Đề tài Phân tích tác động gia nhập WTO của Việt Nam đối với xuất Khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, luôn tìm tòi và đưa ra mô hình sản xuất chế biến, tổ chức tiêu thụ sao cho có hiệu quả nhất. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu còn khuyến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng khác. - Sản xuất và kinh doanh cà phê giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo ra thu nhập ổn định, thu được nguồn ngoại tệ tạo cơ sở về vấn đề nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, trang bị công nghệ dây chuyền máy móc hiện đại để phục vụ cho ngành cà phê, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của của nhân dân và thu được ngoại tệ để phục vụ cho quá trình tái đầu tư. - Xuất khẩu kinh doanh cà phê tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp như mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài có thể thông qua đối tác tiêu thụ cà phê của mình mà doanh nghiệp có được những thông tin, nguồn sản phẩm mới, công nghệ mới mà ngay thị trường trong nước đang cần.

doc48 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động gia nhập WTO của Việt Nam đối với xuất Khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hê cũng khác nhau. Sự khác biệt đó ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng cà phê. Bên cạnh đó, dân số và xu hướng vận động của dân số sẽ ảnh hưởng tới dung lượng thị trường. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường tiêu thụ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về lợi thế so sánh. So với một số ngành khác, ngành cà phê là ngành đòi hỏi đầu tư vốn ít và có mức lợi chắc chắn hơn, hơn nữa ngành cà phê là ngành sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hạn chế những tiêu cực do thất nghiệp gây ra. Hàng cà phê của Việt Nam có lợi thế hơn so với các ngành khác là do đầu tư vốn ít nhưng thu hồi vốn nhanh và lôi cuốn được nhiều lao động. So với một số nước trong khu vực, nước ta có lợi thế vượt trội ( Việt Nam trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu trải dài theo phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp với việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Miền địa lý khí hậu phí Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối). Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè). Đó là vùng chủ yếu quy hoạch phát triển cà phê Arabica của Việt Nam. Nhân công của Việt Nam cần cù, chịu khó, giá cả nhân công rẻ... là yếu tố cấu thành hạ giá thành sản phẩm cà phê, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế) Vì vậy, cần nhanh chóng tận dụng triệt để các lợi thế cũng như cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam vào các thị trường truyền thống và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác. 1.1.3. Tác động của gia nhập WTO đối với xuất khẩu cà phê: 1.1.3.1. Giới thiệu khái quát về WTO : * WTO là tổ chức thương mại thế giới được thành lập năm 1995 tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 gọi tắt là GATT ( General Agreement on Tariffs and Trade) bắt đầu chính thức có hiệu lực từ năm 1948. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi hệ thống thuộc địa kiểu cũ không còn thì Anh cùng một số nước lập ra một số loại hình tổ chức kinh tế có tính quốc tế như: IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới), ITO (Tổ chức thương mại quốc tế), GATT... Nhằm gây ảnh hưởng và truyền bá “giá trị phương tây”, chủ yếu là “ Giá trị Mĩ ”, trong điều kiện có hai thái cực thế giới – Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. GATT được hình thành dưới hình thức nhiều bên với 23 nước “nghị định thư”, sau gọi là “ Hiệp định chung”, cho đến năm 1994 đã có 111 nước tham gia. Đến năm 1995 ra đời WTO với tư cách là tổ chức kinh tế thế giới – có những điều lệ, quy định chặt chẽ hơn, nói đúng hơn là bớt lỏng hơn GATT hoặc ITO trước kia. Hiện nay đã có 150 nước tham gia ( Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO -1/1/2007) có trụ sở ở Geneve - Thụy Sĩ, có chủ tịch và ban thư kí chuyên trách, hiện có biên chế hơn 500 người. Những nước giàu thường có vài chục người đại diện ở WTO, những nước nghèo thường ít hơn, thậm chí kiêm nghiệm (làm cán bộ Đại sứ hoặc không có). Những thành viên có thực lực và kinh nghiệm thương trường, theo đó có tiếng nói áp đảo trong WTO là Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada... và nổi trội hơn cả vẫn là Mỹ. Với sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu khi chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống chặt chẽ thì WTO trở thành công cụ cho một thị trườg thế giới thống nhất của CNTB hiện đại. Mỹ đã biến WTO thành một “câu lạc bộ kinh tế”, “một diễn đàn kinh tế”, một thương trường vô cùng rộng lớn, chiếm 90% lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới mặc nhiên hoạt động theo quỹ đạo của các nước tư bản phát triển, giàu có nhất thế giới, đứng đầu là Mỹ. Điều đó vừa nói lên rằng các nước đang phát triển và kém phát triển không thể không tham gia vào WTO, đồng thời cũng nói lên rằng khi tham gia vào WTO sẽ là một thách thức mà WTO quy định đối với mỗi thành viên. WTO được tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo 5 nguyên tắc: - Nguyên tắc thứ nhất: Thương mại không có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc này thể hiện ở hai nội dung: + Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác sự đối xử không kém ưu đãi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba (gọi là quy chế đãi ngộ tối huệ quốc – MFN) + Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình sự đối sử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài (gọi là quy chế đãi ngộ quốc gia – NT) - Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán. Nguyên tắc này của WTO nhằm đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. - Nguyên tắc thứ ba: Minh bạch hóa, ổn định và có thể dự báo được. Nguyên tắc này nhằm ràng buộc các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế. - Nguyên tắc thứ tư: Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. - Nguyên tắc thứ năm: Dành cho các nước thành viên là nước đang phát triển một số ưu đãi. Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. 1.1.3.2. Các quy định của WTO về xuất khẩu hàng nông sản đối với các tổ chức thành viên: Trong thương mại thế giới, thương mại hàng nông sản phẩm là vấn đề rất nhạy cảm, rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều vấn đề như chiến lược an toàn lương thực, nhân tố chính trị, môi trường địa lý và khí hậu, cơ cấu sản xuất, việc làm, lợi ích xuất khẩu, nhân khẩu của một nước. Dựa trên những nguyên nhân này, các nước trên thế giới đều đang thực hiện rất nhiều chính sách và biện pháp, gây rối nghiêm trọng trật tự thương mại nông sản phẩm, trong vòng đàm phán Uruguay, các bên kí kết đã đạt được “Hiệp định nông sản phẩm” nên đã giải quyết vấn đề tự do hóa thương mại nông sản phẩm. “ Hiệp định nông sản phẩm” gồm ba nội dung sau: 1.1.3.2.1.Mở rộng thị trường cho phép nhập: Mở rộng thị trường cho phép nhập là xác định rõ, cắt giảm hoặc loại bỏ về các biện pháp thuế quan và phi thuế quan gây trở ngại đi vào thị trường mà các bên ký kết thực thi trong thương mại nông sản phẩm. Cụ thể bao gồm: - Thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan thực thi trong thương mại nông sản phẩm như hạn chế số lượng nhập khẩu, các loại thuế chênh lệch giá nhập khẩu, giá nhập khẩu thống nhất cho phép hạn chế hạn ngạch các bên thành viên cần phải trước hết chuyển đổi thành những biện pháp, thuế quan có mức độ bảo hộ như nhau, sau đó giảm dần tỷ suất thuế nhẩp khẩu. Cách làm cụ thể là, lấy giá trị trung bình các năm từ năm 1986 – 1988 làm cơ sở căn cứ mức chênh lệch giá trong và ngoài, chuyển hóa các loại biện pháp phi thuế quan thành thuế quan cùng hạn ngạch, lại cộng thêm tỷ suất thuế quan bình thường hiện hành của sản phẩm chịu ảnh hưởng của biện pháp phi thuế quan, tạo lên thuế quan hỗn hợp. Nhưng thuế quan hóa của biện pháp phi thuế quan có 3 ngoại lệ: + Một là, biện pháp sử dụng để duy trì và cân bằng thanh toán quốc tế. + Hai là, biện pháp bảo vệ nói chung, căn cứ GATT năm 1994 hoặc các hiệp định khác của WTO, đặc biệt là những biện pháp phi thuế quan có liên quan đến nông nghiệp, không chịu sự ràng buộc thuế quan hóa. + Ba là, nếu một thành viên nào đó tự nguyện cam kết cung cấp tiêu chuẩn cho phép vào thị trường thống nhất, thì có thể lựa chọn biện pháp tiếp tục duy trì phi thuế quan. - Cắt giảm thuế quan nhập khẩu nông sản phẩm. Các thành viên cần cam kết dựa theo tỷ lệ phần trăm nhất định tiến hành cắt giảm thuế quan ràng buộc. Thành viên các nước phát triển từ năm 1995 – 2001 cắt giảm bình quân 30% thuế quan nhập khẩu và đảm bảo tỷ lệ cắt giảm mỗi mục thuế không thấp hơn 15%. Thành viên nước đang phát triển từ năm 1995 – 2005 cắt giảm bình quân thuế quan nhập khẩu 24 %, và đảm bảo mỗi năm tỷ lệ cắt giảm mỗi hạng mục thuế không thấp hơn 10%. Mỗi năm cắt giảm với số lượng bằng nhau. Nếu sản phẩm không chịu sự hạn chế biện pháp phi thuế quan, việc cắt giảm thuế quan của sản phẩm lấy mức thuế quan ràng buộc làm cơ sở để tính toán. Nếu thuế quan không bị ràng buộc thì cắt giảm thuế quan lấy mức thuế quan ngày 1 tháng 9 năm năm 1986 làm cơ sở, các nước chậm phát triển mặc dù cũng đặt sự ràng buộc mức cao nhất của thuế quan của họ, nhưng không có nghĩa vụ cắt giảm thuế quan tương quan. - Hạn ngạch thuế quan sau khi thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan. Có loại thuế quan vẫn ở mức rất cao, nó cũng sẽ gây trở ngại cho sự phát triển thương mại nông sản phẩm. “Hiệp định nông sản phẩm” quy định, đối với thuế quan hóa thực hiện quota thuế quan để quản lý. Thành viên thực hiện quota thuế quan cần phải cam kết số lượng cho nhập quota thuế quan hàng năm. Nhập khẩu vượt quá lượng cho phép nhập, thu thuế quan theo tỷ suất thuế của thuế quan hóa. Lượng cho phép nhập hạn ngạch thuế quan cần ít nhất duy trì mức cho phép nhập của thị trường thực tế hiện hành tức không thấp hơn lượng nhập khẩu bình quan 3 năm gần đây nhất nếu lượng nhập khẩu này không đạt được 3% lượng tiêu dùng bình quân năm gần đây ở trong nước thì cần xác định lượng hạn ngạch là 3% và cam kết tăng số lượng nhất định, đến cuối thời kỳ thực hiện đạt 5%. Lượng cho phép nhập hạn ngạch thuế quan nói ở đây chỉ là cơ hội cho phép nhập của thị trường không phải là nghĩa vụ mua thấp nhất. Cũng có nghĩa là nếu thành viên cam kết cho phép nhập hạn ngạch là 10 triệu T, kôg có nghĩa là lượng nhập khẩu thực tế của thành viên này cần phải đạt đến 10 triệu T. Nếu thị trường trong nước không có nhu cầu, thành viên này thậm chí hoàn toàn có thể không. - Biện pháp thủ vệ đặc thù, sau khi thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan của nông sản phẩm, nếu nhập khẩu tăng rất mạnh và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước, thành viên WTO có thể sử dụng điều khoản tự vệ của “GATT năm 1994”, biện pháp tự vệ đặc thù được quy tính trong “Hiệp định về biện pháp tự vệ” và “Hiệp định nông sản phẩm” để bảo hộ lợi ích bản thân mình. Nhưng chỉ chọn một trong những biện pháp đã được quy định trong hiệp định trên không thể đồng thời sử dụng cả hai. Hai nữa, các thành viên khi vận dụng biện pháp tự vệ đặc thù cần báo trước hoặc trong mười ngày khi sử dụng hành động, thông báo cho Ủy ban nông nghiệp WTO, và cần tạo cơ hội bàn bạc với thành viên có quan hệ lợi và hại. 1.1.3.2.2. Cắt bỏ trợ giá sản xuất nông sản phẩm: “ Hiệp định nông sản phẩm” phân chia sự trợ giá sản xuất đối với nông sản phẩm làm hai loại lớn là trợ giá đèn xanh và trợ giá đèn vàng và quy định tương đối tỉ mỉ pạhm vi mỗi loại. - Trợ giá đèn xanh là chỉ không có cung cấp sự giúp đỡ giá cả đối với người sản xuất, không có trợ giá hoặc chỉ trợ giá một ít đối với thương mại nông sản phẩm, chủ yếu gồm: + Một là, Quỹ cộng đồng hoặc chi ngân sách cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp chung chung. Bao gồm nghiên cứu hạng mục môi trường và nghiên cấm sản phẩm đặc biệt, kiểm soát sâu bọ phá hoại, việc bồi dưỡng nhân viên khoa học kĩ thuật nông nghiệp và thao tác sản xuất, phổ biến kĩ thuật và dịch vụ tư vấn, dịch vụ giám định, dịch vụ thúc đẩy bán trên thị trường, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp. + Hai là, chi phí cất giữ để bảo