Đề tài Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp

Đ Các dự án lập theo đúng quy trình phát triển chung của ngành, được tính dựa trên các dự báo thị trường thông qua việc thu thập phân tích đầy đủ số liệu về nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ thực tế của sản phẩm ( ở đây là than) nên trước hết đảm bảo cho dự án có tính khả thi về mặt thị trường tránh được tình trạng nhiều dự án hiện nay mặc dù tính toán các chỉ tiêu tài chính đều đạt hiệu quả nhưng khi tiến hành thực hiện thì không tiêu thụ được sản phẩm là do quá trình dự báo thị trường không tốt. Các dự án của công ty đã khắc phục các nhược điểm này bằng cách đi nghiên cứu thực tế khai thác, thu thập số liệu từ các chiến lược phát triển của Tổng công ty Than Việt Nam và đây đều là các kết quả được thu thập xử lý kỹ càng đảm bảo tính chính xác cao. Đ Nội dung phân tích tài chính của công ty đảm bảo yêu cầu cơ bản của một quá trình phân tích dự án đầu tư từ việc xác định nhu cầu vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu tài chính cơ bản. Đ Chi phí - Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở dự tính công suất cụ thể cho từng năm nên kết quả phân bổ giá trị sản lượng và chi phí sản xuất cho các năm là chính xác đảm bảo tiến hành phân tích có tính chính xác cao.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
393 1608 1588 1402 1598 1396 III.Cân đối thu chi (III=I-II) -19030 -14914 1596.94 2992.94 4224.54 6109.14 5636.14 5209.54 5620.64 5439.74 11.HSCK 0.92047 0.84727 0.77989 0.71786 0.66077 0.60822 0.55985 0.51533 0.47434 0.43662 IV.Cfi (IV=III*11) -17516.6 -12636 1245.43 2148.52 2791.46 3715.71 3155.39 2684.61 2666.11 2375.09 Bảng 8: Tính toán lỗ lãi và NPV,IRR của dự án mỏ than Kế Bào (1) Đơn vi: Triệu đồng Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào Bảng 9: Tính toán lỗ lãi và NPV,IRR của dự án mỏ than Kế Bào (2) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 I.Các khoản thu (I=1+2+3) 28833 28833 28833 28833 28833 28688 28833 28545 1.Doanh thu 28833 28833 28833 28833 28833 28688 28833 21913 2.Giá trị còn lại 0 0 0 0 0 0 0 6632 3.Giá trị than thu hồi 0 0 0 0 0 0 0 0 II.Các khoản chi (II=4+9+10) 22836.8 22349.4 21709 22362.1 22159.2 22334.4 22691.9 17199 4.Tổng nhu cầu vốn(4=5+..+8) 0 0 0 0 0 0 0 0 5.Vốn đầu tư mới 0 0 0 0 0 0 0 0 6.Vốn hiện có 0 0 0 0 0 0 0 0 7.Vốn lưu động 0 0 0 0 0 0 0 0 8.Vốn đầu tư duy trì sản xuất 0 0 0 0 0 0 0 0 9.Chi phí sản xuất không KH 21375 20644 19680 20650 20349 20676 21140 15977 10.Các loại thuế 1462 1705 2029 1712 1810 1658 1552 1222 III.Cân đối thu chi (III=I-II) 5996.24 6483.64 7124.04 6470.94 6673.84 6353.59 6141.14 11346 11.HSCK 0.4019 0.36993 0.34051 0.31343 0.28851 0.26556 0.24444 0.225 IV.Cfi (IV=III*11) 2409.86 2398.51 2425.83 2028.2 1925.44 1687.27 1501.15 2552.86 Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mỏ than Kế Bào 4.2.Dự án đầu tư mua sắm thiết bị mỏ than Đèo Nai 4.2.1.Một số vấn đề về dự án a. Giới thiệu về dự án Công ty than Đèo Nai là một trong các công ty có quy mô than khai thác lộ thiên lớn của Tổng công ty Than Việt Nam. Theo kết quả tính toán của công ty ITE lập về khảo sát địa chất mỏ than Đèo Nai được Tổng công ty Than thuê thực hiện cho thấy trữ lượng than của mỏ Đèo Nai vẫn còn 44 triệu tấn phân bổ chủ yếu tại ba nơi là khu công trường chính ( 13,1 triệu tấn), khu mỏ Lô trít ( 13,2 triệu tấn), khu Bắc Đèo Nai ( 17,7 triệu tấn). Nhu cầu sử dụng than của nền kinh tế sẽ tăng 2001-2005 và các năm sau theo dự báo là 17 triệu tấn vào 2005 và 20-22 triệu tấn vào 2010, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam nên giá than và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng việc đầu tư mở rộng là cân thiết. Công ty đã tính các phương án để có thể nâng cao năng suất của mỏ than Đèo Nai thì các phương án mở rộng khai thác mỏ mới là chưa thiết thực vì thực tế ngay tại mỏ Đèo Nai vẫn cõn trữ lượng than lớn chưa khai thác hết. Chính vì thế phương án đầu tư nâng cao năng suất máy móc để tăng hiệu quả khai thác đã được công ty chấp nhận. Bên cạnh đó hệ thống máy móc của công ty hiện tại cũng quá cũ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác hiện tại của đơn vị, và các chủng loại máy móc cũ này còn gây ra ô nhiễm do khói thải rất nhiều.Do các lý do trên đơn vị mỏ Đèo Nai đã thông qua phương án mua thêm máy móc để nâng cao năng lực sản xuất và thuê công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ làm tư vấn. b.Đề xuất phương án Dựa trên chủ trương của công ty than Đèo Nai và thông qua khảo sát thực tế tại đơn vị công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp đã đề xuất phương án là mua thêm máy móc thiết bị thay thế cho các máy móc của công ty hiện nay đã dùng từ lâu chủ yếu là các máy cũ của Liên Xô công suất thấp và ô nhiễm nhưng không thay thế hoàn toàn ( vì vốn đầu tư cần quá lớn ) mà sẽ thay thế dần dần như thay thế các thiết bị chạy điện hiện nay bằng thiết bị thuỷ lực( máy khoan, xúc) và ôtô có trọng tải lớn hơn ( 70 tấn) cho vận chuyển. Một số máy móc đề xuất mua là: Máy xúc thuỷ lực bánh xích có dung tích gầu xúc E=4,5 á7,5 m3. Ôtô chở đất đá có tải trọng là 36á60 tấn. Ôtô tự đổ chở than tiêu thụ 12á15 tấn. Máy bơm thoát nước khai trường có công suất 400á1000m3/h phục vụ cho nhu cầu bơm thoát nước đáy moong trong những năm tới. Máy gạt công suất 220á240 cv Xe nâng hàng có sức nâng đến 3,5 tấn. Đầu tư 1 xe chỉ huy sản xuất. Nguồn hàng sẽ huy động thông qua nhập khẩu hoặc của các đơn vị trong nước có khả năng cung cấp. 4.2.2. Nội dung phân tích tài chính dự án a. Vốn và nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị duy trì sản xuất năm 2003 của công ty Than Đèo Nai là hình thức vay vốn tín dụng thương mại.Với nguồn vốn vay tín dụng thương mại lãi suất vay là 0,68%/ tháng và được hoàn trả trong 5 năm. Bảng 10: Cơ cấu vốn dự án mua sắm cho mỏ than Đèo Nai Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Phương án I Phuơng án II Khoản mục đầu tư T.thuế thuế S.thuế T.thuế thuế S.thuế I.Tổng số (I=1+2+3) 127,596 25 127,621 105,190 21 105,053 1.Chi phí thiết bị 120,911 120,911 99,661 99,661 2.Chi phí khác 609 25 634 520 21 541 3.Dự phòng 6,076 6,076 5,009 4,851 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai Đây là loại dự án mua máy móc thiết bị nên trong cơ cấu vốn đằu tư chỉ có vốn đầu tư cho thiết bị là chủ yếu không có các nguồn vốn khác như xây lắp...Công ty đưa ra hai phương án mua máy khác nhau với mỗi phương án là một lượng vốn tương ứng cần cho hoạt động đầu tư của dự