Thu nhập theo định nghĩa của kinh tế học vi mô, là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Bao gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng ).
Theo thống kê kinh tế, thu nhập là khoản thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh mà có. Nói cách khác nó là thu nhập do lao động. Bao gồm: tiền lương và các khoản có tính chất lương (phụ cấp, lương ), tiền công (bằng tiền hoặc hiện vật), thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và kinh tế cá thể
77 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê thu nhập và giáo dục của hộ gia đình và mối quan hệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Như thay đổi phương pháp dạy truyển thống (giáo viên độc thoại, chủ động truyển đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động, giáo viên làm mẫu còn học viên làm theo) bằng phương pháp giáo dục hiên đại (giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo). Mở rộng các hình thức học tập: dạy và học trực tuyến, đào tạo tín chỉ (cách này đang đươc các trường đại học sử dụng rộng rãi)Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích đi du học để mở mang kiến thức và tiếp cận với những nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Bằng những phương thức này, việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao và lực lượng cán bộ quản lý giỏi đã không còn là vấn đề quá khó khăn nữa, tuy nhiên vẫn cần sự đầu tư phù hợp và những kế hoạch cụ thể để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của từng ngành, từng chuyên môn.
Tóm lại, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của một quốc gia, là yếu tố quan trọng để đưa một dân tộc yếu đi lên ngang tầm với các dân tộc khác.
Vai trò của giáo dục
Nhà nước ta luôn nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của toàn ngành giáo dục là:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, công nhân giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay
Để xem xét hệ thống giáo dục của nước ta, có thể xem xét trên 2 góc độ là xem xét theo hệ thống giáo dục theo cấp bậc học hay trình độ, và các thứ hai là xem xét theo loại hình giáo dục.
Hệ thống giáo dục theo cấp bậc học, trình độ
Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay xét theo ngành dọc (theo cấp bậc học, trình độ giáo dục) có các cấp bậc :
Giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đây là nơi trang bị cho trẻ hành trang để bước vào lớp 1, là nơi dạy trẻ những tri thức đầu đời về văn – thể − mỹ. Đây có thể được coi là cấp bậc học quan trọng nhất vì nó là nơi hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên.
Việc giáo dục trẻ không gò bó theo một khuôn khổ nào mà thông qua các hoạt động vui chơi trong tập thể từ đó dạy trẻ những lễ giáo đầu tiên (như lễ phép với người lớn, biết vâng lời). Hiện nay có những môn học đề cao tính tự giác đã được cho trẻ học từ cấp mầm non để hình thành tính tự giác. Ví dụ như thông qua trò chơi mô hình mô phỏng giao thông trẻ được dạy về luật an toàn giao thông (sang đường khi có đèn xanh dành cho người đi bộ, đèn đỏ phải đứng lại, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy).
Giáo dục phổ thông bao gồm các bậc giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kiến thức ở bậc giáo dục phổ thông được hình thành dựa theo vòng tròn đồng tâm. Các môn được học ở cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở đều được phát triển dựa trên cơ sở các môn học ở bậc tiểu học. Trong quá trình học, dưới sự giúp đỡ của thầy cô, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng việc học.
Sau khi kết thúc các khóa học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học lên cao nữa hoặc tham gia lao động, góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà.
Giáo dục nghề nghiệp giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đào tạo các lao động có kỹ năng, có tay nghề cao nhằm đáp ứng được nhu cầu về nhân công của thị trường lao động.
Giáo dục nghề nghiệp, ngoài chú trọng vào giáo dục tay nghề thì cũng phải chú trọng đến đạo đức của người học. Người học có phát triển cân bằng cả hai khía cạnh này thì đó là sự thành công của quá trình đào tạo. Dạy nghề chuyên nghiệp ngoài giảng dạy lý thuyết thì cũng phải kết hợp thực hành để rèn luyện kỹ năng.
Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng (từ 2 đến 3 năm tùy ngành nghề đào tạo), đại học (từ 4 đến 6 năm, tùy vào ngành ngề), thạc sĩ (từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng đại học), tiến sĩ (4 năm đối với người có bằng đại học và 2 đến 3 năm với người có bằng thạc sĩ).
Giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo lực lượng lao động có kiến thức chuyên môn và các chuyên gia để cung cấp lao động trình độ cao nhằm củng cố bộ máy quản lý của nhà nước nói chung và bộ máy quản lý của từng ngành nghề, từng cơ sở kinh doạnh nói riêng.
Nội dung giáo dục của giáo dục đại học phải vừa đảm bảo được nội dung vừa đảm bảo được tính hiện đại. Về nội dung cơ bản phải đảm bảo đủ kiến thức chuyên môn, về phương thức ứng dụng các kiến thức chuyên môn phải đảm bảo cập nhật những phương pháp, cách thức mới nhất trên thế giới. Tránh trường hợp sau khi học xong mọi phương pháp thực hành đều trở thành quá lạc hậu với thời đại. Song song với việc giảng dạy, khuyến khích người học tự tìm tòi tham khảo tài liệu nhằm bổ sung nhiều kiến thức khác.
Giáo dục thường xuyên là hình thức đào tạo giúp mọi người vừa làm vừa học nhằm nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên mônBao gồm các trường bổ túc văn hóa, các cơ sở giáo dục xóa bỏ nạn mù chữcủa nhà nước. Nhà nước đã có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
Hệ thống giáo dục theo loại hình tổ chức
Từ một loại hình tổ chức truyền thống là trường công lập, hiện nay nước ta đã có thêm nhiều loại hình tổ chức giáo dục.
Trường công lập là trường do nhà nước thành lập và ngành Giáo dục trực tiếp quản lý về nghiệp vụ và tài chính.
Trường bán công là loại trường do nhà nước bỏ vốn ra xây dựng hoặc một nửa vốn. Nhưng sau đó trường tự hoạt động theo cơ chế tự trang trải bằng đóng góp của dân và học phí của học sinh.
Trường dân lập là trường được thành lập bởi nguồn kinh phí hình thành do cha mẹ học sinh đóng góp; và dưới sự bảo trợ của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Nội dung về giảng dạy do ngành Giáo dục trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn.
Trường tư thục là trường do tư nhân tổ chức điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, trả lương cho nhân công và chi cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị. Chi phí này có thể được thu dần qua học phí của học sinh đóng góp nhưng cũng có thể được sự hỗ trợ từ nhà nước.
Trường liên doanh, liên kết là loại trường mới xuất hiện thời gian gần đây, được điều hành bởi một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, với nguồn vốn đầu tư của nước ngoài có thể là một phần hoặc tất cả.
