Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của công ty bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm (chiến lược tổng quan hay chiến lược bộ phận) đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt mục tiêu đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tính đến những đặc điểm sau:
- Đối tượng kinh doanh của các công ty bảo hiểm khá đa dạng. Bảo hiểm thương mại có đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự và con người. Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là một hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo hiểm. Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong kinh doanh bảo hiểm càng phát huy tác dụng, do đó sẽ đạt được mục đích lợi nhuận.
78 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho doanh thu tăng 3546.643 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 29,05% làm cho doanh thu giảm 24102,702 triệu đồng, tổng vốn bình quân năm tăng 207.99% làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn giảm 14.31% làm cho doanh thu giảm 27120.879 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng 603.4 % làm cho doanh thu tăng 162551.879 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất tổng vốn tăng 9.8% làm cho doanh thu tăng 25501.244 triệu đồng, tổng vốn bình quân trong năm tăng
866.05 % làm cho doanh thu tăng 233251.756 triệu đồng.
Vậy năm 2005 và năm 2008, doanh thu tăng là do tăng cả năng suất tổng vốn lẫn tổng vốn bình quân năm. Tuy nhiên năm 2008 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng tổng vốn còn năm 2005 nhân tố chính làm tăng doanh thu là do tăng năng suất tổng vốn. Vậy năm 2005, công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Năm 2006 và năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Năng suất tổng vốn 2 năm này đều giảm so với năm 2004. Công ty sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả.
● Từ số liệu bảng 11, sử dụng mô hình 3 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng vốn cố định
Bảng 14: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng vốn cố định đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
( triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
8820.482
-29228.287
-13446.159
-529.061
(triệu đồng)
1033.145
4474.665
-14870.137
24333.408
( triệu đồng)
3564.496
56385.546
163747.296
234948.643
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
27.82
-33.23
-7.65
-0.18
(%)
3.37
5.36
-7.8
9.29
(%)
13.15
207.99
603.4
866.05
(Chọn năm 2004 là năm gốc, các năm từ 2005 đến 2008 là năm nghiên cứu)
Qua số liệu tính toán của bảng 13, có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định tăng 27.82% làm cho doanh thu tăng 8820.482 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 1033.145 triệu đồng, tổng vốn tăng 13.15% làm doanh thu tăng 3564.496 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 33.23% làm cho doanh thu giảm 29228.287 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 4474.665 triệu đồng, tổng vốn tăng 207.99% làm doanh thu tăng 56385.546 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 7.65% làm cho doanh thu giảm 13446.159 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu giảm 14870.137 triệu đồng, tổng vốn tăng 603.4% làm doanh thu tăng 163747.296 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất vốn cố định giảm 0.18% làm cho doanh thu giảm 529.061 triệu đồng, tỷ trọng vốn cố định thay đổi làm cho doanh thu tăng 24333.408 triệu đồng, tổng vốn tăng 866.05% làm doanh thu tăng 234948.643 triệu đồng.
Vậy năm 2005, doanh thu tăng là do tăng năng suất vốn cố định, tăng tổng vốn và do thay đổi tỷ trọng vốn cố định. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm 2005 là tăng năng suất vốn cố định.
Năm 2006 và năm 2008, doanh thu tăng là do thay đổi tỷ trọng vốn cố định và do tăng tổng vốn. Vốn cố định được sử dụng chưa hiệu quả. Nhân tố chính làm tăng doanh thu 2 năm này là do tăng tổng vốn.
Năm 2007, doanh thu tăng chỉ do tăng tổng vốn. Việc thay đổi tỷ trọng vốn cố định chưa hợp lý cũng góp phần làm giảm doanh thu. Công ty sử dụng chưa hiệu quả vốn cố định.
3.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn
● Từ số liệu ở bảng 11, sử dụng mô hình 7 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng nguồn vốn.
Bảng 15: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1898
7424
11834
19394
(triệu đồng)
1600.427
2727.158
-1791
-160.638
(triệu đồng)
297.573
4696.842
13625
19554.638
(%)
84.06
328.79
524.09
858.9
(%)
62.63
39.21
-11.28
-0.74
(%)
13.15
207.99
603.42
866.08
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên tổng vốn trong kỳ là bao nhiêu %.
Qua số liệu tính toán ở bảng 14, có những nhận xét sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 62,63% làm cho lợi nhuận tăng 1600.427 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 13.15% làm cho lợi nhuận tăng 297.573 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 39.21% làm cho lợi nhuận tăng 2727.158 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 207.99 % làm cho lợi nhuận tăng 4696.842 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 11.28% làm cho lợi nhuận giảm 1791 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 603.42 % làm cho lợi nhuận tăng 13625 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn giảm 0.74% làm cho lợi nhuận giảm 160.638 triệu đồng, tổng vốn bình quân tăng 866.08% làm cho lợi nhuận tăng 19554.638 triệu đồng.
Như vậy chỉ có 2 năm 2005 và 2006, lợi nhuận tăng là do tăng cả tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và tổng vốn bình quân.Năm 2005, lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Năm 2006 thì lợi nhuận tăng chủ yếu do tăng tổng vốn bình quân.
Năm 2007 và năm 2008, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn đều giảm so với năm 2004. Lợi nhuận của 2 năm này tăng chỉ là do tăng tổng vốn bình quân.
Phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định và các chỉ tiêu liên quan cũng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Để nghiên cứu xem doanh nghiệp sử dụng TSCĐ đã hiệu quả chưa, kết quả kinh doanh tăng chủ yếu do nhân tố nào. Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu và lợi nhuận công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 16: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng
tài sản cố đinh
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Nguyên giá TSCĐ bình quân (triệu đồng)
2014
2319
6741
15831
23126
Mức khấu hao TSCĐ trích bq trong năm(triệu đồng)
223
248
740
1719
2489
Năng suất sử dụng TSCĐ (triệu đồng / triệu đồng)
13.3749
17.4756
8.7316
10.2563
12.3536
Hiệu năng mức khấu hao TSCĐ(triệu đồng / triệu đồng)
120.7937
157.0775
79.54
87.3416
106.244
Tỷ trọng tổng mức khấu haoTSCĐ trích trong năm (%)
11.7
9.3508
9.1095
9.2094
9.2913
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ (triệu đồng /triệu đồng)
1.12115
1.79215
1.43629
0.89015
0.93626
Tỷ suất lợi nhuận tính trên mức khấu hao TSCĐ (triệu đồng/ triệu đồng)
10.12556
16.10853
13.08378
7.58042
8.05206
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
4.1 Phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 15, sử dụng mô hình 4 để phân tích biến động của doanh thu do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 17: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến doanh thu.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
13589
31923
135431
258753
(triệu đồng)
9509.523
-31300.485
-49370.557
-23618.584
(triệu đồng)
4079.477
63223.485
184801557
282371.584
(%)
50.45
118.51
502.77
960.59
(%)
30.66
-34.72
-23.32
-7.64
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Chỉ tiêu năng suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp TSCĐ cho biết cứ 1 triệu đồng TSCĐ đầu tư kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả kinh doanh.
Qua bảng tính 16 có thể thấy:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ tăng 30.66% làm cho doanh thu tăng 9509.523 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 15.14% làm cho doanh thu tăng 4079.477 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 34.72% làm cho doanh thu giảm 31300.485 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 234.71% làm cho doanh thu tăng 63223.485 triệu đồng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 23.32% làm cho doanh thu giảm 49370.557 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 686.05% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: năng suất sử dụng TSCĐ giảm 7.64% làm cho doanh thu giảm 23618.584 triệu đồng, giá trị TSCĐ bình quân năm tăng 1048.26% làm cho doanh thu tăng 282371.584 triệu đồng.
Nhìn chung chỉ có năm 2005 là TSCĐ được sử dụng một cách có hiệu quả. Năm 2005, năng suất sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân đều tăng. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm này là do tăng năng suất sử dụng TSCĐ.
Năm 2006, 2007 và 2008, năng suất TSCĐ đều giảm so với năm 2004. Doanh thu tăng chỉ do tăng TSCĐ.
4.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Từ số liệu bảng 15, sử dụng mô hình 8 để phân tích biến động của lợi nhuận do tình hình sử dụng TSCĐ
Bảng 18: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
1556.049
2124.359
-3656.961
-4275.766
(triệu đồng)
341.951
5299.641
15490.961
23669.766
(%)
59.849
28.11
-20.6
-16.49
(%)
15.14
234.71
686.05
1048.26
Qua số liệu tính toán ở bảng 17, có 1 số nhận xét như sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ tăng 59.849 % làm cho lợi nhuận tăng 1556.049 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 15.14% làm cho lợi nhuận tăng 341.951 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ tăng 28.11% làm cho lợi nhuận tăng 2124.359 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 234.71% làm cho lợi nhuận tăng 5299.641 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ giảm 20.6% làm cho lợi nhuận giảm 3656.961triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 686.05% làm cho lợi nhuận tăng 15490.961 triệu đồng
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận TSCĐ giảm 16.49% làm cho lợi nhuận giảm 4275.766 triệu đồng, giá trị TSCĐ tăng 1048.26% làm cho lợi nhuận tăng 23669.766 triệu đồng
Năm 2005 và 2006, lợi nhuận tăng là do tăng cả tỷ suất lợi nhuận TSCĐ và giá trị TSCĐ. Nhưng nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2005 là do tăng tỷ suất lợi nhuân TSCĐ, còn nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2006 là do tăng giá trị TSCĐ.
Năm 2007 và năm 2008, tỷ suất lợi nhuận TSCĐ đều giảm. Lợi nhuận tăng lên của doanh nghiệp trong 2 năm này đều chỉ do tăng giá trị TSCĐ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả.
Phân tích sự biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Mặt khác, trong quản lý doanh nghiệp, nôi dung quản lý phức tạp và khó khăn nhất chính là con người mà nguyên nhân sâu xa của sự khó khăn đó chính là việc phan phối sao cho công bằng. Điều này đã đặt ra một vấn đề quan trọng là làm sao để công ty có một chế độ lương hợp lý nhất. Để nghiên cứu xem chính sách tiền lương của công ty có hiệu quả hay không, sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích.
Bảng 19: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về thu nhập của lao động.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng thu nhập lần đầu của người lao động(triệu đồng) (V)
1649
3263
4643
12929
20978
Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đâù của lao động
16.33535
12.41986
12.67715
12.55843
13.61855
Thu nhập bình quân 1 lao động
40.21951
60.42593
61.09211
48.78868
58.43454
Tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động (triệu đồng/triệu đồng)
1.36931
1.27367
2.08529
1.08995
1.03213
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty BIC
5.1 Phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động
Từ số liệu bảng 18, sử dụng mô hình 6 để phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động
Bảng 20: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động đến doanh thu
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
-12776.245
-16985.024
-48831.799
-56993.03
(triệu đồng)
17824.263
25913.053
37094.804
106820.051
(triệu đồng)
8540.982
22994.971
157167.995
208925.979
(%)
-23.969
-22.394
-23.121
-16.631
(%)
50.24
51.897
20.56
45.289
(%)
31.7073
85.3659
546.3415
775.6098
Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động là chỉ tiêu chất lượng cho biết cứ 1 triệu đồng quỹ phân phối lao động chi cho người lao động thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động càng cao thì công ty sử dụng quỹ lương càng có hiệu quả. Qua số liệu tính toán ở bảng 19, có một số nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 50.45% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 13589 triệu đồng là do: hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động giảm 23.969% làm cho doanh thu giảm 12776.245 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 50.24% làm cho doanh thu tăng 17824.263 triệu đồng, số lao động bình quân năm tăng 31.71% làm cho doanh thu tăng 8540.982 triệu đồng.
