MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm chung về XĐGN các chuẩn nghèo và phương pháp xác định nghèo đói
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
1.1.2. Chuẩn nghèo đói và các phương pháp xác định nghèo đói
1.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới đói nghèo
1.3. Bức tranh nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam
1.4. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI
2.1. Đặc điểm tình hình chung thành phố Yên Bái
2.2. Thực trạng nghèo đói của thành phố Yên Bái trong những năm qua
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở thành phố Yên Bái
2.4. Tình hình XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005
2.5. Những kết quả đạt được trong công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005
2.6. Nhận xét và đánh giá
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái và đề xuất một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đối tượng chính sách: 53.
Thương binh hạng 2/4 : 2.
Thương binh hạng 3/4: 2.
Thương binh nặng 4/4: 17.
Gia đình liệt sĩ: 24.
Cán bộ tiền khởi nghĩa: 6.
Bệnh binh hạng 2/3:2.
Xoá nghèo, phấn đấu đến hết năm 2003 như sau:
Số hộ thoát nghèo : 50 hộ.
Số hộ nghèo còn lại: 664 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 3,38%.
Năm 2004 số hộ thoát nghèo : 145 hộ.
Số hộ nghèo còn lại : 519 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2,61%.
Năm 2005 số hộ thoát nghèo : 124 hộ.
Số hộ nghèo còn lại : 395 hộ.
Tỷ lệ hộ nghèo: 2% .
Xác định chỉ tiêu tạo việc làm, đào tạo nghề và dậy nghề trên toàn thành phố. Vì tổng số lao động trong độ tuổi là 53.657 trong đó có 1487 không có việc làm chiếm 3,9% năm 2002, phấn đấu đến hết năm 2003 còn lại 3,6%, nâng hệ số sử dụng thời gian lao đông ở khu vực nông thôn từ 79% năm 2002 lên 81% năm 2003. Dự kến lao động cần phải giải quyết việc làm năm 2003 là 1487. Trong đó bố trí lao đông trong các ngành lao động như sau :
+ Từ xây dựng cơ sở hạ tầng : 82.
+ Từ chương trình công nghiệp, TTCN, thưong mại: 155.
+ Từ chương trình vay vốn GQVL : 630.
+ Từ chương trình XĐGN: 265.
+ Từ phát triển kinh tế hộ gia đình, tự tạo việc làm : 285.
+ Thu hút lao động vào làm việc ở HTX, TTCN, vận tải, dịch vụ: 50.
+ Từ giải quyết lao động vào làm việc ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 10.
+ Từ xuất khẩu lao động ( XKLĐ): 10.
Để nâng cao hiệu quả lao động cho các đối tượng lao động và chính người sử dụng lao động, phải xây dựng kế hoach đào tạo nghề và dạy nghề cho 150 học viên với 70 người học ngắn hạn và 80 người học dài hạn. Vì khi trình độ của người lao động cũng như tay nghề nâng cao điều đó giup cho bản thân người lao động có được thu nhập cao mà còn đảm bảo chất lượng và uy tín cho người sử dụng lao động, thành phố chú ý đến công tác ( XKLĐ), vì đây là một trong những chủ trương XĐGN đem lại hiệu quả cao cho người lao động. Để cho các hoạt động trên đạt hiệu quả cao thì kế hoạch cho vay vốn GQVL cho các đối tượng để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh dần cải thiện đời sống cho chính bản thân các gia đình và góp phần vào chương trình XĐGN chung của tỉnh và cả nước. Tổng số vốn thành phố quản lý năm 2002 là 4.300.000.000 đồng và nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia GQVL là 5.600.500.000.đồng. Ngoài ra còn huy động nguồn vốn từ NHNN, NHCS, Quỹ tín dụng còn có tiền vốn từ quỹ của các hội : HND, HCCB, HPN cùng với sự tham gia của các cơ quan đoàn thể.
Khi các đối tượng được ưu tiên vay vốn phát triển và mở rộng sản xuất với các mô hình như vườn – ao – chuồng – rừng, tiểu thủ công nghiệp... muốn cho các mô hình này hoạt động đạt được hiệu quả cao thì thành phố đã thành lập các phòng ban với các bộ phận chuyên môn, giúp đỡ các hộ nghèo trong quá trình sản xuất được đúng hướng, tránh đi những rủi ro bất cập do thiếu kinh nghiệm làm ăn. Ngoài ra còn tổ chức các buổi học để đào tạo và nâng cao trình độ cho các cán bộ tham gia công tác XĐGN.
Không ngừng vận động tuyên truyền, giác ngộ ý thức tự vươn lên của các đối tượng khi tham gia vào công tác XĐGN, vì coong có thành công hay không, thu hút được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể điều đó còn phụ thuộc vào thái độ của chính bản thân các hộ nghèo và cán bộ trực tiếp tham gia chương trình.
Phát triển kinh tế đi đôi với XĐGN bền vững. Tỉnh và thành phố tập trung đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các phường giàu phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ cho phường, xã nghèo, tham gia tích cực vào thực hiện các chính sách dự án XĐGN. Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo.
Tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận các dich vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, lâm ngư và hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn, giáo dục, y tế, văn hoá...Đến với người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo ở phường Yên Thịnh phát triển sản xuất, nâng cao dân trí. Trước hết, bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình ..., tăng tỷ lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao các chất lượng dịch vụ.
Huy động bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho các địa bàn trọng điểm và các hoạt động ưu tiên. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng này là tập trung giải quyết các công trình phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiện phát triển kinh té và ổn định đời sống như thuỷ lợi, trường học, trạm y tế... các hoạt động ưu tiên là cung cấp tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đặc biệt nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN, đặc biệt là đào tạo cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ tăng cường, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng.
Phát huy nỗ lực đi đôi với củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế. Động viên người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, nhà nước và cộng đồng đã đóng vai trò hỗ trợ và tập chung vào các vùng trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, cuả các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, hỗ trợ người nghèo, xã nghèo. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính đẩy nhanh quá trình XĐGN.
Để cho công tác XĐGN đạt được kết quả cao thì UBND thành phố Yên Bái đã xác định các chính sách và dự án của chương trình, qua đó có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban nhằm thực hiện đúng vai trò chức năng của mình. Ngoài ra công tác XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của các phòng ban mà còn có sự tham gia tích cực của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội với các mục tiêu kế hoạch cụ thể để cho các đối tượng nghèo có điều kiện tự vươn lên phát triển kinh tế.
Các chính sách, dự án dành cho chương trình xoá đói giảm nghèo
+ Chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo với mục tiêu là cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp không phải thế chấp để XĐGN.
Nội dung: Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo.