án. Với phương án I lượng vốn đầu tư cần là 127596 triệu đồng thì tỷ lệ vốn xây lắp là 120911 triệu đồng tức là chiếm gần 94,77% tổng vốn đầu tư cho dự án đây là tỷ lệ phản ánh đúng tính chất một dự án đầu tư mua máy móc thiết bị và hoàn toàn hợp lý. Tương tự trong phương án II mà công ty đưa ra thì tỷ lệ vốn mua thiết bị chiếm 95,74% trong tổng số 105190 triệu đồng đầu tư của dự án. Nhìn trên bảng biểu ta thấy trong cả hai phương án công ty đưa ra đều tính đến yếu tố chi phí khác và chi phí dự phòng. Chi phí khác ở đây là các chi phí có liên quan đến việc mua máy như chi phí thuê bến bãi khi mua máy về để, chi phí lắp đặt chạy thử... Dù đây chỉ là một dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhưng công ty cũng tính toán cả vốn dự phòng cho dự án với tỷ lệ cả hai phương án khoảng 4,76% như vậy thể hiện sự kỹ lưỡng trong tính toán của công ty và là lượng vốn cần thiết nếu dự án có xảy ra sự cố gì thì đã có ngay tiền thanh toán cho chi phí khắc phục hoặc bảo dưỡng máy. Công ty cũng đã tính toán chi phí khác là chi phí chủ yếu trả cho các dịch vụ có liên quan đến việc mua máy móc và đưa máy móc vào hoạt động nên phải trả cả VAT nên khi tính vốn đầu tư công ty tính cả vốn trước và sau khi có thuế để đảm bảo tính chính xác của vốn đầu tư. Với nguồn vốn đầu tư có được thì dự án phân đưa ra hai phương án phân bổ vốn cụ thể ứng với việc mua các chủng loại máy móc khác nhau của dự án.Như ta thấy trong bảng 10 và 11 thể hiện sự khác nhau chủ yếu là ở phần mua máy thuỷ lực và ôtô có công suất khác nhau. Với phương án I công suất nhỏ hơn nên đề xuất mua nhiều hơn phương án II. Việc phân bổ cụ thể nguồn vốn này tiện cho việc theo dõi và tính khấu hao cho máy móc thiết bị của đơn vị sau này và cũng tiện cho công ty than Đèo Nai xem xét phương án. Công ty đưa ra hai phương án để đánh giá và lựa chọn là : Phương án I: Đầu tư ôtô gạt đất có tải trọng 39-40 tấn, máy xúc thuỷ lực có E=4,5á5 m3; máy gạt bánh xích có công suất 220á240 cv, ôtô chở than có tải trọng 13á15 tấn, ôtô con điều hành sản xuất, máy bơm có công suất Q=640 m3/h, H=60m, xe nâng cấp hàng có sức nâng đến 3,5 tấn. Phương án II: Đầu tư ôtô chở đất đá có tải trọng 55á60 tấn, máy xúc thuỷ lực có E=5á6 m3, máy xích gạt có công suất 220-240 cv, ôtô chở than có tải trọng 13á15 tấn, ôtô con điều hành sản xuất, máy bơm có công suất Q=640m3/h, H=60m, xe nâng đến 3,5 tấn Bảng 11: Phân bổ vốn đầu tư mua sắm cho phương án I Đơn vị : Triệu đồng Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá(1000 đ) T.thuế Thuế S.thuế I.Tổng (I=II+III+IV+V) 127,595.845 24,600 127,620.445 II.Chi phí thiết bị (II=III+8+...+13) 120,910.862 120,910.862 III.Thiết bị chưa có thuế, chi phí ..(III=1+...+7) 114,474.272 114,474.272 1.Máy xúc thuỷ lực E=4,5-5m cái 3 7,344,000 22,032.000 22,032.000 2.Máy gạt bánh xích có công suất 220-240 cv cái 1 2,907,000 2,907.000 2,907.000 3.Ôtô tự đổ có tải trọng 39-40 tấn cái 18 4,666,500 83,997.000 83,997.000 4.Ôtô tự đổ có tải trọng 13-15 tấn cái 5 711,000 3,555.000 3,555.000 5.Ôtô con điều hành sản xuất cái 1 750,000 750.000 750.000 6.Máy bơm có Q=640m/h,H=60 cái 1 927,272 927.272 927.272 7.Xe nâng hàng có sức nâng 3,5 tấn cái 1 306,000 306.000 306.000 8.Chi phí uỷ thác nhập khẩu (8=III*0.5%) 0.50% 572.371 572.371 9.Chi phí tiếp nhận vận chuyển (9=III*1.32%) 1.32% 1,511.060 1,511.060 10.Chi phí bảo hiểm (10=III*0.4%) 0.40% 457.897 457.897 11.Phí giám định (11=III*0.5%) 0.50% 572.371 572.371 12.Lệ phí trước bạ cho ôtô (12=2%(3+4+5)) 2.00% 1,766.040 1,766.040 13.Lãi vay ngân hàng ( 2 tháng) (1.36%*III) 1.36% 1,556.850 1,556.850 IV.Chi phí khác 608.990 24.600 633.590 V.Dự phòng 6,075.993 6,075.993 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai Bảng 12: Phân bổ vốn đầu tư mua sắm cho phương án II Đơn vị : Triệu đồng Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá(1000 đ) T.thuế Thuế S.thuế I.Tổng (I=II+III+IV+V) 105,190.851 21.064 105,211.915 II.Chi phí thiết bị (II=III+8+...+13) 99,661.488 99,661.488 III.Thiết bị chưa có thuế, chi phí ..(III=1+...+7) 94,431.272 94,431.272 1.Máy xúc thuỷ lực E=4,5-5m cái 2 10,710,000 21,420.000 21,420.000 2.Máy gạt bánh xích có công suất 220-240 cv cái 1 2,907,000 2,907.000 2,907.000 3.Ôtô tự đổ có tải trọng 39-40 tấn cái 10 6,456,600 64,566.000 64,566.000 4.Ôtô tự đổ có tải trọng 13-15 tấn cái 5 711,000 3,555.000 3,555.000 5.Ôtô con điều hành sản xuất cái 1 750,000 750.000 750.000 6.Máy bơm có Q=640m/h,H=60 cái 1 927,272 927.272 927.272 7.Xe nâng hàng có sức nâng 3,5 tấn cái 1 306,000 306.000 306.000 8.Chi phí uỷ thác nhập khẩu (8=III*0.5%) 0.50% 472.156 472.156 9.Chi phí tiếp nhận vận chuyển (9=III*1.32%) 1.32% 1,246.493 1,246.493 10.Chi phí bảo hiểm (10=III*0.4%) 0.40% 377.725 377.725 11.Phí giám định (11=III*0.5%) 0.50% 472.156 472.156 12.Lệ phí trước bạ cho ôtô (12=2%(3+4+5)) 2.00% 1,377.420 1,377.420 13.Lãi vay ngân hàng ( 2 tháng) (1.36%*III) 1.36% 1,284.265 1,284.265 IV.Chi phí khác 520.275 21.064 541.339 V.Dự phòng 5,009.088 5,009.088 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai b .Chi phí sản xuất và doanh thu dự án ỹ Chi phí sản xuất Chi phí thiết bị: Được tính theo nhu cầu mua sắm thiết bị trong dự án và giá thiết bị tính theo giá bán tại thời điểm tính toán. Trong vốn thiết bị bao gồm: Phí bảo hiểm 0,4%; chi phí uỷ thác nhập khẩu 0,5%; chi phí giám định 0,5%; chi phí tiếp nhận vận chuyển 1,32%; lệ phí trước bạ 2%, lãi vay 2 tháng 1,36%. Phần lắp đặt chạy thử, hiệu chỉnh do bên cung cấp chịu. Chi phí khác: chi phí tư vấn đầu tư theo quyết định 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng. Chi phí dự phòng tính theo thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng. Giá thành sản phẩm là giá thành than sạch tính trên cơ sở kế hoạch sản xuất với các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác hàng năm dự kiến của dự án. Các chi phí sản xuất tính dựa trên hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện đang áp dụng trong ngành than. Giá thành sản phẩm tính theo các công đoạn: Bóc đất, khoan, bóc đất đá, vận tải chuyển Khai thác than: xúc than vỉa, vận chuyển vỉa, phụ trợ Sàng mỏ Vận chuyển than ra nhà máy tuyển Vận chuyển than tiêu thụ lẻ Chi phí tiêu thụ Chi phí môi trường tạm tính là 1% trên chi phí hàng năm Chi phí khác ( tính bằng tiền ): tính theo % chi phí trực tiếp ỹ Doanh thu hàng năm của dự án Doanh thu dựa trên kế hoạch sản xuất theo dự kiến. Giá bán sản phẩm than căn cứ vào quyết định số 1443/QĐ-KHZ-TTT ngày 25/12/2001 và QĐ số 161/QĐ-KHZ ngày 27/5/2002. Bảng 