Đề tài Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu

- Chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nhất là trong kinh tế thị trường hiện nay không nằm ngoài quy luật đó, công ty May Đáp Cầu cũng bị chiếm dụng vốn (phải thu của khách hàng) thường chiếm từ: 39% đến 41% trên tổng vốn lưu động nhưng chỉ tiêu này đang tăng lên, cụ thể: năm 2002 so với năm 2001, tăng với giá trị tuyệt đối là 18.691.365 ngđ, tương ứng với giá trị tương đối là 62%, kết quả này cho thấy công ty đã mở rộng cung cấp hàng hoá tới khá nhiều đơn vị khác, có thêm nhiều đơn vị nội bộ, trong kỳ tới các đơn vị nội bộ này phải cố gắng hoàn trả cho công ty . Đến năm 2003, các chỉ tiêu vẫn tăng lên nhưng so với năm 2002 thì kết quả thu được như sau: giá trị tổng tài sản giảm với giá trị tuyệt đối là : 14.483.096 ngđ) tương ứng với giá trị tương đối là: 12,4%), nguyên nhân làm giá trị tổng tài sản giảm là do TSLĐ -ĐTNH giảm, các khoản phải thu, hàng tồng kho, TSLĐ khác, chi phí xây dựng CBĐ đều giảm. Cụ thể: - TSLĐ-ĐTNH giảm với số tuyệt đối là 21.926.129 ngđ, tương ứng 27,5% nguyên nhân là các khoản phải thu (phải thu của khách hàng) giảm là: 11.673.094 ngđ (tương ứng 24%). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (36%-41,1%) và đang giảm dần, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc đôn đốc khách hàng trả tiền. Phương nhâm của công ty là chỉ có những khách hàng thực sự có uy tín, công ty mới tiến hành bán chịu nhằm tránh các rủi ro lớn có thể xảy ra, đồng thời tối ưu hoá nguồn vốn lưu động cần thiết hàng năm.

doc69 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn nhau trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nhất là trong kinh tế thị trường hiện nay không nằm ngoài quy luật đó, công ty May Đáp Cầu cũng bị chiếm dụng vốn (phải thu của khách hàng) thường chiếm từ: 39% đến 41% trên tổng vốn lưu động nhưng chỉ tiêu này đang tăng lên, cụ thể: năm 2002 so với năm 2001, tăng với giá trị tuyệt đối là 18.691.365 ngđ, tương ứng với giá trị tương đối là 62%, kết quả này cho thấy công ty đã mở rộng cung cấp hàng hoá tới khá nhiều đơn vị khác, có thêm nhiều đơn vị nội bộ, trong kỳ tới các đơn vị nội bộ này phải cố gắng hoàn trả cho công ty . Đến năm 2003, các chỉ tiêu vẫn tăng lên nhưng so với năm 2002 thì kết quả thu được như sau: giá trị tổng tài sản giảm với giá trị tuyệt đối là : 14.483.096 ngđ) tương ứng với giá trị tương đối là: 12,4%), nguyên nhân làm giá trị tổng tài sản giảm là do TSLĐ -ĐTNH giảm, các khoản phải thu, hàng tồng kho, TSLĐ khác, chi phí xây dựng CBĐ đều giảm. Cụ thể: - TSLĐ-ĐTNH giảm với số tuyệt đối là 21.926.129 ngđ, tương ứng 27,5% nguyên nhân là các khoản phải thu (phải thu của khách hàng) giảm là: 11.673.094 ngđ (tương ứng 24%). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (36%-41,1%) và đang giảm dần, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc đôn đốc khách hàng trả tiền. Phương nhâm của công ty là chỉ có những khách hàng thực sự có uy tín, công ty mới tiến hành bán chịu nhằm tránh các rủi ro lớn có thể xảy ra, đồng thời tối ưu hoá nguồn vốn lưu động cần thiết hàng năm. Hàng tồn kho giảm từ 23,2% xuống còn 17% tức là giảm 36,1% so với năm 2002, kết quả này cho thấy công ty đã dần khắc phục được tình trạng ứ đọng vốn, tạo cho đồng vốn quay vòng một cách có hiệu quả trong quá trình tái sản xuất. Vốn bằng tiền là một loại vốn linh hoạt và rất cần thiết cho công ty. Vốn bằng tiền của công ty May Đáp Cầu có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2001 là :934921 ngđ, đến năm 2002 tăng lên 2.969.760 ngđ, và năm 2003 đã lên tới 3.036.873 ngđ. Đứng trên góc độ của một nhà quản trị, sự thay đổi này tương đối tốt giúp cho công ty đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời, nhất là khi xuất hiện các nhu cầu thanh toán lớn hoặc nợ dài hạn đến hạn trả . TSLĐ khác giảm dần qua các năm, từ năm 2001 –2003 từ 1.14.024 ngđ xuống còn 410.157 ngđ. Nguyên nhân là do các khoản chi phí trả trước và chi phí chờ kết chuyển giảm chứng tỏ công ty có ít chi phí phát sinh liên quan đến kết quả SXKD của nhiều niên độ kế toán do TSLĐ được đầu tư lớn . Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh qua các năm cũng giúp cho mặt tài chính của công ty trong quá trình SXKD là không phải bỏ ra các khoản chi phí không đáng có của công ty, đồng nghĩa với việc làm cho lượng hàng tồn kho giảm cho thấy quá trình SXKD của công ty đang diễn ra khá tốt. Vốn cố định tăng mạnh qua các năm cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho TSCĐ thể hiện khả năng thanh toán của công ty ngày một lớn mạnh. Tóm lại, qua việc phân tích về sự biến động của cơ cấu tài sản giai đoạn 2001-2003, ta có thể nhận thấy năm 2002 là năm làm ăn sôi động hơn cả của công ty May Đáp Cầu. Các sự gia tăng đột biến đều diễn ra vào năm 2002 chứng tỏ nhu cầu tài sản đáp ứng cần thiết cho SXKD gia tăng. Năm 2003 do những khó khăn của một doanh nghiệp đang dần bước đầu cổ phần hoá, do sự biến động của thị trường, nên hoạt động SXKD có phần trầm lắng hơn, phương hướng của công ty trong thời gian tới là hoàn tất tiến trình cổ phần hoá để sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định . 2 . Phân tích về cơ cấu vốn của Công Ty qua các năm từ 2001 đến 2003 Đó là việc so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ hoặc số năm nay với số năm trước về số tuyệt đối, số tương đối của từng chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng CĐKT. Qua việc phân tích các số liệu đó, ta sẽ biết được tình hình cơ cấu vốn và quản lý vốn của công ty . Bảng 6. Phân tích về cơ cấu vốn của công ty qua các năm 2001-2003. (đơn vị tính: 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.Nợ phải trả 68.390.180 89,0 107.308.934 91,7 92.780.124 90,7 1.Nợ ngắn hạn 38.147.107 49,6 77.062.756 65,8 61.822.829 60,4 2.Nợ dài hạn 29.840.162 38,8 29.776.680 25,5 30.957.295 30,3 3.Nợ khác 402.911 0,6 469.507 0,4 0 0 B.Vốnchủsở hữu 8.460.678 11,0 9.572.960 8,3 9.618.682 9,3 1.Nguồnvốn,quỹ 8.638.326 11,2 9.833.048 8,4 9.790.846 9,5 2.Nguồnkinhphí -177.648 -0,2 -260.088 -0,1 -172.164 -0,2 Cộng nguồn vốn 76.850.858 100 116.881.903 100 102.398.806 100 (Nguồn : phòng kế toán Công Ty ) Qua bảng số liệu trên ta thấy : Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng nhưng không đều, nguyên nhân tăng cơ cấu vốn của công ty là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng. Nếu năm 2001, nợ phải trả chiếm 89% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2003 dã lên tới 90,7% cho thấy mức độ chiếm dụng vốn và vay vốn của công ty khá lớn, trong đó chủ yếu là vốn vay ngắn hạn chiếm khoảng 49,6% đến 60,4% tổng nguồn vốn, còn lại là vốn vay dài hạn . Như vậy, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng, điều này rất tốt cho công ty, nó phản ánh được hiệu quả SXKD của công ty diễn ra khá tốt . Để cụ thể hơn, ta đi sâu vào nghiên cứu việc so sánh từng chỉ tiêu của các năm về giá trị và tỷ trọng (%) ở bảng sau: Bảng 7. Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2001đến 2003 (đơn vị tính: 1000đ) Chỉ tiêu Năm2002 so với năm 2001 Năm2003 so với năm 2002 Giá trị tăng (giảm) % Giá trị tăng (giảm) % A. Nợ phải trả 39.818.763 56,90 -9.528.819 -8,90 1.Nợ ngắn hạn 38.915.649 102,0 -15.239.927 -19,80 2.nợ dài hạn -63.482 -0,21 1.180.615 3,96 3.Nợ khác 66.596 0,16 0 0 B.Vốn chủ sở hữu 1.112.282 13,10 45.722 0,47 1.Nguồn vốn, quỹ 1.194.722 13,80 -42.202 -0,42 2.Nguồn kinh phí -82.440 -46,4 87.924 33,80 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Qua bảng so sánh trên ta thấy, xét về tỷ lệ tăng giảm hàng năm ta thấy các khoản nợ phải trả của công ty tăng đáng kể ( năm 2002 so với năm 2001 )cụ thể là 38.918.763 ngđ tương ứng là 56,9 %. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 38.915.649 ngđ so với năm 2001, nguyên nhân là do năm 2002, công ty thực hiện dự án đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. Để trang trải cho nhu càu vốn lưu động cũng như đa số các doanh nghiệp hiện nay, công ty chủ yếu sử dụng 2 hình thức tín dụng là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Công ty May Đáp Cầu chọn ngân hàng công thương Việt Nam để tiến hành các giao dịch vay vốn. Năm 2002, công ty vay ngắn hạn là 77.062.756 ngđ nhưng năm 2003 lượng tiền vay giảm đi còn 61.822.829 ngđ làm cho nợ phải trả giảm 1 lượng đáng kể là: 9.528.819 ngđ ( năm 2003 so với năm 2002) vì hình thức tín dụng ngân hàng tuy có mức rủi ro thấp hơn nhưng thủ tục vay vốn lại rất phức tạp. Doanh nghiệp phải trả vốn và lãi vay đúng kỳ hạn. Để bù đắp công ty sử dụng hình thức tín dụng thương mại, tức là khi doanh nghiệp nhận được tài sản, dịch vụ của người cung cấp, song chưa phải trả tiền ngay và doanh nghiệp sử dụng khoản này để bổ sung cho các nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, công ty không nên lạm dụng quá tín dụng thương mại vì việc sử dụng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro như: gây ra hậu quả làm giảm uy tín của công ty trong những giao dịch sau này, công ty phải chịu các tín dụng cao hơn. Vì vậy, công ty nên cân nhắc tính toán một cách thận trọng, vừa phải biết sử dụng việc mua chịu như một nguồn tài trợ ngắn hạn, đồng thời phải giảm đến mức tối thiểu các khoản phải thu của mình bị khách hàng chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Năm 2003, công ty đã thanh toán được tất cả các khoản nợ khác, và sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là một điều hiển nhiên bởi vì nguồn vốn có tăng thì kinh doanh mới có lãi để có thể trang trải được các khoản nợ. Nhưng công ty không nên để nguồn vốn tại quỹ quá nhiều bởi vì nguồn vốn tại quỹ nó không trực tiếp sinh ra lợi nhuận, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. Vì vậy, công ty phải xác định một lượng vốn quỹ tối ưu nhất, vừa đủ phục vụ cho kinh doanh và đảm bảo với chi phí là thấp nhất. 3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty Là việc phân tích sự thay đổi giữa số cuối kỳ với số đầu kỳ trong bảng CĐKT để xác định tình hình tăng giảm vốn của công ty qua việc phân tích bên nguồn vốn và bên sử dụng vốn. Nội dung của việc phân tích này cho biết trong kỳ kinh doanh, nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn của công ty như thế nào? những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến việc tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty. Từ đó có các giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao việc sử dụng vốn của công ty.Việc phân tích dựa trên 2 nguyên tắc sau: Bên sử dụng vốn ta ghi những chỉ tiêu tài sản tăng và nguồn vốn giảm. Bên nguồn vốn ta ghi chỉ tiêu tài sản giảm và nguồn vốn tăng . Bên nguồn vốn và sử dụng vốn phải bằng nhau. Để biết được diễn biến nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của công ty May Đáp Cầu như thế nào, ta phân tích bảng sau. Bảng 8. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty qua các năm 2001-2003 ( Đơn vị tính : 1000 đ) Chỉ tiêu Năm 2002 so với năm 2001 Năm 2003 so với năm 2002 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.Tài sản 43.985.816 99,60 3.927.763 8,90 7.542.983 32,30 21.681.707 93,00 I.TSLĐ-ĐTNH 36.777.098 83,40 234.273 0,50 67.113 0,30 21.650.916 92,90 1.Tiền 2.034.839 4,60 67.113 0,30 2.Đầu tư TCNH 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Cáckh phảithu 18.691.365 42,40 11.535.094 49,50 4.Hàng tồn kho 16.050.894 36,40 9.650.556 47,50 5.TSLĐ khác 234.273 0,05 465.266 2,00 6.Chiphísựnghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 II.TSCĐ-ĐTDH 7.181.718 16,20 3.693.490 8,40 7.475.825 32,00 30.791 0,10 1.TSCĐ 7.176.510 16,19 7.369.208 31,40 2.Đầu tư TCDH 5.208 1,01 106.617 0,60 3.Chi phíXDCBD 3.693.490 8,40 32.791 0,10 4.Ký cược,kýquỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 B.Nguồn vốn CSH 145.922 0,40 40.176.975 91,1 15.751.636 67,7 1.612.876 7,00 I.Nợ phải trả 63.428 0,14 38.982.253 88,2 15.709.434 67,4 1.180.615 5,00 1.Nợ ngắn hạn 38.915.658 88,1 15.239.927 65,4 2.Nợ dài hạn 63.482 0,14 1.180.615 5,00 3.Nợ khác 66.595 0,10 469.507 2,00 II.Vốn chủ sở hữu 82.440 0,26 1.194.722 2,90 42.202 0,30 432.525 2,00 1.Nguồn vốn,quỹ 1.194.722 2,90 42.202 0,30 2. Nguồnkinhphí 82.440 0,26 432.525 2,00 Cộng 44.104.738 100 44.104.738 100 23.294.574 100 23.294.574 100 (Nguồn :Phòng kế toán công ty.) Qua bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001, sử dụng vốn và nguồn vốn tăng 44.104.738 (ngđ) điều này nó phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty về mặt quy mô là khá tốt. Việc tăng này nằm chủ yếu ở phần tài sản (giá trị: 43.958.816 (ng đ) chiếm 99.6% ) và các khoản nợ ngắn hạn (giá trị: 38.915.658 (ng đ) chiếm 88.19% lượng giá trị ). Tài sản lưu động tăng, đặc biệt là các khoản phải thu của công ty, điều này cho thấy đây là một xu hướng tốt, nó phản ánh KQKD của công ty khá tốt, có thêm nhiều đơn vị nội bộ nhưng các đơn vị nội bộ này phải cố gắng hoàn trả cho công ty. Nợ ngắn hạn tăng là một điều không tốt nhưng nợ mang lại cho công ty một lượng vốn nhất định mà không phải huy động dưới hình thức nào, đó là lượng giá trị tăng do người mua trả tiền trước cho công ty. - Năm 2003 so với năm 2002, sử dụng vốn và nguồn vốn chỉ tăng 23.294.574 (ngđ), việc tăng nằm ở nguồn vốn chủ sở hữu ( chiếm 67,7% lượng giá trị). Hàng tồn kho nó không trực tiếp sinh ra lợi nhuận, nhưng nó đóng vai trò quan trọng là duy trì đảm bảo sản xuất được liên tục. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho quá lớn hoặc quá nhỏ đều bất lợi cho công ty, khi lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến việc phát sinh các chi phí làm tăng chi phí kinh doanh của công ty làm nguồn tài chính bị biến động khi ứ đọng vốn hàng tồn kh còn lượng hàng tồn kho quá nhỏ sẽ không đảm bảo ổn định cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty phải xác định một lượng tồn kho tối ưu nhất vừa đủ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục đảm bảo chi phí thấp nhất. 4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của công ty Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản (TSCĐ&TSLĐ) và để hình thành các tài sản đó, doanh nghiệp phải có các nguồn tài trợ tương ứng, đó là nguồn vốn tài trợ dài hạn và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn. Nguồn tài trợ dài hạn trước hết được dùng hình thành nên TSCĐ, phần còn lại cộng với nguồn vốn ngân hàng để đầu tư TSCĐ. Số chênh lệch giữa nguồn tài trợ dài hạn và TSCĐ hoặc giữa TSLĐ với nguồn vốn ngân hàng được gọi là vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ số vốn lưu động thường xuyên được tính như sau: Vốn lưu động thường xuyên = NVDH- TSLĐ = TSLĐ - NVNH Chỉ tiêu này cho biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không lành mạnh. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ có tốt hay không. Dựa vào số liệu của báo cáo tài chính của công ty cuối năm 2003, ta thấy vốn lưu động của công ty: Vốn lưu động thường xuyên = 30957.295- 44.487.805 = -13.530.510 = 57.911.001 – 61.822.829 = - 3.911.828 Với con số trên, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty được tính trên TSCĐ vaTSLĐ đều âm, chứng tỏ tài chính của công ty không lành mạnh. Công ty nên đầu tư thêm bằng nguồn dài hạn và ngắn hạn vào cả hai loại tài sản trên đều có thể giảm được chi phí không đáng có của công ty như chi phí khấu hao TSCĐ quá cao… Tuy nguồn tài chính của công ty được huy động từ các nguồn đi vay là chủ yếu, với con số của vốn lưu động thường xuyên trên nhưng với lợi nhuận thu được hàng năm đều tăng. Công ty đến năm 2002 chứng tỏ nguồn tài chính đi vay vào TSCĐ là không vững chắc nên công ty cần chú ý hơn vào việc đầu tư TSCĐ trong những lúc cần thiết bằng nguồn vốn dài hạn. 5 . Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tóm lược các khoản thu chi; sxkd đầu tư tài chính, hợp đồng bất thường… của doanh nghiệp qua các thời kì nhất định. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp có thể biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phần lãi, lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm của doanh nghiệp mình, những xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp trong hoạt động kinh doanh. Để thấy được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty May Đáp Cầu, ta phân tích qua báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây. Bảng 9. Kết quả HĐKD của công ty May Đáp Cầu từ năm 2001 đến 2003 (đơn vị tính: 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2001 Năm 2003 1. Tổng doanh thu 73.024.180 104.417.148 142.414.710 2. Các khoản giảm trừ (a+b+c) 318.538 48.518.400 1.020.854 a. giảm giá 316.297 48.518.400 1.009.760 b. hàng bán bị trả lại 2.241 0 9.954 c. chiết khấu hàng bán 0 0 1.140 3. Doanh thu thuần 72.705.641 104.428.629 141.393.856 4. Giá vốn hàng bán 59.515.084 84.598.760 118.780.700 5. Lợi nhuận gộp 13.190.557 19.829.869 22.913.156 6. Chi phí bán hàng 1.577.511 2.987.101 3.585.000 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.294.649 16.096.436 18.435.000 8. Lợi nhuận thuần 318.395 746.423 893.156 9. Thu nhập HĐTC 291774 578.635 586.000 10. Chi phí hđtc 640.350 564.635 703.480 11. Tiền lãi từ HĐTC (9-10) -348.576 13.439 -117.480 12. Tiền lãi từ HĐKD (8+11) -30.181 759.862 775.676 13. Thu nhập bất thường 536.938 161.705 204.500 14. Chi phí bất thường 0 49.920 28.100 15. Lãi từ hoạt động bất thường 536.938 111.785 176.400 16. Tổng lợi nhuận trước thuê 506.757 871.648 952.076 17. Thuế TNDN phải nộp 162.162 278.927 304.176 18. Lợi nhuận sau thuế 344.595 592.720 647.900 (Nguồn Phòng kế toán công ty) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến năm 2002 là rất tốt, lợi nhuận thuần sau thuế và doanh thu thuần tăng rất nhanh nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một vài nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của công ty để thấy rõ hơn phân tích các chỉ tiêu so sánh về giá trị và tỷ trọng giữa các năm sau: Bảng 10. BCKQKD của công ty May Đáp Cầu từ 2001 đến năm 2003. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 so sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 giá trị % giá trị % giá trị % giá trị % giá trị % 1.Doanh thu thuần 72.705.641 100 104.428.629 100 141.393.856 100 31.722.988 43,6 36.965.227 35.3 2. Giá vốn hàng bán 59.515.084 81,0 84.598.760 81 118.480.700 83,8 25.083.676 42,1 33881.940 40 3. Lợi nhuận gộp 13.190.557 18,5 19.829.869 19 22.913.156 16,2 6639.312 50,3 3.083.287 15.5 4. Chi phí bán hàng 1.577.511 2,.2 2.987.010 2,9 3.585.000 2,5 1.409.499 89,3 597.990 20.01 5. Chi phí quản lý 11.294.649 18,9 16.096.436 15,4 18.435.000 13 4.801.787 42,6 2339.564 14.5 6.Lợi nhuận trước thuế 506.757 0,7 871.648 0,8 952.076 0,6 364.891 72 80428 9.2 7.Lợinhuận sau thuế 344.595 0,6 592.720 0,5 647.900 0,4 248.125 72 85.180 14.3 (Nguồn phòng kế toán công ty) Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy: Doanh thu hàng năm của công ty đều tăng mạnh, cụ thể năm 2002 tăng: 31.722.988 (ng đ) tương ứng 43.6% so với năm 2001 nhưng đến năm 2003; lượng giá trị tăng tuy có giảm hơn so với năm 2002 là: 36.965.227 (tương ứng với 35.3%) nhưng vẫn ở mức tăng, điều này phản ánh khả năng tăng trưởng của công ty rất cao, đặc biệt là tiêu thụ của năm 2003 so với năm 2002 ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản giảm trừ của hàng bán năm 2003 giảm xuống còn rất thấp (từ 48.518.400 nghìn đồng xuống còn: 1.020.854 nghìn đồng ). Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty dần dần có uy tín cao trên thị trường do sản phẩm bán ra đã giảm xuống nên hàng bị trả lại ít và ít phải chuyển khoản giảm giá cho khách hàng. Giá vốn hàng bán chiếm trong tỷ lệ doanh thu thuần đều tăng hàng năm, cụ thể: năm 2001 từ 59.515.084 nghìn đồng (chiếm 81.0%) năm 2002 tăng lên 84.598.760 nghìn đồng ( chiếm 81.0%) và năm 2003 tăng lên 118.480.400 nghìn đồng (tương ứng 83%). Điều này cho thấy công tác quản lý về chi phí sản xuất của công ty không được tốt, có thể là do chi phí về yếu tố đầu vào cao hoặc công ty sử dụng các nguồn đầu vào không hợp lý. Cũng từ đó, làm thay đổi phần lãi gộp trong tỷ trọng của doanh thu thuần. Năm 2001 từ 18.15% tăng lên 19% (năm 2002) lượng tăng không đáng kể nhưng đến năm 2003 thì tiền lãi gộp giảm xuống còn: 16.2%. Tuy nhiên, ta lại thấy giá trị của lãi gộp so với năm 2003 cao hơn so vơi năm 2002 một lượng là: 3.083.287 nghìn đồng (tương ứng 15.5%) so với năm 2002 là do tổng doanh thu thuần của công ty năm 2003 cao hơn rất nhiều so với doanh thu thuần năm 2002. Vì vậy có thể bù đắp được khoản chi phí về sản xuất không hợp lý của công ty, mặc dù ta thấy tỷ trọng trong doanh thu đều giảm trong các năm (kể cả xét về tỷ lệ tăng giảm hàng năm). Từ những yếu tố đó dẫn đến kết quả về lợi nhuận trước thuế cũng thay đổi. Năm 2001 từ 0,7% đến năm 2003 tăng lên 0,8% (tăng ít, không đáng kể) đến năm 2003 lại giảm xuống còn 0,6%. Kết quả sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng không tốt nguyên nhân là do công tác quản lý về chi phí bán hàng của năm 2002 là chưa tốt, tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2002 so với năm 2001 quá cao chiếm 89.3% làm tổng lãi sau thuế giảm từ 72% (năm 2002 so với năm 2001) xuống còn 14,3% (năm 2003 so với năm 2002). Trong những năm tới, công ty cần điều chỉnh lại bộ máy quản lý, cơ cấu quản lý để hoàn thiện công tác quản lý bán hàng trong công ty, nhằm nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh cho công ty. 6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty Tình hình tài chính của công ty luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nhất của nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan nhà nước mà trực tiếp là bộ chủ quản, các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tình hình tài chính của một công ty được đánh giá là lành mạnh thể hiện trước hết ở khả năng chi trả của doanh nghiệp. Sau đây là phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong những năm gần đây ( từ năm 2001 đến năm 2003) thông qua nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: 6.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Bảng 11. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003. Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1.TSLĐ và TSCĐ 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. Vốn bằng tiền 934.921 2.969.760 3.036.873 3. Các khoản phải thu 30.047.382 48.738.747 37.065.653 4. Nợ ngắn hạn 38.147.107 77.062.756 61.822.829 5. Nợ dài hạn 29.840.162 29.776.680 30.957.295 6. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,13 1,03 0,9 7. Hệ số thanh toán nhanh (2+3)/4 0,8 0,7 0,6 8. Hệ số thanh toán tức thời (2/(4+5)) 0,01 0,02 0,03 Nguồn: phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều giảm, từ 1,13% năm 2001 xuống còn 1,03% ( năm 2002) và đến năm 2003 giảm xuống còn 0,9%; điều đó là do lượng dự trữ về TSLĐ của công ty đều biến động không đồng đều qua các năm. Mặt khác, các khoản nợ ngắn hạn cũng biến động tương tự. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán về các khoản nợ ngắn hạn dựa trên phần TSLĐ còn thấp, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chính sách tăng cường mở rộng quy mô TSLĐ trên những khâu có lợi, ở một mức độ hợp lý nhất để tăng hệ số nợ ngắn hạn lên mức hợp lý nhất. Nợ ngắn hạn tăng nó là một điều bất lợi nhưng với công ty, đó là một xu hướng tốt vì người mua trả tiền trước cho công ty khi mua đặt hàng. Đó là một điều lợi cho công ty khi nguồn vốn kinh doanh được tăng thêm mà không phải huy động dưới nhiều hình thức nào. Hệ số thanh toán nhanh cũng giảm đều qua các năm từ 0,8% xuống 0,7% , xuống 0,6%, nguyên nhân cũng vì các khoản phải thu và nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm riêng chỉ có vốn bằng tiền là tăng đều qua các năm. Điều này có thể là tốt cũng có thể là không tốt đối với công ty,nó sẽ có lợi khi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cao ,lượng tiền gửi vào ngân hàng nhiều, công ty sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trảvà ngược lại, nó sẽ bất lợi nếu công ty dự trữ lượng tiền tại quỹ quá nhiều vì tiền ở quỹ không trực tiếp sinh ra lợi nhuận mà nó sẽ gây ra nhiều tình trạng ứ đọng vốn của công ty. Vì vậy, dựa vào kết quả kinh doanh của mình, công ty có thể lựa chọn cho mình những phương hướng, chính sách cụ thể hợp lý nhất nhằm đưa lợi ích kinh doanh lên mức cao nhất. Hệ số thanh toán tức thời của công ty qua các năm là thấp bởi vì lượng vốn bằng tiền của công ty thấp hơn nhiều so với các khoản nợ của công ty, bởi vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ là quá thấp ( tăng không đáng kể tư 0.01 đến 0.03 qua các năm ). Có thể công ty phải chờ tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất mới có thể thanh toán được các khoản nợ. Đó là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi dựa vào nguồn vốn để kinh doanh. Công ty cần phải điều chỉnh hợp lý để nâng cao khả năng thanh toán của mình cho phù hợp với mức trung bình ngành. 6.2. Các chỉ tiêu phản ánh về tài sản và nguồn vốn. Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp trước khi bước vào quá trình kinh doanh. Vì vậy mục đích của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này cho ta thấy được quy mô tài sản và nguồn vốn từ đó so sánh kết quả hoạt động kinh doanh với các khoản nợ của mỗi doanh nghiệp. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng phân tich các chỉ tiêu sau: Bảng 12. Phân tích các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm 2001 đến năm 2003. Đơn vị tính: 1000 đ. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. TSLĐ và ĐTNH 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. TSCĐ và ĐTDH 33.556.552 37.044.772 44.487.805 3. Tổng tài sản 76.850.850 116.881.902 102.398.806 4. Nợ phải trả 68.390.180 107.308.946 97.780.124 5. Vốn chủ sở hữu 8.460.678 9.572.960 9.618.682 6. Lãi vay 4.780.305 5.432.136 3.338.274 7. Lãi sau thuế 344.595 592.720 647.900 8. Hệ số nợ trên tổng tài sản (4/3) 0,88 0,91 0,95 9. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (4/5) 8,08 11,2 10,1 10. Hệ số cơ cấu TSLĐ (1/3) 0,56 0,68 0,56 11. Hệ số cơ cấu TSCĐ (2/3) 0,44 0,31 0,43 12. Hệ số thanh toán lãi vay (7+6)/4 1,07 1,1 1,1 Nguồn: phòng kế toán công ty Qua bảng phân tích trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm từ 0.88(năm 2001) lên 0.91 năm 2002 và năm 2003 tăng lên là 0.95. Điều này là do nợ phải trả và tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm ( tuy không đều, có biến động). Đây là một xu hướng tốt vì tài sản tăng làm cho hệ số nợ của công ty giảm. Với các hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty. Hệ số này dùng để so sánh giữa cái đang nợ với tài sản có của doanh nghiệp, nếu tỷ số này vượt quá 80% thì được coi là không tốt đối với doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Qua các năm như trên ta thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là thấp, tỷ lệ các khoản phải nợ so với tổng tài sản của công ty chiếm rất cao, cụ thể năm 2001, các khoản nợ bằng 0.88 lần (tương ứng 88%) tương tự năm 2002 tăng lên 91% năm 2003 là 95% giá trị tổng tài sản. Công ty nên đầu tư mở rộng quy mô phát triển nhất là đầu tư TSCĐ dựa trên các chỉ tiêu đem lại cho tài sản bằng nguồn vốn của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dùng để so sánh giữa nợ với vốn chủ sở của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích ta thấy hệ số này cũng tăng dần qua các năm nhưng không đều do cơ cấu tổng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đồng đều qua các năm. Hệ số này vẫn ở mức cao cụ thể là năm 2001 là 8,08 lần, năm 2002 là 11,2 lần năm 2003 tăng lên là 10,01 lần. Hệ số thanh toán lãi vay tăng lên hàng năm, nó cũng là một xu hướng tốt với công ty nhưng hệ số này vẫn ở mức thấp khi ta so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và lãi vay của công ty. Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của vốn vẫn còn thấp, có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong khi hệ số của công ty lại tăng lên hàng năm, chứng tỏ khả năng trả lãi vay của công ty là thấp. Do đó, công ty nên tìm cho mình những hướng kinh doanh bằng vốn khác để tổng lãi thu được cao hơn nguồn vốn đi vay. 6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực hoạt động của công ty Mục đích của việc phát triển các chỉ tiêu này nhằm đánh giá năng lực hoạt động của công ty dựa trên những kết quả đã được từ hoạt động kinh doanh của công ty, có thể tìm ra những phương hướng thích hợp nhất cho công ty. Bảng 13. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003. (đơn vị tính:1000đ) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. TSLĐ 43.294.306 79.837.130 57.911.001 2. TSCĐ 33.556.552 37.044.772 44.487.805 3. Hàng tồn kho 11.197.977 27.248.871 17.398.315 4. Tổng tài sản 76.850.859 116.881.902 102.398.806 5. Các khoản phải thu 30.047.382 48.738.747 37.065.653 6. Vốn chủ sở hữu 8.460.678 9.572.960 9.618.682 7. Vốn cố định bình quân trong kỳ 23.310.004 35.198.392 40.633.970 8. Vốn lưu động bình quân trong kỳ 35.646.100 61.597.291 70.630.603 9. Doanh thu thuần 72.705.641 104.428.629 141.393.856 10. Doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày 200.006 286.238 390.177 11. Vòng quay tổng tài sản ( 9:4) 0,94 0,9 1,38 12.Vòng quay hàng tồn kho (9:3) 6,5 3,83 8,1 13. Vòng quay vốn chủ sỏ hữu (9:6) 8,5 10,9 14,69 14. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (9: 7) 3,1 2,96 3,47 15. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( 9: 8) 2,03 1,69 2 16. Kỳ thu tiền bình quân (5:10) 150 170 95 (Nguồn phòng kế toán công ty) Qua bảng phân tích trên ta thấy năng lực hoạt động của công ty được thể hiện trên tổng doanh thu của công ty. Nhờ đó mà công ty biết được một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh có lãi hay không nếu kết quả doanh thu đạt được ngày càng cao thì hiệu quả ngày càng lớn và ngược lại cụ thể kết quả đó được thể hiện bằng các vòng quay của vốn như sau. Vòng quay tổng tài sản (hay còn gọi là vòng quay của vốn ) của công ty hàng năm thay đổi không đều. Điều đó không có nghĩa là xấu vì tổng doanh thu hàng năm công ty đạt được vẫn tăng lên và tăng rất mạnh. Năm 2001, cứ một đồng vốn mà công ty bỏ ra sẽ tạo được 0,94 đồng doanh thu, năm 2002 tạo được 0,9 đồng doanh thu và năm 2003 tạo được 1,38 đồng doanh thu. Đây là một xu hướng tốt, vì vậy, công ty cần huy động thêm các nguồn vốn thích hợp để mở rộng đầu tư vào các chỉ tiêu có lợi làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Vòng quay hàng tồn kho cũng có những biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là khâu bán hàng. Năm 2002 lại tăng lên giữ ở mức trung bình ổn định. Đây là mức thích hợp nhất vì nó làm cho lượng hàng tồn kho ở mức trung bình, giữ cho vốn luôn được ổn định và giảm được các chi phí phát sinh không cần thiết. So sánh giữa doanh thu đạt được qua các năm, lượng hàng tồn kho của công ty thay đổi không đều: năm 2001, cứ 6,5 đồng doanh thu bỏ ra sẽ có 1 đồng giá trị lượng hàng tồn kho. Năm 2002, cứ 3,83 đồng doanh thu có 1 đồng hàng tốn kho, năm 2003 cứ 8,1 đồng doanh thu đật được sẽ có 1 đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được 6,5 đồng; 3,83 đồng, 8,1 đồng doanh thu qua các năm. Tỷ lệ đó cho thấy công ty nên duy trì lượng hàng tồn kho như vậy. Tỷ lệ vòng quay của vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu và doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. Tỷ lệ này càng cao nó có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu đối với công ty. Nó tốt nếu như vốn chủ sở hữu tăng thì doanh thu đạt được cũng phải tăng theo, nó càng lớn càng tốt. Ngược lại nó sẽ không tốt nếu như vốn chủ sở hữu giảm mà doanh thu lại tăng nó cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty là thấp. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn đi vay, khi công ty kinh doanh kém hiệu quả nó sẽ gây ra những khó khăn lớn về tài chính. So sánh tỷ lệ vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm, vốn chủ sở hữu tăng nên doanh thu cũng tăng, cụ thể năm 2003 thì cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo được 14,69 đồng doanh thu thuần, tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm, xu hướng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động đang giảm dần và nhỏ hơn tỷ số hiệu suất sử dụng vốn cố định chứng tỏ công ty có quy mô về vốn cố định lớn hơn vốn lưu động. Đây là một điều rất tốt nhưng cũng cần phải chú trọng và duy trì mở rộng quy mô vốn lưu động sao cho nó đạt mức kinh doanh hiệu quả nhất. Kỳ thu tiền của công ty tăng giảm không đều qua các năm, nguyên nhân do các khoản phải thu tăng giảm không đều. Năm 2003, kỳ thu tiền bình quân giảm hẳn trong khi đó doanh thu bình quân ngày lại tăng lên, các khoản phải thu giảm giúp cho công ty thu hồi được nợ nhanh hơn bổ sung thêm nguồn tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cần thiết hơn. 6.