Đề tài Phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình

Tính trong tổng mức chi tiêu cho y tế năm 2006, chi cho khám, chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh: 72,35%>27,65%. Còn các khoản chi khác chiếm các tỷ trọng khác nhau trong tổng chi tiêu cho y tế như chi mua thuốc chiếm 22,53%; mua dụng cụ 1,71% và mua bảo hiểm y tế tự nguyện 3,41%. Trong chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta thấy chi cho khám, chữa bệnh năm 2004 chỉ có 19 nghìn đồng chiếm 75,1% ; chi cho ngoải khám chữa bệnh chỉ có 6,3 nghìn đồng và chiếm 24,9%  chi cho khám, chữa bệnh giảm từ 75,1% năm 2004 xuống còn 72,35% năm 2006 và chi ngoài khám, chữa bệnh tăng từ 24,9% năm 2004 lên 27,65% năm 2006. Cụ thể: chi mua thuốc tự chữa tăng từ 20,95% năm 2004 lên 22,53% năm 2006; chi mua dụng cụ y tế tăng từ 1,19% năm 2004 lên 1,71% năm 2006; mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2,76% năm 2004 lên 3,41% năm 2006

doc77 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 36,21 Ba-na 5,76 3,68 Sán chay 12,15 12,50 Cơ ho 14,17 6,55 Sán dìu 9,31 4,35 Ra-glai 5,21 2,92 Xtiêng 5,13 6,43 Giáy 1,68 10,48 Mạ 12,59 2,50 Lào 3,33 130,00 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Bên cạnh đó ta cũng thấy khu vực nông thôn ở các dân tộc thiểu số có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp hơn ở thành thị rất nhiều như ở dân tộc Kinh chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị là 40,67 nghìn đồng; ở nông thôn là 27,49 nghìn đồng bằng 67,59%; trong khi đó ở dân tộc Giáy chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị chỉ có 10,48 nghìn đồng, ở nông thôn chỉ có 1,68 nghìn đồng/người/tháng àmột mức chi tiêu quá thấp. 2.1.4 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm và giới tính chủ hộ Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ Bảng 2.7: Chi tiêu y tế bình quân một nhân khẩu/tháng năm 2004, 2006 phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2004 2006 Lượng tăng Tốc độ tăng (%) 5 nhóm chi tiêu chung cả nước Nhóm 1 6.7 8.1 1.4 20.90 Nhóm 2 12.6 15 2.4 19.05 Nhóm 3 18.5 22.8 4.3 23.24 Nhóm 4 27.6 34.2 6.6 23.91 Nhóm 5 61.2 66.9 5.7 9.31 Giới tính chủ hộ Nam 23 27.4 4.4 19.13 Nữ 33.8 36.1 2.3 6.80 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Nhìn vào bảng ta thấy, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm: Đối với 5 nhóm chi tiêu: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng năm 2004 nhóm 5 gấp 9,13 lần so với nhóm 1, sang năm 2006 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn còn rất cao lên tới 8,26 lần (có thể nói: khi chia thành 5 nhóm chi tiêu thì sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo được thể hiện càng rõ). Đặc biệt, nhóm 5 so với nhóm 4 cũng khá xa: nhóm 4 chỉ có 27,6 nghìn đồng, lên tới 34,2 nghìn đồng trong khi đó nhóm 5 là 61,2 nghìn đồng, và lên tới 66,9 nghìn đồng năm 2006 gấp 1,96 lần so với nhóm 4. Khi xét giới tính chủ hộ: ta nhận thấy khi nữ là chủ hộ thì khoản chi cho y tế và chăm sóc sức khoẻ được chú trọng cao hơn rất nhiều khi nam là chủ hộ. Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm thu nhập Bảng 2.8: Thu nhập, chi cho y tế bình quân và tỷ lệ chi y tế bình quân trên thu nhập bình quân phân theo 5 nhóm thu nhập Đơn vị: Nghìn đồng Thu nhập bình quân đầu người/tháng Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng Chi y tế bình quân đầu người/tháng Chi y tế/thu nhập bình quân (%) Chi cho y tế/chi tiêu cho đời sống bình quân (%) 2004 2006 2004 2006 2004 2006 2004 2006 2004 2006 Chung 484,4 636,5 359,7 460,4 25,3 29,3 5,22 4,60 7,03 6,36 Nhóm 1 141,8 184,3 160,4 202,2 11,0 13,8 7,76 7,49 6,86 6,82 Nhóm 2 240,7 318,9 226,0 286,0 16,3 19,5 6,77 6,11 7,21 6,82 Nhóm 3 347 458,9 293,8 376,9 20,2 25,8 5,82 5,62 6,88 6,85 Nhóm 4 514,2 678,6 403,9 521,9 27,9 34,2 5,43 5,04 6,91 6,55 Nhóm 5 1182,3 1541,7 715,2 916,8 51,1 53,5 4,32 3,47 7,14 5,84 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Từ năm 2004 đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các nhóm đều tăng cụ thể nhóm 1 tăng từ 141,8 nghìn đồng lên 184,3 nghìn đồng năm 2006 tăng 29,97%; nhóm 5 tăng từ 1182,3 nghìn đồng lên 1541,7 nghìn đồng tăng 359,4 nghìn đồng tức 30,4%. Chính vì sự tăng thu nhập như vậy lên chi tiêu cho y tế của các nhóm năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2004 tuy nhiên tốc độ tăng lại thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập cụ thể: Nhóm 1 chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người/tháng là 11 nghìn đồng năm 2004 đã lên tới 13,8 nghìn đồng năm 2006 tăng 25,45% so với năm 2004. Trong khi đó, nhóm 5 có chi cho y tế và chăm sóc sức khoẻ là 51,1 nghìn đồng gấp 4,65 lần nhóm 1 năm 2004 nhưng năm 2006 chỉ tăng có 4,7% so với năm 2004 nhưng vẫn gấp nhóm 13,88 lần nhóm 1. Đồ thị 2.4: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình Đơn vị: % Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Ta thấy, nhóm có thu nhập càng cao thì mức chi cho y tế càng cao nhưng tỷ lệ chi cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người giữa các nhóm thu nhập ngày càng giảm và càng giảm qua các năm: năm 2004 ở nhóm 1 là 7,76% và nhóm 5 chỉ còn 4,32%; sang năm 2006 nhóm 1 chỉ còn 7,49%, còn nhóm 5 là 3,47%. Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng Để khảo sát kỹ hơn về chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta phân tổ biến này thành 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình, tương ứng với 5 nhóm: nhóm 1(nghèo); nhóm 2 (hơi nghèo hay cận nghèo); nhóm 3 (trung bình); nhóm 4 (khá) và nhóm 5 ( giàu). Bảng 2.9: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế của hộ gia đình Đơn vị: Nghìn đồng Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung vị Chung 29,3 0,00 2.002,08 10 Nhóm 1 1,45 0,00 3,13 1,43 Nhóm 2 4,94 3,13 7 4,97 Nhóm 3 10,26 7,01 14,17 10 Nhóm 4 22,01 14,19 34,69 20,92 Nhóm 5 109,57 34,72 2.002,08 69,44 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Khi chia nước ta ra làm 5 nhóm theo chi tiêu cho y tế bình quân đầu người (mỗi nhóm là 20% số hộ) ta thấy chi tiêu cho y tế trung bình trung của các nước đạt 29,3 nghìn đồng trong khi đó nhóm 1 chỉ có 1,45 nghìn đồng kém rất nhiều so với trung bình chung của cả nước đặc biệt kém rất nhiều so với nhóm 5. Mặt khác trung bình của