Đề tài Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm

Hiện nay việc sản xuất cáp điện lực ở một số doanh nghiệp như Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư, nhà máy Cơ điện Trần Phú vẫn sử dụng những dây chuyền cũ, lạc hậu, bán tự động, sản phẩm làm ra chất lượng không cao và thường xuyên xuất hiện thứ phẩm. Trái ngược với những doanh nghiệp trên các công ty liên doanh, công ty cổ phần sản xuất cáp như Cadivi, Sacom thì lại sử dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại được điều khiển hoàn toàn tự động bằng bộ vi xử lý PLC từ khâu đầu tiên đến khâu cuỗi cùng, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao. Bằng chứng là trên thị trường cáp hiện nay tên cáp Cadivi đã được khẳng định và đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 7 năm liền do người tiêu dùng bình chọn (1997-2003). Tuy nhiên mỗi dây chuyền công nghệ đều có những ưu nhược điểm của nó nhưng đối với các cơ sở sản xuất lớn để tồn tại lâu dài và phát triển thì việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại vẫn là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. * Hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa và cối bép: Việc bọc cáp với hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa theo phương pháp cũ đó là việc nhựa cách điện được chảy mềm trong xy lanh máy đùn nhựa nhờ vào sự toả nhiệt của các dây Vonfram đã xuất hiện từ lâu, chi phí rẻ tiền, các thao tác xử lý sự cố hoàn toàn bị động và xử lý sai sót khó khăn, việc điều khiển chế độ nhiệt, tốc độ đùn nhựa của máy phù hợp với từng loại nhựa khác nhau phức tạp. Việc bọc nhựa cách điện thường xảy ra các sai sót rất khó phát hiện ra trong quá trình sản xuất nên thường tạo ra các sản phẩm kém chất lượng và gây ra nhiều thứ phẩm.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hộp H4 CT1F Ghi 10 4,0 4,0 4,0 20 Nguồn: Phòng Kỹ thuật Bảng 2.5.1.b: Sai lệch cho phép đối với các hộp côngtơ loại H2&H4. TT Tên và qui cách sản phẩm Mầu sắc Trọng lượng (Kg) Độ dầy (mm) Thành Mái Cánh Lưng 1 Hộp H2 CT1F Ghi ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 2 Hộp H4 CT1F Ghi ± 0,5 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 Nguồn: Phòng Kỹ thuật * Công tác kiểm tra: Đối với sản phẩm hộp công tơ công tác kiểm tra sản phẩm chủ yếu là kiểm tra xác suất lô hàng cần nghiệm thu và các lần kiểm tra dựa trên sự kiểm tra ngoại quan thông qua các tiêu chuẩn đã được qui định sẵn như trọng lượng, kích thước, độ bóng bề mặt, màu sắc, độ lồi, độ cong vênh, chất lượng các mối ghép và đặc biệt là độ bền vững của các loại hộp. Ngoài các chỉ tiêu về kích thước, trọng lượng, độ bền vững được kiểm tra một cách khách quan bằng các dụng cụ là các loại thước và các loại cân thì ngược lại các chỉ tiêu về độ bóng bề mặt, chất lượng các mối ghép hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của người kiểm tra. 2.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hộp Công tơ trong quá trình sản xuất. Sản phẩm hộp công tơ các loại của Xí nghiệp đều được sản xuất thô sơ, sản phẩm làm ra hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tay nghề, ý thức của người lao động làm ở từng khâu trong qui trình sản xuất (Sơ đồ 2.1.1.3.c: Qui trình sản xuất hộp công tơ điện). Tuy nhiên qua công tác kiểm tra số lượng sản phẩm hỏng chủ yếu tập trung ở các khâu: Chuẩn bị khuôn, pha các hoá chất, ra khuôn. * Chuẩn bị khuôn: Khuôn làm hộp công tơ chủ yếu được làm bằng sợi zen và mành thuỷ tinh có tác dụng để chống mài mòn trong quá trình làm sản phẩm và sản phẩm làm ra có được bóng, không bị rỗ nứt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị khuôn. Tuy nhiên để đảm bảo số lượng theo yêu cầu của Xí nghiệp trong việc sản xuất hộp công tơ với số lượng lớn phân xưởng Cơ khí phải sử dụng lại nhiều lần các khuôn cũ chính vì vậy sản phẩm làm ra xuất hiện các khuyết tật như rỗ bề mặt hộp do khuôn không được lau sạch bằng sáp chống dính Wax8 trước khi đem vào sản xuất và cong vênh do trên bề mặt của khuôn có các vết nứt, không bằng phẳng vì bị va đập trong quá trình sản xuất. * Pha các hoá chất: Pha hoá chất là một khâu quan trọng và phức tạp bởi nó đòi hỏi rất nhiều loại vật tư khác nhau do đó lượng phế phẩm xuất hiện nhiều ở khâu này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật như hộp công tơ làm ra bị giòn, dễ vỡ vì trong quá trình sản xuất người công nhân đã cho lượng Buta nox vào quá nhiều (Buta nox là chất phụ gia được cho vào để tăng khả năng đông cứng), không đảm bảo độ cách điện, độ bền vững của hộp công tơ do Mat 300 không sử dụng đủ và quá thưa (Mat 300 là một loại mành được làm bằng sợi thuỷ tinh có tác dụng các điện, chịu lực cho hộp công tơ)… * Ra khuôn: Theo qui định thời gian để hộp công tơ khô là 35 phút thì mới lấy ra khỏi khuôn nhưng do ý thức và sự cạnh tranh về số lượng sản phẩm làm ra giữa các tổ và sự hiểu biết của người công nhân về các đặc tính của hộp còn hạn chế nên việc gỡ hộp công tơ ra khỏi khuôn sớm hơn so với qui định và không chú ý tới sự ảnh hưởng của thời tiết dẫn đến khi hộp công tơ được gỡ ra bị phồng rộp, cong vênh. Hình 2.5.2: Biểu đồ các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng hộp công tơ. 3.2 Người Thiết bị 1.1 1.2 2.1 2.2 Môi trường 3.1 4.2 4.1 Chỉ tiêu chất lượng hộp công tơ điện Phương pháp gia công Bảng 2.5.2: Các nhân tố chính, phụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hộp công tơ điện 1. Con người 1.1. Chỉ đạo kỹ thuật 1.1.1. Công nhân không được chỉ đạo 1.1.2. Trách nhiệm giám sát không rõ ràng 1.2. Trình độ kỹ thuật 1.2.1. Huấn luyện chưa đủ 1.2.2. Khả năng nhận thức 2.Thiết bị 2.1. Khuôn không đảm bảo 2.1.1. Bề mặt khuôn không được nhẵn do sử dụng nhiều lần 2.1.1. Nứt do va đập 2.2. Cân không chính xác 2.2.1.Sử dụng nhiều 3. Môi trường 3.1. Độ ẩm 3.2. Nhiệt độ 4. Phương pháp 4.1. Trình tự gia công 4.1.1. Thứ tự bất hợp lý 4.2. Qui trình thao tác 4.2.1. Thời gian ra khuôn 4.3. Phương pháp ra khuôn không tốt 4.3.1. Trước khi làm khuôn không được bôi sáp chống dính Wax 8 4.3.2. Thao tác của người công nhân không cẩn thận 4.3.3. Không đúng qui định về thời gian khô 2.5.3. