MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1. Khái niệm tín dụng 3
2.2. Chức năng và vai trò của tín dụng 3
2.2.1. Chức năng của tín dụng 3
2.2.2. Vai trò của tín dụng 3
2.3. Các loại tín dụng ngân hàng 3
2.4. Doanh số cho vay 4
2.5 Doanh số thu nợ 4
2.6. Dư nợ 4
2.7. Nợ quá hạn 4
2.8. Khái niệm bảo đảm tín dụng 4
2.9. Các quy định về cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên 4
2.9.1. Nguyên tắc vay vốn 4
2.9.2. Điều kiện vay vốn 4
2.9.3. Thể loại cho vay 5
2.9.4. Những nhu cầu vốn mà Ngân hàng Mỹ Xuyên không cho vay 5
2.9.5. Thời hạn cho vay 5
2.9.6. Lãi suất cho vay 5
2.9.7. Mức cho vay 5
2.9.8. Trả nợ gốc và lãi vay vốn 5
2.10. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 6
2.10.1. Dư nợ trên vốn huy động 6
2.10.2. Hệ số vòng quay vốn tín dụng 6
2.10.3. Hệ số thu nợ 6
2.10.4. Tỷ lệ nợ quá hạn 6
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN 7
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7
3.2. Tổ chức, tình hình nhân sự của Ngân hàng Mỹ Xuyên 8
3.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 8
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 8
3.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng 11
3.4. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên năm 2007 12
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG SXKD 13
4.1. Phân tích doanh số cho vay 13
4.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian 13
4.1.2.Doanh số cho vay theo ngành nghề 15
4.2.Phân tích doanh số thu nợ 17
4.2.1 Doanh số thu nợ theo thời gian 18
4.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành nghề 19
4.3. Phân tích doanh số dư nợ 21
4.3.1 Dư nợ theo thời gian 22
4.3.2. Dư nợ theo ngành nghề 22
4.4. Phân tích nợ quá hạn 24
4.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 26
4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 29
5.1.Kết luận 29
5.2. Kiến nghị 29
TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm 2006, tình hình kinh tế chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đã làm tăng thêm những khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta vốn đã bị thiệt hại rất lớn do thiên tai, lũ lụt, dịch cúm gia cầm, .Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng của nhà nước và nhân dân ta cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của bạn bè quốc tế, nước ta tiếp tục phát triển ổn định và có thể vượt qua các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Đáng chú ý, năm 2006 được đánh dấu bởi hai sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam đó chính là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công hội nghị APEC. Hai sự kiện trọng đại này đã ghi nhận và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thu hút được sự quan tâm của bạn bè thế giới và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả.
Đạt được những thành công nêu trên là kết quả phấn đấu chung của cả nước ta, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Trong thời hội nhập hiện nay thật không thể không kể đến vai trò của ngân hàng, với chức năng là trung gian tài chính, giúp nền kinh tế ổn định và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp các tổ chức sản xuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng quy mô sản xuất. Nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra, và sự hỗ trợ từ ngân hàng với các đơn vị kinh tế là vô cùng cần thiết. Hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng quyết liệt vì vậy vai trò của ngân hàng lại càng không thể thiếu.
Cũng như các ngân hàng khác Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng định vai trò cung cấp vốn của mình, thế nhưng để hỗ trợ vốn tốt cho các đơn vị kinh tế, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển thì chất lượng hoạt động tín dụng phải tốt. Đây chính là hoạt động chịu nhiều rủi ro nhất và cũng là vấn đề liên quan đến sự “sống còn” của ngân hàng, do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ thêm hoạt động tín dụng sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng, tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động tín dụng này. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Với kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng thời gian thực tập 2 tháng ở Ngân hàng Mỹ Xuyên để hoàn thành chuyên đề em thực hiện một số phương pháp sau:
Thu thập số liệu bao gồm:
– Số liệu sơ cấp: phỏng vấn cán bộ tín dụng.
– Số liệu thứ cấp:
+ Bảng cân đối tài khoản chi tiết.
+ Bảng báo cáo tài chính.
– Sử dụng phương pháp phân tích so sánh sự biến động các dãy số qua các năm,
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nông Thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Ban Tổng Giám đốc
– Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng.
– Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực trong hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc, có trách nhiệm hỗ trợ cùng Tổng Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của Ngân hàng, về nghiệp vụ cụ thể như tổ chức tài chính, thẩm định vốn, ký duyệt cho vay,....
Tổ Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ
– Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động Ngân hàng và quy định nội bộ của Ngân hàng Mỹ Xuyên và các đơn vị trực thuộc.
– Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Ngân hàng nhà nước
– Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
– Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ.
– Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để có kiến nghị bổ sung sửa đổi.
Phòng Kế Toán
– Tổng hợp số liệu của các phòng ban riêng lẻ, và toàn ngân hàng để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm.
– Báo cáo thống kê, phân tích số liệu tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về tín dụng lãi suất,….
– Kiểm soát khối lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán.
– Phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thường xuyên các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng.
– Quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của cá nhân, doanh nghiệp,...
Phòng Tín Dụng
– Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay.
– Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc về xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.
– Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay….
– Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban Tổng Giám đốc.
Các đơn vị trực thuộc (chi nhánh và phòng giao dịch)
– Thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo sự ủy nhiệm của Ban Tổng Giám đốc hội sở,...
– Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.
–Thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản cho vay với khách hàng.
– Hoạt động tiền gửi trong tổ chức và dân cư.
– Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp.
– Hoạt động chi trả kiều hối.
– Dịch vụ chuyển tiền nhanh từ An Giang đến các tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Nội,..
– Cho vay nông nghiệp và các loại hình khác tại các huyện phụ cận nhằm cung ứng vốn đầu tư đang thiếu.
Tổ hành chính
– Thực hiện toàn bộ các công tác về hành chính của ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm...
– Phụ trách lương, xét khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng.
– Thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước,….
Tổ Vi Tính
– Thường xuyên kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản máy vi tính trong toàn cơ quan.
– Hướng dẫn, huấn luyện cho cán bộ nhân viên Ngân hàng sử dụng máy đúng thao tác kỹ thuật, biết khai thác chương trình phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê tại các bộ phận nghiệp vụ.
– Bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin số liệu về ngân hàng.
– Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý,…..
– Thực hiện cải tiến các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các bộ phận theo chỉ định của Tổng Giám đốc.
Tổ Kế Hoạch
– Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm.
– Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
– Khảo sát, theo dõi dòng sản phẩm nhằm có đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ,….
– Theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch để có những đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.