đảm sự cung cấp thực phẩm. + Ba là, trợ giá viện trợ thực phẩm và trợ giá hộ gia đình riêng. + Bốn là, trợ giá bảo đảm sự thu nhập nông nghiệp nói chung. Loại trợ giá này cần phải phù hợp các tiêu chuẩn sau đây. Số thiệt hại về thu nhập của người sản xuất được trợ giá cần phải cao hơn 30% thu nhập bình quân toàn thể người sản xuất nông nghiệp, hoặc sự thiệt hại này cao hơn 30% thu nhập bình quân hàng năm bình thường của họ, trợ giá có liên quan cần nhằm giúp đỡ giảm bớt thu nhập này, không nhằm vào sản xuất và sản lượng tổng số trợ giá cần phải ít hơn 100% thiệt hại thu nhập. + Năm là, trợ gia thiệt hại thiên tai: Tiêu chuẩn của trợ giá này là: Cần phải dựa trên sự thiệt hại thực tế xảy ra, cần phải dựa vào thiệt hại thực tế( gồm thiệt hại thu nhập, thiệt hại gia xúc, thiệt hại đất đai và các yếu tố sản xuất khác); số lượng trợ giá không được cao hơn số thiệt hại thực tế. + Sáu là, Sự trợ giá điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cụ thuể bao gồm: Kế hoạch thôi sản xuất của những người sản xuất và đã từng tiêu thụ thuận lợi nông sản phẩm: đất đai và các tài nguyên khác trong sản xuất nông sản phẩm có thể tiêu thụ được bao gồm kế hoạch luân phiên của chăn nuôi gia xúc. Sự giúp đỡ đầu tư để giúp đỡ người sản xuất thực hiện điều chỉnh ngân sách trong kinh doanh hoặc điều chỉnh cơ cấu hiện vật. - Bảy là, cung cấp trợ giá phát triển khu vực cho những khu vực có điều kiện sản xuất nông nghiệp rõ ràng không thuận lợi. Khu vực nhận viện trợ cần dựa trên sự xác định tiêu chuẩn hợp lý rõ ràng cái gọi là “ điều kiện sản xuất không thuận lợi” cần phải có tính lâu dài, loại trợ giá này cần phải đảm bảo cho đông đảo những người sản xuất nông nghiệp trong khu vực có thể nhận được, hạn ngạch trợ giá này cần hạn chế ở mức cao hơn giá thành sản xuất bình quân nói hcung so với giá thành sản xuất bình quân khu vực. Sự vận dụng những biện pháp trợ giávậy cần có sự giám sát của WTO, nhằm đề phòng biến thành sự giúp đỡ giá cả trong nước đối với nông sản phẩm. - Trợ giá đèn vàng: Đây là sự bù giá cần phải có nghĩa vụ cắt giảm, chủ yếu bao gồm sự trợ giá hình thành sự giúp đỡ giá cả trong nước đối với nông sản phẩm. “ Hiệp định nông sản phẩm” quy định, sự trợ giá đền vàng của các nước phát triển cần trong thời kỳ thực thị hiệp định ( 6 năm) dựa theo mức cơ số ( mức bình quân trợ giá từ năm 1986 – 1988) cắt giảm 20 % trong đó EU cắt giảm 17%, Nhật bản và Mỹ cắt giảm 20%, các nước đang phát triển trong thời kỳ thực thi(10 năm) cắt giảm 13,3% tổng khối lượng bình quan hàng năm. Sau khi thực hiện hiệp định, tổng số trợ giá của bên tham gia sẽ từ 19,7 tỷ USD giảm xuống còn 16,2 tỷ USD, biên độ cắt giảm là 18%. Hiệp định quy định những trợ giá sau đây không thuộc diện trợ giá đèn vàng, không có nghĩa cắt giảm: + Một là, mỗi năm cấp cho một sản phẩm cụ thể một số trợ giá không có hơn 5% (nước phát triển) hoặc 10%( nước thuộc lãnh thổ đanh phát triển) giá trị sản lượng hàng năm của sản phẩm ấy. + Hai là, Sự trợ giá trong nước không dựa theo sự phân chia sản phẩn cụ thể, nếu tổng số lượng trợ giá của họ không cao hơn 5% (nước phát triển) hoặc 10% (nước và lãnh thổ đang phát triển) tổng giá trị sản phẩm nông sản phẩm năm ấy. Ngoài ra, sự trợ giá cao của sản lượng hạn chế (sản lượng nông sản phẩm có liên quan hạn chế dưới 15% của mức thời kì gốc) cũng không thuộc phạm vi cam kết cắt giảm. 1.1.3.2.3. Cắt giảm trợ giá xuất khẩu nông sản phẩm: Trợ giá xuất khẩu nông sản phẩm chủ yếu gồm: - Một là, chính phủ hoặc cơ quan đại lý căn cứ thành tích thực tế xuất khẩu cung cấp các loại trợ giá trực tiếp cho xí nghiệp, ngành nghề nhất định hoặc người sản xuất kinh doanh nông sản phẩm. - Hai là, chính phủ hoặc cơ quan đại lý dự trữ nông sản phẩm bán với giá rẻ hàng dự trữ thấp hơn so với giá thị trường dùng cho xuất khẩu. - Ba là, hành động của chính phủ, như cung cấp tiền cho vay ưu đãi hoặc sự đảm bảo, giảm miễn thuế nông sản phẩm xuất khẩu có liên quan với hiệu quả xuất khẩu. - Bốn là, cung cấp sự trợ giá để giảm giá thành kinh doanh xuất khẩu, bao gồm xử lý, phân cấp nông sản phẩm, hoặc các trợ giá cho giá thành chế biến khác, trợ giá cho giá thành vận tải quốc tế và vận tải trong nước. Hiệp định đối với số lượng và kim ngạch trợ giá nông sản phẩm xuất khẩu dựa trên thời kỳ cơ sở những năm 1986 – 1990 cắt giảm theo tỷ lệ. Có 22 loại lớn nông sản phẩm tiến hành cắt giảm trợ giá gồm lương thực, dầu thực vật... Thành viên nước phát triển trong 6 năm cắt giảm 36% kim ngạch trợ giá xuất khẩu, thành viên nước đang phát triển trong 10 năm cắt giảm 24%. Số lượng trợ giá xuất khẩu, thành viên nước phát triển trong 6 năm cắt giảm 21%, thành viên nước đang phát triển cắt giảm 14 %. Nếu nông sản phẩm trong những năm 1985 – 1990 chưa được hưởng đối xử trợ giá xuất khẩu, sau này không được sử dụng bất kì biện pháp trợ giá xuất khẩu nào nữa. 1.1.3.3. Cam kết của Việt Nam tới việc xuất khẩu nông sản – cà phê đối với WTO : 1.1.3.3.1. Sự ràng buộc của WTO đối với các thành viên: Để buộc thành viên WTO thực hiện nghĩa vụ của mình theo hiệp định WTO cần phải có sự ràng buộc tương ứng đối với họ. Phương thức chủ yếu gồm có: - Thành viên tự ràng buộc mình: Là thành viên cuả WTO thì cần phải tuân theo sự cam kết của mình. Đặc biệt đảm bảo luật pháp trong nước không trái với hiệp định, nguyên tắc của WTO. Nếu có tình hình này, luật pháp trong nước cần phải sửa đổi. Đây là cơ sở vận hành có hiệu quả của WTO. - Ràng buộc tập thể: Những ràng buộc có hiệu quả như: giám sát việc chấp hành hiệp định thương mại nhiều bên, các thành viên tiến hành đàm phán để xử lý quan hệ thương mại nhiều bên, dựa theo quy tắc và trình tự giải quyết tranh chấp, tiến hành thẩm xét chính sách thương mại. - Ràng buộc trả đũa: Cùng có lợi và ưu đãi lẫn nhau là cơ sở duy trì quan hệ thương mại bình thường. Phá hoại quy tắc này, gây thiệt hại cho người khác, tất nhiên sẽ bị đối phương trả đũa, gieo gió ắt gặp bão. Cho nên, khi các nước thành viên đơn phương sử dụng biện pháp bảo hộ, đều rất thận trọng. Dù có một số ít thành viên vi phạm nguyên tắc và đơn phương sử dụng biện pháp cũng thường mượn cớ người khác vi phạm nguyên tắc nên đe dọa sử dụng “trả đũa”, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là hai bên đạt được thỏa hiệp, đều trở về trong phạm vi nguyên tắc để hiệp thương giải quyết vấn đề. 1.1.3.3.2. Cam kết của Việt Nam với WTO về thương mại hàng nông sản: Theo kết quả đàm phán về cam kết đa phương, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 1/1/2007, đồng nghĩa với việc Việt Nam là thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới, một tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của trong nước, của các nước thành viên WTO và của cả WTO. Đối với nước ta đây là cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập thị trường quốc tế là vấn đề thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Có thể nói, đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, vì vậy phải tìm hiểu WTO đến nơi đến chốn, có những hiểu biết thấu đáo cần thiết gia nhập WTO, thấy nhiều những cơ hội mới, đồng thời cả những thách thức mới, và quan trọng hơn là phải chuẩn bị thật tích cực và chu đáo. Cụ thể Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường. + Những cam kết về thương mại: Việt Nam cam kết này buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giả, đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế ( từ 17,4% xuống còn 13,4% )thời gian thực hiện sau 5 – 7năm. Trng toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3800 dòng thuế ( chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế) ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế) ràn buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3170 dòng thuế ( chiếm 30% số dòng của biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Về trợ cấp nông nghiệp, ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khỏan hỗ trợ nữa vào khoảng 4000 tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép ta được áp dụng không hạn chế. Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quy định WTO , ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng địa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác và ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm. Ta đồng ý do phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu lại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên giấy tờ khai hải quan để làm thủ tụcxuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạp chí... Về doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp thương mại nhà nước, cam kết của ta trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp vào trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động cuả doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước không phải là mua sắm của chính phủ. Về yêu cầu minh bạch hóa, ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ côgn bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc đóng góp và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khâu các văn bản pháp luật trên. Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hóa trong các bảng dưới đây: Bảng 1: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính STT Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%) 1 Nông sản 25,2 21,0 2 Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3 Dầu khí 36,8 36,6 4 Gỗ, giấy 14,6 10,5 5 Dệt may 13,7 13,7 6 Da, cao su 19,1 14,6 (Nguồn: Bản dịch của Bộ tài chính) Bảng 2: Mức thuế cam kết cắt giảm theo mặt hàng cà phê: Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập(%) Thuế suất cam kếtcắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) Quyền đàm phán ban đầu Phụ thu nhập khẩu 1 2 3 4 5 6 7 0901 Cà phê rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca- phê-in, vỏ quả và vỏ lụa cà phê, các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó 0901 - Cà phê chưa rang 11 -- Chưa khử chất ca-phê-in 0901 0901 0901 11 11 12 10 90 ---Arabica WIB hoặc Robusta OIB. --- Loại khác --Đã khử chất Ca-phê-in 20 20 15 15 2010 2010 CH Đô-mô-mi-ca, Hon-đu-rat,Elsan-va-đo CH Đô-mô-mi-ca, Hon-đu-rat,Elsan-va-đo 0 0901 12 10 ---Arabica WIB hoặc Robusta OIB. 20 0 0901 12 90 --- Loại khác 20 0 0901 21 - Cà phê đã rang -- Chưa khử chất ca-phê-in 0901 21 10 ---Chưa xay 40 30 2011 CH Đô-mô-mi-ca, Hon-đu-rat,Elsan-va-đo 0 0901 21 20 ---Đã xay 40 30 2011 CH Đô-mô-mi-ca, Hon-đu-rat,Elsan-va-đo 0 0901 0901 0901 22 22 22 10 20 --Đã khử chất Ca-phê-in ---Chưa xay ---Đã xay 40 40 30 30 2011 2011 0 0 0901 90 00 - Loại khác 40 30 2011 CH Đô-mô-mi-ca, Hon-đu-rat, 0 (Nguồn: Bản dịch của Bộ tài chính) Ghi chú: Thế suất tối Huệ Quốc (Thuế suất ưu đãi) Mục I: Hàng nông sản: Trường hợp có ghi mức thuế tại cột “ thuế suất cam kết cắt giảm” dòng thuế đó sẽ có mức thuế cắt giảm đều hàng năm, bước cắt giảm đầu tiên tính từ ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo thời điểm gia nhập và chính thức trở thành thành viên WTO của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Các bước cắt giảm sau đó sẽ được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 hàng năm cho đến khi đạt mức thuế suất cam kết cuối cùng theo thời hạn nêu trong cột “Thời hạn thực hiện”. Tuy nhiên có một số ghi chú riêng tại “thời hạn thực hiện”cho những dòng thuế có lộ trình cắt giảm nhanh lộ trình giảm đều hàng năm. Mức thuế suất cắt giảm hàng năm được làm tròn đến số thập phân thứ nhất. + Việt Nam sẽ duy trì: Thuế suất thuế nhập khẩu kể cả các khoản phụ thu nhập khẩu ( ghi tại cột phụ thu nhập khẩu nếu có). Như vậy, khi gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết các loại thuế, mở cửa thị trường và xóa bỏ hỗ trợ cho xuất khẩu. Đối với mặt hàng cà phê nhân thì thực sự không có biến động lớn vì nước ta là nước xuất khẩu chủ lực mặt hàng này. Việc gia tăng nhập khẩu cà phê nhân các loại vào Việt Nam là rất ít, chỉ một số loại cà phê có chất lượng cao phục vụ cho khách sạn nhà hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước cũng đã và đang phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia khác tron lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Ước tính sơ bộ có khoảng gần 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, thuộc mọi thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các tập đoàn, công ty kinh doanh cà phê lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Namvà thực hiện kinh doanh thông qua văn phòng đại diện hoặc công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao, rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì vậy doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đang tăng tỷ trọng trong tổng số xuất khẩu cà phê của Việt Nam, ước tính hiện nay vào khoảng 15 – 20%, phần lớn là cà phê nhân chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn. Trong thời gian tới, tỷ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội vền vốn, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiêm thị trường và mạng lưới khác hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả không cạnh tranh được sẽ bị giải thể, phá sản hay trở thành đại lý thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh trong lĩnh vực cà phê thành phẩm sẽ tăng lên khi các hãng rang, xay khổng lồ hiện diện ở Việt Nam và mức thuế đối với mặt hàng này sẽ giảm từ 40% xuống còn 30% (năm 2011). Thị trường tiêu thụ cà phê ở Việt Nam còn tương đối nhỏ mức tiêu thụ hàng năm còn thấp so với mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên với mức sống người dân tăng lên và tâm lý tiêu dùng thay đổi, nhu cầu cà phê đang tăng nhanh nhất là ở các khu vực đô thị và giới trẻ. Nguồn cung cho cà phê chế biến khá dồi dào với nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu lớn như Vinacafe, Nestle, Trung Nguyênvà hàng trăm các nhà rang xay qui mô nhỏ và vừa khác. Các tập đoàn rang xay cà phê lớn khác như Kraft Food, P&G, TChibo, Lavazzacũng đang rất quan tâm tới Việt Nam. 1.1.4. Một số kinh nghiệm của các nước: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước, khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước phát triển và tăng trưởng kinh tế vững mạnh nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt các kinh nghiệm trong hoạt động thương mại với một số nước trong khu vực, Tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc trong quá trình phát triển thương mại quốc tế. 1.1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Đối với Nhật Bản vào cuối những năm 50, sản xuất trong nước đã được cải thiện một cách đáng kể, khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp mới cũng ngày càng tăng. Việc trở thành thành viên đầy đủ của GATT (Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày nay) đã giúp Nhật Bản được cư xử theo điều khoản tối huệ quốc. Nhờ đó, năm 1955, khi Nhật Bản mới gai nhập GATT, xuất khẩu của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 2,4 % tổng xuất khẩu của các nước phương Tây, nhưng đến năm 1982 là 9,1% (số liệu của Ngân hàng Nhật Bản). Trong giai đoạn đầu của thời kì đẩy mạnh xuất khẩu, các nhà xuất khẩu Nhật Bản còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, việ thực hiện những giao dịch ban đầu và những chi phí để thâm nhập thị trường(mở văn phòng, đi lại, xác định khách hàng, tìm hiểu quy định hải quan) thường là rất lớn trong khi quy mô của các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhỏ. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những can thiệp như cung cấp tín dụng với việc cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi áp dụng chính sách thuế ưu đãi, lập các công ty ngoại thương Nhà nước, khuyến khích hợp nhất các công ty ngoại thương tư nhân nhỏ. Nhật Bản rất chú trọng nắm bắt những thông tin về nhu cầu thị trường nước ngoài và các địa chỉ nhập khẩu, thồn tin về vận chuyển đường biển, thủ tục hải quan và những khách hàng cụ thể là những thông tin hết sức quan trọng đối với các nhà xuất khẩu khi xâm nậhp thị trường. Về vấn đề này, rõ ràng là khả năng nắm bắt và cung cấp các thong tin của Chính phủ tốt hơn nhiền so với các hãng tư nhân, qua đó Chính phủ đã giúp cho các nhà xuất khẩu nắm bắt tốt hơn những thông tin cần thiết. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu các hãng đã xâm nhập được thị trường phải có trách nhiệm phổ cập thông tin đối với các hãng mới khác. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhật Bản khuyến khích các công ty tăng cường đại diện ngay tại thị trường các nước đó để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thực tế. Đây được xem là bước chuyển hướng quan trọng trong chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp của Nhật Bản có thể bán sản phẩm ngay tại thị trường của nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba, tránh được những hạn chế về xuất khẩu và các hàng rào mậu dịch khác. Nhờ hệ thống các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng rất mạnh với cơ cấu có sự chuyển biến quan trọng từ các sử dụng nhiều lao động sang các sản phẩm công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản luôn tìm mọi biện pháp để có thể vừa mở rộng thị trường xuất khẩu, vừa tận dụng đến mức tối đa thị trường trong nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được thực hiện bằng những nỗ lực tối đa để có thể tham gia vào các tổ chức và các diễn đàn kinh tế quốc tế, kể cả việc phải nhượng bộ ở mức độ nào đó mà sự thể hiện rõ nhất là trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và GATT. Thông qua đó, hàng hóa của Nhật bản đã có nhiều cơ hội đặt chân vào các thị trường mà trước đây rất khó có thể đặt chân bằng những biện pháp tiếp cần thị trương thuần túy như thị trường Mỹ, EU 1.1.4.2. kinh nghiêm của Trung Quốc: Hai năm sau khi ra nhập WTO, tức là năm 2002 và 2003, mặc dù có những khó khăn trong nước và quốc tế, nền kinh tế Trung Quốc vẫn vận hành thuận lợi và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng mặt khác đã bộc lộ những mặt bất cập và khó khăn sau khi gia nhập WTO. Trong hai năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2002 là 8% năm 2003 là 9,1%. Mặc dù năm 2002, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 2,5%, năm 2003 có những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq và đại dịch SARS, Trung Quốc đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy quả là một thành tựu to lớn. Đặc biệt là hai năm đầu sau khi giai nhập WTO, kim ngạch ngoại thương và xuất khẩu của Trung quốc tăng mạnh và tiếp tục xuất siêu. Tính