Đề tài Phân tích thực trạng và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Cụng ty dệt len Mựa Đông

Chương I: Khái quát về công ty dệt len Mùa Đông Tổng quan về Công ty dệt len Mùa Đông 1. Khái quát về Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt len Mùa đông 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Chương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Công ty dệt len Mùa đông 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Dệt len Mùa đông những năm gần đây 1.1. Khái quát về thị trường kinh doanh của Công ty 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty dệt len Mùa 2. Thực trạng nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt len tại Công ty dệt len Mùa Đông 2.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 2.2. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu 2.3. Thuê phương tiện vận tải 2.4. Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2.5. Làm thủ tục hải quan 2.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải 2.7. Làm thủ tục thanh toán 2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 3. Đánh giá chung về nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt len tại công ty dệt len Mùa Đông 3.1. Những kết quả đạt được 3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng Dệt len tại Công ty dệt len Mùa Đông 1. Phương hướng xuất khẩu trong thời gian tới của Công ty dệt len Mùa §ông 1.1. Định hướng xuÊt khÈu trong thời gian tới của Công ty dệt len Mùa §ông 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty dệt len Mùa Đông 2.1. Giải pháp đối với Công ty 2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Cụng ty dệt len Mựa Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao tay nghề trình độ cho công nhân. Nếu như trước đây công ty chỉ có một phân xưởng dệt may và phải mua len để dệt áo, nay đã mở rộng sản xuất gồm một phân xưởng sợi, một phân xưởng nhuộm, bốn phân xưởng dệt may với máy móc thiết bị hiện đại, chủ động được phần nguyên liệu cho khâu dệt nhất là sản phẩm áo len khi có các đơn hàng xuất khẩu, màu sắc không còn bị hạn chế như trước nữa. Do với quy mô khép kín, nên công ty vừa tiết kiệm được chi phí, đảm bảo quá trình sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuốI không bị gián đoạn, vừa tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho CBCNV. Đến nay, qua hơn 40 năm hình thành phát triển, Công ty dệt len Mùa ®ông luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao, làm phong phú thị trường may mặc trong nước và góp phần tạo nên bộ mặt mới cho ngành Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Năm 1994, 1999 Công ty dệt len Mùa §ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng ba. Nhiều năm liền Công ty đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến của Sở công nghiệp Hà Nội. 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Trước năm 1986, hoạt động sản xuất của Công ty được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao. Từ khi chuyển đổI cơ chế kinh tế, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, mua sắm vật tư, thiết bị, bán hàng theo giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường dÖt len Mùa ®ông là sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm len để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, công ty còn làm gia công cho các bạn hàng quốc tế. Bên cạnh đó Công ty còn đảm nhiệm những chức năng cơ bản sau : Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về SX kinh doanh theo đúng quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và Sở công nghiệp Hà Nội. Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phát triển theo kế hoạch mục tiêu, chiến lược phát triển của đại hội công nhân viên chức đề ra. Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Quản lý toàn diện, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật chính sách nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, chăm lo đời sống tạo điều kiện cho người lao động, thực hiện phân phối công bằng. Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quy định của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Công ty. 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, được thể hiện qua hình sau: Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng hành chính Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức LĐTL Phòng xuất nhập khẩu Phòng điều hành Phân xưởng kéo sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng nhuộm Phân xưởng bít tất Phân xưởng hoàn thành Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp – Công ty dệt len Mùa ®ông) Ban giám đốc: Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động, điều hành sản xuất kinh doanh trong Công ty. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Trợ giúp giám đốc, trực tiếp chỉ đạo khâu mua bán nguyên vật liệu, phụ trách toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường tìm đối tác, phụ trách đào tạo lại, đào tạo mới và xây dựng sửa chữa kiến thiết cơ bản. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trợ giúp giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, chỉ đạo về mặt kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Phó giám đốc kỹ thuật: Trợ giúp giám đốc, chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ dây truyền sản xuất máy móc thiết bị Các phòng ban: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: Phòng tổ chức lao động tiền lương (LĐTL): Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo công nhân học nghề, quản lý lao động, tiền lương, thưởng của các cán bộ công nhân viên, cung cấp các thông tin về nhân sự, tiền lương, thưởng và phụ cấp của CBCNV trong công ty chuyển cho phòng kế toán tập hợp chi phí và ghi sổ. Phòng hành chính: Đảm bảo công tác hành chính, văn thư của công ty như: Vệ sinh, nước, tổ chức hội họp, tiếp khách, tiếp nhận và lưu trữ công văn tài liệu… Phụ trách khâu kiến thiết cơ bản của công ty. Phòng tài vụ: Theo dõi tình hình tài chính của Công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình trạng luân chuyển vốn, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, phụ trách quản lý vật tư tài sản tiền vốn, tính giá thành, tổ chức hạch toán kế toán. Theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản, tình hình hoạt động SXKD trong Công ty, cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho Ban giám đốc và đóng góp ý kiến về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập các loạI báo cáo tài chính. Phòng Kinh doanh: Cung ứng