Đề tài Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam

Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của các công ty này. … Yêu cầu về vốn. Công ty mới vẫn cạnh tranh được với các công ty trong ngành cho dù có số vốn ít hay nhiều. … Sự khác biệt sản phẩm. Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty mới gia nhập ngành với các công ty trong ngành nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của họ.

pdf82 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất tủ bảng điện Hải Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i số lượng thông tin khá đầy đủ về sản phẩm, giá cả. Khi đó, sẽ tạo điều kiện cho các công ty trong ngành có nhiều sức mạnh thương lượng đối với nhà cung cấp. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Qua việc phân tích các yếu tố trong tác lực nhà cung cấp cho thấy: - Hiện nay Công ty Schneider Electric là nhà cung cấp chính của HAI NAM CO.,LTD. Bên cạnh đó, có sự ảnh hưởng lớn của chi phí thiết bị điện đầu vào đối với tổng chi phí cho thấy công ty đang phụ thuộc khá nhiều vào Công ty Schneider Electric. - Có nhiều sự khác biệt giữa các nhà cung cấp và mức độ chuẩn hoá đầu vào cao đã tạo nên sức mạnh thượng lượng của công ty so với nhà cung cấp không có sự khác biệt, đồng thời làm giảm sức mạnh thương lượng của công ty đối với các nhà cung cấp có nhiều sự khác biệt. - Bên cạnh đó, với việc thị trường có nhiều nhà cung cấp thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp và thông tin về nhà cung cấp nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho HAI NAM CO.,LTD tìm nhà cung cấp mới. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 4.3.4. Đối thủ tiềm ẩn Trong tác lực đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có 4 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD: (1) Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu, (2) Yêu cầu về vốn, (3) Sự khác biệt sản phẩm, (4) Nguồn lực đặc thù. Tác động cụ thể của SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 44 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam từng yếu tố trong tác lực này đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD được trình bày trong hình 6. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 Nguồn lực đặc thù Sự khác biệt sản phẩm Yêu cầu về vốn Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào Trọng số Năng lực Hình 6: 4 yếu tố trong tác lực đối thủ tiềm ẩn tác động đến năng lực cạnh Tranh của HAI NAM CO.,LTD Theo nhận định của chuyên gia thì các rào cản đối với các công ty muốn gia nhập ngành sản xuất tủ điện hiện nay là thấp. Mức độ tác động của các yếu tố trong tác lực đối thủ tiềm ẩn cụ thể là: yếu tố sự khác biệt sản phẩm có tỉ lệ tác động nhiều nhất đến mức độ cạnh tranh (40%), kế đến là yếu tố yêu cầu về vốn (23%), tiếp theo là yếu tố nguồn lực đặc thù (20%), cuối cùng là yếu tố khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào (17%). 4.3.4.1 Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty ngoài ngành tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào khá dễ dàng: - Khi được hỏi về khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành thì 50% chuyên gia cho rằng mức độ này là trung bình, 50% nhận định là dễ. - Như đã phân tích ở phần thông tin về nhà cung cấp và sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế ta thấy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp cùng với việc các công ty dễ dàng tìm thông tin của các nhà cung cấp. Do đó, các công ty ngoài ngành dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào khi muốn gia nhập ngành. 4.3.4.2. Yêu cầu về vốn 50% ý kiến chuyên gia cho rằng muốn gia nhập ngành sản xuất tủ điện cần nhiều vốn, 50% còn lại thì cho rằng mức vốn chỉ ở mức trung bình. Các chuyên gia giải thích sự khác biệt này là do: SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 45 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam - Pháp luật không qui định số vốn cần thiết khi thành lập công ty sản xuất tủ điện. - Việc đầu tư cho các thiết bị, cơ sở hạ tầng không cần nhiều vốn. Các công ty khi mới gia nhập có thể bắt đầu bằng hình thức sản xuất nhỏ với diện tích nhà máy không cần lớn, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất không cần nhiều vì công ty có thể thuê gia công bên ngoài những phần như sơn vỏ tủ hay nhận hàng gia công cho các công ty khác. - Trong quá trình hoạt động thì các công ty này cần phải có nhiều vốn do đặc điểm của ngành. Ngành này có đặc điểm là các hợp đồng các công trình thường kéo dài, do đó việc thanh toán hợp đồng cũng bị kéo dài theo khách hàng sẽ thanh toán khi hoàn thành từng hạng mục của công trình. Do đó, các công ty mới gia nhập ngành không có nhiều vốn hoạt động cũng như mối quan hệ với nhà cung cấp chưa tốt, mà vấn đề thu hôi vốn bị chậm trễ thì công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động do không đủ vốn để đấu thầu các công trình cũng như mua thiết bị điện đầu vào. 4.3.4.3. Sự khác biệt hoá sản phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có nhiều sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty mới gia nhập ngành và các công ty trong ngành khi 100% ý kiến chuyên gia đều nhận định mức độ này ở mức trung bình. Khi đem kết quả trả lời của chuyên gia ở câu hỏi này sẽ thấy có sự chênh lệch đối với câu hỏi ở sự khác biệt sản phẩm của các công ty trong ngành của tác lực khách hàng thì chuyên gia giải thích như sau: - Nếu so sánh về mặt bằng chung về sản phẩm của các công ty trong ngành và các công ty mới gia nhập ngành thì không có nhiều điểm khác biệt do sản phẩm tủ điện là sự thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện trong cùng một tủ với công dụng đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. - Khi