Huy động mọi nguồn vốn nhàn dỗi của nhân dân, vốn lồng ghép các chương trình, vốn của các tổ chức quốc tế, vốn giải quyết việc làm, vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đảm mỗi năm cho các hộ nghèo có nhu cầu vay từ 3 -5 tỷ đồng. Nâng mức vay cao cho các hộ có nhu cầu phát triển sản xuất lớn từ 3-5 triệu đồng một hộ.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ tổ nhóm về công tác XĐGN, biết hướng dẫn hộ nghèo phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn có hiệu quả kinh tế.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng vốn cho vay kịp thời phát hiện những tồn tại trong quy trình vay vốn và sử dụng vốn.
+ Các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế:
Mục tiêu: Đảm bảo cho người nghèo được hưởng các chế độ chính sách khi đi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giành một nguồn ngân sách hỗ trợ cho người nghèo tham gia thực hiện chương trình KHHGĐ.
Nội dung: Tăng cường vật chất xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các phòng khám khu vực và trạm xá xã phường kinh phí từ 3 - 5 triệu đồng. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ y bác sỹ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho cơ sở.
Giành nguồn ngân sách hàng năm để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và thuốc dự phòng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đi đôi với khuyến khích vật chất để các đối tượng hộ nghèo tham gia thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình.
+ Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục:
Mục tiêu: Đảm bảo 100% con người nghèo được đến trường học, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, phấn đấu kinh phí đầu tư từ 5 -10 tỷ đồng trong 5 năm tới. Đến năm 2005 thành phố có 40% các trường học được xây dựng cấp 3 và 2 tầng trở lên, không còn lớp học tạm bợ.
Nội dung: Bố trí mạng lưới trường lớp hợp lý trên địa bàn dân cư, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
Miễn giảm học phí và các chuẩn đóng góp xây dựng trường lớp cho con hộ nghèo, thành phố giành mỗi năm từ 5 –10 triệu đồng ngân sách để hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên con các hộ gia đình nghèo theo quy định của nhà trường.
Tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, lớp học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là ưu tiên đầu tư cho 4 xã Tuy Lộc, Tân Thịnh, Nam Cường, Minh Bảo. Từ năm 2001 - 2005 phấn đấu xây dựng mới 100 phòng học cấp 3 với tổng số vốn tư từ 5 - 9 tỷ đồng.
+ Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo:
Mục tiêu: Tạo điều kiện cho hộ nghèo nắm được kiến thức phổ thông về pháp luật và các chính sách của Đảng và Nhà nước để phát huy vai trò của mình trong đời sống kinh tế xã hội.
Nội dung: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN về chuyên môn và năng lực pháp lý để tuyên truyền đến các hộ nghèo.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể phổ biến và tư vấn về pháp lý, hướng dẫn cách làm kinh tế, hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chỉ đạo kỹ thuật, chính sách vay vốn.
Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm làm ăn ở các tổ chức quần chúng và cụm dân cư. Đầu tư cho chương trình này là 100.000.000 đồng.
+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã phường, trong đó ưu tiên đầu tư các xã, cơ sở hạ tầng còn khó khăn như Minh Bảo, Tân Thịnh.
Đầu tư vào xây dựng hệ thống giao thông nội thị và hệ thống giao thông liên thôn, xã, hệ thống điện dân dụng, hệ thống nước sạch, hệ thống công trình thuỷ lợi. Các
Trường học trong đó ưu tiên trường mẫu giáo mần non và tiểu học, trạm y tế, chợ khu vực và một số điểm hoạt động văn hoá thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 300 tỷ đồng.
+ Dự án phát triển kinh tế giải quyết việc làm:
Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ . Hình thành phố nghề, sản xuất hàng hoá khôi phục một số nghề như làm chổi chít, đan tre xuất khẩu, cơ khí, gốm sứ, khai thác chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thương mại du lịch. Đối với vùng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu đưa một số phần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề và sản xuất hàng hoá là chủ yếu, đầu tư vùng chuyên canh cây chè, cây ăn quả, trồng rau sạch, rừng phong cảnh, hình thành các trang trại kết hợp giữa cây trồng, vật nuôi và dịch vụ chế biến sản phẩm. Kinh phí cho dự án là 150 triệu đồng. Ngoài ra còn có các tổ chức tập huấn đào tạo nghề cho người nghèo.
+ Dự án huy động vốn tín dụng:
Tập chung khai thác và sử dụng triệt để có hiệu quả nguồn vốn vay XĐGN từ Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách , dự kiến giai đoạn 2001- -2005 hỗ trợ cho vay 18.000 lượt hộ nghèo được vay với số vốn là 30 tỷ đòng. Củng cố kiện toàn các hợp tác xã , tín dụng, hình thành các tổ chức tín dụng người nghèo, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân để cho vay phục vụ người nghèo với lãi suất ưu đãi. Phấn đấu huy động cho vay mỗi năm từ 8 - 10 tỷ đồng cho đối tượng nghèo có nhu cầu vay vốn. Thành phố trích ngân sách từ 100 – 300 triệu đồng hỗ trợ cho dự án tín dụng người nghèo để giúp họ vay vốn với lãi suất thấp.
Các xã, phường huy động và trích ngân sách để có từ 10 – 15 triệu giành cho quỹ XĐGN ở địa phương hỗ trợ vay vốn. Dự án nâng cao năng lực XĐGN cho cán bộ làm công tác XĐGN. Trang bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái và cơ sở những kiến thức chủ chương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, nội dung chương trình XĐGN, những kỹ năng cơ bản để tổ chức thực hiện và quản lý chương trình. Tổ chức tập huấn các kiến thức quản lý kinh tế, tư duy làm kinh tế và năng lực chỉ đạo hoạt động XĐGN. Dự kiến kinh tế đào tạo cho cơ sở là 10 triệu đồng mỗi năm.
+ Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá thông tin:
Hỗ trợ người nghèo cải thiện đời sống tinh thần, có điều kiện tiếp thu thông tin khoa học, văn hoá đời sống, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận với đời sống văn hoá mới. Xây dựng hỗ trợ phương tiện nghe nhìn, hệ thống phát thanh, truyền thanh và truyền hình ở các xã vùng sâu như Minh bảo, Tân thịnh và một số khu vực trung tâm ở các xã Tuy Lộc, Nam Cường, duy trì và củng cố trạm phát thanh bốn xã. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, hình thành các đường phố văn hoá, làng xóm văn hoá, xây dựng các quy ước, hương ước văn hoá tiến bộ.
Xây dựng các điểm vui chơi hoạt động văn hoá thể dục thể thao, tạo điều kiện hoạt động giao lưu để người nghèo tiếp cận với văn hoá mới.
