Có thể nói trong suốt hàng nghìn năm đấu tranh giữ nước chúng ta có thể tự hào với kết quả có được đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà trong đó phải kể đến phần đóng góp to lớn của lực lượng không quân Việt Nam .Ngay từ ngày đầu thành lập ban nghiên cứu không quân ( 9-3-1949) ở Hữu Thổ - Đoàn Hùng-Vĩnh Phúc do đồng chí Trần Quý Hai làm trưởng ban và ngày (3-2-1964) trung đoàn 921 đơn vị không quân tiêm kích phản lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập do đồng chí Đào Đình Luyện trung tá trung đoàn trưởng đầu tiên ,lực lượng không quân của ta đã ngăn chặn và phá tan nhiều âm mưu chiến đấu của Mỹ như khu vực cầu Hàm Rồng -Thanh Hoá nơi không quân Việt Nam đánh trận đầu đã bắn rơi hai máy bay F_8U của Mỹ ngày 3-4-1965 và máy bay 2F_105 ngày 4-4-1965,trong cuộc hành quân vào Hà Nội , Hải Phòng của Mỹ đợt chiến đấu tháng 4_1967 không quân ta đã đánh 16 trận hạ 28 máy bay Mỹ . . .
20 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại với các phương pháp tiến công đường không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận quân sự
đề tài: Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại với các phương pháp tiến công đường không
-------------------------
I/ CáC PHƯƠNG TIệN TIềN CÔNG đường không cpttcđk)
Các phương tiện tiền công đường không (CPTTCĐK) là các vũ khí ,trang thiêt bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất ,mặt nước . . . của đối phương ,gồm : các phương tiện mang , phá huỷ ,dẫn đường , đấu tranh điện tử . . . phục vụ cho tiến công đường không , có thể kể ra đây những PTTCĐK tiêu biểu :
Máy bay.
Tên lửa.
Vệ tinh. . .
II/ tác động của thành tựu khoa học công nghệ
1) tới việc phát triển vũ khí và trang thiết bị kĩ thuật quân sự nói chung và pttcđk nói riêng
Ngày nay không một nước nào lại không nhận thức được vai trò then chốt của khoa học kĩ thuật (KHKT) đối với sự phát triển kinh tế xã hội ,củng cố quốc phòng và an ninh. Sau khi kêt thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai hàng loạt nước trên thế giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển kinh tế ,chính trị quốc phòng dựa vào tiến bộ KHKT.Trong điều kiện XHCN việc đề ra chiến lược phát triển kĩ thuật quốc phòng tốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát huy đầy đủ của KHKT trong công cuộc hiện đại hoá quốc phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp Quốc Gia và tăng cường thực hiện cạnh tranh cục diện Thế Giới .Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã có tác động rất nhiều đến quân sự .Nhưng những tác động có ảnh hưởng sâu sắc nhất của KHKT dến KTQS là hoả lực và khả năng cơ dộng,tăng khả năng sống còn của vũ khí .
A/ Máy bay:
từ xa sưa con người dã mong muốn được bay như loài chim song mãi đến năm 1812 mới xuất hiện kinh khí cầu có người điều khiển do Lepikha chế tạo ,Năm 1903 xuất hiện “máy bay” do hai anh em người Mỹ chế tạo kể từ đây máy bay ngày càng được cũng cố và phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng điển hình là : Tốc độ, bay cao,khả năng bay thấp.
Có thể nói cùng với sự ra đời của các thành tựu khoa học như phát minh ra máy diện thoại,vô tuyến. . . thì máy bay ra đời cũng là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân lại trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ,được ứng dụng rông rãi vào đời sống như đi lại , cứu trợ. . .đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự nó là một phượng tiện tiến công đường không không thể thiếu được, đây là sự lạm dụng máy bay vào mục đích quân sự của các nhà tư bản trong những năm đầu thế kỷ XX, điều này có thể thấy rõ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc Việt Nam đế quốc Mỹ đã dùng các phương tiện tiến công đường không hiện đại như máy bay ném bom chiến lược tầm xa B_52 ,máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F_111, F105C, F105D, F4, F8, A4D, AC130, RF8, RS71, RS74, EB- 66... Trinh sát đánh phá các điểm mốc giao thông cũng như các tuyến giao thông cầu phà kho tàng bến bãi. . . Trong chiến tranh vung vinh năm 1991 với may bay tang hinh F_117A,các kiểu tên lửa ( điển hình là tên lửa có cánh tômahôc) bom dạn tự dẫn bằng lade. . . ở đây máy bay là một phương tiện chiến đấu thể hiện sức manh của không quân là một trong những thành phần chủ yếucủa các PTTCĐK.
Khái quat chúng ta có thể phân loại máy bay theo :
Theo tầm bay ,có máy bay tầm xa (cự ly bay 6.000á10.000 Km),may bay tầm trung (3.000á6.000 Km) và máy bay tầm gần (dưới 3.000 Km)
Theo tốc độ bay,có máy bay dưới âm(số M5).
