Đề tài Phân tích thống kê năng suất, diện tích, sản lượng Lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2006 và dự đoán đến năm 2008

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới. Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hóa ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

doc62 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê năng suất, diện tích, sản lượng Lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2006 và dự đoán đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu quý). Nếu có sự biến động lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính số bình quân trượt từ bốn mức độ trở lên. Số lượng các mức độ tính bình quân trượt càng nhiều thì khả năng san bằng các sai lệch ngẫu nhiên càng lớn nhưng đồng thời càng làm cho dãy bình quân trượt càng ít mức độ, do đó ảnh hưởng tới xu thế phát triển cơ bản. 3.3.3. Hàm xu thế Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng thông qua hàm xu thế, thực chất là việc xây dựng mô hình hồi quy đơn theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: với t = 1,2,3,,n: Thứ tự thời gian của dãy số. Hàm xu thế có thể được xây dựng dưới dạng: hàm xu thế tuyến tính, parabol, hyperbol hay hàm mũ. - Hàm xu thế tuyến tính: - Hàm xu thế parabol: - Hàm xu thế hyperbol: - Hàm xu thế hàm mũ: Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế , đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và qua một số tiêu chuẩn như sau: Thăm dò dạng hàm xu thế dựa vào đồ thị. Tính sai số chuẩn của hàm xu thế Trong đó: n- số lượng mức độ trong dãy số. k- số lượng các hệ số của hàm xu thế. Dùng tốc độ phát triển liên hoàn (i=2,3,,n). Nếu các ti xấp xỉ nhau thì hàm xu thế có dạng hàm mũ. Hiện nay, việc xác định hàm xu thế được thực hiện thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người thực hiện. 3.3.4. Biểu hiện biến động thời vụ Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi, lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán sinh hoạt. Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng, khẩn trương, khi thì thu hẹp, nhàn rỗi. Theo đánh giá chung thì ảnh hưởng của biến động thời vụ là không tốt. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Phương pháp nghiên cứu là tính chỉ số thòi vụ qua tài liệu tháng hoặc quý của ít nhất ba năm. 3.4.Dự đoán thống kê. 3.4.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân được tính bằng công thức : Trong đó: : là mức độ đầu tiên của dãy số : là mức độ cuối cùng của dãy số Mô hình dự đoán : với l = 1,2,3 3.4.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức Ta có mô hình dự đoán : với l = 1,2,3 3.4.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế Sau khi xác định được hàm xu thế, ta có thể dựa vào hàm xu thế để dựa đoán theo mô hình sau : với t = 1,2,3 => Dựa trên tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất ( SSE min ) ta lựa chọn mô hình phù hợp để dự đoán Với SSE = Trong đó : : là mức độ thực tế thời gian t : là mức độ dự đoán ở thời gian t 4. Phương pháp chỉ số. 4.1.khái niệm Chỉ số thống kê là số tương đối biêủ hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. 4.2Đặc điểm. Là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu. 4.3.Phân loại: - Theo nội dung chia làm 3 loại.: Chỉ số phát triển: phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua thời gian Chỉ số không gian : phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian. Chỉ số kế hoạch: dung để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch - Theo phạm vi tính toán được chia làm hai loại: Chỉ số đơn(cá thể): nó phản ánh sự biến động của từng đơn vị hiện tượng cá thể trong tổng thể . Chỉ số tổng hợp: phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể. - Theo tính chất của chỉ tiêu chia làm 2 loại: Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : phản ánh biến động của chỉ tiêu khối lượng nào đó 4.4.Ý nghĩa - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian (biến động của giá cả, giá thành, diện tích gieo trồng,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển. - So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian (chênh lệch giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số không gian. - Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch. - Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả. Chương III. Phân tích thống kê năng suất,diện tích,sản lượng Lúa ở Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2006. I.Tổng quan chung về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. 1. Thành tựu : Sau gần 20 năm đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong những năm đó, mặc dù điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, sản xuất Nông nghiệp còn lạc hậu, thiên tai thường xuyên gây ra, song nhờ phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và quốc tế, nông nghiệp và nông thôn Nghệ An cùng với sự phát triển về nền kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã đạt nhiều thành tích vượt trội: - Sản lượng lương thực bình quân đạt 1,04 triệu tấn, tăng so với năm 1995 là 1,69 lần. Lương thực bình quân đầu người: 226,2 kg/người ( năm 1995) lên 343,4 kg/người ( năm 2005) tăng 1,51 lần, đảm bảo an ninh lương thực từ chố thiếu đói đến nay đã có xuất khẩu. - GDP ngành nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng cao và ổn định, năm 2005 đạt 2551,7 triệu đồng. Hình thành được một số vùng cây CN, cây nguyên liệu phục vụ chế biến tập trung quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ: Lạc 27.194 ha; Mía 21699 ha; Dứa 2540 ha; Cà phê 2.466 ha; Chè 7254 ha; ... - Chăn nuôi có bước phát triển khá và đúng hướng, tổng đàn trâu bò lợn đều tăng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. -Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có hiệu quả mỗi năm trồng mới 9.000-10.000 ha nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 48% - Giá trị sản xuất thuỷ hải sản có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao, đạt 19,15%. Khai thác thuỷ sản có nhiều tiến bộ, bình quân hàng năm đạt 5,75 %. Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 đạt 22.101 tấn. - Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển khá: + Thuỷ lợi: Toàn tỉnh đã xây dựng được 1678 công trình bao gồm 884 hồ chứa loại nhỏ 255 đập dưng 548 trạm bơm điện, kiên cố hoá được 4259 km kênh mương đảm bảo tưới 82015 ha. + Giao thông: Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được khởi công xây dựng,các tuyến đường chính liên thôn liên bản, đường vào các khu nguyên liệu, các khu công nghiệp. Hiện tại chỉ còn 7 xã chưa có đường vào trung tâm xã, 22 xã đường ô tô mới đi được 1 mùa. - Về văn hoá xã hội: Đến nay, có 98% số xã được dùng điện; số xã được phủ sóng truyền hình được 85%, tỷ lệ xã được phủ sóng phát thanh 90%, tỷ lệ hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá đạt 75%, có chuyển biến tích cực công tác xã hội hoá giáo dục, mạng lưới trường lớp học ngày càng được đáp ứng tốt hơn, các trường đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá nhanh từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Số lao động được đào tạo 30%. Có 3,8 bác sỹ trên 1 vạn dân; 70 % các Trạm xã có bác sỹ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 28%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 35%, 100% xã phường đã có trạm xã. Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 27,14%. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng/năm. Điều kiện ăn ở, đi lại học tập và khám chữa bệnh được cải thiện. - Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 47% (năm 2005). - Cơ chế chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển cây trồng vật nuôi ngày càng được hoàn thiện: Đã xác định được quyền tự chủ của hộ gia đình trong quá trình sản xuất, giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, cho vay vốn để hộ nông dân tự do lưu thông vật tư sản phẩm. - Thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công được hình thành, đặc biệt là công tác giống, đạo tạo cán bộ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng đã xuất hiện nhiều điển hình làm kinh tế giỏi của hộ gia đình, hàng chục nghìn trang trại phát triển. 2. Khó khăn: - Trong cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang nặng tính thuần nông, giá trị sản xuất nông lâm ngư còn chiếm tỷ lệ cao ( trên 70%). Thu nhập của người nông dân chủ yếu từ nông nghiệp, còn từ dịch vụ còn rất thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không đều ở các vùng miền, nhất là ở khu vực miền núi tỉnh Nghệ An. - Cơ cấu lao động và dân cư: Dân số nông nghiệp chiếm 75,42% so với dân số toàn tỉnh, dân số phi nông nghiệp chỉ chiếm 24,58%; tốc độ tăng dân số là 0,92%; Dân số trong độ tuổi lao động: Chiếm 58,8% so với dân số chung. Giải quyết việc làm hàng năm: 29.000 người. - Năng suất hầu hết các cây trồng, vật nuôi còn thấp, cây nguyên liệu và cây CN có tăng nhưng chưa ổn định và vững chắc. - Công nghiệp chế biến Nông lâm - Thuỷ hải sản quy mô còn nhỏ, phân tán; Trình độ công nghệ còn lạc hậu. Xuất khẩu nông sản, thuỷ hải sản còn mức thấp. - Các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở nông thôn nhìn chung kém hiệu quả. - Tỷ lệ độ che phủ rừng có tăng nhưng chưa thật bền vững. - Thuỷ sản có nhiều tiềm năng lớn nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, cơ sở hạ tầng công nghệ khai thác, nuôi trồng thuỷ sản còn yếu kém, chất lượng xuất khẩu chưa ổn định. - Đất ít, lao động dư thừa, tích luỹ thấp, nghèo đói vẫn còn cao. - Cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. - Quản lý nông nghiệp, nông thôn chậm được đổi mới, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp. - Do điều kiện địa hình, đất đai, vùng cây nguyên liệu ở Nghệ An không tập trung liền vùng mà phân bổ xen kẽ lẫn nhau, gây trở ngại cho công tác đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và đầu tư thâm canh. - Sản xuất cây nguyên liệu có khi đi sau nhà máy chế biến nên rất thụ động, thiếu bước đi vững chắc. - Hầu hết cơ sở chế biến công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém. 3.Quan điểm phát triển nông nghiệp của Tỉnh: Phát huy mọi nguồn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tăng cường sự đầu tư của Nhà nước và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh. quan điểm cụ thể như sau: + Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường đất, nước, rừng, biển và ổn định xã hội nông thôn. + Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ: Sản xuất hàng hoá đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại do thị trường quyết định. + Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nông nghiệp gắn với cả nước, quốc tế để xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý có tính khả thi kể cả trước mắt và lâu dài. + Phát triển kinh tế đảm bảo công bằng xã hội: Phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền nông thôn và thành thị. + Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất kinh doanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quy hoạch với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phân công lại lao động trong nông thôn. 4.Mục tiêu : Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất của nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn xã hội và môi trường sinh thái . Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ. Mở rộng các loại hình dịch vụ thương mại, du lịch để nâng cao mức sống của nhân dân. + Xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. + Cải thiện thu nhập, cơ sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục cho cộng đồng dân cư nông thôn; Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn giảm sự cách biệt giữa các vùng. + Tăng kim ngạnh xuất khẩu bền vững Nông - Lâm - Thuỷ hải sản. + Tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải tạo môi trường sinh thái. - Một số chỉ tiêu cụ thể: + Sản lượng lương thực: Phấn đấu đặt chỉ tiêu 1,2 triệu tấn vào năm 2010; Năm 2015: 1,35 triệu tấn; Đến năm 2020: 1,57 triệu tấn. + Tổng đàn trâu bò :1 triệu con (năm 2010); 1,3 triệu (năm 2015); 1,7 triệu (năm 2020). Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010: Đạt 7,98%; Giai đoạn 2011 - 2015: 5,39%; Giai đoạn 2016 - 2020: 5,51%. +Thịt hơi: 130,5 nghìn tấn (năm 2010); 160,7 nghìn tấn ( năm 2015); 190,8 nghìn tấn vào năm 2020. + Tỷ lệ che phủ rừng: Năm 2010: 52%; Năm 2015: 56% và năm 2020: 60%. + Tổng sản lượng thuỷ sản: Năm 2010 đạt: 84.000 tấn (trong đó: Khai thác: 51.000 tấn, nuôi trồng: 33.000 tấn), năm 2015: 94.500 tấn (trong đó: Khai thác: 55.000 tấn, nuôi trồng: 39.500 tấn) và năm 2020: 106.000 tấn (trong đó: Khai thác: 55.000 tấn, nuôi trồng: 51.000 tấn). + 100% xã có đường ô tô vào đến trung tâm các xã đến 2010. + Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch: Năm 2010: 75%, năm 2015: 80% và 85% vào năm 2020. + 75% số xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010 và năm 2020 đạt 85%. + Tạo việc làm và thu hút lao động: Bình quân mỗi năm đạt 30.000-35.000 người/năm. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 và 45% năm 2015 và 50% năm 2020. 5.Nhiệm vụ 5.1.Phát nông lâm ngư nghiệp 5.1.1Trồng trọt. 5.1.1.1 Cây lương thực: Thâm canh cao độ trên diện tích đất lúa 2 vụ Xuân và hè thu, mở rộng vụ Đông. Phấn đấu năm 2020, diện tích trồng lúa 162.500 ha giảm 17.733 ha so với năm 2006; Sản lương thực quy thóc đạt: 1,575 triệu tấn lương thực binh quan đầu người 350-400 kg/ năm. Năng suất lúa 75 tạ/ ha; Cơ cấu màu lương thực chiếm 20%. + Cây Lúa: Tập trung thâm canh cao trên diện tích đã ổn định tưới tiêu,diện tích 175 ngàn ha gieo trồng, năng suất bình quân 65 tạ/ha, sản lượng 1.050.000 tấn năm 2010 (Đông xuân 8,0 vạn ha, hè thu 5,5 vạn ha, lúa mùa 4,0 vạn ha), đưa năng suất bình quân lên 60-65 tạ /ha. Bố trí lúa lai 70 ngàn ha, lúa chất lượng cao 10.000 ha. Sản lượng lúa 1.000 vạn tấn. Phấn đấu năm 2020, diện tích gieo trồng 162.500 ngàn ha gieo trồng, năng suất BQ 75tạ/ha, Sản lượng lúa 1.215.000 tấn và năm 2020. Chủ động chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và hoa màu sang trồng cây khác có hiệu quả hơn hoặc trồng cỏ thâm canh làm thức ăn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. + Cây Ngô: Diện tích 70.000 ha năm 2010;Diện tích75.000 ha năm 2015; Diện tích 80.000 ha năm 2020; Trong đó: Ngô lai 90-95% (tăng thêm 10.000 ha từ đất cấy lúa cưỡng; Năng suất bình quân 42-45 tạ/ha; Sản lượng 360.000 tấn năm 2020). 5.1.1.2 Cây rau thực phẩm : Là cây ngắn ngày tăng cường xen canh trên đất màu với diện tích 20. 000 ha với sản lượng 300.000 tấn và năm 2020, tập trung ở khu vực vành đai thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp và khu du lịch. 5.1.1.3 Cây CN ngắn ngày: + Cây lạc: Bố trí 30.000 ha năm 2010; 35.000 ha năm 2015; 40.000 ha năm 2020. Thâm canh cao trên đất trồng lạc hiện có, đồng thời mở rộng diện tích trồng lạc trên đất lúa màu, trên đất mía luân canh. Diện tích lạc tập trung ở Diễn châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên; Nghĩa Đàn, Quỳ hợp (tăng thêm 13.000 ha từ đất cấy lúa cưỡng vùng ven biển và đất đồi vệ vùng miền núi). Mở rộng trên cơ sở thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao trong đó chủ lực là vụ lạc Xuân, coi trọng vụ lạc Thu Đông, tăng cường đầu tư thâm canh để phát huy hiệu quả kinh tế của cây lạc trong công thức luân canh 3vụ/năm, tăng hiệu quả sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và tăng việc làm ở các vùng đất màu trong tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020 sản xuất lạc hàng năm đạt diện tích 40.000 ha, sản lượng đạt 120.000 tấn. Bố trí cụ thể như sau: Năm 2006 2010 2015 2020 Diện tích (ha) 27194 27.000 35 30.000 Năng suất (tạ/ha) 17 25 27 30 Sản lượng (tấn) 45.494 75.000 94.500 120.000 Để đạt 40.000ha vào năm 2020, tăng so với hiện nay gần 13.000h bố trí như sau: Vụ Xuân: 30.000ha. Vụ hè thu 4000ha.Vụ thu đông: 6000ha. Bố trí trên các chân đất sản xuất lúa kém hiệu quả phù hợp với sản xuất lạc ở các vùng trung du, miền núi, vùng cuối kênh ở đồng bằng. + Trên các chân đất bãi cao ven sông, đất cát ven biển lâu nay trồng khoai lang, rau màu hiệu quả kinh tế thấp. Vùng đất cát ven biển chủ động thoát nước tốt khi xảy ra mưa lũ. Vùng đất đồi vệ vùng có chất đất thịt nhẹ, pha cát thoát nước tốt. + Cây vừng: Bố trí 10.000- 11. 000 ha vừng năm 2020, đổi mới giống có chất lượng cao và tập trung thâm canh để đạt năng suất trên 30 tạ/ha và 5.000-7000 ha đậu tương. + Cây mía: Nâng công suất của các nhà máy đường trong tỉnh từ 11.000 tấn/ngày năm 2005 lên 14.000 tấn mía/ngày vào năm 2010. Trong đó: Nhà máy NAT&L: 12.000 tấn/ngày, Sông Con: 1300 tấn /ngày, Sông Lam 500 tấn/ngày, Sông Dinh 200 tấn/ngày. Với số ngày thực ép bình quân trên một vụ 150 ngày, nhu cầu nguyên liệu cần tương đương 2-2,3 triệu tấn mía cây/năm, nhu cầu làm giống trên 40.000 tấn, diện tích mía đứng 26.700 - 27.000 ha, năng suất phấn đấu đạt 750 - 805 tạ/ha. Phấn đấu đến năm 2020 nâng công suất các nhà máy đường lên 18.000 tấn/ngày (nâng công suất nhà máy mía đường NAT&L lên 16.000 tấn/ngày). Diện tích mía đứng 30.000-31.000 ha năm 2020. Bố trí cụ thể cho các vùng nguyên liệu tập trung: + Vùng nguyên liệu Công ty mía đường NAT&L: Diện tích mía đứng 21.000 - 24.000 ha. Phấn đấu đạt năng suất bình quân 650 - 750tạ/ha để có sản lượng 1,6 - 1,8 triệu tấn mía nguyên liệu, chế biến 170.000 - 180.000 tấn đường/ năm. + Vùng nguyên liệu Công ty mía đường Sông Con: Diện tích mía đứng 4.000 ha, phấn đấu đạt năng suất 750 - 800 tạ/ha, để có sản lượng 300.000 - 310.000 tấn mía/năm, chế biến 30.000- 31.000 tấn đường/ năm. Đưa công suất tư 1.250 tấn mía / ngày - 1.500 tấn mía/ngày vào năm 2010. + Vùng nguyên liệu Công ty mía đường Sông Lam: Diện tích mía đứng 1.300 ha. Phấn đấu năng suất 