3.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng
Cuối năm 2006 tổng tài sản của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt đến con số 448 tỷ đồng, cung ứng vốn cho hơn 18 ngàn khách hàng, hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân qua các năm 2004, 2005, 2006 là 60%/ năm, lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm:
– Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
– Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
– Cho vay với các sản phẩm sau:
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ .
+ Cho vay trả góp phố, chợ.
+ Cho vay tiêu dùng.
– Cho vay hoạt động kinh doanh thế chấp sổ tiền gửi tiết kiệm.
– Chuyển tiền nhanh trong nước.
Qua 15 năm hoạt động Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, vốn điều lệ của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, năm 2004 là 15.500 triệu đồng, 2005 là 24.750 triệu đồng đến năm 2006 là 70 tỷ đồng, lợi tức cổ phần cũng đạt được các tỷ lệ khá cao, năm 2004 là 30%, năm 2005 là 24% và năm 2006 là 27%.
Bên cạnh đó kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có những chuyển biến tốt:
Bảng 1: Báo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2006
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng thu nhập
23.62
29.814
48.687
6.194
26,2
18.873
63,3
Tổng chi phí
16.972
21.935
34.412
4.963
29,2
12.477
56,9
Tổng thu nhập thuần
6.648
7.897
14.275
1.231
18,5
6.391
81,1
Thu nhập ròng
4.787
5.673
10.278
886
18,5
4.605
81,2
Nguồn: Phòng kế hoạch
Từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn đạt được các kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, thu nhập qua các năm đều tăng.
Năm 2005 so với năm 2004 tổng thu nhập của Ngân hàng gia tăng tuy nhiên không cao, mức gia tăng này đạt 6.194 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí (bao gồm chi phí chính, trả lãi và các chi phí khác ngoài lãi) cũng tăng đến mức 4.963 triệu đồng, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của năm 2005 chỉ đạt 886 triệu đồng, một mức tăng nhẹ so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005, Ngân hàng đã tuyển thêm một số cán bộ công nhân viên, làm cho chi phí tiền lương tăng thêm, bên cạnh đó trong năm này nền kinh tế của tỉnh cũng đã gặp phải một số khó khăn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giảm đi khả năng hoàn trả vốn của một số hộ vay, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thu nhập của Ngân hàng.
Sang năm 2006, sự tăng trưởng thu nhập đã được tốc độ mạnh hơn so với năm 2005 với mức tăng của thu nhập lên đến 18.873 triệu đồng, chi phí trong năm này cũng tăng đến 12.477 triệu đồng tuy nhiên tỷ lệ này không cao hơn tỷ lệ gia tăng của tổng thu nhập (chi phí tăng 56,9% trong khi thu nhập tăng đến 63.3%), làm cho thu nhập ròng tăng đến 81,2% so với năm 2005, tương ứng với số tiền 4.605 triệu đồng, đây là một kết quả thật sự đáng mừng. Trong năm này một số phòng giao dịch mới của Ngân hàng được thành lập (như Tri Tôn, Thoại Sơn,…), số lượng nhân viên được tuyển thêm tăng lên, bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 cũng tăng khoảng 9,3%,…các nguyên nhân này đã góp phần làm tăng tổng chi phí của Ngân hàng Mỹ Xuyên, thế nhưng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo Ngân hàng, năm 2006 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã được kết quả khả quan, cùng với sự gia tăng của các địa điểm giao dịch thì doanh thu của Ngân hàng cũng gia tăng đáng kể.
3.4. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên cho năm 2007
– Giữ vững tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng lợi thế cạnh tranh, tích lũy tăng cường nội lực,…
– Gia tăng giá trị cổ đông, ổn định và phát triển đời sống nhân viên.
– Bổ sung vốn huy động bằng cách tăng cường quảng bá thương hiệu ngân hàng, tạo các phần thưởng hấp dẫn, thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm,…
– Phấn đấu đưa tổng dư nợ cuối năm 2007 đạt 900 tỷ đồng (tăng 280,3% so với năm 2006).
– Cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, kiềm giữ tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhỏ hơn 1% trên tổng dư nợ.
– Đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh, cùng các tỉnh lân cận.
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG SXKD
4.1. Phân tích doanh số cho vay
Trong 3 năm qua, từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ xuyên đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh An Giang, cụ thể là thành phố Long Xuyên và các huyện, xã, nơi mà Ngân hàng đặt chi nhánh, phòng giao dịch tại đó. Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời và đáng kể nguồn vốn cho người dân, góp phần cải thiện và ổn định đời sống người dân.
An Giang là tỉnh có đa số người dân sống bằng nghề nông, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản lượng lúa gạo của tỉnh đứng đầu cả nước, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của tỉnh cũng không kém phát triển, một phần được thể hiện qua doanh số cho vay về lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong năm 2004 đến 2006 tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, luôn tăng dần qua các năm, và Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã từng bước khẳng định vai trò cung cấp vốn của mình, mang lại lợi nhuận ngày càng cao đồng thời cũng để xây dựng một chỗ đứng ngày càng vững chắc cho Ngân hàng trong thời hội nhập hiện nay:
Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn
22.432
19.824
25.210
-2.608
-11,6
5.386
27,2
Trung hạn
18.793
22.444
33.934
3.651
19,4
11.490
51,2
Tổng
41.225
42.268
59.144
1.043
2,5
16.876
39,9
Nguồn: Phòng kế hoạch
Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh như Sacombank, Vietcombank, Đông Á, Á Châu,… nhưng doanh số cho vay SXKD của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong những năm qua luôn đạt được những kết quả rất khả quan. Nếu như năm 2005 doanh số cho vay chỉ tăng 1.043 triệu đồng so với năm 2004 thì sang năm 2006 sự gia tăng này đã đạt tốc độ mạnh mẽ hơn với mức tăng 16.876 triệu đồng, tương ứng 39,9% so với năm 2005. Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Ngân hàng cũng như Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh thích hợp, tạo được niềm tin đối với đông đảo khách hàng.
4.1.1. Doanh số cho vay theo thời gian
Tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn, Ngân hàng Mỹ Xuyên thường tập trung cho vay mạnh lĩnh vực này, tuy nhiên trong 3 năm qua doanh số cho vay ngắn hạn lại có sự biến động bất ổn định.
Năm 2005 doanh số cho vay đã giảm 2.608 triệu đồng (11,6%), trong năm này kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá,… nên Ngân hàng đã tập trung hỗ trợ vốn cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp ít chú trọng đến lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, nguyên nhân này làm cho doanh số cho vay trong năm này sụt giảm. Nhưng sang năm 2006 sự sụt giảm này đã được khắc phục, doanh số cho vay lại đạt mức tăng khá cao với tốc độ tăng 27,2% tương ứng với 5.386 triệu đồng.
