự nguyện và cần thiết của công ty con chứ không mang tính áp đặt, bắt buộc. Mà việc cho thuê này mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận, bên thuê và bên cho thuê đều thấy có lợi cho mình thì ký hợp đồng thuê để giúp nhau phát triển. Công ty mẹ được hưởng lợi nhuận do công ty con thuê tài sản cố định, còn công ty con thì nhờ có tài sản cho thuê của công ty mẹ nên sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn nhiều trong lúc công ty con chưa có đủ điều kiện để mua sử dụng. Nói cách khác đây là mối quan hệ hợp tác làm ăn đôi bên đều có lợi, là mối quan hệ hỗ trợ nhau để cả mẹ và con cùng nhau phát triển vững mạnh. Tuy nhiên hình thức kinh doanh bằng cho thuê tài sản cố định của công ty Hợp tác kinh tế hiện đã gặp phải một số khó khăn. Việc cho thuê tài sản cố định nó phức tạp hơn rất nhiều so với quá trình đầu tư bằng vốn nếu như không có sự quản lý chặt chẽ và sự am hiểu về từng loại tài sản đó. Đặc biệt trong quá trình cho thuê mà không tính toán hao mòn tài sản cố định không cẩn thận thì rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ trong kinh doanh. Do vậy mà hiện nay đang có rất ít công ty, doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này. Riêng công ty Hợp tác kinh tế thì áp dụng vì một mặt là để thu lợi nhuận, mặt khác là để hỗ trợ công ty con sản xuất kinh doanh nhằm tăng mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con, tạo nên một tổ hợp mẹ- con có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau trong đó không có quan hệ áp đặt, mệnh lệnh hành chính như trước đây. Bên cạnh đó công ty Hợp tác kinh tế còn bán một số máy móc trang thiết bị cho các công ty con có điều kiện sử dụng, cụ thể: năm 2006 công ty Hợp tác kinh tế đã quyết định bán lại cho công ty Phát triển khoảng sản một số máy móc trang thiết bị như: xe tải, rơmooc với giá cả, phương thức thanh toán được 2 bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán( chi tiết hơn được trình bày ở phụ lục) Như vậy, ta thấy công ty Hợp tác kinh tế kinh doanh rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư, cho vay, cho thuê, bán, bàn giao …đều nhằm mục đích giúp đỡ công ty con phát triển sản xuất kinh doanh và thông qua đó công ty Hợp tác kinh tế cũng thu được một phần lợi nhuận. Công ty Hợp tác kinh tế đa dạng hoá các hình thức kinh doanh một phần nữa là để tạo ra sự đa dạng trong mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con về tài sản còn được thể hiện rõ hơn thông qua việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty con. Đối với những công ty con TNHH 1 thành viên, 100% vốn điều lệ của công ty mẹ thì việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định còn tuỳ thuộc vào giá trị của tài sản cố định đó mà có các quyết định khác nhau, cụ thể: Nếu công ty con muốn mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính của công ty con được công bố tại quý gần nhất thì do giám đốc công ty con tự quyết định nhưng phải nằm trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đã được Hội đồng quản trị của Coecco thông qua. Giám đốc công ty con có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về tiến độ và hiệu quả của việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đó. Nếu công ty con muốn mua săm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị trên 30% tổng tài sản của công ty con tại kỳ báo cáo gần nhất thì phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty mẹ. Nếu mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị từ 30-50% tổng giá trị tài sản thì do Tổng giám đốc công ty mẹ quyết định việc này còn nếu trên 50% thì do Hội đồng quản trị Coecco quyết định việc này. Như vậy, việc công ty con mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị trên 30% tổng giá trị tài sản của họ thì phải được sự đồng ý của công ty Hợp tác kinh tế, thể hiện sự phụ thuộc về tài chính của công ty con vào công ty mẹ. Tuy nhiên sự phụ thuộc này là có giới hạn và đúng vì công ty mẹ là chủ sở hữu vốn của các công ty con nên nếu mua sắm, thanh lý hay nhượng bán tài sản có giá trị lớn không phù hợp thì nó ảnh hưởng lớn đến lợi ích của công ty mẹ. Đồng thời thông qua sự phụ thuộc trong việc mua sắm, thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn của công ty con vào công ty mẹ càng cho ta thấy rõ hơn mối quan hệ về tài chính giữa mẹ và con. Khác với công ty con TNHH 1 thành viên, việc mua sắm, thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định của các công ty con cổ phần có vốn góp chi phối thì công ty Hợp tác kinh tế chỉ can thiệp dựa trên tỷ lệ vốn góp của mình. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của công ty con TNHH 1 thành viên vào công ty mẹ nhiều hơn công ty cổ phần. Thông qua đây phần nào thấy được ưu điểm của công ty con cổ phần, để trong tương lai một số công ty con TNHH 1 thành viên của công ty Hợp tác kinh tế sẽ chuyển sang công ty cổ phần hoạt động hiệu quả hơn. 4.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con về phân phối lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo mô hình nào, trong thời gian nào thì lợi nhuận vừa là mục tiêu thể hiện kết quả đồng thời phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó. Với công ty Hợp tác kinh tế khi hoạt động ở mô hình cũ thì lợi nhuận của công ty là lợi nhuận được tổng hợp từ các đơn vị thành viên thông qua báo cáo tài chính, các khoản lợi nhuận trích lập từ các đơn vị thành viên. Ngoài ra hàng năm các đơn vị thành viên còn phảI trích lập theo phần trăm tổng lợi nhuận nộp lên cho công ty Hợp tác kinh tế và một phần nữa được giữ lại ở các đơn vị để bổ sung nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ phần trăm này được quy định theo từng đơn vị thành viên mà cụ thể hơn là tuỳ thuộc vào lượng vốn giao cho từng đơn vị ban đầu. Tuy nhiên trong quá trình phân phối lợi nhuận ở mô hình cũ có điều không được hợp lý là công ty Hợp tác kinh tế lúc đó không trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ đóng vai trò là cơ quan chỉ đạo, quản lý, cấp vốn cho các đơn vị thành viên nhưng hàng năm vẫn được trích lợi nhuận từ các công ty trực tiếp sản xuất là các đơn vị thành viên. Như vậy lợi nhuận công ty Hợp tác kinh tế trước đây có được chưa thực sự đúng với nghĩa của câu “có làm mới có ăn” mà còn mang tính chất áp đặt, tạo nên mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với các đơn vị thành viên là quan hệ dựa trên mệnh lệnh hành chính. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lợi nhuận thu được hàng năm chưa cao, tình trạng tham ô, tham nhũng trong mô hình cũ ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì đã có sự chuyển đổi về chất trong mọi mặt, đặc biệt lúc này lợi nhuận của công ty được xác định theo cách khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty mẹ lúc này bao gồm: Lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hợp tác kinh tế; lợi nhuận thu từ công ty liên doanh, liên kết; và phần lợi nhuận thu từ vốn đầu tư vào công ty con. Trong đó: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty Hợp tác kinh tế gồm: lợi nhuận thu được do công ty kinh doanh và lợi nhuận từ 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc. - Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết: là lợi nhuận được phân chia do góp vốn liên kết làm ăn với các công ty khác trong và ngoài nước. - Lợi nhuận thu từ vốn đầu tư vào công ty con là: phần lợi nhuận được chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của công ty mẹ vào các công ty con từ tổng lợi nhuận sau thuế công ty con đạt được trong kỳ kế toán. Các công ty con này bao gồm: 6 công ty TNHH 1 thành viên và 2 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của công ty mẹ. Lợi nhuận của các công ty con là lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Có thể nói rằng từ sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con về phân chia lợi nhuận đã công bằng và bình đẳng hơn trước nhiều. Còn quá trình phân phối lợi nhuận của các công ty con cho công ty mẹ cụ thể qua 3 năm như thế nào theo dõi ở bảng 9 : Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, hàng năm công ty Hợp tác kinh tế đều có sự xem xét phê duyệt các dự án đầu tư ở công ty con để phân phối vốn đầu tư hợp lý. Mục đích đầu tư vốn lớn nhất của công ty Hợp tác kinh tế là lợi nhuận mang lại, nên việc quyết định đầu tư cho công ty con nào nhiều, công ty con nào it là rất quan trọng. Nhưng nhìn chung trong 3 năm(2005- 2007) thì lượng vốn đầu tư của công ty mẹ chú yếu tập trung ở công ty TNHH 1 thành viên nên lợi nhuận công ty mẹ được phân phối từ đầu tư vốn do công ty TNHH 1 thành viên mang lại là chú yếu chiếm trên 70% tổng lợi nhuận công ty mẹ được công ty con phân phối. Qua bảng 9 ta thấy: Sau khi chuyển hoạt động theo mô hình mới lợi nhuận sau thuế của các công ty con hàng năm tăng lên rất mạnh. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân của công ty Phát triển khoảng sản ở Lào và công ty cổ phần nước khoáng và du lịch Sơn Kim rất cao( bình quân năm trước so với năm sau tăng gấp đôi). Công ty Phát triển khoáng sản ở Lào tuy mới được thành lập quy mô còn nhỏ nhưng hoạt động khai thác khoáng sản năm 2006, 2007 đang rất thuận lợi nên lợi nhuận tăng lên hàng năm cao. Tuy 2 công ty này tốc độ tăng lợi nhuận cao nhưng xét về số tuyệt đối thì lại rất còn nhỏ so với công ty khác. Theo đánh giá hiện nay của công ty Hợp tác kinh tế thì đây không phải là 2 công ty phát triển cao mà xét một cách toàn diện thì công ty Xây dựng Coecco- Lào và công ty cổ phần Nhựa- bao bì đang phát triển tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ổn định, giá trị về lợi nhuận cao. . Bảng 9 : Phân phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 LN CTC CTM LN CTC CTM LN CTC CTM (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) I. CTC là TNHH 1thành viên 1. Công ty Thanh Sơn 3.760 2.624 1.136 4.382 3.546 836 3.856 2.842 1.014 2. Công ty Trờng Sơn 3.296 2.375 921 3.607 2.991 616 4.538 3.802 736 II. CTC TNHH 1thành viên Lào 1. Cty Xây dựng Coecco-Lào 6.824 5.526 1.298 10.375 7.065 3.310 11.175 8.064 3.111 2. Cty chế biến gỗ 3.668 2.861 807 7.065 5.386 1.679 10.142 7.013 3.129 3. Cty phát triển khoảng sản 1.347 947 400 3.473 2.445 1.028 5.438 4.135 1.303 4. Cty phát triển miền núi 5.326 3.594 1.723 6.803 4.645 2.158 4.150 2.884 1.266 III. CTC là Cty Cổ phần 1. Cty CP Nhựa- bao bì Vinh 11.862 8.786 1.642 20.145 15.713 2.659 24.436 19.549 2.932 2. Cty CP nước khoáng Sơn Kim 1.464 1.185 153 3.465 2.841 343 4.674 3.864 445 Tổng cộng 37.547 27.898 8.080 59.315 44.632 12.629 68.409 52.153 13.936 Nguồn: Phòng Tài chính Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty con cho công ty mẹ khoảng 20- 30% tổng lợi nhuận sau thuế của công ty con. Còn công ty con là công ty cổ phần có vốn góp chi phối thì tỷ lệ phân phối lợi nhuận này tuỳ thuộc vào cổ phần đóng góp của công ty mẹ. Tỷ lệ phân phối lợi nhuận có thể thay đổi tuỳ theo từng công ty và quy định của công ty Hợp tác kinh tế. Lợi nhuận mà công ty con giữ lại bao gồm lợi nhuận phân phối trích lập các quỹ: quỹ dự phòng tài chính 10%; quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển không quá 30%. Ta thấy sự phân phối lợi nhuận của công ty con là TNHH 1 thành viên và công ty con là cổ phần cũng có sự khác nhau rõ rệt. Công ty TNHH 1 thành viên lợi nhuận sau khi giữ lại ở công ty mình thì phần còn lại phân phối hết cho công ty mẹ. Còn ở công ty cổ phần sau khi giữ lại ở công ty mình, phần còn lại tuỳ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các cổ đông để phân chia, cụ thể năm 2005 công ty cổ phần Nhựa- bao bì Vinh phân phối lợi nhuận cho công ty mẹ chiếm 77% nhưng năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 60%. Nguyên nhân là do công ty mẹ đã giảm tỷ lệ vốn góp chi phối vào công ty này để tạo thêm tính độc lập trong kinh doanh cho công ty cổ phần Nhựa- bao bì Vinh. Lợi nhuận là sợi dây nối bền chặt nhất giữa công ty mẹ với công ty con. Có lợi nhuận thì mới giúp công ty mẹ cũng như công ty con tồn tại và phát triển được. Phần lợi nhuận công ty con hàng năm phân phối cho công ty mẹ dù nhiều hay ít cũng thể hiện rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa công ty mẹ với công ty con. Thông qua lợi nhuận được phân chia của công ty con cho công ty mẹ cũng thể hiện được quy mô của vốn chủ sở hữu mà công ty mẹ đầu tư vào công ty con, đồng thời cũng thể hiện được kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con. Tại công ty Hợp tác kinh tế thì phần lợi nhuận được phân phối từ việc đầu tư vốn vào công ty con hầu hết được giữ lại ở công ty con để bổ sung vốn đầu tư cho năm sau. Tóm lại: Quá trình công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con để công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận; Công ty con lại trích phần lợi nhuận có được của mình cho công ty mẹ theo tỷ lệ góp vốn đầu tư ban đầu. Điều này đã thể hiện rõ nhất mối quan hệ về tài chính giữa công ty mẹ với công ty con. Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì quan hệ phân bổ vốn Nhà nước trước đây đã được thay thay thế bằng bằng quan hệ đầu tư vốn. Do vậy vốn đầu tư từ công ty mẹ vào công ty con hàng năm tăng mạnh về số lượng, hiệu quả sử dụng vốn và trách nhiệm về quản lý vốn được nâng cao. Tính chất đầu tư vốn được thay đổi sang “ đầu tư gắn liền với lợi nhuận”. Còn quan hệ phân phối lợi nhuận giữa công ty mẹ với công ty con bằng cách chia lợi nhuận theo vốn góp của công ty mẹ đã thể hiện tính độc lập về tài chính của công ty con. Bên cạnh đó mối quan hệ về tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con còn được thể hiện rõ thông qua việc công ty Hợp tác kinh tế cho công ty con vay vốn, bão lãnh vay vốn; thuê, mua bán tài sản cố định. 4.1.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ- con về kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh. a. Đối với các công ty con là công ty TNHH 1 thành viên: * Về kế hoạch kinh doanh Công ty Hợp tác kinh tế tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cùng các công ty con. Đồng thời tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của các công ty có phù hợp với kế hoạch đã đặt ra hay không. Công ty mẹ có quyền phê duyệt kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn; các dự án đầu tư phát triển của các công ty con. Công ty mẹ còn có quyền quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty con. Các công ty con có quyền tự chủ kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của các công ty phù hợp với nhu cầu thị trường, định hướng chung của công ty Hợp tác kinh tế. Công ty con dựa trên nguồn lực hiện tại và tiềm năng, thế mạnh trong tương lại của mình và lập ra các chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm…sau đó công ty con trình lên phòng kế hoạch công ty Hợp tác kinh tế xem xét, chỉnh sữa các chỉ tiêu đó. Sau khi đã được chỉnh sửa phù hợp hơn thì công ty con tiến hành xây dựng bản kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của công ty mình. Để bản kế hoạch được đưa vào áp dụng thì công ty con phải trình lên Hội đồng quản trị công ty mẹ thông qua và phê duyệt. Nói chung, sự phụ thuộc của các công ty con là công ty TNHH 1 thành viên về kế hoạch kinh doanh vào công ty Hợp tác kinh tế tương đối nhiều, điều đó hạn chế khả năng độc lập tự chủ trong kinh doanh của các công ty con đó. Các công ty con để có được một bản kế hoạch chi tiết cho mình thì phải tốn kém nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, công ty Hợp tác kinh tế cũng chỉ kiểm tra, điều chỉnh một số chỉ tiêu mà công ty con lập không phù hợp với tình hình phát triển chung của công ty còn lại hầu hết là phê duyệt chỉ tiêu mà công ty con đã trình lên. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con TNHH 1 thành viên về kế hoạch kinh doanh chúng ta có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Công ty con Công ty mẹ Công ty mẹ Công ty con Về kế hoạch sản xuất kinh doanh của các công ty con thì công ty mẹ chú yếu định hướng giúp công ty con thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu; giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, thu nhập người lao động…để thấy rõ hơn theo dõi ở bảng 10: Bảng 10 : Công ty mẹ định hướng về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cho các công ty con dựa trên một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2007- 2010. Đơn vị tính: %/ Năm Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận Giá trị sản xuất Giá trị gia tăng 1. Cty Thanh Sơn 35 15 18 8 2. Cty Trường Sơn 38 20 20 10 3. Cty Xây dựng Coecco- Lào 47 31 35 18 4. Cty Phát triển miền núi 35 17 22 11 5. Cty Phát triển khoảng sản 41 21 28 12 6. Cty Chế biến gỗ 45 25 30 12 Nguồn: Phòng Kế hoạch Dựa vào bảng 10 ta có thể kết luận được một phần xu hướng phát triển trong tương lai của các công ty con. Theo định hướng trong 3 năm tới ( tức đến năm 2010) thì công ty Xây dựng Coecco- Lào có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp đến là công ty Chế biến gỗ, công ty Phát triển khoảng sản... Thực chất công ty Hợp tác kinh tế định hướng phát triển cho các công ty con chú yếu cũng dựa vào khả năng hiện tại và tiềm lực trong tương lai của mỗi công ty con chứ không mang tính áp đặt. Việc công ty Hợp tác kinh tế định hướng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong tương lai đã giúp cho các công ty con có được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phát triển kinh doanh của mình. Qua các chỉ tiêu mà công ty mẹ đã định hướng giúp các công ty con có được động lực cố gắng đạt và vượt quá chỉ tiêu đặt ra làm cho các công ty con phát triển tốt hơn. Mà khi các công ty con càng phát triển mạnh thì kéo theo sự phát triển của công ty mẹ. Đồng thời nó còn thể hiện rõ mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con càng khăng khít hơn. * Về chiến lược phát triển kinh doanh Công ty Hợp tác kinh tế xây dựng chiến lược cho mình và cho các công ty con dựa trên cơ sở định hướng của Hội đồng quản trị và các phòng ban kế hoạch công ty; tổ chức hưỡng dẫn các công ty con xây dựng chiến lược theo định hướng đó. Các công ty con tự xây dựng chiến lược cho công ty mình theo định hướng của công ty mẹ và một số căn cứ nội tại khác như: khả năng nguồn lực hiện tại; tiềm năng, thế mạnh trong tương lai của riêng công ty mình để bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới cho phù hợp. Về chiến lược phát triển kinh doanh, công ty Hợp tác kinh tế định hướng giúp cho các công ty con trong việc phát triển các ngành nghề kinh doanh mới. Việc định hướng phát triển ngành nghề cho các công ty con đã làm cho các công ty con có được hướng đi đúng đắn trong tương lai Bảng 11: Công ty mẹ định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh mới cho các công ty con TNHH 1 thành viên. Chỉ tiêu Định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh mới 1. Cty Thanh Sơn - Đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất 35 vạn tấn/ năm vào năm 2006- 2008 - Xây dựng dây chuyền nghiền sàng đá công suất lớn 200 tấn/h vào năm 2009 2. Cty Trường Sơn - Đầu tư bổ sung và mở rộng các loại hình dịch vụ ở khu du lịch Nước Sốt vào năm 2008 - Mở rộng các dịch vụ ở khách sạn Xuân Lam và liên doanh với khách sạn Paksan vào năm 2009. 