700 - 750 tạ/ha, sản lượng 75.000 - 80.000 tấn, chế biến 6.000- 7.000 tấn đường/năm. + Vùng nguyên liệu Công ty mía đường Sông Dinh: Diện tích mía đứng 600 ha. Phấn đấu năng suất 700 - 750 tạ/ha, sản lượng 40.000 - 45.000 tấn, chế biến 4.500- 4.000 tấn đường/năm. Phải chỉ đạo thâm canh, lựa chọn giống có năng suất cao gắn với làm tốt công tác thuỷ lợi để tăng năng suất, giảm diện tích canh tác. + Cây Sắn: Bố trí lại diện tích trồng sắn nguyên liệu tại các huyện: Thanh Chương, Nam Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi lộc và Yên Thành. Trên cơ sở đó sẽ rà soát, bố trí tập trung 5.750 ha cho 2 vùng nguyên liệu của 2 nhà máy chế biến tinh bột là Thanh Chương và Yên Thành trên diện tích cụ thể như sau: Năng suất 400- 420 tạ/ha đầu tư thâm canh chú trọng nhất là giống và phân bón. - Nhập giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Về phân bón tăng đầu tư phân bón và bón cân đối, chú trọng các loại phân hữu cơ sinh học, phân chuồng nhằm tạo độ ẩm và tăng tỷ lệ mùn cho đất. Xoá bỏ tập quán quảng canh. Thực hiện xen canh với cây họ đậu mật độ dày như Lạc, Đậu Tương, cây cải tạo đất như Muồng, Cốt khí để tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tăng độ phì cho đất. Thu hoạch và bảo quản: Do đặc tính của củ sắn dễ bị thối và gãy xước khi thu hoạch nên sau khi thu hoạch xong phải đưa vào chế biến ngay. - Năm 2006, sẽ đầu tư nâng cấp thiết bị dây chuyền sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương, nâng công suất từ 300 tấn/ ngày lên 450- 500 tấn/ ngày. Diện tích: Cây sắn phục vụ cho nguyên liệu chế biến trung bình: Diện tích 5.750 ha - 6.000 ha; Thanh Chương 2.500 ha; Yên Thành 1.000 ha, Nam Đàn 600 ha, Tân Kỳ: 600 ha; Đô lương 550 ha; Nghi Lộc500 ha. 5.1.1.4- Cây công nghiệp dài ngày: + Cây chè : Trồng mới 11.746 ha để đến năm 2020 có trên 19.000 ha, (Chè tuyết shan và chè chất lượng cao: 1.500 ha ở Kỳ sơn), năng suất tươi đạt 10 tấn/ha, Sản lượng chè búp khô 36.120 tấn, xuất khẩu 80%. - Năm 2006: Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh Shan tại tổng đội TNXP8 - XDKT huyện Kỳ Sơn với công suất 12 tấn/ngày. - Năm 2007-2009: + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè đen tại Xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 12 tấn/ngày. + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 12 tấn/ngày. + Đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến chè xanh tại Tổng đội TNXP7 Quế Phong với công suất 12tấn/ngày. - Năm 2008-2009: + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Ngọc Lâm công suất 12 tấn/ngày. + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Anh Sơn công suất 12 tấn/ngày. - Năm 2009-2010: + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 12 tấn/ngày. + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh Xí nghiệp chè Hạnh Lâm công suất 12 tấn/ngày. + Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh Xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 12 tấn/ngày. Đến năm 2020 đưa công suất lên 300 tấn/ngày, theo tính toán còn thiếu 40 tấn/ngày. Tuy nhiên để chế biến hết nguyên liệu cần phải tu sữa, nâng cấp thêm một số nhà máy hiện có để tăng công suất chế biến đáp ứng chế biến hết nguyên liệu, đặc biệt những tháng nhiều nguyên liệu trong năm. + Cây cà phê chè: Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có diện tích 7.000ha vào năm 2020, trong đó kinh doanh 5.400 ha, sản lượng cà phê nhân 8.000 - 9.000 tấn/năm. + Cây cao su: Trồng mới 9.617 ha đến năm 2020 có 13.000 ha, trong đó kinh doanh 9.250 ha, năng suất 12 tạ /ha, sản lượng mủ khô 11.100 tấn/năm. 5.1.1.5- Cây ăn quả các loại: - Cây Dứa nguyên liêu tập trung phục vụ chế biến: Quy hoạch 20.000 ha để có Dứa đứng 7.000 ha (bố trí ở các huyện: Quỳnh Lưu 6.000 ha, Yên Thành 5.000 ha, Nghĩa Đàn 3.000 ha, Tân Kỳ 6.000 ha), phục vụ cho 1 nhà máy Quỳnh lưu, XD tại Tân Kỳ. thêm 01 nhà máy vào năm 2008. Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả. - Cây Cam tập trung: Diện tích 13.000 ha năm 2020, tập trung trên địa bàn 6 huyện Con Cuông: 1500 ha, Anh Sơn: 1500 ha, Thanh Chương, Tân Kỳ: 2500, Nghĩa Đàn: 3500 và Quỳ Hợp: 2500 ha. Khuyến khích các loại cây ăn quả khác như Vải, chuối, hồng, chanh ... gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến . Tổng diện tích cây ăn quả đạt 15.000 ha. 5.1.2.Chăn nuôi: - Một số chỉ tiêu phát triển chăn nuôi trâu bò 2010-2020: TT MỤC TIÊU ĐVT 2010 2015 2020 I - - - II 1 Tổng đàn trâu bò Nhịp độ tăng bình quân/năm. Tổng đàn bò bê sữa. Tỷ trọng thu nhập CN trong NN. Chỉ tiêu phát triển Trâu: Tổng đàn Trâu con % con % Con 1.000.000 7.95 10 000 50 336.300 1.300.000 6.65 15 000 52 378.300 1.700.000 5,51 20.000 55 431.000 2 Trâu cái sinh sản Con 111 440 125 220 136.442 3 Nhịp độ PT tăng Bq/năm %/ 2.75 2.55 2,60 III 1 Chỉ tiêu phát triển Bò Tổng đàn Con 663.700 921.700 1.269.000 2 Nhịp độ PT tăng BQ/năm %/ 11,35 9.05 8,25 3 Số lượng bò cái sinh sản " 266 430 370 000 480.000 4 Tỷ lệ bò lai zebu % 42 50 57 5 Sản lượng sữa triệu lít 10 15 20 Tập trung chỉ đạo để chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu là bò thịt, bò sữa); Giai đoạn 2006-2020, chuyển đổi từ các loại đất khác sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: 12.000 ha; Cải tạo diện tích đồng cỏ chăn thả tự nhiện nay. Bình quân mỗi hộ có từ 2-3 con trâu, bò. Tăng cường các trang trại chăn nuôi tập trung. Đưa chăn nuôi lên vị trí của ngành sản xuất chính với tỷ trọng đạt trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp. Chú trọng cải tạo đàn bò lai sind đạt trên 50%, đàn bò Sữa 20.000 con. Phát triển đàn lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, đô thị. Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu để tập trung đầu tư giống, thức ăn, cơ sở chế biến. 5.1.3.Lâm nghiệp: Cải tạo, chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế, rừng nghèo thành rừng giàu; Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ đạt 60%. Phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng xã hội hoá nghề rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Tập trung tăng nhanh diện tích rừng trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ quỹ đất, quỹ gen, môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Hoàn thành giao đất, khoán rừng ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư, đưa nghề rừng thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân vùng núi sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trong đó cải tạo 20.000 ha rừng nghèo thành rừng giàu. Khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho các hộ theo khả năng sử dụng đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lại (khoảng 45 vạn ha chủ yếu ở Tương Dương, Kỳ Sơn và một số huyện vùng cao). Trồng mới hàng năm 10.000 - 14.000 ha rừng, chú trọng trồng rừng kinh tế để có 96.000 ha rừng nguyên liệu kết hợp phòng hộ, trong đó rừng nguyên liệu giấy 72.500 ha; rừng nguyên liệu MDF 5.000 ha; cây chủ cánh kiến 7.000 ha; tre, trúc lấy măng 5.000 ha.v.v... Quy hoạch nương rẫy luân canh kết hợp: 8-10 ngàn ha, sản xuất nông lâm kết hợp 50 ngàn ha. 5.1.4. Thuỷ sản: Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi; Đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển. Phấn đấu ổn định sản lượng khai thác ở mức 50.000-55.000 tấn/năm (trong đó khai thác biển đạt 45.000 tấn/năm), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng từ 33.000 tấn (2010), 39.500 tấn (2015) và 51.000 tấn (2020)) để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản vào năm 2020 là: 106.000 tấn. - Về khai thác: Chuyển đổi cơ cấu đội tàu; củng cố, bố trí tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; Du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững, đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó cần tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, làm tỗt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác. - Về nuôi trồng: Phát triển mạnh NTTS nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh các con nuôi đã khẳng định hiệu quả như: cá rô phi đơn tính, cá ruộng lúa, cá lồng trên sông, hồ đập lớn và pát triển mới các con nuôi như: tôm càng xanh, các hồng mỹ, cá tra, cá ba sa... để đến năm 2020 diện tích nuôi ngọt đạt: 22.000 ha trong đó rô phi đơn tính 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, các giống mới; đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp như cua, cá rô phi, các vược, tôm he chân trắng...Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ ở mức: 3.500-3.700 ha, trong đó nuôi tôm TC và BTC: 1.800-2.000 ha. Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên Biển. Tập trung các vùng quanh đảo ngư (Cửa lò) Vùng Quỳnh lưu...mồi năm tăng thêm trên 100 lồng với các loại cá đặc sản ( cá Song, cá dò, cá mú..) để tăng sản phẩm xuất khẩu. - Chú trọng phát triển chế biến xuất khẩu thuỷ sản, thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng CNH-HĐH, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 45-50 triệu USD. 5.1.5. Diêm nghiệp: Cải tạo và nâng cấp các đồng muối, Sản xuất muối sạch 120.000-140.000 tấn/năm, tổ chức tiêu thụ hết sản lượng muối của nhân dân, ổn định đời sống bà con diêm nghiệp. 5.2 Phát triển nông thôn: - Quy hoạch bố trí lại dân cư: Phấn đấu cơ bản việc bố trí dân cư thuộc những vùng, những đối tượng cần thiết trong nông nghiệp nông thôn ổn định, hình thành các thôn, bản văn minh tiến bộ, xây dựng nông thôn mới phù hợp với phong tục tập quán từng dân tộc, đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp - nông thôn. Từng bước giảm khoảng cách giữa các vùng các miền. - Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: + Xây dựng các công trình giao thông trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, nâng cấp các tuyến đường liên xã, nội xã, nội vùng dân cư đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế của nông thôn. + Thuỷ lợi và nước sinh hoạt: Đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống cho các khu dân cư; Phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ, kênh mương nội đồng, đáp ứng yêu cầu của cây trồng và vật nuôi. Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn về nước sạch và vệ sinh môi trường. + Đảm bảo 100% hộ dân được dùng điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. + Các công trình kiến trúc: Trường học; Trạm Ytế, Chợ, các cơ sở chế biến nông lâm thuỷ hải sản gắn với các vùng nguyên liệu ... đáp ứng theo đề án của cấp ngành phê duyệt. 6.Giải pháp 6.1. Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch Nông lâm thuỷ sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo hướng sản xuất tập trung hàng hoá gắn với thị trường; Tiến hành quy hoạch lại các vùng và tiểu vùng sản xuất hàng hoá gắn vơí quy mô chủng loại, chất lượng, chế biến thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp và nông thôn; Tiến hành thực hiện quy hoạch ngành nghề và dịch vụ phát triển nông nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống, sủ dụng nhiều lao động cho nông thôn, phát triển các ngành nghề chế biến với chất lượng cao, mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, bố trí lại dân cư để phục vụ các mục tiêu phát triển: Nông lâm ngư và ngành nghề phi nông nghiệp. Các cấp các ngành từ tỉnh huyện đến cơ sở bám vào quy hoạch được phê duyệt, chỉ đạo thực hiện để đạt kết quả cao. 6.2. Củng cố thị trường hiện có, mở rộng thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản và hàng hoá dịch vụ ở nông thôn: Mở rộng thông tin kinh tế về thị trường và giá cả cho nông dân để tăng khả năng tiếp thị của các hộ kinh doanh, tập trung giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, sản xuất theo yêu cầu của thị trường để chế biến, bảo quản tổ chức thu mua hàng nông sản và mở rộng mạng lưới cung ứng đến người tiêu dùng. Khuyến khích hình thành các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ ở nông thôn, phát triển chợ nông thôn đưa hàng hoá đến người tiêu dùng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho nông dân. 6.3. Đổi mới phương thức sản xuất gắn liền với chuyên môn hoá sản xuất: Đổi mới phương thức, tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá và hợp tác cao hơn, kết hợp với đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, gắn với kinh tế hợp tác xã, củng cố phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ. Tạo mọi điều kiện để giúp HTX và hộ nông dân thực hiện quy hoạch sản xuất và dịch vụ theo định hướng của nhà nước; Đào tạo cán bộ HTX theo chương trình mới phù hợp với yêu cầu CNH - HĐH công nghiệp và PTNT; Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực Nông lâm ngư và thuỷ sản theo hướng cổ phần hoá, điều chỉnh quy hoạch sản xuất cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá, tiếp tục giao khoán rừng đến hộ công nhân và nông dân trên địa bàn; Đối với các hoạt động nghề tiểu thủ công và dịch vụ phi nông nghiệp: Cần phải quy hoạch, thi trường, công nghệ, vốn và tổ chức sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. 6.4. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất: Ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và sản phầm ngành nghề dịch vụ nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông - lâm - ngư, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả. 6.5. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và công nghiệp chế biến nông sản: Thực hiện quy hoạch và các giải pháp cụ thể để tạo ra sự liên kết giữa công nghiệp chế biến và nông nghiệp nguyên liệu. 6.6. Đổi mới chính sách xã hội nông thôn: Xây dựng nông thôn ngày càng văn minh giàu đẹp, dân chủ: Nâng cấp kết cấu hạ tầng xã hội ở nông thôn như: Giao thông liên lạc, văn hoá, xoá đói giảm nghèo,... Ban hành các chính sách để huy động sức dân nhằm thực hiện phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" và xã hội hoá để mạng lại hiệu quả thiết thực. 6.7. Huy động mọi nguồn lực vào phát triển nông nghiệp của Tỉnh: Phát triển Nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, ngoài việc huy động nội lực từ người dân, vốn trong tỉnh, đề nghị TW và các tổ chức quốc tế giúp đỡ để Nông nghiệp và nông thôn ngày càng phát triển bền vững, thực hiện tốt mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. II.Tình hình hoạt động sản xuất Lúa ở Nghệ An. III.Đặc điểm nguồn số liệu. Số liệu Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích lúa ha 186838 189103 188311 187145 182436 180233 182100 Năng suất lúa Tạ/ha 40.3 41.3 44.4 44.9 48.3 45.6 50.1 Sản lượng lúa Tạ 7536340 7811130 8365360 8399930 8805430 8217240 9115000 Nguồn: Phòng Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An. Số liệu được tổng hợp từ phòng Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn-Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An. Qua số liệu trên ta thấy diện tích lúa từ năm 2001 đến năm 2005 có xu hướng giảm dần theo thời gian.Do Tỉnh chuyển đổi mục đích sử dựng đất sang các mục đích khác như: quá trình Tỉnh có những quy hoạch các cụm công nghiệp để đáp ứng phát triển kinh tế của Tỉnh.Trong giai đoạn này mặc dù diện tích canh tác bị thu hẹp khá nhiều từ 189103 ha năm 2001 xuống còn 182100 ha năm 2006(tương đương giảm khoản 3,7%) thì trong lúc đó sản lượng lúa của Tỉnh không ngưng tăng lên từ 781113 tấn năm 2001 lên tới 911500 tấn năm 2006 (tương đương tăng khoảng 14,3%).Như vậy ta thấy mặc dù diên tích gieo trông có giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng lên không ngưng là do Tỉnh có những chủ trương áp dụng những tiến bộ khoa học vào nhân tạo giống mới cho năng suất cao hơn.Điều đó thể hiện qua dòng năng suất ở bảng trên không ngưng tăng lên qua các năm. IV.Phân tích thống kê biến động sản xuất Lúa ở Nghệ An. 1.Phân tích biến động của diện tích,năng suất và sản lượng lúa. 1.1.Phân tích diện tích gieo trồng lúa Nghệ An giai đoạn 2000-2006. 1.1.1.Diện tích gieo trồng lúa theo năm Bảng : Biến động diện tích gieo trồng lúa tỉnh nghệ An giai đoạn 2000-2006. năm Diện tích Lượng tăng(giảm) tuyệt đối Tốc độ  phát triển(%) Tốc độ tăng (giảm)% (ha) Liênhoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 186838 - 2001 189103 2,265 2,265 101.21 101.21 1.21 1.21 2002 188311 -792 1,473 99.58 100.79 -0.42 0.79 2003 187145 -1,166 307 99.38 100.16 -0.62 0.16 2004 182436 -4,709 -4,402 97.48 97.64 -2.52 -2.36 2005 180233 -2,203 -6,605 98.79 96.46 -1.21 -3.54 2006 182100 1,867 -4,738 101.04 97.46 1.04 -2.54 Bình quân 185167 -790 99.57 - 0.43 Theo số liệu của bảng trên ta thấy trong giai đoạn 2000-2006 diện tích gieo trồng hằng năm giai đoạn này không ổn định.Trung bình mỗi năm giảm 790ha tương ứng với 0.43%, đặc biệt là trong giai đoạn 2002-2005 diện tích giảm liên tục cao điểm là năm 2004 giảm 2,52% (tương đương 4709ha).Nguyên nhân ở đây có lẽ do sự phát triển kinh tế của Tỉnh nên đã làm cho đất nông nghiệp bị giảm đi do chuyển đổi sang sử dụng những mục đích khác để phục vụ sự phát triểm kinh tế của tỉnh.Năm 2006 diện tích gieo trồng có tăng trở lại do Tỉnh có chủ trương khai hoang,cải tạo những vung đất trước đây bị bỏ hoang chưa sử dụng đến. Diện tích gieo trồng qua các năm được biểu diễn qua đồ thị sau: Đồ thị :đồ thị biểu diễn diện tích gieo trồng lúa tỉnh Nghệ An thời kì 2000-2006. Qua đồ thị ta thấy diện tích gieo trồng qua các năm không ổn định,có xu hương giảm từ từ.Năm có diện tích gieo trồng cao nhất là năm 2001 với tổng diện tích 189103ha,năm có diện tích gieo trồng thấp nhất là năm 2005 với tổng diện tích gieo trồng là 180233ha. 1.1.2.Diện tích gieo trồng lúa theo mùa vụ. Bảng :Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa Tỉnh Nghệ An theo mùa vụ thời kì 2000-2006. Năm Diện tích Trong đó cơ cấu (%) (ha) Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa 2000 186838 82113 51313 53412 43.95 27.46 28.59 2001 189103 84401 52901 51801 44.63 27.97 