Nhờ tăng trưởng kinh tế cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt 15.53%) nên thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.67 triệu đồng/người/năm 2001 lên 5.93 triệu đồng/người/năm năm 2005, năm 2008 đạt 8.99 triệu đồng/người/năm (theo giá thực tế).Như vậy giá trị sản xuất của huyện tăng hàng năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, thể hiện nhịp độ phát triển kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu chuyển dần sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
80 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, tủ, bàn, ghế tăng từ 2.15 tỷ đồng năm 2001 lên 20.2 tỷ đồng năm 2008, đồng thời tỷ trọng của ngành cũng tăng lên từ 23.63% năm 2001 lên 35.75% năm 2008, tốc độ tăng sản phẩm đạt 33.71%/năm(giai đoạn 2001 – 2007) tăng từ 1100 sản phẩm năm 2001 lên 6285 sản phẩm năm 2007.Giá trị sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giai đoạn 2001 – 2008 tăng lên từ 0.13 tỷ đồng lên 2.12 tỷ đồng, tỷ trọng ngành sản xuất này cũng tăng lên từ 1.43% năm 2001 lên 3.78% năm 2008, tốc độ tăng một số sản phẩm của ngành cũng tăng nhanh:Gỗ xẻ đạt 43.21%/năm tăng từ 339 mét khối năm 2001 lên 2925 mét khối năm 2007; đan sọt, rổ, rá đạt tốc độ 22.35%/năm tăng từ 12000 sản phẩm năm 2001 lên 40245 sản phẩm năm 2007.Nhìn chung 11 sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện đều có tốc độ phát triển khá, những sản phẩm có ưu thế được chú trọng đầu tư phát triển.Những ngành sản xuất không yêu cầu kĩ thuật, trình độ cao, đơn giản và mang lại hiệu quả kinh tế cao được đẩy mạnh, những ngành cần tay nghề như nghề mộc sản xuất giường, tủ, bàn, ghế ngày càng được chú ý, mở rộng sản xuất.Nhờ vậy cơ cấu ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã thay đổi, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh trong tổng giá trị sản xuất của huyện.
Trong những năm gần đây, việc phát triển khu, cụm công nghiệp cũng đã được đẩy mạnh.Hiện tại trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Trung Hà thuộc xã Hồng Đà, Thượng Nông huyện Tam Nông, xã Xuân Lộc huyện Thanh Thủy, đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích giai đoạn 1 là 126.62 ha.Hiện nay đang quy hoạch giai đoạn 2, tổng diện tích quy hoạch của cả hai giai đoạn là 180 ha.Hiện nay tại khu công nghiệp Trung Hà đã được tỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng.Đã thu hút đầu tư của xây dựng nhà máy bia Sài Gòn – Phú Thọ với diện tích thuê mặt bằng 17.8 ha, Nhà máy giấy Dupex với diện tích thuê mặt bằng 8 ha, Nhà máy sản xuất caolin, fenspat công nghệ cao với diện tích thuê mặt bằng 5 ha, Nhà máy gạch Ceramic với diện tích thuê mặt bằng 6 ha.Dự án khu liên hợp gang thép của công ty TNHH Vạn Lợi, công suất đầu tư 2 giai đoạn 250000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 2000 tỷ đồng, công nghệ nhập khẩu mới 100% của Trung Quốc, doanh thu hàng năm khoảng 6000 tỷ đồng.Hiện nay dự án này đã được Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cùng công ty TNHH Vạn Lợi tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.Năm 2009 này, trên địa bàn huyện có hai nhà máy gạch Tuynel ở xã Hương Nộn và xã Quang Húc, hai nhà máy sản xuất gạch này đã giải quyết được khá nhiều việc làm cho người lao động ở những xã xung quanh.
Bên cạnh việc tập trung chú trọng phát triển các khu công nghiệp, các nhà máy, thì việc đầu tư phát triển làng nghề, làng có nghề cũng được quan tâm.Phát triển làng nghề và làng có nghề là một chủ trương lớn của Nhà nước và một trong những hướng đi giúp tạo công ăn việc làm và thu nhậpcho người dân.Năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề mộc Minh Đức – xã Thanh Uyên.Đồng thời hỗ trợ vốn để phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Tam Cường, Dậu Dương, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hóa; phát triển nghề sơn mài truyền thống tại xã Thọ Văn.Nhưng do đây là ngành nghề mới nênviệc triển khai nhân rộng còn nhiều khó khăn.
*Đánh giá chung
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện giai đoạn 2001 – 2008 đã có sự phát triển khá, ổn định đã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất tăng lên liên tục, tốc độ tăng hàng năm cao.Cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng có sự chuyển dịch đáng kể, tập trung vào những ngành nghề khai thác được thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển.Nhưng bên cạnh sự phát triển đó cũng còn nhiều những tồn tại cần được giải quyết:Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển chưa vững chắc.Các cơ sở sản xuất, hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vốn ít, trình độ kĩ thuật và công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm sản xuất và quản lý còn yếu, thông tin thị trường thiếu, tính chính xác và cập nhật thấp...; Công nghiệp chế biến thực phẩm mới chủ yếu dừng lại trong ngành chế biến xay sát, sản xuất bánh, bún, đậu phụ và mới chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân, chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến, bảo quản nông sản, tạo tiền đề thúc đấy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; Công tác khuyến công còn nhiều hạn chế, chưa chủ động khai thác cung cấp thông tin, nhất là định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp; Công nghiệp khai thác vẫn chủ yếu là khai thác cát xây dựng, khai thác khoáng sản còn mang tính chất khai thác tự nhiên nên hiệu quả chưa cao; Việc phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề mới, phát triển làng nghề, làng có nghề chưa được triển khai có hiệu quả; Việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh doanh, về thống kê và kế toán, về bảo vệ môi trường, về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động còn nhiều bất cập; Việc thu hút đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp của huyện còn nhiều khó khăn.Cùng với việc nêu ra những tồn tại đó, huyện sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết tồn tại và phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao.