Doanh thu năm 2006 so với năm 2004 tăng 118.51% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 31923 triệu đồng là do: hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đàu của lao động giảm 22.394% làm cho doanh thu giảm 16985.024 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 51.897% làm cho doanh thu tăng 25913.053 triệu đồng, số lao động bình quân năm tăng 85.3659% làm cho doanh thu tăng 22994.971 triệu đồng
Doanh thu năm 2007 so với năm 2004 tăng 502.77% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 135431 triệu đồng là do: hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đàu của lao động giảm 23.121% làm cho doanh thu giảm 48831.799 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 20.56% làm cho doanh thu tăng 37094.804 triệu đồng, số lao động bình quân năm tăng 546.3415% làm cho doanh thu tăng 157167.995 triệu đồng
Doanh thu năm 2008 so với năm 2004 tăng 960.59% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 258753 triệu đồng là do: hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đàu của lao động giảm 16.631% làm cho doanh thu giảm 56993.03 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 45.289% làm cho doanh thu tăng 106820.051 triệu đồng, số lao động bình quân năm tăng 775.6098% làm cho doanh thu tăng 208925.979 triệu đồng.
Nhìn chung qua các năm, hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động đều giảm. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng quỹ lương chưa hiệu quả.
Doanh thu của công ty qua các năm tăng là do tăng thu nhập bình quân 1 lao động và tăng tổng số lao động. Nhân tố chính làm tăng doanh thu năm 2005 là do tăng thu nhập bình quân 1 lao động còn nhân tố chính làm tăng doanh thu năm 2006, 2007 và năm 2008 là do tăng tổng số lao động
5.2 Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động
Từ số liệu bảng 18, sử dụng mô hình 10 để phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động.
Bảng 21: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động đến lợi nhuận
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
(triệu đồng)
-312.073
3324.295
-3611.846
-7073.362
(triệu đồng)
1494.118
2172.161
3109.47
8954.186
(triệu đồng)
715.955
1927.544
12336.376
17513.176
(%)
-6.98
52.2876
-20.402
-24.624
(%)
50.24
51.897
20.56
45.289
(%)
31.7073
85.3659
546.3415
775.6098
Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của công ty là chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng quỹ phân phối lao động chia cho người lao động thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động đạt bao nhiêu.
Qua số liệu tính toán của bảng 20, có một số nhận xét như sau:
Lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 84.06% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 1898 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động giảm 6.98% làm cho lợi nhuận giảm 312.073 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 50.24% làm cho lợi nhuận tăng 1494.118 triệu đồng, số lao động tăng 31.7073% làm lợi nhuận tăng 715.955 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004 tăng 328.79% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 7424 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động tăng 52.2876% làm cho lợi nhuận tăng 3324.295 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 51.897% làm cho lợi nhuận tăng 2172.161 triệu đồng, số lao động tăng 85.3659% làm lợi nhuận tăng 1927.544 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2004 tăng 524.09% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 11834 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động giảm 20.402% làm cho lợi nhuận giảm 3611.846 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 20.56% làm cho lợi nhuận tăng 3109.47 triệu đồng, số lao động tăng 546.3415% làm lợi nhuận tăng 12336.376 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2004 tăng 858.9% tương ứng với một lượng tuyệt đối là tăng 19394 triệu đồng là do: tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động giảm 24.624% làm cho lợi nhuận giảm 7073.362 triệu đồng, thu nhập bình quân một lao động tăng 45.289% làm cho lợi nhuận tăng 8954.186 triệu đồng, số lao động tăng 775.6098% làm lợi nhuận tăng 17513.176 triệu đồng.
Nhìn chung ba năm 2005, 2007 và năm 2008, chính sách tiền lương của công ty chưa được hiệu quả trong đó kém hiệu quả nhất là vào năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động của cả 3 năm này đều giảm so với năm 2004. Nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2005 là do tăng thu nhập bình quân một lao động. Nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2007, 2008 là tăng số lượng lao động.
Năm 2006, chính sách tiền lương của công ty khá hiệu quả. Lợi nhuận năm 2006 tăng là do tăng cả ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động, thu nhập bình quân một lao động, số lượng lao động.
Nhân tố chính làm tăng lợi nhuận năm 2006 là do tăng tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động.
Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) đến năm 2011
Qua số liệu tính toán của bảng 2, có thể thấy: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu và lợi nhuận công ty BIC không xấp xỉ nhau, do đó không thể sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân và tốc độ phát triển bình quân. Để dự đoán doanh thu và lợi nhuân của công ty những năm tiếp theo, có thể sử dụng 1 số phương pháp như: ngoại suy hàm xu thế, dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ và mô hình tổng hợp tự hồi quy trung bình trượt.
Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty dựa vào hàm xu thế
Dự đoán doanh thu của công ty dựa vào hàm xu thế
Ở chương 2, phần I, mục 1, đã tìm được dang hàm xu thế phù hợp xác định biến động của doanh thu là hàm mũ. Mô hình hàm mũ có dạng:
Dựa vào mô hình hàm xu thế hàm mũ trên, sử dụng SPSS để dự đoán doanh thu của công ty đến năm 2011. Có bảng dự đoán sau:
Bảng 22: Bảng dự đoán doanh thu của công ty BIC đến năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Năm
Dự đoán điểm doanh thu
Dự đoán khoảng doanh thu
Cận dưới
Cận trên
2009
259064.2657
45325.29595
1480724.887
2010
323014.6555
51618.91720
2021322.285
2011
391039.5716
57306.88052
2668299.953
Qua bảng 21 có thể thấy:
- Dự đoán điểm: Dự đoán doanh thu năm 2009 đạt 259064.2657 triệu đồng, năm 2010 đạt 323014.6555 triệu đồng , 2011 đạt 391039.5716 triệu đồng
- Dự đoán khoảng: Với khoảng tin cậy 95%, doanh thu năm 2009 ở trong khoảng từ 51618.91720 triệu đồng đến 2021322.285 triệu đồng; doanh thu năm 2010 ở trong khoảng từ 57306.88052 triệu đồng đến 2668299.953 triệu đồng; doanh thu năm 2011 ở trong khoảng từ 57306.88052 triệu đồng đến 2668299.953 triệu đồng.
Dự đoán lợi nhuận của công ty dựa vào hàm xu thế
Ở chương 2, phần I, mục 2, đã tìm được dang hàm xu thế phù hợp xác định biến động của lợi nhuận là hàm mũ. Mô hình hàm mũ có dạng:
Dựa vào mô hình hàm xu thế hàm mũ trên, sử dụng SPSS để dự đoán lợi nhuận của công ty đến năm 2011. Có bảng dự đoán sau:
Bảng 23: Bảng dự đoán lợi nhuận của công ty BIC đến năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Năm
Dự đoán điểm lợi nhuận
Dự đoán khoảng lợi nhuận
Cận dưới
Cận trên
2009
25415.70679
12658.34540
51030.22007
2010
31662.48698
15208.50274
65917.93415
2011
38301.99246
17771.64389
82549.62996
Qua bảng 22 có thể thấy:
- Dự đoán điểm: Dự đoán lợi nhuận năm 2009 đạt 25415.70679 triệu đồng, năm 2010 đạt 31662.48698 triệu đồng , năm 2011 đạt 38301.99246 triệu đồng
- Dự đoán khoảng: Với khoảng tin cậy 95%, lợi nhuận năm 2009 ở trong khoảng từ 12658.34540 đến 51030.22007 triệu đồng, lợi nhuận năm 2010 ở trong khoảng từ 15208.50274 triệu đồng đến 65917.93415 triệu đồng, lợi nhuận năm 2011 ở trong khoảng từ 17771.64389 triệu đồng đến 82549.62996 triệu đồng.
Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của công ty dựa vào phương pháp san bằng mũ
Sử dụng hàm xu thế để xây dựng các mô hình dự đoán kết quả kinh doanh của công ty thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau. Tuy nhiên ở những thời gian khác nhau thì kết quả kinh doanh chịu sự tác động của các nhân tố khác nhau với cường độ không giống nhau. Để phản ánh sự biến động này đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán thì các mức độ dãy số thời gian phải được chú ý khác nhau vì thế sử dụng mô hình san bằng mũ để dự đoán chính xác hơn kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới.
2.1 Dự đoán doanh thu của công ty dựa vào phương pháp san bằng mũ
Do không có tài liệu về doanh thu của công ty các tháng hay các quý, dạng hàm xu thế phù hợp của doanh thu là hàm mũ nên chỉ sử dụng được mô hình đơn giản để dự đoán.
Sử dụng SPSS, có kết quả như sau:
Theo mô hình Simple: với 10 giá trị của , ta có 10 giá trị của SSE tương ứng và với =1 sẽ cho SSE là nhỏ nhất.
Với =1, dự đoán doanh thu của các năm sau đều bằng 28569 triệu đồng cho thấy dự đoán sẽ không được chính xác lắm khi không có số liệu về doanh thu theo tháng, quý.
2.2 Dự đoán lợi nhuận của công ty dựa vào phương pháp san bằng mũ
Do không có tài liệu về lợi nhuận của công ty các tháng hay các quý, dạng hàm xu thế phù hợp là hàm mũ nên chỉ sử dụng được mô hình đơn giản để dự đoán.
Sử dụng SPSS, có kết quả như sau:
Theo mô hình Simple: với 10 giá trị của , ta có 10 giá trị của SSE tương ứng và với =1 sẽ cho SSE là nhỏ nhất
Với =1, dự đoán lợi nhuận của các năm sau đều bằng 21562 triệu đồng cho thấy dự đoán sẽ không được chính xác lắm khi không có số liệu về lợi nhuận theo tháng, quý.
Nhận xét chung về kết quả kinh doanh công ty BIC
Nhìn chung, giai đoạn 2004-2008 công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Qua các năm, quy mô của công ty ngày càng mở rộng.
Năm 2005 là 1 năm sử dụng khá hiệu quả những nguồn lực sẵn có như lao động, nguồn vốn được biểu hiện ở năng suất lao động tăng cao, năng suất sử dụng tổng vốn tăng , năng suất sử dụng TSCĐ cũng tăng. Tuy chính sách tiền lương chưa được hiệu quả nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh tốt, doanh thu đạt được kết quả tốt mà lợi nhuận cũng đáng khả quan. Đây là một năm tăng quy mô về chiều sâu.
Năm 2006 do có sự thay đổi to lớn về cơ cấu, về bộ máy quản lý và cả về nguồn nhân lực nên công ty chưa tận dụng được hiệu quả những nguồn lực sẵn có.Tuy năm này đã được đầu tư thêm 1 lượng vốn và giá trị TSCĐ gấp gần 3 lần của năm 2005 nhưng vẫn chưa đạt được doanh thu như mọng đợi. Nhưng do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh nên lợi nhuận vẫn tăng khá đáng kể.
