Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến những thông tin giá trị đều giúp cho những nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu đó là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ngân quỹ)
77 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính Công ty Vật tư kĩ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 chiếm 62% tổng nguồn vốn. Đến năm 2002, hệ số nợ tiếp tục tăng 8,06% so với năm 2001 chiếm 67% tổng nguồn vốn.
Hệ số nợ tăng trong 3 năm là do sản lượng bán tăng nên các khoản phải trả người bán tăng nhanh (năm 2000, 2001, 2002 các khoản phải trả người bán lần lượt chiếm 81%; 88%; 88% tổng nợ ngắn hạn).
Một nguyên nhân chính khiến Công ty chiếm dụng được một khoản vốn lớn như vậy là do Công ty được Tổng Công ty xi măng cho phép trả chậm 45 ngày tiền mua hàng của các Công ty xi măng khác trong cùng ngành. Tuy hệ số nợ của Công ty là cao, nhưng không có rủi ro về vốn do vốn là do Tổng Công ty điều phối và quản lý
+ Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường các nhà tài chính cho rằng hệ số này bằng 0,5 là hợp lý. Tuy nhiên, đối với Công ty, hệ số này trong 3 năm có xu hướng giảm và không bằng 0,5. Để tìm hiểu nguyên nhân này ta hãy xem xét kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu qua bảng sau:
Bảng 2.9. Bảng kết cấu nguồn vốn CSH của Công ty VTKTXM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2001/2000
2002/2001
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
I.Nguồn vốn-quỹ
50.528
100
50.663
100
49.199
100
135
0,27
-1.463
100
1.NVDK
44.167
87,4
44.700
88,2
39.404
80,1
533
1,21
-5.296
-11.8
2.Quỹ đầu tư pt
3.203
6,3
3.208
6,3
3.865
7,9
5
0,16
656
20,5
3.Quỹ dự phòng TC
0
0
1.011
2,0
1.682
3,4
1.011
671
66,4
4. NV đầu tư XDCB
1.448
2,9
1.448
2,9
1.448
2,9
0
0
0
0
5.Quỹ dự phòng về trợ cấp MVL
106
0,2
28
0,1
(120)
-0,2
-78
-73,5
-148
-524,4
6.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
737
1,5
266
0,5
2.919
5,9
-471
-63,9
2.653
997
Nguồn vốn CSH
50.528
100
50.663
100
49.199
100
135
-1.463
-2,9
(Nguồn: BCĐKT của Công ty VTKTXM năm 2000,2001, 2002)
Năm 2000, hệ số tự tài trợ là 0,42 chiếm 42% tồng nguồn vốn. Năm 2001, hệ số này là 0,38 giảm 9,5% so với năm 2000. Do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị lỗ. Năm 2002, hệ số này là 0,33 giảm 13,2% so với năm 2001. Nguyên nhân là nguồn vốn kinh doanh giảm 5 tỷ giảm 11,8% (cả nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự có giảm) và quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm giảm.
Ngược lại với hệ số nợ, hệ số tự tài trợ của Công ty giảm qua 3 năm. Hệ số này là phù hợp với hoạt động của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững trong tương lai, Công ty cần phải cân đối lại hệ số nợ và hệ số tự tài trợ sao cho hợp lý hơn.
+ Về cơ cấu tài sản
Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta sẽ thấy được tỷ lệ TSCĐ(TSLĐ) so với tổng tài sản hay nói cách khác biết được một đồng vốn đưa vào sử dụng thì doanh nghiệp sẽ đầu tư bao nhiêu cho TSCĐ và bao nhiêu cho TSLĐ, việc đầu tư đó có hợp lý không, có phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp không?
Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy tỷ lệ TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản là ngược chiều nhau.
Hệ số cơ cấu TSCĐ trong năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 0,24; 0,20; 0,14. Hệ số này giảm đi qua 3 năm. TSCĐ của Công ty chủ yếu là nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận tải. Năm 2002, hệ số này giảm 30% so với năm 2001, do TSCĐ - VH đã hết thơi gian sử dụng.
Ngược lại, hệ số cơ cấu TSLĐ lại tăng lên, năm 2000 là 0,76; năm 2001 là 0,80 và năm 2002 là 0,86. Điều này là hợp lý, vì hoạt động của Công ty là kinh doanh thương mại nên tỷ trọng TSLĐ chiếm phần lớn. Trong đó, tiền mặt chiếm hơn 65% tổng TSLĐ.
Bảng 2.10. Bảng kết cấu tài sản của Công ty VTKTXM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2001/2000
2002/2001
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
I.TSLĐ
91.400
76,4
107.455
80,3
128.955
86,4
16.054
17,6
21.499
20
1.Tiền
61.609
67,4
71.294
66,3
98.698
76,5
9.684
15,7
27.404
38,4
2.Phải thu
14.668
16,0
16.050
14,9
10.183
7,9
1.382
9,4
-5.866
-36,5
3.Tồn kho
14.952
16,4
19.899
18,5
19.916
15,4
4.946
33
17
0,08
4.TSLĐ khác
170
0,2
212
0,3
156
0,2
41
24,4
-55
-26,2
II.TSCĐ
28.276
23,6
26.345
19,7
20.315
13,6
-1.931
0,93
-6.029
0,77
1.TSCĐ
27.070
95,7
24.606
93,4
18.936
93,2
-2.463
-9,1
-5.670
-23,1
-TSCĐ - HH
26.517
24.127
18.936
-2.390
-9,01
-5.190
-21,5
-TSCĐ - VH
553
479
0
-73
-13,3
-479
-100
2.Đầu tư TCDH
575
2,0
625
2,3
675
3,3
50
8,7
50
8,7
3.Chi phí XDCB
631
2,3
1.113
4,3
704
3,5
482
76,4
-409
-36,7
Tài sản
119.677
100
133.800
100
149.270
100
14.123
1,12
15.469
11,5
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2000, 2001, 2002)
Nhân xét chung:
Qua việc phân tích các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn ta có thể thấy việc sử dụng nợ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là rất nhiều, chủ yếu là nợ người bán. Tỷ trọng TSLĐ chiếm trên 75% giá trị tổng tài sản. Có thể nói, các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn của Công ty là tương đối hợp lý.
