Đề tài Phân tích Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu

Công ty bánh kẹo Hải châu cũng là một thành viên của nền kinh tế thị trường nên trước sự năng động của cơ chế thị trường Công ty không tránh khỏi phải đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt mà kết quả của cạnh tranh là phải có kẻ thắng người thua. Vì vậy trong thời kỳ vạn người bán trăm người mua như hiện nay, để tồn tại, đứng vững và phát triển được đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh so cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cao trong doanh nghiệp, Công ty đã cố gắng vươn lên trong thời buổi cạnh tranh này và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của cán Bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, Công ty khẳng định thêm thực lực của mình, xứng đáng là doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất bánh kẹo.

doc77 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương khô Sản phẩm của dây chuyền này gồm có bánh quy Hương Thảo và lương khô - là sản phẩm có thế mạnh của Công ty đã có uy tín trên thị trường từ nhiều năm nay. Tuy nhiên các loại sản phẩm này đang còn tồn tại một số yếu điểm để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư mở rộng vào dây chuyền này chủ yếu nhằm khắc phục yếu điểm về quy cách, mẫu mã sản phẩm và giá trị của hai loại sản phẩm này . Đối với bánh Hương Thảo: Công ty chỉ cần thay đổi quy cách và mẫu mã sản phẩm cũng như bao gói là có thể nâng cao được khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại loại bánh này đang có kích cỡ rất to từ 11-12 cái /100 gam và có độ dày từ 7,0 - 7,3 mm. Với kích cỡ này là không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường hiện tại. Thị trường yêu cầu bánh có kích cỡ nhỏ hơn, mỏng hơn và có độ cứng hơn. Khuôn bánh Hương Thảo mới cần thay thế là khuôn có khoảng từ 20 - 21 cái/100 gam và độ dày của bánh từ 4 - 4,2 mm. Cùng với thay đổi mẫu mã, qui cách sản phẩm, bao gói, Công ty có thể định lại giá bán một cách hợp lý hơn mà không bị sự phản ứng của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Đối với bánh Lương khô, cũng giống như bánh Hương Thảo, Công ty cũng cần thiết thay đổi lại khuôn bánh cho phù hợp với nhu cầu thi trường và khác biệt hoá sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện tại sản phẩm Lương khô của Công ty được đóng gói là 200g, mỗi gói có 4 thanh, mỗi thanh là 50 g. Khối lượng mỗi thanh là 50 g là hơi lớn. Khuôn bánh mới mà Công ty nên thay thế có khối lượng mỗi thanh là 25 g. Công ty có thể đóng gói với những khối lượng khác nhau 200= 8 x 25g ; 150= 6 x 25g và 100 = 4 x 25g. Thực hiện điều này không những Công ty làm cho sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường mà còn dị biệt hoá được sản phẩm của mình so với các đối thủ. Đặc biệt là đối với bánh lương khô của Tanbico Đà Nẵng có bao gói mẫu mã y hệt, đóng gói 190g và chỉ bán với giá 1700đ/gói. Khối lượng ít hơn 100g mỗi gói thì khách hàng khó phân biệt được nhưng Tanbico bán với giá thấp hơn 500 - 600 đồng mỗi gói thì người mua dễ dàng thay đổi sự lựa chọn. Đây là điều mà Công ty Hải Châu cần phải biết và có biện pháp thích hợp. b. Đầu tư mở rộng vào dây chuyền sản xuất Bột canh: Biểu 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bột canh ở Việt Nam: Thị phần: Nhãn hiệu ĐVT Năm1998 Năm1999 Năm2000 Năm2001 KH 2002 Hải châu Tấn 5.540 6.471 7.168 8.003 8.500 Vị hương Tấn 4.037 4.294 4.771 5.076 5.330 Vifon Tấn 9.091 9.671 10.628 11.187 11.858 Azmon Tấn 886 984 1.036 1.079 1.133 Aoan Tấn 2.855 3.359 3.732 4.057 4.260 Tràng an Tấn 840 866 912 950 998 Hữu nghị Tấn 751 792 825 850 893 DNNN khác Tấn 83.850 86.397 91.912 95.741 100.528 DNTN Tấn 159.269 176.966 184.589 191.483 201.057 Tổng 267.074 289.801 305.573 318.426 334.556 Qua bảng trên ta thấy sản phẩm Bột canh của ViFon được ưa chuộng nhất trên thị trường. Kế đó mới là sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải châu. Điều đó chứng tỏ sản phẩm Bột canh của Công ty bánh kẹo Hải châu không thua kém gì doanh nghiệp nào mà trái lại nó lại có uy tín lớn trên thị trường. Tình hình tiêu thụ qua các năm ngày càng tăng. Công ty dự kiến đến năm 2003 sẽ đạt lượng tiêu thụ là 10000 tấn/năm. Với lượng tiêu thụ lớn như vậy chi phí quảng cáo cho sản phẩm Bột canh chiếm 30% tổng chi phí quảng cáo của toàn Công ty. Cụ thể, năm 2000 chi phí quảng cáo cho sản phẩm Bột canh là 603 triệu đồng, trong đó chi phí quảng cáo cho toàn Công ty là 2006 triệu đồng. Sản phẩm Bột canh của Công ty Hải Châu được đánh giá có chất lượng cao nhưng giá bán cũng hơi cao so với sản phẩm cùng loại trên thị trường như Bột canh Thiên Hương, Vi Fon... Thật là nguy hiểm nếu Công ty giảm chất lượng sản phẩm để giảm giá bán. Vì vậy Công ty phải giảm giá thành để giảm giá bán thông qua giảm chi phí lao động và tăng hiệu qủa sử dụng nguyên liệu. Điều này thực hiện bằng việc thay đổi máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm nhiên liệu sản xuất. Đồng thời Công ty có thể đa dạng hoá đóng gói bằng cách đóng gói vào túi bóng hoặc lọ nhựa, một cách bao gói mà chưa có Công ty nào áp dụng. Điều này cũng tránh được việc làm giả, làm nhái sản phẩm. Với việc thay đổi công nghệ sản xuất và qui cách đóng gói, Công ty có thể định lại giá bán phù hợp hơn mà không chịu sự phản ứng lại từ phía thị trường. Đổi mới máy móc thiết bị đòi hỏi cần phải có vốn. Đây là một vấn đề khá khó khăn đối với Công ty Hải Châu. Mặc dù là một doanh nghiệp Nhà nước, một phần vốn được Nhà nước cung cấp nhưng số vốn đó không đủ để thay đổi các dây chuyền sản xuất đã lạc hậu và lỗi thời...Vì thế để có vốn kinh doanh Công ty phải đi vay và lãi suất đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Để quyết định được có đầu tư mở rộng được hay không Công ty phải đánh giá được kết quả mà việc đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra. Lợi nhuận tăng thêm ( giảm đi ) từ đầu tư mở rộng được xác định bằng công thức : DL = ( P1- Z1 )Q1 - ( Po- Zo ) Qo DL : Là lợi nhuận tăng (giảm) Po, P1 : là giá bán đơn vị sản phẩm trước và sau mở rộng Zo, Z1 : là giá thành đơn vị sản phẩm trước và sau mở rộng Qo, Q1 : là sản lượng sản phẩm tiêu thụ trước và sau mở rộng ( 1 năm ) Chi phí cho khoản lợi nhuận tăng (giảm) DL gồm có chi phí vốn, các khoản khấu hao và một số chi tiết phát sinh khác. Lợi nhuận và chi phí trong trường hợp này là các đại lượng khó có thể lượng hoá một cách chính xác đòi hỏi Công ty có những biện pháp xác định