Từ phân tích trên, ta có thể kết luận rằng, xét về mặt tài chính, dự án nên được thực hiện dù rằng tiềm lực về tài chính của chủ đầu tư rất yếu. Chủ đầu tư đã giải quyết tình trạng này cách huy động từ các nguồn vốn vay rất đáng tin cậy. Ngoài ra, một khi dự án này đi vào hoạt động, nó sẽ đem lại các lợi ích kinh tế xã hội khác cho xã hội như tao công ăn việc làm cho người lao động. Với một dự án vừa đem lại lợi ích cho xã hội, vừa có các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được xem là rất tốt, em cho rằng, dự án này có tính khả thi.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và khả năng trả nợ của dự án liên doanh sản xuất bia Sài Gòn - Bình định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN LIÊN DOANH SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN - BÌNH ĐỊNH
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
Phân tích tài chính dự án là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính.
Thông qua phân tích tài chính, chúng ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán các khoản thu chi, những lợi ích thiết thực mà dự án sẽ đem lại cho nhà đầu tư. Trên cơ sở đó ta sẽ đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên hay không nên đầu tư vào dự án này bởi vì mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là liệu họ có đầu tư vào dự án mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác hay không. Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội.
Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta hãy cùng xem xét một dự án cụ thể - Dự án liên doanh sản xuất bia Sài Gòn - Bình Định.
PHẦN II - NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN LIÊN DOANH BIA SÀI GÒN - BÌNH ĐỊNH
Như ta đã biết, khu vực miền Trung là khu vực tập trung rất nhiều các tỉnh nghèo và hiện nay, bia Sài Gòn chiếm hơn 70% thị trường bia tại các tỉnh vùng này, do đó việc xây dựng dự án nhà máy sản xuất bia tại Quy Nhơn – Bình Định không những sẽ phục vụ nhu câù tại khu vực tôt hơn mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh. Đây là dự án liên doanh giữa Công ty bia Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh và Công ty dệt may xuất khẩu tỉnh Bình Định. Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án được gửi lên Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tháng 6/1997.
Cũng như bất cứ một dự án đầu tư nào, điều đầu tiên mà các nhà lập dự án ở đây quan tâm là nên đầu tư và dự án này bao nhiêu, phân bổ nguồn vốn đó ra sao và huy động từ đâu.
Việc ước tính tổng mức vốn đầu tư một cách chính xác trước khi thực hiện dự án là rất quan trọng và cần thiết. Nếu như con số này được dự tính quá lớn, nó sẽ gây ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả, làm sai lệch khả năng phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án. Ngược lại, nếu dự tính mức vốn vày quả nhỏ, tiến độ thực hiện dự án sẽ bị ảnh hưởng, thâm chí trong nhiều trường hợp càn không thể thực hiện được dự án.
Theo như ước tính, tổng số vốn đầu tư vào dự án Bia liên doanh Sài Gòn - Bình Định lên tới 148456 triệu đồng, trong đó vốn cho kiến thiết cơ bản và dự phòng là 10358 triệu, vốn xây lắp là 12037 triệu, vốn cho máy mó thiết bị và vốn lưu động hàng năm lần lượt là 121199 và 4862 triệu đồng.
Tổng số vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể là:
Vốn điều lệ được các bên tham gia đóng góp dưới dạng chuyển giao công nghệ và tiền thuê đất: 5000 tr.đ.
Vốn góp thêm từ các bên liên doanh: 6729 tr.đ.
Vốn huy động từ các nguồn ký quỹ của các đại lý tiêu thụ: 4389 tr.đ.
Vốn đi vay: 16960 tr.đ.
Vốn mua thiết bị: 110516 tr.đ.
Vốn lưu động: 4862 tr.đ.
Trong đó:
Vốn đi vay gồm vốn vay tín dụng kế hoạch của Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển với lãi suất 9,72%/năm với số vốn là 3000 tr.đ, phần còn lại là 13960 tr.đ vay từ các nguồn khác của Ngân hàng với lãi suất 9,72%/năm. Các nguồn này phải trả hết trong 4 năm kể từ năm thứ 5 khi dự án đi vào hoạt động.
Vốn mua thiết bị nước ngoài theo hợp đồng sẽ chia làm 2 khoản:
+ 15% giá trị hợp đồng sẽ trả ngay sau khi phía Việt Nam nhận được trang thiết bị. Phần này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất 7%/năm, thời gian trả nợ sau 2 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
+ 85% sẽ trả dần trong 7 năm khi dự án đi vào hoạt động với lãi suất 7%/năm.
Vốn lưu động: vay tại Ngân hàng với lãi suất vay ngắn hạn 1%/tháng.
*Các chỉ tiêu phản ánh tiềm lực về mặt tài chính của chủ đầu tư:
Tỷ trọng vốn tự có / vốn đầu tư ( h ):
Trong dự án này, vốn tự có của chủ đầu tư là 16118 tr.đ, bao gồm vốn điều lệ được các bên tham gia đóng góp (5000 tr.đ), vốn góp thêm từ các bên liên doanh (6729 tr.đ) và vốn huy động từ các nguồn ký quỹ của các đại lý tiêu thụ (4389 tr.đ).
h = 16118 / 148456 = 0,1086 = 20,86%.