vật tư, vật liệu theo nhu cầu sản xuất và theo lệnh sản xuất yêu cầu. Quản lý nguyên vật liệu, kho tàng, thành phẩm nhập kho, theo dõi toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp các thông tin về thị trường cho Giám đốc ký lệnh sản xuất. Phòng kế hoạch & xuất nhập khẩu: Có 2 chức năng chính: + Lập kế hoạch sản xuất, điều độ, phân bổ kế hoạch cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất viết và ký các lệnh sản xuất, dự trù nguyên vật liệu sản xuất cho phòng kinh doanh có kế hoạch dự trữ cấp phát. Xây dựng định mức vật tư, định mức lao động, tính giá thành kế hoạch các loại sản phẩm. +Tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng kinh tế. Làm công tác nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm đi các nước. Phòng thiết kế: Xác định nhu cầu thị trường nghiên cứu mẫu mã cho phòng kỹ thuật chế thử, cung cấp các thông tin về qui cách tiêu chuẩn sản phẩm cho phòng điều hành & xuất nhập khẩu viết lệnh sản xuất. Phòng kỹ thuật: Chế thử mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật qui trình công nghệ dệt may, qui cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ sản xuất. Bộ phận KCS: Mỗi một công đoạn trên dây truyền sản xuất của công ty đều bố trí bộ phận KCS để kiểm tra toàn bộ sản phẩm trên dây truyền và thành phẩm trước khi nhập kho hay giao hàng cho bạn hàng Bộ phận y tế: Có chức năng chăm lo sức khoẻ, khám và cấp phát thuốc cho toàn bộ CBCNV trong công ty. Bộ phận bảo vệ: Bảo vệ toàn bộ tài sản trong Công ty. CHƯƠNG II Thùc tr¹ng vÒ ho¹t ®éng kinh doanh t¹i CÔNG TY DỆT LEN MÙA ĐÔNG. 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty dệt len Mùa ®ông 1.1. Khái quát về thị trường kinh doanh của Công ty Hiện nay vớI 30% doanh thu của công ty là từ thị trường nội địa, doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm đến 70% cho thấy thế mạnh chủ yếu của công ty là thị trường xuất khẩu. Công ty dệt len Mùa ®ông đã tham gia thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu ngay từ những năm đầu mớI thành lập, vào giai đoạn 1960 –1965 Công ty đã xuất khẩu được sản phẩm của mình sang thị trường Liên Xô, Ba Lan, Đức. Cho đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng ra rất nhiều, khu vực thị trường xuất khẩu chính của Công ty là EU, Đông Âu và Châu Á. Kim ngạch xuất khẩu vào mấy khu vực thị trường này luôn chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường chủ yếu của công ty là các nước thuộc EU, đây là một thị trường lớn, có sức mua cao, lại không muốn quan hệ bằng hình thức gia công mà thường đặt mua đứt. Thị trường tiếp theo là Nhật, hàng dệt may là mặt hàng được Nhật nhập khẩu mạnh do giá nhân công tại Nhật quá cao.Hơn nữa Nhật lại là thị trường vừa xuất khẩu gia công trực tiếp lại vừa cả quan hệ “ mua đứt bán đoạn”. Hiện nay xuất khẩu của dệt len Mùa §ông sang thị trường Nhật Bản đang trong xu hướng tăng dần lên. Đó là dấu hiệu khởi sắc của Công ty đối với thị trường tiềm năng này. Thứ ba phải kể đến thị trường Mỹ, thị trường mới của Công ty, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này ban đầu còn nhỏ nhưng cho đến nay, con số này đang ngày một tăng lên và hiện nay Mỹ đang thực hiện một dự án liên doanh với dệt len Mùa ®ông. Ngoài ra, Hàn Quốc, Đài Loan là thị trường xuất khẩu gia công trực tiếp. Thực chất những khách hàng từ nước này đa số là trung gian thương mại đưa hàng đến thị trường khác như EU, Nhật. Để tìm hiểu khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt len Mùa ®ông, cụ thể là tình hình xuất khẩu sang từng thị trường của Công ty như thế nào chúng ta sẽ xem xét cơ cấu xuất khẩu sang từng thị trường trong 4 năm qua (2003 – 2006) của Công ty Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường qua các năm. (Đơn vị: 1000 USD) Stt Khu vực thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 EU 223,763 27 390,136 39 645,744 36 711,412 42 2 Mỹ 99,45 12 100,035 10 143,499 8 118,569 7 3 Đông Âu 165,751 20 190,066 19 304,934 17 321,829 19 4 Châu Á 124,313 15 150,052 15 358,746 20 287,952 17 5 Tiệp 215,476 26 170,059 17 340,809 19 254,076 15 6 Tổng 828,754 100 1000,349 100 1793,732 100 1693,838 100 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 – Phòng XNK – Công ty dệt len Mùa ®ông) 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua những năm gần đây. Đến nay, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty dệt len Mùa ®ông luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao, làm phong phú thị trường may mặc trong nước và góp phần tạo nên bộ mặt mới cho ngành Dệt may Việt Nam. Có thể nói Công ty Dệt len Mùa đông đã tạo dựng vững chắc thương hiệu của mình tại thị trường trong nước và trên thế giới. Là DN sản xuất các sản phẩm: sợi len, quần áo, váy và bít tất len…có uy tín lơn trên thị trường trong nước và thế giới, Công ty Dệt len Mùa đông là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về hàng dệt len tại Việt Nam.Vượt qua những khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá cả (nhất là hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc), Công ty từng bước khẳng định lợi thế của mình. Sản phẩm của công ty có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Hà Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, CH Séc…Tại các thị trường này, sản phẩm của Công ty được đánh giá cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, phong phú về kiểu dáng và chất liệu sản phẩm. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 – 2006 Đơn vị: 1000 USD Stt Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) 1 Áo len 633,560 76,45 758,855 75,86 1357,840 75,70 1355,400 80,0 2 Bít tất 71,844 8,67 71,800 7,18 138,650 7,73 109,300 6,5 3 Váy len 41,907 5,06 63,360 6,33 107,853 6,01 89,150 5,3 4 Quần len 26,240 3,17 34,600 3,46 59,589 3,32 46,200 2,7 5 Mũ len 4,275 0,52 6,629 0,66 10,124 0,56 8,750 0,5 6 Khăn len 13,745 1,66 23,100 2,31 29,043 1,62 9,738 0,6 7 SợI len 37,183 4,49 42,005 4,20 90,633 5,05 75,300 4,4 8 Tổng 828,754 100 1000,349 100 1793,732 100 1693,838 100 Nguồn: Phòng XNK – Công ty dệt len Mùa ®ông, n¨m 2006) Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Stt Năm 2003 2004 2005 2006 1 Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 828,754 1000,394 1793,732 1693,838 2 Xuất khẩu trực tiếp (1000 USD) 272,66 401,14 756,955 779,165 3 Mức tăng xuất khẩu trực tiếp (1000 USD) - 128,48 355,815 22,21 4 Xuất khẩu gia công (1000 USD) 556,094 599,209 1036,777 914,673 5 Mức tăng xuất khẩu gia công (1000 USD) - 43,115 437,568 -122,104 6 Tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp (%) 32,9 40,1 42,2 46 7 Tỷ trọng xuất khẩu gia công (%) 67,1 59,9 57,8 54 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 – Phòng tài vụ - Công ty dệt len Mùa ®ông) 2. Thực trạng nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt len tại Công ty dệt len Mùa ®ông: 2.1. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Sau khi đã ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, Công ty tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu dựa trên yêu cầu của hợp đồng đó. Công ty dệt len Mùa ®ông là một công ty thực hiện kinh doanh thương mại là chính nên với vai trò là người xuất khẩu, họ nhận những đơn đặt hàng gia công của khách hàng nước ngoài và sản xuất hàng sau đó xuất khẩu theo đơn hàng đã ký kết với khách, trong đơn hàng có quy định rõ tên hàng, số lượng, giá cả, và trị giá hàng xuất khẩu. Có những sản phẩm mà nguyên phụ liệu Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng cũng có những sản phẩm mua được nguyên phụ liệu ở trong nước. Do NPL ë ViÖt Nam cßn h¹n chÕ c¸c ®¬n hµng ë c«ng ty ®a sè lµ nguyªn phô liÖu ph¶i nhËp khÈu ë n­íc ngoµi: Ví dụ trong hợp đồng gia công hàng xuất khẩu số 03/ HQ- HAN/07, Công ty đã ký với bên đặt gia công là 1 công ty của Hàn Quốc (Bên A) quy định nguyên phụ liệu do bên A cung cấp phải đầy đủ, đồng bộ, không sử dụng nguyên liệu trong nước, trường hợp do những nguyên phụ liệu không kịp gửi sang thì Công ty được phép tự cung ứng. Khi hàng hoá được sản xuất theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng, hàng hoá được vận chuyển tới địa điểm giao hàng, như trong ví dụ trên thì địa điểm giao hàng cuối cùng sẽ do bên A chỉ định, bên A sẽ thông báo thời gian giao hàng, bất kỳ sự giao hàng trễ nào cũng không được sự chấp nhận nếu không có lý do thích hợp. Bên A sẽ thanh toán phí gia công cho Công ty theo hình thức TTR hoặc L/C, và sau 15 ngày kể từ ngày đã xếp lên tầu mà bên A thanh toán chậm thì phải chịu lãi 0.2%/ngày. Khi khách hàng nước ngoài nhận được hàng xuất khẩu của Công ty rồi mà không có khiếu nại gì thì bên nhận gia công mới hoàn tất trách nhiệm. Nếu thành phẩm có vấn đề về chất lượng, thiếu hụt hoặc giao hàng trễ không có lý do thích hợp thì bên đặt gia công có quyền khiếu nại đòi bồi thường và phải có đủ bằng chứng. Việc đóng gói bao bì, kẻ ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá cũng là những bước quan trọng và cần thiết để chuẩn bị cho hàng hoá xuất khẩu. Đối với hàng dệt may thì bao gói, nhãn hiệu của sản phẩm không chỉ bảo vệ sản phẩm mà còn làm tăng giá trị cảm nhận của người mua, khẳng định thương hiệu của công ty. Bao b× nh·n hiÖu hµng ho¸ cña c«ng ty ®a phÇn lµ do kh¸ch hµng cung cÊp ®ã còng lµ nguyªn nh©n h¹n chÕ viÖc qu¶ng b¸ vµ kh¼ng ®Þnh th­¬ng hiÖu cña c«ng ty. 2.2. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu: Hàng hoá sau khi xuất khẩu phải được kiểm tra, do thị trường xuất khẩu của Công ty là những khách hàng từ các nước có mức sống cao và rất khó tính, do đó sản phẩm của Công ty phải được kiểm tra chất lượng, phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002, trách nhiệm xã hội SA 8000 và đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. Công ty thường cử đại diện của mình đến tận nơi sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm, và những lần đi kiểm hàng thì luôn có khách hàng nước ngoài trực tiếp đi cùng hoặc đại diện của bên khách hàng. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu của khách thì lúc đó hàng mới được đóng container và vận chuyển tới cảng bốc hàng để xuất khẩu. 2.3.Thuê phương tiện vận tải: Đây là bước tiếp theo trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hiện nay công ty sử dụng một số phương thức giao hàng xuất khẩu như là FCA, C&F, FOB,… và FOB là điều kiện giao hàng được công ty sử dụng chủ yếu. Thực tế, các doanh nghiệp của ta hay giao hàng theo những phương thức trên, bởi phần lớn các hãng kinh doanh vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên chở bằng đường biển một cách tốt nhất, bên cạnh đó chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp XNK với các hãng kinh doanh vận tải nên ta vẫn chưa giành được quyền thuê phương tiện vận tải trong các hợp đồng TMQT. Đặc trưng của hàng dệt len không như những mặt hàng rau củ quả hay hàng tươi sống, do đó không cần vận chuyển gấp mà chỉ cần đúng thời gian giao hàng theo quy định trong hợp đồng. Công ty thực hiện thuê tầu theo phương thức thuê tàu chợ. Các thông tin về hãng tàu như lịch trình, uy tín của hãng tàu cũng như giá cả của nó sẽ được Công ty nghiên cứu để lựa chọn sao cho phù hợp. Công ty cũng có những hợp đồng mà điều kiện giao hàng là đường hàng không, khi đó điều kiện giao hàng là FCR Nội Bài. Sau khi hàng được kiểm tra, kiểm nghiệm, đóng gói và có đầy đủ các chứng từ cần thiết, cán bộ XNK của Công ty thông báo cho khách hàng và các hãng vận tải biết về những công việc đã hoàn thành. 2.4. Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu: Ký một hợp đồng bảo hiểm đồng nghĩa với rủi ro được chia sẻ và phải trả một khoản gọi là phí bảo hiểm. Việc người bán hay người mua sẽ mua bảo hiểm, hay mua bảo hiểm loại nào, mua của Công ty bảo hiểm nào thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng và bản thân hàng hoá. Tuỳ thuộc vào đièu kiện cơ sở giao hàng mà Công ty tiến hành mua bảo hiểm, như trong hợp đồng đã nêu trên Công ty thuê tàu với điÒu kiện CIF nên dựa vào giá trị thực tế của lô hàng và đặc điẻm của hàng dệt len là không chịu tác động lớn lắm từ bên ngoài Công ty có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu ở điều kiện bảo hiểm tối thiểu. Sau đó cán bộ XNK của Công ty sẽ gửi cho hãng bảo hiểm một văn bản gọi là “Giấy yêu cầu bảo hiểm” và trên cơ sở đó tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong các hợp đồng xuất theo điều kiện CIF, Công ty thường lựa chọn mua bảo hiểm của B¶o Việt là PJICO (Công ty bảo hiểm Petrolimex). Sự lựa chọn là theo yêu cầu của khách hàng và cũng bởi đây là công ty bảo hiểm có uy tín và giải quyết các thủ tục rất nhanh chóng. 