2.2.4.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khả năng hoạt động của Công ty VTKTXM được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.11. Bảng các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
2002/2001
Lượng
%
1.Doanh thu thuần
740.627
1.147.732
407.104
54,97
2.Giá vốn hàng bán
626.185
971. 741
345.556
55,48
3.Phải thu BQ
15.359
13.117
-2.242
-14,60
4.Hàng tồn kho BQ
17.425
19.907
2.481
14,24
5.TSLĐ sử dụng BQ
99.428
118.205
18.777
18,89
6.TSCĐ sử dụng BQ
27.310
23.330
-3.980
14,58
7.Tài sản sử dụng BQ
126.739
141.535
17.796
11,67
Vòng quay hàng tồn kho
35,93
48,81
Số ngày một vòng quay hàng TK
10
7
Vòng quay các khoản phải thu
48,22
87,5
Kì thu tiền bình quân
7
4
Vòng quay vốn lưu động
7,45
9,71
Số ngày một vòng quay VLĐ
48
37
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5,84
8,11
(Nguồn: BCĐKT- BCKQKD của Công ty VTKTXM 3 năm 2000-2002)
+Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cho biết số lần dự trữ bình quân được bán ra trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của doanh nghiệp luân chuyên càng nhanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Qua hai năm 2001 và 2002, vòng quay hàng tồn kho tăng lên 36%. Năm 2001, số vòng quay hàng tồn kho trong một năm là 35,93 (vòng) đến năm 2002, chỉ tiêu này tăng lên 48,81 (vòng). Có được kết quả này là do trong năm Công ty đã bán được hàng với sản lượng là 1,6 triệu (tấn) mang lại doanh thu là 1.147 tỷ đồng tăng 54,97% so với năm 2001.
Năm 2002, doanh nghiệp chỉ mất 7 ngày thì số vật tư trong kho sẽ được sử dụng và tạo ra doanh thu. Với năm 2001, phải mất 10 ngày số hàng tồn mới tiêu thụ hết.
Vòng quay hàng tồn kho tăng lên, chứng tỏ trong năm doanh nghiệp bán được hàng, khiến doanh thu tăng 407.104 tỷ đồng tăng 54,97%. Chi phí dự trữ giảm (chi phí chu chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt rách vỡ), công tác quản lý hàng tồn như vậy là tốt.
+ Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng thu hồi tiền vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.
Các con số về kỳ thu tiền bình quân của Công ty cho thấy thời gian để thu hồi các khoản phải thu giảm dần. Nếu năm 2001, Công ty phải cần tới 7 ngày để thu hồi các khoản nợ từ khách hàng thì năm 2002 Công ty chỉ mất 4 ngày (tăng75%). Điêu này được lý giải bởi năm 2002, doanh thu đặt 1.147 tỷ đồng tăng 54,97% so với năm 2001, trong khi đó phải thu giảm 2 tỷ đồng giảm 14,60%. Như vậy, Công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại phù hợp tăng nhanh số tiền thanh toán ngay trên tổng số tiền phải thanh toán của khách hàng.
Với kỳ thu tiền bình quân đó, tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt tăng lên từ 48,22 vòng/ năm đến 87,5 vòng / năm. Khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tăng.
+ Vòng quay vốn lưu động
Qua bảng 2.11, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là cao và tăng lên. Năm 2001, 1 đồng VLĐ thì tạo ra 7,5 đồng doanh thu. Năm 2002, 1 đồng VLĐ thì tạo ra 9,7 đồng doanh thu, tăng 30% so với năm 2001. Vòng quay vốn lưu động tăng lên là một điều dễ hiểu bởi tốc độ luân chuyển dự trữ tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty tăng lên. Như vậy việc bố trí cơ cấu VLĐ của Công ty trong năm 2002 là hợp lý.
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Qua bảng 2.11, ta thấy tốc độ tăng của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu làm hiệu suất sử dụng của tài sản năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng tài sản huy động vào kinh doanh là 141 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2001, trong khi đó, doanh thu tăng 407 tỷ tăng 54,97%. Dẫn đến, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng từ 5,8 lên 8,1 tức tăng thêm 40%.
Nhận xét:
Qua 2 năm 2001 và 2002, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt. Tất cả các tỷ lệ có sự tăng lên do doanh thu thuần của năm 2002 tăng cao hơn so với năm trước, chi phí có tăng nhưng Công ty vẫn có lợi nhuận qua các năm. Chứng tỏ, Công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, rút ngắn thời gian thu tiền, tăng vong quay hàng tồn kho.
2.2.4.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Nếu như các tỷ lệ tài chính trên phản ánh từng khả năng cụ thể liên quan đến tài chính doanh nghiệp thì các tỷ lệ về khả năng sinh lợi là nhóm tỷ lệ phản ánh tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp.
Bảng 2.12. Bảng các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2001/2000
2002/2001
Lượng
%
Lượng
%
1.Lợi nhuận sau thuế
5.086
2.196
7.672
-2.889
-56,8
5.475
249
2.Doanh thu thuần
699.634
740.627
1.147.732
40.993
5,86
407.104
54,97
3.Tài sản BQ
119.677
133.800
149.270
14.123
11,80
15.469
11,56
4.Vốn chủ sở hữu BQ
50.528
50.633
49.199
135
0,27
-1.463
-2,89
Hệ số doanh lợi doanh thu
0,007
0,003
0,006
Hệ số doanh lợi tổng vốn
0,043
0,016
0,051
Hệ số doanh lợi vốn CSH
0,100
0,043
0,160
(Nguồn: BCĐKT- BCKQKD của Công ty VTKTXM 3 năm 2000- 2002)
+ Hệ số doanh lợi doanh thu
Qua bảng 2.12, ta thấy hệ số doanh lợi doanh thu có xu hướng giảm mạnh trong năm 2001. Năm 2000, hệ số doanh lợi doanh thu là 0,007 tức là trong 1000 đồng doanh thu có 7 đồng lợi nhuận. Năm 2001, hệ số này giảm xuống ở mức 0,003 giảm 57% so với năm 2000. Năm 2002, hệ số này tăng lên 0,006.