12 : Doanh thu & Chi phí bán than của phương án I Doanh thu bán than Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số I.Tổng số (I=1+2 = 3*4) 290,320 301,788 342,026 362,146 362,146 362,146 362,146 2,020,571 1.Than bán lẻ 94,890 98,638 111,790 118,366 118,366 118,366 118,366 660,416 2.Than bán cho nhà máy 195,430 203,150 230,236 243,780 243,780 243,780 243,780 1,360,155 3.Sản lượng 1,282 1,332 1,510 1,599 1,599 1,599 1,599 8,919 4.Giá bình quân(1000đ/t) 226.46 227.57 227.51 226.48 226.48 226.48 226.48 227.51 Chi phí sản xuất Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.Chi phí bóc đất 121,790 126,540 143,450 151,905 151,905 151,905 151,905 2.Chi phí khai thác 76,920 79,920 90,600 95,940 95,940 95,940 95,940 3.Chi phí khác 26,163 33,475 44,106 46,269 30,168 30,854 28,255 4.Chi phí môi trường 10,157 10,656 12,080 12,792 12,792 12,792 12,792 I.Giá than nguyên khai (I=1+2+3) 235,030 250,591 290,236 306,906 290,805 291,491 288,892 5.Chi phí vận tải bằng ôtô 12,289 12,289 12,289 12,289 12,289 12,289 12,289 6.Chi phí vận tải bằng đừơng sắt 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 7.Chi phí bốc rót tiêu thụ 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 II.Giá thành toàn bộ (II=I+5+6+7) 272,999 288,560 328,205 344,875 328,774 329,460 326,861 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai Bảng 13: Doanh thu và chi phí sản xuất của phương án II Doanh thu bán than Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số I.Tổng số (I=1+2 = 3*4) 290,320 301,788 342,026 362,146 362,146 362,146 362,146 2,020,571 1.Than bán lẻ 94,890 98,638 111,790 118,366 118,366 118,366 118,366 660,416 2.Than bán cho nhà máy 195,430 203,150 230,236 243,780 243,780 243,780 243,780 1,360,155 3.Sản lượng 1,282 1,332 1,510 1,599 1,599 1,599 1,599 8,919 4.Giá bình quân(1000đ/t) 226.46 227.57 227.51 226.48 226.48 226.48 226.48 227.51 Chi phí sản xuất Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.Chi phí bóc đất 121,790 126,540 143,450 151,905 151,905 151,905 151,905 2.Chi phí khai thác 76,920 79,920 90,600 95,940 95,940 95,940 95,940 3.Chi phí khác 28,558 35,357 46,494 48,390 30,379 31,391 29,069 4.Chi phí môi trường 10,157 10,656 12,080 12,792 12,792 12,792 12,792 I.Giá than nguyên khai (I=1+2+3) 237,425 252,473 292,624 309,027 291,016 292,028 289,706 5.Chi phí vận tải bằng ôtô 10,243 10,243 10,243 10,243 10,243 10,243 10,243 6.Chi phí vận tải bằng đừơng sắt 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 13,936 7.Chi phí bốc rót tiêu thụ 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 11,744 II.Giá thành toàn bộ (II=I+5+6+7) 273,348 288,396 328,547 344,950 326,939 327,951 325,629 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm mỏ than Đèo Nai c.Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án Hiệu quả tài chính dự án được thể hiện qua chỉ tiêu lỗ- lãi hàng năm của dự á. Giá trị của nó được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu tiêu thụ than hàng năm và doanh thu có tính đến các khoản thuế phí. Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ theo NĐ-30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 và thông tư 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 Thuế đất: Thuế đất tính căn cứ vào NĐ49/CP ngày 25/8/1994 và mức thuế phải nộp hàng năm của mỏ. Thuế tài nguyên: Căn cứ theo pháp lệnh thuế tài nguyên NĐ68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 Thu trên vốn do ngân sách nhà nước cấp: Căn cứ theo thông tư 30/2002/TT-BTC ngày 27/03/2002 Nhìn trên bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư mua sắm máy móc cho dự án nâng cấp mỏ than Đèo Nai (14&15 ) ta thấy hai phương án này có vốn đầu tư khác nhau ( phương án II nhỏ hơn phương án I ) song hiệu quả kinh tế của phương án II tạo ra lớn hơn phương án I thể hiện giá trị cộng dồn của lợi nhuận sau 7 năm từ 2002 đến 2008 ta thấy giá trị của phương án II là 30472 triệu đồng trong khi phương án I chỉ tạo ra lợi nhuận là 25062 triệu đồng. Như vậy có thể thấy đầu tư mua máy móc theo phương án II có lợi hơn cả về vốn đầu tư và lợi nhuận dự án tạo ra. Tuy nhiên dễ thấy cách tính này tính chính xác chưa cao vì các giá trị chỉ tính theo cộng dồn giản đơn và chưa tính đến giá trị thời gian của tiền xong nếu có tính đến giá trị thời gian thì có thể thấy lợi nhuận do phương án II tạo ra vẫn lớn hơn ( cách tính này sẽ đề cập đến trong chương III-Một số kiến nghị). Bảng 14: Lợi nhuận của các phương án Phương án I Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng I.Doanh thu 290,320 301,788 342,026 362,146 362,146 362,146 362,146 2,020,571 II.Chi phí (II=1+2+3+4) 282,102 302,724 345,921 361,278 343,357 342,023 336,355 1,977,405 1.Giá thành sản xuất 272,999 288,560 328,205 344,875 328,774 329,460 326,861 1,892,873 2.Thuế tài nguyên 5,611 5,833 6,610 6,999 6,999 6,999 6,999 39,050 3.Thuế đất 300 300 300 300 300 300 300 1,800 4.Trả lãi vay 3,193 8,032 10,806 9,104 7,284 5,264 2,194 43,682 III.Lỗ lãi (III=I-II) 8,218 -936 -3,895 868 18,788 20,123 25,791 43,166 5.Thuế TNDN 2,630 287 6,012 6,439 8,253 15,359 6.Thu trên vốn 698 590 722 735 748 2,745 IV.Lợi nhuận ròng (IV=IIII-5-6) 4,890 -936 -3,895 12,055 12,949 16,790 25,062 Phương án II Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng I.Doanh thu 290,320 301,788 342,026 362,146 362,146 362,146 362,146 2,020,571 II.Chi phí (II=1+2+3+4) 282,475 301,475 344,801 360,248 340,784 340,143 335,063 1,969,902 1.Giá thành sản xuất 273,348 288,396 328,547 344,950 326,939 327,951 325,629 1,890,131 2.Thuế tài nguyên 5,611 5,833 6,610 6,999 6,999 6,999 6,999 39,050 3.Thuế đất 300 300 300 300 300 300 300 1,800 4.Trả lãi vay 3,193 6,947 9,343 7,999 6,546 4,893 2,135 38,921 III.Lỗ lãi (III=I-II) 7,869 313 -2,774 1,898 21,362 22,002 27,083 50,668 5.Thuế TNDN 2,518 100 607 6,836 7,041 8,667 17,102 6.Thu trên vốn 698 213 715 728 741 754 3,095 IV.Lợi nhuận ròng (IV=IIII-5-6) 4,652 -2,774 576 13,798 14,221 17,662 30,472 Nguồn: Báo cáo lập dự án mua sắm của mỏ than Đèo Nai 5.