Đề tài Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Qua phân tích trên, thứ nhất chúng ta cũng phần nào thấy được những nguyên nhân làm cho tỷ giá USD/VND thay đổi. Từ những phân tích này giúp các cơ quan chức năng sẽ có những chính sách phù hợp nhằm quản lý tỷ giá hối đoái một cách hiệu quả. Thứ hai là thấy được tỷ giá hối đoái nói chung và tỷ giá giữa USD/VND nói riêng đã tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Từ đó giúp doanh nghiệp có những cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tỷ giá, vì các doanh nghiệp XNK thường xuyên phải làm việc với các ngoại tệ, cho nên cần phải có sự quan tâm hợp lý đến tỷ giá. Thứ ba, tác giả cũng đã đưa ra một số những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp XNK có thể phòng ngừa và hạn chế những rủi ro về tỷ giá. Từ những phân tích đó, tác giả có một số kiến nghị đối với các bên có liên quan. Riêng đối với CTCP CB THS Hiệp Thanh, theo phân tích thì trong ba năm vừa qua, công ty đã đạt mức tăng trưởng đáng kể về doanh thu, về kim ngạch XNK. Mặc dù trong năm 2006 và 2007, lợi nhuận của công ty có âm, nhưng bước sang năm 2008, công ty đã bắt đầu có lời, đánh dấu sự phát triển của công ty. Vì năm 2008 là năm có nhiều biến động tình hình kinh tế không ổn định mà công ty đã đạt được những thành tựu như vậy là rất đáng hoan ngênh. Điều đó hứa hẹn trong năm 2009, khi nền kinh tế dần dần được khôi phục thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty phát tiển hơn nữa.

pdf59 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lạm phát tăng cao. Việt Nam là một nước có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới cho nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Điển hình là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 tăng cao 23%, tăng 10,4% so với năm 2007. Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với đồng VND bị mất giá so với đồng USD và dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND tăng lên. Năm 2008, chính phủ cũng thực hiện một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND. Các động thái này cũng làm ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ. SVTH: Trần Đại Quốc 25 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh 4.1.3. Lãi suất 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 Tháng Lã i s uấ t VND USD Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008 Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm. Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% đến 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm. Theo như lý thuyết thì khi lãi suất của đồng nội tệ cao hơn lãi suất của đồng ngoại tệ, người ta sẽ có xu hướng chuyển từ đồng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi suất cao, điều này sẽ làm cho cầu về nội tệ tăng làm cho đồng nội tệ lên giá hay tỷ giá giảm. Nhưng trong trường hợp này là lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD, vào SVTH: Trần Đại Quốc 26 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh quí 1/2008 lãi suất của VND vào khoảng 8,75%/năm còn lãi suất của USD theo FED là khoảng 3%/năm, một mức chênh lệch khá cao, theo lý thuyết người ta sẽ bán USD để mua về VND để hưởng lãi suất cao làm cho đồng VND tăng giá hay tỷ giá sẽ giảm. Nhưng trên thực tế, tỷ giá không giảm mà lại tăng điều này cho thấy rằng tỷ giá không chỉ bị ảnh hưởng bởi một yếu tố là lãi suất mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Để minh chứng thêm cho điều này, ta xem xét thêm lãi suất của VND và USD vào những tháng cuối năm 2008. Vào tháng 10/2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất cơ bản của VND tăng cao kỷ lục lên 14%/năm trong khi đó lãi suất của USD lại giảm xuống còn khoảng 1%, lẽ ra tỷ giá sẽ giảm do cung ngoại tệ tăng hay cầu ngoại tệ tăng, đồng nội tệ lên giá nhưng tỷ giá lại tăng. Chứng tỏ tỷ giá không chỉ bị ảnh hưởng của lãi suất mà còn do nhiều nguyên nhân khác. 4.1.4. Các nguyên nhân khác a. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Đứng trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính phủ Việt Nam cũng thực hiện một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và cũng có chủ trương áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ phù hợp, do đó từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ ± 0,5% lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNN công bố. Từ ngày 10/3/2008, biên độ giao dịch ngoại tệ được điều chỉnh từ mức ± 0,75% tăng lên ± 1,0%. Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNN nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tăng lên ± 2% so với tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ ± 2% lên ±3% thực hiện từ 7/11/2008.Và kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Với biên độ + 3%, tỷ giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích XK, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế. b. Yếu tố tâm lý Ngoài những nguyên nhân đã làm cho tỷ giá giữa USD/VND tăng như đã trình bày còn một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là yếu tố tâm lý. Đa số người dân thường hay theo tâm lý đám đông, từ thị trường vàng, bất động sản, thị trường chứng khoán cho đến thị trường ngoại tệ. Yếu tố tâm lý đã làm cho tỷ giá vốn dĩ đã tăng nay lại càng tăng thêm. Nguyên nhân chính là do lạm phát trong năm 2008 tăng cao, giá tiêu dùng tăng đánh dấu sự giảm giá của đồng VND. Trước tình hình đó thì ai cũng muốn giữ tài sản của mình không bị mất giá, vì thế họ đã mua đồng USD để dự trữ, vì thấy tỷ giá đang tăng, như vậy là tỷ giá đã tăng nay lại còn tăng thêm. SVTH: Trần Đại Quốc 27 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Trên đây tác giả chỉ đưa ra một số nguyên nhân chính làm biến động tỷ giá USD/VND trong thời gian qua, trên thực tế thì còn rất nhiều những nguyên nhân khác theo ý kiến chủ quan của mỗi người. Tiếp theo đây chúng ta sẽ đi phân tích sự tác động của tỷ giá USD/VND đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty. 4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của CTCP CB THS Hiệp Thanh. 