Trong thực tế, không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùy thuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ nhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì luôn luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề và điều kiện vật chất để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội thông qua chính sách phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Nhưng nếu chính sách tăng trưởng không hướng vào mục tiêu bền vững và hiệu quả kinh tế - xã hội thì sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội khó lường, nhất là nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo tăng. Do đó, một chính sách kinh tế tốt là một chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong công bằng, không làm gia tăng quá đáng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư, tăng trưởng phải gắn với xóa đói giảm nghèo; bảo đảm cho mọi người, nhất là người nghèo, nhóm xã hội yếu thế đều được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, phải có sự can thiệp, điều tiết của Nhà Nước vào kinh tế để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và có lợi cho người nghèo, vì người nghèo. Đặc biệt, Nhà Nước can thiệp vào quan hệ phân phối bảo đảm phân bổ nguồn lực, phân phối lần đầu và phân phối lại theo hướng gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
35 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng về phân phối thu nhập tại các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính là điều kiện thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng phát triển càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội. Ngược lại phân phối công bằng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nó kích thích tính tích cực sáng tạo của mọi người nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Nó còn tạo ra một xã hội hài hòa giữa lợi ích cá nhân và công cộng. Như vậy phân phối công bằng vừa là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Từ những điều nêu trên có thể thấy, tăng trưởng và công bằng xã hội không loại trừ nhau. Do đó, không nhất thiết phải giàu có mới thực hiện công bằng xã hội. Ngay trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, nếu có chính sách phân phối hợp lý vẫn có thể đảm bảo thực hiện tốt công bằng xã hội.
Thực chất và ý nghĩa của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là tăng trưởng và mức độ phúc lợi cho các nhóm mà mỗi cá nhân nhận được.
3.1 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc đáp ứng mức độ phúc lợi cho con người
Trong thực tế, không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùy thuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ nhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì luôn luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề và điều kiện vật chất để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội thông qua chính sách phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Nhưng nếu chính sách tăng trưởng không hướng vào mục tiêu bền vững và hiệu quả kinh tế - xã hội thì sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội khó lường, nhất là nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo tăng. Do đó, một chính sách kinh tế tốt là một chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong công bằng, không làm gia tăng quá đáng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư, tăng trưởng phải gắn với xóa đói giảm nghèo; bảo đảm cho mọi người, nhất là người nghèo, nhóm xã hội yếu thế đều được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, phải có sự can thiệp, điều tiết của Nhà Nước vào kinh tế để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và có lợi cho người nghèo, vì người nghèo. Đặc biệt, Nhà Nước can thiệp vào quan hệ phân phối bảo đảm phân bổ nguồn lực, phân phối lần đầu và phân phối lại theo hướng gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
3.2 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bất bình đẳng và tốc độ giảm nghèo
Về bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói là mối quan hệ hai chiều. Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững làm tăng nhu cầu về lao động và tăng lương, giảm nghèo. Thu nhập cao hơn dẫn đến tăng năng suất lao động và tăng trưởng. Tăng trưởng cũng cải thiện được thu nhập của khu vực công và tạo điều kiện chi tiêu công nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội. Giúp giảm nghèo cũng như nâng cao tiềm lực sản xuất của một nền kinh tế. Một chiến lược giảm nghèo hữu hiệu phải giúp đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Mối quan hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo được minh họa bằng những xu thế dài hạn ở Châu Á. Kể từ thập kỷ 60 cho đến giữa thập kỉ 90, các nền kinh tế “thần kỳ” của Đông Á đã tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nhóm nước đang phát triển nào trên thế giới. Đến thập kỷ 90, nghèo đói hầu như đã được loại bỏ hoàn toàn ở các nền kinh tế công nghiệp hóa mới ở Đông Á, trong khi Indonesia, Malaysia và Thái lan cũng đạt được những bước tiến ấn tượng. Các chỉ tiêu xã hội của nhiều trong số những nước này đang dần dần hội tụ theo hướng đạt được mức bình quân của các nước công nghiệp. Trái lại, Nam Á đã trải qua tình trạng tăng trưởng trì trệ trong ba thập kỉ kể từ trước khi bắt đầu thập kỷ 80 với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người trung bình khoảng 1,5 đến 2% một năm. Tốc độ giảm nghèo do vậy cũng diễn ra chậm.
II. Quan điểm giải quyết vấn đề công bằng về thu nhập trong quá trình phát triển
1. Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets
Simon Kuznets, nhà kinh tế học Mỹ năm 1955 đã đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Kuznets đã dùng tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giầu nhất trong tổng dân số so với tỷ trọng thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng ( gọi là tỷ số Kuznets). Kuznets đã đưa ra giả thiết rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. Vì vậy, còn được gọi là giả thiết chữ U ngược.
Hình 2: Mô hình chữ U ngược
Hạn chế trong mô hình của Kuznets là không giải thích được hai vấn đề quan trọng:
Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đằng trong quá trình phát triển?
Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng? Từ hai vấn đề này dẫn đến điều mà các nước đang phát triển băn khoăn vẫn không được giải đáp cụ thể. Đó là, có phải các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận gia tăng về bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không và sau đó họ có thể mong chờ sự bất bình đẳng được giảm bớt khi họ đạt đến mức độ cao của sự phát triển hay không?
2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis
Dưới dạng tổng quát, mô hình cũng nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định. Nhưng tiến thêm một bước, mô hình đã giải thích được nguyên nhân của của xu thế này. Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Như vậy trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đưa lại. Ở giai đoạn sau, sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng.