27.39 2002 188311 85004 53504 49803 45.14 28.41 26.45 2003 187145 85215 55915 46015 45.53 29.88 24.59 2004 182436 83712 57312 41512 45.89 31.41 22.75 2005 180233 83511 55711 41011 46.34 30.91 22.75 2006 182100 84300 59500 38300 46.29 32.67 21.03 Bình quân 185167 84037 55165 45979 45.38 29.79 24.83 . Bảng:Biến động diện tích trồng lúa Tỉnh Nghệ An theo mùa vụ thời kì 2000-2006. Năm lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn (ha) Tốc độ phát triển liên hoàn(%) Tốc độ tăng giảm liên hoàn(%) Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa - - - - - - - - - 2000 2001 2288 1588 -1611 102.79 103.09 96.98 2.79 3.09 -3.02 2002 603 603 -1998 100.71 101.14 96.14 0.71 1.14 -3.86 2003 211 2411 -3788 100.25 104.51 92.39 0.25 4.51 -7.61 2004 -1503 1397 -4503 98.24 102.50 90.21 -1.76 2.50 -9.79 2005 -201 -1601 -501 99.76 97.21 98.79 -0.24 -2.79 -1.21 2006 789 3789 -2711 100.94 106.80 93.39 0.94 6.80 -6.61 Bình quân 365 1364.5 -2518.7 100.44 102.50 94.61 0.44 2.50 -5.39 1.2.Phân tích năng suất lúa Nghệ An giai đoạn 2000-2006 Bảng : Biến động năng suất lúa Tỉnh Nghệ An thời kì 2000-2006. Năm Năng suất Lượng tăng(giảm) tuyệt đối Tốc độ  phát triển(%) Tốc độ tăng (giảm)% (Tạ/ha) Liênhoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 40.3 - - - - - - 2001 41.3 1 1 102.48 102.48 2.48 2.48 2002 44.4 3.1 4.1 107.51 110.17 7.51 10.17 2003 44.9 0.5 4.6 101.13 111.41 1.13 11.41 2004 48.3 3.4 8 107.57 119.85 7.57 19.85 2005 45.6 -2.7 5.3 94.41 113.15 -5.59 13.15 2006 50.1 4.5 9.8 109.87 124.32 9.87 24.32 Bình quân 45 163.33 103.69 3.69 Bảng :Năng suất Tỉnh Nghệ An theo mùa vụ thời kì 2000-2006 Năm Năng suất Trong đó (Tạ/ha) Đông xuân Hè thu Vụ mùa 2000 40.3 51.6 40.6 22.8 2001 41.3 53.6 39.5 23.1 2002 44.4 57.5 43.5 23.2 2003 44.9 57.9 41.9 24.4 2004 48.3 59.9 46.1 27.7 2005 45.6 59.2 39.2 26.6 2006 50.1 62.8 45.7 28.8 Bình quân 45 57.5 42.357 25.229 Bảng: Biến động năng suất Tỉnh Nghệ An theo mùa vụ giai đoạn 2000-2006. Năm Lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn(tạ/ha) Tốc độ phát triển liên hoàn(%) Tốc độ tăng giảm liên hoàn(%) Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa 2000 - - - - - - - - - 2001 2 -1.1 0.3 103.88 97.29 101.32 3.88 -2.71 1.32 2002 3.9 4 0.1 107.28 110.13 100.43 7.28 10.13 0.43 2003 0.4 -1.6 1.2 100.70 96.32 105.17 0.70 -3.68 5.17 2004 2 4.2 3.3 103.45 110.02 113.52 3.45 10.02 13.52 2005 -0.7 -6.9 -1.1 98.83 85.03 96.03 -1.17 -14.97 -3.97 2006 3.6 6.5 2.2 106.08 116.58 108.27 6.08 16.58 8.27 Bình quân 186.67 85 100 103.33 101.99 103.97 3.33 1.99 3.97 1.3.Phân tích sản lượng lúa Nghệ An giai đoạn 2000-2006. Bảng :Biến động sản lượng lúa Tỉnh Nghệ An thời kì 2000-2006 Năm Sản lượng lượng tăng(giảm) tuyệt đối Tốc độ  phát triển(%) Tốc độ tăng (giảm)% (Tạ) liên hoàn Định gốc liên hoàn Định gốc liên hoàn Định gốc 2000 7536340 - - - - - - 2001 7811130 274790 274790 103.65 103.65 3.65 3.65 2002 8365360 554230 829020 107.1 111 7.1 11 2003 8399930 34570 863590 100.41 111.46 0.41 11.46 2004 8805430 405500 1269090 104.83 116.84 4.83 16.84 2005 8217240 -588190 680900 93.32 109.03 -6.68 9.03 2006 9115000 897760 1578660 110.93 120.95 10.93 20.95 Bình quân 8321490 263110 103.22 3.22 Bảng :Cơ cấu sản lượng lúa tỉnh Nghệ An theo mùa vụ thời kì 2000-2006. Năm Sản lượng Trong đó cơ cấu (%) (Tạ) Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa 2000 7536340 4235114 2084113 1217113 56.20 27.65 16.15 2001 7811130 4527044 2089043 1195043 57.96 26.74 15.30 2002 8365360 4885120 2325120 1155120 58.40 27.80 13.81 2003 8399930 4936642 2339644 1123644 58.77 27.85 13.38 2004 8805430 5011810 2642810 1150810 56.92 30.01 13.07 2005 8217240 4944746 2182747 1089747 60.18 26.56 13.26 2006 9115000 5295000 2717000 1103000 58.09 29.81 12.10 Bình quân 8321490 4833639 2340068.1 1147782.4 58.09 28.12 13.79 Bảng : Biến động sản lượng lúa theo mùa vụ tỉnh Nghệ An thời kì 2000-2006. Năm Lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn(tạ/ha) Tốc độ phát triển liên hoàn(%) Tốc độ tăng giảm liên hoàn(%) Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa Đông xuân Hè thu Vụ mùa 2000 - - - - - - - - - 2001 291930 4930 -22070 106.89 100.24 98.19 6.89 0.24 -1.81 2002 358076 236077 -39923 107.91 111.30 96.66 7.91 11.30 -3.34 2003 51522 14524 -31476 101.05 100.62 97.28 1.05 0.62 -2.72 2004 75168 303166 27166 101.52 112.96 102.42 1.52 12.96 2.42 2005 -67064 -460063 -61063 98.66 82.59 94.69 -1.34 -17.41 -5.31 2006 350254 534253 13253 107.08 124.48 101.22 7.08 24.48 1.22 Bình quân 99754.2 42659.2 -11555.1 102 102 99 2 2 1 2.Phân tích xu hướng biến động diện tích,năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2006. Phân tích xu hướng biến động của hiện tượng ta sử dụng hàm xu thế, ta có thể xây dựng hàm xu thế theo các dạng sau : - Hàm xu thế tuyến tính: - Hàm xu thế parabol: - Hàm xu thế hyperbol: - Hàm xu thế hàm mũ: Để xác định hàm xu thế đúng đắn ta cần chọn SE min : Với : Là mức độ thực tế của hiên tưởng thời gian t : Là mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính bằng hàm xu thế n : Là số lượng các mức độ của dãy số thời gian p : Là số lượng các hệ số của hàm xu thế 2.1. Phân tích biến động diện tích lúa Ta thăm do đồ thị : Đồ thị : Diện tích lúa thời kì 2000-2006 Qua xử lí số liệu ta thu được : Hàm xu thế tuyến tính : =190570.71 -1351.04.t (có SE=2106.3) Hàm xu thế parabol : (có SE=1953.7) Hàm xu thế hyperbol: (Có SE=5262097.95) Hàm xu thế hàm mũ: (Có SE=2114.08) Từ kết quả trên ta thấy SE của hàm parabol nhỏ nhất.Vậy dạng hàm xu thế đúng đắn nhất là: (Với t=1,2,3) Như vậy diện tích lúa của Tỉnh Nghệ An có xu hướng biến động qua thời gian tuân theo hàm 2.2. Phân tích biến động năng suất lúa. Ta thăm do đồ thị : Đồ thị : Năng suất lúa thời kì 2000-2006. Qua xử lí số liệu ta thu được : Hàm xu thế hyperbol: (Có SE=2.16) Hàm xu thế hàm mũ: (Có SE=1.49) Hàm xu thế parabol: (Có SE=1.61) Hàm xu thế tuyến tính: (Có SE=1.463) Từ kết quả trên ta thấy SE của hàm tuyến tính nhỏ nhất.Vậy dạng hàm xu thế đúng đắn nhất là: (Với t=1,2,3) Vậy năng suất lúa của Tỉnh Nghệ An có xu hướng biến động qua thời gian theo hàm. 2.3. Phân tích biến động sản lượng lúa. 2.3.1.Phân tích biến động sản lượng lúa. Ta thăm do đồ thị : Đồ thị : Sản lượng lúa thời kì 2000-2006. ơ Qua xử lí số liệu ta thu được : Hàm xu thế hyperbol: (Có SE=334669.97) Hàm xu thế hàm mũ: (Có SE=264546) Hàm xu thế parabol: (Có SE=330928.8) Hàm xu thế tuyến tính: (Có SE=309527.8) Từ kết quả trên ta thấy SE của hàm mũ nhỏ nhất.Vậy dạng hàm xu thế đúng đắn nhất là: (Với t=1,2,3) Vậy sản lượng lúa của Tỉnh Nghệ An có xu hướng biến động qua thời gian theo hàm. 2.3.2.Dự đoán sản lượng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2008. 