Đề tài Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003

Nhờ có nguồn vốn trên, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp trong 5 năm (1996-2000) đạt 13.5%. Đó là bước phát triển khá nhanh, góp phần làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7% trong điều kiện kinh tế các nước trong khu vực đều suy giảm. Năng lực sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tăng khá, không những đảm bảo nhu cầu về ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, học hành và nhiều loại hàng tiêu dùng thiết yếu khác, mà còn có khả năng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghệ khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó khai thác dầu, khí chiếm 11.2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23.6%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6%, trong đó công nghiệp điện chiếm 5.4% và theo thống kê cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế năm 2002 là: 261092.4 tỷ đồng, năm 2003 là: 302990.1 tỷ đồng.

doc78 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
log (C) = C(5) + C(6)log(GDP) log(M) = C(7) + C(8)log(GDP) Trong đó: GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) C: Chi tiêu của hộ gia đình tính theo giá thực tế (tỷ đồng) I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội tính theo giá thực tế (tỷ đồng) X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dich vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) Lý do mà các biến này có mặt trong mô hình không những được khẳng định về mặt lý thuyết ở trên mà chúng ta còn có thể thấy được điều đó thông qua phân tích tương quan, tức là kiểm định các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không. Phân tích này có thể được thực hiện bằng thủ tục phân tích tương quan (Correlate) trong phần mềm SPSS (với dấu của các hệ số tương quan không đổi khi ta chuyển các biến sang dạng logarit). -Hệ số tương quan cặp: Correlations GDP C I X M GDP Pearson Correlation 1.000 .998 .998 .992 .979 Sig. (2-tailed) . .000 .000 .000 .000 N 13 13 13 13 13 C Pearson Correlation .998 1.000 .996 .985 .977 Sig. (2-tailed) .000 . .000 .000 .000 N 13 13 13 13 13 I Pearson Correlation .998 .996 1.000 .991 .985 Sig. (2-tailed) .000 .000 . .000 .000 N 13 13 13 13 13 X Pearson Correlation .992 .985 .991 1.000 .982 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 . .000 N 13 13 13 13 13 M Pearson Correlation .979 .977 .985 .982 1.000 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 . N 13 13 13 13 13 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập (các giá trị P_value đều bằng 0.000 < α = 1%). Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy giữa các biến độc lập cũng có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Điều này là cơ sở cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi vì tất cả các biến số kinh tế đều nằm trong một tổng thể nền kinh tế, đó chính là những đo lường về các lĩnh vực khác nhau và tất yếu là chúng phải có quan hệ với nhau; Do đó, có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng tuyến luôn tồn tại trong các mô hình kinh tế lượng. Điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây chính là mức độ đa cộng tuyến đến đâu và nó ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng đến mức độ nào. Thông qua chất lượng của ước lượng mô hình, ta có thể trả lời các câu hỏi trên. 2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình: Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì: - Khi đầu tư tăng, thì quy mô sản xuất được mở rộng, làm cho sản lượng đầu ra tăng. Vì vậy, C(2) mang dấu (+). - Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn và sản phẩm được tạo ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó. Vì vậy, C(1) mang dấu (+). - Khi xuất khẩu tăng, sẽ khuyến khích việc sản xuất hàng hoá nhiều hơn, do đó: C(3) mang dấu (+). - Khi nhu cầu nhập khẩu tăng, sẽ khiến hàng hoá trong nước sản xuất giảm dần, do đó: C(4) mang dấu (-). - Khi thu nhập quốc dân tăng lên, thu nhập có thể sử dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng của khu vực dân cư sẽ được cải thiện và tiêu dùng cuối cùng sẽ tăng. Do đó, C(6) có kỳ vọng là mang dấu (+). - Khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất trong nước và hàng hoá tiêu dùng của dân cư tăng lên, dẫn đến nhu cầu về nhập khẩu từ bên ngoài cũng tăng lên và như vậy C(8) được kỳ vọng là mang dấu (+). Để có thể đưa ra được một khẳng định có tính chính xác và có cơ sở về dấu của các hệ số trong mô hình, chúng ta dựa vào lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô cùng bảng tương quan riêng khi ta cố định các biến còn lại, để xem xét ảnh hưởng của biến phụ thuộc tới từng biến độc lập trong mô hình. - Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và I: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. X M C GDP I GDP 1.0000 .6396 ( 0) ( 8) P= . P= .046 I .6396 1.0000 ( 8) ( 0) P= .046 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be compute Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5% - Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và C: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. X M I GDP C GDP 1.0000 .8741 ( 0) ( 8) P= . P= .001 C .8741 1.0000 ( 8) ( 0) P= .001 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5%. - Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và X: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. M I C GDP X GDP 1.0000 .8569 ( 0) ( 8) P= . P= .002 X .8569 1.0000 ( 8) ( 0) P= .002 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy hai biến này có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5% - Kiểm định tương quan riêng giữa GDP và M: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. I C X GDP M GDP 1.0000 -.6467 ( 0) ( 8) P= . P= .043 M -.6467 1.0000 ( 8) ( 0) P= .043 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy hai biến này có mối quan hệ ngược chiều với mức ý nghĩa 5%. Từ sự phân tích trên, cho ta kết luận về kỳ vọng dấu của các hệ số trong mô hình trên là: C1 mang dấu (+) C4 mang dấu (-) C2 mang dấu (+) C6 mang dấu (+) C3 mang dấu (+) C8 mang dấu (+). 