Để tìm hiểu nguyên nhân ta hãy xem xét tình hình tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận trong năm cũng như tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng doanh thu qua bảng 2.13
Bảng 2.13. Bảng Phân tích BCKQKD
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2001/2000
2002/2001
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1.Dt thuần
699.634
100
740.627
100
1.147.732
100
40.993
5,86
407.104
54,97
2.Giá vốn
588.658
84,14
626.185
84,55
971.741
84,67
37.527
6,38
345.556
55,19
3.LN gộp
110.976
15,86
114.442
15,45
175.990
15,33
3.465
3,12
61.548
53,78
4.CP BH
98.571
14,09
105.309
14,22
156.761
13,66
6.738
6,84
51.452
46,86
5.CP QLDN
9.741
1,39
10.821
1,46
15.362
1,34
1.080
11,09
4.540
41,96
6.LN thuần từ HĐKD
2.663
0,38
(1.689)
(0,23)
3.866
0,34
7.Thu
HĐtc
2.804
100
5.516
100
3.695
100
-288
-10,28
1.178
46,84
8.Chi
HĐtc
21
0,76
57
2,28
12
0,33
35
168,33
-45
-78,58
9.LN thuần từ HĐtc
2.783
99,24
2.459
97,72
3.682
99,67
-324
-11,65
1.223
49,77
10.Thu BT
3.073
100
3.245
100
8.102
100
171
5,59
4.857
149,67
11.Chi BT
985.
32,05
784
24,17
4.392
54,21
-200
-20,38
3.607
460,02
12.LN BT
2.088
67,95
2.460
75,83
3.710
45,79
372
17,84
1.249
50,76
13.Tổng LN trước thuế
7.535
3.230
11.259
-4.305
-57,13
8.029
248,4
(Nguồn: BCKQKD của Công ty VTKTXM 3 năm 2000- 2002 )
Năm 2001, lợi nhuận trước thuế là 3,2 tỷ đồng, giảm 4,3 tỷ đồng giảm 57,13% so với năm 2000. Tuy doanh thu đạt 740 tỷ đồng tăng 5,86% so với năm 2000 nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 16% tổng doanh thu trong khi lợi nhuận gộp chiếm 15% tổng doanh thu. Như vậy, trong năm 2001, lợi nhuận trước thuế lỗ 1,6 tỷ đồng làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm. Nguyên nhân, do cạnh tranh quyết liệt nên doanh nghiệp đã bán với giá thấp hơn giá do Tổng Công ty quy định. Tuy nhiên, khi hạch toán Công ty vẫn hạch toán với giá của Tổng Công ty khiến doanh thu thực tế không phản ánh đúng với dòng tiền thu vào. Số chêch lệch đó Công ty phải sử dụng biện pháp hỗ trợ các cửa hàng về chi phí bán hàng. Điều này làm cho chi phí tăng lên đột biến (chi phí khuyến mại, chi phí hỗ trợ vận tải và các chi phí bán hàng khác). Việc tăng thêm chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Năm 2002, tổng lợi nhuận trước thuế là 11.259 tỷ đồng tăng 8.029 tỷ tăng 248,4% so với năm 2001. Do trong năm doanh nghiệp bán được 1,6 triệu tấn xi măng đem lại 1.147 tỷ doanh thu tăng 54,97% so với năm 2001. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu nên lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh là 3,8 tỷ đồng. Do đó, hệ số doanh lợi doanh thu trong năm tăng lên (tăng 200% so với năm 2001), cứ 1000 đồng doanh thu thì tạo ra 6 đồng lợi nhuận.
Mặc dù doanh thu tăng cao, đặc biệt trong năm 2002, nhưng hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty còn ở mức thấp. Do giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao. Để có được lợi nhuận cao hơn nữa, trong những năm tới Công ty cần phải có những giải pháp quản lý vốn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết (Chi phí qua kho, chi phí thuê kho), tăng cường sử dụng năng lực kho tàng hiện có của Công ty.
+ Hệ số doanh lợi tổng vốn
Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lợi của đồng vốn, nó cho biết một đồng vốn được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần.
Qua bảng 2.12, ta thấy trong năm 2000, cứ 1000 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 43 đồng lợi nhuận. Sang năm 2001, hệ số này là 0,016 tức là cứ 1000 đồng doanh thu thì tạo ra 16 đồng lợi nhuận, giảm 62% so với năm 2000. Năm 2002, hệ số doanh lợi tổng vốn là 0,051 tăng 219% so với năm 2001. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên.
+ Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hệ số này rất quan trọng đối với những nhà quản lý Công ty vì tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động quản lý của Công ty.
Qua bảng 2.12, ta thấy hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm mạnh trong năm 2001 (giảm 60% so với năm 2000), cứ 100 đồng vốn thì tạo ra 4 đồng lợi nhuận. Năm 2002, hệ số này là 0,16 tức là cứ 100 đồng vốn thì tạo ra 16 đồng lợi nhuận, tăng 300% so với năm 2001.
Ta sẽ đi xem xét từng yếu tố ảnh hưởng đến hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu bằng phường pháp tài chính Dupont.
Theo phương pháp này, doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty chịu ảnh hưởng của:
- Hệ số doanh lợi doanh thu.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
- Hệ số nợ
Cả 3 nhân tố trên đều có tác động thuận chiều đối với vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.14. Bảng phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Hệ số doanh lợi doanh thu
0,007
0,003
0,006
2.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5,8
5,5
7,7
3.Tỷ lệ TS/VCSH
2,4
2,6
3,04
4.Hệ số nợ
0,58
0,62
0,67
5.Doanh lợi vốn chủ sở hữu
0,100
0,043
0,160
(Nguồn: BCĐKT-BCKQKD Công ty VTKTXM 3 năm 2000-2002)
Qua bảng trên ta có:
Năm 2001:
Doanh lợi vốn CSH = 0,04 = 0,003 ´ 5,5 ´ 2,6 = 0,016 ´ 2,5
Năm 2002:
Doanh lợi vốn CSH = 0,15 = 0,006 ´ 7,7 ´ 3,04 = 0,051 ´ 3,04
Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng thêm 275% là do sự tăng lên của hệ số doanh lợi doanh thu (100%) và hiệu suất sử dụng tài sản (40%), hệ số nợ cũng tăng (16,5%).
Trong năm 2002, doanh thu tiêu thụ tăng 407 tỷ đồng tăng 55% so với năm 2001, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu làm cho doanh lợi doanh thu của Công ty tăng cao. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty tăng 40% là do sự hợp lý trong cơ cấu TSLĐ và TSCĐ trong tổng tài sản.
Qua phân tích trên, ta thấy hệ số nợ cũng ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty. Hệ số nợ tăng 16,5% cũng làm khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.
2.3. Đánh giá tình hình tài chính Công ty VTKTXM qua 3 năm 2000 -2002.