Tình hình giáo dục nước ta hiện nay
Những thành tựu
Trải qua 15 năm đổi mới, ngành giáo dục nước ta đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo duc có những chuyển biến bước đầu. Các thành tựu:
Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em dân tộc ít người. Các trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường được cải thiện, số trường đạt chuẩn quốc gia tăngHệ thống giáo dục đã từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Từ một hệ thống chỉ có trường công lập và hệ chính quy là chủ yếu, đến nay đã có các trường ngoài công lập, nhiều loại hình không chính quy, các trường liên kết với nước ngoài
Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo: giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực. Công tác xóa mù chữ và phổ cập tiểu học đã được hoàn thành. Và sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục đã đạt được một cách tương đối.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu: các lực lượng tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường mới ngày càng tăng.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt như trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới (thể hiện ở số học sinh đi thi học sinh giỏi cấp quốc tế ngày càng tăng và các giải thưởng nhiều hơn). Giáo dục đại học và sau đại học từng bước vươn lên, đào tạo nhiều cử nhân, thạc sỹ
Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn một số vấn để sau:
Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp: một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, tinh thần lao động
Hiệu quả giáo dục chưa cao: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp là thấp, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa
Cơ cấu trình độ, cơ cấu tay nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối: chú trọng đào tạo đại học nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo nghề (đặc biệt là thợ tay nghề cao) phát sinh ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng (đặc biệt là ở vùng cao) và chất lượng chưa cao do ít có điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giáo dục nhìn chung là chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa. Cụ thể là chương trình còn nặng tính lý thuyết, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - giáo dục
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả: một số hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn chặn như nạn mua bán điểm tràn lan, mua bằng, gian lận trong thi cử
Nguyên nhân của các yếu kém này, trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế mới bước đầu hội nhập với thế giới. Về mặt khách quan, do dân số tăng và nhu cầu học tập ngày càng tăng khiến trình độ dân trí tăng nên ngành giáo dục mới chỉ có thể đáp ứng nhu cầu học về số lượng chứ chưa kịp tăng cường chất lượng. Bên cạnh đó những chậm trễ trong cải cách hành chính nhà nước cũng góp phần vào quá trình chậm bước tiến của ngành giáo dục.
Giải pháp phát triển giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn sau:
Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời thích ứng với nhu cầu của từng vùng, từng ngành, từng địa phương.
Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng nhu cầu tăng về quy mô số lượng và chất lượng của ngành giáo dục. Hiện đại hóa các phương pháp giáo dục: chuyển từ cách học truyền thống (thầy giảng trò ghi) sang phương pháp giảng dạy hướng dẫn cho người học cách tự tư duy.
Đổi mới quản lý giáo dục: giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá. Chú trọng nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục; tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch (ví dụ như thường xuyên cung cấp thông tin về nhân lực của xã hội để ngành giáo dục có kế hoạch đào tạo phù hợp); xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớp. cơ sở giáo dục. Hoàn thiện theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến đại học, cao đẳng; phát triển mạng lưới giáo dục rộng khắp cả nước; củng cố và mở thêm nhiều cơ sở dạy nghề. Và còn nhiều biện pháp khác áp dụng cho mỗi cấp học.
Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục bằng cách tăng ngân sách cho ngành giáo dục và có kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: hoàn thiện cơ sở lý luận thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao nhất trong xuất hiện về nhận thức; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật; khuyến khích các cá nhân tổ chức đầu tư cho giáo dục.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục: huy động nguồn vốn từ nước ngoài, hợp tác xây dựng nhiều trung tâm công nghệ cao, tạo điều kiện để du học trở nên dễ dàng hơn
Thu nhập và giáo dục là hai vấn đề mà khi mới đọc làm cho ta có cảm giác chúng hoàn toàn độc lập với nhau, song trong thực tế giữa chúng lại tồn tại một mối liên hệ hoàn toàn khác. Chương 2 sẽ làm rõ mối liên hệ giữa thu nhập và giáo dục.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI TIÊU THỨC NÀY
THỰC TRẠNG NGUỒN SỐ LIỆU
Số liệu dựa vào kết quả của các cuộc khảo sát mức sống dân cư.
Cuộc khảo sát mức sống năm 1992 – 1993 là cuộc khảo sát mức sống dân cư đầu tiên ở Việt Nam thực hiện từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 10 năm 1993. Cuộc khảo sát do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Tổng cục Thống kê thực hiện bằng nguồn tài trợ của Liên Hiệp Quốc và Thụy Điển, với sự tư vấn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Cuộc điều tra này đã sử dụng quy trình chọn mẫu cụm nhiều tầng để chọn ra 4800 hộ ở thành thị và nông thôn. Do thời kì này dân số nước ta có đến 4/5 dân số sống ở nông thôn nên cuộc điều tra mức sống dân cư này đã lấy 80% số hộ trong mẫu từ khu vực nông thôn. Để chọn các hộ thuộc khu vực nông thôn, tổng số khoảng 10.000 xã trong cả nước được liệt theo danh sách từ Bắc xuống Nam cùng số dân của từng xã lấy từ cuộc điều tra dân số năm 1989. Tiếp theo là chọn 120 xã theo khoảng cách cố định, lấy xã đầu tiên làm mốc và xã đầu tiên được chọn ngẫu nhiên. Trong mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 2 thôn/ấp theo phương pháp xác xuất tỷ lệ với quy mô dân số. Trong mỗi thôn/ấp, chọn tiếp 16 hộ trong danh sách hộ được lãnh đạo địa phương cập nhập để điều tra. Việc chọn mẫu được tiến hành một cách rất cẩn thận, chính xác. Chuyên viên của Ngân hàng Thế giới đã làm việc kĩ lưỡng với KSMS và xác nhận khảo sát đã được thực hiện tốt nhất so với những KSMS khác đã tiến hành trên thế giới.
Vào tháng 12 năm 1997, cuộc KSMS dân cư lần thứ hai bắt đầu được thực hiện, quá trình thực hiện tương tự cuộc KSMS 1992 – 1993, và kết thúc vào tháng 11 năm 1998. Trong cuộc KSMS lần 2 này có một số nguyên tắc khác cuộc điều tra lần 1. Thứ nhất là điều tra lại tất cả các hộ đã được điều tra năm 1993. Thứ hai là mẫu thuộc 1 trong 10 tầng – các thành phố lớn, các thành phố nhỏ, các thị xã, thị trấn; và 7 tầng còn lại là khu vực nông thôn thuộc 7 vùng (khi đó Đông Bắc và Tây Bắc vẫn được tính chung với nhau) – có độ lớn đủ để cho phép thực hiện các phân tích ở cấp tầng.