3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả: Bằng việc sử dụng phần mềm kinh tế lượng EVIEWS với 13 quan sát từ năm 1991 – 2003. Chuỗi thời gian của đa số các biến đã được kiểm định và đều dừng ở mức ý nghĩa 5%. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS) để ước lượng hệ phương trình ta thu được kết quả như sau: log(GDP) = 0.821115log(C)+ 0.109161log(I) + 0.212477log(X) – 0.101334log(M) log(C) = 1.258912 + 0.873097log(GDP) log(M) = -2.525030 + 1.150947log(GDP) Phần kiểm định tính chấp nhận được của mô hình được đưa ra trong phần phụ lục với tất cả các hệ số của các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày. Với mô hình 1 thì: R2 = 99.9%, mô hình 2 là 99.8% và mô hình 3 là 97.2%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao. Các tỷ số t trong cả ba mô hình này đều rất lớn, điều đó cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng. Và sau đây, chúng ta sẽ đi phân tích mối quan hệ giữa các biến số có trong mô hình: - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình: Từ mô hình ước lượng cho thấy trong giai đoạn 1991 – 2003, khi dân cư tăng chi tiêu 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.821115%. Kết quả này cho thấy tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới tổng sản phẩm quốc nội; Sự gia tăng của tiêu dùng dân cư quyết định tới 4/5 sự gia tăng của GDP, điều này rất phù hợp với sự phân tích ở trên về vai trò quan trọng của tiêu dùng dân cư đối với tổng cầu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mà thu nhập còn hạn chế thì chủ yếu được dùng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, cơ hội tích lũy còn thấp. Chính vì vậy mà khi GDP tăng lên 1% thì tiêu dùng của dân cư tăng lên 0.873%. - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với đầu tư: Theo kết quả cho thấy: Khi đầu tư tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.109%. Con số này còn rất khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư tới tổng cầu, do đầu tư có tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất. Trong giai đoạn này thì đầu tư có chiều hướng tăng lên rõ rệt và ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với xuất khẩu: Mô hình cho kết quả là khi xuất khẩu tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 0.212%; Điều đó khẳng định rõ hoạt động ngoại thương của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ từ sau đổi mới đến nay. - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với nhập khẩu: Theo kết quả cho thấy: Khi nhập khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống 0.101%, nhưng ngược lại khi tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 1% thì xu hướng nhập khẩu lại tăng lên 1.1509%; Điều này đã thể hiện rõ vai trò của việc tăng GDP đối với nhu cầu nhập khẩu. Tóm lại, mô hình thu nhập quốc dân là mô hình tăng trưởng kinh tế xét theo quan điểm trọng cầu, trong đó có yếu tố đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một trong các nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội là vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn này sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn trong các mô hình tiếp theo. II. tác động của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas: 1. Xây dựng mô hình: Theo lý thuyết thì mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng như sau: Y = f (K, L, R, T) Trong đó: Y: Đầu ra (Ví dụ GDP) K: Vốn sản xuất L: Số lượng lao động R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên T: Khoa học công nghệ Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb - Douglas, hàm này có dạng: Y = T.Kα.Lβ.Rγ áp dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas với bộ số liệu được quan sát từ năm 1991 – 2003, trong đó 2 biến R và T không được đưa vào mô hình, vốn sản xuất K sẽ được thay cho nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và mô hình có dạng như sau: log(GDP) = C(1)*log(NSNN) + C(2)* log(L) + U Trong đó: GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) NSNN: Là vốn Ngân sách Nhà nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) L: Là tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước phân theo thành phần kinh tế (1000 người) Lý do mà các biến có mặt trong mô hình không những được khẳng định qua lý thuyết ở trên mà chúng ta còn có thể dùng thủ tục phân tích tương quan (Corelate) trong phần mềm SPSS để kiểm chứng cho điều trên: - Hệ số tương quan cặp: Correlations GDP NSNN L GDP Pearson Correlation 1.000 .991 .953 Sig. (2-tailed) . .000 .000 N 13 13 13 NSNN Pearson Correlation .991 1.000 .951 Sig. (2-tailed) .000 . .000 N 13 13 13 L Pearson Correlation .953 .951 1.000 Sig. (2-tailed) .000 .000 . N 13 13 13 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Từ bảng kết quả trên cho thấy các biến đều có mối quan hệ với nhau tại mức ý nghĩa 1%. Không những biến phụ thuộc có mối quan hệ với biến độc lập mà các biến độc lập cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, điều đó cho thấy có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, song ở mức độ nào có thể chấp nhận được khi ta xem xét kết quả của mô hình ở phần tiếp theo. 2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình: Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì: - Vốn Ngân sách Nhà nước là một phần của vốn đầu tư toàn xã hội, nên khi vốn Ngân sách Nhà nước tăng sẽ kéo theo vốn đầu tư toàn xã hội tăng, khi vốn đầu tư toàn xã hội tăng thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng, do đó: C(1) kỳ vọng mang dấu (+). - Khi số lao động bình quân trong khu vực Nhà nước tăng, thì sản phẩm trong nước được tạo ra càng nhiều. Vì vậy, C(2) kỳ vọng là mang dấu (+). Và chúng ta có thể kiểm chứng điều trên thông qua thủ tục phân tích tương quan riêng như sau: - Hệ số tương quan riêng giữa GDP và NSNN: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. L GDP NSNN GDP 1.0000 .9084 ( 0) ( 10) P= . P= .000 NSNN .9084 1.0000 ( 10) ( 0) P= .000 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy 2 biến này có mối quan hệ cùng chiều tại mức ý nghĩa 5%; - Hệ số tương quan riêng giữa GDP và L: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. NSNN GDP L GDP 1.0000 .2550 ( 0) ( 10) P= . P= .091 L .2550 1.0000 ( 10) ( 0) P= .091 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be compute Ta thấy 2 biến này có mối quan hệ cùng chiều tại mức ý nghĩa 10%; Từ sự phân tích trên thì cho ta kết luận là: C1 mang dấu (+) C2 mang dấu (+). 