2.3.1. Thành công
Qua những nội dung phân tích trên ta có thể khái quát một số điểm mạnh hay những thành công của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
Thứ nhất: Về khả năng thanh toán: qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta thấy Công ty có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn. Đặc biệt, năm 2002, khả năng thanh toán tức thời là 1,03. Điều này có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán ngay lập tức bởi hơn một đồng TSLĐ tồn tại dưới dạng tiền của Công ty. Một khả năng thanh toán tốt như vậy luôn giúp cho Công ty giữ được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt của các nhà cung cấp cũng như các chủ nợ của Công ty.
Thứ hai: Về khả năng cân đối vốn: cơ cấu tài sản và nguồn vốn là rất phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty. Do hoạt động kinh doanh của Công ty là thương mại nên tỷ lệ TSLĐ chiếm chủ yếu ( chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản), còn lại là TSCĐ. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm hơn 55% giá trị tổng tài sản, còn lại là vốn chủ sở hữu. Công ty chiếm dụng được một khoản vốn lớn như vậy là do Tổng Công ty cho phép Công ty được phép trả chậm 45 ngày tiền hàng. Như vậy, cả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn đều dư thừa, số tiền thừa đó Công ty đã gửi vào ngân hàng để hưởng lãi tài chính.
Thứ ba: Về khả năng hoạt động: qua phân tích, ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, trong khi đó kỳ thu tiền bình quân giảm đi. Cụ thể, năm 2002, vòng quay hàng tồn kho là 48 (vòng) tăng 37% và kỳ thu tiền bình quân là 4 (ngày) giảm 43% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ trong năm Công ty bán được hàng và thu được tiền, đem về một khoản doanh thu là 1.147 tỷ đồng. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà tăng trưởng và phát triển, chính sách tín dụng thương mại là hoàn toàn phù hợp với hoạt động của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư: Về khả năng sinh lãi: trong năm 2002, doanh thu đạt 1.147 tỷ đồng tăng 54,9% so với năm 2001. Mặc dù doanh thu tăng cao, nhưng hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty còn ở mức thấp do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao. Để có được lợi nhuận cao hơn nữa, trong những năm tới Công ty cần phải có những giải pháp quản lý vốn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết như chi phí thuê kho, chi phí vận chuyển bốc xếp, tăng cường sử dụng năng lực kho tàng hiện có của Công ty.
Thứ năm: Trong công tác quản lý chuyên môn, Công ty tiến hành phân tích tài chính theo hàng quí để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp lãnh đạo Công ty điều hành quản lý kinh doanh. Báo Cáo tài chính hàng năm đã được các Công ty kiểm toán. Do đó, các số liệu là đúng mực và chuẩn xác theo chế độ hiện hành.
2.3.2. Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì tình hình tài chính hiện nay của Công ty còn có nhiều tồn tại cần sớm có biện pháp khắc phục nhằm lành mạnh hoá tình trạng tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:
- Do tình hình kinh doanh xi măng trên thị trường diễn ra hết sức gay go và phức tạp, có nhiều đối tượng cùng kinh doanh trên địa bàn. Do đó, để đạt được kế hoạch về sản lượng do Tổng Công ty giao hàng năm, Công ty đã áp dụng một loạt các biện pháp về mặt tài chính để kích cầu tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí khuyến mại và hỗ trợ các chi phí bán hàng khác. Điều này làm cho chi phí bán hàng tăng nhanh và ảnh hưởng đến mặt hàng kinh doanh chính của Công ty
- Do cơ chế của Tổng Công ty, số chiếm dụng vốn của Tổng Công ty (Số tiền phải trả) trong năm tài chính phát sinh lớn. Điều này có lợi cho Công ty nhưng trong quan hệ với bạn hàng thì không lành mạnh.
- Tổng Công ty qui định về giá mua và giá bán, nhưng để cạnh tranh được với các Công ty bán xi măng, Công ty đã bán với giá thấp hơn giá do Tổng Công ty qui định. Khi hạch toán Công ty lại hạch toán với giá do Tổng Công ty ra. Do đó, doanh thu không phản ánh đúng dòng tiền thực thu. Tình trạng này Công ty gọi là giá treo. Vấn đề này còn đang tồn tại bất cập. Công ty đã đề nghị với Tổng Công ty có biện pháp xử lý.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình
tài chính Công ty VTKTXM
3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới.
Tính đến nay, Công ty đã có hơn 9 năm tham gia kinh doanh trên thị trường xi măng. Trong 9 năm đó, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế nói chung và của thị trường xi măng nói riêng, kết quả hoạt động sản xuất xi măng của Công ty cũng có nhiều thay đổi, đăc biệt trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002 Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Năm
Sản Lượng
(tấn)
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
Lợi nhuận
1999
694.255
7,415
2,5
2000
1.007.103
9,393
7,5
2001
1.065.419
11,349
3,2
2002
1.662.083
14,255
11,2
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính- Công ty VTKTXM)
Năm 2000, nền kinh tế Việt Nam sau 3 năm suy giảm đã có dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng ( GDP tăng 6,75%), nhiều công trình dự án được triển khai nhằm chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, chào đón một thế kỷ mới đã kích cầu xi măng làm cho sản lượng bán xi măng của Công ty tăng mạnh đạt 145%, lợi nhuận tăng 213% so với năm 1999.
Năm 2001, sản lượng bán Công ty vẫn xấp xỉ năm trước nhưng do cạnh tranh quyết liệt với các loại xi măng giá rẻ nên Công ty phải bán với giá thấp hơn giá quy định rất nhiều (thấp hơn khoảng 40.000 - 50.000 đồng/tấn), Công ty phải tăng chi phí mới bán được hàng, xí nghiệp vận tải thua lỗ nên lợi nhuận giảm.
Kết quả năm 2002, Công ty đã thực hiện bán ra: 1.662.083 tấn xi măng các loại, tăng 596.664 tấn so với năm trước, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đánh giá hoạt động của công ty ta thấy có những khó khăn, hạn chế sau:
- Nhu cầu xi măng trên thị trường tăng nhưng cung vẫn vượt cầu, trên thị trương các loại xi măng của các đối tác khác bán với giá rẻ hơn. Tình trạng gian lận thương mại và sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành đã làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng thêm quyết liệt, gay gắt đã làm giảm sản lượng tiêu thụ của Công ty đặc biệt là xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn.