các hệ số và dự báo các xu thế một cách chính xác. Cùng với việc giải quyết vấn đề vốn kinh doanh thì Công ty còn phải giải quyết vấn đề lao động trong Công ty, là vấn đề về đội ngũ, cán Bộ lãnh đạo Công ty và lực lượng lao động trực tiếp. Tuy nhiên với đầu tư mở rộng sản xuất thì vấn đề con người cũng không phải là khó khăn đối với Công ty. Từ những năm 1995 trở về trước sản phẩm bánh lương khô chiếm thị phần rất cao ở thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Trung (khoảng 90%). Hiện nay do có một số đối thủ mới gia nhập nên thị phần của loại sản phẩm này đã giảm xuống khoảng 65 % ( Theo kết quả điều tra của phòng Kế hoạch - Vật tư) sản phẩm lương khô tiêu thụ trong năm 1997 của Công ty là 625 tấn và dự báo nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này trong năm 1998 là 980 tấn (tăng 2 % so với năm 1997). Nếu Công ty thực hiện chính sách giảm giá bán của sản phẩm lương khô bằng hoặc cao hơn một ít so với giá của sản phẩm cùng loại của đối thủ thì thị phần của loại sản phẩm này có thể lên tới 80 % trong năm 1998 sản lượng tiêu thụ có thể là 784 tấn. Đồng thời Công ty cần áp dụng một số biện pháp kĩ thuật làm cải tiến và hạ giá thành để duy trì tỉ suất lợi nhuận của sản phẩm này. Hiện tại sản phẩm lương khô của Công ty bán với giá 2200 đồng một gói 200g hay 11.000 đồng một kg. Nếu giá bán hạ xuống còn 10.000 đồng/kg (bằng với giá của đối thủ ) thì độ co giãn của cầu sẽ bằng : (784.000 - 625.000) x 100 625.000 - 2,8 = 25,44% = EL. Khô = -9,1% (11.000 - 10.000) x 100 11.000 Như vậy ELkhô = 2,8 >1, Công ty có thể hoàn toàn tin tưởng vào chính sách hạ giá để tăng thị phần. Với giá thành sản xuất hiện tại của lương khô là 8500 đồng/1kg, nếu các biện pháp kĩ thuật được áp dụng làm hạ giá thành xuống còn 8000 đồng/1kg thì hiệu quả của các nỗ lực có thể được tính toán sơ Bộ như sau: DL = ( 10.000 - 8.000 ) x 784.000 - ( 11.000 - 8.500 ) x 625.000 = 5.500.000 đồng Lợi nhuận tăng lên không đáng kể, thậm chí lợi nhuận của Công ty có thể giảm chút ít nhưng mục tiêu là tăng thị phần của Công ty vẫn đạt được. 2.2 Đầu tư đổi mới : Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là mua sắm thiết bị mới mà trước đó chưa có ở Công ty. Với đầu tư mới Công ty sẽ sản xuất ra những sản phẩm mới, những sản phẩm có thế mạnh và đem lại mức doanh lợi cao nhằm khai thác tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu thị trường để thu lợi nhuận. Đầu tư mới sẽ đa dạng hoá các loại chủng loại sản phẩm từ các mặt hàng kinh doanh, nâng cao khả năng phát triển và mở rộng thị trường của Công ty. Với máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường. Khác với đầu tư mở rộng, đầu tư mới đòi hỏi Công ty phải có những điều kiện nhất định mới có thể thực hiện được trong đó điều kiện về vốn và con người là quan trọng nhất. Đầu tư mới cần có một lượng vốn lớn, mức độ rủi ro cao cùng với khả năng tài chính hạn hẹp của Công ty đòi hỏi Công ty phải phân tích đánh giá tỉ mỉ hiệu quả kinh doanh thông qua các kết quả có thể thu được và chi phí sẽ phải bỏ ra. Nếu là vốn vay thì mức độ đánh giá càng phải hết sức tỉ mỉ. Để thực hiện được các yêu cầu trên thì điều kiện con người là hết sức cần thiết. Công ty phải có đội ngũ cán Bộ lãnh đạo sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạch định và phân tích các kế hoạch kinh doanh cũng như trong việc phân tích đánh giá và dự báo nhu cầu của thị trường cũng như các biến động của môi trường kinh doanh . Đầu tư đổi mới là đưa ra sản phẩm có thể mới đối với thị trường cũng có thể là mới đối với Công ty thì việc phân tích và đánh giá các dự án đầu tư là hết sức cần thiết. Qua phân tích và đánh giá Công ty phải lựa chọn được dự án có lợi nhất trong tất cả các dự án được đưa ra xem xét. Thông thường người ta so sánh các dự án đầu tư dưới các dạng sau: So sánh giá trị hiện tại ròng của các dự án ( NPV ). Giá trị hiện tại ròng của dự án cho biết mức lãi (hay lỗ) của một dự án sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tại thời điểm hiện tại Trong đó : Rt là khoản thu hồi ròng ( Khấu hao + lợi nhuận ) của năm t Ct là vốn đầu tư vào dự án năm thứ t i là lãi suất chiết khấu n thời gian đầu tư của dự án t năm thứ t Theo cách so sánh này thì dự án nào có giá trị hiện tại ròng lớn nhất thì Công ty nên chọn. So sánh thời gian thu hồi vốn đầu tư (T). Là số năm cần thiết để cho tổng giá trị thu hồi đưa về hiện tại bằng với tổng chi phí bỏ ra đưa về hiện tại. Nếu dự án có T càng nhỏ chứng tỏ dự án đó cho phép thu hồi vốn nhanh, càng có điều kiện đổi mới công nghệ. So sánh theo tiêu thức thời gian thu hồi vốn đầu tư thì dự án nào có T ngắn nhất thì Công ty nên chọn Các kí hiệu đều giống công thức trên . So sánh theo tiêu thức tỉ lệ hoàn vốn nội Bộ ( IRR ). IRR là lãi suất chiết khấu mà tại đó tổng giá trị thu hồi ròng đưa về hiện tại vừa bằng tổng chi phí đưa về giá trị hiện tại. Theo tiêu thức này dự án nào có tỉ lệ hoàn vốn nội Bộ cao thì Công ty nên chọn: Các kí hiệu đều giống công thức trên. Lựa chọn được công nghệ hiện đại cho dự án sản xuất kinh doanh sẽ giải quyết được các mặt kĩ thuật của quá trình sản xuất. Nó góp phần làm hạ giá thành sản phẩm đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đồng thời công nghệ hiện đại sẽ làm tăng tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. ii . mộT Số BIệN PHáP CạNH TRANH Về GIá : Giá bán là công cụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cổ điển nhưng khá hữu hiệu, thể hiện qua chính sách định giá của doanh nghiệp. Đối với hàng hoá thông thường và thị trường có thu nhập thấp thì công cụ giá bán có vai trò to lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Công ty. Nói chung trong ngành sản xuất bánh kẹo thì các Công ty thường mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng chính sách định giá thấp. Để có lãi khi bán sản phẩm với giá thấp trên thị trường thì Công ty thường tìm các biện pháp nhằm giảm giá thành sản xuất và giảm một số chi phí khác. Đối với Công ty bánh kẹo Hải Châu, mặc dù đang áp dụng chính sách định giá thấp và sử dụng giá làm công cụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng giá bán một số loại sản phẩm của Công ty trên thị trường vẫn còn cao hơn so với một số đối thủ như Xí nghiệp bánh kẹo X22 có giá bán bánh lương khô thấp hơn giá thành sản phẩm cùng loại của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty bánh kẹo Tanbico của Đà Nẵng cũng có bánh lương khô cạnh tranh được với bánh lương khô của Hải Châu. Xí nghiệp thực phẩm Hà Đông có sản phẩm bánh qui bán với giá thấp hơn bánh cùng loại của Hải Châu. Ngoài ra, các đối thủ khác cũng đang tìm các biện pháp để thực hiện cạnh tranh cùng giá thấp. Vì vậy, việc tìm các biện pháp nhằm hạ giá thành và giảm các khoản chi phí khác là rất cần thiết đối với Công ty bánh kẹo Hải Châu . 