Đề tài Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010

Trình độ cán bộ quản lý: đánh giá cách quản lý lao động của nhân viên cấp trên đối với nhân viên cấp dưới có đạt hiệu quả tốt không. Qui mô sản xuất kinh doanh: qui mô sản xuất kinh doanh rộng hay hẹp, số lượng lao động nhiều hay ít ảnh hưởng tới NSLĐ. Hình thức trả thù lao lao động: có nhiều hình thức trả thù lao lao động nhưng mỗi hình thức lại có ảnh hưởng khác nhau tới NSLĐ. Ví dụ hình thức trả thù lao lao động theo sản phẩm, người lao động làm được nhiều sản phẩm thì lương cao nhưng sản phẩm phải đạt yêu cầu, khi đó người lao động sử dụng năng lực của mình để tạo ra nhiều sản phẩm tốt và kết quả là NSLĐ tăng.

doc84 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hiệu quả và không bị chồng chéo. Các xí nghiệp thành viên: Công ty có 18 đơn vị thành viên trực thuộc có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động trong công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty giao và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bộ máy quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của công ty. Lãnh đạo các đơn vị, các xí nghiệp thành viên là Giám đốc, Trưởng ga hoạt động theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,Tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và trước pháp luật. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI STT TÊN THÀNH VIÊN 1 Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 2 Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng 3 Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 4 Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội 5 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Yên Lào 6 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Vĩnh Phú 7 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Lạng 8 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Hải 9 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Ninh 10 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thanh Hoá 11 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Nghệ Tĩnh 12 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Quảng Bình 13 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thừa Thiên- Quảng Trị 14 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hải Vân 15 Ga Hà Nội 16 Ga Vinh 17 Ga Đồng Hới 18 Ga Huế 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội a. Chức năng của công ty Như trên đã nói, công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Vịêt Nam. Công ty hoạt động theo các quy định được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt và theo quy định của Chính phủ về hoạt động đường sắt. Cụ thể chức năng của công ty như sau: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước và Tổng công ty Đường sằt Việt Nam. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và những thách thức từ cơ chế thị trường. Công ty có thể đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập các xí nghiệp thành viên, các nhà máy. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước giao cho. Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng và nhu cầu của thị trường, kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép. Xây dựng vốn, áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm công đoạn trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của Pháp luật cũng như sự phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Công ty được quyền quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tên sản phẩm công đoạn hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả. Tự huy động vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu. Công ty được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của Pháp luật hoặc vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng Việt Nam trên cơ sở có bảo lãnh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được lập và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư và phát triển và các quỹ khác của Công ty để đầu tư, phát triển theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, thực hiện các hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ đột xuất mà Nhà nước giao. b.Nhiệm vụ của công ty Theo điều lệ Tổ chức và hoạt động của công ty vận tải hành khách Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 1444/QĐ-TCCB- LĐ ngày 30/9/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện nhiệm vụ khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và bao gửi (sau đây gọi tắt là vận tải hành khách); tham gia vận tải hàng hoá, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế. Bảo dưỡng, khám chữa, chỉnh bị và sửa chữa đầu máy, toa xe và cơ sở vật chất kỹ thuật được Tổng công ty giao, tổ chức, quản lý công tác nghiệp vụ chạy tàu trong khu vực, cung cấp đầu máy, toa xe theo kế hoạch của Tổng công ty, dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, đại lý xăng dầu, mỡ nhờn và đại lý bảo hiểm các loại, sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, nước uống và bao bì, kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, hoạt động thể thao và giải trí khác, cho thuê địa điểm, văn phòng phương tiện, thiết bị, kho, bãi, sân chơi thể thao, xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ, mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động của Công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. Tổ chức, triển khai và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành Đường sắt để thực hiện công tác cứu chữa và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Tổng công ty. Nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của Nhà nước do tổng công ty giao (bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác) để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và của Tổng công ty. Tổ chức thống kê, phân tích và báo cáo các mặt hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời về số liệu báo cáo, thống kê. Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, biểu đồ chạy tàu và các kế hoạch khác liên quan của Công ty. Phát hiện những bất hợp lý và đề xuất với Tổng công ty các biện pháp điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên toàn mạng lưới đường sắt, không ngừng nâng cao sản lượng và doanh thu vận tải, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Cùng tham gia với Tổng công ty về các nội dung sau: Xây dựng chiến lược, quy hoach phát triển, phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư lớn về lĩnh vực vận tải Đường sắt, tổ chức điều hành chạy tàu, biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trong công lệnh tốc độ, các hợp đồng vận tải lớn, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công nhân, viên chức, các văn bản của Tổng công ty có liên quan đến lĩnh vực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh vận tải đường sắt và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Tổng công ty. 2.1.1.4.Những kết quả đạt được của công ty Trong những năm vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh của các phương tiện vận tải khác, giá cả thị trường diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá nguyên nhiên, vật liệu liên quan trực tiếp đến vận tải đường sắt ngày càng tăng, cơ sở vật chất của công ty vừa thiếu vừa xuống cấp, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song với tinh thần quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sản lượng và doanh thu, cải thiện một bước đáng kể các mặt đời sống của cán bộ công nhân viên”, ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả các mục tiêu về vận chuyển hành khách, hàng hoá, không ngừng nâng cao doanh thu của công ty cũng như nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Về vận tải hành khách, trong những năm qua do chủ động nắm bắt nhu cầu đi lại của hành khách, công ty đã xây dựng và thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu trên các tuyến trong phạm vi công ty quản lý, chủ động đề xuất kế hoạch chạy thêm tầu, nối thêm xe trên tuyến thống nhất trong các đợt cao điểm như he, tết, lễ hội phục vụ học sinh, sinh viên đi thi nên sản lượng và lượng luân chuyển hành khách đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên mức độ tăng giảm sản lượng là không đều. Về vận tải hàng hoá: trong công tác vận tải hàng hoá, khó khăn lớn nhất đối với ngành đường sắt nói chung và công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội nói riêng là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của các phương tiện vận tải khác. Bên cạnh đó, nguồn hàng không đều và thiếu ổn định cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty. Tuy nhiên, thời gian qua công ty đã chủ động xác định các chân hàng, luồng hàng của các chủ hàng nhỏ, lẻ phân tán thuộc địa bàn công ty quản lý và coi trọng nhiệm vụ dỡ hàng hơn xếp hàng nên công ty đã thường xuyên phối hợp với trung tâm điều hành vận tải và công ty vận tải hàng hoá đường sắt, tổ chức cấp xe, kéo xe kịp thời. Bên cạnh đó, công ty cũnh ban hành các cơ chế khuyến khích xếp dỡ ban đêm, ngày nghỉ để giải phóng toa xe nhanh góp phần rút ngắn thời gian quay vòng xe, tránh đọng dỡ kéo dài. Chỉ đạo vận chuyển hàng quá khổ, giải quyết kịp thời các sự cố về hàng hoá Nhờ những chỉ đạo kịp thời cũng như nỗ lực của cán bộ công nhân viên công tác vận chuyển hàng hoá của công ty trong những năm 2003 – 2008 đã thực hiện tương đối tốt. 2.1.2.Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích. Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hoá và hành khách là chủ yếu, ngoài ra công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy và toa xe,Do đó công ty có rất nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu và thu thập số liệu. Với trình độ của các nhân viên thống kê trong công ty còn ít và đa lĩnh vực như vậy thì thu thập số liệu là vấn đề còn khó khăn và hạn chế của công ty. Trong quá trình học hỏi và nghiên cứu ở công ty, em đã thu thập được : - Số liệu về lao động công ty từ năm 2004-2008 - Số liệu lao động hàng tháng 3 năm 2006,2007,2008. - Số liệu kết cấu lao động của công ty. - Số ngày làm việc thực tế trong năm 2004 và năm 2008 - Số liệu doanh thu và lợi nhuận từ năm 2004 – 2008 - Số liệu về quỹ lương, thu nhập. Với số liệu thu được định hướng phân tích của em như sau: - Phân tích số lượng, kết cấu lao động, biến động thời vụ - Phân tích năng suất lao động và sự ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích thù lao lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập, phân phối thu nhập. - Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2 Phân tích số lượng lao động 2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: Dùng các chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển,để phân tích qui mô lao động. Với số liệu thu thập được ta có bảng tính sau: Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phân tích biến động qui mô lao động của công ty vận tải hành khách trong thời gian 2004 -2008 Chỉ tiêu Năm Số lao động bình quân Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 8727 - - - - - - 2005 8620 -107 -107 0,9877 0,9877 -0,0123 -0,0123 87,27 2006 8578 -42 -149 0,9951 0.9829 -0,0049 -0,0171 86,2 2007 8591 13 -136 1,0015 0,9844 0,0015 -0,0156 85,78 2008 8615 24 -112 1,0028 0,9872 0,0028 -0,0128 85,91 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Qua bảng số liệu trên ta thấy: số lao động của công ty từ năm 2004 -2008 giảm bình quân 28 người. Trong đó, số lao động năm 2004 – 2006 là giảm bình quân 74 người, sau đó từ năm 2006 – 2008 lại tăng bình quân 19 người. Như vậy, số tăng ít hơn số giảm. Số lao động của các năm so với năm 2004 đều giảm. Tốc độ phát triển của lao động qua các năm là 0,11%. Kết quả cho thấy rằng: năm 2004 là năm mà công ty bắt đầu hoạt động theo chế độ mới nên thu hút được đông đảo lao động. Để thấy rõ hơn về sự thay đổi số lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trong 5 năm ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1 : Số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty a. Theo giới tính :được phân theo 2 tiêu thức : - Giới tính nam - Giới tính nữ Bảng 2.2. Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 người % người % người % người % người % Nam 6710 76,89 6566 76,5 6566 76,5 6556 76,3 6495 67,4 Nữ 2017 23,11 2024 23,5 2012 23,5 2035 23,7 2120 32,6 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Như vậy, số lao động nam trong công ty giảm dần từ năm 2004 đến 2008 tức từ 76,89% xuống 67,4%, thay vào đó là số lao động nữ tăng từ 23,11% lên 32,6%. Điều này cho ta thấy được xu hướng lao động nữ tăng còn lao động nam giảm. Để thấy rõ hơn ta quan sát đồ thị sau: Biểu đồ 2.2 : Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 b.Theo độ tuổi : trong công ty, có rất nhiều lao động được rải rác ở độ tuổi từ 20- 60.Dùng phương pháp phân tổ ta có bảng sau: Bảng 2.3: Số liệu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 Đơn vị: người Năm Độ tuổi <= 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 2004 1692 1942 3554 1539 2005 1950 1973 3220 1477 2006 2055 2018 3025 1480 2007 2370 2130 2616 1475 2008 2687 2143 2415 1370 Nguồn : phòng tổ chức cán bộ - lao động Từ số liệu của bảng 2.3 ta tính được kết cấu phần trăm lao động theo độ tuổi với bảng dưới đây Bảng 2.4 : Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm2004-2008. Đơn vị: % Năm Độ tuổi <=30 31-40 41-50 51-60 2004 19,39 22,25 40,72 17,69 2005 22,62 22,89 37,35 17,13 2006 23,96 23,53 35,26 17,25 2007 27,58 24,79 30,45 17,16 2008 31,18 24,87 28,03 15,91 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lao động trong công ty chủ yếu ở độ tuổi 31-40 và 41-50, số lao động <=30tuổi tăng dần qua các năm từ 19,39% lên 31,18%, số lao động từ 51-60 tuổi đang giảm dần từ 17,69% xuống 15,91%. Điều này cho thấy lao động trong công ty đang dần tiến tới lao động trẻ. Biểu đồ 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm 2004-2008 Theo trình độ văn hoá: được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề. Để thấy rõ được trình độ lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội ta xem bảng dưới đây: Bảng 2.5 : Số liệu lao động được chia theo trình độ văn hoá của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 Đơn vị : người Chỉ tiêu Năm Trên đại học đại học Cao đẳng Trung cấp và học nghề. 2004 76 3838 114 4699 2005 80 3865 150 4525 2006 82 3881 185 4721 2007 93 3837 275 4286 2008 99 3645 350 4521 Bảng 2.6 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp và học nghề 2004 0,87 43,98 1,3 53,84 2005 0,93 44,84 1,74 52,49 2006 0,96 45,24 2,15 51,64 2007 1,08 46,76 3,2 47,8 2008 1,16 42,4 4,06 52,48 Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ - lao động Như vậy, qua bảng kết quả ta thấy: số lao động trên đại học tăng lên rõ rệt từ 0,87% năm 2004 lên 1,16 % năm 2008 tức tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 4,15%. Số lao động có trình độ đại học có tăng nhưng đến năm 2008 lại giảm. Có lẽ trong năm 2008 với khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đôi chút tới lao động của công ty.Số lao động có trình độ cao đẳng cũng được cải thiện, tăng từ 1,3% năm 2004 lên 4,06% năm 2008 với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 3,79%. Lao động nghề phổ thông từ năm 2004 đến năm 2007 giảm nhưng năm 2008 lại tăng. Kết quả cho thấy sự chuyển dịch giữa các trình độ văn hoá của lao động chưa rõ rệt. Biểu đồ 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 Qua đồ thị ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trung cấp nghề chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trên đại học đang tăng lên. Theo bậc thợ : là chỉ tiêu mà qua đó chúng ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động. Trong công ty bậc thợ được chia làm 7 bậc. Bảng số liệu sau cho biết số người trong từng bậc thợ: Bảng 2.7 : Số liệu về bậc thợ của lao động trong công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 2004 1250 1430 1320 2965 1630 100 32 2005 1015 1380 1120 2750 1320 850 185 2006 935 1450 1037 2855 1480 680 141 2007 952 1450 1105 2573 1570 750 191 2008 944 1300 1077 2786 1455 770 283 Bảng 2.8:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ giai đoạn năm 2004-2008 Đơn vị :% Chỉ tiêu Năm Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 2004 14,32 16,39 15,12 34 18,68 1,15 0,37 2005 11,78 16 13 31,9 15,31 9,86 2,15 2006 10,89 16,9 12,1 33,28 17,25 7,93 1,64 2007 11,08 16,87 12,86 29,95 18,27 8,73 2,22 2008 10,96 15,09 12,5 32,33 16,89 8,94 3,28 Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ - lao động Với bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động trong giai đoạn 2004-2008 có nâng cao nhưng chưa đáng kể. Cụ thể, bậc thợ 1,2,3,4,5 có xu hướng giảm ở các năm, số lao động chủ yếu có trình độ thợ bậc 4, bậc thợ 6 tăng từ 1,15% năm 2004 lên 8,94% năm 2008, bậc thợ 7 tăng từ 0,37% năm 2004 lên 3,28% năm 2008. Biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ hơn về sự biến đổi đó: Biểu đồ 2.5:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ giai đoạn năm 2004-2008 Với bảng số liệu bậc thợ ở trên ta tính được bậc thợ bình quân của lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội như sau: Bảng 2.9. Bậc thợ lao động bình quân của lao động ở công ty giai đoạn 2004 -2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Bậc thợ bq 3,31 3,61 3,59 3,62 3,69 Số liệu trong bảng 2.6 chúng ta có thể thấy rõ hơn xu hướng biến động của bậc thợ bình quân của các năm qua biểu đồ tuyến tính sau: Biểu đồ 2.6 : Biểu đồ gấp khúc về bậc thợ bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2008 Qua chỉ tiêu bậc thợ bình quân chúng ta thấy rõ hơn về sự biến đổi trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động. Sự biến động của bậc thợ bình quân nhìn chung có xu hướng tăng, rõ nhất là năm 2004 bậc thợ bình quân tăng từ 3,31 lên 3,61 ở năm 2005. Sau đó, từ năm 2005 lại giảm xuống còn 3,59 trong năm 2006, từ năm 2006 đến năm 2008 bậc thợ bình quân tăng. 2.2.3 Phân tích biến động thời vụ của lao động công ty Do công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty kinh doanh, vận tải,vật tư, hàng hoá theo mùa vụ, đặc biệt vào các ngày lễ, tết, mùa thi, nghỉ hè,nên số lao động của công ty lúc thì nhàn rỗi lúc thì bận rộn. Do vậy, dùng phương pháp biến động thời vụ để thấy được biến động của lao động nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Bảng 