Bắt đầu từ năm 2002, Tổng cục Thống kê đã tiến hành các cuộc KSMS theo chu kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn, từ năm 2002 đến năm 2010. Nhằm mục đích theo dõi, giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam. Đồng thời, kết quả của các cuộc KSMS còn giúp đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và góp phần đánh giá các mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Vì các mẫu khảo sát được sử dụng trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư có khác nhau về mặt số lượng và quy mô, do đó trước khi đưa ra sử dụng những số liệu này đã được kiểm định và xác nhận là hoàn toàn tương đồng với nhau. Những bộ số liệu này đã được công bố rộng rãi trên internet, trong niên giám thống kê các năm và được sử dụng trong các nghiên cứu về mức sống dân cư.
Ngoài số liệu của các cuộc KSMS hộ gia đình, trong đề tài này, em còn sử dụng số liệu của cuộc Điều tra đa mục tiêu từ năm 1994 đến 1997, và cuộc điều tra đa mục tiêu năm 1999.
Các số liệu được Vụ Xã hội và Môi trường thuộc Tổng cục Thống kê – là Vụ chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập các số liệu KSMS – biên soạn và kiểm tra, rà soát trước khi xuất bản.
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP BÌNH QUÂN HỘ GIA ĐÌNH
Thu nhập bình quân hộ gia đình hay nói cách khác là thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong hộ gia đình, được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của những người đi làm và chia cho tổng số người trong hộ gia đình. Do đó, TNBQ hộ gia đình ngoài chịu những tác nhân gây ảnh hưởng đến thu nhập nói chung thì còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố riêng có.
Phân tích quy mô, cơ cấu của TNBQ hộ gia đình
Quy mô của TNBQ hộ gia đình phân theo khu vực
Quy mô thu nhập bình quân 1 người trong 1 tháng của hộ gia đình đã có nhiều thay đổi đáng kể, và tăng lên ở các năm. Sự thay đổi diễn ra ở cả nông thôn và thành thị. TNBQ 1 nhân khẩu 1 tháng ở cả thành thị và nông thôn không ngừng tăng lên. Từ năm 1998 đến năm 2002 TNBQ đầu người 1 tháng tăng là 0.83 lần còn ở nông thôn tăng 1.34 lần. TNBQ đầu người không ngừng tăng lên, năm 2006 so với năm 2002, ở thành thị là 1.7 lần còn ở nông thôn là 1.84 lần.
Biểu 2.1 :
Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị - nông thôn
giai đoạn 1998 - 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
1998
2002
2006
Thành thị
750,9
622,1
1058,4
Nông thôn
205,3
275,1
505,7
Nguồn: Tổng cục thống kê 2006, biểu 41, trang 119;
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 195.
Xét cả thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2006, TNBQ đầu người 1 tháng ở thành thị tăng là 1,41 lần và ở nông thôn tăng 2,46 lần.
Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo nhóm thu nhập
Sự thay đổi về thu nhập không chỉ diễn ra giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn mà còn ở các nhóm thu nhập, các vùng địa lý, các tỉnh/thành phố. Về các nhóm thu nhập:
Biểu 2.2:
Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo nhóm thu nhập
giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhóm Năm
2002
2004
2006
Nhóm 1
107,7
141,8
184,3
Nhóm 2
178,3
240,7
318,9
Nhóm 3
251,0
347,0
458,9
Nhóm 4
370,5
514,2
678,6
Nhóm 5
872,9
1182,3
1541,7
Nguồn: Tổng cục thống kê 2006, biểu 41, trang 119; Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 195.
Sự tăng lên về thu nhập diễn ra ở tất cả các nhóm. Trong đó, nhóm nghèo nhất là nhóm 1 có TNBQ đầu người 1 tháng năm 2006 tăng 1,711 lần so với năm 2002, và nhóm giàu nhất là nhóm 5 có TNBQ đầu người 1 tháng năm 2006 tăng gấp 1,766 lần so với năm 2002.
Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ
Quy mô TNBQ của hộ gia đình không chỉ biến động theo khu vực, theo nhóm mà còn khác nhau ở giới tính của chủ hộ.
Biểu 2.3:
Thu nhập bình quân đầu người các năm chia theo giới tính của chủ hộ giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Thu nhập
Thu nhập
Nam
Nữ
2002
332,6
2002
446,2
2004
455,4
2004
589,1
2006
596,8
2006
778,8
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.2, trang 196.
Biểu đồ 2.1:
Thu nhập bình quân đầu người các năm chia theo giới tính của chủ hộ
giai đoạn 2002 - 2006
Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình có chủ hộ là nữ cao hơn của các hộ gia đình có chủ hộ là nam ở tất cả các năm. Để kiểm định độ chính xác của kết luận này, ta xét quy mô TNBQ của hộ gia đình theo giới tính chủ hộ của các nhóm thu nhập.
Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ và nhóm thu nhập
Xét mối quan hệ của TNBQ đầu người 1 tháng theo giới tính chủ hộ của 5 nhóm thu nhập:
Biểu 2.4:
Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo năm nhóm thu nhập và giới tính của chủ hộ giai đoạn 2002 - 2006.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nam
2002
332,6
104,9
171,4
237,9
345,4
803,4
2004
455,4
138,1
231,3
329,2
428,2
1098,3
2006
596,8
177,7
306,0
434,5
634,0
1431,6
Nữ
2002
446,2
123,3
215,8
317,0
473,9
1101,5
2004
589,1
158,8
284,6
429,1
634,6
1440,2
2006
778,8
206,8
380,5
571,9
841,1
1893,8
Nguồn: Tổng cục thống kê 2007, biểu 5.6, trang 230.
Thu nhập của nam và nữ tất cả các nhóm thu nhập từ nhóm thấp nhất (nhóm 1) đến nhóm cao nhất (nhóm 5) đều tăng. Và thu nhập của các hộ gia đình có chủ hộ là nữ vẫn cao hơn các hộ gia đình có chủ hộ là nam ở tất cả các nhóm thu nhập và tất cả các năm. Kết luận này hoàn toàn khớp với kết luận ở phần trên. Vậy, điều gì làm cho thu nhập của các hộ gia đình có chủ hộ là nữ tăng cao hơn thu nhập của các hộ gia đình có chủ hộ là nam, liệu có phải là sự thay đổi này là do tác động của giáo dục?
Phân tích mối liên hệ giữa TNBQ hộ gia đình với các nhân tố.
