Đề tài Phân tích những nguồn lực chính của Quảng Ninh

Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Quảng Ninh luôn được Đảng và Nhà nước tập trung cho phát triển, sao cho Quảng Ninh trở thành một trọng điểm kinh tế của cả nước.Theo đó đến năm 2010 Quảng ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Vẫn tập trung phát triển công nghiệp, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn có đóng góp lớn cho phát triển của tỉnh.Trong đường lối phát triển đó, Quảng Ninh sẽ nằm trong chiến lược phát triển ‘ Hai hành lang, một vành’ kinh tế Việt- Trung.Trong chiến lược phát triển chung này, Quảng Ninh với vị trí chiến lược quan trọng được xác định là điểm hội tụ của cả hai hành lang kinh tế, điểm trung chuyển tiếp nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, và nằm ở vị trí trung tâm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, nằm trong vùng động lực kinh tế phía bắc Việt Nam.Với lợi thế đó, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước, giai đoạn từ 2001- 2006 bình quân đạt 12.75%/năm.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp dịch vụ.Với chiến lược phát triển trọng điểm đó, hiện nay rất nhiều dự án lớn đã đang và sẽ được đầu tư vào Quảng Ninh để đạt mục tiêu đặt ra.Hệ thống đường bộ đoạn Đông Triều- Mông Dương đã được duyệt đầu tư, nâng cấp và đang trình duyệt đoạn Mông Dương- Móng Cái.Đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long đã phê duyệt dự án đâu tư, đoạn Hạ Long – Móng Cái đang điều chỉnh hồ sơ dự án.Hệ thống đường sắt Yên Viên - Cái Lân đang gấp rút hoàn thành, dự kiến năm 2008 sẽ đưa vào khai thác hạng mục chính, để kịp nhập vào tuyến đường sắt xuyên Á đoạn Côn Minh- Hà Khẩu- Lao Cai- Hà Nội- Hải Phòng.Ngoài ra, TƯ cũng sê tiếp tục tạo điều kiện thông thoáng về trao đổi thương mại, đầu tư tại Quảng Ninh, ví dụ như khu kinh tế huyện đảo Vân Đồn.Đây là điều kiện tốt, là thế mạnh để tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội so với địa phương khác trong cả nước.Với chiến lược phát triển như vậy, với chính sách thông thoáng như vậy, chắc chắn trong những năm tiếp theo, Quảng Ninh sẽ thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích những nguồn lực chính của Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP TẠI QUẢNG NINH Nội dung: Phân tích những nguồn lực chính của Quảng Ninh mà Anh (Chị) biết cho phát triển kinh tế xã hội.Quan điểm của cá nhân đối với việc ưu tiên phát triển nguồn lực đó từ nay đến năm 2020. Họ và tên : Hàn Trần Việt Lớp : Kinh tế quản lý môi trường 47. Khoa : Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị. Giảng viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Quang Hồng. Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị. Ths. Đinh Đức Trường. Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị. HÀ NỘI, 2008 Lời mở đầu Việc xác định được các nguồn lực chủ đạo dựa vào những điều kiện thuận lợi của quốc gia, vùng, hay địa phương có một ý nghĩa hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.Đó có thể là lợi thế tuyệt đối hay cũng có thể là lợi thế so sánh của vùng này với vùng khác.Dựa vào các nguồn lực đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có những phương án, các đề xuất để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, tạo ra một những nét đặc trưng cho một quốc gia, một vùng, một địa phương đó. Sau đợt thực tập kéo dài 4 ngày tại Quảng Ninh, được nghe, được trực tiếp chứng kiến sự thay đổi từng ngày, từng giờ trên mảnh đất này, tôi thật sự bất ngờ chỉ sau mấy năm quay lại.