- Công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào Tổng Công ty xi măng Việt Nam, điều này làm hạn chế khẳ năng cạnh tranh của Công ty. Cụ thể về giá bán, Công ty không được tự do định giá mà phải theo “giá treo” do Tổng Công ty quy định, mà mức giá này bao giờ cũng cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh gây khó khăn cho Công ty khi tiêu thụ hàng và tạo những bất cập trong hạch toán kế toán (giá bán thực té thấp nhưng phải hạch toán theo giá treo cao).
- Lực lượng bán hàng chưa đáp ứng các yêu cầu trong cơ chế thị trường do trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, chưa đáp ứng được các kỹ năng cơ bản cần có của nhân viên bán hàng. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bán hàng rất ít ỏi, việc phần lớn các cửa hàng của Công ty là đi thuê cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Điều kiện giao thông vận tải cũng khó khăn cho Công ty trong điều kiện chuyển xi măng, nhất là chuyên chở lên địa bàn trung du, miền núi.
- Bộ phận vận tải làm ăn thua lỗ do có nhiều xe đã sử dụng lâu ngày, cơ chế điều hành, quản lý chưa phù hợp
Tuy nhiên, Công ty cũng có những lợi thế rất lớn:
- Là một DNNN trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam có khối lượng sản phẩm chiếm đại đa số trên thị trường. Mức tiêu thụ xi măng các Công ty thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thường chiếm 70% - 80% mức tiêu thụ xi măng nói chung.
- Các sản phẩm công ty đang kinh doanh có chất lượng cao, có uy tín từ lâu đáp ứng các nhu cầu về kỹ thuật của các công trình có chất lượng cao.
- Công ty đã tạo được uy tín vững vàng trên thị trường, tạo được nhiều mối quan hệ lâu bền và chắc chắn với khách hàng.
- Lượng dự trữ của Công ty đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi điều kiện, phương thức phân phối ngày càng đa dạng thuận tiện, phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới:
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh, dựa trên tình hình thực tế của Công ty thì hàng năm ban lãnh đạo Công ty cũng đề ra một số mục tiêu trước mắt và lâu dài nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Công ty.
Mục tiêu đặt ra trong 3 năm tới cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Doanh thu
Tỷ đồng
1.200
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
14,5
Lợi nhuận
Tỷ đồng
9,5
Lao động
Người
800
Thu nhập BQ tháng
Đồng\người \tháng
2.200.000
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty VTKTXM.
Thông qua việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002, ta thấy được những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty. Trong khuôn khổ đề tài của mình và cùng với mục tiêu mà công ty đã đề ra, em xin trình bày một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty.
3.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn.
Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ ngày nay, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì không thể thiếu vốn sản xuất được. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, đây là một việc cần thiết và không thể thiếu được nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong cơ cấu vốn của Công ty, nợ phải trả chiếm trên 58% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2000, 2001, 2002 nợ phải trả lần lượt chiếm 58%, 62%, 67%. Còn lại là vốn chủ sở hữu. Trong đó, phải trả cho người bán chiếm trên 76% tổng nợ phải trả. Công ty có được một khoản vốn lớn từ người bán là do Tổng Công ty cho phép Công ty được trả chậm 45 ngày tiền mua hàng. Đây là một lợi thế lớn cho Công ty, vì trong lúc chưa phải trả tiền hàng, Công ty đã sử dụng số tiền đó để mở rộng kinh doanh hoặc gửi vào Ngân hàng để hưởng lợi nhuận tài chính (Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong 3 năm 2000, 2001, 2002 lần lượt chiếm 36,9%, 76,1%, 32,7% tổng lợi nhuận trước thuế). Tuy nhiên, trong năm 2003, Tổng Công ty rút ngắn thời hạn trả chậm từ 45 ngày xuống còn 25 ngày và có thể thời hạn này còn thấp hơn.
Do vậy, trong thời gian tới để chủ động trong kinh doanh, Công ty nên có giải pháp huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn Ngân hàng để đầu tư vào TSLĐ. Với tình hình tài chính như hiện nay, các Ngân hàng đều dễ dàng chấp nhận cho Công ty vay.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn là một yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Cho nên, các doanh nghiệp phải quản lý vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Như trong phần đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ta thấy: TSLĐ chiếm tỷ trọng cao trên 75% và có xu hướng tăng qua các năm. Vì Công ty là loại hình doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản như trên là hợp lý. Trong đó, VLĐ dưới dạng tiền chiếm 66,3% năm 2001 và 76,5% năm 2002 (trong đó tiền mặt tại quỹ chiếm trên 1,4% và tiền gửi Ngân hàng chiếm trên 62,2% tổng VLĐ), VLĐ dưới dạng hàng tồn kho chiếm 14,9% năm 2001 và 7,9% năm 2002, VLĐ trong khâu dự trữ chiếm 18,5% năm 2001 và 15,4% năm 2002. Vòng quay VLĐ trong 2 năm 2001, 2002 lần lượt là 7(vòng) và 10(vòng); số ngày một vòng quay là 48 và 37 vòng. Ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tương đối cao. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sau đây em đưa ra một số giải pháp mà Công ty có thể áp dụng:
Thứ nhất: quản lý tiền mặt.
Tiền mặt được hiều là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuê, trả nợ...
Tiền mặt bản thân nó không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau: đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Trong năm 2002, VLĐ dưới dạng tiền mặt chiếm 76,5% tổng VLĐ. Lượng tiền mặt như vậy là nhiều. Công ty có thể tham khảo giải pháp sau để giữ lượng tiền mặt tối ưu, hiệu quả:
Dựa vào dòng tiền thực thu và thực chi trong quá khứ, Công ty lập kế hoạch cho các dòng tiền ở hiện tại và tương lai.
Dòng tiền thực thu như thu từ tiền bán hàng, từ cho thuê kho, từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ở ngân hàng), từ hoạt động bất thường (thanh lý tài sản). Đối với khoản thu từ bán hàng, Công ty cần quy định cụ thể các phương thức bán hàng cho từng cửa hàng như thời hạn thu tiền, các khoản giảm giá chiết khấu, thời hạn trả chậm tiền hàng đối với khách hàng mua với khối lượng lớn. Điều này được quy định cụ thể trong hợp động tín dụng của Công ty. Có thể thấy các khoản thực thu của Công ty là tương đối ổn định.
Dòng tiền thực chi như chi mua hàng, chi thuê kho, chi lương, chi bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị, chi sửa chữa trụ sở...Trong đó, chi mua hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất và thường biến động. Chi mua hàng phụ thuộc vào lượng hàng mua và thời gian thanh toán cho bên mua. Thời hạn thanh toán cho bên mua được quy định là trả chậm 45 ngày. Với khối lượng hàng mua, phòng kế toán phải phối hợp với phòng điều độ và quản lý kho để xác định lượng hàng mua thực tế. Từ đó, Công ty xác định được dòng tiền thực chi.