Điều này cho thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên chú trọng cung ứng vốn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhưng năm 2006 đã quan tâm đầy đủ hơn tất của các lĩnh vực cho vay, trong năm này Ngân hàng đã mở rộng thêm quy mô hoạt động trên địa bàn tỉnh, cùng với sự thành lập của các phòng giao dịch Mỹ Luông, Thoại Sơn,… thì hoạt động quảng bá thương hiệu và uy tín Ngân hàng cũng được tăng cường, không những làm gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn mà còn gia tăng cả doanh số cho vay trung hạn.
Doanh số cho vay trung hạn từ năm 2004 đến năm 2006, cũng tăng khá mạnh với tốc độ của năm sau luôn cao hơn năm trước, cao nhất là năm 2006, doanh số cho vay đã tăng 11.490 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 51,2%.
Sự gia tăng này đã cho thấy trong 3 năm qua, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã chú ý nhiều đến lĩnh vực cho vay trung hạn. Nguyên nhân là do thời gian qua nền kinh tế của cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, nhu cầu vốn trung hạn để đầu tư cho trang thiết bị công nghệ ngày một nhiều, và Ngân hàng cũng ngày càng chủ động được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay của đa số khách hàng.
Ở cách nhìn khác, nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn có xu hướng gia tăng theo từng năm, trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm, được thể hiện rõ ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn luôn tăng qua các năm, điều này phù hợp với nỗ lực gia tăng doanh số trung hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên, vì với loại cho vay này thì lãi suất cao, mạng lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng do năm bắt được xu thế phát triển của nền kinh tế đang dần bước vào thời kỳ hội nhập, nên các tổ chức sản xuất kinh doanh tăng cường đổi mới, cải tiến trang thiết bị, đẩy mạnh sản xuất, nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Tuy nhiên các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, vì vậy doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau cao, rủi ro tín dụng cao. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần tập trung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, với cho vay trung hạn cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng cho vay, đánh giá đúng khách hàng khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả, và có tài sản đảm bảo.
4.1.2. Doanh số cho vay theo ngành nghề
Bảng 3: DSCV theo ngành nghề Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
SXKD dịch vụ
15.652
14.455
19.726
-1.197
-7,6
5.271
36,5
Góp SXKD
14.242
11.816
17.627
-2.426
-17,0
5.811
49,2
Góp KDNT
11.331
15.997
21.791
4.666
41,2
5.794
36,2
Tổng
41.225
42.268
59.144
1.043
2,5
16.876
39,9
Nguồn: Phòng kế hoạch
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh An Giang có lúc không thuận lợi bởi những tác động xấu như dịch cúm gia cầm, dịch rầy nâu, giá cả hàng hoá không ổn định, tuy nhiên An Giang vẫn có những bước phát triển khá tích cực, hàng năm GDP của tỉnh tăng bình quân 9,1% vượt kế hoạch 0,6%, trong đó khu vực thương mại dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 12,2 %, khu vực nông nghiệp tăng 5,2%. Nắm bắt được xu thế phát triển đó, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, tận dụng tối đa nguồn lực tự có cùng với các nguồn vốn huy động được, không ngừng mở rộng cho vay đến các ngành kinh tế, mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn xã hội, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của tỉnh.
SXKD dịch vụ
Ngân hàng cho vay lĩnh vực này đối với các hộ vay như: bán quán cơm, bán nước mắm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet, kinh doanh xăng dầu, đồ gia dụng, bán phụ tùng xe, máy móc,… ở thành thị.
Năm 2005 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã giảm 1.197 triệu đồng so với 2004. Sở dĩ có sự sụt giảm của doanh số cho vay như vậy là vì trong năm này kinh tế của tỉnh đã gặp không ít các khó khăn như hạn hán, giá vật tư tăng mạnh, chỉ số lạm phát tăng cao 9,31%,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành sản xuất kinh doanh, nhất là ngành thương nghiệp chịu tác động mạnh của biến động giá tiêu dùng tăng cao, sức mua trên thị trường giảm, bên cạnh đó quy mô hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên còn tương đối nhỏ so với các Ngân hàng thương mại khác trong tỉnh,…, tất các các điều này đã góp phần làm doanh số cho vay giảm.
Tuy nhiên, sang năm 2006 doanh số cho vay SXKD dịch vụ đã có khởi sắc, năm này tỉnh đã nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện quy trình thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm qua An Giang đã tăng từ hạng 34 lên hạng thứ 9/64 tỉnh thành phố của nước, kinh tế của tỉnh cũng trở nên sôi động hơn, với sự phát triển kinh tế như vậy nhịp độ phát triển của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tăng theo thể hiện qua doanh số cho vay tăng kể trên.
Góp SXKD
Doanh số cho vay lĩnh vực này cũng có sự biến động tương tự như doanh số cho vay SXKD dịch vụ. Năm 2005, do những biến động phức tạp của nền kinh tế (giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu vật tư tăng,.. ) làm giá thành sản phẩm của các tổ chức SXKD tăng cao, dẫn dến việc giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, điều này cũng làm cho doanh số cho vay góp SXKD sụt giảm, cụ thể là 2.426 triệu đồng.
Tuy nhiên sang năm 2006, kinh tế của tỉnh trở nên năng động hơn, trong năm này toàn tỉnh An Giang cũng đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng 12 chợ với tổng nguồn vốn đầu tư 108 tỷ đồng, góp phần nâng doanh số cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên đến mức tăng khá cao là 5.811 triệu đồng (59,2%)
Góp KDNT
Sản phẩm cho vay này luôn đạt doanh số tăng qua các năm, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu như vựa phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, xăng dầu,… bên cạnh còn có các ngành nghề truyền thống như sản xuất bánh phòng, mắm thái, thắt bím lục bình, lưỡi câu, đường thốt lốt,…
Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng khá mạnh từ năm 2004 đến năm 2006 cao nhất là mức tăng 5.794 triệu đồng của năm 2006 so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong các năm qua kinh tế của tỉnh phải chịu sức ép từ việc tăng giá các vật tư, nguyên vật liệu,… nên các hộ kinh doanh lĩnh vực này cần thêm nguồn vốn để duy trì cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhìn ở góc độ khác, tỷ trọng doanh số của các sản phẩm cho vay được thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 2:
Sản phẩm cho vay SXKD dịch vụ và góp SXKD đều có doanh số cho vay giảm trong năm 2005 và tăng lại trong năm 2006. Nhưng tỷ trọng doanh số cho vay hai lĩnh vực này đều có giảm liên tục trong 3 năm, mặc dù năm 2006 doanh số cho vay tăng đáng kể.