so sánh về mức độ an toàn, tính thẩm mỹ, chất lượng của sản phẩm sẽ thấy có những sự khác biệt. Mỗi công ty sẽ có những thiết kế về cách thức lắp đặt về thiết bị bên trong tủ khác nhau, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng và mức độ an toàn có phần chênh lệch nhau. 4.3.4.4. Nguồn lực đặc thù (Bằng cấp) Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguồn lực đặc thù chỉ ngăn cản việc gia nhập ngành của các công ty ngoài ngành ở mức độ trung bình: - 100% ý kiến chuyên gia đều cho rằng yếu tố bằng cấp tác động đến việc gia nhập ngành của các công ty ngoài ngành ở mức độ trung bình. - Pháp luật không có qui định cần phải có bằng cấp mới được thành lập công ty sản xuất tủ điện. Bằng cấp này chỉ có tác dụng cho làm cơ sở để khách hàng tin vào sản phẩm công ty làm ra đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng kỹ thuật,... ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tóm lại, qua quá trình phân tích về các yếu tố trong tác lực đối thủ tiềm ẩn cho thấy các rào cản gia nhập ngành đối với các công ty khi muốn gia nhập ngành sản xuất tủ điện tương đối thấp không thể ngăn cản được các công ty mới gia nhập ngành. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 46 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Điều đó làm tăng mức độ cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD => năng lực cạnh tranh của công ty cao. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 4.3.5. Năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD 4.3.5.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh trung bình của HAI NAM CO.,LTD Bản câu hỏi được thiết kế theo mức năng lực cạnh tranh tăng dần từ phía trái sang phải nên sau khi phỏng vấn ý kiến chuyên gia thì tiến hành mã hoá các câu trả lời theo thang điểm từ 1-5. Do đó, mức điểm trung bình của thang điểm này sẽ là 3 sau đó lấy trọng số của 4 tác lực đã được đề cập ở Bảng 8 nhân với 3 để được năng lực cạnh tranh trung bình của HAI NAM CO.,LTD. Kết quả được thể hiện ở hình 7 0 50 100 150 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Hình 7: Năng lực cạnh tranh trung bình của HAI NAM CO.,LTD Qua hình 7 ta thấy mức độ tác động của 4 tác lực lên năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD là không giống nhau. Những tác lực có đỉnh càng nằm xa trung tâm thì có sự ảnh hưởng càng lớn, tác động càng nhiều đến năng lực cạnh tranh của công ty như tác lực khách hàng. Những đỉnh càng nằm gần trung tâm thì có sự ảnh hưởng không lớn, tác động không nhiều đến năng lực cạnh tranh của công ty như tác lực đối thủ tiềm ẩn. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 47 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam 4.3.5.2. Năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD 0 50 100 150 Series1 Series2 Đối thủ cạnh tranh Trung bình Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Năng lực Hình 8: Năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD. Hình trên kết hợp với bảng 15 bên dưới ta thấy, hầu hết các tác lực có năng lực cạnh tranh không chênh lệch nhiều với mức năng lực cạnh tranh trung bình. Trong các tác lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD thì tác lực nhà cung cấp có mức độ đóng góp thấp hơn mức bình với trọng số là 27.5 nhưng tác lực này chỉ tạo ra được 25% năng lực cạnh tranh cho HAI NAM CO.,LTD. Điều đó cho thấy, sức mạnh thương lượng của HAI NAM CO.,LTD đối với nhà cung cấp không tốt lắm, công ty cần tiến hành cải thiện sức mạnh thương lượng với nhà cung cấp nhiều hơn. Ngoài tác lực nhà cung cấp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức trung bình thì các tác lực còn lại đều đạt từ mức trung bình trở lên. Tác lực đối thủ tiềm ẩn có năng lực cạnh tranh bằng với mức trung bình. Tác lực khách hàng là tác lực đóng góp vào năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD cao nhất với tỉ lệ bằng với trọng số 40% và số điểm đạt được là 126. Điều này cho thấy, sức mạnh thương lượng của HAI NAM CO.,LTD đối với khách hàng là khá tốt, cần cải thiện và phát triển trong tương lai để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty hơn nữa. Bảng 15: Năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD theo 4 tác lực Các tác lực Trọng số Trung bình Năng lực Min Max % Năng lực Đối thủ cạnh tranh 22.5 67.5 80.44 22.5 112.5 25 Khách hàng 40.0 120.0 126.00 40.0 200.0 40 Nhà cung cấp 27.5 82.5 78.72 27.5 137.5 25 Đối thủ tiềm ẩn 10.0 30.0 30.00 10.0 50.0 10 Cộng 100.0 300.0 315.16 100.0 500.0 100 SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 48 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Tác lực đối thủ cạnh tranh có năng lực cạnh tranh đóng góp vào năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD cao thứ 2 với tỉ lệ 25%. Nhìn vào tỉ lệ giữa năng lực và trọng số của 4 tác lực thì ta thấy tác lực đối thủ cạnh tranh có mức độ chênh lệch của năng lực với trọng số cao nhất. Điều đó cho thấy, mức độ cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD với các công ty trong ngành khá tốt, công ty cần phát huy điểm mạnh này hơn nữa. 4.4 Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD 4.