Trong mô hình này thì sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Sự bất bình đẳng ở đây cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn. Và họ là những người sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra nguồn tích lũy mở rộng sản xuất. Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giả sử, khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm tăng, bất bình đẳng tăng sẽ dẫn đến tiết kiệm tăng. Ngược lại, bất bình đẳng giảm sẽ kìm hãm tiết kiệm. Hoặc khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm biên giảm dần, khi đó, nếu bất bình đẳng giảm sẽ làm tăng tiết kiệm trong nền kinh tế. Như vậy rõ ràng là với các nước đang phát triển, trong trường hợp này việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư. Hay nói cách khác, có thể kết hợp giữa công bằng với tăng trưởng kinh tế.
3. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima
Ý tưởng cơ bản của sự tăng trưởng đi đôi với bình đẳng dựa vào cách đặt vấn đề: có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng được không? Một trong những hướng giải quyết vấn đề này là dựa vào mô hình của nhà kinh tế Nhật Bản H.Oshima. Trong mô hình hai khu vực, Oshima đã xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp Châu Á, đó là sản xuất lúa nước có tính thời vụ cao và cho rằng quá trình tăng trưởng cần được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chính quá trình này sẽ dẫn đến hạn chế sự bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng. Theo Oshima, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu, do việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của Nhà nước về giống, kĩ thuật, đồng thời việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn (vốn là khu vực có thu nhập thấp nhất trong xã hội) được tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và xí nghiệp quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về quy mô và có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới. Sau đó, do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kĩ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dần. Vậy điều này có tác động như thế nào đến tăng trưởng? Theo Oshima, tiết kiệm sẽ tăng lên ở các nhóm dân cư, kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập ở họ dần dần thỏa mãn được các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư giáo dục đào tạo cho con em họ.
4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế (của ngân hàng thế giới WB)
Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng.
Cần phải có những chính sách phân phối lại tài sản là vì: theo phân tích của WB, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập của các cá nhân ở hầu hết các nước đang phát triển là do sự bất công trong vấn đề sở hữu tài sản. Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập là vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nguồn lực (dưới hình thức học vấn cao). Chính sách đã được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển để phân phối lại tài sản là chính sách cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người. Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách nói trên như chính sách cải cách ruộng đát chỉ thực sự là công cụ có tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ.
III. Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng trong quá trình phát triển
1. Nguyên nhân khách quan: sự điều tiết của thị trường
Trong một nền kinh tế thị trường thuần tuý, thu nhập được quyết định bởi những nguồn tài nguyên thanh toán mà các cá nhân và hộ gia đình nhận được trên thị trường các nguồn tài nguyên. Mức lương, lãi suất, tiền thuê và lợi nhuận nhận được được quyết định bởi giá các nguồn tài nguyên trên thị trường và số lượng các nguồn tài nguyên được sở hữu bởi các cá nhân và hộ gia đình. Những hộ gia đình này cùng với những loại hàng hoá có giá trị cao nhất nhận được thu nhập cao nhất. Số lượng đất đai, vốn và nhân lực (ở mức độ nào đó), một phần được quyết định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ trong quá khứ của gia đình. Hệ thống quyết định thu nhập này có thể dẫn tới một sự phân phối thu nhập hoàn toàn bất bình đẳng.
Để đánh giá ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến việc cải thiện đời sống vất chất cho dân cư cần nghiên cứu phân phối thu nhập để biết được các cá nhân có được thu nhập là bao nhiêu và nguồn gốc để tạo ra thu nhập là từ đâu? Để phục vụ cho mục đích trên các nhà kinh tế thường quan tâm đến phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối lại thu nhập.
Phân phối thu nhập (phân phối lần đầu) được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Do vậy, phân phối theo chức năng có vai trò quan trọng vì nó được coi là nguyên nhân dẫn đến mức độ phúc lợi khác nhau giữa các nhóm dân. Điều này được thể hiện ở hình 3.
Hình 3: Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân
(hộ gia đình)
Sản xuấtt
Tiền lương
Tiền thuê
Lợi nhuận
Hộ gia đình 1
Hộ gia đình 2
Hộ gia đình 3
Hộ gia đình 4
Trong hình nêu trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉ nhận được thu nhập bằng tiền lương; còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh nghiệp, có đất đai cho thuê và có sức lao động (hộ gia đình 2) sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố.
Phương thức phân phối lại thu nhập là sự phân phối tiến hành sau phân phối ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu về nhiều mặt của xã hội và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Phân phối lại thu nhập được tiến hành chủ yếu thông qua các chính sách và biện pháp của Chính phủ như: ngân sách nhà nước, tín dụng, lãi suất, thuế, giá cả, tiền lương, dịch vụ có thu tiền...Phân phối lại thu nhập nhằm mục đích duy trì bộ máy nhà nước, điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư để bảo đảm công bằng xã hội, góp phần mở rộng và phát triển nền sản xuất, mở rộng phúc lợi xã hội, cũng như tăng mức thu nhập và tiêu dùng thực tế của nhân dân.