Nguyên nhân là do thời gian qua (cụ thể từ năm 2005 đến năm 2006) hoạt động cho vay của Ngân hàng Mỹ Xuyên gặp phải nhiều trở ngại, bên cạnh những biến động kinh tế kể trên, Ngân hàng còn gặp sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác trong tỉnh, còn có một số khách hàng có nhu cầu vay, có phương án sản xuất khá hấp dẫn nhưng không đủ tài sản thế chấp.
Còn đối với lĩnh vực góp KDNT, đây là lĩnh vực cho vay chiếm tỷ trọng khá cao và luôn tăng trong 3 năm qua, sự gia tăng này là do để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế từ năm 2006 đến 2010. Cùng với tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại, dịch vụ, tỉnh An Giang còn tập trung phát triển mạnh ngành nghề dịch vụ ở nông thôn với cơ cấu hợp lý, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh cũng đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển các ngành KDNT, điều này góp phần nâng dần tỷ trọng doanh số cho vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, khẳng định uy tín của Ngân hàng với người dân ngày càng cao.
Qua phân tích tình hình cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Mỹ Xuyên: tuy doanh số cho vay ở một số sản phẩm có biến động giảm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh và cũng do những đặc điểm hạn chế riêng của Ngân hàng, nhưng nhìn tổng quan vốn đầu tư của Ngân hàng cho lĩnh vực này đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, hoạt động cho vay tại Ngân hàng đã từng bước được cải thiện, tiếp cận ngày càng sâu rộng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
4.2. Phân tích doanh số thu nợ
Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là “đi vay để cho vay”, nhưng hoạt động cho vay có hiệu quả hay không chính là thể hiện ở doanh số thu nợ, đây là một trong nhưng chỉ tiêu quan trong thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi các chủ thể kinh tế tham gia sử dụng vốn của Ngân hàng thì phải có nhiệm vụ hoàn trả vốn và lãi, số vốn và lãi thu về phải đảm bảo bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay, đồng thời phải đảm bảo có lợi nhuận, có tích lũy để phát triển kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng. Cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể được hoàn trả đúng hoặc không đúng kỳ hạn. Vì vậy công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Bảng 4: Doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Theo thời gian
Ngắn hạn
12.767
18.184
25.116
5.417
42,4
6.932
38,1
Trung hạn
16.733
17.749
22.602
1.016
6,1
4.853
27,3
Theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
7.308
12.976
20.346
5.668
77,6
7.370
56,8
Góp SXKD
10.702
10.853
12.646
151
1,4
1.793
16,5
Góp KDNT
11.490
12.104
14.726
614
5,3
2.622
21,7
Tổng
29.500
35.933
47.718
6.433
21,8
11.785
32,8
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Biểu đồ 3:
Nhìn chung trong 3 năm qua cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng gia tăng đáng kể. Năm 2005 so với năm 2004 mặc dù doanh số cho vay chỉ tăng 2,5% nhưng doanh số thu nợ lại tăng đến 21,8% tương ứng với 6.433 triệu đồng, và sang năm 2006 thu nợ lại tiếp tục tăng 11.785 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 32,8%.
Có được kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh thích hợp, có kinh nghiệm trong việc chọn lựa và phân loại khách hàng, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn cao. Bên cạnh đó còn có sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng và sự thành công trong hoạt động kinh doanh cùng với ý thức trả nợ khá tốt của khách hàng. Cụ thể như sau:
4.2.1. Doanh số thu nợ theo thời gian
Thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành quả tích cực, doanh số thu nợ năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Năm 2005 so với năm 2004, mặc dù doanh số cho vay đã giảm 11,6% nhưng thu nợ lại tăng 42,4% tương ứng với 5.417 triệu đồng.
Nguyên nhân một mặt là do dự nợ của năm 2004 cao, mặt khác nhìn ở một góc độ lạc quan hơn về nền kinh tế của tỉnh, năm này do giá vật tư tăng cùng với hạn hán, nắng nóng kéo dài, bão lụt lở đất,…. làm giá thành sản phẩm tăng. Nhưng với sự điều chỉnh kịp thời của ban lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của các ngành các cấp chính quyền và nhân dân, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng khá cao 9,9% so với năm 2004. Cho thấy bên cạnh khó khăn vẫn còn không ít các cơ hội để các tổ chức kinh tế mở rộng đầu tư, và thực tế các hộ vay SXKD tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã đạt được những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh đảm bảo khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Sang năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng 6.932 triệu đồng, đây là kết quả hiển nhiên vì năm này kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá mạnh các đơn vị kinh tế đẩy nhanh tốc độ phát triển để chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập.
Ngoài ra còn do Ngân hàng đang chuyển dịch dần sang hướng đa dạng hóa khách hàng, từng bước lựa chọn khách hàng, tập trung cho vay những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các doanh nghiệp này đa phần cần nguồn vốn trung hạn. Những năm qua nền kinh tế của cả nước cũng như của địa phương tiếp tục tăng trưởng nên nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất cũng ngày một cao, và Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã chủ động được nguồn vốn, nên đã đẩy mạnh việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế này, kết quả là cho doanh số cho vay trung hạn gia tăng kéo theo doanh số thu nợ cũng gia tăng đáng kể.
Nếu xét về tỷ trọng doanh số thu nợ, ta thấy rằng tỷ trọng thu nợ trung hạn giảm qua các năm, mặc dù doanh số cho vay tăng. Đây cũng là điều đương nhiên vì doanh số cho vay trung hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển dài hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Còn tỷ trọng thu nợ ngắn hạn tăng theo từng năm, điều này một phần là do các khoảng cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn ngắn, mặt khác do ý thức trả nợ của các hộ vay cao, cùng với sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh đã giúp các đối tượng vay hoàn trả được vốn và lãi vay đúng hạn cho Ngân hàng.
4.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
Ngược với sự sụt giảm doanh số cho vay là 7,6% của năm 2005 so với năm 2004, thu nợ giai đoạn này lại đạt mức tăng rất cao 77,6% tương ứng với 5.668 triệu đồng và cao hơn nữa là mức tăng 7.370 triệu đồng (56,8%) của năm 2006. Năm 2006 thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng khá cao 36,5%, hoạt động kinh doanh của các hộ vay có hiệu quả. Còn năm 2005 so năm 2004 trong khi doanh số cho vay giảm mà doanh số thu nợ lại tăng, nguyên nhân là do dư nợ của các năm trước chuyển sang, bên cạnh đó nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng và khách hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Góp SXKD
Thu nợ lĩnh vực này từ năm 2004 đến năm 2006 cũng luôn tăng nhưng với tốc độ còn khá chậm. Năm 2005 thu nợ chỉ tăng 1,4% tương ứng với 151 triệu đồng so với năm 2004, sang năm 2006 tốc độ tăng này mạnh hơn với mức tăng 1.793 triệu đồng (16,5%).