2.5. Làm thủ tục hải quan: Công ty phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất cảnh qua biên giới, Công ty thường xuất hàng ở cảng Hải Phòng. Công ty phải chuẩn bị một loạt các chứng từ như hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết,…sau đó Công ty tiến hành mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu, trong đó nêu rõ tên và địa chỉ của bên XK, bên NK, số vận đơn, số hợp đồng đã ký, tên cảng bốc hàng và dỡ hàng, tên nước XK và NK, tên loại hàng hóa, mã số hàng hoá, số lượng và giá trị của lô hàng. Trên cơ sở tờ khai hàng hoá XK, hải quan tiến hành kiểm tra hàng xuất khẩu. Sau khi kiểm tra, hải quan đưa ra những nhận xét của họ về tình trạng thực tế của hàng hoá có phù hợp so vớI tờ khai hay không và xác nhận đằng sau tờ khai hàng hoá xuất khẩu. Công ty không phải nộp thuế do là hàng xuất khẩu mà chỉ bị tính thuế khi nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về, nhưng Công ty phải nộp thủ tục phí hải quan cho việc thực hiện thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát. Khi hàng hoá đã hợp lệ đầy đủ giấy tờ cần thiết và được phép xuất khẩu, hải quan sẽ quyết định cho hàng đi qua biên giới. 2.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải: Sau khi thủ tục hải quan hoàn tất, Công ty tiến hành vận chuyển hàng tới cảng xuất hàng, và chủ yếu đi từ cảng H¶i Phòng. Công ty phải chở hàng tới nơi quy định đúng thời gian trong hợp đồng, chi phí chở hàng từ cơ sở sản xuất gia công tới cảng do Công ty tự chi tr¶. Với lô hàng nào xuất khẩu theo điều kiện FOB thì sau khi làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, hàng được tập kết rồi đưa lên tàu do khách hàng nước ngoài chỉ định, sau đó nhận vận đơn từ phía hãng tàu đó và chuyển vận đơn đó cho khách hàng nước ngoài thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS. Đối với những lô hàng nào xuất khẩu theo điều kiện CIF thì Công ty tiến hành thuê tàu theo phương thức thuê tàu chợ, những lô hàng nào xuất khẩu theo điều kiện FCA thì Công ty nhận một container rỗng từ bãi container và xếp hàng dưới sự kiểm soát của hải quan, rồi niêm phong kẹp chì, giao container có hàng đó cho bãi container để họ chở hàng đi, nhận lại biên lai xếp hàng và đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn. Cuối cùng Công ty gửi vận đơn cho khách hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS. Trên thực tế Công ty và khách hàng thường cử nhân viên giao nhận luôn có mặt ở hiện trường để theo dõi, giám sát và nắm chắc số lượng hàng hoá được sắp xếp xuống tàu, từ đó giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. 2.7. Làm thủ tục thanh toán: Kết quả cuối cùng của giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng là người mua nhận đủ và đúng hàng, người bán nhận được tiền hàng như đã quy định trong hợp đồng. Do đó đối với Công ty thanh toán là một khâu quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận và chu đáo tối đa. VớI mỗi loại khách hàng Công ty thảo luậ, yêu cầu thanh toán theo những phương thức khác nhau, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng và đảm bảo lợi ích của Công ty sao cho Công ty nhận được tiền một cách nhanh nhất, an toàn nhất. Có nhiều hình thức thanh toán được Công ty sử dụng như thư tín dụng L/C, giao chứng từ trả tiền D/P, chuyển tiền bằng điện T/T, trong đó chủ yếu là thư tín dụng L/C. Công ty thường thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thông qua ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Sau khi khách hàng phát hành L/C và ngân hàng có thư thông báo cho Công ty, Công ty kết hợp cùng với ngân hàng kiểm tra tính chân thực của L/C. Nếu thấy phù hợp với bộ chứng từ thì Công ty tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ gồm vận đơn, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, phiếu đóng gói và gửi cho Vietcombank để nhờ họ chuyển cho khách hàng thông qua ngân hàng của khách hàng. Nếu không thấy phù hợp, Công ty sẽ thông qua Vietcombank yêu cầu ngân hàng của khách hàng sửa lại L/C rồi mới giao hàng. Bên cạnh đó, thanh toán theo phương thức T/T, thanh toán trả chậm, thanh toán từng phần trị giá lô hàng với nội dung ràng buộc có tính chất pháp lý cũng được Công ty áp dụng để lôi kéo khách hàng và đảm bảo là sẽ thu được tiền hàng. 2.8. Khiếu nạI và giải quyết khiếu nại: Trong các hợp đồng gia công của Công ty với các khách hàng nước ngoài luôn có quy định rõ về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Công ty có nhiều khách hàng truyền thống nên việc khiếu nại cũng ít xảy ra, như trong hợp đồng đã nêu ở trên quy định rõ: Sau khi giao hàng bên B sẽ kiểm tra nguyên phụ liệu về số lượng và chất lượng và sẽ thông báo cho bên A (Công ty Dệt len Mùa đông) trong vòng 7 ngày. Nếu có phát sinh yêu cầu, trong trường hợp thiếu hoặc chất lượng kém trong gói nguyên, bên B sẽ phải cung cấp biên bản kiểm tra được phát hành bởi Công ty Vinacontrol, trong trường hợp hàng hư hỏng, mất mát trước khi nhận được hàng ở cảng Hải Phòng/ Hà Nội/ Hồ Chí Minh, bên B sẽ gửi tới bên A biên bản kiểm tra được phát hành bởi Công ty Vinacontrol để bên A khiếu nại bảo hiểm. 3. Đánh giá chung về nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty dệt len Mùa ®ông. 3.1. Những kết quả đạt được: Có thể nói sau nhiều năm hoạt động và sản xuất kinh doanh, Công ty Dệt len Mùa đông đã đạt được nhiều thành tích, từng bước khẳng định mình và tạo dựng được thương hiệu vững chắc. Để đạt được kết quả tốt, Công ty hết sức coi trọng việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với việc chuẩn bị hàng xuất khẩu, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu thì việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu giá rẻ giúp giảm giá thành sản phẩm, Công ty kiểm soát được quá trình sản xuất sản phẩm do trực tiếp làm đơn vị sản xuất, từ đó trực tiếp giả quyết khó khăn vướng m¾c phát sinh trong khi sản xuất. Trong khâu giao hàng, làm thủ tục hải quan, Công ty đã tiết kiệm được thời gian và chi phí, trong khâu thanh toán Công ty cũng tự tạo cho mình những thuận lợi đáng kể khi chọn Vietcombank là ngân hàng để giao dịch thường xuyên với khách hàng. Từ đó tranh thủ được những ưu đãi của ngân hàng dành cho việc vay vốn kinh doanh, ngân hàng còn giúp cho Công ty trong những tác nghiệp cụ thể của công tác thanh toán, như việc kiểm tra L/C, thông tin về đối tác nước ngoài mà ngân hàng có mối quan hệ. Hình thức thanh toán bằng L/C được lựa chọn là hình thức thanh toán an toàn nên chưa xảy ra trường hợp nào khách hàng không trả nợ. Việc giám sát và thực hiện hợp đồng luôn được coi trọng nên hầu như không có khiếu nại gì xảy ra, bên cạnh đó phải kể đến việc nắm bắt sát sai tình hình sản xuất kinh doanh của lãnh đạo Công ty để từ đó đề ra các kế hoạch phát triển. Mặt khác, Công ty luôn chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên, cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động đầu tư không ngừng tăng lên, lập được mối quan hệ với các thị trường khu vực, các nước trong liên minh Châu Âu, phát triển quan hệ buôn bán với Trung Quốc, tăng cường mở rộng thị trường Mỹ, chú trọng tập trung vào một số đối tượng quan trọng. 