2.3.2.1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân. Ta có : Dự đoán sản lượng lúa cho : + Năm 2007 : (nghìn tấn) + Năm 2008 : (nghìn tấn) 2.3.2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân . Ta có : Dự đoán sản lượng lúa cho : + Năm 2007 : (nghìn tấn) + Năm 2008 : (nghìn tấn) 2.3.2.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Từ mục 2.3.1 ta thu được hàm xu thế biến động của sản lượng lúa là : Ta sẽ dự đoán sản lượng lúa theo mô hình này : Dự đoán sản lượng lúa cho : + Năm 2007 : (tạ)=948.94(nghìn tấn) + Năm 2008 : (tạ)=977.41(nghìn tấn) 3.Phân tích các thành phần của dãy số thời gian . Để phân tích xu hướng phát triển của hiện tượng (diện tích, sản lượng, năng suất) đồng thời phân tích sự biến động mang tính chất lại đi lặp lại trong từng mùa vụ ta sử dụng hàm số sau (với giả thuyết hàm xu thế tuyến tính): (Trong đó t=1;2;3là thứ tự dãy số) Trong đó : a + bt là xu hướng phát triển là biến động mang tính chất thời vụ 3.1.Đối với diện tích gieo trồng lúa. Bảng B.B đối với diện tích gieo trồng lúa Mùa vụ Đông xuân Hè thu Vụ mùa Tổng năm năm (I) (II) (III) Ti iTi 2000 1 82113 51313 53412 186838 186838 2001 2 84401 52901 51801 189103 378206 2002 3 85004 53504 49803 188311 564933 2003 4 85215 55915 46015 187145 748580 2004 5 83712 57312 41512 182436 912180 2005 6 83511 55711 41011 180233 1081398 2006 7 84300 59500 38300 182100 1274700 Tổng mùa vụ Tj 588256 386156 321854 T=1296166 S=5146835 Bình quân mùa vụ 84036.57 55165.14 45979.14 Trong đó : i=1;2;37là số năm J=1;2;3 số mùa vụ Từ dòng cuối của bảng ta tính bình quân chung cho 1 mùa vụ cho 7 năm : Qua bảng trên ta tính được các tham số của hàm số như sau : Ta có phương trình : Với ; ; Qua phương trình trên ta thấy diện tích gieo trồng lúa trong thời kì 2000-2006 biến động theo hàm số , có nghĩa là diện tích lúa trung bình mỗi vụ là 63373.46(ha) , trung bình mỗi vụ giảm 150.115(ha).Đồng thời trong tứng vụ chụi ảnh hưởng biến động thời vụ, diện tích gieo trồng vụ đông xuân cao hơn biến động chung là 22159.51(ha), diện tích gieo trồng vụ hè thu thấp hơn biến động chung là 6561.81(ha), diện tích gieo trồng vụ mùa thấp hơn biến động chung là 15597.7(ha) 3.2.Đối với năng suất lúa. 3.3.Đối với sản lượng lúa. V. Dùng mô hình chỉ số phân tích 1.Phân tích các nhân tố tác dụng tới sản lượng. Để phân tích các nhân tố tác động tới sản lượng ta lấy kì gốc là năm 2000, kì báo cáo là năm 2006. Mô hình phân tích: S = N * D Trong đó : là năng suất lúa kì gốc là năng suất lúa kì báo cáo là diện tích lúa kì gốc là diện tích lúa kì báo cáo là sản lượng lúa kì gốc là sản lượng lúa kì báo cáo Số liệu Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 Diện tích lúa ha 186838 182100 Năng suất lúa Tạ/ha 40.3 50.1 Sản lượng lúa Tạ 7536340 9115000 Thay số vào mô hình trên ta được kết quả tính toán của mô hình như sau: Hay: 1,209 = 1.242 * 0.974 Biến động tương đối : hay là 20.9% hay 24.2% hay -2.6% Biến động tuyệt đối : tạ tạ tạ Nhận xét : Sản lượng lúa của của Tỉnh Nghệ An năm 2006 so với năm 2000 tăng 20.9% tương ứng với tăng 1578660 tạ là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Năng suất lúa trong giai đoạn này tăng 24.2% làm cho sản lượng tăng 1578660 tạ. - Diện tích gieo trồng lúa của Tỉnh giai đoạn này giảm -2.6% làm cho sản lượng giảm 197710 tạ. Như vậy qua phân tích ảnh hưởng của năng suất và diện tích tới sản lượng bằng mô hình chỉ số ta thấy sản lượng lúa tăng lên trong giai đoạn nay chủ yếu là do sự gia tăng về năng suất mặc dù diện tích gieo trồng giảm đi chút ít trong giai đoạn này.Điều này cho thấy Tỉnh đã có những chủ trương triển khai,áp dụng những loại giống mới vào sản xuất giúp nâng cao năng suất lên rất nhiều.Ngoài ra Tỉnh cũng chú ý đầu tư vào hệ thong thủy lợi nhằm giúp cho việc tưới tiêu được đảm bảo cũng đã góp phần vào việc nâng cao năng suất. 2.phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất. Để phân tích các nhân tố tác động tới sản lượng ta lấy kì gốc là năm 2000, kì báo cáo là năm 2006. Mô hình phân tích: Trong đó : là năng suất lúa kì gốc là năng suất lúa kì báo cáo là năng suất lúa kì gốc với cơ cấu diện tích gieo trồng kì báo cáo Số liệu : Chỉ tiêu Năng suất lúa(tạ/ha) Diện tích lúa(ha) Đông xuân 51.6 62.8 82113 84300 4349880 Hè thu 40.6 45.7 51313 59500 2415700 Vụ mùa 22.8 28.8 53412 38300 873240 Cả năm 40.3 50.1 186838 182100 7638820 Qua bảng số liệu ta tính được: (tạ/ha) (tạ/ha) (tạ/ha) Thay vào mô hình: 1.243 = 1.194 * 1.041 hay 124.3(%) = 119.4(%) * 104.1(%) Biến động tương đối : 24.3(%) 19.4(%) 4.1(%) Biến động tuyệt đối : 9.8 8.15 1.65 Nhận xét : Năng suất lúa năm 2006 so với năm 2000 tăng 24.3(%) tương ứng tăng 9.8(tạ/ha) do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Do bản thân sự biến động của năng suất các vụ tăng 19.4(%) làm cho năng suất chung tăng tăng 8.15(tạ/ha),trong đó năng suất vụ đông xuân tăng 11.2(tạ/ha), vụ hè thu tăng 5.1(tạ/ha), vụ mùa tăng 6(tạ/ha) - Do cơ cấu diện tích gieo trồng thay đổi làm cho năng suất chung tăng 4.1% tương ứng tăng 1.65(tạ/ha). VI. Một số kiến nghị giải pháp. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7719.doc
Tài liệu liên quan