Để được sự phát triển như ngày hôm nay, trước tiên đó là nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, biết phát huy nội lực, ngoại lực trên cơ sở chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong báo cáo này, tôi xin nêu ra các nguồn lực chính của Quảng Ninh để phát triên kinh tế xã hội. Đó là: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật và đường lối phát triển. I, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam.Tỉnh có hình dáng của hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.Phía Tây nằm tựa vào núi non trùng điệp.Phía Đông nghiêng xuống nữa đầu của vịnh Bắc Bộ với vùng biển khúc khuỷu, nhiều cửa sông, nhiều bãi triều, với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 hòn đảo có tên, còn lại không có tên. Quảng Ninh có tọa độ địa lý khoảng 126o26’ đến 108o31’ kinh độ đông và từ 20o40’ đến 21o40’ vĩ độ bắc.Điểm cực nam ở xã Mạ Vùng huyện Vân Đồn, điểm cực tây là sông Vàng Chua, ở huyện Đông Triều, điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc huyện Bình Liêu, điểm cực đông là Mũi gót, xã Trà Cổ, Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 8.239, 243 km 2 ( phần đã xác định) trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2, vùng đảo, vịnh, biển là 2.448.253km2 Với một vị trí địa lý đặc biệt như vây, Quảng ninh đã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch, phát triển hoạt động thương mại trên biển cũng như trên đất liền thông qua các cảng biển, cửa khâu.Đây cũng là những nguồn thu chủ yếu vào ngân sách hàng năm của tỉnh. * Kinh tế biển. Đó là bờ biển rộng 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6.000km2 với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh và các bãi triều.Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sảnVùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nhiều loại tôm cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao ở trong nước và xuất khẩu, đó là các loại cá như, cá chim, cá thu, cá ngừ, các loại tôm cua, hải sâm, sò huyết.., nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ phong phú, đa dạng ( cát, titan…); hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội bộ phong phú( bao gồm 6 cảng biển, hàng trăm cảng bến thuỷ nội địa).Đặc biệt, Quảng Ninh còn có Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới, và nhiều bãi đẹp là địa danh lý tưởng cho phát triển du lịch ở Vân Đồn, Trà Cổ, Bãi Cháy...Với lợi thế đặc biệt thuận lợi đó, Quảng Ninh đang tập trung phát triển kinh tế biển cho xứng với tiềm năng, lợi thế, yêu cầu đặt ra và đã đạt được những mục tiêu cụ thể. + Về du lịch Có thể nói trong những năm qua, du lịch Quảng Ninh đã thật sự chuyển mình, đóng góp lớn cho sự phát triển du lịch của cả nước và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.Tổng số khách du lịch từ năm 2001 đến năm 2007 bình quân hàng năm tăng 14%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 16%, doanh thu tăng 25%.Hoạt động du lịch đã tác động tích cực đến ngành kinh tế dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Với những giá trị tiềm tàng vốn có, Vịnh Hạ Long đã hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch, đã từng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.Đến với Hạ Long, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch như: ngắm cảnh, bơi thuyền, tắm biển…Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến thăm quan mới và tăng thêm nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.Sự tăng trưởng về khách du lịch ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.Năm 1996, Vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì đến năm 2003, Vịnh Hạ Long đón 1.203.919 lượt khách.Dự đoán năm 2008, Hạ Long sẽ đón khoảng 2,5 triệu lượt khách và mục tiêu đến năm 2010, Hạ Long sẽ là điểm đến của 5-6 triệu lượt khách. +Về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản Quảng Ninh có nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú , có nhiều loại tôm cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao ở cả trong nước và xuất khẩu.Đánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa về văn hoá và du lịch.Ngày nay, tỉnh đã đầu tư nâng cấp tầu thuyền, ngư cụ trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ,nâng cao sản lượng.Theo thống kê, tỉnh Quảng Ninh có 7.170 tầu, thuyền làm nghề khai thác thuỷ sản, trong đó có 6.780 phương tiện khai thác ven bờ chiếm gần 96%Hàng năm khai thác được 21.000 tấn hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh nguồn lợi hải sản tự nhiên Quảng Ninh còn có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt góp phần làm giàu cho tỉnh.Tổng diện tích đất đai Quảng Ninh là 587.679 ha, trong đó diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 12.990 ha, diện tích rừng ngập măn ven biển là 43.093 ha, trên 20.000 ha diện tích eo biển kín gió xen kẽ đảo nhỏ của Vịnh là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.Với mục tiêu năm 2005 đạt 50 nghìn tấn hải sản, trong đó sản lượng khai thác là 25 nghìn tấn và sản lương nuôi trồng là 25 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60-65 triệu USD.Toàn tỉnh có 16.235 ha nuôi trồng thuỷ sản trong đó diện tích nươc ngọt là 1.850 ha, diện tích nuôi nước mặn, nước lợ là 14.385 ha, có 9 trại sản xuất tôm giống với công suất thiết kế 538 triệu con giống P15/ năm và một trại sản xuất giống cá nước ngọt.Sở Thuỷ sản Quảng Ninh chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.Quy hoạch 9 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và các vùng nuôi tôm, nhuyễn thề ở các bãi ven biển.Quy hoạch vùng nuôi cá nồng bè, nuôi trai ngọc trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.Đến nay, có trên 1.800 lồng nuôi cá biển, ngọc trai, hàng năm xuất khẩu 2 triệu USD ngọc trai hưng phẩm.Đặc biệt trong những năm gần đây nuôi cá nước ngọt đã có bước phát triển rất mạnh trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là ở các vùng chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.Nhiều mô hình nuôi cho năng suất 20 tấn/ha/vụ, thu lãi hàng trăm triệu đồng, giá trị thu nhập tăng gấp hàng chục lần so với canh tác lúa truyền thống.Đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 500 ha đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đã quy hoạch được vùng nuôi cá nước ngọt ở vùng Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, nuôi thuỷ sản nước lợ tập trung chủ yếu ở Tiên Yên, Hoành Bồ, Hải Hà, Móng Cái. Về chế biến thuỷ sản, có hai thị trường lớn là thì trường nội đia và phục vụ xuất khẩu.Các cơ sở chế biển sản xuất ổn định, các doanh nghiệp đã tập trung vào các sản phẩm chủ đạo như: cá đông lạnh, mức khô để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Pháp, Nhật, ..Toàng tỉnh có hai cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu, một công ty chế biến thủy sản chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước.Tổng công suất cấp đông của cả 3 doanh nghiệp này là 50tấn/ngày, tổng công suất kho bảo quản lạnh trên 2.000tấn.Các doanh nghiệp này cũng đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.Hệ thống chế biến thủy sản nội địa tuy còn nhiều bất cập nhưng phần nào cũng đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho bà con.Các cơ sở chế biến chủ yếu sản xuất các sản phẩm truyền thống như nước mắm, mực khô, tôm khô, bột cá chăn nuôi.Trong đợt thực tập vừa rồi, tôi cũng có cơ hội đến thăm quan cơ sở chế biến nước mắm Cái Rồng ở huyện đảo Vân Đồn.Việc sản xuất nước mắm ở đây mang tính thủ công, sản lượng không cao, và cơ sở này chỉ có thề thu mua khoảng được 40%- 50% nguyên liệu cá từ ngư dân.Và đây cũng là một bất cập trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Quảng Ninh.Sản lượng nuôi trồng thì lớn, tuy nhiên việc tiêu thụ nguyên liệu tươi còn nhiều bất cập. + Phát triền cảng biển Hệ thống cảng biển ở Quảng Ninh tập trung ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái.Hiện tại có thể tiếp nhận tầu có trọng tải lên đến 50.000 DWT.Lượng hàng hoá lưu thông hàng năm lên tơi 10 triệu tấn.