Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đại lý Ford Hà Nội

Theo chủ trương thích ứng hoạt động kinh doanh của mình theo thị trường, Công ty đã phải tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có như nguồn nhân lực, khai thác triệt để các trang thiết bị sẵn có cũng như được trợ giúp để sinh ra lợi nhuận, từ đó vừa đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Về các loại hình kinh doanh,Công ty đang đảm bảo phục vụ một lượng khách hàng tương đối lớn trong xã hội. Nhưng để nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn nữa, giảm chi phí trung gian Công ty cần có sự hỗ trợ của toàn bộ cán bộ công nhân viên. trong Công ty. Khi được làm việc trong Công ty tôi được làmn quen với những thói quen làm việc khá tích cực và rất khẩn trương vì công việc. Toàn bộ các bộ phận đều tập trung duy nhất vào một mục tiêu là phục vụ khá hàng và công tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đôi lúc có những sự chồng chéo gây ra Do đặc thù kinh doanh ba lĩnh vực như trên nên chi phí cho sản xuất vẫn tương đối lớn nhất là khu vực kinh doanh bán xe ô tô và Trạm BHBDSC. Vì vậy điều quan trọng là làm sao hạn chế những chi phí lhông cần thiết hơn nữa. Ngoài ra phải tập trung hơn nữa vào các mặt hàng mũi nhọn mang về nhiều lợi nhuận cho Công ty như: bộ phận bán xe, kinh doanh phụ tùng, và các hình thức cho thuê quảng cáo trên các xe ta xi

doc88 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty cổ phần đại lý Ford Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, làm số lượng khách cũng như doanh thu và thị phần của công ty bị giảm sút. Kinh doanh ô tô FORD còn quá mới mẻ, thị hiếu của người tiêu dùng dành cho sản phẩm này cũng chưa nhiều so với các loại xe của Nhật và các hãng ô tô khác ; Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa mới ra đời nên số lượng khách hàng vào sửa chữa bảo dưỡng cũng chưa nhiều, xe FORD là xe mới nên chưa phải thay thế phụ tùng và sửa chữa.... Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hội đồng quản trị và sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc, Công ty luôn đề ra những biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, mạnh dạn đưa ra các quyết định và có chính sách mềm dẻo để đối phó kịp thời với sự biến động của thị trường. 2.2. đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh . Mặc dù Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội ra đời từ năm 1997 nhưng tình hình kinh doanh của Công ty đến năm 2000 mới thực sự đi vào ổn định. Bởi thời điểm từ năm 1997 – 1999 là thời điểm nền kinh tế khu vực Châu á rơi vào khủng hoảng và nền kinh tế nước ta cũng không tránh khỏi tình trạng đó, trong khi Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội lại là một doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ cao cấp do đó mà sự suy giảm của nền kinh tế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau đây là kết quả sản suất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 – 2001.(Đơn vị 1000đồng) Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999. TT Chỉ tiêu Taxi Ôtô Trạm BH Toàn Công ty 1 Tổng doanh thu 5,890,000 72,175,846 6,589,000 84,654,846 2 Tổng chi phí 5,539,540 71,003,171 6,308,750 82,851,846 3 Lợi nhuận 350,460 1,172,675 280,250 1,803,385 4 Khấu hao 2,688,000 183,000 792,000 3,663,000 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2000 TT Chỉ tiêu Taxi Ôtô Trạm BH Toàn công ty 1 Tổng doanh thu 4,650,000 60,279,984 7,250,000 72,197,984 2 Tổng chi phí 5,214,000 59,992,024 6,960,333 72,166,357 3 Lợi nhuận -564,000 287,960 265,000 13,627 4 Kkấu hao 2,950,000 197,000 792,000 3,939,000 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2001. TT Chỉ tiêu Taxi Ôtô Trạm BH Toàn công ty 1 Tổng doanh thu 6,652,000 124,500,000 8,260,000 139,410,000 2 Tổng chi phí 6,500,000 123,276,812 7,950,248 137,727,000 3 Lợi nhuận 150,000 1,223,188 309,752 1,682,940 4 Khấu hao 3,668,000 183,000 792,000 3,663,000 Bảng 8: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty trong các năm 1999 - 2000 – 2001. TT Chỉ tiêu Năm 1999 – 2000 Năm 2000- 2001 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng doanh thu -12,474,862 14.74% 67,231,016 93.14% 2 Tổng chi phí -10,685,104 12.9% 65,560,643 90.85% 3 Lợi nhuận -1,789,758 99.24 % 1,669,313 12250% Thông qua số liệu ở bảng 2.4 và 2.5 ta có thể thấy rằng: a - Năm 2000 so với năm 1999: - Tổng doanh thu của toàn Công ty giảm 14,74% là do: + Tổng doanh thu của kinh doanh Taxi giảm 21% với các nguyên nhân: đối tượng khách quốc tế là lượng khách hàng mang lại doanh thu lớn cho dịch vụ vận tải Taxi đã giảm đi rõ rệt bởi thời điểm năm 2000 là thời điểm nghiêm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế trong khu vực do đó mà khách đi du lịch giảm và các đối tác đến làm ăn ở Việt Nam cũng giảm đi. Nhưmg không phải chỉ có một lý do đó mà còn một lý do khác nữa đó là trong khoảng thời gian đó trên thị trường Taxi ở Hà Nội Xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới làm cho thị trường bị xé lẻ dẫn đến thị phần của xí nghiệp trên thị trường bị thu hẹp. Tình hình kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn làm cho doanh thu bị giảm xuống. + Tổng doanh thu của bộ phận kinh doanh ôtô cũng không nằm ngoài lý do trên. Nền kinh tế của nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế trong khu vực các doanh nghiệp kinh doanh giảm sút do đó mà khả năng kinh tế không còn lớn vì vậy mà nhu cầu mua xe hơi cũng giảm. Hơn nữa giá cả của xe FORD so với các loại xe ôtô khác trên thị trường lại không phải là rẻ do đó mà tình hình kinh doanh ôtô cũng gặp không ít khó khăn. Doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 cũng giảm đi 16,5%. + Tình hình kinh doanh của trạm thì lại khác, tuy doanh thu của xí nghiệp Taxi và doanh thu của bộ phận kinh doanh ôtô giảm nhưng doanh thu của trạm bảo dưỡng sửa chữa thì vẫn tăng. Lý do ở đây là trong mọi trường hợp trạm luôn luôn đảm bảo sự cân bằng giá một cách thích hợp, chất lượng dịch vụ của trạm thì lại không ngừng nâng cao do đó mà uy tín của trạm đối với khách hàng là rất lớn. Hơn nữa, tình hình kinh tế gặp khó khăn thì không có nghĩa là người ta không đem xe đi bảo dưỡng sửa chữa, nếu