2. Nguyên nhân chủ quan: các chính sách, công cụ điều tiết của Nhà nước
Các chính sách về giáo dục, chính sách đầu tư cho giáo dục của Nhà
nước. Sự phân bổ vốn cho giáo dục tạo ra sự khác nhau giữa các nhóm dân số. Người nghèo khó tiếp cận các nguồn vốn đầu tư hơn người giàu và mất đi cơ hội đầu tư lẽ ra có thể mang lại lợi suất cao hơn. Chi phí giao dịch làm nản lòng và không tạo kích thích cho người nghèo đầu tư kể cả đầu tư vào vốn con người. Hệ quả là bất bình đẳng về phân phối thu nhập không giảm, mà về dài hạn còn bất lợi cho tăng trưởng. Thực tế về mối quan hệ giữa nghèo đói, khía cạnh phân phối và tăng trưởng đã làm cho vai trò của chính sách xã hội đối với quá trình tăng trưởng ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Trong một phân tích, 20 nước có thu nhập trung bình trong giai đoạn 1972 – 1992 cho thấy: để duy trì tốc độ tăng trưởng Brasil đã thực hiện chính sách ưu đãi trong một thời gian dài thông qua tài trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đầu tư trong và ngoài nước, trợ giá, ưu đãi thuế, tín dụng. Đầu tư cho ngân sách giáo dục thì lại chỉ chú trọng giáo dục ĐH và CĐ, thiếu đầu tư cho giáo dục trung học và tiểu học. Ngân sách Nhà nước luôn trong tình trạng căng thẳng, nguồn lực dành cho giáo dục, y tế và khu vực xã hội thấp. Đó chính là nguyên nhân của bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân phối cơ hội ở Brasil rất cao. Tương đối trái ngược với Brasil, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện sự hỗ trợ có chọn lọc. Đồng thời, Chính phủ ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và ngân sách công cho giáo dục được ưu tiên cho giáo dục cơ bản. Nhờ đó, Hàn Quốc khá thành công trong phát triển nguồn nhân lực và hệ số GINI về giáo dục hay sự bất bình đẳng trong giáo dục đã giảm nhanh chóng và tăng trưởng thực sự đi đôi với giảm nghèo.
IV. Tại sao cần phải quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển
1. Bất bình đẳng gia tăng dẫn đến sự gia tăng về nghèo đói
Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế, thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Mục tiêu của sự tăng trưởng kinh tế là đem đến một cuộc sống no đủ cho mọi người dân. Giảm tỷ lệ nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đi cùng với bất bình đẳng sẽ khiến cho nghèo đói giảm chậm, và khi bất bình đẳng tăng lên sự gắn kết xã hội giảm đi, người nghèo bị tụt hậu bị xa lánh.“Công bằng giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu thịnh vượng lâu dài” Francois Bourguignon, chuyên gia kinh tế, đồng thời là Phó Chủ tịch Kinh tế học Phát triển của Ngân hàng Thế giới, đã phát biểu như vậy. “Sự công bằng tăng lên sẽ đem lại lợi ích kép cho xóa đói giảm nghèo. Công bằng giúp làm cho phát triển toàn diện bền vững, và nó đem lại nhiều cơ hội hơn cho những nhóm nghèo nhất trong xã hội.”
Công bằng khuyến khích đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn. Hố sâu ngăn cách của sự bất bình đẳng trong giàu nghèo và trong cơ hội, kể cả trong nội bộ giữa các quốc gia đã góp phần dẫn đến sự nghèo khổ cùng cực kéo dài dai dẳng đối với một bộ phận lớn dân số. Điều này làm lãng phí tiềm năng con người và trong nhiều trường hợp có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
2. Bất bình đẳng làm gia tăng sự bất công về cơ hội giữa các thế hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
Bất bình đẳng về cơ hội là sự khác biệt về cơ hội xuất phát từ các yếu tố về màu da giới tính, nhóm xã hội, nơi sinh, nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ - các yếu tố được định trước và không thể thay đổi. Bất bình đẳng về cơ hội là nguy cơ dẫn đến sự lãng phí tiềm năng con người và có thể làm giảm mức phát triển. Đôi khi một số đứa trẻ có năng lực tốt không có điều kiện học hết tiểu học nhưng nhiều đứa trẻ khác năng lực kém hơn lại tốt nghiệp đại
học. Bất bình đẳng về cơ hội cũng gây ảnh hưởng xấu đến các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội đang có. Vậy tại sao bất bình đẳng về cơ hội vẫn tồn tại dai dẳng? Tại sao những bất bình đẳng đó cứ tái diễn mãi? Câu trả lời ngắn gọn là hệ thống chính trị không phải lúc nào cũng coi trọng các cá nhân như nhau. Chính sách và thể chế không sinh ra từ một nhà lập kế hoạch xã hội tốt bụng, người mong muốn tối đa hóa giá trị hiện tại của phúc lợi xã hội. Chúng là kết quả của quá trình kinh tế chính trị trong đó các nhóm khác nhau tìm cách bảo vệ lợi ích của chính mình. Do đó, bất bình đẳng về cơ hội tiếp tục truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cái nhà nghèo và địa vị thấp kém được hưởng ít hơn cơ hội về giáo dục, y tế, thu nhập và địa vị.
3. Bất bình đẳng dẫn đến sự bất ổn định về mặt chính trị của quốc gia
Ngày nay, thế giới đang phải gánh chịu sự bất bình đẳng về kinh tế gay gắt. Hai cực giàu nghèo càng ngày càng doãng rộng ra thêm, đồng thời càng thúc đẩy sự chống đối. Sự phân hóa giàu nghèo và sự bất công xã hội gia tăng đã gây nên nỗi bất bình chính đáng ở các nước và các tầng lớp nhân dân nghèo khổ. Sự chống đối ngày càng quyết liệt không chỉ ở các nước đang phát triển, mà còn xảy ra ngay cả trong các nước phát triển phương Tây. Ở Mỹ, vấn đề bất công xã hội ngày càng chiếm phần lớn thời gian của các cuộc tranh luận chính trị. Do Mỹ có khả năng to lớn trong việc truyền bá những tình thế tiến thoái lưỡng nan của mình ra cả thế giới, nỗi lo về sự bất bình đẳng của Mỹ đã lan toả sang những quốc gia nơi mà sự bất công không có sự thay đổi nhiều.