3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả: Sử dụng phần mềm kinh tế lượng EVIEWS, với phương pháp ước lượng là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với dãy số liệu được quan sát theo chuỗi thời gian gồm 13 quan sát từ năm 1991 – 2003 ta thu được kết quả như sau: log(GDP) = 0.608139log(NSNN) + 0.809054log(L) + e Phần kiểm định tính chấp nhận được của mô hình được đưa ra trong phần phụ lục với tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày. Mô hình thu được R2 = 96.5%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao; Các tỷ số t trong mô hình thu được đều khá lớn, điều đó chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của các ước lượng. Phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình: - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: Qua kết quả cho thấy: Khi tăng vốn Ngân sách Nhà nước lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì GDP tăng 0.608139%; Điều đó cho thấy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng rất tích cực tới GDP. Tuy sự tác động này không phải là lớn, song không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của nó tới việc tăng trưởng kinh tế, nó giúp cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả hơn. - Quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước: Khi tăng tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì GDP tăng 0.809054%; Điều này khẳng định số lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm một phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm trong nước. III. Tác động của nguồn vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế quốc dân: 1. Xây dựng mô hình: Chúng ta đều biết rằng: - Tổng đầu tư của toàn xã hội (I) phụ thuộc vào rất nhiều thành phần, do đó hàm đầu tư toàn xã hội có dạng: I = f (vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước, đầu tư ngoài quốc doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài...) - Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) trong nền kinh tế mở phụ thuộc không những vào các nguồn lực trong nước, mà còn phụ thuộc vào các hoạt động xuất nhập khẩu với thế giới bên ngoài; Do vậy, GDP là một hàm có dạng: GDP = f(I , X, M...) Trong đó: X, M là tổng giá trị tất cả các hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia Từ những lý luận ở trên ta xây dựng được mô hình gồm 1 hệ phương trình có dạng như sau: log(I) = C(1)log(NSNN) + C(2)log(NQD) + C(3)log(FDI) log(GDP) = C(4) + C(5)log(I) + C(6)log(X) + C(7)log(M) Trong đó: I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (tỷ đồng) NSNN: Vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng) NQD: Vốn đầu tư phát triển thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ đồng) FDI: Vốn đầu tư phát triển trực tiếp nước ngoài (tỷ đồng) GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo gía thực tế (tỷ đồng) X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) Cơ sở dữ liệu được lấy từ Vụ chính sách thuế – Bộ tài chính giai đoạn 1991 -2003. Lý do mà các biến có mặt trong mô hình đã được khẳng định qua lý thuyết trên, song chúng ta có thể kiểm định lại qua phân tích tương quan cặp giữa các biến số như sau: Hệ số tương quan cặp: Correlations I NQD FDI NSNN I Pearson Correlation 1.000 .988 .944 .989 Sig. (2-tailed) . .000 .000 .000 N 13 13 13 13 NQD Pearson Correlation .988 1.000 .915 .972 Sig. (2-tailed) .000 . .000 .000 N 13 13 13 13 FDI Pearson Correlation .944 .915 1.000 .913 Sig. (2-tailed) .000 .000 . .000 N 13 13 13 13 NSNN Pearson Correlation .989 .972 .913 1.000 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 . N 13 13 13 13 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Từ bảng số liệu trên cho thấy: Tất cả các P- value đều bằng 0.000 < α =1%; Như vậy, có mối quan hệ tương quan giữa các biến I, NQD, FDI và NSNN, còn mối quan hệ giữa GDP với I, X và M đã được kiểm chứng trong mô hình thu nhập quốc dân ở trên. Như vậy, ở đây đã xảy ra mối quan hệ tương quan tuyến tính của các biến độc lập có trong mô hình, và hiện tượng đa cộng tuyến đã xảy ra, song hãy xem xét mức độ như thế nào thì chấp nhận được trong phần mô hình dưới đây: 2. Kỳ vọng về dấu của các hệ số trong mô hình: Theo lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô thì: - Vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước là một bộ phận của tổng đầu tư toàn xã hội, mỗi một sự thay đổi nhỏ của nó đều tác động trực tiếp tới tổng đầu tư của xã hội, tác động đó thường theo tính chất cùng chiều nên ta kỳ vọng sự thay đổi của vốn đầu tư của Nhà nước tác động tới sự thay đổi của tổng đầu tư toàn xã hội là tích cực. - Vốn đầu tư ngoài quốc doanh theo lý thuyết kinh tế thì là một bộ phận của tổng đầu tư toàn xã hội nên kỳ vọng sự thay đổi của nó tới sự thay đổi của tổng đầu tư là tích cực. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng làm cho nguồn vốn cho tổng đầu tư tăng, do đó ta cũng kỳ vọng sự thay đổi của nguồn vốn (FDI) tác động tích cực tới sự thay đổi trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Và chúng ta có thể kiểm định lại điều này qua phân tích tương quan riêng của các biến số, trong đó chúng ta cố định các biến còn lại và xét sự ảnh hưởng của biến phụ thuộc tới từng biến độc lập trong mô hình: - Kiểm định tương quan riêng giữa I và NSNN: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. NQD FDI I NSNN I 1.0000 .8586 ( 0) ( 9) P= . P= .001 NSNN .8586 1.0000 ( 9) ( 0) P= .001 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5% - Kiểm định tương quan riêng giữa I và NQD: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. FDI NSNN I NQD I 1.0000 .8270 ( 0) ( 9) P= . P= .002 NQD .8270 1.0000 ( 9) ( 0) P= .002 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5% - Hệ số tương quan riêng giữa I và FDI: - - - P A R T I A L C O R R E L A T I O N C O E F F I C I E N T S - - - Controlling for.. NSNN NQD I FDI I 1.0000 .7669 ( 0) ( 9) P= . P= .006 FDI .7669 1.0000 ( 9) ( 0) P= .006 P= . (Coefficient / (D.F.) / 2-tailed Significance) " . " is printed if a coefficient cannot be computed Ta thấy 2 biến có mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa 5% Như vậy thì ta có thể kết luận rằng: C1, C2, C3 mang dấu (+) C5, C6 mang dấu (+), C7 mang dấu (-) (theo mô hình thu nhập quốc dân). 3. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả: Với phần mềm kinh tế lượng EVIEWS, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất có trọng số (WLS), chúng ta đã ước lượng được mô hình sau: log(I) = 0.247732 log(NSNN) + 0.609673log(NQD) + 0.281030log(FDI) log(GDP) = 4.647445 + 0.442985log(I) + 0.475675log(X) – 0.150225log(M) Với kết quả nhận được cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, các hệ số trong mô hình cũng có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế đã trình bày. Với mô hình 1 thì R2 = 99.2%, mô hình 2 là 99.8%, chứng tỏ mô hình có độ phù hợp cao và cả 2 mô hình đều có tỷ số t khá lớn. Điều đó chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là có thể chấp nhận được và ít làm ảnh hưởng tới chất lượng của các ước lượng. Phân tích mối quan hệ giữa các biến số có trong mô hình: - Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước: Khi vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.247732%. Như vậy, trong mô hình này thì nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước có tác động rất tích cực và có hiệu quả tới nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. - Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh: Khi vốn đầu tư ngoài quốc doanh tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.609673%. - Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 0.281030%. - Mối quan hệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội với tổng sản phẩm trong nước: Khi vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước tăng lên 0.442958%. Như vậy thì sự tác động của vốn đầu tư toàn xã hội tới tăng trưởng kinh tế là rất tích cực. - Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước với xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước tăng lên 0.475675%. - Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trong nước với nhập khẩu: Khi nhập khẩu tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm trong nước giảm xuống 0.150225%. Từ sự phân tích trên cho ta thấy: Khi tăng đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước lên 1% thì tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế tăng lên: (0.247732*0.442958)% = 0.1097348%. Như vậy, nguồn vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước có tác động rất tích cực tới tăng trưởng kinh tế, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn và khi so sánh với mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas thì nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tác động tới tăng trưởng kinh tế trong mô hình này có tác động nhỏ hơn so với mô hình Cobb – Douglas, phải chăng điều đó được giải thích là khi ta cho nhiều biến vào mô hình hơn thì sự ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc sẽ giảm dần. IV. Những tồn tại và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam: 1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước: Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện đầu tư của Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế thì đầu tư từ Ngân sách Nhà nước của Việt Nam còn những mặt hạn chế sau: a. Về chính sách huy động vốn: Để đáp ứng mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong 13 năm (1991-2003) Ngân sách Nhà nước đã chi trên 133900 tỷ đồng, Năm 2004 tổng thu đạt 171300 tỷ đồng, tổng chi 182875 tỷ đồng. Bội chi Ngân sách là 11575 tỷ đồng, số thiếu hụt phải xử lý bằng vay trong nước và nước ngoài. Nhìn qua số liệu thấy bội chi Ngân sách là rất lớn, đó là nguy cơ tiềm ẩn; Nếu đầu tư kém hiệu quả, vay nợ nước ngoài càng tăng thì chẳng những không tăng trưởng kinh tế vững chắc, mà còn là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau này. Thực tế này đáng là một báo động, cần hết sức được quan tâm trong việc điều hành kinh tế. b. Về sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước: Hiệu quả đầu tư nói chung có xu hướng giảm sút không chỉ ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế mà còn diễn ra ở cấp ngành và cấp cơ sở. Nguyên nhân cơ bản là do cơ cấu đầu tư nói chung và cơ cấu đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước nói riêng theo ngành chưa hợp lý. * Trong nông nghiệp: Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước chỉ tập trung vào các công trình thuỷ lợi, phục vụ mục tiêu tăng sản lượng cho cây lúa mà chưa đầu tư đúng mức vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là giống mới về cây con và công nghiệp chế biến bảo quản nông sản. Đầu tư vào nghề rừng, nghề cá thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả thấp, giá thành phẩm cao, chất lượng kém làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp. Chủ trương của Đảng ta là công nghiệp hoá nông nghiệp, thị trường hoá nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nhưng chính sách đầu tư chưa hướng tới mục tiêu