Hệ số vốn tự có / vốn đi vay ( k ):
k = 16118 / 16960 = 0,95.
Từ kết quả trên, ta nhận thấy tỉ trọng vốn tự có trên vốn đi vay còn nhỏ bé. Điều này cho thấy, cho dù tỷ lệ vốn tự có trên vốn đầu tư có thể chấp nhận được, đồng thời phần vốn thiết bị mua ngoài có thể đi vay được nhưng tiềm lực tài chính của chủ đầu tư còn yếu kém, có thể gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án.
I. TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ LÃI.
Từ những điều kiện ràng buộc trên, ta có được một phương án trả nợ cả gốc lẫn lãi như trong bảng 1 – Tình hình vay và trả lãi, gốc vốn vay của dự án.
II. TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN (XEM BẢNG 2).
Chi phí sản xuất của một dự án ở một thời kỳ nào đó là toàn bộ tiêu hao vật chất và sức lao động ở khâu sản xuất trực tiếp và ở các khâu khác được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ của thời kỳ đó.
Về phân loại chi phí sản xuất, có rất nhiều cách phân loại tuỳ thuộc vào từng góc độ xem xét. Ở đây, chúng ta sẽ đứng trên phương diện tính cố định của chi phí. Từ góc độ này, chi phí sản xuất có hai loại: chi phí cố định và chi phí biến đổi.
1. Chi phí cố định.
Chi phí cố định của một dự án (còn gọi là định phí hay chi phí bất biến) trong một thời đoạn nào đó là chi phí luôn luôn giữ một mức không đổi trong suốt thời đoạn đó không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm làm ra trong suốt thời đoạn đó là bao nhiêu.
Chi phí cố định bao gồm các loại chi phí như khấu hao cơ bản, chi phí bảo trì máy móc thiết bị, tiền lãi trả vốn vay dài hạn...
Chi phí cố định giữ mức không đổi cho thời đoạn đang xét nhưng nó lại thay đổi nếu tính cho một đơn vị sản phẩm làm ra trong thời đoạn đang xét đó (Xem sơ đồ hình 1 và hình 2)
Fđ
S
(2)
Hình 2
F
O
S
(1)
Hình 1
O
Ghi chú:
F: Chi phí cố định của thời kì đang xét.
S: Số sản phẩm làm ra.
Fđ: Chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm làm ra.
Đường 1: Chi phí cố địng của thời kì đang xét.
Đường 2: Chi phí cố định cho một sản phẩm.
Tính cố định của chi phí ở đây cũng chỉ là tương đối vì trong thực tế, khi khối lượng sản phẩm tăng lên trong thời đoạn quá lớn thì mức chi phí cố định cũng phải tăng lên tương ứng.
Theo như dự án này, chi phí cố định bao gồm 10 khoản chính.
1.1. Chi phí bảo trì máy móc thiết bị.
Để máy móc có thể hoạt động tốt để cho ra sản phẩm. Khoản chi này phải được đầu tư thường xuyên để duy trì việc sản xuất ra một khối lượng sản xuất ổn định.
Ở dự án này, chi phí bảo trì máy móc thiết bị hàng năm là 1% tổng giá trị thiết bị (giá được tính khấu hao).
Trong đó:
Giá trị thiết bị (Ivotb) = Ivotb1 + Ikt-dp x h1.
Ivotb1 là vốn thiết bị của dự án khi dự án đi vào hoạt động.
Ivotb1 = Giá trị thiết bị + Lãi vay trong
Mua trong và thời gian
Ngoài nước thi công
= 121199 + 7183 = 128382 tr.đ.
Ikt-dp là vốn kiến thiết cơ bản và dự phòng (10358 tr.đ). Số vốn này được phân bổ cho vốn thiết bị và xây lắp theo tỷ lệ lần lượt là h1 và h2.
+ Tỷ lệ dành cho thiết bị là:
h1 = ( Ivotb1/(Ivotb1 + Ivoxl1) ) x 100.
Ivoxl1 là vốn xây lắp của dự án khi dự án đi vào hoạt động, được tính tương tự như tính cho thiết bị và bằng 12037 + 2279 = 14316 tr.đ.
Vậy, h1 = ( 128382/(128382 + 14316) ) x 100
= 12838200/142698 = 0,9 = 90%
Suy ra h2 = 100% - h1
= 100% - 90% = 10%.
Ivotb = 128382 + 10358 x 90% = 137704.
Từ các kết quả trên ta có chi phí bảo trì máy móc thiết bị hàng năm (bắt đầu từ năm thứ 2 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, nghĩa là năm thứ 4 kể từ khi thực hiện dự án) là:
= 1% x 137704 = 1377,04 tr.đ.
1.2. Lãi vay tín dụng kế hoạch.
Tổng vốn tín dụng kế hoạch mà dự án vay của Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển là 3000 tr.đ. Với lãi suất là 9,72%, ta có tổng lãi dự án phải trả cả năm (lấy kết quả từ bảng 1).
Trong 4 năm đầu kể từ khi dự án đi vào hoạt động, số tiền tổng lãi phải trả cả năm mỗi năm là: 3000 x 0,0972 = 291,6 tr. đ.