Ngoài các chính sách, dự án trên còn huy động xây dựng các mô hình XĐGN như: Mô hình tiết kiệm của Hội liên hiệp phụ nữ ( HLHPN ), trên cơ sở hội giúp hội viên với tổ nhóm hỗ trợ về hướng dẫn cách làm ăn, tín dụng tiết kiệm. Mô hình hướng dẫn nông dân nghèo cách làm ăn XĐGN của Trung ương hội Nông dân việt Nam với nhiêù hình thức, giải pháp khác nhau, hình thành công thức phát triển kinh tế với cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm. Mô hình hỗ trợ thanh niên nông thôn XĐGN và đã hình thành phong trào thanh niên lập nghiệp, mô hình trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, vì khi thực hiện mô hình XĐGN chính là việc lựa chọn giải pháp thực hiện đồng bộ chính sách, dự án XĐGN, phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện XĐGN bền vững.
Xác định vấn đề giới trong XĐGN vì tỷ lệ phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người nghèo của cả nước. Việc đưa vấn đề giới vào trong dự án XĐGN là đem lại quyền lợi ngang nhau cho cả phụ nữ và nam giơí nghèo, chính vì vậy xác định vấn đề giới là góp phần giảm tỷ lệ phụ nữ nghèo, trên cơ sở đó mà giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo chung của địa phương xuống.
Quá trình tham gia xoá đói giảm nghèo của các ban ngành và các tổ chức cơ sở:
Sau khi kiện toàn lại Ban chỉ đạo XĐGN ở thành phố Yên Bái và các xã phường đã thành lập các ban và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Phòng kế hoạch và đầu tư: Chủ trì và phối hợp với phòng tài chính và các ngành căn cứ vào kế hoạch của trên và cân đối ngân sách, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội gắn với chương trình XĐGN. Hướng dẫn các ngành, các xã, phường lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội có liên quan đến mục tiêu XĐGN thực hiện chuyển giao công nghệ cho người nghèo.
- Phòng tài chính: Phối hợp với phòng kế hoạch và đầu tư, xác định nguồn vốn ngân sách của địa phương tham mưu cho thành phố đầu tư cho chương trình XĐGN. Hướng dẫn cơ chế quản lý các nguồn vốn huy động cho XĐGN, theo dõi việc sử dụng nguồn vốn và thu hồi vốn.
-Phòng công nông nghiệp: Chủ trì xây dựng các dự án, phát triển ngành nghề, công nghiệp, TTGN, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cây trồng vật nuôi.Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm và phát triển ngành nghề, kinh phí khoảng 350 triệu đồng.
- Phòng giao thông công chính: Phối hợp với phòng kế hoạch thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dự án phát triển giao thông nông thôn. Đầu tư nâng cấp trụ sở các xã, các trung tâm văn hoá thể thao, công trình nước sạch, hệ thống điện sinh hoạt cho các hộ vùng sâu, vùng khó khăn.
- Phòng giác dục đào tạo: Tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ người nghèo trong giáo dục với việc miễn giảm học phí, trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Phối hợp với phòng kế hoạch, phòng giao thông công chính lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học thuộc xã , phường có nhiều khó khăn.Tổng kinh phó đầu tư là 10 tỷ đồng.
- Trung tâm y tế thành phố: Phối hợp với ngành y tế và các phòng ban chuyên môn để đầu tư nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho các hộ nghèo. Tổng kinh phí trong 5 năm là 5,5 tỷ đồng.
- Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách: Chủ trì triển khai dự án tín dụng tổ chức cho vay các hộ nghèo vốn XĐGN và tổ chức thu hồi vốn. Tổng kinh phí là 30 tỷ đồng.
- Phòng tổ chức Lao động thương binh xã hội: Là cơ quan thường trực của chương trình XĐGN và thành phố trực tiếp theo dõi, chủ trì phối hợp với các phòng ban, tổ chức đoàn thể của thành phố để tổ chức thực hiện. Hướng dẫn các xã phường thực hiện chương trình, triển khai các chính sách xã hội, tạo việc làm cho người nghèo.Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình XĐGN và điều tra đói nghèo hàng năm.
- Các tổ chức đoàn thể: MTTQ, HPN, HCCB, ĐTN, Liên đoàn lao động thành phố phối hợp với các phòng ban thành phố, xã, phường chỉ đạo hệ thống tổ chức của mình tham gia thực hiện chương trình XĐGN, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong tổ chức của mình về các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XĐGN. MTTQ và các đoàn thể làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động xây dựng quỹ hỗ trợ người nghèo và tổ chức tốt ngày “ Vì người nghèo” hàng năm.
- Các xã phường: Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương tổ chức khảo sát đói nghèo hàng năm, phân loại nguyên nhân đói nghèo để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời. Xây dựng chương trình XĐGN cụ thể cho địa phương mình, chỉ đạo việc triển khai vay vốn và giám sát sử dụng vốn vay, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, định hướng cho người nghèo sản xuất kinh doanh, chăn nuôi tăng gia phù hợp với điều kiện và quy mô của mình. Bố trí cán bộ chuyên trách tham gia theo dõi chỉ đạo việc triển khai thực hiện chương trình.
2.5 Những kết quả đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2002:
Sau khi nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở địa bàn vẫn còn tồn tại nhiều bức xúc cần có sự quan tâm hơn nữa. Dưói sự chỉ đạo và giám sát của Thành uỷ thì Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái đã xác định và đề ra những mục tiêu cơ bản và cần giải quyết trước mắt để đem lại hiệu quả lâu dài.
Sau khi các chính sách được triển khai thực hiện tại địa bàn cùng với sự tham gia tích cực cuả các phòng ban chuyên môn, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và sự cố gắng lỗ lực của bản thân các hộ nghèo đã đạt được các kết quả như sau:
Các chính sách: Về y tế đã đảm bảo cơ bản về việc chăm sóc ban đầu cho các đối tượng nghèo. Thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho 314 lượt người với kinh phí là 14.460.000 đồng. Khám chữa bệnh nhân đạo từ thiện cho 29.400 người với kinh phí là 44.360.000 đồng.
Về giáo dục thì 100% trẻ em trong hộ nghèo được đến trường học, giảm học phí cho 104 học sinh với kinh phí là 14.040.000 đồng, 381 em học sinh được miễn giảm các khoản đóng góp khác, hỗ trợ sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho 320 học sinh với kinh phí 12.800.000 đồng.
Chi trả trợ cấp thường xuyên cho 134 đối tượng yếu thế, kinh phí 72.266.000 đồng. Cứu trợ đột xuất cho 65 hộ nghèo gặp rủi ro với kinh phí là 16.000.000 đồng. Ngoài ra còn phát màn cho 650 hộ nghèo để tránh các bệnh do muỗi đốt gây ra.