Đánh giá chung công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án đầu tư 5.1.Những ưu điểm a/ Với công tác phân tích tài chính nói chung: Các dự án lập theo đúng quy trình phát triển chung của ngành, được tính dựa trên các dự báo thị trường thông qua việc thu thập phân tích đầy đủ số liệu về nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ thực tế của sản phẩm ( ở đây là than) nên trước hết đảm bảo cho dự án có tính khả thi về mặt thị trường tránh được tình trạng nhiều dự án hiện nay mặc dù tính toán các chỉ tiêu tài chính đều đạt hiệu quả nhưng khi tiến hành thực hiện thì không tiêu thụ được sản phẩm là do quá trình dự báo thị trường không tốt. Các dự án của công ty đã khắc phục các nhược điểm này bằng cách đi nghiên cứu thực tế khai thác, thu thập số liệu từ các chiến lược phát triển của Tổng công ty Than Việt Nam và đây đều là các kết quả được thu thập xử lý kỹ càng đảm bảo tính chính xác cao. Nội dung phân tích tài chính của công ty đảm bảo yêu cầu cơ bản của một quá trình phân tích dự án đầu tư từ việc xác định nhu cầu vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu tài chính cơ bản. Chi phí - Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở dự tính công suất cụ thể cho từng năm nên kết quả phân bổ giá trị sản lượng và chi phí sản xuất cho các năm là chính xác đảm bảo tiến hành phân tích có tính chính xác cao. Quá trình phân tích dự án công ty đã đưa chi phí dự phòng như một khoản chi phí đầu tư với tỷ lệ hợp lý (khoảng 3-4% tổng chi phí) đảm bảo cho việc thực hiện dự án đạt kết quả tốt nếu xảy ra các biến cố bất ngờ khi đưa vào thực hiện, đảm bảo chi phí gối đầu trong khai thác. Các chỉ tiêu tính toán rất chi tiết cụ thể theo phương pháp của tổ chức UNIDO ( Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc) đưa ra nên đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch cho kết quả phân tích và hoàn toàn có tính pháp lý. Tỷ lệ chiết khấu tính toán theo đúng quy định với việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu bình quân khi tính nếu nguồn vốn của dự án được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu nguồn vốn của công ty chỉ có hai nguồn là vốn tự có và vốn đi vay tín dụng thì công ty sử dụng lãi suất vay làm tỷ suất chiết khấu nghĩa là coi chi phí cơ hội vốn đầu tư đúng bằng lãi suất vay như vậy cũng chấp nhận được nếu lãi suất vay và lãi suất gửi tiền không quá cách xa nhau( đúng cho hiện tại) như vậy vẫn đảm bảo tính chính xác của tỷ suất chiết khấu khi tính kết quả. b/ Với công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án nói riêng: Qua quá trình phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty có các ưu điểm sau: Do đã có sự phân loại dự án đầu tư trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính nên quá trình thực hiện phân tích tài chính một số dự án có thuận lợi và nhanh chóng hơn. Như trong hai ví dụ đã trình bày thì chỉ có dự án thuộc nhóm phân loại I ( Dự án nâng cấp mỏ than Kế Bào ) là có tiến hành tính toán đầy đủ các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR ... còn với dự án loại II ( Dự án đầu tư mua sắm thiết bị mỏ than Đèo Nai ) thì chỉ dừng lại với việc tính giá trị lỗ lãi đơn thuần. Tạo điều kiện cho việc thu thập xử lý thông tin thuận lợi hơn, tạo điều kiện công tác cho cán bộ trẻ. Trong dự án nâng cấp mỏ than Kế Bào , dự án được phân loại có độ khó cao hơn nên cử 2 cán bộ đã công tác tại công ty hơn 10 năm tham gia thu thập và xử lý số liệu cho tính toán, chủ nhiệm đề tài là trưởng phòng Th.s Nguyễn Tiến Chỉnh đóng vai trò trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Với dự án mua sắm máy móc cho mỏ than Đèo Nai cán bộ thu thập thông tin là một người có thời gian công tác 10 năm và một cán bộ trẻ về công ty năm 2001 , chủ nhiệm đề tài là phó phòng kinh tế mỏ. 5.2.Những hạn chế còn tồn tại 5.2.1.Những vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính là công ty đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một quá trình phân tích nhưng vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình phân tích. Việc tìm ra những hạn chế còn tồn tại này để có thể tìm biện pháp khắc phục chính là công việc công ty cần làm nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. a/ Với công tác phân tích tài chính nói chung: Nhìn chung việc phân loại dự án như công ty đang tiến hành có thể thuận tiện cho phân tích riêng lẻ từng dự án, thuận tiện cho đội ngũ cán bộ của công ty khi làm việc, cho công tác tổ chức cán bộ của đơn vị nhưng lại khó khăn hơn cho khách hàng và các tổ chức khác khi việc thẩm định, xem xét các dự án của công ty khi mà việc tính toán các dự án là khác nhau và không theo một quy tình thống nhất. Cách lấy tỷ suất chiết khấu lãi vay làm tỷ suất chiết khấu của nguồn vốn tự có khi tính tỷ suất chiết khấu của dự án trong trường hợp có hai nguồn vốn là vốn vay và vốn chủ sở hữu chỉ đúng trong trường hợp nguồn vốn tự có chiếm tỷ lệ không quá lớn hoặc không có nhiều nguồn vốn nếu không phải tính theo phương pháp tỷ trọng và sử dụng chi phí cơ hội với vốn tự có để đảm bảo tính xác thực của dự án. Trong phương pháp tính các chỉ tiêu doanh thu và chi phí các thông số đầu vào, đầu ra như giá bán sản phẩm đều được mặc định với mặt bằng lúc tính toán mà trong quá trình phân tích không đề cập đến biến động giá như vậy chưa phản ánh chính xác doanh thu chi phí trong điều kiện biến động có thể ảnh hưởng đến dự án. Việc tính toán này được công ty lý giải là giá than trên thị trường hầu như ổn định trong nhiều năm qua nên không cần tính đến phương pháp có biến động giá, mặt khác công ty cho rằng có hai phương pháp tính một là theo giá biến động và một là theo mặt bằng giá cố định thì công ty lựa chọn phương án hai để tính toán. Các dự án đầu tư mua máy móc thiết bị và các dự án môi trường như đã giới thiệu thường chỉ tính các chỉ tiêu đơn giản hoặc không tính đến hiệu quả tài chính như dự án môi trường như vậy sẽ không chính xác nếu các dự án có vốn đầu tư lớn, nên tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả là cần thiết. Việc đơn giản hoá các chỉ tiêu chỉ nên áp dụng trong điều kiện dự án đơn giản và vốn đầu tư không lớn. Trong các chỉ số mà dự án dùng trong phân tích tài chính dự án chỉ là các chỉ tiêu hết sức cơ bản như NPV, IRR mà chưa thấy các chỉ số khác như các chỉ tiêu về điểm hoà vốn( điểm hoà vốn lý thuyết, tiền tệ...), độ nhạy cũng chưa được tính toán trong dự án.Việc phân tích độ nhạy cho thấy khả năng biến động của dự án khi các thông số đầu vào, đầu ra thay đổi nên rất cần thiết cho việc phân tích tài chính dự án. Ngoài các nhân tố có liên quan trực tiếp đến tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án thì cũng có thể thấy một số vấn đề khác tồn tại có liên quan đến quá trình phân tích mà ta cũng cần chỉ ra để xem xét đó là vấn đề lao động và các yếu tố khác quan khác: Cán bộ công ty dù đã rất cố gắng trong hoạt động phân tích nhưng do chủ yếu là các cán bộ từ các chuyên ngành khác chuyển sang làm kinh tế nên vẫn còn những khó khăn là họ chủ yếu tính theo mẫu có sẵn trong một số trường hợp dự án đa dạng áp dụng cứng nhắc có thể đưa đến sai lầm nhất định như việc tính lãi suất bình quân của dự án, đều mặc định coi lãi suất ngân hàng là tỷ suất chiết khấu của nguồn vốn tự có. Do sự thúc ép của khách hàng và nhiều nhân tố khác nhằm “giữ khách” trong điều kiện nhiều đơn vị cạnh tranh với công ty trong việc tư vấn lập dự án như hiện nay công ty nhiều khi chỉ đạo cán bộ phân tích tài chính phải nâng cao kết quả của các chỉ tiêu tài chính để dự án nào đó có thể có tính khả thi cao để được Tổng công ty phê duyệt thực hiện muốn như vậy trong quá trình tính toán công ty phải nâng cao một số khoản doanh thu hoặc giảm một số khoản chi phí của dự án tuy phân tích thì không bị tác động nhiều nhưng nếu đưa vào thực hiện có thể ít nhiều ảnh hưởng đến dự án. b/ Với công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án nói riêng: Công tác phân loại dự án chưa có tiêu chuẩn nhất định: Nhiều năm qua việc phân loại dự án đầu tư chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế của cán bộ và điều kiện dự án để phân loại . Nhưng có khi phát sinh những trường hợp dự án thuộc loại II nhưng giá trị đầu tư lớn hơn một số dự án loại I như vậy nếu chỉ tính những chỉ tiêu đơn giản dẫn đến kém chính xác trong kết quả phân tích dự án. Tạo ra “cạnh tranh” ngay trong đơn vị: Dự án được phân cho từng nhóm cán bộ thực hiện mà lương cán bộ hưởng theo quy mô dự án dẫn đến tình trạng nhiều người muốn tham gia dự án loại I ( vì quy mô vốn lớn ) , không thích tham gia dự án nhóm II dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngay trong phòng ban làm giảm tinh thần công tác của cán bộ. Gây khó khăn cho công tác quản lý: Trong cùng một phòng ban lúc có nhiều dự án khác nhau phân ra làm nhiều nhóm thực hiện dù muốn hay không cũng gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý hoạt động của cán bô trong phòng. 5.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên Việc tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục làm cho hoạt động của công ty có hiệu quả hơn là rất cần thiết và có ý nghĩa nhằm hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của công ty.Việc có những hạn chế trên là có thể chỉ ra từ một số nguyên nhân sau: a/ Nguyên nhân chủ quan ỹ Phương pháp phân tích: Hiện nay công ty đang phân tích hiệu quả tài chính dự án theo tiêu chuẩn của UNIDO. Tuy nhiên trong quá trình tính việc công ty không đưa lãi vay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong khi dự án của công ty có tỷ trọng lớn là vốn đi vay ( thường hơn 60%) như vậy là chưa hợp lý. Việc dùng khấu hao để tính thuế thu nhập doanh nghiệp sau đó lại bỏ ra để tính không có khấu hao các khoản thu, chi của dự án là không cần thiết mà có thể để luôn khấu hao vừa là khoản thu vừa là khoản thu của dự án. ỹ Đội ngũ cán bộ : Nhân tố con người có ý nghĩa quan trọng với việc tính các chỉ tiêu trong phân tích tài chính. Nhân sự của phòng kinh tế mỏ chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế của đại học Mỏ địa chất hoặc các chuyên ngành khác chứ chưa có cán bộ được đào tạo theo đúng chuyên ngành đầu tư. Vẫn biết quá trình làm có thể tích luỹ kinh nghiệm song nếu có cán bộ chuyên ngành kết hợp với đội ngũ cán bộ hiện có thì công việc có thể hoàn thành với kết quả tốt hơn. ỹ Thông tin: Trong quá trình phân tích thì thông tin có một vai trò đặc biệt quan trọng. Như đã trình bày hoạt động phân tích hiệu quả tài chính chỉ là một khâu nhỏ trong quy trình lập dự án đầu tư tại công ty. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả hoàn toàn dựa trên các kết quả kỹ thuật đã được thông qua ở các giai đoạn trước đó nên nếu vì một lý do nào đó mà các thông tin đầu vào không chính xác thì việc tính toán sẽ không có kết quả cao. Việc trực tiếp đi thu thập thông tin tại các mỏ là do các đơn vị trong cơ quan công ty tự thực hiện.Vì việc thu thập số liệu này là do các phòng ban thu thập độc lập nên các số liệu này thường không đồng nhất và chưa phản ánh đúng thực tế sẽ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Công ty chưa có một phòng ban nào chính thức đảm nhận việc thu thập số liệu chung cho toàn công ty mà cứ tính toán có liên quan đến phòng nào thì phòng đó tự tìm số liệu, tính xong lại chuyển cho phòng khác như vậy khi đến tay phòng kinh tế là mắt xích cuối cùng trong dây chuyền tính toán thì kết quả đã sai khác khá nhiều và khó khẳng định và tìm ra sai sót từ khâu nào trong dây chuyền này. Chính thực tế này không cho phép phản ánh chính xác rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện dự án có thể nảy sinh bất kỳ ảnh hưởng xấu đến dự án. Ngoài sử dụng thông tin của đơn vị mình tự tìm kiếm công ty cũng sử dụng cả thông tin từ phía Tổng công ty than và đơn vị thuê tư vấn cung cấp nên nếu vì một lý do nào đó mà thông tin này không chính xác có thể tạo ra sự sai lệch trong kết quả tính toán. Thông tin thu thập được như đã nói chủ yếu là thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng sau khi có được công ty thường sử dụng luôn mà không có công tác phân loại, thống kê lại số liệu và tiến hành xử lý nên các thông tin này không đảm bảo độ đồng nhất khi dùng làm số liệu tính toán.Như vậy bên cạnh hạn chế trong thu thập thông tin thì xử lý thông tin cũng là hạn chế còn tồn tại ở công ty. ỹ Trang thiết bị phục vụ tính toán: Trong nhiều công tác nếu có sự hỗ trợ từ máy móc thiết bị thì sẽ giảm nhẹ khối lượng công việc cần tính toán của đơn vị hơn. Trước đây để tính độ nhạy của một dự án đầu tư cán bộ công nhân của công ty thường phải sử dụng vài tập giấy để tính và việc tính tay mất rất nhiều thời gian và có thể còn tạo ra nhầm lẫn. Hiện nay tuy công ty đã trang bị máy tính cho phòng xong chủ yếu chỉ dùng cho tính toán đơn giản chưa thực sự khai thác được triệt để tính năng của máy tính. Trong lĩnh vực đầu tư có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tính toán và cơ sở dự liệu rất tốt nhưng đơn vị vẫn chưa có chính sách với vấn đề này thể hiện ở chỗ quản lý dự án, tính toán tiến độ vẫn dùng các bản vẽ tính toán qua EXCEL mà chưa dùng đến các chương trình quản lý hiệu quả như Microsotf Project rất hiệu quả trong sắp xếp công tác; việc tính toán công ty thường lặp lại nhưng chưa dùng đến chương trình quản lý cơ sở dữ liệu như Acess mà chủ yếu là “cắt”-“dán” trong EXCEL... Một mặt khác không thể phủ nhận là trình độ của một số cán bộ công ty phần nào đó chưa tiếp ứng được với việc sử dụng máy móc trong tính toán cần phải tiến hành đào tạo thêm. ỹ Tổ chức hoạt