này; Bởi lẽ, với cách đầu tư để tăng sản lượng như hiện nay thì may chăng chỉ xoá được đói, chứ chưa thể giảm được nghèo. Để giảm được nghèo thì điều kiện cần thiết là phải thay đổi cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ, khi đó mới có thể tham gia vào cạnh tranh với thị trường thế giới. * Trong công nghiệp: Thực tế đầu tư cho lĩnh vực này vẫn mang tính chắp vá, giải quyết những khó khăn nhất thời mà chưa thể hiện một chiến lược phát triển thực sự của ngành, trình độ công nghệ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung rất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời, hiện tượng đầu tư theo phong trào bằng vốn Ngân sách Nhà nước là khá phổ biến và kéo dài, làm giảm hiệu quả, gây khó khăn cho nền kinh tế trong việc xử lý hậu quả. * Trong lĩnh vực dịch vụ: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và phức tạp hơn thì hoạt động dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay thì vấn đề nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của dịch vụ còn chưa được thoả đáng, chúng ta mới chỉ tập trung chú ý tới việc vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư vào một số khâu của lĩnh vực này như: giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc... mà gần như bỏ trống một số hoạt động dịch vụ khác như: Ngân hàng, bảo hiểm, kế toán… Do đó, việc bố trí và phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách cho lĩnh vực này hợp lý là điều kiện hết sức cần thiết. * Trong đầu tư kết cấu hạ tầng: Nét hạn chế nổi bật trong khâu này là chưa bám sát các mục tiêu quan trọng của nền kinh tế dẫn tới hậu quả là: đầu tư dàn trải, tiến độ kéo dài, vốn nằm chờ công trình… diễn ra khá phổ biến và lặp đi, lặp lại nhiều năm ở nhiều Bộ, ngành, địa phương. Năm 1997 cả nước có khoảng 6000 dự án, năm 1998 còn 5000 dự án, năm 1999 còn 4000 dự án nhưng năm 2000 lại có tới 5300 dự án được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do người được quyết định đầu tư các dự án D, C tách rời người lo vốn; Nếu có cơ chế gắn kết quyền hạn và trách nhiệm lại thì tình hình hẳn là khác hoàn toàn. Ngoài ra, khâu xét duyệt đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu thấu đang là một vấn đề hết sức bức xúc. 2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam: a. Về kết cấu Ngân sách Nhà nước: * Thu Ngân sách Nhà nước duy trì ở mức 21 - 22%GDP. Chính sách thu Ngân sách phải giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, đảm bảo nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ vững quốc phòng, an ninh, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và thực hiện chính sách xã hội; Đồng thời, giải phóng nội lực, tạo động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các giải pháp cụ thể là: - Từng bước mở rộng và khai thác nguồn thu cho Ngân sách, tăng cường chống thất thu Ngân sách, đặc biệt là chống thất thu về thuế và phí. - Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm số lượng thuế suất, hạn chế ưu đãi và miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế, thực hiện công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp; Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế và thuế suất phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, nâng dần tỷ trọng thuế trực thu theo những bước đi thích hợp, nghiên cứu, triển khai áp dụng thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản. - Mở rộng các hình thức thu nộp các khoản thu Ngân sách Nhà nước trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, đề cao vai trò kiểm tra và kiểm soát thu Ngân sách Nhà nước của cơ quan thuế, hải quan và Kho bạc Nhà nước. * Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng Ngân sách Nhà nước phải cân nhắc phối hợp với các nguyên tắc tài chính của toàn xã hội, để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm. Các giải pháp cụ thể là: - Trong thời gian tới, chi Ngân sách Nhà nước cần tập trung vào 3 mục tiêu lớn: + Đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhưng có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường. + Hỗ trợ đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao định theo hướng CNH - HĐH và khuyến khích xuất khẩu. + Ưu tiên hợp lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, xoá đói giảm nghèo. - Tiếp tục nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi Ngân sách Nhà nước, trong đó giảm vốn cấp phát và tăng vốn tín dụng Nhà nước lên khoảng 40 - 50% tổng chi đầu tư phát triển từ khu vực Nhà nước. * Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: - Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý và phân bổ Ngân sách, tạo thế tự chủ hơn nữa cho Ngân sách địa phương. - Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức, chế độ chi Ngân sách Nhà nước làm cơ sở để xây dựng dự toán và kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả. - Cải tiến dần từng bước quy trình lập dự toán, thực hiện dự toán Ngân sách theo hướng giảm bớt các đầu mối trung gian và tránh chồng chéo. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công khai tài chính ở tất cả các cấp Ngân sách và các đơn vị dự toán Ngân sách. * Duy trì bội chi Ngân sách Nhà nước ở mức hợp lý: Để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với quy mô lớn trong những năm tới (như thuỷ điện Sơn La, Đường Hồ Chí Minh…) Ngân sách Nhà nước phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện nguồn thu và tích luỹ của Ngân sách có hạn, thì việc sử dụng nguồn bội chi Ngân sách Nhà nước (vay trong nước và ODA) cho đầu tư là tất yếu. Nên “Tiếp tục duy trì chính sách tài khoá có bội chi… ở mức thâm hụt Ngân sách trong giới hạn hợp lý”. Mức bội chi Ngân sách chỉ được coi là hợp lý khi nó dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả và được giải quyết tốt trong mối quan hệ: Đầu tư - tăng trưởng - có nguồn thu - trả nợ được. Trong mối quan hệ này, hiệu quả và tăng trưởng là mục tiêu, còn mức bội chi bao