Việc làm
Giải quyết câu hỏi về thời kỳ 2002 – 2004, nông thôn có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao đông giữa các ngành nghề cao hơn thành thị nhưng tốc độ TNBQ chỉ tăng ngang bằng với thành thị. Trước tiên, ta xem xét cơ cấu thu nhập bình quân đầu người theo nguồn thu của thành thị và nông thôn:
Biểu 2.5:
Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo nguồn thu
Tiền công, tiền lương
Nông ngiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Phi nông, lâm nghiệp, thủy sản
Nguồn thu khác
Chung
Đơn vị tính
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
Thành thị
2002
274,7
44,2
42,7
6,9
183,9
29,5
120,7
19,4
622,1
100
2004
346,1
42,5
48,0
5,9
239,6
29,3
181,8
22,3
815,4
100
2006
453,8
42,9
58,1
5,5
316,8
29,9
229,6
21,7
1058,4
100
Nông thôn
2002
68,2
24,8
119,4
43,4
49,1
17,8
38,5
14,0
275,1
100
2004
98,1
26,0
158,6
42,0
66,9
17,7
54,6
14,4
378,1
100
2006
140,0
27,7
199,7
39,4
88,5
17,6
77,6
15,3
505,7
100
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.2, trang 196.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.3, trang 200.
Sở dĩ tốc độ tăng TNBQ của nông thôn không nhanh hơn thành thị trong giai đoạn 2002 – 2004 là vì: tuy tỉ lệ dịch chuyển cơ cấu lao động có cao nhưng nguồn thu từ phần dịch chuyển đó lại thấp; mặt khác nguồn thu nhập chính chiếm tỷ trọng lớn nhất của thành thị là tiền lương, tiền công thì cao hơn rất nhiều so với nguồn thu nhập chính của nông thôn là nông – lâm nghiệp – thủy sản.Vì quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở khu vực thành thị dẫn đến việc tạo công ăn việc làm ở thành thị rất nhanh; do vậy tiền lương, tiền công cũng phải tăng lên đến mức có thể thu hút được lao động ở nông thôn. Đây là một trong những lý do khiến mức tiền lương, tiền công ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, từ biểu 2.6, ta cũng có thể nhận thấy ở khu vực nông thôn thu nhập từ tiền công tiền lương đã bắt đầu tăng lên, ngược lại thu nhập từ nông – lâm nghiệp – thủy sản bắt đầu giảm đi. Sự chuyển dịch này đã tạo nên sự thay đổi trong nội bộ thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn (TNBQ đầu người đã tăng lên) song chưa tạo nên được sự thay đổi lớn hơn đối với thành thị một phần vì thời gian làm việc ở 2 khu vực này khá chênh lệch nhau.
Thời gian làm việc
Sự thật là số giờ làm việc trong một tuần của những người lao động ở thành thị luôn cao hơn những người lao động ở nông thôn:
Biểu 2.6:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tuần và số giờ làm việc trung bình 1 tuần chia theo khu vực giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính:
2002
2004
2006
Thu nhập
Số giờ
Thu nhập
Số giờ
Thu nhập
Số giờ
1000đ
Giờ
1000đ
Giờ
1000đ
Giờ
Thành thị
155,5
41,5
203,85
42,8
264,6
43.4
Nông thôn
68,8
34,0
94,5
35,1
126,4
36.0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 3.13, trang 126.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.2, trang196.
Số giờ làm việc trung bình 1 tuần của khu vực thành thị cao hơn số giờ làm việc trung bình 1 tuần của khu vực nông thôn, kiến cho TNBQ của một người một tuần của khu vực thành thị cao hơn TNBQ đầu người một tuần của khu vực nông thôn.
Tiếp theo, ta xét mối quan hệ giữa thời gian làm việc bình quân của một người một tuần với TNBQ đầu người trong một tuần theo nhóm thu nhập, từ nhóm có TNBQ đầu người thấp nhất đến nhóm có TNBQ đầu người cao nhất để xem liệu có phải rằng với thời gian làm việc nhiều hơn thì thu nhập bình quân đầu người tăng lên ở mọi nhóm thu nhập hay không?
Biểu 2.7:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tuần và số giờ làm việc trung bình 1 tuần chia theo nhóm thu nhập giai đoạn 2004 - 2006
Đơn vị tính:
2004
2006
Thu nhập
Số giờ
Thu nhập
Số giờ
1000đ
Giờ
1000đ
Giờ
Nhóm 1
35,5
25,9
46,1
26,3
Nhóm 2
60,2
31,9
79,7
33,1
Nhóm 3
86,8
36,3
114,7
37,7
Nhóm 4
128,6
40,8
169,7
41,9
Nhóm 5
295,6
43,6
385,4
44,0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 3.14a; biểu 3.14b, trang 126.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.2, trang199.
Biểu 2.7 cho thấy, khi số giờ lao động bình quân một người trong một tuần tăng lên thì thu nhập bình quân đầu người 1 tuần cũng tăng lên đối với tất cả các nhóm thu nhập, từ nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) cho đến nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 5).
Nguyên nhân của sự chênh lệch trên được giải thích là do các hoạt động công nghiệp diễn ra chủ yếu ở thành thị; do đó tiền công, tiền lương cũng phải cao hơn để thu hút lao động các nơi; đồng thời giờ làm tăng và tiền công chi trả cho mỗi giờ làm cũng tăng lên. Đây là các nguyên nhân chính lý giải cho việc thu nhập ở thành thị vẫn cao hơn nông thôn cho dù nông thôn có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động cao hơn thành thị.
Số nhân khẩu bình quân
Vì TNBQ hộ gia đình là thu nhập chia ra từ tổng thu nhập của những người có thu nhập trong hộ gia đình, trong một hộ gia đình đối tượng được hưởng thu nhập là người già và trẻ em. Do đó sự thay đổi về số nhân khẩu bình quân sẽ làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình.
Biểu 2.8:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và số nhân khẩu trung bình chia theo khu vực giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính:
2002
2004
2006
Thu nhập
Số người
Thu nhập
Số người
Thu nhập
Số người
1000đ
Người
1000đ
Người
1000đ
Người
Thành thị
622,1
4,27
815,4
4,20
1058,4
4,13
Nông thôn
275,1
4,49
378,1
4,41
505,7
4,28
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 1.1, trang 45.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang195.
Số nhân khẩu bình quân hộ gia đình giảm dẫn tới thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong hộ tăng. Ta nhận thấy số nhân khẩu bình quân đầu người của nông thôn giảm mạnh hơn thành thị, đây là một trong những nguyên nhân làm tốc độ tăng thu nhập bình quân dầu người của nông thôn cao hơn thành thị. Tương tự, ta cũng có số nhân khẩu bình quân của nhóm thu nhập thấp nhất là nhóm 1 giảm mạnh hơn nhóm giàu nhất là nhóm 5.