4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008 Bảng 4.1: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của CTCP CB THS Hiệp Thanh ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 27.811.280.427 569.919.883.228 1.486.756.373.749 Lợi nhuận -562.066.861 -6.785.951.233 212.801.258 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 doanh thu đạt hơn 27 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên gần 600 tỷ đồng và đến năm 2008 đã tăng lên gần 1.500 tỷ đồng, cho thấy được quy mô của công ty ngày một được mở rộng. Nhưng do mới thành lập được vài năm nên công ty vẫn còn chịu thua lỗ cụ thể năm 2006 công ty lỗ khoảng 562 triệu đồng, đến năm 2007 mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng công ty lại lỗ nặng gần 7 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là năm 2007, Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh gay gắt đã khiến công ty phải lỗ nặng như thế. Một mặt là do mới gia nhập tổ chức WTO, mặt khác là do công ty muốn tăng thị phần nên XK với giá phải chăng để sang năm 2008, bằng những chiến lược và chính sách của mình, công ty đã bắt đầu kiếm được lãi, mặc dù không cao nhưng đánh dấu được bước đầu phát triển của công ty, cụ thể là trong năm 2008 doanh thu của công ty tăng lên gần 1.500 tỷ và lợi nhuận là khoảng 200 triệu. 4.2.2. Kết quả doanh thu XK và nội địa qua các năm Ở phần trước chúng ta đã phân tích tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty Hiệp Thanh từ năm 2006 đến 2008, trong phần này chúgn ta sẽ đi sâu hơn vào tỷ trọng doanh thu XK và nội địa của công ty được tóm tắt trong bảng sau. SVTH: Trần Đại Quốc 28 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh 313,87 256,05 797,64 689,12 8,34 19,47 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T ỷ đồ ng Doanh thu nội địa Doanh thu xuất khẩu Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu XK và nội địa so với tổng doanh thu qua các năm Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm, trong đó doanh thu XK và nội địa đều tăng với tốc độ khá cao. Năm 2006 doanh thu XK là 8,34 tỷ chiếm 30% trong tổng doanh thu và doanh thu nội địa chiếm 70% trong tổng doanh thu. Sang năm 2007, doanh thu XK tăng lên cả về tỷ trọng lẫn giá trị, doanh thu XK khoảng 313,87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55% trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy năm 2007, công ty đã từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, một thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù công ty vươn ra thị trường thế giới nhưng cũng không bỏ ngỏ thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân, công ty cũng khai thác thị trường trong nước mặc dù tỷ trọng không cao nhưng về giá trị thì tăng rất đáng kể, từ 19,47 tỷ tăng lên 256,05 tỷ, chiếm 45% trong tổng doanh thu. Và cứ như thế, doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục, đến năm 2008 doanh thu của công ty đã đạt gần 1.500 tỷ, trong đó XK đạt 689,12 tỷ chiếm 46,35% và NK đạt 797,64 tỷ chiếm 53,65%. Như vậy trong năm 2008 này, tỷ trọng của doanh thu XK đã giảm xuống nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn tăng cao so với năm 2007. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2008 là năm có nhiều bất ổn về kinh tế - tài chính trên toàn cầu, do đó mà công ty đã có sự thay đổi trong chiến lược của mình, tập trung vào thị trường trong nước, để đảm bảo sự tăng trưởng. Việc công ty Hiệp Thanh tập trung vào thị trường trong nước chỉ là một giải pháp tức thời trong ngắn hạn để đối phó với tình hình biến động kinh tế thế giới SVTH: Trần Đại Quốc 29 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh thôi. Sau đợt khủng hoảng này, kinh tế ổn định hơn công ty sẽ tiếp tục với chiến lược dài hạn của mình là tập trung vào thị trường XK. Bảng trên là những số liệu hạch toán bằng đồng Việt Nam (VND), trong thực tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh XK, doanh nghiệp thu về một lượng ngoại tệ gọi là kim ngạch XK. Từ kim ngạch này đem chuyển đổi thông qua tỷ giá giao dịch sẽ thu về đồng nội tệ. Sau đây là số liệu kim ngạch XNK. 4.2.3. Kim ngạch XNK 522 19.522 41.019 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 Năm N gà n U SD Xuất khẩu Hình 4.5: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch XK của công ty qua các năm Qua biểu đồ ta nhận thấy kim ngạch XK của công ty luôn tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007, kim ngạch XK tăng đến hơn 36 lần. Sở dĩ kim ngạch XK tăng với tốc độ cao như vậy là vì kim ngạch năm 2006 còn thấp, nhưng qua năm 2007 kim ngạch tăng đáng kể. Nhưng nếu so với tốc độ tăng từ năm 2007 đến 2008 thì mặc dù tốc độ tăng nhanh hơn nhưng xét về giá trị thì lại không bằng. Cụ thể là từ năm 2006, kim ngạch XK có giá trị khoảng 522 ngàn USD, xét về tốc độ tăng thì đến năm 2007 là khoảng 3.600% nhưng xét về giá trị thì chỉ tăng 19 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất năm 2008 tăng so với năm 2007 chỉ khoảng 110%, nhưng xét về giá trị thì tăng cao hơn, khoảng 21 triệu USD đưa kim ngạch XK lên 41 triệu USD vào năm 2008. Nguyên nhân làm cho kim ngạch XK ngày càng tăng như vậy là do công ty đã có những khách hàng quen thuộc và ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. SVTH: Trần Đại Quốc 30 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh 225 636 901 0 200 400 600 800 1.000 2006 2007 2008 Năm N gà n U SD Nhập khẩu Hình 4.6: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch NK của công ty qua các năm Kim ngạch NK của công ty tăng khá đều qua các năm, không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch XNK. Năm 2006 kim ngạch NK của công ty là 225 ngàn USD chiếm 30,16% trong tổng kim ngạch. Sang năm 2007, kim ngạch NK là 636 ngàn USD, mặc dù giá trị tăng cao nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 3,15% trong tổng kim ngạch. Tương tự như năm 2007, năm 2008 kim ngạch NK của công ty xét về tỷ trọng cũng giảm xuống chỉ còn 2,15%. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỷ trọng này là do trong năm 2007 và 2008, kim ngạch XK của công ty tăng rất cao, còn NK thì vẫn tăng nhưng rất thấp, không đáng kể so với XK. 4.2.4. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu XK và chi phí NK Từ kim ngạch XK và tỷ giá USD/VND qua các năm, ta có thể tính được doanh thu XK của công ty. Đồng thời, từ kim ngạch NK và tỷ giá USD/VND qua cac năm ta có thể tính được chi phí NK của công ty. Cụ thể như sau. SVTH: Trần Đại Quốc 31 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc 32 Bảng 4.2: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Tỷ giá USD/VND 15.990 16.078 16.800 88 722 Kim ngạch XK (ngàn USD) 522 19.522 41.019 19.000 21.497 Kim ngạch NK (ngàn USD) 225 636 901 410 265 Doanh thu XK (tỷ VND) 8,347 313,875 689,119 305,528 375,244 Chi phí NK (tỷ VND) 3,598 10,226 15,137 6,628 4,911 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh a. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu XK Để phân tích sự biến động số lượng và giá cả USD ảnh hưởng đến doanh thu XK như thế nào ta sẽ tách riêng sự biến động về lượng và giá ra để phân tích từng biến động. - Biến động lượng: Để phân tích sự biến động của số lượng USD ảnh hưởng đến doanh thu XK ta sẽ cố định giá USD không đổi và phân tích sự thay đổi của số kượng USD. - Biến động giá: Tương tự như trên, ta sẽ cố định số lượng USD để phân tích sự thay đổi của giá USD ảnh hưởng thế nào đến doanh thu XK. Trước khi phân tích ta gọi các biến số sau: Q0, Q1, Q2 lần lượt là số lượng USD thu về ( kim ngạch XK) năm 2006, 2007 và 2008 P0, P1, P2 lần lượt là giá USD ( tỷ giá VND/USD bình quân) năm 2006, 2007 và 2008 Q0P0: Doanh thu XK năm 2006, theo số lượng USD 2006 và giá 2006 Q1P0: Doanh thu XK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2006 Q1P1: Doanh thu XK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2007 Q2P1: Doanh thu XK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2007 Q2P2: Doanh thu XK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2008 ¾ Biến động năm 2007 so với 2006 Hình 4.7: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2007 so với doanh thu XK 2006 522 x 15.990 = 8,347 tỷ VND 19.522 x 15.990 = 312,157 tỷ VND 19.522 x 16.078 = 313,875 tỷ VND Biến động lượng 303,81 tỷ VND Biến động giá 1,718 tỷ VND Q0P0 Q1P0 Q1P1 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Sơ đồ trên giải thích sự biến động của doanh thu XK năm 2007 so với 2006. Bao gồm hai biến động: - Biến động lượng USD: Năm 2007 kim ngạch XK tăng mạnh khoảng 19 triệu USD làm cho doanh thu XK tăng mạnh hơn 300 tỷ VND. Kim ngạch XK trong năm 2007 tăng là do Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới, công ty Hiệp Thanh có cơ hội giao lưu hợp tác mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài và công ty đang hướng ra thị trường XK, đang thâm nhập thị trường quốc tế làm cho kim ngạch XK tăng cao so với năm 2006. - Biến động về giá USD: Năm 2007 tỷ giá USD/VND theo như phân tích ở trên thì không biến động mạnh, năm 2006 là 15.990 tăng lên 16.078 trong năm 2007. Chênh lệch chỉ có 88 đồng, do đó làm cho doanh thu XK tăng rất thấp, khoảng 1,7 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng cả hai biến động về lượng và giá thì làm cho doanh thu XK tăng khoảng 305 tỷ VND, trong đó biến động lượng làm tăng hơn 303 tỷ VND chiếm 99% và biến động giá làm tăng gần 2 tỷ VND chiếm 1% trong tổng biến động. ¾ Biến động năm 2008 so với 2007 19.522 x 16.078 = 313,875 tỷ VND 41.019 x 16.078 = 659,503 tỷ VND 41.019 x 16.800 = 689,119 tỷ VND Biến động lượng 345,628 tỷ VND Biến động giá 29,616 tỷ VND Q1P1 Q2P1 Q2P2 Hình 4.8: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2008 so với doanh thu XK 2007 Sơ đồ trên giải thích sự biến động của doanh thu XK năm 2008 so với 2007. Bao gồm hai biến động: - Biến động lượng USD: Năm 2008 kim ngạch XK của công ty tăng mạnh, khoảng 21 triệu USD làm cho doanh thu XK cũng tăng cao, khoảng 345 tỷ đồng. Lý do khiến cho kim ngạch XK của công ty tăng cao như vậy là do năm 2008, công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc và dần nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. - Biến động giá USD: Năm 2008 là năm được coi là năm bất ổn của tình hình kinh tế- tài chính thế giới, nhiều tập đoàn tài chính của Mỹ đã phá sản, kinh tế Mỹ bị suy thoái. Việt Nam có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ SVTH: Trần Đại Quốc 33 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh tình hình kinh tế thế giới, lạm phát Việt Nam tăng cao, tỷ giá giữa USD/VND tăng cao làm cho doanh thu XK của công ty cũng tăng theo, cụ thể là tỷ giá tăng từ 16.078 VND lên 16.990 VND đã làm cho doanh thu XK tăng hơn 29 tỷ đồng. Như vậy, tổng hợp biến động về lượng và biến động về giá USD sẽ biết được sự thay đổi của doanh thu XK. Trên đây, biến động lượng làm doanh thu XK tăng hơn 345 tỷ đồng chiếm 92,2%, biến động về giá làm doanh thu XK tăng hơn 29 tỷ đồng chiếm 7,8% trong tổng biến động. Tổng cộng doanh thu XK năm 2008 đã tăng khoảng 375 tỷ đồng so với năm 2007. Tóm lại, doanh thu XK của công ty chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố, một là về sản lượng hay kim ngạch XK và hai chính là giá của USD. Trong đó, kim ngạch XK phản ánh năng lực của công ty, là yếu tố bên trong của công ty do đó có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Còn yếu tố tỷ giá, đó là thuộc yếu tố vĩ mô, bên ngoài của công ty, do đó công ty không thể nào tác động vào được mà phải biết thích ứng, thích nghi với nó. Qua phân tích cũng thấy được rằng việc tỷ giá tăng trong thời gian qua cũng làm cho doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nhưng trong thời gian tới tỷ giá sẽ biến động khó lường, không biết tăng hay giảm, nếu tăng thì có lợi cho công ty nhưng nếu giảm sẽ gây thiệt hại cho công ty. Vì vậy công ty cần có những dự đoán về xu hướng biến động của tỷ giá giữa USD/VND và có những biện pháp phòng tránh những trường hợp xấu để hạn chế tối đa rủi ro cho công ty. b. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK Tương tự như phần trên, để phân tích sự biến động số lượng và giá cả USD ảnh hưởng đến chi phí NK như thế nào ta sẽ tách riêng sự biến động về lượng và giá ra để phân tích từng biến động. - Biến động lượng: Để phân tích sự biến động của số lượng USD ảnh hưởng đến chi phí NK ta sẽ cố định giá USD không đổi và phân tích sự thay đổi của số lượng USD. - Biến động giá: Tương tự như trên, ta sẽ cố định số lượng USD để phân tích sự thay đổi của giá USD ảnh hưởng thế nào đến chi phí NK. Trước khi phân tích ta gọi các biến số sau: Q0, Q1, Q2 lần lượt là số lượng USD phải trả ( kim ngạch NK) năm 2006, 2007 và 2008 P0, P1, P2 lần lượt là giá USD ( tỷ giá VND/USD bình quân) năm 2006, 2007 và 2008 Q0P0: Chi phí NK năm 2006, theo số lượng USD 2006 và giá 2006 Q1P0: Chi phí NK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2006 Q1P1: Chi phí NK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2007 Q2P1: Chi phí NK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2007 Q2P2: Chi phí NK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2008 SVTH: Trần Đại Quốc 34 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc 35 ¾ Biến động năm 2007 so với 2006 Hình 4.9: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2007 so với chi phí NK năm 2006 Sơ đồ trên giải thích sự biến động của chi phí NK năm 2007 so với 2006. Bao gồm hai biến động: - Biến động lượng USD: Năm 2007 kim ngạch NK của công ty là 636 ngàn USD tăng gần 3 lần so với năm 2006 làm cho chi phí NK của công ty tăng cao từ hơn 3,5 tỷ VND vào năm 2006 lên hơn 10 tỷ VND vào năm 2007, tăng hơn 6,5 tỷ. - Biến động về giá USD: Tỷ giá bình quân năm 2007 là 16.078 tăng cao hơn năm 2006 là 15.990 làm cho chi phí NK cũng tăng theo khoảng 56 triệu VND. Như vậy, tổng cộng cả hai biến động về lượng và giá thì làm cho chi phí NK tăng khoảng hơn 6,5 tỷ VND, trong đó biến động lượng làm tăng 6,571 tỷ VND chiếm 99% trong tổng biến động và biến động giá làm tăng chi phí NK với mức rất thấp gần 56 triệu VND chiếm 1% trong tổng biến động. ¾ Biến động năm 2008 so với 2007 Hình 4.10: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2008 so với chi phí NK năm 2007 225 x 15.990 = 3,598 tỷ VND 636 x 15.990 = 10,17 tỷ VND 636 x 16.078 = 10,226 tỷ VND Biến động lượng 6,571 tỷ VND Biến động giá 56 triệu VND Q0P0 Q1P0 Q1P1 636 x 16.078 = 10,226 tỷ VND 901 x 16.078 = 14,486 tỷ VND 901 x 16.800 = 15,137 tỷ VND Biến động lượng 4,26 tỷ VND Biến động giá 651 triệu VND Q1P1 Q2P1 Q2P2 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Sơ đồ trên giải thích sự biến động của chi phí NK năm 2008 so với 2007. Bao gồm hai biến động: - Biến động lượng USD: Năm 2008 kim ngạch NK của công ty là 901 ngàn USD tăng gần 300 ngàn USD so với năm 2007 làm chi phí NK cũng tăng lên 4,26 tỷ VND từ hơn 10 tỷ VND năm 2007 tăng lên gần 14,5 tỷ VND vào năm 2008. - Biến động giá USD: Năm 2008, tỷ giá liên tục biến động từ 16.078 vào năm 2007 tăng lên 16.800 vào năm 2008, tăng gần 800 VND. Tỷ giá tăng cao làm cho chi phí NK cũng tăng theo khoảng 651 triệu. Như vậy, tổng hợp biến động về lượng và biến động về giá USD sẽ biết được sự thay đổi của chi phí NK. Trên đây, biến động lượng làm chi phí NK tăng hơn 4 tỷ VND chiếm 86,7%, biến động về giá làm chi phí NK tăng hơn 651 triệu VND chiếm 13,3% trong tổng biến động. Tổng cộng chi phí NK năm 2008 đã tăng khoảng 4,911 tỷ đồng so với năm 2007. Tóm lại, cũng như doanh thu XK, chi phí NK của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố, đó là sản lượng NK, công ty có thể điều chỉnh được tùy theo nhu cầu sử dụng của công ty. Còn yếu tố tỷ giá thì công ty thể điều chỉnh được. Khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng chi phí của công ty. Chính vì vậy công ty cần sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho công ty mình. 4.2.5. Kim ngạch XK theo cơ cấu mặt hàng Bảng 4.3: Kim ngạch XNK theo cơ cấu mặt hàng qua các năm ĐVT: USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Kim ngạch XNK theo cơ cấu mặt hàng Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. XK 521.788 100 19.521.989 100 41.018.946 100 1. Thủy sản 521.788 100 19.521.989 100 41.018.946 100 B. NK 225.367 100 635.742 100 900.980 100 1. Mì lát 201.410 89,37 580.115 91,25 857.853 95,21 2. Bả mì 23.957 10,63 55.627 8,75 43.127 4,79 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh Cơ cấu mặt hàng XK của công ty chỉ có thủy sản, trong đó chủ yếu là các lọai cá tra, cá ba sa. Kim ngạch XK của công ty tăng lên qua các năm như đã giai thích ở phần SVTH: Trần Đại Quốc 36 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc 37 trên. Còn đối với các mặt hàng NK của công ty thì gồm có mì lát và bả mì, trong đó mì lát là đa số, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng XK khoảng 201.410 USD vào năm 2006, còn bả mì chỉ có 23.957 USD. Các mặt hàng NK của công ty cũng tăng khá đều qua các năm, mì lát 580.115 USD vào năm 2007 và 857.853 USD vào năm 2008. Còn bả mì tăng lên 55.627 USD vào năm 2007 và giảm xuống còn 43.127 USD vào năm 2008. Như vậy, các mặt hàng NK của công ty cũng tăng khá đều qua các năm nhưng với tốc độ chậm, không bằng tốc độ tăng của kim ngạch XK. Các mặt hàng NK này chủ yếu là nguyên liệu để phục vụ cho việc nuôi cá, do đó tăng cùng với sản lượng cá nuôi. Nhưng từ năm 2007, công ty cũng đổi các nhà cung cấp các mặt hàng này từ ngoài nước vào trong nước để tránh bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, do đó kim ngạch NK tăng không cao. 4.2.6. Mối quan hệ giữa tỷ giá XK thủy sản và tỷ giá thực tế Công ty chỉ XK các mặt hàng thủy sản như cá tra, cá ba sa cho nên trong phần này chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ giữa giá vốn thủy sản XK, kim ngạch XK thủy sản và tỷ giá XK thủy sản và tỷ giá USD/VND hiện hành. Trước khi tiến hành XK hàng hóa, bất kỳ một công ty nào cũng phải phân tích thị trường XK, công ty Hiệp Thanh cũng vậy, trước khi tiến hành XK công ty tiến hành phân