động tính toán Như đã nói trên phòng tài chính của công ty các cán bộ có năng lực đảm nhận hoàn chỉnh một dự án không nhiều, trưởng phòng thường xuyên được điều động làm chủ nhiệm các dự án nên việc phân công công tác không phải không có khó khăn nhất định. Nhiều cán bộ tham gia vào nhiều dự án cùng lúc nên khối lượng công việc lớn có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án. Do dự án là kết quả tính toán chung của nhiều phòng ban nên nếu một phòng ban tổ chức hoạt động không tốt tất yếu là ảnh hưởng đến các dự án khác và ảnh hưởng đến các phòng ban tiếp sau đó trong dây chuyền hoạt động của công ty . Điều này thể hiện trên một phương diện nào đó các phòng ban có tính chất phụ thuộc khá cao. b.Nguyên nhân khách quan ỹ Hệ thống pháp lý: Khi chuyển đổi nền kinh tế không tránh khỏi những thay đổi trong hệ thống pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Sự thay đổi trong các quy chế về thuế, cách tính khấu hao ảnh hưởng không ít đến kết quả tính toán của dự án. Việc thay đổi trong chế độ kế toán cũng có tác động đến dự án khi cán bộ công ty vừa quen với cách tính này thì đã có sự thay đổi thành một cách tính khác. Bên cạnh đó như đã nói hệ thống phân tích tài chính công ty áp dụng là do tự đội ngũ cán bộ công ty đúc kết từ thực tế và tìm tòi mà hình thành chưa có một chuẩn mực thống nhất từ phía nhà nước cũng ảnh hưởng nhất định việc phân tích tại công ty. ỹ Các nhân tố khác quan khác: Một dự án nhiều khi được công ty thẩm định là có kết quả không cao cùng lắm là hoà vốn nhưng do một số điều kiện nhất định như có sự chỉ đạo từ cấp trên hoặc muốn tạo việc làm cho người lao động đơn vị vẫn phải tìm cách để hợp thức hoá giúp các dự án này có thể được chấp nhận đầu tư nên có thể tạo ra các dự án không có hiệu quả kinh tế cao mà chỉ có hiệu quả về mặt xã hội. Như vậy có thể nói dù đã có nhiều cố gắng song trong quá trình thực hiện hoạt động phân tích tài chính dự án công ty cũng gặp không ít khó khăn tồn tại cần khắc phục để hoạt động của đơn vị có hiệu quả hơn trong thời gian tới và có thể có nhiều khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy trong chương tới của đề tài xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính tại Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp. I.Một số mục tiêu của công ty trong thời gian tới: Giai đoạn sắp tới đối với công ty là một thời kỳ quan trọng với nhiều nhiệm vụ đặt ra nhằm hoàn thiện hoạt động của đơn vị như: 1.Với toàn đơn vị Thực hiện thống nhất tổ chức hoạt động toàn công ty theo quy trình liên kết giữa các phòng ban nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác tư vấn của đơn vị. Chuẩn hoá hoạt động các phòng ban trong công ty với mục tiêu đạt chứng chỉ ISO 9002 về tiêu chuẩn chất lượng của hoạt động tư vấn. Thành lập phòng chuyên trách về nhiệm vụ thu thập thông tin cho toàn đơn vị để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tính toán. Nếu có thể sớm xúc tiến bộ phận Marketing của đơn vị với vai trò chuyên tìm kiếm các hợp đồng trong các lĩnh vực hoạt động khác mà đơn vị được phép tham gia như xây dựng, điện dân dụng nhằm tạo thêm việc làm cho cán bộ, giảm áp lực cạnh tranh khi hiện nay công ty chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư mỏ. Tiếp tục tổ chức đào tạo thêm cho cán bộ công ty và tiếp nhận một số cán bộ mới về đơn vị. 2.Với phòng kinh tế mỏ Thực hiện tốt các chủ trương và nhiệm vụ công ty giao cho phòng. Hoàn thiện quy trình tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của đơn vị. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ và nhận thêm một số cán bộ trẻ về phòng ( quý II năm 2004 nhận thêm 4 cán bộ ). II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty 1.Phân loại các dự án trước khi phân tích Việc phân loại dự án hiện nay chủ yếu là theo cảm tính, theo thực tế mà phân loại không phải theo quy chuẩn nhất định. Việc phân loại này thực tế ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu taì chính của dự án như đã trình bày ở trên. Trong một số trường hợp việc phân loại như vậy là được nhưng có một số trường hợp nếu đầu tư mua máy móc thiết bị để nâng cao công suất cho một mỏ lớn có thể vốn đầu tư lớn hơn cho một mỏ trung bình-nhỏ nhưng lại không tính các chỉ tiêu hiệu quả có thể làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả tính toán. Như vậy xin kiến nghị công ty nên phân loại dự án theo quy mô vốn. Nếu dự án có mức vốn lớn hơn một mức nhất định thì sẽ xếp vào loại cần tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả, còn không có thể giản bớt các chỉ tiêu khi phân tích nhưng vẫn cần trình bày tóm tắt kết quả để cho các đơn vị khác khi theo dõi thuận tiện hơn. Với các dự án môi trường đúng là việc tính toán chỉ tiêu hiệu quả tài chính là rất phức tạp và có thể là không cần thiết nhưng khi đó đơn vị nên thay thế bằng một số chỉ tiêu kinh tế khác như chỉ tiêu về kinh tế xã hội; có thể về mặt tài chính không có nhiều ý nghĩa nhưng vẫn cho thấy tính khả thi của phương án được trình bày. 2.Về hệ thống thông tin cung cấp cho phân tích Nền kinh tế càng phát triển thì các biến động nội tại của thị trường càng nhiều và có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên hệ thống thông tin cập nhật là rất cần thiết và phải thực hiện ngay ngoài việc để bổ sung cho các thông tin thiếu hụt trong quá trình phân tích dự án mà còn nhằm làm cho kết quả tính toán chi tiết và thực tế hơn. Muốn làm được điều này công ty cần tổ chức một hệ thống thông tin thống nhất cho toàn công ty với các thông tin được cập nhật liên tục bao gồm: Các thông tin vĩ mô: Về các chính sách của nhà nước như sự thay đổi trong các chính sách thuế, khuyến khích đầu tư, các chuẩn mực kế toán... Hệ thống thông tin thị trường: các vấn đề liên quan đến tiêu thụ như quy mô dân số, thu nhập của dân cư, chủ trương đầu tư các nhà máy mới, thay đổi giá cả của các mặt hàng thay thế ( như dầu, ga..), hay biến động của thị trường quốc tế... để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường tăng khả năng các dự án. Thông tin cụ thể có liên quan đến dự án như đặc điểm tính chất của các máy móc thiết bị, các chủng loại máy mới của ngành với giá cả, công suất... từ đó tính toán đến các phương án đầu tư nâng cao công suất của dự án. Các thông tin về lĩnh vực tài chính: Vì vốn vay thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn của các dự án ở công ty nên việc thường xuyên cập nhật thông tin về lãi suất là rất cần thiết. Công ty cũng cần chú ý thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức nhất là cho các dự án làm sạch môi trường vùng mỏ... hay tỷ giá hối đoái nếu công ty phải nhập khẩu máy móc thiết bị hay buôn bán với nước ngoài. Khi đã thu thập được các thông tin đó công ty không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ mà phải tiến hành xử lý nó. Bằng các phương pháp thống kê và tính toán nhất định có thể phân loại các thông tin và đưa vào các kênh thông tin như thị trường giá cả, máy móc, tài chính... như vậy tiện dụng cho việc tính toán nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Tuy việc thu thập thông tin này rất tốn kém nhưng cần thiết vì công ty chủ yếu lập dự án cho các đơn vị trong ngành than nên các thông tin có thể sử dụng cho nhiều loại dự án nên việc phân đều chi phí thông tin sẽ làm giảm chi phí cho việc thu thập thông tin đơn lẻ cho từng dự án. ỹ Về nguồn thông tin có thể thu thập từ: Các nguồn thông tin của các bộ ngành có liên quan như bộ tài chính, cục thuế, bộ kế hoạch đầu tư, đơn vị chủ quản ( Tổng công ty Than Việt Nam)... Nguồn thông tin từ báo chí, phát thanh, truyền hình.. đặc biệt hiện nay có một công cụ là mạng internet có thể cung cấp các thông tin bằng việc vào trực tiếp các trang Web của các công ty họ sẽ cung cấp thông tin về các sản phẩm của họ rất chi tiết và cũng có thể đặt hàng hoặc lấy cataloge qua mạng rất thuận tiện cho các loại dự án có liên quan đến mua sắm thiết bị. Thông qua báo cáo tổng điều tra được thực hiện cho thấy nhu cầu và giúp hình thành chiến lược sản phẩm với các dự án kéo dài.. Tóm lại mọi thông tin đều có thể tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải có công tác xử lý sau thu thập để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của thông tin. Muốn thực hiện được điều này công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thống kê tốt và tận dụng tối đa các công cụ máy tính trong việc xử lý và lưu trữ dữ liệu. 3.Giải pháp về phương thức phân tích Khi có phương thức tính toán thống nhất tạo điều kiện cho việc phân tích đạt kết quả tốt. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay để có một phương pháp tính thống nhất trong khi nhà nước không có quy định cụ thể và mỗi đơn vị lại có cách tính riêng là rất khó khăn nên biện pháp trước mắt của công ty là hoàn thiện phương pháp tính hiện có: ỹ Về tỷ suất chiết khấu: Mọi dự án đầu tư thường diễn ra trong thời gian dài đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng như các dự án mỏ nên việc tính chính xác tỷ suất chiết khấu để quy đổi là rất cần thiết vì nếu tỷ suất chiết khấu càng cao thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Hiện nay công ty sử dụng tỷ suất chiết khấu theo tỷ lệ nguồn vốn nhưng chỉ có hai nguồn vốn chính là vốn tự có và vốn vay tín dụng nên việc áp dụng lãi suất vay làm chi phí cho vốn tự có là chưa chính xác. Hiện nay mức tỷ suất lợi nhuận bình quân cho các đơn vị trong nền kinh tế chưa đựơc công bố rõ ràng nên công ty có thể dùng tỷ lệ lãi gửi hoặc lãi suất ổn định của lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước thì phản ánh chính xác hơn kết quả tính toán. Nếu tính như vậy thì ta có lãi suất dùng chiết khấu trong dự án mỏ than Kế Bào là : Rdự án= (8.05%*2922+8.64%*28049)/(2922+29049)=8.32%. Nếu sử dụng tỷ suất chiết khấu này để tính giá trị NPV của dự án thì ta có NPVmới= 8581.01 triệu đồng. Như vậy giá trị này lớn hơn giá trị NPVcũ=7559 triệu đồng như kết quả tính toán ở trên. Ngoài ra khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế-tài chính mức lãi suất của công ty chưa phản ánh tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.Việc sử dụng mặt bằng giá cố định làm cho việc tính toán trở nên đơn giản hơn nhưng chưa phản ánh được sự biến động của giá cả trên thị trường đó là yếu tố thực tế hiện nay. Nếu có tính giá trị lạm phát vào cách tính tỷ suất chiết khấu thì chúng ta có thể dùng công thức : để tính tỷ suất chiết khấu đặc biệt khi dự án có nguồn vốn tự có . Nếu lấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế hiện nay là 4% thì giá trị tỷ suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát sẽ là: rlf= (1+8.64%)* (1+4%) = 13% Khi tính đến yếu tố trượt giá của doanh thu là 5%, chi phí là 4% sử dụng tỷ suất chiết khấu mới là 13% thì khi tính lại NPVmới=557.43 triệu đồng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị khi chưa có trượt giá và lạm phát là NPV= 7559 triệu đồng như vậy xin kiến nghị công ty là trong quá trình tính các chỉ tiêu tài chính nên tính cả yếu tố trượt giá và lạm phát tức là dùng phương pháp phân tích động. ỹ Về chỉ tiêu NPV : Như đã trình bày chỉ tiêu này công ty tính không bao gồm yếu tố lãi vay trong chi phí nên các kết quả thường tốt hơn nếu sử dụng phương pháp tính có tính đến yếu tố lãi vay trong chi phí. Chính vì thế công ty chỉ nên lựa chọn dự án có NPV lớn hẳn hơn không và IRR lớn hơn rgiới hạn ít nhất là 50% thì tính hiệu quả thực tế mới lớn. Nếu trong các kết quả tính toán của công ty mà có tính đến yếu tố lãi vay như là một khoản chi phí thì giá trị NPV mới tính được là NPVmới=-227 triệu đồng, như vậy là dự án này không còn có hiệu quả nếu nguồn vốn dự án đi vay với tỷ lệ lớn như vậy. Do đó kiến nghị công ty là khi tính toán các chỉ tiêu tài chính phải đưa lãi vay vào như một khoản chi phí của dự án vì nếu khi dự án có hiệu quả cả khi phải thanh toán lãi vay thì mới đáng đầu tư. ỹ Các chỉ tiêu khác: Ngoài hai chỉ tiêu cơ bản trên công ty nên tính thêm các chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn để thấy tốc độ thu hồi vốn của dự án, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư để thấy mức sinh lời trên vốn của dự án khi so sánh các phương án đầu tư có quy mô vốn khác nhau, chỉ tiêu điểm hoà vốn để thấy số lượng than mà công ty đơn vị phải khai thác đển đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và có thể có lãi. Theo tính toán dựa trên các số liệu của dự án thì dự án có thời gian thu hồi vốn khoảng 14 năm 2 ngày. Với thời gian của cả dự án chỉ có 18 năm mà tới năm thứ 14 mới thu hồi xong vốn đầu tư và chỉ có lãi thực sự trong 4 năm còn lại cho thấy đây không phải là dự án có hiệu quả cao. Tính toán độ nhạy: Việc tính toán độ nhạy chỉ được công ty thực hiện cho một số dự án quy mô vốn lớn như các dự án quy hoạch vùng, đầu tư mỏ lớn.. còn lại là không tính. Hiện nay khi có máy tính thì việc tính toán độ nhạy chỉ cần vài thao tác không cần nhiều thời gian và công sức nên công ty lên tính cho tất cả các dự án có tính hiệu quả tài chính để đảm bảo lường hết các khả năng có thể xảy ra với dự