Đến một số cảng ở Hạ Long và TX Cẩm Phả mới thấy được quy mô cảng biển ở đây.Cảng Cái Lân gồm 3 bến( 5,6,7) được đưa vào sử dụng năm 2004, trong đó bến số 5 có khả năng tiếp nhận tầu có trọng tải lên đến 40.000 tấn.Cảng Cửa Ông của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam( TKV) đã xây nối dài bến số 2 để tiếp nhận tầu có trọng tải 70.000 tấn vào nhận than.Các cầu cảng của hai nhà máy xi măng đó là nhà máy xi măng Thăng Long và nhà máy xi măng Cẩm Phả cũng đang được đầu tư xây dưng.Theo thiết kế, cầu cảng có khả năng tiếp nhận tầu có trọng tải 15.000 tấnNhìn chung, hệ thống cảng biển được đầu tư trang bị kỹ thuật, hệ thống luồng tầu được mở rộng, đủ hệ thống phao tiêu, biển báo…Nhờ đó, số lượng tầu và hàng hoá lưu thông qua các cảng ở Quảng Ninh đã liên tục tăng trong nhưng năm qua.Năm 2003 có 12.826.494 tấn hàng hoá; 2005 có8.239 lượt tầu với 22.717.038 tấn hàng hoá; năm 2007 có 9.486 lượt tầu với 28.2 triệu tấn hàng hóa.Mức độ tăng trưởng nói trên đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh.Tuy nhiên, Quảng Ninh còn chưa khai thác hết được tiềm năng và lợi thế.Ngoài các cảng lớn nói trên, còn có những cảng nếu được sớm đầu tư sẽ mang lại thế mạnh về kinh tế cảng biển trên diện rộng như ở TX Móng Cái, Vân Đồn( nơi đã đến thực tế) * Hệ thống cửa khẩu Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu dọc theo biên giới Việt- Trung như cửa khẩu Hoành Bồ, KaLong, Móng Cái…Hoạt động trao đổi thương mại tại các cửa khẩu diễn ra rất mạnh.Lượng hàng hoá lưu thông lớn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh.Đặc biệt có ý nghĩa trong chiến lược phát triển của tỉnh là cửa khẩu quốc tế Móng Cái.Móng Cái là một trong những cửa khẩu quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với Trung Quốc.Đặc biệt Móng Cái tiếp giáp với TX Đông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây.Khu kinh tế này đang được xây dựng thành phố lớn, hiện đại đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc tiếp cận với thị trường Đông Nam Á.Móng Cái có hệ thống đường biển, đường bộ thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế.Vùng ven biển có thể xây dựng các cảng nhỏ, đặc biệt là cảng Vạn Gia là cảng chuyển tải hàng hoá giữa hai nước.Móng Cái có một sân bay nhỏ có thể nâng cấp để phục vụ đi lại bằng hàng không.Nhiều công trình như hệ thống điện, đường giao thông, khách sạn, trung tâm triển lãm… đã được nâng cấp.Với lợi thế của mình, Móng Cái là khu cửa khẩu giầu tiềm năng.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang Trung Quốc từ đầu năm đến 15/06/2008 đạt 631 triệu USD, tăng 20.4% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt424,9 triệu USD, tăng 23% và tập trung ở các mặt hàng: cao su, than đá, thủy hải sản, khoáng sản..Kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch đạt 206,4triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ.Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào nước ta qua cửa khẩu Móng Cái 6 tháng đầu năm đạt 680triệu USD tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2007.Trong đó, nhập khẩu chính ngạch đạt 409.3 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch do phía Trung Quốc xác lập tại điểm thông quan Sáy nguồn và Lục Lầm đạt 182,1 triệu USD, tăng 15,7%.Các mặt hàng nhập về khá phong phú bao gồm thép, phôi thép, xi măng trắng, vật liệu xây dựng, ..Việc tập trung phát triển các khu kinh tế cửa khẩu không những nâng cao GDP toàn tỉnh mà còn giải quyết tốt vấn đề việc làm cho nhân dân sinh sống quanh khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội II, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tài nguyên khoáng sản đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng, có 140 mỏ và điểm quặng thuộc nhiều loại như than đá, đá vôi, cao lanh, sét, thủy tinh… nhưng nhiều nhất là đá vôi và than đá.Trong đó nguồn lực chính đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế,xã hội của tỉnh là than đá.Than có đóng góp quan trọng trong phát triển GDP nghành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.90% trữ lượng than toàn quốc thuộc về tỉnh Quảng Ninh.Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh lên tới 3,3 tỷ tấn.Đây chính là đặc điểm hình thành vùng khai thác than từ rất sớm.Thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển và chế biến thuộc tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam( TKV).Ngoài ra còn có hai đơn vị là công ty liên doanh PT Vietmindo Energitama và công ty Xi măng xây dựng Quảng Ninh khai thác than trong ranh giới mỏ của TKV.Vùng khai thác, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất rộng trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV sản lượng khai thác được đẩy mạnh chưa từng thấy.Lấy mốc năm 2005, TKV khai thác được 33.12triệu tấn, nghĩa là tăng 175% so với quy hoạch năm 2010.Trong 6 tháng đầu năm TKV đã tiêu thụ được 5,83 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 2,83 triệu tấn, doanh thu từ xuất khẩu đạt 3,284 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007.Trong đợt thực tế tại Quảng Ninh, tôi cũng có dịp đến thăm một trong những vùng khai thác than lớn nhất tại đây, đó là Cẩm Phả.Đến Cẩm Phả, chúng tôi được đến thăm công ty than Thống Nhất, công ty than Cao Sơn, công ty tuyển than Cửa Ông.Được trực tiếp nghe cán bộ ở đây thông báo thì rõ ràng, than đã mang lại bước chuyển mình mới cho người dân địa phương, than đã gắn bó với chính cuộc sống của người dân nơi đây và đã làm thay đổi chính cuộc sống của họ. Tại công ty than Thống Nhất, đây là mỏ 1 thuộc khu vực khai thác than Cẩm Phả.Mỏ than Thống Nhất chủ yếu khai thác hầm lò bên cạnh đó cũng có các mỏ lộ thiên.Theo kế hoạch năm 2007, sản lượng khai thác của công ty là 1,8 triệu tấn nhưng công ty đã về đích trước kế hoạch đề ra và đạt mức 2 triệu tấn.Tại các hầm lò, một ngày có thể khai thác 2000 tấn, những mỏ có công suất lớn có thể lên đến 5000 tấn.Lương bình quân tại công ty từ 6 – 10 triệu VNĐ/ người tuỳ vào vị trí công việc Tại công ty than Cao Sơn hay tại công ty tuyển than Cửa Ông, thu nhập của công nhân tại đây trung bình khá cao khoảng 4.5 triệu VNĐ/ người, đời sống công nhân đầy đủ.Trong những năm tiếp theo, than vẫn là một thế mạnh để phát triển kinh tế của toàn tỉnh.Tuy nhiên cũng cần có một chiến lược phát triển phù hợp, khai thác hợp lý và đặc biệt chú ý tới bảo vệ môi trường. Bên cạnh ‘ vàng đen’, Quảng ninh còn có vùng ‘ cát trắng’.Cát trắng là nguyên liệu quý đối với công nghiệp thuỷ tinh nước ta và các nước khác.Cả vùng quần đảo Vân Hải rộng lớn và khu đảo Vĩnh Thực là vùng cát trắng của Quảng Ninh.Nơi đây, cát trắng rải thành bãi, cồn sáng lấp lánh, có chỗ cát trắng dồn lên thành bãi.Trữ lượng cát trắng ở Quảng Ninh chưa thể đánh giá hết được, nhưng về chất lượng thì được đánh giá là loại rất tốt.Cát trắng ở đây có hàm lượng silic lên tới 90%, thậm chí nhiều chỗ đạt từ 96%-98% vượt tiêu chuẩn thuỷ tinh cao cấp.Ngoài ra, cát trắng còn đươc sử dụng để sản xuất đá mài, đúc gang Ngoài những loại khoáng sản quý hiếm đó ra, nói đến Quảng Ninh là nói tới rừng với 162 nghìn ha, trong đó có 124 nghìn ha rừng tự nhiên, và khoảng 22 nghìn ha rừng ngập mặn.Một điều đặc biệt là tất cả các địa phương trong tỉnh đều có rừng.Rừng trải dài theo bờ biển và phủ kín các đảo, 158/184 phường xã đều có rừngNgoài những khu rừng gỗ quý hiếm như Lim, đinh, sến, táu, sồi..Quảng Ninh còn có nhiều khu rừng đặc sản có giá trị kinh tế cao, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng.Ngày nay diện tích rừng lớn nhất là rừng thông, vừa lấy nhựa, vừa lấy gỗ.Rừng bạch đàn, rừng keo cũng đang được phủ kín vùng đất trống, vừa sử dụng lấy gỗ.Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây quế, hồi và nhưng loài dược liệu.Với 3/4 diện tích là rừng, nếu được bảo vệ và trồng nhiều hơn, rừng ở Quảng Ninh sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy là thế mạnh, một nguồn lợi lớn của tỉnh.Rừng giữ màu xanh no ấm, giữ nước và phòng chống sói mòn thiên tai.Phát triển kinh tế rừng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho gia đình, cuộc sống của người dân sống gần rừng ngày càng được cải thiện, không chỉ dựa vào cây rừng, người dân đã biết cách xen kẽ trồng các loại cây, kết hợp chăn nuôi để nâng cao thu nhập III. DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG. Theo thống kê của sở LĐTB&XH dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Ninh hiện nay khoảng 730 nghìn người, chiếm 76% dân số.Trong đó số người tham gia vào trong các ngành kinh tế là 620 nghìn người, công nhân kỹ thuật là 48.337 người, kỹ thuật viên có trình độ trung học chuyên nghiệp là 33.338 người, kỹ sư nhà quản lý có trình độ đại học và trên đại học là 12.642 người.Tính từ năm 2001 tới nay, tỉ lệ lao động của tỉnh tăng trung bình 1.55%/năm.Thanh niên trong độ tuổi 15 đến 35 chiếm trên 60% số người trong độ tuổi lao động.Cũng như cả nước, lực lượng lao động trẻ, hùng hậu, cần cù, khéo léo luôn được xem là thế mạnh nguồn nhân lực của tỉnh.Thấy được vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề ra nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng lao động, phát triển giao dịch trên thị trường lao động.Từ năm 2005, tỉnh Quảng Ninh đã đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động ở khu vực này, đưa nhân dân tiếp cận với dịch vụ mới.Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh cũng nâng cao năng lực hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho công tác đào tạo nghề.Đặc biệt, chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập trường đại học Hạ Long trên cơ sở trường Cao đẳng mỏ Hồng Cẩm IV, CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ. Về giao thông a, Đường bộ: Tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ ở Quảng Ninh là 3.668 km trong đó - Quốc lộ gồm 4 tuyến với chiều dài 338 km - Tỉnh lộ với 8 tuyến với tổng chiều dài 507 km - Đường huyện quản lý với tổng chiều dài356 km - Đường xã quản lý với tổng chiều dài 2.809 km - Đường sắt Kép – Bãi cháy trong tương lai không xa sẽ nối liên vơi cảng biển Cái Lân tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao năng lực vận tải, hạ giá thành sản phẩm b, Đường thuỷ Quảng ninh là một tỉnh ven biển, có nhiều sông suối, có ưu thế về phát triển đường thủy.Trong 13 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh chỉ có huyện Bình Liêu là không có hệ thống đường thủy.Trong số các nhánh sông đã có 17 nhánh đã khai thác vào vận tải đường thủy với tổng chiều dài 218 km cùng với 250 km bờ biển tạo thành mạng giao thông thủy với hệ thống cảng biển chuyên dùng c , Bưu điện, viễn thông Mạng lưới bưu điện hiện nay có 39 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp I, 13 bưu cục cấp II, và 25 bưu cục cấp III( năm 1995)..Mạng lưới bưu cục được trải dài ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố.Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.Hệ thống internet băng thông rộng d, Hệ thống cung cấp điện Lưới điện quốc gia đã đến tất cả các xã, huyện thị xã trong tỉnh.Hiện có 8 trạm 110 kv và 2 trạm 220 KV.Ngoài ra còn có mạng điện phân phối các cấp điện áp là 35 KV, 10 KV, 6 KV Theo quy hoạch, tại Uông Bí, Cửa Ông, Cẩm Phả sẽ hình thành trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước với công suất thiết kế khoảng 5.000MW. e, Hệ thống các khu công nghiệp Với tổng số 13 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bao gồm: - KCN Hải Yến, KCN Hải Hà, KCN Tiên Yên, KCN Ninh Dương, KCN Phụ trợ ngành than Cẩm Phả, KCN Cái Lân,KCN Đầm nhà Mạc,Khu kinh tế Vân Đồn,KCN Đồng Nai,KCN Việt Hưng,KCN Phương Nam,KCN Chạp khẽ,KCN theo tuyến đường cao tốc Đông Triều f, Hệ thống nhà nghỉ,,khách sạn phục vụ du lịch Đến năm 2006 có 683 khách sạn, nhà nghỉ.Trong đó có 7 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1-2 sao, 631 nhà nghỉ mini.Tổng số có 11.000 phòng nghỉ với tổng số 18.000 giường