Đề tài Phân tích rủi ro tín dụng ở Sacombank chi nhánh An Giang

Bên cạnh khen thưởng thì công tác phạt cũng được phân theo mức độ xử lý. Theo ý kiến đề xuất, không nên khiển trách công khai, từng Phòng ban không nên khiển trách công khai trước tất cả các Phòng ban, hạn chế công bố những sai sót nhân viên gặp phải. Hình thức phạt, nợ quá hạn phát sinh sẽ bị trừ điểm trong xếp hạng khen thưởng và thi đua. Trong chỉ tiêu tín dụng được các cấp đề xuất, nên chia theo từng mục tiêu cụ thể và thời gian thực hiện từng mục tiêu đó, như định hướng phát triển năm 2009 mục tiêu phấn đấu doanh số cho vay đạt 909 tỷ đồng, theo ý kiến nên chia ra các con số cụ thể cho từng nhóm khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, loại hình vay . Trong từng quý, các mục tiêu phù hợp với nhu cầu vốn từng quý, không nên chia để thúc đẩy thực hiện toàn bộ chỉ tiêu đề ra trong một thời gian ngắn. Thông qua báo cáo tình hình cho vay của năm 2008 và năm 2007 (báo cáo Chi Nhánh và phỏng vấn trực tiếp) thì doanh số cho vay cao nhất thường diễn ra trong Quí 2 (tháng 4-5-6) nên theo tôi cần phân định doanh số cho vay thời gian này cao hơn từ 2-3% doanh số cho vay so với các Quí khác! Điều đó không phù hợp với thị trường hay khả năng của nhân viên, có thể trong 01 năm thời điểm thị trường cần vốn nhiều nhất vào Quý 1 để bổ sung vốn hay mở rộng thì trường theo kế hoạch năm mới, thì nên đặt mục tiêu doanh số cho vay cao trong thời điểm quý 1 và phân bổ phù hợp các Quý còn lại. Ngoài ra, cần chú ý đến năng lực cũng như địa bàn nhân viên quản lý, những địa bàn chưa có điều kiện kinh tế cao không nên đặt ra chỉ tiêu cao mà cần đưa ra các mức phù hợp. Năng lực khả nhân viên cần được rèn luyện và đảm bảo sức khỏe, khi đặt ra các chỉ tiêu cao, nhân viên phải là việc với cường độ quá cao, ảnh hưởng đến khả năng sức chịu đựng cũng như khả năng quản lý giám sát cũng không đảm bảo an toàn cho khoản vay. Như vậy, rủi ro chính từ chính sách tín dụng của Ngân hàng.

pdf59 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro tín dụng ở Sacombank chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2009. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Doanh số cho vay (DSCV) Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu rất quan trọng của Ngân hàng. Trong các nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao, và đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi nhất của hoạt động Ngân hàng. Trong nền kinh tế Việt Nam, khi hoạt động dịch vụ Ngân hàng chưa phát triển cao, thì doanh số cho vay còn thể hiện quy mô cũng như thị phần trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Măc dù các hoạt động dịch vụ được chú trọng phát triển, tuy nhiên lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế mặc dù lĩnh vực này rất ít rủi ro. Biểu bảng 4.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng Sacombank trong 03 năm qua. Đơn vị: Triệu đồng So sánh 2006 –2007 So sánh 2007-2008 Chỉ tiêu Theo báo cáo 2006 Theo báo cáo 2007 Theo báo cáo 2008 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 381,514 1,604,511 2,085,835 1,222,997 321% 481,324 30% Trung hạn 171,600 291,063 160,146 119,463 70% (130,917) -45% Dài hạn 143 10,651 2,328 10,508 7348% (8,323) -78% Tổng 553,257 1,906,225 2,248,309 1,352,968 245% 342,084 18% Thông qua bảng số liệu trên, về mặt tổng thể hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng luôn rất tốt doanh số cho luôn tăng qua các năm, trong vòng từ năm 2006 đến 2008 doanh số cho vay đã có mức tăng trưởng rất cao từ 553,257 tỷ đã tăng lên 2,248,309 tỷ đồng, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có phần giảm xuống cụ thể là năm 2007 tăng 1.532 tỷ đồng(+245%) so năm 2006, năm 2008 chỉ tăng 342 tỷ (+18%) so năm 2007. Điều này cũng phù hợp với tình hình kinh tế chung của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự chi phối của Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến hết năm 2008, đã có 08 lần Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất cơ bản (trong đó có 05 lần tăng, 03 lần giảm). Trong những tháng đầu năm 2008 lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8,5%/năm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng, đến tháng 6-9 của năm thì lãi suất cơ bản được điều chỉnh lại là 14%/năm khi đó lãi suất cho vay (quy định không được quá 150% lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định) đã là 21%/năm. Khoản chi phí sử dụng vốn quá cao và điều đó tác động xấu đến nhu cầu vốn của các nhà đầu tư. Mặt khác, huy động vốn lại có sự biến động ngược chiều với doanh số cho vay, thay vì mạo hiểm đầu tư với chi phí sử dụng vốn 21%/năm, mà tìm kiếm lợi nhuận hơn 14%/năm, tại đây tạo ra sự cung cấp vốn thị trường cho Ngân hàng biến động tăng gần về các tháng cuối năm. Biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy sự biến động ngược chiều giữa cho vay và đi vay của Ngân hàng trong năm 2008. - Đây là rủi ro mà Ngân hàng phải chụi từ chính sách của Chính phủ, dạng rủi ro này Ngân hàng khó trách khỏi và không thể kiểm soát. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng giảm không đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Mà sự biến động doanh số cho vay biết loại hình nào mang lại rủi ro cao nhất đối với Ngân hàng. Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 Theo báo cáo 31/122006 Theo báo cáo 31/12/2007 Theo báo cáo 31/12/2008 Cơ cấu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Trong cơ cấu doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn vẫn là thế mạnh của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay qua các năm lần lượt là 68%, 84% và 92% doanh số cho vay từ năm 2006-2008. Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trong lớn có 02 vấn đề cần chú ý: Thứ nhất: vì là khoản cho vay ngắn hạn nên tốc động quay vòng vốn của Ngân hàng sẽ rất nhanh, quay vòng vốn nhanh thì suất sinh lợi của vốn cũng rất cao, đó là điều mà các lĩnh vực kinh doanh đều muốn. Thứ hai: khoản cho vay ngắn hạn này phần lớn cho vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho nhà đầu tư nên lượng vốn này rất nhanh được nhà đầu tư chuyển hoá thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình thự hiện phương án đầu tư, khi có rủi ro xảy ra thì Ngân hàng rất khó thu hồi được nguồn vốn ban đầu (tiền mặt và hiện kim). Khả năng thanh toán của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hồi khoản cho vay ngắn hạn này. Bảng biểu 4.1.1: Doanh số cho vay theo loại hình. Chỉ tiêu Theo báo cáo 31/12/2006 Theo báo cáo 31/12/2007 Theo báo cáo 31/12/2008 SXKD 289,243 1,216,785 1,482,881 Nông nghiệp 71,048 183,413 273,693 CVTD,BDS 14,134 33,538 4,598 MUA SAM, SCN 14,456 34,648 12,007 CHOVAY CCSTG 53,100 249,400 397,682 CBCNV 81,535 138,207 46,571 CHO VAY CHO 319 5,169 20,516 Khác 20,422 45,066 10,415 Tổng 553,257 1,906,226 2,248,309 Sacombank luôn gắn liền khẩu hiệu “Ngân hàng Bán Lẻ, Đa Năng, Hiện Đại”. Tuy nhiên, sự phát triển đó không đồng loạt giữa các loại hình. Vì vậy, cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng cũng rất đa dạng. Trong cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay cầm cố sổ tiền gửi (CHO VAY CCSTG) và cho vay Nông Nghiệp là tăng trưởng đều qua các năm. Nếu kết hợp với Bảng 4.1 thì đây là các khoản cho vay ngắn hạn, trong các loại hinh cho vay này thì cho vay cầm cố sổ tiền gửi là rất ít rủi ro, vì hạn mức cho vay tối đa 100% số dư tiền gửi trong sổ, nên khi khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng chuyển toàn bộ số dư tiền gửi để thanh toán khoản vay. Vì vậy phân tích rủi ro tín dụng không xét các yếu tố rủi ro loại hình này. Bên cạnh đó, một số loại hình cho vay tín chấp cũng có thể không xét đến, vì các khoản cho cấp tín dụng này mức rủi ro cũng rất thấp, các nguồn đảm bảo ổn định (lương, bảo hiểm, phụ cấp). Hình thức này chỉ áp dụng với những cơ quan liên kết và đối tượng Cán bộ công nhân viên có thâm niên công tác rất lâu (từ 05 năm công tác). Biểu bảng 4.1.2: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại hình: Chỉ tiêu Theo báo cáo 31/12/2006 Theo báo cáo 31/12/2007 Theo báo cáo 31/12/2008 SXKD 53.14% 63.83% 65.95% Nông nghiệp 13.05% 9.62% 12.17% CVTD,BDS 2.60% 1.76% 0.20% MUA SAM, SCN 2.66% 1.82% 0.53% CHOVAY CCSTG 9.76% 13.08% 17.69% CBCNV 14.98% 7.25% 2.07% CHO VAY CHO 0.06% 0.27% 0.91% Khác 3.75% 2.36% 0.46% Tổng 100.00% 100.00% 100.00% Sản xuất kinh doanh (SXKD) là loại hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay qua các năm và tăng trưởng cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, cụ thể là DSCV chiếm 53,14% năm 2006, đến năm 2007 tăng lên chiếm 63,83% trong tổng doanh số cho vay và năm 2008 đã tăng lên chiếm hơn 65%. Cùng với khoản cho vay SXKD, cho vay Nông Nghiệp cũng là loại hình chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần cho vay. Cho vay Nông Nghiệp rõ ràng đây không phải là lĩnh vực mạnh của Ngân hàng, vì bị sự cạnh tranh rất lớn từ các Ngân hàng chuyên phục vụ cho Nông Nghiệp ( như Ngân hàng AgriBank) vi việc duy trị tỷ trọng như vậy là phừ hợp. Xét cho cùng, SXKD vẫn là lĩnh vực thế mạnh của Ngân hàng và chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng Sacombank có thể gặp phải thuộc về cho vay SXKD ngắn hạn. Công tác giám sát sử dụng vốn đối với lĩnh vực này là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. 4.2 Doanh số thu nợ (DSTN) Công tác cho vay và thu hồi nợ luôn đi song song với nhau đối với một khoản vay. Doanh số thu hồi nợ còn nói lên năng lực thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, việc thu hồi nợ còn giúp Ngân hàng hoạt động liên tục và tăng trưởng trong hoạt động của mình. Thu hồi nợ càng tốt thì đồng vốn Ngân hàng được quay vòng vốn nhanh hơn, sẽ làm tăng doanh số cho vay, như vậy nguồn thu Ngân hàng ngày càng tăng. Khi đồng vốn của Ngân hàng được quay vòng càng nhanh thì rủi ro tín dụng xét về mặt tổng thể cũng sẽ giảm theo. Mặc khác, doanh số thu hồi nợ còn phản án hiệu quả công tác thẩm định của cán bộ tín dụng, việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả như phương án mà khách hàng trình bày trong khi vay. Bên cạnh đó, những khoản nợ sau khi giải ngân Ngân hàng mới phát hiện đó là các khoản nợ xấu thì khi đó, kinh nghiệm thu nợ cũng như phương pháp thu nợ của Ngân hàng là yêu cầu rất quan trọng giảm thiểu rủi ri cho Ngân hàng. Ngân hàng luôn chú trong đến công tác thu hồi nợ, vì khi có sự biến động xấu đến trong việc thu hồi nợ thì rủi ro cũng đi kèm theo, cho nên giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo thanh toán nợ là trọng yếu trong doanh số cho vay. Tình hình thu nợ tại Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang trong 03 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Biểu bảng 4.2: Doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng So sánh 2006 –2007 So sánh 2007-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 229,477 1,314,113 1,846,596 1,084,636 473% 532,483 29% Trung hạn 100,136 203,812 171,193 103,676 104% (32,619) -19% Dài hạn - 4,861 3,810 4,861 - (1,051) -28% Tổng 329,613 1,522,786 2,021,599 1,193,173 362% 498,813 25% Sự biến động xấu của tình hình tài chính năm 2008 làm giảm doanh số thu nợ của Ngân hàng. Qua bảng 4.2 ta thấy, doanh số thu nợ tăng lên trong tổng thu nợ cụ thể là: tông thu nợ năm 2007 là 1,522,786 triệu đồng, tăng 1,193,73 triệu đồng so với năm 2006 (tương đương +362%). Trong khi đó năm 2008, chỉ tăng 498,813 triệu đồng so với năm 2007 (tương đương +25%). Điều đó không có nghĩa là công tác thu nợ của Ngân hàng giảm, mà nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số cho vay Ngân hàng năm 2008 giảm so với năm 2007 (+18% Biểu bàng 4.1). Trong phần phân tích doanh số thu nợ cần chu ý đến doanh số thu nợ ngắng hạn, khoản thu này rất quan trong đối vơi Ngân hàng đã trinh bày ở phần trên. Biểu bảng 4.2.A Tỷ lệ Doanh số thu nợ trên Doanh số cho vay. Chỉ tiêu Theo báo cáo 31/12/2006 Theo báo cáo 31/12/2007 Theo báo cáo 31/12/2008 Ngắn hạn 60.15% 81.90% 88.53% Trung hạn 58.35% 70.02% 106.90% Dài hạn 0.00% 45.64% 163.66% Bảng 4.3 cho ta thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng ngày càng nâng cao, thông qua tỷ lệ thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm: 60,15% năm 2006 tăng lên 81,90% năm 2007, năm 2008 tỷ lệ tăng 88,53% so với doanh số cho vay. Trong đó, sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ thu nợ có lý do là: Khi có sự thay đổi lớn về lãi suất (từ lãi suất cơ bản 14% xuống còn 7,5%) dẫn đến hiện tượng thanh toán trước hạn, để không chịu chi phí lãi suất cao từ Ngân hàng, công tác thu nợ các nguồn trung và dài hạn vì vậy gia tăng đáng kể, trung hạn tăng từ 70,02% tăng lên 106,9% từ năm 2007. Đến 2008, tỷ lệ thu nợ dài hạn tăng từ 45,6% năm 2007 lên 163,6%. Sự gia tăng doanh số thu nợ đối với Ngân hàng là tính hiệu tốt. Tuy nhiên, sự gia tăng này trong năm 2008 mang theo rủi ro lớn cho Ngân hàng, là phải chịu lãi suất cao ở phía huy động. Ngân hàng huy động với lãi suất cao, cho vay lại với lãi suất cao hơn, phần chênh lêch đó là lợi nhuận Ngân hàng, khi khách hàng thanh toán trước hạn, như vậy khoản chênh lệch lãi suất theo thời hạn bị gián đoạn. Để dễ hiểu ta lấy 01 ví dụ (ví dụ chỉ mang tính minh họa): Ngân hàng huy động 100 triệu đồng với lãi suất là 18%/năm thời hạn là 5 năm, cung lúc Ngân hàng cấp tín dụng khách hàng cung 100 triệu với lãi suất 20% thời hạn cũng 05 năm. Như vậy mõi năm, Ngân hàng lãi từ chênh lệch lãi suất là 2%/năm. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm khách hàng thanh toán cho Ngân hàng, như vậy số tiền Ngân hàng thu về từ khách hàng là 100 triệu vốn gốc, và 20 triệu lãi. Trong khi đó 4 năm còn lại Ngân hàng thanh toán cho khách hàng huy động 18 triệu lãi mõi năm, số tiền gốc cuối kỳ thanh toán cho khách hàng 100 triệu đồng. Hiện nay, Ngân hàng thực hiện biện pháp thu phí tất toán đối với khách hàng thanh toán nợ trước hạn là 0,2% số tiền còn lại phải trả. Trong ví dụ trên: Số tiền khách hàng thanh toán nợ trước hạn là: Chỉ tiêu Lãi Nợ gốc Thời điểm thanh toán so HĐ Thành tiền Số tiền gốc phải trả 100,000,000 100,000,000 Lãi phạt thanh toán 0.20% 100,000,000 48 9,600,000 Tổng số tiền phải trả 109,600,000 Như vây, số tiền Ngân hàng thu về từ cho vay nhỏ hơn số tiền Ngân hàng phải trả từ huy động, ở mặt này chúng ta không xét đến khía cạnh vòng quay vốn của Ngân hàng thì rõ ràng đây là rủi ro. Bên cạnh đó, tỷ số này tuy không nói lên chính xác tỷ lệ thu nợ trong năm, vì có các khoản vay chưa tới thời hạn thu nợ, tuy nhiên đối với Ngân hàng có tỷ trọng thu nợ ngắn hạn cao thì tỷ lệ thu nợ có thể nói là phù hợp. Hiên nay, với chính sách duy trì thường xuyên với khách hàng theo kiểm tra định kỳ, kèm theo kiểm tra lần đầu tối đa 30 ngày kể từ ngày phát tiền vay, giúp Ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Cùng với chính sách theo dõi khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ trao đổi khách hàng để tư vấn tài chính, trao đổi tình hình kinh tế chung góp phần giúp khách hàng có những biện pháp khắc phục kịp thời những biến động xấu giúp, góp phần tạo công tác thu hồi nợ dễ dang và thuận lợi hơn. 4.3 Dư nợ (DN) Dư nợ là số liệu phản ánh thực tế nhất đồng vốn đầu tư của Ngân hàng, nó phản ánh số vốn mà Ngân hàng hiện cho khách hàng vay tại thời điểm hiện tại. Khác với doanh số cho vay, vì doanh số cho vay nó phụ thuộc vào vòng quay vốn của Ngân hàng, ví dụ 1 đồng vốn của Ngân hàng có vòng quay là 03 vòng thi doanh số cho vay Ngân hàng là 03 đồng, trong khi đó dư nợ của Ngân hàng vẫn là 01 đồng. Vì vậy khi phân tích rủi ro tín dụng Ngân hàng chú ý nhiều đến dư nợ hơn là doanh số cho vay. Vì rủi ro tín dụng Ngân hàng, số tiền ngân hàn bị mất khi rủi ro xảy ra chính là phần dư nợ. Công tác quả lý dư nợ mới phản ánh hiệu quả tín dụng Ngân hàng. Măt khác, khi xét về khả năng kinh doanh Ngân hàng người ta cũng dựa trên dư nơ Ngân hàng. Và nhân viên tín dụng công tác có dư nợ cao cũng được đánh giá năng lực cao hơn. 4.3.1 Dư nợ - Theo thời hạn tín dụng Các khoản vay của khách hàng mà Ngân hàng chưa thu hồi tùy theo thời hạn khoản vay. Biểu bảng 4.3.1 Dư nợ theo hạn tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2006–2007 So sánh 2007-2008 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 183,410 473,807 713,046 290,397 158% 239,239 50% Trung hạn 109,803 197,054 186,007 87,251 79% (11,047) -6% Dài hạn 143 5,993 4,451 5,850 4091% (1,542) -26% Tổng 293,356 676,854 903,504 383,498 131% 226,650 33% Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động cho vay cung cấp vốn cho khách hàng thời gian qua tiến triển rất tốt, cụ thể là tổng dư nợ năm 2007 tăng 383 tỷ đồng (+ 131%). Tuy nhiện, đến năm 2008 tốc độ tăng đã giảm, năm 2008 chỉ tăng hơn so năm 2007 là 226 tỷ đồng ( + 33%). Điều này cũng dễ hiểu, vì trong năm 2008, tình hình kinh tế gặp khủng hoảng nên nhu cầu vốn cũng giảm là điều dễ hiểu. Sự tăng trưởng trong dư nợ, trong điều kiện khủng hoảng tài chính cũng cho thấy rằng, hiệu quả họat động của Ngân hàng rất tốt, luôn giữ được lòng tin của khách hàng. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác. - Việc phát triển sản phẩm cũng chính là nguyên nhân giúp Ngân hàng tăng dư nợ. - Việc đề ra chỉ các chế độ khen thưởng, chỉ tiêu dư nợ tạo sự năng động và tự rèn luyện chuyên môn tư vấn và quan hệ khách hàng ngày càng nâng cao. - Thủ tuc vay đơn giản và thời gian cấp tín dụng ngắn. 4.3.2 Dư nợ Theo loại hình: Biểu bảng 4.3.2 Dư nợ theo loại hình So sánh 2006 –2007 So sánh 2007-2008 Chỉ tiêu Theo báo cáo năm 31/12200 6 Theo báo cáo năm 31/12/200 7 Theo báo cáo năm 31/12/200 8 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm SXKD 146,852 356,795 517,589 209,94 3 143 % 160,794 45% Nông nghiệp 22,999 69,099 136,897 46,100 200 % 67,798 98% CVTD,BD S 8,250 17,755 16,051 9,505 115 % (1,704) -10% MUA SAM, SCN 7,150 21,556 24,361 14,406 201 % 2,805 13% CHOVAY CCTS 23,796 51,839 71,008 28,043 118 % 19,169 37% CBCNV 79,188 130,132 106,465 50,944 64% (23,667 ) -18% CHO VAY CHO 270 2,475 5,634 2,205 817 % 3,159 128 % Khác 4,815 27,884 25,449 23,069 479 % (2,435) -9% Tổng 293,320 677,535 903,454 384,21 5 131 % 225,919 33% Ở bảng bảng này ta thấy, các khoản cho vay muc đích tiêu dung đều giảm 4.4 Nợ quá hạn (NQH) Thông số quan trọng đánh giá chính sách tín dụng cũng như hiệu quả của công tác quản lý nợ được là nợ quá hạn. Bất kỳ Ngân hàng nào cũng mong muốn nợ quá hạn không xuất hiện trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng, không có chính sách hay quy trình tín dụng nào có thể giúp Ngân hàng loại bỏ hoàn toàn được nợ quá hạn, các Ngân hàng không ngừng nghiên cứu phát triển, cải cách chính sách tín dụng để đưa ra chính sách tín dụng hoàn thiện hơn, nhưng để chỉ hạn chế nợ quá hạn. Muốn hạn chế nợ quá hạn, đòi hỏi chính sách tín dụng chặt chẽ, các khâu xử lý nghiêm ngặt thì gây ra cho khách hàng cảm giác khó chịu, nghiêm trọng hơn là mất khách hàng. Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nếu không có khách hàng thì lĩnh vực kinh doanh đó không tồn tại. Vì vậy, chính sách tín dụng của Ngân hàng chỉ giảm thiểu rủi ro trong tín dụng (giảm nợ quá hạn) với tỷ lệ mong muốn nào đó. Muc tiêu Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang cũng không nằm ngoài muc tiêu đó, kế hoạch năm 2009 chỉ tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% trên tổng dư nợ. Tình hình nợ quá hạn Sacombanh An Giang được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau: Biểu bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn (NQH) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 TỔNG 102.95 559.58 2,741.14 NHÓM 2 2.56 11.61 2,164.71 NGAN HAN - 10.05 2,154.90 TRUNG HAN 2.56 1.56 9.81 NHÓM 3 7.76 234.80 263.26 NGAN HAN - 226.55 263.2 TRUNG HAN 7.76 8.25 - NHÓM 4 2.73 272.46 272.46 NGAN HAN - 220 220 TRUNG HAN 2.73 52.46 52.46 NHÓM 5 89.90 40.71 40.71 NGAN HAN 34.17 28.05 28.05 TRUNG HAN 55.73 12.66 12.66 NQH/DN 0.03% 0.08% 0.3% Qua Biểu bảng 4.4 thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn có khuynh hướng giảm qua các năm, cụ thể là năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0.03%, năm 2007 tắng lên 0.08% đến năm 2008 chỉ tăng 0.3% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn có khuynh hướng tăng qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động Ngân hàng, sự gia tăng nợ quá hạn không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Quan trọng hơn là đánh giá của Hội sở đối với chi nhánh An Giang. Trong năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất 0.3% trên tổng dư nợ, điều này phù hợp với thực trạng tình hình kinh tế chung năm 2008. 4.5 Rủi ro tín dụng – Một số nguyên nhân phát sinh 4.5.1 Tỷ lệ rủi ro tín dụng (TLRRTD) Biểu bảng 4.5.1 Tỷ lệ rủi ro tín dụng So sánh So sánh Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2006 –2007 2007 –2008 Dư nợ 293,320 677,535 903,454 384,215 225,919 Tổng TS có 309,629 732,442 1,047,076 422,813 314,634 TL RRTD 95% 93% 86% -2% -6% Bảng 4.5 cho thấy rủi ro tín dụng tại Ngân hàng giảm qua các năm, tỷ lệ giảm cụ thể như sau: năm 2006 tỷ lệ rủi ro là 95% thì đến năm 2007 tỷ lệ giảm còn 93% (-2%) đến năm 2008 thì chỉ còn 86%. Sự giảm xuống tỷ lệ rủi ro cho thấy mức hoạt động an toàn Ngân hàng ngày càng nâng cao, tỷ lệ giảm này không phải do dư tốc độ tăng dư nợ không tăng nhanh bằng tổng tài sản có của Ngân hàng. Phân tích tỷ lệ rủi ro Ngân hàng ta thấy năm 2007 dư nợ Ngân hàng chỉ tăng 384 triệu đồng trong khi tổng tài sản có Ngân hàng tăng đến 422 triệu đồng, qua đó cho thấy trong năm 2007, 1 đồng dư nợ tăng lên được đảm bảo bằng 1.2 đồng tài sản của Ngân hàng. Nguyên nhân của sự đảm bảo tối đa phần dư nợ tăng lên trong năm 2007 chính do nợ quá hạn trong năm 2007 chiếm tỷ lệ cao trong dư nợ (8%) theo nghị định 493/2005/QĐ-NHNN làm cho tài sản có Ngân hàng tăng cao nên giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng giảm là dấu hiệu tốt nhưng với thực trạng như tình hình năm 2007 thì chính sự sụt giảm này làm hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ còn 3%, tổng tài sản Ngân hàng tăng 413 triệu đồng nhưng tỷ lệ rủi ro tín dụng vẫn giảm xuống còn 86%, chính là do sự bất ổn của tình hình kinh tế chung. Ngân hàng hạn chế cho vay một số lĩnh vực cho vay nên tốc độ tăng dư nợ không cao. Tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp là điều mà bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng mong muốn, nhưng sự tăng lên mức độ an toàn thì kéo theo là sự giãm xuống lợi nhuận Ngân hàng. Tuy theo thời kỳ nhất định mà Ngân hàng điều chỉnh cho mình một tỷ lệ an toàn phù hợp. 4.5.2 Rủi ro trong quy trình tín dụng. Để nhận dạng được những rủi ro tín dụng Ngân hàng xuất phát từ đâu và nguyên nhân của từng thời điểm được cụ thể hóa qua sơ đầu mô tả quy trình tín dụng tổng quát sau: Sơ đồ quy trình tín dụng ngắn hạn Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo, khả năng trả nợ của phương án Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh Ngoài trừ các nguyên nhân khách quan các nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng không được trình bày ở đây, nội dung của phần này tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân mà Ngân hàng có thể hoặc có khả năng kiểm soát và phát hiện để ngăn ngừa hay hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng. Thông qua sơ đồ tín dụng trên, có thể thấy rủi ro tín dụng Ngân hàng xuất phát trong các giai đoạn sau: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn Đây là giai đoạn tiếp xúc đầu tiên giữa ngân hàng (cán bộ quan hệ khách hàng) với khách hàng. Thông qua trao đổi và tiếp nhận thông tin ban đầu, Ngân hàng có thể tìm hiểu mục đích vay vốn và đánh giá tư cách vay khách hàng, rủi ro có thể xảy ra ở đây là tư cách của khách hàng không đạt tiêu chuẩn để được sự hỗ trợ cho vay vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân đó xuất phát từ các nguyên nhân sau: + Khách hàng cố ý không cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như cung cấp thông tin không minh bạch để đánh lừa Ngân hàng. Thông qua trao đổi khách hàng Ngân hàng có thể phát hiện được tư cách không tốt của khách hàng. Tuy nhiên, để phát hiện được tính cách khách hàng ngay từ giai đoạn này rất khó, phụ thuộc vào kinh nghiệm trong giao tiếp, và sự cảm nhận chủ quan của cán bộ giao tiếp. Ngoài ra, thêm một rủi ro nữa là khách hàng bị cán bộ đánh giá không tốt và tư chối cho vay, đây là điều mà Ngân hàng không mong muốn, vì rủi ro này có tính lan truyền nhanh từ khách hàng bị từ chối. Khách hàng bị từ chối có thể chuyển sang vay ở Ngân hàng khác và truyền miệng với nhau về tính chuyên nghiệp của Ngân hàng từ không phải chỉ môt khách hàng Ngân hàng bị mất. Rõ ràng đây là tổn thất không nhỏ đối với Ngân hàng. + Thông tin khách hàng thiếu được cập nhật: ở nguyên nhân này, một phần do hệ thống thông tin chung của cả nền kinh tế, chỉ có những thông tin của khách hàng đã từng được cấp tín dụng thông qua mua thông tin từ Thông Tin Tín Dụng Khách Hàng (gọi tắt là CIC). Như vậy tính cách hay độ tin cậy của khách hàng chỉ được biết đầy đủ đối với khách hàng cũ. Còn đối với khách hàng mới (chưa từng thực hiện quan hệ với Ngân hàng) thì nguồn thông tin sơ cấp thông qua khách hàng chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận đánh giá tư cách vay của khách hàng. Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo, khả năng trả nợ của phương án Ở giai đoạn thứ nhất có thể Ngân hàng không đủ cơ sở để đánh giá tư cách khách hàng, thì ở giai đoạn này, có thể khắc phục cũng như tìm ra được lý do (cơ sở) để từ chối những khách hàng không đủ tiêu chuẩn để được cấp tín dụng. Tuy nhiên, giai đoại này cũng có những khuyết điểm của nó, khách hàng có thể vượt qua được sự đánh giá của Ngân hàng để nhận được sự đồng ý của Ngân hàng cấp tín dụng. Nguyên nhân đó là: + Trong thẩm định hồ sơ pháp lý Ngân hàng chỉ tiếp nhận những giấy tờ thông tin khách hàng từ bản sao (bản copy) nên tính chất pháp lý hồ sơ không đủ. Bên cạnh đó, khi có sự đối chiếu tính minh bạch hồ sơ phải tốn nhiều thời gian và công sức. + Trong công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, cơ sở thứ nhất thông qua biểu giá của cơ quan nhà Nước để định giá, bên cạnh đó là nhận định của cán bộ có kinh nghiêm hay thông qua nghiên cứu giá cả thị trường. Tại đây có 2 vấn đề cần đề cập: Thứ nhất: giá trị tài sản bảo đảm không đủ để bảo đảm cho khoản vay của Ngân hàng, có thể giá trị đúng với giá mà Cơ quan nhà Nước quy định nhưng cái mà Ngân hàng quan tâm đó là khả năng thanh lý nhanh của tài sản, thời gian và mức giá mà tài sản đó có thể được thanh lý để chi trả khoản vay cho Ngân hàng. Thứ hai: tài sản đảm bảo còn trong cuộc tranh chấp chưa xác định được quyền sở hữu hợp pháp đươc khách hàng đem là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hay tài sản bên thứ 3 bảo lãnh khoản vay cho khách hàng (bên vay)! Xét về khía cạnh thẩm định nguồn thu nhập thực tế của khách hàng, cán bộ tín dụng chỉ có thể xác định được nguồn thu nhập cơ bản, nguồn thu nhập chính thông báo cáo lương, các bảng phụ cấp các nguồn thu nhập này thường được báo cáo thấp hơn so với nguồn thu nhập thực tế của khách hàng (để trách những thuế) các khoản thu nhập này có tính ổn định cao. Một số trường hợp, nguồn thu nhập này không đảm bảo đủ khoản vay của Ngân hàng nhưng nếu chấp nhận các nguồn thu nhập phụ của khách hàng thì tính pháp lý không cao, kèm theo đó là sự không ổn định của các nguồn thu nhập phụ. Nên khi xét nguồn thu nhập của khách hàng cần hạn chế những nguồn thu nhập không thường xuyên để đảm bảo độ an toàn cho khoản vay. Trong phương án vay của khách hàng, ngoại trừ các phương án phục vụ đời sống. Phương án này rất ít chịu sự biến động của thị trường và thực hiện phương án thì ngắn hơn so với thời hạn vay nên việc giám sát cung dễ dàng hơn so với các phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) hay đầu tư của khách hàng. Các phương án dài hạn có độ rủi ro cao hơn và chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố thị trường và năng lực của chủ đầu tư. Một số lĩnh vực vượt ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng làm cho công tác thẩm định gặp khó khăn. Việc áp dụng chỉ mã số khách hàng (CIF) để chấm điểm tín dụng của khách hàng còn nhiều điểm không phù hợp với việc chấm điểm khách hàng. Ví dụ như: các thông tin về lý lịch của khách hàng cũng được chấm điểm thông qua tên, số CMND, số điện thoại về phương án SXKD hay đầu tư của khách hàng cũng chỉ là phần ước lượng các chỉ số của hiện tại nên độ chính xác không cao, thông thường các phương án được cung cấp có tỷ suất sinh lợi rất tốt (lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên chi phí) nên việc đưa vào cho chấm điểm khách hàng thông qua các phương án trên không đủ cơ sở để đánh giá khách hàng. Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng Việc duyệt ra quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền cao hơn. Tuy nhiên toàn bộ hồ sơ được bộ phận thấp hơn cung cấp, nên có thể xảy ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ phía khách hàng các cấp dưới không trình bày rõ ràng trong báo cấp để cấp trên ra quyết định phù hợp. Các nguyên nhân đó là: + Khách hàng có mối quan hệ riêng (người thân, quan hệ tình cảm, cho hoa hồng) để được cấp tín dụng. + Khách hàng được giới thiệu từ bộ phận cấp cao trong đơn vị Ngân hàng, dẫn đến cán bộ cấp dưới không dám loại bỏ khách hàng ra vì sự kính nể câp trên, hay để tạo thiện cảm với lãnh đạo. + Các chỉ tiêu, các phần thưởng có giá trị cao để khuyến khích nhân viên năng động trong công việc dẫn đến chay theo dư nợ, hay các phần tiền bồi dưỡng của khách hàng cho nhân viến nếu được cấp tín dụng. Các nguyên nhân này là cho nhân viên Ngân hàng cố tình bỏ qua những điểm không tốt của khách hàng để báo cáo cấp trên xét duyệt ký Hợp đồng tín dụng cho khách hàng. Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. Đây là giai đoạn rất khó kiểm soát nhất đối với một khoản vay, có nhiều lý do để lý giải cho vấn đề này là: ngân hàng không phải chỉ có môt khách hàng và các khách hàng không phải ai cũng dễ liên lạc việc theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, những biến động xấu của tình hình thị trường kinh kế ảnh hưởng đến mục phương án vay vốn của Ngân hàng, thiên tai, lũ lụt cũng là nguyên nhân gây ra những tổn thất không mong muốnHiện nay, chính sách giám sát lần đầu 30 ngày kể từ ngày giải ngân, các lần giám sát tiếp theo có độ thời gian cách nhau xa hơn. Chính sự không liên tục này, có thể xảy ra rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng không những giám sát mà cần có những dự báo dựa trên sự kiện kinh tế, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của khách hàng để dự báo được những rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng, từ đó có những biện pháp kịp thời vừa giúp khách hàng vừa giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Kết thúc Hợp đồng: tất toán, thanh lý giải chấp tài sản, lưu hồ sơ. Một quy trình tín dụng chấm dứt khi Ngân hàng thu lại được khoản vốn và lãi của mình đối với một khoản vay, nhưng đó cũng là lúc bắt đầu một quy trình tín dụng mới. Khi kết thúc Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng cần phải đánh giá và chấm điểm lại tư cách khách hàng, để có thể tiếp tục quan hệ với khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng. Có thể khách hàng không có dư nợ tại Ngân hàng nhưng uy tín của khách hàng trong thời gian quan hệ khách hàng. Trong quá trình thực hiện giao dịch với Ngân hàng, Ngân hàng cần đánh giá tư cách khách hàng, nếu những khách hàng tốt thì có những chính sách để giữ chân khách hàng. 4.6. Ảnh hưởng của tình hình thị trường, môi trường hoạt động của khách hàng. 4.6.1 Nguyên nhân từ phía bản thân khách hàng Người vay đang gặp khó khăn về mặt tài chính, bị biến động hoặc bị xáo trộn tình hình tài chính (người vay bị tai nạn: người thân bị bệnh hay qua đời) dẫn đến không thực hiện trả nợ đúng hạn. Chuyện tình cảm gia đình khách hàng có biến động xấu (ly hôn, không chung thủy một vợ một chồng) khách hàng lâm vào tình trạng chán nản bỏ bê công việc hay không đủ khả năng chi trả nợ đúng hạn. 4.6.2 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng Một số nhân viên biến chất lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý chiếm dụng vốn của để sử dụng vào mục đích các nhân, sau đó nộp trả dần cho Ngân hàng theo lịch trả nợ phân kỳ của Ngân hàng (đa số nhân viên sau khi chiếm dụng vốn mất khả năng thanh trả nợ) bao gồm: + Khách hàng có nhu cầu xin vay (đã hoàn thiện hồ sơ) nhưng không nhận được tiền vay, từ đó nhân viên Ngân hàng nhận tiền vay (dùm) của khách hàng (trường hợp giải ngân tại địa bàn) + Khách hàng tất toán hồ sơ nợ trước hạn nhưng không đến trụ sở (tất toán tại địa bàn) nhân viên Ngân hàng thu nợ nhưng