Thực hiện nguồn vốn vay XĐGN và GQVL từ quỹ quốc gia GQVL đã giúp cho các hộ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn lợi nhuận mới, đồng thời cũng góp phần vào việc GQVL còn tồn đọng cao qua các năm và đã cải thiện được đời sống của các hộ nghèo, tạo ra một niềm tin cho các đối tượng nghèo vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vay vốn để GQVL đã thực hiện cho 49 dự án vay vốn với tổng số vốn 1.899 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vào các nghề chăn nuôi lợn siêu nạc, trồng hoa, phát triển TTCN...
Vốn vay từ nguồn XĐGN do NHCS giải ngân thì có 7.533 hộ với tổng số vốn là 26.716.000.000 đồng. Tổng số vốn thành phố quản lý là 412.300.000 đồng. Số vốn còn dư nợ là 15.100.000 đồng. Số vốn đã thanh toán là 397.200.000 đồng, hiện nay số vốn 397.200.000 đồng đã có 85 hộ vay với số tiền là 236.000.000 đồng.
Đã giải quyết việc làm cho 2.650 lao động vào các ngành nghề khác nhau:
+ Trong công nghiệp xây dựng, vận tải:318 người.
+ Trong nông, lâm nghiệp hải sản: 147 người.
+ Thương mại du lịch, dịch vụ: 275 người.
+ Khu vực hành chính sự nghiệp: 75 người.
+ Từ vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm: 1181 người.
+ Từ xuất khẩu lao động: 110 người.
+ Tự tạo việc làm: 544 người.
Từ năm 2001 – 2005 thực hiện chương trình XHH công tác XĐGN, trung bình mỗi năm giảm từ 0,1 – 0,22% đây là một kết quả đáng khích lệ nó sẽ cổ vũ động viên các ban ngành đoàn thể cố hơn nữa. Năm 2003 có 157 hộ thoát nghèo đạt 100% kế hoạch, trong đó 103 hộ thoát nghèo theo tiêu chí cũ tính đến hết tháng 5/2003 và 54 hộ thoát nghèo theo tiêu chí mới tính đến cuối năm 2003 còn 3,37%.
Đã sửa và làm mới cho 40 hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách khó khăn với tổng kinh phí là 90 triệu đồng đạt 116% kế hoạch năm, chủ yếu từ quỹ “ Ngày vì người nghèo” và nhân dân đóng góp tiền và ngày công; trong đ, làm mới 15 nhà và sửa lại 25 nhà.
- Kết quả đạt được của các dự án:
Mở 20 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông 800 lượt hộ nghèo, mở 1 lớp tập huấn về lao động việc làm cho 22 cán bộ xã, phường. Hỗ trợ phát triển ngành nghề cho 121 hội viên HPN vào phát triển sản xuất.
Phối hợp với chi cục thú y mở 1 lớp tập huấn chăn nuôi thú y cho 31 học viên. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo nghề cho 150 đối tượng lao động đạt 100% kế hoạch. Tổ chức 18 lớp chuyển giao kỹ thuật cho 738 phụ nữ, trong đó đưa 21 cán bộ hội viên hội phụ nữ ở một số xã phường đi tập huấn trở thành khuyến nông viên, cung cấp cây ăn quả cho phụ nữ nghèo ở xã Minh Bảo, Nam Cường, Tuy Lộc.
Đối với các đoàn thể đã rất tích cực trong việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc XHH công tác XĐGN
* Hội phụ nữ: Đã chỉ đạo cấp HPN cơ sở xây dựng nhiều mô hình hiệu quả : “ Tổ phụ nữ tương trợ tình nghĩa”, “Tổ phụ nữ trồng rau an toàn” , “Tổ phụ nữ chăn nuôi giỏi”, “Tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, đồng thời nhân rộng điểm chỉ đạo XĐGN có địa chỉ tại xã Tân Thịnh ra toàn thành phố.Các hộ nghèo giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, khó khăn phát triển kinh tế và cây con giống và vận động 4718 phụ nữ khá giàu giúp 789 hội viên nghèo và hội viên khó khăn với số tiền 18.645.000 đồng , 1675 công lao động, 702 con giống các loại, 120 kg hạt giống, tổ chức 7 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 246 hội viên, thực hiện vốn vay phát triển ngành nghề. Tín chấp cho hội viên vay vốn qua NHNN, NHCS, Kho bạc, Quỹ tín dụng với doanh số trên 18 tỷ đồng thông qua 50 dự án cho 6178 lượt phụ nữ vay, 100% số phụ nữ nghèo được tiếp cận và vay các nguồn vốn do hội phụ nữ tín chấp.
Phối hợp với ngành y tế tổ chức khám bệnh miễm phí cho 1595 lượt phụ nữ và trẻ em nghèo. Từ những hoạt động đã đạt được như trên, đến tháng 12/2003 hội viên hội phụ nữ các cấp đã góp phần hạ tỷ lệ nghèo theo tiêu chí cũ còn 2,42% bằng 0,4% theo tiêu chí mới giảm 3,92% bằng 0,1% .
* Đoàn thanh niên :Phối hợp với trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật tổ chức hai lớp tập huấn cho 100 đoàn viên thanh niên câu lạc bộ khoa hoc kỹ thuật Đoàn xã Tuy Lộc về kỹ thuật trồng hoa và kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn.
Tín chấp vay vốn 100 triệu đồng cho 20 đoàn viên thanh niên vay để phát triển CN -TTCN - DV, GQVL cho 51 lao động với thu nhập 400.000 – 450.000 đồng / tháng. Giới thiệu cho 21 thanh niên vào công ty Yên Hà, công ty khoáng sản...
Phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên tình nguyện tham gia phát triển KT – XH làm đường giao thông, nạo vét kênh mương, giúp đỡ ngày công cho gia đình nghèo, triển khai chương trình trồng chè, tre Bát độ, kết quả cụ thể như sau:
+ Huy động 200 công lao động tình nguyện làm 1,5 km đường giao thông nông thôn giúp đỡ nhân dân thôn Bảo Yên thuộc xã Minh Bảo.
+ Lao động giúp nhân dân xã Tân Thịnh 230 công lao động đào rãnh trồng chè được 100m3 đất đồi.
+ Tổ chức 100 công lao động tình nguyện đào 600m rãnh trồng chè cho gia đình bà Thục phố Yên Minh phường Yên Thịnh.
+ Chỉ đạo đoàn xã Tuy Lộc tổ chức cho 150 đoàn viên thanh niên ( ĐVTN) nạo vét 1,2km kênh mương nội đồng.
+ Tặng quà cho 24 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với chi phí là 2.100.000 đồng .