Thực tế, phải đến năm thứ 5 kể từ khi sản xuất kinh doanh (năm thứ 7 tính từ khi bắt đầu thực hiện dự án) mới phải trả nợ và trả nợ hết trong 4 năm. Trong những năm này, lãi vay tín dụng kế hoạch được tính như sau:
Lãi vay tín dụng = Tổng lãi phải
kế hoạch năm i trả năm i
1.3. Lãi vay vốn đặt cọc thiết bị.
1.4. Lãi vay trả chậm thết bị.
1.5. Lãi vay vốn lưu động.
1.6. Lãi vay vốn còn lại.
1.7. Phí bảo lãnh.
Các khoản lãi vay trên được tính tương tự.
1.8. Chi phí bảo hiểm tài sản.
Chi phí bảo hiểm tài sản là một khoản được tính trong chi phí cố định. Như ta đã biết, một trong những đặc điểm cơ bản của đầu tư là mang tính rủi ro rất cao do sự tác động của rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định hình thành dự án, chủ đầu tư đã phải tính toán xem làm thế nào để tránh rủi ro và khi gặp rủi ro thì sử dụng những biện pháp gì để hạn chế sự tác động của chúng. Để đề phòng trường hợp trên xảy ra, mỗi năm chủ đầu tư đã để ra một khoản cố định để dành cho bảo hiểm tài sản. Chi phí này tính bằng 0,3% giá trị tài sản. Con số cụ thể được ghi ở bảng 2 (phần II.8).
1.9. Khấu hao thiết bị.
Khấu hao thiết bị là khoản tiền được trích ra từ doanh thu hàng năm của dự án để bù vào hao mòn của thiết bị hàng năm. Khi thời gian khấu hao kết thúc nghĩa là lúc đó chúng có đủ số tiền cần thiết để đầu tư thay thế thiết bị cũ không được tiếp tục sử dụng phục vụ cho dự án.
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu hập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.
Trong việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao, doanh nghiệp thường quan tâm đến phương pháp nào mà tiền nộp thuế càng nộp về sau càng nhiều càng tốt vì với số tiền nộp chậm và nộp ít ở các năm đầu, chủ doanh nghiệp hay chủ dự án có thể dùng nó vào kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, việc áp dụng theo phương pháp nào phải được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép nhằm vừa khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế, bảo đảm cho dự án đủ thu hồi vốn để tái đầu tư khi tuổi thọ kinh tế của tài sản vừa kết thúc vừa tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
Trong dự án này, khấu hao thiết bị được thực hiện trong những năm đầu kể từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
= x
Trong dự án này, khấu hao thiết được tính từ thời điểm năm thứ 3 (năm đầu tiên dự án hoạt động).
KHTB năm 3và 4 = 137704 x 8% = 11016,3 tr.đ.
KHTB năm 5,6,7 = 137704 x 9% = 12393,38 tr.đ.
KHTB từ năm 8 đến 12 = 137704 x 10% = 13770,4 tr.đ.
KHTB năm 13 = 137704 x 7% = 9639,29 tr.đ.
Tỷ lệ khấu hao thiết bị được tăng dần qua các năm và vào năm cuối cùng của thời đoạn tính khấu hao, tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 7%/năm. Với sự phân bổ khấu hao như trên, sau 11 năm kể từ khi dự án đi vào vận hành sản xuất kinh doanh, dự án đã khấu hao hết phần máy móc thiết bị.
1.10. Khấu hao giá trị xây lắp.
Tương tự như trong khấu hao máy móc thiết bị, ta tính được khấu hao giá trị xây lắp (với giá trị xây lắp: Ivoxl = 14316 + 10358 x 10% = 15351,8 tr.đ.) với các kết quả được ghi trong bảng 2 (phần II.10).
Cộng các khoản chi phí trên lại ta có tổng chi phí cố định từng năm. Trong các khoản chi phí này, ta nhận thấy, chi phí khấu hao thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí cố định, biểu hiện ở con số cụ thể là:
Năm 3,4 = 11016,34/22946,84 = 0,48 = 48%.
Năm 5,6,7 = 12393,38/22222,66 = 0,5577 = 55,77%.
Điều này chứng tỏ dự án này cần một số lượng vốn rất lớn để đầu tư vào mua sắm trang thiết bị.
2. Chi phí biến đổi.
Khác với chi phí cố định, chi phí biến đổi (còn gọi là chi phí khả biến hay biến phí) là loại chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng sản phẩm lamg ra trong thời đoạn đang xét.
Chi phí biến đổi bao gồm các loại chi phí, ví dụ chi cho vật liệu, nhân công, điện, nước... Lượng tăng lên tăng lên của tổng chi phí toàn dự án của một thời đoạn nào đó bằng chính lượng tăng lên của tổng chi phí biến đổi của thời đoạn đó.