Theo thiết bị động lực ,có máy bay cánh quạt ,máy bay phản lực .máy bay dùng động cơ Tuapin phản lực làm quay cánh quạt gọi là máy bay phản lực cánh quạt .
Theo đặc điểm của cánh ,có máy bay cánh đơn ,máy bay cánh kép(đều,khôngđều).
Có thể thấy sự tác động của khoa học công nghệ đối với các tính năng của máy bay điển hình là một số loại sau:
*)máy bay chiến đấu :nó là nòng cốt của hệ vũ khí không quân ,trình độ của máy bay chiến đấu thường phản ánh thực lực không chiến và trình độ công nghiệp của một quốc gia ,những loại này được các nước nghiên cứu chế tạo gồm :F22 của Mỹ ,I.42 của Nga EF2000 của bốn nước Anh ,Đức, ý, TâyBanNha sản xuất ,đáng chú ý nhất là những loại máy bay chiến đấu cúa Mỹ và Nga với tính năng và khả năng chiến đấu rất ưu việt , tính cơ đông cao ,khả năng tàng hình và tác chiến tầm xa trong mọi thời tiết ngày và đêm ,có hoả lực mạnh ,độ chính xác cao.
*) Máy bay ném bom :Hiện nay một số nước đã nghiên cứu chế tạo máy bay chiến lược tàng hình có thiết bị gây nhiễu hiện đại ,có thể đột kích qua lưới lửa PK của đối phương với tốc độ lớn ở độ cao từ 15á18 Km với bán kính tác chiến 1900 Km ,được trang bị nhiều tên lửa và bom (4 dến 6 tấn bom ,4 đến 6 tên lửa).Có thể tấn công đối phương từ cự ly 200á400 Km.
*)Máy bay vận tải quân sự : Đây là loại náy bay có vai trò rất quan trong trong việc nâng cao khả năng cơ đông ,phản ứng nhanh và bảo đảm hậu cần Quân Đội .Hiện nay nhiều nước đang tích cực phát triển máy bay tầm trung kiểu mới có tốc độ nhanh có trong tải lớn và khả năng bay thấp
*)Máy bay trinh sát có người lái :Là loại máy bay chuyên dung có trang bị các loại máy ảnh ,phương tiện trinh sát điện tử như máy bay trinh sát chiến trường TR1, máy bay trinh sát chiến lược U2.
*)Máy bay trinh sát không người lái : Loại này được chế tạo vào những năm 60 có gía thành hạ khả năng sinh tồn lớn ,không tổn thất người lái ,có thể bay theo chương trình đã định sẵn để thu thập tin tức và trinh sát mục tiêu ,tuy nhiên thông tin giữa máy bay và trung tâm dễ bị nhiễu .
*)Máy bay cảnh giới : Tiến hành giám sát và theo dõi trên không ,cảnh giới ,báo động chỉ huy ,thông tin .
B/Tên Lửa:
Tên lửa là một khí cụ bay không người lái ,có hoặc không có diều khiển ,thường chỉ sử dụng một lần ,chuyển động dưới tác dụng của phản lực do động cơ phản lực tạo ra .Có thể nói cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật với việc ứng dụng chiệt để khoa học vào chế tạo vũ khí trong quân sự nói chung và trong chế tạo tên lửa nói riêng thì tên lửa ngày nay dã đạt tới tầm bắn xa ,độ chính xác cao uy lực mạnh ,nếu dùng tên lửa làm vũ khí tiến công sẽ vừa có tác dụng tiến công có hiệu quả các mục tiêu quan trong nằm sâu trong lãnh thổ đối phương ,vừa có tác dụng răn đe . Do đó trong điều kiện kĩ thuật cao thì tác chiến tên lửa có ảnh hưởng lớn tới tiến trình chiến tranh.
Tên lửa thường gồm các bộ phận chính sau :
Thân tên lửa :nhiều loại tên lửa có gắn các mặt khí động để tạo lực nâng ,lái và ổn định tên lửa
Động cơ :là phần tạo lực đẩy
Đầu đạn :có thể mang thuốc nổ hay hạt nhân
Hệ thống điều khiển : Là hệ thống bảo dảm cho tên lửa trên đường bay và dẫn tên lửa tới đích ,quá trìng điều khiển tên lửa diễn ra trên toàn bộ hoặc một phần quỹ đạo bay nhờ hệ điều khiển cánh lái ,buồng phụt hay kết hợp cả hai loại.