3.2.Những mặt còn tồn tạI và nguyên nhân: Trong nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty dệt len Mùa ®ông vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Đầu tiên là khó khăn trong công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu, hiện nay có những đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài mà họ cung cấp gần như 100% nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công, tỷ lệ công ty cung cấp nguyên phụ liệu trong nước cho quá trình sản xuất là ít, do đó Công ty cần phải nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước. Công ty không chủ động được nguồn hàng xuất khẩu, vẫn còn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng gia công của khách. Đối với việc kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, thực tế chi phí kiểm tra hàng xuất khẩu thông qua tổ chức giám định độc lập Vinacontrol là rất lớn nên Công ty chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ này hỗ trợ cho công việc xuất khẩu. Tiếp theo là nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải, có thể do nguyên nhân khách quan là vì dịch vụ vận tải cũng như dịch vụ bảo hiểm chưa phát triển, nhưng quan trọng hơn là do tập quán kinh doanh của ta chưa hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ đó. Đặc biệt khó khăn hơn nữa là do thiếu thông tin giữa các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh vận tải, ở đây rõ ràng là thiếu sự liên kết. Với nghiệp vụ thanh toán, thì trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty cũng gặp phải những khó khăn khi tỷ giá của đồng nội tệ so vớ đồng ngoại tệ không ổn định, Công ty lại chưa tham gia phòng ngừa các khoản phải thu do đó phải chịu một khoản chênh lệch tỷ giá không nhỏ. Với nghiệp vụ làm thủ tục hải quan, công ty vẫn mất nhiều thời gian làm thủ tục hải quan do chưa áp dụng hình thức khai điện tử. Với nghiệp vụ khiếu nại và giả quyết khiếu nại, tuy thực tế ít xảy ra, nhưng khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, việc kinh doanh TMQT ngày cang phức tạp thì công ty cần phải chú trọng đến vấn đề này. Bên cạnh đó, kinh nghiệm về công tác kinh doanh TMQT vẫn còn hạn chế, nhiều thiếu xót gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài chính trong quá trình giao dịch và buôn bán quốc tế. Việc vận dụng những công cụ Marketing còn yếu kém dẫn đến hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT LEN TẠI CÔNG TY DỆT LEN MÙA ĐÔNG. Phương hướng xuất khẩu trong thời gian tới của C.ty Dệt len Mùa đông: 1.1. Định hướng xuÊt khÈu trong thời gian tới của Cty dệt len Mùa ®ông. Định hướng của Công ty trong thời gian tới là trở thành Công ty thương mại dịch vụ uy tín trên thương trường để phục vụ khách hàng tốt nhất, coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động và không ngừng đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh trong mua bán và dịch vụ bán hàng. Đứng trước cơ hội và thách thức mới khi Việt Nam gia nhập WTO, Công ty luôn ý thức được việc nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ, đi đầu tiếp thu công nghệ mới, dịch vụ mới theo cơ chế thị trường và luật quốc tế, tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng nhằm đứng vững và phát triển trên thương trường. Công ty dệt len đang phấn đấu khai thác triệt để tiềm năng, chuẩn bị hành trang để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Để góp phần tạo dựng uy tín cho Công ty trên thị trường thế giới, Công ty phảI tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm cách giữ vững thị trường hiện có, phát triển thêm thị trường mới đặc biệt chú trọng tới các thị trường trọng điểm như: Nhật, EU, Mỹ và các thị trường phi hạn ngạch. Là một Công ty có hoạt động xuất nhập khẩu là chính nên đẩy mạnh công tác xuất khẩu là điều mà lãnh đạo Công ty rất quan tâm, do vậy phải có các giải pháp xuất khẩu cho từng phòng đặc biệt là hướng đi cho Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường kinh doanh và khai thác đa đạng các mặt hàng. Một điều nữa là cần cơ cấu lại mặt hàng kinh doanh của từng phòng, chọn ra mặt hàng chủ lực để từ đó bố trí nhân sự cho phù hợp. Đồng thời phải tăng cường liên kết giữa các phòng để không những hỗ trợ và chủ động nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho hàng xuất khẩu mà còn cung ứng được cả cho thị trường trong nước. Khai thác nguồn nguyên liệu từ nhiều phía, tránh bị ép giá do nhà cung ứng độc quyền trong cung cấp hàng hoá cho ta, để từ đó chuyển dịch sang hình thức bán FOB, đưa ra giá cạnh tranh trên thị trường. Song song vớI việc khai thác nguồn nguyên liệu thì việc đẩy mạnh công tác chuẩn bị nguồn nguyên phụ liệu là điều tất yếu, nắm chắc khách, nắm nhà sản xuất để chuẩn bị làm các đơn hàng FOB của Châu Âu, Canada. Cuối cùng là tạo mối liên kết với các doanh nghiệp trong ngành để từ đó tranh thủ được những điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực xuất khẩu. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ tæ chøc hợp đồng xuất khẩu tại Công ty dệt len Mùa ®ông. 2.1. Giải pháp đối với Công ty: Thực hiện hợp đồng TMQT là thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp được đan kết chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt các công việc làm cơ sở đển thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng. Xuất phát từ thực tế của Công ty trong nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu em xin mạnh dạn nêu ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty. * Trước hết là nghiệp vụ chuẩn bị hàng xuất khẩu. Tập trung hàng hoá Sẽ là tốt hơn nếu giao hàng đúng thời hạn, đặc biệt quan trọng với thị trường có khoảng cách xa như thị trường Hoa Kỳ, phải đúng số lượng, chất lượng như trong hợp đồng mà lại tối thiểu hoá chi phí cho Công ty. Với chủ trương chung của Công ty là cố gắng phấn đấu nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, Công ty cần phải phấn đáu để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, điều này nếu thực hiện được sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Công ty có thể tạo thế chủ động trong công tác chuẩn bị nguồn hàng nếu thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Đối với những hợp đồng mà Công ty phải mua nguyên liệu từ nước ngoài, ngoài việc tạo