nhiêu chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu đó, không nên quy định mức bội chi ở một tỷ lệ cứng nhắc, mà nên căn cứ vào nhu cầu và khả năng hiệu quả do đầu tư mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tài chính, đề phòng nguy cơ lạm phát, thì giới hạn mức bội chi không vượt quá tỷ lệ tăng trưởng GDP. b. Về chính sách và cơ cấu quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước: Như trên đã nêu, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần phải có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Để đáp ứng được nhu cầu trên thì hàng năm Ngân sách Nhà nước phải dành một số vốn đầu tư khá lớn, khoảng trên dưới 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội để đầu tư vào mục tiêu này. Điều đáng lưu ý là khoảng 60 - 70% số vốn đầu tư đó được hình thành từ nguồn vay trong nước và ODA, nhưng đáng tiếc là việc sử dụng nguồn vốn này chưa đạt được hiệu quả mong muốn, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế. Để chấn chỉnh tình hình trên, trong vòng 13 năm nay Nhà nước đã nhiều lần ban hành các nghị định để thay thế hoặc sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý đầu tư và xây dung. Tuy nhiên, những tồn tại cũ trong đầu tư hàng năm vẫn kéo dài, lặp đi lặp lại. Để giải quyết tình trạng trên, cần có biện pháp sắp xếp lại về mặt tổ chức và điều hành bằng các giải pháp cụ thể sau: * Về công tác quy hoạch: Cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ, tăng cường giám sát, nghiệm thu chất lượng của khâu này, thực hiện quy hoạch đi trước một bước, kiên quyết loại trừ những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch hoặc chưa rõ ràng về quy hoạch. * Về công tác kế hoạch hoá: Cần tổng kết, đánh giá và cải tiến cơ bản phương pháp lập kế hoạch, phân bổ vốn và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng: - Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư, bao gồm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nhằm giải ngân nhanh, tránh tình trạng vốn chờ công trình. - Trong việc bố trí vốn đầu tư: Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kếo dài, cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc mở rộng phân cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của các cấp trên chủ đầu tư trong việc phân bổ đầu tư. Nhà nước chỉ kiểm tra, khống chế những quy định chung như dự án nhóm C không quá 2 năm. - Về phương thức cấp phát vốn đầu tư tránh tình trạng ứ đọng vốn đầu tư ở hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần nghiên cứu áp dụng đại trà việc chuyển hình thức cấp phát từ “lệnh chi” sang hình thức “hạn mức”. - Đối với dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cần dứt điểm khâu quyết toán và thẩm tra quyết toán. Lực lượng chính để đảm nhận việc này là các công ty kiểm toán độc lập. Các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và kết quả thẩm tra quyết toán. Ngành tài chính có chức năng kiểm tra. Bên cạnh đó cần quy định chế tài đối với chủ đầu tư khi quyết toán chậm so với quy định. - Về mặt tổ chức bộ máy: Cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục xét duyệt rườm rà, tránh chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan trong một bộ, tăng cường kiểm tra và đề cao trách nhiệm trong từng khâu công việc quản lý. * Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới hoàn thiện chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh, bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc thiếu minh bạch, rõ ràng. Ban hành mới các luật để điều chỉnh, lành mạnh hoá nền kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế như: Luật xây dựng đầu tư, luật về tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT), luật cạnh tranh và chống độc quyền…. Kết luận Qua phân tích ở trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước hiện còn đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế. Với phần mềm kinh tế học EVIEWS, SPSS, chúng ta đã phân tích được ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2003. Tuy nhiên, ở đây cần phải khẳng định một điều rằng: Các kết quả này chỉ mang tính chất minh họa, mặc dù trong quá trình áp dụng đã cố gắng chỉnh sửa sao cho mô hình phù hợp nhất, nhưng do sự kém chính xác của số liệu thống kê, cùng với những khó khăn gặp phải khi thu thập và xử lý số liệu nên kết quả của mô hình chưa thể đạt được theo ý muốn, song chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước trong thời gian qua, từ đó định ra phương hướng hoạch định trong những năm tới. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS: CAO XUÂN HOà, giảng viên: hoàng bích phương, Khoa Toán kinh tế – Đại học kinh tế Quốc dân và em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS: nguyễn ngọc tuyến – Cán bộ hướng dẫn thuộc Vụ chính sách thuế – Bộ tài chính đã giúp đỡ em trong thời gian qua, để em có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 1. Số liệu dùng cho mô hình thu nhập quốc dân (mô hình 1): Năm GDP I C G X M 1991 76707 11526 63904 5055 2087 2338 1992 110535 19755 87661 7653 2581 2541 1993 136571 34167 106440 10279 2985 3924 1994 170258 43100 133299 14738 4054 5826 1995 228892 72447 168492 18741 5449 8155 1996 272036 87394 202509 22722 7256 11144 1997 313623 108370 225084 25500 9185 11592 1998 361016 117134 255921 27523 9360 11500 1999 399942 131171 276192 25498 11541 11742 2000 441646 145333 293507 28346 14483 15637 2001 481295 163543 312144 30463 15029 16218 2002 535762 193099 348747 33390 16706 19746 2003 605586 219675 392951 41770 20176 25227 Trong đó: GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) C: Chi tiêu của hộ gia đình tính theo giá thực tế (tỷ đồng) I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội tính theo giá thực tế (tỷ đồng) G: Là chi tiêu của Chính Phủ (tỷ đồng) X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng). Ước lượng mô hình 1: System: SYS01 Estimation Method: Weighted Least Squares Date: 