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp Kết quả nghiên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty đang ở trên mức trung bình. Tác lực yếu nhất trong năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD chính là tác lực nhà cung cấp, mặc dù chuyên gia công ty nhận định sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp đối với công ty là tương đối thấp. Từ những kết quả nghiên cứu trên sẽ tiến hành đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD thông qua việc phân tích ma trận SWOT. 4.4.1.1. Điểm mạnh - Sản phẩm của công ty có nhiều điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận. - Đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. - Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt. - Thiết bị, máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại. 4.4.1.2. Điểm yếu - Khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. - Nguồn vốn hoạt động hạn hẹp do vốn đầu tư vào các công trình chưa thu hồi lại được. - Các khoản phải thu của khách hàng cao. - Phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp. 4.4.1.3. Cơ hội - Ngành đang tăng trưởng đáng kể. - Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các công ty trong ngành. - Có nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào trên thị trường. - Dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn như: thị trường chứng khoán, các tổ chức tín dụng, các quỹ tiết kiệm 4.4.1.4. Đe doạ - Cạnh tranh cao do có nhiều đối thủ mạnh và đối thủ mới. - Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm điện => việc gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 49 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Để việc so sánh, đánh giá được tiến hành thuận lợi và có khoa học thì các yếu tố trên được nhóm lại trong bảng sau: Bảng 16: Các yếu tố của ma trận SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1 Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt. W1 Khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. S2 Đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. W2 Nguồn vốn hoạt động hạn hẹp. S3 Sản phẩm của công ty có nhiều điểm khác biệt. W3 Các khoản phải thu của khách hàng cao. S4 Thiết bị, máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại. W4 Phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp. Cơ hội (O) Đe doạ (T) O1 Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các công ty trong ngành. T1 Việt nam trở thành thành viên của WTO sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm điện => gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. O2 Ngành đang tăng trưởng đáng kể. T2 Cạnh tranh cao do có nhiều đối thủ mạnh, đối thủ mới. O3 Có nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào trên thị trường. O4 Dễ dàng thu hút vốn đầu tư. 4.4.2. Các chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD Tiến hành kết hợp bốn yếu tố trong ma trận SWOT theo từng đôi một ( S+O, W+O, S+T, W+T) để đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 50 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Bảng 17: Ma Trận SWOT SWOT CƠ HỘI (O) O1: Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các công ty trong ngành. O2: Ngành đang tăng trưởng đáng kể. O3: Có nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào trên thị trường. O4: Dễ dàng thu hút vốn đầu tư. ĐE DOẠ (T) T1: Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm điện => gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. T2: Cạnh tranh cao do có nhiều đối thủ mạnh, đối thủ mới ĐIỂM MẠNH (S) S1: Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực quản lý tốt. S2: Đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. S3: Sản phẩm của công ty có nhiều điểm khác biệt. S4: Thiết bị, máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại. CÁC CHIẾN LƯỢC S-O (1) S1,S2,S3+O2: phát huy các điểm mạnh về quản lý, sản phẩm độc đáo để tăng thị phần => Phát triển thị trường. (2) S2,S3,S4+O3: tìm những nguồn cung cấp có những điểm khác biệt để ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo hơn => Phát triển sản phẩm. CÁC CHIẾN LƯỢC S-T (6) S1,S2 +T1,T2: ngày càng hoàn thiện hơn lợi thế cạnh tranh về sản phẩm để tạo ra sự khác biệt so với thị trường => Phát triển sản phẩm ĐIỂM YẾU (W) W1: Khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. W2: Nguồn vốn hoạt động hạn hẹp. W3: Các khoản phải thu của khách hàng cao. W4: Phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp. CÁC CHIẾN LƯỢC W-O 3) W1+O2: tăng cường công tác marketing để tìm kiếm khách hàng => Thâm nhập thị trường. (4) W4+O3: hợp tác với nhiều nhà cung cấp để không phụ thuộc vào họ => Kết hợp ngược về phía sau. (5) W2,W3+O1,O4: tận dụng những chính sách hỗ trợ của chính phủ và cơ hội thu hút vốn đầu tư để huy động vốn. => Tăng trưởng nội bộ. CÁC CHIẾN LƯỢC W-T (7) W3+T1,T2: Hợp tác với nhà cung cấp để cải thiện khả năng phụ thuộc và tăng cạnh tranh. => Kết hợp ngược về phía sau. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 51 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam › Phân tích các chiến lược đã đề xuất U Nhóm chiến lược S-O ¾ Chiến lược phát triển thị trường: trước cơ hội mức độ tăng trưởng ngành khá cao thì HAI NAM CO.,LTD cần phát huy thế mạnh của mình về khả năng lãnh đạo, thiết kế sản phẩm của kỹ sư, sản phẩm độc đáo để phát triển ở những thị trường mới. ¾ Chiến lược phát triển sản phẩm: với thế mạnh về thiết kế, thiết bị máy móc được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại, sản phẩm độc đáo thì HAI NAM CO.,LTD nên tận dụng cơ hội có nhiều nhà cung cấp trên thị trường để tìm thêm những nguồn cung cấp có tính chuyên biệt phù hợp với yêu cầu của công ty. Từ đó, tạo nên những sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh: tính năng, chất lượng, kiểu dáng, mức độ an toàn,... để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới thông qua đó góp phần vào việc xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. U Nhóm chiến lược S-T ¾ Chiến lược phát triển sản phẩm: hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao do có nhiều đối thủ mạnh, đối thủ mới và sự đe doạ gia nhập thị trường của các công ty nước ngoài. Vì thế, HAI NAM CO,.LTD cần tận dụng thế mạnh của mình về thiết kế sản phẩm, ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực để tạo nên những sự khác biệt