+ Chỉ đạo các cơ sở đoàn quyên góp ủng hộ “Quỹ vì ngườinghèo”, ”Quỹ hỗ trợ nông dân”, với số tiền quyên góp được là 5,2 triệu đồng.
+ Chỉ đạo đội thanh niên tình nguyện chi đoàn trung tâm y tế thành phố khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 15 gia đình khó khăn trị giá 670.000 đồng.
* Hội cựu chiến binh: Tổ chức những cuộc họp chuyên đề bổ ích giúp nhau làm kinh tế, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi trồng trọt, tư vấn cho hội viên nghèo vươn lên thoát nghèo, tư vấn việc làm cho con em CCB thiếu việc làm, tham gia một số mô hình tiêu biểu, giúp hộ nghèo xoá nhà tạm.
Hội viên có kinh tế trang trại (thu nhập 40.000.000 /năm trở lên ):6 hộ.
Hội viên làm nông hội (có thu nhâp 20 triệu – 40 triệu/ năm ):25 hộ
Hội viên sản xuât kinh doanh dịch vụ giỏi (thu nhập trên 40 triệu/năm) :30 hộ . Hội viên tham gia dự án trồng rau sạch ở xã Tuy Lộc:24 đồng chí .
Hội viên tham gia dự án trồng 2 ha ở xã Tuy Lộc:4 đồng chí .
Hội viên tham gia cải tạo đàn lợn giống siêu nạc :1 đồng chí.
Hội viên tham gia trồng mới tre Bát độ được 10,5 ha : 30 đồng chí .
Qua việc thực hiện XĐGN vào mục tiêu chung của thành phố thì hội CCB đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo :25hộ /70 hộ ( giảm 1% so với năm 2002).
Số hộ có mức khá giàu :1385/2410 = 57,3%.
Số hộ có mức sống trung bình :985/2410 = 40,9%.
Hiện còn số hội viên nghèo :45/2410 =1,86%.
Về việc GQVL : Tư vấn tạo việc làm tại thành phố, tại gia đình cho 30 cháu.
Vay vốn : Vốn120 tạo việc làm: 4 dự án = 257 triệu đồng.
Vay vốn người nghèo ( Minh Bảo, Minh Tân ) =778 triệu đồng .
Quỹ đồng đội cho nhau vay = 250 triệu đồng .
Đã xoá nhà tạm, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa.
Hỗ trợ làm 3 nhà tình nghĩa = 3,1 triệu đồng .
Hỗ trợ làm nhà tạm, làm 5 nhà mới = 7,8 triệu đồng.ngoài ra còn tham gia xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm...
* Liên Đoàn lao động thành phố: Xây dựng dự án vay vốn từ quỹ công nhân lao động nghèo của LĐLĐ tỉnh, GQVL cho lao động nữ, xây dựng quỹ tấm lòng vàng, quỹ công nhân lao động nghèo, quỹ khuyến học cơ sở.
+ Đã thẩm định kiểm tra và ra quyết định cho 36 hộ có dự án vay vốn với số vốn là 1280 triệu đồng, thu hút được 1000 lao động.
+ Cho vay dự án tín dụng ưu đãi 7553 hộ với tổng số vốn là 28.860 triệu đồng, trong đó NHCS là 26.716 triệu đồng, còn lại từ các nguồn vốn 120 khối đoàn thể.
+ Chú trọng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trồng rau sạch, trồng hoa, trồng tre Bát độ, phát triển CN, TTCN ngoài quốc doanh nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.
* Mặt trận tổ quốc : Qua nghiên cứu và khảo sát tình hình đã phối hợp cùng với các ban ngành thực hiện các buổi vận động quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo, các gia đình chính sách, qua đó còn huy động các nguồn kinh phí để sửa chữa và làm mới nhà cho các hộ nghèo và hộ gia đình chính sách, khuyến khích vận động các tổ chức đoàn thể nhận bảo trợ nuôi dưỡng các đối tượng cần sự giúp đỡ.
* Các doanh nghiệp: Cùng với chính quyền địa phương đã có sự tham gia tích cực vào công tác XĐGN nhằm đẩy lùi tỷ lệ đói nghèo của thành phố xuống tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từng bước tạo ra sức mạnh tổng hợp để thu hút sự quan tâm đầu tư của các đối tác.
Các doanh nghiệp đã có sự đầu tư kinh phí để mở các lớp học và đào tạo nghề, nâng cao trình độ và tay nghề cho các đối tượng lao động như: sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa xe máy - ô tô, may, đan nát, mộc...sau đó có sự phân công bố trí và giới thiệu nghề nghiệp hợp lý cho các đối tượng vào làm việc cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp xe máy Hoà Bình hàng năm đã giải quyết một lượng lao động lớn vào làm việc với mức lương trung bình từ 650 – 700 nghìn đồng /tháng. Công ty cổ phần thành công đã giải quyết việc làm cho 120 lao động với mức lương trung bình từ 700 –900 nghìn đồng /tháng. Mặt khác, thành phố đã liên hệ với các công ty liên doanh, các doanh nghiệp đã đầu tư tại địa bàn về việc thu hút các đối tượng lao động vào làm việc tại đó như giấy, khoáng sản, sứ...
Trên đây là những kết quả đã đạt đựợc trong việc thực hiện công tác XĐGN của UBND thành phố Yên Bái để đưa tốc đọ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lên mà còn thu hút sự quan tâm đầu tư của các đối tác vào tỉnh. Vì Yên Bái là một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống, giao thông đi lại khó khăn thu nhập bình quân đầu người thấp nên đời sống của các gia đình còn khó khăn nên tỷ lệ đói nghèo còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Để từng bước rút ngắn khoảng cách và giảm tỷ lệ đói nghèo xuống thành phố đã thực hiện công tác XĐGN nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, cùng cả nước vào việc chống và tấn công nghèo đói.
2.6 Nhận xét và đánh giá:
Trong quá trình thục hiện công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2000 – 2005 đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, được tỉnh thừa nhận là nơi giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất góp phần cùng tỉnh từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đói nghèo trong tỉnh xuống để tập chung mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế – xã hội nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân và đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lên. Tuy nhiên, những thành quả của công tác XĐGN ở một thành phố miền núi vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu thì kết quả trên là chưa thật bền vững và hiện còn nhiều vấn đề đang đặt ra cần được giải quyết
Trong tiến trình Việt Nam đang tiến hành mở cửa và hội nhập, đã thu hút sự quan tâm, chú ý đầu tư của rất nhiều các quốc gia và tập đoàn lớn vào Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho các tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế để cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Thì thành phố Yên Bái đã có các chính sách ưu tiên, quan tâm đặc biệt gì để thu hút nguồn vốn đầu tư nhằm phát huy các thế mạnh của mình.