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty. Mục đích của việc phân tích này là đánh giá tổng hợp quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào kết quả thu được và các chỉ tiêu tạo ra lợi nhuận, công ty có thể biết được lợi nhuận thu được từ việc đầu tư kinh doanh của mình, kết quả như sau: Bảng 14. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ 2001 đến năm 2003. Đơn vị tính :1000đ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Doanh thu thuần 72.705.641 104.428.629 141.393.856 2.Lãi trước thuế 506.757 871.648 952.700 3.Lãi sau thuế 344.595 592.720 647.900 4.Tiền trả lãi vay 4.780.305 5.432.136 3.338.274 5.Vốn chủ sở hữu 8.460.678 9.572.960 9.618.682 6.Tổng vốn đầu tư 76.850.850 116.881.902 102.398.806 7.Vốn cố định bình quân trong kỳ 23.310.004 35.198.392 40.633.970 8. Tỷ lệ sinh lời doanhthu3/1.100% 0,47 0,56 0,47 9.Tỷ lệ sinh lời vốn đầu tư(2+4)/6 0,06 0,05 0,07 10.Tỷ lệ sinh lời vốn cố định(3/7) 0,01 0,013 0,015 11.Tỷ lệsinh lời vốn chủ sởhữu(3/5)100% 4,07 6,19 6,73 (Nguồn: phòng kế toán công ty) Từ bảng phân tích ta thấy, kết quả hoạt động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau: - Tỷ lệ sinh lời trên tổng doanh thu tăng dần qua các năm (tuy không đều). Đây là một xu hướng hướng tốt bởi vè lợi nhuận sau thuế hàng năm đều tăng lên và doanh thu cũng tăng lên. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là khá tốt. Tức là năm 2003, khi bỏ ra 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,04 đồng lợi nhuận . - Tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư của công ty tăng giảm không đều qua các năm là do lãi trước thuế, tiền trả lãi vay, và tổng vốn đầu tư của công ty là tăng giảm không đều giữa các năm. Để biết được tỷ lệ này tốt hay xấu thì ta phải so sánh mức trung bình của ngành. - Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định qua 3 năm nhìn chung là ổn định mà vẫn tạo ra được lợi nhuận tăng so với những năm trước chứng tỏ tỷ lệ này giữ nguyên là tốt. Như vậy, nên đầu tư vốn cố định ở mức như hiện nay sẽ tạo ra được lợi nhuận kinh doanh tốt. - Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm và ổn định ở mức trung bình. Nó là một xu hướng tốt nhưng còn tốt hơn nếu mức lãi sau thuế của công ty tương đương với lượng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Lúc đó, ta có thể nói quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao và rất hiệu quả. 6.5. Các chỉ tiêu về lựa chọn phương án đầu tư của công ty Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng Bộ lần thứ VI (năm 1988), lĩnh vực đầu tư phát triển ở toàn công ty đã có những chuyển biến rõ rệt. Bảng 15. Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn đầu tư của công ty May Đáp Cầu từ năm 2001-2003. Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Vốn NSNN 29,6 39 29,6 25,5 30 29,4 2.VốnDN ngoài quốc doanh 0,4 0,5 0,4 0,3 0 0 3. Vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 0 4. Vốn tín dụng 38 50 77 66,3 61 60 5. Vốn tự có của DN 8 10,5 9 7,9 11 10,6 Tổng 76 100 116 100 102 100 Nguồn : Văn phòng công ty. Qua bảng số liệu cho thấy trong 3 năm qua nguồn vốn toàn công ty đã huy động được 294 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN là 89,2 tỷ đồng, năm 2001 nguồn vốn NSNN chiếm 39% tổng vốn đầu tư nhưng đến năm 2003 đã giảm xuống còn 29,4%, chứng tỏ công ty đã ít lệ thuộc vào nguồn vốn của nhà nước, huy động thêm nhiều nguồn vốn khác để đầu tư vào kinh doanh như tăng nguồn vốn tín dụng lên chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư toàn công ty, vốn tự có là 28 tỷ đồng, vốn ngoài quốc doanh là 0,8 tỷ. Nguồn vốn chủ yếu sử dụng cho việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm TSCĐ. Vốn tín dụng,bao gồm tín dụng đầu tư theo kế hoạch của nhà nước và vốn tín dụng đầu tư của ngân hàng, tăng với tốc độ nhanh nhất, năm 2002 đầu tư tăng 39 tỷ đồng so với năm 2001( tương ứng 0,5 lần), năm 2003 tăng 23 tỷ đồng so với năm 2001 ( tương ứng là 0,4 lần). Điều đó chứng tỏ công ty đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Điều này cho thấy cơ chế quản lý đầu tư đã từng bước chuyển đổi theo hướng giảm bao cấp qua con đường cấp phát chuyển dần sang hình thức cho vay. Vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về số tuyệt đối năm 2001 là 0,4 tỷ đồng, sang năm 2002 vẫn đầu tư ở mức 0,4 tỷ đ và đến năm 2003 thì giảm đến 0 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này còn ở mức nhỏ, chưa có khả năng nhiều về tài chính để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn đầu tư tự có của công ty từ năm 2001-2003 về số tuyệt đối tăng rất chậm, năm 2001 là 8 tỷđồng, năm 2002 là 9 tỷ đồng và năm 2003 là 11 tỷ đồng. Công ty đang từng bước cổ phần hoá nên tập trung chú trọng huy động đầu tư từ bên ngoài để bổ sung vào các nguồn vốn của mình. Phần III Một số nhận xét đánh giá và kiến nghị đối với công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty may Đáp Cầu. I. Một số nhận xét đánh giá chung Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu ta có thể nhận xét một cách tổng quát về công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, ở công ty các công việc này được thực hiện khá đầy đủ, chính vì vậy mà các thiệt hại ngừng sản xuất, ít đọng vốn, thất thoát vốn… đều được hạn chế tới mức tối đa, vốn lưu động được sử dụng linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết. Tuy còn một số hạn chế nhất định do nguyên nhân khách quan công ty đang ổn định sản xuất dần dần hoàn thành cổ phần hoá, song công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính là khá tốt, cụ thể một số ưu, nhược điểm là: 1. Ưu điểm Về cơ câu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, nhưng khá chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể giao cho từng cá nhân giàu năng lực chuyên môn được trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán cập nhật, kế toán trưởng là người điều hành công việc chung. Vì vậy vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng được theo dõi chặt chẽ, chính xác, tránh được tình trạng thất thoát vốn. Về kết cấu vốn kinh doanh xét theo kết cấu tài sản, vốn lưu động của công ty thường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định (vốn lưu động = 57%, vốn cố định: 43%) phù hợp với đặc thù loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về