2.10.Số lao động hàng tháng của 3 năm ở công ty và chỉ số thời vụ các tháng về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. Năm Tháng 2006 (người) 2007 (người) 2008 (người) Chỉ số thời vụ (lần) 1 8690 8645 8800 1,06 2 8615 8610 8782 1,05 3 7525 7503 7708 0,92 4 7850 6860 7416 0,89 5 7375 7580 7437 0,91 6 8116 8310 8168 0,99 7 8715 8706 8770 1,06 8 8637 8687 8616 1,05 9 7936 8219 8158 0,98 10 7725 8107 7985 0,96 11 8310 8486 8585 1,03 12 8680 8698 8670 1,05 Với bảng này ta thấy chỉ số thời vụ các tháng 1,2,7,8,11,12 đều lớn hơn 1có nghĩa là vào các tháng nghỉ hè, ngày tết, ngày thi đại học nhu cầu đi lại của khách hàng nhiều hơn nên việc kinh doanh của công ty được mở rộng, tàu hoạt động hết công suất nên số cán bộ kỹ thuật được bổ sung nhiều hơn. Do đó, các tháng này lao động tăng. Ngược lại, các tháng còn lại có chỉ số thời vụ nhỏ hơn 1 nghĩa là các tháng này việc kinh doanh của công ty nhàn rỗi nên lao động được nghỉ nhiều và kết quả là lao động giảm. 2.3 Phân tích NSLĐ của công ty vận tải hành khách ĐSHN Công ty vận tải hành khách ĐSHN là một doanh nghiệp vận tải đường sắt nên cơ sở vật chất bao gồm các hệ cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe và bộ phận điều hành vận tải. Có thể nói ngành đường sắt Việt Nam nói chung và công ty vận tải hành khách ĐSHN nói riêng có cơ sở hạ tầng đang ở trong tình trạng lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, thiết bị tại các Xí nghiệp đầu máy thiếu cả về số lượng lẫn chủng loại, lạc hậu về kỹ thuật và không đồng bộ. Với công nghệ lạc hậu như vậy, kết hợp với nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông nên NSLĐ của công ty thấp. NSLĐ bình quân hàng năm chỉ tăng 4,22%, cho thấy đây là vấn đề cấp bách mà công ty cần phải có biện pháp tăng năng suất. Biến động chung về NSLĐ của công ty Ta có bảng số liệu : Bảng 2.11 : Bảng số liệu về các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận và dạng nghịch năm 2004 và năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2008 Tốc độ phát triển Doanh thu( triệu đồng) DT 681488 1021000 1,5 Giá trị sản xuất(triệu đồng ) GO 712000 1215300 1,71 Giá trị tăng thêm(triệu đồng)VA 316200 616500 1,95 Số lao động bq( người) 8727 8615 0,98 Số ngày – người làm việc thực tế ( ngày – người) 2181750 1981450 0,91 Các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận: NSLĐ bq 1 lđ tính : Theo DT (trđ/người) - WL=DTL Theo GO (trđ/người) - WL=GOL Theo VA (trđ/người) – WL=VAL NSLĐ bq 1 ngày- người thực tế tính: Theo DT (trđ/ngày-người)- WNN=DTNN Theo GO (trđ/ngày-người)- WNN=GONN Theo VA (trđ/ngày-người) WNN=VANN Các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch: Mức hao phí 1 lao động tính : Theo DT ( người/trđ) lL=LDT Theo GO (người/trđ) lL=LGO Theo VA( người/trđ) lL=LVA Mức hao phí 1 ngày - người làm việc tính : Theo DT( ngày - người/trđ) lNN=NNDT Theo GO (ngày - người/trđ) lNN=NNGO Theo VA(ngày - người/trđ) lNN=NNVA 78,09 81,58 36,23 0,312 0,326 0,144 0,0128 0,0122 0,0276 3,21 3,06 6,90 118,51 141,06 71,56 0,515 0,613 0,311 0,00843 0,00708 0,0139 1,94 1,63 3,21 1,571 1,73 1,97 1,65 1,88 2,16 0,658 0,58 0,503 0,604 0,53 0,46 Nhận xét : Về NSLĐ bình quân 1 lao động được thể hiện qua 3 chỉ tiêu : NSLĐ bình quân một lao động tính theo doanh thu, NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo giá trị sản xuất, NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo giá trị gia tăng. Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh NSLĐ bình quân 1 lao động của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do tốc độ phát triển của DT,GO,VA lớn hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo VA có tốc độ phát triển lớn nhất. Cụ thể, năm 2004 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất thì tạo ra 36,23 triệu đồng còn năm 2008 tạo ra 71,56 triệu đồng tức tăng 97%. Về NSLĐ bình quân 1 ngày - người thực tế làm việc được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: NSLĐ bình quân 1 ngày - người thực tế làm việc tính theo giá trị sản xuất, tính theo doanh thu và tính theo giá trị tăng thêm. Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh NSLĐ bình quân 1 ngày - người thực tế làm việc của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do tốc độ phát triển của DT,GO,VA lớn hơn tốc độ phát triển của tổng số ngày làm việc thực tế trong năm. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu NSLĐ bình quân 1 ngày - người tính theo VA có tốc độ phát triển lớn nhất. Cụ thể năm 2004 cứ 1 ngày - người tham gia vào sản xuất thì tạo ra 0,144 triệu đồng còn năm 2008 tạo ra 0,311 triệu đồng tăng 116%. Về mức hao phí 1 lao động được thể hiện qua 3 chỉ tiêu : mức hao phí 1 lao động tính theo doanh thu, mức hao phí 1 lao động tính theo giá trị sản xuất và mức hao phí lao động tính theo giá trị tăng thêm. Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh mức hao phí 1 lao động của công ty năm 2008 giảm so với năm 2004 do tốc độ phát triển của DT, GO, VA lớn hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân. Về mức hao phí 1 ngày – người làm việc được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: mức hao phí 1 ngày - người làm việc tính theo doanh thu, tính theo giá trị sản xuất và tính theo giá trị tăng thêm. Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh mức hao phí 1 ngày – người làm việc năm 2008 giảm so với năm 2004 là do tốc độ phát triển của DT,GO,VA lớn hơn tốc độ phát triển của số ngày - người làm việc thực tế trong kỳ. Phân tích NSLĐ bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH1: NSLĐ bình quân của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - NSLĐ từng bộ phận trong kỳ. - Kết cấu lao động trong kỳ IW=IW×ILL W1W0=W1W01×W01W0 Với các số liệu thu thập được ta có bảng sau: Bảng 2.12 : Bảng tính các chỉ tiêu phân tích NSLĐ bình quân của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2007 và năm 2008 Chỉ tiêu Doanh thu (trđ) Số lao động(người) NSLĐ (trđ/người) 2007 2008 2007 2008 2007 2008 Thu hành khách 792673 808910 5320 5356 148,99 151,03 Thu hàng hoá 150256 192568 2981 3025 50,40 63,66 Thu hành lý 17560 19522 290 234 60,55 83,42 Tổng 960489 1021000 8591 8615 Từ số liệu bảng trên tính được các chỉ tiêu và thay vào mô hình ta được: 118,514111,8=118,514111,97×111,97111,8 1,06=1,058 ×1,001 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 6,714 = 6,544 + 0,17 (trđ/người) Lượng tăng (giảm) tương đối: 6,714111,8=6,544111,8×0,17111,8 6%=5,85%+0,15% Nhận xét: NSLĐ bình quân năm 2008 tăng 6% so với năm 2007 tức tăng 6,714trđ/người là do hai nhân tố: - Do NSLĐ từng bộ phận trong công ty vận tải hành khách ĐSHN tăng 5,8% làm cho NSLĐ bình quân tăng 6,544trđ/người. - Do kết cấu lao động thay đổi làm cho NSLĐ bình quân tăng 0,17trđ/người. Như vậy, trong 6% tăng lên của NSLĐ bình quân thì phần biến động của NSLĐ từng bộ phân làm NSLĐ tăng 5,85%, phần còn lại là phần biến động của kết cấu lao động làm NSLĐ tăng 0,15%. 2.4 Phân tích thù lao lao động của công ty 2.4.1 Phân tích thống kê tiền lương của lao động. a. Phân tích tình hình biến động chung tổng quĩ lương của công ty. - So sánh trực tiếp : tổng quỹ lương giữa năm 2004 và năm 2008: + Số tương đối : IF=F1F0=270085177174=1,52 + Số tuyệt đối : ∆F=F1-F0=270085-177174=92911 (trđ ) Như vậy, ta thấy IF>1 và ∆F>0 : Tổng quỹ lương của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004. So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh. + Số tương đối : IF=F1F0.IQ Trong đó : IQ = Q1Q0 - Chỉ số kết quả sản xuất, kinh doanh. Q có thể tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn và tính bằng tiền tệ ( GO,VA,NVA,DT,DT’) Với số liệu doanh thu năm 2004 và 2008 thay vào biểu thức ta có: IF=270085177174.1021000681488=1,017 > 1 + Số tuyệt đối : ∆F=F1-F0. IQ Thay số vào ta được : ∆F=270085-177174.1021000681488=4644 ( trđ )>0 Với kết quả IF>1 và ∆F>0 cho biết tình hình sử dụng quĩ lương của công ty năm 2008 lãng phí hơn năm 2004. Phân tích biến động tiền lương bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH2: Tiền lương bình quân của công ty tháng 12 năm 2008 tăng so với tháng 10 năm 2008 do: Tiền lương của từng lao động Kết cấu lao động trong kỳ. Ix=Ix∙ILL x1x0=x1x01×x01x0 Bảng 2.13: Bảng số liệu tính các chỉ tiêu để phân tích tiền lương bình quân tháng 10/2008 và tháng 12/2008 Chỉ tiêu Tổng quĩ lương (trđ) Số lao động (người) Tiền lương bình quân (trđ/người) 10/2008 12/2008 10/2008 12/2008 10/2008 12/2008 Lao động trực tiếp 17714 19807 7230 7560 2,45 2,62 Lao động gián tiếp 2548 3038 980 1055 2,6 2,88 Tổng 20262 22845 8210 8615 Thay số liệu vào mô hình 2 ta có kết quả : 2284520262=2284521265×2126520262 1,127=1,074×1,049 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối : 2583 = 1580 + 1003 (trđ/người) Lượng tăng (giảm) tương đối: 258320262=158020262+100320262 12,7%=7,8%+4,9% Nhận xét: Tiền lương bình quân của công ty tháng 12 năm 2008 tăng 12,7% tức 2583 triệu đồng so với tháng 10 năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Tiền lương bình quân của từng lao đông tăng 7,4% làm cho tiền lương bình quân tăng lên 1580 triệu đồng. - Kết cấu lao động thay đổi làm cho tiền lương bình quân tăng 1003 triệu đồng. Như vậy, trong 12,7% tăng của tiền lương bình quân là do phần biến động của tiền lương bình quân từng lao động làm tăng 7,8% và do phần biến động của kết cấu lao động làm tăng 4,9%. c. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và NSLĐ bình quân Với số liệu tiền lương bình quân và NSLĐ bình quân năm 2004 và năm 2008, chúng ta xem xét công ty có tôn trọng qui luật : tốc độ tăng tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ. Bảng 2.14: Bảng số liệu dùng để phân tích mối quan hệ giữa tiền lương và NSLĐ Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu(trđ) 681488 1021000 Quĩ lương ( trđ ) 177174 270085 Số lao động bq( người ) 8727 8615 NSLĐ bq (trđ/ người ) 78,09 118,51 Tiền lương bq( trđ ) 20,3 31,35 - Số tương đối : X1Xo : W1W0 = 31,3520,3:118,5178,09 = 1,544 : 1,517 = 1,018 >1 Số tuyệt đối : ( F1-F0.Q1Q0)=(270085-177174.1021000681488)= 4644 (trđ)>0 Kết quả cho thấy tính qui luật của tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ bình quân không được tôn trọng. Vì thế mà năm 2008 so với năm 2004 phải chi thêm 4644 triệu đồng cho quĩ lương. 2.4.2 Phân tích thu nhập của lao động Công thức tính thu nhập bình quân của lao động : VL=VL Trong đó : V là quĩ phân phối lao động L số lao động bình quân VL - thu nhập bình quân của lao động Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. MH3: Quỹ phân phối lần đầu của lao động do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Thu nhập bq 1 lao động trong kỳ - VL Số lao động bq trong kỳ - L V=VL×L VL1VL0L1L0=VL1VL0L1L1×VLoVL0L1L0 Bảng 2.15: Bảng số liệu dùng để phân tích quĩ phân phối lần đầu của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 và năm 2008 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Quĩ phân phối lần đầu ( trđ ) 203478 460041 số lao động bình quân( người ) 8727 8615 Thu nhập bình quân (trđ/người ) 23,315 53,4 Với số liệu trong bảng ta có : VL0×L1=200859 (trđ) Thay số vào mô hình ta có: 460041203478=460041200859×200859203478 2,26 =2,29 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 256563 = 259182 + ( -2619) trđ Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 256563203478=259182203478 +(-2619)203478 126% = 127,2% x (-1,28%) Nhận xét: Quĩ phân phối lần đầu của công ty năm 2008tăng so với năm 2004 126% tức là 256563 triệu đồng là do các nhân tố sau: Do thu nhập bình quân 1 lao động tăng 129% làm cho quỹ phân phối lần đầu của công ty tăng 259182 triệu đồng. Do số lao động bình quân của công ty giảm 2% làm cho quỹ phân phối giảm 2619 triệu đồng. Như vậy trong 126% tăng của quỹ phân phối lần đầu là do phần biến động của thu nhập bình quân của lao động làm quỹ phân phối tăng 127,2% và phần biến động của số lao động bình quân làm cho quĩ phân phối giảm 1,28%. MH 4: Quỹ phân phối lần đầu do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Thu nhập bq một ngày - người làm việc - VNN Số ngày làm việc thực tế của 1 lao động – N Số lao động bq trong kỳ - L V=VNN∙N∙L VNN1VNN0N1N0L1L0=VNN1VNN0N1N1L1L1×VNN0VNN0N1N0L1L1×VNN0VNN0N0N0L1L0 