Biểu 2.9:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và số nhân khẩu trung bình chia theo khu vực giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính:
2002
2004
2006
Thu nhập
Số người
Thu nhập
Số người
Thu nhập
Số người
1000đ
Người
1000đ
Người
1000đ
Người
Nhóm 1
107,7
4,92
141,8
4,76
184,3
4,63
Nhóm 2
178,3
4,69
240,7
4,57
318,9
4,43
Nhóm 3
251,0
4,46
347,0
4,34
458,9
4,26
Nhóm 4
370,5
4,25
514,2
4,23
678,6
4,11
Nhóm 5
872,9
4,0
1182,3
4,0
1541,7
3,9
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 1.1, trang 45.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 195.
Bên cạnh sự giảm xuống của số nhân khẩu bình quân thì việc làm – nhân tố mang lại thu nhập cho hộ gia đình cũng góp phần không kém quan trọng.
Giáo dục
Song song với việc quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh là sự đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao hơn. Đối với những lao động tay nghề cao hay nói cách khác là đối với mỗi tay nghề có trình độ cao hơn thì đòi hỏi một mức lương cao hơn.
Bắt đầu từ tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên. Những nơi có tỷ lệ dân số biết chữ cao hơn hầu hết đều có thu nhập cao hơn. Ví dụ ở thành thị và nông thôn.
Biểu 2.10:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ theo khu vực giai đoạn 2002 - 2006
Đơn vị tính:
2002
2004
2006
Thu nhập
Dân số biết chữ
Thu nhập
Dân số biết chữ
Thu nhập
Dân số biết chữ
1000đ
%
1000đ
%
1000đ
%
Thành thị
622,1
96,0
815,4
96,3
1058,4
96,0
Nông thôn
275,1
90,9
378,1
91,9
505,7
92,1
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, ; biểu 2.1, trang 63.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 195.
Tỷ lệ dân số biết chữ ảnh hưởng mạnh hơn đến TNBQ đầu người 1 tháng ở khu vực nông thôn (Thể hiện qua mỗi giai đoạn khi tỷ lệ biết chữ tăng thì TNBQ đầu người 1 tháng cũng tăng theo). Và ảnh hưởng ít hơn ở khu vực thành thị (từ năm 2004 đến năm 2006, mặc dù tỷ lệ dân số biết chữ giảm nhưng TNBQ đầu người vẫn tăng lên).
Mặt khác yếu tố bằng cấp cao nhất cũng tác động lên thu nhập. Điều này dễ thấy ở các thành phố lớn nơi tập trung các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ tay nghề cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, các hoạt động kinh tế chủ yếu công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ, rất ít các công việc thuộc lĩnh vực nông – lâm – thủy sản. Chính vì vậy mà, các công việc ở đây đòi hỏi phải có tay nghề, trình độ nhất định. Thể hiện từ điểm đầu vào của các trường đại học, Hà Nội là nơi có nhiều trường đại học danh tiếng với điểm đầu vào cao ở tốp đầu của cả nước như: đại học Y Hà Nội, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Ngoại thương Hà Nội là một trong những thành phố có TNBQ đầu người một tháng cao nhất cả nước (năm 2006 đạt 1050 nghìn đồng).
Giáo dục tác động lên thu nhập ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Không chỉ ở bằng cấp, còn ở chất lượng của giáo dục. Ở phần sau ta sẽ xem xét kỹ hơn về mối quan hệ này.
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁO DỤC HỘ GIÁO DỤC
Các yếu tố tác động lên giáo dục
Giáo dục luôn là công tác hàng đầu trong quá trình nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ nói riêng, và con người nói chung. Trong quá trình giáo dục con người, giáo dục cũng chịu nhiều tác động từ các yếu tố như vùng địa lý, giới tính, dân tộc, chi tiêu cho giáo dục
Vùng địa lý
Yếu tố vùng địa lý tác động đáng kể đến giáo dục. Càng các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, điều kiện học tập lại càng thấp đi. Ví dụ như Tây Bắc, vùng bao gồm các tỉnh miền núi như Lai Châu, Điện Biên, Sơn la, Hòa Bình. Do điều kiện địa lý xa xôi điều kiện học tập gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ người từ 10 tuổi trở lên của vùng này cao nhất cả nước, 20,1%. Thứ hai là Tây Nguyên với tỷ lệ người từ 10 tuổi trở lên chưa biết chữ là 14%. Đánh giá một cách tương đối học lực của học sinh các vùng qua học lực của học sinh phổ thông:
Biểu 2.11:
Học lực của học sinh phổ thông chia theo vùng năm 2005 – 2006
Đơn vị tính: %
Chung
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Không biết
Đồng bằng sông hồng
100
15,5
46,0
37,5
0,2
0,8
Đông bắc
100
8,2
35,1
55,0
1,2
0,5
Tây bắc
100
4,8
19,9
73,4
1,1
0,8
Bắc trung bộ
100
7,6
36,6
55,1
0,7
-
Duyên hải Nam trung bộ
100
18,2
30,7
50,1
0,8
0,3
Tây nguyên
100
9,5
28,8
57,4
4,5
0,5
Đông nam bộ
100
23,6
37,1
36,9
1,1
1,3
Đồng bằng sông Cửu long
100
14,9
36,9
45,9
0,9
1,5
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008; biểu 2.14; trang 84.
Vùng Tây bắc và Tây nguyên là hai vùng có tổng số học sinh học lực khá và giỏi thấp nhất: Tây bắc có 24,7%, và Tây nguyên có 38,3%. Tỷ lệ học sinh khá giỏi của hai vùng này thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác (Đồng bằng sông Hồng: 61,5%; Đông nam bộ: 60,7%).
Giới tính
Sự bất bình đẳng về giới cũng là một vấn đề tương đối lớn làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đi học của nam và nữ.
Biểu 2.12:
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất và giới tính
giai đoạn 1998 - 2006
Đơn vị tính: %
Bằng cấp cao nhất
1998
2006
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Chưa bao giờ đến trường
13,4
5,2
11,2
4,7
Không có bằng cấp
29,0
21,5
16,5
12,3
Tốt nghiệp tiểu học
23,3
27,6
23,7
24,4
Tốt nghiệp trung học cơ sở
20,8
25,2
27,2
30,3
Tốt nghiệp trung học phổ thông
6,0
7,9
11,5
13,8
Công nhân kỹ thuật
2,3
4,0
2,0
4,7
Trung học chuyên nghiệp
3,4
5,6
4,0
4,6
Cao đẳng, đại học
1,8
2,9
3,8
5,0
Trên đại học
0,0
0,1
0,1
0,2
Khác
0,0
0,0
0,0
0,1
Tổng
100
100
100
100
Nguồn: Tổng cục thống kê 2000, biểu 2.5.2, trang 60;
Tổng cục thống kê 2007, biểu 2.2, trang 65.
Từ biểu 2.12, ta nhận thấy: tỷ lệ nữ được đi học và học lên các bằng cấp cao hơn ít hơn nam. Nguyên nhân của sự bất cân bằng này là từ tư tưởng trọng nam kinh nữ, đặc biệt là ở nông thôn và các dân tộc thiểu số.
Chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục cũng góp phần làm ảnh hưởng đến giáo dục. Đối với những vùng có chi tiêu cho giáo dục cao hơn thì chất lượng giáo dục ở đó cũng tốt hơn. Đồ thị dưới đây cho ta biết thêm về chi cho giáo dục, đào tạo bình quân cho 1 người đi học trong 12 tháng chia theo vùng:
Biểu 2.13:
Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người theo vùng
năm 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Số tiền
Đồng bằng sông hồng
1369
Đông bắc
925
Tây bắc
544
Bắc trung bộ
956
Duyên hải Nam trung bộ
1236
Tây nguyên
958
Đông nam bộ
2012
Đồng bằng sông Cửu long
934
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.8, trang 76.
Biểu đồ 2.2:
Chi cho giáo dục đào tạo bình quân đầu người năm 2006
Kết hợp với biểu 2.11 ở trên ta nhận thấy rằng vùng đầu tư nhiều cho giáo dục thì kết quả về giáo dục cao hơn. Hai chỉ tiêu này tỷ lệ thuận một cách tương đối với nhau. Ngoài tổng chi cho giáo dục còn có các nguồn chi riêng cho học thêm cho từng đối tượng, chi cho trường học càng ở các vùng thu nhập cao, các thành phố lớn thì chi cho giáo dục càng lớn. Ở đây lại xuất hiện vấn đề mới là muốn chi tiêu nhiều cho giáo dục lại tùy thuộc vào thu nhập của từng người, từng địa phương, từng vùng.
Chi cho giáo dục bình quân đầu người
Thu nhập tác động đến giáo dục thông qua các khoản chi tiêu cho giáo dục. Như chi cho đào tạo bình quân 1 người đi học trong 1 tháng về các khoản học phí, hay cho trường lớp, chi cho học thêm (học thêm ở trường, học thêm ở ngoài)Từ đây ta nhận thấy là những hộ có thu nhập cao hơn thì có điều kiện đầu tư cho giáo dục hơn các hộ thu nhập thấp.
Trước hết ta xét chi cho giáo dục và đào tạo bình quân 1 người trong 12 tháng của năm 2006 qua chi cho giáo dục của các nhóm thu nhập. Từ đó rút ra có phải nhóm có thu nhập thấp nhất thì chi cho giáo dục ít nhất, và ngược lại nhóm có thu nhập cao nhất thì chi cho giáo dục nhiều nhất.
Bảng biểu và biểu đồ:
Biểu 2.14:
Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người trong 12 tháng theo nhóm thu nhập năm 2006
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chi cho giáo dục
Thu nhập
Nhóm 1
425
2211.6
Nhóm 2
723
3826.8
Nhóm 3
1051
5506.8
Nhóm 4
1585
8143.2
Nhóm 5
2443
18500.4
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.8, trang 77.
Biểu đồ 2.3:
Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người trong 12 tháng năm 2006
Nhóm 1 là nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm 5 là nhóm có thu nhập cao nhất. Càng những hộ có điều kiện kinh tế thì càng đầu tư cho giáo dục và đầu tư cho con em họ vào những trường có học phí cao hơn cũng như cơ sở vật chất cao hơn.
Hình thức học thêm cũng rất phổ biến hiện nay, nhất là hình thức gia sư dạy kèm tại nhà. Nhìn chung, hình thức này giúp người học học có chất lượng hơn, đồng thời chi phí cho việc học này cũng cao hơn rất nhiều. Nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất cũng là nhóm đầu tư nhiều cho con em học thêm tại nhà nhiều nhất (bao gồm cả học tại nhà thầy cô và thuê gia sư về dạy kèm). Số con em của những hộ gia đình có thu nhập cao đi học thêm tại gia chiếm
42,6% về nơi học thêm so với tổng số con em của những hộ gia đình này đi học thêm. Cũng tương tự với tỷ lệ đó, ở nhóm thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 11,6%.
Trên đây, là một số yếu tố chủ yếu từ thu nhập tác động đến giáo dục. Tuy nhiên sự tác động này không phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động qua lại lẫn nhau.
Cơ cấu dân số phân theo bằng cấp
Xét theo giới tính
Trước tiên xét mối quan hệ thu nhập và giáo dục trong giới tính sự khác biệt về học vấn của nam và nữ làm cho hai bên có thu nhập khác nhau như thế nào. Như ở phần trên ta đã phân tích: trình độ học vấn của nam luôn cao hơn nữ.
Biểu 2.15:
Bằng cấp cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính năm 2006
Đơn vị tính:%
Bằng cấp
Giới tính
Bằng cấp
Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Chưa bao giờ đến trường
4,7
11,2
Công nhân kỹ thuật
4,7
2,0
Không có bằng cấp
12,3
16,5
Trung học chuyên nghiệp
4,6
4,0
Tốt nghiệp tiểu học
24,4
23,7
Cao đẳng, đại học
5,0
3,8
Tốt nghiệp THCS
30,3
27,2
Trên đại học
0,2
0,1
Tốt nghiệp THPT
13,8
11,5
Khác
0,1
0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.2, trang 65.
Biểu đồ 2.3:
Bằng cấp cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính năm 2006
Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy tỷ lệ nam ở trình độ “chưa bao giờ đến trường” và “không có bằng cấp” là thấp hơn nữ. Còn ở những trình độ có bằng cấp nhất định sau đó như “tốt nghiệp tiểu học”, “tốt nghiệp THCS”, “tốt nghiệp THPT” “trên đại học” thì tỷ lệ nam lại cao hơn nữ. Tất cả các số liệu này thể hiện trình độ học vấn của nam cao hơn của nữ.
Xét theo học lực
Trong các cấp học thì cấp học trung học phổ thông là cấp học được coi là nền móng vững chắc nhất cho các đối tượng. Trong chương 2, phần Giáo dục có nói, hiện nay nền giáo dục nước ta đào tạo kiến thức theo hình tròn đồng tâm:
Với vòng tròn nhỏ nhất trong cùng đại diện cho
cấptiểu học (kiến thức chỉ mang tính khái quát).