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật. Việc sản xuất hộp bảo vệ công tơ điện của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư hàng năm với số lượng rất lớn lại chủ yếu được sản xuất thủ công nên chất lượng hộp phụ nhiều vào tay nghề, trình độ, ý thức trách nhiệm của người công nhân và sự chỉ đạo của người quản lý. Mặc dù việc sản xuất hộp công tơ đơn giản nhưng qua năm 2003 thì tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế nhiều hơn so với tỷ lệ sai hỏng cho phép ở cả hai loại hộp H2 và H4. Dưới đây là một số khuyết tật thường gặp ở sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện và tỷ trọng của từng loại khuyết tật. Bảng 2.5.3.a: Một số khuyết tật thường gặp ở hộp bảo vệ công tơ điện. Dạng khuyết tật Hiện tượng Nguyên nhân 1. Rỗ bề mặt Mặt khuôn vẫn bị vật liệu bám dính Do việc sử dụng các khuôn không được vệ sinh bằng sáp chống dính Wax8 2. Ngót Hộp bị ngót lóm bề mặt Do khuôn bị sứt, bề mặt khuôn có nhiều vết rỗ 3. Lệch khuôn Hai thành đối diện của hộp không song song với nhau Do từ khâu làm khuôn không đảm bảo 4. Giòn Dễ vớ khi bị va chạm Do trong quá trình sản xuất lượng Buta nox được cho vào quá nhiều 5. Phồng rộp Hộp không đông Do chưa đủ thời gian khô như qui định, do không chú ý tới sự ảnh hưởng của thời tiết hộp đã được lấy ra khỏi khuôn Nhận xét: Như vậy hộp bảo vệ công tơ loại H2 và H4 thường xuyên xuất hiện 5 khuyết tật là chủ yếu. Trong số 5 dạng khuyết tật kể trên đối với sản phẩm hộp bảo vệ công tơ loại H2 và H4 hiện nay thì rỗ bề mặt là dạng khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng sản phẩm hộp bảo vệ công tơ, nếu như bề mặt hộp bảo vệ công tơ bị rỗ thì dẫn đến phải loại bỏ sản phẩm đó và việc loại bỏ nhiều sản phẩm như vậy làm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và nguyên nhân chủ yếu là do nguyên nhân đã được phân tích ở trên như sau: Việc xuất hiện nhiều dạng khuyết tật rỗ bề mặt là từ khâu chuẩn bị khuôn do đảm bảo về mặt số lượng hộp bảo vệ công tơ mà việc vệ sinh hộp bảo vệ công tơ được làm không cẩn thận và không làm đúng theo qui định đề ra đó là trước khi sử dụng khuôn vào lần sản xuất sau tất cả các khuôn phải được vệ sinh bề mặt bằng sáp chống dính Wax 8. Tiếp theo là những dạng khuyết tật phồng rộp, ngót, giòn và lệch khuôn cũng thường xuyên xảy ra, như đã nói ở trên chất lượng hộp bảo vệ công tơ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu quản lý, người lao động bới sản phẩm hộp công tơ hoàn toàn sản xuất thủ công… những điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm hộp côngtơ của Xí nghiệp chưa tốt. Để thấy được tình hình chất lượng sản phẩm hộp bảo vệ công tơ ta xét bảng thống kê sau: Bảng 2.5.3.b: Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm hộp công tơ năm 2003 TT Tên sản phẩm Tổng số sản phẩm (chiếc) Sản phẩm đạt (chiếc) Sp hỏng Số lượng % 1 Hộp H2 CT1F 7. 460 7.200 260 3,48 2 Hộp H4 CT1F 5.440 5.280 160 2,94 Ta có thể xem biểu đồ Pareto thể hiện mức độ tỉ lệ từng dạng khuyết tật chính và tỉ lệ phế phẩm để thấy được dạng khuyết tật chủ yếu xuất hiện ở sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện loại H2 và H4 của Xí nghiệp Cơ điện - vật tư, từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục hợp lý nhất. Bảng 2.5.3.c: Các dạng khuyết tật ở sản phẩm hộp công tơ loại H2 và H4 năm 2003. tt Dạng khuyết tật Số sản phẩm bị khuyết tật (Hộp) Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích luỹ Tỷ lệ % khuyết tật tích luỹ 1 Rỗ bề mặt 212 50,5 212 50,5 2 Phồng rộp 115 27,4 327 77,9 3 Ngót 53 12,6 380 90,5 4 Giòn 26 6,20 406 96,7 5 Lệch khuôn 14 3,30 420 100,0 Tổng 420 100,0 25 50 75 100 Số phần trăm 0 Hình 2.5.3: Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật của hộp công tơ H2 & H4 Tóm lại: Như đã nói ở trên sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện chủ yếu được sản xuất thô sơ vì vậy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và phụ thuộc vào trình độ, ý thức trách nhiệm của người lao động. Từ những phân tích ở trên lại cho chúng ta thấy tỷ lệ sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện hỏng thực tế cao hơn so với tỷ lệ sai hỏng cho phép là 2,48%. Gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Chính vì vậy việc tìm ra các giải pháp để cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện là rất cần thiết. 2.6. nhận xét chung. Qua việc phân tích tìm hiều về tình quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư ta thấy công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp chủ yếu tập trung vào khâu cuỗi của qui trình sản xuất vì vậy việc xuất hiện các sai sót xảy ra rất nhiều trong quá trình sản xuất đã không được khắc phục kịp thời đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta thấy thiệt hại về mặt kinh tế của Xí nghiệp trong năm 2003. Bảng 2.6: Thiệt hại kinh tế do sản phẩm hỏng gây ra năm 2003. TT Loại sản phẩm hỏng ĐVT Đơn giá (đồng) Số lợng hỏng Giá trị thiệt hại (đồng) 1 Hộp H2 CT1F Hộp 295.000 260 76.700.000 2 Hộp H4 CT1F Hộp 353.410 160 56.545.600 3 Cáp Muyle 2x11 m 12.636 1.500 18.954.600 4 Cáp Muyle 2x10 m 11.910 1.500 17.865.400 5 Cáp Muyle 2x16 m 17.295 1.500 25.943.000 6 Cáp MP 2x8 m 8.450 1.500 12.675.000 7 Cáp MP 2x10 m 9.900 1.500 14.850.000 8 Cáp MP 2x11 m 10.083 1.500 15.125.000 9 Cáp MP 2x16 m 15.123 1.500 22.685.000 Tổng 261.343.600 Nguồn: Phân xưởng X3, X4. Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư còn nhiều hạn chế việc xuất hiện nhiều sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất như đối với sản phẩm cáp chủ yếu là sai hỏng ở lớp vỏ cách điện, đối với hộp công tơ là các sai hỏng trên bề mặt hộp và một số sai hỏng khác đã gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế và ảnh hưởng chung tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp để cải thiện chất lượng và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mang lại nguồn lợi cho Xí nghiệp thì phải xây dựng cho mình một kế hoạch chất lượng hoàn chỉnh trong từng khâu, từng bộ phận để từ đó hướng mọi thành viên trong Xí nghiệp cùng tham gia vào công tác quản lý chất lượng. Phần 3 Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm cho Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư 3.1. Căn cứ để đề ra giải pháp. Chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư trong những năm gần đây luôn là vấn đề được quan tâm do nhiều sai hỏng gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Trong đó sản phẩm cáp, hộp bảo vệ công tơ sẽ là hai mặt hàng chính của Xí nghiệp trong những năm sắp tới tuy nhiên hiện nay hai mặt hàng này lại có tỷ lệ sai hỏng nhiều. Do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố trong khâu sản xuất đặc biệt là nhân tố con người mà chủ yếu do trình độ quản lý, tay nghề, ý