Năm 2007 công ty đã tuyển dụng thêm 1 số lượng lớn lao động và vốn cũng như các nguồn lực khác. Tuy kết quả kinh doanh tăng lên đáng kể nhưng hiệu quả sử dụng các nguồn lực lại chưa cao, quy mô của công ty chỉ tăng theo chiều rộng chứ chưa tăng theo chiều sâu. Năng suất lao động bình quân giảm rõ rệt. Năng suất sử dụng vốn và sử dụng lao động cũng giảm. Năm 2007 sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, chỉ tăng lên về số lượng chứ chưa tăng lên về chất lượng.
Sang đến năm 2008, kết quả kinh doanh của công ty vẫn tăng cao. Năng suất lao động bình quân của nhân viên trong công ty cũng tăng lên rõ rệt là do nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên công ty đã mở những khóa đào tạo nghiệp vụ thường xuyên cho nhân viên. Nguồn vốn và giá trị TSCĐ cũng tăng nhanh tuy nhiên năng suất sử dụng cũng vẫn chưa cao. Công ty BIC là một công ty mới vì thế còn gặp nhiều những khó khăn như biết đến chưa được rộng rãi trên thị trường bảo hiểm, đội ngũ cán bộ thì lại còn non trẻ vì thế với kết quả kinh doanh đã đạt được thì rất đáng khích lệ, cho thấy BIC là một công ty rất có tiềm năng. Nếu có những chiến lược đúng đắn trong tương lai, công ty sẽ phát triển trở thành một công ty bảo hiểm có quy mô lớn cả về chiều rộng và chiều sâu.
CHƯƠNG III
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Đánh giá chung
Đánh giá chung về tình hình công tác thống kê tại công ty.
Hiện nay tại công ty ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, công tác thống kê chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những báo cáo thống kê định kỳ về các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Các thông tin về tình hình kinh doanh của công ty được thu thập được còn hạn chế. Công tác lưu trữ số liệu cũng chưa được quan tâm chú trọng đến, số liệu hiện có không chi tiết, không đầy đủ. Thậm chí nhiều thông tin, số liệu còn bị mất do không được lưu trữ cẩn thận. Chưa có hệ thống phương pháp cụ thể cho việc thống kê các nhân tố, các nguồn lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Đánh giá chung về thực trạng kinh doanh của công ty
Trong giai đoạn 2004 – 2008, công ty BIC đã có những bước đột phá quan trọng trong mở rộng hoạt động và quy mô kinh doanh. Sự tăng trưởng chủ yếu do sự thay đổi của quy mô, với sự tăng lên mạnh mẽ của số lượng lao động và nguồn vốn. Tuy nhiên khả năng khai thác và tận dụng những nguồn lực sẵn có lại chưa đạt được hiệu quả cao.
- Công ty đã xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng hoạt động mới. Công ty chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang mô hình công ty nhà nước nên có những thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng doanh thu. Khi chuyển sang mô hình sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh tương đối giống như các công ty bảo hiểm nội địa khác, doanh thu phí bảo hiểm khai thác trực tiếp và thông qua hệ thống BIDV ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
- Lực lượng cán bộ của công ty đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Những khoá học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên được công ty tổ chức thường kỳ. Cho đến nay ,công ty đã gây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, năng động, gắn bó với công ty. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ của công ty còn rất trẻ. Đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty sau này nếu có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng và có những chế độ đãi ngộ tốt. Việc xây dựng văn hoá công ty và văn hóa kinh doanh cũng được công ty đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên cơ chế làm việc hiện tại chưa khuyến khích được cán bộ công nhân viên của công ty, kết quả khai thác của công ty chưa thực sự tác động trực tiếp và tích cực đến lợi ích của nhân viên.
- Tiếp nối hoạt động của công ty cũ, đặc biệt trong việc giữ cam kết với khách hàng và đối tác,không để xảy ra phàn nàn. khiếu nại trong việc xử lý bồi thường vì thế sau một thời gian hoạt động, khối lượng khách hàng đã có sự tăng lên đáng kể.
- Trong những năm qua, BIC đã mở rộng mạng lưới hoạt động để gia tăng cơ hội khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ. HIện tại BIC có 13 chi nhánh ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, để đảm bảo có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa thực sự chuyên nghiệp.
- Hiện tại BIC đã có 13 chi nhánh và 45 Phòng Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh, thành phố cùng hơn 1.000 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong cả nước. BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 60 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật (bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm đổ vỡ máy móc,), bảo hiểm tài sản (bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản,), bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm,), bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thân tàu,), bảo hiểm con người (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khoẻ,), bảo hiểm xe cơ giới, tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. BIC là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho nhiều công trình/dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực nhà cao tầng, thuỷ điện, xi măng, đường bộ, hạ tầng khu công nghiệp,...
Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm xe cơ giới là những nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao của BIC trong thời gian qua. Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và nhà điều hành, bancaasurcance,
Kiến nghị
Về công tác thống kê:
Phân tích thống kê là công cụ có thể phát hiện được những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó có thể đề ra các phương án, các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty. Vì thế cần nắm rõ được vai trò quan trọng của công tác thống kê trong kinh doanh. Công ty nên có các công tác điều tra thống kê định kỳ, hoàn thiện các phương pháp thu thập số liệu, xây dựng nên các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá các nguồn lực. Bên cạnh đó, quan tâm chú trọng đến công tác lưu trữ những số liệu hiện có.
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kỹ thuật đóng một vai trò to lớn làm thay đổi nền kinh tế, trong đó, công nghệ thông tin có một vai trò vô cùng quan trọng. Công tác thống kê hiện nay được sự hỗ trợ to lớn của các công nghệ thông tin. Vì thế công ty nên luôn quan tâm đến những phần mềm tin học thống kê mới nhất để giúp cho quá trình phân tích và xử lý thông tin được nhanh chóng và chính xác.