Tên lửa được phân loại theo những dấu hiệu sau : theo công dụng ,theo số tầng ,theo tính chất và hệ thống điều khiển ,theo quy mô nhiệm vụ ,theo loại đầu đạn ,theo tầm hoạt động ,theo đối tượng tác chiến ,theo đặc tính đường bay và đặc điểm cấu tạo ,theo nơI phóng và vị trí mục tiêu.Vì vậy ta có thể dẫn chứng ra đây một số loại tên lửa điển hình sau:
*) Tên lửa đường đạn : còn gọi là tên lửa đạn đạo ,là loại tên lửa mà đường bay bao gồm đoạn tích cực và đoạn thụ động bay theo quán tính theo đường cong đạn đạo ,do tên lửa đường đạn không có cánh để tạo lực nâng khí động học nên thường phóng lên thẳng đứng lên cao nhờ lực đẩy của động cơ ,sau đó tạo góc nghiêng và bay theo quán tính tới mục tiêu như một đầu đạn thông thường .Tên lửa đường đạn hiện đại thường bay ở độ cao lớn với tốc hàng nghìn Km/h , đầu đạn có sức huỷ diệt lớn ,khó đánh chặn ,khó bị gây nhiễu ,khôngchịu tác động của yếu tố bên ngoài như địa hình ,khí hậu . . . Tuy vậy tên lửa đường đạn có giá thành cao gấp 3á4 lần tên lửa có cánh cùng cự ly . . .Một số loại tên lửa đường đạn thường dùng như:tên lửa đường đạn vượt đại châu bố trí trên đất liền ,tên lửa đường đạn bố trí trên biển ,tên lửa đường đạn tầm trung, tên lửa đường đạn chiến dịch _chiến thuật .
*) Tên lửa có cánh :còn gọi là tên lửa hành trình ,là loại tên lửa có điều khiển có các bề mặt tạo lực nâng khí động bay trong khí quyển ,có cự ly bay vài chục đến vài nghìn Km ,hoạt động như một máy bay không người lái , tuy nhiên tên lửa này dễ bị rada phát hiện ,bị tên lửa phòng không hay náy bay tiêm kích tiêu diệt .
*)Tên lửa chiến thuật có diều khiển trên máy bay :
Hiện nay phần lớn các loại tên lửa trên máy bay đều là tên lửa có điều khiển .Nó được trang bị hệ thống điều khiển ( bao gồm cảm biến ,thiết bị tính toán cơ cấu chấp hành ) để thay đổi tham số đường bay trên toàn bộ hoặc toàn bộ quỹ đạo bay nhằm ổn định và dẫn tên lửa tới mục tiêu.
*)Tên lửa chiến thuật đất đối đất :
Là loại tên lửa tăng khả năng tấn công ,biện pháp cơ bản là giảm trọng lượng ,tăng lượng thuốc nổ cho đọng cơ ,tăng tầm bắn từ 150Km đến 300 Km .Tên lửa được lắp đặt máy thu tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu,có thể tự tìm mục tiêu,xác xuất trúng đích của loại này rất cao .
C/Vệ tinh: Vệ tinh được gọi là “mắt ngàn dặm “ nó có một số ưu điểm sau:
- Phạm vi trinh sát rộng :một bức ảnh từ vệ tinh tương đương với hiệu năng trinh sát của hàng ngàn máy bay ,với vệ tinh trinh sát quỹ đạo đồng bộ có thể nhìn thấy hai bờ Thái Bình Dương do đó với một hệ thống vệ tinh chúng ta có thể quan sát được toàn cầu .
Thu thập tình báo nhanh : Vệ tinh trinh sát quỹ đạo một ngày có thể bay quanh trái đất 16 lần tức tốc độ gấp 36 lần máy bay U2.
Không bị hạn chế biên giới quốc gia,địa hình ,thời tiết có độ an toàn và chính xác cao .
Căn cứ vào tính năng của từng vệ tinh người ta có thể kể đến một số loại vệ tinh điển hình sau :
*) Vệ tinh trinh sát chụp ảnh : Loại vệ tinh này được trang bị các loại máy chụp ảnh ,máy chụp ảnh hồng ngoại ,máy chụp ảnh đa phổ ,thiết bị cảm nhận ViBa vì thế nó có thể trinh sát được các mục tiêu mặt đất ,mặt biển có độ phân giải cao ,có thể chụp ảnh cả ngày lẫn đêm không phụ thuộc vào thời tiết , đặc biệt thông qua sự mạnh yếu của năng lương ViBa bức xạ của vật thể hoặc tiếp thu sóng trở lại của ViBa trên vệ tinh phát ra để nhận biết mục tiêu .
*) Vệ tinh trinh sát điện tử : Trên vệ tinh có máy thu vô tuyến và thiết bị ghi dải từ có tính năng cao ,loại máy này có thể xác định vị trí tần số làm việc ,độ rộng mạch xung của máy vô tuyến ,nghe trộm thông tin ,gây nhiễu ,phá huỷ các thiết bị điện tử và trung tâm chỉ huy đối phương ,ví dụ như vệ tinh P11 của Mỹ.