Cần chú ý rằng chi phí biến đổi tính theo một khối lượng sản phẩm nào đó của thời đoạn đang xét thì thay đổi nhưng nếu tính chi một đơn vị sản phẩm thì lại không đổi. Chẳng hạn như trong dự án này, chi phí cho nguyên vật liệu chính sản xuất 1 lít bia chai 778,805đ thì với sản lượng sản xuất ra là 9 triệu, ta sẽ tính được tổng chi phí là 778,805 x 9tr = 7009,245tr.đ. Tuy nhiên, trong thực tế, do đề phòng trước sự tác động của một số điều kiện nào đó, dự án không thực hiện hết công suất và chỉ sản xuất được 80% x 9tr = 7,2tr.đ, và như vậy, tổng chi phí cho nguyên vật liệu chính để sản xuất bia chai lại giảm xuống còn 7,2tr x 778,805 = 5607,396tr.đ (Xem đồ thị hình 3 và hình 4).
V
O
S
(3)
Hình 3
Vđ
O
S
(4)
Hình 4
Ghi chú:
V: Chi phí biến đổi của thời đoạn đang xét.
Vđ: Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm.
S: Số sản phẩm làm ra của thời đoạn đang xét.
Đường 1: Chi phí biến đổi của thời đoạn đang xét.
Đường 2: Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm.
Những chi phí được coi là chi phí biến đổi trong dự án này gồm:
2.1. Nguyên vật liệu chính.
Sản phẩm của dự án này là bia hơi và bia chai nên khi tính chi phí biến đổi ta tính tổng chi phí cần thiết để tạo ra cả hai loại sản phẩm này.
CP NVLc = CP NVLc1 x Q1 + CP NVLc2 x Q2.
Trong đó:
CP NVLc: Chi phí nguyên vật liệu chính.
CP NVLc1: Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất bia hơi.
CP NVLc2: Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất bia chai.
Q1: Sản lượng bia hơi của dự án dự kiến sẽ sản xuất.
Q2: Sản lượng bia chai của dự án dự kiến sẽ sản xuất.
CP NVLc năm 3 = 724,047 x 1tr x 80% + 778,805 x 9tr x 80%
= 7924,35tr.đ.
CP NVLc các năm khác tính tương tự và quả được ghi trong bảng 2 (phần I.1).
2.2. Nguyên vật liệu phụ.
2.3. Điện.
2.4. Nước.
2.5. Nhiên liệu dầu.
4 chi phí trên được tính giống như cách tính chi phí nguyên vật liệu chính (Xem bảng 2).
2.6. Lương công nhân.
Lương bình quân công nhân là 400000đ/tháng và được điều chỉnh dần theo các năm.
2.7. BHXH, y tế, công đoàn.
Khoản chi phí này được trích từ lương công nhân (19%) với mục đích phục vụ cho lợi ích của người lao động.
Năm 3 = 19% x 652,8 = 124,03tr.đ.
Các năm khác tính tương tự.
2.8. Chi phí nhãn hàng.
Do dự án chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm: bia hơi và bia chai, trong khi đó khi tiêu thụ chỉ có bia chai cần có nhãn hàng cho nên chi phí nhãn hàng được tính bằng chi phí nhãn hàng cho bia chai.
CPNH năm i = Số lít bia chai dự kiến sản xuất năm i x 64đ.
CPNH năm 3 = 9trl x 0,8 x 64đ = 460,8tr.đ.
CPNH năm 4 = 9trl x 0,9 x 64đ = 518,4tr.đ.
CPNH từ năm 4 đến năm 18 = 9trl x 1 x 64đ = 576tr.đ.
2.9. Chi phí quản lý, tiêu thụ và chi khác.
Ngoài những chi phí đã nói đến ở trên, chúng ta không thể không kể đến chi phí cho quản lý, tiêu thụ và một số chi phí khác bởi các khoản này chiếm một tỷ trong khá lớn trong tổng chi phí biến đổi. Ngoài ra, những chi phí này còn có tác dụng giúp cho dự án được thực hiện tốt, đem lại hiệu quả cao.
CPql và tt = 2,5% x Tổng doanh thu.
Trong đó, tổng doanh thu của dự án trong trường hợp này chính là tổng số tiền mà chủ đầu tư thu được thông qua việc bán sản phẩm dự án sản xuất ra.
TDT năm i = Q1 x P1 + Q2 x P2.
Trong đó:
Q1: sản lượng bia hơi năm i sản xuất theo dự kiến.
Q2: sản lượng bia chai năm i sản xuất theo dự kiến.
P1: Giá bán bia hơi theo dự kiến.
P2: Giá bán bia chai theo dự kiến.
Chẳng hạn như:
TDT năm 3 = 1trl x 0,8 x 3500đ/l + 9trl x 0,8 x 8000đ
= 60400tr.đ.
CPql và tt năm 3 = 2,5% x 60400 = 1510tr.đ.
Tổng chi phí biến đổi từng năm được ghi trong bảng 2.
3. Tổng chi phí.
Tổng chi phí ở đây bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi được tính hàng năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
TCP năm 3 = 14613,16 + 22946,84 = 37560tr.đ.
TCP năm 4 = 16342,7 + 22506,01 = 38848,7tr.đ.
Các năm còn lại tính tương tự. Tuy nhiên kể thừ năm 14, tổng chi phí giảm đi. Có hiện tượng này là do đã khấu hao xong thiết bị và đồng thời, vào thời điểm này, dự án cũng đã trả xong nợ từ một số nguồn.
III. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.