Sở dĩ năm 2005 thu nợ tăng không cao là vì doanh số cho vay năm này giảm so với 2004, tình hình thu nợ của cán bộ Ngân hàng gặp khó khăn, do năm 2005 một số chợ phải di dời, ảnh hưởng đến việc kinh doanh mua bán của các hộ vay ( bán phụ tùng xe, đồ gia dụng,… ). Nhưng sang năm 2006, các chợ đã huy hoạch xong, việc mua bán của các tiểu thương cũng dần ổn định đảm bảo được việc hoàn trả nợ cho Ngân hàng tốt hơn.
Góp KDNT
Với tốc độ tăng khá cao của doanh số cho vay, doanh số thu nợ góp KDNT cũng tăng qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 nhưng khá chậm, cao nhất là mức tăng của năm 2006 với doanh số thu nợ tăng 2.622 triệu đồng (21,7%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong các năm qua, kinh tế của tỉnh gặp khó khăn, giá trị tăng thêm của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2006 so với năm 2005 âm 2,95%, làm cho một số người dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,… gặp thất bát, không đủ vốn kịp thời để trả cho các hộ kinh doanh nông thôn như vựa phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,….., làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ vay KDNT dẫn đến việc xin gia hạn nợ tại Ngân hàng.
Bên cạnh đó, các hộ vay tại Ngân hàng Mỹ Xuyên như các cơ sở xuất truyền thống chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, các thiết bị sản xuất chủ yếu bằng thủ công nên năng suất thấp, khả năng cạnh tranh không cao,…. Những điều này cũng góp phần làm thu nợ góp KDNT tại Ngân hàng không cao.
Khi xét về tỷ trọng ta thấy rằng tỷ trọng góp KDNT cũng có xu hướng giảm dần thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4:
Tỷ trọng thu nợ góp KDNT giảm theo từng năm, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn có những hạn chế nhất định như còn thiếu kinh nghiệm trong quá trính sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến kém hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó còn do khách hàng vay KDNT gồm nhiều cơ sở sản xuất truyền thống, những khách hàng này thường chọn vay trung hạn nên thời gian hoàn vốn lãi cho Ngân hàng dài. Tất cả những điều này góp phần làm thu nợ góp KDNT cũng như tỷ trọng thu nợ không cao.
Cũng tương tự như sự sụt giảm của tỷ trọng thu nợ góp KDNT, tỷ trọng thu nợ góp SXKD cũng giảm theo từng năm. Mặc dù doanh số cho vay của lĩnh vực này tăng qua các năm nhưng công tác thu nợ tại Ngân hàng đã gặp phải một số khó khăn do các nguyên nhân đã kể trên (các chợ phải huy hoạch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ vay), vì vậy tỷ trọng thu nợ giảm. Chỉ riêng tỷ trọng thu nợ lĩnh vực SXKD dịch vụ là tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2006 cao nhất là tỷ trọng năm 2006 đạt 42,6%, đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu là ngắn hạn, thời gian luân chuyển vốn ngắn, tập trung nhiều nhất ở thành thị, nơi các hoạt động kinh doanh mua bán diễn ra rất sôi động, cùng với tốc độ phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế, thì các hộ vay SXKD dịch vụ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng kinh doanh ngày càng hiệu quả, đảm bảo được việc hoàn trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian qua đã có những tiến triển rất tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ đó, có thể đánh giá phần nào công tác lựa chọn, phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ, điều kiện vay vốn và việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, động viên nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
4.3.Phân tích dư nợ
Vượt qua khó khăn thử thách, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, taọ tiền đề cho việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới, cố gắng nâng ngày càng cao chất lượng tín dụng.
Trong những năm qua, kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhưng mức tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng khá cao, khẳng định chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được người dân tin cậy.
Bảng 5: Dư nợ Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Theo thời gian
Ngắn hạn
10.261
11.901
11.995
1.640
16,0
94
0,8
Trung hạn
16,573
21,268
32,600
4,695
28,3
11.332
53,3
Theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
8.344
9.823
9.203
1.479
17,7
-620
-6,3
Góp SXKD
9.329
10.292
15.273
963
10,3
4.981
48,4
Góp KDNT
9.161
13.054
20.119
3.893
42,5
7.065
54,1
Tổng
26.834
33.169
44.595
6.335
23,6
11.426
34,4
Nguồn: Phòng kế hoạch
Biểu đồ 5
Dư nợ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tăng qua các năm theo sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tăng cao nhất là dư nợ năm 2006 so với 2005 với mức tăng 11.426 triệu đồng. Dư nợ tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, năm 2006 thêm 3 phòng giao dịch được thành lập, dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều địa điểm đăng ký vay vốn trên địa bàn tỉnh,… các hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng sẽ không ngừng tăng lên.
4.3.1. Dư nợ theo thời gian.
Trong các năm qua Ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực cho vay trung hạn để đạt chỉ tiêu dư nợ đề ra, cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển. Nên dư nợ trung hạn luôn gia tăng cụ thể là từ năm 2004 đến năm 2006, cao nhất là năm 2006, dư nợ trung hạn tăng 53,3% tương ứng 11.332 triệu đồng. Còn về tỷ trọng dư nợ trung hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng qua các năm, cao nhất vẫn là năm 2006 với tỷ trọng dư nợ trung hạn là 73,1%. Điều này phù hợp với nỗ lực phấn đấu tăng dư nợ của Ngân hàng và cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. Để chuẩn bị thế sẵn sàng bước vào hội nhập, ban lãnh đạo tỉnh An Giang cũng đã tạo điều kiện giúp các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh đa dạng về hình thức, phong phú về ngành nghề, xây dựng thương hiệu, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện các chương trình khuyến công, thúc đẩy các cơ sở sản xuất phát triển, năm 2006 An Giang đã có tới 380 doanh nghiệp đăng ký thành lập, bước đầu khởi sự các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn trung hạn,…., những điều này đã góp phần làm tăng doanh số trung hạn của Ngân hàng Mỹ Xuyên.