Bất bình đẳng sẽ mang đến những rủi ro về mặt chính trị. Nếu có bất công và đối xử không công bằng trong quá trình tăng trưởng, thì xã hội sẽ mất ổn định và sự ổn định về chính trị sẽ bị đe dọa. Chỉ cần bật tivi hoặc xem một tờ báo là có thể ý thức được vị trí của mình trong trật tự thứ bậc kinh tế toàn cầu. Sự lo lắng về bất bình đẳng càng tăng thêm do nỗi sợ hãi khủng bố hoặc bùng nổ nhập cư trái phép; trong cả hai trường hợp, sự không công bằng có thể cuối cùng sẽ dẫn tới mối đe doạ trực tiếp đối với sự sống còn. Nguy hiểm hơn nó có thể dẫn tới sự bất ổn định về mặt xã hội trên toàn thế giới. Khi đó tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trả giá.
4. Bất bình đẳng dẫn đến cản trở sự đầu tư cho giáo dục
Các chính sách về giáo dục, chính sách đầu tư cho giáo dục của Nhà
nước. Sự phân bổ vốn cho giáo dục tạo ra sự khác nhau giữa các nhóm dân số. Người nghèo khó tiếp cận các nguồn vốn đầu tư hơn người giàu và mất đi cơ hội đầu tư lẽ ra có thể mang lại lợi suất cao hơn. Chi phí giao dịch làm nản lòng và không tạo kích thích cho người nghèo đầu tư kể cả đầu tư vào vốn con người. Những người nghèo không có đủ chi phí để thỏa mãn tất cả các nhu cầu của cuộc sống, thu nhập của họ chỉ để dành cho chi trả những nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại. Thậm chí những nhu cầu đó cũng chỉ đáp ứng được một phần. Họ không còn có cơ hội đầu tư cho giáo dục, con đường ngắn nhất giúp họ thoát khỏi nghèo đói cùng cực. Bất bình đẳng trong giáo dục sẽ càng làm sâu thêm mối bất bình đẳng giàu nghèo, đồng thời ngăn cản những thế hệ sau có thể đạt đến một tương lai sang lạn, gây ra sự lãng phí về tiềm năng con người cho sự phát triển đối với chính bản thân người nghèo cũng như đối với toàn xã hội.
V. Kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng
1. Tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng ở Brasil
Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini. (GINI = 0.6)
Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero)và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này.
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bình đẳng ở Hàn Quốc
Những năm 1960, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này là do việc sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính khiến lợi tức thấp, nông dân không có khả năng tái đầu tư nên tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Trước tình trạng này, Chính phủ quyết định phá vỡ sự bế tắc đó bằng cách thực hiện biện pháp “hai mũi giáp công đồng bộ”: đưa kỹ thuật sản xuất mới (giống mới, phân bón và nông dược, cung cấp tín dụng đầy đủ và xác định giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất canh tác, đồng thời ban hành Luật hợp tác xã và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp đa mục tiêu khuyến khích nông dân tham gia).
Hợp tác xã nông nghiệp đa mục tiêu của Hàn Quốc có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng và tiết kiệm của các hợp tác xã nông nghiệp thành viên); dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Tại từng làng bản, các tổ chức cộng đồng được nông dân thành lập. Các lãnh đạo dân bầu dân chủ thực sự nắm quyền tổ chức mọi hoạt động phát triển, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến tổ chức khuyến nông. Họ nắm tiền nhà nước và huy động dân cùng đầu tư xây dựng nông thôn. Lãnh đạo của nông dân tham gia các cuộc họp Chính Phủ. Tổng thống đi hết từng làng bàn bạc và khuyến khích dân tự chủ. Nhân dân tổ chức đánh giá và công khai kết quả phong trào. Làng nào làm tốt mới được đầu tư tiếp.
Sau 30 năm thực hiện, những nông dân đói nghèo trở nên tự tin. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích luỹ, tự đầu tư, và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển. Điều này đã “vực” nền nông nghiệp Hàn Quốc từ yếu ớt trở nên ổn định.
Bài học của Hàn Quốc rất gần gũi với Việt Nam cả về địa lý và hoàn cảnh khi Việt Nam đang tăng tốc công nghiệp hóa. Với đóng góp của nông nghiệp trong tổng GDP chỉ hơn 20% mà còn tới gần 70% dân số và lao động tắc lại nông thôn, từ mức thu nhập bình quân hiện nay khoảng 800 USD/người, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam căn bản trở thành một nước công nghiệp là vô cùng khó khăn. Chạy theo mục tiêu tăng trưởng vội bằng mọi giá thì “tam nông” sẽ trở thành quả tạ lớn phá tan quá trình cất cánh công nghiệp hóa, nhưng khôn khéo, hài hòa gắn công nghiệp với nông nghiệp, nông thôn với đô thị thì “tam nông” lại chuyển thành động lực tăng tốc đem lại cả thành công về chính trị, kinh tế và môi trường cho một đất nước Việt Nam bay lên.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam
1. Thập niên 1990 – 2002
Do sự khởi đầu mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể về mặt phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% trong cả giai đoạn, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á và dịch SARS cũng không chấm dứt được thành tựu nổi bật này cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu những năm 1990 không quá cao. Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể nên tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người trung bình trong cả giai đoạn là 5%. Ngoài ra, chỉ số HDI cũng tăng lên cho thấy những dấu hiệu phát triển tích cực.