Bảng 2.16: Bảng số liệu dùng phân tích quĩ phân phối lần đầu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Quĩ phân phối (trđ ) 203478 460041 số lao động bq ( người ) 8727 8615 số ngày làm việc thực tế ( ngày ) 250 230 tổng số ngày - người thực tế lv 2181750 1981450 Thu nhập bq 1 ngày- người lv (trđ/ ngày người ) 0,093 0,232 Tính toán ta được : VNN0.N1.L1 =184275 (trđ ) VNN0.N0L1=200299 ( trđ ) Thay số vào mô hình ta có : 460041203478=460041184275×184275200299×200299203478 2,26 = 2,49 x 0,92 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 256563 = 275766 + (-16024) + (-3179) trđ Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 256563203478=275766203478 + (-16024)203478+(-3179)203478 126% = 135% + (-7,88%) + (-1,56%) Nhận xét : Quĩ phân phối lần đầu của công ty năm 2008 tăng 126% so với năm 2004 tức là 256563 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố: Do thu nhập bình quân 1 ngày - người làm việc tăng 149% làm cho doanh thu tăng 275766 triệu đồng. Do số ngày làm việc thực tế của lao động giảm 8% làm cho doanh thu giảm 16024 triệu đồng. Do số lao động bình quân giảm 2% laà cho doanh thu giảm 3179 triệu đồng. Như vậy, trong 126% tăng của doanh thu là do phần biến động của thu nhập bình quân 1 ngày - người làm việc làm tăng 135%, phần biến động của số ngày làm việc thực tế của lao động làm giảm 7,88% và phần biến động của số lao động làm giảm 1,56%. Phân tích mức độ tập trung thu nhập của lao động trong công ty. Bảng 2.17 : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty năm 2008 TNBQ (trđ ) xi tỷ trọng lđ theo nhóm (%) pi tổng thu nhập theo nhóm xi.pi tỷ trọng thu nhập theo nhóm% qi cộng dồn % TN (%) Qi Qi+Qi-1 (%) pi(Qi+Qi-1) A B C CC 2,567 20 51,34 11,3 11,3 11,3 2,26 3,05 20 61 13,45 24,75 36,05 7,3 4,522 20 90,44 19,91 44,66 69,41 13,88 6,03 20 120,6 26,56 71,22 115,88 23,17 6,54 20 130,8 28,78 100 171,22 34,244 tổng 100 454,18 100 80,854 Theo số liệu bảng trên ta tính được hệ số Loren : G = 1 - pi.(Qi+Qi-1)100=1-80,854100=0,1914 Như vậy ta thấy sự phân bố thu nhập của công ty tương đối bình đẳng giữa lao động, nhưng trong nền kinh tế thực tế thì hệ số Loren đạt 0,3 – 0,4 thì nền kinh tế đạt hiệu quả. 2.5. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới kết quả hoạt động kinh doanh. 2.5.1. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới doanh thu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH 5 : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 2 nhân tố : NSLĐ bq 1 lao động Số lao động bq wL1 WL2L1L0 =WL1wL0L1L1×WL0WLoL1L0 Bảng 2.18: Bảng số liệu dùng phân tích doanh thu của công ty vận tải hành khách ĐSHN do ảnh hưởng của 2 nhân tố năm 2004 và năm 2008 Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu (triệu đồng ) 681488 1021000 số lao động bq( người) 8727 8615 NSLĐ( trđ/người ) 78,09 118,51 Từ số liệu bảng trên ta có : WL0×L1=672745 (trđ) Thay số vào mô hình ta được : 1021000681488=1021000672745×672745681488 1,49 = 1,52 ×0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = 348255 + ( -8743 ) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=348255681488+-8743681488 49,8% = 51,1% + ( -1,28%) Nhận xét : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 49% so với năm 2004 tức tăng 33951 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Do NSLĐ bình quân 1 lao động tăng 52% làm cho doanh thu của công ty tăng 348225 triệu đồng Do số lao động bình quân của công ty giảm 2 % làm cho doanh thu của công ty giảm 8743 triệu đồng. Như vậy, trong 49,8% tăng của doanh thu là do phần biến động của NSLĐ bình quân làm doanh thu tăng 51,1 % và phần biến động của số lao động bình quân làm doanh thu giảm 1,28 %. MH6 :Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐ bq 1 ngày – người Số ngày làm việc thực tế bq 1 lao động Số lao động bq WNN1WNNoN1N0L1L0= WNN1WNN0N1N1L1L1×WNN0WNN0N1N0L1L1×WNN0WNN0N0NoL1L0 Bảng 2.19: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu ( triệu đồng) 681488 1021000 số ngày thực tế làm việc (ngày) 250 230 số lao động bq( người ) 8727 8615 Số ngày - người thực tế làm việc 2181750 1981450 NSLĐ bq 1 ngày -người WNN=DTNN( trđ/ngày-người) 0,312 0,515 Từ số liệu bảng trên ta có: WNN0×N1×L1=618212 trđ WNN0×N0×L1=671970trđ Thay số vào mô hình trên ta được: 1021000681488=1021000618212×618212671970×671970681488 1,498 = 1,65 x 0,92 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = 402788 + (-53758) + (-9518) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=402788681488+(-53758)681488+(-9518)681488 49,8% = 59,1 % + (-7,89%) + (-1,39)% Nhận xét : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 49,8 % so với năm 2004 tức tăng 339512 triệu đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố : - Do NSLĐ bình quân 1 ngày - người tăng 65 % làm cho doanh thu tăng 402788 triệu đồng - Do số ngày thực tế làm việc bình quân 1 lao động giảm 8% làm cho doanh thu giảm 53758 triệu đồng - Do số lao động giảm 2% làm cho doanh thu giảm 9518 triệu đồng Như vậy, trong 49,8 % tăng của doanh thu là do phần biến động của NSLĐ bình quân 1 ngày - người làm doanh thu tăng 59,1%, phần biến động của số ngày thực tế làm việc bình quân 1 lao động làm doanh thu giảm 7,89% và phần biến động của số lao động bình quân làm doanh thu giảm 1,39%. MH 7: : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động Thu nhập bình quân 1 lao động Số lao động bình quân HV1HV0VL1VL0L1L0=HV1HV0VL1VL1L1L1×HV0HV0VL1VL0L1L1×HV0HV0VL0VL0L1L0 Bảng 2.20: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu (trđ) 681488 1021000 Quĩ phân phối (trđ) 203478 460041 Lao động bình quân(người) 8727 8615 Thu nhập bq (trđ/người) 23,315 53,4 hiệu năng sử dụng quĩ phân phối cua lao động (trđ/trđ) 3,35 2,219 Tính toán ta được kết quả như mô hình sau : 1021000681488=10210001541137×1541137672877×672877681488 1,498 = 0,66 x 2,29 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = (-520137)+ 868260 + (-8611) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=-520137681488+868260681488+-8611681488 49,8% = (-76,32%) + 127,4% + (-1,26%) Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so 49,8% so với năm 2004 là do ảnh hưởng của các nhân tố : Do hiệu năng sử dụng quĩ phân phối lần đầu của lao động giảm 34% làm cho doanh thu giảm 520137 triệu đồng Do thu nhập bình quân 1 lao động tăng 129% làm cho doanh thu tăng 868260 triệu đồng Do số lao động giảm 2% làm cho doanh thu giảm 8611 triệu đồng. Như vậy, trong 49,8 % tăng của doanh thu là do phần biến động của hiệu năng sử dụng quĩ phân phối của lao động làm giảm 76,32%, phần biến động của thu nhập bình quân 1 lao động làm tăng 127,4% và phần biến động của lao động bình quân làm giảm 1,26%. 