tích giá mua thủy sản trong nước bằng VND và giá bán thủy sản XK thu về bằng USD từ đó công ty biết được tỷ giá XK. Tỷ giá XK = Tương tự như vậy Tỷ giá XK thủy sản = Doanh nghiệp sẽ so sánh tỷ giá XK thủy sản với tỷ giá hiện hành trên thị trường ngoại tệ, hay chính xác là tỷ giá mua USD của ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch. Nếu: - Tỷ giá thủy sản XK > tỷ giá mua USD của ngân hàng giao dịch: điều này có nghĩa là số tiền Việt Nam đồng (VND) bỏ ra để mua thủy sản nhiều hơn số tiền VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. + Ngược lại, khi tỷ giá thủy sản XK < tỷ giá mua USD của Ngân hàng: điều này có nghĩa là số VND bỏ ra ban đầu để mua thủy sản ít hơn số VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có lời. Cho nên, tỷ giá thủy sản XK càng nhỏ hơn so với tỷ giá mua ngoại tệ thì càng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dựa vào tỷ giá XK và tỷ giá hiện hành giúp doanh Giá thành hàng hóa trong nước bằng nội tệ Giá XK khẩu hàng hóa đó bằng ngoại tệ Giá thành thủy sản trong nước bằng nộ Giá XK khẩu hàng hóa đó bằng ngoại t i tệ ệ Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh nghiệp có thể ước chừng được lợi nhuận của mình. Dưới đây là số liệu cụ thể về tỷ giá XK thủy sản của công ty và tỷ giá USD/VND hiện hành. Bảng 4.4: So sánh tỷ giá XK thủy sản và tỷ giá USD/VND bình quân qua các năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Giá thành thủy sản (đ/tấn) 39.680.548,25 49.180.803,72 38.376.597,95 2. Giá xuất bình quân (USD/tấn) 2.654,75 3.251,84 2.499,29 3. Tỷ giá XK thủy sản (1/2) (USD/VND) 14.947 15.124 15.355 4. Tỷ giá USD/VND bình quân 15.990 16.078 16.800 5. Chênh lệch (4-3) 1.043 954 1.445 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh Do giá mua và xuất thủy sản trong các năm có sự chênh lệch và có nhiều loại khác nhau, cho nên tác giả đã tính ra giá bình quân để tiện cho việc phân tích. Tiếp nữa là do tỷ giá USD/VND trên thị trương luôn biến động, nên tác giả cũng chỉ lấy tỷ giá bình quân chứ không chính xác theo từng thời điểm cụ thể nên sẽ có những chênh lệch. Qua số liệu trong bảng trên ta nhận thấy rằng tỷ giá XK thủy sản và tỷ giá hiện hành đều có sự thay đổi nhưng nhìn chung thì tỷ giá USD/VND hiện hành luôn cao hơn tỷ giá XK thủy sản. Điều này chứng tỏ việc hoạch định và kinh doanh XK luôn đem về hiệu quả cho công ty Hiệp Thanh. Chi tiết như sau: Trong năm 2006, tỷ giá XK là 14.947 và tỷ giá hiện hành là 15.990, chênh lệch 1.043 VND/USD đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Sang năm 2007, giá vốn mua thủy sản tăng lên hơn 49 triệu/tấn nhưng giá xuất cũng tăng lên 3.251,84 USD/tấn, do đó tỷ giá xuất tăng lên 15.124 nhưng vẫn thấp hơn tỷ giá USD/VND hiện hành là 16.078 cho nên doanh nghiệp vẫn có lời trong hoạt động XK. Tuy nhiên lợi nhuận trên mỗi tấn thủy sản có giảm hơn so với năm 2006 do mức chênh lệch giữa tỷ giá XK thủy sản và tỷ giá hiện hành giảm chỉ còn 945 đồng. Nhưng trong năm 2008, do biến động tỷ giá USD/VND tăng cao còn tỷ giá XK tăng nhẹ làm cho chênh lệch tăng lên, lợi nhuận do XK của công ty tăng, cụ thể là năm 2008 giá mua thủy sản trong nước giảm xuống còn khoảng 38 triệu đồng/tấn và giá XK cũng giảm còn 2.499,29 USD/tấn làm cho tỷ giá XK có tăng nhưng rất ít từ 15.124 vào năm 20067 tăng lên 15.355 vào năm 2008. Trong khi đó năm 2008 tỷ giá USD/VND hiện hành lại tăng cao từ 16.078 lên 16.800 vào năm 2008, chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận do XK của công ty tăng cao trong năm 2008. Như vậy, một lần nữa ta nhận thấy có hai yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh XK: SVTH: Trần Đại Quốc 38 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh - Thứ nhất: Đó là tỷ giá XK, tỷ giá XK càng nhỏ càng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo thu mua nguyên liệu với giá tương đối và tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ. Đồng thời, phải tìm kiếm thị trường xuất bán với giá cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định sản lượng xuất, nhằm bảo đảm tỷ giá này luôn nhỏ hơn tỷ giá thực tế giao dịch trên thị trường. - Thứ hai: Tỷ giá thực tế, là tỷ giá được công bố trên thị trường, mà tỷ giá thực tế thì doanh nghiệp không thể nào tác động đến nó được mà phải tìm cách thích ứng với nó để tránh những rủi ro. Vì vậy mà doanh nghiệp cần phải sử dụng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro từ sự biến động tỷ giá. 4.2.7. Số dư các khoản có gốc ngoại tệ Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích các khoản mục có số dư bằng ngoại tệ của doanh nghiệp để thấy được sự tác động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến các khoản tiền ngoại tệ của doanh nghiệp. Các khoản mục có số dư ngoại tệ của doanh nghiệp được đưa ra trong bảng sau: Bảng 4.5: Các khoản mục có số dư ngoại tệ của công ty từ năm 2006 đến 2008 ĐVT: USD Khoản mục 2006 2007 2008 Tiền gửi ngân hàng + 2.300 + 12.300 + 15.324 Khoản phải thu + 224.327 + 5.230.614 + 12.035.241 Khoản phải trả - 96.324 - 117.561 - 325.245 Vay ngân hàng - 15.762 - 35.425 - 125.675 Tổng cộng + 114.541 + 5.089.928 + 11.599.645 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh Nhìn vào bảng trên ta thấy được qua các năm, doanh nghiệp luôn phải tiếp xúc với các khoản ngoại tệ như tiền gửi ngân hàng bằng ngoai tệ, khoản phải thu, phải trả, vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Vị thế hối đoái qua các năm của công ty là trường, công ty luôn có khoản phải thu đủ để bù đắp cho các khoản mà công ty phải trả và vẫn còn phần dôi ra (theo lý thuyết). Đối với khoản dôi ra này công ty cần phải bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vì theo xu hướng hiện thời thì tỷ giá đang tăng công ty có thể không cần sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng trong tương lai không có điều gì là chắc chắn, có thể tỷ giá sẽ giảm làm thiệt hại cho công ty. Chính vì vậy công ty cũng nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn Đối với tiền gửi ngân hàng bằng