Tuy nhiên, có những khoản thu, chi Công ty không thể xác định được một cách chính xác. Để bù đắp cho những khoản này, Công ty có thể nắm giữ chứng khoản có tính thanh khoản cao để khi cần có thể mua hoặc bán. Trong khi nắm giữ chứng khoán Công ty vẫn được hưởng lãi.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, đa số các doanh nghiệp Việt nam chưa có thói quen đầu tư tiền dư thừa vào chứng khoán có tính thanh khoản cao. Vì vậy, để thực hiện được giải pháp trên thì việc phát triển thị trường chứng khoán là một đòi hỏi không thể thiếu được
Thứ hai là quản lý dự trữ:
Ta biết rằng, nếu hàng hoá dự trữ nhiều sẽ bị hao mòn đi rất nhanh và phải tốn kém chi phí bảo quản, chi phí vận chuyến bốc dỡ. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu mua hàng của khách hàng. Do vậy, để giữ một lượng hàng vừa đủ là mục tiêu quản lý dự trữ của Công ty.
Trong năm 2002, lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 17 triệu đồng tăng 0,08% so với năm 2001. Trong thời gian tới Công ty nên giảm lượng hàng tồn kho xuống thấp hơn nữa. Công ty có thể xem xét hướng giải quyết sau:
Hàng tháng, quý, năm Công ty lập kế hoạch dự trữ hàng bằng cách bám sát với kế hoạch tiêu thụ hàng do Tổng Công ty quy định kết hợp với việc nghiên cứu thị trường. Phòng nghiên cứu thị trường phải thực hiện các công việc sau đây:
Thứ nhất: Điều tra, nắm bắt tình hình biến động của thì trường như: nhu cầu của khách hàng, sự biến động về giá cả, chi phí khuyến mại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó xác định mức dự trữ tối ưu.
Thứ hai: xem xét yếu tố thời tiết có thuận lợi cho việc xây dựng hay không. Vào những tháng như 1,2,3,4,10,11,12 thời tiết khô ráo nên nhu cầu về xây dựng tăng. Ngược lại, vào tháng 7,8,9 mưa nhiều nên nhu cầu về xây dựng giảm. Do vậy, phòng nghiên cứu thị trường phải dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu.
Ngoài ra, Công ty nên áp dụng phương thức bán thẳng đến chân công trình cho khách hàng để giảm các chi phí qua kho không cần thiết như: chi phí chu chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, rách vỡ.
Thứ ba: quản lý các khoản phải thu:
Năm 2002, khoản phải thu giảm 5 tỷ đồng giảm 36,5% so với năm 2001, vòng quay phải thu là 87(vòng), kỳ thu tiền bình quân là 4 ngày. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại đúng đắn. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với đối thủ khác, Công ty nên có chính sách tín dụng thương mại sao cho phù hợp hơn trong giai đoạn tới.
Công ty có thể tham khảo một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Công ty nên có chính sách bán chịu đúng đắn cho từng khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức phải được sự bảo lãnh của ngân hàng và phải cam kết việc mua bán chịu thông qua hợp đồng kinh tế. Đối với khách hàng là cá nhân thì được trả chậm 15 ngày, nhưng phải trả trước một phần giái trị của đơn đặt hàng.
Thứ hai: Phân loại từng đối tượng sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách luôn đi thu hồi nợ, bộ phận này sẽ theo dõi từng khoản nợ. Đối với các khoản nợ quá hạn thì Công ty nên tìm hiểu nguyên nhân của nó để có biện pháp xử lý như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng...Về phần Công ty, đối với những khoản nợ quá hạn mà khó có khả năng thu hồi thì Công ty nên lập quỹ dự phòng các khoản nợ khó đòi.
Thứ ba: Công tác thu hồi nợ nên tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành để đặn không nên dồn dập vào cuối mỗi năm làm cho vốn bị chiếm dụng lâu, gây lãng phí. Trong khi đó, cuối năm lượng tiền thu về sẽ làm tồn quỹ tăng nhanh gây dư tiền mặt giả tạo.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
TSCĐ là một bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
TSCĐ của Công ty chiếm một tỷ lệ rất thấp, dưới 25% tổng giá trị tài sản. TSCĐ của Công ty chủ yếu là nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị. Tuy vậy, Công ty cũng cần có các giải pháp quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới.
Công ty có thể xem xét một số giải pháp sau:
Thứ nhất: chú trọng vào việc mua sắm TSCĐ, đầu tư thiết bị văn phòng như máy tính, trung bình cứ hai nhân viên phải sử dụng một máy tính nhằm làm tăng hiệu quả làm việc.
Thứ hai: thường xuyên sửa chữa, nâng cấp trụ sở Công ty để làm tăng vị thế của Công ty. Đồng thời, đối với thiết bị văn phòng khi hết thời gian sử dụng phải thanh lý, mua mới.
Thứ ba: Công ty nên chủ động đề phòng các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với TSCĐ như thiên tai, hoả hoạn...bằng cách mua sắm các thiết bị phòng cháy chữa cháy hoặc trích lập các quỹ dự phòng tài chính.
3.2.3. Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc tiết kiệm chí phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng không ngừng phấn đấu để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với Công ty, giá mua vào và bán ra do Tổng công ty quy định nên để tăng lợi nhuận Công ty phải có các biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, chi phí bán hàng của Công ty tăng cao trong các năm. Cụ thể, năm 2002 tăng 51 tỷ tăng 46,8% so với năm 2001. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2002 tăng 4 tỷ đồng tăng 41,9% so với năm 2001. Do đó, để giảm 2 chi phí trên Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Công ty nên xây dựng các định mức về chi phí cố định một cách hợp lý. Chi phí khuyến mại nên áp dụng cho từng thời kỳ tiêu thụ sản phẩm hoặc theo mùa vụ. Trong quá trình tiêu thụ tốt, Công ty nên hạn chế chi phí khuyến mại.
Thứ hai: Quản lý các chi phí phát sinh không cần thiết như chi phí qua kho (chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp). Để giảm được chi phí này, Công ty nên tăng cường tiếp thị khách hàng để vận chuyển thẳng đến chân công trình.