*) Vệ tinh báo động sớm tên lửa đường đạn : Đây là những đài báo động trên không nhằm quan sát việc phóng tên lửa vượt đại châu và các vụ nổ hạt nhân ,báo đông sớm việc đột kích của tên lửa đối phương ,ví dụ như vệ tinh PSD của Mỹ .
*) Vệ tinh giám thị HảI Dương : Là loại vệ tinh báo động sớm ,chủ yếu để giám thị tàu mặt nước và tàu ngầm ,quan sát tên lửa phóng đường đạn từ mặt biển ,có thể đảm bảo thông tin từ các tàu thuyền ,ví dụ như vệ tinh giám thị BSTScủa Mỹ.
D/Tầu chiến:
Chiến lược phát triển vũ khí hải quân của các nước đang có sự điều chỉnh với hàng loạt các phương tiện tiến công hiện đại:
*)Tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa đầu dạn :
Là loại tầu có vị trí quan trọng trong hệ thống trang bị hải quân ,nó có khả năng sống còn cao .Phương hứơng thiết kế các loại tầu này có kích thước nhỏ cơ động nhanh ,được trang bị các công nghệ hiện đại ,phát hiện và tấn công các mục tiêu từ xa ,ví dụ tầu ngầm hạt nhân SNLENG (pháp) .
*) Tầu ngầm hạt nhân tiến công:
Là phương tiện ngầm quan trọng để chống lại hạm đội nổi và tầu ngầm ,có thể tấn công các mục tiêu nằn sâu trong đất liền .Hiện nay một số nước đã chế tạo được một số tầu ngầm hiện đại có những tính năng ưu việt hơn hẳn những tầu ngầm ở thế hệ trước ,ví dụ tầu ngầm Seawobz của Mỹ có khả năng phát hiện mục tiêu gấp 4 lần thế hệ trước .
*)Tầu sân bay:
Xu hướng phát triển tầu sân bay có kích thước nhỏ ,kết cấu gọn ,được trang bị các hoả lực mạnh ,tăng khả năng sống còn ,có thể chống máy bay và tên lửa bằng vũ khí phóng tên lửa thẳng đứng ,ngoài ra trên tầu còn có thiết bị điện tử hoàn hảo bao gồm thiết bị hồng ngoại , quang điện ,trên tầu còn có pháo Laze ,pháo điện từ ,như tầu sân bay Herier có tốc độ 15 hải lý /h. . .
*)Tầu đổ bộ:
Nhiều nước đã nghiên cứu và chế tạo tầu đổ bộ tấn công kiểu mới áp dụng công nghệ cao để tăng khả năng hành trình ,tốc độ nhanh.
*)Tầu tàng hình :
tầu tàng hình chế tạo theo công nghệ mới ,khi sử dung chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến tác chiến hải quân ,tuy nhiên đang còn trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm.
2) tới tính chất và cơ cấu lực lượng vũ trang.
Sự phát triển nhanh chóng của vũ khí trang bị KTQS dã tác động mạnh mẽ đến hình thức tổ chức cơ cấu lực lượng vũ trang tới mối quan hệ giữa nhân lực và kĩ thuật .
Xu hướng tăng tỉ trong KHKT là một biểu hiện có quy luật .Nó không chỉ thể hiện trong việc tăng cường chất lượng và số lượng trang bị vũ khí mà quan trọng hơn cả sự thách thức của KTQS mới là sự thách thức về trí thức .Trình độ khoa học kĩ thuật của cán bộ và chiến sĩ và cùng với nó những tố chất về tinh thần phải được nâng cao một cánh đáng kể .
Cơ cấu lực lượng vũ trang trong chiến tranh kĩ thuật cao cũng tự thay đổi mạnh mẽ, trong Quân đội xuất hiện những binh chủng mới bộ đội tên lửa ,bộ đội tác chiến điện tử ,bộ đội đáy biển. . .
3)tới nghệ thuật quân sự:
Nghệ thuật quân sự là tổng hợp lý luận và thực tiễn về chuẩn bị và tiến hành chiến tranh ,gồm chiến lược quân sự nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật .Lý luận nghệ thuật quân sự là bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự ,nghiên cứu các quy luật và tính chất ,đặc điểm chiến tranh xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang .Trong hoạt động thực tiễn nghệ thuật quân sự chỉ đạo và thực hành đấu tranh vũ trang ở quy mô chiến lược ,chiến dịch và chiến đấu ,sự phát triển của nghệ thuật quân sự phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,khoa học và công nghệ trực tiếp là việc sản xuất và hoàn thiện các phương tiện đấu tranh vũ trang ,quy mô và trình độ đảm bảo nguồn nhân lực và vật chất kĩ thuật cho chiến tranh .
Những ảnh hưởng của kĩ thuật cao đến nghệ thuật quân sự có thể nói có tính chất cách mạng ,nó ảnh hưởng sâu sức đến một hệ thống các quan niệm ,tư tưởng quân sự ,phương thức tiến hành chiến tranh ,chiến thuật chỉ huy ,bảo đảm hậu cần .
