Đề tài Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu đó trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Để có thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp không thể không quan tâm tới vấn đề đáp ứng nhu cầu của người lao động tạo động cơ thúc đẩy cho họ làm việc có hiệu quả, năng suất cao. Đây chính là bí quyết thành công bền vững và lâu dài của bất cứ doanh nghiệp thành công nào. Nó đòi hỏi công tác quản lý phải được sắp xếp một cách có khoa học và hợp lý tạo thành một hệ thống bền vững. Việt Nam có thể bước lên vũ đài thế giới hay không chính là nhờ trí tuệ và thành công của các doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nhân tài ba, sáng tạo và luôn đương đầu với mọi thách thức.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu đó trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong các yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp yếu tố con người là một nhân tố cực kỳ quan trọng. Nhà nước cần có những biện pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình, có sự nhận công lao động hợp lý và các chế độ hợp lý để người lao động cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người lao động, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng những nhu cầu của họ, tạo động cơ thúc đẩy để họ làm việc hết mình, phát huy hết sở trường và tính sáng tạo của họ đóng góp cho thành công của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về nhu cầu của người lao động, Abraham Maslow cho rằng mỗi người đều có một tập hợp nhu cầu rất đa dạng, chia thành hai năm loại và xếp hạng theo mức độ trong từ dưới lên bao gồm: Nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu hội nhập (hay nhu cầu xã hội) nhu cầu được kính trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. "Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu đó trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" là đề tài hấp dẫn và rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt được nhu cầu của người lao động thoả mãn nhu cầu của họ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI. Phần I: Nội dung 1.1. Khái niệm nhu cầu và động cơ a. Nhu cầu là cái mà con người cảm thấy thiếu, cảm thấy cần được thoả mãn. Nó là khách quan và rất đa dạng. b. Động cơ: Là mục đích chủ quan của hoạt động của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con người và là lý do hành động. Nó là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định, chính nó thúc đẩy con người hành động và nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi có 3 yếu tố: - Sự mong muốn, trông chờ - Tính hiện thực của sự mong muốn Sự mong muốn Tính hiện thực Môi trường xung quanh Nhu cầu của con người Động cơ Hành động - Môi trường xung quanh. Có thể xem hoạt động của động cơ như một chuỗi các phản ứng nối tiếp: Nhu cầu mong muốn trạng thái thôi thúc - hành động sự thoả mãn nhu cầu mới. Mong muốn Nhu cầu Là nguyên nhân của Hành động Hình thành nên Dầu dần dẫn tới Sự thoả mãn Hành động Làm nảy sinh Nhu cầu mới Tạo ra Trên thực tế, các động cơ của mỗi người thường không đơn giản, có khi mâu thuẫn nhau mong muốn nhiều thứ cùng một lúc, không chỉ về vật chất mà còn muốn được tôn trọng, có địa vị, danh tiêng, hoặc muốn được thoải mái, v.v.v. Xét về tính chất của nhu cầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nhu cầu con người thuộc 2 nhóm: nhu cầu vật chất (ăn mặc ở phương tiện đi lại, tiện nghi) và nhu cầu tinh thần (học tập, hiểu biết, tình cảm, giao tiếp, tự khẳng định mình…) Người quản lý phải biết giải quyết hợp lý hai loại nhu cầu đó của người lao động với mức độ thoả mãn ngày càng cao. Khi một nhóm nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn là động cơ thúc đẩy nữa: thay vào đó là các nhu cầu khác. 1.2. Tháp phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow Có bốn giả thiết cơ bản là cơ sở cho hệ thống nhu cầu của Maslow bao gồm: - Khi một nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn là yếu tố thúc đẩy nữa mà một nhu cầu khác sẽ nổi lên thay thế vị trí của nó. Vì vậy, người ta phải luôn luôn cố gắng để thoả mãn một nhu cầu nào đó. - Hệ thống nhu cầu của hầu hết mọi người đều rất đa dạng. Luôn có một số nhu cầu khác nhau tác động tới hành vi của con người tại bất cứ thời điểm nào. - Nhìn chung, những nhu cầu bậc thấp phải được thoả mãn trước khi những nhu cầu bậc cao trở nên đủ mạnh để thôi thúc hành động. - Có nhiều cách để thoả mãn các nhu cầu bậc cao hơn các nhu cầu bậc thấp. (1.) Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu về thức ăn quần áo, nơi ở… Chúng là những nhu cầu cơ bản nhất của con người và giữ vị trí thấp trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu của Maslow. Người ta thường cố gắng thoả mãn các nhu cầu vật chất trước các nhu cầu khác. Chẳng hạn sự thôi thúc đối với một người đang rất đói là làm sao để có thức ăn hơn là được mọi người công nhận về sự thành đạt. (2). Nhu cầu an toàn là những nhu cầu về sự an toàn thân thể và sự ổn định trong đời sống, cũng như nhu cầu tránh khỏi sự đau đớn, sự đe doạ và bệnh tật. Sau nhu cầu vật chất, con người được thoả mãn các nhu cầu ở mức cao hơn. Nhiều người thể hiện các nhu cầu an của họ thông qua sự mong ước có một việc làm ổn định, cùng các phúc lợi y tế và sức khoẻ, không bị t thất nghiệp và được hưởng lương hưu trí khi về nghỉ… (3). Nhu cầu hội nhập là những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng và các nhu cầu hội nhập vào cuộc sống xã hội. Những nhu cầu này được xếp trên các nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn, tức là ở mức thứ ba trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow. Những người có nhu cầu hội nhập cao thích được làm những công việc có sự tham gia của nhiều người, còn những người có nhu cầu hội nhập thấp có thể bằng lòng với những công việc đơn độc. Khi doanh nghiệp không đáp ứng các nhu cầu hội nhập của nhân viên thì sự không thoả mãn của họ có thể được bộc lộ thông qua các hiện tượng như thường xuyên vắng mặt năng suất thấp, luôn trong trạng thái căng thẳng và thậm chí có thể xảy ra những mâu thuẫn nội bộ. Để giúp các nhân viên thoả mãn các nhu cầu này, các nhà quản trị cần khuyến khích họ hợp tác thân thiện, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội do công ty tổ chức như các hoạt động thể thao, văn nghệ, dã ngoại. (4). Nhu cầu được kính trọng là những nhu cầu về sự tự trọng, cảm nhận về sự thành đạt và sự công nhận của mọi người. Để thoả mãn những nhu cầu này, người ta tìm mọi cơ hội để thành đạt, được thăng chức, có uy tín và địa vị để khẳng định khả năng và giá trị của mỗi người. Khi nhân viên của doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu được kính trọng thì người ta thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công. Họ làm việc vì mong muốn được có tên trong danh sách những người xuất sắc, được nhận phần thưởng, được ca ngợi và được nhiều người biết tới. Những nhu cầu này cho phép xây dựng niềm tự hào cho nhân viên và khi chúng chiếm ưu thế thì các nhà quản trị có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng cao bằng cách đem lại cho họ những cơ hội để họ thể hiện khả năng và bản lĩnh của mỗi người. Những nhu cầu được xếp vào bậc thứ tự trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow. (5) Nhu cầu tự hoàn thiện gắn liền với sự phát triển sự tự phát huy những khả năng tiềm tàng của cá nhân. Những nhu cầu này được xếp ở vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow. Người đạt tới nhu cầu này là người có thể làm chủ được chính bản thân mình và có khả năng chi phối cả những người khác, là người thường có những đức tính như có óc sáng kiến, có tinh thần tự giác cao và có khả năng giải quyết vấn đề. Các nhà quản trị cần nhận ra những nhu cầu này trong nhân viên để có thể giúp họ khám phá những cơ hội phát triển tài năng và nâng cao khả năng nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn, có thể thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng của họ bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào những công việc đòi hỏi phải có những kỹ năng đặc biệt. A. Maslow. NC tự khẳng định NC được kính trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất Muốn trả lời mình là ai? Phát huy