3. Cty Xây dựng Coecco- Lào - Đầu tư thêm thiết bị và chuyên môn kỹ thuật - Đào tạo nâng cao tay nghề , nănglực thi công xây dựng các công trình phức tạp để có sức cạnh trang và tham gia đấu thầu quốc tế năm 2010 4. Cty Phát triển miền núi - Phát triển thêm các dự án trồng rừng, trồng cây nguyên liệu như : tếch, dó trầm, cao su...ở Trung và Nam Lào. - Năm 2008 khai thác tiếp tiềm năng của 1000 ha rừng ở vùng Rào Mắc. 5. Cty Chế biến gỗ - Từ nay đến 2009 mua thêm 1960ha rừng Tếch ở Salavan. - Đầu tư thêm 1 số nhà máy chế biến lâm sản, chế biến tinh bột sắn ở Viêng Thoong và Mường Mộc 6. Cty Phát triển khoáng sản - Mở rộng thêm các mỏ mới, đầu tư thêm máy móc thiết bị khai thác hiệu quả hơn. - Mở rộng thêm ngành nghề sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng vào năm 2008. - Đầu tư nhà máy chế biến bột đá siêu mịn vào đầu năm 2008. Nguồn: Phòng Kế hoạch Thông qua việc công ty Hợp tác kinh tế định hướng giúp các công ty con về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cũng như định hướng phát triển ngành nghề mới, đã cho ta thấy được rất rõ mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con. Các công ty con rất cần có sự định hướng chiến lược phát triển kinh tế của công ty mẹ, đồng thời công ty mẹ lại có điều kiện giúp đỡ các công ty con có hướng đi đúng. 4.1.4 Mối quan hệ giữa công ty mẹ- con về thị trường. a. Một số quy chế chung của công ty Hợp tác kinh tế Công ty Hợp tác kinh tế thực hiện công tác nghiên cứu, tiếp thị khai thác thị trường trong và ngoài nước còn Hội đồng quản trị công ty mẹ quyết định các giải pháp lớn về thị trường của mình và các công ty con. Công ty Hợp tác kinh tế làm đầu mối giao dịch, xúc tiến thương mại tạo điều kiện hỗ trợ cho các công ty con trong việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Hợp tác kinh tế thực hiện việc liên kết các công ty con để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đối với thị trường hoặc khách hàng cần sự cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ mà từng công ty con đơn lẻ hoặc riêng công ty Hợp tác kinh tế không có khả năng cung ứng. Hỗ trợ các công ty con trong việc tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường, tạo việc làm tiêu thụ sản phẩm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành nghề sản phẩm mới nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty Hợp tác kinh tế tìm kiếm khách hàng cho công ty con dựa trên uy tín, thương hiệu của mình. Còn công ty con được ủy quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty Hợp tác kinh tế với khách hàng. b. Thực trạng mối quan hệ giữa công ty mẹ- con về thị trường Công ty Hợp tác kinh tế là công ty kinh doanh đa ngành nghề và có uy tín trên thị trường, thông qua quá trình kinh doanh của mình công ty đã tiếp cận được với rất nhiều khách hàng, tạo được nhiều mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty mẹ và là cơ sở để hỗ trợ các công ty con về mặt thị trường. Hiện tại trong sản xuất kinh doanh các công ty con do uy tín cũng như quy mô sản xuất còn nhiều hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Để giúp đỡ các công ty con về mặt thị trường đầu ra, công ty Hợp tác kinh tế giới thiệu khách hàng của mình sang tiêu thụ sản phẩm cho công ty con. Việc công ty Hợp tác kinh tế hỗ trợ công ty con tiêu thụ sản phẩm thông qua 2 hình thức chú yếu sau: Thứ nhất: Công ty Hợp tác kinh tế mua sản phẩm của công ty con và bán lại cho khách hàng. Tức công ty Hợp tác kinh tế ký hợp đồng mua sản phẩm với các công ty con, sau đó ký hợp đồng bán sản phẩm cho khách hàng. Qua đó vừa giúp các công ty con tiêu thụ được sản phẩm, vừa làm cho mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con cũng như mối quan hệ giữa công ty mẹ với khách hàng ngày càng mật thiết hơn. Cụ thể: từ năm 2005- 2007 công ty Hợp tác kinh tế đã giúp công ty Chế biến gỗ và công ty Phát triển miền núi ở Lào tiêu thụ được khối lượng gỗ rất lớn. Trong vòng 3 năm công ty Hợp tác kinh tế ký hợp đồng tiêu thụ được gần 2 triệu m3 gỗ các loại như: gỗ Tếch, gỗ Chò, gỗ Hương…cho công ty Chế biến gỗ và 1,2 triệu m3 gỗ các loại cho công ty Phát triển miền núi. Nhờ có sự giúp đỡ của công ty Hợp tác kinh tế mà làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chế biến gỗ và công ty Phát triển miền núi đều tăng lên mạnh. Thứ hai: Công ty Hợp tác kinh tế giới thiệu khách hàng của mình đến các công ty con mua sản phẩm, hàng hoá. Công ty con được trực tiếp bán hàng cho khách hàng của công ty mẹ. Đây là hình thức hỗ trợ về thị trường đầu ra chủ yếu của công ty Hợp tác kinh tế cho các công ty con. Ngoài ra, công ty mẹ còn tổ chức, phối hợp cùng các công ty con phát triển thị trường đầu ra, đầu vào thông qua việc: tìm kiếm thị trường mới, tìm kiếm khách hàng mới và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Tóm lại: Việc công ty mẹ hỗ trợ các công ty con về thị trường đầu vào cũng như đầu ra vừa giúp tăng thêm mối quan hệ mật thiết giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các công con phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. 