được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp thông qua công tác thanh toán nhanh chóng chính xác, Công ty nên có quan hệ với nhiều nhà cung cấp hoặc ký kết hợp đồng trước với họ để tránh tình trạng những người cung cấp này cùng nhau đẩy giá lên cao gây bất lợi cho Công ty hoặc bán nguyên liệu cho đối thủ của Công ty vì họ trả giá cao hơn. Mặt khác có thể mua nguyên vật liệu từ những nước gần Việt Nam để giảm chi phí vận chuyển nếu phù hợp với yêu cầu của Công ty về chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng đến thời điểm giao hàng mà vẫn chưa có hàng để giao, Công ty nên xây dựng các kho hàng xuất khẩu để tiết kiệm được thời gian giữa các khâu tập trung hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng xuất khẩu. Đóng gói hàng hoá Sau khi tập trung hàng hoá thì đóng gói hàng hoá là khâu quan trọng không kém, bởi vậy nếu làm tốt sẽ thu được nhiều lợi ích. Trước hết đó là tác dụng bảo vệ hàng hoá, nâng cao tính thẩm mỹ của hàng hoá, đặc biệt nó là cách quảng cáo cho tên tuổi của Công ty với chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Thị trường của Công ty chủ yếu là các thị trường khó tính và người dân ở đó có mức sống cao nên bao bì lại càng quan trọng hơn nữa. Do vậy. cần phải có cách nhìn đúng đắn về tác dụng của bao bì và đầu tư cho khâu đóng gói bao bì và nhãn mác này một cách hợp lý để nó mang lại những lợi ích như đã trình bày ở trên. Trong khi đàm phán ký kết hợp đồng, Công ty nên cố gắng giành được quyền làm bao bì và quảng cáo về Công ty thông qua nhãn mác in trên bao bì. Công ty cũng có thể dùng bao gói là nylon nhưng cho in biểu tượng hoặc tên Công ty lên một góc sản phẩm của mình để tạo hình ảnh quen thuộc trong tâm chí của khách hàng. * Sau khi chuẩn bị là khâu kiểm tra hàng xuất khẩu. Vì là hàng dệt may nên muốn vào thị trường nào thì cần phải có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng của một tổ chức giám định độc lập, như Vinacontrol chẳng hạn, để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002, trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. Tuy vậy, Công ty vẫn phải chủ động làm tốt công tác này trước để tạo uy tín của mình trong tình hình thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. ĐốI với những hợp đồng mà giá trị không lớn, Công ty có thể kết hợp với khách hàng tự kiểm tra, nhưng đối với những lô hàng giá trị lớn mà lại có dấu hiệu bất bình thường thì Công ty nên mời Vinacontrol giám định cho hàng hoá của mình để tránh các vấn đề khiếu nạI về sau. Khi Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động, khách hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi những đối tác quen thuộc thì việc kiểm tra hàng xuất khẩu thông qua các tổ chức trung gian độc lập là hết sức cần thiết. * Đối với nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải Cần phải xác định đây là một lĩnh vực khó khăn song nếu thực hiện được thì không chỉ chủ động trong thực hiện hợp đồng mà còn thu được những lợi ích nhất định. Có thể kể ra đay những lợi ích dễ thấy nhất: Trước hết, nếu giành được quyền thuê phương tiện vận tải, Công ty sẽ chủ động trong việc tìm những tuyến đường phù hợp hay phương tiện vận tải thuận tiện hơn với giá cước cũng rẻ hơn. Không những thế, Công ty sẽ chủ động hơn trong việc bố trí thời gian, mức xếp dỡ và chuyên chở để thực hiện hợp đồng đúng thời hạn. Nếu hợp đồng đã quy định sẵn tuyến đường, thời gian và phương thức chuyên chở thì vẫn giành được quyền chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải và giải quyết về trọng tải của nó. Ở góc độ vĩ mô, thuê phương tiện vận tải ở nước ta đã góp phần khai thác lực lượng phương tiện của ta và tác động vào thị trường vận tải làm cho nó ổn định hơn và từ đó sẽ giảm được cước phí. Còn nếu phải đi thuê phương tiện vẩn tải của nước ngoài thì công ty vãn có lợi do chủ động được trong việc chọn tuyến đường, chọn loại phương tiện vận tải, chọn hãng nào có giá cước rẻ hơn. Bản chất hàng may mặc không yêu cầu phải vận chuyển gấp gáp như hàng tươi sống nhưng đòi hỏi phải bảo quản cẩn thận chống độ ẩm cao. Do vậy, Công ty có thể áp dụng phương pháp vận chuyển bằng đường biển (thuê tàu), mà cũng có thể gửi hàng qua đường hàng không (máy bay), hay đường bộ (ôtô, tàu hoả), tuỳ thuộc vào số lượng hàng nhiều hay ít, và sắp đến thời hạn giao hàng hay chưa. Các thị trường ở xa và số lượng lớn thì Công ty nên vận chuyển bằng đường biển. Khi khối lượng xuất khẩu của Công ty đủ lớn thì ngoài phương thức thuê tàu chuyến, Công ty sẽ tiếp cận với nhiều phương thức thuê phương tiện khác phù hợp và mới mẻ hơn. Vì thế, để khắc phục những bỡ ngỡ trong việc thuê phương tiện vËn tải (đặc biệt là công tác thuê tàu biển), do nguyên nhân chủ quan, thì trước mắt là Công ty phải trang bị cho những cán bộ làm công tác xuất khẩu đầy đủ thông tin về các hãng tàu trên thế giới, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các Công ước và luật lệ quốc gia và quốc tế vận tải. Khi cán bộ nghiệp vụ có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm thuê tàu biển, thì hiệu quả thực hiện hợp đồng TMQT sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, Công ty có thể áp dụng hình thức trực tiếp đi thuê tàu hay uỷ thác việc thuê tàu cho một Công ty hàng hải như Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải Vietftacht, Công ty đại lý tàu biển Vosa… Song song với việc đào tạo nghiệp vụ thuê tàu biển, trong các hợp đồng TMQT, Công ty phải giành được quyền thuê phương tiện vận tải vì theo Công ước về quy tắc làm việc của các Công hội tàu chợ do Liên hợp quốc thông qua năm 1974 tại Geneva và có hiệu lực từ năm 1983 thì quyền về vận tải hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển được phân chia giữa nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tứ ba là 40/40/20. Như vậy, theo cách phân chia này thì Công ty có cơ hội ngang với khách hàng nước ngoài trong việc giành quyền thuê tàu biển. * Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Nâng cao tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hoá được chuyên chở bằng tàu trong nước và được Công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả, đó là trên góc độ vĩ mô. Đối với Công ty, nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các Công ty bảo hiểm Việt Nam, Công ty sẽ tránh được những phiền phức về thủ tục, pháp lý, ngôn ngữ, địa lý… có thể sẽ gặp phải khi rủi ro xảy ra. Trong trường hợp Công ty Bảo hiểm Việt Nam không đủ năng lực bảo hiểm thì vẫn có lợi do chúng ta có điều