công tác huy động vốn, trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty không thể dựa vào hoàn toàn nguồn vốn ngân sách nhà nước như trước nữa mà phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác. Đối với nguồn tài trợ ngắn hạn vốn lưu động, công ty không lạm dụng mà luôn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Cùng với sự quản lý của cán bộ công ty và sự vận động sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã tìm ra được hướng đi đúng cho mình, sản phẩm ngày càng đứng vững trên thị trường và công ty ngày càng được phát triển, trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh vững mạnh của Bộ Công Nghiệp nói chung, ngành dệt may nói riêng. Tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm có lãi, môi trường sinh thái hài hoà, công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện, thu nhập của người lao động ngày càng cao, tình hình thực hiện các chính sách đối với nhà nước càng tăng hàng năm. Đặc biệt là công tác tài chính được ban quản lý công ty rất quan tâm và quản lý nghiêm túc từ khi bắt đầu hoạch định chiến lược cho tới khi tiêu thụ sản phẩm. - Nguồn tài chính của công ty được sử dụng gồm vốn vay, vốn chủ sở hữu, vốn lưu động của công ty được thanh toán rất khả thi biểu hiện qua chỉ tiêu tài chính “khả năng thanh toán nhanh” đã phát triển ở trên giúp cho uy tín của công ty với các bạn hàng được đảm bảo. 2. Tồn tại Bên cạnh các ưu điểm trong công tác quản lý nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu, còn tồn tại một số nhược điểm cần phải tìm cách khắc phục là: Trong công tác tổ chức quản lý nguồn tài chính nói chung, nguồn vốn nói riêng, công ty chưa tận dụng được nguồn vốn lưu động từ thị trường chứng khoán. Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Việt Nam còn hoạt động cầm chừng, hơn nữa, công ty còn chưa cổ phần hoá nên còn nhiều bỡ ngỡ về thị trường mới này nên chưa mạnh dạn thời gian. Mặc dù tình hình quản lý tài chính khá tốt song chưa có nối mạng internet nên các thông tin trong và ngoài nước chưa được cập nhật đồng đều. - Kết cấu vốn kinh doanh xét theo nguồn vốn hình thành cho thấy vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là được đảm bảo bằng nguồn vốn đi vay, thậm chí năm 2003 nợ vay chiếm tới 90,7% tổng vốn kinh doanh. Như vậy công ty đang gặp áp lực rất lớn từ việc chi trả lãi vay. Các chỉ tiêu tài chính thể hiện hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán của công ty nhìn chung đang giảm, vì vậy trong thời gian tới công ty phải có các biện pháp tích cực để nâng cao các chỉ tiêu này lên. Việc chưa cổ phần hoá công ty cũng phần nào ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ các cổ đông trong và ngoài công ty. Cách thức làm việc của công nhân lao động là mỗi người làm một công đoạn, làm lâu dễ gây nhàm chán. Trên đây là một số các mặt còn tồn tại mà công ty cần khắc phục để đạt được các mục tiêu kinh doanh nói chung cũng như việc quản lý tài chính nói riêng của công ty. II. Một số kiến nghị và giải pháp 1.Giải pháp: Qua nghiên cứu tình hình quản lý tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty May Đáp Cầu em thấy bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại nhất định. Để cho công tác quản lý nguồn tài chính được tốt hơn, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp từ phía công ty và nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước và Bộ chủ quản. 1.1. Giải pháp đối với công tác quản lý * Công tác tiếp thị: Tăng cường các biện pháp tiếp thị, mở rộng quan hệ phát triển thị phần, quảng cáo qua internet để tạo ra một thị trường lớn. Ngoài công tác tiếp thị bên ngoài, công ty cũng cần phải phát huy khả năng sáng tạo trong công tác tiếp thị nội bộ của công ty. Tức là phải có các chế độ khuyến khích khen thưởng… cho cán bộ công nhân viên để họ có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình. Từ đó sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn. * Công tác huy động vốn: Tăng cường biện pháp huy động vốn Để tăng nhanh các chỉ tiêu tài chính thì có hai cách: + Giảm vốn lưu động sử dụng bình quân và chi phí sử dụng vốn, cụ thể lập chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2004, giảm vốn lưu động xuống mức hợp lý là 50% so với tổng vốn kinh doanh của công ty. + Tăng doanh thu và lợi nhuận. Để tăng được doanh thu thì phải đầu tư thêm TSCĐ để tăng năng suất, để đạt mức lợi nhuận cao nhất. Tăng cường các khoản vốn liên doanh, liên kết của các đơn vị khác, nhận ký quỹ ký cược từ cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty. 1.2. Tăng cường các biện pháp tránh ứ đọng vốn và chiếm dụng vốn: Giảm lượng hàng tồn kho đến một mức độ hợp lý, trung bình ổn định là 3,83 lần. Giảm lượng tiền mặt tồn quỹ tới mức độ hợp lý, cụ thể mức tiêu chuẩn là 30% tổng vốn kinh doanh. Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ của khách hàng, phải thu của khách hàng chỉ nên ở mức 30% tổng doanh thu để tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng. Giảm các khoản đầu tư không có lợi đối với công ty, cụ thể là đầu tư tài chính dài hạn. Thanh toán nhanh các khoản nợ kéo dài của khách hàng, cụ thể là nợ khó đòi, nợ khác,…. 1.3. Tăng cường công tác mở rộng đầu tư và công tác tài chính kế toán - Đẩy nhanh cổ phần hoá toàn công ty, xác định đây là mục tiêu kế hoạch của năm 2004. Vì khi chủ sở hữu vốn và chủ sử dụng vốn là một thì vốn được sử dụng có hiệu quả hơn các trường hợp chủ sở hữu vốn cách biệt với chủ sử dụng vốn. Hơn nữa, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước giúp cho hoạt động được hiệu quả hơn vì chủ sở hữu vốn lúc này không chỉ còn là nhà nước nữa mà là một tập thể hội đồng quản trị đại diện cho lợi ích của nhà nước và của các cổ đông. Vì lợi ích kinh tế của mình, việc sử dụng vốn được quản lý giám sát cụ thể nên hiệu quả hơn. Giám sát chặt chẽ tiền vốn của từng phân xưởng, từng công đoạn, thực hiện chế độ tính lãi tiền vay theo cơ chế khoán thẳng cho từng tổ, từng phân xưởng. Phân tích nhanh được lỗ lãi của từng thời kỳ kế toán, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng giá thành giúp ban giám đốc chỉ đạo, ra quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời, chính xác. 1.4. Tăng cường các biện pháp quản lý chức năng Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường chức năng của phòng KCS. Tăng cường các mối liên hệ giữa các đoàn thể tạo ra sức mạnh cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,…. Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tinh giản và hợp lý hơn, cụ thể như, sát nhập phòng kế hoạch vật tư với văn phòng công ty. Cải tiến hệ thống thông tin nộ bộ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ tới mọi cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty có thể tiến hành xây dựng mạng thông tin nội bộ internet. Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả, căn cứ vào các yếu tố như: + Nhu cầu kế hoạch của công ty. + Tiềm năng của công ty. + Đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá loại hình kinh doanh. Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm mở rộng khắp trên cả nước, tìm hiểu thêm nhiều đoạn thị trường mới. 2. Một số kiến nghị với nhà nước và Bộ chủ quản Doanh nghiệp là một thực thể tồn tại trong nền kinh tế và phải hoạt động theo quy định pháp luật của nhà nước. Do đó quản lý và sử dụng nguồn tài chính của công ty không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý công ty mà còn phải chịu ảnh hưởng các chính sách vĩ mô của nhà nước và đường lối chỉ đạo của Bộ chủ quản. Ngoài những giải pháp từ phía doanh nghiệp. Nhà nước và Bộ chủ quản cũng cần có những hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp tổ chức và quản lý nguồn tài chính đạt hiệu quả đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh, xuất phát từ thực tế của công ty May Đáp Cầu em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị. Thứ nhất, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, điều tiết lạm phát ở mức vừa phải đồng thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một hệ thống luật kinh tế hoàn chỉnh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho sản phẩm đầu ra của mình trong khi môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp chưa thể hoàn thiện ngay một lúc hay nói cách khác, kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và cũng tạo khe hở để một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu lành mạnh, gây thất thoát tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chúng được thể hiện trong luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định… Thứ hai, Nhà nước sửa đổi bổ hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn cho các doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường, khi mà vốn ngân sách nhà nước cấp còn quá eo hẹp, khả năng huy động vốn còn hạn chê, chủ yếu bằng con đường tín dụng ngân hàng nhiều khi làm tuột mất cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà nước nên có các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán, hạ lãi suất vay của ngân hàng. Thứ ba, Nhà nước cần tiếp tục cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp. Thứ tư, Các thủ tục hành chính hiện nay còn cồng kềnh, nhiều nơi còn cửa quyền gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính cần đảm bảo gọn nhẹ dần tiến tới chế độ “một cửa” để giúp các doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thứ năm, hiện nay, công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do việc định giá các doanh nghiệp chưa thống nhất, thị trường chứng khoán chưa thực sự khởi sắc. Nhà nước và Bộ công nghiệp cần tạo một môi trường pháp lý đầy đủ về cổ phần hoá để tạo sự thống nhất về nhận thức và quan điểm về chủ trương cổ phần hoá từ trung ương đến cơ sở đồng thời phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Thứ sáu, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các công ty may mặc đang phải cạnh tranh gay gắt từ phía các cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng nhập lậu… hơn thế nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá, nước ta gia nhập AFTA và WTO, hàng rào bảo hộ đối với các doanh nghiệp trong nước không còn hiệu lực, các công ty may mặc sẽ phải đối đầu với nhiều hơn nữa các đối thủ cạnh tranh rất mạnh từ bên ngoài tràn vào, việc tạo dựng một uy tín đủ sức cạnh tranh đòi hỏi công ty May Đáp Cầu phải có một tiềm lực tài chính lớn. Bộ Công nghiệp cần có những ưu đãi nhất định cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác trong ngành nói chung. kết luận Trên đây là chuyên đề tốt nghiệp của em về công ty May Đáp Cầu – một trong những doanh nghiệp Dệt – May hàng đầu Việt Nam. Trong chuyên đề này, em đã phân tích một cách toàn diện về thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính của công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của công ty. Đề tài: “Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại công ty May Đáp Cầu” sẽ phần nào giúp chúng ta tìm được những vấn đề chung nhất về lĩnh vực tài chính trong quản lý doanh nghiệp nói chung và trong tài chính doanh nghiệp nói riêng, từ những cơ sở lý luận cơ bản và tính thực tiễn của đề tài đã không ngừng nâng cao tính hoàn thiện trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như ngành quản trị kinh doanh. Trong những năm qua, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty May Đáp Cầu đã thực sự đi vào cơ chế thị trường, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của mình, đồng thời quan tâm đúng mức tới đời sống vật chất và tinh thần người lao động. Nhờ đó, công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu không chỉ trong sản xuất kinh doanh và trong cả khoa học công nghệ, công tác xã hội và công tác Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong vấn đề quản lý, và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính đòi hỏi công ty phải nỗ lực cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để khắc phục. Trong thời gian thực tập tại công ty May Đáp Cầu, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo hướng dẫn, các phòng ban của công ty và đặc biệt là các cô, chú trong phòng kế toán. Cùng kiến thức đã được học, kết hợp với tình hình thực tế của công ty, em đã hoàn thành chuyên đề này. Do nhận thức về mặt lý luận còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên chắc chắn chuyên đề còn hàm chứa rất nhiều sai sót, các giải pháp đưa ra chưa mang tính khả thi, em chân thành mong được các thầy cô giáo, các cô chú và anh chị trong công ty thông cảm và đóng góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn chỉnh. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp –trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân . Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư-Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Giáo trình Kế Toán Quản Trị –Trường Học viện Tài Chính Kế Toán Giáo trình Tài Chính học –trường Trường Học viện Tài Chính Kế Toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0193.doc
Tài liệu liên quan