04/12/05 Time: 15:23 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Total system (balanced) observations 39 Linear estimation after one-step weighting matrix Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C(1) 0.821115 0.020955 39.18529 0.0000 C(2) 0.109161 0.020637 5.289507 0.0000 C(3) 0.212477 0.029706 7.152560 0.0000 C(4) -0.101334 0.035597 -2.846684 0.0078 C(5) 1.258912 0.104652 12.02946 0.0000 C(6) 0.873094 0.008361 104.4304 0.0000 C(7) -2.525030 0.679474 -3.716154 0.0008 C(8) 1.150947 0.054282 21.20300 0.0000 Determinant residual covariance 4.28E-10 Equation: LOG(GDP) = C(1)*LOG(C) + C(2)*LOG(I) +C(3) *LOG(X) +C(4)* LOG(M) Observations: 13 R-squared 0.999550 Mean dependent var 12.50191 Adjusted R-squared 0.999400 S.D. dependent var 0.648402 S.E. of regression 0.015886 Sum squared resid 0.002271 Durbin-Watson stat 1.367202 Equation: LOG(C) = C(5) + C(6)*LOG(GDP) Observations: 13 R-squared 0.998809 Mean dependent var 12.17426 Adjusted R-squared 0.998701 S.D. dependent var 0.566454 S.E. of regression 0.020415 Sum squared resid 0.004584 Durbin-Watson stat 1.020583 Equation: LOG(M) = C(7) + C(8)*LOG(GDP) Observations: 13 R-squared 0.971896 Mean dependent var 11.86400 Adjusted R-squared 0.969341 S.D. dependent var 0.756990 S.E. of regression 0.132547 Sum squared resid 0.193254 Durbin-Watson stat 1.484104 Kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình 1: Date: 04/15/05 Time: 14:35 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob . |** . | . |** . | 1 0.301 0.301 1.4750 0.225 . |* . | . | . | 2 0.073 -0.020 1.5695 0.456 . *| . | . *| . | 3 -0.103 -0.131 1.7748 0.620 ***| . | ***| . | 4 -0.623 -0.620 10.190 0.037 . **| . | . | . | 5 -0.303 0.041 12.424 0.029 . *| . | . | . | 6 -0.120 0.026 12.824 0.046 . | . | . | . | 7 -0.017 -0.026 12.834 0.076 . |* . | .***| . | 8 0.157 -0.372 13.796 0.087 . |* . | . *| . | 9 0.100 -0.101 14.284 0.113 . | . | . | . | 10 0.044 -0.003 14.410 0.155 . | . | . | . | 11 -0.001 -0.023 14.411 0.211 Kết quả cho thấy phần dư là chuỗi dừng, chứng tỏ mô hình đã ước lượng là chấp nhận được. 2. Số liệu dùng cho mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas (mô hình 2): Năm GDP NSNN L 1991 76707 1926.2 3136 1992 110535 5961.4 2975 1993 136571 11598 2960 1994 170258 8307.3 2928 1995 228892 13575 3053 1996 272036 19544 3138 1997 313623 23570 3267 1998 361016 26300 3383 1999 399942 31763 3433 2000 441646 34506 3501 2001 481295 40407 3604 2002 535762 45485 3751 2003 605586 46500 3858 Trong đó: GDP: Là tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) NSNN: Là vốn Ngân sách Nhà nước tính theo giá thực tế (tỷ đồng) L: Là tổng số lao động bình quân trong khu vực kinh tế Nhà nước phân theo thành phần kinh tế (1000 người). Ước lượng mô hình 2: Dependent Variable: LOG(GDP) Method: Least Squares Date: 04/15/05 Time: 15:35 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(NSNN) 0.608139 0.042952 14.15849 0.0000 LOG(L) 0.809054 0.052092 15.53134 0.0000 R-squared 0.964995 Mean dependent var 12.50191 Adjusted R-squared 0.961813 S.D. dependent var 0.648402 S.E. of regression 0.126708 Akaike info criterion -1.153228 Sum squared resid 0.176604 Schwarz criterion -1.066312 Log likelihood 9.495981 Durbin-Watson stat 1.808167 Kiểm định các khuyết tật của mô hình: a. Kiểm định tương quan: Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 1.276452 Probability 0.325073 Obs*R-squared 2.872515 Probability 0.237816 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/15/05 Time: 15:46 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(NSNN) 0.010815 0.042912 0.252032 0.8067 LOG(L) -0.013574 0.052130 -0.260384 0.8004 RESID(-1) 0.011491 0.306170 0.037531 0.9709 RESID(-2) -0.490907 0.307481 -1.596546 0.1448 R-squared 0.220963 Mean dependent var -0.000466 Adjusted R-squared -0.038716 S.D. dependent var 0.121313 S.E. of regression 0.123639 Akaike info criterion -1.095248 Sum squared resid 0.137579 Schwarz criterion -0.921417 Log likelihood 11.11911 Durbin-Watson stat 1.767896 Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. b. Kiểm định phương sai: White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.109446 Probability 0.433491 Obs*R-squared 5.747402 Probability 0.331579 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/15/05 Time: 15:47 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 271.8882 196.2296 1.385562 0.2084 LOG(NSNN) 3.108317 5.515503 0.563560 0.5906 (LOG(NSNN))^2 0.045667 0.049005 0.931874 0.3824 (LOG(NSNN))*(LOG(L)) -0.484553 0.670266 -0.722926 0.4932 LOG(L) -70.25190 54.29708 -1.293843 0.2368 (LOG(L))^2 4.583754 3.736862 1.226632 0.2596 R-squared 0.442108 Mean dependent var 0.013585 Adjusted R-squared 0.043613 S.D. dependent var 0.030208 S.E. of regression 0.029542 Akaike info criterion -3.901965 Sum squared resid 0.006109 Schwarz criterion -3.641219 Log likelihood 31.36277 F-statistic 1.109446 Durbin-Watson stat 1.955570 Prob(F-statistic) 0.433491 Vậy phương sai của sai số là đồng đều. c. Kiểm định dạng hàm đúng: Ramsey RESET Test: F-statistic 2.105280 Probability 0.177806 Log likelihood ratio 4.989295 Probability 0.082526 Test Equation: Dependent Variable: LOG(GDP) Method: Least Squares Date: 04/15/05 Time: 15:47 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(NSNN) -6.236727 7.071554 -0.881946 0.4007 LOG(L) -4.464831 6.004351 -0.743599 0.4761 FITTED^2 1.254717 1.381732 0.908076 0.3875 FITTED^3 -0.044165 0.050173 -0.880248 0.4016 R-squared 0.976152 Mean dependent var 12.50191 Adjusted R-squared 0.968203 S.D. dependent var 0.648402 S.E. of regression 0.115622 Akaike info criterion -1.229327 Sum squared resid 0.120315 Schwarz criterion -1.055497 Log likelihood 11.99063 Durbin-Watson stat 1.876355 Vậy dạng hàm đã ước lượng là đúng. d. Kiểm định tính dừng của phần dư: - Bằng tiêu chuẩn ADF: ADF Test Statistic -3.606013 1% Critical Value* -2.8270 5% Critical Value -1.9755 10% Critical Value -1.6321 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(RESID01) Method: Least Squares Date: 04/18/05 Time: 14:13 Sample(adjusted): 1993 2003 Included observations: 11 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RESID01(-1) -1.319014 0.365782 -3.606013 0.0057 D(RESID01(-1)) 0.477385 0.252820 1.888242 0.0916 R-squared 0.592983 Mean dependent var 0.021950 Adjusted R-squared 0.547758 S.D. dependent var 0.153647 S.E. of regression 0.103326 Akaike info criterion -1.538886 Sum squared resid 0.096087 Schwarz criterion -1.466541 Log likelihood 10.46387 Durbin-Watson stat 1.863281 - Bằng lược đồ tương quan: Date: 04/15/05 Time: 15:49 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob . | . | . | . | 1 0.017 0.017 0.0048 0.945 .