Thứ ba: Nắm bắt về giá trên từng địa bàn Công ty phụ trách để có giá bán phù hợp hơn.
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong tình hình hiện nay, ngày càng có nhiều loại xi măng tham gia vào thị trường, việc tiêu thụ xi măng ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường là một biện pháp rất cần thiết đối với Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Trước hết, việc nghiên cứu thị trường phải chủ động nắm bắt về diễn biến thị trường trên các địa bàn ở từng thời điểm, kịp thời đề ra biện pháp kinh doanh phù hợp. Một trong những yếu tố thay đổi thị trường là giá cả. Giá cả trên thị trường được quyết định dựa trên quan hệ cung - cầu về xi măng trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường xi măng quan hệ cung - cầu diễn ra rất phức tạp, giá xi măng liên tục thay đổi. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác nghiên cứu thị truờng là phải có cơ chế giá linh hoạt để duy trì khả năng cạnh tranh, giữ vững được thị phần và bình ổn giá trên địa bàn được phân công quản lý.
Hoạt động nghiên cứu thị trường còn phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là quan tâm đến chất lượng, giá cả, điểm mạnh, điểm yếu và phản ứng của họ đối với các tình huống kinh doanh trên thị trường. Nhìn chung, chất lượng của các loại xi măng tương đối đồng đều nhưng giá cả lại có sự chênh lệch. Cơ chế giá của các đối thủ này khá linh hoạt do không phải chịu sự ràng buộc về cơ chế giá của Tổng Công ty. Hơn nữa, họ lại áp dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại khá phong phú với giá trị quà tặng tương đối lớn. Do đó, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh này là rất quan trọng, nó giúp cho Công ty có những phản ứng kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thị trường.
Ngoài ra, Công ty phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu câu, thị hiếu của khách hàng thay đổi cũng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng, giá bán và cơ cấu mặt hàng tiêu thụ. Như vậy, nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng giúp Công ty chuyển đổi cơ cấu kinh doanh kịp thời và có những biện pháp tác động phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cho Công ty.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty cũng nên quan tâm đến những khu vực vùng sâu, vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng...ở những vùng này trước đây việc tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện nay tình hình tiêu thụ đã có những diễn biến tốt. Hơn nữa, hoạt động tiêu thụ ở đây không vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác.
3.2.5. Hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn, tài sản và phân tích các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần từng bước hoàn thiện, đổi mới việc tổ chức công tác kế toán tài chính để thích nghi với yêu cầu và nội dung của việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đồng thời với việc hoàn thiện công tác kế toán tài chính thì Công ty cũng nên từng bước nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của con người. Mọi tác động của doanh nghiệp chỉ phát huy hiệu quả tích cực khi bản thân mỗi cán bộ quản lý đều nỗ lực phấn đấu tối đa trong việc tích luỹ kinh nghiệm, thu nhận kiến thức, vận dụng các quy luật tài chính khách quan vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho mỗi đồng vốn bỏ ra đều có khả năng sinh lợi. Có như thế, doanh nghiệp mới tạo dựng được một cơ chế tài chính lành mạnh làm động lực cho doanh nghiệp phát triển và vững tin vào tương lai
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Tổng Công ty xi măng:
+ Công ty không được tự quyết định giá mà tình trạng giá treo do Tổng Công ty đề nghị Ban Vật giá Chính Phủ và Bộ Xây dựng quy định gây khó khăn cho hoạt động của Công ty. Giá bán trên thị trường thấp hơn rất nhiều so với mức giá quy định, do đó, Công ty phải tăng các chi phí vận chuyển, bốc xếp mới bù đắp được phần doanh thu thấp hơn quy định. Điều này ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của Công ty không phản ánh đúng mức doanh thu và chi phí, số liệu không chính xác ảnh hưởng đến việc Phân tích. Tổng Công ty nên xem xét giải quyết tình trạng giá treo như hiện nay để Công ty tự chủ hơn về tài chính, để các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh đúng thực trạng của Công ty.
+Vì Tổng Công ty quy định Công ty VTKTXM phải bán xi măng ở những địa bàn miền núi, đi lại khó khăn, phí vận chuyển lớn, sức tiêu thụ ít, giá rẻ dẫn đến thua lỗ. Do vậy, Tổng Công ty cần có những chính sách hỗ trợ về giá khi chỉ đạo bán xi măng ở vùng sâu, vùng xa.
3.3.2. Đối với Nhà nước
+ Nhà nước cần sớm ban hành quy định về công khai hoá các báo cáo tài chính, thành lập một cơ quan chuyên tập hợp số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình cho từng ngành để các doanh nghiệp có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó có biện pháp giải quyết các mặt yếu kém.
+ Phát triển thị trường chứng khoản để các doanh nghiệp dễ dàng phát huy đồng vốn cũng như thực hiện đầu tư tài chính được dễ dàng.
Kết luận
Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta do Đảng và nhà nước lãnh đạo đã đạt được những thành công to lớn, từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cũng phải từng bước quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập lời ăn lỗ chịu. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mọi doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường. Chính vì vậy, Phân tích tài chính là một đòi hỏi bắt buộc không chỉ đối với Công ty VTKTXM mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp.
Dựa trên những kiến thức đã được học ở nhà trường, thông qua phân tích thực tế tình hình tài chính tại Công ty VTKTXM, em đã nêu trong luận văn những thành công và hạn chế về tình hình tài chính của Công ty, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kiến thức thực tiễn nên những giải pháp em đưa ra chưa hẳn đã thích hợp và tối ưu nhưng cũng có thể giúp các nhà quản lý tài chính của Công ty tìm ra các biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng rằng những giải pháp em đưa ra sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các cô chú phòng tài chính kế toán Công ty và được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô trong khoa Ngân Hàng - Tài chính đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Định đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Qua đây, em muốn gửi tới thầy giáo và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán Công ty VTKTXM lời cảm ơn chân thành nhất.
Tài liệu tham khảo
TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2002.
TS Vũ Duy Hào, Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục,1998.
Nguyễn Hải Sản, Quản trị Tài chính, NXB Thống kê, 1996.
Nguyễn Văn Công, Đọc, lập và phân tích Tài chính doanh nghiệp
Các văn bản pháp luật về quản lý Tài chính doanh nghiệp.
Luận văn khoá trước.