Thành phố Yên Bái là thành phố mới được thành lập và lại là thành phố thuộc khu vực miền núi nên chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai sản xuất nông nghiệp lại hạn chế, ít mầu mỡ, khí hậu lại khắc nghiệt trong khi tiến trình đô thị hoá đang ngày càng phát triển làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, trong khi đó số lao động dư thừa, thiếu việc làm ngày càng tăng lên, thời gian nông nhàn còn lớn, mặt khác tỷ lệ lao đông qua đào tạo còn thấp, khả năng tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao gây sức ép lớn về việc làm ở các xã, phường. Ngoài ra, xu hướng gia tăng chênh lệch về mức sống giữa các các hộ gia đình ở xã, phường vẫn còn lớn, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà phát triển giữa các vùng để có tốc độ phát triển cao, vừa hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. Như vậy, vừa phải xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh, vừa phải hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng, đầu tư thích đáng cho vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời vừa phải giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đó là một giải pháp hữu hiệu cho việc XĐGN.
Nguồn vốn còn quá hạn hẹp chưa đáp ứng được các nhu cầu cấp bách của các hộ gia đình trong việc XĐGN. Trong khi đó việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và chưa có hiệu quả. Các nguồn lực hỗ chương trình XĐGN tuy tăng lên theo thời gian nhưng vẫn còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các địa phương. Do đó đòi hỏi phải thật sự tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động được cho công cuộc XĐGN. Cần tập trung hơn nữa vào việc XĐGN ở các vùng có nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng rất thiếu thốn và lạc hậu, suất đầu tư cao, khó thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Nên thành phố và tỉnh phải có sự quan tâm hơn nữa để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc XĐGN đạt được hiệu quả cao trong những năm tới, để từng bước có dự án, kế hoạch khai thác các thế mạnh ở đây.
Ngay chính bản thân người nghèo còn gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và lợi ích của tăng trưởng kinh tế đem lại. Trong hoàn cảnh thành phố là một thành phố miền núi nên sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, khi thiên tai xảy ra, mùa màng thất bát trong lúc tiềm lực của hộ nghèo hầu như rất mong manh, thiếu ăn, thiếu mặc, thể chất gầy yếu...Vì thu nhập chính của các hộ gia đình này đều từ nông nghiệp. Do vậy nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro trong cuộc sống rất lớn, làm thế nào đó để hạn chế bớt những tổn thương đối với người nghèo là một vấn đề đang đặt rất nan giải nên thành phố phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các phòng ban chuyên môn để có phương án giải quyết triệt để, tạo ra niền tin cho các hộ gia đình đó.
Nhận thức trách nhiệm đối với công tác XĐGN của các phòng ban, cơ sở và các tổ chức đoàn thể xã hội thiếu nhất quán nên điều hành, phối hợp còn lúng túng, chậm chạp. Việc xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý chương trình, dự án chưa rõ ràng. Công tác cán bộ chưa được coi trọng đúng mức nhiều nơi còn thiếu cán bộ hoặc chưa bố trí được cán bộ có tâm huyết, có năng lực và trách nhiệm làm công tác XĐGN. Mặt khác, một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng trách nhiệm của chính mình, thiếu quyết tâm vươn lên để vượt qua nghèo đói, vì có xoá được nghèo đói cho chính gia đình mình thì chính bản thân mình phải tự vươn lên, tự đấu tranh để thoát ra khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thái độ thụ động trước thời cuộc. Họ cho rằng XĐGN là trách nhiệm của xã hội nên họ không tham gia vào. Điều này đặt ra cho công tác giáo dục, tuyên truyền thêm nhiều trọng trách. Trong lúc đó hệ thống trường lớp, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng đào tạo còn rất yếu kém, thiếu thốn, kinh phí đầu tư đã duyệt nhưng để xuống đến địa bàn còn tồn tại nhiều bất cập từ nhiều phiá.
Công tác điều tra, khảo sát để nắm bắt số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, xây dựng chương trình kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư nguồn lực đúng mức để thực hiện. ở một số địa bàn, chưa biết cách tạo cơ hội để mọi người dân và cộng đồng tham gia xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể thực hiện và quản lý các nguồn lực XĐGN.
Vai trò quản lý của cán bộ xã, vai trò hỗ trợ, tư vấn của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thông hiểu các thủ tục giải ngân từ các nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo còn rất mờ nhạt. Mặc dù cơ chế cho vay đối với hộ nghèo được áp dụng không cần thế chấp tài sản, phương thức giải ngân sử dụng cơ chế tín chấp qua các tổ tương trợ, tổ tiết kiệm và vay vốn của cộng đồng người nghèo và các tổ chức chính trị xã hội, nhưng do trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ ở những tổ này còn rất thấp. Ngân hàng phục vụ người nghèo chưa có khả năng tài chính để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức này am hiểu dịch vụ tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác, nên hiệu năng của cá biện pháp hỗ trợ người nghèo qua cơ chế vay vốn vẫn còn rất hạn chế.
Mặc dù thành phố đã chủ trì thực hiện công tác XĐGN nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cùng vơí sự tham gia đầy đủ của các phòng ban, cơ sở và các tổ chức đoàn thể xã hội và sự ủng hộ của các cá nhân vào chương trình XĐGN nhưng sự tham gia đó còn mang tính phong trào chưa có phương án, kế hoạch đầu tư đúng, chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt của các đối tượng cần trợ giúp. Muốn cho mọi người dân hưởng ứng và tham gia tích cực vào việc XĐGN phải có sự đầu tư sâu rộng, tạo ra niềm tin ở mọi người. Không chỉ dừng lại ở đó mà Ban chỉ đạo chương trình XĐGN khi quyết định chọn giải pháp cho công tác XĐGN thì phải xây dựng được các chương trình, dự án, kế hoạch hợp lý để tạo ra được các vùng thế mạnh giúp người dân phát triển kinh tế vùng mà còn là nơi giải quyết và thu hút một lực lượng lao động khá lớn.