Tương ứng với sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ trung hạn thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm dần, thấp nhất là tỷ trọng năm 2006 giảm còn 26,9%. Tuy vậy dư nợ 3 năm qua vẫn tăng nhưng cũng khá khiêm tốn, cao nhất là mức tăng của năm 2005 với 1.479 triệu đồng, còn ở năm 2006 thì tăng thấp hơn chỉ 94 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay năm này tăng 27,2% mà dư nợ chỉ tăng 0,8% nguyên nhân chính là do các hộ vay làm ăn có hiệu quả hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng (tỷ trọng thu nợ của năm 2006 tăng tới 38,1%), bên cạnh đó còn do dự nợ của các năm trước chuyển sang thấp.
4.3.2. Dư nợ theo ngành nghề
SXKD dịch vụ
Từ năm 2004 đến năm 2006 dư nợ lĩnh vực này chiếm tương đối thấp thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 6:
Tỷ trọng dư nợ SXKD dịch vụ có chiều hướng giảm theo từng năm, thấp nhất là tỷ trọng năm 2006 với 20,6%, tương ứng với sự sụt giảm của tỷ trọng thì dư nợ SXKD dịch vụ năm 2006 cũng giảm 6,3% tương ứng với 620 triệu đồng. Trước đó năm 2005, dư nợ tăng nhưng tăng khá thấp với mức 1.149 triệu đồng (17,7%) so với năm 2004.
Nguyên nhân là do cho vay SXKD dịch vụ chủ yếu là ngắn hạn, nên thời gian khách hàng hoàn vốn cho Ngân hàng ngắn, ngoài ra công tác thu nợ của Ngân hàng cũng đạt được những kết quả tốt, thu nợ lĩnh vực này tăng rất cao, năm 2005, 2006 tăng lần lượt là 77,6% và 56,8%.
Góp SXKD
Dư nợ lĩnh vực này trong các năm qua cũng gia tăng đáng kể, tăng cao nhất là năm 2006 với tốc độ tăng 48,4% tương ứng với 4.981 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ lĩnh vực này cũng chiếm khá cao, cao nhất là năm 2004 với tỷ trọng 34,8%. Đây là hình thức cho vay khá hấp dẫn, thời gian hoàn trả tiền, lãi vay có thể theo thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng, có thể là nửa tháng, một tháng, 2 tháng,.., tùy theo thời gian và mức thu nhập của các tổ chức sản xuất kinh doanh, mà khách hàng chọn vay theo khoảng thời gian nào. Trong các năm qua lĩnh vực cho vay này cũng khá phát triển, dư nợ luôn tăng, cho thấy Ngân hàng Mỹ Xuyên ngày càng thu hút được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.
Góp KDNT
Dư nợ góp KDNT gia tăng rất cao qua các năm, 42,5% là tốc độ gia tăng của năm 2005 so với 2004 với số tiền là 3.893 triệu đồng, tốc độ gia tăng của năm 2006 so với năm 2005 lại cao hơn với 7.065 triệu đồng. Còn về tỷ trọng thì góp KDNT chiếm cũng khá cao, đứng đầu là tỷ trọng 45,1% của năm 2006, các sự gia tăng này là điều tất nhiên vì doanh số cho vay lĩnh vực này là tương đối cao trong khi đó thu nợ lại tăng khá chậm, cao nhất thu nợ chỉ tăng 21,7% trong năm 2006.
Mặt khác, nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh An Giang là đang đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tỉnh An Giang cũng đã thực hiện chương trình khuyến công, sở công nghiệp và phòng kinh tế của tỉnh đã tích cực hỗ trợ cho các thành viên của làng nghề (như sản xuất lưỡi câu, bánh phòng, dệt, thắt bím lục bình,… ) xây dựng thương hiệu để tăng lợi thế cạnh cạnh, quảng bá sản phẩm, bên cạnh còn có những chính sách chủ trương khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn cho các thành viên tham gia. Nhờ vậy ngành nghề truyền thống An Giang trong thời gian qua cũng đã có những dấu hiệu phát triển khá tốt, và điều này cũng đã góp phần làm tăng dư nợ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên.
Nhìn chung, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Mỹ Xuyên tăng cả về dư nợ ngắn hạn lẫn trung hạn, đạt được thắng lợi đó là cả một quá trình phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, đã từng bước khắc phục khó khăn, nhược điểm cùng những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hiện trong việc phục vụ đem lại lợi ích cho khách hàng, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Và đối với các đơn vị kinh tế Ngân hàng Mỹ Xuyên không chỉ đơn thuần là một đơn vị cho vay lấy lãi mà còn là người bạn đồng hành trong suốt qua trình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
4.4. Phân tích nợ quá hạn
Các năm qua, những chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều có sự gia tăng vượt bậc, tuy nhiên nếu đánh giá hoạt động tín dụng chỉ dựa trên 3 chỉ tiêu trên, thì chưa thể phản ánh được đầy đủ và toàn diện. Nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng dùng để đánh giá chất lượng tín dụng, bất cứ hoạt động cho vay nào cũng có một xác suất rủi ro của riêng nó, đó là người đi vay không hoàn trả hoặc mất khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Vì vậy có thể nói rằng nợ quá hạn luôn có ở bất cứ Ngân hàng nào, khác nhau là tỷ lệ cao hay thấp. Vì vậy để hiểu rõ hơn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên cần xem xét thêm chỉ tiêu nợ quá hạn
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam đã quy định lại việc phân loại nợ theo cơ cấu mới như sau:
– Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (nợ còn trong hạn)
– Nhóm 2: nợ cần chú ý (nợ quá hạn dưới 90 ngày)
– Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 90 đến 180ngày)
– Nhóm 4: nợ nghi ngờ (nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
– Nhóm 5: nợ khó đòi (nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên)
Quyết định này được Ngân hàng Mỹ Xuyên bắt đầu thực hiện vào năm 2005, nhưng để tiện phân tích, nợ quá hạn được phân chia như bảng sau:
Bảng 6: Nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng
Nợ quá hạn
Năm2004
Năm2005
Năm2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Sốtiền
Tỷ lệ(%)
Đến 180 ngày
300
451
254
151
50,3
-197
-43,7
Từ 181 đến 360 ngày
33
252
344
219
663,6
92
36,5
Trên 360 ngày
1
25
192
24
2.400
167
668
Tổng
334
728
790
394
117,9
62
8,5
Nguồn: Phòng kế hoạch
Biểu đồ 7:
Trong 3 năm qua toàn thể cán bộ Ngân hàng đã rất cố gắng trong việc gia tăng doanh số cho vay, và cũng đã đạt được các kết quả rất khả quan. Nhưng gắn liền với sự gia tăng của doanh số cho vay như vậy là rủi ro tín dụng, là nợ quá hạn hay nợ khó đòi tăng cao.
Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Mỹ Xuyên từ năm 2004 đến năm 2006 có sự gia tăng đáng kể, cao nhất là mức tăng của năm 2006 với 394 triệu đồng (117,9%). Năm 2006 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng 62 triệu đồng (8,5%). Đây chính là những khó khăn khó khắc phục (mặc dù cán bộ Ngân hàng Mỹ Xuyên đã rất cố gắng), vì phần lớn nguyên nhân là do môi trường kinh doanh phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, sức ép của thị trường khiến giá cả hàng hóa nguyên vật liệu tăng, kèm theo sự biến động của giá vàng, USD, xăng dầu,… làm cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế gặp khó khăn, các tổ chức kinh doanh có nguồn vốn mạnh, năng lực cạnh tranh cao thì mới có thể đứng vững trên thị trường, còn các tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay thì kinh doanh kém thuận lợi, vòng quay vốn của một số hộ vay chậm dẫn đến giảm khả năng hoàn trả vốn và lãi đúng hạn cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số hộ vay với định mức cao, sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc nhờ vay cho người khác sử dụng,…. mà công tác kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, cán bộ tín dụng chưa phát hiện kịp thời.
Nhưng nhìn ở góc độ lạc quan hơn, trong các năm qua tuy nợ quá hạn có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nợ quá hạn đến 180 ngày, 89,8% ở năm 2004, các năm sau có giảm nhưng cũng còn khá lớn, với năm 2005, 2006 lần lượt là 62% và 32,2%. Trong khi đó nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ lệ tương đối thấp, cao nhất chỉ đạt 24,3% là của năm 2006. Tình trạng này cũng chưa thực sự đáng lo, vì tỷ trọng các khoản nợ có khả năng mất vốn không cao lắm, tuy nhiên cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giảm đến mức tối thiểu nợ quá hạn.
4.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Hệ số thu nợ
Bảng 7: Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số cho vay
Triệu đồng
41.225
42.268
59.144
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
29.500
35.933
47.718
Hệ số thu nợ
0,72
0,85
0,81
Hệ số thu nợ thể hiện sự an toàn của đồng vốn mà Ngân hàng cho vay, hệ số này càng cao thì càng tốt vì khi hệ số thu nợ cao chứng to rủi ro tín dụng của Ngân hàng thấp, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có những dấu hiệu tốt
Nhìn chung hệ số thu nợ tại Ngân hàng Mỹ Xuyên có xu hướng tích cực, chiếm tỷ lệ khá cao ở các năm, cao nhất là hệ số thu nợ của năm 2005 tới 0,85. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đang có những chuyển biến tốt, mức độ xảy ra rủi ro tín dụng thấp, tuy nhiên năm 2004 và năm 2006, hệ số này chưa thực sự cao. Nguyên nhân không phải do thu nợ giảm mà là do tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ chưa cân xứng, bên cạnh đó cũng có một số hộ vay gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh, nên vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả, nên khách hàng phải xin gia hạn nợ, gây khó khăn trong công tác thu nợ của cán bộ Ngân hàng.
Dự nợ / vốn huy động
Bảng 8: Chỉ tiêu dư nợ / vốn huy động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư nợ
Triệu đồng
27.033
33.189
44.186
Vốn huy động
Triệu đồng
88.472
108.282
234.328
Dư nợ / vốn huy động
%
30,5
30,6
18,9
Chỉ tiêu thể hiện khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng càng có hiệu quả.
Từ năm 2004 đến năm 2006, tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của lĩnh vực SXKD tại Ngân hàng Mỹ Xuyên chiếm các tỷ tệ khá cao. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong các năm qua được sử dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên nó cũng thể hiện nguồn vốn huy động của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn càng cao của khách hàng, công tác huy động vốn chưa đạt được hiệu quả cao, nguyên nhân cũng là do lạm phát tăng, biến động mạnh của giá vàng, giá USD,…. làm người dân hạn chế gửi tiền vào Ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 9: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
29.48
35.933
47.718
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
25.054
30.002
38.882
Vòng quay vốn tín dụng
lần
1,18
1,19
1,22
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh hay chậm.
Từ năm 2004 đến năm 2006 vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn tăng dần, cho thấy khả năng luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng là khá tốt. Đồng vốn luôn quay về kịp thời để đầu tư cho chu kỳ tiếp theo, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, hiệu suất sử dụng vốn khá, rủi ro tín dụng thấp. Tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ tồn động và khoản nợ sắp tới hạn, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng để có những hướng giải quyết kịp thời các khoản nợ tới hạn.
Nợ quá hạn / tổng dư nợ
Bảng 10: Chỉ tiêu nợ quá hạn / tổng dư nợ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nợ quá hạn
Triệu đồng
334
728
783
Tổng dư nợ
Triệu đồng
26.834
33.169
44.595
Nợ quá hạn / tổng dư nợ
1,2
2,2
1,8
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng hoàn trả vốn vay, thể hiện uy tín, hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng đối với Ngân hàng đồng thời nó cũng phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc thẩm định khách hàng, thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh của các cán bộ tín dụng có hiệu quả không, nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại.
Trong 3 năm qua, nợ quá hạn lĩnh vực SXKD tại Ngân hàng Mỹ Xuyên có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn tại Ngân hàng, với tỷ trọng của các năm 2004, năm 2005, năm 2006 lần lược là 80%, 56%, và 69%. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của lĩnh vực cho vay SXKD là khá cao, tuy nhiên nợ quá hạn có xu hướng tăng nhưng tổng dư nợ cũng có tốc độ tăng trưởng cũng khá nhanh, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ đã giảm từ 2,2% xuống còn 1,8% trong năm 2006. Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, gia tăng dư nợ thì rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng có chiều hướng tăng, đó là điều tất nhiên. Để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao thì cán bộ tín dụng cần nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để thu hồi nợ đúng lúc và cho vay một cách hợp lý.