1. Doanh thu.
Doanh thu từ hoạt động của một dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu của dự án được dự tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Nếu số sản phẩm bán ra càng nhiều hoặc giá cho từng đơn vị sản phẩm tăng lên ( với giả định rằng yếu tố này thay đổi thì yếu tố khác giữ nguyên ) thì doanh thu sẽ tăng và ngược lại.
Cách tính chỉ tiêu này đã được trình bày ở phần trên.
2. Thuế doanh thu.
Thuế doanh thu của dự án được tính bằng 47% doanh thu, trong đó gồm 17% là thuế doanh thu thuần và 30% là thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế DT năm 3 = 0,47 x 60400 = 28388 tr.đ.
Thuế DT năm 4 = 0,47 x 67950 = 31936,5 tr.đ.
Kết quả của các năm còn lại được trình bày trong bảng 3.
Tuy nhiên, kể từ khi Qốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997, Luật thuế doanh thu không còn được áp dụng nữa.
3. Doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu chưa có thuế VAT sau khi đã loại trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế xuất nhập khẩu phải. Áp dụng vào dự án này ta có doanh thu thuần của từng năm như sau:
DT thuần năm 3 = 60400 – 28388 = 32012 tr.đ.
DT thuần năm 4 = 67950 – 31936,5 = 36013,5 tr.đ.
Doanh thu thuần chỉ là cơ sở để tính lợi nhuận trước thuế chứ chưa phản ánh được mức lỗ lãi của dự án.
4. Chi phí sản xuất.
(Đã đề cập đến ở phần trên).
5. Lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được tính như sau:
LN tt = DT thuần – Chi phí sản xuất.
Như vậy, ta có:
LN tt năm 3 = 32012 – 37560 = -5548 tr.đ.
LN tt năm 4 = 36103,5 – 38848,7 = -2835,2 tr.đ.
LN tt năm 5 = 40015 – 40294,9 = -279,9 tr.đ.
LN tt năm 6 = 40015 – 39241,16 = 773,84 tr.đ.
LN tt năm 14 = 40015 – 21641,25 = 18373,25 tr.đ.
LN tt năm 18 = 40015 – 22037 = 17978 tr.đ.
Lợi nhuần có ưu điểm là cho biết quy mô lãi của cả đời dự án. Từ kết quả trên, ta nhận thấy lợi nhuận của dự án tăng dần lên qua các năm.
6. Thuế lợi tức.
Đối với nhà nước, thuế được coi là một khoản thu của ngân sách nhưng đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây lại là một khoản chi khá lớn. Trên thực tế, bất kỳ ai kinh doanh cũng muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất nhưng lại chỉ phải nộp thuế với mức tối thiểu. Vấn đề đặt ra cho chủ đầu tư là phải tính toán như thế nào để nộp thuế vào thời điểm nào là có lợi nhất cho mình mà vẫn hợp pháp. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng làm được điều này nhưng trên thực tế, ta vẫn có thể điều chỉnh được, chẳng hạn như có thể điều chỉnh bằng cách phân bổ khấu hao hợp lý qua các năm...
Thuế lợi tức hay thuế thu nhập doanh nghiệp dự án phải nộp được tính bằng 35% lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, trong dự án này, trong 3 năm đầu, vì dự án chưa có lãi (Lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn không) nên chủ đầu tư chưa phải nộp thuế lợi tức. Trong 2 năm tiếp theo, doanh nghiệp lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% cho 3 năm tiếp theo nên thuế lợi tức của các năm này là:
Thuế LT năm 8 = 0,35 x 1480,41 x 0,5 = 259,07 tr.đ.
Tính tương tự cho năm 9 và 10.
Thuế LT năm 11 = 0,35 x 4833,67 = 1718,83 tr.đ.
Xem kết quả của các năm còn lại ở bảng 3.
7. Lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận thuần sau thuế là một chỉ tiêu đánh giá khá chính xác quy mô lãi giữa các năm hoạt động của bản thân dự án. Chỉ tiêu này tính được bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế lợi tức.
Cụ thể là:
LN st năm 3 = -5548 – 0= -5548 tr.đ.
LN st năm 4 = -2835,2 – 0 = -2835,2 tr.đ.
LN st năm 5 = -279,9 – 0 = -279,9 tr.đ.
Lợi nhuận ròng phản ánh số tiền thực có mà chủ đầu tư sẽ nhận được sau khi dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Trong 3 năm đầu, chủ đầu tư bị lỗ do doanh thu thu về không đủ nộp thuế doanh thu và bù đắp cho chi phí sản xuất. Đến năm thứ 4 (nghĩa là đến năm 6 của dự án kề từ khi thực hiện) dự án bắt đầu có lãi và quy mô lãi lớn dần lên.
IV. TÍNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN.
1. Nguồn trả nợ.
Để thực hiện được dư án, chủ đầu tư của dự án này phải vay vốn từ một số nguồn khác nhau. Do yêu cầu của các chủ nguồn vốn này, khi dự án đi vào hoạt động cũng chính là lúc mà chủ đầu tư phải quan tâm đến việc trả nợ. Có 3 nguồn mà chủ đầu tư có thể lấy để trả nợ, đó là:
1.1. KHCB trích 100%.
Khấu hao cơ bản bao gồm khấu hao thiết bị và khấu hao xây lắp. Do KHCB trích 100% để trả nợ nên ta có kết quả này bằng cách cộng hai yếu tố trên ở bảng 2.