Quan niệm về chiến trường : không gian chiến trường rộng lớn ,không phân biệt rõ tiền tuyến ,hậu phương .Trước đây chiến tranh thường sảy ra trên khu vực biên giới của hai nước tham chiến sau đó từng bước phát triển vào sâu lãnh thổ .Thời kì đầu chiến tranh hậu phương chiến lược ở vào thế tương đối ổn định có thể sản xuất được hàng công nghiệp quốc phòng ,đồng thời tổ chức lực lượng dự bị chiến lược chi viện cho tiền tuyến .Trong chiến tranh hiện đại chiến tranh sẽ được diễn ra đồng thời ỏ tiền tuyến và hậu phương .Các mục tiêu chiến lược ở phía sau có thể tập kích ,khu vực tác chiến gồm trên suốt giải tiền tuyến ,mật độ hoả lực dầy đặc .Trung tâm sẽ trở thành vùng chiến quan trọng .
Nếu trong chiến tranh trước đây các mục tiêu chỉ cần tiêu diệt đầu tiên là các phương tiện hoả lực thì cách đánh trong tương lai mục tiêu chủ yếu đầu tiên cũng như đánh liên tục trong quá trình chiến đấu là các hệ thống C3I , trong chiến tranh tương lai cũng rất có thể là bắt đầu bằng chiến tranh điện tử .
Một trong những vấn đề quan trọng là bảo đảm hậu cần do số lượng tiêu hao cực lớn của chiến tranh công nghệ cao .Nguyên tắc là lượng cung ứng bao giờ cũng lớn hơn hoặc bằng lượng tiêu hao .Tiêu hao lớn đòi hỏi phải có lực lượng vận chuyển tin cậy cơ động cao .Dự trù dự báo vật tư phải tốt và chính xác .
III/ ứng dụng kĩ thuật đo lường - đIều khiển và vi xử lí trong quân sự.
a) vài nét về lịch sử phát triển :
Từ xa sưa con người đã phát minh ra các dụng cụ đo lường đơn giản như dồng hồ cát dùng đo thời gian . . .theo thời gian phát triển các dụng cụ đo ngày càng được hiện đại hoá và hình thành nên môn khoa học chuyên nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật điện tử vào đo lường.Theo đó kĩ thuật điều khiển tự động cũng ra đời từ trước công nguyên,bắt đầu từ đồng hồ nước có phao điều chỉnh của Kteibio ở HiLap.Hệ điều chỉnh nhiệt độ đầu tiên do Coneli Drebbel (1572 -1633) do người HaLan sáng chế .Hệ điều chỉnh mức đầu tiên là của Polzunov người Nga (1765).Hệ điều chỉnh tốc độ được ứng dụng trong công nghiệp đầu tiên là của Jame Watt (1769).
Thời kì trước năm 1868 là thời kì chế tạo những hệ tự động theo trực giác ,các công trình nghiên cứu bắt đầu từ MaxWell ,đề cập đến ảnh hưởng thông số tới chất lượng của hệ .Thế chiến lần thứ hai đòi hỏi sự phát triển về lý thuyết và ứng dụng để có những máy bay lái tự động ,những hệ diều khiển vị trí của các loại pháo , điều khiển các loại vũ khí khác ,điều khiển tự động các RaDa . . . Những năm 1950 các phương pháp toán học và phân tích đã phát triển và đưa vào ứng dụng ,ở Mỹ thịnh hành hướng nghiên cứu trong miền tần số với các công trình ứng dụng của Bode,Nyquít và Black ở các trung tâm thí nghiệm điện tín ,trong khi ấy ở Liên Xô (cũ ) ngự trị lĩnh vực lý thuyết điều khiển và ứng dụng trong miền thời gian .
Trong thế kỉ 20 với sự ra đời của vi xử lí đã tạo một bước ngoặt lớn trong khoa học,với tốc độ ngày càng cao có thể tính toán một số lượng lớn phép toán trong một thời gian ngắn . . .
b)ứng dụng:
Trong kĩ thuật quân sự có thể nói là ngành kĩ thuật sử dụng triệt để những thành tựu đo lường và điều khiển để tạo ra những vũ khí thông minh,ở đây có thể nêu một mô hình đơn giản trong thu thập số liệu đo lường -điều khiển và lưu giữ có thể được dùng trong tên lửa ,máy bay và các thiết bị vũ khí thông minh khác :
DT
DT
DT
S1
S1
S1
MUX
CĐCH
mR
RAM
ROM
ĐIều khiền
MEM
. . .