trong sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. U Nhóm chiến lược W-O ¾ Chiến lược thâm nhập thị trường: do ngành sản xuất tủ điện có mức độ tăng trưởng đáng kể nên HAI NAM CO.,LTD cần tận dụng cơ hội này để khắc phục điểm yếu về khả năng tìm khách hàng mới của công ty. ¾ Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: hiện nay HAI NAM CO.,LTD đang chịu sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nên việc trên thị trường có nhiều nhà cung cấp. Công ty cần tiến hành liên kết với nhiều nhà cung cấp để giảm sự phụ thuộc và nâng cao được tính cạnh tranh của công ty trên thị trường. ¾ Chiến lược tăng trưởng nội bộ: HAI NAM CO.,LTD với điểm yếu về nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp, các khoản phải thu của khách hàng cao vì thế công ty cần tận dụng những cơ hội để tiếp cận nguồn vốn từ thị trường: thị trường chứng khoán, chính sách ưu đãi của Nhà nước để tăng cường khả năng tài chính cho công ty góp phần vào việc thực hiện các chiến lược khác tốt hơn. U Nhóm chiến lược W-T ¾ Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao, bên cạnh đó HAI NAM CO.,LTD đang phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp. Do SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 52 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam đó, công ty cần tiến hành lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau hay liên kết với các nhà cung cấp để giảm tình trạng phụ thuộc như hiện nay cũng như tăng tính chủ động cho nguồn thiết bị điện đầu vào. 4.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lược Ma trận SWOT là công cụ để đưa ra những phương án chiến lược khả thi chứ không phải là kỹ thuật lựa chọn cuối cùng. Quá trình lựa chọn chiến lược phải thông công cụ là ma trận QSPM, mà ma trận QSPM sử dụng những thông tin đầu vào từ các ma trận EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT, IE. Nhưng trong quá trình phân tích tác giả đã không phân tích những ma trận này nên tác giả không tiến hành lựa chọn chiến lược rồi đưa ra giải pháp, mà tác giả tiến hành đưa ra những giải pháp giúp HAI NAM CO.,LTD nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào những định hướng chiến lược mà ma trận SWOT đã đưa ra. 4.4.3.1. Giải pháp về quản trị Qua sơ đồ bộ máy quản lý của HAI NAM CO.,LTD ta thấy, công ty là một thể ô1ng nhất có sự điều tiết từ trên xuống dưới, cơ cấu các phòng ban của công ty cũng khá tốt. Mỗi phòng có những chức năng khác nhau đóng góp vào hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích năng lực cạnh tranh của công ty thấy nổi bật lên vần đề khả năng tìm khách hàng mới của công ty chưa tốt. Do đó, để tiến hành giải quyết vấn đề này cũng như góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì công ty nên thành lập thêm bộ phận Marketing. Khi bộ phận Marketing được thành lập thì nó sẽ giúp cho công ty trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin về thị trường hiện có cũng như những thị trường mới và các thị trường tiềm năng cần khai thác. Đồng thời, bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, mức giá mà khách hàng chấp nhận, cũng như việc tìm khách hàng mới và lập kế hoạch thu hút khách hàng cho công ty. 4.4.3.2. Giải pháp về tài chính Trong thời gian gần đây nguồn vốn hoạt động của công ty đang gặp khó khăn do vốn đầu tư vào các công trình nhưng chưa thu hồi lại được, phải trả lãi hàng tháng nhiều. Vì thế công ty cần tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước, mối quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng,.. để tiến hành huy động vốn tránh tình trạng như hiện nay, việc này sẽ giúp công ty chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện chính sách mua trả chậm đối với một số nhà cung cấp để duy trì nguồn vốn hoạt động. 4.4.3.3. Giải pháp về Marketing ™ Giải pháp về sản phẩm Khách hàng của ngành sản xuất tủ điện quan tâm nhiều đến sự khác biệt trong sản phẩm vì thế công ty cần tiến hành cải thiện sản phẩm về kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, cũng như mức độ an toàn. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 53 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Bên cạnh đó, công ty cần tiến hành nghiên cứu phát triển thêm những tính năng của sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ để chiếm lĩnh thị trường và đứng vững trong ngành. ™ Sự nhạy cảm về giá Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng trong ngành sản xuất tủ điện vì thế giá mà công ty đưa ra phải phù hợp với mức giá mà khách hàng mong đợi từ sản phẩm của công ty. Để có được mức giá cạnh tranh thì công ty cần tiến hành tối thiểu hoá những chi phí không cần thiết, tìm nguồn cung cấp giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, ... Bên cạnh đó, giá cả của sản phẩm còn phụ thuộc vào sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty và cả sự biến động trên thị trường. Do đó, công ty phải thường xuyên nghiên cứu mức giá trên thị trường để có những điều chỉnh thích hợp khi biến động xảy ra. ™ Giải pháp về chiêu thị Để khách hàng biết đến công ty nhiều hơn cũng như dễ dàng tiếp cận với công ty khi có nhu cầu thì công ty cần tiến hành xây dựng Website riêng để tiến hành giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh của công ty đến với khách hàng. Tổ chức những hoạt động tài trợ để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty trước khách hàng, cộng đồng và cơ quan chức năng. 4.4.3.4. Giải pháp về nhân sự Để có nguồn nhân sự có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như trung thành với công ty thì HAI NAM CO.,LTD cần quan tâm những vấn đề sau: - Nâng cao trình độ và tay nghề cho nguồn nhân lực. Có kế hoạch đào tạo với những nhân viên ưu tú, đặc biệt là những kỹ sư trong công ty. - Cần có những chính sách lương, khen thưởng, sự quan tâm chia sẻ của công ty đối với đời sống công nhân viên,... hợp lý để giữ chân nhân tài cũng như thu hút nhân tài từ bên ngoài về làm việc cho công ty. - Bên cạnh đó, công ty cần có những biện pháp giúp công nhân viên làm việc thoải mái, vui vẻ tạo sự đoàn kết giữa các thành viên trong công ty bằng cách tổ chức các hoạt động thể thao, chính sách thi đua trong công việc,... 