1. Các biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm : Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và khấu hao tài sản cố định hay còn gọi là chi phí tài sản cố định và một số chi phí khác về nhiên liệu điện nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất. 1.1. Giảm chi phí về nguyên vật liệu: Đối với các sản phẩm là bánh kẹo thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Với kẹo cứng chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm 72 - 73% giá thành sản phẩm. Kẹo mềm chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 70% và bánh có chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 65% giá thành sản phẩm. Vì vậy, giảm chi phí về nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các biện pháp hạ giá thành. * Chi phí về nguyên vật liệu của Công ty bánh kẹo Hải Châu được chia làm hai loại là chi phí về nguyên vật liệu chính và chi phí về nguyên vật liệu phụ . - Nguyên vật liệu chính gồm có Bột mì, đường kính, dầu thực vật sữa Bột và muối. - Nguyên vật liệu phụ gồm có hương liệu, phẩm màu phụ gia và các loại hoá chất khác. Để giảm được chi phí và nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm Công ty cần thực hiện tốt các công tác sau: a. Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu : Hầu hết các chi phí phát sinh trong công tác mua hàng đều được tính vào giá thành sản phẩm. Vì vậy, giảm chi phí phát sinh trong công tác này là hết sức cần thiết. Chi phí ở lĩnh vực này gồm có lượng tiền phải trả cho nhà cung ứng. Chi phí này bằng giá đơn vị nguyên vật liệu nhân với khối lượng hàng mua và chi phí mua hàng là chi phí phải bỏ ra để thực hiện công tác mua hàng. Ngoài việc đánh giá chất lượng của công tác thu mua thì Công ty phải đánh giá so sánh các chi tiết phát sinh ở từng nguồn cung ứng để đi đến quyết định mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Đối với nguyên vật liệu là Bột mì Công ty có thể mua từ nhiều thị trường khác nhau như Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, ấn Độ...Vì thế, việc lựa chọn mức giá phù hợp là có thể thực hiện được đối với từng nguồn cung ứng thông qua các trung gian cung ứng khác nhau như Công ty thương mại Bảo Phước, Công ty Nông sản An Giang, Công ty lương thực Thăng Long... Sau khi xác định được thị trường nhập của nguyên vật liệu và trung gian cung ứng Công ty có thể kết hợp với các đối thủ hoặc các cơ quan khác có nhu cầu về Bột mì, tổ chức mua với khối lượng lớn nhằm hưởng chiết giá, giảm giá về khối lượng mua lớn... Đồng thời, cán Bộ thu mua cần phải tính toán chi phí vận chuyển hàng về kho, lượng hao hụt...để tổng chi phí cho công tác thu mua là nhỏ nhất. Với chi phí vận chuyển từ trung gian cung ứng về nhập kho Công ty cũng phải xem xét là nên tự vận chuyển hay thuê ngoài. Công ty Hải Châu có đội xe với nhiều xe có trọng tải lớn thì Công ty nên tự vận chuyển nguyên vật liệu về kho nhằm giảm chi phí mua hàng. Đối với nguyên vật liệu là đường kính, dầu ăn và muối, tổ chức công tác thu mua của Công ty cũng nên được xác định tương tự để chi phí cho hoạt động thu mua là kinh tế nhất. b. Sử dụng nguyên vật liệu thay thế . Sử dụng nguyên vật liệu thay thế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm là điều kiện để Công ty chính sách hạ giá sản phẩm. Trong những năm vừa qua Công ty đã thay thế một số loại nguyên vật liệu bằng những nguyên vật liệu khác có giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn bảo đảm. Đối với một số loại sản phẩm bánh Công ty đã dùng dầu ăn vào làm nguyên liệu đầu vào thay vì dùng bơ có chi phí cao hơn. Đối với chất phụ gia Công ty dùng phụ gia Công ty dùng mạch nha thay cho glucôza trong sản xuất kẹo và bánh các loại. Để tiếp tục hạ thấp giá thành bằng cách sử dụng nguyên liệu thay thế, Công ty có thể sử dụng các hương liệu được chiết từ các loại hoa quả có sẵn ở trong nước thay vì mua hương liệu từ nước ngoài đắt tiền hơn. Mặt khác Công ty có thể sử dụng các loại nguyên liệu đầu vào là nông sản ở trong nước thay vì mua nguyên kiệu từ nước ngoài. Sử dụng nguyên liệu thay thế có thể áp dụng cho các loại sản phẩm truyền thống và cũng có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm mơí làm đa dạng chủng loại hàng hoá kinh doanh. 1.2. Các biện pháp làm giảm chi phí về tiền lương. Chi phí về tiền lương chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong giá thành sản phẩm hàng hoá nói chung và sản phẩm là bánh kẹo nói riêng. Vì vậy, giảm chi phí về lao động trong giá thành sản phẩm cũng có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù trong những năm gần đây năng suất lao động trên các dây chuyền sản xuất đã tăng lên nhưng Công ty muốn nâng cao mức thu nhập cho người lao động nên tốc độ tăng của tiền lương vẫn còn nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp tăng năng suất lao động nhanh hơn, đồng thời giảm chi phí lao động trong giá thành sản phẩm mà công ty áp dụng để trả cho người lao động trực tiếp có công thức tính như sau: Hình thức trả lương theo sản phẩm phải xác định được mức lao động đối với từng công đoạn, từng sản phẩm. Trên cơ sở đó xây dựng đơn giá tiền lương cho đơn vị sản phẩm tấn bánh từng loại, kẹo, Bột canh. Căn cứ vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong thời gian công nhân làm việc theo lương sản phẩm, bảng chấm công và các khoản lương được hưởng theo chế độ ngoài lương sản phẩm để lập bảng thanh toán lương cho mỗi tổ. Giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, không có nghĩa là giảm mức thu nhập của người lao động mà giảm định mức lao động và đơn giá lương. Giảm định mức lao động đối với từng loại sản phẩm là điều kiện để giảm đơn giá tiền lương. Vì vậy, Công ty nghiên cứu hoàn thiện định mức lao động trên cơ sở điều kiện mới về cơ sở vật chất kỹ thuật. Định mức lao động và đơn giá tiền lương được áp dụng trong một thời kỳ ổn định (thường là 1 năm). Qua thực tế sản xuất, khi có những biến đổi về công nghệ, tổ chức sản xuất hợp lý và từ đó năng suất lao động của tổ, của phân xưởng hay của công ty thay đổi thì định mức lao động và đơn giá tiền lương đối với từng mặt cụ thể được điều chỉnh. Đây là cơ sở để lập