MUX : khoá điên tử
CĐCH : chuyển đổi chuẩn hoá
mR : vi xử lí
ROM : bộ nhớ lưu giữ chương trình chỉ đọc
S
RAM : bộ nhớ chương trình tạm thời
: sensor
DT
:Đối tượng điều khiển
MEM :bộ nhớ dữ liệu
Thông qua các sensor đo các đại lượng khác nhau như nhiẹt độ ,áp suất . . . được chuyền nối tiếp tới bộ CĐCH thông qua khoá điện tử MUX đưa tới các đầu vào của bộ vi xử lí tại đây chương trình có sắn trong ROM sẽ chạy để thực hiện quá trình xử lí thông tin đo lường kết quả có thể được lưu lại trong bộ nhớ MEM và diều khiển đến đối tượng.
IV/vai trò và ảnh hưởng của các phương tiện tiến công đường không
Ngày nay khi mà tình hình thế giới ngày càng phức tạp các thế lực đế quốc ngày càng hung bạo với âm mưu làm chủ thế giới mà đứng đầu là Mý thì chiến tranh không còn chỉ dừng lại ở hình thức đơn thuần bằng quân sự mà nó còn diễn ra trên moi phương diện núp bóng dưới những chiêu bàI ,hình thức khác nhau như:hình thức kinh tế ,hình thức trính trị,hình thức văn hoá ... thông qua đó làm suy yếu hệ thống trính trị,rối loạn kinh tế ,văn hoá ,đó lả điều kiện cần dọn đường cho cuộc tiến công bằng quân sự với mở màn cuộc chiến là thủ đoạn gây sát thương
“ mềm” bằng tác chiến điện tử ,làm cho công tác chỉ huy của đối phương gặp khó khăn thông tin bị gián đoạn ,hệ thống rada bị vô hiệu hoá ,vũ khí không còn khả năng điều khiển tiến, tới đó sử dung các phương tiện phá huỷ “cứng” bằng cách bất ngờ phóng một số lương lớn tên lửa chiến thuật –chiến dịch với mật độ cao vào những sân bay chính của đối phương làm cho máy bay đối phương cơ bản không cất cánh được ,đồng thời vô hiệu hoá hệ thống báo động cảnh giới và hoả lực phòng không đối phương làm cho quân dội đối phương bị bất ngờ,cùng lúc đó máy bay tiêm kích tiến công các máy bay chỉ huy báo động sớm (AWACS) bắn hạ những trạm “rađa và chỉ huy trên không “ ,sau đó nhiều tốp máy bay chiến đấu xuất kích ,bay ở độ cao thấp nhằm tiến công trên quy mô lớn các trạm rađa mặt đất các trận địa tên lửa phòng không . . . gianh quyền khống chế trên không ,tiếp đó là sự tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không khác như các máy bay ,tên lửa,bom đạn các loại nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu của đối phương ,mở đường cho các lực lượng lục quân và các lược lượng khác hoàn thành các mục tiêu chiến dịch đặt ra .
Như vậy có thể nói nếu như người ta còn hoài nghi về hiệu quả và vai trò to lớn của các PTTCĐK trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vào Việt Nam thì sau năm 1991 cuộc chiến của Mỹ ở Irắc:
1- 1991 Pháp, Đức, Anh, ý dùng không quân và bộ binh triến khai đánh vào Irắc từ nhiều phía . Năm tuần đầu tiên Mỹ dùng không quân và tên lửa Tomahook tấn công I rắc. Riêng tuần cuối Mỹ tăng cường không quân rất nhiều nhằm kết thúc chién tranh nhanh. Mỹ dùng máy bay báo động E-2C, E-3C để phát hiện tất cả mục tiêu dưới đất, Mỹ dùng máy bay E-8c bay ngoài tầm hoả lực I rắc và các máy bay trinh sát, có người lái và không có người lái để xác định tạo độ của mục tiêu. Một vài số liệu cho thấy sự triển khai nhiều quân tấn công bằng đường không, nhiều phương tiện mới đã được Mỹ đưa vào thử nghiệm.
Mỹ dùng 1800 máy bay cùng các nước đồng minhtriên khai hơn 2000 máy bay.
Máy bay B52 con bài chiến lược trong chiến tranh VIệt Nam vẫn được áp dung để ném bom với khẳ năng mang được 30 tấn bom, và trong tương lai thì máy bay B52 sẽ còn được sử dụng lâu với các tính năng ngày càng hiện đại hơn.
F-117A có khả năng tàng hành và tên lửa hành trình Tomahook.