không thự hiện tất toán hồ sơ vay theo quy định. + Trình độ nhân viên non kém, do lo sợ quá hạn phát sính sẽ bị khiển trách nên sử dụng tiền của mình trả trước hạn để nộp cho khách hàng trễ hạn từ đó mất khả năng kiểm soát (có thể dẫn đến thưa kiện). + Một số nhân viên mượn tiền của khách hàng hay vay ké từ người vay (người thân) hoặc dùng tài sản cá nhân để vay, sau đó đem đi cho vay lại bị khách hàng dựt hay không trả nợ dẫn đến không thực hiện trả nợ đúng hạn. + Ban lãnh đạo đơn vị cố tình xác nhận cho nhân viên vay ở nhiều Ngân hàng khác nhau hoặc ép nhân viên vay cho mình để lấy tiền từ đó làm mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. + Một số trường hợp người vay thuộc tính giảm biên chế, hay sắp nghỉ việc hoặc đã nghỉ việc mà chưa tất toán Hợp đồng. 4.6.3 Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là khâu cuối cùng của một khoản vay khi đã không còn biện pháp nào để Ngân hàng thu hồi vốn vay, tuy nhiên việc thẩm định tài sản cũng có thể gây ra những rủi ro trong tín dụng. Giá trị của tài sản không đảm bảo cho khoản vay, hay tài sản đang tranh chấp hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 03 những không hợp pháp. 4.7 Thực trạng triển khai và quản lý rủi ro tại Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang. Công tác thẩm định khách hàng. + Nhận định đúng về tư cách và thái độ khách hàng đi vay. + Tính chính xác của thông tin khách hàng cung cấp. + Phân tích đánh giá khả năng của khách hàng về kinh nghệm sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính. + Có thể tiên đoán những tình hình xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó có những đề xuất, ý kiến kịp thời về việc cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. + Báo cáo thực tế về tình trạng thực tế của khách hàng. +Luôn đề cao cảnh giác nhằm tránh khách hàng lừa đảo, qua mặt cán bộ tín dụng. Công tác quản lý nợ. + Tình hình sử dụng vốn vay thực hiện phương án vay vốn của khách hàng. Thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày giải ngân. Ngoài các đợt kiểm tra định kỳ còn có những lần kiểm tra đột xuất khi đi công tác hay có những thông tin về khách hàng cần xác minh lại. + Tình hình trả nợ gốc, lãi vay cho Ngân hàng. + Tình hình tài chính của khách hàng sau thời gian được giải ngân.Thông qua thu thập phân tích thông tin tài chính của khách hàng do khách hàng nộp cho Ngân hàng hàng tháng, quý. + Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng. Thông qua những biến động của nền kinh tế và các đối cạnh tranh trong địa bàn khách hàng hoạt động. Thông qua đối thủ cạnh tranh khách hàng để biết được khả năng kinh doanh của khách hàng. + Các thông tin về tình hình thị trường mà khách hàng hoạt động. + Lập các bản báo cáo, biên bản kiểm tra xác định rõ tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ vay của khách hàng. Tùy theo mức vay mà biên bản kiểm tra cần được thẩm quyền các cấp phê duyệt và nhận xét. Tóm tắt chương: Trình bày thực trạng hoạt động tín dung Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh An Giang trong 03 năm qua, thông qua các số liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng những năm qua. Bên cạnh đó, phân tích các mối rủi ro có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, các nguyên nhân dẫn tới những rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG 5.1 Mục đích. - Nhằm xây dựng chính sách tín dụng hoàn thiện hơn, hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng. Trên cơ sở vẫn đảm bảo mục tiêu đạt được trong năm kế hoạch đề ra của Ngân hàng trong năm 2009. - Tạo ra sự cân đối trong công tác quản lý nợ, lợi nhuận và sự phát triển của Chi Nhánh. - Dự đoán được những rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải trong công tác thẩm định quản lý nợ của Ngân hàng. - Hình thành phương pháp quản lý nợ và theo dõi khách hàng hiệu quả hơn. 5.2 Ý nghĩa. Làm cơ sở để thực hiện công tác tín dụng mang tính khoa học và hiệu quả hơn và phù hợp với các quy định pháp luật. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Phòng ban để thực hiện công việc thuận lợi. Dựa vào quy trình cho vay để Ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính, thiết lập các thủ tục cho vay phù hợp với quy định của Pháp luật, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại hình cho vay của Ngân hàng cũng như kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng. Vừa tạo ra tính chặt chẽ của pháp lý vừa mang lại sự hài lòng của khách hàng, cởi mở của khách hàng. 5.3 Nội dung của giải pháp. 5.3.1 Công tác thẩm định. Trong công tác thẩm định khách hàng. Việc tiếp xúc đầu tiên với khách hàng là cơ sở đầu tiên để đánh giá thái độ và sự sẵn lòng trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy trong công tác thẩm định đạo đức của khách hàng, để khai thác được một số đức tính của khách hàng, chúng ta cần phân rõ các nội dung để khai thác từ khách hàng nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn hơn. Như phân tích 5C. Character – Tư cách của khách hàng vay. Được thể hiện qua mục đích vay, ý định trả nợ được thể hiện trên một phương án nhất định, có các chứng từ minh bạch đảm bảo cho khả năng chi trả của mình. Sự trung thực trong cung cấp các tư liệu liên quan đến tình hình tài chính. Trong cách cư xử, hay thái độ cử chỉ của khách hàng trong giao tiếp được thể qua tư thế, giọng nói, và nhất quán trong nội dung trả lời các vấn đề của Ngân hàng đề ra. Ngoài ra, Ngân hàng cần khảo sát tình hình nợ của khách hàng trong quá khư, thông qua mua thông tin từ CIC1. Việc thăm dò ý kiến người xung quanh nơi cư trú của khách hàng hay cơ quan nhà nước quản lý nơi cư trú của khách hàng cũng là những nguồn thông tin bổ ích cho công tác đánh giá tư cách khách hàng. 1 Credit Information Center //www.creditinfo.org.vn Capacity - Khả năng vay vốn của khách hàng. Ngoài những yêu cầu pháp luật quy định đối với năng lực đi vay của khách hàng (năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự) Đòi hỏi khách hàng phải có năng lực về tài chính như tài sản đảm bảo, vốn tự cóHiện nay, có những trường hợp bảo lãnh bên thứ 03, công tác thẩm định bảo lãnh bên thứ 03 cũng cần được thẩm định theo đúng trình tự thẩm định đối với khách hàng vay vốn. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, kiến thức, khả năng am hiểu lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, phân tích thị trường và các kiến thức cập nhật thường xuyên trên: truyền hình, báo, đài cũng góp phần thể hiện năng lực đi vay của khách hàng. Cash – Khả năng tạo ra tiền của khách hàng. Các nguồn thu nhập tạo ra tiền của khách hàng bao gồm: + Nguồn thu từ dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh; đối với các loại hình vay vốn mở rộng quy mô, cần đánh giá sự phát triển tình hình từ quá khứ, những biến động thị trường tại thời điểm hiện tại và dự đoán tương lai. Trong việc thẩm định phương án, Ngân hàng nên xét các dòng tiền vào và các dòng tiền ra của phương án. Thông qua đó sẽ xác định dòng tiền ròng (dòng tiền vào trừ dòng tiền ra), Ngân hàng sẽ xác định được thời gian phương án có thể đảm bảo được khoản vay. Như vậy, có thể giảm bớt được gánh nặng giám sát phương án khách hàng, thời gian giám sát việc sử dụng vốn vào phương án chi trong thời gian đầu cho đến khi phương án tạo ra được dòng tiền ròng có thể thanh toán nợ cho Ngân hàng. Khoản thời gian sau đó nhân viên Ngân hàng có thể giãn lịch trình kiểm tra đối với các phương án đã tạo ra được dòng tiền ròng lớn hơn khoản vay Ngân hàng. Đối với những phương án mang tính thời vụ, cần xác định sau bao nhiêu vụ khách hàng đã có thể thanh toán khoản vay. Thông qua đó, sẽ xác định được thời hạn tín dụng khách hàng phù hợp hơn. + Thu nhập từ lương đây là nguồn đảm bảo quan trọng nhất của khách hàng. Ngoài ra cần tìm hiểu thu nhập, sự sẵng lòng trả thay của người thân trong gia đình khách hàng hay người bảo lãnh. + Giá trị tài sản thanh lý, các tái sản thuộc quyền sở hữu khách hàng nhưnơ không được đem bảm đảm trong họp đồng vay như: nhà, xe, phương tiện sinh hoạt Thông qua các giá trị tài sản để đánh giá được đức tính của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn của mình như thế nào, đúng mục đích, tiết kiêm hay phung phí. Collateral – Khả năng đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp. Trong công tác thẩm định giá trị tài sản ngoài việc xác minh tính chính xác và hợp pháp về quyển sở hữu tài sả, việc định giá tài sản cần dựa trên yếu tố giá trị thị trường của tài sản như nhu cầu tài sản đó ngoài thị trường đó như thế nào, giá cả cao hay thấp hơn so với giá trị còn lại của tài sản hay giá trị của nhà nước định ra. Đảm bảo tài sản đủ đảm bảo khoảng vay, vừa có tính thanh khoản cao hơn. Giúp Ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn khi có rủi ro nảy sinh từ khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Conditions – Điều kiện môi trường có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng đánh giá ngành nghề của khách hàng hoạt động, những điều kiện môi trường, môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng đến khoản vay, những ngành nghề chịu nhiều yếu tố của sự thay đổi môi trường như: dịch bênh, sâu rầy. và cả những ngành nghề xuất khẩu chịu sự cạnh tranh, bảo hộ của Chính phủ các nước nhập khẩu, cũng cần có những điều chỉnh hạn mức cho vay hay giảm tỷ đảm bảo tài sản để giảm rủi ro. 5.3.2 Công tác quản lý nợ. Mục đích: nhằm ràng buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và thực hiện đúng theo hợp đồng. Ngoài việc phân nhóm nợ theo từng loại hình, trong công tác quản lý nợ cần theo nguyên tắc phân chia địa bàn quản lý và định kỳ kiểm tra các địa bàn phải cùng lúc, tức trong cùng địa bàn một nhân viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ vay, theo dõi giám sát nợ, trong hợp đồng tín dụng cố gắng thuyết phục khách hàng thanh toán lãi, vốn trong cùng khoảng thời gian cho tất cả các khách hàng trong địa bàn. Việc thỏa thuận không thống nhất thời điểm trả nợ Ngân hàng theo đúng định kỳ, một cán bộ quan hệ khách hàng có thể tốn nhiều thời gian để liên lạc hay đi công tác nhiều lần trên một địa bàn để thu nợ. Sự xuất hiện nhiều lần của nhân viên Ngân hàng trên cùng địa bàn quản lý trong thời gian ngắn sẽ khiến khách hàng tưởng rằng Ngân hàng không tin tưởng mà giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, việc sếp thời gian thu nợ một nhóm khách hàng trên cùng địa bàn có thể giúp công tác quản lý nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian. Thông qua việc đi thu nợ một nhóm khách hàng trên cùng địa bàn việc thu thập thông tin của khách hàng này thông qua khách hàng khác cung cấp thông tin, đây sẽ là những thông tin đáng tin cậy và hữu ích, Thời điểm chuyện nợ quá hạn sau 09 ngày kể từ ngày đến hạn. Cần phân nhóm khách hàng vào các nhóm báo nợ đến hạn theo từng địa bàn thuận lợi hay khó khăn để thông báo cho khách hàng vào từng thời gian thích hợp. Có những khách hàng có thể thông báo trong phạm vi 09 ngày sau ngày đến hạn, nhưng cũng có những khách hàng cần thông báo ngay ngày đến hạn hoặc sớm hơn. Vì vậy, đối với các khoản nợ là tín chấp thì cần thông báo thường xuyên hơn cho cơ quan chủ quản (nơi khách hàng đang công tác) khách hàng hàng tuần (07 ngày) về tình hình nợ của khách hàng. Và trao đổi thông tin từ cơ quan quản lý khách hàng, để xem tình hình công tác của khách hàng nơi công tác có những biến động xấu hay không, có khả năng khách hàng bị sa thải hay chuyển công tác do thiếu trách nhiệm hay không sử dụng vốn đúng mục đích. 5.3.3 Quản lý nhân viên Ngân hàng. Thực hiên thưởng phạt phân minh, chính sách thưởng công khai kích thích nhân viên phấn đấu trong làm việc, cần thiết lập hệ thống thưởng theo mô hình bật thang. Cấp trên giám sát chấm điểm xếp hạng cấp dưới, giải thưởng phân ra nhiều cấp độ khác nhau. Xếp hạng khen thưởng đảm bảo khoảng 70% nhân viên được xếp hạng khen thưởng. Tuy nhiên, hạn chế khen thưởng bằng vật chất có giá trị lớn, điều đó sẽ khiến nhân viên chạy theo phần thưởng mà bỏ quên công tác thẩm định hạn chế rủi ro tín dụng. Lập nên danh sách khen thưởng hàng quý, thông báo công khai các Phòng thành quy chế của từng bộ phận. Bên cạnh khen thưởng thì công tác phạt cũng được phân theo mức độ xử lý. Theo ý kiến đề xuất, không nên khiển trách công khai, từng Phòng ban không nên khiển trách công khai trước tất cả các Phòng ban, hạn chế công bố những sai sót nhân viên gặp phải. Hình thức phạt, nợ quá hạn phát sinh sẽ bị trừ điểm trong xếp hạng khen thưởng và thi đua. Trong chỉ tiêu tín dụng được các cấp đề xuất, nên chia theo từng mục tiêu cụ thể và thời gian thực hiện từng mục tiêu đó, như định hướng phát triển năm 2009 mục tiêu phấn đấu doanh số cho vay đạt 909 tỷ đồng, theo ý kiến nên chia ra các con số cụ thể cho từng nhóm khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, loại hình vay. Trong từng quý, các mục tiêu phù hợp với nhu cầu vốn từng quý, không nên chia để thúc đẩy thực hiện toàn bộ chỉ tiêu đề ra trong một thời gian ngắn. Thông qua báo cáo tình hình cho vay của năm 2008 và năm 2007 (báo cáo Chi Nhánh và phỏng vấn trực tiếp) thì doanh số cho vay cao nhất thường diễn ra trong Quí 2 (tháng 4-5-6) nên theo tôi cần phân định doanh số cho vay thời gian này cao hơn từ 2-3% doanh số cho vay so với các Quí khác! Điều đó không phù hợp với thị trường hay khả năng của nhân viên, có thể trong 01 năm thời điểm thị trường cần vốn nhiều nhất vào Quý 1 để bổ sung vốn hay mở rộng thì trường theo kế hoạch năm mới, thì nên đặt mục tiêu doanh số cho vay cao trong thời điểm quý 1 và phân bổ phù hợp các Quý còn lại. Ngoài ra, cần chú ý đến năng lực cũng như địa bàn nhân viên quản lý, những địa bàn chưa có điều kiện kinh tế cao không nên đặt ra chỉ tiêu cao mà cần đưa ra các mức phù hợp. Năng lực khả nhân viên cần được rèn luyện và đảm bảo sức khỏe, khi đặt ra các chỉ tiêu cao, nhân viên phải là việc với cường độ quá cao, ảnh hưởng đến khả năng sức chịu đựng cũng như khả năng quản lý giám sát cũng không đảm bảo an toàn cho khoản vay. Như vậy, rủi ro chính từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. 