quỹ lương cho toàn công ty. Tuy nhiên, hàng tháng tuỳ theo sản lượng nhập kho từng mặt hàng và đơn giá tiền lương để tính tổng quỹ lương thực tế được chi trong tháng. Ví dụ: Chúng ta so sánh định mức lao động và đơn giá tiền lương tổng hợp giữa 2 năm 1996-1997 của hai loại sản phẩm. Biểu 11: Định mức LĐ và đơn giá tiền lương của một số sản phẩm Đơn vị tính: 1000đ/tấn Tên sản phẩm 1996 1997 Định mức LĐ Đơn giá Lương Định mức LĐ Đơn giá Lương Bánh Hương thảo 53,85 1023,15 35,45 928 Bánh Hải châu 39,4 948,60 30,25 836 Qua ví dụ trên chúng ta cũng đã thấy rằng công ty đã giảm định mức lao động trong từng loại sản phẩm. Năm 1996, 1 tấn bánh Hương Thảo được định mức LĐ là 53,85 công nên đơn giá là 1.023150 đồng. Đến năm 1997 thì 1 tấn bánh Hương Thảo có định mức LĐ được điều chỉnh lại là 35,45 công và đơn giá lương giảm xuống còn 928.000đ. Đơn giá tiền lương giảm 95.150đ một tấn bánh, tương ứng giảm 9,3%. Trong năm 1998 phân xưởng bánh Hương thảo đang thực hiện định mức 32,45 công một tấn và phấn đấu giảm đơn giá tiền lương xuống còn 875.000đ/tấn. Như vậy nếu giá bán không đổi thì năm 1998 so với năm 1997, chi phí tiền lương sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên của 1 tấn bánh tiêu thụ là 61.000đ. Đối với bánh Hải châu công ty cũng đang thực hiện định mức LĐ là 28 công/tấn và phấn đấu giảm đơn giá tiền lương xuống còn 800.000đ/tấn. Với giảm định mức này lợi nhuận có thể tăng thêm là 36.000đ/tấn bánh tiêu thụ. Để giảm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm nhằm hạ thấp giá thành, công ty cần phải đầu tư đổi mới công nghệ và thực hiện các biện pháp hợp lý hoá sản xuất ở các Bộ phận, các công đoạn. Đặc biệt ở các phân xưởng sản xuất còn thủ công (phân xưởng Bột canh) và các dây chuyền sản xuất còn lạc hậu (phân xưởng bánh I) thì việc đầu tư đổi mới công nghệ là hết sức cần thiết để giảm số lượng công nhân sản xuất, tăng năng suất lao động và thực hiện một số biện pháp nâng cao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2. Các biện pháp nhằm giảm chi phi thương mại Các khoản chi phí thương mại của sản phẩm mặc dù không tính vào giá thành của sản phẩm nhưng để có lợi nhuận thì giá bán của sản phẩm phải cao hơn giá thành và chi phí thương mại liên quan tới việc bán sản phẩm. Để thực hiện được chính sách định giá thấp hay còn gọi là sử dụng công cụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là giá bán ngoài các biện pháp hạ thấp giá thành Công ty còn phải thực hiện một số biện pháp làm giảm chi phí thương mại cho việc tiêu thụ sản phẩm. 2.1 Giảm chi phí vận chuyển Để đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ phải có công tác vận chuyển hàng hoá đến thị trường đó. Thực hiện công tác vận chuyển đương nhiên là phải có chi phí. Điều cần thiết là Công ty phải xác định khoản chi phí vận chuyển ở mức tối ưu. Mặc dù công tác vận chuyển cũng có thể do các đại lý tự đảm nhiệm nhưng Công ty vẫn có thể kiểm soát được hoạt động này. Công ty cần phải có kế hoạch vận chuyển hợp lí, phù hợp với từng địa bàn ở từng khu vực thị trường khác nhau. Đầu tiên Công ty phải xác định cần vận chuyển hàng hoá đến thị trường nào, địa hình vận chuyển, mức độ tập trung của thị trường....Sau đó Công ty xét đến nên tự vận chuyển hay thuê ngoài. Tóm lại đối với từng loại thị trường khác nhau Công ty cần có các kế hoạch vận chuyển khác nhau . Nếu thị trường là ở Hà Nội và các vùng tập trung lân cận ,với sự sẵn có của các phương tiện vận chuyển Công ty có thể tự vận chuyển hàng hoá đến cho các đaị lý thay vì thuê vận chuyển từ các Công ty dịch vụ bên ngoài có chi phí cao hơn. Nếu thị trường là ở xa tập trung như thị trường miền Nam, một số tỉnh miền Trung, Hải phòng, Quảng Ninh Công ty nên xây dựng một kho tàng tập trung ở từng địa bàn thị trường sau đó thuê vận chuyển qua các chuyến hàng lớn như tàu hoả, xe có trọng tải lớn hoặc kéo rơmooc đến kho và từ kho hàng hoá có thể được phân phối tới các đại lý bằng các phương tiện vận chuyển cỡ nhỏ. Trong kế hoạch vận chuyển Công ty luôn phải chú ý đến các yếu tố mùa vụ của tiêu dùng. Trong những trường hợp thuê chở đột xuất thì chi phí phát sinh cao là khó tránh khỏi. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giải quyết tính mùa vụ của tiêu thụ và vận chuyển đột xuất. Với yếu tố mùa vụ Công ty có thể chủ động vận chuyển trước thời kì mùa vụ vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo được hợp đồng về cung cấp hàng hoá cho các đại lý. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến công tác bảo quản hàng hoá tại các kho ở các thị trường tiêu thụ khác nhau, so sánh chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển để có quyết định hợp lý. 2.2 Sử dụng hợp lý chi phí quảng cáo: Nếu Công ty thực hiện quảng cáo sản phẩm của mình lên các phương tiện thông tin đại chúng thì chi phí dành cho các chương trình này là một khoản tiền không nhỏ. Vì vậy Công ty phải phân tích đầy đủ các yếu tố liên quan đến chương trình quảng cáo. Ngoài việc Công ty phải đảm bảo tính trung thực, tính hấp dẫn, tính hiệu quả ...Công ty còn phải phân tích kỹ những hiệu quả của quảng cáo. Mục tiêu của quảng cáo mà Công ty thực hiện có thể là không giống nhau ở từng thời kỳ, nhưng mục tiêu lâu dài là vì sự tồn tại và phát triển của Công ty và không ngoài mục đích tăng lợi nhuận. Phân tích hiệu quả của quảng cáo là xác định các khoản phí tổn cho hoạt động này và kết quả mà nó mang lại. Để quảng cáo mang tính hiệu quả cao thì Công ty phải xác định được loại sản phẩm mà mình muốn quảng cáo sẽ chinh phục đoạn thị trường nào để lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp nhằm tăng tỷ lệ đối tượng nhận thông tin đó có ích . Ví dụ: Nếu Công ty muốn quảng cáo sản phẩm Bột canh thì tốt nhất là quảng cáo trước chương trình người nội trợ, nếu lựa chọn phương tiện quảng cáo là truyền hình, thời điểm thời điểm quảng cáo này có chi phí cho một đợt là khá rẻ và đối tượng nhận thông tin có ích chiếm tỷ lệ cao. Hoặc bánh kẹo có thể quảng cáo vào những thời điểm mà có sự chú ý của trẻ em là nhiều nhất. Mặc dù trẻ em không phải là đối tượng trực tiếp mua hàng nhưng lại là người gợi ý cho sự lựa cho của khách hàng. Bên cạnh giảm chí phí quảng cáo bằng việc lập kế hoạch phân tích và lựa chọn hình thức, phương tiện quảng cáo tối ưu, Công ty có thể cắt giảm chi phí không cần thiết và vẫn bán được hàng nhờ vào uy tín của một số sản phẩm của Công ty đã có trên thị trường. Ví dụ: ở gian hàng giới thiệu sản phẩm Công ty có thể trưng bầy các sản phẩm mới ngay cạnh các sản phẩm có uy tín cao như Quy Hải Châu, Quy Hương Thảo và bánh Lương Khô. Các hoạt động yểm trợ bán hàng của Công ty cũng làm phát sinh các khoản chi phí. Công ty cần phải tối ưu hoá các khoản chi phí này bằng cách áp dụng các hoạt động cho các loại sản phẩm mới hay các loại sản phẩm khó tiêu thụ. Đối với những sản phẩm đang gặp khó khăn về tiêu thụ Công ty có thể áp dụng chính sách khuyến mại thay vì giảm giá. Công ty sẽ rất khó khăn để nâng giá khi sản phẩm có uy tín và tình hình tiêu thụ trở nên thuận lợi hơn. Các hoạt động yểm trợ bán hàng nói chung và quảng cáo nói riêng ngày càng có xu hướng tăng nhanh đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Vì vậy sử dụng tối ưu ngân quỹ dành cho các hoạt động này là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Hải Châu nói riêng. 