KHCB năm 3,4 = 11016,34 + 614,07 = 11630,41 tr.đ.
KHCB năm 5,6 = 12393,58 + 614,07 = 13007,45 tr.đ.
1.2. Trích lợi nhuận để lại.
Lợi nhuận để lại hay còn gọi là lợi nhuận ròng, như ta đã biết phản ánh quy mô lãi của dự án. 50% lợi nhuận để lại được trích ra để trả nợ và trong dự án này, việc trích ra từ lợi nhuận để lại chỉ được bắt đầu từ năm 6 (tức là năm thứ 4 kể từ khi dự án đi vào hoạt động) vì vào thời điểm này, dự án mới có lãi.
Trích lợi nhuận = 773,84 x 0,5 = 386,92 tr.đ.
để lại năm 6
Trích lợi nhuận = 1782,24 x 0,5 = 891,12 tr.đ.
để lại năm 7
1.3. Từ nguồn miễn giảm thuế.
Ngoài khoản tiền trích từ khấu hao và lợi nhuận để lại, chủ đầu tư còn có thể trả nợ bằng nguồn miễn giảm thuế lợi tức, nghĩa là nếu dự án được miễn hoặc giảm thuế lợ tức ở một năm nào đó thì khoản tiền được miễn giảm sẽ đưọc dùng vào việc trả nợ.
Do trong 3 năm đầu hoạt động dự án chưa có lãi nên nguồn trả nợ lấy từ miễn giảm thuế bằng không. Trong 2 năm tiếp theo, dự án được miễn thuế 100% nên số tiền được dùng trả nợ là:
Năm 6 = 100% x 773,84 x 0,35 = 270.84 tr.đ.
Năm 7 = 100% x 1782,24 x 0,35 = 623,78 tr.đ.
Trong 3 năm tiếp theo, dự án được giảm 50%, tương ứng với số tiền là:
Năm 8 = 259,07 tr.đ.
Năm 9 = 470,65 tr.đ.
Năm 10 = 694,21 tr.đ.
2. Công nợ phải trả của năm.
2.1. Trả nợ gốc vay TDKH.
Trả nợ gốc vay = Nợ gốc TDKH x 2.
tín dụng kế hoạch trả 6 tháng 1 lần
Trong đó nợ gốc TDKH 6 tháng trả 1 lần được lấy từ phần IV-bảng 1
Do yêu cầu của Nhà nước, chủ đầu tư phải trả hết nợ cho Ngân hàng đầu tư và phát triển trong 4 năm kể từ năm thứ 5 dự án đi vào hoạt động. Chính vì vậy, ta có trả nợ gốc vay tín dụng kế hoạch của từng năm như sau:
Năm 7 = 70,87 x 2 = 141,74 tr.đ.
Năm 8 = 172,2 x 2 = 344,4 tr.đ.
Năm 9 = 241,5 x 2 = 483 tr.đ.
Năm 10 = 1015,4 x 2 = 2030,8 tr.đ.
2.2. Trả nợ các vốn vay khác.
Trả nợ các vốn vay khác được tính giống như trả nợ gốc vay TDKH.
Trả nợ các = Nợ gốc vốn vay khác x 2.
vốn vay khác trả 6 tháng 1 lần
Và khoản này cũng phải trả trong 4 năm.
Năm 7 = 266,62 x 2 = 533,24 tr.đ.
Năm 8 = 647,8 x 2 = 1295,6 tr.đ.
Năm 9 = 908,5 x 2 = 1817 tr.đ.
Năm 10 = 5157,07 x 2 = 10314,14 tr.đ.
2.3. Trả nợ 85% thiết bị trả chậm.
Trong dự án này, vốn mua thiết bị nước ngoài theo hợp đồng sẽ chia làm hai khoản, một khoản trả ngay và một khoản trả chậm.
Phần tiền thiết bị được trả chậm là 85% và trả dần trong 7 năm khi dự án đi vào hoạt động với lãi suất 7%/năm. Phần này được tính theo công thức:
Năm i = Nợ gốc trả chậm thiết x 2.
bị 6 tháng trả 1 lần
Nhận thấy, phần tiền thiết bị trả chậm này được trả đều trong 7 năm, từ năm thứ 3 đến năm thứ 9 = 6709,9 x 2 = 13419,8 tr.đ.
2.4. Trả nợ đặt cọc 15% thiết bị.
Khoản tiền mua thiết bị nước ngoài còn lại là 15% giá trị hợp đồng. Khoản tiền này sẽ phải trả ngay sau khi phía Việt Nam nhận được thiết bị. Phần này, ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất là 7%/năm và thời gian trả nợ là sau 2 năm kể từ khi dự án vào hoạt động.
Vậy, trả nợ đặt cọc = Nợ gốc đặt cọc thiết x 2.
thiết bị năm i bị trả 6 tháng 1 lần
Năm 3, 4 = 4144,35 x 2 =8288,7 tr.đ.