USD, đây được xem như là khoản tiền mặt của doanh nghiệp dùng để chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp. Thay vì doanh nghiệp để tiền trong kho thì doanh nghiệp đem gửi ngân hàng để lấy lãi suất. Đối với khoản này thì công ty cũng cần phải sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì nếu như tỷ giá giảm thì sẽ gây thiệt hại cho công ty. Công ty nên sử dụng các công cụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. SVTH: Trần Đại Quốc 39 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Đối với khoản phải thu, đây là khoản mà công ty bán chịu cho khách hàng, khách hàng sẽ trả cho công ty trong một thời gian trong tương lai, có thể là 3 tháng. Như vậy, khi khách hàng trả tiền USD cho công ty, công ty cần phải chuyển đổi sang VND để trả lương cho nhân viên, trả cho người bán. Vì vậy, rủi ro về tỷ giá là không thể nào tránh khỏi, cho nên công ty cần phải dùng các công cụ để phòng ngừa. Khi chuyển đổi sang VND công ty sợ rằng tỷ giá sẽ giảm, do đó công ty có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách bán USD kỳ hạn, hoặc sử dụng hợp đồng quyền chọn Đối với khoản phải trả, đây là khoản nợ của công ty khi NK hàng hóa, công ty phải trả cho người bán trong một thời gian tới, vì vậy có thể bị rủi ro tỷ giá, cho nên công ty cần phải sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như mua USD kỳ hạn, mua quyền chọn mua Đối với khoản vay ngân hàng cũng vậy, công ty cũng phải trả cho ngân hàng trong thời gian tới, nhưng sợ rằng USD sẽ lên giá vì vậy công ty nên sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Qua việc phân tích đề tài chúng ta đã cho thấy được các rủi ro mà công ty gặp phải đối với biến động tỷ giá. Và tại sao công ty lại không dùng khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng để bù đắp cho khoản phải trả và vay ngân hàng? Trên lý thuyết thì chúng ta có thể làm được như vậy, nhưng trên thực tế thì lại khác. Bởi vì các thời hạn của các khoản đó là khác nhau, ví dụ như thời hạn của khoản phải thu và phải trả đều là ba tháng thì qua tốt, lúc đó công ty có thể lấy khoản mà khách hàng vừa trả để trả nợ cho người bán, không cần phải chuyển sang VND, thì công ty sẽ không bị rủi ro tỷ giá. Nhưng trên thực tế thì lại không như vậy, các thời hạn trả của các khoản đó là khác nhau, cho nên công ty phải sử dụng đến các công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn... Từ những phân tìch trên cho ta thấy được sự tác động của tỷ giá USD/VND đối với họat động kinh doanh XNK của công ty. Nhưng tỷ giá là yếu tố vĩ mô, bên ngoài công ty, do đó công ty không thể nào tác động đến nó được mà chỉ còn cách là biết thích ứng với nó. Cho nên, các doanh nghiệp nói chung và công ty Hiệp Thanh nói riêng cần phải có những giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro bất lợi do tỷ giá đem lại. Những giải pháp nhằm giúp công ty phòng ngừa những rủi ro về tỷ giá sẽ được trình bày trong phần sau. 4.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho Công ty Có thể nói rủi ro về tỷ giá trong hoạt động XNK là loại rủi ro thường xuyên và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động XNK. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ khiến cho hiệu quả hoạt động XNK của công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Thế nhưng trên thực tế, rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có cái nhìn đúng đắn về rủi ro tỷ giá nên chưa có sự quan tâm đúng mức. Qua những phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến kết quả hoạt động XNK của SVTH: Trần Đại Quốc 40 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh công ty. Trong hiện tại, tỷ giá đang có xu hướng tăng làm tăng doanh thu, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí NK, nhưng vì kim ngạch NK của công ty không cao nên nhìn chung thì vẫn có lợi cho công ty. Tuy nhiên trong tương lai tỷ giá cũng có thể giảm, lúc đó sẽ gây thiệt hại cho công ty mặc dù chi phí NK cũng giảm. Như vậy công ty cần phải sử dụng những giải pháp phòng tránh rủi ro về tỷ giá. Do đó, đề tài đã trình bày một số giải pháp sau nhằm giúp các công ty XNK có thể giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh khác, các doanh nghiệp có thể phòng tránh được rủi ro về tỷ giá cho hoạt động XNK của doanh nghiệp mình. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng sử dụng các công vụ phái sinh ở Việt Nam và ở công ty Hiệp Thanh. Trên thị trường tài chính ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh đang được thực hiện.Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, số lượng các giao dịch còn ít và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị trường tiền tệ để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các công ty XNK, các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít doanh nghiệp có sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, mà chủ yếu là sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Còn các công cụ phái sinh phức tạp hơn chẳng hạng như hợp đồng quyền chọn hầu như ít có doanh nghiệp nào sử dụng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do mức độ am hiểu của các doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn yếu kém, kế đến là khung pháp lý của nhà nước. Nhà nước chưa có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh, chưa có quy định cụ thể về các sản phẩm phái sinh và do bản thân của các chủ doanh nghiệp không khuyến khích nhân viên của mình sử dụng các công cụ này. Riêng đối với công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, là một công ty chỉ mới được thành lập, qui mô còn nhỏ nên vẫn chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro tỷ giá. Nhưng trong thời gian tới, khi qui mô của công ty càng lớn mạnh thì việc phòng tránh rủi ro tỷ giá là hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty. SVTH: Trần Đại Quốc 41 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh 4.3.