cái tôi của mình với công việc và xã hội. NC về lòng tự trọng, và cảm nhận về sự thành đạt và sự công nhận của mọi người. NC được xã hội công nhận mình là một thành viên trong xã hội. NC an toàn thân thể và ổn định đời sống an toàn việc làm. NC ăn, ở, mặc… Nhu cầu cơ bản, nhu cầu sinh lý. - Tháp phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow có hệ thống khoa học và hoàn chỉnh có thể áp dụng với con người nói chung và người lao động nói riêng. Tuy vậy tuỳ theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể ta có thể đáp ứng nhu cầu của họ theo từng cách riêng không nhất thiết phả theo hệ thống phân cấp nhu cầu của Marlow. 1.3. Các giải pháp đáp ứng nhu cầu của người lao động theo tháp phân cấp nhu cầu của Abraham Marlow. - Để có thể đáp ứng nhu cầu của người lao động, trước hết ta phải hiểu tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp của mình. Nhà quản lý cần phải nắm bắt xem người lao động cần gì yêu cầu công việc của họ ra sao và khả năng của họ đến đâu. - Đầu tiên, nhà quản lý cần tạo cho người lao động một cuộc sống đầy đủ. Tức là trả cho họ mức lương hợp lý, phù hợp với công sức của họ bỏ ra cho doanh nghiệp để họ có số tiền đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày, nhu cầu về ăn, mặc, ở. Mỗi người có một trình độ chuyên môn khác nhau nên sẽ có mức sinh hoạt khác nhau, vì vậy cần trả lương theo năng lực và khả năng hoàn thành công việc của mỗi người. Bên cạnh các khoản lương cố định cần có chế độ thưởng, phạt phân minh và rõ ràng. Chẳng hạn thưởng khi hoàn thành sớm hợp đồng, vào dịp tết, khi sản phẩm tiêu thụ nhanh…. Và phạt khi người lao động gây hỏng hóc cho thiết bị hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao.. Ngoài ra cần có những khoản trợ cấp khi ốm đau, tai nạn lao động, lao động nữ nghỉ đẻ và có chế độ bảo hiểm tốt. - Khi có cuộc sống ổn định, nhà quản lý cần có sự chăm lo về an toàn cho người lao động. Nghĩa là tạo cho người lao động môi trường làm việc an toàn, đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo đảm quyền lợi và thực thi đúng theo hợp đồng lao động. Ta cần tạo sự tự tin cho người lao động về một công việc ổn định và an toàn, sức khoẻ được chăm lo không bị thất nghiệp và khi nghỉ sẽ có mức lương hưu đủ đảm bảo cuộc sống cho họ khi về già. - Khi được đảm bảo về an toàn an ninh, người lao động lại có nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu về xã hội, nhu cầu hội nhập. Để thoả mãn một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, tránh những căng thẳng và ức chế công việc. Ngoài ra cần có các hoạt động giúp họ hoà nhập với các nhân viên khác trong các hoạt động văn hoá như tổ chức các hội thi văn nghệ, thi đua sản xuất, các hoạt động thể thao như đá bóng, câu lông, bóng chuyền… trong toàn Công ty và giao lưu với các doanh nghiệp khác. - Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu rất cao trong tâm lý của người lao động. Để có được người lao động sẽ phải chứng tỏ, phải thể hiện cái tôi của mình. Khi người lao động làm việc tốt cần được tuyên dương, khen thưởng một cách hợp lý và xứng đáng. Cần nêu những tấm gương sáng tạo trong lao động sản xuất để nhân viên trong toàn doanh nghiệp phấn đấu để đạt những phần thưởng có giá trị. Người chủ doanh nghiệp phải tạo cho họ những cơ hội thăng tiến để họ chứng tỏ mình. Họ càng tích cực bao nhiêu thì thành công của doanh nghiệp sẽ tăng lên bấy nhiêu. - Nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu cao nhất, vì vậy để đáp ứng nhu cầu cao nhất, vì vậy để đáp ứng nhu cầu này ta cần có con mắt tinh tường nhất hiện ra những người có trình độ chuyên môn, có sáng tạo, làm nòng cốt cho doanh nghiệp. Cần giao cho người lao động có chuyên môn cao những công việc đòi hỏi những kỹ năng cần thiết để người lao động tự hoàn thiện các kỹ năng của mình, tạo cho họ sự phấn đấu không ngừng và luôn đề ra mục tiêu phấn đấu hơn nữa, là động lực thúc đẩy mạnh nhất để họ cống hiến cho doanh nghiệp. 1.4. Giải pháp thoả mãn nhu cầu của người lao động trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. - Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm 92%. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhỏ, lượng lao động của các doanh nghiệp cũng tuỳ theo quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam đa số không bảo đảm một mức sống và sự an toàn cho người lao động. Có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động phải làm việc trong điều kiện làm việc độc hại, không đảm bảo an toàn lao động. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với các nướ như Đài Loan, Nhật Bản …. Luôn bắt người lao động làm việc cật lực, làm thêm giờ, có những hình phạt khắc nghiệt như dùng roi đánh công nhân, bắt phơi nắng, có những hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ… Và họ trả cho người lao động mức lương rẻ, mạt không cho thành lập công đoàn, trừ lương rất nặng khi người lao động mắc lỗi hoặc không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động. Điều này làm cho người lao động không được thoả mãn về các nhu cầu chính đáng của mình vì vậy họ đình công nghỉ làm năng suất lao động hạn chế, giảm năng lực lao động. Tuy vậy, cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã thành công dựa trên sự quản lý tốt về nhân sự, tạo được lòng tin cho người lao động, thúc đẩy họ làm việc hết mình cho doanh nghiệp. Tiêu biểu là c Công ty như Vinamilk, Trung nguyên, Bitis. Bitis với đội ngũ công nhân viên trên 7500 người đã xây dựng chiến lược đào tạo, giáo dục, huấn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Để ổn định lực lượng nhân sự hiện có, Bitis đã đưa ra chính sách khen thưởng thiết thực, phúc lợi đầy đủ nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của đội ngũ công nhân viên, hàng năm, ngân sách đào tạo của Bitis lên tới trên 5 tỷ đồng. * Về người lao động và môi trường làm việc. Nhà máy thông thoáng, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, văn phòng làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu công việc. Môi trường làm việc công bằng, khôg có sự phân biệt đối xử giữa chủ và thợ, giữa cấp trên và cấp dưới. * Công ty xây dựng thoả ước lao động tập thể và nội quy theo luật định nhằm đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên. * Chính sách thu hút nhân tài, chính sách tiền lương thu nhập phù hợp với khả năng và công sức đóng góp của từng nhân viên. * Thực hiện khen thưởng xứng đáng, kịp thời để khuyến khích động viên nhân viên phát huy tinh thần sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. * Quan tâm đến các chế độ phúc lợi cho CBCNV, tổ chức đi thăm quan nghỉ mát hàng năm ở trong nước và du lịch nước ngoài tại Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. * Chính sách thường Lễ, Tết hàng năm và các chế độ thường khác cho người lao động luôn được chú trọng thực hiện theo luật định. * Trạm y tế với đội ngũ bác sỹ, y tá có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Đây là các điều kiện cần thiết để có thể thoả mãn nhu cầu của người lao động trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Phần 2 Kết luận Để có thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp không thể không quan tâm tới vấn đề đáp ứng nhu cầu của người lao động tạo động cơ thúc đẩy cho họ làm việc có hiệu quả, năng suất cao. Đây chính là bí quyết thành công bền vững và lâu dài của bất cứ doanh nghiệp thành công nào. Nó đòi hỏi công tác quản lý phải được sắp xếp một cách có khoa học và hợp lý tạo thành một hệ thống bền vững. Việt Nam có thể bước lên vũ đài thế giới hay không chính là nhờ trí tuệ và thành công của các doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nhân tài ba, sáng tạo và luôn đương đầu với mọi thách thức. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: Khoa học quản lý Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội 2. Giáo trình: Tổ chức quản lý: Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội 3. Tài liệu hướng dẫn môn tổ chức quản lý Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội 4. Giáo trình khoa học quản lý - GS. Trần Phương 5. www. Tintucvietnam.com.Việt Nam vnexpress.vnn.vn vinamilk.com.vn bitis.com.Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28358.doc
Tài liệu liên quan