2.3 Giảm chi phí của lực lượng bán hàng . Chi phí của lực lượng bán hàng thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí thương mại của sản phẩm. Để giảm giá tối ưu chi phí bán hàng này Công ty phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho lực lượng bán hàng trực tiếp của Công ty, chủ yếu ở hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Lực lượng bán hàng nên được bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý đúng số lượng cần thiết và phù hợp với công việc yêu cầu. Mặt khác chi phí của lực lượng bán hàng còn gắn với chi phí của các đại lý. Vì vậy, việc mở thêm các đại lý để phát triển và mở rộng thị trường là cần thiết, nhưng Công ty phải xác định được khả năng tiêu thụ của các đại lý để ký hợp đồng đại lý. Nếu số lượng đại lý qúa nhiều mà mức tiêu thụ ở mỗi đại lý nhỏ thì không những chi phí bán hàng tăng mà còn phát sinh nhiều chi phí thương mại liên quan khác. Bên cạnh việc xác định và lựa chọn các điểm bán hàng Công ty còn phải tổ chức tốt khâu bán hàng ở từng điểm bán hàng. Cơ cấu tổ chúc các điểm bán hàng phải được định hướng theo thị trường. Việc thiết kế bắt đầu bằng việc xem xét thị trường và các hoạt động bán hàng cần thiết để thành công trong thị trường đó. Đối với từng nhân viên bán hàng trách nhiệm và quyền hạn đi kèm phải được công khai rõ ràng, Tổ chức bán hàng phải ổn định nhưng phải linh hoạt, ổn định để chịu đựng những tổn thất nhân sự giám sát điều hành, đồng thời tổ chức phải đủ linh động để điều chỉnh theo cá biến đổi ảnh hưởng đến Công ty trong ngắn hạn như những biến động từ thị trường. Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến lực lượng bán hàng cả chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ góp phần làm cho hoạt động bán hàng của Công ty đạt hiệu quả hơn, các chi phí cho lực lượng bán hàng sẽ được sử dụng tối ưu hơn III. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố cơ bản nhất có ý nghĩa tích cực đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Khi nhu cầu cao thì mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn liền với chất lượng và giá. Nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần làm cho uy tín của Công ty ngày càng được nâng nên, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trên thương trường. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, ngoài các biện pháp về kỹ thuật đã được trình bầy ở phần trước còn có một số biện pháp sau: 1. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế. Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Những thông số kinh tế kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế tác động trực tiếp tới chất lượng của mỗi sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kinh tế kỹ thuật vì vậy ở khâu thiết kế Công ty cần phải chuyển hoá những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này cũng phản ánh chất lượng với sự phù hợp với thi trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Thích hợp với khả năng của Công ty - Đảm bảo tính mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - Tối thiểu hoá chi phí Đối với Công ty báng kẹo Hải Châu công tác thiết kế sản phẩm mới càng trở nên quan trọng các công thức pha trộn nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, kích thước, hình dáng của sản phẩm cũng như của bao gói cần phải được nghiên cứu hết sức cẩn thận và chi tiết. Trong đó công tác nghiên cứu các đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng, đặc điểm tâm lí và thị hiếu của thị trường là hết sức cần thiết. Thiết kế các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, đưa ra được các thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện, đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra dựa trên các thông số đó. Với những sản phẩm truyền thống mặc dù các loại sản phẩm này đã có thị trường nhưng công tác thiết kế lại các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần đựơc thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm của Công ty, tạo ra uy tín và gây ấn tượng cho khách hàng. Đối với bánh Hương Thảo cần được thiết kế lại có kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn. Về công thức pha trộn cần cho thêm hàm lượng chất béo và hương liệu để bánh Hương Thảo có hương vị đặc trưng, hấp dẫn hơn, đồng thời mặt bánh sẽ bóng hơn nhờ có lớp cramen và lớp caramen sẽ chống hút ẩm của bánh. Độ giòn của bánh sẽ được bảo vệ lâu hơn. Đối với bánh qui Hải Châu và một số bánh khác được sản xuất trên dây chuyền của Đài Loan cũng cần được tăng thiết độ bóng và giảm độ hút ẩm bằng cách tăng hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng chất béo ở công đoạn pha trộn nguyên vật liệu. Đồng thời để hạn chế hiện tượng bánh dính khuôn thì hàm lượng tinh dầu trong pha trộn là điều cần thiết. Mặt khác, thời gian trộn nguyên vật liệu cũng nên được kéo dài hơn, nguyên vật liệu trộn cần phải được khô hơn và thời gian trộn dài hơn sẽ tạo độ dẻo cho hỗn hợp dóc khuôn hơn, sản phẩm sẽ đẹp hơn. Đối với sản phẩm là kẹo mềm mặc dù bao gói đẹp và hấp dẫn nhưng hình dáng viên viên kẹo còn quá xấu không có tính thẩm mỹ . Để viên kẹo sản xuất ra vuông hơn, có góc cạnh thì Công ty nên thiết kế một hệ thống thiết bị làm nguội nhanh viên kẹo sau công đoạn cắt. Kẹo sau khi được cắt đi qua Bộ phận làm nguội sẽ trở nên cứng hơn và không bị biến dạng ở công đoạn bao gói. Với những cải tiến trong khâu thiết kế chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ đựoc nâng nên và đáo ứng ở mức cao hơn của nhu cầu thị trường. Đây là điều mà Công ty Hải Châu cần xem xét. 2. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng Sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu đựoc dùng để sản xuất ra chúng và chất lượng của công tác cung ứng các loại yếu tố đầu vào. Mục tiêu của nâng cao chất lượng trong khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại, chất lượng thời gian địa điểm và các đặc tính kinh tế kĩ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí tối ưu. Để thực hiện được yêu cầu trên trong khâu cung ứng Công ty cần chú ý những nội dung chủ yếu sau: - Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu. - Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng. - Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh. - Xác định các phương án giao nhận. - Xác định rõ ràng đầy đủ thống nhất các điều khoản trong giải quyết những khiếm khuyết trục trặc. Giải quyết tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho khâu sản xuất thực hiện đúng các yêu cầu mà khâu thiết kế đặt ra 3. Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất Thực chất của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở giai đoạn nay là công tác quản lí chất lượng để sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Để thực hiện được các công tác quản lý trước hết Công ty phải giải quyêt tốt khâu cung ứng. Các vật liệu cần sản xuất phải đựoc cung cấp đúng số lượng chủng loại và chất lượng thời gian và thực hiện công tác kiểm tra trước lúc đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất cán Bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý tốt lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm tránh rơi vãi hao hụt. Đồng thời quản lý sản lượng sản phẩm sản xuất ra và khối lượng sản xuất ra trong ngày trong ca. Kiểm tra chất lượng ở giai đoạn sản xuất phải được tiến hành với quản lý chất lượng sản phẩm, từ đó phát hiện ra những chỗ thực hiện chưa tốt đồng thời đi tìm nguyên nhân và các giải pháp để sửa chữa. Công tác kiểm tra phải đựoc tiến hành một cách xuyên suốt trong các công đoạn sản xuất. Cán Bộ kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra từ khâu phối liệu cho đến nướng bánh và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành. ở khâu phối liệu công tác kiểm tra gồm các công việc xác định tỷ lệ các loại nguyênvật liệu đưa vào và mức độ phối liệu tính theo thời gian. Công đoạn nướng bánh cần thiết kiểm tra lò nước điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và toả đều khắp khay bánh giảm tỷ lệ bánh già lửa, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến cho quyết định cho sản phẩm nhập kho, bán cho khách hàng để ngăn ngừa việc đưa sản phẩm hỏng, phế phẩm ra thị trường. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các công đoạn sản xuất theo nguyên tắc 3 kiểm là hết sức cần thiết. Vì vậy việc làm này đòi hỏi cán Bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm phải có chuyên môn giỏi tinh thần trách nhiệm cao lòng nhiệt tình và đội ngũ công nhân lao động có ý thức tốt trong công việc sản xuất mà mình thực hiện. IV. Biện pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm là việc tăng lên các danh mục sản phẩm kinh doanh làm thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất của Công ty theo hướng có lợi hơn. Đồng thời khai thác triệt để các nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Để đa dạng hoá sản phẩm thành công điều đầu tiên cần phải thực hiện là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mới đòi hỏi chất lượng phải cao, đó là điều kiện cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm, Công ty có thể thực hiện các chiến lược sau đây: 1. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm Việc nghiên cứu tìm tòi tăng thêm các chủng loại hàng hoá sản phẩm nhằm tạo ra sự phù hợp hơn đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng và phát triển thị trường, đồng thời đa dạng hoá chủng loại sản phẩm góp phần làm cho nguồn sản phẩm thay thế các sản phẩm đã lỗi thời trở nên dồi dào hơn. Chính sách đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đã được Công ty áp dụng từ lâu nhưng với sự phát triển không ngừng của nhu cầu thị trường thì chiến lược đa dạng hoá sản phẩm càng được áp dụng và phát triển mạnh mẽ. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm không cần đầu tư nhiều vốn cho khâu kỹ thuật. Trên dây chuyền sản xuất sẵn có, Công ty có thể nghiên cứu thêm những sản phẩm và có thể được thực hiện trên dây chuyền sản xuất đó dưới hình thức sản xuất chuyển loạt. Hiện tại Công ty có ưu thế về sản phẩm bánh các loại trên thị trường, vì vậy đa dạng hoá các sản phẩm bánh sẽ thuận lợi cho sản phẩm của Công ty thâm nhập thị trường. Tuy nhiên với hai dây chuyền sản xuất kẹo hiện đại của CHLB Đức, Công ty có thể đa dạng hoá chủng loại kẹo nhằm tận dụng triệt để năng lực của máy móc thiết bị hiện có. Đối với sản phẩm bánh, Công ty có thể sản xuất nhiều hơn chủng loại bánh hiện có trên các dây chuyền sản xuất. Với dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu của Đài Loan, Công ty có thể nghiên cứu và cho sản xuất thêm các loại bánh khác, đồng thời hình dáng và kích thước của khuôn có thể thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của khách hàng. Với sự sẵn có của các loại hoa quả ở Việt Nam Công ty cần tiến hành nghiên cứu và sản xuất các loại bánh mang hương vị đặc trưng của các loại quả như: dâu, chuối, xoài.... Với bánh lương khô, Công ty Hải Châu hiện tại có hai chủng loại là lương khô tổng hợp và lương khô ca cao. Trong tương lai Công ty nên sản xuất thêm chủng loại lương khô mới như: Lương khô cà phê; lương khô sữa, trứng; lương khô mặn.v.v... Với bánh kem xốp, dây chuyền này có thể sản xuất bánh kem xốp các loại Công ty có thể cho ra đời những chủng loại bánh kem xốp với hương vị khác nhau. Là sản phẩm bánh cao cấp, Công ty có thể nhập các loại hương liệu tinh dầu quý hiếm, hương vị hấp dẫn để sản xuất các loại bánh mới lạ phục vụ cho đoạn thị trường có thu nhập cao và có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại. Với sản phẩm kẹo, Công ty có thể tăng chủng loại kẹo cứng cũng như kẹo mềm, với mỗi loại Công ty có thể sản xuất ở cả hai dây chuyền để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của nhiều người và từng thời điểm khác nhau của khách hàng. Công ty nên nghiên cứu và sản xuất thêm những loại bánh kẹo khác như kẹo cà phê sữa, kẹo sữa dừa, các loại kẹo dẻo.v.v.... Bên cạnh đa dạng hoá chủng loại còn có đa dạng hoá khối lượng đóng gói. Công ty nên tiến hành đóng gói mỗi chủng loại sản phẩm với nhiều loại bao