2. Về tình hình kinh doanh của công ty.
Những năm gần đây, quy mô của công ty liên tục được mở rộng. Tuy nhiên chủ yếu là tăng quy mô theo chiều rộng chứ chưa tăng về chiều sâu. Muốn công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, phải tận dụng triệt để, hiệu quả những nguồn lực sẵn có. Công ty cần phấn đấu tăng trưởng và phát triển theo cả 3 tiêu chí năng lực tài chính, thị phần và lợi nhuận, thực hiện thay đổi từ mục tiêu tăng trưởng theo quy mô sang hoạt động hướng theo hiệu quả và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Trong những năm tới, công ty cần thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản sau:
- Về nguồn vốn:
+Đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh và đầu tư
+Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận
+Đảm bảo an toàn vốn
- Đầu tư:
+Mở rộng, phát triển đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản.
+Tham gia vào các hoạt động mua bán, sát nhập công ty.
- Dịch vụ:
+Đưa các dịch vụ vào hoạt động kinh doanh như một cách gia tăng giá trị cho khách hàng
+Biến dịch vụ thành văn hóa kinh doanh của công ty.
+Gắn ứng dụng công nghệ hiện đại với tăng trưởng hoạt động dịch vụ.
Giải pháp
Về công tác thống kê
Thành lập các phòng, ban chuyên thực hiện công tác thống kê các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Luôn cập nhật các phần mềm tin học thống kê để phân tích thống kê hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời lưu trữ cẩn thận các số liệu đã thu thập được.
Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng những chiến lược kinh doanh tầm ngắn, trung và dài hạn vì thế cần nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác thống kê. Đề cao sự cần thiết của công tác thống kê trong hoạt động kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh của công ty
2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn lực sẵn có
Về nguồn lao động:
- Cần có một quy trình tuyển dụng lao động chặt chẽ, tuyển dụng những lao động có năng lực, có kinh nghiệm.
- Đào tạo, năng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Luôn có những khóa bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho người lao động đặc biệt là những cán bộ cấp quản lý.
- Có sự phân công lao động hợp lý trong công ty, phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người sẽ làm cho hiệu quả sử dụng olao động đạt ở mức cao.
- Công ty nên có chế độ khen thưởng, kỷ luật cũng như những chế độ đãi ngộ hợp lý để tạo động lực thúc đẩy, góp phần khuyến khích tinh thần lao động của người lao động.
- Tiền lương là một động lực mạnh mẽ tác động trực tiếp đến năng suất của người lao động vì thế xây dựng một chế độ tiền lương hợp lý sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh.
Về nguồn vốn: huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn vốn, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao như các năm trước. Công ty phải xây dựng được bản kế hoạch về tình hình phân phối và sử dụng vốn, sử dụng như thế nào là hợp lý, thường xuyên đánh giá và phân tích lại nguồn vốn. Bên cạnh đó, qua mỗi năm cần huy động được thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
2.2 Các giải pháp tổng thể:
Tài chính:
- Góp vốn vào các dự án mới trong các lĩnh vực liên quan để có thể thu lợi nhuận, khai thác bảo hiểm
- Tăng khả năng trích lập dự phòng
- Kinh doanh bất động sản: góp vốn kinh doanh dịch vụ bất động sản
- Từng bước nâng cao tính tự chủ cho bộ phận đầu tư trong thẩm định và xét duyệt phương án đầu tư đảm bảo lựa chọn đầu tư đúng thời điểm
- Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, phương hướng dự tính, cần xác định cơ chế tài chính để phục vụ cho công tác đầu tư, từng bước nâng cao tự chủ tài chính cho tới khi cổ phần hóa.
Nguồn nhân lực:
Cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên môn sâu đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng sản phẩm, dịch vụ của BIC.
- Mạnh dạn xem xét phương án thuê nhân sự là các chuyên gia có chuyên môn sâu về nghiệp vụ và quản trị điều hành doanh nghiệp bảo hiểm để xây dựng, quản lý, đào tạo và chuyển giao đối với các lĩnh vực kinh doanh mới sau khi cổ phần hóa.
- Tập trung cho công tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cũng như luân chuyển cán bộ nghiệp vụ để phù hợp và tăng cường trình độ đáp ứng các nhu cầu hội nhập.
- Đào tạo được chuyên gia định phí cho BIC.
- Lựa chọn nhóm cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt để gửi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình mà BIC cần đẩy mạnh.
- Xây dựng hệ thống khuyến khích tiên tiến đối với người lao động. Tổ chức, sắp xếp nhân sự phát huy tốt năng lực cán bộ và xây dựng được cơ chế tiền lương thúc đẩy kinh doanh.
- Phát triển phần mềm quản lý nhân sự . Không ngừng hoàn thiện Sổ tay nhân viên.
Công nghệ thông tin:
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ quản lý và cạnh tranh của BIC trong tương lai.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm:
+ Tăng năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao.
+ Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên tục, kịp thời.
+ Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.
- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng mạng tính quyết định đến hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin, phù hợp với tieu chuẩn và thông lệ quốc tế.
- Chuẩn hóa hệ thống báo cáo tại trụ sở chính và chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn thông tin tại kho dữ liệu.
Quản lý rủi ro và kiểm tra nội bộ:
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tổ chức có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ...