2.2.4. Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ - thương mại
Trong giai đoạn 2001 – 2008 ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21.05%/năm, giá trị sản xuất ngành tăng từ 40.15 tỷ đồng năm 2001 lên 152.9 tỷ đồng năm 2008(giá cố định 1994), tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của huyện cũng tăng lên từ 24.31% năm 2001 lên 33.70% năm 2008(Bảng 2.1).
Bảng 2.13. Quy mô giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Thứ tự
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
204
2005
2006
2007
2008
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại(giá cố định 1994)
40.15
57.88
81.2
90.1
101.9
121.9
134.9
152.9
1
Thương mại
8.68
10.2
15.44
17.52
21.45
31.4
36.2
45.48
2
Du lịch, khách sạn, nhà hàng
5.28
7.63
9.24
10.15
8.85
10.92
11.26
13.51
3
Vận tải
3.59
5.74
9.17
9.86
10.85
11.72
12.29
14.56
4
Viễn thông
0.37
0.63
0.99
1.29
1.54
1.9
2.05
2.56
5
Tài chính, ngân hàng
1.11
2.8
3.43
3.51
3.36
3.47
3.53
4.01
6
Khác
21.12
30.88
42.93
47.77
55.85
62.5
69.52
72.78
Nguồn:Phòng thống kê huyện Tam Nông
Từ số liệu trên ta tính được tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 - 2008 như sau:
Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị tính:%
Thứ tự
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
204
2005
2006
2007
2008
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại(giá cố định 1994)
100
100
100
100
100
100
100
100
1
Thương mại
21.62
17.62
19.01
19.45
21.05
25.76
26.85
29.74
2
Du lịch, khách sạn, nhà hàng
13.15
13.18
11.38
11.27
8.68
8.96
8.35
8.84
3
Vận tải
8.94
9.92
11.29
10.94
10.65
9.61
9.11
9.52
4
Viễn thông
0.92
1.09
1.22
1.43
1.51
1.56
1.52
1.67
5
Tài chính, ngân hàng
2.77
4.84
4.22
3.90
3.30
2.85
2.62
2.62
6
Khác
52.60
53.35
52.87
53.02
54.81
51.27
51.55
47.60
Trong các ngành dịch vụ, viễn thông là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất 31.83%/năm, tăng từ 0.37 tỷ đồng năm 2001 lên 2.56 tỷ đồng năm 2008, đi đôi với sự gia tăng giá trị sản xuất là sự tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu, từ 0.92% năm 2001 lên 1.67% năm 2008.Tiếp sau đó là ngành thương mại, tốc độ tănng trưởng giai đoạn 2001 – 2008 đạt 26.69%/năm, giá trị sản xuất tăng từ 8.68 tỷ đồng năm 2001 lên 45.48 tỷ đồng năm 2008 và tỷ trọng ngành cũng tăng lên từ 21.62% năm 2001 lên 29.74% năm 2008.Tiếp đó là ngành vận tải đạt tốc độ tăng 22.14%/năm, sau nữa là ngành tài chính, ngân hàng đạt 20.14%/năm.Về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu ngành dịch vụ - thương mại thì tỷ trọng các ngành khác là cao nhất, sau đó là tỷ trọng ngành thương mại, vận tải.Tỷ trọng ngành thương mại tăng lên, từ 21.62% năm 2001 lên 29.74% năm 2008, tỷ trọng dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng giảm xuống, từ 13.15% năm 2001 xuống còn 8.84% năm 2008.Số cơ sở dịch vụ và lao động kinh doanh dịch vụ năm 2008 đạt 2301 cơ sở kinh doanh, trong đó số hộ kinh doanh cá thể là 2114 hộ, chiếm 91.87%, số lao động trong kinh doanh dịch vụ là 3090 lao động, trong đó hộ cá thể là 2689 lao động chiếm 87.02%.
Ngành thương mại của huyện những năm gần đây phát triển khá, giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng lên tốc độ tăng 26.69%/năm(giai đoạn 2001 – 2008), từ 8.68 tỷ đồng năm 2001 lên 45.48 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành thương mại trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại tăng lên, từ 21.62% năm 2001 lên 29.74% năm 2008.Ngành thương mại của huyện diễn ra khá sôi động, với mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hóa, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thuận tiện cho nhân dân.Đã hình thành các điểm bán hàng hóa tập trung như thị trấn Hưng Hóa, xã Cổ Tiết, xã Tứ Mỹ và dần hình thành điểm trung chuyển hàng hóa đến các xã, thị trấn trong toàn huyện.Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá, giới thiệu tiềm năng của huyện được quan tâm.Cơ sở vật chất cho ngành thương mại, dịch vụ đã được đầu tư, hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối đã được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như chợ Trung tâm thị trấn Hưng Hóa, chợ Gành tại xã Cổ Tiết, mạng lưới giao thông được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch những năm gần đây của huyện có tăng (từ 5.28 tỷ đồng năm 2001 lên 13.51 tỷ đồng năm 2008), nhưng tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu chung của ngành dịch vụ - thương mại lại giảm (từ 13.15% năm 2001 xuống còn 8.84% năm 2008).Hoạt động của hệ thống nhà hàng, khách sạn bước đầu đã có hiệu quả.Hệ thống các cửa hàng ăn tập trung chủ yếu ở điểm đông người và trung tâm xã, thị trấn.Các khách sạn đã được đầu tư xây dựng nhưng hiện nay mới có 2 khách sạn quy mô nhỏ tại xã Cổ Tiết.Như vậy có thể nhận thấy hoạt động khách sạn nhà hàng tuy có tăng về quy mô, giá trị sản xuất nhưng vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa có điểm nổi bật để thu hút khách hàng nên tỷ trọng ngành giảm xuống.