3. Chênh lệch nguồn nợ phải trả.
Luỹ kế chêch lệch phản ánh khả năng trả được nợ của dự án. Dự án có thể trả được nợ khi luỹ kế chênh lệch nếu không có nguồn bổ sung là một số dương và ngược lại, dự án không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp này, để giúp liên doanh trả nợ đúng hạn, nhà nước có thể cho chủ đầu tư hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chênh lệch nguồn = Nguồn trả nợ – Công nợ phải trả
nợ phải trả năm i năm i của năm i
Vậy chênh lệch nguồn nợ phải trả mỗi năm là:
Năm 3,4 = 11630,41 – 21708,5 = -10078,09 tr.đ.
Năm 5 = 13007,45 – 13419,8 = -412,35 tr.đ.
Năm 6 = 13665,21 – 13419,8 = 245,41 tr.đ.
3.1. Luỹ kế chênh lệch nếu không có nguồn bổ sung.
Luỹ kế chênh lệch Luỹ kế chênh lệch Chênh lệch
nếu không có nguồn = nếu không có nguồn + nguồn trả nợ
bổ sung năm i bổ sung năm i-1 phải trả năm i
Năm 3 = 0 – 10078,09 = -10078,09 tr.đ.
Năm 4 = -10078,09 – 10078,09 = -20156,18 tr.đ.
Năm 5 = -20156,18 – 412,35 = -20568,5 tr.đ.
Năm 6 = -20568,5 + 245,41 = 20323,12 tr.đ.
Năm 10 = -18688,79 + 4677,15 = -14011,64 tr.đ.
Năm 11 = -14011,64 + 16287,59 = 2275,95 tr.đ.
Từ kết quả tính được trong bảng 4 ta thấy, trong 3 năm đầu kể từ khi sản xuất kinh doanh (từ năm 3 đến năm 5), dự án không có khả năng trả nợ do luỹ kế chêch lệch nếu không có nguồn bổ sung của 3 năm nay mang dấu âm. Bắt đầu từ năm 6 (năm thứ 11 của dự án), dự án mới có khả năng trả nợ.
3.2. Nguồn bổ sung nếu được hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nguồn bổ sung nếu được = 30% x Doanh thu.
hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt
Do dự án có thể được hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2 năm đầu nên nguồn bổ sung trong 2 năm này là:
Năm 3 = 0,3 x 60400 = 18120 tr.đ.
Năm 4 = 0,3 x 67950 = 2038,5 tr.đ.
Trong những năm tiếp theo, dự án phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bình thường theo luật nên con số này bằng không.
3.3. Số còn phải hỗ trợ của tỉnh hàng năm.
Số còn phải hỗ trợ = Chênh lệch nguồn – Nguồn bổ sung nếu được
của tỉnh năm i nợ phải trả năm i hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt
Số còn phải hỗ trợ của tỉnh mỗi năm là:
Năm 3 = -10078,09 – 18120 = -28198,09 tr.đ.
Năm 4 = -10078,09 – 20385 = -30463,09 tr.đ.
Năm 5 = -412,35 – 0 = -412,35 tr.đ.
Những năm sau, do chênh lệch nguồn nợ phải trả dương nên tỉnh không cần phải hỗ trợ nữa.
V. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.
1. Thu nhập thuần của dự án (NPV).
Thu nhập thuần là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí của cả đời dự án. Thu nhập khác lợi nhuận thuần ở giá trị thanh lý.
Thu nhập thuần = lợi nhuận thuần + giá trị còn lại.
Lợi nhuận thuần phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của dự án và thường được tính hàng năm còn thu nhập thuần thì phản ánh chính xác hơn hiệu quả của dự án. Nó phản ánh được quy mô lãi và tính cho cả đời dự án. Trong trường hợp dự án không có giá trị còn lại thì thu nhập thuần được coi như lài lợi nhuận thuần ( giống như dự án đang phân tích).
1.1. NPV trước thuế
Tổng vốn đầu tư của dự án gồm:
Vốn tự có (giả sử lãi suất của vốn tự có là 10%):
= 5000 + 6729 + 4389 = 16188 tr.đ.
Vốn vay: 16960 + 110516 + 4862 = 132268 tr.đ.
Với r vay trung bình là:
r vay = 16960 x 9,72% + 110516 x 7% + 4862 x 12%
132268
= 0,07536.
r bình quân của các nguồn vốn vay trước thuế là:
r (tt) = 16188x10%+16960x9,72%+110516x7%+4862x12%
148456
= 0,078049.
Từ đó ta tính được NPV trước thuế là:
NPV (tt) = 39617,59 tr.đ.
1.2. NPV sau thuế.
r trung bình để tính NPV sau thuế được tính như sau:
r (st) = r (vốn tự có) x vốn tự có + r (vay) x (1-T) x vốn vay
VĐT VĐT
T là tỷ suất thuế lợi tức.
r (st) = 10% x 16188/148456 + 7,5% x (1-0,35) x 132268/148456
= 0,054545.
NPV (st) = 34007,13 tr.đ.
Như vậy, từ kết quả trên ta thấy, dự án này có lãi do NPV>0.
Trong phân tích tài chính, NPV được xem như một tiêu chuẩn rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có nhược điểm là phải sử dụng tỷ suất chiết khấu ( r ) để tính toán. Nếu r cao thì quy mô lãi nhỏ cho nên đòi hỏi phải xác định r thật chính xác mà trên thực tế, thực hiện điều này rất khó do r thường thay đổi qua các năm của dự án. Chính vì vậy, để đánh giá dự án này một cách chính xác hơn, ta phải tính thêm một số các chỉ tiêu tài chính khác.
2. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ ( IRR ).
IRR là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này thu nhập thuần của dự án bằng không. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi do chính dự án đem lại cho chủ đầu tư. Trên góc độ thu hồi vốn thì nó cho biết mức lãi suất tối đa mà dự án có thể đi vay để thực hiện.
Theo phương pháp nội suy, IRR được tính bằng công thức:
IRR = r1 + NPV1 x ( r2 – r1 ).
NPV1 + / NPV2/
2.1. IRR trước thuế IRR ( tt ) = 29,29%
2.2. IRR sau thuế. IRR ( st ) = 24,7%
Con số này cho thấy tỷ suất hoàn vốn nội bộ là khá cao và dự án có thể vay vốn để thực hiện dự án với mức lãi suất tối đa là 24,7%.
3. Thời hạn thu hồi vốn ( T ). ( Xem bảng 4 ).
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư là số thời gian cần thiết để dự án thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Chủ đầu tư có thể lấy T làm căn cứ để ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không bằng cách so sánh T với thời gian định mức hay tuổi thọ dự án. Cơ sở để tính T là lợi nhuận thu hồi hàng năm và khấu hao hàng năm. Tuy nhiên, phải tuỳ từng dự án mà ta có thể dựa vào T để kết luận dự án là tốt hay xấu vì có thể mặc dù có dự án T rất ngắn nhưng quy mô của dự án này lại rất nhỏ, như vậy dự án chưa chắc đã cho quy mô lãi lớn nhất và ngược lại. Và đặc biệt, chỉ tiêu này chỉ cho biết là bao nhiêu lâu thì hoàn vốn chứ không cho biết quy mô lãi của dự án.
Có hai cách tính thời hạn thu hồi vốn: phương pháp cộng dồn và phương pháp trừ dần. Tuy nhiên, trong dự án này, vì dự án tính lãi vốn vay cho từng năm và lãi suất được tính vào chi phí sản xuâttts mỗi năm do đó, khi xác định (W + D) coi như đã tính đến giá trị thời gian của tiền. Chính vì vậy, ta sử dụng phương pháp trừ dần là hợp lý. Nếu sử dụng phương pháp cộng dồn, ta phải chuyển hết (W + D) của các năm về cùng một mặt bằng hiện tại, và như vậy, ta đã tính trùng 2 lần giá trị của tiền.
Ivo - (W + D)
với Ivo - (W + D) <= 0 thì ta có thời gian thu hồi vốn là:
T = n + { Ivon - (W + D)n } x 12.
(W + D)n+1
Ta tính được thời gian thu hồi hốn là 12 năm 10 tháng. Như vậy là bắt đầu từ cuối năm thứ 13, dự án bắt đầu có lãi.
4. Tính độ nhạy cảm của dự án.
4.1. Thay đổi giá bán sản phẩm.
Trong tương lai, chủ dự án liên doanh bia Sài Gòn – Bình Định dự đoán sẽ có rất nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này, chính vì vậy sự cạnh tranh gay gắt là không thể tránh khỏi. Nhận thức rõ được vấn đề này, người lập dự án đã dự tính sẽ giảm giá bán hàng nhằm giành thị trường với con số 5%, 10% giá bán cũ. Lúc này, doanh thu của dự án sẽ giảm lần lượt 5% và 10%.
Kết quả về doanh thu cũng như các chỉ tiêu về tài chính được ghi ở bảng.
4.2. Thay đổi giá mua nguyên vật liệu (cả chính và phụ).
Do nguồn lực ngày càng khan hiếm nên giá bán nguyên vật liệu chắc chắn sẽ tăng lên. Dự tính, chi phí này sẽ tăng 5%, 10% lú đó chi phí sản xuất sẽ tăng 5%, 10%. Ta có bảng kết quả như trong bảng.
4.3. Thay đổi đồng thời hai nhân tố trên.
Giảm Doanh thu
Tăng chi phí sản xuất
0%
5%
10%
0%
NPV =
IRR=
NPV=
IRR=
NPV=
IRR=
5%
NPV =
IRR=
NPV=
IRR=
NPV=
IRR=
10%
NPV =
IRR=
NPV=
IRR=
NPV=
IRR=
Nhận thấy, dự án nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu (do sự thay đổi của giá bán) hơn vì khi giảm doanh thu, dự án có NPV nhỏ hơn khi giảm chi phí.
PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG
Từ phân tích trên, ta có thể kết luận rằng, xét về mặt tài chính, dự án nên được thực hiện dù rằng tiềm lực về tài chính của chủ đầu tư rất yếu. Chủ đầu tư đã giải quyết tình trạng này cách huy động từ các nguồn vốn vay rất đáng tin cậy. Ngoài ra, một khi dự án này đi vào hoạt động, nó sẽ đem lại các lợi ích kinh tế xã hội khác cho xã hội như tao công ăn việc làm cho người lao động... Với một dự án vừa đem lại lợi ích cho xã hội, vừa có các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được xem là rất tốt, em cho rằng, dự án này có tính khả thi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0640.doc