Bảng 2: Các chỉ số tăng trưởng và phát triển của Việt Nam từ 1980- 2001
Các chỉ số
1980-1986
1987-1991
1992-1997
1988-2001
1987-2001
Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (%)
4.88
5.05
8.77
6.04
6.8
Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)
2.2
1.9
1.9
1.5
1.8
Tăng trường GDP theo đầu người (%)
2.66
3.15
6.87
4.54
5
GDP đầu người tính theo sức mua tương đương và giá cố định năm 1996 (nghìn VND)
1045,986 (1984)
1190,056 (1990)
1521,767 (1995)
1957,481 (1999)
Dân số (triệu người)
54 (1980)
66 (1990)
72 (1995)
78 (2000)
HDI
0,582 (1985)
0.603 (1990)
0.646 (1995)
0.688 (2000)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, cơ sở dự liệu tăng trưởng vì người nghèo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng thế giới (2003) và UNDP
Từ năm 1998, một giai đoạn tăng trưởng mới đã bắt đầu trong đó tận dụng nguồn nội lực cho tăng trưởng là chủ yếu trong khi việc tự do hoá khu vực đối ngoại vẫn tiếp diễn. Việt Nam đã ra nhập khu vực tự do mậu dịch của ASEAN (AFTA) năm 1995, trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ vào tháng 12/2001.
Bảng 3 : Các chỉ số về nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2002
Các chỉ số về nghèo và bất bình đẳng (%)
1990
1993
1998
2002
Tỷ lệ nghèo quốc gia (GSO)
65
58.1
37.4
28.9
Tỷ lệ nghèo lương thực (GSO)
24.9
15.0
10.9
Chênh lệch nghèo (GSO)
18.5
9.5
6.9
Chênh lệch nghèo bình phương
8.3
3.6
2.6
Tỷ lệ nghèo của Bộ LĐ-TB-XH (cả nước)
25
16
12.4
Tỷ lệ 1$/ngày theo quốc tế
50.8
39.9
16.4
13.6
Tỷ lệ 2$/ngày theo quốc tế
87
80.5
65.4
58.2
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2003), Uỷ ban lãnh đạo của CPRGS (2003) và MPI
Bảng 3 cho thấy công cuộc đổi mới đã mang lại kết quả khá ấn tượng cho việc giảm nghèo ở Việt Nam. Dù chuẩn nghèo nào được áp dụng thì tất cả các số liệu trên đều cho thấy là sau khi thực hiện các cải cách kinh tế, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm hơn một nửa chỉ trong một thập kỷ. Mức độ và sự nghiêm trọng của tình trạng nghèo thậm chí còn giảm xuống nhanh hơn.
Sự giảm nghèo của ở các nước đang phát triển khác trên thế giới gần như không thể so sánh với Việt Nam (nghiên cứu của Ngân hàng thế giới 2003). Thành tựu này không hề bị giảm sút ngay cả khi so sánh với các nước Châu Á khác, mà còn cho thấy mức độ cần thiết của sự cải thiện nhanh chóng lạ thường này nếu Việt Nam muốn bắt kịp với các nước láng giềng. Ví dụ, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nghèo tuyệt đối (được tính bằng thu nhập bình quân $1/ngày) từ 32% năm 1990 xuống còn khoảng 2% năm 1999; trong khi Thái Lan giảm từ 11% năm 1985 xuống còn khoảng 2% và Malaysia đã xoá bỏ nghèo sau khi giảm từ mức khá thấp 5,6% năm 1989 xuống mức thấp kỷ lục là 1% năm 1995. Tỷ lệ nghèo ở Lào là gần nhất so với Việt Nam với lần đầu đạt mức 26.3% vào năm 2001.
Bảng 4 : Các chỉ số về sự bất bình đẳng ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2002
CHỈ SỐ BẤT BÌNH ĐẲNG (Tỷ lệ %)
1993
1998
2002
Hệ số Gini (GSO)
0.34
0.35
0.42
Tỷ lệ chi tiêu của người giàu và người nghèo (WB/GSO)
4.97
5.49
6.03
Nguồn: Ngân hàng thế giới(2003), GSO
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy hệ số Gini của Việt Nam là tương đối thấp trong thời kỳ đầu cải cách, rõ ràng là hậu quả một thời kỳ xã hội chủ nghĩa dài. Tuy nhiên, hệ số GINI đã tăng đáng kể đặc biệt là từ 1998. Ngoài ra, khoảng cách ngày càng tăng giữa chi tiêu của người giàu và người nghèo đã cho thấy những dấu hiệu của sự mất cân đối trong phân phối ngày càng tăng.
Hình 4: Xu hướng chính về sự tăng trưởng, giảm nghèo và sự bất bình đẳng
Nguồn: Bảng(2) – Bảng(4)
Khu vực nông thôn chiếm gần 90% dân số nghèo, nhưng phân phối thu nhập khá bình đẳng. Trong khi khu vực thành thị có tỷ lệ nghèo thấp hơn nhưng mức độ bất bình đẳng cao hơn.
Hình 5: Đường Lorenz về chi tiêu của khu vực thành thị và nông thôn năm 2002
Nguồn: Xây dựng dựa vào số liệu của cuộc ĐTMS dân số năm 2002
Dưới góc độ vùng, mức độ bất bình đẳng cao hơn ở hai vùng giàu nhất nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
Hình 6: Đường Lorenz về chi tiêu của 8 vùng kinh tế năm 2002
Nguồn: Xây dựng dựa vào số liệu của cuộc ĐTMS dân số năm 2002
Đầu tư của gia đình ở nông thôn và nhóm thu nhập thấp cho giáo dục của con em mình còn rất thấp so với thành thị và nhóm giàu nhất. Nếu xét từng khoản chi , người giàu sẵn sàng trả tiền để con em mình được tiếp cận các trường có chất lượng giáo duc tốt và bồi bưỡng thêm kiến thức ngoài giờ chính quy.