đến những khó khăn sau khi gia nhập WTO, nên Chính phủ Trung Quốc đặt chỉ tiêu rất khiêm tốn ch xuất nhập khẩu năm 2002 là “ có tăng chút ít”. Thế nhưng thật bất ngờ, xuất nhập khẩu Trung Quốc năm 2002 đạt 620,79 tỷ USD tăng 21,8% so với trước khi gia nhập WTO tức là năm 2001. Trong đó xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2001, xuất siêu 30,35 tỷ USD. Năm 2003 kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 851,2 tỷ USD, tăng 37,1%, trong đó xuất khẩu đạt 438,4 tỷ USD tăng 34,62% so với năm 2002, xuất siêu 25,6 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp vốn ngoại vào Trung Quốc năm 2002 là 55 tỷ USD. Năm 2003, đầu tư vốn ngoại theo hiệp định đạt 115,1 tỷ USD, vốn đầu tư thực tế đạt 53,5 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc khi gia nhập WTO, tức là năm 2001 mới chỉ có 212 tỷ USD, năm 2002, đã lên tới 270 tỷ USD và cuối năm 2003 lên tới 403,3 tỷ USD. Cácd ngành sản xuất công – nông nghiệp vẫn phát triển. Trước đó, Trung Quốc rất lo ngại tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Năm 2002 và năm 2003, cạnh tranh hàng nông sản trong thị trường Trung Quốc không nghiêm trọng như mức người ta lo ngại trước đó. Vì giá nông sản ở nước ngoài tương đối cao, trong khi giá nông sản của Trung Quốc tương đối thấp, nên hai năm vừa qua nông sản nước ngoài nhập vào Trung Quốc thậm chí không hết hạn ngạch trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường quốc tế mặc dù số lượng không tăng nhiều. Nhờ kinh tế phát triển, mức sống của dân cư Trung Quốc nói chung đã được nâng cao rõ rệt, năm 2003 GDP bình quân đầu ngừời của Trung Quốc đã vượt trên 1000USD. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thành công của Trung Quốc trong lĩch vực kinh tế hai năm sau khi gia nhập WTO. Điều cần khẳng định là Trung Quốc đã có sự chuẩn bị từ trước, và tiếp tục nỗ lực sau khi gia nhập WTO, để phát huy lợi thế do thời cơ đem lại, bước đầu vượt qua thử thách giảm thiểu những hậu quả bất lợi. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, những vấn đề quan trọng làm tăng mức xuất khẩu ra thị trường thế giới của Trung Quốc, bao gồm: -Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện một chiến lược khai thác thị trường toàn cầu một cách hợp lý theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trong chiến lược khai thác thị trường toàn cầu, Trung Quốc phân chia thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau: + Theo trình độ phát triển: Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 3 nhóm: Nhóm A gồm các nước công nghiệp phát triển; nhóm B gồm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa(nhóm NIEs) và các nước SNG, Đông âu, Nam Phi, Ixrael; nhóm C gồm các nước còn lại. + Theo dung lượng thị trường: Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 2 cấp: Cấp 1 gồm các nước có dung lượng thị trường lớn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á và Đông Nam Á. Cấp 2 gồm các nước tuy có dung lượng nhỏ nhưng có tiềm năng lớn như SNG, Đông Âu, Trung Đông, Australia, Neu-di-lân, Mỹ La Tinh và Châu Phi. + Theo vị trí địa lý: Hàng hóa Trung Quốc chủ yếu được đưa sang 6 khu vực thị trường là: Hongkong, Macao, Nhật Bản, Bắc Mĩ, Tây Âu và SNG và Đông Âu, Đông Nam Á. Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau như trên đã giúp Trung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh các chiến lược khai thác thị trường cơ bản, Trung Quốc còn thực hiện các chiến lược “bổ khuyết” để tìm cho mình một hướng thị trường thích hợp. Chiến lược này dựa trên luận điểm cơ bản là ở bất kì thị trường nào cũng đều có những “ mảng trống” ở đó thị trường chưa được khai thác hoặc chưa được chiếm lĩnh một cách có hiệu quả. Bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu hợp lý mà Trung Quốc đã duy trì được khả năng tăng trưởng xuất khẩu ở nhịp độ cao trên cơ sở mở rộng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tăng mức xuất khẩu tối đa vào các thị trường quen thuộc. Với chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu hiệu quả trong hơn hai thập kỉ qua, Trung Quốc đã trở thành “công xưởng chế tác” các sản phẩm xuất khẩu với quy mô lớn chưa từng có trên thế giới. Hơn nữa với sự tham gia vào WTO, sức cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc càng trở lên mạnh mẽ hơn. Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường xuất khẩu. Trong các đặc khu kinh tế, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện hoặc vật dụng cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp. Đồng thời các xí nghiệp sản xuất để xuất khẩu khi nhập khẩu vật tư được miễn thuế hải quan từ 5% - 25%. Với nguyên liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế nhập khẩu. Các sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế sẽ được tiêu thụ ở các thị trường sau:(1) xuất khẩu ra thị trưòng nước ngoài, (2) tiêu thụ chính trong đặc khu,(3) tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu các nhà sản xuất trong đặc khu nâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình thông qua các biện pháp hành chính và kinh tế. Các chính sách phát triển khác của Trung Quốc cũng được xem là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu mới như: + Thả nổi giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Giá thu mua hàng xuất khẩu được bên mua và bên bán thỏa thuận theo giá thị trường. + Trung Quốc đã nghiên cứu và xác lập chính sách giá cả khuyến khích xuất khẩu sản phẩm điện cơ và sản phẩm kỹ thuật cao, đồng thời tìm biện pháp quản lý giá thu mua hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá và kiểm soát ngoại hối: Việc kiểm soát ngoại hối được thực hiện nhằm đảm bảo chế độ giao nộp ngoại tệ của các đơn vị kinh tế đảm bảo dự trữ ngoại hối. Trong thời kỳ 1985 – 1994, do sản xuất trong nước phát triển nhanh nên gây tình trạng hàng hóa tồn đọng, Trung Quốc đã tạo nhiều “cú sốc tỷ giá” có lợi cho xuất khẩu. Cú sốc phá giá đầu năm 1994 làm giá đồng NDT trên 35% được xem là một điển hình trong nghệ thuật “ chớt thời cơ” của Trung Quốc. Nhờ các cú sốc tỷ giá, sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc được nâng lên. Trung