4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên
Qua phân tích nghiệp vụ tín dụng SXKD tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, em thấy rằng tình hình cho vay ở đây phát triển rất khả quan. Với doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng qua các năm, nhưng bên cạnh sự thuận lợi phát triển như vậy Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã gặp không ít khó khăn, như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác trong tỉnh, kinh tế biến động thu nợ của một số sản phẩm không cao như góp SXKD, góp KDNT, và nợ quá hạn vẫn tồn tại và phát sinh. Với kiến thức đã học em xin đưa ra một số giải pháp về tăng doanh số cho vay, giảm nợ quá hạn và tăng thu nợ như sau:
Giải pháp tăng cường doanh số cho vay
Quy mô hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên còn nhỏ và khả năng cạnh tranh còn yếu so với các Ngân hàng khác trong tỉnh, là một trong những khó khăn làm giảm doanh số cho vay, hoặc doanh số cho vay thấp. Vì vậy để gia tăng ngày càng cao doanh số cho vay, Ngân hàng cần tăng cường quảng bá thương hiệu và uy tín, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường,…., để có thể xác định đúng khu vực kinh doanh của mình, tập trung cho vay và đầu tư có hiệu quả và an toàn, cần có các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống của Ngân hàng.
Các biện pháp đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm nợ quá hạn
– Để hạn chế việc khách hàng vay vốn không sử dụng vốn đúng mục đích cần:
+ Tiếp tục duy trì thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, đăc biệt chú trọng nhiều đến khâu thẩm định, đây là khâu quan trong giúp Ngân hàng mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, khâu thẩm định tốt có thể nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay, việc đảm bảo tiền vay tuy không thể thay thế được khả năng hoàn trả vốn và lãi gốc của khách hàng nhưng đây lại là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình, đồng thời sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt được tổn thất khi khách hàng mất khả năng trả nợ.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, để đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Cán bộ Ngân hàng cần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra các các kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng của khách hàng, tránh tình trạng để dư nợ chuyển thành nợ quá hạn.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình với nền kinh tế địa phương, hoạt động bên cạnh lợi nhuận là hàng đầu Ngân hàng Mỹ Xuyên còn luôn quan tâm đến các mục tiêu chính sách xã hội và thực tế qua gần 15 năm hoạt động, Ngân hàng cũng đã giúp cho người dân phần nào cải thiện đời sống kinh tế, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh.
Qua phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất kinh doanh của Ngân hàng trong ba năm từ năm 2004 đến năm 2006, Ngân hàng Mỹ Xuyên cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc cung ứng hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh tế của tỉnh, đưa nền kinh tế đia phương phát triển theo xu thế chung của cả nước. Trong 3 năm này kinh tế An Giang đã gặp không ít các biến động lớn, cùng với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng và các quỹ tín dụng trên cùng địa bàn hoạt động, đã đặt Ngân hàng Mỹ Xuyên vào thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo của ban giám đốc Ngân hàng nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, ở lĩnh vực tín dụng sản xuất kinh doanh cũng gặt hái được những thành tựu đáng kể cụ thể doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ luôn tăng dần qua các năm.
Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã thực hiện các chính sách tín dụng có chọn lọc, phân loại đối tượng đầu tư để từ đó có những quyết định đầu tư đúng đối tượng, đảm bảo được khả năng thu nợ cao và ít nợ quá hạn, tuy nhiên trong các năm qua, nợ quá hạn lĩnh vực sản xuất kinh doanh có phần gia tăng, đó là vì do sự biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến thu nhập của một số hộ vay làm giảm khả năng hoàn trả vốn và lãi vay cho Ngân hàng. Nợ quá hạn là khoản tín dụng mà Ngân hàng không thu được khi đến hạn, nợ quá hạn không thể không có ở bất cứ ngân hàng nào, nhưng Ngân hàng cần phải tìm cách giảm đến mức thấp nhất nợ quá hạn, đem lại lợi nhuận ngày càng cao.
Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, trước những thách thức nội tại cũng như sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Ngân hàng Mỹ Xuyên cần phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, cố gắng hạn chế những sai sót, những mặt còn yếu kém, để hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định, luôn tạo được niềm tin đối với đông đảo khách hàng, và cũng là để xây dựng một Ngân hàng Mỹ Xuyên ngày càng vững mạnh và toàn diện.
5.2. Kiến nghị
Với vốn kiến thức còn hạn chế trong khuôn khổ đề tài báo cáo, em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động của Ngân hàng Mỹ Xuyên:
– Ngân hàng có thể lập ra một bộ phận chuyên trách chuyên nghiên cứu thu thập thông tin từ thị trường, từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… để nắm bắt kịp thời những thay đổi từ thị trường,…., đề xuất hoặc đưa ra các sản phẩm cho vay, các mức lãi suất,…. phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng dự báo rủi ro, đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
– Mở các chương trình khuyên mãi để thu hút, giữ chân các khách hàng vay chẳng hạn như có lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng truyền thông hoặc khách hàng có số tiền vay lớn.
– Hiện nay các hình thức quảng cáo trên ti vi, radio còn rất đắt, để quảng bá rộng rãi hình ảnh của Ngân hàng Mỹ Xuyên trước hết cần tăng cường số lượng các tờ rơi, băngrol, áp phích trên khắp địa bàn tỉnh An Giang, cần tạo lập ra một quỹ tiền đành riêng cho việc quảng bá thương hiệu Ngân hàng.
– Thành lập tổ hướng dẫn vay vốn để tư vấn giúp khách hàng hoàn chỉnh tốt hồ sơ vay vốn,…
– Tạo điều kiện ổn định nơi ăn ở cho các nhân viên trong Ngân hàng nhằm ổn định cuộc sống gia đình để các nhân viên phát huy hơn nữa tinh thần năng động làm việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Bửu Châu. 2004. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Cử nhân kế toán. Khoa KT- QTKD, Đại Học An Giang
PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên).1998. Tiền Tệ Ngân Hàng.Tp. HCM: Nhà xuất bản TPHCM.
PGS.TS. Dương Thị Bình Minh.1999. Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ. TP HCM. Nhà xuất bản giáo dục.
TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001.Lý Thuyết Tiền Tệ Ngân Hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản xây dựng.
Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Ẩn. 2000. Vay Vốn Ngân Hàng Từ Lý Thuyết Đến Thực Tiễn. TP HCM: Nhà xuất bản thống kê.
Lê Thị Huyền Trân. 2004. Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài chính. Khoa KT- QTKD, Đại Học An Giang.
GS TS.Lê Văn Tư (chủ biên).1997. Tiền Tệ Tín Dụng và Ngân Hàng. Hà Nội:Nhà xuất bản thống kê.
TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp Vụ Ngân Hàng. TP HCM: Nhà xuất bản thống kê.
Ngân hàng Nhà Nước. Quyết định số 493/QĐ/2005 - NHNN ngày 22.4.2005.
Các thông tin thu thập trên internet:
http:// w.w.w.google.com.vn
http:// w.w.w.socongnghiep.angiang.gov.vn
http:// w.w.w.angiang.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT30.doc