4.1.5. ảnh hưởng của các mối quan hệ kinh tế đến tình hình tài chính và kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hợp tác kinh tế. 4.1.5.1. ảnh hưởng của các mối quan hệ kinh tế đến tình hình tài chính của Công ty Hợp tác kinh tế. a) ảnh hưởng đến tình hình tài sản Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, các mối quan hệ trong công ty Hợp tác kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt về tính chất tài chính, các mối quan hệ giữa mẹ với con lúc này đều dựa trên hợp đồng kinh tế. Quá trình chuyển đổi hoạt động này đã ảnh hưởng đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó cũng kéo theo sự thay đổi tài sản của công ty. Để thấy rõ hơn sự thay đổi về tài sản của công ty Hợp tác kinh tế trong mô hình mới so với mô hình cũ thì cần phải xem xét sự biến động về quy mô và cơ cấu của tài sản. Năm 2004 công ty thực chất vẫn đang hoạt động theo mô hình cũ với tổng tài sản là gần 244 tỷ đồng, sang năm 2005 công ty Hợp tác kinh tế hoạt động theo mô hình mẹ- con hiệu quả hơn mô hình cũ nên tổng tài sản của công ty tăng mạnh, tăng trên 37% so với năm 2004. Dựa vào bảng 12 ta thấy tốc độ tăng tổng tài sản của năm sau so với năm trước liền kề thì năm 2006/ 2005 là cao nhất tăng trên 55% còn năm 2007/ 2006 thì kém hơn chút ít. Nguyên nhân mà tổng tài sản năm 2006 tăng mạnh như vậy là do sau 1 năm làm quen với mô hình hoạt động mới, công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nên công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh lớn hơn. Điều này càng chứng tỏ quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động đã tác động trực tiếp đến tổng tài sản của công ty Hợp tác kinh tế. Với mô hình cũ trước đây thì công ty Hợp tác kinh tế không trực tiếp sản xuất kinh doanh nên nhìn chung tổng tài sản của các năm chưa nhiều và tốc độ tăng chậm.. Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới thì tổng tài sản bình quân trong 3 năm (2005-2007) tăng trên 30% gấp 2 lần so với tổng tài sản bình quân 3 năm (2002-2004) ở mô hình cũ. Quy mô các loại tài sản của công ty Hợp tác kinh tế trong mô hình mới so với mô hình cũ cũng tăng lên nhiều, trong đó tài sản ngắn hạn tăng lên với tỷ lệ tăng lớn hơn tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn từ năm 2004- 2007 luôn tăng, tốc độ tăng bình quân trong 4 năm đạt gần 50%, trong đó tốc độ tăng của 2006/2005 là cao nhất tăng trên 80%. Trong tài sản ngắn hạn thì Tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ lệ lớn, có tốc độ tăng giữa các năm cao. Điều này chứng tỏ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới thì quá trình sản xuất kinh doanh được mở rộng và ổn định hơn. Lượng Hàng tồn kho lớn và tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của Tiền chứng tỏ khối lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra cũng như tiêu thụ hàng năm lớn. Còn tài sản dài hạn có tăng lên với tỷ lệ tăng chưa cao và không ổn định giữa các năm. Riêng năm 2007 tài sản dài hạn có sự tăng lên rất cao so với năm 2006, tăng gần 90%. Nguyên nhân chính là do năm 2007 công ty mua sắm máy móc, xây dựng thêm nhiều công trình mới nên Tài sản cố định tăng lên. Công ty Hợp tác kinh tế sang năm 2007 đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định nhằm mục đích cho các công ty con thuê để hỗ trợ công ty con có điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Qua đây cho thấy việc cho thuê tài sản cố định của công ty Hợp tác kinh tế phần nào đã ảnh hưởng đến sự thay đổi của khoản mục tài sản dài hạn của công ty. Năm 2005 công ty Hợp tác kinh tế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con nên các khoản mục trong Đầu tư tài chính dài hạn có sự thay đổi hướng đầu tư mới, đó là đầu tư vào các công ty con. Do đó mà khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn ở mô hình mới so với mô hình cũ có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể năm 2005 đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng trên 58% so với năm 2004. Như vậy, mối quan hệ về tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con đã tác động đến khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của công ty. Bảng 12: Tình hình tài sản của công ty Hợp tác kinh tế từ 2004- 2007 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 SL CC SL CC SL CC SL CC I. TSNH 142.354 58,44 213.177 63,44 400.715 76,87 455.762 66.71 1. Tiền 16.435 6,75 20.360 6,06 55.054 10,56 64.341 9.418 2. Đầu tư tài chính NH 352 0,15 419 0,13 242 0,05 665 0.097 3. Các khoản phải thu NH 87.615 35,97 105.360 31,36 163.684 31,40 168.524 24.67 4. Hàng tồn kho 36.452 14,96 79.369 23,62 171.456 32,89 210.871 30.87 5. TSNH khác 1.500 0,62 7.669 2,28 10.279 1,97 11.361 1.663 II. TSDH 101.242 41,56 122.829 36,56 120.604 23,13 227.421 33.29 1. Các khoản phải thu DH 1.832 0,75 2.038 0,61 378 0,07 2.584 0.378 2. Tài sản cố định 95.956 39,39 114.423 34,05 111.351 21,36 212.600 31.12 3. Đầu tư tài chính DH 1.253 0,51 1.992 0,59 1.962 0,38 2.163 0.317 4. Tài sản DH khác 2.201 0,90 4.376 1,30 6.913 1,33 10.074 1.475 Tổng tài sản 243.596 100 336.006 100 521.319 100 683.183 100 Nguồn; Phòng Tài chính Bên cạnh sự tăng lên của các khoản mục tài sản của mô hình mới so với mô hình cũ thì cơ cấu từng khoản mục trong mỗi năm giữa mô hình mới với mô hình cũ cũng có sự thay đổi nhiều. Nhìn chung, từ 2004- 2007 thì khoản mục tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 55% trong tổng tài sản của công ty và cơ cấu tài sản ngắn hạn luôn tăng lên còn tài sản dài hạn thì giảm xuống trong các năm. Năm 2004 tài sản ngắn hạn chiếm 58,44% tổng tài sản đến năm 2006 tài sản ngắn hạn chiếm tới 76,87% tổng tài sản. Nguyên nhân của quá trình thay đổi này là do khi chuyển đổi mô hình hoạt động công ty Hợp tác kinh tế có thêm nhiều dự án đầu tư ngắn hạn đưa vào hoạt động và cho kết quả cao. Đặc biệt, năm 2004, 2005 công ty Hợp tác kinh tế tiến hành đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết ngắn hạn với một số công ty khác, do đó đến năm 2006 thì các dự án góp vốn đã mang lại kết quả cao làm cho khoản mục Tiền trong tài sản ngắn hạn tăng cao. Với sự tăng lên của các khoản mục tài sản ngắn hạn chứng tỏ công ty Hợp tác kinh tế đã đáp ứng được nhu cầu tài chính ngắn hạn. Còn cơ cấu tài sản dài hạn trong mô hình mới giảm xuống so với mô hình cũ. Tóm lại: Khi công ty Hợp tác kinh tế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì các mối quan hệ về kinh tế có sự thay đổi nhiều so với mô hình cũ nên nó làm cho quy mô cũng như cơ cấu tài sản của công ty thay đổi mạnh. Quy mô tài sản tăng lên với số lượng lớn, cơ cấu tài sản chuyển dịch phù hợp với hoạt động của công ty trong mô hình mới. b) ảnh hưởng đến tình hình nguồn vốn Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, khi chuyển đổi mô hình hoạt động thì ảnh hưởng đến tài sản do đó quá trình chuyển đổi này cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty Hợp tác kinh tế. Bảng 13 : Tình hình nguồn vốn của công ty Hợp tác kinh tế từ 2004-2007 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Sl(Tr.