Quốc trở thành nước liên tục xuất siêu và có mức dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai thế giới. Trong hai năm qua sau khi khi gia nhập WTO, những mặt hạn chế cũng đã bước bước đầu bộc lộ, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp và khu vực dân cư đã khiến cho một số vấn đề xã hội trở lên bức xúc. Vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) vẫn là khâu yếu kém và khó khăn nhất. Thu nhập của nông dân sau khi gia nhập WTO vẫn tăng chậm (năm 2003 là 4%) khó khăn về nhân tài và luật pháp của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, cũng không nhỏ. Trung Quốc hiện đang thiếu một đội ngũ những cán bộ vừa am hiểu kinh tế,thông thạo pháp luật, vừa có trình độ sử dụng tiếng anh thành thạo. Sau khi gia nhập WTO cơ hội tiếp xúc với các công ty nước ngoài ngày càng nhiều, mọi hoạt động cũng ngày càng phải tuân theo “luật chơi” quốc tế. Thiếu một đội ngũ cán bộ trình độ cao sẽ dễ bị mắc sai lầm và chịu thiệt thòi trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Dịch vụ pháp lý cũng đang là một khâu yếu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. 1.1.4.3. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam: Mặc dù sau khi gia nhập WTO phải ứng phó với những khó khăn thử thách mới, những cơ hội phát triển vẫn là tác động chính của việc gia nhập WTO. Nếu biết nắm bắt cơ hội vượt qua thử thách, chúng ta sẽ đẩy nhanh được nhịp độ cải cách kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và du nhập khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Kinh nghiệm của các nước trên đây cho thấy, việc lựa chọn đúng giai đoạn phát triển của nền kinh tế là hết sức quan trọng. Đồng thời trong giai đoạn thực hiện chính sách tự do thương mại, tự do hóa nhập khẩu cần phải có lịch trình cụ thể phù hợp với các giai đoạn chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp trong nước. Chẳng hạn Nhật bản trước khi trở thành thành viên của GATT đều đã qua giai đoạn thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, tiếp theo là giai đoạn tự do hóa nhập khẩu và sau đó là đẩy mạnh xuất khẩu. Các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thường là các sản phẩm nguyên liệu thô và sản phẩm sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước này lại có nhu cầu nhập khẩu cao về máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. Xét về lợi thế so sánh trong xuất khẩu và hiệu quả nhập khẩu cũng như tính hiệu quả trong quan hệ thương mại(theo nguyên tắc “ có đi có lại”) thì thị trường của các nước công nghiệp phát triển có vị trí hết sức quan trọng đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang thực hiện công nghiệp hóa. Sau đó khi trình độ phát triển công nghiệp ở các nước công nghiệp muộn đã được nâng lên thì sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ thay đổi chuyển dần sang các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Kinh nghiêm của Trung Quốc về thực hiện chiến lược khai thác thị trường toàn cấu và chiến lược phát triển sản phẩm là bài học quý đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hướng về xuất khẩu. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy: Sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp của các nền kinh tế ở bước đi đầu tiên trong khâu tiếp cận tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường nước ngoài là biện pháp quan trọng để phát triển xuất khẩu hàng hóa. Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát về các daonh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy, có tới 95% là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Thông thường các doanh nghiệp này không có khả năng trực tiếp tìm hiểu thị trường, xây dựng các cơ sở đảm bảo thông tin thị trường, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài...Điều đó làm cho các doanh nghiệp không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới mà còn bỏ mất nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa. Kinh nghiệm của các nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường xuất khẩu cho thấy cần thực hiện chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài cùng với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI thường là các công ty đa quốc gia, họ có mạng lưới sản xuất và phân phối tiêu thụ khắp toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp FDI có khả năng xuất khẩu hàng hóa đến cả những thị trường mà Chính phủ của nước nhận đầu tư chưa thực hiện dàm phán về mở cửa thị trường, hay khó có khả năng thâm nhập do những quy định chặt chẽ của nước nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa hay mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về nhãn mác hàng hóa nổi tiếng. Kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc được xem là một điển hình trong nghệ thuật “ chớp thời cơ” nó có thể là bài học quý giá đối với Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của Việt Nam, việc áp dụng biện pháp này cần phải hết sức thận trọng bởi vì: (a) năng lực sản xuất của Việt Nam chưa tạo ra được sự dư thừa về nhiêu hàng hóa để buộc phải phá giá đồng nội tệ để tăng khả năng xuất khẩu, (b) nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế vẫn khá lớn và hơn nữa là nhập khẩu để phục vụ sản xuất để xuất khẩu là chủ yếu, nghĩa là nếu phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu thì có thê làm giảm khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp sản xuất đang dựa vào nhập khẩu và còn mang lại bất lợi cho xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo. “ Thời kì quá độ” là điều kiện thuận lợicho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên chúng ta không nên quá ỷ lại vào “ thời kỳ quá độ” mà phải tranh thủ thời gian để chớp thời cơ có lợi ngay sau năm đầu gai nhập WTO. NHững khó khăn thử thách do gia nhập WTO đưa lại không phải đều thể hiện ngay trong những năm đầu, nó sẽ diễn ra ở mức cao hơn trong thời gian xa hơn. Do đó chúng ta phải có chiến lược ứng phó căn bản, lâu dài để để hạn chế những mặt trái của việc gia nhập WTO, cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là phải phổ biến kiến thức về WTO rộng rãi trong