nhóm 5 đạt tới 109,57 nghìn đồng cao gấp 75,57 lần so với nhóm 1 và 4,98 lần so với nhóm 4 (nhóm 4 chỉ đạt 22,01 nghìn đồng; nhóm 3 là 10,26 nghìn đồng và nhóm 2 là 4,94 nghìn đồng). Nhìn tiếp sang cột trung bị (giá trị được gặp nhiều nhất) ta thấy ở nhóm 1 giá trị được gặp nhỏ nhất là 1,43 nghìn đồng thấp hơn rất nhiều nhóm 5 à Vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nước ta. Bảng 2.10: Phân bố hộ theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng theo khu vực, vùng và quy mô hộ gia đình Đơn vị: % Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Khu vực Thành thị 100 11,57 17,84 20,67 22,06 27,87 Nông thôn 100 23,44 20,16 19,95 19,07 17,38 Vùng Vùng 1 100 17,66 21,83 20,35 20,52 19,64 Vùng 2 100 33,95 22,53 15,72 14,1 13,7 Vùng 3 100 43,28 21,39 13,43 12,19 9,7 Vùng 4 100 21,87 23,55 21,24 16,51 16,82 Vùng 5 100 15,27 21,28 20,9 23,03 19,52 Vùng 6 100 21,28 16,7 20 21,47 20,55 Vùng 7 100 11,13 17,59 20,11 22,53 28,64 Vùng 8 100 13,28 16,37 22,61 24,21 23,53 Quy mô hộ gia đình 1-2 người 100 11,74 12,82 18,78 24,48 32,19 3-4 người 100 19,42 20,88 20,68 18,95 20,08 5-6 người 100 22,18 21,40 20,99 19,31 16,13 7 người trở lên 100 34,84 16,71 16,01 18,84 13,60 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Từ bảng 2.10 có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn: Ở thành thị có đến 27,87% hộ thuộc nhóm giàu, chỉ có 11,57% hộ thuộc nhóm nghèo và 17,84% hộ thuộc nhóm cận nghèo. Trong khi đó ở nông thôn nhóm giàu chỉ có 17,38% hộ, còn nhóm nghèo và nhóm cận nghèo chiếm tới 23,44% và 20,16%. Khi chia nước ta ra làm 8 vùng ta thấy có sự phân bộ hộ giàu và nghèo theo chi tiêu cho y tế ở các vùng là không đồng đều: Tây Bắc (vùng có thu nhập bình quân thấp nhất) có tới 43,28% hộ năm trong nhóm 1 trong khi đó nhóm giàu chỉ có 9,70% hộ thuộc nhóm giàu. Ở Đông Bắc cũng tương tự Tây Bắc với 33,95% thuộc nhóm 1; 22,53% hộ thuộc nhóm 2; và chỉ có 13,70% hộ thuộc nhóm 5. Trái ngược với hai vùng trên ta thấy Đông Nam Bộ (vùng có mức sống cao) có 28,64% hộ thuộc nhóm 5 trong khi đó chỉ có 11,13% hộ chỉ bằng 32,78% so với Đông Bắc và bằng 25,72% so với Tây Bắc thuộc nhóm 1. Tiếp theo nữa của bảng 2.10 trình bày phân bố các hộ có quy mô khác nhau theo 5 mức chi tiêu. Số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo tăng theo chiều tăng của quy mô hộ: nhóm các hộ có quy mô hộ càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo càng cao. Tỷ lệ hộ nghèo của nhóm hộ có từ 7 thành viên trở lên cao gấp =1,794 lần so với hộ chỉ có 3-4 người và gấp =2,97 lần so với nhóm hộ chỉ có 1-2 người. Trong khi đó tỷ lệ hộ giàu của các nhóm quy mô hộ tuân theo chiều ngược lại: nhóm hộ có quy mô nhỏ có tỷ lệ hộ giàu cao hơn rất nhiều lần nhóm hộ có quy mô lớn cụ thể: nhóm hộ từ 1-2 người có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhóm hộ có 3-4 người là 1,6 lần; cao hơn nhóm hộ có 5-6 người là 2 lần và đặc biệt cao hơn nhóm hộ có từ 7 người trở lên là 2,37 lần. Kết luận: Thu nhập càng cao thì mức chi tiêu cho y tế của hộ gia đình ngày càng tăng. Và nhóm thu nhập càng cao thì chi cho khám, chữa bệnh và chi y tế ngoài khám, chữa bệnh đều cao hơn so với nhóm có mức thu nhập thấp. Có thể nói rằng, mức sống dân cư không đồng đều giữa các nhóm thu nhập: nhóm thu nhập càng cao thì mức sống dân cư càng tốt có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, bảo vệ sức khỏe. 2.1.5 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi Bảng 2.11: Cơ cấu chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ năm 2004, 2006 Cả nước Chung Chi cho khám, chữa bệnh Chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh Chia ra Mua thuốc tự chữa, hoặc dự trữ Mua dụng cụ Mua bảo hiểm y tế tự nguyện Nghìn đồng 2004 25,3 19 6,3 5,3 0,3 0,7 2006 29,3 21,2 8,1 6,6 0,5 1,0 Cơ cấu (%) 2004 100 75,1 24,9 20,95 1,19 2,76 2006 100 72,35 27,65 22,53 1,71 3,41 Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165 Nhận xét: Khi xét theo các khoản chi ta thấy: Tính trong tổng mức chi tiêu cho y tế năm 2006, chi cho khám, chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh: 72,35%>27,65%. Còn các khoản chi khác chiếm các tỷ trọng khác nhau trong tổng chi tiêu cho y tế như chi mua thuốc chiếm 22,53%; mua dụng cụ 1,71% và mua bảo hiểm y tế tự nguyện 3,41%. Trong chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta thấy chi cho khám, chữa bệnh năm 2004 chỉ có 19 nghìn đồng chiếm 75,1% ; chi cho ngoải khám chữa bệnh chỉ có 6,3 nghìn đồng và chiếm 24,9% à chi cho khám, chữa bệnh giảm từ 75,1% năm 2004 xuống còn 72,35% năm 2006 và chi ngoài khám, chữa bệnh tăng từ 24,9% năm 2004 lên 27,65% năm 2006. Cụ thể: chi mua thuốc tự chữa tăng từ 20,95% năm 2004 lên 22,53% năm 2006; chi mua dụng cụ y tế tăng từ 1,19% năm 2004 lên 1,71% năm 2006; mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2,76% năm 2004 lên 3,41% năm 2006 Kết luận: Ta cũng biết chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh ngày một tăng cao cũng rất đáng ngại, có nhiều nguyên nhân như: xuất hiện của ngày càng nhiều các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị đắt tiền nhất là các trang thiết bị mới. Nhưng ở nhiều nước tình trạng tăng chi phí dành cho y tế còn có nguyên do từ việc xuất hiện nhiều bệnh do lối sống trong đó có bệnh tim mạch, tiểu đường, các rối loạn tâm thần kể cả nhiều bệnh lây như AIDS, bệnh lây qua đường tính dụcVì vậy nước ta qua số liệu y tế ở trên cho thấy tuy xét về lượng tuyệt đối chi cho khám, chữa bệnh ngày càng tăng nhưng tỷ trọng trong chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng lại giảm đi qua các năm, mặt khác các khoản chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh như mua thuốc tự chữa, dự trự, mua dụng cụ y tế hay mua bảo hiểm xã hội ngày càng tăng chứng tỏ người dân đã biết quan tâm chú ý đến sức khỏe của mình cũng như của những thành viên trong gia đình Bảng 2.12: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực Đơn vị: Nghìn đồng Năm Khu vực Chung Chi cho khám, chữa bệnh Chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh Chia ra Mua thuốc tự chữa hoặc dự trữ Mua dụng cụ Mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2004 Thành thị 38 28,7 9,3 7,6 0,7 1,1 Nông thôn 21,2 15,9 5,3 4,6 0,2 0,5 2006 Thành thị 42,6 30 12,6 10 0,8 1,8 Nông thôn 24,5 18,1 6,4 5,3 0,3 0,8 Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165 Đồ thị 2.5: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực Đơn vị: Nghìn đồng Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165 Đồ thị cho chúng ta bức tranh về mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo các khoản chi: Mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo các khoản chi ở thành thị đều cao hơn so với ở nông thôn. Xét chung, năm 2004 và 2006 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng lên (ở thành thị tăng từ 38 nghìn đồng năm 2004 lên 42,6 nghìn đồng năm 2006à tăng 4,6 nghìn đồng tức 12,11%. Ở nông thôn tăng từ 21,2 nghìn đồng lên 24,5 nghìn đồngà tăng 3,3 ngìn đồng tức 15,57%) nhưng có thể thấy mức độ chi tiêu cho y tế bình quân một nhân khẩu/tháng là rất khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bảng 2.13: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi, theo vùng và theo khu vực Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Chung Mua thuốc Mua dụng cụ Mua bảo hiểm Chữa bệnh ngoại trú Điều trị nội trú Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Vùng 1 52,89 25,71 14,02 5,88 1,88 0,42 1,94 1,17 18,35 8,90 16,70 9,33 Vùng 2 33,95 16,1 7,65 3,68 1,41 0,43 2,02 0,71 10,23 4,35 12,63 6,93 Vùng 3 43,85 8,76 7,95 1,99 0,99 0,25 2,25 0,39 5,10 2,55 27,58 3,56 Vùng 4 32,42 21,48 6,91 4,75 0,74 0,41 2,49 1,08 10,27 5,54 11,99 9,69 Vùng 5 33,79 26,45 8,49 4,77 1,42 0,59 2,49 1,25 10,41 8,72 10,96 11,13 Vùng 6 38,17 21,8 6,69 4,87 1,13 0,45 1,54 0,88 18,10 9,64 10,70 5,94 Vùng 7 48,56 37,11 10,47 6,65 1,19 0,81 2,48 1,28 21,12 16,90 13,29 11,45 Vùng 8 43,63 30,32 10,44 6,80 1,41 0,56 1,92 0,88 17,45 12,04 12,39 10,02 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK Nhận xét: Thành thị chi mua thuốc ca nhất là 14,02 nghìn đồng trong khi đó nông thôn cao nhất chỉ có 6,80 nghìn đồng cao hơn Tây Nguyên (vùng có chi cho mua thuốc thấp nhất ở thành thị). Các khoản chi mua thuốc, mua bảo hiểm, chữa bệnh ngoại trú hay điều trị nội trú cũng vậy, khu vực thành thị ở các vùng đều chi nhiều hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn ở các vùng. Cụ thể: ở thành thị Tây Bắc chi cho mua thuốc gấp 3,99 lần; mua dụng cụ gấp 3,96 lần; mua bảo hiểm gấp 5,77 lần; chữa bệnh ngoại trú gấp 2 lần và điều trị nội trú gấp 7,75 lần. Còn Đông Nam Bộ các tỷ lệ này lần lượt là: 1,57 lần; 1,47 lần; 1,94 lần; 1,25 lần; 1,16 lần kém rất nhiều so với Tây Bắc. 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình phụ thuộc vào rất nhiều biến như: thu nhập bình quân đầu người/tháng, số thành viên trong hộ, chi cho giáo dục, giới tính chủ hộ, khu vực hộ sốngVới 64 tỉnh/thành phố chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình phụ thuộc vào các biến sau: 2.2.1 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phụ thuộc vào thu nhập, tổng số người và chi cho giáo dục - Thu nhập bình quân đầu người/tháng: (nghìn đồng) - Tổng số người của tỉnh, thành phố: (người) - Chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người/tháng: (nghìn đồng) Bằng phần mềm spss ta có: +/ Phương pháp đưa một lượt ( enter): là phương pháp mà các tiêu thức nguyên nhân (các biến độc lập) đều được đưa vào một lượt trong mô hình hồi quy, không có tiêu thức nào bị loại khỏi mô hình. Ta có kết quả sau: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .754(a) .568 .546 7.08773 a Predictors: (Constant), , , Bảng này cho biết: Hệ số tương quan bội R=0,754 phản ánh mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân: thu nhập bình quân đầu người/tháng, tổng số người của tỉnh/thành phố, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng và tiêu thức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là tương đối chặt chẽ. Mặt khác ta thấy =0,568 chứng tỏ các tiêu thức nguyên nhân được nguyên cứu trong mô hình đã giải thích được 56,8% biến động của tiêu thức kết quả (tức biến động của chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng). Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 5.186 3.586 1.446 .153 x1 .036 .006 .718 6.345 .000 x2 .003 .006 .044 .474 .637 x3 .025 .106 .026 .232 .817 a Dependent Variable: Y Nhìn vào bảng trên ta có hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau: Dấu của các hệ số hồi quy phản ánh chiều hướng của mối liên hệ, ta thấy các hệ số đều mang dấu dương nên mối liên hệ giữa thu nhập bình quân đầu người/tháng; tổng số người của tỉnh; chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người/tháng với chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là mối liên hệ thuận chứng tỏ khi thu nhập bình quân đầu người/tháng, tổng số người, chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người/tháng tăng thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tăng và ngược lại. Cụ thể: = 5,186 chứng tỏ khi các biến nguyên nhân được xét trong mô hình bằng 0 thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng bằng 5,186 nghìn đồng = 0,036> 0 ta có : với các biến khác không đổi thì khi thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 1 nghìn đồng thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 0,036 nghìn đồng. = 0,003> 0 ta có : với các biến khác không đổi thì khi tổng số người của tỉnh/thành phố tăng (giảm) 1 người thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 0,003 nghìn đồng. = 0,025> 0 ta có : với các biến khác không đổi thì khi chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 1 nghìn đồng thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 0,025 nghìn đồng. Trong bảng này còn cho các hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta cho phép đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của từng tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả (giá trị tuyệt đối của Beta càng lớn thì ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả càng lớn). Theo kết quả trên. là lớn nhất và là lớn thứ 3 và thấp nhất là chứng tỏ ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người/tháng đến chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là lớn nhất, sau đó đến chỉ tiêu tổng số người và cuối cùng mới đến chỉ tiêu chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người/tháng. Tiếp tục nhìn sang cột Sig. ta thấy, chỉ có tham số =0,036 là khác 0 vì Sig. của bằng 0,0000,025 do đó ta sẽ tiến hành xây dựng mô hình hồi quy bằng phương pháp 2: đó là phương pháp loại trừ dần (backward). +/ Phương pháp loại trừ dần (backward): là phương pháp mà tất cả các tiêu thức nguyên nhân được đưa vào mô hình hồi quy, sau đó tuần tự loại trừ chúng bằng tiêu chuần loại trừ. Tiêu chuẩn loại trừ là giá trị F tối thiểu phải đạt được để lại trong mô hình. Nếu các tiêu thức nguyên nhân có giá trị nhỏ hơn giá trị tổi thiểu thì chúng sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Theo phương pháp loại trừ dần, ta có kết quả sau đây: Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 x3, x2, x1(a) . Enter 2 . x3 Backward (criterion: Probability of F-to-remove >= .100). 