Hoạt đông vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt.Giá trị sản xuất ngành vận tải tăng từ 3.59 tỷ đồng năm 2001 lên 14.56 tỷ đồng năm 2008, đi đôi với việc gia tăng giá trị sản xuất tỷ trọng ngành cũng tăng lên, từ 8.94% năm 2001 lên 9.52% năm 2008.Năm 2008, số cơ sở tham gia hoạt động vận tải là 280 cơ sở, với 406 lao động.Khối lượng hàng hóa vận chuyển là 700000 tấn, vận tải hành khách đạt 650000 khách, giá trị sản xuất ngành vận tải đạt 14.56 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2008 đạt 22.14%/năm.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng bình quân đạt 31.83%/năm giai đoạn 2001 – 2008, giá trị sản xuất tăng từ 0.37 tỷ đồng lên 2.56 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành cũng tăng lên từ 0.92% năm 2001 lên 1.67% năm 2008. Đến năm 2008 đã có 11 máy điện thoại/100 dân, so với năm 2001 tăng 9.1 lần , việc thông tin liên lạc trong và ngoài huyện nhanh chóng thuận tiện, việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin nội bộ được chú trọng, tích cực góp phần thực hiện công tác cải cách hành chính trong các đơn vị.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Giá trị sản xuất tăng từ 1.11 năm 2001 lên 4.01 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành tuy có giảm từ 2.77% năm 2001 xuống còn 2.62% năm 2008 nhưng giảm rất ít.Mặc dù những năm gần đây thực hiện chính sách miễn giảm thuế nhưng thu ngân sách vẫn tăng, năm sau cao hơn năm trước.Ngân hàng, tín dụng đã bám sát chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, mở rộng diện cho vay hộ tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để đầu tư phát triển.
Nhìn chung trong những năm qua, kinh tế dịch vụ trên địa bàn huyện đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng cao.Sự phát triển các ngành dịch vụ vừa tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại vừa tạo thu nhập lớn cho các tầng lớp dân cư.Hoạt động thương mại đã có bước phát triển, đa dạng hóa các loại hình, phương thức kinh doanh nhưng chưa có sự thay đổi căn bản về chất.Các hoạt động thương mại truyền thống khá phổ biến, hệ thống chợ còn thiếu, hầu hết chưa được cải tạo, nâng cấp.Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các ngành còn nhiều hạn chế, các hoạt động dịch vụ bảo hiểm, tài chính, dịch vụ xã hội chưa tương xứng với tiềm năng; các dịch vụ dân cư còn nhỏ lẻ.Mặc dù vậy, với các lợi thế về địa kinh tế hoạt động thương mại – dịch vụ, phân phối và thương mại nông sản hàng hóa, các sản phẩm công nghiệp, các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện nói chung và thương mại nói riêng chắc chắn sẽ phát triển tốt trong những năm tiếp theo.
Kết luận chương II
Những năm qua, kể từ khi tái lập huyện nền kinh tế huyện Tam Nông đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất của huyện tăng lên hàng năm, tốc độ tăng đạt 15.54%/năm.An ninh lương thực được đảm bảo, sản phẩm đa dạng, chất lượng có tiến bộ rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.Cơ cấu kinh tế của huyện cũng đã chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.Cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có sự thay đổi, tập trung chú ý phát triển những ngành, nghề huyện có lợi thế, những ngành phát huy được tiềm năng của huyện, sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế.Giá trị sản xuất vẫn ở mức thấp so với tiềm năng, khối lượng sản hẩm không đủ lớn, lại thiếu tạp trung, chất lượng tuy có được nâng cao hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế.Về cơ bản Tam Nông vẫn là huyện nông nghiệp, nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, việc thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở trình độ thấp; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất đai thấp; các ngành dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế; cơ cấu lao động nông nghiệp còn cao.Trình độ dân trí, trình độ học vấn và trình độ tay nghề của người lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới trong sản xuất.Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế, hạ tầng kinh tế - hạ tầng xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.Tài nguyên thiên nhiên khai thác và sử dụng chưa hiệu quả, chưa gắn khai thác với chế biến, gây nguy cơ suy thoái môi trường sống.Chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ người lao động còn nhiều hạn chế.Tỷ lệ lao đông nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động xã hội.Trong những năm tới Ban chấp hành Huyện ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện những chính sách, biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế huyện Tam Nông phát triển, từng bước nâng cao đời sống của người dân.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TAM NÔNG ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2012 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông định hướng đến năm 2012
Cùng với hướng phát triển chung của kinh tế cả nước, cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông cũng sẽ chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ - thương mại; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tích cực phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành cơ chế kết hợp và thúc đẩy lẫn nhau giữa sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Phát triển ngành nghề nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, có sản phẩm hàng hóa quy mô phù hợp làm giàu cho huyện.
Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao (nhất là công nghệ sinh học) vào sản xuất.Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho nông dân bán được nông sản với giá phù hợp, thuận tiện nhất.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình cây, con mũi nhọn, trong đó chú trọng đầu tư các chương trình trọng điểm:sản xuất lương thực, nhựa sơn, chăn nuôi bò thịt và thủy sản tạo ra điểm bứt phá, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thôn.
Giải quyết việc làm cho nông dân, tăng nhanh thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng.Khai thác triệt để các nguồn lợi, tiềm năng phát triển của huyện, ổn định môi trường sinh thái.
Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, phát triển doanh nghiệp trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt là kinh tế trang trại phải trở thành động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển.
Định hướng phát triển kinh tế theo từng cụm kinh tế:Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội có thể phân chia huyện thành 4 cụm phát triển kinh tế.Trên cơ sở đó định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trong các cụm kinh tế như sau:
-Cụm trọng điểm gồm các xã:Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương, Hưng Hóa, Hương Nộn, Cổ Tiết chuyên sản xuất lương thực, rau, đậu, hoa cung cấp cho khu đô thị và khu cụm công nghiệp.
-Cụm đồi núi gồm các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Văn Lương, Xuân Quang tập trung phát triển kinh tế trang trại, thủy sản, sơn nhựa.
-Cụm sông Bứa gồm các xã: Tề Lễ, Quang Húc, Phương Thịnh, Tứ Mỹ và phía Tây của xã Cổ Tiết, đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp với sản xuất lương thực đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, phát triển cây lấy gỗ, cây nguyên liệu giấy tập trung.
-Cụm thượng huyện gồm các xã: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Thanh Uyên, Tam Cường và Hùng Đô tập trung phát triển sản xuất lương thực kết hợp phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô gia trại, trang trại.Khôi phục phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sử dụng nguyên liệu sẵn có như mây, tre, trúc, gỗ để tận dụng lao động, từng bước tăng cường mặt hàng xuất khẩu phục vu khách du lịch.
3.2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Nông định hướng đến năm 2012
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết cần thực hiện một số giải pháp chung về sử dụng đất đai, huy động vốn đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong tất cả các lĩnh vực (đặc biệt là trong nông nghiệp, thực hiện các giải pháp về giống cây trồng, vật nuôi, về công tác bảo vệ thực vật, thực hiện cơ giới hóa sản xuất).Sau đây là một số giải pháp cụ thể trong từng ngành kinh tế
3.2.1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
3.2.1.1. Trồng trọt
*Sản xuất lương thực
Tăng sản lượng lương thực trên 1 đơn vị diện tích:Hạn chế sử dụng đất lúa vào các mục đích khác.Bằng các biện pháp thủy lợi giải quyết tưới tiêu, tăng và chuyển vụ, giảm diện tích 1 vụ, nơi 2 vụ ăn chắc, tưới tiêu chủ động chuyển thành 3 vụ (2 lúa + 1 màu), mở rộng vụ 3 trồng ngô, đậu tương đông.Phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ sản xuất lương thực.Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống nguyên chủng, giống tiến bộ kĩ thuật, bảo vệ thực vật đảm bảo sản xuất và cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao (chủ yếu là lúa, ngô).Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống và thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng lực dự tính dự báo sâu bệnh hại mùa màng, khuyến cáo kịp thời biện pháp phòng trừ, giảm nhẹ thiên tai đối với sản xuất lương thực.Củng cố và đầu tư cải tạo công trình thủy lợi hiện có, đầu tư chiều sâu, kiên cố hóa kênh mương, tăng năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lương thực nói riêng.
Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống, cơ cấu mùa vụ, đẩy nhanh việc đưa giống mới vào sản xuất đại trà:Về cơ cấu giống lúa:các giống lúa thuần là 30 – 35%, giống lúa chất lượng cao là 15 – 20% và tỷ lệ lúa lai 50 – 55%.Duy trì tỷ lệ ngô lai đạt trên 99% vào 2010 và sau năm 2010.Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ:hướng bố trí cơ cấu mùa vụ đối với các trà lúa như sau:vụ Đông xuân chỉ cấy 2 trà là:xuân sớm 35 – 40% và xuân muộn 60 – 65%;vụ mùa 2 trà là:mùa sớm 55 – 60% và mùa trung 40 – 45% diện tích.
Đầu tư vùng trọng điểm thâm canh:Vùng trọng điểm thâm canh lương thực nằm trên đất phù sa không được bồi hàng năm, là loại đất tốt thuộc các xã:Vực Trường, Hiền Quan, Tứ Mỹ, Hương Nộn, Thượng Nông.Diện tích đất lúa vùng trọng điểm chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất trồng cây lương thực toàn huyện, hiện tại hệ thống tưới tiêu thủy lợi tương đối hoàn chỉnh và là chân 2 vụ lúa ăn chắc.Trên cơ sở hoàn chỉnh thủy nông, tập trung đầu tư chiều sâu, thâm canh cao để có sản lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.Trong vùng trọng điểm bố trí: 2 lúa + 1 vụ ngô đông.Hiện tại năng suất lúa của vùng đã đạt khoảng 50 tạ/ha; phấn đấu 2010 năng suất lúa bình quân 53 – 55 tạ/ha, ngô trên 51 – 52 tạ/ha; sản lượng lương thực vùng trọng điểm năm 2010 chiếm 55 – 60% tổng sản lượng toàn huyện.Đến năm 2012 năng suất lúa vùng trọng điểm đạt trên 56 – 60 tạ/ha;năng suất ngô đạt trên 55 – 57 tạ/ha, sản lượng chiếm 60% tổng sản lượng toàn huyện.
Giải pháp tăng khả năng tiếp cận cho các xã, thị trấn ngoài vùng trọng điểm thâm canh lương thực:Trên cơ sở đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, giải quyết lương thực tại chỗ tới mức cao nhất.Đồng thời mở rộng và phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây đa tác dụng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và phát triển kinh tế trang trại tạo thêm việc làm; mặt khác tổ chức thực hiện tốt chương trình cho vay tín dụng ưu đãi tạo việc làm,thu hút nhiều lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân hay cộng đồng.
*Sản xuất cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp ngắn ngày:Tập trung phát triển mạnh cây đậu tương, lạc với các giống tốt có năng suất , chất lượng để làm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Cây đậu tương, lạc được phát triển nhiều ở các xã:Thanh Uyên, Thượng Nông, Hương Nộn, Hưng Hóa, Cổ Tiết, Tề Lễ.
*Sản xuất rau thực phẩm
Phát triển sản xuất rau thực phẩm theo hướng chuyên canh rau an toàn, tiến tới sản xuất rau sạch, chất lượng cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời.