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn Đối với doanh nghiệp XK, khi có một hợp đồng XK hàng hóa trong tương lai, thu về một khoản ngoại tệ trong tương lai. Nhưng doanh nghiệp không biết tới thời điểm đó, tỷ giá sẽ biến động như thế nào, nếu tăng thì quá tốt cho doanh nghiệp, nhưng nếu giảm, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Chính vì sợ bị rủi ro khi tỷ giá giảm, nên doanh nghiệp cần phải cố định khoản phải thu trong tương lai bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp sẽ được bán một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá nhất định trong tương lai, như vậy doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ rằng tỷ giá tăng hay giảm nữa. Còn đối với doanh nghiệp NK, khi muốn mua hàng hóa trong tương lai, phải trả một số lượng ngoại tệ trong tương lai. Nhưng doanh nghiệp không biết tới thời điểm đó tỷ giá sẽ biến động như thế nào, nếu giảm thì doanh nghiệp sẽ được lợi, còn nếu tăng thì sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần phải cố định khoản phải trả của mình trong tương lai bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn doanh nghiệp sẽ được mua một số lượng ngoại tệ nhất định với một mức giá xác định trong tương lai, như vậy doanh nghiệp sẽ không phải lo sợ rằng tỷ giá tăng hay giảm nữa. 4.3.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần ngoại tệ trong tương lai và nội tệ trong hiện tại hoặc cần ngoại tệ trong hiện tại và nội tệ trong tương tai. Ví dụ như doanh nghiệp vừa mới thực hiện hợp đồng XK và thu về đồng USD, nhưng hiện tại doanh nghiệp cần VND để trả lương cho nhân viên. Mặt khác, trong vài tháng tới, doanh nghiệp lại có một hợp đồng NK và cần USD trong tương lai, như vậy để tránh rủi ro tỷ giá doanh nghiệp có hai giao dịch cần thực hiện, bán USD giao ngay trong hiện tại và mua USD kỳ hạn trong tương lai. Nhưng bây giờ, nhờ có hợp đồng hoán đổi, doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng hoán đổi với ngân hàng để thực hiện cả hai giao dịch trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp do chênh lệch giá mua và bán USD, đồng thời cũng hạn chế được thời gian do chỉ cần ký một loại hợp đồng thay vì hai như trước đây. 4.3.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, do còn khá mới lạ, hi vọng trong thời gian ngắn sắp tới, hợp đồng quyền chọn sẽ được sử dụng rộng rãi vì các ưu điểm của nó đem lại. Đối với một doanh nghiệp XNK, thường xuyên phải đối mặt với các khoản thu chi bằng ngoại tệ, vì vậy rủi ro về tỷ giá là không thể nào tránh khỏi. Khi có một khoản thu bằng ngoại tệ trong tương lai, để tránh rủi ro doanh nghiệp có thể mua quyền chọn bán ngoại tệ trong tương lai, khi đến thời hạn thanh toán nếu doanh nghiệp thấy có lợi thì sẽ sử dụng hợp đồng quyền chọn để bán ngoại tệ, nếu không thì doanh nghiệp sẽ bán SVTH: Trần Đại Quốc 42 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh ở bên ngoài thị trường. Ngược lại, khi có một khoản chi bằng ngoại tệ trong tương lai, doanh nghiệp có thể mua quyền chọn mua, để khi đến thời hạn thanh toán, doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro về tỷ giá bằng cách sử dụng quyền chọn mua để khi giá thị trường lên cao doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ với giá thấp hơn giá thị trường, còn khi giá thị trường giảm xuống doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ ở bên ngoài thị trường và chỉ bị lỗ phần chi phí mua quyền chọn 4.3.4. Sử dụng thị trường tiền tệ Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. 4.3.5. Sử dụng hợp đồng XNK song hành Theo phương pháp này, công ty phải tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, cho dù tỷ giá có tăng hay giảm thì doanh nghiệp vẫn không bị tổn hại gì vì các khoản chênh lệch tỷ giá đã được trung hòa nhờ việc thực hiện cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất và NK. Cách này khá đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém, tuy nhiên nó đòi hỏi công ty phải đa dạng hóa hoạt động XNK của mình 4.3.6. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá Nếu công ty không thể đa dạng hóa hoạt động XNK thì công ty có thể sử dụng phương pháp này, đó là lập một quỹ dự phòng để tránh rủi ro về tỷ giá. Theo phương pháp này, khi nào công ty kiếm được lợi nhuận từ biến động tỷ giá có lợi cho công ty, công ty nên trích phần lợi nhuận đó để lập quỹ dự phòng, để khi nào tỷ giá biến động theo hướng bất lợi thì công ty cũng không bị ảnh hưởng vì đã có nguồn quỹ dự phòng này để bù đắp tổn thất. Đề tài đã trình bày một số giải pháp giúp các công ty XNK nói chung và công ty Hiệp Thanh nói riêng có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Và tùy vào tình hình thực tế mà công ty có thể áp dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện của công ty mình. SVTH: Trần Đại Quốc 43 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Chương 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Qua phân tích trên, thứ nhất chúng ta cũng phần nào thấy được những nguyên nhân làm cho tỷ giá USD/VND thay đổi. Từ những phân tích này giúp các cơ quan chức năng sẽ có những chính sách phù hợp nhằm quản lý tỷ giá hối đoái một cách hiệu quả. Thứ hai là thấy được tỷ giá hối đoái nói chung và tỷ giá giữa USD/VND nói riêng đã tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Từ đó giúp doanh nghiệp có những cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tỷ giá, vì các doanh nghiệp XNK thường xuyên phải làm việc với các ngoại tệ, cho nên cần phải có sự quan tâm hợp lý đến tỷ giá. Thứ ba, tác giả cũng đã đưa ra một số những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp XNK có thể phòng ngừa và hạn chế những rủi ro về tỷ giá. Từ những phân tích đó, tác giả có một số kiến nghị đối với các bên có liên quan. Riêng đối với CTCP CB THS Hiệp Thanh, theo phân tích thì trong ba năm vừa qua, công ty đã đạt mức tăng trưởng đáng kể về doanh thu, về kim ngạch XNK. Mặc dù trong năm 2006 và 2007, lợi nhuận của công ty có âm, nhưng bước sang năm 2008, công ty đã bắt đầu có lời, đánh dấu sự phát triển của công ty. Vì năm 2008 là năm có nhiều biến động tình hình kinh tế không ổn định mà công ty đã đạt được những thành tựu như vậy là rất đáng hoan ngênh. Điều đó hứa hẹn trong năm 2009, khi nền kinh tế dần dần được khôi phục thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty phát tiển hơn nữa. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với doanh nghiệp Qua việc phân tích đề tài, chúng ta đã thấy được sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty Hiệp Thanh cũng như là của các công ty XNK trong ngành, cho nên các công ty cần có những công cụ dự báo về tình hình biến động của tỷ giá, đồng thời cũng cần áp dụng những biện pháp đã được nêu trên để có thể phòng tránh rủi ro, tiến tới là kiếm lợi nhuận từ rủi ro về tỷ giá. Khi ký hợp đồng XNK, đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ quen sử dụng đồng USD để thanh toán, trong khi đó đồng tiền này lại thường xuyên biến động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động XNK của công ty. Vì vậy mà khi ký hợp đồng, doanh nghiệp có thể thỏa thuận thanh toán bằng đồng tiến khác ít biến động hơn như EUR, AUD, GBP nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp mình. 5.2.2. Đối với ngân hàng Về phía ngân hàng, hiện nay các công cụ bảo hiểm tỷ giá chưa được sử dụng phổ biến, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa biết sử dụng vì còn mới lạ. Vì vậy, ngân hàng cần cung cấp thêm nhiều công cụ bảo hiểm tỷ giá hơn nữa và có những nhân viên am hiểu về lĩnh vực này để có thể tư vấn cho khách hàng, giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận. SVTH: Trần Đại Quốc 44 Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc 45 5.2.3. Đối với nhà nước Về phía các nhà nước, các cơ quan chức năng cần có một số giải pháp sau nhằm giúp thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển: - Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn. - Ban hành những chỉ thị nhằm giúp việc sử dụng các công cụ phái sinh được dễ dàng hơn. - Có chính sách khuyến khích các công ty sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Tài liệu tham khảo Bùi Lê Hà. 2005. Quản trị kinh doanh quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê. Hoàng Thị Chỉnh. 2005. Giáo trình kinh tế quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Thanh toán quốc tế. TP HCM. NXB Thống kê. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài Chính Quốc tế. TP HCM. NXB Thống Kê Chu Minh. Ngày 27/05/2008. Hãy thận trọng với biến động tỷ giá USD [trực tuyến]. VnEconomy (Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam). Đọc từ ngày 4/4/2009. Doãn Hữu Tuệ. Ngày 15/4/2008. Tỷ giá hối đoái có lợi cho XK hay NK [trực tuyến]. Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn báo Tuần Việt Nam. Đọc từ ngày 5/4/2009 Dương Ngọc. Ngày 3/3/2007. Tỷ giá: diễn biến và dự đoán [trực tuyến]. VnEconomy (Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam). Đọc từ ngày 11/4/2009 Không ngày tháng. Các rào cản trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh [trực tuyến]. Saga.vn. Đọc từ ngày 4/5/2009. Không ngày tháng. Doanh nghiệp cần van an toàn với biến động tỷ giá [trực tuyến]. Báo Kinh tế hợp tác Việt Nam - Cơ quan chủ quản Bộ Công Thương. Đọc từ toan-khi-bien-dong-ty-gia.htm ngày 4/4/2009. Minh Đức. Ngày 30/03/2009. Lộ diện những cơn sốc rủi ro tỷ giá [trực tuyến]. VnEconomy (Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam). Đọc từ gia.htm ngày 4/4/2009. Ngày 17/9/2007. Tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng [trực tuyến]. Đọc từ ngày 18/2/2009. Ngày 23/7/2008. Dự báo tỷ giá 6 tháng cuối năm tăng 4,9%, gấp đôi tốc độ 2004-2007 [trực tuyến]. Công ty TNHH Dịch vụ thông tin ATP. Đọc từ ngày 31/3/2009. SVTH: Trần Đại Quốc - 1 - Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Ngày 25/9/2008. Tỷ giá USD/VND biến động mạnh [trực truyến]. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đọc từ ngày 4/4/2009. Ngày 14/10/2008. Tỷ giá càng nâng càng yếu [trực tuyến]. VNTRADES. Đọc từ ngày 11/4/2009. Ngày 27/7/2006. Nguyên nhân đích thực của biến động tỷ giá và lãi suất? [trực tuyến]. Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) - Bộ thông tin và truyền thông. Đọc từ dong-ty-gia-va-lai-suat/20595685/90/ ngày 11/4/2009. Ngày 18/1/2009. Tỷ giá đang chịu ảnh hưởng bởi lãi suất [trực tuyến]. Công ty TNHH Dịch vụ thông tin ATP. Đọc từ ngày 11/4/2009. Ngày 19/1/2009. Biến động tỷ giá: Doanh nghiệp chịu hậu quả đầu tiên [trực tuyến]. VNTRADES. Đọc từ 39395.htm ngày 11/4/2009. Ngày 26/2/2009. Doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa đến biến động tỉ giá [trực tuyến]. VNTRADES. Đọc từ 40897.htm ngày 11/4/2009. SVTH: Trần Đại Quốc - 2 - Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Phụ lục Tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến 2008 ĐVT: đồng Năm 2006 2007 2008 Tháng 1 15.947 16.052 15.979 Tháng 2 15.923 15.988 15.953 Tháng 3 15.912 16.007 15.918 Tháng 4 15.927 16.032 16.106 Tháng 5 15.964 16.049 16.153 Tháng 6 15.982 16.109 16.506 Tháng 7 15.994 16.130 16.782 Tháng 8 16.008 16.205 16.581 Tháng 9 16.030 16.187 16.570 Tháng 10 16.051 16.081 16.653 Tháng 11 16.082 16.065 16.882 Tháng 12 16.061 16.033 17.075 Nguồn: Đọc từ website Doanh thu xuất khẩu và nội địa từ năm 2006 đến 2008 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu xuất khẩu 8,34 30 313,87 55 689,12 46,35 Doanh thu nội địa 19,47 70 256,05 45 797,64 53,65 Tổng doanh thu 27,81 100 569,92 100 1.486,76 100 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc - 3 - Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm ĐVT: Ngàn USD 2006 2007 2008 Tăng/giảm 2007/2006 Tăng/giảm 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Xuất khẩu 522 69,84 19.522 96,85 41.019 97,85 19.000 3.641 21.497 110 Nhập khẩu 225 30,16 636 3,15 901 2,15 411 182 265 42 Tổng kim ngạch XNK 747 100 20.158 100 41.920 100 19.411 2.598 21.762 108 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh SVTH: Trần Đại Quốc - 4 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1120.pdf
Tài liệu liên quan