Nhiều khu vui chơi giải trí và dịch vụ, với tổng số 350 tầu du lịch g, Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống về ngân hàng, hệ thống về bảo hiểm, y tế ..rất đầy đủ. Với một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ như vậy đã tạo điều kiện rất thuận lơi cho Quảng Ninh tập trung phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, cải thiện đời sống nhân dân IV, ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Quảng Ninh luôn được Đảng và Nhà nước tập trung cho phát triển, sao cho Quảng Ninh trở thành một trọng điểm kinh tế của cả nước.Theo đó đến năm 2010 Quảng ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Vẫn tập trung phát triển công nghiệp, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn có đóng góp lớn cho phát triển của tỉnh.Trong đường lối phát triển đó, Quảng Ninh sẽ nằm trong chiến lược phát triển ‘ Hai hành lang, một vành’ kinh tế Việt- Trung.Trong chiến lược phát triển chung này, Quảng Ninh với vị trí chiến lược quan trọng được xác định là điểm hội tụ của cả hai hành lang kinh tế, điểm trung chuyển tiếp nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, và nằm ở vị trí trung tâm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, nằm trong vùng động lực kinh tế phía bắc Việt Nam.Với lợi thế đó, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước, giai đoạn từ 2001- 2006 bình quân đạt 12.75%/năm.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp dịch vụ.Với chiến lược phát triển trọng điểm đó, hiện nay rất nhiều dự án lớn đã đang và sẽ được đầu tư vào Quảng Ninh để đạt mục tiêu đặt ra.Hệ thống đường bộ đoạn Đông Triều- Mông Dương đã được duyệt đầu tư, nâng cấp và đang trình duyệt đoạn Mông Dương- Móng Cái.Đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long đã phê duyệt dự án đâu tư, đoạn Hạ Long – Móng Cái đang điều chỉnh hồ sơ dự án.Hệ thống đường sắt Yên Viên - Cái Lân đang gấp rút hoàn thành, dự kiến năm 2008 sẽ đưa vào khai thác hạng mục chính, để kịp nhập vào tuyến đường sắt xuyên Á đoạn Côn Minh- Hà Khẩu- Lao Cai- Hà Nội- Hải Phòng.Ngoài ra, TƯ cũng sê tiếp tục tạo điều kiện thông thoáng về trao đổi thương mại, đầu tư tại Quảng Ninh, ví dụ như khu kinh tế huyện đảo Vân Đồn.Đây… là điều kiện tốt, là thế mạnh để tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội so với địa phương khác trong cả nước..Với chiến lược phát triển như vậy, với chính sách thông thoáng như vậy, chắc chắn trong những năm tiếp theo, Quảng Ninh sẽ thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. KÊT LUẬN Như đã phân tích ở trên, việc xác định được rõ các nguồn lực chính cho phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng trong bước phát triển những năm tiếp theo.Đặc biệt ở Quảng Ninh, một tỉnh có rất nhiều yếu tô đặc biệt thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nếu không biết cách, không xác định được đường lối phát triển sẽ vấp phải sự phát triển chồng chéo, có khi là kéo theo sự thụt lùi của nền kinh tế.Trong kế hoạch dài hơi đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh cần xem đây là một vấn đề cấp bách, một vần đề quan trọng để có thề đạt được những mục tiêu đo Đảng và Nhà nước giao cho.Trong số hàng loạt các lợi thế mà Quảng Ninh đang có thì theo tôi, chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh nên tập trung vào phát triển mạnh du lịch và dịch vụ có chất lượng cao.Tập trung phát triển vào các khu công nghiệp và các hệ thống cảng biển.Khai thác than giữ ở mức sản lượng hợp lý, đảm bảo khai thác lâu dài.Đó là hướng phát triển chủ đạo mà theo tôi Quảng Ninh nên tiếp tục tâp trung phát triển.Theo hướng đó, sẽ giải quyết tốt cả hai vấn đề: phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực sẵn có và phát triển bền vững.Tất nhiên để làm được điều đó thì phát triển nguồn nhân lực có trình độ là yếu tố không thể thiếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24844.doc