- Thiết lập hệ thống kiểm soát, xây dựng Sổ tay quản lý rủi ro, Sổ tay kiểm tra nội bộ. Có lịch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
- Tăng doanh thu, tăng khách hàng phải gắn liền với việc kiểm soát được tính chất và mức độ của rủi ro.Cân đối được cơ cấu nguồn doanh thu và tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm để có chính sách quản lý chung hoặc điều chỉnh cơ cấu doanh thu của công ty. Có chỉ số đo lường, chương trình quản lý phù hợp.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phát hiện ra các sai sót trong kinh doanh và có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi phù hợp nhằm mục tiêu chung là an toàn và hiệu quả của công ty, bên cạnh đó liên tục hoàn thiện các quy trình khai thác, quy trình xử lý hoa hồng... thống nhất để dễ quản lý.
Quản trị doanh nghiệp:
- Chủ động chuyển đổi mô hình tổ chức phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển để thực hiện hiệu quả phương thức quản trị kinh doanh mới.
- Phân chia trách nhiệm, phân quyền cụ thể cho cán bộ lãnh đạo. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
- Chuẩn hóa các công cụ quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Đầu tư vào hoạt động của các công ty khác:
- Đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
- Đầu tư ra thị trường quốc tế (nếu được phép)
- Góp vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mạnh của nền kinh tế.
Dịch vụ:
- Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để xây dựng định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp.
- Xây dựng chiến lược marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, từng phân đoạn thi trường mục tiêu.
- Xác định nhóm khách hàng VIP để cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị.
- Liên kết với SOS International xây dựng mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc. Liên hệ với SOS trong khu vực và trên thế giới để cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm bảo hiểm du lịch lữ hành quốc tế. Đầu tư thích đáng cho các hoạt động dịch vụ khách hàng, chú trọng đến vấn đề dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm.
Thương hiệu:
- Thực hiện có hệ thống và sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông cho các chương trình khuếch trương thương hiệu như: quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng và các công cụ khác.
- Cùng với việc tăng daonh thu và thị phần, chương trình xây dựng thương hiệu tổng thể BIC phải được thực hiện càng sớm càng tốt để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của BIC, biến BIC thành thương hiệu bảo hiểm uy tín.
- Xây dựng hình ảnh của công ty phải thể hiện được định hướng về khách hàng, sự tin cậy, tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ và trách nhiệm đối với xã hội.
- Chuẩn hóa và thống nhất các ấn phẩm về đơn bảo hiểm, hồ sơ đấu thầu, các tài liệu, hồ sơ giao dịch với khách hàng để tạo hình ảnh nhất quán về thương hiệu đối với công chúng.
- Thiết lập các mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông để thực hiện quảng cáo, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài trợ.
Mô hình tổ chức mạng lưới và kênh phân phối
- Xây dựng được mạng lưới hoạt động kinh doanh, kênh phân phối đồng bộ , liên kết chặt chẽ trong toàn quốc với đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp để tăng khả năng khai thác và phục vụ khách hàng, chuẩn bị sẵn sàng choi hội nhập quốc tế
- Mô hình tổ chức: Củng cố tổ chức và quản lý theo hướng giảm công tác quản lý tại các chi nhánh, tập trung có phan cấp quyền lực và điều hành kinh doanh về trụ sở chính. Các chi nhánh chỉ tập trung khai thác và cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Mở rộng mạng lưới kinh daonh với tất cả các trọng điểm kinh tế, vùng trọng điểm phát triển, các cụm vùng và trung tâm kinh tế vùng . Tạo cơ chế, trách nhiệm, nhiệm vụ chung trong việc kinh doanh bảo hiểm và đảm bảo an toàn hoạt động
- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh gia định kỳ hiệu quả hoạt động của chi nhánh và các điểm giao dịch khi được giao nhiệm vị kinh doanh bảo hiểm.
- Tận dụng tối đa kênh phân phối là hệ thống BIDV để giảm chi phí, xây dựng mô hình các Kios- quầy giao dịch bảo hiểm ở mỗi địa điểm BIDV có văn phòng giao dịch. Phấn đấu có nhân sự của BIC phụ trách hoạt động bảo hiểm ở tất cả các đơn vị thành viên của BIDV.
Cạnh tranh cho hội nhập:
- Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng biến động của thị trường, chiến lược hoạt động của các đối thủ để có các điều chỉnh, thích ứng kịp thời
- Xây dựng chính sách cạnh tranh của BIC nhằm duy trì lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Xem xét và rà soát các điều khoản của hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ(BTA), hiệp định tự do thương mại(AFTA) và cam kết gia nhập WTO về khu vực dịch vụ và đầu tư, cụ thể lkaf các vấn đề liên quan đến ngành bảo hiểm để xác định rõ thời gian mở cửa và mức độ thâm nhập thị trường của các đối thủ nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, hứa hẹn một tương lai phát triển rất khả quan. Ngành bảo hiểm đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, hệ thống tài chính nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, năm 2009 là một năm đánh đấu sự thay đổi to lớn của ngành bảo hiểm khi hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi động và khắc nghiệt.
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trước những thay đổi to lớn của thị trường cũng đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm với sự nỗ lực không ngừng của cả ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty.