2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới lợi nhuận của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH8 : Lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động( RL - Số lao động bq(L) RL1RL0L1L0=RL1RL0L1L1×RL0RL0L1L0 Bảng 2.21: Bảng số liệu dùng để phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố năm 2007 và năm 2008 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Lợi nhuận( M: triệu đồng) 259332 306300 số lao động bq( L :người ) 8591 8615 RL=ML ( trđ / người ) 30,18 35,55 Thay số vào mô hình ta có : 306300259332=306300260001×260001259332 1,181=1,171×1,003 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 46968 = 46299 + 669 (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 46968259332=46299259332+669259332 18,11% = 17,85% + 0,25% Nhận xét: Lợi nhuận của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2008 tăng 18,11 % so với năm 2007 tức là tăng 46968 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Do tỷ suất lợi nhuận tính trên một lao động tăng 17,1 % làm cho lợi nhuận tăng 46299 trđ Do số lao động bình quân của công ty tăng 0,3% làm cho lợi nhuận tăng 669 trđ. Như vậy trong 18,11 % tăng của lợi nhuận là do phần biến động của tỷ suất lợi nhuận một lao động làm tăng 17,85 % và phần biến động của lao động làm tăng 0,25%. MH 9 : Lợi nhuận của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội năm 2008 tăng so với năm 2007 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động - RL Thu nhập bình quân 1 lao động trong kỳ - VL Số lao động bình quân có trong kỳ - L M=RL×VL×L RL1RL0VL1VL0L1L0=RL1RL0VL1VL1L1L1×RL0RL0VL1VL0L1L1×RL0RL0VLoVL0L1L0 Bảng 2.22: Bảng số liệu phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2007 và năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận (trđ) 259332 306300 Quĩ phân phối lần đầu (trđ) 367008 460041 Tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu (trđ/trđ) 0,71 0,67 Số lao động bình quân (người) 8591 8615 Thu nhập bình quân 1 lao động (trđ/người) 3,56 4,45 Theo bảng ta tính được kết quả và thay vào mô hình ta có: 306300259332=306300326629×326629261303×261303259332 1,181=0,937×1,25×1,007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối : 46968 = -20329 + 65326 + 1971 (trđ) Lượng tăng giảm tương đối: 46968259332=-20329259332+65326259332+1971259332 18,1%=-7,84%+ 25,19%+0,76% Nhận xét :Lợi nhuận của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2008 tăng 18,1% so với năm 2007 tức tăng 46968 trđ là do ảnh hưởng của : Do tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động giảm 6,3% làm cho lợi nhuận giảm 20329 triệu đồng. Do thu nhập bình quân một lao động trong kỳ tăng 25% làm cho lợi nhuận tăng 65326 triệu đồng. Do số lao động bình quân trong kỳ tăng 0,7% làm cho lợi nhuận tăng 1971 triệu đồng. Như vậy, trong 18,1% tăng của lợi nhuân là do phần biến động của tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu làm giảm 7,84%, phần biến động của thu nhập của lao động làm tăng 25,19% và phần biến động của số lao động làm tăng 0,76%. CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Đánh giá chung về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. Theo đánh giá và phân tích trên ta thấy được những mặt hạn chế và tích cực về lao động trong công ty như sau: Hạn chế , Thứ nhất, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hoá của người lao động vẫn chưa được nâng cao. Thứ hai, NSLĐ thấp, tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng NSLĐ chưa đảm bảo được qui trình cho người lao động. Thứ ba, thu nhập của cán bộ công nhân viên tuy có tăng trưởng nhưng giá cả sinh hoạt tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và tư tưởng người lao động. Thứ tư, công tác thống kê còn thiếu nhân viên nên hệ thống số liệu vẫn chưa đầy đủ. Tích cực, trong 5 năm hoạt động với cơ chế mới công ty đã thu hút được khá nhiều lao động đặc biệt là năm 2004 tăng từ 7260 người năm 2003 lên 8727 người. Trình độ văn hóa của lao động có cải thiện nhưng chưa rõ rệt. Trình độ tay nghề và chuyên môn của lao động tăng lên thấy rõ được qua chỉ tiệu bậc thợ bình quân. Đời sống của người lao động được công ty hết sức quan tâm và có các chính sách cải thiện cho người lao động. Tình hình phân phối thu nhập trong công ty giữa lao động tương đối bình đẳng. Thu nhập có xu hướng tăng. 3.2. Mục tiêu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trong năm tới. Với mục tiêu chung của công ty: “Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững” Công ty đảm bảo vững chắc an toàn mọi mặt, đặc biệt là an toàn chạy tàu, không để xảy ra tai nạn nặng, nhẹ, tai nạn nghiêm trọng và trở ngại do chủ quan gây ra. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở tất cả các ga cũng như trên cơ quan. Không để xảy ra hiện tượng mất cắp vật tư, thiết bị và tài sản của ngành. Khi xảy ra tai nạn, trở ngại do khách quan, phải nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục nhanh nhất giao thông Đường sắt. Đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân tăng 8% so với năm 2008. Thường xuyên đầu tư nâng cao chất lượng khu nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn tập thể của cán bộ công nhân viên các ga. Phát huy dịch vụ ngoài vận tải đã có tại các ga, tìm thêm việc mới để tăng thu nhập, phấn đấu doanh thu ngoài vận tải tăng 13% trở lên so với năm 2008; một số ga, cơ quan có điều kiện giữ mức thu nhập ngoài vận tải bình quân mỗi người 100.000 – 200.000đ/tháng. Thu nhập của đội xếp dỡ thủ công ổn định, đảm bảo đủ việc làm cho công nhân trong đội. Các đơn vị có điều kiện, bằng nguồn lực dịch vụ thu được tổ chức cho 100% cán bộ công nhân viên đi thăm quan du lịch. Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức động viên, thăm hỏi cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp đang công tác và đã nghỉ chế độ khi có chuyện vui, buồn, nhân dịp lễ, tết. 3.3. Kiến nghị. Về phía Nhà nước: Trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt, đòi hỏi phải có một khối lượng vốn đầu tư lớn mà trong hoàn cảnh hoạt động kinh doanh của ngành thường xuyên không có lãi, thì việc có đủ vốn để cải tạo nâng cấp hạ tầng đường sắt là nằm ngoài khả năng của ngành. Vì thế Nhà nước nên dành cho ngành Đường sắt tỷ lệ vốn ODA nhiều hơn, và tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành Đường sắt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các chính sách, cơ chế, có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ phát triển ngành Đường sắt. Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh, hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động để người lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình. Về phía tổng cục thống kê: cần phổ biến tầm quan trọng của công tác thống kê cho các công ty trong nước, thường xuyên mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng thi công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm công tác thống kê tại doanh nghiệp. Về phía Tổng công ty: quan tâm hơn nữa tới đời sống của người lao động, thường xuyên tổ chức các cuộc thi có qui mô lớn cho người lao động, để họ có tinh thần thoải mái khi học và làm việc tại công ty. 3.4. Giải pháp Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội với qui mô sản xuất kinh doanh khá rộng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì đầu tiên là việc tìm các giải pháp để nâng cao nguồn lao động của công ty. Sau đây là một số giải pháp : Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động được giải quyết kịp thời, đúng qui định. Công ty lấy pháp luật lao động mà nhà nước ban hành làm căn cứ xác định nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động. Tôn trọng vai trò cá nhân cũng như đặt đúng trách nhiệm cá nhân là một nhân tố quan trọng lành mạnh hoá bộ máy hành chính hiện nay. Giải quyết tốt chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp cho lao động, đó là cái gốc của vấn đề, là điều kiện tiên quyết để nâng cao tính tích cực của lao động. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng lao động hiện tại. Công ty cần tổ chức các khóa học ngắn hạn, định kỳ để các cán bộ có thể tiếp cận kịp thời những kiến thức tiên tiến về công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh. Công ty có thể đào tạo lao động thông qua hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, tạo cơ hội cho lao động phát triển năng lực. Bên cạnh đó cũng có thể mời các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực kế hoạch đến giảng dạy tại Công ty. Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ thì Công ty cũng cần có chế độ khuyến khích, hỗ trợ cũng như sử dụng nhân viên sau khi đào tạo như: nâng lương, thưởng theo chất lượng công việc, sắp xếp làm việc ở những vị trí phù hợp với chuyên môntừ đó có thể thúc đẩy các cán bộ, nhân viên tích cực và tự giác trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Xây dựng chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân sự hợp lý nhằm thu hút lực lượng lao động có chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề. Muốn thu hút được nhân viên giỏi công ty cần tạo được môi trường làm việc tốt, có chính sách đãi ngộ xứng đáng Cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho người lao động. Tiếp tục phát huy các thế mạnh của các đơn vị có điều kiện làm dịch vụ ngoài vận tải, tìm thêm việc làm mới để tăng thu nhập, mở rộng các hình thức dịch vụ vừa nâng cao chất lượng phục vụ, vừa tạo thêm thu nhập cho người lao động. Thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn hoá Việt Nam nhằm rèn luyện sức khỏe cho lao động, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Giáo dục nâng cao giá trị nghề nghiệp. Người lao động làm việc tích cực hơn khi nghề nghiệp của họ được xã hội tôn vinh, coi trọng,Muốn vậy, nghiêm túc mức lương phải đảm bảo mức sống trung bình của xã hội. KẾT LUẬN Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Do đó lao động là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của mỗi công ty, doanh nghiệp và đặc biệt là đối với công tác kinh doanh của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và dựa trên những kiến thức lý luận đã được trang bị trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em đã hiểu được rõ hơn về công tác đào tạo, thu hút lao động cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng lao động của công ty. Trong quá trình phân tích em đã đưa ra được những mặt hạn chế, tích cực về lao động của công ty và có đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề đó. Tuy đã cố gắng hết sức, song trong quá trình thực hiện chuyên đề này em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các chú trong phòng tổ chức cán bộ - lao động thuộc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, và các bạn để cho Chuyên đề được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Trần Thị Mỳ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K HẢO 1. Giáo trình “ Lý thuyết Thống kê”, chủ biên PGS. TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu 2. Giáo trình “Thống kê công nghiệp”, chủ biên PGS. TS. Nguyễn Công Nhự. 3. Giáo trình “Thống kê kinh doanh”, chủ biên PGS. TS. Nguyễn Công Nhự - GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm 4. Giáo trình “Thống kê lao động”, chủ biên PGS. TS. Phan Công Nghĩa 5. Luận văn “Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Công ty EURO WINDOW” của sinh viên Nguyễn Hương Giang 6. Trang Web “www.hids.hochiminhcity.com.vn" “www.gso.gov.com" NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . . . . . . . . . . . . . . Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2373.doc
Tài liệu liên quan