Trên đây là những nhận xét đánh giá chương trình công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2000 – 2005, ở một góc độ nào đó tuy vẫn còn hạn chế và Ban chỉ đạo vẫn chưa nắm bắt được hết các yêu cầu của thực tiễn, nhưng với những bất cập và tồn đọng này thì ban chỉ đạo chương trình sẽ có hướng giải quyết phù hợp, kịp thời bổ xung để cho những năm sau khi đi vào thực hiện sẽ thu được những kết quả như mong muốn. Từ đó cùng tỉnh và cả nước tiến tới đẩy lùi và xoá bỏ đói nghèo để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế, từng bước đưa đời sống của người dân tiến lên về cả vật chất và tinh thần.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Về công tác quy hoạch, định hướng phát triển vì việc quy hoạch là rất quan trọng để làm sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường. Mỗi nơi lại có những đặc thù riêng của mình, bởi vậy việc quy hoạch chung của tỉnh là những định hướng lớn trên cơ sơ đó mà tìm các phương án khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, phưỡng, xã để bố trí cơ cấu cây, con, ngành, nghề phù hợp.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung các nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn. Tạo các nguồn tài chính đa dạng để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông ở các địa phương. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế tạo ra thế mạnh cho các vùng vào việc phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Tăng cường các nguồn lực cho các chương trình XĐGN, để đẩy mạn tốc độ tăng trưởng kinh tế, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành để tiến hành một loạt các biện pháp như: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, hoàn thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh để huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư cho phát triển kinh tế, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.
Tạo các điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên XĐGN. Coi phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp và nôngthôn như một giải pháp để tăng cườn tính cộng đồng làng xã trên cơ sở các quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau tìm hướng làm ăn nâng cao đời sống. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn phải gắn liền với việc hoàn thiện thể chế tín dụng cho các hộ thuộc diện nghèo vay .
Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thương cho các hộ ngheo thông qua việc nâng cao trình độ hiểu biết về sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường cho các hộ nghèo bằng các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Người nghèo tiếp cận được voí các biện pháp làm ăn tiến bộ là một lối ra có ý nghĩa quyết định đến việc hộ tự vươn lên thoát nghèo. Tang cường các biện pháp hỗ trợ về y tế, bảo đảm cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình. Có chinh sách ưu tiên với các hộ nghèo trong giáo dục và dạy nghề.
Sự chỉ đạo của thành phố và xã đối với công tác XĐGN. Mọi địa phương phải tìm cho ra những mô hình kinh tế hộ sản xuất giỏi, thoát nghèo để tạo ra những tấm gương về áp dụng biện pháp tăng gia sản xuất mang lại thu nhập cao, từ đó lấy thực tế để thuyết phục các hộ khác trong vùng đặc biệt là các hộ nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu và phát triển nghề ở khu vực xã cho hộ thiếu lực lượng lao động, những người thất nghiệp và thiếu việc làm. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát triển hàng hoá, chuyển nông thôn từ nền kinh tế thuần nông sang kinh tế hàng hoá. Vì kinh tế thuần nông không đem lại phồn vinh cho dân, hơn thế phải lệ thuộc vào môi trường tự nhiên dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nghề ở nông thôn là phát triển sức sản xuất, phát triển công nghiệp nông thôn tạo thêm việc làm cho lao động ở đại phương, nhất là mở rộng tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống mở mang dịch vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó mạng lại cho khu vực nông thôn sự phát triển đa dạng.
Chính sách đất đai đối với những hộ nghèo, đa số hộ nghèo đã được giao đất sử dụng lâu dai song vẫn còn bộ phận nhân dân nghèo đói thiếu đát sản xuất, do đó thành phố phải có chính sách điều chỉnh lại để đảm bảo đất cho các hộ nghèo canh tác phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với địa phương nhằm từng bước thoát nghèo. Hơn thế nữa muốn giúp cho các hộ nghèo, vùng nghèo vươn lên bằng chính khả năng sức lực của mình thì họ cần có những điều kiện về tư liệu sản xuất. Vì tránh tình trạng để nông dân mất ruộng đất và cuối cùng rơi vào tình trạng bần cùng hoá.
Chính sách cho người nghèo vay vốn sản xuất, cùng với đất đai, vốn cho người nghèo, hộ nghèo phải được coi là chính sách hỗ trợ chủ yếu lâu dài với điều kiện của hộ nghèo cần phải áp dụng chế độ vay với lãi suất thấp, đơn giản hoá các thủ tục và giải quyết cho vay nhanh để họ sớm đi vào sản xuất.Việc mở rộng diện các hộ đói nghèo được vay vốn sản xuất càng lớn bao nhiêu thì số người nghèo đói có cơ hội thoát đói nghèo càng nhiều va càng sớm bấy nhiêu.
KẾT LUẬN
Mặc dù công tác XĐGN ở mỗi nơi tuy khác nhau về thời gian, phương thức tiến hành nhưng lại có điểm chung là xuất phát từ nhu cầu cấp bách của xã hội cũng như của các đối tượng cần sự giúp đỡ hỗ trợ. Ngoài ra cũng do yêu cầu thực tiễn tác động vào nhằm từng bước giải quyết bất bình đẳng trong xã hội nên việc XĐGN là cần thiết và cần có sự tham gia của tất cả các ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng tạo ra một sức mạnh tổng hợp. Sự tham gia đồng bộ của các ban ngành, phòng ban, cơ sở và các tổ chức đoàn thể đã tạo nên một phong trào để mọi người nhìn vào hưởng ứng và tham gia một cách tự giác.
Để cho việc công tác XDGN được tiến hành hiệu quả và đúng đối tượng thì đòi hỏi Ban chỉ đạo chương trình XĐGN phải hiểu được tình hình đói nghèo chung trên toàn thế giới, Việt Nam và khu vực thành phố Yên Bái. Nhằm giúp đỡ đúng đối tượng thì người làm công tác XĐGN phải nắm vững được các tiêu chí, phương pháp xác định các vùng nghèo, hộ nghèo tính theo bình quân thu nhập, mức sống về vật chất cũng như tinh thần. Sau đó phải tìm hiểu và làm rõ những nguyên nhân, thực trạng dẫn đến đói nghèo từ đó xác định nhóm nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra các biến động về tinh thần của các hộ nghèo.
Qua đó có sự tổng kết tỷ lệ đói nghèo hiện tại, rồi căn cứ vào đó để phân loại theo thực trạng của các hộ nghèo về nhà ở, ăn, việc làm, phương tiện sản xuất...Từ đó có các chủ trương biện pháp tiến hành hợp lý vì ở đây XĐGN không chỉ là trách nhiệm riêng của xã hội mà là trách nhiệm đối với cả bản thân các đối tượng nghèo cũng như các tổ chức đoàn thể. Có sự ủng hộ tham gia đó mới tạo ra một động lực thúc đẩy các cá nhân hành động. Do xác định được nhu cầu bức xúc đó mà thành phố Yên Bái đã chủ trương công tác XĐGN để kêu gọi sự tham gia của các ban ngành đoàn thể.
Theo khảo sát thực tế thì Ban chỉ đạo chương trình XĐGN đã đưa ra các phương hướng thực hiện công tác XĐGN phải ưu tiên cho các lĩnh vực và các nhu cầu trước mắt của các đối tượng nghèo về nhà ở, việc làm, vốn, học vấn...Để từ đó người nghèo ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong từng lĩnh vực để tham gia một cách nhiệt tình và tự mình vươn lên thoát nghèo. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn đề ra các chỉ tiêu giảm nghèo qua các năm nhằm thúc đẩy sự lỗ lực của các phòng ban chuyên môn, đoàn thể, cơ sở cùng nhau phấn đấu cống hiến hết mình để đạt được chỉ tiêu.