Sau thời gian thực tập lâu dài ở công ty, tìm hiểu được cách thức hoạt động của công ty bảo hiểm kết hợp với những kiến thức phân tích thống kê đã học cùng sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, em đã hoàn thành đề tài đã lựa chọn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Trần Thị Kim Thu và ban lãnh đạo công ty BIC cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả xây dựng mô hình tuyến tính biểu diễn xu hướng biến
động của doanh thu công ty BIC giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
Dependent variable.. DTHU Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .92444
R Square .85459
Adjusted R Square .80612
Standard Error 48150.14235
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 40876586510.4 40876586510.4
Residuals 3 6955308626.4 2318436208.8
F = 17.63110 Signif F = .0246
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 63934.800000 15226.41195 .924440 4.199 .0246
(Constant) -76928.200000 50500.29534 -1.523 .2251
Phụ lục 2: Kết quả xây dựng mô hình dạng hàm mũ biểu diễn xu hướng biến động của doanh thu công ty BIC giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
Dependent variable.. DTHU Method.. POWER
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .92577
R Square .85705
Adjusted R Square .80940
Standard Error .42893
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 3.3090926 3.3090926
Residuals 3 .5519399 .1839800
F = 17.98616 Signif F = .0240
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1.431207 .337469 .925769 4.241 .0240
(Constant) 19939.395325 7492.706947 2.661 .0763
Phụ lục 3:Kết quả xây dựng mô hình tuyến tính biểu diễn xu hướng biến động lợi nhuận của công ty BIC giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
Dependent variable.. LNHUAN Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .97112
R Square .94308
Adjusted R Square .92410
Standard Error 2177.44793
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 235651993.6 235651993.6
Residuals 3 14223838.4 4741279.5
F = 49.70219 Signif F = .0059
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 4854.400000 688.569493 .971121 7.050 .0059
(Constant) -4613.200000 2283.726650 -2.020 .1367
Phụ lục 4: Kết quả xây dựng mô hình dạn hàm mũ biểu diễn xu hướng biến động lợi nhuận của công ty BIC giai đoạn 1995 – 2008 bằng phần mềm SPSS:
Dependent variable.. LNHUAN Method.. POWER
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .98190
R Square .96413
Adjusted R Square .95218
Standard Error .19868
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 3.1833857 3.1833857
Residuals 3 .1184230 .0394743
F = 80.64442 Signif F = .0029
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1.403759 .156317 .981903 8.980 .0029
(Constant) 1924.744597 335.021025 5.745 .0105
Phụ lục5: Mô hình hồi quy tuyến tính bội phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu với số lao động và nguồn vốn
Correlations
DTHU
LD
VON
Pearson Correlation
DTHU
1.000
.984
.979
LD
.984
1.000
.990
VON
.979
.990
1.000
Sig. (1-tailed)
DTHU
.
.001
.002
LD
.001
.
.001
VON
.002
.001
.
N
DTHU
5
5
5
LD
5
5
5
VON
5
5
5
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.985(a)
.969
.939
27008.96005
a Predictors: (Constant), VON, LD
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
46372927291.161
2
23186463645.581
31.785
.031(a)
Residual
1458967845.639
2
729483922.819
Total
47831895136.800
4
a Predictors: (Constant), VON, LD
b Dependent Variable: DTHU
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
-5261.345
19844.404
-.265
.816
LD
559.313
680.399
.737
.822
.497
VON
.069
.247
.249
.278
.807
a Dependent Variable: DTHU
Phụ lục 6: Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu với số lao động và nguồn vốn
Correlations
DTHU1
LD1
VON1
Pearson Correlation
DTHU1
1.000
.993
.973
LD1
.993
1.000
.972
VON1
.973
.972
1.000
Sig. (1-tailed)
DTHU1
.
.000
.003
LD1
.000
.
.003
VON1
.003
.003
.
N
DTHU1
5
5
5
LD1
5
5
5
VON1
5
5
5
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.994(a)
.988
.976
.15354
a Predictors: (Constant), VON1, LD1
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
3.814
2
1.907
80.887
.012(a)
Residual
.047
2
.024
Total
3.861
4
a Predictors: (Constant), VON1, LD1
b Dependent Variable: DTHU1
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
5.543
2.494
2.222
.156
LD1
.869
.335
.861
2.597
.122
VON1
.130
.316
.137
.412
.720
a Dependent Variable: DTHU1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU
Bảng 1: Doanh thu công ty BIC giai đoạn 2004 – 2008 22
Bảng 2: Bảng phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2004 – 2008 23
Bảng 3: Bảng các dạng mô hình hàm xu thế biểu diễn xu thế biến động doanh thu giai đoạn 2004 – 2008 24
Bảng 4: Lợi nhuận của công ty BIC giai đoạn 2004 - 2008 26
Bảng 5: Bảng phân tích biến động lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008 27
Bảng 6: Bảng các dạng mô hình hàm xu thế biểu diễn xu thế biến động lợi nhuận giai đoạn 2004 – 2008 28
Bảng 7: Bảng tổng kết chi phí phát sịnh của công ty BIC giai đoạn 29
2004 – 2008 29
Bảng 8: Bảng tổng kết các chỉ tiêu doanh thu, vốn và lao động giai đoạn 2004 – 2008 31
Bảng 9: Bảng các dạng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu với số lao động và nguồn vốn 31
Bảng 10: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng lao động 32
Bảng 11: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng lao động đến doanh thu giai đoạn 2004 – 2008 32
Bảng 12: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn 34
Bảng 13: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng tổng vốn đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008 35
Bảng 14: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng vốn cố định đến doanh thu giai đoạn 2004 - 2008 36
Bảng 15: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng nguồn vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận. 38
Bảng 16: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về tình hình sử dụng 40
tài sản cố đinh 40
Bảng 17: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến doanh thu. 41
Bảng 18: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố về tình hình sử dụng TSCĐ đến lợi nhuận. 42
Bảng 19: Bảng số liệu nhóm các nhân tố về thu nhập của lao động. 44
Bảng 20: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động đến doanh thu 44
Bảng 21: Bảng tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động đến lợi nhuận 46
Bảng 22: Bảng dự đoán doanh thu của công ty BIC đến năm 2011 49
Bảng 23: Bảng dự đoán lợi nhuận của công ty BIC đến năm 2011 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình lý thuyết thống kê
Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm
Giáo trình thống kê bảo hiểm
Giáo trình thống kê kinh doanh
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2046.doc