người dân, đặc biệt là trong các bộ và doanh nghiệp chuẩn bị cho mọi người vào cuộc một cách chủ động, tự tin, nhưng không chủ quan hoặc bàng quan. Chương II: Phân tích tác động của gia nhập WTO đến xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam. 2.1. Khái quát về tổng công ty cà phê Việt Nam: 2.1.1. Cà phê là ngành sản xuất mang tính chất đặc thù: Trên thế giới có khoảng hơn 70 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê. Các nước này chủ yếu thuộc ba châu: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Xét theo khu vực địa lý, Châu Mỹ là nơi sản xuất hơn 2/3 sản lượng cà phê thế giới, chiếm tới 67%. Nhất là các nước thuộc khu vực Nam Mỹ: Brasil, Colombialà những nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới, quyết định tới giá cả cà phê trên thị trường. Song vai trò của các nước Châu Á ngày càng tăn lên, Việt am từ một điểm thấp thóang trên bản đồ cà phê thế giới đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê. Nếu như năm 1980, Việt Nam mới xuất khẩu được hơn 6000 tấn cà phê thì sau 26 năm Việt Nam đã đưa kế hoạch xuất khẩu cà phê năm 2005 đạt 900.000 tấn. Cây cà phê có nguồn gốc ở Etiopia( Châu Phi) được đưa vào trồng ở Việt Nam cách đây khoảng150 năm. Những cây cà phê đầu tiên được các nhà truyền giáo phương tây đưa vào trồng đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1857 ở các khu vực nhà thờ thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị .Đến năm 1888 cà phê đươc trồng đại trà thành các đồn điền các đồn điền ở vùng Trung Du Bắc Bộ sang những năm 1920-1925 người Pháp mới phát triển cà phê trên vùng đất đỏ Bazan phì nhiêu ở tây nguyên và Đông Nam Bộ .Tính đến năm 1944diẹn tích cà phê cả nước là 9500ha ,năng suất đạt 3,26tạ/ha,sản lượng 3100 tấn.Phần lớn cà phê này được suất sang Pháp cảng LeHavres.cà phê được sản suât dươí nhãn hiệu Ẩbicadu Tonkin chất lượng đươc đánh giá caotương đương với cà phê Ẩbica củ Colombia.Trước năm 1975,ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nảmtong các điều kiện rât khác nhau,diện tích cà phê đươc mở rộng. Những năm trồng nhiều cà phê nhấtlà vào khoảng1957-1964, ở miền Bắcđạt 1400ha, ở miền Nam đạt 11.420 ha. Đây là đỉnh cao của nghành cà phê Việt Nam trươc năm 1975. Sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam,đấtt nước được giải phóng, hai miền nam bắc thống nhất non sông nối niền một giải, mở ra một vận hội mới, một thới kỳ phát triển rực rỡ cho các ngành kinh tế nước ta trong đó có ngành cà phê Việt Nam. Ngay sau khi thống nhất đất nước Nhà nước có chủ trương phục hồi các vườn cà phê cũ và phát triển diện tích trồng mới ở Tây Nguyên, từ năm 1976 – 1980 đã trồng mới được 9500 ha tập trung ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Komtum. Nhưng do phát triển ồ ạt, chạy theo diện tích không đảm bảo quy trình thâm canh cà phê nhất là thiếu nước tưới trong mùa khô nên cà phê trồng mới bị chết nhiều phải thanh lý 60% - 70%. Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay: Vào thập kỷ 80 việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước chính phủ đã ký kết hàng loạt hiệp định hợp tác sản xuất cà phê với Liên Xô, CH LB Đức, Bungary, Tiệp khắc, Ba Lan đã tạo cho ngành cà phê một bước phát triển mới. Ngày 18/ 10 / 1982 CHủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra Nghị đinh số 174 / HĐBT thành lập liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp cà phê Việt Nam) trực thuộc Bộ nông nghiệp có trụ sở tại Nha Trang (Khánh Hòa), sau đó rời đến Buôn Mê Thuột ( Tỉnh Đắc Lắc). Nghị định số 175/ HĐBT chuyển giao 3 sư đoàn quân đội sang bộ nông nghiệp, tổ chức thành các xí nghiệp liên hiệp tham giai sản xuất cà phê. Đó là sư đoàn 331, 333, 359 thuộc binh đoàn 773 quân khu V và các sư đoàn huấn luyện thuộc quân khu IV. Các quyết định đó đã tạo cho ngành cà phê một lực lượng mới, bảo đảm đủ sức mạnh về làm nòng cốt cho sự nghiệp phát triển cà phê và chịu trách nhiệm thực hiện các hiệp dịnh hợp tác về cà phê với nước ngoài. Liên hiệp này với 30 nông trường trong vòng 10 năm đã đưa diện tích cà phê từ 570 ha lên 19.542,6 ha. Số diện tích cà phê được phát triển nhanh như vậy là do có nhiều nguyên nhân. Do chính sách đúng đắn về việc mở rộng cà phê khu vực hộ nông dân, tư nhân với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Do sự kích thích về giá cả thị trường quốc tế các năm 1984 – 1986 lên cao có sức hấp đẫn mạnh mẽ và cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều loại cây khác. Với sự ra đời và hoạt động của Liên hiệp các xí nghiệp cà phe là đơn vị kinh tế trung ương mạnh có tác dụng nòng cốt, có năng lực tổ chức thực hiện chương trình cà phê. Có sự đầu tư của nước ngoài thông qua các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới -Là phát triển cà phê trên các địa bàn phù hợpvới các yêu cầu sinh thái của cây Cho đến nay diện tích cà phê cả nướcđạt trên531200ha.Trong đó các nông trường và các doanh nghiệp quốc doanh gồm có các doanh nghiệp Trung ương và các doanh nghiệp địa phương chỉ nắm giữ10-15% còn lại 85-90% thuộc về các hộ nông dân,các chủ trang trại.Quy mô trang trại không lớn nắm thường mỗi hộ chỉ có từ 2 đến 5 ha cà phê.Trang trại lớn từ 30-35 ha nhưng số này chưa nhiều. Cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối (Robusta) chỉ có khoảng trên 20000ha là cà phê chè (Arabica) và phần lớn mới được trồng trong những năm gần đây ,theo kế hoạch của nhà nước, nghành cà phê Việt Nam đưa diện tích cà phê chè (Arabica) lên tới 100.000 ha vào năm 2010. Phong trào trồng cà phê chè đã và đang được đẩy mạnh ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La,Tuyên Quang, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, và vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, Khe Sánh - Quảng Trị... Năng suất cà phê bình quân cả nước hiện nay đạt trên 1,5 tấn/ha. Riêng tỉnh Đắc Lăk hiện có trên 140.000 ha trong số diện tích cà phê kinh doanh đã đạt năng suất trung bình trên 2,4 tấn/ha. Nhiều vùng và nông trường - hộ gia đình đã đạt bình quân trên 3 tấn/ha.Có những điển hình đạt năng suất từ 6-7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2382.doc
Tài liệu liên quan