5.3.4 Chuyển rủi ro cho bên thứ ba Hiện nay, có một số sản phẩm bảo hiểm tiền vay Ngân hàng thông qua kết hợp với các Công ty Bảo Hiểm. Như sản phẩm cho vay được bảo hiểm đến 500 triệu của Ngân hàng Techcombank kết hợp với Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ đã được áp dụng từ năm 20072. Khai thác sản phẩm này có mặt hạn chế, lãi suất cho vay thực của Ngân hàng giảm, phần giảm đó được chuyển thành khoản phí Bảo Hiểm Ngân hàng phải trả thay cho khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm này nếu áp dụng đối với các khoản vay lớn, thì phần mất đi của lãi suất so với phần bù đắp rủi ro của Ngân hàng thì rõ ràng Ngân hàng có lợi hơn. Để giảm chi phí thấp nhất, thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn vay của Ngân hàng. Với hạn mức cấp tín dụng ứng với Chi Nhánh là có hạn, nếu triển khai được sản phẩm “ Cho vay được bảo hiểm” có thể giúp Chi nhánh nâng cao được hạn mức cấp tín dụng cao hơn nhưng rủi ro và trách nhiệm của Ngân hàng cũng giảm đi. Tóm tắt chương: Trình bày thực trạng quản lý rủi ro của Ngân hàng. Đề ra biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong suốt quá trình từ thẩm định đến hoàn tất một Hợp đồng tín dụng. 2 ín/6780/index.aspx CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận. Trong thời gian thực tập thực hiên đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang”. Đã giúp tôi hiểu rõ thêm những vấn đề xung quanh kiến thức đã học và những kinh nghiệm ban đầu trong việc ứng dụng những kiến thức vào thực tế. Cụ thể như sau: Về lý luận: + Hệ thống hóa các kiến thức về Ngân hàng, như chức năng, vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế. + Hiểu được các vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng, quy trình tín dụng, nguyên tắc tín dụng, các yêu cầu pháp lý cho một Hợp đồng tín dụng. Làm thế nào để hoàn tất một Hợp đồng tín dụng + Các loại rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động Ngân hàng. Về thực tiễn: Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang. Thông qua các báo cáo về tình hình hoạt động tín dụng. Làm cơ sở cho những phân tích rủi ro tín dụng. Hiểu được công tác thực tế quản lý nợ tại Ngân hàng và các kinh nghiệm truyền đạt trong công việc. Theo tôi hiện tại công tác tín dụng Ngân hàng rất tốt, doanh số cho vay Ngân hàng luôn tăng trưởng tốt trong thời gian qua, cho thấy Ngân hàng đã từng bước nắm được thị trường và mở rộng thị trường. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Tỉnh An Giang phát triển. Trong công tác thu nợ, thể hiện tính hiệu quả của công tác này, doanh số thu nợ trong thời gian qua rất khả quản, giúp Ngân hàng tạo được vòng quay vốn hiệu quả. Công tác thu nợ còn phản ánh hiệu quả công tác thẩm định của Ngân hàng, chính hiệu quả công tác thẩm định nên giúp việc thu nợ dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, đây là những mặt mạnh mà Ngân hàng luôn giữ vững và phát huy. Nhằm giúp Ngân hàng có được những khách hàng tốt nhất. Trong số liệu nợ quá hạn, tuy có những thời điểm có dấu hiệu không tốt, tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp, cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong thời điểm khó khăn của thị trường. Từ những cơ sở lý luận đã nêu và phần thực tế tiếp thu được có những đề xuất sau: - Nâng cao công tác thẩm định, đánh giá khách hàng. Thông qua công tác nghiên cứu giá thị trường tài sản đảm bảo. - Thực hiện việc quản lý nợ theo không gian và thời gian thống nhất - Tăng cường thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn: hàng xóm, cơ quan Nhà nước quản lý địa bàn cư trú của khách hàng. - Luôn quan tâm đế nhân viên, thực hiện thưởng phạt và rèn luyện chuyên môn. - Phấn đấu, thực hiện nghiêm chỉnh các mục tiêu Ngân hàng đặt ra. - Thực hiên liên kết với các Công ty bảo hiểm để chia sẽ rủi ro, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn hơn. 6.2 Kiến nghị. Trong suốt thời gian được thực tập tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang thông qua những số liệu và kết quả đạt được của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy sự hoạt động vững chắc của Ngân hàng. Để Ngân hàng ngày một phát triển hơn nữa, tôi xin có một số kiến nghị sau: Về phía thị trường: - Cần phát triển mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, mở rộng thị trường nhằm năng cao sức ảnh hưởng của Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh An Giang. Nâng cao khả năng giao tiếp, tư vấn để đến thu hút lôi kéo khách hàng. Về phía Ngân hàng. Giữ thái độ, nét mặt thân thiện khi tiếp xúc khách hàng, tạo không khí vui tươi trong công việc. Nâng cao và hoàn thiện trang thiết bị phục vụ công việc, giảm thiểu sự quá tải góp phần đưa tốc độ công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu mỗi nhân viên được bố trí riêng một chiếc máy vi tính riêng giúp tiến hành công việc nhanh hơn. Hạn chế được rủi ro đánh mất tài liệu hay là xáo trộn tài liệu khách hàng của nhân viên quản lý. Xây dựng thời gian biểu cho nhân viên đi địa bàn để công việc quản lý nhân viên, cũng như phục vụ khách hàng thuận tiện hơn. Thực hiên thống nhất thời điểm thu nợ (lãi và vốn) cho tất cả các khách hàng có cùng nơi cư trú. Hạn chế việc nhân viên đi kiểm tra địa bàn nhiều lần trong tháng. Định kỳ thực hiện nghiên cứu khách hàng về sự phục vụ của Sacombank. Từ đó có chính sách nâng cao công tác phục vụ, sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Triển khai thực hiện một số sản phẩm có liên kết bảo hiểm với Công ty bảo hiểm chuyển rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1117.pdf
Tài liệu liên quan