kiện lựa chọn Công ty bảo hiểm uy tín bảo hiểm cho hàng hoá của mình, đồng thời lựa chọn các điều khoản bảo phù hợp với tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. Hoạt động xuất khẩu của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB. Phương thức xuất khẩu trên đã hạn chế khả năng ký kết của Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Sau nữa là do không có sự phôí hợp giữa doanh nghiệp với các Công ty Bảo hiểm, do đối tác nước ngoài thích mua bảo hiểm cho hàng hoá của họ ở nước họ để hưởng những lợi ích từ dịch vụ này mang lại hay các Công ty bảo hiểm nổi tiếng thế giới để dễ dàng thanh toán khi gặp rủi ro. Để khắc phục tình trạng đó, đối với các Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Công ty Dệt len Mùa đông nói riêng cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ, chuyển dần từ phương thức xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF sang xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Một mặt Công ty phải nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu về mua bảo hiẻm, có hiểu chính xác được nghiệp vụ mua bảo hiểm thì Công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng mới giành được quyền mua bảo hiểm. Mặt khác việc liên hệ với các hãng bảo hiểm sẽ tạo điều kiện cho Công ty nhận được những ưu đãi. * Đối với nghiệp vụ làm thủ tục hải quan Là một Công ty mà chức năng chủ yếu là xuất nhập khẩu, Công ty dệt len Mùa ®ông thường nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để thực hiện sản xuất trong nước rồi lại xuất đi nước ngoài, vì vậy mà hàng hoá xuất khẩu của Công ty được xếp vào dạng tạm nhập tái xuất nên không bị đánh thuế. Hiện nay cảng Hải Phòng đã từng bước thực hiện khai báo điện tử trên tất cả các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, thí điểm triển khai việc khai báo từ xa và thông quan tự động. Công ty nên tham gia vào việc này vì như thế sẽ đỡ tốn thời gian và chi phí uỷ quyền nhờ đơn vị khác làm thủ tục hải quan. * Đối víi nghiệp vụ giao hàng Đây là nghiệp vụ trọng tâm nên Công ty rất thận trọng trong việc thực hiện. Nghiệp vụ này không những đòi hỏi cán bộ xuất nhập khẩu phải nhanh nhạy và có nhiều kinh nghiệm mà còn đòi hỏi máy móc thiết bị hỗ trợ cho việc xuất khẩu hiện đại. Tuy nhiên việc giá cung cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng quá cao đã phần nào gây khó khăn cho Công ty trong khi chất lượng của kết cấu hạ tầng ở mức rất thấp so với khu vực, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến Container và đại lý tàu biển cùng các loại hoạt động cung ứng xuất khẩu đề chưa có hiệu quả và không có tính cạnh tranh quốc tế. Trước thực tế như thế, cùng với đà phát triển của Công ty, khi mà khách hàng không chỉ là khách hàng quen thuộc, các cán bộ nghiệp vụ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành công việc. Ngoài các thao tác nghiệp vụ còn phải nâng cao về khả năng ngoại ngữ và luật pháp quốc tế, nhất là luật hải quan. * Đối với nghiệp vụ thanh toán Khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong quan hệ thương mại với Công ty nếu Công ty đa dạng hoá các hình thức thanh toán, ngoài hình thức thanh toán tín dụng chứng từ, có thể sử dụng hình thức nhờ thu, giao chứng từ trả tiền, phương thức chuyển tiền. Việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn thanh toán và các phương tiện liên lạc hiện đại để đủ đáp ứng với những hình thức thanh toán hiện đại. Không những vậy, việc mạnh dạn áp dụng hình thức thanh toán trả chậm sẽ tạo điều kiện giúp cho các đối tác có nhiều cơ hội kinh doanh với Công ty, Công ty nên tìm hiểu kỹ về đối tác đó, nếu nhận thấy đây có thể là khách hàng tiềm năng thì nên hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng của mình xuống, ví dụ như tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài hơn, phương thức thu tiền ít gắt gao hơn… tuy nhiên cần có những ràng buộc pháp lý để tránh trường hợp khách hàng không trả tiền, ví dụ như xác nhận khoản nợ của khách hàng thông qua các văn bản cụ thể như hợp đồng, hối phiếu… Củng cố mối quan hệ với ngân hàng (Vietcombank), bởi trong quá trình thanh toán, Công ty phải nhờ đến ngân hàng trong việc kiểm tra L/C hay qua mối quan hệ của họ, Công ty sẽ biết phần nào về đối tác, về tình hình tài chính của họ nhờ vào những lần giao dịch trước của họ với ngân hàng này hay những thông tin tài chính, từ đó Công ty sẽ có những quyết định mang lại lợi ích cho Công ty. Trong nhiều trường hợp, tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ thay đổi bất lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng khiến cho Công ty gặp khó khăn trong việc bù trừ khoản rủi ro đó. Do vậy, trong công tác quản trị khoản phải thu hay khoản phải trả của mình, Công ty có thể tham gia vào các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai để phòng ngừa các khoản chênh lệch tỷ giá gây bất lợi cho Công ty. * Đối với nghiệp vụ khiếu nại và giả quyết khiếu nại Sẽ là cần thiết nếu tìm hiểu kỹ hơn về luật TMQT để giúp tránh được những điều sai sót, đồng thời từ các vụ kiện của đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam, Công ty sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Đặc biệt, nên sử dụng các Công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn cho hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn nên tốt hơn là tự trang bị cho các cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu những kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế để tự bảo vệ cho mình. 2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ: Để tăng giá trị xuất khẩu, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ xuất khẩu của mình, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hang dệt may. Nhà nước cũng cần có các biện pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cụ thể, một mặt cần đơn giản hoá các thủ tục nhập nguyên liệu để các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp những khó khăn trở ngại. Mặt khác, hợp lý hóa công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O). Chính phủ nên chuyển việc cấp C/O hàng dệt may về Bộ Thương mại để thực hiện chế độ một cửa, giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp và tăng cường công tác chống gian lận thương mại theo yêu cầu của EU và Mỹ. Đồng thời các thủ tục hải quan nên được đơn giản hoá để thông quan nhanh hàng xuất khẩu, giải phóng nhanh hang xuất khẩu, giảm chi phí lưu kho và tạo điều kiện giao hang đúng thời hạn. Đối với lĩnh vực kiểm tra hang