*Chương trình phát triển cây sơn
Cây sơn là cây có lợi thế của huyện, lại có thị trường tiêu thụ.Nhưng trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp đứng ra thu gom, sơ chế để xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu là xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.Do vậy việc phát triển cây sơn của huyện trong thời gian tới nên tập trung đầu tư sản xuất sản phẩm thô, đồng thời khuyến khích đầu tư công nghệ để tổ chức sơ chế, chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.Một số giải pháp cụ thể:
-Về quy hoạch:Rà soát lại quỹ đất cho trồng mới, mở rộng diện tích sơn tại các xã trọng điểm.Xác định rõ diện tích sơn cằn xấu phải đầu tư cải tạo, trồng lại bằng giống sơn đỏ có năng xuất, chất lượng tốt làm cơ sở đánh giá, cân đối vùng nguyên liệu.
-Quản lý việc thu gom sản phẩm:Đối với các cá nhân đứng ra thu gom cần tiến hành rà soát và tăng cường quản lý chất lượng, mẫu mã bao gói theo các quy định hiện hành, tiến tới quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
-Về kĩ thuật:Tiếp tục phục tráng, sử dụng 2 giống sơn chủ lực là sơn đỏ và sơn trắng để trồng mới, mở rộng diện tích và trồng thay thế đối với diện tích sơn cằn xấu.Khuyến khích các địa phương trồng thí điểm giống sơn đỏ từ phương pháp nhân giống cây ghép.Đẩy mạnh đầu tư thâm canh diện tích sơn hiện có gắn với cải tạo đất vùng đồi.
-Về chính sách:Đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ mới, sản xuất sơn, hỗ trợ giống, phân bón cho diện tích sơn trồng mới, trồng thay thế, đầu tư kinh phí cho việc đănng kí thương hiệu sản phẩm địa lý.
*Chương trình phát triển cây ăn quả
Tập trung phát triển các loại cây ăn quả:chuối, mít, trám, sấu, dọc, vải, nhãnQuy mô diện tích năm 2010 khoảng 700 ha (trong đó chuối 220 ha, vải, nhãn 197 ha tập trung chủ yếu ở Cổ Tiết, Hương Nộn, Tam Cường); đến năm 2012 đạt quy mô 650 ha cây ăn quả trong vườn hộ gia đình theo mô hình VAC.Đến năm 2010 đạt sản lượng quả các loại khoảng 6825 tấn, năm 2012 đạt khoảng 7200 tấn.
Một số giải pháp cụ thể:
-Về giống:Liên hệ với các trung tâm nghiên cứu, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống để tuyển chọn, thử nghiệm giống có năng suất, chất lượng cao và xác định cơ cấu, tập đoàn cây ăn quả phù hợp từng vùng sinh thái.
-Về kĩ thuật:Xây dựng các mô hình trình diễn đại diện từng vùng sinh thái với các cây chủ lực, qua đó chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả cho nông dân, chọ lọc duy trì giống địa phương có phẩm chất tốt như bưởi, nhãn, vải, sấu, trám, mít.Trồng và chăm sóc theo quy trình kĩ thuật và phòng trừ dịch hại một cách có hiệu quả.Cây ăn quả trên đồi thiết kế theo kiểu đồi nương, canh tác theo phương thức nông, lâm kết hợp, thời kì kiến thết cơ bản trồng xen cây cải tạo đất, ứng dụng công nghệ tưới vùng đồi cho vùng cây ăn quả tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
-Về bảo quản chế biến:Bảo quản theo phương pháp truyền thống kết hợp phương pháp hiện đại sử dụng hóa chất và phương pháp vật lý để bảo quản và xử lý.Trước mắt tổ chức xây dựng lò sấy thủ công, khi quy mô phát triển lớn với khối lượng sản phẩm nhiều xây dựng nhà máy chế biến hoa quả có quy mô phù hợp.
3.2.1.2. Chăn nuôi
*Chăn nuôi đại gia súc
Chăn nuôi bò thịt:Đẩy mạnh chương trình cải tạo giống, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò, tăng năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu chế biến, phục vụ tiêu dùng khu vực, trong nước và tiến tới xuất khẩu.Quy hoạch diện tích đồng cỏ, trước mắt trồng cỏ ở những diện tích sản xuất các loại cây hàng năm kém hiệu quả.Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành ngày càng nhiều hơn gia trại, trang trại, vùng chăn nuôi tập trung có sản phẩm hàng hóa.Phát triển chăn nuôi trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kĩ thuật công nghệ mới, chú trọng áp dụng biện pháp xử lý chất thải đảm bảo môi trường sinh thái.Thực hiện chuyên môn hóa lĩnh vực chăn nuôi, kết hợp chăn nuôi đại trà với chăn nuôi tập trung quy mô thích hợp theo kiểu gia trại, phát triển tổng đàn, từng bước chuyên nghiệp hóa trong chăn nuôi bò thịt hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu đưa chăn nuôi bò thịt trở thành nghề sản xuất chủ đạo của lĩnh vực chăn nuôi, tạo thị trường ổn định về sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện.Trước mắt xây dựng vùng chăn nuôi bò tập trung theo tiêu chí gia trại tại Thượng Nông, Hương Nộn, Cổ Tiết, Quang Húc và Hiền Quan.Phấn đấu đến 2010 tổng đàn bò thịt trên 20 ngàn con, sản lượng thịt hơi đạt trên 1440 tấn.Năm 2012 đàn bò sẽ tiếp tục ổn định trên 20 ngàn con cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.
Chăn nuôi trâu:Trong những năm tới, tuy nhu cầu phục vụ sức kéo giảm do quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, nhưng nhu cầu thịt trong và ngoài khu vực ngày càng tăng (Đặc biêt là phục vụ khu, cụm công nghiệp).Đến năm 2010 đàn trâu bố trí 3000 con, năm 2012 đàn trâu đạt còn 2500 con.