thức trách nhiệm của người quản lý, người lao động, do chưa hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý chất lượng đỗi với tình hình hiện nay, để cải thiện tình hình thì: Căn cứ vào sự biến động trên thị trường hiện nay đó là sự cạnh tranh đã trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp chính vì vậy chất lượng sản phẩm đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá, mở ra thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Tình hình này đã đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư nói riêng nên có thể nói chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia sản phẩm Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta. Căn cứ vào định hướng phát triển của Xí nghiệp trong những năm sắp tới sau khi hoàn tất việc cổ phần hoá đó là mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ ngành điện khác như việc chế tạo thử 10 máy biến áp phân phối vào năm 2006… chính vì vậy ngay từ bây giờ việc tìm ra biện pháp cải thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư là hết sức cấp bách. Căn cứ vào việc phân tích tình hình chất lượng sản phẩm cáp các loại và hộp bảo vệ côngtơ điện cho thấy công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên tỷ lệ phế phẩm còn rất lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư nói riêng. 3.2. biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng cũng như dựa trên sự hiểu biết về lý thuyết và mục tiêu hướng tới áp dụng tổ chức và cải tiến chất lượng theo TQM - Quản trị chất lượng toàn diện của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Để thực hiện mục tiêu của mình Xí nghiệp đang từng bước hành động trong đó đưa công tác quản lý chất lượng là trách nhiệm chung của mọi phòng ban và của tất cả các thành viên trong Xí nghiệp đồng thời nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tiến tới hiện đại hoá sản xuất. 3.2.1. Biện pháp 1: Thành lập Phòng quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa những sai hỏng trong quá trình sản xuất. 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp. Ngày nay, khi đất nước ta đang bước sang thời kỳ đổi mới, thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, các công ty phải không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh nâng cao vị thế cạnh tranh. Một trong những vũ khí sắc bén để chống lại áp lực cạnh tranh là xây dựng cho doanh nghiệp của mình một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, xây dựng cho mình một nguồn nhân lực có đủ khả năng thích ứng tốt với môi trường cạnh tranh khốc liệt, thích ứng với công nghệ kỹ thuật mới. Qua việc phân tích thực trạng về tình hình quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư thì thấy công tác quản lý chất lượng chỉ tập trung vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất với nhiệm vụ chính là kiểm tra những sản phẩm đã hoàn thành và nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ là trách nhiệm của phòng kỹ thuật, không có sự tham gia của mọi thành viên trong Xí nghiệp, vì vậy việc thành lập một phòng quản lý chất lượng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của Xí nghiệp: Việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với mục tiêu hàng đầu là giành nhiều thời gian cho việc phòng ngừa chứ không phải là kiểm tra. Tạo ra mối liên kết trong công tác quản lý chất lượng giữa ban lãnh đạo Xí nghiệp với các phòng ban, mọi thành viên trong Xí nghiệp. Xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý chất lượng có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chất lượng, am hiểu về kỹ thuật. Giảm gánh nặng cho Phòng kỹ thuật của Xí nghiệp. Tóm lại, việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với mục tiêu là đạt được chất lượng thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất. Xây dựng mục tiêu cho công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp là: Coi chất lượng là số 1. Định hướng vào người tiêu dùng. Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình thống kê. Coi trọng yếu tố con người. Để thực hiện mục tiêu trên thì phải tuân thủ hai nguyên tắc là thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng và liên tục cải tiến chất lượng bằng cách áp dụng vòng tròn Deming. 3.2.1.2. Nội dung của giải pháp. Việc thành lập Phòng quản lý chất lượng với chức năng chính như sau: - Biên soạn các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất. - Tổ chức tốt công tác phòng ngừa các hư hỏng xảy ra trong suốt quá trình quản lý chất lượng. - Soạn thảo các văn bản thủ tục về thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá. - Nghiên cứu các chương trình đào tạo và giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thực hiện cho đội ngũ công nhân viên toàn Xí nghiệp nhằm giúp họ hiểu được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp, và ảnh hưởng tới họ như thế nào. - Thu thập các thông tin, kiến nghị từ người lao động về vấn đề chất lượng để nghiên cứu từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục sai sót rồi phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Lập mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng hàng năm, hàng quý, hàng tháng. - Tổ chức hoạt động có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá. 3.2.1.2.1. Qui trình thực hiện việc thành lập phòng và sơ đồ cơ cấu tổ chức. Xí nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tổ chức Phòng quản lý chất lượng đủ sức đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn Xí nghiệp. Để có thể xây dựng phòng quản lý chất lượng ta có thể thực hiện theo qui trình sau: Hình 3.2.1.2.1.a: Qui trình thực hiện. Lập kế hoạch Kiểm tra Điều khiển Tuyển dụng Tổ chức Lập kế hoạch: Đó là việc cần xác định việc thành lập Phòng quản lý chất lượng thì công tác quản lý chất lượng được thực hiện ra sao, tỷ lệ sản phẩm hỏng có khống chế được không …để đạt được cần tổ chức như thế nào, tuyển dụng điều khiển như thế nào. Tổ chức: Các cách tổ chức phòng có thể phân theo các chức năng của công tác quản lý chất lượng. Theo em, do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên Phòng quản lý chất lượng tổ chức theo sản phẩm. Tuyển dụng và chọn lựa nguồn nhân lực: Căn cứ vào tình hình thực tế của Xí nghiệp việc chọn lựa và tuyển dụng nhân viên mới cho Phòng quản lý chất lượng có thể được lấy một phần từ Phòng kỹ thuật và một phần được tuyển dụng từ nguồn nhân lực bên ngoài Xí nghiệp. Bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các