Và sau đó là cuộc chiến của Mỹ ở Nam Tư năm 1999 cùng với sức mạnh các nước đồng minh. Mỹ luôn là nước đi đầu trong việc phát triển vũ khí, và chiến tranh là lúc Mỹ đưa vào thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của nhưng phát triển này. Trong cuộc chiến này ngoài những vũ khí thiết bị sử dụng trong chiến tranh với I rắc như : tên lửa, máy bay B52 và máy bay tàng hình F-117A, Mỹ còn dùng loại máy bay chiến đấu rất mới đó là máy bay chiến lược B2 hiện đại nhất, có khả năng tàng hình, mang được 16 tấn bom “thông minh” mỗi bom năng 907 Kg. Với B2, mục tiêu được trinh sát, chụp ảnh trên không sau đó được đưa vào bộ nhớ máy tính , B2 bay một mạch 59 tiếng, có tiếp năng lượng trên không. Bên cạnh B2 còn có B1B cánh cụp, cánh xoè. Qua đó ta có thể thấy vai trò to lớn của các PTTCĐK trong chiến tranh hiện đại mà đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc chiến trong đó chủ yếu là náy bay ,tên lửa cùng với bom đạn các loại là những vũ khí lợi hại nhất ,có sức mạnh hoả lực lớn ,tầm tác chiến xa ,sức cơ động cao ,linh hoạt ,bất ngờ ,nó có ảnh hưởng to lớn tới chiến thuật tiến công mà ở đó có thể tiến công bằng hoả lực đường không trước vào sâu trong lãnh thổ đối phương làm”mềm “ chiến trường sau đó mới tấn công bằng lục quân sau .
V/ xu hướng phát triển ,sử dụng và phòng trống các pttcđk
Các phương tiện tiến công đường không giữ vai trò chủ đạo ,có ảnh hưởng lớn tới quá trình và kết cục của chiến tranh . Hiện nay các cường quốc quân sự đều tăng cường lực lương tấn công đường không tập trung nghiên cứu chế tạo hoặc mua sắm các PTTCĐK hiện đại .Do đó có thể nói xu hướng phát triển của ác PTTCĐK chủ yếu là sử dụng triệt để các thành tựu kĩ thuật cao,mới như : kỹ thuật bố cục khí động học ,động cơ, kỹ thuật xử lí thông tin,điện tử viễn thông ,tự động hoá ,vật liệu phức hợp,kỹ thuật tàng hình. . . nhờ đó tính năng của các PTTCĐK được nâng cao ,Đặc biệt là khả năng sát thương lớn ,tính cơ động và tốc độ cao ,một số có khả năng tàng hình tốt ,phạm vi hoạt đoọng rông trong mọi môi trưởng,thời tiết ,khả năng công kích chính xác và ngày càng “tinh khôn” .
Cùng với sự phát triển sâu rông về trang thiêt bị kỹ thuật của các PTTCĐK thì phương pháp tác chiến cũng ngày càng được hoàn thiện và ngày càng đổi mới ,bên cạnh các phương pháp tác chiến chuyền thống ,các nguyên tắc và phương pháp tiên tién cũng đang và sẽ được sử dụng như:
*) Tập kích liên hợp ,sử dụng tổng hợp nhiều lực lượng ,nhiều loại phương tiện và vũ khí công nghệ cao.
*) Tập trung lực lượng lớn ,tạo ưu thế hơn hẳn đối phương trước khi tấn công.
*) Tác chiến toàn cầu với tác chiến siêu cự ly ,đồng thời tấn công nhiều hướng ,trên nhiều độ coa ,vào nhiều khu vực mục tiêu .
*) Phóng đạn từ xa ,từ vành đai ngoài hoả lực phòng không phóng đạn vào mục tiêu .
*) Tàng hình đột phá phòng ngự ,vượt qua lực lượng phòng không đối phương bằng các khí tàng hình ,trực tiếp đánh vào các mục tiêu quan trọng ,tương lai biện pháp này sẽ được dùng phổ biến .
*) Tiến công liên tục xuốt ngày đêm,trong mọi điều kiện thời tiết ,đánh tập trung kết hợp đánh xen kẽ ,để tăng nhanh nhịp độ tác chiến và tiến trình của chiến tranh ,phát huy được ưu thế của kỹ thuật hiện đại .
*) Chặt đứt mắt xích ,phá tan kết cấu của đối phương .
Trước các phương tiện tiến công đường không hiện đại với các phương pháp tấn công tiên tiến cùng các thủ đoạn xảo quyệt của địch hơn nữa trong bối cảnh quốc tế hoá toàn cầu như ngày nay, mọi quốc giá xích lại gần nhau hơn, mâu thuãn sẽ được đưa lên bàn đàm phán, đáu tranh chỉ là kế sách cuối cùng khi đàm phán không đưa lại kết quả. Và sắp tới đây có thể sẽ xảy ra cuộc chiến của Mỹ ỏ Irắc. Do đó, việc xây dựng lực lượng quân đội, tham gia huấn luyện đồng thời phát triển khoa học kĩ thuật để có thể khống chế được vũ khí công nghệ cao của các nước khác với các phương tiện tấn công đường không ngày càng phát triển về mọi mặt. Những máy bay ném bom B52, máy bay tàng hình, cánh xoe, cánh cụp, những máy bay trinh sát không người lái, các hệ thống tên lửa hành trình, tự dẫn được trang bị các hệ thống định vị tinh vi như hệ thống định vị toàn cầu GPS . . . để đánh thắng và phòng tránh tốt các PTTCĐK chúng ta cần quán triệt một số phương hướng ,biện pháp cơ bản sau:
Thường xuyên nghiên cứu ,nắm vững mọi diễn biến tình hình. âm mưu thủ đoạn cũng như nắm vững các PTTCĐK của địch để đề ra cách đánh thích hợp ,luôn nêu cao tinh thần cảnh giác .