4.4.3.5. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp Hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất tủ điện khá cao do có nhiều đối thủ và nguy cơ đe doạ xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài, cùng với việc ngành đang tăng trưởng đáng kể trong hiện tại và tương lai. Do đó, HAI NAM CO.,LTD cần có một số giải pháp về sản xuất như sau: - Công ty nên thường xuyên tổ chức kiểm tra lại năng lực máy móc, thiết bị, nhà xưởng để đầu tư hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất cân đối giữa năng lực máy móc thiết bị với nhà xưởng. - Công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện nghiêm khắc từ khâu sản xuất đến khâu kiểm tra thành phẩm xuất xưởng và sau đó phải được đảm bảo. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 54 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam - Quan tâm đến sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị để tránh nguy cơ lạc hậu, đi sau đối thủ. - Ngoài ra, để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thì công ty nên tiến hành tìm hiểu các nhà cung cấp trên thị trường xem những nhà cung cấp thiết bị điện nào phù hợp với yêu cầu của công ty để lấy hàng của họ. Hạn chế việc lấy nguồn cung đầu vào tập trung như hiện nay. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 55 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 5.1 Giới thiệu Trọng tâm của nghiên cứu này là phân tích năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Những chương trước đã trình bày về cơ sở hình thành của đề tài, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Sang chương 5 là phần cuối cùng sẽ trình bày các vấn đề: (1) Kết luận, (2) Hạn chế, (3) Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo. 5.2. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh hiện nay của HAI NAM CO.,LTD ở trên mức trung bình. Có 4 tác lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD: (1) đối thủ cạnh tranh, (2) khách hàng, (3) nhà cung cấp, (4) đối thủ tiềm ẩn. Trong đó, tác lực khách hàng đóng góp vào năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD nhiều nhất, kế đến là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn. Trong các tác lực tác động đến năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD thì tác lực nhà cung cấp có năng lực thấp hơn mức trung bình và tác lực đối thủ cạnh tranh có năng lực cao hơn mức trung bình nhiều nhất. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đưa ra một số đặc điểm nổi bật về năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD hiện nay và một số chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty: - HAI NAM CO.,LTD có thế mạnh về sự khác biệt của sản phẩm so với các công ty trong ngành, vì thế công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này với việc tiếp tục đầu tư vào việc thay đổi thiết bị máy móc hiện đại và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. - Khách hàng quan tâm nhiều đến mức độ khác biệt của sản phẩm và có tính nhạy cảm về giá, vì thế công ty cần tiến hành tối thiểu hoá các chi phí không cần thiết, tìm những nguồn cung đầu vào có giá thấp những vẫn đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, với việc khả năng tìm khách hàng mới của công ty tương đối khó khăn vì thế công ty cần tiến hành thành lập bộ phận Marketing để nghiên cứu khách hàng, thành lập Website để đưa thông tin đến với khách hàng nhiều hơn. - Trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị điện đầu vào và hiện nay HAI NAM CO.,LTD đang có sự phụ thuộc vào nhà cung cấp chính là Công ty Schneider Electric, vì thế công ty cần tiến hành tìm hiểu và liên kết với nhiều nhà cung cấp trên thị trường để giảm sự phụ thuộc và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. - Các công ty ngoài ngành dễ dàng gia nhập ngành do rào cản gia nhập không lớn. 5.3. Hạn chế Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter là mô hình tư duy, khi áp dụng vào một ngành hay một công ty cụ thể sẽ có những chỉ tiêu đo lường khác nhau. Việc đưa ra các yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của HAI NAM CO.,LTD trong nghiên cứu này là dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết của mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter mà tác giả đưa ra cùng với nhận xét của chuyên gia của HAI NAM CO.,LTD, do đó không có tính xác và độ tin cậy như SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 56 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam khi được xác định bằng thang đo trực tiếp với chuyên gia của các công ty trong ngành. Việc thu thập số liệu chưa mang tính đại diện cao khi không thể phỏng vấn được nhiều chuyên gia của các công ty trong ngành. 5.4. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo Khi đưa ra các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cần được tiến hành nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn chuyên gia của nhiều công ty để đưa ra những yếu tố chính xác hơn. Trong kết quả nghiên cứu cần tiến hành thu thập nhiều mẫu phỏng vấn của nhiều đối tượng: chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp. Cũng như cần có những số liệu cụ thể chứng minh cho kết quả nghiên cứu để tạo độ chính xác và tin cậy cho người đọc. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 57 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thương. 