đ) CC(%) Sl(Tr.đ) CC(%) Sl(Tr.đ) CC(%) Sl(Tr.đ) CC(%) I. Nợ phải trả 141.498 58,09 194.263 57,82 319.393 61,27 363.030 53.14 1. Nợ ngắn hạn 92.543 37,99 166.875 49,66 284.923 54,65 318.415 46.61 2. Nợ dài hạn 48.955 20,10 27.388 8,15 34.470 6,61 44.615 6.53 II. Vốn chủ sở hữu 102.098 41,91 141.743 42,18 201.926 38,73 320.153 46.86 1. Vốn chủ sở hữu 97.438 40,00 137.292 40,86 190.211 36,49 291.824 42.72 2. Nguồn kinh phí khác 4.660 1,91 4.451 1,33 11.715 2,25 28.329 4.147 Tổng nguồn vốn 243.596 100 336.006 100 521.319 100 683.183 100 Nguồn; Phòng Tài chính Trong mô hình mới công ty đã có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý, tính chất sở hữu và các quan hệ tài chính nên nguồn vốn của công ty có nhiều thay đổi cụ thể thể hiện ở bảng 13. Hoạt động theo mô hình mới, công ty Hợp tác kinh tế trực tiếp sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động nên tổng nguồn vốn cũng tăng lên đáng kể, năm 2005/2004 tăng 37,94%, năm 2006/2005 tăng 55,20%, năm 2007/2006 tăng 31,1%. Trong nguồn vốn của mỗi năm thì Nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ lớn trên 50% tổng nguồn vốn, mà trong giá trị khoản mục Nợ phải trả thì giá trị Nợ ngắn hạn là chú yếu, chiếm trên 70%. Điều này chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh ngắn hạn là chính và khả năng thu hồi vốn nhanh. Còn Vốn chủ sở hữu của công ty bình quân chỉ chiếm hơn 40% tổng nguồn vốn nhưng lại có tốc độ tăng tương đối cao giữa các năm. Vốn chủ sở hữu ở mô hình cũ chính là nguồn vốn Nhà nước cấp nhưng khi chuyển sang mô hình mới thì vốn chủ sở hữu đã có thêm khoản mục là vốn góp của các cổ đông khác nữa. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho vốn chủ sở hữu của công ty Hợp tác kinh tế tăng mạnh sau khi hoạt động theo mô hình mới, năm 2005 so với 2004 tăng 40,9%; còn bình quân trong 3 năm(2005-2007) thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng 45%. Như vậy, hàng năm nguồn vốn chủ sở hữu luôn tăng lên cao chứng tỏ lượng vốn góp của các cổ đông vào công ty ngày càng nhiều, làm giảm hẳn sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và tăng khả năng độc lập chủ động trong kinh doanh của công ty. Để thấy rõ hơn nữa sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Hợp tác kinh tế ở mô hình mới so với mô hình cũ ta theo dõi ở bảng sau: Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Hợp tác kinh tế năm 2004-2007 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) Vốn CSH 97.438 100 137.292 100 190.211 100 291.824 100 1. Vốn NN 97.438 100 121.792 88,71 150.364 79,05 205.324 70,36 2. Vốn CĐ 0 0 15.500 11,29 39.847 20,95 86.500 29,64 Nguồn: Phòng Tài chính Dựa vào bảng 14 ta thấy: sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo công ty mẹ- con nó đã có tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty Hợp tác kinh tế. Hoạt động theo mô hình mới trong vốn chủ sở hữu có thêm vốn góp của cổ đông mà lượng vốn cổ đông đóng góp vào công ty ngày càng tăng cao nên trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vốn Nhà nước có xu hướng giảm đi nhiều. Vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì giảm, tuy nhiên về số lượng vốn Nhà nước đầu tư vào công ty hàng năm vẫn tăng và chiếm tỷ lệ cao, bình quân trong 3 năm 2005-2007 tăng 29,3%. Qua bảng thấy rằng cho đến hiện nay thì vốn Nhà nước vẫn đang là nguồn vốn đầu tư chú yếu của công ty Hợp tác kinh tế. Còn vốn cổ đông khác tuy tốc độ tăng rất cao, bình quân tăng trên 100% nhưng quy mô đầu tư vẫn còn ít. 4.2.2. ảnh hưởng của các mối quan hệ kinh tế đến kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hợp tác kinh tế. Kết quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty để đánh giá khả năng phát triển của công ty. Đồng thời cũng phản ánh được trình độ sử dụng và kết hợp các nguồn lực trong sản xuất như: Vốn, lao động, trình độ quản lý... Bảng 15 : Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất của công ty Hợp tác kinh tế từ (2004-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 So sánh 05/04 06/05 07/06 1. Tổng doanh thu 326.481 408.151 565.670 950.584 125,02 138,59 168,05 2. Các khoản giảm trừ DT 315 516 173 678 163,81 33,53 391,91 3. Doanh thu thuần 326.166 407.635 565.497 949.906 124,98 138,73 167,98 4. Giá vốn hàng bán 290.247 352.454 476.226 811.654 121,43 135,12 170,43 5. Lợi nhuận gộp 35.919 55.181 89.271 138.252 153,63 161,78 154,87 6. Doanh thu HĐTC 3.521 6.141 4.076 10.214 174,41 66,37 250,59 7. Chi phí tài chính 2.236 4.203 9.037 19.481 187,97 215,01 215,57 8. Chi phí bán hàng 5.894 7.163 10.308 21.025 121,53 143,91 203,97 9. Chi phí quản lý DN 21.568 26.346 44.381 61.787 122,15 168,45 139,22 10. Lợi nhuận từ HĐSXKD 9.742 23.610 29.621 46.173 242,35 125,46 155,88 11. Thu nhập khác 1.104 1.224 1.515 3.802 110,87 123,77 250,96 12. Chi phí khác 258 393 586 1.651 152,33 149,11 281,74 13. Lợi nhuận khác 846 831 929 2.151 98,23 111,79 231,54 14. Lợi nhuận trước thuế 10.588 24.441 30.550 48.324 230,84 124,99 158,18 15. Thuế thu nhập DN 2.641 6.464 7.527 11.785 244,76 116,44 156,57 16. Lợi nhuận sau thuế 7.947 17.977 23.023 36.539 226,21 128,07 158,71 Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Hợp tác kinh tế là một công ty mẹ kinh doanh nên cũng như các công ty kinh doanh khác là đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Điểm nổi bật của mô hình công ty mẹ- con là chuyển từ cơ chế chủ quản, mệnh lệnh hành chính 3, 4 cấp quản lý sang cơ chế điều hành qua vốn góp kinh doanh. Do vậy khi chuyển sang mô hình mới này thì công ty Hợp tác kinh tế cũng như các công ty con đều hoạt động hiệu quả và ổn định hơn mô hình cũ. Cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện ở bảng 15: Sau khi áp dụng mô hình công ty mẹ- con, nhìn chung các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều tăng khá. Dựa vào bảng 15 ta thấy: doanh thu năm 2005 tăng 25,02%; lợi nhuận tăng 126,21% so với năm 2004. Bước đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình mới tốc độ tăng doanh thu không cao lắm nhưng lợi nhuận lại tăng rất cao điều này cho ta thấy công ty sản xuất kinh doanh rất hiệu quả. Năm 2007 mô hình công ty mẹ- con ngày càng được củng cố và đi vào nề nếp; trình độ quản lý điều hành được nâng cao; các dự án đầu tư được mở rộng ra nhiều ngành nghề với quy mô lớn nên làm cho cả doanh thu và lợi nhuận 2007 tăng cao so với 2006. Cụ thể doanh thu 2007 tăng 68,05%; lợi nhuận tăng 58,71% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng cao phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, công ty mẹ đầu tư vốn cho công ty con hoạt động sản xuất còn công ty con phải phân chia phần lợi nhuận của mình có được theo tỷ lệ vốn góp cho công ty mẹ. Do vậy, ở mô hình mới khoản mục doanh thu hoạt động tài chính được bổ sung thêm phần doanh thu từ lợi nhuận cổ tức công ty con mang lại nên so với mô hình cũ thì doanh thu tài chính mô hình mới tăng cao, bình quân tăng trên 70%. Mặt khác, do công ty hàng năm luôn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhất là từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động nên các khoản mục chi phí đều tăng lên. Kết luận phần thực tập a. Kết quả đạt được: Công ty Hợp tác kinh tế sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì các mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là các mối quan hệ kinh tế. Về mặt tài chính: - Quan hệ phân bổ vốn ở mô hình trước đây đã được thay thế bằng quan hệ đầu tư vốn. Do vậy, vốn đầu tư từ công ty mẹ xuống các công ty con đều tăng lên về số lượng, hiệu quả sử dụng và trách nhiệm về quản lý vốn cũng được nâng cao rõ rệt. Tính chất đầu tư vốn cũng đã được chuyển sang “ đầu tư gắn với lợi nhuận” nên vốn đầu tư vào các công ty con được sử dụng hiệu quả hơn nhiều so với việc phân bổ vốn theo chỉ tiêu cho doanh nghiệp ở mô hình cũ. Ngoài đầu tư vốn, công ty Hợp tác kinh tế còn cho vay vốn, bão lãnh cho các công ty con vay vốn Ngân hàng để có điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tăng thêm tính mật thiết trong quan hệ mẹ- con. - Hàng năm công ty Hợp tác kinh tế còn bàn giao, đầu tư, cho thuê các TSCĐ của mình, vừa nhằm mục đích thu lợi nhuận vừa để giúp đỡ các công ty con trong lúc chưa có điều kiện mua sắm TSCĐ. Việc cho thuê TSCĐ của công ty Hợp tác kinh tế là hình thức chú yếu để giúp cho các công ty con có đầy đủ cơ sở vật chất phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc bàn giao, cho thuê, đầu tư TSCĐ càng thể hiện rõ hơn nữa mối quan hệ khăng khít giữa công ty mẹ với các công ty con. - Quan hệ đầu tư vốn và phân phối lợi nhuận giữa công ty Hợp tác kinh tế và các công ty con là quan hệ thể hiện rõ nhất về mặt tài chính. Trong đó lợi nhuận được phân phối chính là kết quả của quá trình đầu tư vốn mang lại. Lợi nhuận được trích lập hoặc phân chia dựa theo vốn góp của công ty mẹ, vốn góp càng lớn thì lợi nhuận được phân chia càng nhiều. Điều này thể hiện tính độc lập tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con. Hầu hết lợi nhuận của các công ty con phân phối cho công ty mẹ trong năm đều được giữ lại ở công ty con để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho năm sau chứ công ty mẹ không thu về. Về kế hoạch, chiến lược kinh doanh: - Các công ty con TNHH 1 thành viên tự xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chiến lược trình lên phòng kế hoạch công ty mẹ chỉnh sửa, sau đó lập thành bảng kế hoạch chi tiết để Hội đồng quản trị công ty mẹ phê duyệt. Còn đối với công ty con là cổ phần thì tự xây dựng báo cáo kế hoạch, chiến lược kinh doanh và trình lên công ty mẹ xem xét và góp ý kiến, công ty mẹ không có quyền phê duyệt như đối với các công ty con TNHH 1 thành viên. Các báo cáo kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty con được xây dựng dựa trên khả năng nguồn lực hiện tại và tiềm năng, thế mạnh trong tương lai nên khi trình lên công ty mẹ thì hầu hết đều được công ty mẹ chấp nhận. - Công ty Hợp tác kinh tế là cơ quan định hướng chiến lược kinh doanh trong tương lai cho các công ty con giúp công ty con có được hướng đi đúng và phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty mẹ. Về thị trường: - Công ty Hợp tác kinh tế làm cầu nối về thị trường đầu vào cũng như đầu ra cho các công ty con và khách hàng của mình. Công ty Hợp tác kinh tế thường xuyên giới thiệu khách hàng của mình đến tiêu thụ sản phẩm cho các công ty con nhằm hỗ trợ các công ty con về thị trường đầu ra. - Công ty Hợp tác kinh tế đứng ra tổ chức, phối hợp cùng các công ty con phát triển thị trường kể cả đầu vào lẫn đầu ra thông qua việc tìm kiếm thị trường mới, tìm kiếm khách hàng mới và cơ hội đầu tư mới. Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con các mối quan hệ về tài chính, chiến lược kinh doanh và thị trường đã có nhiều thay đổi phù hợp, có hiệu quả hơn nên cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Hợp tác kinh tế. Về tình hình tầi chính: tổng tài sản, nguồn vốn từ 2005-2007 đều tăng lên với số lượng lớn hơn nhiều so với mô hình cũ; cơ cấu tài sản, nguồn vốn trong công ty cũng có sự thay đổi phù hợp với mô hình hoạt động mới. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế tăng lên với giá trị tăng lớn; các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên nhưng với tốc độ tăng lên nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu, điều này phần nào cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của công ty tăng mạnh. b. Một số tồn tại - Trong quan hệ đầu tư vốn chỉ mới xảy ra một chiều là đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con nhưng chưa có hiện tượng đầu tư trở lại của công ty con vào công ty mẹ. Nguyên nhân chính là do công ty Hợp tác kinh tế không cho phép các công ty con đầu tư trở lại công ty mẹ. Việc này nó hạn chế mối quan hệ tác động qua lại giữa công ty mẹ với công ty con và làm giảm tính tự do,độc lập của các công ty con. - Có một số công ty con 100% vốn của công ty mẹ như: công ty Thanh Sơn, công ty Phát triển miền núi, tính chất đầu tư vốn còn mang dáng dấp của mô hình cũ tức việc sử dụng vốn chưa đạt được đến mục tiêu chính là lợi nhuận. - Các công ty con TNHH 1 thành viên về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình còn phải chịu ảnh hưởng, can thiệp quá nhiều của công ty mẹ. Do đó mà làm giảm tính tự chủ trong kinh doanh của các công ty con và kéo theo hiệu quả kinh doanh chưa cao. - Công ty Hợp tác kinh tế thường giới thiệu khách hàng của mình tiêu thụ sản phẩm cho các công ty con nhưng sản phẩm của các công ty con còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng nên đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty mẹ. 4.