chiến lược, mục tiêu, biện pháp quản lý chất lượng đã xây dựng. Cho nên trong cơ cấu tổ chức Phòng quản lý chất lượng phải lập kế hoạch chi tiết và bảng phân công trách nhiệm công việc cụ thể. Điều khiển: Để có thể lãnh đạo tốt cần phải thiết kế công việc hợp lý, đánh giá và khen thưởng hợp lý nhằm tạo động lực cho nhân viên trong phòng cố gắng và thực hiện tốt công việc được giao. Kiểm tra: Đây là công tác quan trọng nhằm theo dõi kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện công việc của nhân viên. Hình 3.2.1.2.1.b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng. Trưởng phòng Chuyên viên chất lượng sp cáp Chuyên viên chất lượng sp hộp công tơ Phó phòng Như vậy nếu thành lập Phòng quản lý chất lượng ta cần 6 nhân viên. Trong đó có thể điều động từ Phòng kỹ thuật 2 người và tuyển dụng thêm 4 người. Quá trình tuyển dụng có thể tiến hành thông qua các quá trình tuyển dụng thông thường. Quá trình chọn lựa và tuyển dụng cần đảm bảo các yêu cầu mà vị trí tuyển dụng đảm nhận: * Chọn lựa: Vào vị trí trưởng phòng và phó phòng (2 người) phải là người: - Hiểu rõ về qui trình công nghệ của các phân xưởng, hiểu rõ về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hộp côngtơ và cáp điện lực, am hiểu về công nghệ. - Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng. - Có khả năng thu thập dữ liệu, thu thập ý kiến từ người lao động trực tiếp từ đó phân tích các sai sót trong quá trình sản xuất để đưa ra các biện pháp phòng ngừa. * Tuyển dụng nhân viên: Nhân viên phòng quản chất lượng (4 người) yêu cầu: - Có kiến thức về quản lý chất lượng, có kinh nghiệm trong ngành điện lực. - Đã được đào tạo về quản lý chất lượng tại các khoa chuyên ngành của các trường đại học như Khoa Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. - Năng động, sáng tạo trong công việc, biết xử lý thông tin thu thập được để đưa các giải pháp mới nhằm phòng ngừa các sai hỏng. 3.2.1.2.2. Mua sắm trang thiết bị. Đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư thì trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn hạn chế chủ yếu là các thiết bị cũ độ chính xác không cao gây khó khăn cho nhân viên KCS. Chính vì vậy Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư cần trang bị thêm một số thiết bị mới, hiện đại và có độ chính xác cao như: - Thiết bị điện tử đo điện trở cách điện của dây Megomet. - Máy đo điện trở tiếp đất Teromet. - Trang bị máy tính điện tử có cài đặt các phầm mềm về quản lý chất lượng sản phẩm như các phần mềm: ISO QUICK 2000 ( phần mềm hệ thống quản lý chất lượng), ISO – Online, Power QC Tool (phần mềm về các công cụ kiểm soát chất lượng), Pro - Assessment (phần mềm đánh giá năng suất ở cấp doanh nghiệp) ... Nói chung, công tác quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ riêng là nhiệm vụ của Phòng quản lý chất lượng mà cần có sự tham gia của tất cả các phòng ban và toàn thể thành viên trong Xí nghiệp. Vì vậy việc thành lập phòng quản lý chất lượng nhằm cụ thể hoá và chuyên nghiệp hơn công tác quản lý chất lượng trong Xí nghiệp hiện nay. 3.2.1.3. Các tính toán kinh tế. Sau đây chỉ là những ước tính của giải pháp: * Chi phí cố định (FC) cho phòng quản lý chất lượng bao gồm: Bảng 3.2.1.3: Chi phí cố định để thành lập phòng quản lý chất lượng. Đơn vị: đồng TT Danh mục Số lượng Giá tiền Thành tiền 1 Bàn ghế làm việc 6 bộ 750.000 4.500.000 2 Bàn ghế tiếp khách 1 bộ 2.000.000 2.000.000 3 Tủ đựng hồ sơ 1 chiếc 1.200.000 1.200.000 4 Máy fax 1 chiếc 2.500.000 2.500.000 5 Máy tính Intel Pentium 4; 2.4Ghz 3 chiếc 7.400.960 22.202.880 6 Máy in 1 chiếc 3.177.920 3.177.920 7 Máy đo điện trở cách điện Megomet 2 chiếc 1.200.000 2.400.000 8 Máy đo điện trở tiếp đất Teromet 2 chiếc 1.300.000 2.600.000 9 Các phần mềm quản lý chất lượng Soft ware 3.890.000 3.890.000 ISO Quick 2000 1 đĩa 1.395.000 Power QC Tool 1 đĩa 2.495.000 10 Tài liệu về quản lý chất lượng( Sách + đĩa VCD) 10 1.340.000 1.340.000 11 Chi phí ban đầu cho công tác đào tạo nhân viên mới 4 người 1.800.000 7.200.000 12 Chi phí khác bằng tiền 5.000.000 Tổng 58.010.800 * Chi phí cho mỗi năm hoạt động (VC) của phòng là: 94.200.000 đ/năm. + Chi phí cho cán bộ công nhân viên trong một năm thành lập (thu nhập dự kiến trung bình cho 1 nhân viên là 1.500.000đ/tháng): 4 người x 1.500.000 đ/người/tháng x 12 tháng = 72.000.000 đ/năm + Tiền điện nước: Trung bình 300.000 đ/tháng x 12 tháng = 3.600.000 đ/năm + Tiền điện thoại + Tiền thuê bao đường truyền Internet: (350.000 + 1.200.000) đ/tháng x 12 tháng = 18.600.000 đ/năm Vậy, Tổng chi phí (TC) cho việc thành lập phỏng của năm thứ nhất là: TC = FC + VC TC = 94.200.000 + 58.010.800 = 152.210.800 đ/năm. 3.2.1.4. Lợi ích và hiệu quả nếu giải pháp được thực hiện. Như đã phân tích ở trên nếu chi phí cho năm đầu cũng như chi phí hoạt động trong từng năm như trên. Và nếu ước tính lợi ích mà giải pháp thu được như sau: - Năm thứ nhất do mới đi vào hoạt động nên hiệu quả của phòng chưa cao. Trong năm này ước tính tỷ lệ %sai hỏng thực tế của cáp các loại và hộp công tơ H2, H4 chỉ có thể giảm 1%. - Năm thứ hai trở đi ước tính tỷ lệ % sai hỏng thực tế bằng tỷ lệ % sai hỏng cho phép. Như vậy ta có thể ước tính hiệu quả của giải pháp mang lại như sau: * Trường hợp 1: Năm thứ nhất tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm 1%. Sản phẩm hộp H2 - Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 1% x 7460 = 74,6 hộp = 75 hộp. - Số tiền tiết kiệm được là: 75 hộp x 295.000đ = 22.125.000đ Sản phẩm hộp H4 - Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 1% x 5440 = 55 hộp - Số tiền tiết kiệm được là: 55 hộp x 353.410đ = 19.437.550đ Sản phẩm cáp - Số lô cáp giảm sai hỏng là:1% x 320 = 3 lô - Số tiền tiết kiệm được là: 3 lô x 17.532.029đ = 52.596.087đ Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ nhất là: 94.158.637đ * Trường hợp 2: Năm thứ hai tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm bằng tỷ lệ % sai hỏng cho phép. Sản phẩm hộp H2 - Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 2,48% x 7460 = 185 hộp - Số tiền tiết kiệm được là: 185 hộp x 295.000đ = 54.575.000đ Sản phẩm hộp H4 - Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 1,94% x 5440 = 106 hộp - Số tiền tiết kiệm được là: 106 hộp x 353.410đ = 37.461.460đ Sản phẩm cáp - Số lô cáp giảm sai hỏng là:1,68% x 320 = 6 lô - Số tiền tiết kiệm được là: 6 lô x 17.532.029đ = 105.192.174đ Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ hai là: 197.228.634đ. * Trường hợp 3: Năm thứ ba tỷ lệ % sai hỏng thực tế giảm thấp hơn tỷ lệ % sai hỏng cho phép. Sản phẩm hộp H2 - Số hộp H2 giảm sai hỏng là: 2,68% x 7460 = 200 hộp - Số tiền tiết kiệm được là: 200 hộp x 295.000đ = 59.000.000đ Sản phẩm hộp H4 - Số hộp H4 giảm sai hỏng là: 2.14% x 5440 = 117 hộp - Số tiền tiết kiệm được là: 117 hộp x 353.410đ = 41.348.970đ Sản phẩm cáp - Số lô cáp giảm sai hỏng là:1,68% x 320 = 6 lô - Số tiền tiết kiệm được là: 6 lô x 17.532.029đ = 105.192.174đ Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được trong năm thứ ba là: 205.541.144đ. Đây là chiến lược lâu dài nên tác dụng của nó trong thời đầu chưa đem lại hiệu quả. Nó đòi hỏi Xí nghiệp cần phải thường xuyên củng cố và hoàn thiện để công tác này thực sự đạt hiệu quả và ngày càng có tác dụng. Việc thành lập phòng quản lý chất lượng là nhằm mục tiêu lâu dài đối với Xí nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy doanh nghiệp nào có được chiến lược kinh doanh hiệu quả và thích ứng được với môi trường cạnh tranh này mới có thể tồn tại và phát triển. 3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư mới máy bọc cách điện được điều khiển bằng PLC (Process Logics Control) thay thế cho hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa của dây chuyền cũ. 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động của mình trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và qui trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu thị trường đối với sản phẩm cáp là cao, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp công nghệ lạc hậu, cũ nát khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy việc đầu tư đổi mới một cách có chọn lọc và tận dụng thiết bị công nghệ hiện có là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Qua phân tích các nguyên nhân gây sai hỏng thì các sai hỏng của các loại cáp chủ yếu là ở khâu bọc nhựa cách điện cho cáp mà đều do hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa và cối bép gây ra. Chính vì vậy việc thay thế hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa và cối bép nhằm khắc phục tình trạng trên là cần thiết bởi sản phẩm cáp các loại sẽ là mặt hàng chính của Xí nghiệp trong những năm sắp tới. Việc đầu tư hệ thống máy bọc cáp hiện đại với hệ thống đo kiểm, giám sát bằng kỹ thuật số trên máy tính, hoàn toàn tự động điều chỉnh và xử lý ngay các trục trặc để đạt yêu cầu kỹ thuật về cách điện. Với hệ thống bọc cáp hiện đại như vậy các thông số được hiển thị trên màn hình nhờ đó có thể kiểm tra và điều chỉnh lại theo ý muốn. Tất cả nhằm mục tiêu duy trì thị trường vốn có của Xí nghiệp và mở rộng thị trường dựa trên lợi thế cạnh tranh nhờ chất lượng sản phẩm. Tóm lại, việc đầu tư dây chuyền công nghệ mới hiện đại là một trong những chiến lược quan trọng và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đòi hỏi thay đổi về nhiều mặt đối với Xí nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới công nghệ một cách có chọn lọc và sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện có sẽ là biện pháp tốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất hiện nay của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư bởi trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất dây và cáp điện với khả năng công nghệ hiện đại như CADIVI – VietNam electric wire & cable corp, Sacom ... với tiềm lực tài chính mạnh. 3.2.2.2. Nội dung của giải pháp. Hiện nay việc sản xuất cáp điện lực ở một số doanh nghiệp như Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư, nhà máy Cơ điện Trần Phú vẫn sử dụng những dây chuyền cũ, lạc hậu, bán tự động, sản phẩm làm ra chất lượng không cao và thường xuyên xuất hiện thứ phẩm. Trái ngược với những doanh nghiệp trên các công ty liên doanh, công ty cổ phần sản xuất cáp như Cadivi, Sacom … thì lại sử dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại được điều khiển hoàn toàn tự động bằng bộ vi xử lý PLC từ khâu đầu tiên đến khâu cuỗi cùng, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao. Bằng chứng là trên thị trường cáp hiện nay tên cáp Cadivi đã được khẳng định và đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 7 năm liền do người tiêu dùng bình chọn (1997-2003). Tuy nhiên mỗi dây chuyền công nghệ đều có những ưu nhược điểm của nó nhưng đối với các cơ sở sản xuất lớn để tồn tại lâu dài và phát triển thì việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại vẫn là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. * Hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa và cối bép: Việc bọc cáp với hệ thống đầu bọc cáp, máy đùn nhựa theo phương pháp cũ đó là việc nhựa cách điện được chảy mềm trong xy lanh máy đùn nhựa nhờ vào sự toả nhiệt của các dây Vonfram đã xuất hiện từ lâu, chi phí rẻ tiền, các thao tác xử lý sự cố hoàn toàn bị động và xử lý sai sót khó khăn, việc điều khiển chế độ nhiệt, tốc độ đùn nhựa của máy phù hợp với từng loại nhựa khác nhau phức tạp. Việc bọc nhựa cách điện thường xảy ra các sai sót rất khó phát hiện ra trong quá trình sản xuất nên thường tạo ra các sản phẩm kém chất lượng và gây ra nhiều thứ phẩm. * Hệ thống bọc cách điện điều khiển bằng bộ vi xử lý PLC. Chi phí đầu tư ban đầu cao (giá thành mua và lắp ráp máy) tuy nhiên với hệ thống máy bọc cách điện mới này các thông số như chiều dầy của lớp cách điện, chế độ nhiệt, số buồng nhiệt, tốc độ máy đùn nhựa …được hiển thị trên màn hình nhờ đó người công nhân có thể kiểm tra và điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu của mỗi loại cáp khác nhau. Qua nghiên cứu, tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm cáp ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và tại Công ty cổ phần Vật Liệu Bưu Điện ta thấy những ưu nhược điểm của hai hệ thống như sau: Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư Công ty cổ phần vật liệu bưu điện Thiết bị đơn giản, rẻ tiền Thiết bị hiện đại, đắt tiền Điều chỉnh các thông số khó khăn, độ chính xác không cao. Điều chỉnh thông số dễ dàng qua màn hình máy tính, độ chính xác cao. Độ đồng tâm của bề dầy lớp cách điện xung quanh dây dẫn thấp 60%. Độ đồng tâm của bề dầy lớp cách điện xung quanh dây dẫn ≥ 90%. Độ bám sát của lớp vỏ cách điện vào lõi cáp thấp. Độ bám sát của lớp vỏ cách điện vào lõi cáp rất tốt. Hệ thống nhiệt độ khó điều chỉnh. Hệ thống nhiệt độ dễ dàng điều chỉnh thông qua bộ điều khiển nhiệt độ E5CJ của hãng OMZON. Việc đùn nhựa