Vòng tròn thứ hai đại diện cho cấp trung học cơ
sở (kiến thức được nâng cao lên).
Vòng tròn thứ ba đại diện cho cấp trung học phổ
thông, thể hiện kiến thức đã được hoàn thiện.
Từ đây người học có thể học tiếp lên cao hơn hoặc đi làm. Vì vậy, ta có thể lấy học lực ở cấp học trung học phổ thông để đánh giá năng lực của người lao động.
Biểu 2.16:
Học lực của học sinh phổ thông chia theo giới tính năm học 2006
Đơn vị tính: %
Học lực
Giới tính
Học lực
Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Giỏi
11.2
16.6
Yếu, kém
1.5
0.6
Khá
33.1
40.4
Không biết
1
0.6
Trung bình
53.3
41.8
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.14, trang 84.
Biểu đồ 2.4:
Học lực của học sinh phổ thông chia theo giới tính năm học 2006
Nhận thấy học lực của nữ cao hơn, do đó nữ hoàn toàn có thể kiếm được các công việc có tiền lương, tiền công cao hơn, từ đó dẫn đến thu nhập nói chung của nữ cao hơn nam. Điều này đã giải thích vì sao các hộ gia đình có chủ hộ là nữ lại có thu nhập cao hơn các hộ gia đình có chủ hộ là nam. Thực tế, số liệu của 3 cuộc KSMS hộ gia đình năm 2002, năm 2004, năm 2006 đã chứng minh điều đó.
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC
Mối quan hệ giữa thu nhập và giáo dục là mối quan hệ đa chiều. Những người có điều kiện học tập và học tập tốt thì khả năng sẽ có thu nhập cao hơn. Và những người có thu nhập cao, có điều kiện đầu tư vào học tập thì điều kiện học tập của họ sẽ càng cao hơn và học tập tốt hơn. Để làm sáng tỏ nhận định trên ta nghiên cứu 2 mô hình hổi quy tương quan.
Mô hình hồi quy tuyến tính
Tiêu thức “TNBQ” là TNBQ đầu người 1 tháng được chia theo nhóm thu nhập.
Tiêu thức “Bằng cấp” là tiêu thức bằng cấp cao nhất bao gồm trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
Bảng số liệu:
Biểu 2.17:
Mối quan hệ giữa TNBQ và Trình độ trên CĐ phân theo nhóm thu nhập năm 2006
TNBQ
Bằng cấp
Đơn vị tính
1000 đồng
%
Nhóm 1
184.3
0.2
Nhóm 2
318.9
0.5
Nhóm 3
458.9
1.4
Nhóm 4
678.6
4.4
Nhóm 5
1541.7
14.1
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.2, trang 65.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 199.
Sử dụng công cụ thống kê SPSS.
Nhập số liệu.
TNBQ là biến phụ thuộc (trục Oy).
Bằng cấp là biến độc lập (trục Ox).
Tiến hành vẽ đồ thị, từ đồ thị gợi ý ta có thể chọn được mô hình hồi quy phù hợp.
Theo đồ thị gợi ý, chọn mô hình hồi quy tuyến tính cho thu nhập và bằng cấp, với thu nhập là biến phụ thuộc. Tiến hành phân tích, kết quả nhận được:
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.994(a)
.988
.984
.74774
a Predictors: (Constant), THUNHAP
Bảng này cho biết hệ số tương quan R = 0,994 (rất gần với 1) thể hệ mối liên hệ giữa thu nhập và trình độ đại học, cao đẳng là cực kỳ chặt chẽ, và là mối liên hệ thuận thể hiện bằng cấp càng cao thì thu nhập càng tăng.
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
-2.723
.554
-4.912
.016
THUNHAP
.011
.001
.994
15.474
.001
a Dependent Variable: BANGCAP
Bảng này cho ta biết phương trình hồi quy tuyến tính, với các hệ số:
b0 = - 2.723 thể hiện sự ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân còn lại (tức là trình độ học vấn thấp hơn) ngoài trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
b1 = 0.011 thể hiện khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên 100,000 đồng thì số người vào đại học, cao đẳng tăng lên là 1,1%.
Các tham số này đều đã được kiểm định và đều khác 0 (0,016 < 0,025).
Mô hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập với bằng cấp với thu nhập là biến phụ thuộc:
Nếu hồi quy lại với biến phụ thuộc là bằng cấp ta cũng được kết quả như trên.
Vậy thu nhập và bằng cấp cao nhất (cao đẳng, đại học), là hai biến phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tức là thu nhập cao hơn thì bằng cấp thu được cao hơn, và ngược lại, bằng cấp cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn.
Mô hình hồi quy tương quan đa biến
Phân tích mối liên hệ hồi quy tương quan tuyến tính giữa các tiêu thức số năm lưu ban trung bình, chi cho giáo dục bình quân đầu người, bằng cấp cao nhất (cao đẳng, đại học) với tiêu thức thu nhập bình quân của 5 nhóm chi tiêu.
Biểu 2.18:
Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng với các nhân tố liên quan đến giáo dục
TNBQ
Y
Bằng cấp
X1
Số năm lưu ban trung bình
X2
Chi cho giáo dục bình quân 1 người
X3
Đơn vị tính
1000đ
%
Năm
1000đ
Nhóm 1
184,3
0,2
1,31
425
Nhóm 2
318,9
0,5
1,20
723
Nhóm 3
458,9
1,4
1,25
1051
Nhóm 4
678,6
4,4
1,26
1584
Nhóm 5
1541,7
14,1
1,20
2443
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.2, trang 65.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.8, trang 77.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 2.20, trang 91.
Tổng cục thống kê 2008, biểu 5.1, trang 199.
Tiến hành nhập số liệu, và thực hiên các mô hình hồi quy:
Sử dụng phương pháp Enter (phương pháp đưa vào một lượt), ta có kết quả:
Hệ số tương quan bội R = 0.999 phản ánh mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân X1, X2, X3 với Y là rất chặt chẽ.
Mô hình hồi quy tuyến tính:
Hệ số quy chuẩn hóa Beta cho phép đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của từng tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả. Ví dụ:
thể hiện tiêu thức bằng cấp cao nhất có mối tương quan thuận với thu nhập. Có nghĩa là khi tỷ lệ bằng cấp cấp của 1 nhóm thu nhập tăng lên 1% thì TNBQ của nhóm đó tăng 65,896 nghìn đồng.
thể hiện số năm lưu ban trung bình (X2) tác động đến thu nhập bình quân lớn nhất và có mối liên hệ nghịch. Có nghĩa là nếu số năm lưu ban trung bình tăng lên 1 năm thì thu nhập bình quân sẽ giảm xuống là 658 778 đồng/ 1 người/ 1 tháng.