Quán triệt đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng, quân đội ta, trong đó có bộ đội Phòng Không - Không Quân (PK-KQ) phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu nhằm đánh thắng cả trong điều kiện chiến tranh thông thường và chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.
Trong cuộc chiến tranh hiện đại, các thế lực xâm lược thường dựa vào sức mạnh của vũ khí công nghệ cao(VKCNC) thực hiện tác chiến đường không tạo thế áp dao, gây sức ép tối đa với đôí phương ngay từ những đợt đánh đầu tiên. Đối với quân đội xâm lược, tác chiến đường không bằng VKCNC đang trở thành một phương thức tác chiến có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tác chiến khác giải quyết chiến trường.
Quy luật đấu tranh dựng nước và gĩư nước của dân tộc ta, nhất là trong hai cuộc khánh chiến giành độc lập đan tộc đã chỉ rõ : “ Muốn đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch., chúng ta phải tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy cao độ sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng, kết hợp sức mạnh của cả dân tộc với sức mạnh của thời đại. Do đó, ngay từ thời bình, trong công cuộc xây dựng đất nước từ mọi mặt, chúng ta phải ra sức củng cố tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, chủ động ngăn ngừa từ xa các mầm mống gây chiến tranh xâm lược. Trên lĩnh vực chốnh các cuộc tập kích đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch chúng ta phải ra sức xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnhtổng hợp trên mặt trận đối không, tố chức tốt thế trận phòng không ba thứ quân một cách cân đối trên cơ sở nòng cốt là Bộ đội PK-KQ, tạo thành một hệ thống phòng không thống nhất trên từng khu vực và trên toàn lãnh thổ quốc gia,một lực lượng không quân tinh nhuệ . Khi tác chiến phòng không xảy ra, phải biết tổ chức hệ thống hoả lực phòng không tầm cao, tầm trung, tầm thấp rộng khắp đánh địch có hiệu quả, kết hợp với liên tục cơ động, nghi binh. Đây chính là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung và nghệ thuậtt tác chiến phòng không nói riêng.
VI/kết luận:
Có thể nói trong suốt hàng nghìn năm đấu tranh giữ nước chúng ta có thể tự hào với kết quả có được đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà trong đó phải kể đến phần đóng góp to lớn của lực lượng không quân Việt Nam .Ngay từ ngày đầu thành lập ban nghiên cứu không quân ( 9-3-1949) ở Hữu Thổ - Đoàn Hùng-Vĩnh Phúc do đồng chí Trần Quý Hai làm trưởng ban và ngày (3-2-1964) trung đoàn 921 đơn vị không quân tiêm kích phản lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập do đồng chí Đào Đình Luyện trung tá trung đoàn trưởng đầu tiên ,lực lượng không quân của ta đã ngăn chặn và phá tan nhiều âm mưu chiến đấu của Mỹ như khu vực cầu Hàm Rồng -Thanh Hoá nơi không quân Việt Nam đánh trận đầu đã bắn rơi hai máy bay F_8U của Mỹ ngày 3-4-1965 và máy bay 2F_105 ngày 4-4-1965,trong cuộc hành quân vào Hà Nội , Hải Phòng của Mỹ đợt chiến đấu tháng 4_1967 không quân ta đã đánh 16 trận hạ 28 máy bay Mỹ . . .
Đó là ý nghĩa lớn lao cho mọi thế hệ người Việt Nam đang kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống xây dựng nước và giữ nước. Sinh viên chúng ta là những người Việt Nam trẻ đại diện cho tầng lớp trí thức Việt Nam, không ngừng phấn đáu trên mọi lĩnh vực và tin vào ý chí và trí tuệ của mình, chúng ta sẽ nhất định đánh thắng các cuộc tiến không hàng không hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của địch nếu chúng nhằm vào nước ta điều mà nhiều nước trên thế giới lo lắng không làm được cũng như đối với lực lượng B52 trước đây. Ta đánh thắng B52 trước hết do ý chí và trí tuệ, xây dựng ý chí và rèn luyện trí tuệ phải có một quá trình công phu.
Với vai trò là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải nhận thức đúng đắn về đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Luôn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, trau dồi về ý thức kỷ luật, tăng cường học hỏi, tiếp thu các công nghệ mới, nghiên cứu, xem xét các xu hướng mới. Là sinh viên chuyên ngành Đo Lường_Tin Học Công Nghiệp , phải thấy được sự quan trong của lĩnh vực này đối với sự phát triển của vũ khí quân sự, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
TàI LIệU THAM KHảO
Tư liệu từ báo quân đội nhân dân và viện bảo tàng phòng không.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9738.doc