Phụ lục
Phụ Lục 1: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
699.634.533.511
740.627.774.260
1.147.732.335.893
1. Doanh thu thuần
699.634.533.511
740.627.774.260
1.147.732.335.893
2. Giá vốn hàng bán
588.658.112.852
626.185.755.053
971.741.775.227
3. Lợi nhuận gộp
110.976.420.659
114.442.019.207
175.990.560.666
4. Chi phí bán hàng
98.571.268.772
105.309.677.613
156.761.950.290
5. Chi phí quản lý
9.741.228.675
10.821.905.408
15.362.594.758
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
2.663.923.212
(1.689.563.814)
3.866.015.618
7. Thu nhập HĐTài chính
2.804.659.807
2.516.416.080
3.695.157.730
8. Chi phí HĐTài chính
21.366.500
57.333.700
12.283.600
9. Lợi nhuận thuần từ HĐTC
2.783.293.307
2.459.082.380
3.682.874.130
10. Các khoản Thu nhập BT
3.073.505.059
3.245.293.271
8.102.509.336
11. Chi phí bất thường
985.064.548
784.304.556
4.392.294.793
12. Lợi nhuận bất thường
2.088.440.511
2.460.988.715
3.710.214.543
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
7.535.657.030
3.230.507.281
11.259.104.291
14. Thuế TNDN
2.449.648.586
1.033.762.330
3.586.913.373
15. Lợi nhuận sau thuế
5.086.008.444
2.196.744.951
7.672.190.918
(Nguồn: BCKQKD của Công ty VYKTXM 3 năm 2000-2002)
Phụ Lục 2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị :VNĐ
Tài sản
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
A- Tài sản lưu động và đầu tư NH
91.400.903.091
107.455.877.289
128.955.226.979
I. Tiền
61.609.435.188
71.294.200.913
98.698.627.011
1. Tiền mặt tại quỹ
3.996.552.800
2.864.794.700
1.846.043.500
2. Tiền gửi ngân hàng
45.821.774.488
66.855.906.213
94.131.943.511
3. Tiền đang chuyển
11.791.107.900
1.573.500.000
2.720.640.000
II. Các khoản đttc ngắn hạn
0
0
0
III. Các khoản phải thu
14.668.060.225
16.050.614.123
10.183.875.193
1. Phải thu của khách hàng
13.062.013.024
13.611.033.480
8.240.668.842
2. Trả trước cho người bán
1.639.991.267
394.037.068
1.416.555.317
3. Thuế GTGT được khấu trừ
0
0
0
4. Phải thu nội bộ
(208.442.400)
0
0
5. Các khoản phải thu khác
174.498.334
2.045.543.575
526.651.034
6. Dự phòng phải thu khó đòi
0
0
0
IV. Hàng tồn kho
14.952.910.586
19.899.047.711
19.916.349.775
1. Hàng mua đang đi trên đường
7.521.788.337
11.874.875.961
14.144.078.180
2. Nguyên liệu, vật liệu trong kho
442.236.153
398.839.269
246.136.570
3. Công cụ dụng cụ trong kho
66.166.440
49.397.097
25.569.846
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
0
0
0
5. Thành phẩm tồn kho
0
0
0
6. Hàng hoá tồn kho
6.922.719.656
7.575.935.384
5.500.565.179
7. Hàng gửi đi bán
0
0
0
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
0
0
0
V. Tài sản lưu động khác
170.497.092
212.014.542
156.375.000
1. Tạm ứng
170.497.092
205.338.042
156.375.000
2. Chi phí trả trước
0
6.676.500
0
B- Tài sản cố định và đầu tư DH
28.276.803.293
26.345.066.402
20.315.302.521
I. Tài sản cố định
27.070.707.715
24.604.797.887
18.936.056.077
1. Tài sản cố định hữu hình
26.517.155.225
24.127.052.417
18.936.056.077
- Nguyên giá
54.360.671.871
43.485.760.647
42.500.328.666
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(27.843.516.646)
(29.358.708.230)
(23.564.272.589)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
0
0
0
- Nguyên giá
0
0
0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
0
0
0
3. Tài sản cố định vô hình
553.552.490
479.745.470
0
- Nguyên giá
738.070.000
738.070.000
0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(184.517.510)
(258.324.530)
0
II. Các khoản đầu tư tài chínhDH
575.000.000
625.000.000
675.000.000
Đầu tư chứng khoán dài hạn
575.000.000
625.000.000
675.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
631.095.578
1.113.268.515
704.246.444
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược DH
0
0
0
Tổng cộng tài sản
119.677.706.384
133.800.943.691
149.270.529.500
Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
69.149.252.499
83.137.132.645
100.070.593.940
I. Nợ ngắn hạn
64.689.594.357
79.144.387.765
95.396.818.009
1. Vay ngắn hạn
0
0
0
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
0
0
0
3. Phải trả cho người bán
52.526.611.597
69.901.471.751
83.720.803.207
4. Người mua trả tiền trước
74.938.950
397.469.870
723.467.532
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
3.737.051.728
2.650.079.939
5.501.435.878
6. Phải trả công nhân viên
2.323.070.697
3.284.526.850
4.048.140.117
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
5.209.149.135
2.447.574.911
990.381.382
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
818.772.250
463.264.444
412.589.893
II. Nợ dài hạn
0
0
0
III. Nợ khác
4.459.658.142
3.992.744.880
4.673.775.931
1. Chi phí phải trả
1.967.648.142
2.824.814.880
2.930.155.931
2. Tài sản thừa chờ xử lý
0
0
0
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
2.492.010.000
1.167.930.000
1.743.620.000
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
50.528.453.885
50.663.811.046
49.199.935.560
I. Nguồn vốn – quỹ
50.528.453.885
50.369.445.184
46.400.893.081
1. Nguồn vốn kinh doanh
44.167.404.821
44.700.801.858
39.404.120.446
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
0
3. Chênh lệch tỷ giá
0
0
0
4. Quỹ đầu tư phát triển
3.203.613.634
3.208.794.960
3.865.724.187
5. Quỹ dự phòng tài chính
0
1.011.052.647
1.682.252.729
6. Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
0
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.448.795.719
1.448.795.719
1.448.795.719
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
294.365.862
2.799.042.479
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
106.097.809
28.309.315
(120.148.572)
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
737.722.264
266.056.547
2.919.191.051
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp
0
0
0
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
0
0
0
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
0
0
0
Tổng cộng nguồn vốn
119.677.706.384
133.800.943.691
149.270.529.500
(Nguồn: BCĐKT của Công ty VTKTXM 3 năm 2000-2002)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7911.doc