*Chăn nuôi lợn
Giai đoạn từ nay đến năm 2010 phấn đấu tốc độ tăng trưởng đàn lợn ở mức 5 - 7%/năm, đạt trên 46500 con (năm 2010), với sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 3022.5 tấn.Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng thu hẹp dần số hộ nuôi, tăng quy mô chăn nuôi trên hộ để thuận lợ cho công tác phòng dịch, tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng giống chất lượng để nâng cao giá trị thương phẩm.Chăn nuôi chủ yếu tập trung theo 2 hình thức:
-Hình thức chăn nuôi nông hộ:Nhằm tận dụng cám, thức ăn đư thừa và sản phẩm phụ từ nông nghiệp cộng với một phần thức ăn công nghiệp để tăng thu nhập, quy mô chăn nuôi nên từ 3-5 con/lứa, phát triển ở tất cả các xã, thị trấn.
-Chăn nuôi trang trại:Trước hết để phát triển chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, từng bước tích lũy vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm để đầu tư chăn nuôi công nghiệp tại các hộ, nhóm hộ có nguồn lực tài chính, có mặt bằng sản xuất ở vị trí cách xa khu dân cư.Tập trung mở rộng tại các xã có diện tích hồ, đầm, lớn để kết hợp mô hình chăn nuôi: cá - lợn, thủy cầm như Hương Nha, Tam Cường, Dị Nậu, Thọ Văn, Thanh Uyên, Hương Nộn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà; đồng thời thử nghiệm chăn nuôi lợn lửng trong trang trại trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, công nghiệp ở xã Cổ Tiết, Tề Lễ.
*Chăn nuôi gia cầm-thủy cầm
Gia cầm:Tập trung phát triển đàn gia cầm lấy thịt, lấy trứng quy mô hộ trang trại, hộ gia trại và nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp tạo được vành đai chăn nuôi gia cầm quanh thị trấn Hưng Hóa và quanh khu cụm công nghiệp.Phát triển ngan, ngỗng, chim, ong lấy mật để đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi.Phấn đấu đến năm 2010 đưa đàn gia cầm đạt trên 630000 con, đến năm 2012 đàn gia cầm đạt khoảng 725000 con.Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 750 tấn năm 2010 và khoảng 942.5 tấn năm 2012.
Chăn nuôi thủy cầm:Phát triển ở những hộ gia đình có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 0.5 ha trở lên và độc lập tương đối với khu tập trung đông dân.Chăn nuôi trong lồng quay hoặc trong khu vực có tường rào bao quanh.Trong chăn nuôi phải đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc thú y và công tác vệ sinh môi trường.Ngoài ra khuyến khích phát triển nuôi ngỗng ở những hộ có kinh nghiệm, có kĩ thuật chăn nuôi tại những địa phương có lợi thế về địa lý như:Vực Trường, Tứ Mỹ, Tam Cường, Hồng Đà.
*Chăn nuôi khác
Phát triển đàn dê ở xã Thanh Uyên, Thọ Văn.Phát triển đàn ong mật do có lợi thế vùng núi, diện tích cây ăn quả, cây lâu năm và đất lâm nghiệp rộng lớn nên phát triển đàn ong là một tiềm năng của huyện.
3.2.1.3 Lâm nghiệp
Bảo vệ tốt rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, thiết lập, quản lý bảo vệ và phát triển bền vững 3616.05 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp.Khai thác sử dụng hiệu quả diện tích rừng sản xuất, chú trọng xây dựng nguồn nguyên liệu giấy tập trung, theo hướng thâm canh, quy mô vừa và lớn nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, coi trọng năng suất, chất lượng, kết hợp nông – lâm – ngư nghiệp.
Thực hiện chính sách đất đai:Trên cơ sở quỹ đất lâm nghiệp hiện có, tiến hành rà soát lại quỹ đất đai, tổ chức xác định diện tích rừng phòng hộ xung yếu và ít xung yếu để tiếp tục đề nghị chuyển bớt rừng phòng hộ sang rừng kinh tế.
Quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy trong dự án gắn với quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản khác.
Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:rõ ràng và kịp thời, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa các địa phương.
3.2.1.4.Thủy sản
Tận dụng hết diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng úng trũng cấy lúa kém hiệu quả khoảng 472.96 ha phân bố ở các xã:Thượng Nông, Dị Nậu, Thọ Văn, Cổ Tiết, Tề Lễ, Quang Húc, Phương Thịnh, Hùng Đô, Tứ Mỹ, Hiền Quan, Thanh Uyên và diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản để nuôi cá, tôm, cua, ốc..nhằm đưa nhanh lĩnh vực sản xuất thủy sản có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế huyện.
Tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng trũng đưa tổng diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy sản ổn định ở khoảng 800 – 900 ha theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp (gồm cả đất ruộng trũng).
Nuôi cá lồng:Xây dựng mô hình nuôi cá lồng tại các xã thuộc khu vực sông Bứa, giải quyết vấn đề thời vụ và ô nhiễm nguồn nước để phát triển nuôi cá lồng, đưa số lồng nuôi lên khoảng 50-:-60 lồng(năm 2012).
Chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng, sản xuất lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản tại các xã, thị trấn có diện tích ruộng trũng tập trung từ 1 ha trồng lúa kém hiệu quả trở lên.
3.2.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
3.2.2.1. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trên cơ sở lợi thế về địa lý kinh tế, quy hoạch của tỉnh về phát triển các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn huyện, việc lựa chọn các nhà đầu tư phải đạt các yêu cầu về công nghệ và môi trường, xuất đầu tư trên một đơn vị diện tích cũng như sản phẩm phải có lợi thế, bảo đảm ổn định và ngày một nâng cao đời sống người lao động, thu nộp Ngân sách nhà nước, duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn.
Phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm nguyên liệu, tạo them việc làm và tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
Quy hoạch phát triển một số lĩnh vực công nghiệp cụ thể:
-Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nguyên liệu.Mở rộng quy mô và nâng chất lượng nhựa sơn, đa dạng sản phẩm thông qua sơ chế, chế biến phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước (như sơn mài, sơn ta, sơn dầu), xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm với quy mô phù hợp, chế biến lâm sản (gỗ công nghiệp, gỗ gia dụng), sản xuất đồ uống (bia, rượu, nước giải khát).
-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:Phát triển đa dạng các chủng loại vật liệu xây dựng, sản xuất một số loại vật liệu xây dựng mới, công nghệ cao, trong đó tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, gốm xây dựng, caolin, Fenpats, cát thạch anh.Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, loại bỏ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường.
-Công nghiệp cơ khí điện tử:Tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp như luyện gang thép, sản xuất và lắp ráp xe cơ giới, điện tử, máy tính, công nghiệp phụ trợ, các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;đa dạng hóa các sản phẩm kim khí phục vụ tiêu dùng và đời sống nhân dân.
-Công nghiệp dệt may:Đầu tư có lựa chọn một số nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc, vải sợi xuất khẩu có thị trường ổn định và có giá trị cao.
-Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.Tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường để đầu tư khai thác chế biến các sản phẩm từ caolin, fenpats
Khôi phục các ngành nghề của địa phương, nghiên cứu phát triển một số ngành nghề mới.Chế biến nông sản, thực phẩm:Triển khai ở các xã, thị trấn trong vùng nguyên liệu, hoặc cận nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ.Chế biến lâm sản:Chú ý đầu tư sản xuất đồ gỗ, đồ dùng gia đình ở tất cả các xã, thị trấn;mở rộng sản xuất nón lá, mây, tre đan, khuyến khích mở rộng làng nghề đồ mộc, sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.Sản phẩm cơ khí nhỏ:Đầu tư xây dựng tại các trung tâm cụm xã, thị trấn 1-2 cơ sở làm nòng cốt cho sản xuất cơ khí nhỏ và dịch vụ sủa chữa cơ khí tại địa phương.Đá, cát, sỏi, gạch ngói:khai thác cát, sỏi ở các xã ven sông Hồng, sông Bứa;sản xuất gạch tại:Hương Nộn,Thanh Uyên, Quang Húc, Tề Lễ, Tứ Mỹ, Dị Nậu, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hóa.
Một số giải pháp chủ yếu
-Về công nghệ và bảo vệ môi trường:Lựa chọn mời gọi đầu tư và tổ chức thực hiện từng phần, từng giai đoạn, không cho phép đầu tư sản xuất bằng những công nghệ và thiết bị đã lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường.Tập trung đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các ngành công nghiệp có thế mạnh của địa phương như chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sảnưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, thu hút một lực lượng lao động lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến.Tiến hành đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.Thực hiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại khu, cụm công nghiệp tập trung đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
-Về thị trường và phát triển vùng nguyên liệu:Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp hiện có, tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của huyện như:Chế biến nông lâm sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựngVận dụng thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn, khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội, kiên quyết thực hiệnc các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả, có biện pháp để đảm bảo thị trường cho sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.Quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến, khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với cơ sở chế biến, tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc.
-Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực:Tăng tỷ trọng đào tạo cho sản xuất công nghiệp, trong đó chú trọng lao động phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu, từng bước hình thành đội ngũ khuyến công cơ sở.Tạo các điều kiện cho các cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật giao lưu học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật thông tin thị trường, khoa học công nghệ và thông tin của các đối tác cạnh tranh.
3.2.2.2. Xây dựng
Phát triển các hoạt động sản xuất – dịch vụ ngành trên cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả xây dựng.tiếp tục mở rộng thị trường trong và ngoài huyện, tỉnh nhằm giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.
Có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển hợp tác xã, tổ, nhóm và đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng;giúp tổ chức lại bộ máy sản xuất và quản lý, đẩy mạnh các cơ sở xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.
Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ quản lý, kỹ thuật xây dựng có trình độ chuyên môn cao.
3.2.3. Ngành thương mại – dịch vụ
Tập trung phát triển các loại hình kinh doanh thương mại tổng hợp, hệ thống các cơ sở dịch vụ cho xã hội để phục vụ nhu cầu đa dạng trong sinh hoạt, sản xuất và xây dựng của nhân dân trong huyện.
Cải tạo và xây mới các chợ chính trên địa bàn nhằm thu hút sự tập trung hàng hóa phục vụ nhu cầu tổng hợp;phát triển các hình thức cửa hàng bán lẻ, kinh doanh dịch vụ hợp lý gắn liền với các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpđể phục vụ sản xuất đời sống hàng ngày của dân cư.
Phát triển các khu đô thị - dịch vụ gắn với các khu, cụm công nghiệp để chỗ sinh sống cho người lao động, đồng thời định hướng phát triển thành các khu đô thị mới với hạ tầng ngành dịch vụ phát triển.Sớm hình thành, phát triển khu đô thị dịch vụ sinh thái và thể thao Tam Nông.
Xây dựng mạng lưới chợ dịch vụ nhiều thành phần rộng khắp trên địa bàn huyện.Mạng lưới này bao gồm các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ nông sản, các cửa hàng, cửa hiệu, các quầy hàngđồng thời hình thành các điểm kho tập kết và trung chuyển hàng hóa cả trên đường bộ và đường thủy.
Phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với việc phát huy các lợi thế về di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch, xúc tiến thơng mại, thu hút đầu tư.