3 . x2 Backward (criterion: Probability of F-to-remove >= .100). Ta thấy ban đầu ba biến nguyên nhân được đưa vào bằng phương pháp enter; đến mô hình 2 biến bị loại ra vì không đạt giá trị F tối thiểu; sang mô hình 3 tiếp tục biến bị loại ra. cuối cùng trong mô hình chỉ còn biến là ảnh hưởng tới Y. Tiếp tục nhìn bảng tiếp theo ta sẽ thấy được hệ số tương quan của các mô hình: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .754(a) .568 .546 7.08773 2 .753(b) .568 .553 7.03255 3 .752(c) .565 .558 6.99200 a Predictors: (Constant), , , b Predictors: (Constant), , c Predictors: (Constant), Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 5.186 3.586 1.446 1 x1 .036 .006 .718 6.345 x2 .003 .006 .044 .474 x3 .025 .106 .026 .232 2 (Constant) 5.219 3.555 1.468 2 x1 .037 .005 .733 8.038 x2 .003 .006 .049 .536 3 (Constant) 6.52 2.585 2.522 3 x1 .038 .004 .752 8.982 a Dependent Variable: Y Phương pháp này cho ta 3 mô hình: Mô hình 1: Giống mô hình của phương pháp enter Mô hình 2: Hệ số tương quan bội R=0,753 và đã bị loại khỏi mô hình Mô hình 3: Hệ số tương quan bội R=0,752 và đã bị loại khỏi mô hình Chỉ còn lại biến thu nhập bình quân đầu người/tháng ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng với y nghĩa của hệ số và hệ số tương quan bội như sau: = 6,519, nói lên các nguyên nhân khác ngoài thu nhập bình quân đầu người/tháng ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng hay khi thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng 0 thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng bằng 6,519 nghìn đồng. =0,038>0 cho ta biết khi thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 1 nghìn đồng thì chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng tăng (giảm) 0,038 nghìn đồng. R= 0,752: phản ánh mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân: thu nhập bình quân đầu người/tháng và tiêu thức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là tương đối chặt chẽ. Mặt khác ta có = 0,565 chứng tỏ thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình đã giải thích được 56,5% biến động của chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng Thu nhập bình quân đầu người/tháng ảnh hưởng lên chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng bằng hàm tuyến tính lên ta vẽ được đồ thị sau: 2.2.2 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người/tháng Tiếp tục xem xét ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người/tháng đến chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng theo các phương trình khác nhau như tuyến tính, hyperbol (Inverse); parabol (quadratic Theo bảng 2 phục lục ta có đồ thị sau: Đồ thị 2.6: Thăm dò mối liên hệ giữa ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người/tháng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng Từ đồ thị cho thấy: Có thể xây dựng các mô hình hồi quy: tuyến tính (linear); hyperbol (Inverse); parabol (quadratic) để phản ánh mối liên hệ giữa thu nhập bình quân đầu người/tháng với chi cho y tế bình quân đầu người/tháng Bằng spss ta có kết quả sau: Hàm Mô hình SE Linear 6,992 Inverse 8,23364 Quadratic 7,094 Từ kết quả trên ta chọn hàm tuyến tính: 2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình (dựa vào số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2004, 2006) 2.3.1 Phân tích biến động của tổng chi tiêu cho y tế Theo bảng 3 phục lục và từ công thức ta tính được: (nghìn đồng/người/tháng) (nghìn đồng/người/tháng) (nghìn đồng/người/tháng) Phân tích biến động của tổng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình Tổng chi tiêu cho y tế năm 2006 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của sự tăng lên của tổng mức chi tiêu cho y tế của khu vực thành thị và nông thôn năm 2006 so với năm 2002. - Tổng mức chi tiêu cho đời sống của khu vực thành thị tăng từ 826.013.600 nghìn đồng năm 2004 lên 970.964.800 nghìn đồng năm 2006 tăng 17,55% làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế tăng 144.951.200 (nghìn đồng). - Tổng mức chi tiêu cho y tế khu vực nông thôn tăng 19,14% làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế tăng 224.690.000 nghìn đồng Tổng chi tiêu cho đời sống năm 2006 theo giá hiện hành tăng do với năm 2004 do ảnh hưởng của hai nhân tố: tổng chi tiêu cá biệt và dân số từng khu vực 1,176 (lần) = 1,142(lần) * 1,03(lần) Tốc độ tăng (giảm): (17,6 %) (14,2 %) (3 %) Biến động tuyệt đối: 369.646.660 = 307.281.820 + 62.358.840(nghìn đồng) Tổng chi tiêu cho y tế năm 2006 theo giá hiện hành tăng do với năm 2004 do ảnh hưởng của chi tiêu bình quân cả nước và tổng dân số của cả nước. 1,176 (lần) = 1,146 (lần) * 1,026 (lần) Tốc độ tăng (giảm): (17,6%) (14,6%) (2,6%) Biến động tuyệt đối: 369.640.660 = 315.788.740 + 53.851.920 (nghìn đồng) Tổng chi tiêu cho y tế năm 2006 theo giá hiện hành tăng do với năm 2004 do ảnh hưởng của ba nhân tố: chi tiêu cá biệt từng khu vực, cơ cấu dân số và tổng dân số 1,176 (lần) = 1,142 (lần) * 1,0039 (lần) * 1,026 (lần) Tốc độ tăng (giảm): (17,6%) (14,2%) (0,39%) (2,6%) Biến động tuyệt đối: 369.640.660 = 307.281.820 + 8.506.920 + 53.851.920 (nghìn đồng) Nhận xét: Từ tính toán trên ta nhận thấy: tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước năm 2006 so với năm 2004 đã tăng 17,6 % về lượng tuyệt đối tăng lên 369.640.660 (nghìn đồng) do ảnh hưởng phân theo khu vực thành thị và nông thôn như sau: Tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước năm 2006 so với năm 2004 tăng do ảnh hưởng của hai nhân tố: Chi tiêu cho y tế bình quân cá biệt và dân số từng khu vực. - Do chi tiêu cho y tế bình quân từng khu vực tăng 14,2 % làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước tăng 307.281.820 (nghìn đồng). - Do dân số từng khu vực tăng 3% làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước tăng 62.358.840 (nghìn đồng) Vậy tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước năm 2006 tăng lên so với năm 2004 nhưng trong đó sự tăng lên của tổng chi tiêu cho y tế cá biệt của từng khu vực đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng lên của tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước hơn là sự tăng lên của dân số từng vùng. Tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước năm 2006 so với năm 2004 do ảnh hưởng của: tổng chi tiêu cho y tế bình quân cả nước và tổng dân số trung bình. - Do tổng chi tiêu cho y tế bình quân cả nước tăng 14,6 % làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế cả nước tăng 315.788.740 (nghìn đồng). - Do tổng dân số trung bình cả nước tăng 2,6 % làm cho tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước tăng 53.851.920 (nghìn đồng). Tổng mức chi tiêu cho y tế của cả nước năm 2006 tăng lên so với năm 2004 do ảnh hưởng của: chi tiêu cho y tế cá biệt từng khu vực, cơ cấu dân số, tổng dân số. - Do chi tiêu cho y tế bình quân cá biệt từng khu vực tăng 14,2 % làm cho tổng chi tiêu cho y tế cả nước tăng 307.281.820 (nghìn đồng) - Do cơ cấu dân số thay đổi (dân số thành thị tăng từ 26,5% năm 2004 lên tới 27,09% năm 2006; dân số nông thôn giảm từ 73,5% năm 2004 xuống còn 72,91% năm 2006) làm cho tổng chi tiêu cho y tế của cả nước tăng 8.506.920 (nghìn đồng). - Do tổng dân số tăng 2,6 % làm cho tổng chi tiêu cho y tế của cả nước tăng 53.851.920 (nghìn đồng). 2.3.2 Phân tích chi tiêu cho y tế bình quân một người/tháng chung cả nước Hệ thống chỉ số phân tích chi tiêu cho y tế bình quân một người/tháng chung cả nước do ảnh hưởng của chi tiêu bình quân một người/tháng của các khu vực và cơ cấu dân cư của từng khu vực 1,1462 = 1,1417 * 1,0039 Tốc độ tăng (giảm): (14,62%) (11,17%) (0,39%) Biến động tuyệt đối: 29,40 - 25,65 = 29,40-25,75 + 25,75-25,65 (nghìn đồng) 3,75 = 3,65 - 0,1 (nghìn đồng) Kết luận: Chi tiêu cho y tế bình quân 1người/tháng chung cả nước năm 2006 so với năm 2004 đã tăng 14,62 % hay tăng 3,75 (nghìn đồng/người) do ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố chi tiêu cho y tế bình quân 1người/tháng từng vùng và cơ cấu dân cư của từng khu vực. Chi tiêu cho y tế bình quân 1người/tháng của 2 khu vực: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người của thành thị tăng từ 38 (nghìn đồng) năm 2004 lên đến 42,6 (nghìn đồng) năm 2006 (tức là năm 2006 tăng 12,11 % so với năm 2004); ở nông thôn tăng từ 21,2(nghìn đồng) năm 2004 lên đến 24,5 (nghìn đồng) năm 2006 (tức là năm 2006 tăng 3,3% so với năm 2004) làm cho chi tiêu bình quân đầu người / tháng tăng 3,65 (nghìn đồng) Cơ cấu dân số thay đổi làm cho chi tiêu bình quân đầu người/ tháng tăng 0,1(nghìn đồng) 2.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 2.4.1 Thực trạng đến cơ sở y tế của các thành viên trong hộ Bảng 2.14: Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú năm 2004, 2006 chia theo loại cơ sở y tế Đơn vị: % Cả nước Chung Bệnh viện nhà nước Trạm y tế xã, phường Phòng khám đa khoa khu vực Y tế tư nhân Lang y Khác Nội trú 2004 100 79,6 10,3 4,7 4,9 0 0,5 2006 100 78,1 14 5 1,6 0,3 0,9 Ngoại trú 2004 100 25,2 22,1 3,3 42,8 2,7 4,0 2006 100 28,8 25,9 3,6 32 2,4 7,3 Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2004, 2006 Xét chung cho cả nước ta thấy năm 2004 khi ốm đau có 10,3% lượt người khám, chữa bệnh nội trú và 22,1% lượt người khám chữa bệnh ngoại trú ở trạm y tế xã, phường; Phòng khám đa khoa KV có 4,7% lượt người khám chữa bệnh nội trú và 3,3% lượt người khám chữa bệnh ngoại trú. Trong khi đó bệnh viện nhà nước tỷ lệ lượt khám chữa bệnh nội trú là khá cao với 79,6% lượt người nhưng tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú lại không cao mấy chỉ có 25,2%, ở cơ sở y tế tư nhân có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú cao hơn rất nhiều so với bệnh viện tỉnh với 42,8% lượt người. Các tỷ lệ này năm 2006 không thay đổi là mấy so với năm 2004: Lượt người khám, chữa bệnh nội trú tập trung đông ở các bệnh viện nhà nước trong khi đó khám chữa bệnh ngoại trú thì lại tập trung đông hơn ở các cơ sở y tế tư nhân. Bảng 2.15: Tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú chia theo loại CSYT Đơn vị: % Chung BVNN Trạm YT xã, phường PK đa khoa YT tư nhân Lang y Khác Các nước 100 78,1 14 5 1,6 0,3 0,9 Vùng 1 100 84,2 11 2,9 0,5 0,4 1 Vùng 2 100 74,3 17,3 6,6 0,4 0,3 1,1 Vùng 3 100 64,1 23,8 9,9 0,5 0,2 1,5 Vùng 4 100 71,2 21,5 3,6 1,7 0,9 1,2 Vùng 5 100 80,6 12,3 3,7 2,6 0,1 0,8 Vùng 6 100 75,3 12,6 6,1 4,4 0,3 1,3 Vùng 7 100 85,8 5,4 5 2,6 0,2 1 Vùng 8 100 76 15,1 6,4 1,8 0,2 0,5 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ các dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ y tế tại các bệnh viện công giữa các vùng, các nhóm tuổi trong nước vẫn chưa có sự cải thiện.Ta thấy mặc dù số lượt sử dụng y tế chung của các vùng không có sự khác biệt nhiều, Tây Nguyên với 41,3% tỷ lệ người có khám, chữa bệnh cao gấp 1,524 lần Bắc Trung Bộ và cao gấp1,43 lần Tây Bắc, nhưng Tây Bắc chủ yếu khám chữa bệnh nội trú ở trạm y tế xã phường với 23.8% tỷ lệ lượt người khám, chữa bệnh nội trú của vùng, Trong khi đó Đông Nam Bộ với 858% khám, chữa bệnh nội trú ở bệnh viện nhà nước; chỉ có 5,4% ở trạm y tế xã phường. Xét tiếp Lý do đến cơ sở y tế của các thành viên trong hộ gia đình ta có: Bảng 2.16: Lý do đến cơ sở y tế của thành viên trong hộ phân theo vùng Đơn vị: % Cả nước Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7 Vùng 8 Tiêm phòng 1,98 2,15 1,56 1,17 1,77 2,01 2,33 2,54 1,78 Khám thai, KHH gia đình, sinh đẻ 2,96 3,20 3,42 3,79 2,42 2,32 2,33 2,90 3,11 Kiểm tra sức khỏe 13,37 19,13 23,77 29,30 17,68 7,74 9,46 10,23 5,58 Chữa bệnh 81,70 75,52 71,25 65,74 78,13 87,93 85,88 84,33 89,52 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Ta thấy, cả nước 81,70% đến cơ sở y tế để chữa bệnh; kiểm tra sức khỏe chỉ có 13,37%; khám thai, KHH gia đình sinh đẻ là 3,96% và chỉ có 1,98% đến để tiêm phòng. Tuy vậy nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các vùng như vùng 5 đến khám chữa bệnh là 89,37% trong khi đó kiểm tra sức khỏe chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ bằng 41,74% so với cả nước. Ở Tây Bắc lại khác, số đến cơ sở y tế chỉ có 65,74% để chữa bệnh, có tới 29,30% để kiểm tra sức khỏe và tư vấn cao gấp 2,19 lần cả nước, và 5,25 lần so với Đồng Bằng Sông Cửu Longà Một nguyên do dẫn đến tình trạng này là người đến kiểm tra không có đủ tiền để trang trả những chi phí cho chữa bệnh nên kiểm tra sức khỏe xong thì về để tìm cách khác chữa bệnh Bảng 2.17: Phương tiện thường dùng để đến cơ sở y tế phân theo vùng Đơn vị: % Vùng 1 vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7 Vùng 8 Chung Ô tô 9,39 21,48 27,98 12,69 12,48 12,84 9,02 12,26 14,05 Xe máy 69,45 62,52 59,14 65,49 82,79 82,49 89,89 78,30 72,55 Tàu/thuyền 0,06 0,67 0,25 0,63 0,00 0,19 0,08 7,63 1,68 Xe đạp 20,78 11,04 7,12 19,97 3,80 3,21 0,33 0,83 10,01 Đi bộ 0,31 3,96 5,52 1,21 0,93 1,26 0,08 0,65 1,54 Khác 0,00 0,33 0,00 0,00 0,00 0,00 0,58 0,33 0,17 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Trung bình khoảng cách từ xã tới các cơ sở y tế gần nhất mà nhân dân xã thường đến ở nước ta là 15,50 km. Trong đó các xã ở tỉnh 302 là xa nhất với 48,89 km; tiếp đến là xã ở tỉnh 203 với 38,47km; và gần nhất là tỉnh 101 với trung bình khoảng cách từ xã tới các cơ sở y tế gần nhất mà nhân dân thường đến là 5,78km. Do khoảng các như vậy nên phương tiện mà dân trong xã thường dùng đến cơ sở y tế thường là xe máy (chiếm 72,55%), ô tô chỉ chiếm 14,05%; còn tàu/thuyền/nghe chỉ chiếm có 1,68% trong khi đó xét ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: phương tiện dùng để đi đến cơ sở y tế bằng tàu/thuyền/nghe/xuồng đã chiếm tới 7,63%. 2.4.2 Thực trạng thanh toán chi phí khám/chữa bệnh ở các hộ gia đình Xét đến mức chi phí của hộ gia đình cho một lần khám, chữa bệnh trong 12 tháng năm 2006 của cả nước và phân theo vùng Đồ thị 2.7: Mức chi phí của hộ gia đình cho một lần khám, chữa bệnh trong 12 tháng năm 2006 của cả nước và phân theo vùng Đơn vị: nghìn đồng Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Chi phí của một lần khám chữa bệnh ngoại trú (chi phí gồm tiền công khám, chữa bệnh, tiền thuốc, chi phí khác_đi lại, bồi dưỡng thầy thuốc, mua dụng cụliên quan đến lần khám chữa bệnh đó) trung bình là 100,21 nghìn đồng; chi phí đó ở các vùng cũng không đồng đều cao nhất là Đồng Bằng Sông Hồng với 129,14 nghìn đồng; sau đó là Đông Nam Bộ và Tây nguyên lần lượt là 125,55 nghìn đồng và 114,38 nghìn đồng. Trong khi đó vùng thấp nhất là Tây Bắc với 62,96 nghìn đồng kém Đồng Bằng Sông Hồng tới 66,18 nghìn đồng và chỉ bằng 48,75% so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Sự bất đồng đều giữa các vùng không chỉ ở chi phí một lần khám chữa bệnh ngoại trú mà chi phí của một lần khám chữa bệnh nội trú (chi phí gồm viện phí, các chi phí khác_bồi dưỡng thầy thuốc, tiền dịch vụ theo yêu cầu mua thêm thuốc, dụng cụ, đi lại trông nomliên quan đến lần khám chữa bệnh đó) cũng thể hiện rõ đều đó. Chi phí một lần khám chữa bệnh nội trú trung bình tính cho cả nước là 1.238,89 nghìn đồng; ở Tây Bắc thấp nhất với 703,39 nghìn đồng, trong khi đó Đông Nam Bộ chi phí lên tới 1.662,25 nghìn đồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long với 1.326,91 nghìn đồng. Theo đồ thị ở trên chúng ta đã biết chi phí của một lần khám, chữa bệnh là bao nhiêu vậy hộ có đủ tiền đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 không? Sau đây dựa vào cuộc khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê chúng ta cùng tiếp tục xem xét đến chỉ tiêu: Tỷ lệ gia đình có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 phân theo vùng Ta cũng biết: cả nước tỷ lệ gia đình có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 của gia đình là 87,64% và 7,94% có, nhưng không đủ; và 4,42% không có. Tỉnh có tỷ lệ gia đình có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 của gia đình thấp nhất là tỉnh Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên là 46.42%; tỷ lệ có, nhưng không đủ là 24,91% và tỷ lệ không có là 28,67%. Tiếp đến là tỉnh Hà Giang thuộc Đông Bắc với 50% có, đủ; và 35,51% có, nhưng không đủ; và 14,49% không có. Tỉnh có tỷ lệ gia đình có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 của gia đình cao nhất là tỉnh Bình Định với 99% có, đủ; chỉ có 1% có, nhưng không đủ và đặc biệt có 0% không có. Đối với các vùng cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ gia đình có đủ tiền thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006: Vùng có tỷ lệ thấp nhất là Tây Nguyên với 77,31% hộ có đủ, sau đó đến Bắc Trung Bộ có 87,61% hộ có đủ và vùng có tỷ lệ hộ có đủ cao nhất là vùng Tây Bắc với 92,86%, sau đó đến Đồng Bằng Sông Hồng với 92,50% Đồ thị 2.8: Tỷ lệ hộ có đủ tiền để thanh toán chi phí khám/chữa bệnh cho người sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng năm 2006 phân theo vùng Đơn vị: % Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Đồ thị 2.18: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh theo vùng Đơn vị: % Chung Bán SPGĐ Bán tài sản Vay mượn ko lãi Vay lãi Bỏ viện/ko chữa BV miễn giảm BHYT Giấy/sổ KCB miễn phí Khác Chung 100 8,76 1,30 23,39 8,71 0,19 1,35 29,50 20,92 5,87 Vùng 1 100 24,90 0,41 33,20 11,62 0,41 1,24 10,37 3,73 14,11 Vùng 2 100 4,88 0,81 24,39 5,69 0,00 0,41 32,93 28,05 2,85 Vùng 3 100 20,41 4,08 38,78 6,12 0,00 2,04 10,20 12,24 6,12 Vùng 4 100 15,25 1,77 19,86 6,03 0,00 1,06 28,72 23,05 4,26 Vùng 5 100 9,58 2,99 16,77 2,99 1,20 1,20 31,14 29,94 4,19 Vùng 6 100 6,95 0,60 16,31 5,44 0,00 1,51 14,20 51,36 3,63 Vùng 7 100 2,25 0,75 29,96 11,61 0,00 2,25 40,45 6,37 6,37 Vùng 8 100 3,20 1,60 22,20 12,61 0,18 1,42 41,56 11,19 6,04 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Đồ thị 2.9: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh theo vùng Đơn vị: % Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Đồ thị 2.10: Nguồn giải quyết chi phí thanh toán khám/chữa bệnh năm 2004, năm 2006 Đơn vị: % Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2004,2006 Từ cuộc khảo sát ta thấy: trong 12 tháng năm 2006 mức trợ giúp cho những thành viên bị ốm/bệnh/chấn thương như sau: * Xét chung cho cả nước Trung bình một người ở hộ gia đình được trợ giúp 70,85 nghìn đồng/năm. Thấp nhất là tỉnh 303 với trung bình một người ở hộ được trợ giúp là 10,62 nghìn đồng/năm; kém rất xa so với trung bình của cả nước. Tiếp đến là các tỉnh 709 (12,57 nghìn đồng/năm); 819 (12,73 nghìn đồng/năm) và vùng có mức trợ giúp cho những thành viên bị ốm/bệnh/chấn thương cao nhất là vùng 811 với 250,71 nghìn đồng/năm/người cao hơn vùng 701 với 48,59 nghìn đồng/năm/người (vùng 701 đạt mức trợ giúp cho những thành viên bị/ốm/bệnh/chấn thương là 202,12 nghìn đồng/năm/người); và cao hơn vùng thấp nhất 240,09 nghìn đồng/năm tức 23,61 lần. * Khi chia cả nước ra làm 8 vùng Ta được đồ thị sau: Đồ thị 2.11: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng Đơn vị: Nghìn đồng Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Nhìn vào đồ thị ta thấy ngay, vùng có mức trợ giúp thành viên bị ốm/bệnh/chấn thương bình quân một người/năm của Đông Nam Bộ là cao nhất với 91,09 nghìn đồng/năm; đứng thứ 2 là Đồng Bằng Sông Hồng với 90,73 nghìn đồng/năm kém rất ít so với Đông Nam Bộ; và các vùng lần lượt là Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc và cuối cùng là Tây Bắc với 29,76 nghìn đồng/năm kém rất xa so với các vùng khác, đặc biệt là so với Đông Nam Bộ. Đồ thị 2.12: Mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/năm phân theo vùng và theo khu vực Đơn vị: Nghìn đồng Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 * Phân tích khu vực thành thị, nông thôn - Đối với khu vực thành thị : Tính chung ở thành thị một người có mức trợ giúp thành viên bị ốm/bệnh/chấn thương là 110,53 nghìn đồng/năm. Trong đó với các tỉnh thì mức trợ giúp đó lại khá không đồng đều: Tình có mức trợ giúp thành viên bị ốm/bệnh/chấn thương bình quân một người/năm thấp nhất là tỉnh 606 với 5,89 nghìn đồng/năm bằng 1,32 so với tỉnh cao nhất. sau đó đến tỉnh 707 với 7,81 nghìn đồng. Còn tỉnh 303 với 30,29 nghìn đồng/năm đã đứng thứ 12 trong 64 tỉnh thành phố của nước ta. Và tỉnh 807 là tỉnh cao nhất với 445,05 nghin đồng/năm. - Đối với khu vực nông thôn: mức trợ giúp đó chỉ có 58,24 nghìn đồng/năm kém so với thành thị 52,29 nghìn đồng/năm và chỉ bằng 52,69% so với thành thị. Ở nông thôn, mức độ chênh lệch giữa các tỉnh vẫn còn nhưng không cao như ở thành thị; tỉnh thấp nhất ở nông thôn đạt 6,01 nghìn đồng (tỉnh 813) chỉ kém tỉnh 113 là 1,61 nghìn đồng; và thấp hơn tỉnh cao nhất là tỉnh 225 với 347,02 nghìn đồng tức bằng 1,7%. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trên thế giới hiện nay các nước giàu chi cho y tế càng nghiều hơn các nước nghèo dù sức khỏe của họ nói chung là tốt hơn so với các nước nghèo, khoảng cách giữa người giàu và nghèo ngày càng gia tăng, nhất trong lĩnh vực sức khỏe. Ngày nay, nhà nước ta càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của người dân, khoản chi từ ngân sách nhà nước cho y tế ngày càng tăng: năm 2006 là 11.528 tỷ đồng tăng 91,85% so với năm 2004. Không chỉ có nhà nước mà người dân cũng đã biết quan tâm đến sức khỏe của mình. Như năm 2006 chi cho y tế bình quân đầu người/tháng trung bình là 29,30 nghìn đồng tăng 15,81% so với năm 2004 với 50% người có chi cho y tế/tháng trên 24,97 nghìn đồng. Về cơ cấu các khoản chi cho y tế năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng và lượng tăng còn thấp: chi cho khám, chữa bệnh là 21,3 nghìn đồng tăng 12,11% so với năm 2004; chi cho ngoài khám chữa bệnh chỉ tăng có 1,8 nghìn đồng nhưng trong đó chủ yếu là tăng do mua thuốc tự chữa hoặc dự trữ là chủ yếu với 72,22%. Tuy nhiên vẫn có sự không đồng đều giữa các khu vực, các vùng, các dân tộc, các nhóm dân cư và các nhóm chi tiêu. Và việc chi trả viện phí trực tiếp có thể làm hạn chế việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ không chỉ đối với hộ nghèo mà ngay cả hộ không nghèo, và nó cũng gây ra sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Cụ thể: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng, tuy tốc độ tăng của nông thôn cao hơn của thành thị (15,57% > 12,11%) nhưng lượng tăng ở thành thị lại cao hơn (4,6 nghìn đồng > 3,3 nghìn đồng). Mặt khác đối với hộ có khám, chữa bệnh chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở khu vực nông thôn chỉ bằng 57,51% so với thành thị. Trong các vùng địa lý Đông Nam Bộ có nhu cầu sử dụng y tế nổi trội hơn hẳn so với các vùng khác (cao gấp 1,24 lần đến 3,56 lần đối với các vùng khác), sau đó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông Hồng. Trong khi đó Tây Bắc là vùng nghèo nàn khi mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng là khá thấp chỉ đạt trên dưới 11,54 nghìn đồng. Tây Bắc cũng là vùng có tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng số chi tiêu của hộ là thấp nhất 3,99%, và vùng có tỷ lệ này cao nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long với 6,73% Khu vực thành thị của Đồng Bằng Sông Hồng có chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất 50,14 nghìn đồng; sau đó đến Đông Nam Bộ với 45,69 nghìn đồngvà cuối cùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ với 29,54 nghìn đồng. Vùng cao nhất cao gấp từ: 1,1 lần đến 1,7 lần so với các vùng khác. Ở nông thôn mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất lại là Đông Nam Bộ với 35,84 nghìn đồng; sau đó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long với 30,06 nghìn đồng; Đồng Bằng Sông Hồng chỉ đứng thứ 4 với 24,45 nghìn đồng; và vùng có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp nhất ở nông thôn là Tây Bắc với 7,68 nghìn đồng kém hơn vùng cao nhất tới 28,26 nghìn đồng. Nhìn chung mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn rất nhiều và cao gấp từ 1,23 lần (Duyên Hải Nam Trung Bộ) đến 5,36 lần (Tây Bắc) so với mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở khu vực nông thôn. Không chỉ chênh lệch về chi cho y tế bình quân đầu người/tháng mà khoản chi cho mua thuốc, dụng cụ, bảo hiểm, chữa bệnh ngoại trú hay điều trị nội trú thì khu vực thành thị ở các vùng cũng chi nhiều hơn so với khu vực nông thôn ở các vùng. Khi chia nước ta thành 5 nhóm thu nhập (mỗi nhóm là 20% số hộ) ta thấy: nhóm có thu nhập càng cao thì mức chi cho y tế càng lớn nhưng tỷ lệ chi cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các nhóm thu nhập ngày càng giảm Có thể nói rằng, mức sống dân cư năm 2006 vẫn không đồng đều ở các nhóm thu nhập, nhóm có mức sống cao thì sẽ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, bảo vệ sức khỏe. Do đó chúng ta phải có biện pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng, các