Vậy mối liên hệ giữa thu nhập và giáo dục là mối liên hệ song phương, tác động qua lại lẫn nhau, và gắn bó chặt chẽ với nhau.
KẾT LUẬN
Phân tích thu nhập và giáo dục và mối liên hệ giữa thu nhập và giáo dục thông qua số liệu của các cuộc KSMS hộ gia đình đã mở ra một số vấn đề: thu nhập chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, địa bàn, các tỉnh, tương tự giáo dục cũng có những sự khác biệt thu nhập của người dân phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ, trình độ học vấn phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người, người có khả năng chi nhiều hơn cho giáo dục thì kết quả đem lại cao hơn những người có ít khả năng
Thu nhập của hộ gia đình chênh lệch với nhau giữa các vùng địa lý, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cơ cấu lao động giữa các ngành nghề của các vùng. Ở nông thôn, các vùng cao, và ở các nhóm thu nhập thấp đa phần người lao động hoạt động ở các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; còn ở thành thị, các vùng đồng bằng và các nhóm thu nhập cao thì lao động chủ yếu ở các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và có xu hướng tăng ở các ngành dịch vụ. Ngoài ra, thu nhập chênh lệch còn do giờ làm việc ở các vùng khác nhau, vùng nào có thời gian làm việc trung bình một tuần cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn. Bên cạnh đó, thu nhập chênh lệch còn do sự khác biệt về bằng cấp giữa các đối tượng tham gia vào lực lượng lao động.
Ngoài thu nhập, giáo dục cũng là một vấn đề chịu những tác động tương tự. Do các vùng địa lý khác nhau, do sự quan tâm khác nhau của các đối tượng và trình độ văn hóa giáo dục có sự khác biệt giữa các vùng. Càng ở trình độ bằng cấp cao sự khác biệt càng rõ rệt, nhất là ở trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Ngoài vấn đề về địa lý, và sự hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục tác động đến vấn đề giáo dục nói chung thì thu nhập cũng tác động đến giáo dục không ít. Biểu hiện là hộ gia đình nào chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn thì chất lượng giáo dục cũng được tăng lên, và càng những hộ có thu nhập cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Tóm lại, trong các yếu tố tác động lên giáo dục thì chi tiêu cho giáo dục đóng vai trò quan trọng mà không một yếu tố nào có thể thay thế được.
Sự tương quan của hai tiêu thức thể hiện ở: giáo dục góp phần nâng cao thu nhập, bởi những người có trình độ học vấn cao thì thu nhập càng cao. Ngược lại, những đối tượng có thu nhập cao lại chi tiêu nhiều hơn cho thu nhập, có điều kiện học tập lên cao hơn dẫn đến thu nhập kỳ vọng trong tương lai cao hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực trên, còn nhiều tác động tiêu cực khác. Như ở nhóm thu nhập cao nhất số năm bị lưu ban cũng không thấp hơn ở các nhóm khác mặc dù được đầu tư cho giáo dục tương đối cao. Và chi cho các trường bán công, dân lập, và tư thục rất nhiều nhưng chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên của các trường này lại thấp hơn ở trường công lập. Thu nhập quá cách biệt giữa các nhóm thu nhập với nhau, giữa thành thị với nông thôn cho thấy hiện tượng bất bình đẳng vẫn còn và khá phổ biến.
Song song với các tồn tại trên và từ phân tích của đề tài có một số kiến nghị sau.
Để tăng thu nhập: chuyển dịch cơ cấu việc làm, tăng việc làm ở các ngành dịch vụ, giảm lao động ở các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Khuyến khích các đối tượng lao động tham gia các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, từ đó nâng cao chất lượng lao động.
Về giáo dục: chú trọng đến chất lượng giáo dục ở các tỉnh, thành phố, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chuẩn hóa chất lượng ở các trường ngoài công lập để nâng cao chất lượng giáo dục. Mở rộng các phương thức học tập và giảng dạy, hướng tới những tri thức của thế giới.
Qua đề tài này, em đã có những cái nhìn sâu sát hơn về hiện trạng giáo dục và thu nhập ở nước ta. Trong quá trình làm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ của cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổng cục Thống kê (2006), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2004, Hà Nôi.
Tổng cục Thống kê (2008), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2006, Hà Nôi.
Tổng cục Thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê (1999), Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê (1995), Sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Trường đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Thống kê (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê, Tài liệu của Vụ Xã hội và Môi trường.
PHỤ LỤC
1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa thu nhập và bằng cấp (trang 58)
Regression
Descriptive Statistics
Mean
Std. Deviation
N
BANGCAP
4.1200
5.82125
5
THUNHAP
636.4800
538.06501
5
Correlations
BANGCAP
THUNHAP
Pearson Correlation
BANGCAP
1.000
.994
THUNHAP
.994
1.000
Sig. (1-tailed)
BANGCAP
.
.000
THUNHAP
.000
.
N
BANGCAP
5
5
THUNHAP
5
5
Variables Entered/Removed(b)
Model
Variables Entered
Variables Removed
Method
1
THUNHAP(a)
.
Enter
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: BANGCAP
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.994(a)
.988
.984
.74774
a Predictors: (Constant), THUNHAP
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
133.871
1
133.871
239.433
.001(a)
Residual
1.677
3
.559
Total
135.548
4
a Predictors: (Constant), THUNHAP
b Dependent Variable: BANGCAP
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
-2.723
.554
-4.912
.016
THUNHAP
.011
.001
.994
15.474
.001
a Dependent Variable: BANGCAP
Mô hình hồi quy tương quan đa biến (trang 61)
Regression
Variables Entered/Removed(b)
Model
Variables Entered
Variables Removed
Method
1
X3, X2, X1(a)
.
Enter
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: Y
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.999(a)
.998
.991
50.69554
a Predictors: (Constant), X3, X2, X1
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
1155485.771
3
385161.924
149.866
.060(a)
Residual
2570.037
1
2570.037
Total
1158055.808
4
a Predictors: (Constant), X3, X2, X1
b Dependent Variable
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
962.233
843.911
1.140
.458
X1
65.896
14.583
.713
4.519
.139
X2
-658.778
653.630
-.057
-1.008
.498
X3
.179
.109
.264
1.637
.349
a Dependent Variable: Y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2155.doc