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện mối quan hệ kinh tế trong mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế. Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì các mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn so với mô hình cũ. Tuy nhiên, các mối quan hệ kinh tế này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như đã nêu ở trên cần được hoàn thiện hơn nữa. Để hoàn thiện hơn mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: - Sau khi mô hình công ty mẹ- con đã đi vào hoạt động ổn định hơn thì nên hình thành một công ty tài chính. Vì thông qua công ty tài chính thì mối quan hệ đầu tư giữa công ty mẹ với các công ty con có thể thực hiện bình đẳng hơn theo hai chiều. Hơn nữa khi hình thành công ty tài chính thì làm cho các mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con sẽ trở nên đa dạng hơn. - Cần có chính sách khuyến khích các công ty con TNHH 1 thành viên 100% vốn điều lệ của công ty mẹ tiến hành cổ phần hoá càng sớm càng tốt. Vì các công ty con cổ phần thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được độc lập hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời mối quan hệ kinh tế trong mô hình công ty mẹ- con cũng thể hiện rõ hơn. - Thực hiện sắp xếp, định hướng cổ phần hoá các công ty thành viên, mở rộng liên doanh, liên kết với mục tiêu tăng trưởng nhanh, liên tục, công ty đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và hướng tới việc hình thành một tập đoàn kinh tế phát triển nhiều ngành nghề, đa dạng hình thức sở hữu. Trong thời gian tới ngoài việc phát triển và duy trì các ngành mũi nhọn là thể mạnh của mình công ty sẽ mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. - Tăng cường tính chủ động trong kinh doanh cho các công ty con. Sức mạnh của cả hệ thống thực chất là nằm trong sức mạnh của mỗi công ty con và khả năng tổ chức phối hợp, điều hành chiến lược kinh doanh của công ty mẹ. Việc phân cấp quản lý và mở rộng quyền tự chủ cho các bộ máy thành viên là hoạt động giúp cho các công ty con phát triển một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên mở rộng quyền tự chủ cần phải đồng nghĩa với việc công ty mẹ tăng cường kiểm soát hoạt động kế hoạch tài chính của các công ty con. Vì vậy công ty Hợp tác kinh tế phải tiến hành rà soát, sữa đổi tất cả hệ thống các quy chế, quy định về sự phân cấp chức năng giữa công ty mẹ với các công ty con. - Công ty Hợp tác kinh tế cần tạo điều kiện và cho phép các công ty con chủ động trong việc huy động nguồn vốn, sử dụng tài sản ở mức giá trị nhất định. Bởi vì, chính sự can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con mà gây ra tâm lý ỷ lại hoặc không thể đưa ra quyết định kịp thời do cần phải xin phép cấp trên phê duyệt trong mỗi trường hợp cụ thể. - Công ty Hợp tác kinh tế cần tạo điều kiện tối đa cho các công ty con được tìm và khai thác các nguồn vốn, tránh bao cấp. Công ty Hợp tác kinh tế phải xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho các công ty con của mình như: công ty nào sẽ được cổ phần hoá và công ty nào cần phải quản lý với vai trò kiểm soát chặt chẽ( trên 50% vốn điều lệ). Phần 5: Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận Công ty Hợp tác kinh tế thực hiện chuyển đổi tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính, áp đặt với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chú yếu. Đồng thời việc chuyển đổi, tổ chức lại công ty theo hướng này nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vi kinh doanh của cả công ty mẹ và các công ty con. Tuy nhiên cho đến hiện nay quy chế tài chính, tổ chức công ty theo mô hình công ty vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu chưa phát huy hết tiềm năng của toàn bộ hệ thống. Mô hình công ty mẹ- con là một mô hình hoạt động khá mới mẽ cả về lý luận và thực tiễn nên với đề tài này tôi chỉ mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn thực tế về các mối quan hệ kinh tế trong mô hình công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế. Cụ thể qua quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty Hợp tác kinh tế luận văn đã thể hiện được những nội dung cơ bản sau: Làm rõ được các mối quan hệ kinh tế chủ yếu giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con của mình bao gồm: quan hệ tài chính; quan hệ về kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh; quan hệ về thị trường. Trong đó, mối quan hệ về tài chính là mối quan hệ cơ bản nhất trong mô hình công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế. Đã đánh giá được ảnh hưởng của mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con đến tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh cuả công ty Hợp tác kinh tế. Đồng thời, đã chỉ ra được những mặt đạt được và những tồn tại trong các mối quan hệ kinh tế, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện các mối quan hệ kinh tế cho mô hình công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế. 5.2 Kiến nghị * Đối với nhà nước: - Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo môi trường tài chính vĩ mô lành mạnh, kiềm chế lạm phát một cách vững chắc. - Nhà nước cần khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần hơn nữa. Theo kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy, trong nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và sở hữu. - Nhà nước nên tạo ra môi trường bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp bằng cách nên tách rời việc quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Đối với công ty: - Công ty Hợp tác kinh tế cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế tổ chức của công ty mình để phù hợp hơn với mô hình công ty mẹ- con. - Công ty nên xóa bỏ loại hình cổ phần chi phối trên 50% ở các doanh nghiệp cổ phần hóa và TNHH. - Các công ty con tại công ty Hợp tác kinh tế nên là các công ty con cổ phần có vốn góp chi phối của công ty mẹ, hạn chế thành lập công ty TNHH 1 thành viên, vì loại hình doanh nghiệp này hạn chế tính năng động tự chủ của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33327.doc
Tài liệu liên quan