Trong những năm tới ngành thương mại và dịch vụ sẽ phát triển theo hướng tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện, từng bước mở rộng thị trường trong tỉnh và các thành phố khác.Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngành thương mại – dịch vụ, phát triển các hình thức kinh doanh dịch vu tiên tiến, phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.Duy trì và phát triển thương mại ở các thành phần kinh tế để lưu thông hàng hóa nhanh.Làm tốt khâu cung ứng và tiêu thụ và trung chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện, tích cực tìm thị trường, mở rộng sản xuất những hàng hóa đặc thù có ưu thế cạnh tranh, đồng thời tích cực sản xuất những loại hàng hóa mới có sức tiêu thụ lớn.Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đầu tư, nâng cấp hạ tầng thương mại ở các xã chưa có chợ phục vụ dân sinh và tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn.
Một số giải pháp chủ yếu:
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ đặc thù, có chất lượng, mang lại giá trị cao.Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển dịch vụ;đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm dịch vụ đặc thù của huyện.
Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu khác hàng, sản phẩm dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tăng cường huy động các vốn đầu tư phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các loại hình dịch vụ khác.
Kiện toàn cơ quan chuyên môn và đội ngũ cán bộ tham mưu quản lý nhà nước về dịch vụ tại địa phương, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, thương mại, đồng thời tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ.Xây dựng chuyên trang giới thiệu về tiềm năng thương mại, du lịch trên website của tỉnh để đưa các thông tin có lien quan đến với khách khắp nơi.Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá dịch vụ, thương mại, du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn các lễ hội truyền thống.
3.3.Một số kiến nghị
Để giúp huyện có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tránh tụt hậu so với các huyện, thành thị trong tỉnh và trong vùng, để các ngành sản xuất của huyện tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững chắc cần:
-Rà soát lại thực trạng bố trí lại đất sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, xác định diện tích loại rừng và cấp độ rừng phòng hộ để đề nghị chuyển phần diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng kinh tế.
-Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện.Trước hết đầu tư chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện để đưa nhanh vào sản xuất, đầu tư cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn như thủy lợi, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giao thông, văn hóa, y tế, giáo dục nông thôn.
-Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho ngành hàng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tăng cường công tác thông tin, dự báo, định hướng thị trường nông sản, hàng hóa công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đảm bảo cho hàng hóa được tiêu thụ thuận tiện với giá cả hợp lý.
-Đẩy mạnh công tác xây dựng khu công nghiệp, xây dựng và phát triển làng nghề mới trên địa bàn huyện.Bên cạnh đó chú trọng phát triển thương mại – dịch vụ.
-Đề nghị UBND tỉnh tăng cường đầu tư cho công tác xây dựng dự án, ưu tiên đầu tư những dự án có cơ sở khoa học và khả thi về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, du lịch để giúp huyện Tam Nông phát triển kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2001 - 2008 đã có những thành công nhất định.Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất của các ngành tăng lên hàng năm và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện có sự thay đổi tích cực, tỷ trọng của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, ngành thương mại – dịch vụ tăng lên, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần xuống.Trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng giá trị trồng trọt, dịch vụ trong nông nghiệp giảm, tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng lên.Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển biến, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng lên, cơ cấu giống và mùa vụ được bố trí phù hợp, diện tích đất trống đồi trọc được sử dụng hợp lý hơn, các mô hình kinh tế nông – lâm – thủy sản phát triển mạnh.Cây công nghiệp lâu năm như cây sơn, các loại cây ăn quả (như vải, nhãn, hồng..), chăn nuôi bò, gà phát triển mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng có những thay đổi, tập trung phát triển những ngành nghề, những lĩnh vực có ưu thế như sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa;sản phẩm từ khoáng phi kim loại;sản xuất giường, tủ, bàn ghếtừng bước nâng cao giá trị sản xuất của ngành và góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện phát triển.Ngành thương mại – dịch vụ cũng có những bước phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 21.05%, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng có tốc độ phát triển cao.Nhờ vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.Là huyện miền núi nhưng nay hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đã được phát triển tới tận xã như giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạtNhiều vùng nông thôn trước kia nghèo nàn lạc hậu nhưng nay đã trở thành vùng kinh tế tương đối phát triển, tỷ lệ nghèo đói giảm và đời sống người dân được cải thiện một bước.Tuy nhiên nền kinh tế của huyện hiện tại vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng, huyện vẫn là một huyện nông nghiệp, sản xuất đại đa số vẫn là thủ công, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp; hoạt động thương mại – dịch vụ đã có sự phát triển, đa dạng hóa phương thức kinh doanh nhưng chưa có sự thay đổi căn bản về chất, tiềm năng, năng lực cạnh tranh của các ngành còn nhiều hạn chế, các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, dịch vụ xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, các dịch vụ dân cư còn nhỏ lẻ.Sản phẩm hàng hóa của huyện có sản lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.Trên cơ sở khắc phục những tồn tại, yếu kém, tổ chức khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động một cách hợp lý, tranh thủ sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn, tập trung đầu tư vào các chương trình trọng điểm:chương trình an ninh lương thực, chương trình phát triển cây sơn, chăn nuôi bò thịt, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng nguyên liệu;đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất.Đi đôi với tổ chức lại sản xuất trên địa bàn lãnh thổ, không ngừng đổi mới quản lý và có cơ chế khuyến khích hợp lý kích cầu sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.Với những ưu thế, tiềm năng và nguồn lực sẵn có cùng với sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt của các ban, ngành trong những năm tới kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông sẽ phát triển một cách hiệu quả và ổn định, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao hơn, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Niên giám thống kê huyện Tam Nông qua các năm.
2.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
3.Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
4.Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến 2015.
5.Bài viết : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang” của Ngô Thị Thuận đăng trên tạp chí khoa học và phát triển 2008 của Đại học Nông nghiệp I.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008.
Bảng 2.1.Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình phân công và sử dụng lao động của huyện Tam Nông qua các năm
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiêp và thuỷ sản huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.9. Hiện trạng phát triển thuỷ sản huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.10. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng huyện Tam Nông giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.12. Quy mô và tốc độ tăng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu qua một số năm
Bảng 2.13. Quy mô giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại của huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2220.doc