không có điều kiện mua xe mới tốt hơn thì xe cũ lại càng phải bảo dưỡng sửa chữa nhiều hơn và khi khách hàng có nhu cầu thì họ bao giờ cũng muốn một dịch vụ nào tốt nhất. Đó chính là lý do làm cho doanh thu của trạm vẫn tăng 10% trong khi doanh thu Taxi và doanh thu bán xe của Công ty giảm. Nhưng doanh thu của trạm chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của toàn công ty phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu của xí nghiẹp Taxi và bộ phận kinh doanh bán xe do đó mà cho dù doanh thu của trạm có tăng thì cũng không thể nào bù lại cho tỷ lệ giảm doanh thu của Taxi và kinh doanh bán xe được. Chính vì vậy mà doanh thu của toàn Công ty đã giảm sút mạnh tới 14.74%. Doanh thu giảm do đó mà chi phí và lợi nhuận cũng giảm theo. + Chi phí thì giảm ít chỉ 13% (thậm chí chi phí của xí nghiệp Taxi còn tăng) đấy là do ngoài những chi phí cố định ra thì còn có các chi phí khác như: tiền lương cho cán bộ công nhân viên để khuyến khích họ làm việc thì dù doanh thu của Công ty có giảm nhiều thì cũng không thể cắt giảm nhiều tiền lương của họ. Ngoài chi phí tiền lương còn có cả chi phí môi giới, khi tình tình kinh doanh gặp khó khăn thì lại càng cần phải có môi giới do đó mà chi phí môi giới không những không giảm mà thậm chí còn tăng lên. + Doanh thu thì giảm nhiều hơn chi phí do đó mà lợi nhuận giảm là chuyện không tránh khỏi. Doanh thu của xí nghiệp Taxi thì giảm trong khi chi phí lại tăng lên đã làm cho xí nghiệp bị thua lỗ điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của cả Công ty lại cộng thêm cả việc kinh doanh ôtô thu được lợi nhuận thấp đã làm cho lợi nhuận của cả Công ty giảm tới 99.24%. b. Năm 2000 so với năm 2001: Sang năm 2001 nền kinh tế của khu vực cũng như ở Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ khó khăn và từng bước đi lên. Do đó mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã từng bước vượt qua được khó khăn và đạt được kết quả tốt. Doanh thu của toàn Công ty tăng 93,14% dẫn tới chi phí cũng tăng 90.85% làm cho lợi nhuận của Công ty tăng vọt lên hẳn so với năm 2000 là 12250% đưa Công ty phát triển ổn định trở lại. Ta có thể thấy được điều này qua: - Đối với xí nghiệp Taxi cổ phần: vượt qua được khó khăn của năm 2000 thị trường đã dần dần ổn định, xí nghiệp đã có những kế hoạch mới để bù lại những thiệt hại của năm 2000 cũng như để đứng vững và phát triển trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ mới. Xí nghiệp đã thực hiện đầu tư thêm một số xe TOYOTA mới vào cuối năm 2001 để đàp ứng nhu cầu thị trường cũng như để chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ mới. Cùng với đó là nền kinh tế đã dần dần được khôi phục, khách du lịch nước ngoài cũng như các đối tác làm ăn đã lại tăng lên điều đó đỗng nghĩa với sự tăng lên của lượng khách quốc tế trong thị trường vận tải Taxi. Nhờ đó mà doanh thu của xí nghiệp cũng tăng lên rõ rệt, so với năm 1999 tăng 43%. - Đối với kinh doanh ôtô cũng vậy, nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp mới thi nhau thành lập, đời sống kinh tế xã hội tăng dần đến nhu cầu về vận vải cũng ngày càng cao cấp hơn. Ngoài ra, đến thời điểm này thì người dân Việt Nam cũng đã dần quen với mác xe FORD một hãng xe ôtô lớn trên thế giới, uy tín và chất lượng cao. Do đó mà tình hình kinh doanh của bộ phận kinh doanh ôtô cũng đã rất phát triển, doanh thu tăng lên tới 106,54%. - Tình hình kinh doanh của trạm thì dù ở thời điểm nào cũng phát triển rất ổn định. Doanh thu năm 2001 tăng 14% so với năm 2000. Bởi trạm bảo dưỡng sửa chữa tuy mới thành lâp nhưng trạm rất có uy tín trên thị trường vì trạm có qui mô lớn và chất lượng phục vụ của trạm lại luôn được nâng cao nên tạo cho khách hàng có tâm trạng thoải mái yêu tâm khi đến với dịch vụ của mình. Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn như thế nào để có thể đạt được những kết quả như ngày hôm nay. Nhưng những kết quả này chỉ phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, Nếu muốn xây dựng một kế hoạch đầu tư . Để có thể hiểu một cách rõ nét hơn ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sau. 2.3. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh . Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nếu muốn xây dựng được chiến lược đầu tư phát triển cho Công ty thì chỉ có như vậy thôi vẫn chưa thể phản ánh hết được những điều cần phân tích. Để có thể hiểu một cách rõ nét hơn ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sau. Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu 1000Đ 86,107,892 73,199,170 141,260,0 Chi phí 1000Đ 84,304,507 73,178,082 139,57706 Lợi nhuận 1000Đ 1,803,385 13,627 1,682,90 Vốn cố định 1000Đ 12,827,780 9,410,530 8,386,36 Tổng số lao động Người 300 295 285 Hiệu suất sử dụng VCĐ đ/đ 6.71 7.78 16.84 Hiệu suất sử dụng CF đ/đ 1.02 1.00 1.01 Hiệu suất sử dụng LĐ đ/người 287,026 248,132.8 495,6491 Tỷ suất lợi nhuận của vốn % 14.06% 0.14% 20.06% Tỷ suất lợi nhuận của CF % 2.14% 0.02% 1.21% Tỷ suất lợi nhuận của LĐ đ/người 6,011.3 46.2 5,905.1 Thông qua các số liệu trên ta có thể thấy: - Hiệu suất sử dụng VCĐ: năm 2000 so với năm 1999 vẫn tăng mặc dù doanh thu giảm và năm 2001 thì lại tăng vọt hẳn lên. Lý do chính ở đây là do VCĐ giảm dần từ năm 1999 – 2001. Nguyên nhân là vì chi phí khấu hao về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện giảm dần theo thời gian. Đặc biệt là VCĐ của xí nghiệp (vốn phương tiện) chiếm 70% VCĐ của toàn Công ty, trong khi đến năm 2001 thì hơn 50% số xe Taxi của Xí nghiệp đã hết khấu hao do đó mà VCĐ của Công ty giảm đi một cách đáng kể. - Hiệu suất sử dụng chi phí thì tương: năm 2000 giảm đi so với năm 1999 và năm 2001 lại tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2000. Nguyên nhân là do chi phí và doanh thu tăng giảm không đều nhau (như đã giải thích ở phần 2.3.1) và do tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng đã làm ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng chi phí. - Hiệu suất sử dụng lao động: năm 2001 hiệu suất sử dụng lao động tăng cao là do tới năm 2001, doanh thu tăng lên còn số lao động thì lại giảm đi. Số lao động giảm là do số lái xe giảm, Xí nghiệp đã sa thải một số lái xe không đạt yêu cầu nhưng chưa tuyển người