án để có hiệu quả cao hơn cho kết quả phân tích. Tính độ nhạy cho dự án mỏ than Kế Bào ta có kết quả sau: Chỉ tiêu thay đổi Giá ( Doanh thu ) Giá ( Doanh thu )- Chi phí Chi phí -3% +3% Giá -2% CF +2% Giá -1% CF +1% +1% +3% NPV IRR 926,395 9.02 % 14081.13 13.98 % -65.239 8.614% 3746.89 10.09% 5957.78 10.98% 2755.26 9.7% Như vậy theo kết quả tính toán trên ta thấy nếu các chỉ tiêu giá và chi phí sản xuất thay đổi theo chiều hướng không tốt thì chỉ có thể ảnh hưởng đến kết quả dự án khi mỗi chỉ tiêu thay đổi vượt quá 5%. Nếu cả hai cùng thay đổi thì khoảng từ 1-2% là có ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Với ví dụ thứ hai ( dự án mua sắm máy móc cho mỏ than Đèo Nai) việc tính toán chỉ sử dụng phương pháp giản đơn( không tính đến giá trị thời gian của tiền) và việc tính tổng giá trị cộng dồn nên không phản ánh chính xác về kết quả. Kiến nghị công ty sử dụng tính toán có tính đến giá trị chiết khấu. Nếu các kết quả đó tính theo phương pháp có chiết khấu thì kết quả là: Lợi nhuận của phương án I là 15764 triệu đồng và phương án II là 17680 triệu đồng. Như vậy việc lựa chọn phương án II là vẫn thoả mãn. Như đã trình bày trong phần phân tích thực trạng về dự án mỏ than Đèo Nai trong chương hai đó là hai phương án đầu tư có quy mô vốn khác nhau lên không thể so sánh đơn thuần lợi nhuận thuần vì phương án II quy mô vốn lớn hơn nên có lợi nhuận lớn hơn là tất yếu. Xin kiến nghị công ty tính giá trị lợi nhuận trung bình trên một đơn vị vốn đầu tư như vậy phản ánh đúng hơn kết quả của phân tích tài chính. Theo kết quả tính toán thì lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư của phương án I là 0.20 triệu đồng trong khi phương án II có kết quả là: 0.289 triệu đồng. Vậy theo kết quả tính toán lại thì phương án II vẫn có hiệu quả hơn và lựa chọn là chính xác. Nếu trong loại dự án nào đó mà có hai phương án như dự án mỏ Đèo Nai mà hai phương án tạo ra cùng một doanh thu thì có thể tính toán đơn giản hơn bằng cách so sánh chi phí ( hoặc chi phí trên một đơn vị vốn đầu tư) nếu phương án nào có kế quả nhỏ hơn thì lựa chọn. Như trong ví dụ trên phương án II là kết quả được lựa chọn. 4.Giải pháp về máy móc và nhân lực Để có một đội ngũ cán bộ có trình độ cho công tác phân tích tài chính ( một khâu rất quan trọng trong quá trình lập dự án của công ty ) để đảm bảo đủ yêu cầu cho giai đoạn hiện nay và giai đoạn sắp tới đòi hỏi: Cán bộ công ty đặc biệt là phòng kinh tế phải có trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng cho nhu cầu của công việc. Biết sử dụng thành thạo máy tính trong việc tính toán các chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu có liên quan. Phải có tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, có sáng tạo trong công việc, có khả năng làm việc độc lập nhưng cũng có thể làm việc theo nhóm có hiệu quả nếu công việc có yêu cầu. Để làm được việc này công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau: Trang bị kiến thức cho cán bộ bằng việc gửi đi học thêm chuyên ngành tại các trường đại học, mời giảng viên và các cán bộ tài chính về giảng dạy và chỉ đạo các kiến thức cập nhật hay hướng dẫn tính toán theo quy chế mới ban hành của nhà nước... Tiếp nhận các cán bộ trẻ có năng lực và tiến hành các lớp để phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ để họ có thêm kinh nghiệm có thể áp dụng kiến thức mới vào việc nâng cao chất lượng tính toán của công ty. Khuyến khích nghiên cứu, đổi mới trong công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tìm ra các ý tưởng hay đưa vào thực tế hoạt động. Đảm bảo có chính sách và mức thưởng, phạt hợp lý nhằm động viên và khuyến khích đội ngũ lao động cố gắng trong hoạt động sản xuất. Về trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu của công ty thì công ty cần thường xuyên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật theo hướng phù hợp sản xuất và yêu cầu công tác của đơn vị. Nên áp dụng những công nghệ hiện đại đã được các đơn vị cùng ngành đã áp dụng để phát huy tác dụng của công nghệ trong sản xuất. Công ty cũng cần có biện pháp để đổi mới hệ thống máy móc thiết bị của công ty nếu thấy cần thiết để thuận tiện cho điều kiện làm việc của đội ngũ công nhân viên. Hiện nay như đã nói có rất nhiều phần mềm có thể ứng dụng trong hoạt động đầu tư công ty cân tìm cách tiếp cận mua nếu có điều kiện để trang bị cho công tác của đơn vị nhằm chuẩn hoá công tác tính toán tại công ty. Về tổ chức nhân sự của công ty: Thông qua việc giám sát kiểm tra để biết năng lực của cán bộ nếu không đáp ứng đủ điều kiện công tác cần cho đi học thêm học tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Tổng hợp số lượng công việc cần làm sau đó có phân công cụ thể cho từng người tránh việc chồng chéo gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Đánh giá dự án tập trung vào chất lượng không nên dàn trải chạy theo số lượng nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức tổng hợp báo cáo hàng năm cho việc thực hiện công tác tại công ty từ đó có thể góp ý sửa đổi nếu có thiếu sót trong quá trình phân tích và để có thể đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Kết luận Phân tích tài chính dự án đầu tư dù nhìn nhận từ góc độ nào, tính toán theo phương pháp nào thì cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chúng đối với một dự án đầu tư. Tuy nhiên do phân tích tài chính dự án cũng đòi hỏi một quá trình nghiên cứu đầy đủ qua nhiều công đoạn và khá phức tạp nên do hạn chế về mặt nhận thức và khuôn khổ nghiên cứu nên đề tài còn nhiều thiếu sót xong bước đầu có một số kết quả sau: Giới thiệu được về dự án đầu tư và tầm quan trọng của dự án đầu tư Phân tích tài chính và các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tài chính dự án đầu tư Phân tích thực trạng tại công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp về quá trình đánh giá hiệu quả tài chính theo loại hình dự án đầu tư qua đó đánh giá các mặt được và còn tồn tại của dự án Đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục phần nào các nhược điểm của quá trình phân tích tài chính dự án tại công ty đã nêu ra trong đề tài. Thực hiện đề tài này không ngoài mục đích củng cố lý thuyết và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu sau quá trình học tập tại trường và tạo tiền đề cho công việc sau này của bản thân nên em rất mong nhận được ý kiên đóng góp của các bạn và thầy cô để hoàn thiện hiện hơn cho đề tài. Mục lục Chương I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0088.doc
Tài liệu liên quan