khu vực và các nhóm dân cư. Bên cạnh đó ta thấy, cách có tiền để chi trả cho dịch vụ y tế của nhiều hộ gia đình không có hoặc không đủ tiền thanh toán khám, chữa bệnh là vay mượn, vay lãi và bảo hiểm y tế. Những người nghèo phải vay mượn và vay lãi nhiều hơn những hộ giàu (những hộ thuộc nhóm có thu nhập trung bình và cao), những người thuộc nhóm có thu nhập trung bình không có bảo hiểm y tế cũng phải vay mượn với tỷ lệ khá cao. Như vậy: có thể thấy một thực tế là gánh nặng chi phí y tế khá lớn không chỉ đối với hộ nghèo mà cả các đối tượng có thu nhập trung bình. Mặt khác, mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân một người/tháng lại khác chênh lệch so với các vùng: Tây Bức đã nghèo (với nghiều hộ nằm trong nhóm nghèo) lại có mức trợ giúp cho thành viên bị ốm bình quân đầu người/tháng là quá ít chỉ có 29,76 nghìn đồng; trong khi đó Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe thì mức trợ giúp cho thành viên bị ốm/tháng lại khác lơn lên tời 91,09 nghìn đồng à điều này càng làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công giữa các vùngàNhà nước phải có những chính sách thích hợp để vừa nâng cao mức sống vừa giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Kiến nghị Chi tiêu về dịch vụ y tế không nhất thiết phải mua sức khỏe tốt hơn. Nó phải được sự quản lý hiệu quả và sử dụng các nguồn lực hợp lý, nguyên tắc bình đằng đối với người dân không chỉ ở các nhóm, các vùng, các khu vực mà còn ở các cơ hội truy cập vào các dịch vụ y tế trên cơ sở cần bình đẳng bất kể khả năng chi trả sau như thế nào. Để nâng cao mức sống cũng như giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng các nhóm, các tổ chức. Nhà nước phải tăng chi tiêu ngân sách nhà nước cho y tế để giảm chi tiêu y tế trực tiếp từ túi tiền của hộ gia đình, các chính sách và giải pháp quản lý để tăng hiệu quả chi phí, chống lạm dụng dịch vụ y tế đưa các đối tượng xóa đói giảm nghèo lên trên, phát triển các cơ hội học tập, đảm bảo việc làm và môi trường cũng như chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người dân như: Tạo công ăn việc làm đến các vùng kém phát triển nhất là những vùng tập chung nhiều hộ nghèo như vùng Tây Bắc. Các hộ ở nông thôn chưa có đủ kiến thức y tế, cũng như điều kiện cơ sở vật chất như điện , đường, bệnh việnà Do vậy phải thường xuyên mở các lớp dạy học miễn phí về y tế, tuyên truyền, nâng cao kiến thức, trình độ văn hóa cũng như các phương pháp phòng tránh bệnh tật giúp người dân phòng bệnh; mặt khác tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất đầy đủ đặc biệt là bệnh viện cũng như các cơ sở y tế khác. Không chỉ có nhà nước, yếu tố hộ gia đình cũng là nguyên nhân gây bất bình đẳng về sức khỏe của các hộ do đó ngoài các nhân tố thuộc nhóm quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ y tế thì người dân phải chủ động giảm chi tiêu y tế trực tiếp bằng việc chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, đi khám sớm khi có vấn đề sức khỏe TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008 Tài chính y tế Việt Nam, Hà nội 11-2008, Bộ y tế Việt Nam. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2006. Tổng cục Thống kê, Kết quả khả sát mức sống dân cư năm 2006, tr 129-193 PGS.TS.Trần Ngọc Phác-TS.Trần Thị Kim Thu, Lý thuyết thống kê, Nxb Thống kê, năm 2006. Phan Thị Ngọc Trâm (2006), “Một số yếu tố tác động đến mức sống dân cư”, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học. Linkages between income, education and health: case of rural orissa; Himanshu Sekhar, Rout. Dr.SRK Government Arts College, Yanam, India; 2006. PHỤC LỤC Bảng 1: Tỷ lệ nghèo phân theo 8 vùng địa lý năm 2004, 2006 Đơn vị: % 2004 2006 Khu vực Thành thị 8,60 7,70 Nông thôn 21,20 18,00 Vùng Vùng 1 12,90 10,10 Vùng 2 23,20 22,10 Vùng 3 46,10 39,40 Vùng 4 29,40 26,60 Vùng 5 21,30 17,60 Vùng 6 29,20 24,00 Vùng 7 6,10 4,60 Vùng 8 15,30 13,00 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Bảng 2: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng và thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình Đơn vị: Nghìn đồng y x y x y x y x 46,54 1050 13,81 450 32,75 853 39,62 867 42,95 720 11,61 424 27,37 459 29,52 577 29,17 540 19,62 555 19,95 455 35,57 776 22,17 580 31,02 520 25,52 553 36,22 627 22,84 669 17,42 490 23,75 523 20,85 609 24,74 609 25,19 867 33,74 598 32,02 691 27,57 556 11,26 273 16,15 445 43,04 630 29,17 201 5,57 305 22,98 498 32,64 580 31,03 527 13,15 394 29,32 507 45,89 614 25,78 514 16,38 416 20,01 500 44,13 675 20,32 509 18,66 395 28,76 596 30,1 780 7,12 329 20,65 413 56,98 1480 45,81 609 18,07 395 21,1 400 22,67 491 22,6 509 10,28 400 27,57 420 40,81 695 20,91 495 19,82 388 20,82 436 25,52 697 23,18 610 18,07 455 24,41 517 46,23 1215 25,51 666 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006 Y: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của từng tỉnh/thành phố X: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của từng tỉnh/thành phố Bảng 3: Phân tích biến động tổng chi tiêu cho y tế Khu vực Tổng chi cho y tế () (nghìn đồng) Chênh lệch giữa hai năm (nghìn đồng) Chi y tế bình quân (x) (nghìn đồng) Cơ cấu dân số (df) (%) dân số trung bình(f ) (người) 2004 2006 2004 2006 2004 2006 2004 2006 Thực tế Nếu chi bình quân không đổi Thành thị 826.013.600 970.964.760 866.118.800 144.951.160 38 42,6 26,5 27,09 21.737.200 22.792.600 Nông thôn 1.278.243.400 1.502.932.900 1.300.497.040 224.689.500 21,2 24,5 73,5 72,91 60.294.500 61.344.200 Chung 2.104.257.000 2.473.897.660 2.166.615.840 369.640.660 25,65 29,4 100 100 82.031.700 84.136.800 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK Bảng 4: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua năm 2006 phân theo vùng Đơn vị: % Tỷ lệ người có khám, chữa bệnh trong 12 tháng năm 2006 Tỷ lệ người có điều trị nội trú Trong đó tỷ lệ có BHYT hoặc sổ KCB miễn phí Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú Trong đó tỷ lệ có BHYT hoặc sổ KCB miễn phí Cả nước 35,2 6,3 4 32,6 18,6 Vùng Vùng 1 31,6 6,1 3,7 29 15,9 Vùng 2 28,5 6,8 5,1 24,6 17,4 Vùng 3 28,9 8,4 7,5 24,3 21 Vùng 4 27,1 6,8 4,8 23,4 15,4 Vùng 5 35,4 7,1 4,8 32,6 20,9 Vùng 6 41,3 6,6 4,8 38,8 27,3 Vùng 7 38,7 5,1 2,8 37,2 19,9 Vùng 8 44,5 6,1 2,9 42,7 19,2 Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2252.doc
Tài liệu liên quan