***| . | .***| . | 2 -0.450 -0.450 3.5946 0.166 . |* . | . |* . | 3 0.067 0.108 3.6827 0.298 . |* . | . *| . | 4 0.105 -0.134 3.9213 0.417 . | . | . |* . | 5 -0.022 0.076 3.9328 0.559 . | . | . *| . | 6 -0.034 -0.069 3.9659 0.681 . | . | . | . | 7 -0.057 -0.042 4.0700 0.772 . | . | . | . | 8 -0.002 -0.034 4.0702 0.851 . | . | . | . | 9 0.059 0.016 4.2376 0.895 . *| . | . **| . | 10 -0.187 -0.255 6.5051 0.771 . *| . | . | . | 11 -0.071 0.004 6.9942 0.800 Vậy chuỗi phần dư là chuỗi dừng, điều đó có nghĩa là mô hình đã ước lượng là chấp nhận được. 3. Số liệu dùng cho mô hình phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng kinh tế quốc dân (mô hình 3): Năm GDP I NSNN NQD FDI X M 1991 76707 11526 1926.2 5763 1728.9 2087 2338 1992 110535 19755 5961.4 9087.3 4346.1 2581 2541 1993 136571 34167 11598 11035.9 9020.1 2985 3924 1994 170258 43100 8307.3 14136.8 13706 4054 5826 1995 228892 72447 13575 20000 22000 5449 8155 1996 272036 87394 19544 21800 22700 7256 11144 1997 313623 108370 23570 24500 30300 9185 11592 1998 361016 117134 26300 27800 24300 9360 11500 1999 399942 131171 31763 31542 22671 11541 11742 2000 441646 145333 34506 34593.7 27172 14483 15637 2001 481295 163543 40407 38512 30011 15029 16218 2002 535762 193099 45485 52111.8 34755 16706 19746 2003 605586 219675 46500 58125 38550 20176 25227 Trong đó: I: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (tỷ đồng) NSNN: Vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng) NQD: Vốn đầu tư phát triển thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ đồng) FDI: Vốn đầu tư phát triển trực tiếp nước ngoài (tỷ đồng) GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo gía thực tế (tỷ đồng) X: Tổng giá trị các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng) M: Tổng giá trị các hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế tính theo giá thực tế (tỷ đồng). Ước lượng mô hình 3: System: SYS01 Estimation Method: Weighted Least Squares Date: 04/15/05 Time: 14:22 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Total system (balanced) observations 26 Linear estimation after one-step weighting matrix Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C(1) 0.247732 0.090367 2.741407 0.0130 C(2) 0.609673 0.069222 8.807450 0.0000 C(3) 0.281030 0.078897 3.561987 0.0021 C(4) 4.647445 0.088056 52.77810 0.0000 C(5) 0.442958 0.049452 8.957303 0.0000 C(6) 0.475675 0.051105 9.307795 0.0000 C(7) -0.150225 0.067429 -2.227900 0.0382 Determinant residual covariance 3.21E-06 Equation: LOG(I)=C(1)*LOG(NSNN) + C(2)*LOG(NQD) + C(3)*LOG(FDI) Observations: 13 R-squared 0.991935 Mean dependent var 11.25644 Adjusted R-squared 0.990322 S.D. dependent var 0.911310 S.E. of regression 0.089653 Sum squared resid 0.080376 Durbin-Watson stat 1.220169 Equation: LOG(GDP) = C(4) + C(5)*LOG(I) +C(6)*LOG(X) +C(7) *LOG(M) Observations: 13 R-squared 0.998464 Mean dependent var 12.50191 Adjusted R-squared 0.997951 S.D. dependent var 0.648402 S.E. of regression 0.029348 Sum squared resid 0.007752 Durbin-Watson stat 2.563187 Kiểm định tính dừng của phần dư: Date: 04/15/05 Time: 14:24 Sample: 1991 2003 Included observations: 13 Autocorrelation Partial Correlation AC PAC Q-Stat Prob . |** . | . |** . | 1 0.319 0.319 1.6497 0.199 . |* . | . | . | 2 0.107 0.006 1.8527 0.396 . *| . | . *| . | 3 -0.102 -0.153 2.0549 0.561 . **| . | . *| . | 4 -0.218 -0.163 3.0864 0.543 . **| . | . *| . | 5 -0.263 -0.152 4.7701 0.445 . **| . | . **| . | 6 -0.302 -0.204 7.3186 0.292 . **| . | . *| . | 7 -0.197 -0.098 8.5753 0.285 . | . | . | . | 8 -0.037 -0.009 8.6284 0.375 . | . | . | . | 9 0.060 -0.031 8.8031 0.456 . |* . | . | . | 10 0.178 0.047 10.865 0.368 . | . | . **| . | 11 -0.022 -0.247 10.913 0.451 Vậy chuỗi phần dư là chuỗi dừng, điều đó có nghĩa là mô hình đã ước lượng là chấp nhận được. Danh mục các tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế phát triển - Đại học kinh tế Quốc dân Giáo trình kinh tế đầu tư - Đại học kinh tế Quốc dân Giáo trình kinh tế học vĩ mô - Đại học kinh tế Quốc dân Giáo trình kinh tế lượng – PGS.TS: Nguyễn Quang Dong – NXB Khoa học và kỹ thuật Giáo trình lý thuyết mô hình Toán kinh tế – PGS.TS: Hoàng Đình Tuấn – NXB Khoa học và kỹ thuật Giáo trình thống kê thực hành - GV: Ngô Văn Thứ – NXB Khoa học và kỹ thuật Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành – chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020 – Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện: NXB Thống kê Phân tích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2002 : Lê Thị Phượng – Toán kinh tế 42 Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000: Nguyễn Tiến Bình – Toán kinh tế 40 Phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm ở Việt Nam: Nguyễn Bảo Ngọc – Toán kinh tế 41 Tạp chí kinh tế phát triển, nghiên cứu kinh tế, kinh tế và dự báo, kinh tế Việt Nam và thế giới – Trường Đại học kinh tế Quốc dân Các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – NXB chính trị Hà nội Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê - NXB Thống kê Hà nội. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0189.doc
Tài liệu liên quan