hoá, nhiều lô hang xuất khẩu mặc dù đã được các cơ quan kiểm nghiệm quốc tế Việt Nam tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nhưng khi nhận hµng vẫn bị người nhập khẩu khiếu nại về số lượng, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải, mặc dù một số dịch vụ thiết yếu cho hoạt động xuất nhập khẩu như thanh toán, bảo hiểm, vận tải, giao nhận, kiểm nghiệm đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng, nhưng so với các nước trong khu vực thì vẫn còn ở mức độ thấp, không đồng đều và kém độ tin cậy. Do vậy mà tỷ lệ hang hoá xuất khẩu của Việt Nam đi nước ngoài bằng đội tàu trong nước chỉ chiếm bình quân 13,3%, còn tỷ lệ hµng nhập khẩu vận chuyển bằng đội tàu trong nước chỉ chiếm 12,6%. Nguyên nhân là kết cấu hạ tầng và các dịch vụ của các cảng Việt Nam kém, không thể đón các tàu lớn nên phải trung chuyển qua các cảng nước ngoài. Tương tự, cước phí vận tải hang không cũng vào loại đắt nhất trong khu vực. Do vậy mà Chính phủ cần phải hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thong, các cảng biển sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đơn giản hoá các thủ tục đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải để rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng. Đối với việc mua bảo hiểm, trước hết do hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hang FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hang CIF. Các phương thức xuất nhập khẩu trên đã hạn chế khả năng ký của các Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Trong xuất khẩu, trách nhiệm của phía Việt Nam được xác định cho đến khi hang được vận chuyển đến cảng gửi, còn quyền vận tải hang từ cảng Việt Nam đến cảng nước ngoài và quyền bảo hiểm cho chuyến hang đó phía nhập khẩu được hưởng. Trong khi đó, các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, với phương thức giao hang như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các Công ty Bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. Để nâng cao kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các Công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB như: giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hang nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hang được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hang không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Trong việc bốc xếp, giao nhận hang hoá xuất khẩu các Công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng thường không đảm bảo được tiến độ. Vì vậy mà việc khơi thông luồng lạch giúp cho tàu lớn cập cảng trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải thông qua phương tiện trung gian, từ đó tối thiểu hóa được chi phí và tiết kiệm được nhiều thời gian nhất trong điều kiện nước ta có đường bờ biển dài phù hợp với thương mại quốc tế. Thanh toán là một khâu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù được đánh giá là có sự phát triển trong thời gian qua nhưng chất lượng dịch vụ vẫn còn có những hạn chế. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối với hàng xuất khẩu, vì đồng tiền thu được là ngoại tệ nên luôn có sự biến động tỷ giá, sự biến động này có thể có lợi nhưng cũng có thể bất lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể sẽ có các quyết định kịp thời về khoản phải thu và có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán tốt hơn nếu công tác dự báo tỷ giá được chính xác hơn. Mặt khác, để phòng ngừa có hiệu quả các khoản phải thu, Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn tại các sàn giao dịch, hoặc là sử dụng các công cụ trên thị trường tiền tệ. Về vấn đề làm thủ tục hải quan thì việc kiểm tra của Hải quan nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ và quy định của Luật Hải quan, đúng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Cần phải tạo sự liên kết giữa các ngành thương mại, vận tải và bảo hiểm. Làm được như thế thì tất cả các bên đều có lợi vì thông qua mối quan hệ của một doanh nghiệp trong một ngành, doanh nghiệp có thể biết thêm về khách hàng và thị trường, không chỉ có thế, các doanh nghiệp còn chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình với khách hàng. Nhà nước cần đầu tư phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu cho hoạt động xuất nhập khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, giao nhận, kiểm nghiệm quốc tế, thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, đủ mạnh, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. KÕt luËn Hợp đồng thương mại quốc tế là kết quả của quá trình nghiên cứu kinh doanh thị trường, xác định nhu cầu, lựa chọn đối tác, lập phương án kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. Thực hiện hợp đồng Thương mại quốc tế là tự nguyện thực hiện các điều mà các bên đã thoả thuận và cam kết có nghĩa là thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của mọi bên. Thực hiện hợp đồng Thương mại Quốc tế là thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp được đan kết chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt một công việc làm cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng, Công ty dÖt len Mùa ®ông đã triển khai nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách hiệu quả, mang về cho đất nước 1 nguồn ngoại tệ không nhỏ. Trong những năm qua, Công ty dệt len Mùa ®ông đã đạt được nhiều thành tích, vượt qua những khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá cả (nhất là hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc), Công ty từng bước khẳng định được lợi thế của mình. Không chỉ nổi tiếng ở thị trường trong nước, Công ty dệt len Mùa ®ông còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt len có thương hiệu của Việt Nam. Bên cạnh những thành công đã đạt đuợc, Công ty cũng cần chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động hơn nữa để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty nói riêng cũng như của toàn ngành may mặc nói chung. Sinh viªn thùc tËp Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Tạp chí dệt may – tháng 12/2007. Hướng dẫn sử dụng Incoterm 2000 – ICC (tìm hiểu Incoterm và thực tế áp dụng) – Giáo sư Janramberg. Kinh doanh Quốc tế - trường Đại học Ngoại thương. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty – năm 2007 Thống kê hàng năm của phòng quản lý kinh doanh của Công ty – năm 2007. Các bản sao văn kiện của Công ty. Trang web của Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1975.doc
Tài liệu liên quan