Bảng 5: chênh lệch về chi tiêu cho đầu người đi học/1 năm theo khoản chi
Đơn vị: 1000 đồng
Quần áo
Sách giáo khoa
Dụng cụ học tập
Học thêm
Học phí và trái tuyến
Đóng góp cho nhà trường
Nhóm nghèo nhất
23,53
40,23
38,03
23,96
41,21
49,1
Nhóm giầu nhất
82,53
108,21
82,19
357,25
476,36
97,7
Tỷ lệ cho của nhóm nghèo so với nhóm giầu
28,5%
37,2%
46,3%
6,7%
8,7%
50,3%
Nguồn: ĐTMSDC 2001 – 2002, TCTK, 2004
Do trình độ học vấn là một yếu tố dẫn đến chêch lệch về cơ hội có được việc làm với năng suất cao, nên tình trạng đầu tư cho giáo dục theo phân tích trên là một thực trạng cần phân tích kĩ lưỡng. Đối với con em người nghèo, chi phí cơ hội cho việc đi học là rất cao. Trong khi nhu cầu về thu nhập trước mắt quan trọng hơn thì chi phí cho giáo dục caoo sẽ không khuyến khích người nghèo đi học. Xét về tổng thể nền kinh tế thì tình trạng này là bất lợi cho tăng trưởng bền vững.
Hình 7: Đường Lorenz về giáo dục năm 2005
Nguồn: tính toán dựa vào số liệu ĐTMSDC 2002.
Hình 7 mô tả mức độ bất bình đẳng về phân phối giáo dục là kết quả của đầu tư vào giáo dục trong quá khứ. Có thể thấy phân phối giáo dục trở nên bất bình đẳng hơn từ cấp trung học phổ thông trở lên và trong số lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ Đại học, Cao đẳng thì 35,8% thuộc nhóm giàu nhất. Mặc dù mức độ bất bình đẳng chưa cao, nhưng nếu xu hướng này tăng thì có thể sẽ bất lợi cho tăng trưởng gắn với cải thiện phúc lợi và xóa đói giảm nghèo.
2. Giai đoạn 2002 – nay: giai đoạn tăng trưởng mới, đi vào hội nhập
Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định cho nền kinh tế, với tốc độ GDP tăng từ 6,9% năm 2001 lên 8,3% năm 2007. Mức sống của các tầng lớp dân cư trong những năm vừa qua ở cả thành thị và nông thôn, các vùng miền trên phạm vi cả nước tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả nước theo giá cả hiện hành có xu hướng tăng mạnh qua các năm.
Bảng 6: Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất 2002
Các chỉ tiêu chủ yếu
Nhóm nghèo nhất
Nhóm giàu nhất
1. Tỷ lệ biết chữ (%)
2. Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm (nghìn đồng)
3. Tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế (%)
4. Chi tiêu cho y tế bình quân năm (nghìn đồng)
5. Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)
6. Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng)
7. Chi tiêu cho đời sốngbình quân/người/tháng (nghìn đồng)
8. Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m2)
9. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)
83,9
236
16,5
395,03
25
108
123,3
9,5
1,28
97
1418
22
1181,43
42,4
873
547,53
17,5
34,93
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2004). Kết quả ĐTMS hộ gia đình năm 2002
Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hoá, tinh thần... so với các hộ giàu. Nhóm giàu nhất có thu nhập/người/tháng là 873 nghìn, gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất (108 nghìn).
Trong giai đoạn 2004 – 2006, thu nhập bình quân một người/tháng theo giá hiện hành tăng bình quân 14,6%/năm và giai đoạn 2002 – 2004 tăng 16,6%, cao hơn mức tăng 6%/năm của giai đoạn 1999 – 2001. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người tăng khá qua các năm, điều đó thể hiện mức sống được nâng lên, đời sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp nghèo đã được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nông thôn đều giảm. Theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ, tính theo giá cả hiện hành năm 2004 là 18,1%, đến năm 2006 giảm xuống còn 15,5%. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng, miền đều có xu hướng giảm hơn so với các năm trước.
Bảng 7: Tỷ lệ nghèo chung của cả nước
ĐVT: %
2002
2004
2006
Cả nước
28,9
19,5
16,0
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị
6,6
3,6
3,9
Nông thôn
35,6
25,0
20,4
Phân theo vùng
ĐB Sông Hồng
22,4
12,1
8,8
Đông Bắc
38,4
29,4
25,0
Tây Bắc
68,0
58,6
49,0
Bắc Trung Bộ
43,9
31,9
29,1
Duyên Hải Nam Trung Bộ
25,2
19,0
12,6
Tây Nguyên
51,8
33,1
28,6
Đông Nam Bộ
10,6
5,4
5,8
ĐB Sông Cửu Long
23,4
19,5
10,3
Nguồn : Niêm giám thống kê 2006
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống các tầng lớp dân cư có nhiều chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người của các nhóm dân cư năm 2006 đều tăng khá hơn so với các năm trước, song nhóm có thu nhập thấp tăng rất chậm so với nhóm có thu nhập khá và giàu. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng lên và vẫn còn có sự cách biệt khá xa giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân cư giàu - nghèo. Chênh lệnh giữa vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,9 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc (năm 2002 con số này là 2,5 lần, năm 2004 là 3,1 lần).
Bảng 8: Thu nhập thực tế bình quân đầu người
ĐVT: 1000 đ/người/tháng
2002
2004
2006
Cả nước
356
484
636
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị
622
815
1058
Nông thôn
275
378
506
Phân theo vùng
ĐB Sông Hồng
353
488
653
Đông Bắc
269
380
511
Tây Bắc
197
266
373
Bắc Trung Bộ
235
317
418
Duyên Hải Nam Trung Bộ
306
415
551
Tây Nguyên
244
390
522
Đông Nam Bộ
620
833
1065
ĐB Sông Cửu Long
371
471
628
Nguồn: Niên giám thống kê 2006.
Thành tựu tăng trưởng trong gần hai thập kỉ đã góp phần làm tăng mức GDP bình quân đầu người hằng năm từ 397 USD năm 2000 lên 809 USD năm 2007. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói từ 51,8% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2005” mà Liên Hợp Quốc đề ra. Đây là một thành công được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, cùng với những thành quả do tăng trưởng kinh tế mang lại thì hệ số chêch lệch giữa các nhóm nghèo và nhóm giàu của Việt Nam qua các năm có xu hướng gia tăng. Ví dụ năm 1990 là 4,1; năm 1991 là 4,2; đến năm 2006 là 8,6 lần.
Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có những tiến bộ đáng kể. Nếu tuổi thọ bình quân năm 1995 mới đạt 62,5 tuổi, thì đến năm 2007 đã đạt 73,3 tuổi. Chi ngân sách Nhà Nước cho giáo dục khoảng 18,25% tổng chi ngân sách giai đoạn 2001 – 2006. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục/GDP là 8,3% nhưng do tổng GDP của nước ta rất thấp nên chi phí cho một học sinh ở Việt Nam vẫn thấp xa so với các nước. Tuy nhiên, xét về mặt nào đó thì đó là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo.
Bảng 9: Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000 – 2005
2000
2002
2003
2004
2005
Tổng chi cho giáo dục (1000 tỷ)
23,219
34,088
37,552
54,223
68,968
Tỷ lệ chi/GDP (%)
5,3
7,8
6,1
7,6
8,3
Tỷ lệ NS cho giáo dục/GDP
3,2
4,7
3,7
4,6
5
Nguồn: Vietnamnet: chi tiêu cho giáo dục: những con số “ giật mình” – Vũ Quang Việt 13/2/2006
II. Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam
Trong gần 20 năm đổi mới, mối quan hệ giữa tăng trưởng và tiến bộ xã hội được quan tâm đúng mức nhờ đó chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0.539 năm 1994 ( xếp hạng 120/174 nước) lên 0,733 năm 2007( 105/177). Thứ bậc HDI cao hơn đáng kể so với thứ bậc phát triển kinh tế( hơn 10 bậc) cho thấy sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ con người và đảm bảo công bằng xã hội. Việt Nam xếp hạng 105 về HDI và xếp hạng 123 về chỉ số GDP/người (chêch lệch 18 bậc).
Trong những năm qua, tuy nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng như đánh giá trên đây, song vẫn còn không ít yếu kém và khuyết điểm về tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam:
- Tăng trưởng kinh tế tuy đạt cao và tương đối ổn định song chưa bền vững và tốc độ tăng trưởng thấp. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp cà của sản phẩm còn thấp.
- Về khía cạnh công bằng xã hội cuãng bộc lộ một số yếu kém. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng giãn ra. Hệ số GINI ở Việt Nam vẫn còn đăng ở mức cao và có xu hướng tăng, việc xóa đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên.
Bảng 10: Hệ Số GINI của Việt Nam
Năm
1993
1994
1995
2002
2004
2005
Hệ số GINI
0,34
0,35
0,357
0,37
0,423
0,36
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
- Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các nguồn lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thỏa đáng cho những người sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa các nhóm giàu và các nhóm nghèo ngày càng giãn ra. Nhìn ở một khía cạnh khác, tình trạng chêch lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo cũng như bất bình đẳng có phần gia tăng trong thời gian qua ở nước ta phản ánh một xu hướng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và nhìn chung những chêch lệch này trong giới hạn hợp lý của sự “đánh đổi”. Tuy nhiên, chúng cũng bộc lộ những nguy cơ và thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG ĐI ĐÔI VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tạo ra sự tăng trưởng đồng đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế
Cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực là rất cần thiết nhằm tạo ra những "đầu tàu" tăng trưởng để kéo toàn bộ "đoàn tàu" kinh tế Việt Nam đi lên. Song không thể không chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng này, từng bước khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và bất công do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng thêm chế độ đảm phụ đối với những vùng có lợi thế về kinh tế - xã hội để hỗ trợ cho những vùng yếu thế hơn.
2. Thực hiện chính sách đầu tư phát triển, chính sách tín dụng, tăng cường vốn cho các địa phương gặp nhiều khó khăn.
Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cải cách và đổi mới hệ thống tín dụng nông thôn, hình thành hệ thống tín dụng bền vững, tạo điều kiện đầu tư vốn thuận lợi để hiện đại hóa và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. bảo đảm cho các hộ nghèo có điều kiện gửi vay được thuận lợi. Mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm và có chính sách cụ thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác tạo thêm nguồn vốn cho vay. Tăng cường vai trò và cải tiến tổ chức, phương hướng hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ tín dụng nhân dân. Hoàn thiện quy trình cho vay, thủ tục vay, với cơ chế “một cửa” giúp người nghèo vay vốn được dễ dàng. Chú trọng việc cho vay trung hạn, dài hạn, phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro, nhất là ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất. Trước mắt, vẫn áp dụng chính sách lãi suất thấp cho người nghèo, về lâu dài sẽ chuyển dần sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng chính thức thông qua đơn giản hóa thủ tục gắn với đào tạo hơn là áp dụng các chế độ ưu đãi về lãi suất như hiện nay.
Hỗ trợ đất sản xuất cho người nông dân
Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các xã khó khăn thuộc vùng núi, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ công.
Hỗ trợ phát triển các xã nghèo thông qua việc thiết lập quỹ phát triển cộng đồng, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, tổ chức dạy nghề cho người nghèo
3. Thực hiện các chính sách đầu tư về vốn và người đảm bảo người nghèo được hưởng lợi ích từ các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng
Hỗ trợ người nghèo về y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Xây dựng ban hành các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các xã nghèo, người nghèo, xã thuộc miền núi. Có các chính sách giải pháp thích hợp và hiệu quả để giảm gánh nặng chi phí cho người nghèo khi phải đi khám bệnh và điều trị bệnh. Nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác y tế. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo bằng thẻ BHYT.
Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong giáo dục cho người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hoàn thiện thể chế chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt là việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng cơ chế miễn giảm, hỗ trợ trọn gói cho trẻ em các hộ gia đình nghèo như: tiền học phí, tiền SGK, tiền xây dựng trườngTừng bước quan tâm đến học sinh nghèo ở các cấp cao hơn
Chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, góp phần bảo đảm công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận với pháp luật; nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để họ thực hiện pháp luật tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ cơ sở. Thực hiện rộng rãi các chương trình tư vấn, giải đáp pháp luật trên báo, đài phát thanh, đài truyền hình, phát hành và cung cấp miễn phí tờ gấp, cẩm nang pháp luật và các tài liệu khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, người nghèo. Triển khai thi hành luật trợ giúp pháp lý để người nghèo được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
4. Tăng cường hệ thống an sinh xã hội
Xác định rõ các hình thức trợ cấp an sinh xã hội: trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế, BHXH tại nơi làm việc, phúc lợi xã hội và BHXH dưới dạng lương hưunhằm cải thiện chất lượng đảm bảo sự công bằng và nâng cao khả năng tiếp cận ASXH. Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua việc phát triển các quỹ xã hội, các đoàn thể. Giám sát hoạt động của quỹ rủi ro, có các biện pháp kịp thời hỗ trợ đối với những hoàn cảnh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc:
- Chính sách ưu đãi XH nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách mạng và kháng chiến trước đây.
- Chính sách BHXH nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già...).
- Chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ...
- Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do địch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống;
- Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
5. Chống tham nhũng và buôn lậu
Tình trạng tham nhũng và buôn lậu đang phát triển ở nước ta dưới nhiều hình thức khác nhau. Nạn tham nhũng đã len lỏi vào tận các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Tham nhũng và buôn lậu là các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới công bằng xã hội góp phần tăng nhanh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Và cũng chính nó làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cần phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời như: cho phép người dân tham gia thực sự vào quá trình ra quyết định, thể chế hóa những giám sát chính quyền địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho một sân chơi bình đẳng đối với khu vực tư nhân. Để nâng cao lòng tin của nhân dân đối với công tác quản lý phát triển của Đảng và Nhà nước.
6. Nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách và tăng cường sự tham gia của người dân vào công tấc kế hoạch hóa
Sự tham gia của người dân vào công tác lập kế hoạch phát triển biến người dân trở thành chủ thể của quá trình lựa chọn và ra quyết định kế hoạch của quá trình phát triển. Điều đó, đảm bảo cho các kế hoạch phát triển hướng vào dân, phục vụ nguyện vọng của nhân dân, của người nghèo và những tầng lớp yếu thế trong xã hội. Người dân trở thành chủ thể quản lý thực hiện các kế hoạch phát triển. Điều này đảm bảo khả năng huy động tối đa nguồn lực trong dân cư, bảo đảm quá trình sử dụng nguồn lực tôt nhất, tiết kiệm nhất, và hiệu quả nhất. người dân trở thành chủ thể sử dụng các thành quả của các kế hoạch phát triển, bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong sử dụng kết quả của hoạt động phát triển. Do đó, cần có những biện pháp cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả cho việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.
7. Tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Lợi thế của Việt Nam là giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Mở cửa kinh tế sẽ giúp tất cả các lĩnh vực có cơ hội phát triển, tạo thu nhập cho người dân, đồng thời qua đó giải quyết được các mục tiêu thiên niên kỷ. Một điều tất yếu là quá trình này cần được tiến hành song song với việc quản lý của Nhà nước, trên cơ sở hoạch định ra các chiến lược lâu dài qua những cơ chế chính sách phù hợp, bởi nếu không sẽ xảy ra tình trạng lợi bất cập hại của toàn cầu hoá là: Việt Nam trở thành nơi đón nhận những công nghệ lạc hậu trên thế giới, thu nhập đầu người được cải thiện chậm chạp.
KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển. Có thể nói thực chất của quan điểm phát triển hiện đại là tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập không hàm nghĩa đầy đủ sự công bằng xã hội. Công bằng xã hội chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi các nhân có các điều kiện như nhau tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Trong thực tế, chỉ có thể giảm bớt bất bình đẳng xã hội chứ chưa thể có công bằng tuyệt đối. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội do vậy phải được hiểu là mức độ giảm bất bình đẳng đạt được cùng với tăng trưởng kinh tế.
Nếu như tốc độ tăng trưởng thể hiện qua sự cải thiện về thu nhập bình quân đầu người thì chất lượng tăng trưởng lại được thể hiện qua sự cải thiện về phúc lợi, khía cạnh phân phối thành quả của tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và khả năng duy trì tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, để đánh giá được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ phúc lợi cho mỗi cá nhân thì cần phải xem xét tất cả các yếu tố của quá trình tạo ra tăng trưởng, phân phối kết quả của tăng trưởng và quản lý hiệu quả của Nhà nước.
Có thể nói, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu “kép” của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Nhưng trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu tốt đẹp đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ có lúc là mâu thuẫn với nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển - Nhà xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội 2006
2. Niên giám Thống kê Việt Nam từ năm 1992 – 2007
3. Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần thứ VI, VII, VIII, IX, X. NXB Sự thật, Hà Nội
4. Bộ LĐTB&XH (2004): Số liệu thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2002 và 2001 – 2003. NXBLĐ – XH. Hà nội
5. Trung tâm Phát triển Quốc tế (2002), Phân tích tình trạng nghèo ở Việt Nam, Canberra và Sydney.
6. Balisacan, A. và các cộng sự. (2003), Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, ERD Working Paper No. 42, Ngân hàng phát triển Châu Á, Manila.
7. TCTK (2004): Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXBTK. Hà Nội
8. Chính phủ Việt Nam (2003): Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001 – 2005.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6037.doc