gói khối lượng khác nhau. Công ty đã da dạng hoá khối lượng đóng gói đối với bánh kem xốp nhưng chưa áp dụng chính sách này với các loại bánh khác và các chủng loại kẹo. Tới đây, Công ty nên có nhiều loại bao gói với khối lượng khác nhau: 100g, 150g, 175g, 200g, 300g và 400 và 500g. Mặt khác, Công ty có thể đa dạng hoá bao bì đóng gói. Các loại sản phẩm bánh kẹo có thể được đóng gói trong túi bóng in mầu, hình vẽ hoặc túi bóng in màu, hình vẽ, tráng bạc. Chất lượng mẫu mã bao gói cần phải hết sức được chú trọng. Công ty phải lựa chọn cho mình một màu sắc riêng của bao gói và một biểu tượng riêng của Hải Châu để khách hàng chỉ nhìn thoáng qua cũng đã phát hiện ra sản phẩm đó là của Công ty sản xuất. Bao gói ngoài chức năng bảo vệ, bảo quản sản phẩm bên trong còn có chức năng thẩm mỹ, là người bán hàng im lặng. Vì vậy Công ty cần hết sức chú ý đến vấn đề bao gói, màu sắc, quy cách sản phẩm. 2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh: Hiện tại Công ty đang sản xuất kinh doanh 3 mặt hàng chủ yếu là bánh các loại, kẹo các loại và Bột canh các loại. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp ngày 9-11-1994 thì Công ty còn có thể kinh doanh một số mặt hàng khác. Từ năm 1996 trở về trước Công ty đã sản xuất kinh doanh các mặt hàng như rượu, bia, mì ăn liền. Nhưng do sản xuất kinh doanh không có hiệu quả nên đến cuối năm 1996 Công ty đã ngừng sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng này. Mặc dù vậy, việc tăng thêm số lượng các mặt hàng kinh doanh, mở rộng ngành nghề kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho Công ty tồn tại và phát triển trên thương trường sẽ giảm dược rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất là một vấn đề phức tạp mà cán Bộ lãnh đạo cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Để thực hiện được điều này Công ty phải có đội ngũ cán Bộ lãnh đạo năng động và sáng tạo. Đồng thời, Công ty còn phải có khả năng về tài chính. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh đòi hỏi Công ty phải tiến hành công tác nghiên cứu thị truờng hết sức chi tiết và cẩn thận nhằm hạn chế rủi ro. Với năng lực hiện có là máy móc, thiết bị sản xuất bánh kẹo, Công ty có thể sản xuất thêm mứt các loại vào thời điểm thị trường có nhu cầu cao như các dịp lễ, tết. Sản xuất mứt mang tính chất mùa vụ rõ rệt nên có thể tận dụng máy móc thiết bị hiện đại đa năng sẵn có của Công ty. Để tận dụng nước rỉ đường và nước rửa nồi nấu kẹo Công ty có thể trở lại sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu. Tuy nhiên, Công ty phải xác định được nhu cầu của thị trường cần loại rượu gì để tiến hành sản xuất. Với một Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo là chủ yếu, Công ty Hải Châu có thể sản xuất thêm mặt hàng rượu vang hoặc rượu Champan, vì loại rượu này thị trường Việt Nam đang có nhu cầu rất cao. Từ việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Công ty sẽ có điều kiện để đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Điều này sẽ góp phần làm cho quy mô của Công ty ngày càng mở rộng. V. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu có chất lượng cao, giá bán hạ nhưng khả năng tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Đây là một tồn tại lớn mà cán Bộ lãnh đạo của Công ty đang hết sức quan tâm. Qua phân tích thực trạng ở chương hai, để giải quyết phần nào tồn tại trên Công ty có thể thực hiện một số giải pháp. 1. Quảng cáo Sản phẩm của Công ty được mọi người biết đến thông thường bằng 3 con đường sau: Qua nhân viên bán hàng bằng các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm - Qua khách hàng thông qua chất lượng của sản phẩm - Qua các hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuyếch chương Hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuyếch trương của Công ty Hải Châu trong những năm gần đây chưa được coi trọng. Vì vậy, một số loại sản phẩm mới của Công ty mặc dù có mặt trên thị trường nhưng không được mọi người biết đến. Hoạt động quảng cáo mà Công ty cần tiến hành gồm các hoạt động quảng cáo bên ngoài Công ty và các hoạt động trong nội Bộ Công ty. Với hoạt động quảng cáo bên trong thường là các hình thức quảng cáo chung. Công ty tiến hành công tác trưng bày sản phẩm, trang trí gian hàng giới thiệu sản phẩm và các tấm biển đề tên Công ty. Các gian hàng này nên đặt ở những nơi đông dân cư, trung tâm thành phố. Đây là hình thức quảng cáo không gây ra chi phí cao nhưng có thời hạn lâu dài. Tuy nhiên, quảng cáo bên trong Công ty chỉ giới hạn trong một không gian hẹp. Mặc dù vậy, đây vẫn là một hình thức quảng cáo đáng thực hiện, nó còn là Bộ mặt của Công ty gây ấn tượng cho các đối tác khi họ đến ký kết các hợp đồng kinh tế với Công ty. Với các hoạt động quảng cáo thuê ngoài, Công ty chỉ nên tiến hành quảng cáo thâm nhập với khoản chi phí dành cho hoạt động quảng cáo có hạn. Lựa chọn phương tiện quảng cáo là một vấn đề cần thiết phải được xem kỹ lưỡng. . Phương tiện quảng cáo phải là phương tiện mang tin trực tiếp đến đối tượng nhận tin, lựa chọn phương tiện sao cho đối tượng nhận tin có ích chiếm tỷ lệ cao và chiếm số lượng cao nhất. Lựa chọn phương tiện quảng cáo hợp lý, Công ty sẽ sử dụng chi phí dành cho quảng cáo một cách tối ưu. Công tác kiểm tra hoạt động quảng cáo là hết sức cần thiết. Chi phí cho các hoạt động quảng cáo thường lớn, vì vậy Công ty phải tiến hành kiểm tra xem liệu số tiền dành cho quảng cáo có đạt được mục tiêu mà Công ty mong muốn. So sánh kết quả do hoạt động quảng cáo đem lại và chi phí cho quảng cáo là hết sức khó khăn. Các đại lượng đem ra so sánh rất khó lượng hoá được một cách chính xác. Vì vậy, các đại lượng về chi phí và kết quả Công ty nên chỉ tính bằng tiền và kết quả có thể lượng hoá dưới dạng số lợi nhuận tăng thêm, số doanh thu tăng thên, tỷ lệ % tăng thêm của thị phần v.v... Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động quảng cáo để Công ty quyết định lựa chọn cho các hoạt động quảng cáo ở thời gian tiếp theo. Nâng cao uy tín và khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn nữa sản phẩm của mình, Công ty Hải Châu có thể quảng cáo một số sản phẩm của mình như những hàng hoá khuyến dụng. Hiện tại Công ty đang kinh doanh hai loại sản phẩm có thể trở thành hàng hoá khuyến dụng đó là: Bột canh iốt và kẹo vitamin các loại. Khi hàng hoá khuyến dụng đã thoả mãn nhiều hơn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng thì khách hàng sẽ mua hàng hoá đó với số lượng nhiều hơn. Để hai loại sản phẩm trên trở thành hàng hoá khuyến dụng Công ty nên đề nghị với Nhà nước cho phép quảng cáo và bán các loại hàng hoá trên như những hàng hoá khuyến dụng. Bên cạnh quảng cáo sản phẩm của mình, Công ty có thể tăng cường một số hoạt động yểm trợ bán hàng khác như: tham gia các hội chợ, tham gia các hoạt động quần chúng, mở rộng các hoạt động chiêu thị khác. 2. Các biện pháp về thanh toán và phục vụ khách hàng Với sản phẩm là bánh kẹo thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua buôn. Công ty đã áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại lý như cho phép áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại như cho phép các đại lý trả chậm, nhưng chính sách thanh toán của Công ty đối với các đại lý còn cứng nhắc so với một số đốí thủ cạnh tranh Hiện tại Công ty chưa cho phép các đại lý hưởng chiết giá bán hàng, đồng thời các đại lý cũng không được thưởng nếu trong một thời gian nào đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho Công ty. Điều này không kích thích các đại lý tiêu thụ sản phẩm một cách mạnh mẽ. Vì vậy, Công ty nên cho phép các đại lý được hưởng chiết giá tuỳ theo từng chủng loại hàng hoá tiêu thụ, đồng thời khuyến khích các đại lý tiêu thụ nhiều bằng cách thưởng tiền, hoặc tặng quà. Với chính sách phục vụ Công ty cần quan tâm đến những vấn đề. - Phục vụ vận chuyển sản xuất đến tận các đại lý hoặc trợ giúp cho các đại lý một phân chi phí vận chuyển. - Cho phép các đại lý đổi lại hàng hoá nếu hàng hoá khó tiêu thụ trong một thời gian dài . - Cung cấp bao gói và hỗ trợ kinh phí cho việc bao gói lại các sản phẩm hàng hoá bị rách vỡ bao gói trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó áp dụng các chính sách ưu đãi khác hẳn nhằm khuyến khích các đại lý tiêu thụ nhanh và nhiều hơn sản lượng hàng hoá cho Công ty. 3. Biện pháp đối với người tiêu dùng Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các đại lý nhằm thực hiện chiến lược "đẩy" trong chiến lược chung Marketing. Với chiến lược trên Công ty chỉ mới có thể đẩy nhanh hàng hoá đến các kênh phân phối, sản xuất của Công ty chưa đến khách hàng cuối cùng. Vì vậy, Công ty cần thực hiện một số các biện pháp khác nhằm đẩy nhanh sản phẩm hàng hoá từ các kênh phân phối đến khách hàng cuối cùng, đây là chiến lược "kéo" trong chiến lược chung Marketing. Công ty nên thực hiện chiến lược này cho các loại sản phẩm khác nhau. Đối với các loại sản phẩm mới nên thực hiện chính sách khuyến mại kích thích người mua dùng thử lần đầu bằng cách mời khách hàng ăn thử và có thể tặng thêm sản phẩm. Với những loại sản phẩm khác Công ty nên thực hiện chính sách khuyến mại kích thích khách hàng mua nhiều hơn và thường xuyên hơn bằng cách bỏ phiếu xổ số vào trong túi bánh, kẹo, khách hàng nào may mắn sẽ được thưởng. Thực hiện các chiến lược này sản phảm của Công ty có thể dễ thâm nhập thị trường hơn. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên dễ dàng hơn kết luận Công ty bánh kẹo Hải châu cũng là một thành viên của nền kinh tế thị trường nên trước sự năng động của cơ chế thị trường Công ty không tránh khỏi phải đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt mà kết quả của cạnh tranh là phải có kẻ thắng người thua. Vì vậy trong thời kỳ vạn người bán trăm người mua như hiện nay, để tồn tại, đứng vững và phát triển được đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh so cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cao trong doanh nghiệp, Công ty đã cố gắng vươn lên trong thời buổi cạnh tranh này và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của cán Bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, Công ty khẳng định thêm thực lực của mình, xứng đáng là doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất bánh kẹo. Nội dung của chuyên đề thực tập này gồm một số vấn đề chủ yếu về thực trạng của Công ty. Một số ý kiến mà em mạnh rạn đề xuất trên cơ sở tìm hiểu và phân tích tình hình của Công ty với hy vọng đóng góp kiến thức ít ỏi của mình cho việc hoàn thiện công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty. Vì thời gian và trình độ có hạn nên việc tìm hiểu và quan sát còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. Cuối cùng em chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị trong phòng kế hoạch vật tư của Công ty bánh kẹo Hải châu. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Danh mục tài liệu tham khảo Kinh tế học tập 1 và 2 – NXB Giáo dục Hà Nội-1992. Giáo trình quản trị nhân lực - Đại học Kinh tế Quốc dân. Sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam -PTS. Trịnh Đình Hoan - NXB Thống kê. Quản trị học - NXB Thống kê 1996. 5. Quản trị kinh doanh - ĐH KTQD năm 1996 6. Tư tưởng Quản trị kinh doanh hiện đại - Licosaxyba - Hà Nội 1990. 7. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2002 - NXB Sự Thật - Hà Nội 1991. 8. Giáo trình Marketing - ĐH KTQD 9. Kinh tế 96 - 97, Việt Nam và Thế giới. Thời báo kinh tế Việt Nam. 10. Số liệu lưu trữ hàng năm ( 1995 - 2000 ) của Công ty bánh kẹo Hải Châu. 11. Báo cáo về công tác tiêu thụ sản phẩm các năm, 2000, 2001, 2002. 12. Các số liệu của phòng kế hoạch vật tư của Công ty bánh kẹo Hải Châu . 13. Các số liệu của phòng kế hoạch tài chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu . Định hướng chiến lược phát triển mở rộng thị trường từ nay đến năm 2003 của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Các văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII và lần thứ VIII. Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết năm của Công ty bánh kẹo Hải Châu các năm, 2000, 2001, 2002. Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp trường ĐH KTQD – Bộ môn quản trị doanh nghiệp (chủ biên PGS,PTS Phạm Hữu Huy) nhà xuất bản giáo dục 1998. Giáo trình công nghệ và quản lý công nghệ trường ĐH KTQD Bộ môn quản lý công nghệ. Giáo trình chiến lược kinh doanh trường ĐH KTQD nhà xuất bản thống kê năm 1999. Giáo trình quản trị doanh nghiệp ĐH KTQD. Tạo lợi thế cạnh tranh tác giả M.Porter. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường vận dụng vào Việt Nam trường ĐH KTQD- trung tâm kinh tế Châu á thái Bình Dương chủ biên PTS Đặng Kim Nhung. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc. Nhận xét của cơ quan thực tập Sinh viên thực hiện: Lâm đức thắng. Giáo viên hướng dẫn: pgs. Ts phan đăng tuất. Lớp : qtkdth 41a. Khoa: qtkd. Nhận xét:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9475.doc
Tài liệu liên quan