của hệ thống chỉ có một tốc độ. Tốc độ đùn nhựa của máy có thể điều chỉnh với nhiều tốc độ đùn nhựa khác nhau tuỳ vào từng loại nhựa được sử dụng để làm lớp vỏ cách điện. Các bếp nhiệt của hệ thống thường xuyên gây ra hiện tượng quá nhiệt trong quá trình gia nhiệt làm chảy mền các hạt nhựa làm vỏ cách điện. Hệ thống bếp nhiệt sử dụng ổn định và dễ dàng điều chỉnh. Cáp sau khi qua máy bọc thường bị sần sùi và xuất hiện các vết rạn nứt. Bề mặt của lớp cách điện bên ngoài có độ nhẵn bóng cao. Qua thống kê kết quả sản xuất tại Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư năm 2003 (sản xuất với dây chuyền công nghệ cũ) và Công ty cổ phần vật liệu Bưu điện (sản xuất với dây chuyền mới) ta thấy việc sai hỏng sản phẩm đã giảm đi đáng kể theo kết quả điều tra như sau: Các chỉ tiêu Xí nghiệp cơ điện – vật tư (dây chuyền cũ) Công ty cổ phần vật liệu bưu điện (dây chuyền điều khiển bằng PLC) Tổng số lô cáp 320 296 Số lô bị hỏng ở lớp cách điện 7 1 % sai hỏng 2,18 0,34 Thời gian bình quân hoàn thành 1 lô cáp 18h 16h 3.2.2.3. Các bước tiến hành và hiệu quả đem lại. Do Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư chưa có hệ thống bọc cáp điều khiển bằng bộ vi xử lý PLC nên phải mua và lắp đặt với tổng chi phí là 560.000.000đ. Để huy động được số tiền này Xí nghiệp có thể áp dụng biện pháp đi vay ngân hàng 560.000.000đ với lãi suất 9%/năm. Trong năm 2003 tổng số lô cáp các loại của Xí nghiệp sản xuất là 320 lô thì có 7 lô sai hỏng ở lớp cách điện. Còn Công ty cổ phần vật liệu bưu điện số lô sản xuất là 296 lô thì có 1 lô hỏng. Giả sử nếu Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư áp dụng hệ thống máy bọc nhựa được điều khiển bằng PLC thì số lô cáp hỏng trong năm 2003 sẽ là: Số mẻ hỏng = 320 x 1 = 1,081 lô = 2 lô 296 Thực tế số mẻ hỏng của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư số lô hỏng ở lớp vỏ cách điện phải tái chế là 7 lô. Như vậy nếu Xí nghiệp áp dụng dây chuyền mới thì số lô sai hỏng giảm đi là: 7 – 2 = 5 (lô) Việc đầu tư hệ thống máy bọc cáp mới sẽ giúp cho Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư tiết kiệm được chi phí sản xuất trực tiếp so với hệ thống máy bọc cũ như sau:(Bảng trang bên). Qua bảng thống kê ở trang bên chi phí sản xuất các sản phẩm cáp Xí nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí đối với 5 lô cáp là: Đơn vị: đồng. Loại cáp Chi phí trực tiếp hệ thống cũ Chi phí trực tiếp hệ thống mới Tiết kiệm chi phí Muyle2x16 22.605.000 21.954.750 650.250 Muyle 2x11 16.237.500 15.785.625 451.875 Muyle 2x10 15.157.500 14.730.000 427.500 MP 2x16 19.540.500 19.099.500 441.000 MP 2x11 13.183.500 12.884.625 298.875 Tổng cộng 86.724.000 84.454.500 2.269.500 Như vậy, việc áp dụng hệ thống mới Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được 5 lô hỏng với số tiền tương ứng là: 86.724.000đ. Hơn nữa khi vận hành hệ thống mới Xí nghiệp sẽ giảm được chi phí bình quân cho một lô cáp là: 453.900 đồng /lô. Nếu sản xuất 320 lô cáp/năm thì Xí nghiệp sẽ tiết được khoản chi phí là: 320 lô x 453.900đồng = 145.248.000 đồng. Tổng chi phí mà Xí nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng biện pháp mới sẽ là: 145.248.000 + 86.724.000 = 231.972.000 đồng. Do Xí nghiệp phải vay vốn đầu tư nên chi phí sử dụng vốn hàng năm là: 560.000.000đ x 9% = 50.400.000đ/năm. Xí nghiệp áp dụng phương pháp khâu hao đều theo qui định của bộ tài chính thì (giả thiết khấu hao trong 10 năm): Như vậy chi phí khấu hao cơ bản hàng năm là: 560.000.000đ/10 năm = 56.000.000đ/năm Vậy tổng chi phí cho biện pháp hàng năm là; 56.000.000đ + 50.400.000đ = 106.400.000đ Khi so sánh việc thực hiện giữa 2 biện pháp sẽ tiết kiệm được số tiền như sau: 231.972.000 đ - 106.400.000đ = 125.572.000đ Ngoài hiệu quả tính được bằng tiền một cách tương đối như trên thì việc đầu tư thiết bị mới còn đem lại nhiều hiệu quả khác không đánh giá được bằng tiền như: - Khi áp dụng hệ thống máy bọc cáp mới thì chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện từ đó nâng cao uy tín của Xí nghiệp. - Do hệ thống mới giảm thời gian sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn nên trong năm Xí nghiệp có thể sản xuất thêm được số sản phẩm tưng ứng với thời gian tiết kiệm được là: 320lô x 2h / 16h = 40 lô. 3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của công nhân cùng với việc hoàn thiện cơ cấu lao động. Thực trạng tay nghề của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư là chưa đáp ứng, lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tỷ trọng là 48,76%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 35%, trong khi đó CBCNV có trình độ đại học và trên đại học chiếm 16,24%. Có thể thấy với kết cấu lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông lại là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cho nên việc tỷ lệ sản phẩm sai hỏng lớn vì vậy việc giáo dục, đào tạo cho họ hiểu, nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng là hết sức quan trọng. Mặc khác, do ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ, cho nên mặt yếu của công nhân Xí nghiệp là tác phong công nghiệp chưa có, tính kỷ luật không cao, chưa vì chất lượng sản phẩm mình làm ra. Tất cả các yếu tố đó đều tác động xấu đến chất lượng của sản phẩm. Việc nâng cao tay nghề phải xuất phát từ hai phía: phía công nhân và phía Xí nghiệp. Phía Xí nghiệp phải tạo điều kiện ủng hộ công nhân nâng cao tay nghề. Về phía công nhân, xét về mặt tâm lý ai cũng muốn có tay nghề cao nên việc chủ động là phía công nhân mong muốn nâng cao tay nghề. Xí nghiệp nên có chính sách ưu đãi tiền lương với công nhân tay nghề cao, khuyến khích toàn thể công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn. * Về tổ chức thực hiện biện pháp: Giám đốc giao cho Phòng Tổ chức quản trị cùng với Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý chất lượng thực hiện lập kế hoạch sau đó Giám đốc duyệt. * Các biện pháp gồm: - Biện pháp đào tạo: Thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người công nhân và cán bộ kỹ thuật, nhân viên KCS. Đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất. Để đạt được điều đó thì hàng quý, hàng năm Xí nghiệp phải tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân, trên cơ sở đó phân loại: + Công nhân có tay nghề khá trở lên. + Công nhân có tay nghề trung bình. + Công nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng thêm. Trong số công nhân có tay nghề kém cần phân ra hai loại: + Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết. + Công nhân yếu về tay nghề. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cho thích hợp. + Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn: tổ chức mở lớp để nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn ngành nghề cho số công nhân này nắm vững qui trình công nghệ – kỹ thuật. Có thể tổ chức học tập ngoài giờ, đào tạo tại chỗ hay đào tạo tại các trường dạy nghề tuỳ theo tình hình sản xuất của Xí nghiệp. + Đối với công nhân tay nghề yếu: tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể tách ra khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo tại chỗ tức là phân công công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm kèm cặp và hướng dẫn những công nhân này. Sau khi tổ chức đào tạo lại cả về lý thuyết và tay nghề phải kiểm tra lại trình độ trước khi đưa vào sản xuất. - Biện pháp giáo dục: đây là biện pháp tác động về mặt tinh thần cho nên nó giữ vai trò quan trọng là tạo ra con người mới, tiến bộ. Nội dung của biện pháp là: + Giáo dục đường lối chủ trương. + Giáo dục ý thức lao động. + Xây dựng: tác phong công nghiệp, tinh thần tập thể cao, tính tổ chức kỹ luật cao, dám chịu trách nhiệm. - Biện pháp hành chính: đây là biện pháp tác động trực tiếp của người quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các hình thức trung gian, đó là lợi ích kinh tế và đòn bẩy kinh tế. Hình thức biện pháp này gồm: + Mở rộng và trao dần quyền hạn cho cấp dưới. + Thực hiện tính kinh tế. + Tăng cường áp dụng các hình thức tiền lương tiền thưởng và khuyến khích vật chất thích hợp. Kết luận Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế, nhất là sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuất của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư muốn tồn tại và phát triển được, mở rộng thị trường thu hút được khách hàng tạo nhiều công ăn việc làm cho công nhân thì yêu cầu đặt ra hàng đầu là chất lượng sản phẩm phải được cải thiện và nâng cao. Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Điện lực 1, Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư mới thành lập nhưng đã có thành tích đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước. Đạt được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lục của toàn bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới nhằm nâng cao uy tín của Xí nghiệp trên thị trường. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển. Qua phân tích hình quản lý chất lượng của Xí nghiệp ta có thể thấy những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng. Từ đó Xí nghiệp cần có những biện pháp để hoàn thiện tốt hơn nữa công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã học cùng sự học hỏi nghiên cứu trong quá trình thức tập, đồng thời nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng ở Xí nghiệp em xin đưa ra một vài ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại. Tuy nhiên do khả năng, kinh nghiệm kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi nhũng thiếu sót. Các giải pháp đưa ra là những suy nghĩ cần được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Trần bích ngọc và toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư đã giúp hoàn thiện bản đồ án tốt nghiệp này. Hà Nội, Ngày 23 tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện. Bùi Thanh Long Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị: đồng. Tài sản ms Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 44.768.197.627 44.081.428.536 I. Vốn bằng tiền 110 3.673.702.658 4.272.888.248 1. Quĩ tiền mặt (Cả ngân phiếu) 111 89.279.366 118.746.506 2. Tiền gửi ngân hàng 112 3.584.423.292 4.154.141.742 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 8.619.613.928 9.526.777.626 1. Phải thu khách hàng 131 6.973.676.897 7.428.862.110 2. Trả trước người bán 132 72.305.352 193.932.000 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 442.362.473 805.936.354 4. Phải thu nội bộ 134 367.205.964 634.192.140 5. Các khoản phải thu khác 138 764.063.242 463.855.022 IV. Hàng hoá tồn kho 140 31.318.513.215 29.258.305.964 1. Hàng mua đang đi đường 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 1.347.820.480 1.787.691.482 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 42.179.825 43.155.975 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 13.176.810.662 13.760.539.413 5. Thành phẩm tồn kho 145 55.396.627 55.396.627 6. Hàng hoá tồn kho 146 16.696.305.621 13.611.522.467 V. Tài sản lưu động khác 150 1.156.367.826 1.023.456.698 1. Tạm ứng 151 941.232.006 950.659.781 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 215.135.820 72.796.917 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 4.979.225.908 4.032.792.857 I. Tài sản cố định 210 4.979.225.908 4.032.792.857 1. Tài sản cố định hữu hình 211 4.979.225.908 4.979.225.908 + Nguyên giá 212 14.158.958.791 10.905.696.312 + Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (9.179.732.883) (6.872.903.455) 2. TSCĐ đi thuê tài chính 214 3. TSCĐ vô hình 217 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 III. Chi phí XDCB dở dang 230 IV. Ký quĩ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 49.747.423.535 48.114.221.393 Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Nợ phải trả 300 24.800.946.672 24.224.818.937 I. Nợ ngắn hạn 310 24.800.946.672 23.169.381.181 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả người cung cấp 313 7.045.140.759 4.319.625.732 4. Người mua trả tiền trước 314 6.667.820.102 8.754.163.542 5. Thuế và các khoản phải nộp NN 315 225.351.200 6. Phải trả CNV 316 1.236133.695 1.238.107.389 7. Phải trả đơn vị nội bộ 317 4.922.807.993 4.710.146.639 8. Các khoản phải trả và phải nộp khác 318 4.703.692.923 4.147.337.879 II. Nợ dài hạn 320 III. Nợ khác 330 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 24.946.476.863 23.889.402.456 I. Nguồn vốn - Quĩ 410 24.967.759.475 23.873.183.068 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 24.699.214.946 23.456.498.401 2. Chênh lệch đánh giá tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quĩ đầu tư phát triển 414 473.065.509 621.205.647 5. Quĩ dự phòng tài chính 415 82.230.493 82.230.493 6. Lãi chưa phân phối 416 (286.751.473) 286.751.473 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 II. Nguồn kinh phí 420 (21.282.612) 16.219.388 1. Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm 421 5.000.000 2. Quĩ khen thưởng và phúc lợi 422 (26.282.612) 16.219.388 Tổng cộng nguồn vốn 430 49.747.423.535 48.114.221.393 Nguồn: Phòng TC-KT 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh Tháng 12 năm 2002, 2003 Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Tổng doanh thu 25.083.729.357 26.963.342.018 * Các khoản giảm trừ 552.070.571 2 Doanh thu thuần 24.531.658.786 26.963.342.018 3 Giá vốn hàng bán 22.160.616.453 25.211.452.330 4 Lợi nhuận gộp 2.371.042.333 1.751.889.688 5 Chi phí bán hàng 546.121.047 320.121.438 6 Chi phí quản lý 1.845.213.171 1.443.689.049 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20.291.885) (11.920.799) + Thu hoạt động tài chính 552.070.571 482.315.680 + Chi hoạt động tài chính 500.418.860 436.162.330 8 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 51.651.711 46.153.350 + Các khoản thu nhập bất thường + Chi phí bán hàng 9 Lợi nhuận bất thường 10 Tổng lợi nhuận trước thuế 31.359.826 34.232.551 11 Thuế thu nhập doanh nghiệp 12 Lợi nhuận sau thuế 31.359.826 34.232.551 Thực lãi – Lỗ 31.359.826 34.232.551 Nguồn: Phòng TC - KT Tài liệu tham khảo [1] Lê Thị Phương Hiệp (2003). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống kê. [2] TS. Lưu Thanh Tâm (2003). Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. NXB Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. [3] GS.TS Nguyễn Đình Phan (2002). Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chưc. NXB Giáo dục. [4] TS. Nguyễn Văn Nghiến. Quản lý sản xuất. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [5] Nguyễn Tấn Thình. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. NXB Lao động – Xã hội. [6] TS. Nghiêm Sỹ Thương (1997). Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp. Tóm tắt nội dung bài giảng. [7] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý – VIM (2004). Tổ chức và quản lý sản xuất. NXB Lao động – Xã hội. [8] Trang Web: http:\tcvn.gov.vn. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần 1 Cơ sở lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm 3 1.1. Khái quát chung về sản phẩm. 3 1.1.1. Khái niệm sản phẩm. 3 1.1.2. Phân loại sản phẩm. 3 1.1.3. Các thuộc tính của sản phẩm. 3 1.2. Khái quát về chất lượng sản phẩm. 4 1.2.1. Khái niệm về chất lượng. 5 1.2.2. Sự hình thành chất lượng sản phẩm. 5 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 6 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 7 1.3. Khái quát chung về quản lý chất lượng sản phẩm. 8 1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng. 8 1.3.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng. 8 1.3.3. Các phương pháp quản lý chất lượng. 9 1.3.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng. 9 1.3.3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện. 10 1.3.3.3. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện 10 1.4. Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng. 11 1.4.1. Phiếu kiểm tra chất lượng. 11 1.4.2. Biểu đồ Pareto. 12 1.4.3. Biểu đồ nhân quả (Sơ đồ Ishikawa). 12 1.4.4. Biểu đồ kiểm soát. 13 1.4.5. Sơ đồ lưu trình. 15 1.5. Sự cần thiết của một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 15 Phần 2 Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm 17 2.1. Khái quát chung về xí nghiệp cơ điện - vật tư. 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. 17 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. 17 2.1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu. 18 2.1.4. Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp. 19 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp. 21 2.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 23 2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 23 2.2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing. 23 2.2.3. Phân tích tình hình lao động và tiền lương. 24 2.2.4. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 27 2.2.5. Phân tích chi phí và giá thành. 29 2.2.6. Phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp. 31 2.3. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của xí nghiệp cơ điện - vật tư 32 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp. 32 2.3.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. 33 2.4. Phân tích Thực trạng chất lượng sản phẩm Cáp của Xí nghiệp. 34 2.4.1. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp. 34 2.4.2. Qui định trong sản xuất đối với dây dẫn trần. 36 2.4.3. Qui định trong sản xuất dây điện bọc nhựa PVC. 38 2.4.4. Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp. 40 2.4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp ở các khâu trong quá trình sản xuất. 40 2.4.5.1. Nhân tố con người 41 2.4.5.2. Nguyên vật liệu 41 2.4.5.3. Máy móc thiết bị, công nghệ 42 2.4.5.4. Trình độ tổ chức quản lý 43 2.4.6. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật. 45 2.5. Phân tích Thực trạng công tác quản lý chất lượng hộp Công tơ của Xí nghiệp. 47 2.5.1. Phân tích công tác quản lý chất lượng sản phẩm hộp Công tơ. 47 2.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hộp Công tơ trong quá trình sản xuất. 48 2.5.3. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật. 50 2.6. Nhận xét chung 52 Phần 3 Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm cho Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư 53 3.1. Căn cứ để đề ra giải pháp. 53 3.2. biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. 54 3.2.1. Biện pháp 1: Thành lập Phòng quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa những sai hỏng trong quá trình sản xuất. 54 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp. 54 3.2.1.2. Nội dung của giải pháp. 55 3.2.1.2.1. Qui trình thực hiện việc thành lập phòng và sơ đồ cơ cấu tổ chức. 55 3.2.1.2.2. Mua sắm trang thiết bị. 56 3.2.1.3. Các tính toán kinh tế. 57 3.2.1.4. Lợi ích và hiệu quả nếu giải pháp được thực hiện. 58 3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư mới máy bọc cách điện được điều khiển bằng PLC (Process Logics Control) thay thế cho hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa của dây chuyền cũ. 59 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp. 59 3.2.2.2. Nội dung của giải pháp. 60 3.2.2.3. Các bước tiến hành và hiệu quả đem lại. 62 3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của công nhân cùng với việc hoàn thiện cơ cấu lao động. 63 Kết luận 65 Phụ lục 66 Tài liệu tham khảo 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0426.doc
Tài liệu liên quan