thay vào nên đã làm cho số lượng lao động giảm đi một cách đáng kể (từ 1.5 lái một xe giảm xuống còn 1,3 lái một xe). Tất nhiên khi số lao động lái xe giảm thì cũng làm ảnh hưởng tới doanh thu của xí nghiệp do không tận dụng hết được công suất của phương tiện nhưng điều này là không đáng kể. Do đó mà doanh thu của toàn Công ty vẫn tăng và đương nhiên là hiệu suất sử dụng lao động cũng phải tăng theo. Tỷ suất lợi nhuận đã phản ánh một cách chính xác nhất cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận của một lao động tăng lên ở mức cao đã cho ta thấy khả năng sử dụng lao động và khả năng sử dụng vốn là rất cao. Điều này đã khẳng định doanh nghiệp đã từng bước phát triển ổn định. * Tóm lại: - Để có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự tác động của các yếu tố khách quan thì nhân tố chủ yếu quyết định mọi sự thành công của Công ty là nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo đã dẫn dắt Công ty từng bước vượt qua khó khăn cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, không nản lòng trước khó khăn, luôn luôn cố gắng để vươn tới thành công. Kể từ ngày chính thức thành lập Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội đến nay mới được hơn 4 năm nhưng Công ty đã gặp không ít những khó khăn. Qua tình hình hoạt động kinh doanh của 3 năm 1999 - 2000 -2001 là giai đoạn mà Công ty trải qua thời kỳ khó khăn nhất và đưa hoạt động của Công ty trở lại ổn định. Nhưng ban lãnh đạo Công ty không chỉ muốn Công ty hoạt động kinh doanh ổn định mà còn phải ngày càng phát triển. Để có thể đạt được điều đó Công ty đã quyết định đầu tư mở rộng qui mô của doanh nghiệp mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường để cho Công ty ngày cành lớn mạnh. 2.4. Thực trạng tài chính qua phân tích báo cáo tài chính . việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính . Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết đẻ nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 2.4.1 . Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán . Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà Doanh nghiệp đạt được .Trong đó, bảng cân đôí kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản cuả Doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản . Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp .Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần đại lý Ford Hà Nội cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua các khoản mục trong bảng Cân đối kế toán của Công ty qua các bảng dưới đây . Là một Công ty cổ phần có sự chi phối chính của Công ty xe du lịch Hà Nội với 30 % cổ phần, phần lại là do các bộ Công nhân viên trong Công ty góp lại lúc ban đầu khi thành lập khoảng 7 tỷ. Hiện nay sau 4 năm hoạt động số vốn này ước tính đã lên trên 20 tỷ đồng Bảng 10 :Vốn của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội. Các Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. VLĐ 8 62,45 10,6 52,73 14,2 62.88 2. VCĐ 12,81 37,55 9,41 47,27 8,38 37,12 TC 20,81 100 20,01 100 22,58 100 Nguồn do phòng tài chính - kế toán Qua biểu trên ta thấy vốn cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng khá (xấp xỉ 40%). Điều này nói lên yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của Công ty là khá quan trọng. Mặt khác, vốn chủ yếu là vốn góp cổ đông nên quá trình kinh doanh phải luôn đảm bảo yêu cầu lợi nhuận cho các cổ đông. Vì vậy mang lại nhiều lợi nhuận luôn là tiêu chí hàng đầu của Công ty trong mọi hoạt động của mình. Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chi tiết và rõ ràng hơn ta xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty .Qua bảng sẽ cho biết khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản .Nó giúp ta đánh giá một cách tổng quan về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty .Tôi xin lấy dẫn chứng một bảng cân đối kế toán của công ty. Bảng11:Bảng cân đối kế toán: Tài sản Số đầu năm số cuối năm I. TSLĐ 14,240,876,784 24,503,308,757 1. Tiền 315,704,175 386,603,265 2. Các khoản phải thu 7,679,512,300 12,978,168,723 3. Hàng tồn kho 5,619,502,103 10,761,096,005 4. TSLĐ khác 539,015,704 311,140,764 5. Chi phí sự nghiệp 87,142,502 66,300,000 B. Vốn cố định 14,291,811,406 10,338,013,876 1. Tài sản cố định 13,790,592,634 9,337,738,956 Nguyên giá 28,257,153,657 28,257,153,657 Hao mòn luỹ kế 14,466,561,023 18,919,414,701 2.Chi phí XDCB dở dang 501,218,772 1,000,274,920 Tổng Tài Sản 28,532,688,190 34,841,322,633 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm I. Nợ phải trả 12,020,662,033 16,697,198,330 1. Nợ ngắn hạn 9,615,039,000 11,697,198,330 2. Vay ngắn hạn 3,619,176,800 2,511,768,066 3. Phải trả người bán 5,254,135,781 7,908,007,881 4. Người mua trả trước 452,053,177 829,374,081 5.Phải nộp ngân sách 70,911,035 368,672,316 6. Phải trả CNV 24,493,032 57,311,706 7. Phải trả khác 221,269,175 22,064,280 8. Nợ dài hạn 2,405,623,033 5,000,000,000 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 16,512,026,157 18,144,124,303 1. Vốn chủ sở hữu 16,512,026,157 18,144,124,303 2. Nguồn vốn kinh doanh 15,486,345,280 17,486,345,280 3.Quỹ phát triển kinh doanh 918,288,732 161,796,342 4. Lãi chưa phân phối 20,424,855 5. Quỹ khen thưởng 13,659,632 68,339,481 6 .Nguồn vốn XDCB 91,732,513 407,218,345 Tổng cộng Nguồn Vốn 28,532,688,190 34,841,322,633 Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán ta thấy được các những vấn đề sau: Trong năm vừa qua ta thấy tổng TS của công ty tăng lên 6.308.634.443 (34841322638 - 28532668190) và có tốc độ tăng là 122,1% điều này chứng tổ qua mô của Doanh nghiệp đã được mở rộng thêm, và khả năng huy động vốn của Doanh nghiệp là tốt. Để đánh giá chính xác vấn đề này ta phải xem xét một số chỉ tiêu: + Mức độ bảo đảm và độc lập về nguồn vốn: Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Đầu năm: = 57.87% Cuối năm: = 52.08% Với tỷ suất tài trợ cuối năm là 52.08% và đầu năm là 57.87% chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của Doanh nghiệp là giảm đi so với đầu năm nhưng ta chỉ xem xét về tỷ suất tài trợ đều lớn hơn 50% chứng tỏ nguồn vốn này là khá vững mạnh và ổn định. Tình hình tài chính còn biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: + Khả năng thanh toán gồm : + Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Đầu năm: = 1.48 Cuối năm: = 2.09 Ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành của cuối năm so với đầu năm là tăng chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành là tốt và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là rất tốt điều này phản ánh sự phát triển khả quan: + Tỷ suất thanh toán nhanh của VLĐ = Tổng vốn bằng tiền Tổng TSLĐ Đầu năm: 0.02 Cuối năm: 0.016 Đây là chỉ tiêu chuyển đổi thành tiền mặt của TSLĐ. Số cuối năm giảm so với số đầu năm và cả tỷ số chung này đều nhỏ hơn 0.1 chứng tỏ khả năng chuyển đổi TSLĐ thành tiền mặt của doanh nghiệp là kém dẫn tới khả năng thanh toán nhanh là kém. + Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn Số đầu năm = 0.033 Số cuối năm = 0.033 Ta thấy tỷ suất thanh toán tức thời của Doanh nghiệp của đầu năm và cuối năm là tương đương nhau nhưng đều rất nhỏ điều này phản ánh không tốt vì chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn . Vậy, Doanh nghiệp bị khó khăn trong việc thanh toán công nợ. + Chỉ tiêu về vốn hoạt động: Vốn h/đ = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Đầu năm: = 4.625.837.784 Cuối năm = 12.806.110.427 Chỉ tiêu về vốn hoạt động của Doanh nghiệp là tăng rất lớn chứng tỏ quy mô vốn của Doanh nghiệp được mở rộng, đồng thời vốn hoạt động cũng tăng điều này có nghĩa là nguồn vốn tăng để đầu tư vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Nhưng khi đáng giá khả năng thanh toán của vốn h/đ này thì thấy có xu hướng giảm xuống và có tỷ lệ trong TSLĐ là không thích hợp (số tiền mặt trong quỹ không tăng về tỷ lệ) điều này phản ánh không tốt. 2.4.2 Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh . Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm kết quả cuối cùng cảu hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận .Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động doanh nghiệp .Nó là khoản tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được trong hoạt động kinh doanh . Bảng 12: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2001 Đơn vị 1000 đ TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng doanh thu 84,654 72,197 139,410 2 Tổng chi phí 82,851 72,166 137,727 3 Lợi nhuận 1,803 0,13 1,682 Qua các số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty luôn đạt được lợi nhuận .Chỉ có năm 2000 đạt lợi nhuận không đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á làm cho lượng du khách đến Việt Nam không nhiều.Điều đó làm cho lợi nhuận của công ty suy giảm đáng kể .Tuy nhiên, doanh thu của Công ty vẫn giữ ở mức cao là do doanh thu của bộ phận sửa chữa bảo dưỡng tăng cao nhưng cũng không đủ bù đắp khoản doanh thu thiếu hụt do lượng khách đi taxi giảm . Mặc dù vậy sang năm 2001 thì doanh thu của công ty đã được cải thiện và đạt mức tăng trưởng lớn với doanh thu là 139,41 tỷ đồng và đạt lợi nhuận là 1,68 tỷ đồng .Qua đó ta thấy doanh thu của Công ty đang tăng một cách rõ rệt nhưng mức chi phí cũng rất lớn doanh nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu chi phí để để tăng lợi nhuận .Chi phí của Công ty cũng tăng với tốc độ tăng của doanh thu điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa có phương pháp hiệu quả giảm thiểu chi phí .Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản lý và sử dụng chi phí để đạt được hiệu quả cao hơn . Bảng 13 :Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 84,654 72,197 139,410 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần 84,654 72,197 139,410 Tổng chi phí 82,851 72,166 137,727 Tổng lợi nhuận 1,803 0,13 1,682 Vốn kinh doanh 20,81 20,1 22,58 Vốn cố định 12,81 9,41 8,38 Vốn lưu động 8 10,6 14,2 A. Hiệu suất vốn kinh doanh. Hiệu suất vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn kinh doanh Hs1999 = 84,654 = 4,06 20,81 Hs2000 = 0,13 = 3,59 20,1 Hs2001 = 139,410 = 6,17 22,58 Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho Công ty 4,06 đồng doanh thu năm 1999; 3,59 đồng doanh thu năm 2000; còn năm 2001 là 6,17 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu đô lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn so với năm 2000 và năm 1999 B.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh . Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh TSLN1999 = 1,803 = 0,086 20,81 TSLN2000 = 0,13 = 0,006 20,1 TSLN2001 = 1,682 = 0,074 22,58 ý nghĩa kinh tế : 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 1999 tạo ra được 0,086 đồng lợi nhuận lớn hơn năm 2000 là 0,006 đồng và năm 2001 tạo ra 0,074 đồng lợi nhuận .Thông qua chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng giảm nhưng đang có đấu hiệu tốt . 2.4.3 Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử vốn, ta cần đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở hai loại : A. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định . Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp ta có những căn cứ xác đáng để đưa ra quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định . Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghịêp . a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu Nguyên giá bình quân TSCĐ Hs1999 = 84,654 = 6,61 12,81 Hs2000 = 72,197 = 7,67 9,41 Hs2001 = 139,410 = 16,63 8,38 Qua số liệu ta thấy hiệu suất sử dung TSCĐ của Công ty tương đối cao. Từ số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ càng ngày nâng cao và đặc biệt vào năm 2001 đạt 16,63. b. Mức doanh lợi của vốn cố định ( Mdl ). Mức doanh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận Vốn cố định bình quân Mdl1999 = 1,803 = 0,14 12,81 Mdl2000 = 0,13 = 0,01 9,41 Mdl2001 = 1,682 = 0,2 8,38 c. Sức hao phí tài sản cố định (Shp). Sức hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Lợi nhuận thuần Shp1999 = 12,81 = 7,1 1,803 Shp2000 = 9,41 = 72,3 0,13 Shp2001 = 8,38 = 4,89 1,682 Bảng 14 :Bảng tổng kết TSCĐ như sau : Chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 D % D % Vốn cố định (đ) 12,81 9,41 8,38 -3,4 - 26,54 -1,03 -10,94 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (đ/đ) 6,61 7,67 16,63 1,06 16 8,63 112,51 Mức doanh lợi VCĐ (%) 14.60 0.14 20.06 - 99 0.96 19.92 14,228.57 Sức hao phí TSCĐ 7.11 72,3 4.98 65,19 916,87 - 67,32 - 93,11 Qua bảng so sánh các chỉ tiêu ta thấy lượng vốn cố định của Công ty đã có sự biến động . Năm 1999 so với năm 2000 thì vốn cố định đã giảm do tài sản cố định bị khấu hao nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định vẫn đạt khá Sang năm 2001 thì công ty đã có đầu tư thêm mới vào tài sản cố định và tài sản cố định đạt 141,260,000 đ so với năm 2000 là 73,199,170 đ và năm 1999 là 86,107,892 đ . Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2001 so với năm 2000 đạt tăng trưởng khá và đạt 216,45% .Điều đó chứng tỏ trình độ quản lý TSCĐ của Công ty ngày càng nâng cao . Với mức doanh lợi của Công ty năm 1999 là 14.6 ; năm 2000 là 0.14 và năm 2001 là 20.06 ta thấy năm 2000 mức doanh lợi giảm rõ rệt đó là do TSCĐ đã xuống cấp .Điều đó được thấy rõ qua chỉ số Sức hao phí TSCĐ rất cao là 690.58 , nó làm giảm mức doanh lợi của của công ty .Tuy nhiên, năm 2001 Công ty đã nâng cấp và đầu tư mới vào TSCĐ nên mức doanh lợi TSCĐ đã tăng rõ rệt và đương nhiên sức hao phí của TSCĐ được đầu tư mới đã giảm và cụ thể là 4.98 của năm 2001 , sức hao phí TSCĐ của năm 2000 là 690.58 và của năm 1999 là 7.11 . Từ sự so sánh trên ta thấy vốn cố định của Công ty đã được quản lý tương đối tốt, khi TSCĐ năm 2000 đang xuống cấp thì Công ty đã có chiến lược đúng đắn là nâng cấp và đầu tư mới và đã đạt được hiệu suất sử dụng vốn cố định cao và hiệu quả .Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ sử dụng một cách tôi đa các thiết bị và tài sản đang có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình . B. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá trình kinh doanh vốn cũng là một yếu tố quan trọng .Nó là vấn đề then chốt găn liền với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp .Riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh là chủ yếu như Công ty cổ phần Đại lý Ford thì cần đặc biệt chú ý đến vốn lưu động .Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng, nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất . a. Phân tích chung: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, tỷ suất sinh lợi của Vốn lưu động (TSLĐ). + Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx) Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Ssx1999 = 84,654 = 10,581 8 Ssx2000 = 72,197 = 6,811 10,6 Ssx2001 = 139,410 = 9,817 14,2 + Mức doanh lợi của Vốn lưu động (Mdl) Mức doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân Mdl1999 = 1,803 = 0,225 8 Mdl 2000 = 0,13 = 0,012 10,6 Mdl 2001 = 1,682 = 0,118 14,2 Ta thấy, với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 10,58 đồng doanh thu và 0,225 đồng lợi nhuận. Năm 2000, thu được 6,81 đồng doanh thu và 0,012 đồng lợi nhuận. Năm 2001, thu được 9,81 đồng doanh thu và 0,118 đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi của vốn lưu động (mức sinh lời của vốn lưu động)": Phản ánh một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 10,58 đồng doanh thu và 0,225 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 0,012 tức là một đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu được 0,012đồng lợi nhuận. Năm 2001 sức sinh lợi là 0,118 như vậy tăng 0,06 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra so với năm 2000 . Qua đó có thể đưa ra nhận xét tuy năm 1999 doanh thu trên một đồng vốn lưu động của Công ty là rất cao (cao hơn nhiều so với năm 2000 và năm 2001) mức lợi nhuận cũng cao hơn năm 2000 và 2001, điều đó chứng tỏ tuy Công ty sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu kém hiệu quả hơn do Công ty quản lý các khoản chi không hợp lý. Đó cũng là do các nguyên nhân khách quan tác động như do sự biến động của thị trường trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu nên chi phí vận chuyển và bán hàng là rất lớn, mặt khác do bạn hàng nợ nhiều, hàng hoá tồn kho lớn nên gây ra sức sinh lợi bé hơn. b. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu dùng). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: + Số vòng quay của vốn lưu động (n) Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân n1999 = 84,654 = 10,58 (vòng) 8 n2000 = 72,197 = 6,81 (vòng) 10,6 n2001 = 139,410 = 9,81 (vòng) 14,2 + Thời gian của một vòng luân chuyển (T). Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian lịch trong kỳ Số vòng quay VLĐ trong kỳ T1999 = 360 = 34 (ngày) 10,58 T2000 = 360 = 52,86 (ngày) 6,81 T2001 = 360 = 36,69 (ngày) 9,81 2.3.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần HSĐN 1999 = 8 = 0,0945 (đồng) 84,654 HSĐN 2000 = 10,6 = 0,147 (đồng) 72,197 HSĐN 2001 = 14,2 = 0,1 (đồng) 139,410 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Ta có bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển: Bảng15: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Đại lý FORD Hà Nội qua 3 năm 1999 – 2001. Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 00/99 01/00 Hệ số luân chuyển Vòng 10,58 6,81 9,81 -3,77 3 Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 34 52,86 36,69 18,86 -16,17 Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 0,0945 0,147 0,1 0,0525 -0,047 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Kết quả cho thấy năm 1999, số vòng quay của vốn lưu động là 10,58 vòng. So với năm 1999, năm 2000 số vòng quay là 6,81 giảm 3,77 vòng nên thời gian một vòng quay tăng 18,86 ngày và hệ số đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động tăng 0,525 . Năm 2001, số vòng quay là 9,81 tăng thêm 3 vòng so với năm 2000 và giảm 0,67 vòng so với năm 1999, thời gian một vòng so với năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999 và hệ số đảm nhiệm một đồng vốn lưu động giảm so với năm 2000 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001 tốt hơn năm 2000 nhưng vẫn kém năm 1999. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm 2001 cao nhưng do tổng chi phí quá cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn và làm giảm sức sinh lợi. Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 1999 là 34 ngày tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 34 ngày, năm 2000 là 52,86 ngày tức là tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 52,86 ngày. Còn của năm 2001 là 36,69 ngày giảm 16,17 ngày so với năm 2000 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm 2001 nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn Công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hoá, cần tổ chức công tác thanh quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được mức sinh lợi cao hơn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty qua các năm tăng lên chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là rất có hiệu quả. Vì việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm thời gian của một vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn, tăng doanh số từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận. Vì xuất phát từ công thức: Tổng doanh thu thuần = VLĐbq*Hệ số luân chuyển. Ta thấy vốn lưu động của Công ty tăng không đáng kể, nếu hệ số luân chuyển tăng sẽ tăng được tổng số doanh thu thuần. Vậy, việc tăng hệ số luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và là một trong những biện pháp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố: Số ngày một ngày luân chuyển năm 2001 so với năm 2000 là 16,17 ngày. + Do số vốn lưu động bình quân thay đổi: Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích Số vòng luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích*VLĐbq Tổng doanh thu thuần ảnh hưởng của số vốn lưu động bình quân đến số ngày là: 360*14,2 - 360*10,6 = 17,95 (ngày) 72,197 72,197 360*14,2 - 360*14,2 = -34,14 (ngày) 139,41 72,197 Tổng cộng: 17,95 + (-34,14) = -16,19 (ngày) Như vậy, do số vốn lưu động tăng đã làm tăng thời gian 1 vòng luân chuyển thêm 17,95 ngày. Tuy nhiên, do số doanh thu thuần tăng đã làm giảm thời gian 1 vòng luân chuyển là 34,14 ngày. Việc tăng tốc độ luân chuyển do tăng doanh thu thuần đã giúp Công ty trong những năm qua tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể. Cụ thể, số vốn lưu động tiết kiệm được của Công ty trong năm 2000 là: B = Kkh - Kbc * Obqkh Kbc Trong đó: B là số vốn lưu động tiết kiêm được Kkh: Số vòng quay kỳ kế hoạch Kbc: Số vòng quay kỳ báo cáo Obqkh: Số dư bình quân kỳ kế hoạch. B2000 = 6,81-10,58 *10,6 = -3,777 (tỷ) 10,58 B2001 = 9,81-6,81 *14,2 = 6,255 (tỷ) 6,81 Qua phân tích trên thấy cho việc sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Đại lý Ford Hà Nội là khá hiệu quả. Việc tăng được tốc độ luân chuyển đã giúp Công ty giảm bớt sự căng thẳng về vốn, tăng doanh thu và tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể dùng vào hoạt động kinh doanh. CHƯƠNG 3. MộT Số KHIếN NGHị Và GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO HƠN NữA NĂNG LựC TàI CHíNH CủA CÔNG TY Cổ PHầN ĐạI Lý FORD Hà NộI 3.1. Một số kiến nghị với nhà nước. Kể từ khi đổi mới mở cửa, hệ thống chính sách và luật kinh doanh đã được Nhà nước cho sửa đổi bổ xung nhiều lần để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới.Tuy nhiên trong đó vẫn còn nhiều tồn tại gây khó khăn cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cân cần nghiên cứu đề sửa đổi: - Đề nghị Bộ tài chính nghiên cứu thống nhất thu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, tránh các loại hoá đơn thường khó quản lý. Đồng thời nên thu thuế VAT theo địa bàn kinh doanh đối với các dự án do ngân sách cấp vốn thì thu luôn thuế theo dự toán công trình vừa không thất thoát vừa tiện cho cơ sở sản xuất không phải đăng ký thuế ở các địa phương xa trụ sở làm việc của công ty. Còn thuế đầu vào và phần chênh lệch do cục thuế sở tại nơi đơn vị đặt trụ sở quyết toán. Thánh toán vốn xây dựng cơ bản kịp thời, tránh nợ đọng lâu. - Nhà nước cần khuyến khích thoả đáng thông qua tái đầu t đối với các đơn vị làm ăn có lãi, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước để các công ty này mở rộng sản xuất và phát triển . - Nhà nước cần coi trọng và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tư vấn đầu tư công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty có nhu cầu thì mua được công nghệ mới và phù hợp tránh tình trạng mua phải công nghệ lạc hậu gây thiệt hại cho công ty và cho cả nền kinh tế quốc dân. Cải cách các thủ tục hành chính, cắt bỏ những thủ tục phiền hà cho Doanh nghiệp xung quanh việc nộp thuế, vay vốn... tiến tới "một cửa một dấu' sao cho tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các Doanh nghiệp. - Nới lỏng điều kiện vay vốn trung và dài hạn đối với các công ty vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho các công ty này phát triển. Hiện nay phần vốn đối ứng mà chủ đầu tư phải có theo qui định của ngân hàng ít nhất là 40%/tổng dự toán của dự án. Trong khi đó các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phần vốn tự có thường rất nhỏ so với qui mô hoạt động.Vì vậy rất nhiều Doanh nghiệp có phương án sử dụng vốn khả thi mà hiệu quả song vì thiếu tài sản thế chấp đã bị Ngân hàng từ chối thẳng thừng. - Hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để đó thật sự là nơi các Doanh nghiệp có thể kinh doanh kiếm lời. - Cho phép công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty, của người dân và của các Doanh nghiệp khác để đổi mới công nghệ. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngày một cách đầy đủ và tiên tiến nhằm làm cơ sở so sánh với các chỉ tiêu phân tích tài chính để đưa ra được những giải pháp đúng đắn hợp lý. 3.2.Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội Công ty cổ phần đại lý FORD Hà nội là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cổ phần hoá, trải qua nhiều biến động trong những năm qua, Công ty vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Đến nay Công ty đã khẳng định đựoc mình, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các cổ đông yên tâm khi nắm giữ cổ phiếu của Công ty. Có được thành tựu hôm nay là nhờ vào sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, nhờ sự năng động sáng tạo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành đã có biện pháp tích cực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, lấy lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu. Qua thời gian tìm hiểu và làm việc tại Công ty, tôi nhận thấy Công ty đã rất tích cực trong việc tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn một số hạn chế và tồn tại đòi hỏi Công ty phải giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn, không ngừng tăng lợi nhuận. Qua nghiên cứu phân tích tình hình thực trạng của Công ty, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận cho Công ty như sau: Giải pháp 1: Tăng cường đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có, tận dụng triệt để những ưu thế hiện có. Do nhu cầu khách hàng ngày càng tăng đòi hỏi các thiết bị phục vụ phải hiện đại hơn, tinh vi hơn nên việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị này là hết sức cần thiết. Hơn nữa các trang thiết bị hiện có của Công ty như phòng sơn sấy, thiết bị chuẩn đoán kiểm tra hư hỏng, trang thiết bị trên các xe ta xi ...không được đồng bộ, được nhập từ nhiều nước khác nhau, phía chính hãng cũng chưa cung cấp được nhiều nên năng lực phục vụ sản xuất kinh doanh không đều, chính điều này làm hạn việc phát huy năng lực kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao mức sinh lời, tạo được sực mạnh cạnh tranh của Công ty trên thị thị trường thì một giải pháp hữu hiệu là phải tiếp tục đầu tư đổi mới đồng bộ thiết bị tài sản cố định. Bởi vì chỉ có trang thiết bị hiện đại mới phát huy tối đa khả năng lao động, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, nhờ đó khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. Mặt khác tăng năng suất lao động là tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm dịch vụ từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra việc tăng đầu tư hoàn thiện để tận dụng mặt bằng 105 Láng Hạ là điều cực kỳ quan trọng. Đây là mặt bằng rất thuận lợi cho mọi công hoạt động kinh doanh hiện đang còn bỏ phí. Chính vì thế nếu đầu tư vào đây có qui mô và đúng hướng thì khả năng thu về lợi nhuận là rất khả quan. Thực hiện được giải pháp này trong thời gian tới, công ty nên chú ý một số biện pháp sau: 1. Mạnh dạn huy động thêm nữa nguồn vốn trong Công ty để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ và tận dụng ưu thế mặt bằng 105 Láng Hạ. 2. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định hiện có và kiên quyết sử lý những tài sản ứ đọng không hợp lý trong Công ty. Giải pháp 2: Làm tốt công tác cung ứng vật tư và dự trữ vật tư cho sản xuất. Đẩy mạnh khâu kinh doanh vật tư phụ tùng từ nước ngoài. và vật tư độc quyền. Công tác cung ứng vật tư và dự trữ vật tư đóng vai trò quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Vật tư cung cấp đầy đủ kịp thời và hợp lý tạo điều kiện cho công việc kinh doanh thuận lợi, khách hàng hài lòng có ấn tượng sâu sắc đối với Công ty. Cần phát triển mảng này thành một bộ phận chuyên trách hạch toán độc lập, mang lại nhiều hơn nữa lợi nhuận cho Công ty đồng thời cung cấp phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, kịp thời hơn nữa so với thời gian qua. Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác tiếp thị tiêu thụ sản phẩm của cả ba lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Đối với bộ phận kinh doanh bán xe ô tô: Sau năm 1999 đầy khó khăn do những lý do tương đối khách quan, năm 2000 đã có những dấu hiệu khả quan hơn rất nhiều. Chủng loại xe FORD đã phong phú hơn khi có xe du lịch 4 chỗ hiệu LASER DELUXE. Chính vì vậy mà việc chiếm lĩnh thị trường trở nên hết sức thuận lợi hơn bao giờ hết. Lượng xe tiêu thụ trong năm 2000 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1999 (hơn 400 xe so với 210 xe năm 1999 trong đó tỷ trọng xe 4 chỗ chiếm quá nửa). Đạt được thành tích này là nhờ có các biện pháp quảng cáo tiếp thị tích cực của đội ngũ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên thị phần của Công ty vẫn nhỏ so với các hãng khác như TOYOTA, MAZDA, ... Mạng lưới tiêu thụ tại các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc vẫn hạn chế. Điều này làm giảm đáng kể tính cạnh tranh và lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, biện pháp cực kỳ quan trọng đối với bộ phận kinh doanh ô tô trong những năm tới là phải đẩy mạnh công tác tiếp thị hơn nữa, thực hiện nhiều hình thức bán hàng như: chiết khấu, trả chậm, trả góp ... Bên cạnh đó phối hợp với Trung tâm BHBDSC cải tiến thêm các sản phẩm của FORD Việt Nam như: các loại xe chuyên dùng (chở ga, chở tiền, xe tù, xe cẩu nâng vvv.... )để nhằm đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Ngoài ra chi nhánh của Công ty ở 22 Láng Hạ có chi phí vẫn khá cao mà lượng xe bán được lại thấp hơn chi nhánh 32 Nguyễn Công Trứ, vậy nên trong thời gian tới chi nhánh này phải cố gắng hơn nữa để hoạt động có hiệu quả hơn. - Đối với bộ phận Trạm BHBDSC và kinh doanh phụ tùng: do địa điểm hiện tại của Trạm không thuận lợi nên công tác tiếp thị lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trạ cần mở rộng diện tiếp thị hơn nữa, có bộ phận tiếp thị chuyên trách. Ngoài ra phải nâng cao hơn nữa chất lượng sửa chữa cũng như thời gian phải được ngày càng rút ngắn. Công tác tiếp đón khách hàng phải được chú trọng hơn nữa. Ngoài ra nên tiến hàng các chiến dịch kiểm tra xe miễn phí cũng như giảm giá sửa chữa một năm 2 lần nhằm thu hút khách hàng, giới thiệu cho họ biết thêm về chất lượng sửa chữa của Trạm. - Đối với bộ phận kinh doanh vận tải ta xi: do lượng xe ngày càng cũ nên công tác tiếp thi khách hàng ngày càng quan trọng nhằm củng cố những khách hàng đã có từ trước. Ngoài ra tăng cường đầu tư thêm phương tiện nhằm nâng cấp chất lượng hoạt động của mình, giới thiệu với khách hàng những lĩnh vực kinh doanh mới, những hình thức giảm giá mơi như: tự giảm giá trên đồng hồ, đi đường dài giảm giá nhiều lần hơn các hãng khác, có khuyến mại hàng năm cho những khách hàng nào thường xuyên đi xe. Tăng cường công tác liên kết với các khách sạn lớn như: HANOI DAEWOO HOTEL, TOWER, NIKO HOTEL, MELIA HOTEL nhằm phục vụ khách hàng tại đó tốt hơn nữa. Ngoài ra công tác quảng cáo trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cũng nên được tăng cường hơn trong năm qua. Hiện nay lượng doanh nghiệp kinh doanh trên ba lĩnh vưc nhưn Công ty ta là chưa nhiều, nên quảng cáo rộng hơn nữa nằm thu hút thêm các đối tác làm ăn cũng là điều cần thiết. Giải pháp 4: Để nâng cao mức sinh lời trong sản xuất kinh doanh hiện tại, Công ty nên áp dụng phương pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, ưu