2008. Quyết định số 48 /2008/QĐ-BCT ngày 19.12.1008. Hà Nội. 2. Bùi Trinh. 2001. Mô hình Input – Output và những ứng dụng cụ thể trong phân tích, dự báo về kinh tế và môi trường. Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Công ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008. TPHCM. 4. Huỳnh Phú Thịnh. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Trường Đại Học An Giang. 5. Kiều Anh Tài. 2000. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nước khoáng, nước tinh khiết tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế. Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. 6. Micheal E. Porter. 1996. Chiến lược cạnh tranh. NXB KHKT. 7. Minh Trang. 21.11.2005. Sơ lược về mô hình Porter’s Five Forces. Đọc từ (đọc ngày 20.02.2009). 8. Nguyễn Thanh Xuân. 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành thuỷ sản tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TPHCM. 9. Lê Chí Hoà. 04.08.2008. Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO. Đọc từ: 15.com/view_news.php?id=1083 (đọc ngày 20.02.2009). 10. PTS. Lê Đăng Doanh, Ths. Nguyễn Thị Kim Dung, PTS. Trần Hữu Hân. 1998. Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước. NXB Lao Động. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 58 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam PHỤ LỤC Phiếu phỏng vấn chuyên gia (1) Chọn các yếu tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong Ông (Bà) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong năm. Ông (Bà) vui lòng đánh dấu check vào yếu tố ảnh hưởng không đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam II. PHẦN NỘI DUNG: Các yếu tố tác động Nếu đồng ý thì đánh dấu “X” Đối thủ cạnh tranh … Số lượng các công ty lớn trong ngành Số lượng các công ty lớn trong ngành nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. … Tình trạng tăng trưởng của ngành Tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh hay chậm đều ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM CO.,LTD so với các công ty trong ngành. Sản phẩm giữa công ty với các công ty tương tự hay khác biệt cũng ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. … Tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh. Sự đa dạng về: văn hóa, lịch sử, mục tiêu và triết lý kinh doanh của đối thủ cũng ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. … Tính sàng lọc trong ngành. Mức độ sàng lọc của ngành có cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 59 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam … Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu sản phẩm của các công ty khác nhau hay không đều ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Sản phẩm thay thế … Giá của các sản phẩm thay thế. Giá cả của sản phẩm thay thế cao hay thấp đều ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. … Chi phí chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Chi phí khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế cao hay thấp đều ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. … Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng. Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khách hàng … Số lượng khách hàng trên thị trường. Số lượng khách hàng nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của các công ty trong ngành. … Mức độ tập trung của khách hàng. Sự tập trung thị phần của khách hàng cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của các công ty trong ngành. … Thông tin khách hàng có được. Khách hàng có thông tin về: sản phẩm, giá cả của các công ty trong ngành nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể quyết định mua hàng của họ. … Mức độ sẵn có của sản phẩmthay thế. Sản phẩm thay thế trên thị trường nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. … Tính nhạy cảm đối với giá. Giá cả biến động nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng … Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty trong ngành. Sản phẩm giữa các công ty tương tự hay khác biệt cũng ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 60 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam … Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu sản phẩm của các công ty khác nhau hay không đều ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. … Khả năng tìm khách hàng mới. Khả năng tìm khách hàng mới của công ty dễ hay khó đều ảnh hưởng không đáng kể đến sức mạnh thương lượng của khách hàng. Nhà cung cấp … Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. Tỷ trọng mua hàng của công ty đối với nhà cung cấp nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp. Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đối với tổng chi phí. Chi phí thiết bị điện đầu vào nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. Nhà cung cấp thay thế có nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Mức độ chuẩn hóa đầu vào. Mức độ chuẩn hóa đầu vào cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Thông tin về nhà cung cấp. Thông tin về nhà cung cấp nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. … Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành. Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của các nhà cung cấp nhiều hay ít đều ảnh hưởng không đáng kể đến việc mặc cả của nhà cung cấp với công ty. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 61 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Đối thủ tiềm ẩn Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty ngoài ngành. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu cao hay thấp cũng ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của các công ty này. … Yêu cầu về vốn. Công ty mới vẫn cạnh tranh được với các công ty trong ngành cho dù có số vốn ít hay nhiều. … Sự khác biệt sản phẩm. Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty mới gia nhập ngành với các công ty trong ngành nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không đáng kể đến sự cạnh tranh của họ. Ngoài những yếu tố liệt kê trên, theo Ông/Bà còn những yếu tố nào khác ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam. Đó là: . . . . . ..... THÔNG TIN CHUYÊN GIA Họ và tên: Năm sinh:... Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: Số năm làm việc liên quan đến ngành sản xuất tủ điện : năm. Sau cùng, Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà) và chúc Ông (Bà) thành công trong cuộc sống. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 62 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Phiếu phỏng vấn chuyên gia (2) Cho điểm bốn tác lực tác động đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong Ông (Bà) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong năm. Bốn tác lực bên dưới đều có tác động đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam nhưng mỗi tác lực có tác động khác nhau, Ông (Bà) tiến hành cho điểm theo nguyên tắc: - Phân phối 10 điểm cho 4 tác lực - Tác lực nào có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh thì cho điểm cao hơn những tác lực khác. II. PHẦN NỘI DUNG Điểm Bốn tác lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam (...) Đối thủ cạnh tranh Số lượng các công ty lớn trong ngành. Các rào cản thoát ra. Tình trạng tăng trưởng của ngành. Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM CO.,LTD đối với các công ty trong ngành. (...) Khách hàng Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty trong ngành. Số lượng khách hàng trên thị trường. Thông tin mà khách hàng có được Tính nhạy cảm đối với giá Khả năng tìm khách hàng mới của công ty. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 63 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam (...) Nhà cung cấp Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. Sự khác biệt của các nhà cung cấp. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Mức độ chuẩn hóa đầu vào. Thông tin về nhà cung cấp. Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đối với tổng chi phí. (...) Đối thủ tiềm ẩn Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành. Sự khác biệt sản phẩm. Yêu cầu về vốn. Nguồn lực đặc thù (Bằng cấp). ------------- THÔNG TIN CHUYÊN GIA Họ và tên: .. Năm sinh: . Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: Số năm làm việc liên quan đến ngành sản xuất tủ điện : năm. Sau cùng, Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà) và chúc Ông (Bà) thành công trong cuộc sống. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 64 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam Phiếu phỏng vấn chuyên gia (3) Cho điểm các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong Ông (Bà) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong năm. Các yếu tố bên dưới đều có tác động đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam nhưng mỗi yếu tố có mức tác động khác nhau, Ông (Bà) tiến hành cho điểm theo nguyên tắc: - Phân phối 10 điểm cho các yếu tố trong mỗi tác lực. - Yếu tố nào có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh thì cho điểm cao hơn những yếu tố khác. II. PHẦN NỘI DUNG Điểm Bốn tác lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam 10 Đối thủ cạnh tranh ( ) Số lượng các công ty lớn trong ngành. ( ) Các rào cản thoát ra. ( ) Tình trạng tăng trưởng của ngành. ( ) Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM CO.,LTD đối với các công ty trong ngành. 10 Khách hàng ( ) Sự khác biệt sản phẩm giữa các công ty trong ngành. ( ) Số lượng khách hàng trên thị trường. ( ) Thông tin mà khách hàng có được. ( ) Tính nhạy cảm đối với giá. ( ) Khả năng tìm khách hàng mới. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 65 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam 10 Nhà cung cấp ( ) Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. ( ) Sự khác biệt của các nhà cung cấp. ( ) Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. ( ) Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. ( ) Mức độ chuẩn hóa đầu vào. ( ) Thông tin về nhà cung cấp. ( ) Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đối với tổng chi phí. 10 Đối thủ tiềm ẩn ( ) Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành. ( ) Sự khác biệt sản phẩm. ( ) Yêu cầu về vốn. ( ) Nguồn lực đặc thù (Bằng cấp). THÔNG TIN CHUYÊN GIA Họ và tên: .. Năm sinh: . Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: Số năm làm việc liên quan đến ngành sản xuất tủ điện : năm. Sau cùng, Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà) và chúc Ông (Bà) thành công trong cuộc sống. SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 66 Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 67 Phiếu khảo sát chuyên gia HAI NAM CO.,LTD Z›Y I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào các Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong Ông (Bà) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong năm. Ngành là những công ty đang hoạt động tại thị trường TP.HCM Ông (Bà) hãy đánh dấu check vào câu trả lời mà mình đồng ý nhất. II. PHẦN NỘI DUNG: Nhận xét về ngành sản xuất tủ điện hiện nay 1. Số lượng công ty lớn trong ngành. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 2. Mức độ tăng trưởng của ngành hiện nay. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất Thấp 3. Mức độ khác biệt sản phẩm giữa HAI NAM CO.,LTD so với các công ty trong ngành. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 4. Rào cản thoát ra. … Rất thấp … Thấp … Trung bình … Cao … Rất cao Nhận xét về khách hàng 5. Số lượng khách hàng trên thị trường. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 6. Thông tin mà khách hàng có được. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 7. Sự khác biệt hoá sản phẩm của các công ty trên thị trường. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 8. Tính nhạy cảm đối với giá. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 68 9. Khả năng tìm kiếm khách hàng mới. … Rất khó … Khó … Trung bình … Dễ … Rất dễ Nhận xét về nhà cung cấp 10. Tỷ trọng giữa các nhà cung cấp. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 11. Sự khác biệt của các nhà cung cấp. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 12. Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đầu vào đối với tổng chi phí. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 13. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 14. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 15. Mức độ chuẩn hóa đầu vào. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 16. Thông tin về nhà cung cấp. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều Nhận xét về đối thủ tiềm ẩn 17. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành. … Rất dễ … Dễ … Trung bình … Khó … Rất khó 18. Yêu cầu về vốn. … Rất thấp … Thấp … Trung bình … Cao … Rất cao 19. Sự khác biệt sản phẩm. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 20. Nguồn lực đặc thù. … Rất dễ … Dễ … Trung bình … Khó … Rất khó THÔNG TIN CHUYÊN GIA Họ và tên: .. Năm sinh: . Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: ... Số năm làm việc liên quan đến ngành sản xuất tủ điện : năm. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 69 Phiếu khảo sát chuyên gia Z›Y I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào các Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong Ông (Bà) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong năm. Ngành là những công ty đang hoạt động tại thị trường TP.HCM Ông (Bà) hãy đánh dấu check vào câu trả lời mà mình đồng ý nhất. II. PHẦN NỘI DUNG: Nhận xét về ngành sản xuất tủ điện hiện nay 1. Số lượng công ty lớn trong ngành. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 2. Mức độ tăng trưởng của ngành hiện nay. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất Thấp 3. Rào cản thoát ra. … Rất thấp … Thấp … Trung bình … Cao … Rất cao Nhận xét về khách hàng 4. Số lượng khách hàng trên thị trường. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 5. Thông tin mà khách hàng có được. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 6. Sự khác biệt hoá sản phẩm của các công ty trên thị trường. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 7. Tính nhạy cảm đối với giá. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 8. Khả năng tìm kiếm khách hàng mới. … Rất khó … Khó … Trung bình … Dễ … Rất dễ Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 70 Nhận xét về nhà cung cấp 9. Sự khác biệt của các nhà cung cấp. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 10. Ảnh hưởng của chi phí thiết bị điện đối với tổng chi phí. … Rất nhiều … Nhiều … Trung bình … Ít … Rất ít 11. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 12. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 13. Mức độ chuẩn hóa đầu vào. … Rất cao … Cao … Trung bình … Thấp … Rất thấp 14. Thông tin về nhà cung cấp. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều Nhận xét về đối thủ tiềm ẩn 15. Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty ngoài ngành. … Rất dễ … Dễ … Trung bình … Khó … Rất khó 16. Yêu cầu về vốn. … Rất thấp … Thấp … Trung bình … Cao … Rất cao 17. Sự khác biệt sản phẩm. … Rất ít … Ít … Trung bình … Nhiều … Rất nhiều 18. Nguồn lực đặc thù. … Rất dễ … Dễ … Trung bình … Khó … Rất khó THÔNG TIN CHUYÊN GIA Họ và tên: .. Năm sinh: . Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: ... Nơi làm việc hiện nay: Số năm làm việc liên quan đến ngành sản xuất tủ điện : năm. Sau cùng, Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông (Bà) và chúc Ông (Bà) thành công trong cuộc sống. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam SVTH: Lê Thị Hoàng Oanh Trang 71 Phiếu khảo sát khách hàng Z›Y I. PHẦN GIỚI THIỆU Chào Ông (Bà) ! Tôi là Lê Thị Hoàng Oanh, sinh viên năm 4, Khoa KT- QTKD, Trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện bài khoá luận với chủ đề “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam”. Phiếu khảo sát này là một phần quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Rất mong các Anh (Chị) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Xin Ông/Bà lựa chọn mức độ thích hợp bằng cách khoanh tròn các ô theo quy ước sau: 1 2 3 4 5 Rất phản đối Phản đối Trung hòa Đồng ý Rất đồng ý II. PHẦN NỘI DUNG: 1 Ông (Bà) dễ dàng tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp sản xuất tủ điện. 1 2 3 4 5 2 Những thông tin mà Ông (Bà) tìm được ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của Ông (Bà). 1 2 3 4 5 3 Có nhiều sự khác biệt về sản phẩm của các công ty trong ngành tủ điện. 1 2 3 4 5 4 Sản phẩm của Công Ty TNHH SX Tủ Bảng Điện Hải Nam có nhiều sự khác biệt nổi trội hơn so với những công ty trong ngành. 1 2 3 4 5 5 Sản phẩm của Công Ty TNHH SX Tủ Bảng Điện Hải Nam có những điểm khác biệt đáp ứng được yêu cầu của Ông (Bà). 1 2 3 4 5 6 Sự khác biệt sản phẩm là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của Ông (Bà) 1 2 3 4 5 7 Giá cả là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của Ông (Bà). 1 2 3 4 5 THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Họ và tên: .. Năm sinh: . Nghề nghiệp/vị trí hiện nay: ... Nơi làm việc hiện nay:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1111.pdf
Tài liệu liên quan