Ngoài ra còn xác định các chính sách, dự án và xây dựng các mô hình XĐGN phù hợp tại địa bàn để tạo ra thế mạnh của vùng. Sau đó có sự định hướng sản xuất cho các gia đình đó đi đúng hướng. Mặt khác, để cho họ yên tâm sản xuất thì phải có các chính sách hỗ trợ kèm theo về văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại...Để họ thấy rằng mình đã được quan tâm chăm sóc về cơ bản.
Khi đã đưa ra được các mục tiêu của chương trình XĐGN thì kêu gọi sự tham gia cuả các chủ thể vào chương trình như NHNN, NHCS, Bộ giáo dục đào tạo, phòng tài chính, phòng kế hoạch, phòng nông nghiệp, phòng tổ chức lao động thương binh xã hội, phòng văn hoá, y tế...và các tổ chức đoàn HPN, HND, HCCB, Công đoàn...các cấp cơ sở. Từ đó xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban và phân theo vai trò chức năng chuyên môn.
Theo sự phân công chỉ đạo thực hiện trên thì đưa ra nội dung cụ thể về từng lĩnh vực cho các bên tham gia chịu trách nhiệm quản lý. Sau đó có sự tổng kết kiểm tra kết quả các mặt được và chưa được để rút ra kinh nghiệm cho các năm tiếp theo, nhằm từng bước hoàn thiện cơ bản mục tiêu công tác XĐGN tại thành phố Yên Bái.
XĐGN là một trong những chính sách xã hội cơ bản, đựơc Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, từ khi giành được độc lập cho đến nay. Để cho các mục tiêu XĐGN được thực hiện có hiệu quả, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo. Vậy chính sách là gì ? Chương trình là gì? Sau khi đi vào thực hiện đã giữ vai trò như thế nào đối với đời sống của các đối tượng cần sự hỗ trợ.
Chính sách là một đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực kinh tế xã hội kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tieu đó.
Công tác XĐGN là quá trình đưa ra các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo , đặc biệt là hộ nghèo, xã nghèo trên cả cả nước. Thông qua các chương trình chính sách của Đảng, Nhà nước: các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các địa phương … giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao mức thu nhập và các nhu cầu thiết yếu khác. Qua đó giúp họ từng bước thoát cảnh nghèo đói, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các địa phương, đặc biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng và giữa các dân tộc trong cả nước.
Thông qua các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các địa phương…. giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao mức thu nhập và các nhu cầu thiết yếu khác. Qua đó giúp hộ nghèo từng bước thoát cảnh nghèo đói, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội, rut ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các địa phương, đặc biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng và giữa các dân tộc trong cả nước.
Để cho công tác XĐGN, chúng ta phải nhận thức đúng đắn và thống nhất quan điểm XĐGN là giúp đỡ người nghèo, hộ nghhèo tạo điều kiện cho người nghèo tự mình vươn lên để thoát nghèo chứ không phải chỉ là sự trợ cấp, hoặc mang tính chất bố thí cho người nghèo. Chúng ta cho người nghèo cái cần câu chứ không phải cho họ cái sâu cá.
Phải tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nghèo cung cấp tiền vốn, phương tiện sản xuất, hướng dẫn họ cách thức làm ăn để họ vươn lên xoá bỏ tư tưởng chông chờ ỷ lại vào nhà nước, chính quyền địa phương, đồng thời cũng giúp họ xoá đi tâm lý tự ty, mặc cảm. Giúp họ có lòng tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền và tin vào chính mình, tin vào cuộc sống tương lai phía trước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.S Lê Xuân Bá - T.S Nguyễn Hữu Tiến Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam - NXB Nông nghiệp Hà Nội 2001.
2. G.S Phạm Tất Dong – T.S Lê Ngọc giáo trình xã hội học đại cương – NXB Giáo dục.
3. G.S Hồ Văn Vĩnh giáo trình khoa học quản lý đại cương – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002.
4. Từ điển Việt Nam.
5.Báo cáo kết quả vay vốn đối với dự án nhỏ giải quyết việc làm (1992 – 1997).
6. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN 2003.
7. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN – VL 2003 xã Nam Cường.
8. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2003, phương hướng , nhiệm vụ năm 2004.
9. Báo cáo tình hình thực hiện công tác xuất khẩu lao động năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004.
10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác XĐGN năm 2003 kế hoạch năm 2004 của thành phố Yên Bái.
11. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN – VL năm 2003của Hội cựu chiến binh thành phố.
12. Báo cáo kết quả chương trình XĐGN – VL năm 2003.
13. Báo cáo kết quả chương trình XĐGN – GQVL 6 tháng đầu năm 2003.
14. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN và GQVL cho thanh niên năm 2003.
15. Báo cáo việc triển khai thực hiện côngb tác cho vay vốn GQVL từ quỹ quốc gia GQVL.
16. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN – VL năm 2003, kế hoạch năm 2004.
17. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình XĐGN – VL 9 tháng đầu năm 2002.
18. Báo cáo tóm tắt công tác lao động thương binh.
19. Báo cáo về giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói, xoá nhà tạm ( tháng 8/2003 đến năm 2005).
20. Báo cáo kết quả thực hiện công tác XĐGN năm 2003 kế hoạch năm 2004 của thành phố Yên Bái.
21.Báo cáo kết quả tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo theo QĐ 139 của Chính phủ.
22. Chương trình mục tiêu XĐGN thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005.
23. Kế hoạch GQVL và huy động công ích năm 2004.
24. Kế hoạch lao động việc làm và đào tạo nghề năm 2003.
25. Kế hoạch thực hiện chương trình XĐGN – VL năm 2002.
26. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác XĐGN cấp tỉnh và huyện – Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà Nội 2003.
Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái - Nhận xét và đánh giá
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm chung về XĐGN các chuẩn nghèo và phương pháp xác định nghèo đói
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
1.1.2. Chuẩn nghèo đói và các phương pháp xác định nghèo đói
1.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới đói nghèo
1.3. Bức tranh nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam
1.4. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI
2.1. Đặc điểm tình hình chung thành phố Yên Bái
2.2. Thực trạng nghèo đói của thành phố Yên Bái trong những năm qua
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở thành phố Yên Bái
2.4. Tình hình XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005
2.5. Những kết quả đạt được trong công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005
2.6. Nhận xét và đánh giá
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (63).doc