tiên chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao. Theo chủ trương thích ứng hoạt động kinh doanh của mình theo thị trường, Công ty đã phải tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có như nguồn nhân lực, khai thác triệt để các trang thiết bị sẵn có cũng như được trợ giúp để sinh ra lợi nhuận, từ đó vừa đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Về các loại hình kinh doanh,Công ty đang đảm bảo phục vụ một lượng khách hàng tương đối lớn trong xã hội. Nhưng để nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn nữa, giảm chi phí trung gian Công ty cần có sự hỗ trợ của toàn bộ cán bộ công nhân viên. trong Công ty. Khi được làm việc trong Công ty tôi được làmn quen với những thói quen làm việc khá tích cực và rất khẩn trương vì công việc. Toàn bộ các bộ phận đều tập trung duy nhất vào một mục tiêu là phục vụ khá hàng và công tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đôi lúc có những sự chồng chéo gây ra Do đặc thù kinh doanh ba lĩnh vực như trên nên chi phí cho sản xuất vẫn tương đối lớn nhất là khu vực kinh doanh bán xe ô tô và Trạm BHBDSC. Vì vậy điều quan trọng là làm sao hạn chế những chi phí lhông cần thiết hơn nữa. Ngoài ra phải tập trung hơn nữa vào các mặt hàng mũi nhọn mang về nhiều lợi nhuận cho Công ty như: bộ phận bán xe, kinh doanh phụ tùng, và các hình thức cho thuê quảng cáo trên các xe ta xi. Một điều cũng quan trọng không kém là yếu tố con người cũng rất quan trọng. Vậy nên việc luôn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề là điều sống còn đối với Công ty. Trong thời gian tới Công ty phải tiếp tục nâng cao bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận của mình kết hợp cùng với phát triển Đảng viên trong Công ty. Tăng cường thêm các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và chính trị cho toàn thể CBCNV của mình. Sự đầu tư về con người luôn mang lại lợi ích lâu dài cho Công ty, vì thế nhằm nâng cao lợi nhuận thì yếu tố về con người cũng không thể thiếu được. Tài liệu tham khảo 1. Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê - năm 2004 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Trường đại học kinh tế quốc dân - NXB Giáo dục 2004. 3. Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê 2003. 4. Kế toán doanh nghiệp - NXB Thống kê 2003. 5. Báo cáo tài chính doanh nghiệp 1997 - 1998. 6.Phân tích hoạt động kinh doanh -Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản thống kê 2004. 7.Kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây lắp - PGS.TS Nguyễn Đình Hồ -Nhà xuất bản Xây dựng- năm 2004. 8.Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghệp - Nhà xuất bản Xây dựng -năm 2004. 8. Báo cáo tổng kết tài chính 3 năm thực hiện 1999- 2001 của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội. Và các báo cáo số liệu khác có liên quan đến kết quả tình hình hoạt động của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội qua các năm. Mục lục CHƯƠNG I. CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về PHÂN TíCH hoạt động TàI CHíNH . 1 1.1 CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về PHÂN TíCH TàI CHíNH. 1 1.1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính . 1 A.Khái niệm 1 B.Đối tượng của phân tích tài chính 1 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 3 1.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính 4 1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính 5 A. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh 5 B.Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo 6 C. Căn cứ theo nội dung phân tích 7 1.2. PHƯƠNG PHáP PHÂN TíCH TàI CHíNH . 7 1.2.1.Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính. 7 A.Thu nhập thông tin 7 B. Xử lý thông tin 8 C. Dự đoán và ra quyết định 8 1.2.2. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính 8 1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính 9 A. Phương pháp so sánh 9 B. Phương pháp tỷ lệ 10 C. Phương pháp Dupont 11 1.3.TìNH HìNH Tài CHíNH Và HIệU Quả KINH DOANH Qua PHÂN TíCH Báo cáo Tài CHíNH 11 1.3.1.Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính . 11 A. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính 11 1.3.2 Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua phân tích Bảng cân đối kế toán . 13 A. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn 13 B. Tình hình đảm bảo nguồn vốn 15 1.3.3. Khái quát tình hình tài chính qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 17 A. Hệ những các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính 17 1.3.2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính. 28 A. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 28 B. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài chính 29 Chương 2. THựC TRạNG TìNH HìNH hoạt động TàI CHíNH TạI CÔNG TY Cổ PHầN ĐạI Lý FORD Hà NộI . 35 2.1.đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần đại lý ford hà nội 35 2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà Nội 35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đại lý FORD Hà Nội 37 2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu quản lý 38 A. Ban giám đốc 38 B. Các bộ phận chức năng 39 2.1.4. Đặc điểm thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật 42 2.1.5 Về lực lượng lao động của Công ty 44 2.2. đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 46 2.3. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 52 2.4. Thực trạng tài chính qua phân tích báo cáo tài chính 54 2.4.1 . Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán 55 2.4.2 Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh 61 A. Hiệu suất vốn kinh doanh 62 B.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 63 2.4.3 Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh 64 A. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 64 B. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 67 CHƯƠNG 3. MộT Số KHIếN NGHị Và GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO HƠN NữA NĂNG LựC TàI CHíNH CủA CÔNG TY Cổ PHầN ĐạI Lý FORD Hà NộI 76 3.1. Một số kiến nghị với nhà nước 76 3.2.Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0154.doc
Tài liệu liên quan